Tải bản đầy đủ (.doc) (87 trang)

Xây dựng hệ thống bài tập dạy nghĩa từ cho học sinh lớp 5

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (358.29 KB, 87 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH
KHOA GIÁO DỤC TIỂU HỌC

NGUYỄN THỊ THÚY

XÂY DỰNG HỆ THỐNG BÀI TẬP DẠY
NGHĨA TỪ
CHO HỌC SINH LỚP 5

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH: GIÁO DỤC TIỂU HỌC

NGƯỜI HƯỚNG DẪN: TS. CHU THỊ THỦY AN

VINH, 2007
0


NHỮNG TỪ VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN

GV

:

giáo viên

HS

:

học sinh



HS|TH

:

học sinh tiểu học

SGK

:

sách giáo khoa

SGV

:

sách giáo viên

MRVT

:

mở rộng vốn từ


MỤC LỤC
Trang
LỜI NÓI ĐẦU................................................................................................1
MỞ ĐẦU..........................................................................................................2


1. Lí do chọn đề tài..................................................................................2
2. Lịch sử vấn đề......................................................................................3
3. Mục đích nghiên cứu..........................................................................5
4. Đối tựơng và phạm vi nghiên cứu......................................................5
5. Nhiệm vụ nghiên cứu..........................................................................5
6. Phương pháp nghiên cứu....................................................................5
NỘI DUNG......................................................................................................7

Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn.........................................................7
1.1. Cơ sở lí luận......................................................................................7
1.1.1. Khái niệm nghĩa của từ.............................................................7
1.1.2. Vấn đề dạy nghĩa từ ở tiểu học...............................................10
1.1.3. Đặc điểm tâm sinh lí của học sinh lứa tuổi lớp 5...................15
1.2. Cơ sở thực tiễn................................................................................17
1.2.1. Các bài MRVT ở sách giáo khoa Tiếng Việt 5......................17
1.2.2. Thực trạng dạy nghĩa từ cho học sinh lớp 5 qua bài MRVT
.......................................................................................................................19
1.2.3. Thực trạng nắm nghĩa từ của học sinh lớp 5..........................23
1.2.4. Nguyên nhân của thực trạng trên............................................25
1.3. Tiểu kết chương 1...........................................................................27
Chương 2: Xây dựng hệ thống bài tập dạy nghĩa từ cho các bài
MRVT trong SGK Tiếng Việt 5................................................28
2.1. Các nguyên tắc xây dựng bài tập dạy nghĩa từ...............................28
2.1.1. Nguyên tắc đảm bảo tính hệ thống.........................................28
2.1.2. Nguyên tắc đảm bảo tính khoa học........................................28


2.1.3. Nguyên tắc đảm bảo tính vừa sức..........................................30
2.1.4. Nguyên tắc đảm bảo tính hiệu quả.........................................30


1


2.1.5. Nguyên tắc đảm bảo tính khả thi............................................30
2.2. Các bước xây dựng bài tập dạy nghĩa từ........................................30
2.3. Hệ thống bài tập dạy nghĩa từ cho các bài MRVT trong sách
giáo khoa Tiếng Việt 5...................................................................31
2.4. Hệ thống bài tập dạy nghĩa từ trong sử dụng..................................50
2.5. Tiểu kết chương 2...........................................................................54
Chương 3: Dạy học thử nghiệm.................................................................55
3.1. Mục đích thử nghiệm......................................................................55
3.2. Đối tượng thử nghiệm.....................................................................55
3.3. Cách thức tiến hành thử nghiệm.....................................................55
3.4. Tiêu chí đánh giá kết quả thử nghiệm.............................................55
3.5. Phân tích kết quả thử nghiệm.........................................................56
3.5.1. Đánh giá mức độ nắm nghĩa từ của học sinh.........................56
3.5.2. Hứng thú học tập cuả học sinh...............................................57
3.6. Kết luận từ dạy học thử nghiệm.....................................................58
KẾT LUẬN....................................................................................................59
TÀI LIỆU THAM KHẢO..............................................................................61
PHỤ LỤC......................................................................................................63


LỜI NÓI ĐẦU
Xuất phát từ thực trạng dạy nghĩa từ ở trường tiểu học, nhận thấy
được tầm quan trọng của hệ thống bài tập dạy nghĩa từ cho học sinh lớp 5,
chúng tôi lựa chọn đề tài: “Xây dựng hệ thống bài tập dạy nghĩa từ cho
học sinh lớp 5".
Để hoàn thành được đề tài này, ngoài sự cố gắng nỗ lực của bản thân,

tôi đã nhận được sự giúp đỡ trực tiếp, tận tình của giáo viên hướng dẫn
Tiến sĩ Chu Thị Thuỷ An, sự quan tâm của các thầy giáo cô giáo trong khoa
Giáo dục tiểu học và sự động viên rất lớn từ gia đình, bạn bè.
Nhân dịp này, tôi xin chân thành cảm ơn các thầy giáo, cô giáo và gia
đình, bạn bè. Đặc biệt tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc và trân trọng nhất tới cô
giáo - Tiến sĩ Chu Thị Thuỷ An.
Tôi cũng xin bày tỏ lòng cảm ơn đến các cô giáo và học sinh ở trường
tiểu học Hưng Dũng I (thành phố Vinh), trường tiểu học Sơn Lâm, Sơn Giang
(Hương Sơn - Hà Tĩnh).
Do hạn chế về thời gian và lần đầu tiên làm quen với công việc nghiên
cứu khoa học nên luận văn không tránh khỏi thiếu sót. Tôi rất mong nhận
được sự đóng góp nhiệt tình của các thầy cô giáo và các bạn.
Vinh, tháng 5 năm 2007.
Tác giả

Nguyễn Thị Thuý

1


MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Mục tiêu quan trọng của chương trình Tiếng Việt tiểu học là dạy cho HS
một công cụ để giao tiếp và học tập. Nhưng để có thể sử dụng tiếng Việt như
một công cụ giao tiếp và học tập thì HS phải nắm được nghĩa của từ. Vì vậy,
việc dạy nghĩa từ cho HS tiểu học là một việc làm rất quan trọng và cần thiết.
Mặt khác, với HS tiểu học, các em học từ chủ yếu dựa trên kinh nghiệm sống
và cách hiểu tự nhiên nên vốn từ còn hạn chế. Đa số các em chỉ mới nắm được
một số nét nghĩa của từ hoặc chỉ nắm nghĩa từ một cách chung chung, chưa đầy
đủ và chưa chính xác. Do vậy, cần tiến hành dạy nghĩa từ để qua đó chính xác

hóa vốn từ và mở rộng vốn từ cho HS.
Nhưng việc dạy nghĩa từ cho HS tiểu học không phải là một việc làm
đơn giản. Các nhà nghiên cứu từ vựng và phương pháp dạy học từ ngữ trước
đây đã đề xuất một số phương pháp dạy nghĩa từ cho HS tiểu học như: dùng
trực quan, dùng ngữ cảnh, giảng giải…Ở nhà trường tiểu học, hầu hết GV đều
sử dụng những phương pháp truyền thống đó. Tuy nhiên, thực tế cho thấy,
hiệu quả của việc dạy nghĩa từ cho HS tiểu học vẫn chưa cao. Trong giờ Mở
rộng vốn từ (MRVT), GV vẫn là người hoạt động chủ yếu, HS vẫn chưa phát
huy được tính tích cực, chủ động. Vì thế, việc học về nghĩa của từ, mở rộng
vốn từ ngữ vẫn chưa phải là công việc hứng thú đối với HS.
Hiện nay, trong xu thế đổi mới phương pháp dạy học, lấy HS làm trung
tâm, tích cực hoá hoạt động của HS, việc tổ chức cho HS nắm kiến thức, hình
thành kĩ năng thông qua các bài tập tiếng Việt rất được chú trọng. Trong dạy
từ, những bài tập giải nghĩa từ có tác dụng giúp HS nắm nghĩa từ một cách
chủ động và sâu sắc hơn, hứng thú hơn với việc mở rộng vốn từ. Thực tế cũng
cho thấy, nếu GV sử dụng bài tập giải nghĩa từ và tổ chức hợp lí thì HS tham
gia tích cực vào quá trình học tập và giờ học đạt kết quả cao hơn.

2


Hiện nay, ở tiểu học, bên cạnh những thuận lợi của chương trình Tiếng
Việt mới, GV và HS gặp không ít khó khăn, đặc biệt là khó khăn trong việc
giải nghĩa từ. Chương trình Tiếng Việt 5 vừa được thực thi trên phạm vi cả
nước còn rất mới mẻ với GV và HS. Các bài MRVT ở lớp 5 cung cấp một vốn
từ phong phú, phục vụ cho nhu cầu học tập và giao tiếp của HS, nhưng đa
phần là từ Hán Việt. Nếu GV không tổ chức tốt giờ học, chỉ sử dụng những
phương pháp dạy nghĩa từ truyền thống thì HS khó có thể nắm được nghĩa
của từ, giờ học sẽ trở nên khô khan, nặng nề. Có một số GV đã nhận thức
được tầm quan trọng của việc giải nghĩa từ nhưng do kiến thức về từ vựng

chưa sâu và chưa có kĩ năng xây dựng bài tập nên các bài tập giải nghĩa từ
vẫn chưa phong phú và cách sử dụng còn nhiều hạn chế.
Từ những phân tích trên, chúng tôi thấy cần phải có một hệ thống bài
tập giải nghĩa từ cho giờ MRVT ở lớp 5, để giúp GV thuận lợi hơn trong việc
dạy nghĩa từ, giúp HS nắm nghĩa từ tốt hơn, sâu sắc hơn, vận dụng vào giao
tiếp hiệu quả hơn, góp phần nâng cao chất lượng dạy nghĩa từ nói riêng và
dạy bài MRVT nói chung.
Đây chính là lí do để chúng tôi lựa chọn đề tài: “Xây dựng hệ thống
bài tập dạy nghĩa từ cho học sinh lớp 5”.
2. Lịch sử vấn đề
Vấn đề dạy nghĩa từ đã được đề cập đến ở khá nhiều công trình. Các
nhà nghiên cứu đã đưa ra khá nhiều biện pháp giải nghĩa từ phù hợp với HS
tiểu học.
- Theo các tác giả Phan Thiều, Lê Hữu Tĩnh [20. tr. 55-57], khi đã xác
định được từ cần giải nghĩa, chúng ta cần có các biện pháp thích hợp để giúp
HS nắm được nghĩa của từ. Giải nghĩa từ có mấy cách sau:
+ Dùng vật thực hoặc tranh ảnh (phương pháp trực quan).
+ Dùng yếu tố từ vựng (như từ đồng nghĩa, từ trái nghĩa, nghĩa của các
yếu tố trong từ ghép gốc Hán…) để giải nghĩa.
3


+ Giải thích bằng miêu tả lôgic (dùng định nghĩa).
+ Đặt từ trong câu, trong bài… (dùng ngữ cảnh).
Đỗ Hữu Châu [6. tr.276-278] thì cho rằng việc dạy từ không nên chỉ thu
hẹp trong giải nghĩa từ, mặc dù đó là việc then chốt. Theo ông, cái lõi ngữ
nghĩa của từ là ý nghĩa biểu niệm, nên giảng nghĩa từ, trước hết, cần phải làm
cho HS nắm được các nét nghĩa chung và riêng, rộng và hẹp với các quan hệ
giữa chúng. Từ ý nghĩa biểu niệm, GV sẽ hướng dẫn HS phát hiện ra các thành
phần ý nghĩa khác. Có những cách giảng nghĩa biểu niệm sau:

+ Giảng nghĩa biểu niệm theo các định nghĩa, khái niệm.
+ Giảng nghĩa theo lối so sánh từ đồng nghĩa và trái nghĩa.
+ Giảng nghĩa theo cách mô tả.
- Tác giả Nguyễn Đức Tồn [10. tr 122-125] không những đưa ra
phương pháp dạy nghĩa từ cho HS mà còn đưa ra các phương pháp kiểm tra
khả năng hiểu và sử dụng nghĩa từ của HS. Ông đã đề xuất một hệ phương
pháp dựa trên hệ phương pháp thực nghiệm tâm lí ngôn ngữ học, đó là:
+ Thực nghiệm gọi tên.
+ Thực nghiệm giải thích “X là gì ?”.
+ Thực nghiệm về khả năng.
+ Thực nghiệm kiểu “cái này được gọi là gì ?”.
- Tác giả Lê Phương Nga [8. tr.57- 59] đã trình bày một cách có hệ
thống 6 biện pháp giải nghĩa từ cho HS tiểu học, đó là: giải nghĩa từ bằng trực
quan, bằng ngữ cảnh, bằng cách so sánh đối chiếu với những từ khác (từ đồng
nghĩa, từ trái nghĩa), bằng cách phân tích từ thành từ tố (dùng cho từ Hán
Việt), bằng cách dùng định nghĩa.
Tác giả đã đưa ra biện pháp giải nghĩa từ và cho rằng mỗi biện pháp
đều có thể xây dựng các dạng bài tập giải nghĩa từ tương ứng để HS tự giải
nghĩa. Thế nhưng, trong thực tế, vẫn chưa có một công trình nào nghiên cứu
việc xây dựng một hệ thống bài tập giải nghĩa từ để kích thích hứng thú học

4


tập của HS. Luận văn chúng tôi, đi theo xu hướng này, nhằm xây dựng một hệ
thống bài tập dạy nghĩa từ cho HS lớp 5.

3. Mục đích nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu của chúng tôi là xây dựng hệ thống bài tập dạy
nghĩa từ cho HS lớp 5. Với hệ thống bài tập này, chúng tôi muốn góp phần giúp

GV tiểu học đổi mới phương pháp dạy nghĩa từ, giúp HS lớp 5 tích cực và
hứng thú hơn trong việc tìm hiểu về nghĩa của từ, mở rộng vốn từ.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Để đạt được mục đích nghiên cứu nêu trên chúng tôi xác định đối
tượng nghiên cứu là: hệ thống bài tập dạy nghĩa từ cho HS lớp 5.Trong khuôn
khổ một đề tài luận văn tốt nghiệp đại học, chúng tôi giới hạn phạm vi nghiên
cứu là xây dựng bài tập dạy nghĩa từ cho các bài MRVT ở sách giáo khoa
(SGK) Tiếng Việt 5.
5. Nhiệm vụ nghiên cứu
Với mục đích và đối tượng nghiên cứu nêu trên, đề tài đã thực hiện các
nhiệm vụ sau:
- Thứ nhất, nghiên cứu các vấn đề lí thuyết có liên quan: nghĩa của từ,
việc dạy nghĩa từ ở tiểu học, các biện pháp giải nghĩa từ cho HS tiểu học; đặc
điểm tâm sinh lý của HS lứa tuổi lớp 5 với việc nắm nghĩa từ.
- Thứ hai, nghiên cứu cơ sở thực tiễn của đề tài: khảo sát các bài MRVT ở
SGK Tiếng Việt 5; nghiên cứu thực trạng nắm nghĩa từ, sử dụng bài tập dạy
nghĩa từ, sử dụng phương pháp giải nghĩa từ của GV dạy lớp 5; nghiên cứu thực
trạng nắm nghĩa từ của HS lớp 5; lý giải nguyên nhân của thực trạng.
- Thứ ba, xây dựng hệ thống bài tập dạy nghĩa từ cho các bài MRVT
theo chủ đề ở SGK Tiếng Việt 5.

5


- Thứ tư, tổ chức dạy học thử nghiệm để kiểm tra tính khả thi của hệ
thống bài tập đã xây dựng.
6. Phương pháp nghiên cứu
Trong quá trình nghiên cứu, chúng tôi đã sử dụng phối hợp các phương
pháp sau:
- Phương pháp nghiên cứu lí thuyết: để nghiên cứu về các khái niệm lý

thuyết có liên quan đến đề tài: nghĩa của từ, dạy nghĩa từ, các biện pháp giải
nghĩa từ, đặc điểm tâm sinh lý của HS lớp 5.
- Phương pháp quan sát: để nghiên cứu thực trạng dạy và học về nghĩa
từ của GV và HS lớp 5.
- Phương pháp thử nghiệm: để kiểm tra hiệu quả dạy và học nghĩa từ
theo hệ thống bài tập đã đề xuất.
- Phương pháp thống kê, điều tra: để xử lý các số liệu trong quá trình
nghiên cứu.

6


Chương 1

CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
1.1. CƠ SỞ LÍ LUẬN
1.1.1. Khái niệm nghĩa của từ
Từ là một đơn vị tồn tại tự nhiên trong ngôn ngữ và trong cuộc sống.
Nó chính là đơn vị trung tâm của ngôn ngữ và là đơn vị quan trọng trực tiếp
tạo nên câu. Từ có một vị trí quan trọng như vậy nhưng để có thể sử dụng
được từ đúng mục đích giao tiếp thì trước hết phải nắm được nghĩa của từ.
Vậy nghĩa của từ là gì ?
Hiện nay, khi bàn về khái niệm “nghĩa của từ”, các nhà nghiên cứu
đang có nhiều ý kiến khác nhau. Nhưng nhìn chung có hai xu hướng quan
niệm chủ yếu sau:
- Quan niệm thứ nhất: Xem nghĩa của từ như là một bản thể nào đó.
Theo quan niệm này có tác giả Phan Thiều, Bu-giơ-đốp…Tác giả Phan Thiều
[20. tr 20-21] cho rằng: nghĩa của từ là cái mà từ nói lên hoặc chỉ ra.
Ví dụ: Với từ “núi”, điều ta cảm nhận đầu tiên là mặt hình thức, đó là
âm ta nghe được nếu từ được dùng khi nói hoặc là chữ n-u-i và dấu sắc mà ta

đọc được khi viết ra. Nhưng nói hoặc viết từ “núi”, mục đích cuối cùng không
phải để người khác nghe hoặc đọc mà là để người ta hiểu rằng, “núi”, là chỗ
mặt đất lồi lên cao, có sườn dốc, cao khoảng 200 m trở lên”. Đó chính là
nghĩa của từ.
Theo quan niệm này thì tác giả đã tách hình thức ra khỏi nội dung. Nếu
tách như vậy, ta sẽ không nắm được đầy đủ nghĩa của từ và cũng không thể sử
dụng từ một cách linh hoạt trong giao tiếp. HS sẽ không thấy được tính nhiều
nghĩa và chuyển nghĩa của từ, vì trong từng ngữ cảnh khác nhau, từ có ý
nghĩa khác nhau. Mặt khác, có những từ không phải chỉ dùng để biểu thị khái
niệm mà còn được dùng để biểu thị các sắc thái tình cảm. Nếu theo quan điểm
này, khi dạy nghĩa từ, HS sẽ không nhận thấy nghĩa biểu thái của từ.
7


Ví dụ: Các hư từ: than ôi, trời ơi...
Quan niệm này không phù hợp để dạy nghĩa từ ở tiểu học.
- Quan niệm thứ 2: Xem nghĩa của từ là sự phản ánh mối quan hệ nào
đó. Nghĩa của từ là một hợp thể nhiều thành phần trong đó phản ánh nhiều
mối quan hệ giữa hình thức âm thanh của từ vói sự vật (tồn tại trong khách
quan) với khái niệm (tồn tại trong tư duy) với các đơn vị khác (trong hệ thống
ngôn ngữ) với người sử dụng. Theo quan niệm này, nghĩa của từ không phải
là một khối không phân hóa mà là tập hợp nhiều thành phần ý nghĩa gồm:
nghĩa biểu niệm, nghĩa biểu vật, nghĩa biểu thái, nghĩa ngữ pháp.
+ Nghĩa biểu vật: Là nghĩa gắn liền với sự vật, hiện tượng đựơc từ gọi
tên. Trong thực tế khách quan, sự vật, hiện tượng chỉ tồn tại trong dạng cá thể:
trong thực tế, chúng ta gặp từng chiếc bàn, từng cái cây, từng hoạt động đi
đứng… độc lập với nhau, riêng rẽ với nhau. Chúng ta không gặp “loại” bàn,
không gặp “loại” cây. Thế nhưng, ý nghĩa biểu vật của các từ “bàn”, “cây” lại
là loại sự vật hiện tượng đó.
Ví dụ: Nghĩa biểu vật của từ “cá” là biểu tượng chung về lòai động vật

này, dù là cá mè, cá chim, cá thu… tất cả đều là cá cả.
Ý nghĩa biểu vật của từ trong ngôn ngữ có tính khái quát, nhưng cách
khái quát không giống nhau. Sự khác nhau về mặt này thể hiện ở phạm vi
rộng, hẹp của các loại mà từ biểu thị.
Ví dụ: Các vận động mà các từ “đi”, “chạy”, “nhảy”…biểu thị nằm
trong vận động lớn “di chuyển” hoặc “dời chỗ”, bàn, ghế, giường…là loại hẹp
nằm trong loại lớn: “đồ đạc”.
Mặt khác quan niệm riêng của từng ngôn ngữ trong việc khái quát các
ý nghĩa biểu vật thành các loại cũng khác nhau. Có loại được tạo lập nên
theo sự phân loại lôgic, ít nhiều phù hợp với nhận thức khoa học, như: loại
“dụng cụ” gồm “búa, đục, cưa...”, có loại sự khái quát dựa vào những tiêu

8


chí rất hình thức, không bản chất, như: “củ”, bao gồm cả rễ (củ khoai lang,
củ khoai sắn…).
Ý nghĩa biểu vật tuy bắt nguồn từ sự vật, hiện tượng khách quan, song
do sự tác động qua lại của các từ khác, do chịu sự khái quát hóa và chịu
những tác động của các quy tắc cấu tạo từ cho nên trở thành sự kiện ngôn ngữ
chứ không còn là sự kiện ngoài ngôn ngữ nữa.
+ Nghĩa biểu niệm: Gắn liền với những đặc trưng, những thuộc tính,
những bản chất của sự vật hiện tượng và được trình bày dưới dạng tập hợp
một số nét nghĩa.
Ví dụ: “Bàn”: (đồ dùng) (có mặt phẳng được đặt cách mặt nền một
khoảng đủ lớn bởi các chân) (bằng nguyên liệu rắn) (dùng để đặt các đồ vật).
“Nói”: (hoạt động) (người) (của miệng) (phát ra các đơn vị dạng ngôn
ngữ âm thanh).
Tập hợp một số nét nghĩa thành nghĩa biểu niệm là một tập hợp có qui
tắc, giữa các nét nghĩa có những quan hệ nhất định.

Giữa nghĩa biểu vật và nghĩa biểu niệm có mối quan hệ với nhau: sự
vật, hiện tượng trong thực tế khách quan được phản ánh vào trong tư duy
thành các khái niệm, được phản ánh vào ngôn ngữ thành các ý nghĩa biểu vật
và có các ý nghĩa biểu niệm tương ứng. Các ý nghĩa biểu niệm một mặt thông
qua các ý nghĩa biểu vật mà liên hệ thực tế khách quan, mặt khác lại liên hệ
với khái niệm, qua khái niệm mà liên hệ với sự vật hiện tượng ngoài ngôn
ngữ.
+ Nghĩa biểu thái: Là sự phản ánh mối quan hệ giữa từ với người nói
(viết), là những nhân tố đánh giá hoặc thể hiện thái độ của người nói (viết).
Ví dụ: Trong câu: “Lan ôm quần áo đi giặt”, từ “ôm” trung hòa sắc thái
về nghĩa, còn trong câu “Cả ngày chỉ ôm lấy cái ti vi”, thì từ “ôm” đã mang
thái độ chê trách.

9


Nghĩa biểu thái thể hiện rõ nhất đối với các hư từ: than ôi, trời ơi…
Mặt khác, sự vật, hiện tượng được biểu thị trong ngôn ngữ đều là những sự
vật hiện tượng đã được nhận thức do vậy cùng với tên gọi, các từ đều có
nghĩa biểu thái thể hiện cách đánh giá của con người mà có khi chính con
người cũng không biết.
Ví dụ: “Núi” gợi ra cái to lớn, cao. “Biển” gợi ra cái mênh mông, bao
la. “Mặt trời” gợi ra cái chói chang….
Đối với nhân tố cảm xúc cũng vậy, có những từ giúp ta bày tỏ lòng tôn
trọng: cao quí, ca ngợi... Có những từ gợi cảm giác khoan khoái, dễ chịu: nhẹ
nhàng, dịu dàng, êm ái...
+ Nghĩa ngữ pháp: là những ý nghĩa khái quát, chung cho nhiều từ
cùng loại.
Ví dụ: Danh từ là những từ chỉ sự vật, hiện tượng, động từ là những từ
chỉ hoạt động.

Nếu theo quan niệm thứ 2 này thì khi hiểu nghĩa từ cần phải đặt từ
trong hoạt động ngôn ngữ, không thể để từ đứng cô lập để hiểu nghĩa mà cần
phải đưa từ vào trong ngữ cảnh hay trong đơn vị ngôn ngữ lớn hơn như: câu,
đoạn, bài…
Khi dạy nghĩa từ cho HS tiểu học nếu đặt từ trong từng hoàn cảnh
giao tiếp thì sẽ giúp HS dễ dàng nắm được nghĩa của từ, đặc biệt là nghĩa
chuyển.
Hiện nay các nhà nghiên cứu từ vựng học như: Đỗ Hữu Châu, Nguyễn
Đức Tồn… và một số nhà nghiên cứu về phương pháp dạy học từ ngữ như Lê
Phương Nga... đều đi theo quan niệm này. Đây cũng là cơ sở lí luận về nghĩa
của từ được dùng để xây dựng chương trình SGK Tiếng Việt mới.
Luận văn của chúng tôi cũng dựa trên quan niệm này để nghiên cứu
nghĩa của từ và xây dựng các bài tập dạy nghĩa từ.
1.1.2 Vấn đề dạy nghĩa từ ở tiểu học
1.1.2.1. Quan niệm về nghĩa của từ và dạy nghĩa từ ở tiểu học
10


Ở tiểu học, nghĩa của từ được hiểu là nội dung đối tượng vật chất, là
sự phản ánh đối tượng của hiện thực (một hiện tượng, một quan hệ, một tính
chất hay một quá trình) trong nhận thức được ghi lại bằng một tổ hợp âm
thanh xác định.
Dạy nghĩa từ là một nhiệm vụ then chốt của dạy từ ở tiểu học. Nó góp
phần làm giàu vốn từ cho HS thông qua các công việc cụ thể sau:
+ Cung cấp cho HS nghĩa của những từ mới, bổ sung vào vốn từ của
HS.
+ Cung cấp cho HS những nét nghĩa mới của những từ đã học, chính
xác hóa vốn từ cho HS.
+ Giúp HS thấy được tính nhiều nghĩa và sự chuyển nghĩa của từ.
Chương trình Tiếng Việt ở tiểu học cũng đã hình thành cho HS một số

khái niệm liên quan đến nghĩa của từ. Tuy nhiên, SGK Tiếng Việt 5 cũng
không đưa ra khái niệm thế nào là nghĩa của từ cũng như các khái niệm trừu
tượng, phức tạp: nghĩa biểu vật, nghĩa biểu niệm, nghĩa biểu thái…mà thông
qua việc cung cấp một số kiến thức sơ giản về các lớp từ có quan hệ ngữ
nghĩa và cách thức sử dụng các lớp từ đó để HS nắm được nghĩa của từ. Cụ
thể, đó là các bài học: từ đồng nghĩa, từ trái nghĩa, từ đồng âm, từ nhiều
nghĩa. Bằng việc phân tích ngữ liệu trong SGK, HS tự mình tìm ra kiến thức
về các lớp từ này.
Ví dụ: Bài: Từ đồng nghĩa.
Qua phân tích ví dụ HS sẽ nắm được: “Từ đồng nghĩa là những từ có
nghĩa giống nhau hoặc gần giống nhau”. Căn cứ vào mức độ đồng nghĩa của
các thành phần nghĩa của từ (nghĩa biểu vật, nghĩa biểu niệm…) để phân chia
thành 2 loại từ đồng nghĩa: đồng nghĩa hoàn toàn (có thể thay thế được trong
lời nói) và đồng nghĩa không hoàn toàn (khi dùng phài cân nhắc để lựa chọn
cho đúng. Ví dụ: chết, hi sinh, từ trần…).
Mối quan hệ giữa nghĩa biểu vật và nghĩa biểu niệm được thể hiện rõ
qua bài “Từ nhiều nghĩa”. Chương trình Tiếng Việt 5 cũ đã đưa ra thuật ngữ
11


“nghĩa đen”, “nghĩa bóng”, cách gọi này không thể hiện được quá trình phát
triển ý nghĩa của từ. Chương trình Tiếng Việt 5 đã thay thế bằng hai thuật ngữ
“nghĩa gốc” và “nghĩa chuyển”, cách gọi này giúp HS thấy được mối quan hệ
giữa các nét nghĩa (từ nghĩa gốc, các nét nghĩa khác được hình thành trên cơ
sở nghĩa gốc được gọi là nghĩa chuyển). Từ đó đưa ra định nghĩa: “Từ nhiều
nghĩa là từ có một nghĩa gốc và một hay một số nghĩa chuyển”.
Ví dụ: Trong hai câu:
a) Đôi mắt của bé mở to.
b) Quả na mở mắt.
Từ “mắt” trong câu a) mang nghĩa gốc, từ “mắt” trong câu b) mang

nghĩa chuyển.
Như vậy, qua việc lĩnh hội các kiến thức về các lớp từ có cùng quan hệ
ngữ nghĩa, HS có thể nắm được nghĩa của từ đơn giản và dễ dàng hơn.
1.1.2.2. Biện pháp giải nghĩa từ và các dạng bài tập giải nghĩa từ ở
tiểu học
a. Các biện pháp giải nghĩa từ ở tiểu học
Chương trình Tiếng Việt ở tiểu học đã dựa trên các biện pháp giải nghĩa
từ của tác giả Lê Phương Nga để làm cơ sở xây dựng các biện pháp giải nghĩa
từ cho HS tiểu học, có 6 biện pháp chủ yếu là:
- Biện pháp 1: Giải nghĩa từ bằng trực quan
Việc sử dụng các phương tiện trực quan như vật thật, tranh ảnh để giải
nghĩa từ cho HS hoặc hỗ trợ việc dạy nghĩa từ cho HS tiểu học là một việc
làm có tác dụng rõ rệt. Thông qua việc quan sát các vật thực, tranh ảnh GV
đưa ra, HS dễ dàng nhận thấy các nét nghĩa trong cấu trúc nghĩa của từ. Biện
pháp này chủ yếu được dùng để giải nghĩa các từ có tính cụ thể, xác định
hoặc với những từ HS không thể hiểu bằng ngữ cảnh và cũng không có một
kinh nghiệm nào liên quan đến từ. Biện pháp này thích hợp cho HS đầu cấp
tiểu học.
12


Ví dụ: Để giải thích từ “quả sầu riêng” cho HS miền Bắc hiểu, GV có
thể cho HS quan sát quả sầu riêng (nếu có) hoặc dùng tranh ảnh về quả sầu
riêng.
- Biện pháp 2: Giải nghĩa từ bằng ngữ cảnh
Ngữ cảnh đóng một vai trò quan trọng trong việc phân tích ngữ nghĩa
của từ, đặc biệt với những từ có nghĩa khái quát, trừu tượng, khó hiểu. Vì vậy
biện pháp này thường được dùng để giải nghĩa những từ có sắc thái nghĩa tinh
tế, trừu tượng mà ít nhiều đã có sự trải nghiệm của HS trong cuộc sống. Mặt
khác, biện pháp ngữ cảnh còn giúp HS dễ dàng thấy được tính nhiều nghĩa và

chuyển nghĩa của từ. Vì vậy, nó thường được dùng để giải nghĩa những từ có
quan hệ về nghĩa: từ nhiều nghĩa, từ đồng nghĩa…
Ví dụ: Để giải nghĩa từ “thoang thoảng” GV đưa ra câu: “Hương hoa
bưởi thoang thoảng trong gió”.
- Biện pháp 3: Giải nghĩa từ bằng cách so sánh đối chiếu với từ khác
Biện pháp này có thể giúp HS thấy được nghĩa của hai hay nhiều từ
cùng một lúc. Qua so sánh đối chiếu nghĩa của từng từ, nhất là những nét
nghĩa riêng, sắc thái riêng của từng từ được bộc lộ khá rõ.
Ví dụ: Giải nghĩa từ “đồi” bằng cách so sánh với từ “núi”: đồi thấp hơn
núi, sườn đồi thoai thoải hơn sườn núi.
- Biện pháp 4: Giải nghĩa từ bằng từ đồng nghĩa hoặc từ trái nghĩa
Có nghĩa là, để giải nghĩa một từ, người ta đưa ra một từ đồng nghĩa
hoặc từ trái nghĩa với từ đó mà trong đó từ đồng nghĩa (trái nghĩa) với từ cần
giải nghĩa là một từ dễ hiểu, HS đã nắm đựơc nghĩa.
Ví dụ: Trái nghĩa với “chăm chỉ” là lừơi biếng.
- Biện pháp 5: Giải nghĩa từ bằng cách phân tích từ thành từ tố. Biện
pháp này thường thích hợp để giải nghĩa từ Hán Việt.
Ví dụ: “tâm sự”: “tâm “có nghĩa là lòng, “sự”có nghĩa là nỗi niềm 
“tâm sự” có nghĩa là nỗi lòng.

13


- Biện pháp 6: Giải nghĩa từ bằng cách làm rõ nội dung ý nghĩa từ bằng
một định nghĩa.
Ví dụ: “Cô giáo” là người phụ nữ làm nghề dạy học.
Biện pháp giải nghĩa này thường được dùng phổ biến nhất và là một cơ
sở quan trọng để xây dựng các dạng bài tập giải nghĩa từ.
b. Các dạng bài tập giải nghĩa từ ở tiểu học
Dựa trên các biện pháp giải nghĩa từ đó ở tiểu học, có các dạng bài tập

giải nghĩa từ sau:
- Bài tập giải nghĩa từ bằng trực quan (thường được đề cập ở nội dung
Mở rộng vốn từ qua tranh vẽ).
Ví dụ 1: Nói tên các loài chim có trong những tranh sau:
(Đại bàng, cú mèo, chim sẻ, sáo sậu, cò, chào mào, vẹt)
(Tiếng Việt 2, tập 1, trang 35)
Ví dụ 2: Nói tên đồ chơi hoặc trò chơi được tả trong các tranh sau:
(Tiếng Việt 4, tập 1, trang 147)
- Bài tập giải nghĩa từ bằng ngữ cảnh.
Dạng bài tập này thường có các kiểu bài tập như: điền từ, đặt câu….
Ví dụ: Chọn từ “tưng bừng” hay “náo nức” để điền vào chỗ trống cho
thích hợp:
Ai cũng......….chờ đón tết.
Ngoài đường không khí rất……..... náo nhiệt.
- Bài tập giải nghĩa từ bằng từ đồng nghĩa hoặc trái nghĩa.
Ví dụ 1: Tìm từ đồng nghĩa với từ “Tổ quốc”.
(Tiếng Việt 5, tập 1, trang 18).
Ví dụ 2: Tìm những từ đồng nghĩa và trái nghĩa với từ “hạnh phúc”.
(Tiếng Việt 5, tập 1, trang 146)
- Bài tập giải nghĩa từ bằng định nghĩa.
Bài tập này có 3 dạng bài tập chủ yếu sau:

14


+ Dạng 1: Cho từ và nghĩa của từ, yêu cầu HS xác lập sự tương ứng
(nối cột A - B, lựa chọn ý…).
Ví dụ 1: Chọn nghĩa thích hợp ở cột B cho từ ở cột A:
A


B

Lễ

Hoạt động tập thể có cả phần lễ và phần hội.
Cuộc vui tổ chức cho đông người tham dự theo

Hội
Lễ hội

phong tục hoặc nhân dịp đặc biệt.
Các nghi thức nhằm đánh dấu hoặc kỉ niệm một
sự kiện có ý nghĩa.

Ví dụ 2: Dòng nào dưới đây nêu đúng nghĩa của từ “hòa bình”?
a. Trạng thái bình thản.
b. Trạng thái không có chiến tranh.
c. Trạng thái hiền hòa, yên ả.
(Tiếng Việt 5, tập 1, trang 47)
+ Dạng 2: Cho nghĩa của từ, yêu cầu tìm từ.
Ví dụ: Khoanh tròn trước từ gần nghĩa với từ: “thảng thốt”:
a. Lo sợ.
b. Lo âu.
c. Hoảng hốt.
+ Dạng 3: Cho từ yêu cầu xác lập nghĩa.
Loại này xuất hiện ít hơn nhưng là một dạng bài tập khó.
Ví dụ: Em hiểu “dũng cảm” có nghĩa là gì?
Các biện pháp giải nghĩa từ và các bài tập giải nghĩa từ rất phong phú
đa dạng. GV phải biết lựa chọn hoặc kết hợp nhiều biện pháp sao cho phù hợp
với việc dạy nghĩa từ cho HS tiểu học.

1.1.3. Đặc điểm tâm lí của HS lứa tuổi lớp 5 với việc nắm nghĩa
từ

15


Việc tiếp nhận tiếng mẹ đẻ ở các lứa tuổi khác nhau đều bị chi phối bởi
sự phát triển tâm, sinh lí ở từng lứa tuổi. Dạy tiếng Việt nói chung, dạy nghĩa
từ nói riêng, chúng ta cần phải chú ý đến đặc điểm tâm sinh lí của HS để có
những phương pháp dạy nghĩa từ thích hợp. HS lớp 5 có những biến đổi to
lớn về mặt tâm sinh lí và nhận thức, cụ thể:
- Về đặc điểm phát triển ngôn ngữ:
So với HS đầu bậc tiểu học thì ngôn ngữ của HS lớp 5 phong phú hơn
nhiều, khả năng nắm ngôn ngữ cũng nhanh hơn (kể cả ngôn ngữ nói và ngôn
ngữ viết). Các em có thể dựa vào kinh nghiệm sống để hiểu nghĩa từ hay có thể
lập luận, phán đoán nghĩa của từ (tuy mức độ chưa cao). Điều này giúp các em
hiểu được tương đối đầy đủ những gì người khác nói (viết) và diễn đạt cho
người khác hiểu cũng ngắn gọn và chính xác hơn nhiều. Các em đã biết lựa
chọn những từ phù hợp với mục đích giao tiếp đồng thời dùng các yếu tố phi
ngôn ngữ (cử chỉ, điệu bộ, nét mặt) để thể hiện rõ hơn điều cần diễn đạt.
- Về nhận thức:
Nếu như HS đầu bậc tiểu học (lớp 1, 2, 3) nhận thức của các em còn
mang tính cụ thể trực quan, các em dễ nắm được nghĩa của những từ chỉ các
sự vật, hiện tuợng cụ thể thì đến lớp 5, nhận thức lí tính đã bắt đầu phát triển.
Vì vậy mà hoạt động học tập của các em cũng như việc nắm nghĩa từ cũng
khác nhiều so với giai đoạn trước. Các em đã biết dựa trên các dấu hiệu bản
chất bên trong, và những dấu hiệu chung của hàng loạt sự vật, hiện tượng để
khái quát thành khái niệm, quy luật của hiện tượng tuy ở mức độ còn thấp. Có
nghĩa là các em đã có thể nắm được nghĩa biểu niệm hay nghĩa của những từ
có tính chất trừu tượng. Điều này thuận lợi cho HS trong việc nắm tính nhiều

nghĩa và chuyển nghĩa của từ.
- Về ghi nhớ:

16


Ở lứa tuổi HS lớp 5, ghi nhớ không có chủ định giảm dần và tăng dần
ghi nhớ có chủ định. Nhờ vậy các em ghi nhớ từ một cách khoa học hơn,
logic hơn. Từ đó nắm nghĩa từ cũng nhanh hơn, chắc chắn hơn.
- Về tư duy:
Dạy từ ngữ ở trường tiểu học có nhiệm vụ phát triển năng lực tư duy
trừu tượng cho HS nên việc dạy nghĩa từ cho HS phải được tiến hành từ dễ
đến khó, từ đơn giản đến phức tạp. Quá trình nắm nghĩa từ đồng thời là quá
trình HS nắm được các thao tác tư duy như: phân tích, tổng hợp, so sánh, đối
chiếu, khái quát hóa, trừu tượng hóa...Mặt khác ở lớp 5, tư duy trừu tượng
bước đầu phát triển, thuận lợi hơn cho việc nắm nghĩa từ, đặc biệt là các từ
trừu tượng, Hán Việt.
- Về hứng thú học tập:
Đối với trẻ em, đặc biệt là HS tiểu học, khi làm một việc gì đó mà
không có hứng thú thì sẽ không thể tập trung chú ý. Ngược lại, khi có hứng
thú thì các em thường hướng toàn bộ quá trình nhận thức của mình vào đó
làm cho sự quan sát, tư duy, suy nghĩ tinh tế hơn, nhớ nhanh và lâu bền hơn.
Việc dạy nghĩa từ nói chung và dạy nghĩa từ trong bài MRVT ở lớp 5 chủ yếu
là từ Hán Việt nói riêng là một công việc không đơn giản chút nào. Nếu GV
không biết cách khơi nguồn hứng thú học tập của HS thì giờ sẽ trở nên khô
khan, tẻ nhạt thậm chí là nặng nề với HS và HS sẽ không tham gia tích cực,
chủ động trong việc giải nghĩa từ.
Như vậy, người GV tiểu học cần phải nắm bắt được những sự thay đổi
về tâm sinh lí đó của HS lớp 5 để có những phương pháp dạy học tiếng Việt
nói chung và dạy nghĩa từ nói riêng phù hợp để kích thích được hứng thú học

tập của HS và nâng cao chất lượng, hiệu quả giờ học, đặc biệt là trong vấn đề
lựa chọn phương pháp dạy nghĩa từ.
Đây cũng chính là một cơ sở quan trọng để chúng tôi xây dựng hệ
thống bài tập dạy nghĩa từ.

17


1.2. CƠ SỞ THỰC TIỄN
1.2.1. Các bài MRVT ở sách giáo khoa Tiếng Việt 5
Ở lớp 5, phân môn Luyện từ và câu gồm 62 tiết, trong đó các bài MRVT chiếm
số lượng nhiều nhất, với 19 tiết được dạy trong 19 bài, gồm 13 chủ đề sau:

TT

Tuần

Tên bài

1

2

Tổ quốc

2

3

Nhân dân


3

5

Hoà bình

4

6

Hữu nghị - Hợp tác

5

8

Thiên nhiên

6

9

Thiên nhiên

7

12

Bảo vệ môi trường


8

13

Bảo vệ môi trường

9

15

Hạnh phúc

10

20

Công dân

11

21

Công dân

12

23

Trật tự - An ninh


13

24

Trật tự - An ninh

14

26

Truyền thống

15

27

Truyền thống

16

30

Nam và nữ

17

31

Nam và nữ


18

33

Trẻ em

19

34

Quyền và bổn phận

Như vậy, thời lượng dành cho các bài MRVT theo chủ đề chiếm hơn
30% tổng nội dung dạy học Luyện từ và câu. Mục tiêu cơ bản của bài MRVT
là mở rộng và hệ thống hoá vốn từ cho HS. Trong bài MRVT ở lớp 5, từ ngữ
18


được mở rộng và hệ thống hoá bao gồm các từ thuần Việt, Hán Việt, thành
ngữ, tục ngữ thông dụng.Ở sách giáo khoa Tiếng Việt 5 cũ, các bài MRVT,
chỉ đưa ra một hệ thống bảng từ liên quan đến nội dung, chủ đề bài học, chưa
có căn cứ để lựa chọn từ ngữ và số lượng từ ngữ nên việc chọn từ còn mang
tính ngẫu nhiên, võ đoán, chủ quan, gần như áp đặt với GV và HS. Vốn từ mở
rộng cho HS bị hạn chế. Khắc phục được điều này, ở SGK Tiếng Việt mới
kiểu bài MRVT đã được xây dựng thành hệ thống các bài tập, gồm các dạng
bài tập chủ yếu sau:
+ Bài tập hệ thống hoá vốn từ.
+ Bài tập giải nghĩa từ.
+ Bài tập sử dụng từ.

Qua phân tích chương trình, SGK, chúng tôi thấy, trong bài MRVT có tất cả 64 bài
tập, trong đó:

Dạng bài tập

Số bài tập

Tỉ lệ

Bài tập hệ thống hoá vốn từ

25

39,07%

Bài tập giải nghĩa từ

19

29,68%

Bài tập sử dụng từ

16

25%

Các dạng bài tập khác

4


6,25 %

Ta thấy, số lượng bài tập hệ thống hoá vốn từ chiếm 39,07%, số lượng
bài tập giải nghĩa từ chiếm 29,68%, số lượng bài tập sử dụng từ chiếm 25%,
còn những dạng bài tập khác chỉ chiếm 6,25%.
Để HS có thể thực hiện các bài tập hệ thống hoá vốn từ và bài tập sử
dụng từ thì HS cần phải nắm được nghĩa của những từ liên quan đến chủ đề
bài học. SGK đã xây dựng khá nhiều bài tập giải nghĩa nhưng như thế vẫn
chưa đủ để giúp HS mở rộng vốn từ. Mặt khác, hệ thống từ mở rộng cho HS
là hệ thống mở. Các từ ngữ trong một chủ đề không có số lượng xác định. Tuỳ
theo đặc điểm từng vùng, miền, đặc điểm nhận thức mà vốn từ ngữ tiềm tàng
ở mỗi HS là không đồng đều và không hoàn toàn giống nhau. Cách xây dựng
19


chương trình như thế giúp GV chủ động hơn trong việc lựa chọn từ để dạy
nghĩa. Theo thống kê của chúng tôi, trong 19 bài MRVT ở SGK Tiếng Việt 5,
GV cần phải giúp HS nắm được nghĩa của hơn 150 từ và khoảng 40 câu thành
ngữ, tục ngữ. Như thế, mới có thể góp phần mở rộng được một vốn từ phong
phú, thoả mãn nhu cầu học tập và giao tiếp cho HS lớp 5.
1.2.2. Thực trạng dạy nghĩa từ cho HS lớp 5 qua bài MRVT
1.2.2.1. Mục đích khảo sát
Khảo sát đánh giá thực trạng dạy nghĩa từ ở giờ MRVT lớp 5 từ đó xác
nhận cơ sở thực tiễn cho việc đưa ra hệ thống bài tập dạy nghĩa từ nhằm góp
phần nâng cao chất lượng dạy học bài MRVT lớp 5.
1.2.2.2. Đối tượng khảo sát
- GV các trường tiểu học trong thành phố Vinh: 18 người
- GV các trường tiểu học trong huyện Hương Sơn: 18 người
1.2.2.3. Nội dung khảo sát

- Thực trạng nắm nghĩa từ
- Thực trạng sử dụng bài tập dạy nghĩa từ
- Thực trạng sử dụng các phương pháp dạy nghĩa từ
a. Thực trạng nắm nghĩa từ của GV
Để kiểm tra mức độ nắm nghĩa từ của GV (GV), chúng tôi dựa trên kết
quả phiếu điều tra. Chúng tôi đã yêu cầu GV thực hiện 5 bài tập trắc nghiệm
về nghĩa từ và thu được kết quả sau: (Xem bảng 1, tr.22)
Dựa vào bảng kết quả trên chúng ta thấy đa số GV nắm nghĩa từ và
thực hiện bài tập tương đối tốt. Ở thành phố có 61,1% GV thực hiện đúng
được cả 5 bài tập. Ở miền núi, số lượng ít hơn, chiếm 44,4%. Số GV thực
hiện được 3-4 bài tập ở thành phố và miền núi bằng nhau. Tuy nhiên vẫn còn
một số GV do nắm nghĩa từ còn chưa tốt nên thực hiện bài tập còn sai. Số GV

20


×