Tải bản đầy đủ (.pdf) (47 trang)

ĐIỀU TRỊ TRÀN KHÍ MÀNG PHỔI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.72 MB, 47 trang )

ĐIỀU TRỊ TRÀN KHÍ MÀNG PHỔI
(TREATMENT OF PNEUMOTHORAX IN ADULTS)

K34B – ĐẠI HỌC Y DƯỢC HẢI PHÒNG
Bùi Duy Cẩm – Hà Trần Hồng Quảng dịch và trình bày


ĐIỀU TRỊ
NGUYÊN TẮC
▪ Chọc hút hết khí khoang màng phổi
▪ Dự phòng tái phát
▪ Điều trị bệnh lý nền và căn nguyên.


ĐIỀU TRỊ
CÁC PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRỊ:
▪ Theo dõi, thở oxy

▪ Chọc hút khí màng phổi đơn thuần/catheter
▪ Đặt dẫn lưu khoangmàng phổi
▪ Gây dính màng phổi: bơm chất gây dính vào KMP qua dẫn lưu hay qua nội soi
màng phổi
▪ Nội soi màng phổi có video trợ giúp (VATS)
▪ Mở lồng ngực


▪ Điều trị

Các yếu tố quan trọng giúp xác định chọn lựa phương pháp điều trị hợp lý
bao gồm :


▪ Loại tràn khí màng phổi : Tràn khí màng phổi tiên phát hay thứ phát.
▪ Dấu hiệu khó thở trên lâm sàng, đặc biệt là các dấu hiệu khó thở nặng,suy hô
hấp.

▪ Kích thước của khối tràn khí.
▪ Tuổi: >50. => Tỉ lệ thành công điều trị bằng bơm hút kém
▪ Căn nguyên: Ví dụ : Do chăm sóc y tế, do chấn thương
▪ Tần suất tràn khí màng phổi
▪ Các bệnh lý đi kèm.


ƯỚC TÍNH ĐỘ LỚN CỦA TRÀN KHÍ MÀNG PHỔI


Management
algorithm for
spontaneous
pneumothorax.
(Adapted from
MacDuff A,
Arnold A, Harvey
J on behalf of the
BTS Pleural
Disease Guideline
Group.
Thorax 2010;
65(Suppl 2):ii18–
ii31, with
permission from
BMJ Publishing

Group Ltd.)


THEO DÕI – THỞ OXY
CHỈ ĐỊNH:
▪ Bệnh nhân có lâm sàng ổn định, không khó thở, không đau ngực

▪ Tràn khí màng phổi kín và ít (chiều ngang dải khí giữa viền phổi và
thành ngực ≤ 2-3 cm trên film XQ ngực)



SMALL PNEUMOTHORAX


THEO DÕI - THỞ OXY
THEO DÕI BỆNH NHÂN KHÔNG NHẬP VIỆN:
▪ Phần lớn bệnh nhân không cần nhập viện với TKMP nhỏ và không có
các triệu chứng cần can thiệp tích cực.
▪ Theo dõi tại viện ít nhất 6h
▪ Bệnh nhân chỉ nên về nhà khi XQ ngực chụp lại không cho thấy sự tiến
triển của TKMP
▪ Bệnh nhân cần quay lại khám ngay nếu khó thở tăng lên hoặc đau ngực.
▪ Hẹn tái khám sau 1 -2 tuần để chụp lại XQ ngực.


THEO DÕI - THỞ OXY
Bệnh nhân nhập viện:
▪ Bệnh nhân ở xa cơ sở y tế hoặc quá lo lắng


▪ Thở oxy lưu lượng cao 10 L/ph
▪ Theo dõi trong 2-3 ngày

▪ Chụp XQ phổi kiểm tra, nếu ổn định => ra viện


THEO DÕI - THỞ OXY
Lợi ích của thở oxy:
▪ Màng phổi sẽ hấp thu khí với tốc độ 1.25% thể tích nửa phổi /24h với thở
khí trời, nếu thở oxy liều cao tốc độ hấp thu khí sẽ tăng gấp 4 lần.
▪ Nếu sử dụng oxy 100% có thể làm tăng tốc độ hấp thu lên 6 lần (in animal)
Thận trọng:
▪ Cần duy trì SaO2 > 92%

▪ Thận trọng khi sử dụng cho bệnh nhân COPD vì có thể gây ra tình trạng ứ
đọng CO2


CHỌC HÚT KHÍ MÀNG PHỔI ĐƠN THUẦN
CHỈ ĐỊNH:

▪ Tràn khí màng phổi nhiều (chiều ngang dải khí > 3cm)

▪ Bệnh nhân có toàn trạng ổn định nhưng khó thở và/hoặc đau ngực
cần can thiệp bất kể kích thước dải khí.

Chọc hút khí màng phổi đơn thuần là điều trị đầu tay




CHỌC HÚT KHÍ MÀNG PHỔI ĐƠN THUẦN
LỢI ÍCH:
▪ Bệnh nhân được điều trị với chọc hút KMPĐT có thể
không cần phải nhập viện.
▪ Ít tái phát trong năm đầu.

▪ Giảm đau trong khi nằm viện.
▪ Rút ngắn thời gian nằm viện.


SIMPLE ASPIRATION KIT



CHỌC HÚT KHÍ MÀNG PHỔI ĐƠN THUẦN
TIẾN HÀNH:
▪ Hút đơn giản với một catheter tĩnh mạch nhựa (hoặc một catheter chọc
màng phổi, hoặc một catheter nòng nhỏ 7 – 14 F) nối 1 bơm tiêm 60 ml
qua 1 khoá 3 chạc, hút khí cho đến khi không còn khí
▪ Trong trường hợp khí vẫn ra đều sau khi đã hút > 4l và phổi không giãn
nở nội soi màng phổi nên được thực hiện. Nếu nội soi màng phổi không
có sẵn, đặt dẫn lưu khoang màng phổi nên được thực hiện



CHỌC HÚT KHÍ MÀNG PHỔI ĐƠN THUẦN
CÓ 2 PHƯƠNG PHÁP TIẾP CẬN ĐƯỢC CHẤP NHẬN NHƯ NHAU KHI KHÔNG THỂ
HÚT THÊM KHÍ NỮA:

1. Gắn chặt ống thông vào thành ngực và đóng kín nắp => chụp XQ ngực sau 4h

nếu phổi giãn nở ống thông có thể được lấy ra => theo dõi thêm 2h, chụp lại XQ
ngực nếu phổi tiếp tục giãn nở, bệnh nhân có thể ra viện. Tỷ lệ thành công là
70% với TKMP tiên phát mức độ trung bình.

2. Dùng van 1 chiều Heimlich (bệnh nhân có thể đi lại). Theo dõi bệnh nhân trong
2 ngày nếu ổn định có thể ra viện. Tỷ lệ thành công là 90% với TKMP lần đầu,
52% với TKMP tái phát lần 2 và 15% với TKMP tái phát lần 3.


Van Heimlich

Van Heimlich: chỉ cho luồng khí đi theo 1 chiều nhờ vào tác dụng như 1
van của lá cao su 2 lớp


CHỌC HÚT KHÍ MÀNG PHỔI ĐƠN THUẦN
Dựa trên bằng chứng từ nhiều nghiên cứu, điều trị ban đầu TKMP ở những
bn có huyết động ổn định bằng chọc hút thì tốt hơn là đặt dẫn lưu khoang
màng phổi:
▪ Trong 1 phân tích gộp của 3 nghiên cứu ngẫu nhiên có đối chứng (194 bn) so
sánh chọc hút với dẫn lưu KMP, bn được chọc hút khí có thời gian nằm viện ngắn
hơn và kết cục ở thời điểm 1 tuần và tỷ lệ tái phát trong 1 năm tương tự với bn
được đặt dẫn lưu KMP. Một phân tích gộp khác bồm 6 nghiên cứu cũng chỉ ra kết
quả tương tự.
▪ Trong 1 nghiên cứu ngẫu nhiên có 137 bn PSP lần đầu cũng cho thấy kết cục
tương tự nhau giữa 2 phương pháp: tỷ lệ thành công tức thì (62% so với 68%) và
trong tuần đầu (88% so với 89%) nhưng chọc hút khí có thời gian nằm viện ngắn
hơn (1.8 ngày so với 4 ngày).



ĐẶT DẪN LƯU KHOANG MÀNG PHỔI
CHỈ ĐỊNH:
▪ TKMP tiên phát lượng khí nhiều hoặc thất bại với các phương pháp điều trị
nêu trên.
▪ TKMP áp lực dương.
TIÊN LƯỢNG:
▪ Thành công 90% với TKMP lần đầu tiên, 52% với TKMP tái phát lần 2 và 15%
với TKMP tái phát lần 3.


ĐẶT DẪN LƯU KHOANG MÀNG PHỔI
TIẾN HÀNH:

• Mở MP với ống thông 16-28F tuỳ từng trường hợp: 24-28F cho những bệnh
nhân TKMP cần thở máy hoặc TKMP kèm tràn máu màng phổi.
• Nên sử dụng van Heimlich hoặc van nước trong 12-24 giờ đầu để tránh
nguy cơ phù phổi.
• Hút áp lực (–) 20 cm nước liên tục cho đến khi hết khí MP.
• 12h sau bằng chứng cuối cùng của sự rò rỉ khí, ống dẫn lưu nên được kẹp
lại. XQ phổi nên được chụp sau 12h tiếp theo và kết hợp với khám lâm sàng
không thấy TKMP tái phát thì rút ống dẫn lưu.
• Thất bại: Khí tiếp tục ra sau 5 ngày hút dẫn lưu khí liên tục.


VỊ TRÍ ĐẶT DẪN LƯU
▪ Giao điểm đường giữa
đòn và khoang liên sườn
2-3
▪ Hoặc khoang liên sườn 5-6
đường nách trước



×