Tải bản đầy đủ (.docx) (11 trang)

đề cương QUANG HÌNH HỌC MẮT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (95.56 KB, 11 trang )

Bài 4: QUANG HÌNH HỌC. MẮT
6.1. Trong một môi trường trong suốt đồng tính và đẳng hướng, ánh sáng truyền theo đường
thẳng.
6.2. Tác dụng của một chùm sáng này không phụ thuộc vào sự có mặt của các chùm sáng
khác.
6.11. Hễ có tia sáng đi trong môi trường trong suốt thứ nhất đến mặt phân giới hai môi
trường thì ta có tia sáng xuyên qua môi trường trong suốt thứ hai.
6.17. Khả năng phân ly của mắt là góc nhìn nhỏ nhất a
min
giữa hai điểm A, B mà mắt còn có
thể phân biệt được.
6.18. Điểm gần nhất mà mắt có thể nhìn rõ vật đặt ở đó khi đã điều tiết hết mức gọi là cận
điểm.
6.19. Điểm xa nhất mà đặt vật ở đó mắt không cần điều tiết vẫn nhìn rõ vật gọi là viễn điểm.
6.20. Khoảng cách từ viễn điểm đến cận điểm gọi là giới hạn nhìn rõ hay khoảng điều tiết
của mắt.
6.21. Khả năng điều tiết của mắt không phụ thuộc tuổi tác.
6.22. Độ tụ của mắt có được chủ yếu là do lưỡng chất cầu thuỷ tinh thể.
6.23. Mắt điều tiết được là do thuỷ tinh thể có thể thay đổi độ tụ.
6.24. Khả năng mắt tự tăng độ tụ để nhìn rõ các vật ở gần gọi là khả năng phân ly.
6.25. Thị lực được xác định theo công thức:
( )
túph
T
min
α
=
1
6.26. Để khắc phục các sai sót về quang hình học ở các thấu kính, người ta thường sử
dụng phương pháp ghép các thấu kính phân kì, hội tụ trên cùng một trục chính.
6.27. Để sửa tật cận thị, người ta cho người cận thị mang thấu kính mỏng phân kì làm


dụng cụ bổ trợ.
6.28. Để sửa tật viễn thị, người ta cho người viễn thị mang thấu kính mỏng hội tụ làm
dụng cụ bổ trợ.
6.29. Dụng cụ bổ trợ mắt cho người bị loạn thị là thấu kính cầu mỏng ghép với thấu kính trụ
mỏng, quang trục được chọn thích hợp.
6.201. Xác định phát biểu sai về hiện tượng phản xạ ánh sáng:
a. Tia phản xạ ở trong cùng mặt phẳng với tia tới.
b. Tia phản xạ đối xứng với tia tới qua pháp tuyến của mặt phản xạ ở điểm tới.
c. Tia phản xạ và tia tới hợp với mặt phản xạ những góc bằng nhau.
d. Tia phản xạ và tia tới không có tính thuận nghịch.
6.202.Về ảnh của một vật qua gương phẳng:
a. Có thể chụp ảnh nó nên nó là ảnh thật.
b. Có thể chập trùng khít lên vật.
c. Có kích thước bằng vật.
d. Có kích thước tuỳ thuộc khoảng cách vật tới gương.
6.203. Khi soi gương phẳng ta đã nhìn thấy:
a. Ảnh thật của ta sau gương.
b. Ảnh thật của ta trước gương.
c. Ảnh ảo của ta sau gương.
d. Ảnh ảo của ta trước gương.
6.206. Mọi ảnh thật:
a. Thu được rõ nét trên màn.
b. Luôn cùng chiều với vật.
c. Luôn ngược chiều với vật.
d. Không thu được rõ nét trên màn.
6.207. Gương để quan sát phía sau xe máy, ô tô là:
a. Gương phẳng vì cho ảnh có kích thước thật.
b. Gương cầu lõm vì cho ảnh thật.
c. Gương cầu lồi vì thị trường lớn.
d. Gương cầu lồi vì tạo ảnh ảo.

6.208. Về chiết suất:
a. Chiết suất tỷ đối là tỷ số giữa góc tới và góc khúc xạ.
b. Chiết suất tuyệt đối của một môi trường là chiết suất của nó đối với chân
không.
c. Chiết suất tuyệt đối của các môi trường trong suốt càng lớn khi ánh sáng truyền
trong nó có vận tốc càng lớn.
d. Chiết suất tỷ đối là tỷ số hai chiết suất tuyệt đối n
12
= n
2
/ n
1
6.209. Ánh sáng truyền từ môi trường có chiết suất n
1
sang môi trường có chiết suất n
2
, dưới
góc tới i, hiện tượng phản xạ toàn phần có thể xảy ra khi:
a. n
1


n
2
b. sini > n
1
/ n
2
c. n
1

> n
2
d. n
1
< n
2
6.210. Ánh sáng đi từ môi trường chiết quang hơn (n
2
) sang môi trường chiết quang kém (n
1
),
hiện tượng phản xạ toàn phần xảy ra khi góc tới i thoả mãn:
a. sini < n
1
/ n
2
b. sini = n
1
/ n
2
c. sini > n
1
/ n
2
d. sini > n
2
/ n
1
6.211. Khi ánh sáng đi từ môi trường này sang môi trường khác thì đặc trưng không thay đổi
là:

a. Tần số ánh sáng.
b. Bước sóng ánh sáng.
c. Vận tốc lan truyền.
d. Phương lan truyền.
6.212. Hiện tượng phản xạ toàn phần có thể xảy ra đối với ánh sáng đi từ môi trường thứ
nhất sang môi trường thứ hai khi:
a. Chiết suất tuyệt đối n
1
< chiết suất tuyệt đối n
2
b. n
1
> n
2
c. n
1
= n
2
d. góc tới < góc giới hạn phản xạ toàn phần.
6.213. Sợi quang học dùng trong dẫn truyền thông tin đóng vai trò như một ống dẫn ánh
sáng, được chế tạo dựa trên:
a. Hiện tượng phản xạ của ánh sáng.
b. Nguyên lý truyền thẳng của ánh sáng.
c. Hiện tượng khúc xạ của ánh sáng.
d. Hiện tượng phản xạ toàn phần của ánh sáng.
6.215. Xác định phát biểu sai:
a. Chùm tia phân kỳ tới thấu kính phân kỳ luôn luôn cho chùm tia ló phân kỳ.
b. Qua thấu kính phân kỳ không thể có ảnh thật.
c. Vật thật qua thấu kính phân kỳ luôn luôn cho ảnh ảo gần thấu kính hơn vật.
d. Thấu kính phân kỳ có tác dụng làm tia ló lệch xa trục chính so với tia tới.

6.217. Về viễn điểm và cận điểm, ta thấy:
a. Điểm cực viễn (viễn điểm) là vị trí vật xa nhất mà mắt có thể nhìn thấy.
b. Điểm cực viễn là vị trí vật mà mắt nhìn thấy khi không điều tiết.
c. Khi mắt nhìn vật đặt ở vị trí điểm cực cận (cận điểm) thì thuỷ tinh thể có độ tụ
nhỏ nhất.
d. Khi mắt nhìn vật đặt ở vị trí điểm cực cận thì bán kính thuỷ tinh thể lớn nhất
6.218. Cận thị là tật của mắt mà khi mắt không điều tiết thì:
a. Không nhìn rõ những vật ở gần.
b. Tiêu điểm của mắt nằm sau võng mạc.
c. Tiêu điểm của mắt nằm trước võng mạc.
d. ảnh của các vật ở vô cùng hiện lên ở điểm cực viễn của mắt.
6.219. Mắt cận thị:
a. Khi không điều tiết, tiêu điểm nằm sau võng mạc.
b. Vật đặt ở điểm cực viễn, phải điều tiết mới thấy rõ.
c. Phải sửa bằng kính có độ tụ dương.
d. Sau khi đeo kính đúng số, không điều tiết, vật ở vô cực tạo ảnh nằm trên võng
mạc.
6.220. Mắt viễn thị:
a. Khi không điều tiết, tiêu điểm nằm trước võng mạc.
b. Mắt viễn thị phải sửa bằng kính có độ tụ âm.
c. Vật ở vô cực, mắt viễn thị nhìn rõ không cần điều tiết.
d. Mắt viễn thị dù đeo kính đúng số vẫn phải điều tiết mới nhìn rõ vật ở điểm cực
cận.
6.221. Để mắt nhìn rõ được vật và phân biệt được hai điểm đầu và cuối của vật thì:
a. Vật phải đặt trong khoảng điều tiết của mắt.
b. Góc nhìn vật của mắt phải lớn hơn năng suất phân ly của mắt.
c. Vật phải đặt trong khoảng điều tiết của mắt đồng thời góc nhìn vật lớn hơn góc
phân ly tối thiểu.
d. Vật phải đặt trong khoảng điều tiết của mắt và tồn tại ở vị trí đó một khoảng
thời gian lớn hơn ngưỡng nhìn của mắt.

6.221. Để mắt nhìn được vật và phân biệt được hai điểm đầu - cuối của vật:
A. Vật phải đặt trong khoảng điều tiết của mắt.
B. Góc nhìn vật phải lớn hơn năng suất phân ly của mắt.
C. Góc nhìn vật lớn hơn góc phân ly tối thiểu.
D. Vật phải tồn tại ở một vị trí trong khoảng thời gian lớn hơn ngưỡng nhìn của
mắt.
Ta phải có:
a. A và B
b. A và C
c. A, B và D
d. A, C và D
6.222. Các tật cận thị, viễn thị, loạn thị:
a. Là các tật của mắt liên quan đến năng suất phân ly của con mắt.
b. Là các tật của mắt liên quan đến độ nhạy cảm của các tế bào thần kinh thị giác
phân bố trên võng mạc.
c. Là các tật của mắt liên quan đến khả năng nhận biết màu sắc của các tế bào nón
và tế bào que.
d. Là các tật của mắt có liên quan với cấu trúc hình học và khả năng điều tiết của
mắt.
6.223. Về mắt cận, viễn thị và mắt già:
a. Mắt viễn thị là mắt khi không điều tiết tiêu điểm của mắt nằm trước võng mạc.
b. Mắt cận thị là mắt khi không điều tiết tiêu điểm của mắt nằm sau võng mạc.
c. Mắt viễn thị khi nhìn vật ở rất xa đã phải điều tiết.
d. Mắt già, thuỷ tinh thể có bán kính cong lớn nên nhìn được vật ở xa.
6.224. Về kính sửa tật cân thị:
a. Mắt cận thị đeo kính phân kỳ để nhìn rõ vật ở xa vô cực như mắt không tật.
b. Mắt cận thị đeo kính hội tụ để nhìn rõ vật ở xa vô cực như mắt không tật.
c. Mắt cận thị đeo kính phân kỳ để nhìn rõ vật ở gần như mắt không tật.
d. Mắt cận thị đeo kính hội tụ để nhìn rõ vật ở gần như mắt không tật.
6.225. Về kính sửa tật viễn thị:

a. Mắt viễn thị đeo kính phân kỳ để nhìn rõ vật ở xa vô cực như mắt không tật.
b. Mắt viễn thị đeo kính hội tụ để nhìn rõ vật ở xa vô cực như mắt không tật.
c. Mắt viễn thị đeo kính phân kỳ để nhìn rõ vật ở gần như mắt không tật.
d. Mắt viễn thị đeo kính hội tụ để nhìn rõ vật ở gần như mắt không tật.
6.226. Một người cận thị phải đeo kính đúng là -2 điốp. Điểm cực viễn của mắt người
này khi không đeo kính là:
a. 1m
b. 1,5m
c. 2m
d. 0,5m
6.227. Một người viễn thị không đeo kính có điểm cực viễn cách mắt 2m, sau khi đeo
kính có điểm cực viễn cách mắt 1 m. Kính có độ tụ là:
a. 3 điốp
b. 2 điốp
c. 1 điốp
d. 1,5 điốp
6.228. Về phương diện quang học, mắt có thể được thay bằng con mắt ước lược như sơ
đồ sau, trong đó:
a. I: giác mạc, II: lưỡng chất cầu tổng hơp, III: võng mạc.
b. I: giác mạc, II: thủy tinh thể, III: võng mạc.
c. I: lưỡng chất cầu giác mạc, II: lưỡng chất cầu thủy tinh thể , III: võng mạc .
d. I: giác mạc, II: lưỡng chất cầu thủy tinh thể, III: võng mạc
6.229. Điền các thông số còn thiếu trong sơ đồ minh hoạ cấu tạo của con mắt ước lược
(giới hạn giữa giác mạc và võng mạc), trong đó S: đỉnh của lưỡng chất cầu tổng hợp, O:
quang tâm của lưỡng chất cầu tổng hợp
a. I: S, II: O, III: 2 mm, IV: 5mm, V: 15 mm
b. I: O, II: S, III: 2 mm, IV: 5mm, V: 15 mm
c. I: O, II: S, III: 5 mm, IV: 2mm, V: 15 mm
d. I: S, II: O, III: 2 mm, IV: 5mm, V: 20 mm
6.230. Một trong những nguyên nhân gây ra tật cận thị ở mắt là:

a. độ cong của thuỷ tinh thể nhỏ so với giá trị bình thường
b. độ cong của thuỷ tinh thể lớn so với giá trị bình thường
c. chiết suất của dịch thuỷ tinh tăng
d. đường kính của con mắt quá ngắn
6.231. Một trong những nguyên nhân gây ra tật viễn thị ở mắt là:
a. độ cong của thuỷ tinh thể nhỏ so với giá trị bình thường
b. độ cong của thuỷ tinh thể lớn so với giá trị bình thường
c. chiết suất của dịch thuỷ tinh giảm
d. đường kính của con mắt quá dài
6.232. Việc sử dụng thấu kính để sửa tật cận thị có thể minh hoạ trên sơ đồ sau
II
I
V
IV
III
a. b.
giác mạc
thấu kính
võng mạc
giác mạc
thấu kính
võng mạc
giác mạc
thấu kính
võng mạc
giác mạc
thấu kính
võng mạc
c. d.
6.233. Vẽ ảnh của một vật qua con mắt ứơc lược

a. b.
vật vật
giác mạc võng mạc giác mạc võng mạc
c. d.
vật vật
giác mạc võng mạc giác mạc
võng mạc
6.234. Ảnh của một vật cho bởi một gương phẳng, thì:
a. đối xứng với vật qua gương;
b. bằng và cùng chiều với vật;
c. bằng và ngược chiều với vật;
d. bằng vật và có thể cùng chiều hoặc ngược chiều với vật.
6.235. Một vật sáng được đặt trước một gương phẳng cố định. Cho vật dịch chuyển một
đoạn a lại gần gương thì:
a. ảnh dịch chuyển một đoạn a lại gần vật;
b. ảnh dịch chuyển một đoạn a ra xa gương;
c. ảnh dịch chuyển một đoạn a lại gần gương;
d. ảnh dịch chuyển một đoạn 2a lại gần gương.
6.236. Ảnh của một vật cho bởi một gương phẳng:
a. luôn luôn là ảnh ảo;
b. luôn luôn là ảnh thật;
c. có thể thật hoặc ảo tùy theo vị trí của vật đối với gương;
d. là ảnh ảo nếu vật thật, là ảnh thật nếu vật ảo.
6.239. Chiết suất của môi trường là một số:
a. có thể dương hoặc âm, có giá trị tuyệt đối có thể lớn hơn hay nhỏ hơn 1;
b. luôn luôn dương, có thể lớn hơn hay nhỏ hơn 1;
c. luôn luôn dương và nhỏ hơn 1;
d. luôn luôn dương và lớn hơn 1.
6.240. Chiết suất tuyệt đối của một môi trường là một hằng số:
a. chỉ phụ thuộc bản chất của môi trường;

b. chỉ phụ thuộc bản chất của môi trường và tần số ánh sáng;
c. chỉ phụ thuộc tần số (hay bước sóng) của ánh sáng;
d. phụ thuộc bản chất của môi trường, nhưng không phụ thuộc ánh sáng qua môi
trường.
6.241. Chiết suất tỉ đối của hai môi trường thì:
a. tỷ lệ với vận tốc ánh sáng hai môi trường;
b. tỷ lệ nghịch với vận tốc ánh sáng hai môi trường;
c. bằng nghịch đảo của tỉ số vận tốc ánh sáng hai môi trường;
d. bằng tỉ số vận tốc ánh sáng hai môi trường.
6.242. Phản xạ toàn phần là phản xạ xảy ra ở:
a. trên một gương có hệ số phản xạ 100%;
b. trên mặt ngăn cách giữa một môi trường trong suốt với một môi trường không
trong suốt;
c. trên mặt ngăn cách hai môi trường trong suốt khi góc tới có giá trị sao cho
không có tia khúc xạ;
d. trên mặt ngăn cách hai môi trường trong suốt bất kỳ.
6.243. Hai điều kiện để xảy ra hiện tượng phản xạ toàn phần :
a. tia sáng đang truyền trong một môi trường thì gặp mặt phân cách môi trường
ấy với một môi trường kém chiết quang và góc tới lớn hơn góc tới hạn;
b. tia sáng truyền từ một môi trường sang một môi trường chiết quang kém, và
góc tới lớn hơn góc tới hạn;
c. tia sáng truyền từ một môi trường sang một môi trường chiết quang kém, và
dưới góc tới nhỏ hơn góc tới hạn;
d. tia sáng đang truyền trong một môi trường thì gặp mặt phân cách với một môi
trường chiết quang hơn, và góc tới nhỏ hơn góc tới hạn.
6.244. Lăng kính phản xạ toàn phần thường được dùng thay cho một gương
phẳng:
a. trong mọi trường hợp phải dùng gương;
b. khi cần hắt một chùm sáng lệch một góc vuông khỏi phương ban đầu;
c. khi muốn lật lại một ảnh ngược;

d. khi muốn tạo ảnh thật của một vật ảo.
6.245. Tại sao trong những ngày nắng nóng, khi đi trên xa lộ bằng ô tô hoặc xe
máy và nhìn lên phía trước, ta có cảm giác mặt đường bị ướt giống như sau cơn
mưa hoặc tại đấy xuất hiện những vũng nước, trên đó có thể nhìn thấy ánh phản xạ
của bầu trời hoặc phong cảnh xung quanh. Hiện tượng trên xuất hiện là do:
a. phản xạ toàn phần đã xảy ra trên mặt lớp nhựa đường phủ trên xa lộ;
b. phản xạ toàn phần đã xảy ra từ lớp không khí mỏng bị đốt nóng (do bức xạ
nhiệt) nằm sát mặt đường;
c. khúc xạ của các tia sáng mặt trời qua lớp không khí bị đốt nóng ở phía trên mặt
đường;
d. khúc xạ của các tia sáng trên mặt đường.
6.246. Một học sinh kết luận như sau về thấu kính:
a. thấu kính hội tụ luôn tạo chùm tia ló hội tụ;
b. thấu kính phân kì có thể tạo ảnh lớn hơn vật;
c. ảnh của vật tạo bởi hai loại thấu kính luôn có độ lớn khác với vật;
d. ảnh của vật cùng tính chất (thật, ảo) thì cùng chiều và ngược lại.
6.247. Điểm cực viễn của mắt không có tật là:
a. điểm xa nhất mà mắt còn nhìn rõ;
b. điểm xa nhất trên trục nhìn mà đặt vật ở đó, mắt còn nhìn thấy rõ;
c. điểm ở xa vô cùng trên trục nhìn ;
d. điểm mà nhìn vào đó mắt phải điều tiết tối đa .
6.248. Điểm cực cận của mắt là:
a. điểm trên trục nhìn cách mắt 25cm;
b. điểm gần nhất tên trục nhìn mà đặt vật ở đó, mắt còn nhìn thấy rõ;
c. điểm gần nhất mà mắt còn nhìn rõ;
d. điểm gần nhất mà mắt người không cần điều tiết còn thấy rõ.
6.249. Mắt điều tiết mạnh nhất khi quan sát vật đặt ở:
a. điểm cực cận;
b. điểm cực viễn;
c. trong giới hạn nhìn rõ của mắt;

d. cách mắt 25cm.
6.250. Mắt cận thị là mắt:
a. chỉ có khả năng nhìn gần;
b. có điểm cực viễn ở cách mắt một khoảng hữu hạn;
c. ở trạng thái thư giãn, có tiêu điển ở trước võng mạc;
d. Cả a, b, c đều đúng.
6.251. Mắt viễn thị là mắt:
a. có khả năng nhìn xa mà không cần điều tiết;
b. có điểm cực cận như mắt thường;
c. ở trạng thái nghỉ có tiêu điểm ở sau võng mạc;
d. nhìn rõ các vật ở xa vô cùng, như mắt thường, nhưng không nhìn rõ các vật ở
gần.
6.252. Khả năng phân li của mắt là:
a. độ dài của vật nhỏ nhất mà mắt quan sát được;
b. khoảng cách nhỏ nhất giữa hai điểm mà mắt còn phân biệt được;
c. góc trông của vật nhỏ nhất mà mắt quan sát được;
d. số đo thị lực của mắt.
6.253. Mắt một người có điểm cực cận và cực viễn cách mắt là 0.4m và 1m. Tiêu
cự của thấu kính mà người đó phải đeo có giá trị đúng nào trong các giá trị sau để
nhìn thấy một vật ở rất xa mà không phải điều tiết? Coi kính đeo sát mắt.
a. f = 1m b. f = - 1m c. f = - 0.4m d f = 0.4m
6.254. Một người cận thị chỉ còn nhìn rõ vật nằm trong khoảng cách mắt từ 0.4m
đến 1m. để nhì rõ các vật rất xa mà mắt không phải điều tiết người ấy phải đeo
kính có độ tụ có giá trị đúng nào trong các giá trị nêu sau:
a. D = -1diop b. D = 1diop c. D = -2diop d. D = 2diop
6.255. Một kính lúp có độ tụ D = 20diop. Tại khoảng cách nhìn rõ ngắn nhất Đ =
30cm, kính này có độ bội giác

G
bằng bao nhiêu?

a. 1.8 lần b. 2.25 lần c. 4 lần d. 6 lần
6.256. Một người đặt mắt cách kính lúp có tiêu cự f một khoảng cách l để quan sát
một vật nhỏ. Để độ bội giác của kính không phụ thuộc vào cách ngắm chừng, thì l
phải bằng:
a. khoảng cách từ quang tâm của mắt đến điểm cực cận
b. khoảng cách từ quang tâm của mắt đến điểm cực viễn
c. tiêu cự của kính
d. 25cm.
6. 261. Khi nhìn dưới nước, không có kính bơi mắt một người trở thành
a. Viễn thị
b. Cận thị
c. Không thay đổi
d. Loạn thị
6. 262. Khi nhìn dưới nước, có kính bơi mắt một người trở thành
a. Viễn thị
b. Cận thị
c. Loạn thị
d. Không thay đổi
6. 263. Khi nhìn dưới nước, không có kính bơi mắt một người cận thị trở thành
a. Cận nặng hơn
b. Cận nhẹ hơn
c. Loạn thị
d. Không thay đổi
6. 264. Khi nhìn dưới nước, không có kính bơi mắt một người viễn thị trở thành
a. Viễn nặng hơn
b. Cận thị
c.Viễn nhẹ hơn
d. Không thay đổi
6.265. Về chiết suất của các môi trường trong con mắt:
a. Chiết suất của thủy tinh thể lớn hơn chiết suất của thủy dịch

b. Chiết suất của thủy tinh thể nhỏ hơn chiết suất của thủy dịch
c. Chiết suất của thủy tinh thể bằng chiết suất của thủy dịch
d. Tùy theo độ tuối
6.266. Các nguyên nhân dẫn đến tật khúc xạ của mắt
a. Độ dài trục trước- sau của mắt thay đổi
b. Do hoạt động của các cơ vòng đỡ thủy tinh thể
c. Chiết suất các dịch trong mắt thay đổi
d. Cả a, b, c đều đúng.
6.267. Các nguyên nhân dẫn đến tật khúc xạ của mắt. Chọn câu sai:
a. Khoảng cách thủy tinh thể - giác mạc thay đổi
b. Cấu trúc giải phẫu của nhãn cầu thay đổi
c. Do hoạt động của các cơ vòng đỡ thủy tinh thể
d. Chiết suất các dịch trong mắt thay đổi

×