Tải bản đầy đủ (.doc) (20 trang)

Sang kien kinh nghiem xay dung tap the lop vung manh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (171.1 KB, 20 trang )

Biện pháp xây dựng tập thể lớp đoàn kết vững mạnh ở trường THCS
PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ
1.Lí do chọn đề tài
Từ năm 2009,Trường THCS Diễn Vạn và trường THCS Diễn Phong được sát
nhập thành trường THCS Vạn Phong.Trường gồm hai điểm trường và đóng trên địa
bàn hai xã có nhiều điểm khác nhau về đặc điểm kinh tế xã hội.Diễn Phong là xã có
trình độ phát triển kinh tế- xã hội-văn hóa khá cao so với toàn huyện,Diễn Phong lại
là đất hiếu học nên hàng năm đều có khá đông học sinh trúng tuyển vào các trường
cao đẳng và đại học trong cả nước.Ngược lại, Diễn Vạn lại là xã có điều kiện kinh tế
xã hội đặc biệt khó khăn,cách trung tâm thị trấn Diễn Châu khoảng 5Km về phía
Đông Bắc, địa hình thấp trũng,bị chia cắt thành năm cụm dân cư bởi ba con sông:
sông Bùng,sông Vếch Bắc và kênh nhà Lê.Nên giao thông đi lại khó khăn,dân cư
phân tán.Mặt khác, dân cư Diễn Vạn kinh tế lại đa nghề: làm muối,làm nông, làm
kẹo ,thợ xây...thu nhập thấp,gia đình lại đông con.Xã có hai xóm theo đạo Thiên Chúa
( xóm Đồng Hà và Xuân Bắc) chiếm 1/3 số dân toàn xã.Vì thế nên sự quan tâm,chăm
lo tới việc học tập của con em còn chưa cao,dẫn đến chất lượng dạy và học còn thấp
so với các xã trong huyện.
Với điều kiện kinh tế gia đình còn khó khăn như vậy, nhiều gia đình bố mẹ đi làm
từ sáng đến tối mới trở về nhà,hay đi làm xa con cái ở nhà nhờ ông bà nuôi dưỡng,nên
việc quan tâm tới học tập,đạo đức con em mình còn nhiều hạn chế.Do đó mà công tác
chủ nhiệm của giáo viên gặp rất nhiều khó khăn.Trong khi đó,hoạt động giảng dạy
của giáo viên lại được thực hiện ở cả hai điểm trường trong một buổi dạy,nên việc
giám sát các hoạt động thực hiện nề nếp của lớp cũng như nề nếp học tập là rất vất vả.
Đó là trăn trở băn khoăn trăn trở không những của bản thân tôi mà còn của các
đồng nghiệp cùng làm công tác chủ nhiệm trong trường .Bản thân tôi đã làm công tác
chủ nhiệm mười năm, phần lớn là chủ nhiệm các lớp đầu cấp( lớp 6) đa phần các em
đều rất bỡ ngỡ với môi trường học mới,cách học mới,nhưng tôi cũng đã thu được một
số thành quả đáng kể.Và tôi cũng đã tích lũy được được một số kinh nghiệm, biện
pháp để làm tốt công tác chủ nhiệm lớp.Những kinh nghiệm này đã được tôi áp dụng
triệt để vào năm học 2017-2018 khi tôi được giao chủ nhiệm lớp 6A , cuối năm học
lớp tôi chủ nhiệm đã đạt lớp tiên tiến xuất sắc.


2. Mục đích nghiên cứu
Tôi luôn ý thức vai trò quan trọng của mình trong cương vị là một giáo viên chủ
nhiệm lớp.
Một trong những nhiệm vụ quan trọng nhất của giáo viên chủ nhiệm ở trường
THCS là xây dựng một tập thể lớp đoàn kết, vững mạnh. Tập thể lớp vững mạnh sẽ là
động lực thúc đẩy mọi hoạt động khác,nhất là hoạt động học tập .Bên cạnh đó,khi
1
Người thực hiện: Nguyễn Thị Thanh
Trường THCS Vạn Phong


Biện pháp xây dựng tập thể lớp đoàn kết vững mạnh ở trường THCS
giáo viên làm tốt công tác chủ nhiệm , có phương pháp tốt thì sẽ tạo điều kiện và có
thời gian để bồi dưỡng cũng như hoàn thành tốt chuyên môn của mình.
Ngày
đầu tiên tôi nhận lớp và sau một tiết làm quen tôi nắm được sĩ số trong lớp là 34 em,
trong đó nữ 12 em. Đầu học kì II lớp tiếp nhận thêm một học sinh từ lớp Thái
Nguyên chuyển đến. Hiện tại lớp là 35 em, trong đó nữ là 13 em. Ấn tượng không
phai mờ là các em nhìn tôi rất chăm chú lắng nghe bao điều tôi dặn dò với lớp. Sau đó
tôi tiếp tục gặp gỡ các em 3 buổi nữa rồi mới đến hai tiết học môn NgữVăn đầu tiên,
không khí lớp trầm, hầu như các em không tập trung, còn một số học sinh trung bình
còn nói chuyện riêng, không ghi bài. Đó là những hình ảnh khó quên trong lòng người
giáo viên chủ nhiệm.
Như đã trình bày ở trên,những năm gần đây,tôi thường được giao nhiệm vụ làm
công tác chủ nhiệm học sinh khối lớp 6. Đặc điểm chung của học sinh khối lớp này
trong thời gian đầu là các em còn nhiều bỡ ngỡ với môi trường học mới,cách học
mới,bạn mới,lớp mới...nên việc hình thành một tập thể lớp đoàn kết vững mạnh ngay
từ ban đầu đóng vai trò quan trọng cho những năm tiếp theo các em học tập tại trường
THCS.
PHẦN II:CƠ SỞ LÝ LUẬN

1. Khái niệm
Quá trình giáo dục là toàn bộ hoạt động tổ chức giáo dục của các cơ quan chức
năng làm công tác giáo dục thế hệ theo một chương trình có mục tiêu, nội dung kế
hoạch hoạt động chặt chẽ, tiến hành trong một thời gian nhất định nhằm phát triển tối
đa những tiềm năng ở mỗi em học sinh để chúng có cơ hội trở thành người có nhân
cách phát triển toàn diện. Đối tượng của quá trình giáo dục là thế hệ trẻ, việc phát
triển tiềm năng ở lứa tuổi này rất quan trọng đối với chiến lược phát triển nguồn lực
con người, phục vụ cho sự phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Để thực hiện được
điều đó thì chương trình giáo dục phải được hoàn thiện có hệ thống toàn diện và theo
một kế hoạch chặt chẽ. Nội dung giáo dục và giảng dạy phải đảm bảo tính cân đối và
vừa sức với mục tiêu phát triển tối đa tiềm năng của mỗi người. Vì thế, việc xây dựng
phát triển giáo dục ở trường THCS cũng như việc thực hiện quá trình giáo dục nhân
cách học sinh trung học cơ sở vừa phải tuân thủ những nguyên tắc chung, vừa phải có
những nguyên tắc riêng, phải đảm bảo tính mục đích của giáo dục xã hội chủ nghĩa
Việt Nam.
Toàn bộ hoạt động giáo dục dạy học phải gắn liền với yêu cầu cuộc sống lao
động, xây dựng và bảo vệ tổ quốc thời kỳ công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước.

Người thực hiện: Nguyễn Thị Thanh

Trường THCS Vạn Phong

2


Biện pháp xây dựng tập thể lớp đoàn kết vững mạnh ở trường THCS
Cần phát huy vai trò chủ thể của học sinh và năng lực tự quản của tập thể.
Tổ
chức tự quản của tập thể học sinh, xây dựng tập thể học sinh như lớp học, trường học,
tổ chức đội thiếu niên… xây dựng tập thể đáp ứng bốn đặc điểm:

+ Có mục đích hoạt động thống nhất
+ Có chương trình hoạt động cụ thể
+ Có đội ngũ tự quản đủ năng lực
+ Có dư luận tập thể lành mạnh
- Phải đảm bảo sự thống nhất giáo dục giữa gia đình - nhà trường - xã hội. Đó là một
trong những nguyên tắc nhằm nâng cao hiệu quả chất lượng giáo dục toàn diện.
- Phải đảm bảo tính thống nhất xã hội hoá giáo dục…
* Nhận thức trong công tác chủ nhiệm:
- Công tác chủ nhiệm lớp là công tác tổ chức quản lý một lớp học sao cho khi thầy
cô có hoặc không có ở lớp thì vẫn được duy trì ổn định, có tính tự giác cao và mọi
việc đều phải được hoàn thành tốt. Sự phát triển về nhận thức, về nhân cách của người
giáo viên chủ nhiệm. Khả năng tiếp thu kiến thức của học sinh chỉ thực sự hiệu quả
khi đó là một “tập thể đoàn kết vững mạnh” và lớp học phải là ngôi nhà thứ hai của
mỗi trò. Trong lớp học cần phải tạo ra một không gian sư phạm ấm cúng. Những yêu
cầu về việc thực hiện nội quy lớp học cần phù hợp và duy trì đều đặn .Giáo viên chủ
nhiệm luôn tạo điều kiện, khuyến khích động viên những học sinh của mình phát huy
hết khả năng, năng lực học tập, năng lực công tác và các năng lực làm việc khác, cần
phát hiện sớm để hạn chế những biểu hiện chưa tích cực của học sinh, luôn tạo ra
không khí vui vẻ, đoàn kết, tin cậy và biết yêu thương lẫn nhau giữa các học sinh
trong lớp. Khi tiếp nhận một tập thể lớp thì trong ngày đầu ra mắt học sinh, người
thầy cần chuẩn bị chu đáo từ tư thế, trang phục, nội dung…để tạo dựng được hình ảnh
đẹp trong mắt trò. Tất cả các em học sinh đều mong muốn có được có một giáo viên
chủ nhiệm mẫu mực. Đó là những đòi hỏi hết sức đúng đắn và đáng trân trọng, để mỗi
người giáo viên trên phương diện chủ nhiệm lớp luôn phấn đấu.
2. Vị trí, chức năng,nhiệm vụ của người giáo viên chủ nhiệm
a..Vị trí:
Mỗi lớp học đều có một giáo viên chủ nhiệm lớp.Giáo viên chủ nhiệm lớp là người
được hiệu trưởng bổ nhiệm ,chịu trách nhiệm quản lí công tác giáo dục và đào tạo học
sinh ở lớp mình phụ trách, là người chịu toàn bộ trách nhiệm trước hiệu trưởng và nhà
trường về mọi vấn đề thuộc lớp mình.


Người thực hiện: Nguyễn Thị Thanh

Trường THCS Vạn Phong

3


Biện pháp xây dựng tập thể lớp đoàn kết vững mạnh ở trường THCS
Giáo viên chủ nhiệm lớp là người lãnh đạo,tổ chức,điều hành,kiểm tra mọi hoạt
động và các mối quan hệ ứng xử thuộc lớp mình phụ trách theo đúng chương trình và
kế hoạch của nhà trường.
Giáo viên chủ nhiệm là nhân vật chủ đạo để hình thành nhân cách cho từng học sinh
trong tập thể lớp.
Giáo viên chủ nhiệm là cầu nối ,là nhân vật trung gian thiết lập các mối quan hệ hai
chiều : nhà trường-tập thể học sinh, tập thể học sinh- xã hội.Như vậy,một mặt giáo
viên chủ nhiệm lớp vừa là đại diện cho nhà trường để giáo dục học sinh,vừa đại diện
cho tập thể học sinh để liên lạc với nhà trường. Mặt khác ,giáo viên chủ nhiệm phải
làm cho quan hệ giữa tập thể học sinh với xã hội trở nên gắn bó.
Như vậy ,giáo viên chủ nhiệm lớp có vai trò quan trọng trong việc giáo dục nhân
cách học sinh một cách toàn diện. Bởi lẽ họ là người trực tiếp đảm đương vai trò quản
lý học sinh trong một lớp, trực tiếp tổ chức cho học sinh thực thi mọi yêu cầu giáo dục
do nhà trường đặt ra. Giáo viên chủ nhiệm được coi là “Hiệu trưởng” của một lớp, là
người gần gũi học sinh nhất, hiểu rõ tâm tư tình cảm của học sinh, luôn trực tiếp uốn
nắn kịp thời những hành vi sai trái của học sinh và giúp đỡ học sinh phát triển đúng
hướng.Từ việc xác định vai trò của mình,giáo viên chủ nhiệm lớp vạch ra phương
hướng và hoạt động cho cả năm học.
b.Chức năng:
Giáo viên chủ nhiệm là người có chức năng quản lý giáo dục toàn diện học sinh
của lớp, quản lý và giáo dục học sinh là hai mặt thể thống nhất nó có liên kết trực tiếp

với nhau. Để giáo dục tốt phải quản lý tốt, quản lý tốt sẽ giúp giáo dục tốt.
Biết tổ chức cho tập thể học sinh hoạt động tự quản nhằm phát huy tính tích cực
của học sinh, giáo viên chủ nhiệm là người cố vấn cho tập thể lớp, có nghĩa là giáo
viên chủ nhiệm không trực tiếp điều khiển mà biết bồi dưỡng năng lực tự quản cho
đội ngũ cán bộ lớp để cho các em trực tiếp điều hành các hoạt động chung của lớp.
Giáo viên chủ nhiệm là cầu nối giữa tập thể học sinh với các tổ chức xã hội trong
và ngoài nhà trường,là người tổ chức phối hợp các lực lượng giáo dục… Giáo viên
chủ nhiệm là người lĩnh hội những nghị quyết và tư tưởng chỉ đạo của nhà trường tới
lớp chủ nhiệm. Là người bảo vệ học sinh về mọi mặt một cách hợp lý, có quyền phản
ánh với hiệu trưởng và nguyện vọng của học sinh để có giải pháp giải quyết phù hợp
kịp thời có tác dụng giáo dục.
Giáo viên chủ nhiệm phải đánh giá kết quả rèn luyện của học sinh và tập thể lớp.
Chức năng này có ý nghĩa cực kỳ quan trọng với quá trình học tập rèn luyện và phát
triển nhân cách của học sinh. Vì sự đánh giá khách quan chính xác và đúng mực là
một trong những điều kiện quan trọng để thầy và trò điều chỉnh mục đích kế hoạch
4
Người thực hiện: Nguyễn Thị Thanh
Trường THCS Vạn Phong


Biện pháp xây dựng tập thể lớp đoàn kết vững mạnh ở trường THCS
hành động cho cả lớp và cho mỗi thành viên. Việc đánh giá này được thông qua nhiều
kênh đánh giá: tập thể tổ, lớp đánh giá, cha mẹ học sinh, giáo viên bộ môn…
Giáo viên chủ nhiệm xây dựng,tổ chức tập thể lớp mình thành đơn vị đoàn kết vững
mạnh.
c. Nhiệm vu:
Nắm vững mục tiêu cấp học - lớp học và chương trình giáo dục dạy học của nhà
trường tức là phải nắm vững các văn bản quy định của nhà nước và của bộ giáo dục kế hoạch năm học của nhà trường về vấn đề giáo dục và dạy học.
Nắm vững cơ cấu tổ chức của nhà trường.
Nắm chắc mỗi đặc điểm của học sinh như hoàn cảnh, đặc điểm về thể chất tâm lý,

tính cách và hành vi đạo đức, năng khiếu, sở thích…là hết sức quan trọng và cần thiết.
Nắm vững những đặc điểm trên giáo viên có thể lựa chọn những biện pháp tác động
sư phạm phù hợp nhằm khơi dậy và phát huy những mặt mạnh sẵn có ở mỗi em,
đồng thời hình thành và phát triển thêm những phẩm chất để xây dựng cho các em
cuộc sống tâm hồn và tình cảm phong phú, có cách nghĩ trong sáng, có tấm lòng cao
cả và nhân hậu, có năng lực và sức khoẻ dồi dào để thích ứng cuộc sống độc lập và
đáp ứng yêu cầu của thời đại.
3. Cở sở thực tiễn,phạm vi nghiên cứu và thời gian tiến hành
a.Cơ sở thực tiễn
Một số tồn tại trong việc xây dựng tập thể lớp vững mạnh của công tác chủ nhiệm
nói chung và của trường THCS Vạn Phong nói riêng như sau:
- Vẫn còn một số giáo viên chỉ tập trung vào nâng cao bồi dưỡng chuyện môn nên
còn xem nhẹ hoặc chưa chú ý đúng mức đến công tác chủ nhiệm.
- Các giáo viên chủ nhiệm chưa có phương pháp tối ưu ,hoặc có dùng một số phương
pháp trong công tác chủ nhiệm nhưng chưa mang lại hiệu quả.
- Giáo viên chủ nhiệm chỉ chú tâm vào việc rèn luyện đạo đức,không chú ý đến việc
xây dựng tập thể lớp đoàn kết vững mạnh.Do vậy,một số lớp mặc dù là lớp tiên tiến ,
được xếp thứ hạng cao trong trường nhưng lại không phải là một tập thể vững mạnh
,chưa phát huy hết vai trò của tập thể.
- Vấn đề nhức nhối trong nhiều trường hiện nay là đạo đức học sinh đang đi xuống,
tác phong không đúng,lời nói cử chỉ chưa phù hợp với lứa tuổi của mình; lực học sa
sút,các thành viên trong lớp không có tinh thần tập thể.
Là một giáo viên đã và đang trực tiếp tham gia vào công tác chủ nhiệm, với mong
muốn luôn làm tốt công tác chủ nhiệm và có thêm những kinh nghiệm quý báu trong
Người thực hiện: Nguyễn Thị Thanh

Trường THCS Vạn Phong

5



Biện pháp xây dựng tập thể lớp đoàn kết vững mạnh ở trường THCS
lĩnh vực này.Cùng với những trăn trở về thực trạng học sinh hiện nay,tôi xin mạnh dạn
đưa ra sáng kiến : “ Một số biện pháp xây dựng tập thể lớp đoàn kết vững mạnh ở
trường THCS” để đồng nghiệp cùng tham khảo.
b.Phạm vi nghiên cứu
- Việc chấp hành nội quy trường lớp của học sinh.
- Nhận thức vai trò học tập của học sinh.
- Khả năng tự quản
- Xây dựng đội ngũ ban cán sự lớp
- Xây dựng tập thể đoàn kết,vững mạnh.
- Vận dụng tâm lí , dựa vào tính cách,thái độ của học sinh để xử lí tình huống.
c.Thời gian tiến hành
- Lớp 6A , Trường THCS Vạn Phong.
- Thời gian: Từ tháng 8-2017 đến tháng 6 -2018
PHẦN III: PHƯƠNG PHÁP TIẾN HÀNH
1.Đặc điểm tình hình lớp
a, Những điểm thuận lợi:
- Một bộ phận phụ huynh quan tâm tới việc học tập cũng như giáo dục đạo đức của
con em mình.
-Học sinh trong lớp đều sinh sống trong một xã nên việc quản lí và giám sát các em
thuận lợi hơn.
-Lãnh đạo nhà trường luôn chú trọng,quan tâm đến công tác chủ nhiệm cũng như
năng lực chủ nhiệm của các giáo viên để có những chiến lược mới nhằm xây dựng
những tập thể lớp chất lượng theo tiêu chí: “ xây dựng trường học thân thiện,học sinh
tích cực”.
- Phần lớn học sinh được thầy cô giáo bộ môn quan tâm,giáo viên bộ môn cũng rất
nhiệt tình trong việc phối hợp với giáo viên chủ nhiệm để cùng giáo dục học sinh.
- Đội ngũ cán bộ lớp nhiệt tình,có ý thức tập thể và tinh thần trách nhiệm cao.
- Cán bộ công nhân viên trong trường cũng luôn quan tâm đến công tác chủ nhiệm

lớp,luôn có tinh thần tự nguyện hợp tác với các giáo viên chủ nhiệm để việc giáo dục
học sinh về mọi mặt có kết quả tốt.
- Học lực , hạnh kiểm:
Người thực hiện: Nguyễn Thị Thanh

Trường THCS Vạn Phong

6


Biện pháp xây dựng tập thể lớp đoàn kết vững mạnh ở trường THCS
+Học lực: Đa số các em có học lực trung bình( Không phải lớp chọn).
+Hạnh kiểm: Các em đều có hạnh kiểm tốt và khá.
Nhiều em có ý thức trong rèn luyện đạo đức lối sống.
b,Khó khăn:
- Tập thể 6A đa số học sinh đều là con em gia đình làm muối,làm nông,làm kẹo….;
một số em lại có hoàn cảnh gia đình rất khó khăn như mồ côi cha( em Bàng,em
Nguyên) ; có em bố mẹ lại đi làm ăn xa, ở nhà với ông bà ( em Đạt, em Dương) nên
thiếu sự quan tâm chu đáo từ phía gia đình đối với việc học.
- Còn một số phụ huynh có tư tưởng phó mặc cho nhà trường, thậm chí không biết
con mình học lớp nào,chỉ biết lớp 6.
- Khoảng 1/3 số học sinh trong lớp là học sinh có đạo, các em có nhiều hoạt động sinh
hoạt tôn giáo khác nên chưa thật chăm lo,chú trọng việc học.
- Chất lượng học tập còn thấp,một số em chưa ý thức được vai trò của việc học.
2.Lập kế hoạch công tác chủ nhiệm
Chủ nhiệm lớp là một công tác khó khăn ,vất vả. Vì thế vấn đề xây dựng kế hoạch là
một yêu cầu cần thiết để đảm bảo hiệu quả giáo dục học sinh.
- Giáo viên đưa ra dự kiến kế hoạch chủ nhiệm của mình trên cơ sở:
+ Nắm được kế hoạch,chương trình giáo dục chung của nhà trường.
+ Nắm bắt tình hình cụ thể của lớp chủ nhiệm ,từ các thông tin thu nhận được,giáo

viên chủ nhiệm dự kiến kế hoạch,đặt ra yêu cầu trọng điểm cho từng giai đoạn.Sau đó
phác thảo kế hoạch chủ nhiệm thông qua các hoạt động cụ thể theo trình tự thời gian.
- Xây dựng kế hoạch chủ nhiệm:
+ Sau khi phác thảo kế hoạch,giáo viên chủ nhiệm cần tham khảo ý kiến đồng nghiệp
giảng dạy lớp mình và ban cán sự lớp để thống nhất một số nội dung cần thiết.
+ Chỉ dạo tập thể học sinh thực hiện kế hoạch ,giáo viên chủ nhiệm luôn có sự chỉ đạo
thật tốt để đạt hiệu quả như mong muốn .
+ Phổ biến rõ công tác cho tập thể lớp ,thống nhất quyết tâm thực hiện tốt kế hoạch
,biến kế hoạch thành chương trình hoạt động cụ thể.
+ Theo dõi,kiểm tra và chỉnh hoạt động để hoạt động luôn đi đúng hướng.
+ Kết thúc một công việc cần tổng kết,đánh giá ; phân thích ưu điểm và hạn chế; rút
kinh nghiệm.
Người thực hiện: Nguyễn Thị Thanh

Trường THCS Vạn Phong

7


Biện pháp xây dựng tập thể lớp đoàn kết vững mạnh ở trường THCS
+ Có sự khuyến khích tập thể hay cá nhân tốt ,phê bình các cá nhân thiếu tích
cực,thiếu cố gắng.
- Giáo viên chủ nhiệm khi lập kế hoạch phải đưa ra được các chỉ tiêu cụ thể trong năm
học .
Ví dụ: Đối với lớp tôi chủ nhiệm ,tôi đã đưa ra chỉ tiêu như sau:
+ Về đạo đức: 100% loại khá trở lên ( 90% loại tốt).
+ Về học lực: 100% đạt trung bình( 35% khá giỏi).
+ Đạt lớp tiên tiến xuất sắc,chi đội vững mạnh.
+ Hoàn thành và tham gia đầy đủ ,đạt kết quả xuất sắc trong tất cả các hoạt động được
giao.

Với việc lập kế hoạch cho công tác chủ nhiệm trong năm học qua ,lớp tôi chủ
nhiệm đã hoàn thành tốt ,đúng thời gian quy định và đạt được nhiều thành tích cao
trong năm học 2017-2018.
3. Xây dựng đội ngũ cán bộ lớp tự quản
Xây dựng đội ngũ cán bộ lớp tự quản là nền tảng cho công tác chủ nhiệm và cũng là
một việc làm quan trọng, khó khăn đối với giáo viên chủ nhiệm.
Đầu tiên,giáo viên chủ nhiệm cần xác định được tiêu chuẩn của cán bộ lớp:
+ Có ý thức tổ chức kỉ luật tốt,có khả năng gương mẫu.
+ Tính tình thẳng thắn,giám đấu tranh,giám phê bình.
+ Năng nổ hoạt động và sẵn sàng hoạt động.
+ Có khả năng học tập tốt: học lực khá trở lên.
+Được tập thể lớp tín nhiệm.
+ Có hoàn cảnh gia đình thuận lợi.
- Dựa trên những yêu cầu đặt ra đối với đội ngũ cán bộ lớp,tôi đã tìm hiểu thông qua
giáo viên chủ nhiệm cũ,bạn bè trong lớp, quan sát sự hoạt động của các em khi ra chơi
hoặc giao một số công việc.
Cụ thể trong năm học 2017-2018, đội ngũ cán bộ lớp 6A gồm có:
+ Lớp trưởng: em Lê Thị Hằng
Là một học sinh ngoan, năng động, chăm chỉ, học giỏi được các bạn trong lớp yêu
mến. Chức năng phụ trách chung.
+ Lớp phó học tập: em Phan Thị Thùy Linh
Người thực hiện: Nguyễn Thị Thanh

Trường THCS Vạn Phong

8


Biện pháp xây dựng tập thể lớp đoàn kết vững mạnh ở trường THCS
Là một học sinh ngoan, năng động, tích cực, chan hoà với ban bè, học giỏi có sáng

tạo. Chức năng phụ trách học tập
+ Lớp phó lao động: em Hoàng Trần Đan Huy
+ Sao đỏ em Phan Thanh Thuyết
+ Tổ trưởng tổ I em Đặng Trâm Anh
+ Tổ trưởng tổ II em Trần Thị Kim Hậu
+ Tổ trưởng tổ III em Nguyễn Thị Quỳnh
+ Tổ trưởng tổ IV em Nguyễn Văn Thanh
-Phân công nhiệm vụ cho ban cán sự lớp:
+ Nhiệm vụ của lớp trưởng:
Theo dõi,bao quát tình hình chung của lớp.
Tổ chức,quản lí lớp thực hiện các nhiệm vụ học tập rèn luyện.
Theo dõi,đôn dốc lớp chấp hành đầy đủ và nghiêm chỉnh nội quy.
Chịu sự điều hành,quản lí trực tiếp từ giáo viên chủ nhiệm.
Theo dõi sĩ số các buổi học.
Tổng hợp sổ theo dõi của lớp phó học tập và các tổ trưởng vào tiết sinh hoạt cuối
tuần.
Cuối tuần trong tiết sinh hoạt lớp, lớp trưởng tổng kết,đưa ra đánh giá ban đầu về
quá trình hoạt động của lớp trong tuần .
+ Nhiệm vụ của lớp phó học tập: theo dõi mọi tình hình liên quan đến học tập bao
gồm:
Theo dõi trường hợp đi học muộn, bỏ tiết.
Theo dõi bạn nghỉ học có phép,không phép.
Theo dõi bạn không học bài cũ,không làm bài tập ở nhà.
Đôn đốc,nhắc nhở các thành viên trong lớp học tập,giúp đỡ các bạn học yếu hơn
trong khả năng của mình.
Duy trì sinh hoạt 15 phút đầu giờ vào những buổi có nội dung sinh hoạt chữa bài
tập.
+ Nhiệm vụ của lớp phó văn nghệ: Chịu trách nhiệm các hoạt động văn nghệ của
lớp , duy trì sinh hoạt lớp vào các buổi nội dung tập hát.
Người thực hiện: Nguyễn Thị Thanh


Trường THCS Vạn Phong

9


Biện pháp xây dựng tập thể lớp đoàn kết vững mạnh ở trường THCS
+ Nhiệm vụ của các tổ trưởng:
Theo dõi tình hình thực hiện nề nếp học tập , rèn luyện của các thành viên trong
tổ.
Tổng hợp sổ theo dõi và nạp cho lớp trưởng vào tiết sinh hoạt lớp cuối tuần.
Nhờ có ban cán sự lớp gương mẫu,trách nhiệm cao nên tôi đã khá dễ dàng trong
công tác chủ nhiệm .Nhiều khi giáo viên chủ nhiệm do một số lí do nào đó không
trực tiếp quản lí,đôn đốc các em nhưng các em vẫn hoàn thành tốt công việc học
tập và rèn luyện.
Ngay từ đầu năm học tôi cho lớp tổ chức đại hội chi đội để báo cáo kết quả tu dưỡng
của năm học trước, đồng thời nêu phương hướng phấn đấu cho năm học 2017-2018.
Trong đại hội có nội dung quan trọng là bầu chi đội trưởng, chi đội phó. Đội ngũ cán
bộ lớp, cán bộ các bộ môn hoàn thành tốt công việc do nhà trường cô giáo chủ nhiệm
và lớp đề ra. Nhiệt tình có trách nhiệm làm việc phải công bằng,nhất là khi đánh giá
xếp loại thi đua cho các bạn trong lớp. Động viên các bạn phấn đấu đi lên trong học
tập và tu dưỡng. Trong quá trình giáo dục tôi luôn coi 5 điều Bác Hồ dạy như kim chỉ
nam xuyên suốt quá trình giáo dục ý thức về mọi mặt của học sinh cụ thể là:
- Đi học đúng giờ, học bài và làm bài đầy đủ trước khi đến lớp, tự giác, trung thực
trong học tập và rèn luyện không nghỉ học, bỏ tiết đi chơi la cà.
- Thực hiện tốt nếp sống văn minh, không nói tục, chửi bậy, biết chào hỏi lịch sự
khi gặp khách đến trường, đến lớp kính trọng lễ phép với thầy cô giáo và người lớn
tuổi.
- Đoàn kết với bạn bè, không gây gổ đánh nhau, tích cực phòng chống các tệ nạn xã
hội.

Để thực hiện tốt những nội dung trên tôi đã tổ chức cho các tổ và các em tự
đăng ký danh hiệu thi đua cho lớp, từng tổ, cá nhân. Kết quả đăng ký của các em là:
+ Lớp đăng ký danh hiệu tiên tiến xuất sắc.
+ Bốn tổ đăng ký danh hiệu tiên tiến
+ Nhiều em đều đăng ký danh hiệu học sinh tiên tiến.
Đạt được tập thể lớp tiên tiến thì yếu tố không thể thiếu được đó là sự đoàn kết,
thống nhất, công tác nhiệt tình của đội ngũ cán bộ lớp, các em cán bộ lớp phải là
người gương mẫu, là học sinh chăm ngoan có khả năng học tập tốt năng động trong
mọi công việc.
Để có được một tập thể lớp tốt thì việc nhắc nhở, phê bình kỷ luật dứt khoát,
không thể thiếu được việc khuyên bảo, động viên của thầy cô giúp các em có nghị lực
Người thực hiện: Nguyễn Thị Thanh

Trường THCS Vạn Phong

10


Biện pháp xây dựng tập thể lớp đoàn kết vững mạnh ở trường THCS
hơn trong cuôc sống tự tin hơn trong học tập và luôn tin tưởng vào khả năng, năng lực
của bản thân. Cho nên với những thiếu sót của các em tôi thường bình tĩnh tìm biện
pháp giải quyết thích hợp nhất có thể là gặp riêng nhắc nhở hay khuyên bảo, cũng có
thể phê bình trước lớp hay kết hợp với gia đình để giáo dục (thông báo điện thoại, gửi
giấy thông báo có xin chữ ký và ý kiến phụ huynh) cũng có thể kiến nghị với nhà
trường để có hình thức xử lý phù hợp.
Ngoài đội ngũ cán bộ lớp là nhân tố tích cực thúc đẩy phong trào của các tổ,
của lớp. Nó được thể hiện rõ nét ở phong trào “Đôi bạn cùng tiến”. Mỗi bạn khá có
trách nhiệm kèm cặp một bạn có học lực chưa đạt yêu cầu và nguyện vọng của tổ, lớp.
Những đôi bạn này đặc biệt quan trọng trong giờ luyện tập, giờ thảo luận…cùng nhau
trao đổi về một bài toán, một câu hỏi văn học, một bài Anh văn…dần dần đưa những

học sinh lười yếu phải chăm chỉ,tiến bộ hơn. Như đôi bạn: Phan Thanh Thuyết_
Nguyễn Thành Đạt, Lê Thị Hằng_ Nguyễn Thị Kim Loan…
4.Giáo viên chủ nhiệm thường xuyên kết hợp với giáo viên bộ môn
- Sự phối kết hợp giữa giáo viên chủ nhiệm lớp với giáo viên bộ môn góp phần thuận
tiện cho giáo viên chủ nhiệm nắm tình hình học tập cũng như nề nếp lớp.
- Thường xuyên thu nhận những thông tin khen ngợi và phê bình của giáo viên bộ
môn về học sinh lớp mình.
- Trao đổi trực tiếp với đồng nghiệp về những vấn đề cụ thể của lớp mình để cùng đưa
ra giải pháp giáo dục thống nhất.
- Thay mặt tập thể học sinh đề xuất về công tác dạy và học với giáo viên bộ môn.
- Do thường xuyên kết hợp được với giáo viên bộ môn nên tôi đã nắm được toàn diện
về học sinh ,từ đó chủ động đưa ra biện pháp giáo dục phù hợp nhất.Trong năm qua
tôi đã giúp các em học sinh như: Bàng, Thanh, Tuyết ..từ học lực yếu lên học lực
trung bình,có ý thức đạo đức tốt.
Đối với tập thể lớp thì các em luôn chuẩn bị bài cũ ở nhà,làm bài tập về nhà khá đầy
đủ( trừ những bài khó),hăng hái xây dựng bài trong các tiết học.Cuối năm lớp đạt kết
quả cao về học tập và rèn luyện.
5.Giáo viên chủ nhiệm kết hợp với hội cha mẹ học sinh và gia đình học sinh.
- Tổ chức các cuộc họp phụ huynh theo sự chỉ đạo của nhà trường.
- Sau cuộc họp phụ huynh đầu năm học,hội phụ huynh lớp đã bầu ra 3 người trong ban đại
diện phụ huynh của lớp:Anh Trần Văn Thắng ( Hội trưởng),anh Hoàng Văn Sơn, chị Phạm
Thị Chắt.

Người thực hiện: Nguyễn Thị Thanh

Trường THCS Vạn Phong

11



Biện pháp xây dựng tập thể lớp đoàn kết vững mạnh ở trường THCS
- Giáo viên chủ nhiệm nắm được danh sách phụ huynh,nghề nghiệp, số điện thoại để trao
đổi với phụ huynh khi cần thiết.
- Cùng với ban đại diện phụ huynh đi thăm và trao đổi trực tiếp với gia đình học sinh khi
cần thiết.
- Mời phụ huynh học sinh đến trường để trao đổi về việc giáo dục học sinh khi có những
hiện tượng bất thường và khẩn cấp.
- Liên hệ thường xuyên với ban chấp hành hội phụ huynh học sinh để tích cực hóa các hoạt
động của hội phụ huynh học sinh trong công tác giáo dục.
- Mỗi tháng mời bác Hội trưởng hội phụ huynh dự buổi sinh hoạt lớp vào ngày thứ 7 cuối
tháng.
- Dùng sổ liên lạc để thiết lập mối quan hệ giữa gia đình và nhà trường.
Do vậy trong năm qua tôi luôn nắm bắt được tình hình cụ thể của từng học sinh và ngược
lại, gia đình cũng thường xuyên biết được kết quả học tập của con em mình.Không còn hiện
tượng học sinh bỏ học vô lí do,đi học không đúng giờ.
Ví dụ: Đầu năm học có em Đạt thường xuyên nghỉ học không có lí do,hay bỏ học vào
các tiết cuối, thường xuyên không thực hiện nội quy trường lớp về giờ giấc,đồng
phục. Tuy nhiện,bằng việc áp dụng các biện pháp nêu trên, với sự động viên và quan
tâm đúng lúc của giáo viên chủ nhiệm, vi phạm của em giảm dần và hầu như không
còn vi phạm từ cuối học kì I.
6.Giáo viên kết hợp chặt chẽ với nhà trường,Đội thiếu niên,Đoàn thanh niên
- Các kế hoạch của nhà trường, Đội thiếu niên , Đoàn thanh niên giáo viên chủ nhiệm
nắm được để phối hợp và phổ biến kịp thời cho học sinh.
- Thường xuyên động viên,đôn đốc,nhắc nhở các em tham gia tốt các hoạt động đoàn
thể,các phong trào thi đua do đoàn thể phát động.
- Trong năm học qua ,lớp 6A đã tham gia 100% mua tăm tre nhân đạo ,đạt và vượt chỉ
tiêu về kế hoạch nhỏ,tham gia ủng hộ bạn nghèo, trồng và chăm sóc bồn hoa của
lớp.Tham gia và đạt giải cao trong các đợt thi văn nghệ chào mừng ngày 20-11,các
hoạt động trò chơi tập thể ngày 8-3,26-3.
7. Giáo dục học sinh cá biệt

Việc giáo dục học sinh trong nhà trường ta là sự kết hợp nhà trường với đoàn thể,
địa phương, gia đình…Trong đó, mối quan hệ giữa gia đình và nhà trường nhất là đối
với giáo viên chủ nhiệm là hết sức cần thiết. Chính vì vây, công tác chủ nhiệm của
một giáo viên thành công hay không đừng bao giờ quên gia đình học sinh là yếu tố
quan trọng.
Người thực hiện: Nguyễn Thị Thanh

Trường THCS Vạn Phong

12


Biện pháp xây dựng tập thể lớp đoàn kết vững mạnh ở trường THCS
Với tôi việc đến thăm gia đình học sinh rất cần thiết. Trước khi đến thăm phụ
huynh học sinh, giáo viên cần phải phân loại đối tượng học sinh: Hạnh kiểm tốt, học
tập tốt – hạnh kiểm tốt, học tập trung bình, yếu – hạnh kiểm trung bình, yếu…để có
kế hoạch đi thăm. Tốt nhất là nên đi thăm gia đình những em có hạnh kiển trung bình,
yếu trước.
Đến với gia đình những em chăm ngoan là nhằm để biết thêm về hoàn cảnh gia
đình, phương pháp học tập…của các em. Tiện thể giáo viên báo cho gia đình biết
những ưu điểm về hạnh kiểm, học tập…Thường là phụ huynh của đối tượng này lo
lắng, quan tâm đến con cái nhiều hơn khi biết thêm con mình từ giáo viên chủ nhiệm.
Đến với học sinh hay nghịch, lơ là việc học tập, việc giáo viên chủ nhiệm đến nhà
thăm gia đình là hết sức cần thiết. Vì đa số học sinh gia đình lao động nghèo, cha mẹ
ít có thời gian quản lý, chỉ bảo chuyện học hành của con cái, có thể nói là họ giao con
mình cho thầy cô. Đến khi được giáo viên chủ nhiệm báo cho biết về tình hình học
tập, rèn luyện đạo đức họ mới vỡ lẽ. Có gia đình thực sự khổ tâm vì con, nhưng cũng
có gia đình rất “tỉnh”, xem như chẳng có chuyện gì, thậm chí chẳng cần thiết phải
nghe thông tin từ giáo viên. Không sao, giáo viên chủ nhiệm đừng bao giờ nản lòng,
cứ đến gặp họ một lần, hai lần…để cùng nhau bàn bạc về việc giáo dục học sinh đến

khi nào có kết quả. Và điều cần lưu ý là khi giáo viên chủ nhiệm trao đổi cùng phụ
huynh học sinh phải có mặt các con.
Gặp phụ huynh học sinh cá biệt, tôi thấy muốn có tác dụng tốt có thể thực hiện như
sau:
Có thể lần đầu đến thăm gia đình mà không bàn chuyện giáo dục học sinh.
Nếu muốn bàn chuyện giáo dục các em phải thật bình tĩnh, trao đổi ôn hoà, đừng
để phụ huynh có cảm nhận là mình mắng khéo. Cố nói làm sao để cho họ thấm thay vì
làm cho họ tức.
Theo tôi, việc đến thăm gia đình của các em sẽ giúp cho phụ huynh biết khá tường
tận về con em mình. Từ đó, họ chú ý hơn đến việc dạy bảo các em. Bản thân các em
cũng sợ việc làm này của thầy cô nên cố gắng sửa chữa những sai sót của mình.
Mời phụ huynh học sinh đến trường gặp giáo viên chủ nhiệm tôi rất ít làm. Tôi
nghĩ rằng làm như vậy mất thời gian của học mà chính bản thân giáo viên chằng biết
học sinh mình có một gia đình như thế nào. Vì đa số hình ảnh của con cái là hình ảnh
của cha mẹ. Hơn nữa, có một số phụ huynh nghe thầy cô báo về con mình họ rất tức
giận. Cho nên khi về nhà họ trút hết tức giận vào con bằng những trận đòn nhừ tử.
Như thế chẳng có kết quả gì qua lần gặp gỡ ấy.

Người thực hiện: Nguyễn Thị Thanh

Trường THCS Vạn Phong

13


Biện pháp xây dựng tập thể lớp đoàn kết vững mạnh ở trường THCS
Đến thăm gia đình, cùng trao đổi việc giáo dục học sinh là việc làm thường
xuyên, tuy mất nhiều thời gian của giáo viên chủ nhiệm. Sau mỗi lần được giáo viên
chủ nhiệm đến nhằm bản thân học sinh có tiến bộ rõ, nếu tiến bộ chậm cũng được rồi.
Từ những kinh nghiệm của bản thân cùng với sự cố gắng tìm tòi học hỏi những

kinh nghiệm quý báu của đồng nghiệp nên trong năm học này, lớp chủ nhiệm của tôi
là 6A, có đến 5 học sinh cá biệt, nhưng đến giờ các em đã biết vâng lời thầy cô, quan
tâm đến lớp hơn, chịu khó học tập hơn, tiêu biểu là Hà Văn Trường, Nguyễn Thành
Đạt, Lê Văn Lợi, Trần Văn Tài,Nguyễn Quang Long.
8.Tổ chức buổi sinh hoạt lớp cuối tuần hiệu quả
Trong buổi sinh hoạt lớp, người thầy cần phải giúp đỡ cho các em mạnh dạn và
cởi mở với nhau hơn, tạo điều kiện để từng học sinh được tự giới thiệu về mình về
hoàn cảnh gia đình các khả năng của bản thân và có khó khăn gì, sau các buổi sinh
hoạt này, các bạn trong lớp sẽ hiểu, thông cảm và gắn bó với nhau hơn. Là giáo viên
chủ nhiệm và là giáo viên bộ môn, việc giảng dạy tốt gây cảm phục đối với học sinh
là vấn đề hết sức quan trọng, cho nên trước khi lên lớp bao giờ tôi cũng soạn bài
chuẩn bị bài giảng một cách chu đáo kỹ lưỡng, nghiên cứu tìm ra phương pháp truyền
đạt để các em dễ tiếp thu, dễ nắm bắt vấn đề nhất, luôn tìm cách gây cảm hứng trong
học tập, chấm chữa bài cho học sinh một cách chu đáo. Các trò ngoan học giỏi là
nguồn động viên cổ vũ tôi. Bên cạnh những học sinh ngoan, học giỏi vẫn còn những
học sinh lười học tiếp thu chậm.Với đối tượng này tôi thường đắc biệt quan tâm kiên
trì tìm hiểu nguyện vọng để có hướng động viên thuyết phục và có biện pháp truyền
đạt kiến thức giáodục phù hợp như: đơn giản hoá vấn đề truyền đạt, giúp các em dễ
nắm bắt vấn đề, dễ tiếp thu kiến thức hơn hoặc tìm cách khích lệ để các em không nản
chí trong học tập và rèn luyện.
Một trong những vấn đề giáo dục đạo đức, tính kỷ luật bằng việc tổ chức các
buổi sinh hoạt ngoài giờ lên lớp như tham quan các di tích lịch sử, danh lam thắng
cảnh, sinh hoạt truyền thống…Dựa vào đặc điểm lứa tuổi học sinh lớp 6 tôi đã đề xuất
với nhà trường tổ chức cho các em tham gia. Qua các buổi nhà trường tổ chức, tôi đã
cùng cán bộ lớp hướng dẫn các bạn từ việc đi đứng nói năng cho đến việc cần phải
nắm những nội dung chủ yếu của từng di tích.
Từ cơ sở lý luận đã nêu ở trên cùng với kinh nghiệm của bản thân tôi nghĩ rằng:
Một giáo viên chủ nhiệm nắm vững và chấp hành các chính sách chế độ của nhà
nước, của bộ giáo dục, nắm đầy đủ chủ trương đường lối của nhà trường, nhận và
hoàn thành xuất sắc các nhiệm vụ được giao thì chưa đủ mà còn phải có sự yêu

ngành, yêu nghề, yêu thương học sinh, không ngừng học tập bồi dưỡng nghiệp vụ sư
phạm, mẫu mực trong việc thực hiện chế độ chính sách của nhà nước và mẫu mực
trong vai trò nhà giáo, nhà sư phạm và nhà giáo dục. Mọi cử chỉ lời nói, cách ăn mặc,
14
Người thực hiện: Nguyễn Thị Thanh
Trường THCS Vạn Phong


Biện pháp xây dựng tập thể lớp đoàn kết vững mạnh ở trường THCS
đi đứng và thái độ biểu hiện của giáo viên chủ nhiệm lớp trước mọi hiện tượng xã hội
đều có ảnh hưởng đến nhân cách học sinh. Vì vậy giáo viên chủ nhiệm mà có ý chí
trong phấn đấu, mẫu mực trong công tác và trong cuộc sống thì đó chính là những
biện pháp giáo dục có hiệu quả nhất với học sinh lớp chủ nhiệm, sẽ đào tạo được
những học sinh vừa có trí thức vừa có đạo đức đó sẽ là hành trang giúp các em bước
vào cuộc sống môt cách tự tin, là nền tảng cho các em phấn đấu trở thành công dân
mẫu mực, có ích cho xã hội.
PHẦN IV:K ẾT LU ẬN
1. Kết quả
Trong năm học 2017-2018 với các biện pháp nhằm xây dựng tập thể lớp đoàn kết
vững mạnh ,tôi cùng với lớp 6A đã đạt được một số kết quả sau đây:
- Tập thể 6A luôn là lớp đi đầu trong mọi hoạt động của trường.Kết thúc học kì I và
kết thúc năm học lớp đạt lớp tiên tiến xuất sắc.
- 100% học sinh đi học chuyên cần so với đầu năm.
- Việc chấp hành nội quy trường lớp khá tốt: đạt 95%.
- Học sinh nghỉ học không có giấy xin phép giảm xuống rõ rệt.
- Số giờ tự quản tốt, đạt tỉ lệ 100% so với đầu năm.
- Số giờ học tốt tăng dần.
- Học sinh có ý thức học bài và làm bài tập ở nhà tốt hơn so với đầu năm( qua sổ theo
dõi và đánh giá của giáo viên bộ môn) .
- Ý thức chấp hành nội quy tương đối tốt, đa số học sinh đã ngoan hơn,biết nghe lời

khuyên từ thầy cô giáo.
- Tỉ lên học sinh vi phạm nội quy trường lớp giảm đáng kể.
- Học sinh mạnh dạn hơn, tự tin hơn khi giao tiếp hay khi đứng trước tập thể.
- Chi đội vững mạnh.
- Trong phong trào văn nghệ thi đua chào mừng ngày nhà giáo Việt Nam 20-11: giải 3
văn nghệ.
- Trồng và chăm sóc bồn hoa đẹp.
- Tham gia và đạt thành tích tốt chào mừng ngày 8-3,26-3.
- Luôn hoàn thành tốt các công việc lao động, cũng như các đợt trực tuần mà nhà
trường phân công.
Người thực hiện: Nguyễn Thị Thanh

Trường THCS Vạn Phong

15


Biện pháp xây dựng tập thể lớp đoàn kết vững mạnh ở trường THCS
- Tham gia rất vui vẻ,đoàn kết,nêu cao tinh thần tập thể trong các hoạt động vui
chơi,thi các trò chơi nhân ngày 20-11,26-3.
- Hình thành các nhóm học tập giúp nhau cùng tiến bộ.
- Tập thể lớp 6A luôn là một tập thể đoàn kết ,vững mạnh, luôn giúp đỡ và thi đua
trong học tập cũng như trong các hoạt động khác.
- Kết quả học lực và hạnh kiểm cụ thể như sau:( 6A là lớp không chọn)

Hạnh kiểm
Tổng Tốt
số HS
SL %
35

em

Học lực

Khá

TB

Yếu

Giỏi

Khá

TB

Yếu

SL %

SL %

SL %

SL %

SL %

SL %


SL %

0

2

12 34 18 51 3

31 89 4

11 0

0

0

6

9

Ngoài ra sau khi nghiên cứu xong sáng kiến này,tôi đã mạnh dạn chia sẻ với một vài
đồng nghiệp cũng làm công tác chủ nhiệm như tôi ở trường bạn . Cụ thể:
1) Ở trường THCS Diễn Mĩ có đồng chí Hồ Thị Minh Thìn ,chủ nhiệm lớp 6A. Cũng
là lớp có đa dạng thành phần học sinh.Trước đây ,việc đưa học sinh vào nề nếp ,tự
giác trong học tập,tự quản khi không có giáo viên hay trong một số giờ sinh hoạt
khiến giáo viên chủ nhiệm rất vất vả.Đôi lúc học sinh còn mất đoàn kết,gây gổ đánh
nhau.Nhưng sau khi áp dụng sáng kiến tôi đưa ra thì công tác chủ nhiệm của chị ấy đã
đỡ vất vả hơn.Kết quả lớp 6A của cô Thìn đã đạt được trong năm học 2017-2018 là:
- Tỉ lệ học sinh đi chậm giảm rõ rệt.
- Không còn học sinh bỏ học,bỏ tiết.

- Các tiết tự quản tốt.
- Kết quả học lực và hạnh kiểm cụ thể như sau:
Hạnh kiểm
Tổng Tốt
số HS
SL %

Học lực

Khá

TB

Yếu

Giỏi

Khá

TB

Yếu

SL %

SL %

SL %

SL %


SL %

SL %

SL %

0

1

12 30 26 64 1

40em 35 88 5

12 0

0

0

3

3

2) Ở trường THCS Diễn Hồng có đồng chí Trần Thị Tuệ cũng chủ nhiệm lớp 6A.
Diễn Hồng là xã có học sinh công giáo tương đối đông, sĩ số lớp cũng nhiều nên công
tác chủ nhiệm không hề dễ dàng.Sau khi áp dụng sáng kiến của tôi thì cũng đạt được
16
Người thực hiện: Nguyễn Thị Thanh

Trường THCS Vạn Phong


Biện pháp xây dựng tập thể lớp đoàn kết vững mạnh ở trường THCS
những kết quả đáng mong đợi.Cụ thể kết quả lớp đạt được trong năm học 2017-2018
là:
- Không còn hiện tượng bỏ giờ,bỏ tiết.
- Các tiết tự quản tốt.
- Không còn hiện tượng học sinh nghỉ học không có lí do.
- Kết quả học lực và hạnh kiểm cụ thể như sau:
Hạnh kiểm
Tổng Tốt
số HS
SL %
42
em

Học lực

Khá

TB

Yếu

Giỏi

Khá

TB


Yếu

SL %

SL %

SL %

SL %

SL %

SL %

SL %

0

2

10 24 27 64 3

38 90 4

10 0

0

0


5

7

2. Bµi häc kinh nghiÖm
Nhiệm vụ chủ nhiệm một lớp của giáo viên quả là không dễ dàng, nó phức tạp rất
nhiều. Năm học nào cũng vậy, lớp học nào cũng thế: học sinh cá biệt. Những học sinh
này làm giáo viên chật vật vô cùng. Nhưng giáo viên đừng nên tập trung vào đối
tượng này mà hãy nghĩ đến tập thể lớp, hãy phát huy những thế mạnh của lớp bằng
tình yêu thương đưa các em hoà nhập vào. Giáo viên chủ nhiệm phải xem tập thể lớp
mình chủ nhiệm là một mái ấm gia đình thì chắc chắn sẽ hoàn thành nhiệm vụ được
Ban giám hiệu giao phó.
3.Một số kết luận
Sau thời gian tìm hiểu và nghiên cứu đề tài “ Một số biện pháp xây dựng tập thể lớp
đoàn kết vững mạnh ở trường THCS” , đề tài đã thu được một số kết quả khích lệ.
- Xác định được một số biện pháp giúp nâng cao ý thức tự giác,tự học,tự rèn,sống có
nề nếp,kỉ luật của học sinh.
- Trong quá trình thực hiện và nghiên cứu đề tài tôi đã rút ra những việc đã làm được
và có những việc chưa làm được, từ đó rút kinh nghiệm cho bản thân để tìm ra biện
pháp giáo dục học sinh toàn diện hơn.
- Khi áp dụng đề tài vào công tác chủ nhiệm lớp , giáo viên phải đặt học sinh vào vị
trí trung tâm , là chủ thể của quá trình giáo dục và là động lực của quá trình nhận
thức.
- Mọi kiến thức có trong sách vở chỉ là khởi điểm cho một quá trình giáo dục chung
mà thôi,trong công tác chủ nhiệm của mình, người thầy cần phải là “ Một nghệ sĩ”
17
Người thực hiện: Nguyễn Thị Thanh
Trường THCS Vạn Phong



Biện pháp xây dựng tập thể lớp đoàn kết vững mạnh ở trường THCS
sáng tạo không ngừng vì tâm lí của con người không “ Mất đi” mà thay đổi không
ngừng.
Bên cạnh những kết quả đạt được thì đề tài vẫn còn có những hạn chế:
+ Tài liệu tham khảo còn ít.
+ Công tác chủ nhiệm từ trước đến nay chưa được chú trọng.
+ Thời gian thực hiện chưa nhiều, phạm vi thực hiện chưa rộng.
PHẦN V. ĐỀ XUẤT, KIẾN NGHỊ
Để giáo viên chủ nhiệm thực hiện tốt và có hiệu quả các giải pháp trên :
- Nhà tường,gia đình và xã hội nên quan tâm nhiều hơn đến việc giáo dục đạo đức cho
học sinh,đây không phải là nhiệm vụ của riêng cá nhân hay tổ chức nào mà là của
toàn xã hội.
- Nên thành lập tổ chủ nhiệm ở các trường,có chế độ ưu tiên phù hợp cho giáo viên
làm công tác chủ nhiệm lớp.
- Đoàn – đội nên kết hợp tổ chức thêm nhiều cuộc thi nữa ví dụ: tìm hiểu
sử hay hái hoa dân chủ….

về lịch

Trên đây là một số biện pháp nhằm xây dựng tập thể lớp vững mạnh trong công tác
chủ nhiệm mà tôi đã áp dụng và mạnh dạn đưa ra đây để đồng nghiệp cùng tham
khảo.Dù đã cố gắng rất nhiều nhưng chắc chắn không thể tránh khỏi những thiếu
sót,rất mong nhận được nhiều ý kiến đóng góp của cấp trên,đồng nghiệp ,các bạn đọc
để tôi có dịp bổ sung ,sửa chữa và tích lũy thêm được nhiều kinh nghiêm hay.
Xin chân thành cảm ơn.
Diễn Vạn, ngày 15 tháng 4 năm 2018
Người thực hiện
Nguyễn Thị Thanh
PHẦN VI.TÀI LIỆU THAM KHẢO

- Các văn bản chỉ đạo của nghành giáo dục.
- Kế hoạch giáo dục của trường THCS Vạn Phong 2017-2018.
- Kĩ năng quản lí và giảng dạy đạt hiệu quả cao.( NXB lao động – năm 2011)
- Điều lệ trường THCS.
- Một số tư liệu của bạn bè và đồng nghiệp.
Người thực hiện: Nguyễn Thị Thanh

Trường THCS Vạn Phong

18


Biện pháp xây dựng tập thể lớp đoàn kết vững mạnh ở trường THCS

MỤC LỤC
PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ…………………………………………………………..1
1.Lí do chọn đề tài…………………………………………………………………1
2.Mục đích nghiên cứu.............................................................................................2
PHẦN II : CƠ SỞ LÍ LUẬN……………………………………………………..3
1.Khái niệm: ……………………………………………………………………….3
2.Vị trí,chức năng,nhiệm vụ của giáo viên chủ nhiệm…………………………….4
a. Vị trí:…………………………………………………………………………….4
b. Chức năng:……………………………………………………………………...5
c. Nhiệm vụ:…………………………………………………………………… ..6
3.Cơ sở thực tiễn,phạm vi nghiên cứu và thời gian tiến hành:……………………7
a.Cơ sở thực tiễn:…………………………………………………………………7
b.Phạm vi nghiên cứu:……………………………………………………………8
c. Thời gian tiến hành:……………………………………………………………8
Người thực hiện: Nguyễn Thị Thanh
Trường THCS Vạn Phong


19


Biện pháp xây dựng tập thể lớp đoàn kết vững mạnh ở trường THCS
PHẦN III: PHƯƠNG PHÁP TIẾN HÀNH……………………………………8
1. Đặc điểm tình hình lớp:…………………………………………………...8
2. Lập kế hoạch công tác chủ nhiệm:……………………………………........9
3. Xây dựng đội ngũ cán bộ lớp tự quản:…………………………………….11
4. Giáo viên chủ nhiệm kết hợp với giáo viên bộ môn:………………………15
5. Giáo viên chủ nhiệm kết hợp với Hội cha mẹ học sinh và gia đình học sinh:
………………………………………………………………………16
6. Giáo viên chủ nhiệm kết hợp với nhà trường , Đội thiếu niên,Đoàn thanh niên:
………………………………………………………………………17
7. Giáo dục học sinh cá biệt:…………………………………………………17
8. Tổ chức buổi sinh hoạt cuối tuần hiệu quả………………………………..19
PHẦN IV: KẾT LUẬN………………………………………………………….21
1.Kết quả:……………………………………………………………………….21
2.Bài học kinh nghiệm:…………………………………………………………22
3.Một số kết luận:………………………………………………………………23
PHẦN V: ĐỀ XUẤT,KIẾN NGHỊ……………………………………………23
PHẦN VI: TÀI LIỆU THAM KHẢO………………………………………...24

Người thực hiện: Nguyễn Thị Thanh

Trường THCS Vạn Phong

20




×