Tải bản đầy đủ (.pdf) (101 trang)

Nhiệm vụ, quyền hạn của viện kiểm sát khi kiểm sát xét xử sơ thẩm theo pháp luật tố tụng hình sự lào và việt nam dưới góc độ so sánh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.32 MB, 101 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ TƢ PHÁP

TRƢỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

SISOUPHAN XAYYASOUK

NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN CỦA VIỆN KIỂM SÁT KHI KIỂM
SÁT XÉT XỬ SƠ THẨM THEO PHÁP LUẬT TỐ TỤNG
HÌNH SỰ LÀO VÀ VIỆT NAM DƢỚI GÓC ĐỘ SO SÁNH
Chuyên ngành

: Luật Hình sự và TTHS

Mã số

: 8380104

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

(Định hƣớng nghiên cứu)

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. NGUYỄN VĂN HUYÊN

HÀ NỘI - NĂM 2018


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học độc lập của


riêng tôi.
Các kết quả nêu trong Luận văn chưa được công bố trong bất kỳ công
trình nào khác. Các số liệu trong luận văn là trung thực, có nguồn gốc rõ
ràng, được trích dẫn theo đúng quy định.
Tôi xin chịu trách nhiệm về tính chính xác và trung thực của Luận văn
này.
TÁC GIẢ LUẬN VĂN

SISOUPHAN XAYYASOUK


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

Từ viết tắt

Tên đầy đủ

BLHS

Bộ luật hình sự

BLTTHS

Bộ luật Tố tụng hình sự

CHDCND

Cộng hòa dân chủ nhân dân

CHXHCN


Cộng hoà xã hội chủ nghĩa

KSV

Kiểm sát viên

NDCM

Nhân dân cách mạng

TAND

Tòa án nhân dân

TANDTC

Tòa án nhân dân tối cao

TTHS

Tố tụng hình sự

VAHS

Vụ án hình sự

VKS

Viện kiểm sát


VKSND

Viện kiểm sát nhân dân

VKSNDTC

Viện kiểm sát nhân dân tối cao

XHCN

Xã hội chủ nghĩa


MỤC LỤC

Trang

MỞ ĐẦU......................................................................................................................1
CHƢƠNG 1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN CỦA
VIỆN KIỂM SÁT KHI KIỂM SÁT XÉT XỬ SƠ THẨM ...........................................6

1.1. Những vấn đề chung về nhiệm vụ, quyền hạn của Viện kiểm sát khi kiểm sát
xét xử sơ thẩm vụ án hình sự ...................................................................................6
1.1.1. Vị trí, vai trò của Viện kiểm sát trong giai đoạn xét xử sơ thẩm vụ án
hình sự..................................................................................................................6
1.1.2. Khái niệm về nhiệm vụ, quyền hạn của Viện kiểm sát khi kiểm sát xét xử
sơ thẩm vụ án hình sự ........................................................................................11
1.1.3. Nhiệm vụ, quyền hạn của Viện kiểm sát khi kiểm sát xét xử sơ thẩm vụ án
hình sự................................................................................................................20

1.1.4. Ý nghĩa của việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của Viện kiểm sát khi
kiểm sát xét xử sơ thẩm vụ án hình sự ...............................................................23
1.2. Quá trình hình thành, phát triển của pháp luật về nhiệm vụ, quyền hạn lớn
của Viện kiểm sát khi kiểm sát xét xử sơ thẩm theo pháp luật tố tụng hình sự Lào
và Việt Nam ...........................................................................................................26
1.2.1. Quá trình hình thành, phát triển của pháp luật về kiểm sát xét xử sơ thẩm
theo pháp luật tố tụng hình sự Lào ....................................................................26
1.2.2. Quá trình hình thành, phát triển của pháp luật về kiểm sát xét xử sơ thẩm
theo pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam ...........................................................29
KẾT LUẬN CHƢƠNG 1 .........................................................................................34
CHƢƠNG 2. PHÁP LUẬT TỐ TỤNG HÌNH SỰ CỦA LÀO VÀ VIỆT NAM VỀ
NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN CỦA VIỆN KIỂM SÁT KHI KIỂM SÁT XÉT XỬ SƠ
THẨM DƢỚI GÓC ĐỘ SO SÁNH............................................................................35

2.1. Quy định pháp luật Lào và Việt Nam về nhiệm vụ, quyền hạn của Viện kiểm
sát khi kiểm sát xét xử sơ thẩm vụ án hình sự .......................................................35


2.1.1. Quy định của pháp luật Lào ....................................................................35
2.1.2. Quy định của pháp luật Việt Nam ...........................................................36
2.2. Điểm tƣơng đồng trong quy định của pháp luật Lào và Việt Nam về nhiệm
vụ, quyền hạn của Viện kiểm sát khi kiểm sát xét xử sơ thẩm vụ án hình sự.......39
2.2.1. Nhiệm vụ, quyền hạn của Viện kiểm sát khi kiểm sát chuẩn bị xét xử sơ
thẩm vụ án hình sự .............................................................................................40
2.2.2. Nhiệm vụ, quyền hạn của Viện kiểm sát khi kiểm sát tại phiên tòa xét xử
sơ thẩm vụ án hình sự ........................................................................................49
2.2.3. Nhiệm vụ, quyền hạn của Viện kiểm sát trong việc kiểm sát các hoạt
động sau khi kết thúc phiên tòa .........................................................................54
2.3. Điểm khác biệt trong quy định của pháp luật Lào và Việt Nam về nhiệm vụ,
quyền hạn của Viện kiểm sát khi kiểm sát xét xử sơ thẩm vụ án hình sự .............56

2.3.1. Về quy định nhiệm vụ, quyền hạn của Viện kiểm sát khi kiểm sát xét xử
sơ thẩm vụ án hình sự ........................................................................................56
2.3.2. Về nhiệm vụ, quyền hạn của Kiểm sát viên khi kiểm sát việc chuẩn bị xét
xử sơ thẩm ..........................................................................................................57
2.3.3. Về nguyên tắc tranh tụng .........................................................................60
2.3.4. Về nhiệm vụ, quyền hạn của Kiểm sát viên khi kiểm sát biên bản phiên
toà ......................................................................................................................61
2.3.5. Về việc gửi bản án hình sự sơ thẩm để bảo đảm thực hiện quyền kháng
nghị phúc thẩm ..................................................................................................62
2.3.6. Về một số quy định trong Quy chế Công tác thực hành quyền công tố,
kiểm sát xét xử vụ án hình sự của Việt Nam so với pháp luật tố tụng hình sự
Lào .....................................................................................................................62
2.4. Một số vấn đề rút ra từ việc so sánh pháp luật Lào và Việt Nam về về nhiệm
vụ, quyền hạn của Viện kiểm sát khi kiểm sát xét xử sơ thẩm vụ án hình sự .......64
2.4.1. Nguyên nhân của sự tương đồng và khác biệt .........................................64
2.4.2. Một số kinh nghiệm hoàn thiện pháp luật rút ra cho pháp luật Lào từ
việc so sánh quy định pháp luật với Việt Nam về nhiệm vụ, quyền hạn của Viện
kiểm sát khi kiểm sát xét xử sơ thẩm vụ án hình sự ...........................................67
KẾT LUẬN CHƢƠNG 2 .........................................................................................68


CHƢƠNG 3. PHƢƠNG HƢỚNG, GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT TỐ
TỤNG HÌNH SỰ CỦA LÀO VỀ NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN CỦA VIỆN KIỂM SÁT
KHI KIỂM SÁT XÉT XỬ SƠ THẨM THÔNG QUA NHỮNG KINH NGHIỆM
VIỆT NAM ................................................................................................................69

3.1. Phƣơng hƣớng hoàn thiện pháp luật và nâng cao chất lƣợng công tác kiểm sát
xét xử sơ thẩm của Viện kiểm sát nhân dân ..........................................................69
3.2. Một số giải pháp hoàn thiện pháp luật về Tố tụng hình sự của Lào về nhiệm
vụ, quyền hạn của Viện kiểm sát khi kiểm sát xét xử sơ thẩm .............................71

3.3. Một số giải pháp nâng cao hiệu quả áp dụng quy định của Bộ luật tố tụng
hình sự về nhiệm vụ, quyền hạn của Viện kiểm sát Lào khi kiểm sát xét xử sơ
thẩm .......................................................................................................................74
3.3.1. Tăng cường công tác quản lý, chỉ đạo, điều hành trong ngành Kiểm sát
nhân dân ............................................................................................................74
3.3.2. Nâng cao năng lực cho đội ngũ Kiểm sát viên nước Cộng hòa dân chủ
nhân dân Lào .....................................................................................................74
3.3.3. Đảm bảo cơ chế phối hợp giữa Viện kiểm sát nhân dân và các cơ quan
tiến hành tố tụng khác tại Lào ...........................................................................76
3.3.4. Tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ cho công tác
thực hành kiểm sát xét xử sơ thẩm vụ án hình sự của Viện kiểm sát nhân dân
Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào .......................................................................78
KẾT LUẬN CHƢƠNG 3 .........................................................................................79
KẾT LUẬN ................................................................................................................80
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................82


1

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong bộ máy Nhà nƣớc Cộng hòa dân chủ nhân dân (CHDCND) Lào, Viện
kiểm sát nhân dân (VKSND) cũng nhƣ các cơ quan tƣ pháp khác giữ vai trò quan
trọng trong việc bảo vệ pháp chế xã hội chủ nghĩa (XHCN), duy trì trật tự pháp luật,
bảo đảm sự ổn định của xã hội. Để thực hiện nhiệm vụ đó, pháp luật đã quy định cho
Viện kiểm sát (VKS) có những các chức năng cụ thể. Theo đó, VKS thực hành quyền
công tố, kiểm sát hoạt động tƣ pháp. Đây vẫn đƣợc coi là hai phƣơng diện hoạt động
cơ bản đƣợc cơ quan quyền lực cao nhất là Quốc hội giao cho VKSND.
Bên cạnh việc thực hiện tốt nhiệm vụ, quyền hạn thực hành quyền công tố trong
tố tụng hình sự (TTHS), VKSND Lào đã tăng cƣờng nhiều biện pháp để thực hiện tốt

hơn nữa nhiệm vụ, quyền hạn kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong TTHS nói chung
và trong xét xử sơ thẩm vụ án hình sự (VAHS) nói riêng. VKSND đã phát hiện nhiều
vi phạm của Tòa án trong hoạt động xét xử sơ thẩm VAHS để ban hành kiến nghị,
kháng nghị nhằm bảo đảm pháp chế trong hoạt động xét xử sở thẩm VAHS, góp phần
bảo đảm việc xét xử đúng pháp luật, nghiêm minh, kịp thời. Tuy nhiên, thực tiễn kiểm
sát xét xử sơ thẩm VAHS tại Lào thời gian qua cho thấy, hoạt động kiểm sát xét xử sơ
thẩm còn bộc lộ nhiều hạn chế nhất là còn để xảy ra oan sai, hoặc bỏ lọt tội phạm...
Hạn chế này do nhiều nguyên nhân, trong đó có sự bất cập của các quy định pháp luật
về chức năng kiểm sát của VKSND, năng lực, kinh nghiệm và những điều kiện bảo
đảm cho việc thực hiện kiểm sát hoạt động xét xử sơ thẩm của VKSND. Điều này đã
làm giảm sút vai trò VKS trong hoạt động tố tụng, ảnh hƣởng đến hiệu quả đấu tranh,
phòng ngừa tội phạm.
Trƣớc yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng nhà nƣớc pháp quyền XHCN
tại Lào, yêu cầu của cải cách tƣ pháp, nhiều vấn đề lý luận và thực tiễn đang đặt ra đối
với việc cải cách, nâng cao vị trí, vai trò của VKSND, trong đó có chức năng kiểm sát
xét xử trong TTHS. Do đó, việc hoàn thiện các quy định về chức năng kiểm sát xét xử
sơ thẩm VAHS của VKSND tại Lào là một yêu cầu tất yếu khách quan.
Xuất phát từ những nhận thức đó, là một lƣu học sinh ngƣời Lào đang học tập,
nghiên cứu tại Việt Nam, tác giả cho rằng, việc nghiên cứu pháp luật TTHS nói chung,
pháp luật về kiểm sát xét xử sơ thẩm VAHS của Việt Nam nói riêng, sẽ góp phần tìm ra
các giải pháp hoàn thiện pháp luật TTHS Lào. Chính vì thế, tác giả đã lựa chọn đề tài


2

“Nhiệm vụ, quyền hạn của Viện kiểm sát khi kiểm sát xét xử sơ thẩm theo pháp luật tố
tụng hình sự Lào và Việt Nam dưới góc độ so sánh” làm đề tài Luận văn thạc sĩ luật học.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Nghiên cứu những vấn đề liên quan đến chức năng kiểm sát xét xử VAHS của
VKSND nói chung, nhiệm vụ, quyền hạn của VKSND khi kiểm sát xét xử sơ thẩm

VAHS đã đƣợc các nhà khoa học Lào và Việt Nam quan tâm nghiên cứu. Trong đó:
Tại Việt Nam, có thể kể đến các công trình nhƣ: Về sách, giáo trình: Lê Hữu
Thể - Đỗ Văn Đƣơng - Nguyễn Thị Thủy (đồng chủ biên, 2013), Những vấn đề lý luận
và thực tiễn cấp bách của việc đổi mới thủ tục TTHS đáp ứng yêu cầu cải cách tư
pháp, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội; Nguyễn Hoà Bình (chủ biên, 2016), Những
nội dung mới trong Bộ luật Tố tụng hình sự (BLTTHS) năm 2015, NXB Chính trị quốc
gia;... Về luận án, luận văn thạc sĩ: Nguyễn Thuỳ Linh (2012), Một số vấn đề lý luận
và thực tiễn về kiểm sát xét xử sơ thẩm VAHS của VKSND, Luận văn thạc sĩ, Khoa
Luật – Đại học Quốc gia Hà Nội; Nguyễn Thị Hƣờng (2014), Thực hành quyền công
tố, kiểm sát việc tuân theo pháp luật tại phiên toà sơ thẩm theo BLTTHS Việt Nam,
Luận văn thạc sĩ Luật học, Khoa Luật - Đại học Quốc gia Hà Nội; Nguyễn Tiến Đại
(2017), Nhiệm vụ, quyền hạn của VKS khi kiểm sát xét xử sơ thẩm VAHS trên địa bàn
thành phố Hà Nội, Luận văn thạc sĩ Luật học, Trƣờng Đại học Luật Hà Nội; Phạm Thu
Trang (2017), Quy định của pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam về kiểm sát xét xử sơ
thẩm vụ án hình sự và thực tiễn áp dụng trên địa bàn thành phố Hải Phòng, Luận văn
thạc sĩ Luật học, Trƣờng Đại học Luật Hà Nội;... Về các bài viết đăng trên tạp chí:
Nguyễn Đức Mai (2003), “Chức năng của VKS trong TTHS”, Tạp chí Kiểm sát, số 4;
Trịnh Duy Tám (2006), “Bàn về vai trò của KSV tại phiên tòa xét xử sơ thẩm VAHS”,
Tạp chí Nghề Luật, sổ 4; Nguyễn Tiến Sơn (2009), “Phân biệt thực hành quyền công
tố và kiểm sát các hoạt động tƣ pháp trong TTHS”, Tạp chí kiểm sát, (9); Phạm Văn
An (2011), “Công tác thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử hình sự tại phiên tòa
theo yêu cầu cải cách tƣ pháp”, Tạp chí kiểm sát, (7), tháng 4/2011;…
Tại Lào, vấn đề nhiệm vụ, quyền hạn của VKSND cũng đƣợc quan tâm nghiên
cứu, tuy vậy, chƣa có nhiều công trình nghiên cứu về hoạt động kiểm sát xét xử VAHS
của VKSND. Tuy vậy, cũng có một số công trình đáng chú ý nhƣ: Về sách, giáo trình:
Trƣờng Đại học Quốc gia Lào (2004), Giáo trình Luật TTHS Lào, NXB Tƣ pháp,
Viêng Chăn; Boun Thavy Lee (2003), Kinh nghiệm xây dựng pháp luật TTHS của một
số quốc gia ASEAN, NXB Quốc gia, Viêng Chăn; Phu Kham Lenin (2004), Quá trình



3

hình thành và phát triển của pháp luật TTHS Lào, NXB Quốc gia, Viêng Chăn; Toong
Kao Saynhachit (2008), Một số kiến nghị hoàn thiện pháp luật TTHS Lào về hoạt động
kiểm sát của VKSND Lào, NXB Tƣ pháp, Viêng Chăn; Soun Puoang Keoxaysit
(2014), Cải cách nền tư pháp Lào trong giai đoạn mới, NXB Quốc gia, Viêng Chăn...
Về luận án, luận văn thạc sĩ: Khamkeo Vongxi (2006), So sánh pháp luật TTHS Lào Thái Lan về chức năng, nhiệm vụ của VKS, Luận án tiến sĩ Luật học, Cao đẳng Luật
Miền Bắc Lào; Cha Khăm Bupha Livan (2005), Chức năng kiểm sát của VKSNDTC
Lào, Luận văn thạc sĩ Luật học, Khoa Luật, Đại học Quốc gia Lào; Uang Khaypakit
(2006), Một số vấn đề trong pháp luật TTHS Lào trong giai đoạn hiện nay, Luận văn
Thạc sĩ Luật học, Đại học Quốc gia Lào;… Về các bài viết đăng trên tạp chí: Xoom
Khay Phumavong (2010), “Chức năng của VKS trong TTHS”, Tạp chí Kiểm sát, (2);
Yoonxi Lang Sayket (2007), “Phân biệt thực hành quyền công tố và kiểm sát các hoạt
động tƣ pháp trong TTHS Lào”, Tạp chí Kiểm sát, (4);…
Nhìn chung, các công trình nghiên cứu khoa học, bài viết nêu trên đã nghiên
cứu về chức năng của VKSND nói chung, chức năng kiểm sát xét xử sơ thẩm VAHS
theo pháp luật TTHS Lào và Việt Nam, cung cấp các kiến thức quý báu cho tác giả khi
nghiên cứu về quy định của pháp luật mỗi nƣớc về vấn đề này. Tuy nhiên, chƣa có
công trình khoa học nào nghiên cứu toàn diện, đầy đủ, có hệ thống về nhiệm vụ, quyền
hạn của của VKS khi kiểm sát xét xử sơ thẩm VAHS theo pháp luật TTHS Lào và đặc
biệt chƣa có công trình nào nghiên cứu về vấn đề này dƣới góc độ luật học so sánh
giữa pháp luật Lào và pháp luật Việt Nam.
3. Đối tƣợng nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu của luận văn
* Đối tƣợng nghiên cứu:
Luận văn tập trung vào nghiên cứu một số vấn đề lý luận về nhiệm vụ, quyền
hạn của VKS khi kiểm sát xét xử sơ thẩm VAHS. Nghiên cứu quy định của pháp luật
TTHS Lào và Việt Nam hiện hành quy định về nhiệm vụ, quyền hạn của VKS khi
kiểm sát xét xử sơ thẩm VAHS. Nghiên cứu những điểm tƣơng đồng và khác biệt
trong quy định pháp luật TTHS Lào và Việt Nam hiện hành quy định về nhiệm vụ,
quyền hạn của VKS khi kiểm sát xét xử sơ thẩm VAHS.

* Phạm vi nghiên cứu:
Về phƣơng diện lý luận, phạm vi nghiên cứu của luận văn là những vấn đề lý
luận về nhiệm vụ, quyền hạn của VKS khi kiểm sát xét xử sơ thẩm VAHS.


4

Về phƣơng diện pháp luật, phạm vi nghiên cứu của luận văn là những quy định
của BLTTHS Lào năm 2012 và BLTTHS Việt Nam năm 2015 về nhiệm vụ, quyền hạn
của VKS khi kiểm sát xét xử sơ thẩm VAHS dƣới góc độ luật học so sánh để đúc rút
các bài học kinh nghiệm cho pháp luật Lào về vấn đề này.
4. Nhiệm vụ nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu toàn diện, có hệ thống những vấn đề lý luận và quy định
pháp luật TTHS Lào và Việt Nam về nhiệm vụ, quyền hạn của VKS khi kiểm sát xét
xử sơ thẩm VAHS; đánh giá có căn cứ và khoa học về những bài học kinh nghiệm cho
pháp luật TTHS Lào về nhiệm vụ, quyền hạn của VKS khi kiểm sát xét xử sơ thẩm
VAHS, luận văn hƣớng tới việc đƣa ra một số giải pháp nhằm hoàn thiện quy định của
pháp luật Lào về nhiệm vụ, quyền hạn của VKS và giải pháp nhằm nâng cao chất
lƣợng công tác kiểm sát xét xử sơ thẩm VAHS tại nƣớc CHDCND Lào.
5. Các câu hỏi nghiên cứu
Để thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu trên, luận văn phải trả lời đƣợc các câu hỏi
nghiên cứu sau:
(i) Khái niệm, đặc điểm, cơ sở và ý nghĩa của nhiệm vụ, quyền hạn của VKS
khi kiểm sát xét xử sơ thẩm VAHS?
(ii) Quá trình hình thành và phát triển quy định của pháp luật TTHS Lào và Việt
Nam về nhiệm vụ, quyền hạn của VKS khi kiểm sát xét xử sơ thẩm VAHS?
(iii) Quy định của pháp luật TTHS Lào và Việt Nam hiện hành về nhiệm vụ,
quyền hạn của VKS khi kiểm sát xét xử sơ thẩm VAHS. Những điểm hợp lý bất hợp
lý của pháp luật TTHS hiện hành?
(iv) Những điểm tƣơng đồng và khác biệt trong các quy định pháp luật TTHS

Lào và Việt Nam hiện hành về nhiệm vụ, quyền hạn của VKS khi kiểm sát xét xử sơ
thẩm VAHS?
(v) Những bài học kinh nghiệm rút ra cho pháp luật Lào từ việc so sánh pháp
luật TTHS Lào và Việt Nam hiện hành về nhiệm vụ, quyền hạn của VKS khi kiểm sát
xét xử sơ thẩm VAHS?
(vi) Các giải pháp hoàn thiện quy định của pháp luật Lào về nhiệm vụ, quyền
hạn của VKS và nâng cao chất lƣợng công tác kiểm sát xét xử sơ thẩm VAHS tại nƣớc
CHDCND Lào?
6. Các phƣơng pháp nghiên cứu áp dụng để thực hiện luận văn


5

Để nghiên cứu đề tài, tác giả dựa trên cơ sở phƣơng pháp luận của chủ nghĩa
duy vật biện chứng macxit và quan điểm, đƣờng lối, chính sách của Đảng Nhân dân
cách mạng (NDCM) Lào, Nhà nƣớc CHDCND Lào; quan điểm, đƣờng lối, chính sách
của Đảng Cộng sản Việt Nam và Nhà nƣớc Cộng hòa xã hội chủ nghĩa (CHXHCN)
Việt Nam về Nhà nƣớc và pháp luật, quan điểm của Đảng và Nhà nƣớc về xây dựng,
cải cách tƣ pháp trong thời kỳ đổi mới.
Từ phƣơng pháp luận trên, trong quá trình nghiên cứu đề tài, tác giả sử dụng kết
hợp các phƣơng pháp nghiên cứu cụ thể nhƣ: Phân tích; chứng minh; so sánh, diễn
giải, quy nạp; tổng hợp, phƣơng pháp lịch sử; thống kê v.v… Trong đó, nhấn mạnh
đến việc sử dụng phƣơng so sánh để tìm ra những điểm tƣơng đồng và khác biệt trong
quy định của pháp luật hiện hành hai nƣớc về nhiệm vụ, quyền hạn của VKS khi kiểm
sát xét xử sơ thẩm VAHS.
7. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận văn
Đóng góp của luận văn về mặt khoa học luật TTHS Việt Nam là góp phần làm
sáng tỏ cơ sở lý luận về nhiệm vụ, quyền hạn của VKSND khi kiểm sát xét xử sơ thẩm
VAHS. Đồng thời, đề xuất một số kiến nghị nhằm góp phần bảo đảm thực hiện nhiệm
vụ, quyền hạn của VKS khi kiểm sát xét xử sơ thẩm VAHS tại nƣớc CHDCND Lào.

Các kết quả nghiên cứu của luận văn có thể đƣợc sử dụng làm tài liệu tham
khảo cho các nhà nghiên cứu, các giảng viên trong công tác nghiên cứu và giảng dạy
về nhiệm vụ, quyền hạn của VKS khi kiểm sát xét xử sơ thẩm VAHS ở các cơ sở
nghiên cứu, đào tạo có liên quan ở Lào, cũng nhƣ ở Việt Nam.
8. Bố cục của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, nội dung chính của
luận văn gồm có 3 chƣơng sau:
Chương 1: Một số vấn đề chung về nhiệm vụ, quyền hạn của Viện kiểm sát khi
kiểm sát xét xử sơ thẩm.
Chương 2: Pháp luật Tố tụng hình sự của Lào và Việt Nam về nhiệm vụ, quyền
hạn của Viện kiểm sát khi kiểm sát xét xử sơ thẩm dưới góc độ so sánh.
Chương 3: Phương hướng, giải pháp hoàn thiện pháp luật Tố tụng hình sự của
Lào về nhiệm vụ, quyền hạn của Viện kiểm sát khi kiểm sát xét xử sơ thẩm thông qua
những kinh nghiệm Việt Nam.


6

CHƢƠNG 1
MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN CỦA
VIỆN KIỂM SÁT KHI KIỂM SÁT XÉT XỬ SƠ THẨM
1.1. Những vấn đề chung về nhiệm vụ, quyền hạn của Viện kiểm sát khi
kiểm sát xét xử sơ thẩm vụ án hình sự
1.1.1. Vị trí, vai trò của Viện kiểm sát trong giai đoạn xét xử sơ thẩm vụ án
hình sự
Nhà nƣớc CHXHCN Việt Nam và Nhà nƣớc CHDCND Lào là các nhà nƣớc
kiểu mới, nhà nƣớc của nhân dân, do nhân dân, và vì nhân dân. Với bản chất nhà nƣớc
XHCN, nguyên tắc cơ bản trong tổ chức và hoạt động là quyền lực nhà nƣớc là thống
nhất và tất cả quyền lực thuộc về nhân dân. Từ bản chất của hai nhà nƣớc, tổ chức theo
nguyên tắc tập quyền, khác với nguyên tắc phân quyền trong nhà nƣớc tƣ bản. Do vậy,

nhân dân thực hiện quyền lực của mình thông qua cơ quan đại diện cao nhất của nhân
dân, do nhân dân bầu ra, do vậy Quốc hội là cơ quan quyền lực cao nhất. Song, Quốc
hội không thể nắm giữ và làm tất cả các quyền lực đó mà có sự phân công, phân nhiệm
rạch rồi giữa các cơ quan nhà nƣớc trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp
và tƣ pháp. Xuất phát từ bản chất và đặc điểm cơ bản nhất của hai nhà nƣớc, phải đảm
bảo nguyên tắc tập trung thống nhất quyền lực, kết hợp với nguyên tắc tập trung dân
chủ để phân công, phân nhiệm cho từng cơ quan trong bộ máy nhà nƣớc nhằm đảm
bảo tính tập trung nhƣng cũng phát huy tính tự chủ để thực hiện tốt quyền lực của nhân
dân. Trong đó, VKSND là một trong bốn hệ thống cơ quan nhà nƣớc do Quốc hội bầu
ra, thuộc hệ thống các cơ quan tƣ pháp và là một thiết chế đặc thù trong tổ chức bộ
máy nhà nƣớc XHCN.
Điều 99 Hiến pháp Lào năm 2015 và Điều 107 Hiến pháp Việt Nam 2013 quy
định rằng: “VKSND thực hành quyền công tố, kiểm sát hoạt động tư pháp”. Trong đó,
kiểm sát hoạt động tƣ pháp là hoạt động của VKSND để kiểm sát tính hợp pháp của
các hành vi, quyết định của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong hoạt động tƣ pháp, đƣợc
thực hiện ngay từ khi tiếp nhận và giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị
khởi tố và trong suốt quá trình giải quyết VAHS; trong việc giải quyết vụ án hành
chính, vụ việc dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thƣơng mại, lao động; việc


7

thi hành án, việc giải quyết khiếu nại, tố cáo trong hoạt động tƣ pháp; các hoạt động tƣ
pháp khác theo quy định của pháp luật1.
Giải quyết VAHS là một quá trình phức tạp. Từ khi phát hiện dấu hiệu của tội
phạm đến khi ngƣời thực hiện hành vi phạm tội phải chịu hình phạt, vụ án phải trải
qua nhiều giai đoạn. Giai đoạn TTHS là những bƣớc của quá trình TTHS, tƣơng ứng
với chức năng nhất định trong hoạt động tƣ pháp hình sự của từng loại chủ thể tiến
hành tố tụng có thẩm quyền nhằm thực hiện các nhiệm vụ cụ thể do luật định, có thời
điểm bắt đầu và thời điểm kết thúc để giải quyết VAHS một cách công minh và khách

quan, có căn cứ và đúng pháp luật, góp phần củng cổ pháp chế và trật tự pháp luật, bảo
vệ vững chắc các quyền hợp pháp của công dân trong lĩnh vực tƣ pháp hình sự2. Sự
phân chia các giai đoạn tố tụng này gắn liền với trách nhiệm của các cơ quan tiến hành
tố tụng. Các giai đoạn của hoạt động tố tụng độc lập với nhau nhƣng lại có mối quan
hệ khăng khít với nhau. Giai đoạn trƣớc là tiền đề cho giai đoạn sau, giai đoạn sau
kiểm tra giai đoạn trƣớc, tạo thành hệ thống hoạt động thống nhất hƣớng tới giải quyết
vụ án khách quan, toàn diện, đúng pháp luật.
Trong đó, xét xử sơ thẩm VAHS có vị trí, vai trò quan trọng nhất, không chi
trong giai đoạn xét xử mà còn trong cả quá trình giải quyết VAHS. “Các giai đoạn tố
tụng trước đó, chỉ là quá trình chuẩn bị điều kiện cho xét xử sơ thẩm Các giai đoạn
sau xét xử sơ thẩm là kiểm tra tính hợp pháp và tính có căn cứ của nó, khắc phục
những thiếu sót, sai lầm nếu có và đưa các quyết định, bản án sơ thẩm đã có hiệu lực
pháp luật ra thi hành”3. Giai đoạn xét xử sơ thẩm VAHS bắt đầu kể từ thời điểm Toà
án cấp sơ thẩm nhận đƣợc hồ sơ vụ án cùng với cáo trạng (hoặc quyết định truy tố)
truy tố bị can trƣớc Toà án, do VKS cùng cấp chuyển đến và kết thúc bằng một bản án,
quyết định giải quyết vụ án có hiệu lực pháp luật của Toà án cấp sơ thẩm. Tại phiên
toà xét xử sơ thẩm VAHS, trên cơ sở những chứng cứ đã đƣợc kiểm tra công khai,
khách quan, Toà án cấp sơ thẩm ra bản án xác định bị cáo có tội hay không có tội. Nếu
bị cáo có tội thì đó là tội gì, quy định tại điều khoản nào của Bộ luật Hình sự (BLHS).
Ngoài việc ra bản án, Toà án cấp sơ thẩm còn có thẩm quyền ra các quyết định cần
thiết khác nhằm giải quyết VAHS.

1

Khoản 1 Điều 4 Luật Tổ chức Viện kiểm sát nhân dân năm 2014 của nƣớc CHXHCN Việt Nam.
Lê Văn Cảm (2004), “Một số vấn đề lý luận chung về các giai đoạn tố tụng", Tạp chi kiểm sát, (02), tr. 26.
3
Nguyễn Tuấn Anh (2015), Kiểm sát hoạt động xét xử sơ thẩm vụ án hình sự (Trên cơ sở nghiên cứu thực tiễn
địa bàn tỉnh Hòa Bình), Luật văn thạc sĩ Luật học, Khoa Luật – Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội, tr. 15.
2



8

Vị trí, vai trò của VKS trong tố tụng rất quan trọng và đƣợc thể hiện nhiều nhất
tại giai đoạn xét xử sơ thẩm VAHS - giai đoạn trung tâm của TTHS. Trong đó, phiên
toà hình sự sơ thẩm là nơi các bên thực hiện chức năng tố tụng của mình theo quy định
của pháp luật một cách công khai và đầy đủ nhất. Tại đây, KSV là ngƣời đại diện cho
VKS, thực hành quyền công tố và kiểm sát các hoạt động tƣ pháp, thực hiện chức năng
buộc tội bị cáo tại phiên tòa4. Còn bị cáo và ngƣời bào chữa của mình thực hiện chức
năng gỡ tội cũng nhƣ bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của bị cáo. Còn Tòa án,
với chức năng xét xử của mình, là ngƣời sẽ ra phán quyết cuối cùng để kết luận bị cáo
có phạm tội hay không cũng nhƣ xem xét tất cả các vấn đề có liên quan để đảm bảo
giải quyết vụ án một cách khách quan, toàn diện và đầy đủ.
Vị trí của VKS đƣợc thể hiện tập trung và rõ nét nhất trong giai đoạn này. Bởi
lẽ, với tƣ cách là cơ quan có trách nhiệm thực hành quyền công tố - tức là thực hiện
các quyền năng pháp lý đƣợc nhà nƣớc trao, cùng với việc đã thực hiện việc kiểm sát
điều tra trƣớc đó, VKS có trách nhiệm có mặt tại phiên tòa hình sự sơ thẩm để thay
mặt nhà nƣớc tiến hành buộc tội đối với bị cáo, là một trong những căn cứ làm phát
sinh quyền xét xử của tòa án cũng nhƣ bắt đầu quá trình áp dụng trách nhiệm hình sự
đối với ngƣời phạm tội khi bản án đã tuyên của tòa án có hiệu lực pháp luật thi hành.
Hơn nữa, ngoài chức năng thực hành quyền công tố, VKS còn có trách nhiệm “kiểm
sát các hoạt động tư pháp” mà một trong những đối tƣợng của hoạt động kiểm sát các
hoạt động tƣ pháp chính là hoạt động xét xử của tòa án - nói các khác, đó chính là hoạt
động chấp hành pháp luật TTHS của những ngƣời tiến hành tố tụng5.
Vị trí đó đƣợc thể hiện ở những khía cạnh sau:
- Là cơ quan thực hành quyền công tố và bằng quyết định truy tố của mình làm
phát sinh hoạt động xét xử của Tòa án, nên VKS có vị trí không thể thiếu trong giai
đoạn xét xử hình sự.
- Là cơ quan buộc tội, nên VKS phải kiểm tra lại các tài liệu, chứng cứ mà Cơ

quan điều tra đã thu thập, tranh tụng với bên gỡ tội (bị cáo, ngƣời bào chữa), đƣa ra
các căn cứ, luận điểm để chứng minh, bảo vệ quan điểm buộc tội đối với bị cáo trƣớc
Tòa án.

4

Xoom Khay Phumavong (2010), “Chức năng của Viện kiểm sát trong tố tụng hình sự”, Tạp chí Kiểm sát, (2),
tr. 3-7.
5
Yoonxi Lang Sayket (2007), “Phân biệt thực hành quyền công tố và kiểm sát các hoạt động tƣ pháp trong tố
tụng hình sự Lào”, Tạp chí Kiểm sát, (4), tr. 4-6.


9

Từ những phân tích ở trên, có thể thấy vị trí của VKS trong giai đoạn xét xử sơ
thẩm VAHS nhƣ sau:
Viện kiểm sát nhân dân là cơ quan nhà nước được Quốc hội thành lập và chịu
trách nhiệm báo cáo công tác trước Quốc hội, là một trong những cơ quan tiến hành
tố tụng, có trách nhiệm thực hành quyền công tố trong TTHS, quyết định việc truy tố
người phạm tội ra trước tòa án và kiểm sát hoạt động xét xử của tòa án, nhằm đảm
bảo mọi hành vi phạm tội đều phải được xử lý kịp thời, việc khởi tố, điều tra, truy tố,
xét xử đúng người, đúng tội, đúng pháp luật, không để lọt tội phạm và người phạm tội,
không làm oan người vô tội.
Chính từ vị trí của VKS trong bộ máy nhà nƣớc nói chung, cũng nhƣ trong
TTHS nói riêng, mà cụ thể ở đây là tại giai đoạn xét xử sơ thẩm VAHS, đã quyết định
đến vai trò của VKS quá trình thực hiện quyền lực nhà nƣớc nói chung cũng nhƣ thực
hành quyền công tố và kiểm sát các hoạt động tƣ pháp trong giai đoạn xét xử sơ thẩm
VAHS nói riêng. Nói đến vai trò của VKS trong giai đoạn xét xử sơ thẩm VAHS là
muốn nói đến tổng hợp các quy định, những hoạt động, quyền và trách nhiệm của

VKS trong giai đoạn xét xử sơ thẩm VAHS, các quy định, những hoạt động, quyền và
trách nhiệm này gắn liền với vị trí của VKS trong TTHS.
Và với vị trí là một trong những cơ quan tiến hành tố tụng, có trách nhiệm thực
hành quyền công tố trong TTHS, quyết định việc truy tố ngƣời phạm tội ra trƣớc Tòa
án và kiểm sát hoạt động xét xử của tòa án, nhằm đảm bảo mọi hành vi phạm tội đều
phải đƣợc xử lý kịp thời, việc khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử đúng ngƣời, đúng tội,
đúng pháp luật, không để lọt tội phạm và ngƣời phạm tội, không làm oan ngƣời vô tội,
chúng ta có thể thấy VKS có một vai trò rất quan trọng trong giai đoạn xét xử sơ thẩm
VAHS, cụ thể nhƣ sau:
- Cùng với các cơ quan bảo vệ pháp luật khác, VKS có trách nhiệm đấu tranh,
xử lý tội phạm, “bảo đảm mọi hành vi phạm tội đều phải được xử lý kịp thời; việc khởi
tố, điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án đúng người, đúng tội, đúng pháp luật, không để
lọt tội phạm và người phạm tội, không làm oan người vô tội”. Đồng thời, thông qua
các hoạt động nghiệp vụ của mình, VKS cũng có trách nhiệm kịp thời phát hiện ra các
nguyên nhân, điều kiện của tội phạm, qua đó kiến nghị với các cơ quan nhà nƣớc có
liên quan triệt tiêu các nguyên nhân, điều kiện của tội phạm. Đây cũng chính là một
trong các nội dung của công tác phòng ngừa tội phạm.


10

- Thông qua các hoạt động chỉ đạo, giám sát điều tra; truy tố và buộc tội đối với
bị cáo tại phiên tòa, hoạt động của VKS góp phần bảo vệ pháp chế, bảo vệ các quyền
và lợi ích hợp pháp của công dân, qua đó tăng cƣờng ổn định trật tự xã hội. Bởi lẽ, chỉ
trên cơ sở các hành vi vi phạm và tội phạm đƣợc phát hiện kịp thời, xử lý nhanh chóng
và nghiêm minh, trật tự của luật pháp đƣợc đảm bảo, quyền con ngƣời đƣợc bảo vệ thì
xã hội mới có thể ổn định và phát triển đƣợc.
- Bằng các hoạt động thực hiện chức năng của mình, VKS góp phần bảo vệ
quyền con ngƣời, đặc biệt là các quyền hợp pháp của bị can, bị cáo không bị pháp luật
tƣớc bỏ. Bởi lẽ, mặc dù bị can, bị cáo là những ngƣời đã thực hiện hành vi phạm tội và

bị truy cứu trách nhiệm hình sự, có thể họ bị hạn chế một số quyền công dân (nhƣ
quyền tự do đi lại, quyền bầu cử...) nhƣng các quyền hợp pháp khác của họ, không bị
pháp luật tƣớc bỏ (quyền bào chữa, quyền không buộc phải chứng minh là mình vô tội
...) phải đƣợc tôn trọng và VKS là thiết chế góp phần bảo đảm cho các quyền này đƣợc
thực hiện6.
- Thông qua hoạt động truy cứu trách nhiệm hình sự đối với ngƣời nƣớc ngoài
phạm tội trên lãnh thổ Lào/Việt Nam, đối với ngƣời Lào/Việt Nam phạm tội ở nƣớc
ngoài, cũng nhƣ đối với các tổ chức tội phạm hoạt động phạm tội xuyên quốc gia, hoạt
động của VKS góp phần thực hiện công tác tƣơng trợ tƣ pháp về hình sự; tăng cƣờng
sự phối giữa các cơ quan có trách nhiệm đấu tranh, phòng chống tội phạm của các
quốc gia, qua đó góp phần thúc đẩy công tác đấu tranh, phòng chống tội phạm xuyên
quốc gia, tăng cƣờng hợp tác quốc tế trong lĩnh vực phòng chống tội phạm.
- Thông qua các hoạt động tiễn nhằm thực hiện chức năng của mình, VKS góp
phần vào công tác xây dựng và hoàn thiện pháp luật, nhất là pháp luật TTHS và Luật
tổ chức VKSND.
Nhƣ vậy, có thể thấy vai trò của VKS trong giai đoạn xét xử sơ thẩm VAHS là
một trong những công cụ hữu hiệu để bảo vệ pháp luật và pháp chế XHCN, đấu tranh
có hiệu quả với các loại tội phạm và vi phạm pháp luật, góp phần bảo vệ công lý cũng
nhƣ các quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, giữ vững an ninh chính trị và trật tự
an toàn xã hội, tạo môi trƣờng ổn định cho sự phát triển kinh tế cũng nhƣ xây dựng,
bảo vệ tổ quốc XHCN và tăng cƣờng hợp tác quốc tế.

6

Vụ Tuyên truyền pháp luật - Bộ Tƣ pháp Lào (2007), Quyền bình đẳng trước pháp luật của công dân Lào,
Viêng Chăn, tr.15.


11


1.1.2. Khái niệm về nhiệm vụ, quyền hạn của Viện kiểm sát khi kiểm sát xét
xử sơ thẩm vụ án hình sự
1.1.2.1. Khái niệm kiểm sát xét xử sơ thẩm vụ án hình sự
Để tìm hiểu khái niệm “kiểm sát xét xử sơ thẩm VAHS”, trƣớc hết cần phải hiểu
“xét xử sơ thẩm VAHS” là gì?
Hiện nay, có nhiều cách tiếp cận khác nhau trong định nghĩa về khái niệm “xét
xử sơ thẩm VAHS”. Theo Từ điển Luật học, “xét xử sơ thẩm là một từ Hán Việt, có
nghĩa là lần đầu tiên đưa vụ án ra xét xử tại một Tòa án có thẩm quyền”7. Đây là khái
niệm mang tính khái quát chung để chỉ tất cả việc xét xử sơ thẩm các VAHS, dân sự,
hành chính,... Tuy nhiên, định nghĩa này còn sơ sài, chƣa làm rõ đƣợc đầy đủ nội
dung, mục đích của việc xét xử sơ thẩm VAHS. Trong khi đó, Giáo trình Luật TTHS
của Đại học Quốc gia Lào lại định nghĩa “Xét xử sơ thẩm VAHS” là “một giai đoạn
TTHS, trong đó Tòa án có thẩm quyền thay mặt Nhà nước tiến hành việc xét xử lần
đầu, toàn diện, tổng thể VAHS trên cơ sở bản cáo trạng của VKS, Tòa án sẽ xem xét
đánh giá chứng cứ dựa trên kết quả tranh tụng tại phiên tòa làm sở để ra các phán
quyết công minh, có căn cứ và đúng pháp luật bằng bản án và quyết định của mình”8.
Định nghĩa này đã xác định xét xử sơ thẩm VAHS là giai đoạn của TTHS và chỉ ra
đƣợc nội dung, mục đích của việc xét xử sơ thẩm VAHS. Tuy nhiên, định nghĩa này
xác định xét xử sơ thẩm VAHS là việc “xét xử lần đầu” là chƣa thực sự chính xác.
Bởi, không phải mọi trƣờng hợp xét xử sơ thẩm VAHS đều là xét xử lần đầu. Trong
trƣờng hợp Tòa án có thẩm quyền xem xét ra quyết định hủy bản án để điều tra lại
hoặc xét xử sơ thẩm lại thì việc xét xử sơ thẩm lại không phải là xét xử lần thứ nhất.
Còn theo Giáo trình Luật TTHS Việt Nam của Trƣờng Đại học Luật Hà Nội, “Xét xử
sơ thẩm VAHS” đƣợc hiểu là “giai đoạn của TTHS trong đó toà án có thẩm quyền tiến
hành xem xét, giải quyết vụ án, ra bản án, quyết định tố tụng theo quy định của pháp
luật”9. Định nghĩa này đã xác định đƣợc xét xử sơ thẩm là một giai đoạn TTHS. Tuy
nhiên, định nghĩa này mới chỉ xem xét hình thức của việc xét xử sơ thẩm VAHS để
giải quyết vụ án, ra bản án, quyết định tố tụng theo quy định của pháp luật mà chƣa
làm rõ dƣợc những nội dung của việc giải quyết vụ án, ra bản án, quyết định tố tụng.


7

Viện khoa học pháp lý - Bộ tƣ pháp (2006), Từ điển Luật học, NXB Từ điển Bách khoa - NXB Tƣ pháp, Hà
Nội, tr. 870.
8
Đại học Quốc gia Lào (2004), Giáo trình Luật Tố tụng hình sự Lào, NXB Tƣ pháp, Viêng Chăn, tr. 359.
9
Trƣờng Đại học Luật Hà Nội (2013), Giáo trình Luật Tố tụng hình sự Việt Nam, NXB Công an nhân dân, Hà
Nội, tr. 345.


12

Từ các khái niệm trên, có thể hiểu: Xét xử sơ thẩm VAHS là hoạt động nhà
nước do Tòa án thực hiện ở cấp xét xử thứ nhất nhằm xem xét, đánh giá toàn diện các
chứng cứ, các tài liệu của VAHS, trên cơ sở đó ra bản án, quyết định để xác định có
hành vi phạm tội hay không, người thực hiện hành vi phạm tội, hình phạt được áp
dụng đối với người đã thực hiện hành vi phạm tội và giải quyết các vấn đề khác có
liên quan trong VAHS.10
Cũng nhƣ khái niệm “xét xử sơ thẩm VAHS”, khoa học luật TTHS Lào và Việt
Nam hiện nay có nhiều cách tiếp cận và định nghĩa về khái niệm “kiểm sát xét xử sơ
thẩm VAHS”. Để đƣa ra khái niệm về “kiểm sát xét xử sơ thẩm VAHS”, chúng ta cần
hiểu các nội hàm của nó. “Kiểm sát” theo định nghĩa của Từ điển Tiếng Việt, là “kiểm
tra, giám sát việc chấp hành pháp luật của Nhà nước”11. Theo đó, nội dung của khái
niệm “kiểm sát” là hoạt động kiểm tra, giám sát, với đối tƣợng kiểm tra, giám sát là
việc chấp hành pháp luật của Nhà nƣớc. Nhƣng khái niệm nêu trên còn chung chung,
chƣa chỉ ra đƣợc chủ thể của hoạt động kiểm sát.
Để đƣa ra đƣợc khái niệm vụ thể về “kiểm sát xét xử sơ thẩm VAHS”, chúng ta
cần xem xét các thành tố sau:
Thứ nhất, về chủ thể của hoạt động kiểm sát xét xử sơ thẩm VAHS.

Pháp luật TTHS hiện hành Lào và Việt Nam quy định VKS là cơ quan thực
hiện chức năng thực hành quyền công tố, kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong
TTHS nhằm bảo đảm mọi hành vi phạm tội đều phải đƣợc xử lý kịp thời; việc khởi tố,
điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án đúng ngƣời, đúng tội, đúng pháp luật, không để lọt
tội phạm và ngƣời phạm tội, không làm oan ngƣời vô tội. Nhƣ vậy, trƣớc hết cần
khẳng định “kiểm sát” là một loại quyền lực của Nhà nƣớc, do VKS thực hiện với đối
tƣợng kiểm tra, giám sát là việc chấp hành pháp luật của Nhà nƣớc nói chung và của
các cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng ngƣời có thẩm quyền tiến hành tố tụng,
ngƣời tham gia tố tụng trong lĩnh vực TTHS nói riêng.
Tuy nhiên, hoạt động “kiểm tra, giám sát việc chấp hành pháp luật của Nhà
nước” trong TTHS không chỉ có VKS, mà còn có các chủ thể khác nhƣ: ngƣời tham
gia tố tụng, các cơ quan, tổ chức, đại biểu dân cử, cá nhân công dân và toàn thể xã hội
nói chung. Quyền “kiểm tra, giám sát việc chấp hành pháp luật của Nhà nước” trong
TTHS của các chủ thể khác xuất phát từ những nguyên tắc cơ bản của Hiến pháp và
10

Võ Thị Kim Oanh (2011), Xét xử sơ thẩm trong Tố tụng hình sự Việt Nam, NXB Đại học Quốc gia thành phố
Hồ Chí Minh, TP. Hồ Chí Minh, tr. 8.
11
Viện ngôn ngữ học (2003), Từ điển tiếng Việt, NXB Đà Nẵng, Đà Nẵng, tr. 523.


13

pháp luật về tổ chức bộ máy Nhà nƣớc và quyền công dân. Đối với những chủ thể này,
kiểm tra, giám sát hoạt động của cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng, ngƣời có
thẩm quyền tiến hành tố tụng không phải là chức năng hoạt động giống nhƣ VKS, mà
là các quyền, nghĩa vụ phái sinh từ chức năng hoạt động hay các quyền, các hoạt động
mang tính tự nguyện nhằm hƣớng tới việc phát hiện kịp thời vi phạm pháp luật và loại
trừ việc vi phạm pháp luật của những cơ quan hoặc cá nhân trong TTHS. Tuy nhiên,

các hoạt động trên không thể coi là hoạt động kiểm sát việc tuân theo pháp luật (hoạt
động mang tính quyền lực Nhà nƣớc) trong TTHS, mà chỉ là các hoạt động giám sát
việc tuân theo pháp luật trong TTHS. Sự khác nhau giữa hoạt động kiểm sát của VKS
và hoạt động giám sát của các chủ thể khác chính là hình thức thực hiện các quyền
năng mà pháp luật TTHS cho phép (tính đƣợc bảo đảm bằng quyền lực Nhà nƣớc).
Chính điều này làm cho hoạt động giám sát của các chủ thể khác không thể hiện đƣợc
tính ƣu việt giống nhƣ hoạt động “kiểm sát” của VKS. Tuy nhiên, xuất phát từ ý nghĩa
đặc biệt quan trọng của hoạt động giám sát của các chủ thể khác, có thể coi đây là các
thiết chế bổ trợ cho hoạt động kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong TTHS nói chung
và trong giai đoạn xét xử sơ thẩm VAHS nói riêng.
Ngoài ra, xuất phát từ đặc thù của mối quan hệ phối hợp - chế ƣớc trong quá
trình giải quyết VAHS, các cơ quan tiến hành tố tụng có vai trò giám sát lẫn nhau. Cụ
thể, trong giai đoạn xét xử sơ thẩm, Tòa án có thể phát hiện và kiến nghị xử lý các
quyết định, hành vi tố tụng của Cơ quan điều tra và VKS nếu thấy có vi phạm pháp
luật và ngƣợc lại. Đây cũng là một thiết chế bổ trợ cho hoạt động kiểm sát việc tuân
theo pháp luật trong TTHS nói chung và trong xét xử sơ thẩm nói riêng.
Thứ hai, về đối tượng của hoạt động kiểm sát xét xử sơ thẩm VAHS.
Hiện nay, trong các văn bản pháp luật hiện hành xuất hiện hai thuật ngữ “kiểm
sát hoạt động tư pháp” (theo Hiến pháp và Luật tổ chức VKSND hiện hành) và “kiểm
sát việc tuân theo pháp luật” (theo BLTTHS hiện hành) để cùng nói về chức năng
kiểm sát của VKSND trong lĩnh vực TTHS. Trong đó, “Kiểm sát hoạt động tư pháp”
đƣợc định nghĩa trong Từ điển Luật học, là “kiểm tra, giám sát, xem xét, theo dõi việc
tuân theo pháp luật đối với hoạt động điều tra, truy tố, xét xứ, thi hành án, giam giữ,
cải tạo của các cơ quan tiến hành tố tụng và giải quyết các hành vi phạm pháp, kiện
tụng trong nhân dân nhằm bảo đảm cho pháp luật được chấp hành nghiêm chỉnh và


14

thống nhất”12. Theo định nghĩa này thì đối tƣợng của kiểm sát hoạt động tƣ pháp trong

lĩnh vực TTHS là hoạt động của các cơ quan tiến hành tố tụng trong lĩnh vực TTHS.
Còn theo quy định của pháp luật TTHS hiện hành thì hoạt động kiểm sát việc
tuân theo pháp luật trong TTHS của VKS nhằm kịp thời phát hiện vi phạm pháp luật
bảo đảm mọi hành vi phạm tội, ngƣời phạm tội, pháp nhân phạm tội, vi phạm pháp luật
đều phải đƣợc phát hiện và xử lý kịp thời, nghiêm minh, việc khởi tố, điều tra, truy tố,
xét xử, thi hành án đúng ngƣời, đúng tội, đúng pháp luật, không để lọt tội phạm và
ngƣời phạm tội, pháp nhân phạm tội, không làm oan ngƣời vô tội (Điều 20 BLTTHS
Việt Nam năm 2015). Theo quy định này, đối tƣợng của hoạt động kiểm sát việc tuân
theo pháp luật trong TTHS không chỉ là hoạt động của các cơ quan tiến hành tố tụng, mà
còn bao gồm hoạt động của ngƣời tiến hành tố tụng và ngƣời tham gia tố tụng.
Do đó, “khái niệm kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong tố tụng hình rộng
hơn khái niệm kiểm sát hoạt động tư pháp trong TTHS”13. Theo quy định của pháp luật
TTHS hiện nay, khái niệm “kiểm sát xét xử sơ thẩm VAHS” cần đƣợc hiểu là “kiểm sát
việc tuân theo pháp luật trong giai đoạn xét xử sơ thẩm VAHS”.
Về thuật ngữ “tuân theo pháp luật” trong “kiểm sát việc tuân theo pháp trong
giai đoạn xét xử sơ thẩm VAHS” cũng cần đƣợc hiểu thống nhất là một thuật ngữ pháp
lý thống nhất mang tính chỉnh thể để chỉ một trong bốn hình thức thực hiện pháp luật.
Theo lý luận chung về pháp luật, bốn hình thức thực hiện pháp luật gồm: Tuân thủ
pháp luật (tuân theo pháp luật) là hình thức thực hiện pháp luật, trong đó các chủ thể
pháp luật kiềm chế, không tiến hành những hoạt động mà pháp luật cấm. Các quy
phạm pháp luật cấm đƣợc thực hiện ở hình thức này; Thi hành (chấp hành) pháp luật là
hình thức thực hiện pháp luật, trong đó các chủ thể pháp luật thực hiện nghĩa vụ pháp
lí của mình bằng hành động tích cực; Sử dụng pháp luật là hình thức thực hiện pháp
luật, trong đó các chủ thể pháp luật thực hiện quyền, tự do pháp lí của mình (những
hành vi mà pháp luật cho phép chủ thể tiến hành); Áp dụng pháp luật là hình thức thực
hiện pháp luật, trong đó nhà nƣớc thông qua các cơ quan nhà nƣớc hoặc nhà chức
trách có thẩm quyền tổ chức cho các chủ thể pháp luật thực hiện những quy định của

12


Viện khoa học pháp lý - Bộ tƣ pháp (2006), Từ điển luật học, NXB Từ điển Bách khoa - NXB Tƣ pháp, Hà
Nội, tr. 441.
13
Nguyễn Thuỳ Linh (2012), Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về kiểm sát xét xử sơ thấm vụ án hình sự của
Viện kiểm sát nhân dân, Luận văn thạc sĩ Luật học, Khoa Luật – Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội, tr. 10.


15

pháp luật hoặc tự mình căn cứ vào các quy định của pháp luật để tạo ra các quyết định
làm phát sinh, thay đổi, đình chỉ hoặc chấm dứt những quan hệ pháp luật cụ thể14.
Nhƣ vậy “tuân theo pháp luật” chỉ là một hình thức thực hiện pháp luật ở mức
độ tự giác thấp. Nếu hiểu “tuân theo pháp luật” trong khái niệm “kiểm sát việc luân
theo pháp luật trong giai đoạn xét xử sơ thẩm” nhƣ trên thì nội hàm của thuật ngữ
“kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong giai đoạn xét xử sơ thẩm” sẽ bị thu hẹp lại
đáng kể. Trong khi đó, pháp luật thực định cho thấy đối tƣợng của “kiểm sát việc tuân
theo pháp luật trong giai đoạn xét xử sơ thẩm” không chỉ có hoạt động tuân theo pháp
luật ở mức độ tự giác thấp mà còn có những hoạt động thực hiện pháp luật ở mức độ
cao hơn và những hoạt động này chiếm tỉ lệ đa số. Đó là những hoạt động áp dụng
pháp luật, sử dụng pháp luật của các cơ quan tiến hành tố tụng và ngƣời tiến hành tố
tụng trong giai đoạn xét xử sơ thẩm VAHS. Việc “tuân theo pháp luật trong giai đoạn
xét xử sơ thẩm” ở góc độ thực tế phải bao hàm tất cả các hình thực thực hiện pháp luật
nêu trên.
Bởi vậy, đối tƣợng của hoạt động kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong giai
đoạn xét xử sơ thẩm VAHS là hoạt động thực hiện pháp luật của cơ quan tiến hành tố
tụng là Tòa án cấp sơ thẩm; ngƣời tiến hành tố tụng bao gồm: Thẩm phán, Hội thẩm,
Thƣ ký tòa án; ngƣời tham gia tố tụng bao gồm: bị cáo, ngƣời bào chữa, ngƣời bị hại,
nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, ngƣời có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án và
những ngƣời đại diện hợp pháp của họ, ngƣời làm chứng, ngƣời giảm định, ngƣời
phiên dịch... trong quá trình giải quyết vụ án tại giai đoạn xét xử sơ thẩm VAHS.

Thứ ba, về phạm vi và mục đích của hoạt động kiểm sát xét xử sơ thẩm.
Hoạt động kiểm sát xét xử sơ thẩm VAHS đƣợc thực hiện xuyên suốt giai đoạn
xét xử sơ thẩm. Bởi vậy, phạm vi của hoạt động kiểm sát xét xử sơ thẩm VAHS đƣợc
bắt đầu kể từ khi giai đoạn xét xử sơ thẩm VAHS bắt đầu và kết thúc tại thời điểm giai
đoạn xét xử sơ thẩm kết thúc. Nói cách khác, phạm vi của hoạt động kiểm sát việc
tuân theo pháp luật trong TTHS đƣợc bắt đầu kể từ thời điểm Tòa án thụ lý hồ sơ vụ
án cùng với cáo trạng (hoặc quyết định truy tố) của VKS đề nghị truy tố bị can, kết
thúc khi bản án, quyết định giải quyết vụ án của Tòa án cấp sơ thẩm có hiệu lực pháp
luật. Mục đích của hoạt động kiểm sát xét xử sơ thẩm VAHS là nhằm bảo đảm việc
xét xử đúng pháp luật, nghiêm minh, kịp thời.

14

Trƣờng Đại học Luật Hà Nội (2012), Giáo trình lý luận nhà nước và pháp luật, NXB Công an nhân dân, Hà
Nôi, tr. 183-184.


16

Thứ tư, về nội dung của hoạt động kiểm sát xét xử sơ thẩm VAHS.
Nội dung của hoạt động kiểm sát xét xử sơ thẩm VAHS là tổng hợp những
nhiệm vụ, quyền hạn mà pháp luật TTHS quy định và VKS phải thực hiện khi kiểm sát
xét xử sƣ thẩm VAHS. Các nhiệm vụ, quyền hạn này bao gồm: kiểm sát căn cứ, thẩm
quyền, trình tự, thủ tục áp dụng các thủ tục tố tụng trong các bƣớc giải quyết vụ án ở
giai đoạn xét xử sơ thấm; kiểm sát việc áp dụng, thay đổi, huỷ bỏ biện pháp ngăn
chặn; kiểm sát việc ra các quyết định, bản án của Toà án cấp sơ thẩm, kiểm sát hoạt
động TTHS của ngƣời tham gia tố tụng; yêu cầu, kiến nghị cơ quan, tổ chức có thẩm
quyền xử lý nghiêm minh ngƣời tham gia tố tụng vi phạm pháp luật; yêu cầu Tòa án
cùng cấp, cấp dƣới chuyển hồ sơ VAHS để xem xét, quyết định việc kháng nghị;
kháng nghị bản án, quyết định giải quyết vụ án của Tòa án có vi phạm nghiêm trọng

về thủ tục tố tụng; thực hiện quyền yêu câu, kiến nghị và nhiệm vụ, quyền hạn khác
trong kiểm sát xét xử VAHS theo quy định của BLTTHS.
Hoạt động kiểm sát xét xử sơ thẩm VAHS của VKS chỉ đƣợc tiến hành trên cơ
sở quy định của pháp luật. Kiểm sát xét xử sơ thẩm VAHS là một hoạt động mang tính
quyền lực Nhà nƣớc, do VKS tiến hành nhằm kiểm tra, giám sát hoạt động thực hiện
pháp luật của cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng, ngƣời tiến hành tố tụng và
ngƣời tham gia tố tụng trong giai đoạn xét xử sơ thẩm VAHS, nhằm bảo đảm cho việc
xét xử của Tòa án đúng pháp luật, nghiêm minh, kịp thời.
Từ các phân tích nêu trên, có thể kết luận rằng, kiểm sát xét xử sơ thẩm VAHS
được hiểu là hoạt động của VKSND để kiểm sát tính hợp pháp của các hành vi, quyết
định của các chủ thể trong xét xử sơ thẩm VAHS, được thực hiện từ khi Tòa án thụ lý
vụ án đến khi bản án quyết định của Tòa án có hiệu lực pháp luật15.
1.1.2.2. Khái niệm nhiệm vụ, quyền hạn của Viện kiểm sát khi kiểm sát xét xử sơ
thẩm vụ án hình sự
* Khái niệm nhiệm vụ của VKS khi kiểm sát xét xử sơ thẩm VAHS
Thuật ngữ “nhiệm vụ”, theo Từ điển tiếng Việt đƣợc hiểu là “công việc phải
làm vì một mục đích và trong một thời gian nhất định”16. Theo cách giải thích này thì
nhiệm vụ nói chung là công việc mang tính chất bắt buộc chủ thể phải thực hiện.
Nhiệm vụ của một chủ thể xuất phát từ tƣ cách của chủ thể trong quan hệ xã hội mà
chủ thể đó tham gia và đƣợc pháp luật quy định. Cùng một chủ thể, nhƣng mỗi quan
15

Nguyễn Tiến Đại (2017), Nhiệm vụ, quyền hạn của VKS khi kiểm sát xét xử sơ thẩm vụ án hình sự trên địa bàn
thành phố Hà Nội, Luận văn thạc sĩ Luật học, Trƣờng Đại học Luật Hà Nội, Hà Nội, tr. 15.
16
Viện ngôn ngữ học (2003), Từ điển Tiếng Việt, NXB Đà Nẵng, Đà Nẵng, tr. 718.


17


hệ xã hội khác nhau thì quy định pháp luật xác định nhiệm vụ khác nhau. Do đó, có
thể hiểu nhiệm vụ VKSND trong TTHS là những hoạt động cụ thể của VKS trong một
thời gian nhất định nhằm thực hiện chức năng của ngành mình để cùng thực hiện công
việc của bộ máy Nhà nƣớc trong lĩnh vực TTHS, trên cơ sở quy định của Hiến pháp và
pháp luật TTHS. Từ đó có thể hiểu, nhiệm vụ của VKS khi kiểm sát xét xử sơ thẩm
VAHS là những công việc cụ thể do Nhà nƣớc đặt ra và đƣợc quy định trong Hiến
pháp, Luật tổ chức VKSND, BLTTHS và các văn bản pháp luật khác mà VKS phải
thực hiện bằng những hình thức, biện pháp nhất định trong quá trình kiểm sát xét xử
sơ VAHS.
Nhƣ vậy, nhiệm vụ của VKS khi kiểm sát xét xử sơ thẩm VAHS là những công
việc cụ thể do pháp luật quy định đối với VKS nhằm kiểm tra, giám sát hoạt động thực
hiện pháp luật của cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng, người có thẩm quyền tiến
hành tố tụng và người tham gia tố tụng trong giai đoạn xét xử sơ thẩm VAHS nhằm
bảo đảm cho việc xét xử của Toà án đúng pháp luật, nghiêm minh, kịp thời.
* Khái niệm quyền hạn của VKS khi kiểm sát xét xử sơ thẩm VAHS
Thuật ngữ “quyền hạn” đƣợc hiểu là “quyền được xác định về nội dung, phạm vi,
mức độ”17. Dƣới góc độ pháp lý, “quyền hạn của một cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân
được xác định theo phạm vi nội dung, lĩnh vực hoạt động, cấp và chức vụ, vị trí công tác
và trong phạm vi không gian, thời gian nhất định theo quy định của pháp luật”18.
Quyền hạn thƣờng gắn chủ thể với một cƣơng vị, tƣ cách cụ thể. Trong khoa
học pháp lý, quyền hạn đƣợc gắn liền với cơ quan, tổ chức trong bộ máy Nhà nƣớc
hoặc của ngƣời có thẩm quyền của cơ quan, tổ chức đó. Quyền hạn của cơ quan, tổ
chức là quyền quyết định giải quyết công việc trong phạm vi thẩm quyền của Cơ quan,
tổ chức. Quyền hạn của ngƣời có thẩm quyền của cơ quan, tổ chức là quyền quyết định
giải quyết công việc trong phạm vi thẩm quyền của cơ quan, tổ chức đó đối với quyền
của chủ thể khi tham gia quan hệ pháp luật TTHS do pháp luật TTHS quy định.
Nhiệm vụ và quyền hạn là hai khái niệm khác nhau, song lại có mối liên hệ chặt
chẽ. Nhiệm vụ của VKS là việc phải thực hiện các chức năng tố tụng là pháp luật
TTHS quy định, nếu không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nhiệm vụ thì tùy theo
tính chất và mức độ mà việc giải quyết VAHS sẽ không đƣợc chính xác. Để thực hiện

tốt nhiệm vụ của mình, pháp luật cần trao cho VKS những quyền hạn đầy đủ.
17

Viện ngôn ngữ học (2003), Từ điển Tiếng Việt, NXB Đà Nẵng, Đà Nẵng, tr. 7815.
Viện khoa học pháp lý - Bộ tƣ pháp (2006), Từ điển luật học, NXB Từ điển Bách khoa - NXB Tƣ pháp, Hà
Nội, tr. 651.
18


18

Tuy nhiên, khái niệm nhiệm vụ và quyền hạn đặt trong một điều kiện với một
chủ thể xác định thì nhiệm vụ và quyền hạn là tƣơng đổi thống nhất. Pháp luật quy
định nhiệm vụ VKS phải thực hiện những công việc gì, đồng nghĩa là pháp luật trao
cho VKS những quyền hạn để thực hiện nhiệm vụ đó. Nhiệm vụ, quyền hạn của VKS
nói chung đƣợc quy định trong Luật tổ chức VKSND. Còn trong TTHS nói chung và
trong giai đoạn xét xử sơ thẩm nói riêng, nhiệm vụ, quyền hạn của VKS đƣợc quy định
cụ thể trong các văn bản pháp luật TTHS.
Nhƣ vậy, quyền hạn của VKS khi kiểm sát xét xử sơ thẩm VAHS là quyền quyết
định của VKS khi kiểm tra, giám sát hoạt động thực hiện pháp luật của cơ quan có
thẩm quyền tiến hành tố tụng, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng và người tham
gia tố tụng trong giai đoạn xét xử sơ thẩm VAHS bảo đảm cho việc xét xử của Toà án
đúng pháp luật, nghiêm minh, kịp thời.
1.1.2.3. Đặc điểm nhiệm vụ, quyền hạn của Viện kiểm sát khi kiểm sát xét xử sơ
thẩm vụ án hình sự
Trên cơ sở khái niệm nhiệm vụ, quyền hạn của VKS khi kiểm sát xét xử sơ
thẩm VAHS, có thể rút ra một số đặc điểm sau về nhiệm vụ, quyền hạn của VKS khi
kiểm sát xét xử sơ thẩm VAHS:
Thứ nhất, nhiệm vụ, quyền hạn của VKS khi kiểm sát xét xử sơ thẩm VAHS do
pháp luật quy định, VKS không thực hiện những hoạt động ngoài nhiệm vụ, quyền hạn

do pháp luật quy định.
Đây chính là nội dung trong nguyên tắc pháp chế - nguyên tắc quan trọng trong
tổ chức và hoạt động của các cơ quan Nhả nƣớc, của các tổ chức xã hội, những ngƣời
có chức vụ, quyền hạn và của công dân. Trong hoạt động của VKS, nguyên tắc bảo
đảm pháp chế hay bảo đảm thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của VKS do pháp luật quy
định. VKS không thực hiện những hoạt động ngoài nhiệm vụ, quyền hạn do pháp luật
quy đinh. Nguyên tắc này đòi hỏi mọi hoạt động của VKS phải đƣợc pháp luật điều
chỉnh chặt chẽ, có thể và các quy định của pháp luật phải đƣợc tuân thủ một cách
nghiêm chỉnh, thống nhất. Trong trƣờng hợp có sự vi phạm pháp luật, VKS có trách
nhiệm phải áp đụng biện pháp theo quy định của pháp luật để khắc phục vi phạm đó.
Để bảo đảm việc kiểm sát xét xử sơ thẩm VAHS đƣợc khách quan, đúng pháp
luật thì trong quá trình thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình. VKS mà đại diện là
Viện trƣởng VKS, Phó Viện trƣởng VKS và các KSV phải tuyệt đối tuân thủ pháp
luật. Theo pháp luật TTHS hiện hành VKS là cơ quan có nhiệm vụ, quyền hạn thực


19

hành quyền công tố và kiểm sát tuân theo pháp luật trong TTHS nói chung và trong
giai đoạn xét xử sơ thẩm nói riêng. Với nhiệm vụ, quyền hạn của mình VKS thực hiện
quyền lực Nhà nƣớc, trực tiếp tham gia kiểm tra, giám sát việc thực hiện pháp luật của
các chủ thể tiến hành tố tụng và các chủ thể tham gia tố tụng, góp phần bảo vệ pháp
chế XHCN; bảo đảm pháp luật thực hiện thống nhất, nghiêm minh.
Thứ hai, nhiệm vụ, quyền hạn bảo đảm cho VKS thực hiện tốt chức năng kiểm
sát việc tuân theo pháp luật của Tòa án cấp sơ thẩm và người tham gia tố tụng trong
giai đoạn xét xử sơ thẩm VAHS, góp phần bảo đảm cho việc xét xử của Tòa án đúng
pháp luật, nghiêm minh và kịp thời.
VKS là một chủ thể trong quan hệ pháp luật TTHS, có những quyền và nghĩa
vụ tố tụng nhất định. Là cơ quan tiến hành tố tụng nhƣng vị trí pháp lý của VKS lại
hoàn toàn khác với vị trí của các cơ quan tiến hành tố tụng khác khi thực hiện chức

năng thực hành quyền công tố và kiểm sát tuân thủ pháp luật trong TTHS riêng có của
mình19. Khi thực hiện chức năng kiểm sát xét xử sơ thẩm VAHS, KSV đại điện cho
VKS thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn đƣợc pháp luật TTHS quy định. Đó là kiểm sát
việc tuân theo pháp luật của Tòa án, ngƣời tham gia tố tụng trong giai đoạn xét xử sơ
thẩm. Việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của VKS khi kiểm sát xét xử sơ thẩm
VAHS theo đúng quy định của pháp luật TTHS là nhằm bảo đảm cho VKS thực hiện
tốt chức năng kiểm sát tuân theo pháp luật của Toà án cấp sơ thẩm và ngƣời tham gia
tố tụng trong giai đoạn xét xử sơ thẩm VAHS. Bên cạnh đó, VKS còn phải kiểm sát
hoạt động tố tụng của ngƣời tham gia tố tụng và Tòa án cấp sơ thẩm nhằm bảo đảm
cho việc xét xử của Tòa án đúng pháp luật, nghiêm minh và kịp thời.
Nhƣ vậy, VKS đóng vai trò là cơ quan tiến hành tố tụng, có nhiệm vụ, quyền
hạn kiểm sát việc tuân theo pháp luật của Tòa án cấp sơ thẩm và ngƣời tham gia tố
tụng trong giai đoạn xét xử sơ thẩm VAHS, góp phần bảo đảm cho việc xét xử của
Tòa án đúng pháp luật, nghiêm minh và kịp thời.
Thứ ba, nhiệm vụ, quyền hạn của VKS khi kiểm sát xét xử sơ thẩm VAHS được
thực hiện thông qua hoạt động Viện trưởng, Phó Viện trưởng VKS và KSV.
Khi thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình, VKS không thể tự mình thực
hiện mà phải thực hiện thông qua những ngƣời tiến hành tố tụng thuộc VKS gồm:
Viện trƣởng, Phó Viện trƣởng VKS và KSV.

19

Vụ Tuyên truyền pháp luật - Bộ tƣ pháp Lào (2013), Quan hệ giữa Tòa án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân
và cơ quan quản lý công tác tư pháp, Viêng Chăn, tr.10.


×