Tải bản đầy đủ (.docx) (117 trang)

Đề cương răng hàm mặt 2019

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (362.32 KB, 117 trang )

ĐỀ CƯƠNG ÔN THI TỐT NGHIỆP 2018-2019
HỌC PHẦN NKCS:
1. Mô tả hình thể giải phẫu của răng hàm lớn hàm trên bên phải (R 1.6)?
2. Mô tả hình thể giải phẫu của răng hàm lớn hàm dưới bên trái (R 3.6)?
3. Trình bày định nghĩa và 5 đặc điểm của khớp cắn trung tâm?
4. Trình bày được mối liên hệ giữa các răng theo 3 hướng ở vị trí khớp cắn trung tâm?
5. Trình bày nhận biết được các thành phần giải phẫu điện quang của một phim panorama
và một số lỗi kỹ thuật thường gặp qua phim chụp Panorama?
6. Trình bày chẩn đoán hình ảnh của phim Blondeau?
7. Trình bày được hình ảnh bình thường của phim cận chóp?
8. Mô tả giải phẫu xương hàm dưới?
9. Trình bày đặc điểm của các cơ bám da mặt?
10. Mô tả dây thần kinh số VII?
11. Mô tả dụng cụ sửa soạn ống tuỷ?
12. Trình bày các loại cement glass inomer?
HỌC PHẦN CHỮA RĂNG - NỘI NHA:
13. Định nghĩa, triệu chứng lâm sàng, chẩn đoán bệnh sâu răng?
14. Trình bày bệnh căn của bệnh sâu răng?
15. Mô tả triệu chứng lâm sàng, chẩn đoán và điều trị viêm tuỷ răng có hồi phục?
16. Mô tả triệu chứng lâm sàng, chẩn đoán và điều trị viêm tuỷ cấp?
17. Trình bày nguyên nhân của bệnh viêm quanh cuống răng?
18. Trình bày triệu chứng lâm sàng, chẩn đoán và điều trị viêm quanh cuống răng cấp tính?
19. Mô tả đặc điểm lâm sàng và phương pháp điều trị tiêu cổ răng hình chêm.?
20. Định nghĩa, cơ chế bệnh sinh, đặc điểm lâm sàng của thiểu sản men răng?
21. Trình bày chỉ định và chống chỉ định của tẩy trắng răng?
22. Trình bày ưu nhược điểm và kỹ thuật tạo hình ống tuỷ theo phương pháp bước tiến (sử
dụng trâm tay K, H và mũi Gate-Glidden)?
23. Trình bày kỹ thuật tạo hình ống tuỷ bằng Protaper?
24. Trình bày các biện pháp dự phòng sâu răng?
HỌC PHẦN NHA CHU:
25. Trình bày đặc điểm cấu trúc giải phẫu, mô học của lợi?


26. Trình bày đặc điểm cấu trúc giải phẫu, mô học của dây chằng quanh răng?
27. Trình bày đặc điểm cấu trúc giải phẫu, mô học của xương ổ răng?
28. Trình bày các yếu tố thuận lợi của viêm lợi mảng bám?
29. Trình bày phân loại các bệnh quanh răng theo hội nghị quốc tế năm 1999?
30. Trình bày bệnh căn và đặc điểm lâm sàng của viêm quang răng tiến triểm chậm?
31. Trình bày nguyên nhân và đặc điểm lâm sàng của viêm quanh răng tiến triển nhanh?
32. Trình bày mục tiêu, các biện pháp điều trị tại chỗ và điều trị toàn thân của bệnh viêm
quanh răng?
33. Trình bày cơ sở sinh bệnh học, các chỉ định và các bước kỹ thuật cơ bản nạo túi lợi
điều trị viêm quanh răng?
34. Trình bày các bước điều trị áp xe quanh răng mạn và các bước điều trị áp xe lợi?
1


35. Trình bày các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình liền thương điều trị viêm quanh răng?
36. Trình bày kế hoạch điều trị viêm quanh răng?
HỌC PHẦN PHẪU THUẬT TRONG MIỆNG
37. Trình bày các phương pháp gây tê cận chóp?
38. Trình bày phương pháp gây tê bề mặt?
39. Mô tả kỹ thuật gây tê dây thần kinh răng dưới đường trong miệng (gai spix)?
40. Trình bày chỉ định, chống chỉ định nhổ răng?
41. Mô tả các bước nhổ răng bằng kìm?
42. Trình bày tai biến trước và sau khi nhổ răng và cách xử trí từng tai biến?
43. Trình bày tai biến trong khi nhổ răng và cách xử trí từng tai biến?
44. Trình bày sự hình thành và mọc răng số 8 hàm dưới . Các nguyên nhân dẫn đến răng số
8 hàm dưới mọc lệch?
45. Phân loại răng số 8 hàm dưới mọc lệch?
46. Trình bày các biến chứng do mọc lệch răng số 8 hàm dưới?
47. Chỉ định, chống chỉ định nhổ răng 8 hàm dưới và chuẩn bị trước nhổ răng?
48. Trình bày các bước phẫu thuật nhổ răng số 8 hàm dưới?

HỌC PHẦN PHỤC HÌNH
49. Hãy trình bày các nguyên nhân gây mất răng và các biểu hiện lâm sàng của mất răng?
50.Hãy nêu cách phân loại mất răng theo Kennedy và chỉ định loại phục hình cho từng loại
xếp theo thứ tự ưu tiên.
51. Trình bày những nguyên nhân thất bại của phục hình tháo lắp và cách xử trí?
52. Trình bày những nguyên nhân thất bại của phục hình cố định và cách xử trí?
53. Trình bày quy trình lấy dấu cho phục hình tháo lắp toàn hàm và nêu yêu cầu cần đạt
được của từng bước trong quy trình đó?
54. Hướng tháo lắp của phục hình là gì? Làm thế nào để có một hướng tháo lắp tốt n. 7hất?
55. Thế nào là phục hình cố định? Hãy kể các loại phục hình cố định mà em biết và ưu
nhược điểm của từng loại?
56. Em hãy trình bày các bước phục hồi thân răng cho một răng hàm lớn cần điều trị nội
nha?
57. Hãy nêu các đặc điểm lý tưởng của một răng được chỉ định làm trụ cầu và phương
pháp bảo tồn tuỷ tối ưu cho răng đó trong quá trình làm phục hình?
58. Đo cắn trung tâm là gì? Mục đích các bước thực hiện trên lâm sàng và yêu cầu cần đạt
được của từng bước đó trong phục hình tháo lắp toàn hàm?
59. Hãy trình bày các yếu tố làm nên sự bám dính và vững ổn của hàm giả tháo lắp toàn
bộ?
60. So sánh ưu, nhược điểm của hàm khung bộ và tháo lắp nhựa bán phần nền nhựa?

2


TRẢ LỜI CÂU HỎI:
HỌC PHẦN NKCS:
Câu 1: Mô tả hình thể giải phẫu của răng hàm lớn hàm trên bên phải (R 1.6)?
Trả lời câu hỏi:
I – Đặc điểm chung:
1. Có 3 chân: 2 ngoài ( gần – ngoài, xa – ngoài) và 1 trong

2. Thường có 3 múi lớn và 1 múi trong ( múi xa trong)
3. Thân răng có chiều ngoài – trong lớn hơn chiều gần – xa.
4. Múi gần – trong và múi xa – ngoài có các gờ tam giác nối với nhau tạo thành gờ
chéo.
5. Các múi gần ngoài, xa ngoài và gần trong tạo thành 1 mẫu tam giác gồm 3 múi
6. Hai múi ngoài có kích thước không tương đương: Múi gần ngoài lớn hơn múi xa
ngoài
7. Múi xa trong thường rất nhỏ và có thể không có.
II – Đặc điểm giải phẫu răng hàm lớn hàm trên bên phải ( R 1.6)
1. Nhìn phía ngoài:
- Đường viền phía nhai: Được tạo bởi hai múi gần ngoài và xa ngoài
+ Hai múi phân cách nhau bởi rãnh ngoài, rãnh này kết thúc ở khoảng giữa chiều
cao thân răng
+ Hai múi có chiều cao tương đương ( gần ngoài lớn hơn)
+ Múi xa ngoài: Sườn múi dốc hơn -> múi nhọn hơn
+ Múi gần trong: Hiện ra ở khe giữa hai múi ngoài, gần thẳng hàng với rãnh ngoài
- Đường viền phía gần: Lồi ở phần ba nhai và phần ba giữa
+ Điểm tiếp xúc: Ở gần phía nhai, khoảng ¾ khoảng cách từ đường cổ răng đến gờ
bên
+ Phần ba cổ răng tương đối phẳng hay lõm
- Đường viền phía xa:
+ Lồi
+ Điểm lồi tối đa xa ở xa phía nhai hơn, khoảng 3/5 khoảng cách từ đường cổ răng
tới gờ bên
- Đường cổ răng: Gồm hai đoạn cong nhẹ, giao nhau tại 1 đỉnh hường về phía chóp răng,
ngay phần giữa của mặt ngoài.
- Có thể trông thấy mặt xa từ phía ngoài. Trên đường nối giữa hai mặt ngoài và xa, có một
vùng phẳng hay lõm ở 1/3 cổ.
- Chân răng:
+ Từ phía ngoài có thể thấy được 3 chân răng, gần ngoài xa ngoài và trong

+ Hai chân ngoài chia ra từ 1 thân chung, đoạn thân chung chiếm khoảng 1/3
khoảng cách từ cổ đến chóp
+ Có 1 rãnh dọc cạn chạy từ chẽ đến điểm giữa đường cổ răng
+ Hai chân ngoài như hai gọng kềm, hướng về 1/3 chóp
+ Chóp răng gần ngoài thường thẳng hàng với đỉnh múi gần ngoài
+ Phần chóp của chân trong được nhìn thấy qua khe giữa hai chân ngoài
3


2. Nhìn từ phía trong:
- Đường viền phía nhai: Được tạo bởi hai múi kích thước không bằng nhau
+ Múi gần trong: Lớn, lồi nhiều, tương đối tròn, chiếm 3/5 kích thước gần xa thân
răng
+ Múi xa trong: Thấp, nhỏ, tròn
+ Hai múi trong cách nhau bởi rãnh trong, rãnh này kết thức ở khoảng giữa
chiều cao thân răng
- Đường viền gần: Lồi, phần ba cổ khá phẳng
- Đường viền xa: Lồi đều
- Đường cổ răng: Chỉ hơi lồi nhẹ về phía chóp
- Mặt trong được chia thành hai phần ở rãnh trong.
+ Phần phía gần có múi Carabelli ( hình dạng và tần suất khác nhau ở các chủng tộc,
có nhiều dạng thể hiện)
+ Phần xa: Lồi đều
- Chân răng:
+ Có thể nhìn thấy cả 3 chân răng gồm phần thân chung chân răng
+ Chân răng gần ngoài: Thấy được toàn bộ đường viền gần
+ Chân xa ngoài: Thấy được 1 phần đường viền xa
+ Chân trong:
• Gần cổ răng thì rộng, thuôn dần đến 1 chóp tù
• Dọc mặt trong: Có một lõm cạn kéo dài từ cổ răng đến 2/3 chiều dài thân răng

• Chóp thẳng hang với đường giữa thân răng
3. Nhìn từ phía xa:
- Đường viền phía nhai: Được tạo bởi múi xa ngoài, gờ bên xa và múi xa trong
+ Múi xa ngoài lớn hơn múi xa trong
+ Chỉ có thể thấy 1 phần nhỏ múi gần trong và gần ngoài
+ Gờ bên xa ngắn và ít lồi hơn gờ bên gần
+ Thấy được mặt ngoài từ phía xa
- Đường viền cổ răng gần như thẳng
- Vùng tiếp xúc xa nằm ở khoảng giữa phần ba giữa mặt xa của thân răng
- Chân răng xa ngoài: Ngắn và hẹp, chạy thẳng theo chiều dọc, ít khi vượt ra khỏi giới hạn
của đường viền ngoài của thân răng.
4. Nhìn từ phía nhai:
* Đường viền ngoài: Có hình bình hành, góc gần ngoài và xa trong nhọn, xa ngoài và gần
trong tù.
* Múi:
+ Gồm 4 múi, kích thước giảm dần theo thứ tự: gần trong, gần ngoài, xa ngoài, xa
trong
+ 3 múi lớn (gần trong, gần ngoài, xa ngoài) liên kết với nhau thành một hình tam
giác cân:
• Đáy: gờ múi ngoài
• Cạnh gần: gờ bên gần
4


Cạnh xa: gờ chéo băng qua mặt nhai
• Đỉnh: Đỉnh múi gần trong
+ Gần trong và gần ngoài chiếm 2/3 diện tích mặt nhai
* Hõm: Gồm hai hõm lớn và hai hõm nhỏ
- Hõm lớn:
+ Hõm giữa:

• Rộng và sâu, ở ngay giữa của múi 3 múi lớn
• Gồm: (1) 1 hố
(2) Rãnh ngoài chạy giữa hai múi ngoài
(3) Rãnh xa chạy theo hướng xa trong về phía gờ chéo
(4) Rãnh giữa đi về phía gần
+ Hõm xa:
• Song song và ở phía xa gờ chéo
• Gồm: (1) 1 hố xa
(2) 1 rãnh xa chạy song song với gờ chéo
- Hõm nhỏ:
+ Hõm tam giác gần ở sát điểm giữa của gờ bên gần: gồm hố gần và nhiều rãnh
phụ.
+ Hõm tam giác xa ở phía gần điểm giữa gờ bên xa: gồm 1 hố nhỏ và 2 rãnh phụ
5. Nhìn từ phía gần:
- Thân răng có dạng hình thang, kích thước ngoài – trong tối đa ở vùng cổ chân răng
- Đường viền phía nhai được tạo bởi hai múi gần và gờ tam giác của chúng. Múi gần
trong cao hơn múi gần ngoài
- Đường viền ngoài: Điểm lồi tối đa ngoài ở 1/3 cổ
- Đường viền trong: lồi đều đặn từ điểm lồi tối đa trong đến đỉnh múi gần trong
- Điểm lồi tối đa ở điểm nối 1/3 giữa và 1/3 nhai, hơi thiên về phía ngoài đường giữa
mặt gần
- Chân răng:
+ Chần gần ngoài rộng
+ Chân trong hẹp hơi giống hình trái chuối
+ Chiều ngoài trog tối đa từ chân trong đến chân gần ngoài lớn hơn kích thước ngoài trong
tối đa của chân răng


5



Câu 2: Mô tả hình thể giải phẫu của răng hàm lớn hàm dưới bên trái (R 3.6)?
Trả lời câu hỏi:
I – Đại cương:
A.Đặc điểm chung:
1. Răng cối lớn dưới thường có hai chân: 1 gần, 1 xa (Răng cối nhỏ 1 trên cũng có 2
chân, nhưng là 1 ngoài 1 trong)
2. Thường có 4 múi lớn và 1 múi thứ 5 nhỏ hơn
3. Thân răng có chiều gần - xa lớn hơn chiều ngoài - trong
4. Là những răng có hai múi lớn ở phía trong có kích thước gần tương đương nhau
5. Các múi gần ngoài và xa ngoài cũng có kích thước gần tương đương nhau
B. Khái quát về răng hàm lớn hàm dưới bên trái (R3.6)
1. Răng hàm lớn 1 trên và dưới là các răng vĩnh viễn đầu tiên mọc lên trong miệng,
khoảng 6 tuổi, ngay phía xa răng hàm sữa 2, đánh dấu sự khởi đầu của giai đonạ bộ
răng hỗn hợp, với sự có mặt động thời của răng sữa cũng như răng vĩnh viễn trên
cũng răng.
2. Răng hàm lớn 1 dưới được xem là răng neo chặn của hàm dưới và mang đặc điểm
cơ bản đặc trưng cho các răng hàm lớn dưới, răng này có 5 múi
II – Đặc điểm giải phẫu của răng hàm lớn hàm dưới bên trái:
1. Nhìn từ phía ngoài:
- Kích thước gần – xa: lớn nhất (ko những trong nhóm mà còn trong toàn thể bộ răng)
- Múi răng: Đường viền phía nhai được tạo bởi 3 múi: Gần ngoài , xa ngoài, xa
+ Kích thước giảm dần theo thứ tự: gần ngoài, xa ngoài và xa.
+ Múi gần ngoài và xa ngoài có chiều cao tương đương
+ Múi xa: Đường viền nhọn hơn, ở vị trí xa nhất (góc xa ngoài)
- Rãnh: + Có hai rãnh chạy dọc xuống mặt ngoài, ngăn cách hai múi ngoài
+ Rãnh gần ngoài (ngăn cách xa ngoài và gần ngoài): Chạy từ rìa mặt nhai đến nửa
thân răng thì chấm dứt ở hố ngoài
+ Rãnh xa ngoài ngăn cách múi xa ngoài vs múi xa
- Chân răng: + Hai chân gần và xa dang rất rộng sau khi chia từ một thân chung

+ Chân gần cong về phía xa, chóp thẳng hàng với đỉnh múi gần ngoài
+ Chân xa ít cong, hướng thẳng về phía xa
+ Có 1 lõm dọc ở đường giữa thân chung thân răng
2. Nhìn từ phía trong:
- Kích thước gần – xa: Thấy được đường viền phía ngoài do kích thước gần xa lớn nhất ở
phía ngoài.
- Múi răng:
+ Hai múi trong lớn xấp xỉ nhau, được ngăn cách bởi rãnh trong như 1 khuyết hình
chữ V.
+ Các múi trong cao hơn và nhọn hơn các múi ngoài
- Rãnh trong trở thành 1 lõm cạn chia mặt trong thành hai phần gần và xa
- Chân răng:
+ Từ điểm giữa đường cổ răng xuống chỗ chẽ giữa hai chân răng cũng có 1 lõm cạn
giống như mặt ngoài
6


+ Chiều rộng giữa hai chân răng ở mặt trong hẹp hơn mặt ngoài
3. Nhìn từ phía gần:
- Múi răng:
+ Đường viền phía nhai của mặt gần được tạo bởi hai múi gần ngoài và gần trong
không cao bằng nhau (múi gần trong cao hơn)
+ Gờ tam giác của cả hai múi lồi nhiều chạy về trung tâm mặt nhai
+ Ngay bên dưới gờ tam giác của các múi gần là gờ bên gần
- Rãnh gờ bên gần ở phía trong gờ bên gần
- Điểm lồi tối đa ngoài ở đường cổ răng; điểm lồi tối đa trong ở điểm nối 1/3 giữa và 1/3
nhai.
- Mặt gần phẳng ở gần 1/3 cổ, lồi nhiều ở 1/3 còn lại
- Chân răng:
+ Chân gần có chiều ngoài trong rộng, chóp tù

+ Lõm chân răng gần, cạn và rộng, chạy dọc gần hết chiều dài chân răng
4. Nhìn từ phía xa:
- Kích thước: Chiều ngoài trong hẹp hơn mặt gần rất nhiều. Có thể trông thấy ít nhất 1 nửa
mặt ngoài và rãnh xa ngoài, chạy đến giữa chiều cao mặt ngoài
- Múi răng:
+ Có thể nhìn thấy 3 múi: xa ngoài, xa (nhỏ nhất), xa trong(lớn nhất)
- Rãnh xa ngoài: ngăn cách múi xa và múi xa ngoài, chạy xuống khoảng nửa chiều cao
mặt ngoài
- Gờ bên xa có khuyết hình chữ V nơi rãnh gờ bên xa đi qua
- Giống như mặt gần, mặt xa phẳng ở 1/3 cổ và lồi nhiều ở 1/3 còn lại
- Đường cổ răng gần như phẳng từ ngoài vào trong
- Chân xa hẹp hơn chân gần và có lõm cạn ở mặt xa
5. Nhìn từ mặt nhai:
- Hình dạng: thân răng có hình ngũ giác, đường viền ngoài lồi nhất ỏ phía xa ngoài
- Múi răng: Mặt nhai có 5 múi
+ Hai múi trong hình chóp, lớn hơn và nhọn hơn các múi ngoài
+ Kích thước các múi theo thứ tự giảm dần: gần trong, xa trong, gần ngoài, xa ngoài
và xa.
+ Điểm giữa các gờ bên có rãnh thoát
- Các gờ:
+ 5 gờ tam giác chạy từ các đỉnh múi về trung tâm mặt nhai.
+ Các gờ bên gần và xa nhìn chung hội tụ về phía trong
- Hõm: gồm 3 hõm
+ Hõm giữa: Rộng, sâu, ở vùng trung tâm mặt nhai
+ Hõm tam giác gần: Cạn, hình tam giác, ở kế gờ bên gần
+ Hõm tam giác xa: Lõm nhẹ ở phía gần cuả gờ bên xa
- Rãnh:
+ Rãnh giữa: băng qua mặt nhai ở vùng trung tâm
+ Rãnh trong: ngăn cách hai múi trong
+ Rãnh gần ngoài ngăn cách hai múi ngoài

7


=> giao điểm 3 rãnh trên là hố giữa
+ Rãnh xa ngoài: Ngăn cách múi xa ngoài và múi xa
+ Hai rãnh ngoài cùng với rãnh trong tạo thành chữ Y ở phần trung tâm mặt nhai.
+ Ngoài ra còn có nhiều rãnh phụ.

8


Câu 3: Trình bày định nghĩa và 5 đặc điểm của Khớp cắn trung tâm?
Trả lời câu hỏi:
1. Định nghĩa:
Khớp cắn trung tâm là một vị trí có tiếp xúc giữa các răng của 2 hàm (là một vị trí
tương quan răng – răng) trong đó các răng có sự tiếp xúc với nhau nhiều nhất, hai hàm ở vị
trí đóng khít nhất và hàm dưới đạt được sự ổn định cơ học cao nhất.
Khớp cắn trung tâm còn được gọi theo nhiều tên, phổ biến là lồng múi tối đa, vị trí
lồng múi.
2. Đặc điểm của khớp cắn trung tâm:
* Các điểm chịu ở khớp cắn trung tâm:
Điểm chịu ở KCTT là những tiếp xúc giữa các múi chịu với các trũng hoặc gờ bêm
của các răng hàm đối diện, khi các răng ở KCTT.
* Phân loại múi chịu:
 Nhóm 1: Hàm dưới: gồm múi ngoài các răng hàm nhỏ và hàm lớn
 Nhóm 2: Hàm dưới, bờ cắn răng cửa và răng nanh
 Nhóm 3: Hàm trên, múi trong các răng hàm nhỏ và hàm lớn
* Khớp cắn trung tâm: Là vị trí tự nhiên cơ bản của bộ răng
KCTT là vị trí cuối cùng của vận động đóng mở hàm trong vận động nhai, ngáp, đôi
khi ở động tác nuối và các vận động đóng hàm tự nhiên khác.

* Khớp cắn trung tâm: là một tương quan răng – răng và diễn ra sự thay đổi trong
đời sống:
Do nhiều nguyên nhân sinh lý cũng như bệnh lý có thể làm ảnh hưởng hoặc làm
thay đổi KCTT, nhưng ngược lại cũng có nhiều yếu tố góp phần làm ổn định KCTT.
* Vấn đề KCTT trong nha khoa phục hồi:
 Trường hợp mất răng toàn phần: Những rối loạn về tâm lý, sự tự điều chỉnh
về chức năng, xuất hiện những rối loạn về cơ xương khớp.
 Trường hợp mất răng toàn bộ: KCTT của những bộ răng tự nhiên không còn,
người ta cần xác định kích thước dọc (dựa trên tư thế nghỉ) cũng như những
tổ hợp theo chiều ngang (dựa trên vị trí tương quan trung tâm) sao cho cơ thể
chấp nhận được về mặt sinh học.

9


Câu 4: Mô tả các răng quan hệ theo 3 hướng ở vị trí KCTT?
Trả lời câu hỏi:
1. Định nghĩa:
KCTT là một vị trí tiếp xúc giữa các răng của hai hàm (là một vị trí tương quan
răng – răng) trong đó các răng có sự tiếp xúc với nhau nhiều nhất, hai hàm ở vị trí đóng
khít nhất và hàm dưới đạt được sự ổn định cơ học cao nhất.
2. Mô tả quan hệ các răng theo 3 hướng ở vị trí KCTT:
* Trước – sau (gần – xa):
• Núm ngoài gần của răng hàm lớn thứ nhất hàm trên ở giữa 2 núm ngoài gần
và giữa của răng hàm lớn thứ nhất hàm dưới.
• Sườn gần răng nanh trên tiếp xúc với sườn xa răng nanh dưới.
• Rìa cắn răng cửa trên tiếp xúc với rìa cắn dưới ở phía trước 1-2mm
* Ngang:
• Cung răng trên chùm ngoài cung răng dưới sao cho núm ngoài răng trên chùm
ra ngoài múi ngoài răng dưới.

• Đỉnh núm ngoài răng số 6 hàm dưới tiếp xúc với răng rãnh giữa hai núm của
răng hàm nhỏ và răng hàm lớn hàm trên.
• Hai phanh môi trên và dưới tạo nên một đường thẳng và ở mặt trước của khớp
cắn.
* Đứng:
• Răng trên tiếp xúc với răng dưới vừa khít ở vùng răng hàm nhỏ và lớn
• Rìa cắn răng cửa trên vừa chạm rìa cắn răng cửa dưới hoặc chùm sâu 1-2 mm
• Trong những điều kiện này, mỗi răng của một cung răng sẽ tiếp xúc với mặt
nhai của hai răng đối diện, trừ răng cửa hàm giữa hàm dưới và răng số 8 hàm
trên. Đó là yếu tố cho sự ổn định các răng cửa của hai hàm.
Câu 5: Trình bày nhận biết được các thành phần giải phẫu điện quang của một phim
panorama và một số lỗi kỹ thuật thường gặp qua phim chụp Panorama?
Trả lời câu hỏi:
Phim panorama hay phim răng toàn cảnh là loại phim cho thấy hình ảnh toàn bộ 2 cung
tăng cùng những cấu trúc xoang kế cận của XHT & cấu trúc XHD gồm cả khớp TDH.
I. Thành phần giải phẫu điện quang
1. Tiêu chuẩn 1 phim pano đúng:
- Đường giữa răng cửa hàm trên trùng đường giữa răng cửa dưới
- Đường nối liên tục giữa rìa cắn răng cửa trên có hình dáng 1 đường cười
- Xương móng 2 bên cân đối
- Xem được rõ nét 2 cung R, XHD và đáy xoang hàm
2. Phân vùng giải phẫu trên phim pano:
- Vùng răng và huyệt ổ răng
- Vùng XHT
- Vùng XHD
- Vùng khớp TDH
10


Xương hàm dưới

*Hình ảnh cản quang của xương hàm dưới trên phim pano:
1. Gai cằm: là 4 lồi xương nhỏ ở mặt trong XHD vùng cằm, có hình ảnh là 1 vòng cản
quang hình bánh rán ở chính đường giữa ngay dưới chóp chân răng cửa dưới
2. Gờ cằm: ở mặt ngoài XHD vùng cằm, là 2 đường cản quang nổi lên từ vùng răng
hàm nhỏ chạy lên vùng cằm
3. Gờ chéo ngoài: liên tục bờ trước cành lên XHD chạy xuống dưới và ra trước ở mặt
ngoài XHD, có hình ảnh cản quang với độ rộng khác nhau chạy qua vùng răng hàm
lớn dưới
4. Gờ chéo trong: chạy song song và nằm dưới gờ chéo ngoài
5. Bờ dưới XHD: là một lớp vỏ xương đặc
6. Lồi cầu, mỏm vẹt, khuyết sigma
7. Gòc hàm dưới
8. Gai spix
*Hình ảnh thấu quang của XHD:
1. Lỗ trong cằm: là một lỗ nhỏ nằm giữa các gai cằm
2. Lỗ cằm: nằm gần chóp các răng hàm nhỏ
3. Hố tuyến dưới hàm: vùng ngay dưới gờ chéo trong và chân các răng hàm lớn
4. Lỗ ống răng dưới, ống răng dưới: viền lòng ống là 1 lớp xương đặc, thấy rõ ở vòng
dưới chóp răng hàm lớn và răng hàm nhỏ
5. Hố cằm
B. Xương hàm trên:
* Hình ảnh cản quang của XHT: xương chân bướm, gai bướm, bờ ngoài ổ mắt, bờ dưới ổ
mắt, vách ngăn mũi, xương xoăn mũi dưới, vòm miệng cứng
1. Gai mũi trước: hình chữ V nằm ở sàn mũi trên đường giữa, bên tren có hình ảnh
vách ngăn mũi chia lỗ mũi ra 2 bên trái phải
2. Hình chữ Y: là mốc giải phẫu quan trọng ở vùng răng nanh và răng hàm nhỏ, tạo nên
bởi sự giao cắt thành hốc mũi và xoang hàm
3. Sàn hay bờ dưới xoang hàm: hình ảnh đường xương mỏng đặc
4. Hình ảnh vách ngăn xoang chia xoang hàm thành nhiều buồng
5. Mỏm gò má XHT: hình chữ u, nằm ở vùng phía trên chân răng 6,7 hàm trên

6. Lồi củ XHT: là phần tận cùng XOR hàm trên
* Hình ảnh thấu quang của XHT: hốc mắt, hố chân bướm hàm, đường khớp gò má thái
dương, hố sọ giữa, lỗ dưới ổ mắt, ống dưới ổ mắt
1. Đường khớp giữa vòm miệng: nằm giữa 2 răng cửa giữa trên
2. Lỗ răng cửa hay lỗ khẩu cái trước: lỗ hình tròn hoặc bầu dục, nằm giữa chóp 2 răng
cửa giữ trên
3. Hốc mũi: nằm trên vùng răng trước
4. Xoang hàm: nằm vùng phía trên các răng hàm
* Hình ảnh răng và nha chu:
1. Mô răng: men răng, ngà răng và cement là 3 tổ chức cản quang với mức ododj khác
nhau> tuỷ răng có tuỷ buồng và tuyer chân, ở cuối có lỗ chóp
2. Có thể thấy hình ảnh chân răng sữa bị tiêu và mầm răng vĩnh viễn ở dưới
A.

11


Hình ảnh dây chằng quanh răng: hình ảnh thấu quang dạng đường đen mảnh chạy
liên tục bên ngoài chân răng
4. Hình ảnh của lá cứng XOR: đường viền trắng mảnh chạy quanh sát và liên tục
đường viền đen của dây chằng quanh răng
5. Hình ảnh các bè xương đặc đan xen xung quanh hình ảnh lá cứng
6. Hình ảnh tổ chức quanh uống: tuỳ thuộc từng vùng răng, đối tượng và giai đoạn
phát triển
Ngoài các hình ảnh trên còn có hình ảnh: xương khẩu cái, xương móng, đốt sống cổ,
xương gò má, cung tiếp
*Vùng khớp TDH:
Lồi khớp xương thái dương, lồi củ xht, lồi cầu xhd, dái tai, lỗ ống tai ngoài, mỏm trâm,
mỏm chũm, vòm miệng mềm, lưỡi gà, thành sau họng; khoang lưỡi hầu, mũi hầu, vòm
miệng lưỡi

II. Những lỗi kỹ thuật thường gặp
1. Bệnh nhân được đặt quá về phía trước – quá gần phim (cắn quá sâu) => hình ảnh ở vùng
răng cửa bị mờ và thu nhỏ, đặc biệt là thu nhỏ về chiều ngang.
2. Bệnh nhân được đặt quá nhiều về phía sau – quá gần về phía nguồn tia ( cắn quá nông)
=> hình ảnh vùng răng cửa bị mờ và phóng đại.
3. Đỉnh cằm đặt quá thấp hay mặt cúi quá.
- Vùng răng cửa trên và răng cửa dưới nằm ngoài máng tiêu điểm => hình ảnh bị mờ
- Răng hàm trên đặt đúng máng tiêu điểm => răng hàm dưới bị mờ và phóng đại
- Răng hàm dưới đặt đúng máng tiêu điểm => răng hàm trên bị mờ và thu nhỏ
- Bờ nền xương hàm tạo nên hình chữ V
4. Đỉnh cằm đặt quá cao hay mặt ngửa quá.
- Nền mũi và vòm khẩu cái tạo nên hình ảnh một đường chồng bóng lên các cuống
răng hàm trên
- Vùng răng cửa trên và răng cửa dưới nằm ngoài máng tiêu điểm => hình ảnh bị mờ
- Răng hàm dưới đặt đúng máng tiêu điểm => răng hàm trên bị mờ và phóng đại
- Răng hàm trên đặt đúng máng tiêu điểm => răng hàm dưới bị mờ và thu nhỏ
- Bờ nền XHD nằm ngang
5. Đầu bệnh nhân bị xoay
Răng bên gần phim hơn => hình ảnh bị thu nhỏ, bên kia => bị phóng đại.
6. Bệnh nhân không đặt đúng vị trí lưỡi lên vòm miệng tạo hình ảnh thấu quang hình lưỡi
liềm nằm trên các cuống răng hàm trên và ngay dưới vòm miệng cứng 2 bên.
7. Bệnh nhân không bất động trong lúc chụp phim
8. Bệnh nhân quên tháo bỏ khuyên tai, vòng cổ
Một số lỗi khác:
- Thao tác lắp phim sai
- Để lại mảnh giấy hoặc sợi vải trên màn tăng sáng
- Không đưa phim về vị trí xuất phát
- Vết dính hoá chất
- Tia quá già hoặc non …v….v…
3.


12


Câu 6: Trình bày chẩn đoán hình ảnh của phim Blondeau?
Trả lời câu hỏi:
I - Đại cương:
1, Mục đích:
- Phim Blondeau thuộc phim khảo sát vùng hàm trên gò má
- Bộc lộ rõ hầu hết các cấu trúc mặt, trong đó thăm khám tốt các thành phần như:
Phần trước của xương hàm trên, xoang hàm hai bên, khối xương gò má cung tiếp, xương
hàm dưới vùng cằm, xoang trán, hốc mũi, hốc mắt và 1 phần xoang sàng.
2, Tư thế chụp:
- Bệnh nhân nằm sấp, ngực lót đệm cao, đầu mũi và cằm áp sát phim, trục nối hai lỗ
tai song song với mặt phẳng phim.
3, Tia trung tâm:
- Chiếu vào điểm giữa, trên ụ chẩm ngoài 12-14cm, chếch xuống phía dưới chân, đi
ra cửa mũi trước và vào chính giữa phim
- Khoảng cách bia – phim là 0,9 m.
II - Hình ảnh bình thường:
- Hốc mũi có khoảng sáng của khe hở rõ
- Các xoang hàm xoang bướm xoang trán sáng đều và các thành xương rõ
- Thấy rõ thân xương gò má, cung tiếp gò má, mỏm trán xương gò má.
- Thấy rõ mỏm vẹt, cành lên, lồi cầu, bờ nền xương hàm dưới, cành nhỏ xương
bướm, xoang bướm

1.
2.
3.
4.


Câu 7: Hình ảnh bình thường của phim cận chóp?
Trả lời câu hỏi:
I. Mục đích: Phim cận chóp được dùng để khảo sát răng, dây chằng quanh răng và
xương ổ răng. Loại này có 4 kích cỡ được sản xuất (số 0,1,2,3); số càng lớn thì kích thước
phim càng lớn
II. Xương hàm dưới:
a. Hình ảnh cản quang của xương hàm dưới trên phim:
Gai cằm: Là 4 lồi xương nhỏ ở mặt trong XHD vùng cằm, có hình ảnh là 1 vòng cản quang
hình bánh rán ở chính giữa ngay dưới chóp chân răng cửa dưới.
Gờ cằm: Ở mặt ngoài XHD vùng cằm, là 2 đường cản quang nổi lên từ vùng răng hàm nhỏ
chạy lên vùng cằm.
Gờ chéo ngoài: liên tục bờ trước cành lên XHD chạy xuống dưới và ra trước mặt ngoài
XHD, có hình ảnh cản quang với độ rộng khác nhau chạy qua vùng răng hàm lớn dưới.
Gờ hàm móng hay gờ chéo trong: chạy song song và nằm dưới gờ chéo ngoài.
b. Hình ảnh thấu quang của XHD:
1. Lỗ trong cằm: là một lỗ nhỏ nằm giữa các gai cằm.
2. Lỗ cằm: nằm gần chóp các răng hàm nhỏ.
3. Hố tuyến dưới hàm: vùng ngay dưới bờ chéo trong và chân răng hàm lớn.
13


Ống răng dưới: viền lòng ống là 1 lớp xương đặc, thấy rõ ở vòng dưới chóp răng
hàm lớn và răng hàm nhỏ
c. Hình ảnh cản quang của XHT:
1. Gai mũi trước: Hình chữ V nằm ở sàn mũi trên đường giữa, bên trên có hình ảnh
vách ngăn mũi chia lỗ mũi thành 2 bên trái phải
2. HÌnh chữ Y: là mốc giải phẫu quan trọng ở vùng răng nanh và răng hàm nhỏ, tạo
nên bởi sự giao cắt thành hốc mũi và xoang hàm.
3. Sàn hay bờ dưới xoang hàm: hình ảnh đường xương mỏng đặc

4. Hình ảnh vách ngăn xoang chia xoang hàm thành nhiều buồng
5. Lồi củ XHT: Là phần tận cùng XOR hàm trên
d. Hình ảnh thấu quang XHT:
1. Đường khớp giữa vòm miệng: Nằm giữa 2 răng cửa giữa trên
2. Lỗ răng cửa hay lỗ khẩu cái trước: Lỗ hình trìn hoặc bầu dục, nằm giữa 2 chóp răng
cửa giữa trên
3. Hốc mũi: Nằm trên vùng răng trước
4. Xoang hàm: Nằm vùng trên các răng hàm
5. Hố nanh: vùng thấu quang ở phía ngoài chân răng nanh
e. Hình ảnh răng và nha chu:
1. Mô răng: Men răng, ngà răng và cement là 3 tổ chức cản quang với mức độ khác
nhau. Tuỷ răng có tuỷ buồng và tuỷ chân, ở cuối có lỗ chóp
2. Có thể thấy hình ảnh chân răng sữa bị tiêu và mầm răng vĩnh viễn ở dưới
3. Hình ảnh dây chằng quanh răng: Hình ảnh thấu quanh dạng đường đen mảnh chạy
liên tục bên ngoài chân răng
4. Hình ảnh của lá cứng XOR: Đường viền trắng mảnh chạy quanh sát và liên tục
đường viên đen của dây chằng quanh răng
5. Hình ảnh các bè xương đặc đan xen xung quanh hình ảnh lá cứng
6. Hình ảnh tổ chức quanh cuống tuỳ thuộc từng vùng răng, đối tượng và giai đoạn
phái triển
4.

14


Câu 8: Mô tả giải phẫu xương hàm dưới?
Trả lời câu hỏi:
I. Đại cương:
Xương hàm mặt có 14 xương chia làm hai tầng:
- Tầng giữa mặt gồm 13 xương: 2 xương hàm trên, 2 xương xoăn dưới, 2 xương gò

má, 2 xương khẩu cái, 2 xương mũi, 2 xương lệ và 1 xương lá mía.
- Xương hàm dưới: có một xương.
II. Giải phẫu xương hàm dưới:
*Đặc điểm: Là một xương đặc di động nhiều cơ bám theo hướng khác nhau. So với
xương hàm trên thì xương hàm dưới có ít mạch máu nuôi dưỡng hơn. Xương hàm dưới có
1 thân xương, hai phần bên là ngành lên xương hàm dưới (quai hàm).
a, Có 1 thân xương:
 Hình dạng: Cong hình móng ngựa,
 Gồm có hai mặt và hai bờ:
- Mặt ngoài: + Ở giữa: Lồi cằm
+ Hai bên: Đường chéo và lỗ cằm để -> mạch máu và thần kinh đi qua
- Mặt trong: + Ở giữa: 4 gai cằm
o 2 gai trên: Cơ cằm lưỡi bám
o 2 gai dưới: Cơ cằm móng bám
- Bờ trên: Có nhiều lỗ huyệt răng dưới
- Bờ dưới: Ở giữa có hai hố cơ nhị thân
Chỗ ngành hàm liên tiếp với thân hàm có 1 rãnh nhỏ để động mạch mặt đi qua.
b, Ngành lên xương hàm dưới (quai hàm)
 Hình dạng: Hình vuông
 Gồm 2 mặt và 4 bờ:
- Mặt ngoài: Có gờ cho cơ cắn bám
- Mặt trong: Có lỗ răng dưới (lỗ hàm dưới) thông với ống hàm dưới để mạch máthần
kinh răng dưới đi qua, phía trước lỗ có gai spix là 1 mảnh xương hình tam giác, là mốc để
gây tê trong nhổ răng.
- Bờ trên: Lõm là hõm sigma (khuyết hàm dưới), phía trước khuyết là mỏm vẹt, phía
sau khuyết là mỏm lồi cầu gồm có chỏm hàm dưới và cổ hàm dưới. Chỏm hình bầu dục
dẹt theo chiều trước sau
- Bờ dưới: Tiếp với thân xương hàm
- Bờ trước: Lõm
- Bờ sau: Dày, liên quan đến tuyến nước bọt mang tai


15


Câu 9: Trình bày đặc điểm của các cơ bám da mặt?
Trả lời câu hỏi:
1. Đặc tính chung của cơ bám da mặt:
- Bám da, khi co làm nhăn da, biểu lộ tình cảm, nếp nhăn thẳng góc thớ cơ
- Thần kinh chi phối là thần kinh VII, khi liệt bị kéo về bên lành
- Nằm xung quanh mắt, mũi, miệng.
2. Cơ bám da ở mắt:
- Cơ trán: Nguyên uỷ: Đường cong chẩm trên
Bám tận: da cung mày
Khi co tạo nếp nhăn ngang ở trán làm khuôn mặt có nhiều nét khác nhau, biểu lộ
bình tĩnh, sợ hãi.
- Cơ vòng mi: là cơ nhỉ, đi từ đầu trong cung mày ra phía ngoài, bám da ở giữa cung
mày.
3. Cơ bám da ở mũi
- Cơ tháp: Nguyên uỷ: sống mũi
Bám tận: da ở giữa cung mày
- Cơ ngang mũi: Nguyên uỷ: Giữa sống mũi
Bám tận: Ra ở rãnh giữa mũi má
- Cơ nở mũi và cơ lá: Làm nở và co mũi kiểu hít
4. Cơ bám da ở môi:
- Cơ vành môi, đi vòng quanh miệng, khi co -> làm mím môi, khi liệt một bên -> nhân
trung lệch về bên lành.
Để nâng môi trên cần có 4 cơ nhỏ, gọi là cơ tứ giác môi trên
`- Cơ nguyên uỷ ở gò má:
+ Cơ nâng cánh mũi và môi trên:
• Đường đi: Chạy dọc theo rãnh mũi má, đi từ cành lên xương hàm trên

• Bám tận: Bám da cánh mũi và môi trên
• Vận động: Khi co -> kéo cánh mũi và môi lên trên
+ Cơ chính môi trên: Nằm sâu hơn cơ nâng môi trên, tác dụng như nhau, bám 1/3
ngoài môi trên.
+ Cơ nanh:
• Đường đi: Đi từ hố nanh đến mép và môi trên
• Bám tận: Bám 1/3 ngoài môi trên
• Vận động: Khi co -> kéo mép lên trên để hở răng nanh
+ Cơ gò má to:
• Bám tận: Da mép môi
• Vận động: Khi co -> kéo mép lên trên và ra ngoài.
+ Cơ gò má bé: Phía trong cơ gò má to, đi từ gò má tới môi trên, tác dụng như cơ gò
má to
- Cơ cười:
• Đi từ hố nanh đến mép môi, chia nhiều sợi nhỏ nên khó phẫu tích
• Vài bó cơ cười đi từ da đến mép môi -> có núm đồng tiền.
16


- Cơ môi dưới có 3 cơ:
+ Cơ tam giác môi: Tương ứng với 4 cơ nâng môi ở môi trên
• Đi từ xương hàm dưới đến 1/3 ngoài môi dưới
• Kéo môi xuống biểu lộ tình cảm
+ Cơ cằm:
• Nguyên uỷ: Ổ răng cửa
• Bám tận: Da cằm
• Tác dụng: Căng cơ da cằm
+ Cơ vuông cằm:
• Nguyên uỷ: XHD và cằm
• Bám tận: Môi dưới


17


Câu 10: Mô tả dây thần kinh số VII?
Trả lời câu hỏi:
1. Đại cương:
- Dây TK số VII là dây TK hỗn hợp
- Chức năng:
+ chức năng vận động: Điều khiển tất cả các cơ vùng mặt để biểu hiện cảm xúc
+ Chức năng cảm giác: Cảm giác bản thể và vị giác
+ Chức năng phó giao cảm: Tiết nước bọt và nước mắt
- Phần cảm giác và phó giao cảm còn gọi là TK trung gian Wrisberg (VII’)
2. Mô tả:
- Đường đi: Xuất phát từ cầu não chui vào ống tai trong, qua càu fallope tới lỗ châm
chũm ra ngoài sọ, vào tuyến mang tai, đi giữa hai thuỳ của tuyến rồi phân ra các nhánh tận.
( Cầu não -> Ống tai trong -> cầu fallope -> lỗ châm chũm -> lỗ mang tai -> các nhánh
tận)
- Không kể các nhánh ở đoạn đi trong xương đá, khi TK thoát ra ngoài lỗ châm
chũm (đoạn ngoại đá) nó có 3 nhánh bên.
(I) Nhánh nối với dây IX là quai Haller hoặc (khi quai Haller) không có là nhánh
lưỡi của dây VII phân phối cảm giác cho bờ ngoài của dây lưỡi; vận động cơ châm lưỡi và
cơ khẩu cái lưỡi.
(II) Nhánh tai sau
(III) Dây của thân sau cơ nhị thân và cơ trâm móng:
Có 2 nhánh:
- Nhánh trên hay thái dương mặt:
+ Gồm các sợi vận động cho các cơ bám da ở trên đường ngang qua 2 mép miệng
+ Trong nhánh này có sợi vận động cho 3 cơ: cơ trán, cơ mày, cơ vòng mi
+ Sợi vận động của cơ này không nguyên uỷ với các sợi vận động cơ bám da, mặt

khác nên khi tổn thương ở trung ương (liệt trung ương), bệnh nhân vẫn nhắm mắt được
Trái lại, khi tổn thượng ở ngoại biên (liệt ngoại biên), bệnh nhân không nhắm được
măt.
- Nhánh dưới hay nhánh cổ mặt: gồm sợi vận động các cơ bám da cổ và các cơ dưới đường
ngang qua 2 mép môi.

18


Câu 11: Mô tả dụng cụ sửa soạn ống tuỷ?
Trả lời câu hỏi:
1. Dụng cụ tạo hình ống tuỷ cầm tay:
a. Các loại trâm lấy tuỷ:
- Đàn hồi, thường nhọn và thuôn, có nhiều cỡ
- Dùng lấy tuỷ hoặc chất khác trong buồng tuỷ hay ống tuỷ
- Cách sử dụng: trong TH cần lấy tuỷ sống
o Đưa trâm gai đã được chọn vào tới 2/3 chiều dài ống tuỷ rồi quay 180 độ rồi
rút ra
o Vị trí của trâm gai đúng: trâm gai không nên đi tới 1/3 chóp của ống tuỷ
b. Các cây nong dũa cầm tay:
Các cây trâm để sửa soạn ống tuỷ gồm: Reamer, trâm K, trâm H.
Các dụng cụ được chuẩn hoá:
o Về chiều dài với 4 loại: 21; 25; 28; 31mm
o Độ thuôn: 2%
o Chiều dài phần làm việc 16mm
- Trâm K:
o Mỗi loại trâm đều có khích thước khác nhau (đường kính đầu trâm) phân biệt
bằng code màu hoặc ký hiệu trên cán. Có các kích cỡ từ 6 – 140
o Diện cắt ngang hình vuông; góc cắt 90 độ; số vòng xoắn gấp 2 lần cây dũa H
o Trâm loại K: gồm nhiều vòng xoắn liên tiếp nhau. Có 2 loại: nạo K, trâm K.

Nạo K có tiết diện tam giác có số vòng xoắn ít trong khi dũa K tiết diện
vuông số vòng xoắn nhiều
- Trâm H và Reamer: có kích cỡ được đánh số từ 08 – 140; diện cắt hình tam giác;
góc cắt 60 độ
- Hiện nay trâm K được cải tiến từ tiết diện vuông thành tiết diện hình tam giác hoặc
hình thoi nên chúng mềm dẻo hơn, nhất là cây dũa số lớn
- 1 số loại được thay đổi góc cắt như: unifie, trâm flexe, helifile. Các dụng cụ này còn
được chế tạo bằng vật liệu có đặc tính dẻo
- Ngoài ra còn 1 số loại đặc biệt không có tác dụng cắt như dũa flex-R, Rispi rất hiệu
quả trong sửa soạn ống tuỷ
- Bộ dụng cụ Protaper – trâm NT xoay tay có:
o 3 trâm tạo hình: Sx, S1; S2
o 3 trâm hoàn tất: F1; F2; F3
o Mũi gate
o Trâm số 10; 15; 25; 30
o Cách sử dụng: hiệu quả mạnh nhất trong động tác đẩy – kéo ra, cẩn thận khi
dùng vì dễ gãy
c. Dụng cụ sửa soạn chạy bằng máy thông thường:
- Các loại dụng cụ này được lắp vào máy khoan tốc độ chậm như: mũi gate làm rộng
lỗ ống tuỷ, làm đường thẳng vào ống tuỷ
- Phân mũi khoan hình ngọn lửa, có các số từ 1 – 6, chiều dài 15mm và 19mm
19


d.
-





-

-

e.
f.
g.
-

Loại dụng cụ này nếu không kiểm soát lực dễ bị gãy hoặc xuyên thủng ống tuỷ
Dụng cụ tạo hình bằng máy chuyên biệt:
Trâm xoay NT:
o Được chế tạo bằng Nickel – titanium nên dẻo và đàn hồi tốt
o Trâm có thể uống cong theo chiều cong lượn của ống tuỷ
o Có khả năng hoạt động xoay liên tục và tốc độc 150-300 vòng/phút
o Các loại trâm đều có đặc điểm: đầu tù dựa vào góc xoay sâu của góc cắt
xuống có thể chia làm 3 loại:
Loại 1: thụ động, diện cắt chữ U đầu tù, không có tác dụng xoay thủng
Loại 2: bán hoạt động, có diện cắt hình tam giác, lõm 2 cạnh bên, có tác dụng xoay
thủng
Loại 3: loại hoạt động, có diện cắt tam giác, có tác dụng xoay thủng sâu, xuống
mạnh
1 số loại dụng cụ chạy bằng máy khác:
o Profile:

Bờ cắt phẳng không có tác dụng cắt

Có số từ 1-6

Profile 06: có số từ 15-40. Tác dụng để sửa soạn 1/3 giữa ống tuỷ


Profile 04: cố số từ 15-90. Tác dụng sửa soạn 1/3 phần chóp của ống tuỷ
o Protaper:

Là loại trâm NT mới nhất hiện nay, tác dụng tốt để chuẩn bị và sửa soạn
ống tuỷ khó

Góc cắt tích cực, thiết diện hình tam giác lồi nên giảm được ma sát giữa
trâm và ngà răng nên giảm lực xoắn, ít gây ra xoắn quá mức

Đầu trâm không cắt, trâm dẻo nên trượt được trên thành ống tuỷ

Có 6 cây: 3 cây tạo hình: SX; S1; S2. 3 cây hoàn tất: F1; F2; F3
Trâm xoay NT K3:
o Là loại trâm thế hệ thứ 3 của hãng KERR
o Có góc cắt hình xoắn ốc tăng từ chóp đến cán
o Mũi trâm không cắt độ thuôn không đổi. có 3 độ thuôn 0,2; 0,4; 0,6
Tạo hình ống tuỷ bằng máy siêu âm:
Các đầu làm việc được tạo hình ống tuỷ bởi sự rung của máy siêu âm
Thước đo nội nha
Dụng cụ bơm rửa ống tuỷ:
Kim bơm rửa: Nhiều cỡ dài, ngắn, cong; có nhiều loại đường kính ống dẫn
Bơm chứa dung dịch bơm rửa: Bơm nhựa thông thường
Dung máy rung bằng sóng siêu âm

20


Câu 12: Trình bày các loại GIC?
Trả lời câu hỏi:

1, Cement gắn:
Dùng để gắn mão, cầu, khẩu chỉnh hình… tỷ lệ bột/lỏng” 1,5:1. Mau cứng, sức đối
kháng tốt đối với sự xâm nhập nước, có tính hàn kín các ống ngà răng làm giảm nhạy cảm
sau khi gắn mão cầu. Loại này gồm có Fuji Plus, Fuji ortho LC, Fuji.
2, Cement trám:
2.1. Trám thẩm mỹ (restorative aesthetic): tỉ lệ bột/lỏng: 2,8/1 đến 6,8/1
- G.I.C hoá trùng hợp: có thời gian cứng kéo dài, mất nước và xâm nhập nước trong
24h sau trám nên cần cô lập với môi trường miệng. Loại này có:
+ Fuji II trám xoang III, xoang V, và xoang II trẻ em.
+ Fuji IX thích hợp cho kỹ thuật trám răng không sang chấn A.R.T (Atraumatic
Restorative Treatment).
+ Cervical cement dùng để trám bề mặt chân răng và cổ răng.
- G.I.C quang trùng hợp: có sức đề kháng lập tức đối với xâm nhập nước hoặc mất
nước nên không cần cô lập với môi trường miệng.
Loại này có Fuji II LC có phối hợp resin dùng trám xoang III, V, xoang II trẻ em,
trám lót.
2.2. Trám chịu lực (Restorative Reinforced): tỉ lệ bột/lỏng = 3/1 đến 4/1. Mau cứng,
kháng xâm nhập nước nên có thể kết thúc và làm nhẵn ngay, có thể bị khử nước liên tục
trong 2 tuần. Loại này có:
- Fuji IX GP được cải tiến để chịu lực, có thể trám các răng sau vĩnh viễn (trừ xoang
II), tái tạo cùi răng.
- Vitremer tri-cure của hãng 3M.
3, Cement lót đáy và làm nền:
Loại cement này có độ bám dính và sức chịu nén cao, cứng nhanh, tương hợp sinh
học và cản quang. Tỷ lệ bột/lỏng tuỳ thuộc vào mục đích sử dụng.
- 1,5/1 cho lót đáy
- 3/1 cho làm nền hoặc bổ khuyết mất chất
Loại này có:
- Fuji Bond LC của hang GC, là loại G.I.C quang trùng hợp, dùng che tuỷ và làm hệ
thống dán cho các miếng trám composite, amalgam

- VitrebondTM của hãng 3M
4, Cement trám bít hố rãnh
Loại này có độ chảy tốt, dễ xâm nhập vào các hố rãnh, dính tốt với men răng. Gồm
có:
- Fuji inosomer type III
- Fissureseal

21


HỌC PHẦN CHỮA RĂNG - NỘI NHA:
Câu 13: Định nghĩa, triệu chứng lâm sàng và chẩn đoán bệnh sâu răng?
Trả lời câu hỏi:
I - Định nghĩa: Sâu răng là bệnh nhiễm khuẩn của tổ chức canxi hoá đặc trưng bởi
sự huỷ khoáng của thành phần vô cơ và sự phá huỷ thành phần hữu cơ của tổ chức cứng
II – Triệu chứng lâm sàng:
Sâu răng chia lại làm 2 giai đoạn:
- Giai đoạn đầu: Chưa hình thành lỗ sâu
- Giai đoạn sau: Đã hình thành lỗ sâu
1. Giai đoạn đầu: Chưa hình thành lỗ sâu
• Thăm khám bằng mắt: Thổi khô bề mặt răng thấy tổn thương là các vệt trắng.
+ Các vệt chỉ nhìn thấy sau khi thổi khô: Tổn thương có khả năng hồi phục bẳng điều
trị tái khoáng hoá
+ Những vệt trắng nhìn thấy ngay ở trạng thái ướt: Khả năng hồi phục thấp
• Các phương tiện hỗ trợ chẩn đoán trong tổn thương sớm:
(1) Phim cánh cắn
(2) ERM
(3) Lazer huỳnh quang
(4) Ánh sáng xuyên sợi
(5) Phát hiện sớm sâu răng nhờ khả năng phát huỳnh quang tự nhiên

2. Giai đoạn sau: Đã hình thành lỗ sâu
• Cơ năng:
- Có thể có hội chứng ngà: Ê buốt khi có kích thích nóng lạnh, hết kích thích hết ê
buốt
- Có thể gặp sâu răng ở giai đoạn ổn định:
 Đáy sâu cứng lòng chảo
 Màu xám đen
 Bệnh nhân không ê buốt khi kích thích
• Thực thể:
- Có lỗ sâu: Đáy gồ ghề, đổi màu, màu phụ thuộc vaò giai đoạn tổn thương
- Đáy lỗ sâu:
 Dạng tiến triển: Màu vàng vàng, nhiều ngà mủn, ê buốt
 Dạng ngừng tiến triển: Màu đen, cứng, không ê buốt
• X-quang:
- Có giá trị nhất là phim cánh cắn
- Trên phim: Dấu hiệu mất cản quang mặt bên và/ hoặc mặt nhai, cho phép chẩn
đoán có sự huỷ khoáng, chứ không chẩn đoán được lớp bề mặt đó bị phá huỷ và
hình thành lỗ sâu ( Trừ khi tổn thương phá huỷ rộng)
• Thử nghiệm:
- Thử lạnh: Dùng thỏi đá ở vị trí 1/3 giữa, dịch về phía cổ răng ở mặt ngoài -> bệnh
nhân buốt -> (+)
- Khoan lấy ngà bệnh lý tạo lỗ hàn -> bệnh nhân buốt -> giá trị (+)
22


3. Trường hợp khó chẩn đoán:
• Lỗ sâu hố rãnh: Tiêu chuẩn chẩn đoán
- Đáy rãnh mềm
- Men răng đục xung quanh hố răng
- Ngà mềm bong ra khi thăm khám

• Lỗ sâu mặt bên:
- Chụp phim cánh cắn là phương pháp phát hiện sớm nhất
- Nếu sự huỷ khoáng dưới bề mặt lan rộng đến ngà răng làm cho ngà đổi màu, có thể
nhìn thấy phần đổi màu từ mặt nhai, mặt trong, mặt ngoài.
• Lỗ sâu chân răng:
- Thường gặp ở người già do bệnh nha chu, chân răng bị lộ
- Bề mặt lỗ sâu đổi màu, đáy cứng ngừng tiến triển hoặc đáy mềm ít đổi màu
III - Chẩn đoán sâu răng:
1. Chẩn đoán xác định:
- Sâu răng sớm( thường là sâu men): dựa vào khám lâm sàng và phương tiện hỗ trợ
- Sâu ngà:
+ Cơ năng: Hội chứng ngà
+ Thực thể: Có lỗ sâu
+ Cận lâm sàng: Thử tuỷ (+) với đáp ứng bình thường
2. Chẩn đoán phân biệt:
- Phân biệt tổn thương sâu răng sớm với các bệnh:
+ Bệnh nhiễm fluor:
 Các chấm thường nhẵn
 Xuất hiện nhiều ở mặt ngoài tất cả các răng
+ Bệnh sinh men bất toàn
 Vị trí: Định núm rìa cắn, mặt ngoài răng
 Thường lan theo chiều rộng hơn, có tính chất từng lớp
 Gặp ở nhóm răng có cùng thời gian hình thành
- Phân biệt tổn thương sâu ngà với các bệnh:
+ Tiêu thân răng: Gặp ở cổ răng, có hình nhị diện, rất nhẵn và bóng
+ Mòn mặt nhai: Gặp ở người lớn tuổi, đáy cứng và nhẵn

23



Câu 14: Trình bày bệnh căn của sâu răng?
Trả lời câu hỏi:
I - Định nghĩa: Sâu răng là bệnh nhiễm khuẩn của tổ chức canxi hoá đặc trưng bởi
sợ huỷ khoáng của thành phần vô cơ và sự phá huỷ thành phần hữu cơ của tổ chức cứng.
II – Bệnh căn sâu răng:
1. Vi khuẩn:
- Các chất đường từ thức ăn -> khuếch tán vào mảng bám -> vi khuẩn chuyển hoá thành
acid: Acid này có vai trò quan trọng trong gây sâu răng
- Cơ chế khuếch tán và chuyển hoá đường:
+ Sau 10p ăn đường, pH của mảng bám giảm xuống 2
+ Sau 30-60p: pH của mảng bám trở về ban đầu do:
• Sự khuếch tán đường và acid mảng bám ra môi trường miệng
• Là sự khuếch tán của ion chất đệm từ nước bọt vào mảng bám
=> Nếu pH giới hạn của mảng bám < 5,5 -> Xảy ra hiện tượng mất khoáng hoá men
răng
- Một số vi khuẩn có khả năng gây bệnh trong mảng bám Streptococus Mutans,
Actinomyces, Lacto Bacillus
2. Carbonhydrat (CH)
- Sự lên men đường có vai trò quan trọng trong gây bệnh sâu răng các carbonhydrat khác
nhau có đặc tính gây sâu răng khác.
- Đường trong thức ăn có 2 loại : + Đường nội sinh: trong quả, rau
+ Đường ngoại sinh: Đường, sữa ( đường này khả năng
gây bênh cao hơn)
- Sự liên quan giữa chế độ ăn đường và tỉ lệ sâu răng phụ thuộc:
+ Cách thức – ăn đường
+ Tần suất
- Nguy cơ sâu răng cao ở người: + Ăn đường giữa các bữa ăn
+ Ăn các loại đường trên bề mặt răng
3. Răng:
- Men răng:

 Không hoà tan men tỉ lệ nghịch [flour] or men
 [flour] trong cấu trúc men răng > [flour] trong nước bọt
=> Giảm huỷ khoáng/ Tăng tái khoáng men răng
 Men răng thiểu sản, men răng kém khoáng hoá ảnh hưởng tới tiến triển của
sâu răng, không làm tăng tỉ lệ tổn thương
- Hình thể răng:
Răng có hố rãnh sâu => nguy cơ sâu răng cao hơn do tập trung cặn thức ăn, mảng
bám.
- Vị trí răng:
Răng lệch lạc làm tăng khả năng lưu giữ mảng bám
4. Các yếu tố khác:
24


Nước bọt: Có vai trò quan trọng trong bảo vệ răng khỏi các acid gây sâu răng nhờ
các yếu tố sau:
- Dòng chảy, tốc độ dòng chảy của mảng bám => Loại bỏ mảnh vụn thức ăn còn sót lại +
Vi khuẩn gây sâu răng
- Cung cấp ion Ca2+ , PO43- và F để tái khoáng hoá men Răng, các bicarbonat tham gia quá
trình đệm
- Tạo một lớp màng mỏng có vai trò như 1 hàng rào bảo vệ men răng khỏi pH nguy cơ cao.
- Cung cấp kháng thể: IgG, IgM kháng lại vi khuẩn.
• Chế độ ăn:
- Chứa nhiều Phosphat: làm giảm tỉ lệ sâu răng
- Tăng chất béo trong khẩu phần ăn: Giảm tác động của tác nhân gây sâu răng
- Ăn nhiều đường/ ăn vặt giữa các bữa: Tăng nguy cơ sâu răng
- Các thói quen
- Ăn trước khi ngủ, cho bú bình, bú trong khi ngủ
=> Tăng tỉ lệ sâu răng
• Chỉnh hình:

- Chỉnh nha, sử dụng hàm giả bán phần, trám răng không đúng cách => Tăng lưu giữ thức
ăn và mảng bám => Tăng nguy cơ sâu răng
• Di truyền:
- Hình thể, cấu trúc răng, nước bọt, độ nhạy cảm vi khuẩn.
• Miễn dịch với sâu răng.
- Bệnh sâu răng ở người có liên quan tới sự hình thành kháng thể kháng S. Mutans trong
nước bọt + huyết thanh.
Tính miễn dịch này ít hiệu quả.


Câu 15: Mô tả triệu chứng lâm sàng, chẩn đoán và điều trị viêm tuỷ răng có hồi
phục?
Trả lời câu hỏi:
1. Định nghĩa: Là giai đoạn xung huyết tuỷ: Do tăng khối lượng tuần hoàn ở tuỷ
gây tắc nghẽn mạch. Xung huyết tuỷ rất nhảy cảm với kích thích ở nhiệt độ lạnh.
2. Triệu chứng lâm sàng:
• Cơ năng:
 Có các cơn đau tự nhiên thoáng qua(< 1 phút hoặc 1 vài phút)
Khoảng cách các cơn đau xa
 Hoặc sau khi kích thích chua lạnh… còn buốt 1 vài phút
• Thực thể:
 Nhìn:
- Khám thấy: Các lỗ sâu lớn hoặc các tổn thương tổ chức cứng chưa vào tuỷ, có
thể hở tuỷ do tai nạn trong điều trị
25


×