Tải bản đầy đủ (.doc) (10 trang)

ỨNG DỤNG mô HÌNH FTS PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG DU LỊCH DI sản văn hóa ở VIỆT NAM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (127.14 KB, 10 trang )

ỨNG DỤNG MÔ HÌNH FTS PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG DU
LỊCH DI SẢN VĂN HÓA Ở VIỆT NAM

Lê Thị Thanh Huyền1

Tóm tắt:
Dựa trên hệ thống chức năng du lịch (FTS) của C.A.Gunn (1988) gồm 5 thành tố là
cộng đồng, hệ thống giao thông, các điểm du lịch, dịch vụ du lịch, truyền thông và quảng
bá, bài viết dưới đây cho thấy tiềm năng du lịch di sản văn hóa của Việt Nam là rất lớn.
Việt Nam có những yếu tố rất thuận lợi như nhu cầu du lịch văn hóa của cộng đồng lớn,
nhiều di sản văn hóa đặc sắc, hay hệ thống giao thông khá thuận lợi. Tuy nhiên, Việt Nam
còn những hạn chế như dịch vụ du lịch còn nghèo, chưa chuyên nghiệp, hay khâu xúc
tiến, quảng bá cho du lịch di sản văn hóa còn nhiều hạn chế. Đây là hai yếu tố mà các nhà
làm du lịch ở Việt Nam sẽ phải quan tâm hơn trong định hướng phát triển du lịch di sản
văn hóa của đất nước này.
Abstract:
Base on the Functioning Tourism System (FTS) by C.A. Gunn, 1988 consist of five
components that are population, transportation, attractions, services and information
promotion, the article bellow shows that the tourism potential is huge for Vietnam
cultural heritage. There are many favourable elements such as the large demand of people
in the world for cultural heritage tourism, many special and unique cultural heritage or
available transportation in Vietnam. However, there are also many limitations such as
unprofessional, poor services or the imformation promotion for cultural heritage tourism
is limited. So, two of these elements should be interested more by stakeholders in the
tourism development strategy for Vietnam cultural heritage.

Từ khóa: Mô hình FTS, du lịch, di sản văn hóa, du lịch di sản văn hóa, Việt Nam.

1

Tạp chí Dân tộc và Thời đại; thông tin phản hồi xin gửi tới (email):



1


1. Giới thiệu
Việt Nam là một trong những quốc gia có rất nhiều di sản văn hóa thế giới và di sản
văn hóa cấp quốc gia mang những đặc trưng rất vùng miền, khác biệt và có giá trị lịch sử,
văn hóa rất sâu đậm2. Du lịch di sản là một loại hình du lịch cho những trải nghiệm và
kiến thức thực tế về tất cả những gì thuộc về quá khứ có liên quan đến sự sống của muôn
loài hay các hoạt động vật chất và tinh thần của con người đã mất đi hoặc vẫn còn tồn tại
đến ngày nay3. Ở nhiều nước, họ đã phát triển du lịch các di sản này rất hiệu quả. Tuy
nhiên, du lịch Di sản văn hóa Việt Nam dường như vẫn còn là một khái niệm chưa rõ ràng
đối với các nhà hoạch định chính sách, quản trị du lịch cũng như các nhà đầu tư – kinh
doanh du lịch Việt Nam. Điều này dẫn đến chưa có một chiến lược tổng thể để phát triển
du lịch Di sản văn hóa của Việt Nam hiện nay. Để làm rõ thêm thực trạng phát triển du
lịch di sản văn hóa ở Việt Nam, bài viết này sử dụng mô hình hệ thống các chức năng du
lịch (FTS) của C.A. Gunn (1988) để đánh giá một cách bài bản và có cơ sở về du lịch Di
sản văn hóa Việt Nam, từ đó giúp cho việc hoạch định chiến lược và khai thác các di sản
văn hóa của Việt Nam theo quan điểm vừa khai thác vừa bản tồn được hiệu quả.
2. Mô hình hệ thống các chức năng du lịch FTS – C.A. Gunn
Mô hình FTS (The functioning tourism sytem - Hệ thống các Chức năng Du lịch) là
một khung lý thuyết được C. A. Gunn trình bày gồm năm thành tố vĩ mô quan trọng cấu
thành một hệ thống du lịch nói chung, bao gồm các yếu tố cộng đồng, giao thông, các
điểm tham quan, các dịch vụ và xúc tiến truyền thông quảng bá. Mô hình FTS đánh giá
nhu cầu của cộng đồng, cơ sở hạ tầng giao thông, các điểm tham quan, tính chất dịch vụ
và các xúc tiến truyền thông - quảng bá của một hệ thống du lịch. Đối với một hệ thống
du lịch hoạt động, thì bắt buộc cả năm thành phần này đều phải có mặt4.

2


Theo Đại Từ điển Mở, di sản văn hóa là di sản của các hiện vật vật lý và các thuộc tính phi vật thể của một nhóm
hay xã hội được kế thừa từ các thế hệ trước, đã duy trì đến hiện nay và dành cho các thế hệ mai sau. Di sản văn hóa
bao gồm tài sản văn hóa (như các tòa nhà, cảnh quan, di tích, sách, tác phẩm nghệ thuật, và các hiện vật), văn hóa
phi vật thể (như văn hóa dân gian, truyền thống, ngôn ngữ và kiến thức) và di sản tự nhiên (bao gồm cảnh quan có
tính văn hóa quan trọng và đa dạng sinh học) [ />3

Theo The National Trust for Historic Preservation, Hoa Kỳ, “Du lịch Di sản giống như “đi du lịch để trải nghiệm
những địa điểm, di tích, di vật và các hoạt động mà chúng mô tả một cách chân thực về những câu chuyện và con
người ở trong quá khứ” và “du lịch Di sản bao gồm văn hóa, lịch sử và tài nguyên thiên nhiên”. Còn t heo Jascha M.
Zeitlin và Steven W. Burr: “Du lịch Di sản là du lịch tập trung vào khía cạnh lịch sử và di sản văn hóa. Nó bao gồm
các sự kiện và lễ hội cũng như là các khu di tích và các địa điểm tham quan/ địa điểm du lịch có liên quan đến con
người, lối sống và các truyền thống trong quá khứ”. [A Heritage Tourism Overview – Truy cập tại địa chỉ:
/>4

Xem thêm tại: Application of Heritage Tourism Development Frameworks to Jenkins County
Tourism
Planning Fundamentals, Clare A. Gunn: ; Tourism
Planning, chương 2 – Tourism as a System, Gunn:
Destination Planning
Concepts, chapter 7, Gunn: />
2


Hình 1: Mô hình FTS - C. A. Gunn’s “The Functioning Tourism System”, 1988.
Quan tâm đến du lịch
Có khả năng đi du lịch
CỘNG
ĐỒNG

TRUYỀN THÔNG

QUẢNG BÁ

NHU
CẦU

GIAO THÔNG
Số lượng và chất lượng của
các loại phương tiện

ĐIỂM DU LỊCH
Phát triển các nguồn lực
nhằm thỏa mãn Du khách
chất lượng cao (Kinh
nghiệm)

FTS được cấu thành bởi 5 thành tố. Thành tố 1: Cộng đồng
(nhu cầu) là nhóm dân
CUNG
CẤP
cư quan tâm, yêu thích và có khả năng điDỊCH
du lịch;
VỤ Thành tố 2: Giao thông bao gồm cơ sở

hạ tầng giao thông (đường bộ, đường
thủy,
đường
Đa dạng
và chất
lượnghàng
về không) và các phương tiện giao

thực phẩm, chỗ ở, địa điểm

thông phục vụ khách du lịch (tiêu
chí
chất
lượnghàng
và lưu
số lượng); Thành tố 3: Điểm tham
mua
sắm,
sản phẩm,
niệm…

quan du lịch là các nguồn lực có sẵn – Di sản thế giới; Di sản quốc gia và các nguồn lực
tiềm năng khác; Thành tố 4: Dịch vụ du lịch bao gồm hệ thống dịch vụ phục vụ nhu cầu
ăn uống, nghỉ ngơi, mua sắm, giải trí và các nhu cầu khác của khách du lịch; Thành tố 5:
Truyền thông, quảng bá là các phương tiện và cách thức trong việc truyền thông, PR,
marketing, quảng bá hình ảnh Di sản nhằm cung cấp thông tin và kết nối Di sản với
khách du lịch và ngược lại. (Ví dụ các kênh truyền thông: truyền hình, báo chí, internet,
tờ rơi…)
Mô hình FTS phân tích sự liên kết, tương hỗ và ảnh hưởng lẫn nhau của năm thành
tố trên – tạo thành vòng tròn khép kín vững chắc, mà nếu thiếu một trong năm thành tố
đó, chắc chắn hệ thống du lịch Di sản văn hóa sẽ không thể tồn tại. Mô hình FTS nói rằng
cần phải có nhu cầu của cộng đồng quan tâm đến và có khả năng đi du lịch, họ được gọi
là khách du lịch Di sản. Những vị khách này cần phải có các phương tiện giao thông vận
chuyển họ đến điểm cần đến bằng đường bộ, đường hàng không, đường thủy và các
phương tiện vận chuyển như xe ô tô, xe máy… Các đích đến sẽ là các điểm tham quan 3


những địa điểm hấp dẫn, thu hút du khách và khiến họ có cảm giác mong muốn ở lại; sau

đó là các khu dịch vụ - sẽ làm thỏa mãn các nhu cầu thiết yếu của họ. Điều cuối cùng
trong mô hình chính là thành tố truyền thông - quảng bá – là những cách thức mà tổ chức
hoạt động về du lịch Di sản có thể tiếp cận du khách cũng như việc mọi người có thể dễ
dàng truy cập và nắm bắt thông tin về du lịch Di sản ở Việt Nam. Sau chuyến đi và trải
nghiệm, du khách sẽ truyền tai nhau (buzz marketing) về Di sản, điều này sẽ khiến việc
truyền thông - quảng bá của tổ chức ngày càng mở rộng và lớn dần.
3. Phân tích thực trạng du lịch di sản văn hóa Việt Nam theo 5 thành tố của FTS
(i) Cộng đồng (nhu cầu)
Cộng đồng hay nhu cầu có liên quan tới việc thu thập các dữ liệu từ các nghiên cứu
thị trường trong nước và nước ngoài. Theo số liệu của Tổng cục Du lịch và Tổng cục
thống kê, khách quốc tế đến Việt Nam năm 2015 ước đạt 7.943.651 lượt khách, tăng nhẹ
ở mức 0,9% so với năm 2014. Khách du lịch nội địa trong năm 2015 đạt 57 triệu lượt
khách, tổng thu từ khách du lịch đạt 337.830 tỷ đồng, tăng 6,2% so với năm 20145.
Với con số gần 8 triệu lượt khách vào Việt Nam du lịch năm 2015 và tổng thu tăng
6,2% so với năm 2014, cho thấy con số khách du lịch đến Việt Nam là không nhỏ và xu
thế con số này sẽ tăng thêm trong tương lai gần. Đây chính là một trong những tín hiệu
rất tốt dự báo nhu cầu của thị trường ngày càng tăng trong ngành du lịch Việt Nam nói
chung.
Tuy nhiên, theo “Báo cáo tình hình thị trường nghỉ dưỡng Việt Nam nửa đầu năm
2016” của Tập đoàn cung cấp bất động sản Savills Việt Nam thì “Hơn 70% khách quốc tế
lựa chọn du lịch biển Việt Nam trong các kì nghỉ của mình.” Phần lớn các du khách này
đến từ các nước ôn đới như Hoa Kỳ, châu Âu, Nga và Trung Quốc” 6. Điều này đang nói
lên rằng, du lịch Việt Nam đang có sự phát triển không cân bằng và thiếu sự đồng bộ giữa
các ngành hẹp với nhau như du lịch nghỉ dưỡng, du lịch sinh thái, du lịch di sản văn hóa,
du lịch cộng đồng… Nhiều nguyên nhân dẫn đến sự mất cân bằng này, chẳng hạn như sự

5

Xem: Tổng cục du lịch: và Tổng cục thống kê:
/>6


Xem: “Khách du lịch biển”: “Báo cáo tình hình thị trường
nghỉ dưỡng” – Savills: />%C3%A1o-t%C3%ACnh-h%C3%ACnh-th%E1%BB%8B-tr%C6%B0%E1%BB%9Dng-ngh%E1%BB%89-d
%C6%B0%E1%BB%A1ng-Vi%E1%BB%87t-Nam-1H2016-VN.pdf

4


thiếu đồng bộ, sự ưu tiên quá mức một số ngành như du lịch nghỉ dưỡng đã khiến cho các
nguồn lực tập trung mạnh vào ngành này mà ít chú tâm đến các ngành hẹp khác; bên cạnh
đó việc tiếp cận và hiểu biết một cách rõ ràng của khách du lịch quốc tế về di sản văn hóa
quốc gia Việt Nam còn mơ hồ và hạn chế; sự thiếu thốn nhân lực quản lý cũng như phục
vụ, v.v… Đó là những nguyên nhân khiến cho khách du lịch mặc dầu có nhu cầu lớn về
sự trải nghiệm Di sản văn hóa Việt Nam, nhưng họ vẫn chưa thực sự có được sự đáp ứng
trọn vẹn về các dịch vụ xoay quanh loại hình du lịch này.
(ii) Giao thông
Việt Nam hiện đang cải thiện, đầu tư và phát triển về hệ thống giao thông 7, sẽ là
bước chuyển mới và góp phần thúc đẩy mạnh mẽ cho ngành du lịch, cụ thể:
Hàng không: Hiện có 22 cảng hàng không, 20 cảng cung cấp dịch vụ bay nội địa
theo lịch trình, trong đó có 3 cảng có dịch vụ bay quốc tế theo lịch trình (Nội Bài, Tân
Sơn Nhất, Đà Nẵng). Cảng hàng không mới Phú Bài và Cam Ranh được phân loại là cảng
hàng không quốc tế từ ngày 01/09/2007. Với hệ thống rất nhiều các hãng bay phục vụ liên
tục, khách du lịch rất dễ dàng đặt chân đến Việt Nam để trải nghiệm du lịch.
Đường bộ: Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) đặt mục tiêu đến hết năm 2020 sẽ đầu tư
khoảng 2.500 km đường cao tốc, đến năm 2030 Việt Nam sẽ có 6.411 km đường cao tốc,
tập trung ưu tiên vào các đoạn cao tốc Bắc Nam phía Đông, các tuyến ở khu vực vùng thủ
đô Hà Nội, TPHCM và các tuyến nối với các cảng biển, cửa khẩu quốc tế. Đây sẽ là chiến
lược phát triển cơ sở hạ tầng tuyệt vời làm nền tảng kết nối giữa khách du lịch với các địa
điểm du lịch di sản trong nước.
Đường sắt: Theo “Điều chỉnh Chiến lược phát triển GTVT Việt Nam đến năm 2020

và tầm nhìn đến năm 2030”, mạng đường sắt Việt Nam có tổng chiều dài 3.143km trong
đó 2.531 km chính tuyến, 612km đường nhánh và đường ga.
Đường thủy nội địa, cảng, bến: Hiện nay toàn quốc có khoảng 2.360 sông, kênh, với
tổng chiều dài 41.900 km với 108 cảng, bến thủy nội địa, các cảng này nằm rải rác trên
các sông kênh chính.
Đường biển: Với hơn 3.200 km bờ biển,Việt Nam có hệ thống với 37 cảng biển, 166
bến cảng, 350 cầu cảng. Việt Nam đang trong quá trình triển khai xây dựng cảng cửa ngõ
quốc tế tại các vùng kinh tế trọng điểm và các cảng bến tại các khu vực khác.
7

JICA và Bộ GTVT (2010), Nghiên cứu toàn diện phát triển bền vững Hệ thống giao thông vận tải ở Việt Nam, Các
báo cáo chuyên đề, Hà Nội, 2010.

5


Với cơ sở hạ tầng ngày càng đổi mới và phát triển, các phương tiện giao thông
phong phú về cơ bản đã đáp ứng đủ các nhu cầu của khách du lịch tới các vùng, miền nơi
có các di sản văn hóa.
(iii) Các điểm tham quan du lịch di sản văn hóa
Tiềm năng du lịch Di sản của khu vực được đánh giá phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố,
tuy nhiên câu hỏi chính mà du khách sẽ đặt ra là: “Bạn sẽ mang gì đến cho tôi?”
Việt Nam có rất nhiều các “địa điểm” mà UNESCO công nhận là Di sản văn hóa thế
giới như Hoàng Thành Thăng Long (Hà Nội), Tràng An (Ninh Bình), Thành nhà Hồ
(Thanh Hóa), Quần thể kiến trúc cố đô Huế (Huế), Phố cổ Hội An (Quảng Nam), Thánh
địa Mỹ Sơn(Quảng Nam) (Di sản văn hóa vật thể); Ví, Giặm Nghệ Tĩnh, Đờn ca tài tử,
Dân ca Quan họ, Hội Gióng, Nhã nhạc cung đình Huế, Không gian văn hóa cồng chiêng,
Ca trù, Hát xoan Phú Thọ, Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương (Di sản văn hóa phi vật
thể).
Bên cạnh đó, Việt Nam còn có rất nhiều các Di sản cấp quốc gia như Lễ hội Trường

Yên (Ninh Bình), Lễ hội Lồng tồng Ba Bể (Bắc Kạn), Lễ hội Khô già già của người Hà
Nhì đen (Lào Cai)… cùng vô số các văn hóa, phong tục, tập quán, danh lam thắng cảnh
mà Việt Nam sẽ mang đến cho du khách trong tương lai. Đó chính là những lợi ích quan
trọng khiến cho bất kỳ du khách nào cũng mong muốn đến Việt Nam, ít nhất một lần.
Với sự phong phú và đa dạng về các kiểu loại di sản văn hóa, nằm trong danh sách
những quốc gia đáng được quan tâm bậc nhất châu Á, Việt Nam có tiềm năng vô cùng lớn
để khai thác và phát triển du lịch di sản.
(iv) Dịch vụ du lịch
Thành tố này đánh giá khả năng cung ứng chuyên nghiệp, sự sẵn sàng cung cấp với
bất kỳ loại hình dịch vụ nào dành cho khách hàng của các tổ chức, doanh nghiệp kinh
doanh du lịch như: thực phẩm, y tế, chỗ nghỉ ngơi, khu ăn uống, nhà vệ sinh, hệ thống
internet, phương tiện giao thông, hệ thống hướng dẫn…
Trong giai đoạn 2005-2015, Việt Nam có khoảng 1519 doanh nghiệp lữ hành quốc
tế, trong đó có 7 doanh nghiệp Nhà nước, 1012 doanh nghiệpTNHH, 475 doanh nghiệp
cổ phần, 10 doanh nghiệp tư nhân, 15 liên doanh (Nguồn tổng cục Du lịch). Cùng các
thương hiệu lớn trong ngành du lịch Việt Nam như SaigonTourist, Benthanh Tourist,
Hanoi Red Tour, Holidays Vietnam, Vietravel, Fiditour, Vietcharm Travel, Hanoitourist
6


… Tuy nhiên, các doanh nghiệp kinh doanh du lịch thường vẫn chú tâm vào việc đầu tư
phát triển, quảng bá các ngành du lịch nghỉ dưỡng, du lịch cộng đồng hơn là du lịch di
sản văn hóa. Do vậy, khách du lịch di sản chưa thực sự có một khái niệm định hình đến
Việt Nam là để du lịch di sản văn hóa, để có sự trải nghiệm với tất cả các Di sản văn hóa
thế giới tại Việt Nam cũng như trải nghiệm với tất cả các Di sản văn hóa quốc gia Việt
Nam. Do vậy, hầu hết các dịch vụ du lịch di sản vẫn sử dụng chung hệ thống dịch vụ của
các ngành hẹp khác. Ví dụ: khách du lịch Di sản sẽ mong muốn có sự trải nghiệm về ẩm
thực có tính lịch sử gắn liền với Di sản là Thánh địa Mỹ Sơn – Vương quốc Chăm-pa cũ.
Tuy nhiên trên thực tế là chưa có các mô hình phục dựng lại hệ thống ẩm thực đã từng
phục vụ trong Vương triều Champa xưa cũ ấy. Và khách du lịch Di sản vẫn phải trải

nghiệm các món ăn như các vị khách du lịch khác ở hệ thống các nhà hàng, khách sạn.
Hầu hết các công ty du lịch chủ động liên kết với các cơ sở cung cấp dịch vụ tại địa
phương nơi có các Di sản văn hóa để cung cấp các dịch vụ cho khách hàng. Và vì thế,
dịch vụ thường không chuyên nghiệp, nhỏ lẻ, thậm chí không đáp ứng được nhu cầu tối
thiểu nhất như vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm.
(v) Truyền thông, quảng bá
Truyền thông, quảng bá là các phương pháp và cách thức để cộng đồng có thông tin
và biết đến Di sản văn hóa thế giới tại Việt Nam, và ngược lại, cũng là các cách thức để
cộng đồng có thể dễ dàng tiếp cận thông tin về quốc gia Việt Nam nói chung và các Di
sản văn hóa ở Việt Nam nói riêng.
Sự tìm kiếm thông tin về Việt Nam của du khách là điều vô cùng quan trọng và nó
phải được đáp ứng nhanh nhất với một hệ thống thông tin rõ ràng, cụ thể, dễ hiểu, cập
nhật, tin cậy... Ví dụ, hệ thống thông tin đã mô tả kỹ càng và rõ nét về các địa điểm du
lịch di sản tại Việt Nam hay chưa? Liệu có bản đồ chỉ dẫn vị trí của địa điểm du lịch trên
bản đồ thế giới? Có hướng dẫn hay thông báo gì về việc phải tuân theo luật giao thông ở
Việt Nam nếu du khách muốn tự lái xe hay không? v.v… Hay các chương trình khuyến
mãi đặc biệt vào các mùa thấp điểm (off-season) như thế nào? Hầu hết các trang website
của các doanh nghiệp du lịch đưa ra tất cả các hình ảnh về các địa điểm có thể đi du lịch ở
Việt Nam (không riêng các hình ảnh về di sản văn hóa) kèm theo đó là các chương trình
về các tour du lịch, giá cả, các chương trình giảm giá… mà chưa có những trang website
đóng vai trò như các nhà tư vấn, đưa các thông tin cụ thể hơn về đất nước Việt Nam
chẳng hạn: văn hóa giao thông ở Việt Nam, luật giao thông cơ bản ở Việt Nam, bạn có thể
7


đi bằng cái gì từ sân bay để di chuyển đến địa điểm bạn mong muốn, chi phí ước chừng
khoảng bao nhiêu nếu du khách tự trải nghiệm/ đi theo đoàn. Tất cả các thông tin kiểu
như trên, tưởng như là đơn giản và quá chi tiết và không cần thiết, nhưng trên thực tế, các
du khách sẽ càng cảm thấy an toàn và bị cuốn hút bởi một hệ thống thông tin rõ ràng,
đóng vai trò như một nhà tư vấn. Điều này sẽ thúc đẩy lượng khách du lịch tới Việt Nam

nhiều hơn.
4. Một số nhận xét và Kết luận
Dựa vào mô hình FTS chúng ta thấy rằng bên cạnh các lợi thế về Nhu cầu của Cộng
đồng, tiềm năng vô cùng lớn của các Di sản văn hóa, sự đổi mới và nâng cấp cơ sở hạ
tầng giao thông, sự tham gia của các doanh nghiệp Kinh doanh và Cung cấp dịch vụ cũng
như hệ thống Truyền thông quảng bá thì có rất nhiều các điểm yếu, cũng như hạn chế của
một số các thành tố như Dịch vụ thiếu thốn, manh mún, yếu kém, không chuyên nghiệp;
vấn đề Truyền thông, quảng bá còn nhỏ hẹp cả về phương diện không gian lẫn nội dung.
Các thông tin về Di sản chưa đủ phong phú, đa dạng để tạo sức hút, hấp dẫn khách hàng.
Đặc biệt các thông tin hỗ trợ khách du lịch khi đến Việt Nam gần như không có.
Điều này khiến cho khách du lịch chưa thực sự cảm thấy bị lôi cuốn và trên hết là cảm
nhận về sự an toàn ở đất nước Việt Nam. Có rất nhiều các nguyên nhân chủ quan cũng
như khách quan khiến cho Du lịch Di sản văn hóa Việt Nam chưa phát triển và được biết
đến rộng rãi. Tuy nhiên, dựa vào mô hình FTS, về cơ bản, chúng ta thấy rõ là du lịch Di
sản văn hóa Việt Nam là hoàn toàn có khả năng phát triển mạnh do hội tụ đủ năm thành tố
quan trọng của hệ thống. Chỉ cần Việt Nam đổi mới, hoàn thiện hơn các thành tố đó, thì
việc du lịch Di sản văn hóa Việt Nam phát triển mạnh mẽ và đóng góp giá trị vào phát
triển kinh tế xã hội đất nước.
Tài liệu tham khảo
2. Application of Heritage Tourism Development Frameworks to Jenkins County
/>article=1106&context=honors-theses
16. Application of Heritage Tourism Development Framework to Jenkins County,
Georgia, Shelby Rebekah Herrin:
/>article=1106&context=honors-theses
20. Assessing the Situational Analysis of Heritage Tourism Industry in Melaka, Zerafinas
binti Abu Hassan, Mohd Abdul Kadir bin Jailani, Faizah Abd. Rahim:
8


/>s_of_Heritage_Tourism_Industry_in_Melaka/fulltext/5551524d08ae12808b3923f6/27554

3663_Assessing_the_Situational_Analysis_of_Heritage_Tourism_Industry_in_Melaka.pd
f?origin=publication_detail
7. Báo cáo tình hình thị trường nghỉ dưỡng – Savills: />%C3%ACnh-th%E1%BB%8B-tr%C6%B0%E1%BB%9Dng-ngh%E1%BB%89-d
%C6%B0%E1%BB%A1ng-Vi%E1%BB%87t-Nam-1H2016-VN.pdf
12. Cultural Heritage – Truy cập địa chỉ: ( />13. Cultural Heritage – Truy cập tại: />23. Cultural Heritage and Tourism: Potential, Impact, partnership and governance,
Marianne Lehtimaki: />%20cultural%20heritage%20and%20tourism.pdf
24. Cultural Heritage Tourism, Partners for Livable Communities:
/>25. Culture and Local Development, OECD: />5. Destination Planning Concepts, chapter 7, Gunn:
/>1. Gunn, Dr. Clare A. />14. Heritage Tourism Industry – Truy cập tại:
/>18. Cultural and Heritage Tourism in the United States, Christopher Jacobi:
/>19. Development of a Structural Model for Tourism Destination Competitiveness from
Stakeholders’ Perspectives, Yooshik Yoon: />21. Intangible Heritage Tourism: Pride or Passion? Petronela Tudorache:
/>%3A_Pride_or_Passion/pdf_79
8. Nhìn lại 22 di sản thế giới tại Việt Nam: />22. Tourism Development from the Perspectives of Sustainability in Melaka State:
/>26. Managing Tourism at World Heritage Sites, Arthur Pedersen:
/>15. The Clare A. Gunn collection of professional papers
/>9


28. Preserving Cultural Heritage and Possible Impacts on Regional Development: Case of
İZMİR, />29. Công bố 26 di sản văn hóa phi vật thể quốc gia />9. Why I love Vietnam: />3. Tourism Planning Fundamentals, Clare A. Gunn:
/>4. Tourism Planning, chương 2 – Tourism as a System, Gunn:
/>pdf

10



×