Tải bản đầy đủ (.pdf) (79 trang)

Pháp luật về bảo hiểm xã hội thai sản và thực tiễn thực hiện tại tỉnh lạng sơn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.45 MB, 79 trang )

B GIO DC V O TO

B T PHP

TRNG I HC LUT H NI

NGUYN LAN PHNG

PHáP LUậT Về BảO HIểM Xã HộI THAI SảN
Và THựC TIễN THựC HIệN TạI TỉNH LạNG SƠN

LUN VN THC S LUT HC

H NI - 2018


B GIO DC V O TO

B T PHP

TRNG I HC LUT H NI

NGUYN LAN PHNG

PHáP LUậT Về BảO HIểM Xã HộI THAI SảN
Và THựC TIễN THựC HIệN TạI TỉNH LạNG SƠN

LUN VN THC S LUT HC

Chuyờn ngnh : Lut kinh t
Mó s



: 8 38 01 07

Ngi hng dn khoa hc: PGS.TS Trn Th Thỳy Lõm

H NI - 2018


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học độc lập của
riêng tôi.
Các kết quả nêu trong luận văn chưa được công bố trong bất kỳ công
trình nào khác. Các số liệu trong luận văn là trung thực, có nguồn gốc rõ ràng,
được trích dẫn đúng theo quy định.
Tôi xin chịu trách nhiệm về tính chính xác và trung thực của luận văn này.
TÁC GIẢ LUẬN VĂN

Nguyễn Lan Phương


MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU

1

Chƣơng 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ BẢO HIỂM XÃ HỘI THAI
SẢN VÀ QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VIỆT NAM HIỆN
HÀNH VỀ BẢO HIỂM XÃ HỘI THAI SẢN


5

1.1. Khái niệm và vai trò, ý nghĩa của bảo hiểm xã hội thai sản

5

1.2. Các nguyên tắc cơ bản của bảo hiểm xã hội thai sản

9

1.3. Nội dung quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành về bảo
hiểm xã hội thai sản

17

Chƣơng 2: THỰC TIỄN THỰC HIỆN PHÁP LUẬT BẢO HIỂM XÃ HỘI
THAI SẢN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH LẠNG SƠN

2.1. Khái quát về tỉnh Lạng Sơn và Bảo hiểm xã hội tỉnh Lạng Sơn

31
31

2.2. Những kết quả đạt được trong thực tiễn thực hiện pháp luật bảo
hiểm xã hội thai sản tỉnh Lạng Sơn

33

2.3. Những điểm còn tồn tại trong thực tiễn thực hiện pháp luật bảo
hiểm xã hội thai sản trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn và nguyên nhân


46

Chƣơng 3: MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT
VÀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ THỰC HIỆN PHÁP LUẬT BẢO
HIỂM XÃ HỘI THAI SẢN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH LẠNG SƠN

49

3.1. Yêu cầu của việc hoàn thiện pháp luật về bảo hiểm xã hội thai sản

49

3.2. Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật về bảo hiểm xã hội
thai sản

52

3.3. Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả thi hành pháp luật bảo
hiểm xã hội thai sản trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn

55

KẾT LUẬN

61

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHÀO



DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

BHXH

: Bảo hiểm xã hội

BHXHTS : Bảo hiểm xã hội thai sản
BHYT

: Bảo hiểm y tế

CĐTS

: Chế độ thai sản

NLĐ

: Người lao động

NSDLĐ

: Người sử dụng lao động


DANH MỤC CÁC BẢNG

Số hiệu

Tên bảng


Trang

bảng
2.1

Số người tham gia BHXHTS qua các năm

34

2.2

Quỹ BHXH ốm đau và thai sản

35

2.3

Số lượt người được giải quyết BHXHTS (từ 2013- 2017)

37

2.4

Bảng chi trả trợ cấp BHXHTS(từ 2013-2017)

38

2.5

Nợ BHXH, BHYT (2013-2017)


43


1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong tất cả các lĩnh vực của đời sống, kinh tế, chính trị, xã hội, văn hóa,
nghệ thuật… đều có sự tham gia của lực lượng lao động nữ. Với tỷ trọng chiếm
khá lớn trong lực lượng lao động, lao động nữ đã tham gia vào quá trình sản
xuất, tạo ra các sản phẩm về vật chất, tinh thần phục vụ cho lợi ích của xã hội.
Ngoài việc tham gia lao động để có những đóng góp cho xã hội, lao
động nữ còn thực hiện thiên chức sinh đẻ và nuôi con. Chính bởi vậy cần phải
đảm bảo quyền lợi cho lao động nữ khi họ thực hiện thiên chức này. Một trong
những việc đảm bảo quyền lợi đó chính là đảm bảo thu nhập cho lao động nữ
trong thời gian lao động nữ mang thai, sinh con. Chính vì vậy chế độ trợ cấp thai
sản cho phụ nữ khi có thai, sinh con và nuôi con luôn được chú trọng và được
xem là chế độ bảo hiểm xã hội (BHXH) bắt buộc trong các chế độ BHXH.
Tổ chức lao động quốc tế ILO đã ban hành Công ước số 102 về quy
phạm tối thiểu về an toàn xã hội năm 1952 khẳng định lao động nữ được
quyền hưởng trợ cấp thai sản và chăm sóc trong giai đoạn trước khi sinh,
trong khi sinh và sau khi sinh.
Ở Việt Nam, việc trợ cấp cho lao động nữ khi mang thai, sinh con,
nuôi con được ghi nhận trong các văn bản pháp luật ngay từ những ngày đầu
tiên giành độc lập. Tiếp sau đó hàng loạt các văn bản pháp luật về BHXH
cũng đều đã ghi nhận vấn đề này. Gần đây nhất Luật BHXH năm 2014 cũng
ghi nhận chế độ thai sản (CĐTS) theo hướng mở rộng hơn diện hưởng và đặc
biệt chế độ này cũng được áp dụng cho lao động nam khi vợ sinh con. Pháp
luật về bảo hiểm thai sản về cơ bản đã đáp ứng được nhu cầu thực tiễn, đảm
bảo được quyền lợi cho lao động nữ. Tuy nhiên, bên cạnh đó vẫn còn một số

quy định chưa phù hợp thiếu tính khả thi. Chính vì vậy, việc nghiên cứu pháp
luật về bảo hiểm thai sản gắn với thực tiễn thực hiện của một địa phương có ý


2
nghĩa cả về lý luận và thực tiễn. Đó cũng là lý do khiến em chọn đề tài: "Pháp
luật về bảo hiểm xã hội thai sản và thực tiễn thực hiện tại tỉnh Lạng Sơn"
làm đề tài nghiên cứu luận án thạc sĩ của mình với mong muốn góp phần nào
vào việc hoàn thiện pháp luật về bảo hiểm xã hội thai sản (BHXHTS) cũng
như tìm ra các giải pháp nhằm nâng cao hơn nữa hiệu quả thực hiện pháp luật
BHXHTS ở tỉnh Lạng Sơn.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Bảo hiểm xã hội thai sản là chế độ BHXH quan trọng lại rất đặc trưng
cho việc bảo vệ lao động nữ nên cũng đã có một số công trình nghiên cứu về
vấn đề này. Có thể kể đến một số công trình tiêu biểu như: Giáo trình Luật An
sinh xã hội, của Trường Đại học Luật Hà Nội, Nxb Tư Pháp; sách chuyên
khảo: Quyền An sinh xã hội và đảm bảo thực hiện trong pháp luật Việt Nam,
Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, do PGS.TS Lê Thị Hoài Thu làm chủ biên.
Các bài tạp chí có thể kể đến: "Chế độ bảo hiểm thai sản và hướng hoàn thiện
nhằm bảo đảm quyền lợi của lao động nữ", của Đỗ Thị Dung, Tạp chí Luật
học, số 3/2006; "Nội luật hóa CEDAW về bảo hiểm xã hội đối với lao động
nữ khi dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội", của TS Nguyễn Thị Kim Phụng, Tạp
chí Luật học, số 3/2006; đề tài nghiên cứu cấp trường, Trường Đại học Luật
Hà Nội: "Bình luận khoa học một số quy định của Luật Bảo hiểm xã hội năm
2014" do TS. Nguyễn Hiền Phương làm chủ biên.
Về luận văn thạc sĩ có thể kể đến luận văn "Những điểm mới của Luật
Bảo hiểm xã hội", của Chu Hà My, Trường Đại học Luật Hà Nội, năm 2015;
luận văn: "Pháp luật về bảo hiểm xã hội bắt buộc và thực tiễn thực hiện tại
tỉnh Sơn La" của Lương Thanh Huyền, trường Đại học Luật Hà Nội, năm
2016; Luận văn thạc sĩ "Chế độ bảo hiểm thai sản và thực tiễn thực hiện tại

quận Thanh Xuân- Hà Nội", của Hoàng Thúy Hà, năm 2017; luận văn "Pháp
luật về bảo hiểm xã hội bắt buộc và thực tiễn thực hiện tại tỉnh Lạng Sơn",
của Chu Linh Trang, Trường Đại học Luật Hà Nội, năm 2017,…


3
Các công trình nghiên cứu nói trên tuy có nghiên cứu về BHXHTS ở
các góc độ khác nhau song chưa có công trình nghiên cứu nào về pháp luật
BHXHTS từ thực tiễn thực hiện tại tỉnh Lạng Sơn. Chính vì vậy đây sẽ là
công trình nghiên cứu đầu tiên chuyên sâu pháp luật về bảo hiểm thai sản gắn
với thực tiễn thực hiện của địa phương này.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu của đề tài là làm sáng tỏ một số vấn đề lý luận về
BHXHTS, đánh giá một cách toàn diện pháp luật BHXHTS hiện hành cũng như
thực tiễn thực hiện tại tỉnh Lạng Sơn đồng thời đưa ra những giải pháp cho việc
nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật BHXHTS trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn.
Trên cơ sở mục tiêu đó luận văn sẽ giải quyết các nhiệm vụ sau đây:
- Hệ thống hóa một số vấn đề lý luận về BHXHTS.
- Phân tích những quy định của pháp luật hiện hành về BHXHTS và
thực trạng thực hiện pháp luật BHXHTS ở địa bàn tỉnh Lạng Sơn.
- Đưa ra một số giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật BHXHTS và
nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật tại tỉnh Lạng Sơn.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: là những quy định của pháp luật về BHXHTS
mà cụ thể là Luật BHXH năm 2014 và các văn bản hướng dẫn về CĐTS. Bên
cạnh đó, luận văn cũng nghiên cứu thực tiễn thực hiện pháp luật BHXHTS ở
tỉnh Lạng Sơn trong những năm gần đây.
Về phạm vi nghiên cứu: BHXHTS là một vấn đề có thể được nghiên
cứu ở nhiều góc độ và phạm vi khác nhau. Trong luận văn này, tác giả chỉ
nghiên cứu BHXHTS với tư cách là một chế độ BHXH bắt buộc ở các nội

dung như đối tượng và điều kiện hưởng, chế độ hưởng, thủ tục hưởng BHXHTS.
Các nội dung khác như xử lý vi phạm, giải quyết tranh chấp về BHXHTS...
không thuộc phạm vi nghiên cứu của luận văn.
5. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu
Trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh
cùng chủ trương đường lối, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước làm


4
kim chỉ nam cho quá trình nghiên cứu, tác giả đã lao động và xây dựng luận
văn một cách nghiêm túc.
Để làm sáng tỏ nội dung đề tài nghiên cứu , trong luận văn này tác gi ả
đã sử du ̣ng các phương pháp khoa ho ̣c cu ̣ thể như phương pháp phân tích

,

phương pháp tổ ng hơ ̣p , phương pháp so sánh, phương pháp tiếp cận thực tế,
phương pháp thu thập thông tin và phương pháp logic. Tùy theo nội dung của
vấn đề mà tác giả sử dụng các phương pháp này cho phù hợp.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn
* Ý nghĩa lý luận: Luận văn phân tích những vấn đề lý luận cũng như
quy định của pháp luật hiện hành về BHXHTS tạo cơ sở cho việc hoàn thiện
các quy định của pháp luật về BHXHTS cũng như đưa ra các giải pháp nhằm
nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật BHXHTS.
* Ý nghĩa thực tiễn:
- Đối với bản thân tác giả: học viên có cơ hội tìm hiểu sâu về chế độ
bảo hiểm thai sản, qua đó nâng cao khả năng nghiên cứu khoa học của bản
thân và tăng cường hiểu biết thực tế.
- Luận văn cũng có thể được sử dụng như một tài liệu tham khảo trong
công tác giảng dạy và nghiên cứu pháp luật, cũng như cho bất kỳ ai có quan

tâm đến pháp luật BHXH nói chung, pháp luật về bảo hiểm thai sản nói riêng.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội
dung của luận văn gồm 3 chương:
Chương 1: Một số vấn đề lý luận về bảo hiểm xã hội thai sản và quy
định của pháp luật Việt Nam hiện hành về bảo hiểm xã hội thai sản.
Chương 2: Thực tiễn thực hiện pháp luật bảo hiểm xã hội thai sản ở
tỉnh Lạng Sơn.
Chương 3: Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật và nâng cao
hiệu quả thi hành pháp luật bảo hiểm xã hội thai sản ở tỉnh Lạng Sơn.


5
Chƣơng 1
MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ BẢO HIỂM XÃ HỘI THAI SẢN
VÀ QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VIỆT NAM HIỆN HÀNH
VỀ BẢO HIỂM XÃ HỘI THAI SẢN
1.1. Khái niệm và vai trò, ý nghĩa của bảo hiểm xã hội thai sản
1.1.1. Khái niệm bảo hiểm xã hội thai sản
Vào thế kỷ XVI đến thế kỷ XVII, một số nghiệp đoàn thợ thủ công ra
đời và để bảo vệ nhau trong hoạt động nghề nghiệp họ đã thành lập lên các
loại quỹ tương trợ để giúp các hội viên khi bị ốm đau, tai nạn.
Tuy nhiên, ý tưởng về BHXH chỉ thực sự hình thành và phát triển rõ
nét khi xảy ra cuộc cách mạng công nghiệp tại Châu Âu. Từ khi kinh tế hàng
hóa phát triển, việc thuê mướn nhân công ngày càng trở nên phổ biến. Ban
đầu giới chủ chỉ cam kết trả công lao động. Dần dần, người lao động (NLĐ)
muốn người sử dụng lao động (NSDLĐ) phải cam kết trả thêm những khoản
thu nhập cho NLĐ để họ trang trải những nhu cầu thiết yếu khi ốm đau, tai
nạn, thai sản hay tuổi già… Vấn đề mâu thuẫn lợi ích giữa hai bên dẫn tới
việc nhà nước phải can thiệp điều chỉnh.

Bảo hiểm xã hội chính thức xuất hiện tại Châu Âu từ đầu thế kỉ XIX
khi nền công nghiệp và kinh tế hàng hóa đã phát triển mạnh mẽ. Bộ luật đầu
tiên đề cập tới chế độ bảo hiểm ra đời ở Anh năm 1819 là Luật nhà máy. Năm
1883, nước Đức dưới thời Thủ tướng Bismark đã ban hành Đạo luật BHXH,
đây là văn bản về BHXH đầu tiên trên thế giới. Theo đạo luật này, hệ thống
BHXH ra đời với sự tham gia bắt buộc của cả người làm công ăn lương và cả
giới chủ. Nhà nước giữ vai trò quản lý, định hướng hoạt động của BHXH. Sau
đó nhiều nước Châu Âu cũng cho ra đời các Đạo luật của mình như Bỉ (1905),
Ý, Áo, Pháp,... Đến đầu thế kỷ XX, BHXH đã mở rộng ra nhiều nước trên thế
giới, đặc biệt là các nước Mỹ La tinh, Hoa Kỳ, Canađa và một số nước khác.


6
Sau chiến tranh thế giới thứ II, tổ chức liên hợp quốc được thành lập.
Ngày 10/12/1949, Liên hợp quốc thông qua bản Tuyên ngôn nhân quyền mà
trong đó đã khẳng định mọi thành viên trong xã hội đều có quyền hưởng an
sinh xã hội. Không lâu sau đó, đến ngày 25/6/1952, Tổ chức Lao động Quốc
tế (ILO) thuộc Liên hợp quốc lần đầu tiên thông qua Công ước 102 về an sinh
xã hội. Đây là mốc son nổi bật đánh dấu sự phát triển của BHXH thế giới.
Công ước 102 của ILO có đề cập đến một số chế độ BHXH trong đó có
CĐTS. ILO cho rằng việc đảm bảo thu nhập cho NLĐ, đặc biệt là lao động nữ
khi mang thai, sinh con là hết sức cần thiết.
Ở Việt Nam, ngay từ khi giành chính quyền, Đảng và Nhà nước ta
cũng đã rất quan tâm đến chính sách BHXH trong đó có chế độ bảo hiểm thai
sản. Bảo hiểm thai sản được xác định là chế độ bảo hiểm mang tính bắt buộc
áp dụng cho NLĐ khi tham gia quan hệ lao động. Vậy bảo hiểm thai sản là gì
"Bảo hiểm xã hội là sự bảo đảm thay thế hoặc bù đắp một phần thu
nhập của người lao động khi họ bị giảm hoặc mất thu nhập do ốm đau, thai
sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, hết tuổi lao động hoặc chết, trên cơ
sở đóng vào quỹ bảo hiểm xã hội" (Luật BHXH năm 2014). Trong quá trình

tham gia vào quan hệ lao động, NLĐ có thể sẽ gặp phải các rủi ro khác nhau
như ốm đau, tai nạn. Đồng thời trong quá trình tham gia quan hệ lao động,
cùng với việc thực hiện các nghĩa vụ của NLĐ, NLĐ cũng thực hiện thiên
chức của mình, đó là sinh đẻ và nuôi con. Khi đó NLĐ có thể phải dừng việc
tham gia quan hệ lao động khiến thu nhập của họ sẽ bị gián đoạn. BHXH sẽ
bù đắp thu nhập cho NLĐ trong thời gian này, giúp họ thực hiện thiên chức
của mình, yên tâm sinh đẻ và nuôi con. Bởi vậy là một trong những chế độ
BHXH, BHXHTS thực chất cũng chính là sự bảo đảm thay thế hoặc bù đắp
một phần thu nhập của NLĐ khi họ bị giảm hoặc mất thu nhập liên quan đến
thai sản trên cơ sở đóng vào quỹ BHXH.
Vì vậy có thể đưa ra định nghĩa về BHXHTS như sau: BHXHTS là
chế độ BHXH nhằm đảm bảo hoặc bù đắp một phần thu nhập cho NLĐ khi bị


7
giảm hoặc mất thu nhập liên quan đến thai sản trên cơ sở đóng góp vào quỹ
BHXH, do Nhà nước tổ chức thực hiện.
Người lao động được hưởng BHXHTS ở đây không có nghĩa chỉ là
lao động nữ mà có thể còn là lao động nam. Sự kiện thai sản ở đây bao gồm
mang thai, sinh con hoặc có các sự kiện thai sản khác như thực hiện các biện
pháp kế hoạch hóa gia đình. Tùy thuộc vào từng điều kiện, trường hợp cụ thể
mà lao động nữ hoặc lao động nam sẽ được hưởng CĐTS theo quy định.
1.1.2. Vai trò, ý nghĩa của bảo hiểm xã hội thai sản
Thứ nhất, đối với NLĐ.
Bảo hiểm xã hội thai sản có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với NLĐ.
Cụ thể đối với NLĐ, BHXHTS có vai trò bảo đảm và bù đắp một phần thu
nhập cho NLĐ do mang thai, sinh con. Trong quá trình thai sản NLĐ phải
nghỉ việc, không có lương, vì thế thu nhập sẽ bị giảm. BHXHTS với mục tiêu
trợ cấp cho NLĐ nên đã bù đắp được thu nhập cho NLĐ, mặt khác hỗ trợ các
khoản chi phí tăng thêm phát sinh khi lao động nữ sinh con như: mua sắm

dụng cụ tã lót, sữa... Khoản trợ cấp này đã đảm bảo đời sống cho NLĐ trong
quá trình thai sản trên cơ sở đó góp phần ổn định tâm lý cho NLĐ, đặc biệt là
lao động nữ khi họ sinh con, NLĐ nhận nuôi con nuôi, lao động nam nghỉ
việc khi vợ sinh con, lao động nữ mang thai hộ và người mẹ nhờ mang thai
hộ. Điều đó đã góp phần đảm bảo quyền làm mẹ của lao động nữ, giúp họ
thực hiện thiên chức của mình Đặc biệt với những quy định cho phép lao động
nam được nghỉ việc khi vợ sinh con sẽ không chỉ tạo điều kiện cho lao động
nam được chăm sóc vợ khi người vợ sinh con mà ở ý nghĩa nào đó còn thể hiện
được trách nhiệm của lao động nam đối với gia đình, xóa bỏ tư tưởng việc sinh
con là chỉ đơn thuần là trách nhiệm của người phụ nữ. Đó là sự tiến bộ, văn
minh của xã hội. Với ý nghĩa này BHXHTS có tính xã hội và nhân văn sâu sắc.
Thứ hai, đối với NSDLĐ
Bảo hiểm xã hội thai sản không chỉ có ý nghĩa đối với NLĐ mà còn có
ý nghĩa đối với NSDLĐ. Quyền lợi, thu nhập của NLĐ được đảm bảo khi


8
mang thai, sinh con đã giúp NLĐ (đặc biệt là lao động nữ) ổn định sức khỏe
trong quá trình thai sản qua đó giúp NSDLĐ ổn định lực lượng lao động, ổn
định sản xuất. Bên cạnh đó thực hiện chính sách thai sản tốt còn góp phần thu
hút lao động nữ vào các doanh nghiệp, mà hiện nay lực lượng nữ tham gia lao
động ngày càng lớn, có tay nghề và trình độ ngày càng cao trong các lĩnh vực
hoạt động sản xuất hàng hóa và dịch vụ.
Ngoài ra BHXHTS còn thể hiện trách nhiệm và nghĩa vụ của người sử
dụng đối với NLĐ và đối với toàn xã hội, nếu thực hiện tốt chính sách này sẽ
thu hút được một lực lượng lớn lao động. Hiện nay rất nhiều ngành nghề như
ngành dệt may có sử dụng nhiều lao động nữ. BHXHTS sẽ thay NSDLĐ giải
quyết vấn đề thu nhập cho các lao động này, tạo điều kiện cho NSDLĐ có lực
lượng lao động ổn định.
Thứ ba, đối với Nhà nước và xã hội,

Bảo hiểm xã hội thai sản là sự chia sẻ của những người tham gia bảo
hiểm đối với NLĐ khi thực hiện thiên chức, sự chia sẻ này được thực hiện
thông qua quá trình tổ chức và sử dụng quỹ tiền tệ tập trung hình thành do sự
đóng góp của các bên tham gia BHXH. Tính xã hội được thể hiện là do có sự
chia sẻ rủi ro của bảo hiểm thai sản, NLĐ không phải đóng phí, phí đóng cho
NLĐ hưởng được tính từ lợi nhuận sau thuế của NSDLĐ. Khoản tiền này,
giúp đảm bảo cuộc sống đối với NLĐ khi thai sản, trên cơ sở nguyên tắc "lấy
của số đông, bù cho số ít". Vì thế BHXHTS sẽ góp phần ổn định lực lượng
sản xuất, tái tạo, phát triển nguồn nhân lực chất lượng và ổn định trong tương
lai, điều hòa quan hệ lao động, làm tăng trưởng nền kinh tế.
Bảo hiểm xã hội thể hiện truyền thống đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau
tương thân tương ái của cộng đồng thông qua việc chia sẻ rủi ro của một
người hay của một số ít người cho cả cộng đồng những người có khả năng
gặp rủi ro cùng loại. Với chế độ bảo hiểm thai sản, đó là sự sẻ chia, quan tâm
từ cộng đồng và xã hội đối với phụ nữ, trẻ em là những đối tượng cần có sự


9
quan tâm, chăm sóc đặc biệt. Đồng thời, còn thể hiện chính sách bình đẳng
giới khi san sẻ gánh nặng, trách nhiệm đối với gia đình giữa NLĐ nam và lao
động nữ. Do đó BHXHTS góp phần ổn định trật tự xã hội.
1.2. Các nguyên tắc cơ bản của bảo hiểm xã hội thai sản
Các nguyên tắc cơ bản của BHXH là những tư tưởng chỉ đạo xuyên
suốt và chi phối toàn bộ hệ thống các quy phạm pháp luật BHXH. BHXH
luôn chứa đựng và đan xen hai yếu tố kinh tế và xã hội. Là một trong những
chế độ BHXH, CĐTS mang bản chất chung của BHXH đồng thời cũng có
những nguyên tắc đặc trưng riêng khác biệt với những chế độ BHXH khác.
Về nguyên tắc của BHXH nói chung được quy định tại Điều 5 Luật
BHXH năm 2014, bao gồm 05 nguyên tắc:
1. Mức hưởng BHXH được tính trên cơ sở mức đóng, thời gian đóng

BHXH và có chia sẻ giữa những người tham gia BHXH.
2. Mức đóng BHXH bắt buộc được tính trên cơ sở tiền lương tháng
của NLĐ. Mức đóng BHXH tự nguyện được tính trên cơ sở mức thu nhập
tháng do NLĐ lựa chọn.
3. Người lao động vừa có thời gian đóng BHXH bắt buộc vừa có thời
gian đóng bBHXH tự nguyện được hưởng chế độ hưu trí và chế độ tử tuất
trên cơ sở thời gian đã đóng BHXH. Thời gian đóng BHXH đã được tính
hưởng BHXH một lần thì không tính vào thời gian làm cơ sở tính hưởng các
chế độ BHXH.
4. Quỹ BHXH được quản lý tập trung, thống nhất, công khai, minh
bạch; được sử dụng đúng mục đích và được hạch toán độc lập theo các quỹ
thành phần, các nhóm đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy
định và chế độ tiền lương do NSDLĐ quyết định.
5. Việc thực hiện BHXH phải đơn giản, dễ dàng, thuận tiện, bảo đảm
kịp thời và đầy đủ quyền lợi của người tham gia BHXH.
Ngoài những nguyên tắc chung của BHXH thì BHXHTS còn có
những nguyên tắc riêng như:


10
- Nguyên tắc 1: Việc thực hiện BHXHTS phải trên cơ sở cân đối mức
đóng góp và mức hưởng bảo hiểm, đồng thời kết hợp với nguyên tắc "lấy số
đông bù số ít".
Bảo hiểm xã hội là một trong những hình thức phân phối tổng sản
phẩm quốc dân nên việc thực hiện BHXH phải dựa trên cơ sở kết hợp hài hòa
giữa cống hiến và hưởng thụ. NLĐ có tham gia BHXHTS thì mới được
hưởng trợ cấp khi có điều kiện BHXH phát sinh. Mục đích của BHXTTS là
nhằm bù đắp thu nhập cho NLĐ trong thời gian thai sản. Chính vì vậy mà
mức hưởng phải trên cơ sở mức tiền lương tháng đóng BHXH.
Và về nguyên tắc, mức trợ cấp bảo hiểm thai sản phải không được cao

hơn tiền lương của NLĐ nhưng cũng không được quá thấp và phải đảm bảo
mức sống tối thiểu cho họ.
Ngoài ra, với đặc thù của BHXH thì chia sẻ giữa những người tham
gia là không thể thiếu. Nguyên tắc "lấy số đông bù số ít" thể hiện tính nhân
đạo xã hội. Tinh thần cơ bản của nguyên tắc "lấy số đông bù số ít" là ở chỗ,
bằng sự đóng góp, trợ giúp của nhiều người sẽ hạn chế, giảm thiểu khó khăn,
bất hạnh cho một thiểu số người. Bởi vậy, NLĐ đóng góp vào quỹ BHXH
không có nghĩa chắc chắn sẽ hưởng chế độ BHXHTS.
- Nguyên tắc 2: BHXHTS phải đảm bảo quyền lợi về vật chất và tinh
thần của cho NLĐ và trẻ sơ sinh.
Đặc điểm của thai sản là một chu kỳ kéo dài và liên tục từ lúc mang
thai, quá trình nghỉ sinh con, chăm sóc trẻ sơ dinh đến khi ổn định lại sức
khỏe trở lại lao động bình thường, nên việc khám thai đều đặn để phát hiện
sớm các sự cố, quá trình nghỉ sinh con, nuôi con nuôi sơ sinh… phải có chính
sách cụ thể và nhất quán nhằm đảm bảo người phụ nữ phải được chăm sóc
chu đáo, liên tục. Các chính sách chế định bảo hiểm thai sản cũng phải bảo
đảm đủ thời gian để người mẹ ổn định và phục hồi sức khỏe sau khi sinh con
và chăm sóc con trong thời gian ban đầu cũng như tạo điều kiện cho trẻ sơ


11
sinh thích nghi và phát triển trong môi trường mới. Đồng thời cũng cần có sự
hỗ trợ về vật chất cho đứa trẻ khi sinh ra bởi một đứa trẻ vừa sinh ra sẽ rất cần
những vật dụng cần thiết như tã lót, quần áo…
- Nguyên tắc 3: Quỹ bảo hiểm thai sản là quỹ thành phần của BHXH
bắt buộc và được quản lý thống nhất dân chủ, công khai, minh bạch, được sử
dụng đúng mục đích, được hạch toán độc lập.
Quỹ BHXH là hạt nhân của chính sách BHXH nói chung và BHXHTS
nói riêng, vừa mang tính kinh tế, vừa mang tính xã hội rất cao và là điều kiện,
cơ sở vật chất quan trọng nhất đảm bảo cho toàn bộ hệ thống BHXH tồn tại

và phát triển.
Bảo hiểm xã hội phải dựa trên sự đóng góp của các bên tham gia để
hình thành quỹ BHXH. Quỹ BHXH được quản lý tập trung, thống nhất và độc
lập với ngân sách nhà nước tức là hình thành trên cơ sở đóng góp của chủ thể
tham gia. Do đó, quỹ BHXH được quản lý thống nhất và hạch toán theo các quỹ
thành phần trên cơ sở công khai, minh bạch, sử dụng đúng mục đích nhằm
đảm bảo cho việc quản lý, đầu tư quỹ có hiệu quả và phục vụ cho công tác hạch
toán, đánh giá tình hình cân đối quỹ để có điều chỉnh về chính sách cho phù
hợp, đảm bảo cân đối thu - chi, Có như vậy thì mới đảm bảo được mục đích
ổn định cuộc sống cho NLĐ và gia đình họ khi gặp các biến cố, rủi ro hoặc sự
kiện thai sản làm giảm hoặc mất thu nhập từ lao động.
- Nguyên tắc 4: Nhà nước thống nhất quản lý BHXHTS và việc thực
hiện CĐTS phải đơn giản, dễ dàng, thuận tiện, bảo đảm kịp thời và đầy đủ
quyền lợi của người tham gia BHXH.
Bảo hiểm thai sản phải do Nhà nước tổ chức quả lý và tổ chức thực
hiện. Bởi BHXH nói chung và BHXHTS nói riêng thuộc hệ thống an sinh xã
hội nên cần phải được triển khai thực hiện trên phạm vi quốc gia. Chỉ Nhà
nước mới có đủ tiền lực và điều kiện để thực hiện hệ thống BHXH nói chung,
BHXHTS nói riêng.


12
Với nguyên tắc này, việc thực hiện CĐTS đối với NLĐ phải được
nghiên cứu để quy định cụ thể về hồ sơ, quy trình, thời hạn giải quyết sao cho
phù hợp, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho NLĐ, NSDLĐ khi tham gia BHXH
và khi giải quyết hưởng các chế độ BHXH.
* Xử lý vi phạm:
Tại Điều 121 Luật BHXH năm 2014 quy định: Thẩm quyền xử phạt vi
phạm hành chính, mức phạt và biện pháp khắc phục hậu quả trong lĩnh vực
BHXH, bảo hiểm y tế (BHYT), bảo hiểm thất nghiệp:

1. Thẩm quyền của cơ quan BHXH bao gồm:
a) Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam có thẩm quyền theo quy định tại
khoản 4 Điều 46 của Luật xử lý vi phạm hành chính;
b) Giám đốc BHXH cấp tỉnh có thẩm quyền theo quy định tại khoản 2
Điều 46 của Luật xử lý vi phạm hành chính;
c) Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành do Tổng Giám đốc BHXH
Việt Nam quyết định thành lập có thẩm quyền theo quy định tại khoản 3 Điều 46
của Luật xử lý vi phạm hành chính.
2. Người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính quy định tại
khoản 1 Điều này có thể giao cho cấp phó thực hiện xử lý vi phạm hành chính.
3. Mức phạt tiền tối đa đối với lĩnh vực BHXH, BHYT, bảo hiểm thất
nghiệp, các hình thức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả, thủ tục xử phạt
vi phạm hành chính và các quy định khác có liên quan về xử phạt vi phạm
hành chính thực hiện theo quy định của Luật xử lý vi phạm hành chính và quy
định khác của pháp luật có liên quan.
Điều 122 Luật BHXH năm 2014 quy định: Xử lý vi phạm pháp luật
về BHXH
1. Cơ quan, tổ chức có hành vi vi phạm quy định của Luật này, tùy
theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử phạt vi phạm hành chính; nếu gây
thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.


13
2. Cá nhân có hành vi vi phạm quy định của Luật này, tùy theo tính
chất, mức độ vi phạm mà bị xử phạt vi phạm hành chính, xử lý kỷ luật hoặc bị
truy cứu trách nhiệm hình sự; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy
định của pháp luật.
3. Người sử dụng lao động có hành vi vi phạm quy định tại các khoản
1, 2 và 3 Điều 17 của Luật này từ 30 ngày trở lên thì ngoài việc phải đóng đủ
số tiền chưa đóng, chậm đóng và bị xử lý theo quy định của pháp luật, còn

phải nộp số tiền lãi bằng 02 lần mức lãi suất đầu tư quỹ BHXH bình quân của
năm trước liền kề tính trên số tiền, thời gian chậm đóng; nếu không thực hiện
thì theo yêu cầu của người có thẩm quyền, ngân hàng, tổ chức tín dụng khác,
kho bạc nhà nước có trách nhiệm trích từ tài khoản tiền gửi của NSDLĐ để
nộp số tiền chưa đóng, chậm đóng và lãi của số tiền này vào tài khoản của cơ
quan BHXH.
Nghị định số 88 ngày 07/10/2015 của Chính phủ sửa đổi bổ sung một
số điều của Nghị định số 95 ngày 22/8/2013 quy định về xử phạt vi phạm
hành chính trong lĩnh vực lao động và BHXH cũng đã quy định:
Điều 3. Quy định về phạt tiền đối với vi phạm hành chính trong lĩnh vực
lao động, BHXH, đưa NLĐ Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng
1. Mức phạt tiền quy định đối với các hành vi vi phạm quy định tại
Chương II, Chương III và Chương IV của Nghị định này là mức phạt đối với
cá nhân, trừ trường hợp quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều 4, các khoản 2,
4 và 6 Điều 9, Khoản 7 và Khoản 8 Điều 17, Khoản 4 Điều 28 và các điều từ
Điều 29 đến Điều 34 của Nghị định này. Mức phạt tiền đối với tổ chức bằng
02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.
2. Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính quy định tại Chương V
của Nghị định này là thẩm quyền xử phạt đối với cá nhân. Trong trường hợp
phạt tiền, thẩm quyền xử phạt đối với tổ chức bằng 02 lần thẩm quyền xử phạt
đối với cá nhân.


14
Điều 27. Vi phạm quy định về lập hồ sơ để hưởng chế độ BHXH, bảo
hiểm thất nghiệp
1. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với NLĐ có hành
vi kê khai không đúng sự thật hoặc sửa chữa, tẩy xóa những nội dung có liên
quan đến việc hưởng BHXH, bảo hiểm thất nghiệp.
2. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với NLĐ có

một trong các hành vi vi phạm pháp luật về bảo hiểm thất nghiệp sau đây:
a) Thỏa thuận với cơ sở đào tạo nghề làm giả hồ sơ để trục lợi số tiền
hỗ trợ học nghề mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự;
b) Không thông báo với Trung tâm dịch vụ việc làm theo quy định khi
NLĐ có việc làm trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nộp hồ sơ đề nghị hưởng
trợ cấp thất nghiệp;
c) Người lao động đang hưởng trợ cấp thất nghiệp không thông báo
theo quy định với Trung tâm dịch vụ việc làm khi thuộc một trong các trường
hợp sau đây: tìm được việc làm; thực hiện nghĩa vụ quân sự, nghĩa vụ công
an; hưởng lương hưu hằng tháng; ra nước ngoài để định cư, đi lao động ở
nước ngoài theo hợp đồng; đi học tập có thời hạn từ đủ 12 tháng trở lên; chấp
hành quyết định áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo
dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc.
3. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng đối với NSDLĐ có
hành vi không thông báo với Trung tâm dịch vụ việc làm nơi đặt trụ sở làm
việc của NSDLĐ khi có biến động lao động việc làm tại đơn vị theo quy định
của pháp luật.
4. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với NSDLĐ
có hành vi giả mạo hồ sơ BHXH, bảo hiểm thất nghiệp để trục lợi chế độ
BHXH, bảo hiểm thất nghiệp mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự
đối với mỗi hồ sơ hưởng BHXH, bảo hiểm thất nghiệp giả mạo.


15
5. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với NSDLĐ
có hành vi tổ chức triển khai đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề
cho NLĐ không theo đúng phương án được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.
6. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc nộp lại cho tổ chức BHXH số tiền BHXH, trợ cấp thất nghiệp đã
nhận do thực hiện hành vi vi phạm quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều này;

b) Buộc tổ chức triển khai đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ
năng nghề cho NLĐ đúng theo phương án được cơ quan nhà nước có thẩm
quyền phê duyệt đối với hành vi vi phạm quy định tại Khoản 5 Điều này.
Điều 28. Vi phạm các quy định khác về BHXH, bảo hiểm thất nghiệp
1. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với NSDLĐ có
một trong các hành vi sau đây:
a) Không cung cấp hoặc cung cấp không đầy đủ tài liệu, thông tin về
BHXH bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có
thẩm quyền;
b) Không cung cấp hoặc cung cấp không đầy đủ thông tin về đóng
BHXH bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp của NLĐ khi NLĐ hoặc tổ chức công
đoàn yêu cầu;
c) Không làm văn bản đề nghị cơ quan BHXH xác nhận việc đóng bảo
hiểm thất nghiệp cho NLĐ để NLĐ hoàn thiện hồ sơ hưởng bảo hiểm thất
nghiệp theo quy định;
d) Làm mất, hư hỏng hoặc sửa chữa, tẩy xóa sổ BHXH.
2. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng khi vi phạm với
mỗi NLĐ đối với NSDLĐ có một trong các hành vi sau đây:
a) Không trả chế độ ốm đau, thai sản, trợ cấp dưỡng sức, phục hồi sức
khỏe sau ốm đau, thai sản trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận
đủ giấy tờ hợp lệ của NLĐ;
b) Không trả chế độ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp trong thời hạn
15 ngày, kể từ ngày nhận được quyết định chi trả của cơ quan BHXH.


16
3. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng khi vi phạm
với mỗi NLĐ đối với NSDLĐ có một trong các hành vi sau đây:
a) Không lập hồ sơ tham gia BHXH bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp
cho NLĐ trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày giao kết hợp đồng lao động, hợp

đồng làm việc hoặc tuyển dụng;
b) Không lập hồ sơ hoặc văn bản đề nghị cơ quan BHXH: Giải quyết
chế độ hưu, giải quyết chế độ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp theo đúng
quy định;
c) Không giới thiệu NLĐ đi giám định suy giảm khả năng lao động tại
Hội đồng Giám định y khoa để giải quyết chế độ BHXH cho NLĐ.
4. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với cơ sở đào
tạo nghề có một trong các hành vi sau đây:
a) Tổ chức dạy nghề không đủ thời gian khóa học mà NLĐ tham gia
bảo hiểm thất nghiệp đăng ký đối với mỗi NLĐ vi phạm;
b) Thỏa thuận với cá nhân, tổ chức có liên quan để trục lợi số tiền hỗ
trợ học nghề đối với mỗi trường hợp vi phạm.
5. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với NSDLĐ
có hành vi sử dụng Quỹ BHXH sai mục đích.
6. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc trả đủ chế độ BHXH cho NLĐ đối với hành vi vi phạm quy
định tại Điểm a và Điểm b Khoản 2 Điều này;
b) Buộc các cơ sở dạy nghề thực hiện dạy nghề đủ thời gian khóa học
mà NLĐ tham gia bảo hiểm thất nghiệp đăng ký đối với hành vi vi phạm quy
định tại Điểm a Khoản 4 Điều này;
c) Buộc các cơ sở dạy nghề nộp lại số tiền đã trục lợi vào ngân sách
nhà nước đối với hành vi vi phạm quy định tại Điểm b Khoản 4 Điều này;
d) Buộc nộp lại lợi nhuận thu được từ việc sử dụng Quỹ BHXH sai
mục đích đối với hành vi vi phạm quy định tại Khoản 5 Điều này.


17
1.3. Nội dung quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành về bảo
hiểm xã hội thai sản
1.3.1. Đối tượng và điều kiện hưởng bảo hiểm xã hội thai sản

- Đối tượng áp dụng BHXHTS
Đối tượng áp dụng CĐTS được quy định tại các điểm a, b, c, d, đ và h
khoản 1 Điều 2 Luật BHXH năm 2014, theo đó bao gồm:
* Người làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời
hạn, hợp đồng lao động xác định thời hạn, hợp đồng lao động theo mùa vụ
hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12
tháng, kể cả hợp đồng lao động được ký kết giữa NSDLĐ với người đại diện
theo pháp luật của người dưới 15 tuổi theo quy định của pháp luật về lao động;
* Người làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 01 tháng
đến dưới 03 tháng;
* Cán bộ, công chức, viên chức;
* Công nhân quốc phòng, công nhân công an, người làm công tác
khác trong tổ chức cơ yếu;
* Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp quân đội nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ
quan nghiệp vụ, sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật công an nhân dân;
người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân nhân; và
* Người quản lý doanh nghiệp, người quản lý điều hành hợp tác xã có
hưởng tiền lương.
Có thể thấy, đối tượng hưởng CĐTS theo quy định hiện hành bao gồm
những người hưởng lương từ ngân sách nhà nước như cán bộ, công nhân viên
chức nhà nước,… và những người hưởng lương theo hợp đồng lao động. So
sánh với Luật BHXH năm 2006, đối tượng được hưởng CĐTS đã được mở
rộng hơn, bao gồm cả người làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn từ
đủ 01 tháng đến dưới 03 tháng và người quản lý doanh nghiệp, người quản lý
điều hành hợp tác xã có hưởng tiền lương. Quy định mở rộng này rõ ràng đã
tạo điều kiện tốt hơn trong việc bảo vệ quyền lợi của NLĐ.


18
- Điều kiện hưởng CĐTS:

Theo Khoản 1 Điều 31 Luật BHXH năm 2014 để được hưởng CĐTS
thì NLĐ phải thuộc một trong các trường hợp sau:
- Lao động nữ mang thai;
- Lao động nữ sinh con;
- Lao động nữ mang thai hộ và người mẹ nhờ mang thai hộ;
- Người lao động nhận nuôi con nuôi dưới 06 tháng tuổi;
- Lao động nữ đặt vòng tránh thai, NLĐ thực hiện biện pháp triệt sản;
- Lao động nam đang đóng BHXH có vợ sinh con.
So với Luật BHXH năm 2006 thì Luật BHXH năm 2014 lần này đã bổ
sung thêm các trường hợp hưởng CĐTS như: Lao động nữ mang thai hộ và
người mẹ nhờ mang thai hộ; Lao động nam đang đóng BHXH có vợ sinh con.
Có thể nói, Luật BHXH 2014 đã mở rộng điều kiện để lao động nữ được
hưởng CĐTS, không chỉ bó hẹp trong các trường hợp thai nghén, sinh và nuôi
con thông thường mà còn có NLĐ nữ mang thai hộ, nhờ mang thai hộ hoặc
nhận nuôi con nuôi sơ sinh dưới sáu tháng tuổi.
Việc tạo điều kiện cho NLĐ nữ mang thai hộ hoặc nhờ mang thai hộ
hoặc người mẹ nhận nuôi con nuôi dưới 06 tháng tuổi được hưởng BHXHTS
là một quy định đáp ứng yêu cầu thực tiễn đời sống xã hội, góp phần đảm bảo
chăm sóc toàn diện hơn NLĐ nữ và trẻ em.
Tuy nhiên cũng cần lưu ý rằng, để lao động nữ sinh con, mang thai hộ,
nhận mang thai hộ hoặc nuôi con nuôi sơ sinh dưới 06 tháng hưởng BHXHTS
thì phải đóng BHXH từ đủ 6 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi
sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi. Số lần sinh con được hưởng trợ cấp thai
sản không giới hạn. Trường hợp NLĐ đã đóng BHXH từ đủ 12 tháng trở lên
mà khi mang thai cơ sở y tế yêu cầu phải nghỉ việc thì điều kiện hưởng CĐTS
chỉ cần đóng BHXH từ đủ 3 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi
sinh con. Trường hợp NLĐ chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc


19

hoặc thôi việc trước thời điểm sinh con hoặc nuôi con nuôi dưới 06 tháng tuổi
nhưng vẫn đảm bảo đủ điều kiện nêu trên thì vẫn được hưởng CĐTS.
Các quy định này đã đảm bảo quyền lợi cho lao động nữ tham gia
BHXH trong việc hưởng CĐTS. Lao động nữ tham gia BHXH không có nghĩa
chỉ được hưởng CĐTS khi họ đang trong thời gian tham gia quan hệ lao động
mà trong một số trường hợp ngay cả khi họ chấm dứt quan hệ lao động họ vẫn
được hưởng CĐTS nếu đủ điều kiện theo quy định. Điều đó chứng tỏ pháp
luật đã luôn chú ý đến việc đảm bảo quyền lợi cho lao động tham gia bảo hiểm.
1.3.2. Thời gian hưởng bảo hiểm xã hội thai sản
- Thời gian nghỉ khám thai
Theo Luật BHXH 2014, trong thời gian mang thai, lao động nữ được
nghỉ việc để đi khám thai năm lần, mỗi lần một ngày. Riêng những trường
hợp ở xa cơ sở y tế hoặc người mang thai có bệnh lý hoặc thai không bình
thường thì được nghỉ hai ngày cho mỗi lần khám thai. Thời gian nghỉ khám
thai tính theo ngày làm việc không kể ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng
tuần. Quy định này hoàn toàn phù hợp với khuyến cáo của WHO.
- Thời gian nghỉ khi bị sẩy thai, nạo, hút thai hoặc thai chết lưu
Sẩy thai, nạo, hút hoặc thai chết lưu gây ảnh hưởng rất lớn đến thể
chất cũng như tinh thần của người phụ nữ. Do đó, pháp luật hiện hành quy
định NLĐ sẽ được hưởng chế độ khi sẩy thai, nạo, hút thai hoặc thai chết lưu.
Thời gian này thường được xác định dựa vào thời gian tuổi của thai nhi. Cụ
thể như sau: 10 ngày nếu thai dưới 05 tuần tuổi; 20 ngày nếu thai từ 05 tuần
tuổi đến dưới 13 tuần tuổi; 40 ngày nếu thai từ 13 tuần tuổi đến dưới 25 tuần
tuổi; 50 ngày nếu thai từ 25 tuần tuổi trở lên.
Trường hợp thai chết lưu trong thời gian NLĐ nữ nghỉ việc hưởng
CĐTS trước sinh thì NLĐ nữ vẫn được nghỉ việc hưởng bảo hiểm thai sản
tính từ thời điểm thai chết lưu1.
1. Thông tư 59/BLĐTBXH năm 2015.



×