Tải bản đầy đủ (.doc) (52 trang)

CHUYÊN đề dạy học vật lý 10 (2018 2019)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (348.9 KB, 52 trang )

CHUYÊN ĐỀ DẠY PHỤ ĐẠO

HỌC KỲ I

VẬT LÝ 10

PHẦN I : CƠ HỌC
Chương I. ĐỘNG HỌC CHẤT ĐIỂM
Bài 1 : CHUYỂN ĐỘNG CƠ
I. Chuyển động cơ – Chất điểm
1. Chuyển động cơ
Chuyển động của một vật là sự thay đổi vị trí của vật đó so với các vật khác theo thời gian.
2. Chất điểm
Những vật có kích thước rất nhỏ so với độ dài đường đi (hoặc với những khoảng cách mà ta đề cập
đến), được coi là chất điểm.
Khi một vật được coi là chất điểm thì khối lượng của vật coi như tập trung tại chất điểm đó.
3. Quỹ đạo
Quỹ đạo của chuyển động là đường mà chất điểm chuyển động vạch ra trong không gian.
II. Cách xác định vị trí của vật trong không gian.
1. Vật làm mốc và thước đo
Để xác định chính xác vị trí của vật ta chọn một vật làm mốc và một chiều dương trên quỹ đạo rồi dùng
thước đo chiều dài đoạn đường từ vật làm mốc đến vật.
2. Hệ toạ độ
a) Hệ toạ độ 1 trục (sử dụng khi vật chuyển động trên một đường thẳng): Toạ độ của vật ở vị trí M : x =
OM

b) Hệ toạ độ 2 trục (sử dụng khi vật chuyển động trên một đường cong trong một mặt phẳng):
Toạ độ của vật ở vị trí M :
x = OM x
y = OM y
III. Cách xác định thời gian trong chuyển động .


1. Mốc thời gian và đồng hồ.
Để xác định từng thời điểm ứng với từng vị trí của vật chuyển động ta phải chọn mốc thời gian và đo
thời gian trôi đi kể từ mốc thời gian bằng một chiếc đồng hồ.
2. Thời điểm và thời gian.
Vật chuyển động đến từng vị trí trên quỹ đạo vào những thời điểm nhất định còn vật đi từ vị trí này đến
vị trí khác trong những khoảng thời gian nhất định.
IV. Hệ qui chiếu.
Một hệ qui chiếu gồm :
+ Một vật làm mốc, một hệ toạ độ gắn với vật làm mốc.
+ Một mốc thời gian và một đồng hồ
I.BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM
1. Điều nào sau đây đúng khi nói về chất điểm?
A. Chất điểm là những vật có kích thước nhỏ.
B. Chất điểm là những vật có kích thước rất nhỏ so với chiều dài quỹ đạo của vật.
C. Chất điểm là những vật có kích thước rất nhỏ.
D. Các phát biểu trên là đúng.
2 Trong các trường hợp sau đây ,trường hợp nào có thể xem vật như một chất điểm
A. Tàu hoả đứng trong sân ga
B. Viên đạn đang chuyển động trong nòng súng
C. Trái đất đang chuyển động tự quay quanh nó
D.Trái đất chuyển động trên quỹ đạo quanh
Mặt trời
3. Chuyển động cơ học là
A. sự di chuyển
C. sự thay đổi vị trí của vật này so với vật khác theo thời gian
B. sự dời chỗ
D. sự thay đổi vị trí từ nơi này đến nơi khác
4. Phát biểu nào sau đây sai.
GV:HUỲNH MINH HOÀI


TRANG 1


CHUYÊN ĐỀ DẠY PHỤ ĐẠO

HỌC KỲ I

VẬT LÝ 10

A. Sự thay đổi vị trí của một vật so với vật khác gọi là chuyển động cơ học.
B. Đứng yên có tính tương đối.
C. Nếu vật không thay đổi vị trí của nó so với vật khác thì vật là đứng yên.
D. Chuyển động có tính tương đối.
5. “Lúc 7 giờ 30 phút sáng nay, đoàn đua xe đạp đang chạy trên đường quốc lộ 1, cách Tuy Hoà 50Km”.
Việc xác định vị trí của đoàn đua xe nói trên còn thiếu yếu tố gì?
A. Mốc thời gian.
B. thước đo và đồng hồ. C. Chiều dương trên đường đi. D. Vật làm mốc.
6. Có một vật coi như chất điểm chuyển động trên đường thẳng (D). Vật làm mốc có thể chọn để khảo
sát chuyển động này phải là vật như thế nào?
A. Vật nằm yên
B. Vật ở trên đường thẳng (D) C. Vật bất kì D. Vật có các tính chất A và B
7. Hòa nói với Bình: “Mình đi mà hóa ra đứng; cậu đứng mà hóa ra đi”, trong câu nói này thì vật làm
mốc là:
A. Hòa
B. Bình
C. Cả Hòa lẫn Bình D. Không phải Hòa cũng chẳng phải Bình
8. Có thể xác định chính xác vị trí của vật khi có:
A. Thước đo và đường đi.
B. Thước đo và vật mốc.
C. Đường đi, hướng chuyển động.

D. Thước đo, đường đi, hướng chuyển động, vật mốc.
9. Mốc thời gian là:
A. khoảng thời gian khảo sát hiện tượng
B. thời điểm ban đầu chọn trước để đối chiếu thời gian trong khi khảo sát một hiện tượng
C. thời điểm bất kì trong quá trình khảo sát một hiện tượng
D. thời điểm kết thúc một hiện tượng
10. Một ô tô khởi hành lúc 7 giờ. Nếu chọn mốc thời gian là lúc 5 giờ thì thời điểm ban đầu là:
A. t0 = 7 giờ B. t0 = 12 giờ C. t0 = 2 giờ D. t0 = 5 giờ
Bài 2 : CHUYỂN ĐỘNG THẲNG ĐỀU
I. KIẾN THỨC:
1. Chuyển động thẳng đều là chuyển động của một vật có quỹ đạo là đường thẳng, có vận tốc như nhau
trên mọi quãng đường.
Chuyển động thẳng đều có ba đại lượng đặc trưng là: vận tốc, quãng đường và thời gian chuyển động.
x − x0
∆x
Vận tốc trung bình: v =
=
t − t0
∆t
2. Độ dời: ∆x = x − xo = v.(t − to ) = v.∆t
s
3. Tốc độ trung bình: vtb =
t
4. Quãng đường đi được: s = v. t
5. Phương trình của chuyển động thẳng đều: x = x 0 + v (t - t 0 ).
Nếu chọn gốc thời gian tại vị trí vật bắt đầu dời chổ x = x 0 + v t
Nếu chọn gốc tọa độ và gốc thời gian tại vị trí vật bắt đầu dời chổ (x 0 = 0, t0 = 0) thì x = s = v. t
6. Chú ý: Chọn chiều dương cùng chiều chuyển động của vật nào đó (nếu có nhiều vật)
* Vật chuyển động cùng chiều dương v > 0, ngược chiều dương v < 0.
* Vật ở phía dương của trục tọa độ x > 0, ở phía âm của trục tọa độ x < 0.

Nếu hai vật chuyển động (trên cùng 1 hệ tọa độ)
+ khi hai vật gặp nhau thì x1 = x2.
+ khi hai vật cách nhau 1 khoảng ∆s thì x1 − x2 = ∆s .
* Nếu gốc thời gian là lúc bắt đầu chuyển động thì t 0 = 0.
I.BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM
Câu 1: Phương trình chuyển động của một chất điểm dọc theo trục Ox có dạng: x = 5 + 60t (x: m, t đo
bằng giờ). Chất điểm đó xuất phát từ điểm nào và chuyển động với vận tốc bằng bao nhiêu?
A. Từ điểm O, với vận tốc 5km/h.
B. Từ điểm O, với vận tốc 60 km/h.
C. Từ điểm M, cách O là 5 km, với vận tốc 5 km/h.
D. Từ điểm M, cách O là 5 km, với vận tốc 60 km/h.
Câu 2: Một vật chuyển động thẳng đều với vận tốc v= 2m/ s. Và lúc t= 2s thì vật có toạ độ x= 5m.
Phương trình toạ độ của vật là
GV:HUỲNH MINH HOÀI

TRANG 2


CHUYÊN ĐỀ DẠY PHỤ ĐẠO

HỌC KỲ I

VẬT LÝ 10

A. x= 2t +5
B. x= -2t +5
C. x= 2t +1
D. x= -2t +1
Câu 3: Phương trình của một vật chuyển động thẳng có dạng: x = -3t + 4 (m; s). Kết luận nào sau đây
đúng

A. Vật chuyển động theo chiều dương trong suốt thời gian chuyển động
B. Vật chuyển động theo chiều âm trong suốt thời gian chuyển động
x(m
C. Vật đổi chiều chuyển động từ dương sang âm tại thời điểm t= 4/3 s
)
D. Vật đổi chiều chuyển động từ âm sang dương tại toạ độ x= 4 m
Câu 4: Trên hình là đồ thị tọa độ-thời gian của một vật chuyển động thẳng. Cho 25
biết kết luận nào sau đây là sai?
A. Toạ độ ban đầu của vật là xo = 10m.
10
B. Trong 5 giây đầu tiên vật đi được 25m.
C. Vật đi theo chiều dương của trục toạ độ.
O
D. Gốc thời gian được chọn là thời điểm vật ở cách gốc toạ độ 10m.
5 t(s)
Câu 5: Trong các đồ thị sau đây, đồ thị nào có dạng của vật chuyển động thẳng
đều?
A. Đồ thị a
B. Đồ thị b và d
C. Đồ thị a và c
D. Các đồ thị a, b và c đều đúng
x

O

x

a)

v


b)
O

t

O
t

x

c)

t

O

d)

t

Câu 6: Một vật chuyển động thẳng không đổi chiều trên 1 quãng đường dài 40m. Nửa quãng đường đầu
vật đi hết thời gian t1 = 5s, nửa quãng đường sau vật đi hết thời gian t 2 = 2s. Tốc độ trung bình trên cả
quãng đường là:
A. 7m/s
B. 5,71m/s
C. 2,85m/s
D. 0,7m/s
.......................................................................................................................................................................
.......................................................................................................................................................................

.Câu 7: Một ô tô chuyển động trên một đoạn đường thẳng và có vận tốc luôn luôn bằng 80 km/h. Bến xe
nằm ở đầu đoạn thẳng và xe ô tô xuất phát từ một điểm cách bến xe 3 km. Chọn bến xe làm vật mốc,
chọn thời điểm ô tô xuất phát làm mốc thời gian và chọn chiều chuyển động của ô tô làm chiều dương.
Phương trình chuyển động của xe ô tô trên đoạn đường thẳng này là:
A. x = 3 + 80t.
B. x = 80 – 3t.
C. x = 3 – 80t.
D. x = 80t.
.......................................................................................................................................................................
.......................................................................................................................................................................
.Câu 8: Cùng một lúc tại hai điểm A và B cách nhau 10 km có hai ô tô chạy cùng chiều nhau trên đường
thẳng từ A đến B. Vận tốc của ô tô chạy từ A là 54 km/h và của ô tô chạy từ B là 48 km/h. Chọn A làm
mốc, chọn thời điểm xuất phát của hai xe ô tô làm mốc thời gian và chọn chiều chuyển động của hai xe
làm chiều dương. Phương trình chuyển động của các ô tô chạy từ A và từ B lần lượt là?
A. xA = 54t;xB = 48t + 10. B. xA = 54t + 10; xB = 48t.
C. xA = 54t; xB = 48t – 10.
D. xA = -54t, xB = 48t.
.......................................................................................................................................................................
.......................................................................................................................................................................
. .....................................................................................................................................................................
.......................................................................................................................................................................
...Câu 9: Nội dung như bài 13, hỏi khoảng thời gian từ lúc hai ô tô xuất phát đến lúc ô tô A đuổi kịp ô tô
B và khoảng cách từ A đến địa điểm hai xe gặp nhau là
A. 1 h; 54 km.
B. 1 h 20 ph; 72 km.
C. 1 h 40 ph; 90 km.
D. 2 h; 108 km.
.......................................................................................................................................................................
.......................................................................................................................................................................
.Câu 10: Trong các phương trình chuyển động thẳng đều sau đây, phương trình nào biểu diễn chuyển

động không xuất phát từ gốc toạ độ và ban đầu hướng về gốc toạ độ?
GV:HUỲNH MINH HOÀI

TRANG 3


CHUYÊN ĐỀ DẠY PHỤ ĐẠO

HỌC KỲ I

VẬT LÝ 10

A. x=15+40t (km, h)
B. x=80-30t (km, h)
C. x= -60t (km, h)
D. x=-60-20t (km, h
.......................................................................................................................................................................
.......................................................................................................................................................................
.II.BÀI TẬP TỰ LUẬN
Các dạng bài tập có hướng dẫn
Dạng 1: Xác định vận tốc, quãng đường và thời gian trong chuyển động thẳng đều. Xác định vận tốc
trung bình.
Cách giải:
Sử dụng công thức trong chuyển động thẳng đều: S = v.t
S S1 + S2 + ... + S n
-Công thức tính vận tốc trung bình. vtb = =
t
t1 + t2 + ... + tn
Bài tập có hướng dẫn: Một xe chạy trong 5h: 2h đầu xe chạy với tốc độ trung bình 60km/h, 3h sau xe
chạy với tốc độ trung bình 40km/h.Tính tốc tốc trung bình của xe trong suốt thời gian chuyển động.

Hướng dẫn giải:
Quãng đường đi trong 2h đầu: S1 = v1.t1 = 120 km
Quãng đường đi trong 3h sau: S2 = v2.t2 = 120 km
S +S 2
vtb = 1
=48km / h
t1 +t2
Dạng 2: Viết phương trình chuyển động thẳng đều
Bài 1: Trên đường thẳng AB, cùng một lúc xe 1 khởi hành từ A đến B với v = 40km/h. Xe thứ 2 từ B đi
cùng chiều với v = 30km/h. Biết AB cách nhau 20km. Lập phương trình chuyển động của mỗi xe với
cùng hệ quy chiếu.
Hướng dẫn giải:
Chọn gốc toạ độ tại A, gốc thời gian lúc 2 xe xuất phát.
Chiều dương cùng chiều với chiều chuyển động với hai xe.
xA = x0 + vA.t = 40t ; xB = x0 + vB.t = 20 + 30t.
Bài 2: Lúc 7 giờ, một người ở A chuyển động thẳng đều với v = 36km/h đuổi theo người ở B đang
chuyển động với v = 5m/s. Biết AB = 18km. Viết phương trình chuyển động của 2 người. Lúc mấy giờ
và ở đâu 2 người đuổi kịp nhau.
.......................................................................................................................................................................
.......................................................................................................................................................................
. .....................................................................................................................................................................
.......................................................................................................................................................................
...Bài 3: Lúc 6 giờ sáng, một người đi xe máy khởi hành từ A chuyển động với vận tốc không đổi
36km/h để đuổi theo một người đi xe đạp chuyển động với v = 5m/s đã đi được 12km kể từ A. Hai người
gặp nhau lúc mấy giờ.
.......................................................................................................................................................................
.......................................................................................................................................................................
. .....................................................................................................................................................................
.......................................................................................................................................................................
...Dạng 3: Đồ thị của chuyển động thẳng đều.

Bài 1: Một nguời đi xe đạp từ A và một nguời đi bộ từ B cùng lúc và cùng theo huớng AB. Nguời đi xe
đạp đi với vận tốc v =12km/h, nguời đi bộ đi với v = 5 km/h. AB = 14km.
a.Họ gặp nhau khi nào, ở đâu?
b.Vẽ đồ thị tọa độ theo thời gian theo hai cách chọn A làm gốc và chọn B làm gốc
Hướng dẫn giải:
a/ Chọn gốc toạ độ tại A, chiều dương là chiều chuyển động của xe.
x(km
Ptcđ có dạng: x1 = x0 + v1.t = 12.t ;
x2 = x0 + v2.t =
)
Khi hai xe gặp nhau: x1 = x2
(I)
⇔ 12.t = 14 + 5t ⇒ t = 2 h
(II
Toạ độ khi gặp nhau: x1 = 12. 2 = 24km
40
)
b/ Vẽ đồ thị:
Lập bảng giá trị ( x, t ) và vẽ đồ thị
20
Bài 3: Cho đồ thị như hình vẽ. Dựa vào đồ thị.
GV:HUỲNH MINH HOÀI

TRANG
4
t(h)
O

2



CHUYÊN ĐỀ DẠY PHỤ ĐẠO

HỌC KỲ I

VẬT LÝ 10

a/ Tính vận tốc của xe.
b/ Lập phương trình chuyển động của xe.
c/ Xác định thời điểm và vị trí 2 xe gặp nhau.
.......................................................................................................................................................................
.......................................................................................................................................................................
. .....................................................................................................................................................................
.......................................................................................................................................................................
...
Bài 3 : CHUYỂN ĐỘNG THẲNG BIẾN ĐỔI ĐỀU
I. TÓM TẮT KIẾN THỨC:
A. Các khái niệm cơ bản:
1. Vận tốc: v = v0 + at
at 2
2. Quãng đường: s = v 0 t +
2
3. Hệ thức liên hệ:
v 2 − v02 = 2as
v 2 − v02
v 2 − v 20
⇒ v = v + 2as;a =
;s =
2s
2a

1 2
4. Phương trình chuyển động: x = x 0 + v 0 t + at
2
Chú ý: Chuyển động thẳng nhanh dần đều a. v > 0; Chuyển động thẳng chậm dần đều a. v < 0
2
0

1. Chuyển động thẳng biến đổi:
r uuuuur
- Chuyển động thẳng biến đổi: a ≠ 0; a = const
- Chuyển động thẳng biến đổi đều:
urr
+Nhanh dần đều: a.v >0
urr
+Chậm dần đều: a.v <0
2. Gia tốc của chuyển động biến đổi đều (Định nghĩa; Biểu thức; Đơn vị)
v − v0
∆v v − v 0
=
a)Biểu thức: a =
Dưới dạng độ lớn: a =
t − t0
∆t t − t 0
*Các trường hợp riêng:
v − v0
+Khi t0=0: a = ∆v =
Dưới dạng độ lớn:
∆t
t
+Khi v0=0: a =


a=

v − v0
t

v
∆v
v
=
Dưới dạng độ lớn: a =
t − t0
∆t t − t 0t

v
∆v v
= Dưới dạng độ lớn: a =
t
∆t t
b)Đồ thị: vì a=const nên đồ thị có dạng là đường thẳng song song với trục Ot
3. Vận tốc (tức thời):
a) Biểu thức: v = v 0 + a.( t − t 0 ) Dưới dạng độ lớn:v = v0+ a. (t-t0)
*Các trường hợp riêng:
+Khi t0=0: v = v 0 + a..t Dưới dạng độ lớn: v = v0 + a. t
+Khi t0=0, v0=0: a =

+Khi v0=0: v = a.( t − t 0 ) Dưới dạng độ lớn:v = a. (t-t0)
+Khi t0=0, v0=0: v = a..t Dưới dạng độ lớn: v = a. t
Chú ý: ở đây a, v0, v là những giá trị đại số(tức là có thể lớn hơn 0, bằng 0 hoặc nhỏ hơn 0)
b) Đồ thị: vì v = v0+ a. (t-t0) là hàm bậc nhất theo t nên đồ thị có dạng là đường thẳng đi qua điểm

vo Đồ thị đi lên nếu a> 0 và đồ thị đi xuống nếu a < 0.
GV:HUỲNH MINH HOÀI

TRANG 5


CHUYÊN ĐỀ DẠY PHỤ ĐẠO

HỌC KỲ I

VẬT LÝ 10

. Đường đi:
1
2
a)Biểu thức: s = v0 . ( t − t0 ) + a. ( t − t0 )
2
Thông thường người ta lấy to=0 nên s = v 0 .t +

1 2
a.t
2

I.BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM
Câu 1. Gia tốc của chuyển động thẳng nhanh dần đều:
A.Có phương, chiều và độ lớn không đổi.
B.Tăng đều theo thời gian.
C.Bao giờ cũng lớn hơn gia tốc của chuyển động chậm dần đều.
D.Chỉ có độ lớn không đổi.
Câu 2. Trong các câu dưới đây câu nào sai?

Trong chuyển động thẳng nhanh dần đều thì:
A. Quãng đường đi được tăng theo hàm số bậc hai của thời gian.
B. Vận tốc tức thời tăng theo hàm số bậc nhất của thời gian.
C. Gia tốc là đại lượng không đổi.
D. Vectơ gia tốc ngược chiều với vectơ vận tốc.
Câu 3. Công thức quãng đường đi được của chuyển động thẳng chậm dần đều là:
A. s = v0t + at2/2 (a và v0 cùng dấu).
B. s = v0t + at2/2 (a và v0 trái dầu).
2
C. x= x0 + v0t + at /2. ( a và v0 cùng dấu ).
D. x = x0 +v0t +at2/2. (a và v0 trái dấu ).
Câu 4. Chuyển động nào dưới đây không phải là chuyển động thẳng biến đổi đều?
A. Một viên bi lăn trên máng nghiêng.
B. Một vật rơi từ độ cao h xuống mặt đất.
C. Một ôtô chuyển động từ Hà nội tới thành phố Hồ chí minh.
D.Một hòn đá được ném lên cao theo phương thẳng đứng
Câu 9. Phương trình chuyển động của chuyển động thẳng nhanh dần đều là:
A. s = v0t + at2/2. (a và v0 cùng dấu ).
B. s = v0t + at2/2. ( a và v0 trái dấu ).
C. x= x0 + v0t + at2/2. ( a và v0 cùng dấu ).
D. x = x0 +v0t +at2/2. (a và v0 trái dấu ).
Câu 10: Trong công thức tính vận tốc của chuyển động thẳng nhanh dần đều v = vo + at thì:
A. v luôn dương.
B. a luôn dương.
C. a luôn cùng dấu với v.
D. a luôn ngược dấu với v.
Câu 11: Công thức nào dưới đây là công thức liên hệ giữa v, a và s.
A. v + vo = 2as
B. v2 + vo2 = 2as
C. v - vo = 2as

D. v2 + vo2 = 2as
Câu 12: Một xe lửa bắt đầu dời khỏi ga và chuyển động thẳng nhanh dần đều với gia tốc 0,1 m/s 2.
Khoảng thời gian để xe lửa đạt được vận tốc 36km/h là?
A. 360s
B. 100s
C. 300s
D. 200s
.......................................................................................................................................................................
.......................................................................................................................................................................
.Câu 13: Một Ô tô chuyển động thẳng nhanh dần đều. Sau 10s, vận tốc của ô tô tăng từ 4m/s đến 6 m/s.
Quãng đường mà ô tô đi được trong khoảng thời gian trên là?
A. 500m
B. 50m
C. 25m
D. 100m
.......................................................................................................................................................................
.......................................................................................................................................................................
.Câu 14: Một đồn tàu đang đi với tốc độ 10m/s thì hãm phanh, chuyển động chậm dần đều. Sau khi đi
thêm được 64m thì tốc độ của nó chỉ còn 21,6km/h. Gia tốc của xe và quãng đường xe đi thêm được kể
từ lúc hãm phanh đến lúc dừng lại là?
A. a = 0,5m/s2, s = 100m. B. a = -0,5m/s2, s = 110m.
C. a = -0,5m/s2, s = 100m. D. a = -0,7m/s2, s = 200m.
.......................................................................................................................................................................
.......................................................................................................................................................................
. ........................................................................................................
v (m/s)
..........................................................................................................
.......................................................................................................... 40
...................
Câu 15: Một vật chuyển động thẳng chậm dần đều với tốc độ đầu 20

3m/s và gia tốc 2m/s2, thời điểm ban đầu ở gốc toạ độ và chuyển
t (s)
động ngược chiều dương của trục toạ độ thì phương trình có dạng. 0
GV:HUỲNH MINH HOÀI

10

TRANG 6
20


CHUYÊN ĐỀ DẠY PHỤ ĐẠO

HỌC KỲ I

VẬT LÝ 10

A. x = 3t + t 2
B. x = −3t − 2t 2
C. x = −3t + t 2
D. x = 3t − t 2
.......................................................................................................................................................................
.......................................................................................................................................................................
.Câu 16: Một vật chuyển động có đồ thị vận tốc như hình bên.
Công thức vận tốc và công thức đường đi của vật là:
A. v = t
; s = t2/2.
B. v= 20 + t ; s =20t + t2/2.
C. v= 20 – t
; s=20t – t2/2.

D. v= 40 - 2t ; s = 40t – t2.
Câu 17: Một ôtô đang chuyển động với vận tốc 10 m/s 2 thì bắt đầu chuyển động nhanh dần đều. Sau 20s
ôtô đạt vận tốc 14m/s. Sau 40s kể từ lúc tăng tốc, gia tốc và vận tốc của ôtô lần lượt là:
A. 0,7 m/s2; 38m/s.
B. 0,2 m/s2; 8m/s.
2
C. 1,4 m/s ; 66m/s.
D. 0,2m/s2; 18m/s.
.......................................................................................................................................................................
.......................................................................................................................................................................
. .....................................................................................................................................................................
.......................................................................................................................................................................
..Câu 18: Vật chuyển động nhanh dần đều theo chiều dương với vận tốc đầu 2m/s, gia tốc 4m/s2:
A. Vận tốc của vật sau 2s là 8m/s
B. Đường đi sau 5s là 60 m
C. Vật đạt vận tốc 20m/s sau 4 s
D. Sau khi đi được 10 m, vận tốc của vật là 64m/s
.......................................................................................................................................................................
.......................................................................................................................................................................
.Câu 19: Một chất điểm chuyển động dọc theo trục 0x theo phương trình: x = 5 + 6.t − 0, 2.t 2 với x tính
bằng mét, t tính bằng giây. I. Xác định gia tốc và vận tốc ban đầu của chất điểm:
A. 0,4m/s2; 6m/s
B. -0,4m/s2; 6m/s
C. 0,5m/s2; 5m/s
D. -0,2m/s2; 6m/s
.......................................................................................................................................................................
.......................................................................................................................................................................
.Câu 20: Một xe máy đang chạy với tốc độ 36km/h bỗng người lái xe thấy có một cái hố trước mặt cách
xe 20m. Người ấy phanh gấp và xe đến ngay trước miệng hố thì dừng lại:
I. Gia tốc của đoàn tàu là:

A. 2,5m/s2
B. -2,5m/s2
C. 5,09m/s2
D. 4,1m/s2
.......................................................................................................................................................................
.......................................................................................................................................................................
.II. Thời gian hãm phanh là:
A. 3s B. 4s
C. 5s
D. 6s
.......................................................................................................................................................................
.......................................................................................................................................................................
.Câu 21: Một đoàn tàu vào ga đang chuyển động với vận tốc 36km/h thì hãm phanh, chuyển động chậm
dần đều, sau 20s vận tốc còn 18km/h.
I. Sau bao lâu kể từ khi hãm phanh thì tàu dừng lại:
A. 30s
B. 40s
C. 42s
D. 50s
II. Vận tốc của tàu sau khi hãm phanh được 30s là:
A. 4m/s
B. 3m/s
C. 2,5m/s
D. 1m/s
II.BÀI TẬP TỰ LUẬN
Dạng 1: Xác định vận tốc, gia tốc, quãng đường đi trong chuyển động thẳng biến đổi đều.
Cách giải: Sử dụng các công thức sau
v − v0
Công thức cộng vận tốc: a =
t

Công thức vận tốc: v = v0 + at
Công thức tính quãng đường :S = v0.t + ½ at2
Công thức độc lập thời gian: v2 – v02 = 2.a.S
Trong đó: a > 0 nếu CĐNDĐ; a < 0 nếu CĐCDĐ
Bài 1: Một đoàn tàu đang chuyển động với v0 = 72km/h thìhãm phanh chuyển động chậm dần đều, sau
10 giây đạt v1 = 54km/h.
a/ Sau bao lâu kể từ lúc hãm phanh thì tàu đạt v = 36km/h và sau bao lâu thì dừng hẳn.
GV:HUỲNH MINH HOÀI

TRANG 7


CHUYÊN ĐỀ DẠY PHỤ ĐẠO

HỌC KỲ I

VẬT LÝ 10

b/ Tính quãng đường đoàn tàu đi được cho đến lúc dừng lại.
Hướng dẫn giải:
Chọn chiều dương là chiều chuyển động của tàu, gốc thời gian lúc bắt đầu hãm phanh.
a/
v −v
v −v
a = 1 0 = −0,5m / s 2 ; v2 = v0 + a.t2 ⇒ t2 = 2 0 = 20 s
∆t
a
Khi dừng lại hẳn: v3 = 0
v −v
v3 = v0 + at3 ⇒ t3 = 3 0 = 40s

a
v2 − v2
b/ v32 − v02 = 2.a.S ⇒ S = 3 0 = 400m
2.a
Bài tập tự giải
Bài 1: Một xe lửa dừng lại hẳn sau 20s kể từ lúc bắt đầu hãm phanh. Trong thời gian đó xe chạy được
120m. Tính vận tốc của xe lúc bắt đầu hãm phanh và gia tốc của xe.
.......................................................................................................................................................................
.......................................................................................................................................................................
. .....................................................................................................................................................................
.......................................................................................................................................................................
...Bài 2: Một đoàn tàu bắt đầu chuyển động nhanh dần đều khi đi hết 1km thứ nhất thì v1 = 10m/s. Tính
vận tốc v sau khi đi hết 2km.
.......................................................................................................................................................................
.......................................................................................................................................................................
. .....................................................................................................................................................................
.......................................................................................................................................................................
...Bài 3: Một ôtô chuyển động thẳng nhanh dần đều với v0 = 10,8km/h. Trong giây thứ 6 xe đi được
quãng đường 14m.
a/ Tính gia tốc của xe.
b/ Tính quãng đường xe đi trong 20s đầu tiên.
.......................................................................................................................................................................
.......................................................................................................................................................................
. .....................................................................................................................................................................
.......................................................................................................................................................................
... Bài 4: Một xe chở hàng chuyển động chậm dần đều với v0 = 25m/s, a = - 2m/s2.
a/ Tính vận tốc khi nó đi thêm được 100m.
b/ Quãng đường lớn nhất mà xe có thể đi được.
.......................................................................................................................................................................
.......................................................................................................................................................................

. .....................................................................................................................................................................
.......................................................................................................................................................................
...Dạng 2: Tính quãng đường vật đi được trong giây thứ n và trong n giây cuối.
Cách giải:
* Quãng đường vật đi trong giây thứ n.
- Tính quãng đường vật đi trong n giây: S1 = v0.n + ½ a.n2
- Tính quãng đường vật đi trong (n – 1) giây: S2 = v0.( n- 1) + ½ a.(n – 1 )2
- Tính quãng đường vật đi trong giây thứ n: ∆S = S1 – S2
* Quãng đường vật đi trong n giây cuối.
- Tính quãng đường vật đi trong t giây: S1 = v0.t + ½ a.t2
- Tính quãng đường vật đi trong (t – n) giây: S2 = v0.( t - n) + ½ a.(t – n )2
- Tính quãng đường vật đi trong n giây cuối : ∆S = S1 – S2
Bài 1: Một ôtô chuyển động thẳng nhanh dần đều với v0 = 10,8km/h. Trong giây thứ 6 xe đi được quãng
đường 14m.
a/ Tính gia tốc của xe.
b/ Tính quãng đường xe đi trong 20s đầu tiên.
Hướng dẫn giải:
a/ Quãng đường đi trong 5s đầu: S5 = v0t5 + ½ at52
GV:HUỲNH MINH HOÀI

TRANG 8


CHUYÊN ĐỀ DẠY PHỤ ĐẠO

HỌC KỲ I

VẬT LÝ 10

Quãng đường đi trong 6s:S6 = v0t6 + ½ at62

Quãng đường đi trong giây thứ 6:
S = S6 - S5 = 14 ⇒ a = 2m/s2
b/ S20 = v0t20 + ½ at202 = 460m
Bài tập tự giải
Bài 2: Một xe chuyển động nhanh dần đều với v = 18km/h. Trong giây thứ 5 xe đi được 5,45m.
a/ Tính gia tốc của xe.
b/ Tính quãng đường đi được trong giây thứ 10.
.......................................................................................................................................................................
.......................................................................................................................................................................
. .....................................................................................................................................................................
.......................................................................................................................................................................
...Bài 3: Một vật chuyển động nhanh dần đều trong 10s với a = 4m/s2. Quãng đường vật đi được trong 2s
cuối cùng là bao nhiêu?
.......................................................................................................................................................................
.......................................................................................................................................................................
.
Dạng 3: Viết phương trình chuyển động thẳng biến đổi đều.
Cách giải:
Chọn góc toạ độ, chọn gốc thời gian và chiều dương cho chuyển động.
Phương trình chuyển động có dạng: x = x0 + v0.t + ½ at2
Bài 1: Một đoạn dốc thẳng dài 130m, Nam và Sơn đều đi xe đạp và khởi hành cùng 1 lúc ở 2 đầu đoạn
dốc. Nam đi lên dốc với v = 18km/h chuyển động chậm dần đều với gia tốc có độ lớn 0,2m/s2. Sơn đi
xuống dốc với v = 5,4 km/h và chuyển động chậm dần đều với a = -20cm/s2
a/ Viết phương trình chuyển động.
b/ Tính thời gian khi gặp nhau
Hướng dẫn giải:
Chọn gốc toạ độ tại đỉnh dốc, chiều dương từ đỉnh đến chân dốc
Ptcđ: của Sơn: x1 = 1,5t + 0,1.t2
Nam: x2 = 130 – 5t + 0,1t2
b/ Khi hai xe gặp nhau: x1 = x2

⇒ t = 20s
Bài 2: Phương trình cơ bản của 1 vật chuyển động: x = 6t2 – 18t + 12 cm/s. Hãy xác định.
a/ Vận tốc của vật, gia tốc của chuyển động và cho biết tính chất của chuyển động.
b/ Vận tốc của vật ở thời điểm t = 2s.
c/ Toạ độ của vật khi nó có v = 36cm/s.
.......................................................................................................................................................................
.......................................................................................................................................................................
. .....................................................................................................................................................................
.......................................................................................................................................................................
...Bài 3: Cho phương trình chuyển động của một chất điểm dọc theo trục Ox có dạng x = 10 + 4t -0,5t2.
Vận tốc của chuyển động sau 2s là bao nhiêu?.
.......................................................................................................................................................................
.......................................................................................................................................................................
.
Bài 4 : SỰ RƠI TỰ DO
I. Sự rơi trong không khí và sự rơi tự do.
1. Sự rơi của các vật trong không khí.
Các vật rơi trong không khí xảy ra nhanh chậm khác nhau là do lực cản của không khí tác dụng
vào chúng khác nhau.
2. Sự rơi của các vật trong chân không (sự rơi tự do).
- Nếu loại bỏ được ảnh hưởng của không khí thì mọi vật sẽ rơi nhanh như nhau. Sự rơi của các vật trong
trường hợp này gọi là sự rơi tự do.
Định nghĩa :
- Sự rơi tự do là sự rơi chỉ dưới tác dụng của trọng lực.
II. Nghiên cứu sự rơi tự do của các vật.
GV:HUỲNH MINH HOÀI

TRANG 9



CHUYÊN ĐỀ DẠY PHỤ ĐẠO

HỌC KỲ I

VẬT LÝ 10

1. Những đặc điểm của chuyển động rơi tự do.
+ Phương của chuyển động rơi tự do là phương thẳng đứng (phương của dây dọi).
+ Chiều của chuyển động rơi tự do là chiều từ trên xuống dưới.
+ Chuyển động rơi tự do là chuyển động thẳng nhanh dần đều.
2. Các công thức của chuyển động rơi tự do không có vận tốc đầu:
1 2
v = g,t ; S= gt ; v2 = 2gS
2
2. Gia tốc rơi tự do.
+ Tại một nơi nhất định trên Trái Đất và ở gần mặt đất, các vật đều rơi tự do với cùng một gia tốc g.
+ Ở những nơi khác nhau, gia tốc rơi tự do sẽ khác nhau :
- Ở địa cực g lớn nhất : g = 9,8324m/s2.
- Ở xích đạo g nhỏ nhất : g = 9,7872m/s2
+ Nếu không đòi hỏi độ chính xác cao, ta có thể lấy g = 9,8m/s2 hoặc
g = 10m/s2.
I.BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM
Câu 1: Công thức liên hệ giữa vận tốc ném lên theo phương thẳng đứng và độ cao cực đại đạt được là
1
A. v02 = gh
B. v02 = 2gh
C. v02 = gh
D. v0 = 2gh
2
Câu 2: Chọn câu sai

A. Khi rơi tự do mọi vật chuyển động hoàn toàn như nhau
B. Vật rơi tự do không chịu sức cản của không khí
C. Chuyển động của người nhảy dù là rơi tự do
D. Mọi vật chuyển động gần mặt đất đều chịu gia tốc rơi tự do
Câu 3: Một vật rơi tự do không vận tốc ban đầu từ độ cao 5m xuống. Vận tốc của nó khi chạm đất là
A. v = 8,899m/s
B. v = 10m/s
C. v = 5m/s
D. v = 2m/s
.......................................................................................................................................................................
.......................................................................................................................................................................
.Câu 4: Một vật được thả từ trên máy bay ở độ cao 80m. Cho rằng vật rơi tự do với g = 10m/s 2, thời gian
rơi là
A. t = 4,04s.
B. t = 8,00s.
C. t = 4,00s.
D. t = 2,86s.
.......................................................................................................................................................................
.......................................................................................................................................................................
.Câu 5: Hai viên bi sắt được thả rơi cùng độ cao cách nhau một khoảng thời gian 0,5s. Lấy g = 10m/s 2.
Khoảng cách giữa hai viên bi sau khi viên thứ nhất rơi được 1,5s là
A. 6,25m
B. 12,5m
C. 5,0m
D. 2,5m
.......................................................................................................................................................................
.......................................................................................................................................................................
.
Câu 6: Câu nào đúng? Một vật rơi tự do từ độ cao h xuống tới đất. Công thức tính vận tốc v của vật rơi
tự do phụ thuộc độ cao h là

2h
A. v = 2gh
B. v =
C. v = 2gh
D. v = gh
g
Câu 7: Chuyển động của vật nào dưới đây có thể coi là chuyển động rơi tự do?
A. Một vận động viên nhảy dù đã buông dù và đang rơi trong không trung.
B. Một quả táo nhỏ rụng từ trên cây đang rơi xuống đất.
C. Một vận động viên nhảy cầu đang lao từ trên cao xuống mặt nước.
C. Một chiếc thang máy đang chuyển động đi xuống.
Câu 8: Đặc điểm nào dưới đây không phải là đặc điểm của chuyển động rơi tự do của các vật?
A. Chuyển động theo phương thẳng đứng, chiều từ trên xuống.
B. Chuyển động thẳng, nhanh dần đều.
C. Tại một nơi và ở gần mặt đất, mọi vật rơi tự do như nhau.
D. Lúc t = 0 thí v ≠ 0
Câu 9: Một vật được thả rơi tự do từ độ cao 4,9 m xuống đất. Bỏ qua lực cản của không khí. Lấy gia tốc
rơi tự do g = 9,8m/s2. Vận tốc v của vật khi chạm đất là bao nhiêu?
GV:HUỲNH MINH HOÀI

TRANG 10


CHUYÊN ĐỀ DẠY PHỤ ĐẠO

HỌC KỲ I

VẬT LÝ 10

A. v = 9,8 m/s

B. v ≈ 9,9 m/s
C. v = 1,0 m/s
D. v ≈ 9,6 m/s
.......................................................................................................................................................................
.......................................................................................................................................................................
.Câu 10: Một hòn sỏi nhỏ được ném thẳng đứng xuống dưới với vận tốc đầu bằng 9,8m/s từ độ cao
39,2m. Lấy g = 9,8m/s2. Bỏ qua lực cản của không khí. Hỏi sau bao lâu hòn sỏi rơi tới đất?
A. t = 1 s
B. t = 2 s
C. t = 3 s
D. t = 4 s
.......................................................................................................................................................................
.......................................................................................................................................................................
.Câu 11: Cũng bài toán trên, hỏi vận tốc của vật khi chạm đất là bao nhiêu?
A. v = 9,8 m/s
B. v = 19,6 m/s
C. v = 29,4 m/s
D. v = 38,2 m/s
.......................................................................................................................................................................
.......................................................................................................................................................................
.Câu 12: Hai vật được thả rơi tự do đồng thời từ hai độ cao khác nhau h 1 và h2. Khoảng thời gian rơi của
vật thứ nhất lớn gấp đôi khoảng thời gian rơi của vật thứ hai. Bỏ qua lực cản của không khí. Tính tỉ số
h1
các độ cao
là bao nhiêu?
h2
h1
h1
h1
h1

A.
=2
B.
= 0,5
C.
=4
D.
=1
h2
h2
h2
h2
TẬP TỰ LUẬN
Các dạng bài tập có hướng dẫn
Dạng 1: Vận dụng công thức tính quãng đường, vận tốc trong rơi tự do
Cách giải: Sử dụng các công thức
- Công thức tính quãng đường: S = ½ gt2
- Công thức vận tốc: v = g.t
- Công thức liên hệ: v2 = 2gS
Bài 1: Một vật rơi tự do từ độ cao 20m xuống đất, g = 10m/s2.
a/ Tính thời gian để vật rơi đến đất.
b/ Tính vận tốc lúc vừa chạm đất.
Hướng dẫn giải:
1 2
2.S
= 2s
a/ S = g.t ⇒ t =
2
g
b/ v = gt = 20 m/s

Bài tập tự giải
Bài 2: Một vật được thả rơi không vận tốc đầu khi vừa chạm đất có v = 70m/s, g = 10m/s2
a/ Xác định quãng đường rơi của vật.
b/ Tính thời gian rơi của vật.
.......................................................................................................................................................................
.......................................................................................................................................................................
. .....................................................................................................................................................................
.......................................................................................................................................................................
...Bài 3: Từ độ cao 120m người ta thả một vật thẳng đứng xuống với v = 10m/s, g = 10m/s2.
a/ Sau bao lâu vật chạm đất.
b/ Tính vận tốc của vật lúc vừa chạm đất.
.......................................................................................................................................................................
.......................................................................................................................................................................
. .....................................................................................................................................................................
.......................................................................................................................................................................
...Bài 4*: Người ta thả một vật rơi tự do, sau 4s vật chạm đất, g = 10m/s2. Xác định.
a/Tính độ cao lúc thả vật.
b/ Vận tốc khi chạm đất.
c/ Độ cao của vật sau khi thả được 2s.
.......................................................................................................................................................................
.......................................................................................................................................................................
. .....................................................................................................................................................................
GV:HUỲNH MINH HOÀI

TRANG 11


CHUYÊN ĐỀ DẠY PHỤ ĐẠO

HỌC KỲ I


VẬT LÝ 10

.......................................................................................................................................................................
...Dạng 2: Tính quãng đường vật đi được trong n giây cuối, và trong giây thứ n.
Cách giải:
* Quãng đường vật đi được trong n giây cuối.
- Quãng đường vật đi trong t giây: S1 = ½ g.t2
- Quãng đường vật đi trong ( t – n ) giây: S2 = ½ g.(t-n)2
- Quãng đường vật đi trong n giây cuối: ∆S = S1 – S2
* Quãng đường vật đi được trong giây thứ n.
- Quãng đường vật đi trong n giây: S1 = ½ g.n2
- Quãng đường vật đi trong (n – 1) giây: S2 = ½ g.(n-1)2
- Quãng đường vật đi được trong giây thứ n: ∆S = S1 – S2
Bài 1: Một vật rơi không vận tốc đầu từ độ cao 80m xuống đất.
a/ Tìm vận tốc lúc vừa chạm đất và thời gian của vật từ lúc rơi tới lúc chạm đất.
b/ Tính quãng đường vật rơi được trong 0,5s đầu tiên và 0,5s cuối cùng, g = 10m/s 2
Hướng dẫn giải:
1 2
2.S
= 4 s ⇒ v = gt = 40m/s
a/ Vận tốc: S = g.t ⇒ t =
2
g
b/ Trong 0,5s đầu tiên: t1 = 0,5s
1
2
v1 = gt1 = 5m/s ⇒ S1 = g .t1 = 1, 25m
2
Quãng đường vật đi trong 3,5s đầu: S2 = ½ g.t22 = 61,25m

Quãng đường đi trong 0,5s cuối cùng: S’ = S – S1 = 18,75m
Bài tập tự giải
Bài 2: Một vật rơi tự do tại một địa điểm có g = 10m/s2. Tính
a/ Quãng đường vật rơi được trong 5s đầu tiên.
b/ Quãng đường vật rơi trong giây thứ 5.
.......................................................................................................................................................................
.......................................................................................................................................................................
. .....................................................................................................................................................................
.......................................................................................................................................................................
...Bài 3: Một vật được thả rơi tự do không vận tốc đầu, g = 10m/s2.
a/ Tính đoạn đường vật đi được trong giây thứ 7.
b/ Tính thời gian cần thiết để vật rơi 45m cuối cùng
.......................................................................................................................................................................
.......................................................................................................................................................................
. .....................................................................................................................................................................
.......................................................................................................................................................................
...
Bài 5 : CHUYỂN ĐỘNG TRÒN ĐỀU
I. Định nghĩa.
1. Chuyển động tròn.
Chuyển động tròn là chuyển động có quỹ đạo là một đường tròn.
2. Tốc độ trung bình trong chuyển động tròn.
Tốc độ trung bình của chuyển động tròn là đại lượng đo bằng thương số giữa độ dài cung tròn mà vật đi
∆s
được và thời gian đi hết cung tròn đó. vtb =
∆t
3. Chuyển động tròn đều.
Chuyển động tròn đều là chuyển động có quỹ đạo tròn và có tốc độ trung bình trên mọi cung tròn là như
nhau.
II. Tốc độ dài và tốc độ góc.

∆s
1. Tốc độ dài.v =
Trong chuyển động tròn đều tốc độ dài của vật có độ lớn không đổi.
∆t

GV:HUỲNH MINH HOÀI

TRANG 12


CHUYÊN ĐỀ DẠY PHỤ ĐẠO

HỌC KỲ I

VẬT LÝ 10



2. Véc tơ vận tốc trong chuyển động tròn đều. v = ∆ s
∆t
Véctơ vận tốc trong chuyển động tròn đều luôn có phương tiếp tuyến với đường tròn quỹ đạo.
Trong chuyển động tròn đều véctơ vận tốc có phương luôn luôn thay đổi.
3. Tần số góc, chu kì, tần số.
a) Tốc độ góc.
Tốc độ góc của chuyển động tròn đều là đại lượng đo bằng góc mà bán kính quay quét được trong một
∆α
đơn vị thời gian. ω =
∆t
Tốc độ góc của chuyển động tròn đều là một đại lượng không đổi. Đơn vị tốc độ góc là rad/s.
b) Chu kì.

Chu kì T của chuyển động tròn đều là thời gian để vật đi được một vòng.

Liên hệ giữa tốc độ góc và chu kì : T =
Đơn vị chu kì là giây (s).
ω
c) Tần số.
Tần số f của chuyển động tròn đều là số vòng mà vật đi được trong 1 giây.
1
Liên hệ giữa chu kì và tần số : f =
Đơn vị tần số là vòng trên giây (vòng/s) hoặc héc (Hz).
T
d) Liên hệ giữa tốc độ dài và tốc độ góc : v = rω
II. Gia tốc hướng tâm.
1. Hướng của véctơ gia tốc trong chuyển động tròn đều.
Trong chuyển động tròn đều, tuy vận tốc có độ lớn không đổi, nhưng có hướng luôn thay đổi, nên
chuyển động này có gia tốc. Gia tốc trong chuyển động tròn đều luôn hướng vào tâm của quỹ đạo nên
gọi là gia tốc hướng tâm.
v2
2. Độ lớn của gia tốc hướng tâm. aht =
=ω 2r
r
I.BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM
Câu 1: Phương và chiều của véc tơ vận tốc trong chuyển động tròn là
A. Phương tiếp tuyến với bán kính đường tròn quỹ đạo, chiều cùng chiều chuyển động.
B. Phương vuông góc với bán kính đường tròn quỹ đạo, chiều cùng chiều chuyển động.
C. Phương tiếp tuyến với bán kính đường tròn quỹ đạo, chiều ngược chiều chuyển động.
D. Phương vuông góc với bán kính đường tròn quỹ đạo, chiều ngược chiều chuyển động.
Câu 2: Công thức tốc độ dài; tốc độ góc trong chuyển động tròn đều và mối liên hệ giữa chúng là
s
ϕ

ϕ
s
A. v = ; ω = ; v = ωR
B. v = ; ω = ; ω = vR
t
t
t
t
s
ϕ
ϕ
s
C. v = ; ω = ; ω = Vr
D. v = ; ω = ; v = ωR
t
t
t
t
Câu 3: Hãy chọn câu sai.
A. Chu kỳ đặc trưng cho chuyển động tròn đều. Sau mỗi chu kỳ T, chất điểm trở về vị trí ban đầu và
lặp lại chuyển động như trước. Chuyển động như thế gọi là chuyển động tuần hoàn với chu kỳ T.
B. Chu kỳ đặc trưng cho chuyển động tròn. Sau mỗi chu kỳ T, chất điểm trở về vị trí ban đầu và lặp
lại chuyển động như trước. Chuyển động như thế gọi là chuyển động tuần hoàn với chu kỳ T.
C. Trong chuyển động tròn đều, chu khỳ là khoảng thời gian chất điểm đi hết một vòng trên đường
tròn.
D. Tần số f của chuyển động tròn đều là đại lượng nghịch đảo của chu kỳ và chính là số vòng chất
điểm đi được trong một giây.
Câu 4: Công thức liên hệ giữa tốc độ góc ω với chu kỳ T và tần số f là
A. ω = 2π/T; f = 2πω.
B. T = 2π/ω;f = 2πω.

C. T = 2π/ω;ω = 2πf.
D. ω = 2π/f;ω = 2πT.
Câu 5: Chọn câu đúng. Trong các chuyển động tròn đều
A. Cùng bán kính, chuyển động nào có chu kỳ lớn hơn thì có tốc độ dài lớn hơn.
B. Chuyển động nào có chu kỳ nhỏ hơn thì thì có tốc độ góc nhỏ hơn.
C. Chuyển động nào có tần số lớn hơn thì thì có chu kỳ nhỏ hơn.
D. Với cùng chu kỳ, chuyển động nào có bán kính nhỏ hơn thì tốc độ góc nhỏ hơn.


GV:HUỲNH MINH HOÀI

TRANG 13


CHUYÊN ĐỀ DẠY PHỤ ĐẠO

HỌC KỲ I

VẬT LÝ 10

Câu 6: Kim giờ của một đồng hồ dài bằng 3/4 kim phút. Tỉ số giữa tốc độ góc của hai kim và tỷ số giữa
tốc độ dài của đầu mút hai kim là
A. ωh/ωmin = 1/12; vh/vmin = 1/16.
B. ωh/ωmin = 12/1; vh/vmin = 16/1.
C. ωh/ωmin = 1/12; vh/vmin = 1/9.
D. ωh/ωmin = 12/1; vh/vmin = 9/1.
.......................................................................................................................................................................
.......................................................................................................................................................................
. .....................................................................................................................................................................
.......................................................................................................................................................................

...Câu 7: Chọn câu sai. Trong chuyển động tròn đều:
A. Véc tơ gia tốc của chất điểm luôn hướng vào tâm.
B. Véc tơ gia tốc của chất điểm luôn vuông góc với véc tơ vận tốc
C. Độ lớn của véc tơ gia tốc của chất điểm luôn không đổi
D. Véc tơ gia tốc của chất điểm luôn không đổi
Câu 8: Chon câu sai. Công thức tính gia tốc hướng tâm trong chuyển động tròn đều
A. aht = v2/R.
B. aht = v2R.
C. aht = ω2R.
D. aht = 4π2f2/R.
Câu 9: Kim giây của một đồng hồ dài 2,5cm. Gia tốc của đầu mút kim giây là
A. aht = 2,74. 10-2m/s2.
B. aht = 2,74. 10-3m/s2.
C. aht = 2,74. 10-4m/s2.
D. aht = 2,74. 10-5m/s2.
.......................................................................................................................................................................
.......................................................................................................................................................................
.Câu 10: Biết khoảng cách giữa Trái Đất và Mặt Trăng là 3,84. 10 8m, chu kỳ của Mặt Trăng quay quanh
Trái Đất là 27,32ngày. Gia tốc của Mặt Trăng trong chuyển động quay quanh Trái Đất là
A. aht = 2,72. 10-3m/s2.
B. aht = 0,20. 10-3m/s2.
-4
2
C. aht = 1,85. 10 m/s .
D. aht = 1,72. 10-3m/s2.
.......................................................................................................................................................................
.......................................................................................................................................................................
.Câu 11: Chuyển động của vật nào dưới đây là chuyển động tròn đều?
A. Chuyển động của đầu van bánh xe đạp khi xe đang chuyển động thẳng chậm dần đều.
B. Chuyển động quay của Trái Đất quanh Mặt Trời.

C. Chuyển động của điểm đầu cánh quạt trần khi đang quay ổn định.
D. Chuyển động của điểm đầu cánh quạt khi vừa tắt điện.
Câu 12:Các công thức liên hệ giữa tốc độ góc với tốc độ dài và giữa gia tốc hướng tâm với tốc độ dài
của chất điểm chuyển động tròn đều là gì?
ω
ω
v2
v2
A. v = ωr; aht = v2r
B. v =
; aht =
C. v = ωr; aht =
D. v =
; aht = v2r
r
r
r
r
Câu 13: Các công thức liên hệ giữa tốc độ góc ω với chu kỳ T và giữu tốc độ góc ω với tần số f trong
chuyển động tròn đều là gì?




; ω = 2π f
;ω =
A. ω =
B. ω = 2π T ; ω = 2π f
C. ω = 2π T ; ω =
D. ω =

T
T
T
T
Câu 14: Một người ngồi trên ghế của một chiếc đu quay đang quay với tần số 5 vòng/phút. Khoảng cách
từ chổ người ngồi đến trục quay của chiếc đu là 3m. Gia tốc hướng tâm của người đó là bao nhiêu?
A. aht = 8,2 m/s2
B. aht ≈ 2,96. 102 m/s2
C. aht = 29,6. 102 m/s2
D. aht ≈ 0,82 m/s2
.......................................................................................................................................................................
.......................................................................................................................................................................
.II.BÀI TẬP TỰ LUẬN
Các dạng bài tập có hướng dẫn
Dạng 1: Vận dụng các công thức trong chuyển động tròn đều
Cách giải:
2.π
1
ω
Công thức chu kì T =
Công thức tần số: f = =
ω
T 2.π
2
v
Công thức gia tốc hướng tâm: aht = = r.ω 2
r
Công thức liên hệ giữa tốc độ dài, tốc độ góc: v = r.ω
Bài tập hướng dẫn
GV:HUỲNH MINH HOÀI


TRANG 14


CHUYÊN ĐỀ DẠY PHỤ ĐẠO

HỌC KỲ I

VẬT LÝ 10

Bài 1: Xe đạp của 1 vận động viên chuyển động thẳng đều với v = 36km/h. Biết bán kính của lốp
bánh xe đạp là 32,5cm. Tính tốc độ góc và gia tốc hướng tâm tại một điểm trên lốp bánh xe.
Hướng dẫn giải:
Vận tốc xe đạp cũng là tốc độ dài của một điểm trên lốp xe: v = 10 m/s
v
Tốc độ góc: ω = = 30, 77rad / s
R
v2
Gia tốc hướng tâm: a = = 307, 7 m / s 2
R
Bài tập tự giải
Bài 2: Một vật điểm chuyển động trên đường tròn bán kính 15cm với tần số không đổi 5 vòng/s. Tính
chu kì, tần số góc, tốc độ dài.
.......................................................................................................................................................................
.......................................................................................................................................................................
.Bài 3: Trong 1 máy gia tốc e chuyển động trên quỹ đạo tròn có R = 1m. Thời gian e quay hết 5 vòng là
5.10-7s. Hãy tính tốc độ góc, tốc độ dài, gia tốc hướng tâm của e.
.......................................................................................................................................................................
.......................................................................................................................................................................
.

Bài 6 : TÍNH TƯƠNG ĐỐI CỦA CHUYỂN ĐỘNG. CÔNG THỨC CỘNG VẬN TỐC
I. Tính tương đối của chuyển động.
1. Tính tương đối của quỹ đạo.
Hình dạng quỹ đạo của chuyển động trong các hệ qui chiếu khác nhau thì khác nhau. Quỹ đạo có tính
tương đối
2. Tính tương đối của vận tốc.
Vận tốc của vật chuyển động đối với các hệ qui chiếu khác nhau thì khác nhau. Vận tốc có tính tương
đối
II. Công thức cộng vận tốc.
1. Hệ qui chiếu đứng yên và hệ qui chiếu chuyển động.
Hệ qui chiếu gắn với vật đứng yên gọi là hệ qui chiếu đứng yên.
Hệ qui chiếu gắn với vật vật chuyển động gọi là hệ qui chiếu chuyển động.
2. Công thức cộng vận tốc.
uur uur uur
Công thức cộng vận tốc: v13 = v12 + v23
Trong
uur đó:
* v13 vận tốc tuyệt đối ( vận tốc của vật đối với hệ quy chiếu đứng yên)
uur
* v12 vận tốc tương đối ( vận tốc của vật đối với hệ quy chiếu chuyển động)
uur
* v23 vận tốc kéo theo ( vận tốc của hệ quy chiếu chuyển động đối với hệ quy chiếu đứng yên)
uur
uur
Trường hợp v12 cùng phương, cùng chiều v23
Về độ lớn: v13 = v12 + v23
uur
uur
uur
Về hướng: v13 cùng hướng với v12 và v23

uur
uur
Trường hợp v12 cùng phương, ngược chiều v23
Về độ lớn: v13 = v12 − v23
uur
uur
Về hướng: v13 cùng hướng với v12 khi v12 > v23
uur
uur
v13 cùng hướng với v23 khi v23 > v12
I.BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM
Câu 1: Tại sao trạng thái đứng yên hay chuyển động của một chiếc ô tô có tính tương đối?
A. Vì chuyển động của ô tô được quan sát ở các thời điểm khác nhau.
B. Vì chuyển động của ô tô được xác định bởi những người quan sát khác nhau đứng bên lề đường.
C. Vì chuyển động của ô tô không ổn định:lúc đứng yên, lúc chuyển động.
GV:HUỲNH MINH HOÀI

TRANG 15


CHUYÊN ĐỀ DẠY PHỤ ĐẠO

HỌC KỲ I

VẬT LÝ 10

D. Vì chuyển động của ô tô được quan sát trong các hệ quy chiếu khác nhau (gắn với đường và gắn
với ô tô).
Câu 2: Để xác định chuyển động của các trạm thám hiểm không gian, tại sao người ta không chọn hệ
quy chiếu gắn với trái đất?

A. Vì hệ quy chiếu gắn với trái đất có kích thước không lớn.
B. Vì hệ quy chiếu gắn với trái đất không thông dụng.
C. Vì hệ quy chiếu gắn với trái đất không cố định trong không gian vũ trụ.
D. Vì hệ quy chiếu gắn với trái đất không thuận tiện.
Câu 3: Hành khách A đứng trên toa tàu, nhìn qua cửa sổ toa sang hành khách B ở toa tàu bên cạnh. Hai
toa tàu đang đỗ trên hai đường tàu song song với nhau trong sân ga. Bỗng A thấy B chuyển động về phía
sau. Tình huống nào sau đậy chắc chắn không xả ra?
A. Cả hai đoàn tàu cùng chạy về phía trướ
C. A chạy nhanh hơn.
B. Cả hai đoàn tàu cùng chạy về phía trướ
C. B chạy nhanh hơn.
C. Toa tàu A chạy về phía trướ
C. Toa tàu B đứng yên.
D. Toa tàu A đứng yên. Toa tàu B chạy về phía sau.
Câu 4: Hòa đứng yên trên sân ga. Bình đứng yên trong toa tàu cũng đang đứng yên. Bỗng toa tàu chạy
về phía trước với vận tốc 7,2km/h. Hòa bắt đầu chạy theo toa tàu cũng với vận tốc ấy. Bình thì chạy
ngược lại với chuyển động của toa với vận tốc 7,2km/h đối với toa. Hỏi vận tốc của Bình đối với sân ga
và đối với Hòa bằng bao nhiêu?
A. vBình, ga = - 7,2km/h; VBình, Hòa = 0
B. vBình, ga = 0km/h; VBình, Hòa = - 7,2 km/h
C. vBình, ga = 7,2km/h; VBình, Hòa = 14,4 km/h
D. vBình, ga = 14,4km/h; VBình, Hòa = 7,2km/h
.......................................................................................................................................................................
.......................................................................................................................................................................
.Câu 5: Một chiếc thuyền chuyển động thẳng ngược chiều dòng nước với vận tốc 6,5km/h đối với dòng
nước. Vận tốc chảy của dòng nước đối với bờ sông là 1,5km/h. Vận tốc v của thuyền đối với bờ sông là
bao nhiêu?
A. v = 8,00 km/h
B. v = 5,00 km/h
C. v ≈ 6,70 km/h

D. v ≈ 6,30 km/h
.......................................................................................................................................................................
.......................................................................................................................................................................
.Câu 6: Một ô tô chạy từ tỉnh A đến tỉnh B. Trong nửa đoạn đường đầu, xe chuyển động với tốc độ
40km/h. Trong nửa đoạn đường sau, xe chuyển động với tốc độ 60km/h. Hỏi tốc độ trung bình v tb của ô
tô trên đoạn đường AB bằng bao nhiêu?
A. vtb = 24km/h
B. vtb = 44km/h
C. vtb = 50km/h
D. vtb = 40km/h
.......................................................................................................................................................................
.......................................................................................................................................................................
.Câu 7 : Tại sao trạng thái đứng yên hay chuyển động của một vật có tính tương đối?
A. Vì trạng thái của vật được quan sát ở các thời điểm khác nhau.
B. Vì trạng thái của vật được xác định bởi những người quan sát khác nhau bên lề đường.
C. Vì trạng thái của vật không ổn định: lúc đứng yên, lúc chuyển động.
D. Vì trạng thái của vật được quan sát trong các hệ quy chiếu khác nhau.
Câu 8 Một chiếc thuyền buồm chạy ngược dòng sông. Sau 1 giờ đi được 10 km.Tính vận tốc của thuyền
so với nước? Biết vận tốc của dòng nước là 2km/h
A. 8 km/h.
B. 10 km/h.
C. 12km/h.
D. 20 km/h.
.......................................................................................................................................................................
.......................................................................................................................................................................
.II.BÀI TẬP TỰ LUẬN
Các dạng bài tập có hướng dẫn
Các dạng bài tập.
Dạng 1: Xác định vận tốc tương đối, tuyệt đối, kéo theo.
Cách giải

Gọi tên các đại lượng: số 1: vật chuyển động
số 2: hệ quy chiếu chuyển động
số 3: hệ quy chiếu đứng yên
Xác định các đại lượng: v13 ; v12 ; v23
GV:HUỲNH MINH HOÀI

TRANG 16


CHUYÊN ĐỀ DẠY PHỤ ĐẠO

HỌC KỲ I

VẬT LÝ 10

uur uur uur
Vận dụng công thức cộng vận tốc: v13 = v12 + v23
Khi cùng chiều: v13 = v12 + v23
Khi ngược chiều: v13 = v12 – v23
S
Quãng đường: v13 =
t
Bài 1: Hai xe máy của Nam và An cùng chuyển động trên đoạn đường cao tốc, thẳng với vận tốc vN
= 45km/h, vA= 65km/h. Xác định vận tốc tương đối (độ lớn và hướng ) của Nam so với An.
a/ Hai xe chuyển động cùng chiều.
b/ Hai xe chuyển động ngược chiều
Hướng dẫn giải:
Gọi v12 là vận tốc của Nam đối với An
v13 là vận tốc của Nam đối với mặt đường
v23 là vận tốc của An đối với mặt đường


a/ Khi chuyển
uur động cùng chiều: v13 = v12 + v23 v12 = -20km/h
Hướng: v12 ngược lại với hướng chuyển động của 2 xe.
Độ lớn: là 20km/h
⇒ v12 = 110km/h
b/ Khi chuyển
uur động ngược chiều: v13 = v12 - v23
Hướng: v12 theo hướng của xe Nam
Độ lớn: là 110km/h
Bài tập tự giải
Bài 2: Lúc trời không gió, một máy bay từ địa điểm M đến N theo 1 đường thẳng với v = 120km/s mất
thời gian 2 giờ. Khi bay trở lại, gặp gió nên bay mất thời gian 2 giờ 20 phút. Xác định vận tốc gió đối
với mặt đất.
.......................................................................................................................................................................
.......................................................................................................................................................................
. .....................................................................................................................................................................
.......................................................................................................................................................................
...Bài 3: Một canô đi xuôi dòng nước từ A đến B mất 4 giờ, còn nếu đi ngược dòng nước từ B đến A mất
5 giờ. Biết vận tốc của dòng nước so với bờ sông là 4 km/h. Tính vận tốc của canô so với dòng nước và
tính quãng đường AB.
.......................................................................................................................................................................
.......................................................................................................................................................................
. .....................................................................................................................................................................
.......................................................................................................................................................................
...Bài 4: Một chiếc thuyền chuyển động ngược chiều dòng nước với v = 7,5 km/h đối với dòng nước.
Vận tốc chảy của dòng nước đối với bờ sông là 2,1 km/h. Vận tốc của thuyền đối với bờ sông là bao
nhiêu?
.......................................................................................................................................................................
.......................................................................................................................................................................

. .....................................................................................................................................................................
.......................................................................................................................................................................
...
ĐỀ KIỂM TRA CHƯƠNG I
(Thời gian làm bài 45 phút)
PHẦN II: TRẮC NGHIỆM
Câu 1. Ghép một nội dung của cột bên trái với một nội dung phù hợp ở cột bên phải
r
1. Vecto vận tốc v không đổi là đặc trưng a) công thức tính vận tốc của chuyển
động thẳng biến đổi đều.
của
r
2. Vecto gia tốc a không đổi là đặc trưng b) phương trình tọa độ của chuyển động
thẳng biến đổi đều.
của
c) công thức tính gia tốc hướng tâm theo
s
3. v = là
tốc độ góc của chuyển động tròn đều.
t
GV:HUỲNH MINH HOÀI

TRANG 17


CHUYÊN ĐỀ DẠY PHỤ ĐẠO

∆s

∆t

5. v = Rω là
6. v = v0 + at là
2
2
7. v − v0 = 2as là
r r r
8. v13 = v12 + v23 là
4. v =

1 2
9. x = x0 + v0t + at là
2
1 2
10. h = gt
2
v2
11. a =

R
12. a = Rω 2 là

HỌC KỲ I

VẬT LÝ 10

d) công thức tính gia tốc hướng tâm theo
vận tốc dài trong chuyển động tròn đều.
e) công thức tính tốc độ trung bình.
f) Công thức vận tốc tức thời.
g) chuyển động thẳng biến đổi đều.

h) công thức liên hệ giữa vận tốc, gia tốc
và đường đi.
i) công thức tính quãng đường của
chuyển của chuyển động rơi tự do.
k) chuyển động thẳng đều.
l) công thức cộng vận tốc.

m) công thức liên hệ giữa tốc độ dài và
tốc độ góc.
Câu 2. Trường hợp nào sau đây coi vật là chất điểm ?
A. Trái Đất quay xung quanh Mặt Trời.
B. Trái Đất quay xung quanh trục của nó.
C. Hai hòn bi lúc va chạm với nhau.
D. Ô tô chuyển động trên chiếc cầu bắc con mương nhỏ.
Câu 3. Một chất điểm chuyển động thẳng đều từ điểm A đến điểm B với tốc độ 5 m/s. Nếu chọn gốc tọa
độ tại điểm A, chiều dương là chiều chuyển động và thời điểm t = 0 là lúc chất điểm đi từ A thì phương
trình chuyển động của chất điểm là
A. x = x0 + 5t.
B. x = x0 – 5t.
C. x = -5t.
D. x = 5t.
Câu 4. Phương trình chuyển động của một chất điểm có dạng x = 10 – 3t + t2 (x đo bằng m, t đo bằng
giây). Công thức tính vận tốc của chất điểm theo thời gian là
A. v = 3 + 2t (m/s). B. v = -3 + 2t (m/s). C. v = 10 + 3t (m/s).
D. v = 3 + t (m/s).
Câu 5. Một vật được thả rơi tự do từ độ cao 20 m xuống đất. Lấy g = 10 m/s2. Vận tốc ngay trước khi
chạm đất là
A. 20 2 m / s.
B. 200 m/s.
C. 20 m/s.

D. 200 2 m / s.
Câu 6. Một bánh xe quay đều 50 vòng trong 1 giây. Chu kỳ và tốc độ góc của bánh xe là
A. 0,2 s và 314 rad/s. B. 0,02 s và 314 rad/s. C. 2 s và 100 rad/s.
D. 0,02 s và 100 rad/s.
Câu 7. Một chiếc thuyền chuyển động thẳng ngược chiều dòng nước, đi được 15 km trong 1 giờ, nước
chảy với vận tốc 5 km/h. Vận tốc của thuyền đối với nước là
A. 10 km/h.
B. 20 km/h.
C. 15 km/h.
D. 5 km/h.
8. Một chiếc thuyền chạy ngược dòng nước được 23 km trong 1 giờ. Nước chảy với vận tốc 5 km/h. Vận
tốc của thuyền đối với nước là
A. 18 km/h.
B. 23 km/h.
C. 28 km/h.
D. 5 km/h.
9. Một hành khách ngồi trong xe ô tô thứ nhất, nhìn qua cửa sổ thấy ô tô thứ hai bên cạnh và mặt đường
chuyển động như nhau. Kết luận nào sau đây là đúng?
A. Ô tô đứng yên so với mặt đường là ô tô thứ nhất.
B. Cả hai ô tô đều chuyển động so với mặt đường.
C. Ô tô thứ hai chuyển động so với mặt đường.
D. Ô tô thứ nhất chuyển động so với mặt đường.
10. Chọn phát biểu sai. Chuyển động tròn đều là chuyển động
A. có quỹ đạo là đường tròn, có gia tốc bằng 0.
B. có quỹ đạo là đường tròn và tốc độ trung bình trên mọi cung tròn là như nhau.
C. có quỹ đạo là đường tròn và vật đi được những cung tròn bằng nhau trong những khoảng thời gian
bằng nhau.
D. có quỹ đạo tròn và tốc độ dài của vật không đổi.
11. Chuyển động của các vật nào sau đây là chuyển động tròn đều?
A. Chuyển động quay của bánh xe máy khi vừa hãm phanh.

B. Chuyển động quay của Mặt trăng so với Trái đất.
C. Chuyển động quay của chiếc đu khi đang quay ổn định.
GV:HUỲNH MINH HOÀI

TRANG 18


CHUYÊN ĐỀ DẠY PHỤ ĐẠO

HỌC KỲ I

VẬT LÝ 10

D. Chuyển động quay của bánh xe ô tô khi mới bắt đầu khởi hành.
12. Một vật rơi tự do từ độ cao h, nếu độ cao tăng lên gấp 2 lần thì thời gian rơi
A. tăng 2 lần.
B. giảm 2 lần.
C. tăng 2 .
D. giảm 4 lần.
13. Câu nào sau đây sai khi nói về đặc điểm của sự rơi tự do?
A. là chuyển động nhanh dần đều.
B. có phương thẳng đứng, chiều từ trên xuống dưới.
C. có công thức tính vận tốc ở thời điểm t là v = gt.
D. có quãng đường rơi tỉ lệ với thời gian.
14. Phương trình chuyển động của một chất điểm có dạng: x = 20 – 4t + t2 (x đo bằng m, t đo bằng s).
Biểu thức vận tốc tức thời của chất điểm theo thời gian là
A. v = 4 + 2t (m/s). B. v = -4 + 2t (m/s). C. v = 20 + 4t (m/s). D. v = 4 + t (m/s).
15. Chuyển động nhanh dần đều là chuyển động trong đó là chuyển động trong đó
A. gia tốc luôn luôn dương.
B. vận tốc có độ lớn tăng dần theo thời gian.

C. vecto gia tốc không đổi cả về hướng và độ lớn, luôn cùng hướng với vecto vận tốc.
D. quãng đường đi được tăng dần.
16. Phương trình chuyển động của một chuyển động thẳng đều có dạng: x = 20 – 4t (x đo bằng m, t đo
bằng s). Phát biểu nào sau đây đúng?
A. Tốc độ của vật là 4 m/s, chuyển động theo chiều dương của trục tọa độ.
B. Tốc độ của vật là 4 m/s, chuyển động theo chiều âm của trục tọa độ.
C. Tốc độ của vật là 20 m/s, chuyển động theo chiều dương của trục tọa độ.
D. Tốc độ của vật là 20 m/s, chuyển động theo chiều âm của trục tọa độ.
20. Một vật được thả rơi tự do từ độ cao h xuống đất. Vận tốc của vật ngay trước khi chạm đất là.
2h
A. v = 2 gh . B. v = 2 gh .
C. v = gh .
D. v =
.
g
PHẦN I: TỰ LUẬN
Câu 1. (4 điểm) Một vật nhỏ được thả rơi tự do từ một đỉnh tháp cao. Biết rằng trong 2 giây cuối cùng
trước khi chạm đất vật rơi được quãng đường 98 m. Cho gia tốc rơi tự do g = 9,8 m/s2.
a) Tính thời gian rơi của vật từ đỉnh tháp tới mặt đất. (2 điểm)
b) Tính độ biến thiên của vận tốc trong 2 giây cuối cùng. (1,0 điểm)
c) Vẽ đồ thị vận tốc của vật trong 4 giây đầu tiên từ khi bắt đầu
rơi. .................................................................................................................................................................
.......................................................................................................................................................................
....... ...............................................................................................................................................................
.......................................................................................................................................................................
......... .............................................................................................................................................................
.......................................................................................................................................................................
...........
Chương II. ĐỘNG LỰC HỌC CHẤT ĐIỂM
Bài 9 : TỔNG HỢP VÀ PHÂN TÍCH LỰC. ĐIỀU KIỆN CÂN BẰNG CỦA CHẤT ĐIỂM

I. Lực. Cân bằng lực.
- Lực là đại lượng véc tơ đặc trưng cho tác dụng của vật này lên vật khác mà kết quả là gây ra gia tốc
cho vật hoặc làm cho vật biến dạng.
- Hai lực cân bằng là hai lực cùng tác dụng lên một vật, cùng giá, cùng độ lớn và ngược chiều.
- Đơn vị của lực là Niutơn (N).
II. Tổng hợp lực.
1. Định nghĩa.
Tổng hợp lực là thay thế các lực tác dụng đồng thời vào cùng một vật bằng một lực có tác dụng giống
hệt các lực ấy.
Lực thay thế này gọi là hợp lực.
2. Qui tắc hình bình hành.
Nếu hai lực đồng qui làm thành hai cạnh của một hình bình hành, thì đường chéo kể từ điểm đồng qui
biểu diễn hợp lực của chúng.
GV:HUỲNH MINH HOÀI

TRANG 19


CHUYÊN ĐỀ DẠY PHỤ ĐẠO




HỌC KỲ I

VẬT LÝ 10



F = F1 + F2

III. Điều kiện cân bằng của chất điểm.
urMuốn
uu
r cho
uur một chất
r điểm đứng cân bằng thì hợp lực của các lực tác dụng lên nó phải bằng không.
F = F1 + F2 + ... = 0
IV. Phân tích lực.
1. Định nghĩa.
Phân tích lực là thay thế một lực bằng hai hay nhiều lực có tác dụng giống hệt như lực đó.
Các lực thay thế gọi là các lực thành phần.
2. Phân tích một lực thành hai lực thành phần trên hai phương cho trước.

I.BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM
Câu 1: Gọi F1, F2 là độ lớn của hai lực thành phần, F là độ lớn hợp lực của chúng. Câu nào sau đây là
đúng?
A. F không bao giờ nhỏ hơn cả F1 và F2.
B. F không bao giờ bằng F1 hoặc F2.
C. F luôn luôn lớn hơn cả F1 v F2.
D. Trong mọi trường hợp: F1 − F2 ≤ F ≤ F1 + F2
Câu 2: Độ lớn của hợp lực hai lực đồng qui hợp với nhau góc α là:
2
2
2
2
2
2
A. F = F1 + F2 + 2 F1 F2 cosα
B. F = F1 + F2 − 2 F1 F2 cosα.
2


2
2
C. F = F1 + F2 + 2 F1 F2 cosα
D. F = F1 + F2 − 2 F1 F2
Câu 3: Một chất điểm đứng yên dưới tác dụng của 3 lực 12N,20N,16N. Nếu bỏ lực 20N thì hợp lực của
2 lực còn lại có độ lớn bằng bao nhiêu?
A. 4N
B. 20N
C. 28N
D. Chưa thể kết luận
Câu 4: Có hai lực đồng qui có độ lớn bằng 9N và 12N. Trong số các giá trị sau đây, giá trị nào có thể là
độ lớn của hợp lực?
A. 25N
B. 15N
C. 2N
D. 1N
Câu 5: Lực có môđun 30N là hợp lực của hai lực nào?
A. 12N,12N uu
C. 16N,46N
D. 16N,50N
r
uu
r B. 16N,10N
Câu 6: Hai lực F1 và F2 vuông góc với nhau. Các độ lớn là 3N và 4N. Hợp lực của chúng tạo với hai
lực này các góc bao nhiêu? (lấy tròn tới độ)
0
0
0
A. 300 và 600

B.
C. 370 uvà
Khác
A, B, C
u
u
r 42 uvà
u
r 48
u
r 53 uu
r
ur uu
r D.uu
r
Câu 7: Có hai lực đồng quy F1 và F2 . Gọi α là góc hợp bởi F1 và F2 và F = F1 + F2 . Nếu F = F1 + F2

thì:
A. α = 00

B. α = 900
C. α = 1800
D. 0< α < 900
uu
r
uu
r
uu
r
uu

r
ur uu
r uur
Câu 8: Có hai lực đồng quy F1 và F2 . Gọi α là góc hợp bởi F1 và F2 và F = F1 + F2 . Nếu F = F1 − F2
thì:
A. α = 00
B. α = 900
C. α = 1800
D. 0< α < 900
Câu 9:Cho hai lực đồng qui có cùng độ lớn 600N. Hỏi góc giữa 2 lực bằng bao nhiêu thì hợp lực cũng
có độ lớn bằng 600N.
A. α = 00
B. α = 900
C. α = 1800
D. 120o
uu
r
uu
r
uu
r
uu
r
ur uu
r uur
Câu 10:Có hai lực đồng quy F1 và F2 . Gọi α là góc hợp bởi F1 và F2 và F = F1 + F2 . Nếu
F = F12 + F22 thì:
A. α = 00
B. α = 900
C. α = 1800

D. 0< α < 900
Câu 11:Cho hai lực đồng qui có độ lớn F1 = F2 = 30N. Góc tạo bởi hai lực là 120o. Độ lớn của hợp lực:
A. 60N
B. 30 2 N.
C. 30N.
D. 15 3 N
GV:HUỲNH MINH HOÀI

TRANG 20


CHUYÊN ĐỀ DẠY PHỤ ĐẠO

HỌC KỲ I

VẬT LÝ 10

ur
ur
ur
Câu 12:Phân tích lực F thành hai lực F 1 và F 2 hai lực này
vuông góc nhau. Biết độ lớn của lực F = 100N; F1 = 60N thì độ lớn của lực F2 là:
A. F2 = 40N.
B. 13600 N
C. F2 = 80N.
Câu 13:Một chất điểm đứng yên dưới tác dụng của 3 lực 12N,15N,9N. Hỏi góc
bằng bao nhiêu?
A. α = 300
B. α = 900
C. α = 600

Câu 14:Hai lực F1 = F2 hợp với nhau một góc α . Hợp lực của chúng có độ lớn:
A. F = F1+F2
B. F= F1-F2
C. F= 2F1cos α

D. F2 = 640N.
giữa 2 lực 12N và 9N
D. α = 45°

D. F = 2F1cos ( α / 2 )
Câu 15:Ba lực có cùng độ lớn bằng 10N trong đó F 1 và F2 hợp với nhau góc 60 . Lực F3 vuông góc mặt
phẳng chứa F1, F2. Hợp lực của ba lực này có độ lớn.
A. 15N
B. 30N
C. 25N
D. 20N.
Bài10 : BA ĐỊNH LUẬT NIUTƠN
I. Định luật I Newton.
1. Định luật I Newton.
Nếu một vật không chịu tác dụng của lực nào hoặc chịu tác dụng của các lực có hợp lực bằng không.
Thì vật đang đứng yên sẽ tiếp tục đứng yên, đang chuyển động sẽ tiếp tục chuyển động thẳng đều.
2. Quán tính.
Là tính chất của mọi vật có xu hướng bảo toàn vận tốc của nó cả về hướng và độ lớn.
Ví dụ:
- Đang ngồi trên xe chuyển động thẳng đều, xe rẽ sang trái, tất cả các hành khách đều nghiêng sang phải
theo hướng chuyển động cũ.
- Đang ngồi trên xe chuyển động thẳng đều, xe đột ngột hãm phanh, tất cả các hành khách trên xe đều bị
chúi về phía trước.
II. Định luật II Newton.
1. Định luật .

Gia tốc của một vật cùng hướng với lực tác dụng lên vật. Độ lớn của gia tốc tỉ lệ thuận với độ lớn của
0





lực và tỉ lệ nghịch với khối lượng của vật. a = F hay F = m a
m










Trong trường hợp vật chịu nhiều lực tác dụng F1 , F2 ,..., Fn thì F là hợp lực của các lực đó :








F = F1 + F2 + ... + Fn
2. Khối lượng và mức quán tính.

a) Định nghĩa.
Khối lượng là đại lượng đặc trưng cho mức quán tính của vật.
b) Tính chất của khối lượng.
+ Khối lượng là một đại lượng vô hướng, dương và không đổi đối với mỗi vật.
+ Khối lượng có tính chất cộng.
3. Trọng lực. Trọng lượng.
a) Trọng lực.
- Trọng lực là lực của Trái Đất tác dụng vào vật, gây ra cho chúng gia tốc rơi tự do. Trọng lực được kí

hiệu là P .
- Ở gần trái đất trọng lực có phương thẳng đứng, chiều từ trên xuống. Điểm đặt của trọng lực tác dụng
lên vật gọi là trọng tâm của vật.
b) Trọng lượng.
Độ lớn của trọng lực tác dụng lên một vật gọi là trọng lượng của vật, kí hiệu là P. Trọng lượng của vật
được đo bằng lực kế.
c) Công thức của trọng lực.




P = mg
III. Định luật III Newton.
1. Sự tương tác giữa các vật.
Khi một vật tác dụng lên vật khác một lực thì vật đó cũng bị vật kia tác dụng ngược trở lại một lực. Ta
nói giữa 2 vật có sự tương tác.
GV:HUỲNH MINH HOÀI

TRANG 21



CHUYÊN ĐỀ DẠY PHỤ ĐẠO

HỌC KỲ I

VẬT LÝ 10

2. Định luật.
Trong mọi trường hợp, khi vật A tác dụng lên vật B một lực, thì vật B cũng tác dụng lại vật A một lực.




Hai lực này có cùng giá, cùng độ lớn nhưng ngược chiều. FBA = − FAB
3. Lực và phản lực.
Một trong hai lực tương tác giữa hai vật gọi là lực tác dụng còn lực kia gọi là phản lực.
Đặc điểm của lực và phản lực :
+ Lực và phản lực luôn luôn xuất hiện (hoặc mất đi) đồng thời.
+ Lực và phản lực có cùng giá, cùng độ lớn nhưng ngược chiều. Hai lực có đặc điểm như vậy gọi là hai
lực trực đối.
+ Lực và phản lực không cân bằng nhau vì chúng đặt vào hai vật khác nhau.
BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM
Câu 1: Khi vật chịu tác dụng của hợp lực có độ lớn và hướng không đổi thì:
A. vật sẽ chuyển động tròn đều.
B. vật sẽ chuyển động thẳng nhanh dần đều.
C. vật sẽ chuyển động thẳng biến đổi đều.
D. Chưa biết dữ liệu để xác nhận.
Câu 2: Chọn câu sai. Trong tương tác giữa hai vật:
A. gia tốc mà hai vật thu được luôn ngược chiều nhau và có độ lớn tỉ lệ thuận với khối lượng của
chúng.
B. Hai lực trực đối đặt vào hai vật khác nhau nên không cân bằng nhau.

C. Các lực tương tác giữa hai vật là hai lực trực đối.
D. Lực và phản lực có độ lớn bằng nhau.
Câu 3: Chọn câu đúng. Cặp "lực và phản lực" trong định luật III Niutơn:
A. Tác dụng vào cùng một vật.
B. Tác dụng vào hai vật khác nhau.
C. Không bằng nhau về độ lớn.
D. Bằng nhau về độ lớn nhưng không cùng giá.
Câu 4: Câu nào sau đây là đúng?
A. Không có lực tác dụng thì vật không thể chuyển động.
B. Một vật bất kì chịu tác dụng của một lực có độ lớn tăng dần thì chuyển động nhanh dần.
C. Một vật có thể chịu tác dụng đồng thời của nhiều lực mà vẫn chuyển động thẳng đều.
D. Không vật nào có thể chuyển động ngược chiều với lực tác dụng lên nó.
Câu 5: Chọn câu phát biểu đúng.
A. Nếu không có lực tác dụng vào vật thì vật không chuyển động được.
B. Lực tác dụng luôn cùng hướng với hướng biến dạng.
C. Vật luôn chuyển động theo hướng của lực tác dụng.
D. Nếu có lực tác dụng lên vật thì vận tốc của vật bị thay đổi
Câu 6: Dưới tác dụng của một lực vật đang thu gia tốc; nếu lực tác dụng lên vật giảm đi thì độ lớn gia
tốc sẽ:
A. tăng lên.
B. giảm đi.
C. không đổi.
D. bằng 0.
Câu 7: Hãy chỉ ra kết luận sai. Lực là nguyên nhân làm cho:
A. vật chuyển động.
B. hình dạng của vật thay đổi.
C. độ lớn vận tốc của vật thay đổi.
D. hướng chuyển động của vật thay đổi.
Câu 8: Vật nào sau đây chuyển động theo quán tính?
A. Vật chuyển động tròn đều.

B. Vật chuyển động trên một đường thẳng.
C. Vật rơi tự do từ trên cao xuống không ma sát.
D. Vật chuyển động khi tất cả các lực tác dụng lên vật mất đi.
Câu 9: Nếu một vật đang chuyển động mà tất cả các lực tác dụng vào nó bỗng nhiên ngừng tác dụng thì
vật:
A. chuyển động chậm dần rồi dừng lại.
B. lập tức dừng lại.
C. vật chuyển ngay sang trạng thái chuyển động thẳng đều.
D. vật chuyển động chậm dần trong một thời gian, sau đó sẽ chuyển động thẳng đều.
Câu 10: Khi đang đi xe đạp trên đường nằm ngang, nếu ta ngừng đạp, xe vẫn tự di chuyển. Đó là nhờ:
A. trọng lượng của xe
B. lực ma sát nhỏ.
C. quán tính của xe.
D. phản lực của mặt đường
Câu 11: Khi một con ngực kéo xe, lực tác dụng vào con ngựa làm cho nó chuyển động về phía trước là:
A. lực mà con ngựa tác dụng vào xe.
B. lực mà xe tác dụng vào ngựa.
GV:HUỲNH MINH HOÀI

TRANG 22


CHUYÊN ĐỀ DẠY PHỤ ĐẠO

HỌC KỲ I

VẬT LÝ 10

C. lực mà ngựa tác dụng vào đất.
D. lực mà đất tác dụng vào ngựa.

Câu 12: Đại lượng đặc trưng cho mức quán tính của một vật là:
A. trọng lương.
B. khối lượng.
C. vận tốc.
D. lực.
Câu 13: Chọn phát biểu đúng nhất.
A. Vectơ lực tác dụng lên vật có hướng trùng với hướng chuyển động của vật.
B. Hướng của vectơ lực tác dụng lên vật trùng với hướng biến dạng của vật.
C. Hướng của lực trùng với hướng của gia tốc mà lực truyền cho vật.
D. Lực tác dụng lên vật chuyển động thẳng đều có độ lớn không đổi.
Câu 14 Trong
của
đúng?
ur
rcác cách viết cônguthức
r
r định luật II Niu -utơn
r saurđây, cách viết nào u
r
A. − F = ma
B. F = ma
C. F = −ma
D. F = ma
Câu 15: Phát biểu nào sau đây là đúng?
A. Nếu không chịu lực nào tác dụng thì vật phải đứng yên.
B. Vật chuyển động được là nhờ có lực tác dụng lên nó.
C. Khi vận tốc của vật thay đổi thì chắc chắn đã có lực tác dụng lên vật.
D. Khi không chịu lực nào tác dụng lên vật nữa thì vật đang chuyển động sẽ lập tức dừng lại.
Câu 16: Tìm kết luận chưa chính xác về định luật I Niutơn?
A. còn gọi là định luật quán tính.

B. chỉ là trường hợp riêng của định luật II Niutơn.
C. Hệ qui chiếu mà trong đó định luật I Niutơn được nghiệm đúng gọi là hệ qui chiếu quán tính.
D. cho phép giải thích về nguyên nhân của trạng thái cân bằng của vật.
Câu 17 Hiện tượng nào sau đây không thể hiện tính quán tính
A. Khi bút máy bị tắt mực, ta vẩy mạnh để mực văng ra.
B. Viên bi có khối lượng lớn lăn xuống máng nghiêng nhanh hơn viên bi có khối lượng nhỏ.
C. Ôtô đang chuyển động thì tắt máy nó vẫn chạy thêm một đoạn nữa rồi mới dừng lại.
D. Một người đứng trên xe buýt, xe hãm phanh đột ngột, người có xu hướng bị ngã về phía trước.
Câu 18: Trên một toa tàu lửa chuyển động thẳng đều người ta thả một dây dọi
B
C
rồi đánh dấu hai điểm A, B trên phương dây dọi, điểm B ở sàn tàu. Đặt một vật D
nặng ở A rồi thả ra vật rơi xuống. Điểm chạm sàn tàu.
A. Tại D phía sau B.
B. Tại B.
C. Điểm C phía trước B. D. Điểm C hoặc D tùy hướng chuyển động của tàu.
Câu 19: Một quả bóng, khối lượng 0,50kg đang nằm yên trên mặt đất. Một cầu thủ đá bóng với một lực
250N. Thời gia chân tác dụng vào bóng là 0,020s. Quả bóng bay đi với tốc độ:
A. 10m/s.
B. 2,5m/s
C. 0,1m/s
D. 0,01m/s
1
2

.......................................................................................................................................................................
.......................................................................................................................................................................
.
Câu 20 Một vật được treo vào sợi dây mảnh 1 như hình. Phía dưới vật có buộc một sợi dây 2 giống như
sợi dây 1. Nếu cầm sợi dây 2 giật thật nhanh xuống thì sợi dây nào sẽ bị đứt trước.

A. phụ thuộc vào khối lượng của vật.
B. Dây 1 và dây 2 cùng bị đứt.
C. Dây 2.
D. Dây 1
Câu 21: Tìm biết kết luận chưa chính xác?
A. Nếu chỉ có một lực duy nhất tác dụng lên vật thì vận tốc của vật thay đổi.
B. Nếu có lực tác dụng lên vật thì độ lớn vận tốc của vật bị thay đổi.
C. Nếu có nhiều lực tác dụng lên vật mà các lực này cân bằng nhau thì vận tốc của vật không thay
đổi.
D. Nếu vận tốc của vật không đổi thì không có lực nào tác dụng lên vật hoặc các lực tác dụng lên vật
cân bằng nhau
Câu 22: Trong các hiện tượng sau, hiện tượng nào xảy ra không do quán tính:
A. Bụi rơi khỏi áo khi ta rũ mạnh áo.
B. Vận động viên chạy đà trước khi nhảy cao.
C. Lưỡi búa được tra vào cán khi gõ cán búa xuống nền.
D. Khi xe chạy, hành khách ngồi trên xe nghiêng sang trái, khi xe rẽ sang phải.
GV:HUỲNH MINH HOÀI

TRANG 23


CHUYÊN ĐỀ DẠY PHỤ ĐẠO

HỌC KỲ I

VẬT LÝ 10

Câu 23: Kết luận nào sau đây là không chính xác:
A. Hướng của lực có hướng trùng với hướng của gia tốc mà lực truyền cho vật.
B. Vật chuyển động thẳng đều vì các lực tác dụng vào nó cân bằng nhau.

C. Vật chịu tác dụng của hai lực mà chuyển động thẳng đều thì hai lực cân bằng nhau
D. Vệ tinh nhân tạo chuyển động tròn đều quanh Trái Đất là do các lực tác dụng lên vệ tinh cân bằng
nhau.
Câu 24 Chọn câu sai:
A. Khối lượng của vật là đại lượng đặc trưng cho mức quán tính của vật.
B. Khối lượng là một đại lượng vô hướng, dương.
C. Trong tương tác giữa hai vật nhất định, gia tốc mà chúng thu được luôn ngược chiều nhau và có độ
lớn tỉ lệ thuận với khối lượng của hai vật.
D. Lực và phản lực không cân bằng nhau.
Câu 25 Chọn phát biểu sai trong các kết luận sau: Một vật chuyển động đều thì:
A. Quãng đường vật đi được tỷ lệ thuận với thời gian chuyển động.
B. Quãng đường vật đi được sau những khoảng thời gian bất kì bằng nhau thì bằng nhau.
C. Vật chịu tác dụng của một lực không đổi.
D. Vật chịu tác dụng của các lực cân bằng khi đang chuyển động.
Câu 26: Chọn phát biểu sai trong các kết luận sau:
Một vật chịu tác dụng của một lực khi:
A. Vật đó đứng yên
B. Vật đó thay đổi hình dạng.
C. Vật đó thay đổi hướng chuyển động.
D. Vật đó chuyển động nhanh lên hay chậm đi.
Câu 27: Hành khách ngồi trên xe ôtô đang chuyển động, xe bất ngờ rẽ sang phải. Theo quán tính hành
khách sẽ:
A. nghiêng sang phải.
B. nghiêng sang trái.
C. ngả người về phía sau. D. chúi người về phía trước
Câu 28: Một vật có khối lượng 2kg chuyển động thẳng nhanh dần đều từ trạng thái nghỉ. Vật đó đi được
200cm trong thời gian 2s. Độ lớn hợp lực tác dụng vào nó là:
A. 4N
B. 1N
C. 2N

D. 100N
.......................................................................................................................................................................
.......................................................................................................................................................................
.Câu 29: Chọn phát biểu đúng. Người ta dùng búa đóng một cây đinh vào một khối gỗ:
A. Lực của búa tác dụng vào đinh lớn hơn lực đinh tác dụng vào búa.
B. Lực của búa tác dụng vào đinh về độ lớn bằng lực của đinh tác dụng vào búa.
C. Lực của búa tác dụng vào đinh nhỏ hơn lực đinh tác dụng vào búa.
D. Tùy thuộc đinh di chuyển nhiều hay ít mà lực do đinh tác dụng vào búa lớn hơn hay nhỏ hơn lực
do búa tác dụng vào đinh.
Câu 30: Một vật đang chuyển động với vận tốc 3m/s. Nếu bỗng nhiên các lực tác dụng lên nó mất đi thì
A. vật tiếp tục chuyển động theo hướng cũ với vận tốc 3m/s.
B. vật chuyển động chậm dần rồi mới dừng lại.
C. vật đổi hướng chuyển động.
D. vật dừng lại ngay.
Câu 31: Khi một người kéo một thùng hàng chuyển động, lực tác dụng vào người làm người đó chuyển
động về phía trước là:
A. lực người tác dụng vào xe
B. lực mà xe tác dụng vào người
C. lực người tác dụng vào mặt đất
D. lực mặt đất tác dụng vào người
Câu 32: Một hợp lực 2N tác dụng vào 1 vật có khối lượng 2kg lúc đầu đứng yên, trong khoảng thời gian
2s. Đoạn đường mà vật đó đi được trong khoảng thời gian đó là:
A. 8m
B. 2m
C. 1m
D. 4m
.......................................................................................................................................................................
.......................................................................................................................................................................
.Câu 33 Một quả bóng có khối lượng 500g đang nằm trên mặt đất thì bị đá bằng một lực 200N. Nếu thời
gian quả bóng tiếp xúc với bàn chân là 0,02s thì bóng sẽ bay đi với tốc độ bằng:

A. 0,008m/s
B. 2m/s
C. 8m/s
D. 0,8m/s
GV:HUỲNH MINH HOÀI

TRANG 24


CHUYÊN ĐỀ DẠY PHỤ ĐẠO

HỌC KỲ I

VẬT LÝ 10

.......................................................................................................................................................................
.......................................................................................................................................................................
.Câu 34 Câu nào đúng?Trong một cơn lốc xốy, một hòn đá bay trúng vào một cửa kính, làm vỡ kính.
A. Lực của hòn đá tác dụng vào tấm kính lớn hơn lực của tấm kính tác dụng vào hòn đá.
B. Lực của hòn đá tác dụng vào tấm kính về độ lớn bằng lực của tấm kính tác dụng vào hòn đá.
C. Lực của hòn đá tác dụng vào tấm kính nhỏ hơn lực của tấm kính tác dụng vào hòn đá.
D. Lực của hòn đá tác dụng vào tấm kính lớn hơn trọng lượng của tấm kính.
Câu 35 Khi vật chỉ chịu tác dụng của một lực duy nhất thì nó
A. chỉ biến dạng mà không biến đổi vận tốc.
B. chuyển động thẳng đều mãi.
C. chỉ biến đổi vận tốc mà không bị biến dạng.
D. bị biến dạng hoặc biến đổi vận tốc
Câu 36 Một lực không đổi tác dụng vào một vật có khối lượng 5kg làm vận tốc của nó tăng dần từ 2m/s
đến 8m/s trong 3s. Độ lớn của lực tác dụng vào vật là:
A. 2 N.

B. 5 N.
C. 10 N.
D. 50 N.
.......................................................................................................................................................................
.......................................................................................................................................................................
.Câu 37 Một hợp lực 1 N tác dụng vào một vật có khối lượng 2kg lúc đầu đứng yên, trong khoảng thời
gian 2s. Quãng đường mà vật đi được trong khoảng thời gian đó là:
A. 0,5 m.
B. 1 m.
C. 2 m.
D. 3 m.
.......................................................................................................................................................................
.......................................................................................................................................................................
.Câu 38: Một ô tô khối lượng 1 tấn đang chuyển động với tốc độ 72km/h thì hãm phanh, đi thêm được
500m rồi dừng lại. Chọn chiều dương là chiều chuyển động. Lực hãm tác dụng lên xe là:
A. 800 N.
B. 800 N.
C. 400 N.
D. -400 N.
.......................................................................................................................................................................
.......................................................................................................................................................................
.II.BÀI TẬP TỰ LUẬN
Các dạng bài tập có hướng dẫn
Dạng 2: Áp dụng 3 định luật Niu-tơn
Cách giải:
ur
r F
Định luật II Niu-tơn: a = ⇒ F = m.a
uuum
r

uuur
Định luật III Niu-Tơn: FAB = − FBA
Bài 1: Một ôtô có khối lượng 1 tấn đang chuyển động với v = 54km/h thì hãm phanh, chuyển động chậm
dần đều. Biết lực hãm 3000N.
a/ Xác định quãng đường xe đi được cho đến khi dừng lại.
b/ Xác định thời gian chuyển động cho đến khi dừng lại.
Hướng dẫn giải:
Chọn chiều + là chiều chuyển động, gốc thời gian lúc bắt đầu hãm phanh.
ur
r F
−F
a= ⇒a=
= −3m / s 2
m
m
v 2 − v02 = 2.a.s ⇒ s = 37.5m
b. v = v0 +at ⇒ t = 5s
Bài tập tự giải
Bài 2: Một quả bóng m = 0,4kg đang nằm yên trên mặt đất. Một cầu thủ dá bóng với lực 300N. Thời
gian chân tác dụng vào quả bóng là 0,015s. Tính tốc độ của quả bóng lúc bay đi.
.......................................................................................................................................................................
.......................................................................................................................................................................
.
Bài 3: Lực F1 tác dụng lên viên bi trong khoảng ∆t = 0,5s làm thay đổi vận tốc của viên bi từ 0 đến 5
cm/s. Tiếp theo tác dụng lực F2 = 2.F1 lên viên bi trong khoảng ∆t =1,5s thì vận tốc tại thời điểm cuối
của viên bi là? ( biết lực tác dụng cùng phương chuyển động).
GV:HUỲNH MINH HOÀI

TRANG 25



×