Tải bản đầy đủ (.docx) (22 trang)

Đề cương phục hình 4

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (114.25 KB, 22 trang )

ĐỀ CƯƠNG PHỤC HÌNH 4
1.
2.
3.
4.
5.
6.
7.
8.
9.
10.

Trình bày các yếu tố thuận lợi và không thuận lợi cho một phục hình toàn bộ
Trình bày mục đích và phương pháp lấy khuôn sơ khởi ?
Vành khít là gì? Mục đích và cách làm vành khít
Vật liệu lấy khuôn và cách lấy khuôn lần hai?
Trình bày mục đích và các bước đo cắn trung tâm cho hàm mất răng toàn bộ?
Trình bày các nguyên tắc chọn răng để lên răng cho hàm mất răng toàn bộ?
Trình bày cách lên răng cho hàm mất răng toàn bộ?
Thử răng: mục đích và cách đánh giá một hàm sáp đã lên răng đúng ?
Trình bày những tác động về tâm sinh lý của bệnh nhân vừa được lắp hàm?
Mô tả các bước để làm một hàm giả toàn bộ ?


Câu 1: Trình bày các yếu tố thuận lợi và không thuận lợi cho một phục
hình toàn bộ
* Trong quá trình phục hồi R sẽ gặp một số yếu tố thuận lợi và khó khăn. Để
việc điều trị đạt kết quả tốt cần phát huy tối đa các yếu tố thuận lợi và loại bỏ
bớt những khó khăn cản trở tới việc dùng hàm giả.
1. Các yếu tố thuận lợi
- Vùng sau R cửa và triều sống hàm vùng khẩu cái có lớp niêm mạc săn chắc,


chịu đựng tốt sức nén.
- Đỉnh sống làm hàm được phủ lớp niêm mạc sợi săn chắc chịu nén tốt, triều
ngoài giúp lưu giữ và ổn định làm giả theo chiều ngang.
- Lồi cùng (lồi củ) giúp lưu giữ và ổn định làm giả theo hướng trước - sau.
- Đường "A": nếu hàm giả cần được mở rộng tới đường chữ "A" để tăng
cường sự ổn định của làm giả.
- Tam giác sau hàm rõ ràng, săn chắc giúp hàm dưới ổn định tốt.
- Ngoài ra còn 1 số yếu tố giúp cho sự lưu giữ, ổn định của hàm giả toàn bộ
như:
+ Các vùng lẹm
+ Nước bọt: nước bọt đặc và nhớt giúp hàm giả dính tốt hơn
+ Môi - má - lưỡi,...
2. Các yếu tố không thuận lợi:
- Các lồi rắn ở hàm trên và hàm dưới: nếu lớn hoặc nhiều thùy cần phải phẫu
thuậtó
- Nơi bám của các phanh môi, phanh má, phanh lưỡi và dây chằng. Biên giới
nền hàm cần tránh các vùng này để khỏi bật hàm giả.
- U xương và gai xương: làm ảnh hưởng tới khả năng chịu lực nén của sống
hàm, nếu có cần phải phẫu thuật loại bỏ trừ khi BN quá già yếu.
- Vùng Schroder: vùng lõm ở vòm miệng, phía trong các R hàm lớn tời đường
"A", vùng này có nhiều mô mỡ và mô tuyến, chịu nén kém.
- Đường nối giữa 2 XHT: Niêm mạc mỏng, nếu bị gồ lâu sẽ dễ bị đau khi hàm
giả đè vào.
- Đường chéo trong: nếu tiêu nhiều làm sống hàm sắc nhọn, chịu lực nhai
kém.
- Ngoài ra còn một số yếu tố gây cản trở cho sự lưu giữ, ổn định của hàm giả
toàn bộ.
+ Lưỡi lớn (gặp ở những bệnh nhân mất R lâu ngày không mang phục hình
làm cho lưỡi bị biến đổi).
+ Niêm mạc phủ sống hàm phập phều, di động.

+ Tuyến nước bọt hoạt động kém: tiết nước + tiết nhầy ít.


1.
a.
b.
2.
a.

-


-


b.

-

-

Câu 2: Trình bày mục đích và phương pháp lấy khuôn sơ khởi.
Mục đích:
Dấu sơ khởi là một dấu nghiên cứu, giúp chúng ta:
Quan sát rõ hơn bề mặt tựa: Thấy rõ lồi cùng, lồi rắn…
Xác định sơ khởi đường ranh giới giữa niêm mạc dính và niêm mạc di động.
Đánh giá mức độ tiêu xương và vị trí của các cơ quan quanh phục hình.
Phân tích giới hạn lý tưởng của phục hình sau này.
Góp phần vào việc khám lâm sàng, chẩn đoán và kế hoạch điều trị.
Dấu sơ khởi giúp làm khay lấy dấu cá nhân.

Phương pháp lấy khuôn sơ khởi
Vật liệu lấy dấu: Thường dùng là thạch cao và alginate, ít thông dụng hơn là
cao su và hợp chất nhiệt dẻo.
Có ba trường hợp:
Cấu trúc giải phẫu thông thường
Nền xương bình thường.
Niêm mạc săn chắc và dính.
Niêm mạc tự do không gấp nếp, có đáy ngách tiền đình rõ
Có thể dùng thạch cao hay alginate để lấy dấu.
Nền xương tiêu nhiều:
Niêm mạc cố định săn chắc.
Có nhiều niêm mạc tự do gấp nếp (thường là hàm dưới)
Cần dùng vật liệu nén để đẩy các cơ quan cận – phục hình, làm căng niêm
mạc tự do: Alginate đặc hay silicone độ nhớt trung bình.
Nền tựa có những sống hàm phập phều: Dùng vật liệu lỏng để không làm biến
đổi vị trí. Có thể dùng thạch cao.
Chọn thìa lấy khuôn bán sẵn: Tùy thuộc vào hình dáng sống hàm, khẩu cái,
lồi cùng
Yêu cầu:
Hình thể giống như hình thể giải phẫu của cung hàm.
Bao phủ toàn bề mặt cần sao.
Bờ hoặc cán thìa không được làm căng các cơ quan cận phục hình.
Cứng rắn, không bị biến dạng do sức nén của vật liệu lấy khuôn đặc. Nhưng
tùy tình hình nó được uốn bằng kìm để vừa vặn hơn với các cấu trúc xương
niêm mạc cần ghi.
Có khả năng lưu giữ các vật liệu lấy dấu (các lỗ thủng, băng dính, keo dán)

c. Kĩ thuật lấy khuôn
- Mục tiêu chủ yếu: Đạt được hình ảnh chính xác, không biến dạng của các
-


vùng sống hàm, triền má và triền lưỡi, vùng chịu thứ cấp, ngách tiền đình.
Nên lấy khuôn hàm dưới trước vì ít gây phản xạ nôn hơn, để bệnh nhân bớt lo
lắng khi lấy khuôn.
Giai đoạn 1:


Điều chỉnh thìa trong miệng. Giữ các bờ của thìa cách xa đáy ngạch tiền đình
nhờ những vật chêm giữ khoảng.
-

-

Giai đoạn 2: Sửa soạn khoảng trống cho thìa lấy khuôn
Cắt sáp thành một miếng dài, rộng 1cm, cuộn thành 3 hay 4 miếng chêm giữ
khoảng.
Làm mềm một đầu sáp chêm bằng ngọn lửa, đặt thẳng đứng vào phần trũng
của thìa lấy khuôn tại vùng răng nanh và răng hàm lớn thứ nhất, dính chặt
bằng sáp lỏng.
Dùng đèn Hanau thổi nóng đầu kia của sáp chêm rồi đặt thìa vào miệng
Đặt thìa vào miệng ngay ngắn, ấn xuống với lực có kiểm soát sao cho các bờ
của thìa được giữ cách ngách tiền đình khoảng 5mm.
(Hình vẽ)

Giai đoạn 3: Chuẩn bị vật liệu: Trộn đúng tỷ lệ, thời gian.
-

-

-


Giai đoạn 4:
Cho vật liệu vào thìa lấy dấu
Dùng tay lấy vật liệu nhét thêm vào miệng tại đáy ngách tiền đình, ngách bên
lưỡi và vòm khẩu cái.
Giai đoạn 5:
Đặt thìa lấy dấu có vật liệu, ngay ngắn, đưa vào nhẹ nhàng cho đến khi chạm
các sáp chêm. Yêu cầu bệnh nhân hơi ngậm miệng để làm chùn cơ vòng
miệng
Kéo nhẹ môi, không tạo lực để cho vật liệu hoàn toàn đến vị trí trong đáy
ngách tiền đình phía trước và hai bên.

Giai đoạn 6:
Điều chỉnh, uốn nắn lại ngách tiền đình bằng động tác môi má.
- Về phía dưới và phía trước đối với hàm trên
Tác động một lực nhẹ phía trán để giới hạn độ dày của vật liệu ớ ngách tiền
đình phía trước.
Kéo di động phanh môi về phía bên, theo chiều trục để in khuôn đúng vào vật
liệu lấy khuôn.
- Về phía trên và phía trước đối với hàm dưới:
Yêu cầu bệnh nhân đưa lưỡi về phía má bên trái và bên phải rồi thè lưỡi vừa
phải trong mặt phẳng đứng dọc.
 Góp phần tạo hình vành khít dưới luỡi + đánh khuôn vị trí phanh lưỡi.


Giai đoạn 7: Giữ thìa bằng tay đợi vật liệu đông.
Thời gian 3-5 phút. Tránh tạo lực.
Giai đoạn 8: Lấy khuôn ra.
Giai đoạn 9: Rửa khuôn, sát trùng và làm khô.


-

-

Giai đoạn 10: Phân tích khuôn:
Các điểm cần thiết cần quan sát được trong khuôn.
Hàm trên:
Trũng khẩu cái.
Rãnh chân bướm hàm.
Vùng Einsering.
Vị trí các phanh bên và phanh môi.
Đáy ngách tiền đình.
Hàm dưới:
Tam giác hậu hàm.
Túi Fish.
Vị trí phanh bên và phanh môi.
Đáy ngách tiền đình, ngách bên lưỡi.
Đường quai hàm.
Phanh lưỡi.
Giai đoạn 11: Đổ mẫu sơ khởi bằng thạch cao thường ngay, tiện để vẽ ranh
giới của thìa lấy khuôn cá nhân trên mẫu hàm.
Những chỉ dẫn mà bác sĩ báo cho KTV:
- Vẽ ranh giới của thìa lấy khuôn cá nhân.
- Cho biết vùng cần giảm nén.
- Cho biết chiều cao vành cắn hàm trên và hàm dưới.

Câu 3 Vành khít là gì ? Mục đích và cách làm vành khít
1. Mục tiêu của việc làm vành khít là tìm ra một giới hạn càng dài càng tốt ở
phía hành lang. Giới hạn này phải phù hợp với những chuyển động của niêm
mạc tự do-vốn bị di động do hoạt động cơ - mà khay vẫn được vững ổn.

Làm vành khít góp phần vào sự lưu trữ của phục hình bằng cách làm phục
hình được kín, không lọt không khí vào.
2. Cách làm vành khít
2.1 Cách làm vành khít hàm trên (chia làm 4 vùng: vùng bên giữa, vùng
bên sau cạnh lồi cùng, vùng phía trước và vùng khẩu cái sau)
 Vùng bên giữa
- Hơ nóng hợ chất nhiệt dẻo đặt lên bờ khay có chiều dày 1-2 mm
- Dùng đèn thổi tia lửa trực tiếp vào đoạn hợp chất dẻo cho mềm ra, rồi
nhúng đoạn chất dẻo này vào nồi nước 120 độ F để làm nguội bớt tránh làm
bỏng bn và cũng không cứng quá


- Đưa khay vào miệng đặt đúng vị trí. Ngón tay trỏ giữ chắc khay sát với bề
mặt tựa rồi bảo bn há miệng lớn dần, cùng lúc đó kết hợ với thao tác xoa nắn

- Lấy khay ra quan sát: bờ vành khít tốt là bờ vành khít trơn láng đều đặn và
thấy rõ thắng bên
+ Nếu bờ vành khít sần sùi thì phải làm lại
+ Nếu bờ không tròn mà lại nhọn là do thiếu hợp chất dẻo, phải them và làm
lại
+ Nếu lộ khay thì phải mài bớt khay thấp xuống rồi nhễu them hợp chất dẻo
và làm lại
- Cạo sạch phần hợp chất nhựa dẻo lọt vào mặt trong khay bằng dao mổ sắc
bén không hơ nóng
- Tiến hành lặp lại các thao tác đối với vùng bên giữa đối xứng
 Vùng bên sau cạnh lồi cùng
- Tương tự các thao tác như trên
- Bảo bn há miệng sau đó đưa hàm dưới sang P và T
- Dùng ngón tay ấn trên vành cắn bên đối xứng xem khay có bị bật không,
nếu khay bị bật là còn thiếu vành khít

- Tiến hành lặp lại các thao tác đối với vùng bên giữa đối xứng
 Vùng phía trước
- Hợp chất dẻo nhễu lên bờ khay thành 1 lớp có bề dày 1mm, ở vùng thắng
môi đến 4mm, ở vùng lồi nanh
- Bảo bn mím môi, mút
- Có thể kéo môi trên xuống dưới nhiều lần
 Vùng khẩu cái sau
- Hợp chất dẻo được nhễu ở mặt trong khay thành một lớp dạng cánh bướm
có bề dày tối đa ở giữa và mỏng ở vùng fossette palatine và trũng chân
bướm hàm
- Đặt khay vòa miệng bn và nén chặt vào bề mặt chịu
- Bảo bn há miệng lớn để ghi dấu trũng chân bướm hàm. Sau đó phát âm chữ
“a”
Kiểm tra khay
- Bn há lớn miệng để kiểm tra vùng sau lồi cùng, bn phát âm chữ “a” để
kiểm tra vùng khẩu cái sau, chữ “v” để kiểm tra vùng phía trước
- Ấn vành cắn hoặc cán khay để kiểm tra bên đối xứng có bật khay ra hay
không, nếu khay bị bật ra là do thiếu hợp chất dẻo
2.2 Cách làm vành khít hàm dưới (chia làm 4 vùng: vùng dưới lưỡi, vùng
hành lang phía sau, vùng hàm móng và sau răng cối, vùng hành lang phía
trước)
 Vùng dưới lưỡi: tương tự vành khít vùng khẩu cái sau hàm trên, vùng dưới
lưỡi (trừ thắng lưỡi) có nhiều mô tuyến, mô tế bào và mô mỡ do đó có thể
chịu nén


- Nhếu hợp chất dẻo lên bờ khay từ R cối nhỏ P sang R cối nhỏ T
- Lắp khay vào trong miệng, ấn khay sát xuống, rồi bảo bn nuốt nhiều lần.
Động tác nuốt làm lưỡi co lại, đầu lưỡi và vùng dưới lưỡi được nâng lên.
Phải lấy dấu được vị rí này để tránh phục hình không bị nâng lên khi sàn

miệng nâng lên, để đảm bảo giữ kín nước bọt thì vành khít phải nén đúng
mức
- Vành khít ngay chỗ thắng lưỡi phải có dạng cong lõm, bờ tròn đều
- Kiểm tra khay: sau khi làm vành khít, kéo khay lên sẽ nghe thấy tiếng hít
 Vùng hành lang phía sau: vùng này kéo dài từ răng cối nhỏ 1 đến bờ trước
của cơ cắn. Vùng này nằm trên những bó sợi ngang của cơ mút, ít bị di
chuyển, góp phần giữ dính PH trừ những chỗ bám thắng
- Nhễu hợp chất dẻo lên bờ khay
- Lắp khay vào miệng, giữ bằng 2 ngón trỏ để khay sát với bề mặt tựa rồi
bảo bn há lớn
 Vùng hàm móng và sau răng cối: vành khít vùng này phải giới hạn ở khoảng
2-3 mm dưới đường chéo trong và không được gây nén ép lên đường chéo
trong. Khi đường chéo trong là 1 gờ sắc nhọn thì phải đắp 1 lớp sáp mỏng
trên mẫu sơ khởi để giảm nén khi lấy dấu. Vành khít phải theo hướng các sợi
cơ hàm móng. Vùng này có hõm hậu hàm nằm giữa xương hàm dưới, lưỡi
và khung khẩu cái lưỡi. Thể tích của hõm này do cơ quyết định. Trong
trường hợp KLDCN quá ngắn để lấy được dấu thì phải làm
- Thử khay cá nhân vững khi đưa lưỡi ra trước
- Đệm them bờ khay bên P và bên T
- Bảo bn nuốt nhiều lần, đưa lưỡi sang bên đối diện
 Vùng hành lang phía trước
Trong trường hợp tiêu xương nhiều, vành khít vùng này là kết quả của sự
tiêu xương, nó cho phép các cơ môi dưới co lại mà không làm di chuyển
phục hình
Kiểm tra khay:
- Ấn khay có thể bật phần đối xứng là do phần đó bị thiếu hợp chất dẻo,
nhễu them hợp chất dẻo và làm lại
- Các thao tác trên miệng bn trong lúc 2 ngón tay giữ khay đúng tay đúng vị
trí
Câu 4: Vật liệu lấy khuôn và cách lấy khuôn lần hai?

Mục tiêu: Tìm được sự mở rộng tối đa của bản nền phục hình mà sự vững ổn
của bản nền này không bị ảnh hưởng bởi sự vận động vừa phải của các cơ
quan cận – phục hình.
-

Sao lại những vùng tựa không bị biến dạng, không bị đè nén.


- Ghi được vận động của niêm mạc tự do.
1. Các loại vật liệu:
a. Hợp chất nhiệt dẻo: Dẫn nhiệt không tốt do đó cần làm nóng đầy đủ để toàn

-

-

khối được nóng đều (50 – 55oC), cứng lại ở nhiệt độ trong miệng.
VD: Kerr Xanh lá, Kerr Xám, GC Iso Functional.
Ưu điểm:
Độ dẻo khác nhau tùy cách dùng.
Có thể sửa chữa nhiều phân đoạn.
Vật liệu ổn định theo thời gian.
Không biến dạng
Rẻ.
Nhược điểm: Làm bỏng niêm mạc khi nóng quá.

b. Bột nhão oxide kẽm – eugenol: Dùng lấy khuôn bề mặt tựa

Ưa nước, rất thích hợp khi có sự hiện diện của nước bọt.
- Trộn hai đoạn chất Eugénol và chất oxit kẽm bằng nhau trên kính hoặc giấy

trộn.
- Chỉ định:
+ Hàm không có vùng lèm lớn .
+ Lấy dấu giảm nén.
- Ưu điểm:
+ Chính xác, dính chặt vào khay, không cần thoa keo.
+ Dễ chảy nên dễ phân bố thành một lớp đồng đều trong khay.
+ Cứng ngay sau khi động nên không cần đổ mẫu ngay.
- Khuyết điểm:
+ Không thấm hút chất nhờn nên dấu dễ bị rỗ mặt, do đó phải bảo bệnh nhân
súc sạch miệng trước khi lấy dấu, không ngậm miệng lại, lau khô bề mặt tựa.
+ Dính, vì vậy nên bôi Vaseline ngoài da môi trước khi lấy dấu.
c. Cao su
- Trộn hai đoạn chất căn bản và chất xúc tác theo tỷ lệ NSX, đánh trên kính
hoặc giấy trộn.
- Chỉ định: Hàm có vùng lẹm lớn.
- Ưu điểm:
+ Đàn hồi nên lấy dấu được vùng lẹm và khi gỡ mẫu ít bị gãy mẫu.
+ Dễ tháo gỡ khi cần lấy dấu lại.
+ Thấm chất nhờn nên dấu ít bị rỗ mặt.
- Khuyết điểm:
+ Không dính vào khay nên phải thoa keo.
+ Độ chảy kém nên ép dễ đau cho bệnh nhân.
2. Kĩ thuật lấy dấu:
a. Lấy dấu hàm trên:
- Thoa Vaseline lên da môi.
- Bệnh nhân súc miệng sạch, lau khô bề mặt tựa.
- Trộn vật liệu thành một chất đồng nhất, cho vật liệu vào khay



Lắp khay vào miệng. Đặt khay đúng vị trí. Ấn nhẹ khay dưới áp lực cân đối
hai bên của ngón tay, giữ yên khay trong vài giây.
- Bảo bệnh nhân làm lại các cử động môi má như khi làm vành khít:
+ Há càng lúc càng lớn.
+ Đưa hàm dưới sang trái, sang phải.
+ Mút.
+ Mím môi.
- Bác sĩ có thể kéo môi hỗ trợ thêm.
- Giữ yên khay cho đến lúc vật liệu đông hoàn toàn (5 phút).
- Gỡ khay khỏi miệng.
Trong trường hợp có những vùng cần giảm nén thì khay phải được đục lỗ ở
những vùng đó trước khi lấy dấu.
b. Lấy dấu hàm dưới:
- Giống như trên về các giai đoạn.
- Bảo bệnh nhân làm các cử động trong khi tay vẫn giữ chặt bởi 2 ngón tay đặt
ở vùng răng cối
+ Há miệng trung bình.
+ Há lớn.
+ Đưa lưỡi ra trước.
+ Đưa đầu lưỡi qua lại hai khóe mép.
+ Nuốt.
+ Lưỡi ở vị trí nghỉ, đầu lưỡi đặt ở bờ trên vành cắn trong những trường hợp
bình thường.
Đối với những trường hợp lùi hàm dưới, lưỡi đặt ở vị trí cong và cao hơn
bệnh nhân sẽ thấy thoải mái.
Đối với những trường hợp nhô hàm dưới, lưỡi ở vị trí thấp.
-

Câu 5. Đo khớp cắn trung tâm
1.Xác định kích thước dọc

1.1 Các điều kiện cần thiết để xác định
- Thăng bằng thần kinh cơ: ngồi thoải mái, 2 chân không chéo qua nhau,
bàn chân để ở tư thể nghỉ, nửa người phía trên và đầu thẳng dọc, không nên
tựa đầu
- Thăng bằng lưỡi-hàm dưới và tôn trọng khoảng Donders
- Sự ổn định tâm lý, loại bỏ các yếu tố gây rối loạn và gây lệch lạc vị trí:
mệt, mỏi, buồn nôn …
- Đặt đúng tình trạng các mô: xoa nắn giúp các mô bị ép trở lại sinh lý
1.2 Xác định kích thước dọc ở tư thế nghỉ
1.2.1 Có các dữ liệu trước khi nhổ răng
• Chụp phim: đễ xác định mp Francfort với bờ xương hàm dưới
• Xác định khoảng cách giữa 2 điểm chuẩn: ở tầng mặt giữa và tầng mặt dưới





Xác định khoảng trống tự do trước khi nhổ răng
Điều chỉnh các phục hình đã mang trước đó

1.2.2 Không có các dữ liệu trước khi nhổ răng
• Khôi phục lại vẻ thẩm mỹ
Kích thước dọc giảm: rãnh mũi cằm và cằm tạo nét mặt suy sụp, hạ thấp khóe
môi, hàm dưới trượt ra trước, các rãnh rõ nét …
Kích thước dọc tăng: xóa mờ tất cả các rãnh, co thắt các cơ chỏm cằm, há
miệng
• Kỹ thuật phát âm: Theo Wild hàm dưới tư thế nghỉ giống vị trí khi phát âm
chữ “me”, gây co cơ điệu bộ của mặt khi sử dụng 2 môi phát âm “pe, be”,
tiếp theo là giãn cơ hàm dưới lại về tư thế nghỉ
1.3 Xác định kích thước dọc ở tư thế cắn khít

Kỹ thuật gián tiếp: lấy kích thước dọc tư thế nghỉ sinh lý trừ đi khoảng hở tự
do của không cắn khít, cụ thể là: Khớp cắn hạng I: 2-3 mm, khớp cắn hạng II
chi 1: 3-4mm, chi 2: 2-8mm, khớp cắn hạng III 1-2 mm
2. Xác định vị trí mặt phẳng nhai phục hình trên lâm sang
Theo Camper, mặt nhai // với mp đi qua ANS và tâm lỗ ống tai ngoài
Kỹ thuật tiến hành
Chỉ sử dụng bản nền tạm – gối cắn, hồm 2 giai đoạn: điều chỉnh phần phía
trước của gối cắn và điều chỉnh phần phía sau của gối cắn
 Điều chỉnh phần phía trước của gối cắn
• Theo thẩm mỹ: làm mờ bớt rãnh nhân trung và rãnh mũi cằm khi đặt gối cắn
trong miệng
Thấy rõ được hình dạng của môi trên
Bờ tự do của gối cắn được điều chỉnh: ngang bờ môi trên hoặc nằm dưới bờ
môi trên từ 1-2 mm và tùy nguyện vọng của bệnh nhân
// với đường qua 2 đồng tử
Theo sự phát âm: các âm môi răng như fe, ve, … không thể phát âm tốt nếu
bờ trên của môi dưới không tiếp xúc với bờ cắn răng của môi trên
 Điều chỉnh phần phía sau của gối cắn: sử dụng mp Fox tiếp xúc với mặt gối
cắn và điều chỉnh sao cho mặt gối cắn // mp Camper
3. Kỹ thuật xác định tương quan gối sáp trên dưới ( tương quant rung tâm)
• Sau khi gối cắn hàm trên đã điều chỉnh xong mặt phẳng nhai phục hình
• Gọt dần gối sáp hàm dưới sao cho đúng kích thước dọc cắn khớp


Hướng dẫn hàm dưới về vị trí lùi sau nhất, thoải mái nhất (viết thêm thao tác
tiến hành)
• Loại bỏ các điểm chạm sớm ở bản nền, thường là ở phía sau nơi mà sáp cắn
hay bị dư
• Kẻ đường kéo dài đường giữa từ gối cắn hàm trên xuống gối cắn hàm dưới



4. Vị trí răng cửa
4.1 Trong mp nằm ngang
- Bờ tự do và mặt hành lang của R trước hàm trên nằm đúng theo đường cong
của gối cắn đã ghi nhận để tạo sự nâng đỡ răng trên
- Mặt ngoài 2 răng cửa giữa hàm trên thường nằm cách gai cửa từ 6-8 mm
-Đỉnh 2 R nanh thường nằm trên đường thẳng ngang qua 2 gai cửa
4.2 Trên mặt phẳng trán: bờ tự do của R trước hàm trên được sắp xếp theo mp
nhai phục hình
4.3 Trên mp dọc
• Tương quan sống hàm bình thường:
• Tương quan sống hàm với hàm dưới lùi sau: R trước hàm trên lên đúng theo
gối cắn, R trước hàm dưới lên đúng theo hàm trên
• Tương quan sống hàm với hàm dưới đưa ra trước:
+ Nếu hàm dưới không nhô quá rõ ràng: trục R hàm trên nghiêng về phía
hành lang, R hàm dưới nghiêng về phía lưỡi
+ Nếu hàm dưới nhô quá rõ rang: R trước hàm dưới sẽ lên ra trước so với R
trước hàm trên
5. Vị trí đường cười
• Ở hàm răng thật, độ lộ TB của các R cửa giữa trên khi môi ở tư thế nghỉ là
1,91 mm ở nam và 3,41 mm ở nữ (80% các trường hợp). Nếu môi trên ngắn
thì thấy nhiều răng hơn, bn trẻ tuổi thì lộ răng cửa trên nhiều hơn
• Khi bn cười thì thấy đường cong mp R cửa tương tự hòa theo đồng đều với
đường cong môi dưới
6. Vị trí đường giữa:
Câu 6: Trình bày các nguyên tắc chọn răng để lên răng cho hàm mất
răng toàn bộ?
* Chọn R cần tuân thủ 3 tiêu chí: + Màu sắc
+ Hình dáng



+ Kích thước
-> Tuy nhiên, điều quan trọng hơn cả là các R giả thay thế phải phù hợp với yêu
cầu thẩm mỹ, chức năng và phát âm của BN.
1. Chọn R trước.
- Với trường hợp BN không con R như thế này thì chọn R phù hợp với khuôn
mặt, giới tính và tuổi của BN.
+ Nam:
- R to
- Đường nét gân guốc, mạnh mẽ.
- Góc bên R cửa vuông.
+ Nữ:
- R nhỏ
- Đường nét mềm mại
- Góc bên R cửa tròn.
+ Tuổi: Người lớn tuổi R ngắn, bờ dày,...
+ Tính tình:
- Người mạnh mẽ: R dễ thấy, rõ ràng,..
- Người dịu dàng: R mảnh, mỏng, mờ,...
+ Kích thước:
- Kích thước R trước hết phải phù hợp với kích thước cơ thể, giới tính của BN.
Tuy nhiên phải đảm bảo kíu khoảng trống mất R.
- Đối với R cửa giữa HT:
+ Chiều cao: - Ghạn trên: cổ R tại đường cười
- Ghạn dưới: Khi BN ngậm miệng ở trạng thái giãn cơ, rìa cắn R
cửa trên lộ bờ môi 1.5 - 2mm.
+ Chiều rộng:
- Chiều rộng R cửa giữa trên = 1/4 khoảng cách giữa 2 cánh mũi.
- Chiều rộng R cửa giữa = Tổng chiều rộng của R cửa bên và 1/2 chiều rộng R
nanh.

+) Màu sắc:
- Là yếu tố quan trọng quyết định thành công của phục hình
- Sự lựa chọn màu R tùy thuộc: tuổi, giới tính, màu da,....
- Khi chọn màu R cần chú ý:
+ Chọn dưới ánh sáng ban ngày, không chói quá.
+ Che những quần áo có màu quá đậm, rõ.
+ Làm ướt mẫu R so màu.
+ Không so màu quá 5-10 giây.


+) Vật liệu:
- R nhựa: + Dễ mài chỉnh
+ Màu sắc, sự kết hợp với chất liệu nền làm tốt.
+ Dễ mòn
+ Dễ ngấm thuốc, các chất tẩy.
- R sừ:
+ Tính chất hóa học ổn định
+ Màu sắc ổn định
+ Ít mòn
+ Khó mài chỉnh
+ Có tiếng động khi ăn nhai.
-> Lựa chọn R nhựa khi: - KC khó
- Kích thước dọc thấp.
- Sống hàm cao.
-> Các trường hợp còn lại chọn R sứ.
2. Chọn R sau:
- Sự lựa chọn hình dáng mặt nhai tùy thuộc các yếu tố sinh lý, hình thể và
tâm lý, tuổi, tình trạng mô tựa của hàm giả, hình dáng khớp thái dương hàm, kỹ
thuật lên R lựa chọn,....
+) Kích thước:

- Chiều cao R sau phải phù hợp với khoảng cách giữa 2 sống hàm.
- Chiều gần - xa của mặt nhai: nhóm 4R sau phải xác định sao cho mặt xa R
số 7 không đi vượt quá Δ sau hàm hay lồi củ của hàm trên.
- Chiều ngoài - trong:
+ Tùy thuộc vào hình dáng sống hàm còn lại (nếu sống hàm lớn thì mặt nhai
lớn)
+ Thường mặt trong của cung R giả không được vượt quá đường chéo trong.
+) Màu sắc.
- Màu sắc của R sau phải hài hòa với các R trước.
- Màu R4 tương tự màu R cửa, nhạt màu hơn R nanh
+) Vật liệu:
- R nhựa được chỉ định trong các trường hợp:
+ MN không muốn có tiếng động khi ăn nhai
+ Sống hàm chịu đỡ phập phều
+ NM và sống làm chịu đỡ không tốt, không chịu được lực nhai mạnh.
+ Khoảng cách giữa hai sống hàm nhỏ.


- R sứ được sử dụng trong các trường hợp ngược lại.
+ R sứ có ưu điểm: - Nghiền thức ăn tốt.
- Không mòn nên giữ tớt kích thước dọc và KC.


Câu 7. Trình bày cách lên R cho hàm mất R toàn bộ?
* Lên R đúng giúp làm giả đáp ứng được yêu cầu ăn nhai, thẩm mỹ, phát âm,
đảm bảo thăng bằng kc.
- Trước khi lên R cần tham khảo các phân tích mẫu hàm các điều kiện tạo vững
ổn trong phục hình tháo lắp toàn bộ và tuân thủ nguyên tắc sắp R trên cung hàm.
1. Lên R trước:
- Việc lên R trước cần cận trọng, tỷ mỉ vì ngoài chức năng chung thì R cửa đóng

vai trò rất quan trọng về thẩm mỹ.
+ R cửa giữa trên:
(+) Chiều gần - xa: thẳng đừng
(+) Chiều ngoài - trong: Cổ R nghiêng trong 5o
(+) Trên - dưới: Rìa cắn chạm mp cắn
+ R cửa bên trên:
(+) Chiều gần - xa: Cổ R nghiêng xa 5o
(+) Chiều ngoài - trong: Cổ R ngiêng trong 10o
(+) Trên - dưới: Rìa cắn cách mp cắn 1mm
+ R nanh trên:
(+) Chiều gần - xa: Cổ R nghiêng xa 5o
(+) Chiều ngoài - trong: Cổ R ngiêng trong 10o
(+) Trên - dưới: Rìa cắn R cửa trên trùm rìa cắn R cửa dưới 1-2mm.
+ R cửa giữa dưới:
(+) Chiều gần - xa: thẳng đứng
(+) Chiều ngoài - trong: Cổ R ngiêng trong.
(+) Trên - dưới: Rìa cắn R cửa trên trùm rìa cắn R cửa dưới 1-2mm.
+ R cửa bên dưới:
(+) Chiều gần - xa: ngiêng xa 20
(+) Chiều ngoài - trong: Thẳng đứng
(+) Trên - dưới: Rìa cắn R cửa trên trùm rìa cắn R cửa dưới 1-2mm.
+ R nanh dưới:
(+) Chiều gần - xa: ngiêng xa 50
(+) Chiều ngoài - trong: Cổ R nghiêng ngoài.
(+) Trên - dưới: Sườn gần R nanh trên tiếp xúc sườn xa R nanh dưới.
=> Vai trò của việc lên R cửa với thẩm mỹ:
- Lên R đúng vị trí, tư thế để có được khuôn mặt tự nhiên thẩm mỹ
- Lên R đưa ra trước nhiều -> BN bị vẩu, hô
- Lên R lùi sau nhiều ->BN bị móm.
- R sắp lệch đường giữa làm cho miệng BN bị méo khi cười.



2. Lên R sau:
+ Nguyên tắc:
- Các R sau được lên tùy theo: tuổi, mức độ tiêu xg, góc độ lồi cầu, tương quan
2 hàm.
- Thứ tự lên R hàm: 4 trên - 5 trên- 6 trên - 7 trên - 6 dưới - 7 dưới - 5 dưới - 4
dưới.
- Khi thiếu chỗ sắp R, thường có thể bỏ R 4 trên và 4 dưới, ít khi bỏ R7
- Khi lên R cần điều chỉnh theo mức độ tiêu xg của sống hàm.
+) Sống hàm tiêu xg ít: Rãnh R hàm dưới nằm ngay đỉnh sống hàm HD
+) Sống hàm tiêu xg nhiều: Đỉnh múi ngoài R dưới nằm ngay trên đỉnh sống
hàm.
+ Cách lên R:
- R 4 trên: + Núm ngoài: chạm mp cắn
+ Núm trong: Hơi k chạm
+ Cổ R: nghiêng xa.
- R5 trên: + Cả 2 núm đều chạm mp cắn
+ Cổ R nghiêng xa
- R6 trên: + Núm gần trong: chạm mp cắn
+ Các núm khác: cách mp cắn 1mm
+ Trục R: Hơi nghiêng xa.
- R7 trên: + Núm trong: hơi chạm mp cắn
+ Núm khác: cách mp cắn 1,5mm
+ Trục R: hơi nghiêng gần
- R hàm nhỏ - hàm lớn HP:
+ Luôn đi trước RHT 1 múi R
+ R6 là chìa khóa KC nêu lên R6 trước
- Lưu ý:
+ Khi lên R xong cần kiểm tra đường cong spee có đảm bảo không.

+ Khi lên R phải đảm bảo múi chịu RHT tại hố trục RHD
+ Phải đảm bảo không có khe thưa vùng R hàm
+ Không lên R ở ..... sau hàm và lồi củ.


Câu 8: Thử răng: mục đích và cách đánh giá một hàm sáp đã lên răng
đúng ?
* Mục đích:
- Thử R là giai đoạn kiểm tra lại hàm sáp lần cuối trước khi vào múp.
- Giai đoạn thử hàm R sáp có mục đích đánh giá sự chính xác cơ học, sự phục
hồi vẻ thẩm mỹ để ngăn ngừa các sai lầm sửa chữa và giới hạn đúng biên giới
hàm giả.
* Cách đánh giá 1 hàm sáp đã lên R đúng.
1. Lợi giả:
- Lợi giả có vai trò quan trọng vì tạo lại vẻ thẩm mỹ và tái tạo trung thực như
lợi thật.
- Lợi giả có nhiệm vụ:
+ Bù trù phần xg ổ và xg hàm đã mất.
+ Góp phần giữ vững ổn định hàm giả.
+ Tái tạo thẩm mỹ, phát âm, chức năng khác của xoang miệng.
* Hình dáng, sinh lý và sinh học của lợi giả
- Để phát triển phần mô đã mất, lợi giả phải có hình dạng và thể tích bù đắp
sự tiêu ngót, duy trì các cơ quan xung quanh gồm mô cơ, DC, mô tuyến.
- Góp phần tái tạo kích thước tầng mặt dưới.
* Về thẩm mỹ:
- Thể tích:
+ Tạo hài hòa độ cong môi, làm mờ các vết nhăn tuổi tác nhưng không làm
phát triển vị trí và trương lực các cơ vùng mặt miệng.
+ Theo mp dọc: lợi giả hàm trên nghiêng về phía sau và lên cao để giữ đúng
hình dáng, độ dày và chiều dài môi trên.

+ Theo mp ngang: Lợi giả có hình dáng hài hòa với cấu trúc gương mặt.
+ Theo mp trân:
- Phần trên:

+) Liên hệ đến ranh giới NM di động và NM hình dạng lợi giả
+) Chức năng: đảm bảo chức năng, phát âm, thẩm mỹ

- Phần giữa:

+) Phải có độ cong lồi phù hợp
+) Đảm bảo tự nhiên như lợi thật
+) Không ảnh hưởng đến vị trí môi, hình dáng, phần môi đỏ.


- Phần thấp nhất: +) Tiếp xúc với R giả phát triển là phần nhìu rõ nhất.
+) Gai lợi: Nhọn ở BN trẻ tuổi và tròn ở BN lớn tuổi.
- Về màu sắc:
+ Ở vùng R trước, màu sắc lợi khá quan trọng vì nó ảnh hưởng đến thẩm mỹ
+ Màu lợi giả đậm ở người lớn tuổi và phải hài hòa với NM xung quanh.
+ Màu lợi giả sàng ở phần dưới cổ R, tối ở phần rãnh giữa 2 chân R, phanh,
đường nối NM di động và NM dình.
+ Màu sắc lợi cũng phát triển tùy theo màu da, chủng tộc.
2. Răng giả.
- Thẩm mỹ: Cần có sự hài hòa về màu sắc, hình dáng, kích thước, vị trí R với
khuôn mặt BN cho BN soi gương nếu BN đồng ý là được.
- Chức năng:
+ Vùng R cửa: Kiểm tra sự tiếp xúc giữa rìa cắn R cửa dưới với mặt trong R
cửa trên. Nếu tiếp xúc không đúng hoặc hở phải sửa lại.
+ Vùng R hàm: Kiểm tra khớp cắn vùng R hàm
3. Chức năng.

Thử hàm R sáp trong miệng BN để kiểm tra chức năng.
- BN cần được thông báo trước, chuẩn bị tâm lý thoải mái
- ĐK ảnh sáng đấy đủ.
- Thử hàm R sáp ở các tiêu chí:
+ Thử ở tư thế tĩnh và động mỗi hàm R sáp.
+ Kiểm tra tương quan trung tâm, kích thước dọc.
+ Kiểm tra thẩm mỹ
+ Kiểm soát khả năng phát âm của phục hình.
(-) Thử ở tư thế động - tĩnh
- Tư thế tĩnh:
+ HD nằm im trong tư thế tĩnh. Nếu hàm bị nâng lên hoặc bật là do dài nền
hàm hoặc do lên R không đúng.
+ HT sẽ vững và lưu. Nếu mà hàm rơi dầu là do bờ hàm dài vùng phía trước
và phanh môi.
- Tư thế động:


+ HD: Khi đã vững ở tư thế tĩnh thì hàm cũng sẽ thăng bằng lưu và dính với
các cử động HD.
+ HT: Thực hiện các cử động há miệng, huýt sáo,....-> Nếu hàm bị bật, di
động do vành khít không đầy đủ, lên R ngoài sống hàm.
(-) Kiểm soát lại kích thước dọc:
+ Độ cắn phủ, cắn chìa
+ Xác định lại kích thước dọc
+ Xác định lại tương quan trung tâm.
(-) Kiểm tra lại vẻ thẩm mỹ:
+ Đường cong môi
+ Đường giữa
+ Độ cắn phủ, cắn chìa
+ Vị trí bờ tự do của R cửa trên khi nói - cười.

(-) Kiểm soát lại khả năng phát âm khi mang phục hình.
Câu 9. Trình bày những tác động về tâm - sinh lý của BN vừa được lắp
hàm?
* Lắp hàm chưa phải là việc làm cuối cùng của BS, mà chính từ lúc này bộ
hàm phục hình mới thật sự làm nhiệm vụ. Mỗi sai sót trong kỹ thuật đều để
lại những hậu quả làm phát triển kết quả điều trị. Do đó, trách nhiệm của BS
là:
+ Kiểm tra kỹ lưỡng, phát hiện sai sót để sửa chữa kịp thời.
+ Tiên đoán những gì sẽ xảy ra cho BN với hàm phục hình để có hướng dự
phòng và chuẩn bị trước để giúp BN sử dụng tốt phục hình.
* Những tác động về tâm - sinh lý của BN vừa được lắm hàm:
- Đối với BS, việc thích nghi 1 phục hình tháo lắp sẽ khó khăn và lâu hơn
phục hình cố định.
- BN phải tập cách nhai, phát âm và việc mang hàm thành công hay không tùy
thuộc ở BN.
- Trong những giờ đầu, khi mới mang hàm giả thì phục hình là 1 loại vật lạ
trong miệng nên gây ra các khó chịu cho BN.
+ Nước bọt tiết ra nhiều:

- Là phản xạ chủ yếu của tuyến nước bọt
- Giúp cho sự lưu giữ hàm giả tốt.


- Sau vài ngày sự tiết nước bọt giảm.
- Khuyên BN không nên nhổ nước bọt mà nên
nuốt để làm tăng thêm sức dính cho hàm.
+ Nói khó, phát âm sai, nói ngọng: khuyên BS không nên lo lắng, tập phát âm
nhiều lần -> hiện tượng này sẽ mất dần khi BN quen với hàm giả.
+ Có thể có cảm giác buồn nôn, nhai khó vì hàm dễ trượt và lật, NM bị đè ép,...
- Từ ngày thứ 2 đến ngày thứ , BN sẽ quen dần bộ hàm phục hình:

+ Nước bọt tiết .........................
+ NM bớt cảm giác chèn ép.
+ Bớt buồn nôn
+ Nói, phát âm gần chính xác.
- Giai đoạn thích nghi: Từ ngày thứ 5 đến 2 tuần hay 1 tháng.
+ Hiệu lực nhai phục hồi.
+ Phản xạ thần kinh...........
+ Phát âm, .....................
- BS phải tạo được sự cảm thông, thân thiết với BN, không được coi thường tâm
lý BN. Có thể cho thuốc để dự phòng sự căng thẳng, phản xạ nôn (có thể cho
BN ngậm kẹo để làm giảm cảm giác khó chịu về hàm)
- Khuyên BN không nên nghe những lời nhận xét của người xung quanh. Vì như
thế sẽ làm cho BN khó chấp nhận thích nghi với hàm giả.
Khuyên BN khi mới đeo hàm giả không nên để ý nhiều đến thẩm mỹ vì môi,
mà chưa đáp ứng được sự đầy đặn do phục hình tạo nên -> làm cho BN có cảm
giác bị gượng ép, không tự nhiên. Hiện tượng này sẽ tự điều chỉnh lại sau khi cơ
thư giãn và BN tự tin hơn.
- Nếu việc đeo hàm giả gây đau, khó chịu quá mức cho BN thì nên quay lại gặp
BS để kiểm tra và sửa chữa.
Câu 10. Mô tả các bước làm 1 hàm giả toàn bộ.
1. Khám BN:
- Khám và ....................., chuẩn bị BN trước khi làm phục hình là công việc
quan trọng. Quá trình này gồm 3 bước:
+ Hỏi bệnh
+ Khám LS ngoài miệng


+ Khám LS trong miệng
- BS thi thập thông tin, tiên lượng mức độ khó và giải thích cho BN hiểu và hợp
tác tích cực với quá trình điều trị.

- Điều trị tiền phục hình:
+ Phẫu thuật loại bỏ u xương, gai xương.
+ Làm phục hình chuyển tiếp
2. Lấy khuôn, đổ mẫu:
- Lấy dấu sơ khởi.
+ Đây là dấu bao gồm mọi ranh giới của phục hình tương lai, nó là dấu niêm
mạc tĩnh.
+ Yêu cầu: - Dấu trung thực, không bị co dãn, biến dạng
- Phản ánh đầy đủ chi tiết cung R, phanh môi, phanh má, sống
hàm,...
+ Thực hiện: - Chọn thìa lấy dấu thích hợp
- Đánh chất lấy dấu đúng kỹ thuật - trung gian
- Cho chất lấy dấu vào thìa.
- Tiến hành lấy dấu cho BN
- Sau đó đổ mẫu.
- Từ dấu sơ khởi ta làm được thìa lấy dấu cá nhân.
- Sau đó tiến hành lấy dấu lần 2.
+ Dấu lần 2 ghi được cử động của NM ở tư thế động
+ Yêu cầu: - Ghi được vận động NM tự do
- Sao lại những vùng tựa, không bị biến dạng, đè lên.
+ Trong khi tiến hành lấy dấu lần 2 cần trải qua giai đoạn làm vành khít.
+ Sau khi tiến hành lấy dấu, đổ mẫu như lần 1.
3. Đo cắn trung tâm
- Xác định thước dọc
- Điều chỉnh nền - vành cắn HT
- Điều chỉnh nền - vành cắn HD
- Ghi tương quan trung tâm.
4. Xác định biên giới nếu hàm, lâu nền hàm, gối sáp.
- Biên giới nền hàm là phần tận cùn của nền hàm giả
+ Nếu hàm càng rộng hàm giả càng ổn định, sức nhai tốt.

+ Nhưng nếu hàm quá lớn làm sự thích nghi khó, phát âm khó, gây khó chịu cho
bệnh nhân.


- Làm nền hàm:
+ Nền hàm sáp là nền hàm giả tương lai nên yêu cầu tạo hình thật tỉ mỉ, chính
xác.
- Làm gối sáp:
+ Gối sáp là nơi lên R của các R giả tương lai.
5. Thử sáp - vào càng cắn
Sau khi đo cắn cho BN xong tiến hành vào càng cắn (giá khớp đơn giản)
6. Chọn R - lên R
- Chọn nhóm R trước/ nhóm R sau đảm bảo sự phù hợp và thẩm mỹ về: màu sắc
hình dáng - kích thước.
- Lên R:
+ Lên R cửa, R nanh, R hàm.
+ Thứ tự lên R: +) Nhóm R trước: R cửa giữa T - cửa bên T - nanh - R cửa giữa d
+) Nhóm R sau: 4 trên- 5 trên - 6 trên - 7 trên - 6 dưới - 7 dưới - 5
dưới - 4 dưới.
- Thử R:
+) Kiểm tra R giả
+) Kiểm tra lợi giả
+) Kiểm tra chức năng của hàm giả trong miệng BN ở các tư thế tĩnh
và động, kiểm soát lại kích thước dọc, thẩm mỹ, chức năng phát
âm,....
7. Vào múp - ép nhựa - trùng hợp nhựa
8. Gỡ múp - mài chỉnh - đánh bóng hàm giảs
9. Lắp hàm - sửa đau
- Kiểm tra bờ nền hàm và điều chỉnh nếu cắn.
- Chỉnh khớp.

- Sửa đau
10. Hướng dẫn BN sử dụng hàm giả, vệ sinh răng miệng, vệ sinh hàm giả và cách
bảo quản hàm giả.
11. Khám, kiểm tra định kỳ sau lắp hàm.



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×