Tải bản đầy đủ (.docx) (6 trang)

Mô hình design built

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (557.09 KB, 6 trang )

Mô hình Design ­ Build (thiết kế cùng thi công)
DESIGN – BUILD LÀ GÌ?
Design – Build mà một khái niệm trong việc phát triển ý tưởng, trong đó một Hợp đồng bao gồm cả thiết
kế và thi công. Khái niệm này là sự kết hợp năng lực song song, rõ hơn là sự phối hợp nhịp nhàng giữa
Nhà thiết kế và Kỹ sư xây dựng như một các nhân làm việc với cả hai luồng kiến thức.
 

So sánh giữa hai mô hình thực hiện dự án theo tiêu chuẩn xây dựng trên thế giới
 

• LỢI ÍCH CỦA MÔ HÌNH DESIGN – BUILD
1. THÔNG TIN: Đơn giản hoá quá trình thi công bằng cách cung cấp một luồng thông tin duy nhất cho tất
cả yêu cầu của Khách hàng ngay từ ban đầu. Việc truyền đạt yêu cầu từ Chủ đầu tư rất quan trong trong
quá trình thực hiện để giảm tối đa các rủi ro.
2. NHÂN SỰ: Khác biệt lớn nhất trong mô hình Design – Build   là tất cả các nhân sự liên quan đều làm
việc như một nhóm (team) suốt quá trình thực hiện dự án. Các thách thức, vấn đề xảy ra sẽ được cùng


nhau giải quyết, qua đó giảm được chi phí và điều hành hiệu quả hơn. Nhờ tính liên tục từ quá trình thiết
kế đến thi công nên làm giảm đáng kể những sai sót trong việc thực thi.
3. NGÂN SÁCH: Cho phép kiểm soát tốt hơn ngân sách cũng như các chi phí của dự án nhờ chỉ ký một
hợp đồng tổng thể.
4. THỜI GIAN: Quản lý thời gian hiệu quả  hơn nhờ  giảm thời gian đấu thầu cũng như  khả  năng chờ
quyết định ký kết hợp đồng. Việc thêm thời gian thiết kế, xây dựng đồng nghĩa Khách hàng sẽ  trả  thêm
nhiều chi phí không cần thiết. Nhà thầu thi công giảm được chi phí vận hành, vừa tăng thời gian thực
hiện vừa giảm giá thành sản xuất, thi công.
5. CHẤT LƯỢNG: Design – Build giúp kiểm soát tốt hơn chất lượng nhưng không tốn nhiều chi phí nhân
sự  nhờ  bộ  phận thiết kế, kỹ  sư vẫn luôn làm việc theo suốt quá trình thực hiện dự  án, kịp thời đưa ra
những hướng dẫn cụ thể và kịp thời.
6. TIẾN ĐỘ: Với việc làm việc theo nhóm ngay từ đầu. Những rủi ro, thời gian thi công đã được tính toán
nên tiến độ cũng không phát sinh nhiều với các yếu tố  khách quan hay thay đổi ý đồ  trong thời gian thi


công.
 

• QUY TRÌNH DESIGN – BUILD CỦA S DECOR
Để  Khách hàng có thể  hiểu rõ hơn về  mô hình này. S DECOR thể  hiện lược đồ  so sánh tinh giản theo
quy trình thông thường tại thị trường nội địa với kinh nghiệm lâu năm trong quá trình tư vấn, thiết kế và
thi công:
 


So sánh giữa hai mô hình thực hiện dự án 
 
Một vài yếu tố trên là yếu tố quan trọng đối với S DECOR để làm hài lòng bất kỳ thắc mắc nào của Khách
hàng. Những nhân sự tư vấn, thiết kế từng làm việc với khách hàng nhiều năm qua và luôn đưa khách
hàng tiếp tục quay lại hợp tác và sử dụng dịch vụ. Không có bất kì ‘bí mật’ nào trong quá trình thi công
cả, mọi thứ sẽ được thể hiện rõ từng bước trong quá trình thực hiện dự án.

Những nhận định sai lầm thường gặp về Design – Build
Design – Build là một khái niệm mới nổi lên trong ngành công nghiệp xây dựng từ đầu thế kỷ 21. Hiện 
nhiều khách hàng rất quan tâm đến mô hình này vì tính ưu điểm của nó so với mô hình thiết kế đến thi 
công truyền thống gọi là: Design – Bid – Build.

 


Lợi điểm của mô hình Design – Build so với mô hình truyền thống
 
Mặc dù chúng ta có thể nhận ra rằng các phương pháp thiết kế / xây dựng sẽ phù hợp với nhu cầu của
một số khách hàng tốt hơn so với chung xây dựng, có đôi khi kháng do các quan niệm sai lầm sau đây:
Các công ty thiết kế lâu năm thường cũng có kinh nghiệm về  mảng xây dựng và các đối tác cung cấp,

nên đa phần được thuận lợi hơn so với những công ty chỉ chuyên thi công do sỡ hữu bản thiết kế và đặc
biệt là không phải khách hàng nào cũng có quan hệ với những nhà thầu với độ tin tưởng cao. Do đó xu
hướng thường để đơn vị thiết kế làm báo giá rồi thực hiện thi công luôn.
 
Mặc dù đó cũng là một dạng Design – Build nhưng vẫn còn tồn tại nhiều quan niệm tương đối sai lầm 
sau đây:

ĐƠN VỊ THIẾT KẾ CÓ CHỨC NĂNG THI CÔNG CHƯA 
GỌI LÀ DESIGN – BUILD?
Khi một vấn đề được trở thành khái niệm, thì bên trong nó bao gồm nhiều điểm được định nghĩa rõ ràng
và có một quy luật cho vấn đề đó. Hiện tại, với những đơn vị trước giờ vẫn làm công việc từ thiết kế đến
thi công nhưng đa phần ở dạng làm xong giai đoạn thiết kế rồi, khách hàng muốn giao luôn công đoạn thi


công nữa thì tiện thể  làm luôn. Thực ra dạng này vẫn là dạng truyền thống chứ  chưa đạt đúng mô
hình Design – Build vì các bước thực hiện vẫn theo mô hình truyền thống, chỉ là cùng một đơn vị. Phân
biệt hai cách làm việc theo hình dưới:

So sánh cách làm việc khác nhau giữa hai mô hình
 

ÍT CẠNH TRANH SẼ ĐẨY GIÁ LÊN?
Vì chỉ  một một thực thể  (đơn vị) kiểm soát toàn bộ  dự  án nên sẽ  có ít cạnh trạnh. Nhiều người lo ngại
rằng như vậy Nhà thầu sẽ lợi dụng sự độc tôn để  đưa giá lên cao sơ với thị trường. Vì đối với mô hình
truyền thống, khách hàng có thể gởi hồ sơ đến nhiều nhà thầu để họ cạnh tranh mà làm giá tốt hơn cho
dự án. Những lo lắng này hoàn toàn không sai nhưng vẫn tồn tại một số lổ hổng tư duy như:


Trong thời đại thông tin ngày nay, việc kiểm tra giá cả thông qua Google không có gì là khó khăn




và ít tốn thời gian hơn. Do đó khách hàng hoàn toàn có đủ thông tin để kiểm tra giá cả.
Như định nghĩa về  mô hình Design – Build, phần ngân sách đã được tính toán song song với
việc thiết kế  nên cho dù có kiểm tra hay đấu thầu thêm đi nữa thì cũng chỉ  làm mất thời gian chứ




không giải quyết được nhiều vấn đề về giảm giá thành. Vì trong ngành Nội thất thường chỉ có đội giá
lên nhiều vì thiết kế chứ chưa thấy có trường hợp làm báo giá thấp hơn thiết kế.
Mục tiêu tối thượng của mô hình Design – Build là tiết kiệm thời gian cho cả hai bên, qua đó mà
tiết kiệm được ngân sách chứ không phải là một cách sản xuất thấp giá thành đi.

 

KHÔNG PHẢI TRẢ PHÍ THIẾT KẾ
Với mô hình truyền thống, khách hàng thường phải trả phí cho giai đoạn tư vấn, thiết kế riêng biệt. Hiện
có nhiều quan niệm cho rằng nếu dùng Nhà thầu có thiết kế thì sẽ tiết kiệm được chi phí thiết kế. Đây là
một quan niệm sai lầm khá phổ biến. Có 2 dạng:


Một là sẽ không đầu tư vào thiết kế, dùng nhân sự trình độ trung bình để làm cho đủ yêu cầu. Khi



một Chủ doanh nghiệp thuê một Kiến trúc sư hay Nhà thiết kế nội thất, họ cũng phải trả một khoảng
chi phí nhất định. Nếu thuê nhân sự  giỏi thì hiệu quả  công việc mới đạt, vì một nhân sự  có kinh
nghiệm vừa thiết kế giỏi lẫn thi công thì chi phí cho một người hay một nhóm làm việc sẽ rất cao, khó
có thể miễn phí được. Thường sẽ chọn phương án phí thiết kế vẫn tính riêng nhưng khi ký thêm gói

thi công thì giảm từ 30% đến 70% chi phí gói thiết kế tuỳ theo thương lượng từ gói tổng thể.
Hai là do tổng gói thầu thi công lớn hơn rất nhiều so với giá trị  thiết kế  vì tính lặp lại như  văn
phòng, chuỗi cửa hàng nên Nhà thầu đã tính chung vào một hạng mục dạng ‘chi phí quản lý”, hơn
nữa nếu Doanh nghiệp áp dụng đúng mô hình Design – Build thì bản thân đã tiết kiệm được nhiều
khoản chi phí, qua đó vừa bảo đảm được lãi gộp vừa có giá thành cạnh trạnh. Quan trọng hơn hết,
thường Nhà thầu Design – Build không định nghĩa ‘Thiết kế’ là một nguồn thu nhập chính để  nuôi
sống doanh nghiệp như nhiều Doanh nghiệp chuyên mảng Tư vấn khác.

 

RỦI RO KHI ‘ĐẶT TẤT CẢ TRỨNG VÀ MỘT GIỎ’
Nhiều ý kiến lo ngại rằng dùng Nhà thầu Design – Build không khác việc ‘bỏ trứng vào một giỏ’, nhất là
các   đơn   vị   đang   làm   theo   mô   hình   truyền   thống,   dạng   cạnh   tranh   trực   tiếp   với   mô   hình  Design   –
Build mới này. Thực tế là tất cả  mọi mô hình đều có điểm lợi và hại riêng như hai mặt của vấn đề. Với
những lý thuyết đã đưa ra  ở trên, đó mới chỉ  là mặt lý thuyết, còn về  thực tế khách hàng có quyền yêu
cần ký từng gói hay giai đoạn, chỉ  cần bảo đảm ngân sách tổng thể  không bị  phát sinh nhiều hay phải
điều chỉnh thiết kế liên tục làm mất thời gian cho cả hai bên.
Thực   tế   hiện   tại   với   những   dự   án,   công   trình   với   quy   mô   lớn   hay   siêu   lớn   thì   mô   hình   truyền
thống Design – Bid – Build vẫn là lựa chọn tốt nhất vì nó liên quan đến rất nhiều vấn đề về cơ chế, thói
quen,… Nhất là các loại công trình không đặt nặng về tài chính hay thời gian.
Để  phát huy được thế  mạnh Design – Build thực sự, Nhà thầu phải sỡ  hữu trực tiếp Nhà xưởng hay
quản lý trực tiếp các nguồn vật tư, nhân sự và kinh nghiệm đặc biệt trong quá trình thực hiện song song
vừa thiết kế vừa thi công.
Hiện tại S DECOR đang phát triển và đào tạo hệ  thống theo tiêu chuẩn Quản lý dự  án BIM (Building
Information Modeling), nên trong thời gian tới, khi hai mô hình này gặp nhau tại một điểm, sẽ giúp cho
các dự án thực hiện tốt và hoạt động hiệu quả hơn rất nhiều so với hiện tại.




Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×