Tải bản đầy đủ (.doc) (22 trang)

Đề cương dược liệu biển k4 (mới)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (136.45 KB, 22 trang )

CÂU HỎI ÔN TẬP MÔN DƯỢC LIỆU BIỂN- DƯỢC K4
Câu 1: Anh (chị) hãy trình bày về tổng quan về nguồn dược liệu từ biển, từ đó chỉ ra những tiềm
năng trong công tác nghiên cứu và phát triển thuốc từ dược liệu biển?
Câu 2: Anh (chị) hãy trình bày những các chất cơ bản và công dụng của rong biển?
Câu 3: Anh (chị) hãy trình bày vai trò của rong biển trong điều trị ung thư? Lấy ví dụ về những sản
phẩm có nguồn gốc từ dược liệu biển?
Câu 4: Khái niệm và đặc điểm của rừng ngập mặn?
Câu 5: Khái niệm, đặc điểm, đặc điểm sinh sản của cỏ biển?
Câu 6: Tên latin, bộ phận dùng và công dụng của hai loài thuộc họ Ô rô (Ancanthaceae)?
Câu 7: Tên latin, bộ phận dùng và công dụng của một đại diện thuộc họ …….. (……………..) và
một đại diện thuộc họ ……………(……………….)?
Lưu ý: Học các loài trong danh mục thực vật ngập mặn ứng dụng làm thuốc – được GV giới thiệu ở
trên giảng đường.
Câu 8: Anh (Chị) hãy trình bày định nghĩa độc tố biển và các các nhóm độc tố biển chính ?
Câu 9: Hiểu được khái niệm và giá trị tiềm năng của nguồn Vi sinh vật biển?
Câu 10: Trình bày được nhóm Xạ khuẩn biển và các hợp chất thứ cấp của chúng thuộc hệ Vi sinh
vật biển?
Câu 11: Anh (Chị) hãy trình bày về vị thuốc YHCT (……….): bộ phận sử dụng, tính vị qui kinh,
ứng dụng lâm sàng, liều dùng và cách dùng và một số bài thuốc có sử dụng vị thuốc ?
(Lưu ý: các vị thuốc được GV giới thiệu)
Câu 12: Kể tên và ứng dụng lâm sàng của bài thuốc (…………) sử dụng vị thuốc YHCT có nguồn
gốc từ dược liệu biển?
(Lưu ý: các bài thuốc được GV giới thiệu)

1


Câu 6: Tên latin, bộ phận dùng và công dụng của hai loài thuộc họ Ô rô (Ancanthaceae)?
Họ Ancanthaceae (Họ Ô rô)
1. Loài Ancanthus ebracteatus Vahl.
- Tên Việt Nam: Ô rô biển.


- Bộ phận dùng: Toàn cây, rễ.
- Công dụng:
+ Lá: giã ra đắp trị rắn cắn.
+ Toàn cây: được dùng sắc uống trị bệnh đường ruột, đái buốt, đái
dắt, đắp ngoài trị vết thương nhiễm trùng.
+ Hạt: dùng trị giun.
2. Loài Ancanthus ilisifolus L.
- Tên Việt Nam: Ô rô.
- Bộ phận dùng: Toàn cây, rễ.
- Công dụng:
+ Toàn cây: thường dùng làm thuốc hưng phấn, trị đau lưng nhức
mỏi, tê bại, ho đờm, hen suyễn.
+ Rễ và lá: còn được dùng trị thủy thũng, đái buốt, đái dắt, chữa
thấp khớp.
 Ở Trung Quốc rễ: dùng trị bệnh viêm gan, gan lách sưng to, bệnh
hạch bạch huyết, hen suyễn; đau dạ dày; u ác tính.
Câu 7: Tên latin, bộ phận dùng và công dụng của một đại diện thuộc họ(……………..) và một
đại diện thuộc họ (……………….)?
Lưu ý: Học các loài trong danh mục thực vật ngập mặn ứng dụng làm
I. Ngành Poyphodophyta (Ngành Dương xỉ)

1. Họ Pteridaceae (Họ Ráng sẹo)
I.1.

Loài Acrostichum aureum L.

- Tên Việt Nam: RÁNG BIỂN

- BPD: lá


- Công dụng: + Ðọt lá non luộc ăn được.
+ Thân lá sắc uống sát trùng, trừ giun sán và cầm máu.

2

thuốc.


II.

Ngành Anglospermae (Ngành hạt kín)

Lớp Dictyledoneae : Lớp hai lá mầm
1. Họ Ancanthaceae (Họ Ô rô)
1.1. Loài Ancanthus ebracteatus Vahl.

- Tên Việt Nam: Ô RÔ BIỂN.

- BPD: toàn cây, rễ

- Công dụng: + Lá giã ra đắp trị rắn cắn.
+Toàn cây được dùng sắc uống trị bệnh đường ruột,
đái buốt, đái dắt, đắp ngoài trị vết thương nhiễm trùng.
+ Hạt dùng trị giun
1.2. Loài Ancanthus ilisifolus L.
- Tên Việt Nam: Ô RÔ

- BPD: toàn cây, rễ.

- Công dụng: + Toàn cây: thường dùng làm thuốc hưng phấn, trị đau lưng nhức mỏi, tê bại,

ho đờm, hen suyễn.
+ Rễ và lá: còn được dùng trị thủy thũng, đái buốt, đái dắt, chữa thấp khớp.
 Ở Trung Quốc rễ dùng trị bệnh viêm gan, gan lách sưng to, bệnh hạch bạch huyết, hen
suyễn; đau dạ dày; u ác tính.
2. Họ Aizoaceae - Họ Rau đắng đất
2.1. Loài Sesuvium portulacastrum.
- Tên Việt Nam: SAM BIỂN
- BPD:
- Công dụng: + Viêm da, đau răng, tẩy xổ, bệnh sốt, những vết chích của muỗi và côn trùng
cắn.
+ Kháng khuẩn.
+ Ở một số nơi, dùng như chất cầm máu, chống những bệnh viêm nhiễm khác nhau.
3. Họ Amarathaceae - Họ Rau dền
3.1. Loài Alternanthera sessilis.
- Tên Việt Nam: RAU DỆU (Dệu biển)
- BPD: toàn cây.
- Công dụng: + Toàn cây rau dệu làm thuốc trị: Bệnh đường hô
hấp và khái huyết, viêm hầu; Chảy máu cam, ỉa ra
máu; Đau ruột thừa cấp tính, lỵ; Bệnh đường tiết
niệu, giảm niệu.

3


+ Dùng ngoài trị bệnh viêm mủ da, viêm vú,
eczema, bệnh viêm da nổi mẩn, lở chàm, nổi hạch,
tràng nhạc, hột xoài ở bẹn, rắn cắn.
4. Họ Asteracea: Cúc
Loài Wedelia bifora (L.) DC
- Tên Việt Nam: SÀI ĐẤT BỤI (Cúc hai hoa)

- BPD : Lá & Rễ.
- Công dụng: + Lá : cây được dùng làm thuốc trị nổi mầy đay bằng cách
lấy 3 nắm lá đậm, vắt, rồi pha đường (hoặc muối) để uống.
 Ở Ấn Ðộ, lá giã ra dùng làm thuốc đắp lên da bị biến màu, vết cắt, sâu bọ đốt loét, các chỗ
đau, sưng và dãn tĩnh mạch.
 Ở Malaixia, người ta cũng dùng lá giã và nghiền ra để đắp trị mụn nhọt, apxe, sởi đậu, các
vết đốt của sâu bọ. Lá được dùng làm thuốc uống trong trị sốt rét theo chu kỳ, trị đái ra máu.
Rễ trị băng huyết.
5. Họ Convolvulaceae: Họ Bìm bìm
5.1. Loài Ipomoeapes-caprea (L.) R. Br. Roth.

- Tên Việt Nam: MUỐNG BIỂN
-

Công dụng:
1. Củ rau muống biển: lợi tiểu
2. Hạt có đặc tính: dễ tiêu
3. Rau muống biển được sử dụng cho những bệnh như: Những bệnh về đường tiêu hóa
dạ dày – ruột: táo bón, đau bụng quặn, những bệnh trĩ xuất huyết, viêm trực tràng,
giảm nôn mửa, đầy hơi, chứng khó tiêu.
4. Chữa những bệnh viêm: bệnh viêm nhiễm, ngộ độc của cá, độc chích của loài sứa
biển, bệnh viêm khớp dạng thấp khớp, rửa sạch vết thương, những vết loét bị nhiễm.

6. Họ Boraginaceae: Họ vòi voi
5.1. Loài Heliotropium indicum L.
- Tên Việt Nam: Vòi voi
-

Công dụng:




Thường dùng để trị: phong thấp sưng khớp, lưng gối nhức mỏi. Loét cổ họng, bạch hầu.



Viêm phổi, viêm mủ màng phổi, lỵ. Viêm tinh hoàn, nhọt sưng tấy và viêm mủ da.



Bong gân, tụ huyết, bầm sưng do sang chấn, áp xe, viêm hạch.

4




Dùng ngoài, lấy cây tươi giã nát đắp trị mẫn ngứa, nhiễm khuẩn herpes mảng tròn, rắn cắn,
… Lá lợi kinh, trị ho, chống viêm, suyễn, ưng thư.

7. Họ Euphorbiaceae – họ Thầu dầu
7.1. Loài Excoecaria agallocha L.
- Tên Việt Nam: GIÁ
- BPD: Lá, Hạt, Mủ cây
- Công dụng:


Mủ có thể dùng chữa loét mạn tính




Lá giã tươi đắp trị các vết loét.



Dịch lá: nấu với dầu dùng xoa đắp trị thấp khớp, phong cùi và liệt



Hạt: phơi nắng có thể chế dầu dùng trị ghẻ.

 Chú ý: Nhựa mủ rất độc, gây xổ, sẩy thai, có thể làm mù mắt. Vỏ gây nôn, xổ. Lá cũng có
độc.
7.2. Loài Phyllanthus urinaria L.
-

Tên Việt Nam: CHÓ ĐẺ (Kiềm cao)

-

BPD: Toàn cây.

-

Công dụng:


Tác dụng trên hệ thống miễn dịch, tác dụng giải độc, Điều trị các bệnh đường tiêu
hóa




Lợi tiểu, chữa phù thũng. Chữa đinh râu, mụn nhọt (giã nát với muối để đắp). Chữa
viêm gan virut B. Ngày uống 20-40g cây tươi, có thể sao khô, sắc đặc để uống



Chữa suy gan do nghiện rượu, ứ mật:



Người Ấn Độ sử dụng Diệp hạ châu để trị ho, viêm phế quản, hen phế quản, lao, ...

8. Họ Fabaceae - Họ Đậu
Loài Derris tripfoliata
-

Tên Việt Nam: CÓC KÈN

-

BPD: toàn cây, quả, lá.

-

Công dụng:


Cây: được dùng chữa sốt rét kinh niên, huyết ứ, đàm ngưng sinh ra thũng trướng,
trị ho và kiết lỵ.




Quả: chữa đau răng, bạch đới hạ. Rễ dùng sát trùng vết thương và làm thuốc diệt
ruồi.

5




Lá: có tác dụng cầm máu, lợi tiểu.

9. Họ Malvacear: Họ Bông
8.1. Loài Hibiscus tiliaceus L.

- Tên Việt Nam: TRA LÀM CHIẾU
- BPD: Thân và Lá.
-

Công dụng:


Thân và lá: có tác dụng thanh lương tiêu thũng, cành non, hoa có tác dụng giải độc
sắn.



Ở miền Nam nước ta, lá: được dùng làm thuốc nhuận tràng và tan sưng; bột rễ với liều
3g được dùng để gây nôn.




Ở Philippin, nước sắc lá: được dùng để rửa các vết thương rò, mụn mủ, bướu, bệnh về
tóc, đau tai; còn dùng chữa bệnh về cơ quan tiết niệu, bệnh lao phổi, đau ngực, ho, đau
dạ dày, đau ruột.

10. Họ Apocynaceae: Họ Trúc đào
1. Loài Cerbera manghas L

- Tên Việt Nam: MƯỚP XÁT
- BPD: Lá, quả, hạt, dầu hạt, mủ cây, vỏ thân.
-

Công dụng:


Hạt và cây dùng để duốc cá.



Dầu hạt dùng để thắp đèn, bôi lên chỗ ngứa hoặc bôi lên tóc trừ chấy.



Nhựa mủ gây nôn và tẩy; cũng dùng chữa táo bón, chữa bệnh ngoài da, vết cắn, vết đứt
và các vết thương khác.




Vỏ thân và lá cũng dùng gây nôn tẩy.



Ngày nay, người ta dùng các glucosid chiết từ hạt: để chữa bệnh suy tim.



Quả, cành, lá đều có độc; hạt gây mê và cũng rất độc. Mủ không độc. Vỏ cây, lá và mủ
gây xổ.

11. Họ Mimosaveae : Họ Trinh nữ
Loài Mimosa pudica L.
-

Tên Việt Nam: Xấu hổ
BPD: Toàn cây
Công dụng:

6




Cả cây xấu hổ được dùng chữa suy nhược thần kinh, mất ngủ, viêm phế quản, viêm
kết mạc cấp, viêm gan, viêm dạ dày - ruột, phong thấp tê bại, bệnh gút, sốt, cao huyết



áp. Ngày 15 - 25g, sắc uống.

Dùng ngoài trị chấn thương, viêm mủ da. Lấy cây tươi, giã, đắp. Rễ và hạt chữa hen



suyễn và gây nôn. Rễ còn chữa sốt rét, kinh nguyệt không đều.
Chú ý: Theo y học cổ truyền, xấu hổ có tác dụng gây tê, mê, không được dùng liều
cao. Phụ nữ có thai cũng không được dùng xấu hổ.

12. Họ Myrsinaceae: Họ Đơn nem
Loài Aegiceras corniculatum (L.) Blanco

- Tên Việt Nam: SÚ
-

BPD :

-

Công dụng:


Vỏ và lá được dùng nấu nước súc miệng chữa bướu cổ.



Ở đảo Môlucca, phụ nữ dùng lá nấu nước gội đầu.



Chứa hoạt tính: ức chế nấm và vi khuẩn gây bệnh.


13. Họ Meliaceae: Họ Xoan
Loài Xylocarpus granatum Koenig

- Tên Việt Nam: XU ỔI
- BPD: Qủa, hạt, vỏ cây.
-

Công dụng:

• Ở Ấn Độ, quả được dùng làm thuốc tiêu sưng ở vú, ngực và bệnh
chân voi.
+Vỏ cây được dùng trị lỵ, ỉa chảy, các rối loạn khác của
đường ruột và cũng dùng hạ nhiệt.
+ Tro hạt (hợp với lưu huỳnh và dầu dừa): làm thuốc bôi trị
ghẻ.
+ Nhân hạt: dùng làm thuốc bổ đắng.

• Ở Nouvelle Calédonie, vỏ cây dùng trị ỉa chảy và sắc uống lọc máu,
trừ phong thấp.
+ Hạt dùng trị lỵ và làm thuốc bổ đắng.

7


14. Họ Avicenniaceae: Họ Mắm.
1. Loài Avicennia marina

- Tên Việt Nam: MẮM BIỂN
- BPD: vỏ thân và vỏ rễ.

-

Công dụng:


Vỏ thân và vỏ rễ: dùng làm thuốc trị bệnh phong hủi.



Ở Trung Quốc: người ta dùng làm thuốc trị lỵ.

15. Họ Annonaceae: Họ Na
1. Loài Annona glabra L
-

Tên Việt Nam: NA BIỂN

-

BPD:

-

Công dụng:


Hạt của cây: làm thuốc trị tiêu chảy, kiết lỵ và làm thuốc sát trùng.




Vỏ cây: giã ra cũng có tác dụng tương tự.



Dịch lá cây: dùng để trừ chấy.



Ở Trung Quốc, toàn cây: dùng làm thuốc trị u bướu; lá được dùng trị viêm khí
quản mạn tính.

16. Rhizophoraceae: Họ Đước
16.1. Loài Bruguiera gymnorrhiza (L.)

- Tên Việt Nam: VẸT DÙ
- BPD: vỏ, Quả, Trụ mầm.
-

Công dụng:


Ở Campuchia :
+ Vỏ: dùng làm thuốc trị ỉa chảy,
+ Trụ mầm: chứa nhiều tinh bột có thể chế biến làm
thức ăn ngọt.
+ Quả: dùng để ăn với trầu và nhuộm lưới.

16.2. Loài Rhizophora stylosa Giff

- Tên Việt Nam: ĐƯỚC VÒI

8


- BPD : Vỏ
-

Công dụng:

• Thường dùng để: nhuộm lưới và thuộc da.
• Vỏ được dùng làm thuốc cầm máu và trị ỉa chảy.
• Ở Ấn Độ, được dùng trong điều trị bệnh đái đường.
17. Họ Passifloraceae: Họ Lạc tiên
Loài Passiflora foetida L.
-

Tên Việt Nam: Lạc tiên
BPD:
Công dụng: Quả chín ăn được, có tác dụng an thần, điều kinh, chữa ho, phù thũng, suy
nhược thần kinh. Lá và thân cây cũng có nhiều tác dung dược lý

18. Họ Plantaginaceae: Họ Mã đề
Loài Plantago major L.
-

Tên Việt Nam: Mã đề
BPD:
Công dụng:
• Thường dùng chữa: sỏi niệu và nhiễm trùng đường niệu. Viêm kết mạc, viêm gan.
• Mã đề dùng để chữa ho lâu ngày, viêm phế quản, viêm bàng quang, bí tiểu tiện, tiểu
tiện ra máu hoặc sỏi, phù thũng, đau mắt sưng đỏ, lỵ, chảy máu cam, ra nhiều mồ hôi.

Lá Mã đề tươi đắp làm mụn nhọt chóng vỡ và mau lành.

19. Họ Portulacaceae: Họ Ram sam
Loài Potulaca oleracea L. Sam.
-

Tên Việt Nam: Rau sam
BPD: Toàn cây
Công dụng:
• Rau sam thường được dùng chữa lỵ trực khuẩn, lở ngứa, giun kim.
• Dùng lợi tiểu, dùng ngoài trị mụn nhọt, viêm kết mạc cấp do vi khuẩn như tụ cầu,

liên cầu và vi khuẩn khác.
20. Họ Solanaceae: Họ Cà
Loài Solanum procumbens Lour.
-

Tên Việt Nam: Cà gai leo

9


-

BPD:
Công dụng: Cà gai leo được dùng trị rắn cắn, phong thấp, đau nhức các đầu gân xương, ho,
ho gà, dị ứng.

21. Họ Sonneratiaceae: Họ Bần.
Loài Sonneratia caseolaris L.


- Tên Việt Nam: BẦN CHUA
- BPD: Lá, Quả.
-

Công dụng:


Được sử dụng làm thuốc đắp vào chỗ viêm tấy vì bong gân.



Ở Ấn Độ, người ta dùng dịch quả: lên men làm thuốc ngăn chặn của chứng xuất
huyết. Ta dùng lá giã ra: thêm tí muối, làm thuốc đắp tốt các vết thương đụng
giập và vết thương nhẹ.



Lá: có vị chát, có tác dụng cầm máu.

22. Họ Combretaceae: Họ Trâm bầu.
Loài Lumnitzera racemosa

- Tên Việt Nam: CÓC VÀNG , CÓC TRẮNG
- BPD: Dịch chảy ra từ vết rạch trên thân cây.
-

Công dụng:
+ Ở Ấn Độ: người ta lấy nước dịch chảy ra từ vết rạch trên
thân cây để đắp ngoài chữa ecpet và ngứa


23. Họ Verbenaceae: Họ cỏ roi ngựa
23.1. Loài Clerodendrum inerme L. Graertn

- Tên Việt Nam: NGỌC NỮ BIỂN (Vạng hôi)
-

BPD: Lá

-

Công dụng:


Lá: dùng ngoài trị eczema, nấm tóc, đòn ngã và vết thương chảy máu



Dịch lá: có tác dụng giải nhiệt, hạ sốt



Ở Ấn Độ:
+ lá: dùng dưới dạng thuốc đắp làm tan hạch xoài;
+ rễ dùng nấu với dầu thành thuốc xoa bóp trị thấp khớp.

10





Ở Thái Lan, lá: dùng ngoài trị bệnh ngoài da và ghẻ ngứa.

23.2. Loài Lantana camara L.
-

Tên Việt Nam: NGŨ SẮC (thơm ổi)

-

BPD: Lá, Hoa, Rễ.

-

Công dụng:


Lá: có vị đắng, hôi, tính mát, hơi có độc, có tác dụng hạ sốt, tiêu độc, tiêu sưng.



Hoa: có vị ngọt, tính mát, có tác dụng cầm máu.



Rễ: có vị dịu, tính mát, có tác dụng hạ sốt, tiêu độc, giảm đau. Người ta biết
lantanin, cũng như quinin, làm giảm sự tuần hoàn và hạ nhiệt.

Lớp Monocotyledoneae.
1. Họ Amaryllidaceae: Họ Thủy tiên.

1. Loài Crinum asiaticum L.
-

Tên Việt Nam: NÁNG

-

BPD: Hành, Lá, Rễ, Hạt.

-

Công dụng:
+ Hành của Náng: có vị đắng; có tác dụng bổ, nhuận tràng, long đờm.
+ Rễ tươi: gây nôn, làm mửa và làm toát mồ hôi.
+ Hạt: tẩy, lợi tiểu và điều kinh.
+ Lá: làm long đờm.

2. Họ Cyperaceae: Họ cói.
2.1. Loài Cyperus stoloniferus .
-

Tên Việt Nam: CỎ GẤU BIỂN

-

BPD:

-

Công dụng:



Có tác dụng điều kinh



Tác dụng giảm đau (do hợp chất a-cyperen), tác dụng làm ra mồ hôi, lợi tiểu
và làm se.



Ở Ấn Ðộ, nó được xem như lợi tiểu, kích thích tim.

2.2. Loài Eleocharis dulsis.
-

Tên Việt Nam: CỎ NĂN

-

BPD:

-

Công dụng: Cũng được sử dụng làm thuốc tiêu đờm, giải nhiệt,

11


mạnh dạ dày, sáng mắt, dùng chữa trẻ em bị tích, phát nóng.

3. Họ Pandanaceae: Họ Dứa dại.
1. Loài Pandanus odoratissimus L.f.

- Tên Việt Nam: DỨA DẠI BIỂN
- BPD: Lá, Quả, Rễ, Hạt.
-

Công dụng:


Rễ dùng trị:
1. Cảm mạo phát sốt;
2. Viêm thận, thuỷ thũng, nhiễm trùng đường tiết niệu;
3. Viêm gan, xơ gan cổ trướng;
4. Viêm kết mạc mắt. Liều dùng 15-30g, dạng thuốc sắc.



Quả trị lỵ và ho. Dùng 30-90g, dạng thuốc sắc.



Hạt dùng trị: viêm tinh hoàn, trĩ. Dùng 30-60g, dạng thuốc sắc.



Ở Ấn Độ, lá được dùng trị bệnh phong, phó đậu, giang mai, ghẻ và bệnh bạch bì. Tinh
dầu lá: dùng trị bệnh đau đầu và thấp khớp.

4. Họ Poaceae: Họ Lúa.

4.1. Loài Cynodon dactylon .

- Tên Việt Nam: CỎ GÀ
-

BPD:

-

Công dụng:
1. Các bệnh nhiễm trùng và sốt rét.
2.

Các trường hợp rối loạn tiết niệu, viêm thận và bàng quang, vàng da, sỏi thận,
sỏi gan, sỏi mật.

3. Thấp khớp, thống phong.
4. Phụ nữ kinh nguyệt không đều.
5. Trẻ em sốt cao, tiểu ít hay bí đái.
6. Viêm mô tế bào, rắn cắn.
4.2. Loài Phragmites karka.
- Tên Việt Nam: SẬY
- BPD:
- Công dụng: Dùng làm thuốc chữa trẻ em sốt

12


Câu 9: Hiểu được khái niệm và giá trị tiềm năng của nguồn VSV biển?
1) Khái niệm: Vi sinh vật biển là những loài vi khuẩn, virus và nấm phổ biến rộng rãi trong lĩnh

vực hàng hải.
2) Sự đa dạng và tiềm năng của vi sinh vật biển:
a) Hơn 70% bề mặt hành tinh của chúng ta được bao phủ bởi đại dương và sự sống trên Trái
đất có nguồn gốc từ biển. Trong đó, một số các hệ sinh thái biển, chẳng hạn như các rạn san hô
đáy biển và san hô sâu, có tính đa dạng rất cao.
- Các chuyên gia ước tính rằng: sự đa dạng sinh học ở các hệ sinh thái này cao hơn so với ở
các khu rừng mưa nhiệt đới.
- Môi trường biển: gần như là một nguồn chưa được khai thác. Sự đa dạng này bắt nguồn từ
chính sự đa dạng của sinh vật nói chung trong đại dương, với nhiều điều kiện môi trường
rất khác nhau và khác biệt so với đất liền.
- Các vi sinh vật biển phải thích nghi, tiến hóa: cùng sự phân tầng theo chiều sâu của biển, từ
những áp lực rất cao (với tối đa là 1100 atm) và điều kiện kỵ khí ở nhiệt độ dưới 0 ° C,
hoặc vào sâu đáy biển với điều kiện có tính axit cao (pH thấp như 2.8), ở nhiệt độ trên 100
do gần khu vực núi lửa có miệng phun trào giữa đại dương.
b) Trong những năm gần đây, hoạt tính sinh học của có nguồn gốc biển từ vi

sinh vật biển

được quan tâm và hứa hẹn rất nhiều tiềm năng.

- Việc tìm kiếm các dược phẩm mới: từ các nguồn tài nguyên thiên nhiên khác nhau được
thực hiện từ thời cổ đại. Các hợp chất điều trị chủ yếu lấy từ nguồn thực vật được sử dụng
để điều trị nhiều loại bệnh.

- Tuy nhiên, các thuốc này có một hoặc các hiệu ứng: khác nhau trên cơ thể con người. Hơn
nữa, khi các vi sinh vật đạt được sức đề kháng chống lại các bệnh dẫn đến việc tìm kiếm
các sản phẩm tự nhiên đa dạng từ các đại dương.

- Vi sinh vật biển, thực vật và động vật không xương: đã đạt được nhiều tầm quan trọng
trong những thập kỷ gần đây do năng lực sản xuất các hợp chất dược phẩm chứa hoạt

tínhsinh học để điều trị nhiều loại bệnh khác nhau.

- Các nhà nghiên cứu khác nhau trên toàn thế giới đang tập trung vào tiềm năng đa dạng
sinh học phong phú của vùng biển sử dụng công nghệ tiên tiến để phát hiện các sản phẩm
tự nhiên chưa được khai thác ở các vùng biển sâu.

13


Câu 10: Trình bày được nhóm Xạ khuẩn biển và các hợp chất thứ cấp của chúng thuộc hệ Vi
sinh vật biển?
Actinobacteria (Xạ khuẩn)
Xạ khuẩn có danh pháp khoa học là Actinobacteria, T.Anh: Actinomycetes.
Là một nhóm vi khuẩn thật phân bố rất rộng rãi trong tự nhiên
1. Vị trí của Xạ khuẩn trong vi sinh sinh vật:
Trước đây, vị trí phân loại của Xạ khuẩn luôn là câu hỏi gây nhiều tranh luận giữa các nhà Vi sinh
vật học, do nó có những đặc điểm vừa giống Vi khuẩn vừa giống Nấm. Tuy nhiên, đến nay, Xạ
khuẩn đã được chứng minh là Vi khuẩn với những bằng chứng sau đây:
1. Một số xạ khuẩn như các loài thuộc chi Actinomyces và Nocardia: rất giống với các
loài vi khuẩn thuộc chi Lactobacillus và Corynebacterium.
2. Xạ khuẩn giống vi khuẩn: ở chỗ không có nhân thật, chúng chỉ chứa nhiễm sắc chất
phân bố dọc theo các sợi hoặc các tế bào.
3. Đường kính của sợi xạ khuẩn và bào tử: giống với ở vi khuẩn. Đồng thời sợi xạ khuẩn
thường không chứa vách ngăn.
4. Xạ khuẩn là đích tấn công: của các thực khuẩn thể giống như vi khuẩn, trong khi đó,
nấm không bị tấn công bởi thực khuẩn thể.
5. Xạ khuẩn thường nhạy cảm: với các kháng sinh có tác dụng lên vi khuẩn, nhưng lại
thường kháng với những kháng sinh tác dụng lên nấm như các polyen.
6. Xạ khuẩn không chứa chitin, chất có mặt trong sợi và bào tử của nhiều nấm, mà không
có ở vi khuẩn. Đồng thời giống như phần lớn vi khuẩn, xạ khuẩn không chứa cellulose.

7. Tương tự với vi khuẩn, xạ khuẩn nhạy cảm: với phản ứng acid của môi trường, đặc
điểm này không có ở nấm.
8. Các đặc điểm về sợi và nang bào tử kín (sporangium) của chi Actinoplanes cho thấy có
thể chi này là cầu nối giữa vi khuẩn và các nấm bậc thấp.
2. Nguồn gốc và phân bố của Xạ khuẩn biển
- Xạ khuẩn được phân bố rất phong phú trong đất, sự phân bố của chúng trong môi trường
nước gần như không được nhắc đến. Các nghiên cứu gần đây đã chỉ ra rằng xạ khuẩn có
thể được phân lập từ các đầm lầy ngập mặn, môi trường ven biển khác, và thậm chí còn từ
những trầm tích sâu dưới đại dương.
- Mặc dù vai trò sinh thái của Actinobacteria biển vẫn chưa được xác định rõ ràng: nhưng
nó được phỏng đoán tương tự với loài xạ khuẩn trên mặt đất như là tham gia vào quá trình

14


phân hủy các chất hữu cơ như chitin, một polymer sinh học đặc biệt dồi dào trong nước
biển.
3. Vai trò và tầm quan trọng của xạ khuẩn trong môi trường biển:
-

Actinobacteria có một vai trò sâu sắc trong môi trường biển: Sự phân hủy hoặc tích lũy
của các vật liệu khác nhau là một quá trình biến đổi trung gian liên tục bởi các hoạt động
của một loạt các vi sinh vật.

-

Xạ khuẩn biển được xem là nguồn dược liệu quan trọng: Chúng có giá trị tiềm năng trong
điều trị hàng loạt các bệnh.

-


Chúng có khả năng để sản xuất: một loạt các chất chuyển hóa thứ cấp có giá trị điều trị rất
tiềm năng, sản xuất các hợp chất chuyển hóa hoạt tính sinh học đa dạng, có thể ứng dụng
trong y dược, công nghệ thực phẩm, dệt may….

-

Đặc biệt Xạ khuẩn biển là hợp chất kháng khuẩn tự nhiên: có nhiều ưu điểm so với các
hợp chất tổng hợp nhân tạo. Các hợp chất kháng khuẩn mới có nguồn gốc từ xạ khuẩn biển
khác nhau có thể được sử dụng để điều trị các chủng kháng thuốc hoặc vi khuẩn đa kháng
thuốc ở người.

4. Xạ khuẩn biển và các hợp chất thứ cấp của chúng
a) Streptomycetaceae: Trong nhánh Streptomycetaceae, có 2 chi có nguồn gốc từ biển có khả năng
sản xuất chất chuyển hóa có cấu trúc đa dạng là Streptomyces và Marinispora.
-

Các xạ khuẩn thuộc chi Streptomyces: sản xuất phần lớn các chất chuyển hóa thứ cấp
phân lập từ các xạ khuẩn có nguồn gốc từ biển.

-

Marinispora là một chi mới trong họ Streptomycetaceae, và cho đến nay hơn 20 chủng
đã được phân lập từ môi trường biển... một loài của Marinispora dẫn đến sự phân lập của
marinomycins, macrolides vòng 44 cạnh.
+ Marinomycin A cho thấy khả năng gây độc chọn lọc đối với các
dòng tế bào u ác tính

 Các chất trao đổi thứ cấp từ Marinispora: + Marinomycin A.
+ Marinisporolide A.

+ Lipoxazolidilone A.
+ Lynamicin A.
b) Micromonosporaceae:

15


-

Trong họ Micromonosporaceae: có hai chi là đại diện của vi khuẩn biển, sản xuất các chất
trao đổi thứ cấp có cấu trúc đặc biệt. Đó là những chi Micromonospora và Salinispora,
chúng đòi hỏi nước biển cho sự phát triển.

-

Salinosporamide A: chắc chắn là sản phẩm quan trọng nhất của tự nhiên được phân lập từ
một loài Salinispora (S.tropica).

-

Chất chuyển hóa thứ cấp khác từ S.tropica gồm salinilactam và macrolide polycyclic
sporolide A

Câu 11: Anh (Chị) hãy trình bày về vị thuốc YHCT (……….): bộ phận sử dụng, tính vị qui
kinh, ứng dụng lâm sàng, liều dùng và cách dùng và một số bài thuốc có sử dụng vị thuốc?
1. Đẻn Biển
1. Tên khác: rắn biển, đẻn, hèo.
2. Một số loại đèn biển được sử dụng: Đẻn cơm, Đẻn rồng/ đẻn đai xanh
Đẻn ghim/ đẻn đầu nhỏ, Đẻn lục.
3. Bộ phận sử dụng:

+ Thịt : Hải xà nhục
+ Máu : Hải xà huyết
+ Mật : Hải xà đởm
+ Thịt + xương: Đẻn biển
4. Tính vị quy kinh: Đẻn biển vị mặn tính ấm, tanh.
+ Quy kinh : can thận.
5. Tác dụng: khu phong trừ thấp, bổ can thận.
6. Ứng dụng lâm sàng: thường sử dụng để điều trị đau nhức xương
khớp (như viêm khớp dạng thấp, thoái hóa khớp,
viêm dây thần kinh…)
7. Liều lượng - cách sử dụng: 8-12g, có thế ngâm rượu, tán bột khô uống.
2. Mẫu Lệ (Ostrea sp)
1. Tên khác: Mẫu cáp, lệ cáp, cổ bi, hào, tản mẫu lệ, đoạn mẫu lệ, vỏ hàu, vỏ hà…
2. Bộ phận sử dụng: vỏ, dùng sống hoặc nung lên rồi dùng.
3. Tính vị quy kinh: Tính bình, hơi lạnh. Vị mặn, sáp. Quy kinh can, đởm, thận.
4. Tác dụng: ích âm, tiềm dương, hóa đàm, nhuyễn kiên

16


5. Ứng dụng lâm sàng: dùng sống chữa các chứng ra nhiều mồ hôi,
nóng nhức trong xương, tràng nhạc…
+ Nung lên dùng chữa: các chứng di tinh, mộng tinh, đới hạ, tiêu chảy.
+ Mẫu Lệ còn được dùng trong: viêm loát dạ dày tá tràng (thể cường toan,

điều

này được giải thích do trong thành phần của mẫu lệ chủ yếu là canxi carbonat có khả năng
trung hòa được dịch vị).
6. Liều lượng: cách sử dụng: 12-40g.

7. Kiêng kỵ: tiêu chảy do hàn, âm hư không có hỏa vượng.
8. Bài thuốc: Mẫu Lệ Hoàn, Kim Tỏa Cố Tinh Hoàn, Mẫu Lệ Tán.
3. Hải Sâm
1. Tên khác: Đỉa biển, đồm độp.
2. Bộ phận sử dụng: Nguyên con bỏ ruột
3. Tính vị quy kinh: Vị ngọt, mặn, tính ôn.
+ Quy kinh: thận.
4. Tác dụng: bổ thận tinh, tráng dương và sát trùng.
5. Ứng dụng lâm sàng: Chủ yếu được dùng làm thực phẩm cao cấp bồi
dưỡng (tính chất bổ không kém nhân sâm nên gọi là hải
sâm) , nên được sử dụng trong các trường hợp : suy nhược
cơ thể, suy nhược thần kinh, thiếu máu, di tinh, đau lưng
(thể thận hư theo YHCT). Ngoài ra, còn chữa viêm phế
quản, mụn nhọt, lỵ, xơ vữa động mạch...
6. Liều lượng: 12-20g có thể lên đến 40g, tán bột, uống với nước hoặc rượu trắng.
7. Bài thốc ví dụ: Tán bột làm hoàn hoặc nấu cao, ngâm rượu.
4. Hải tảo:
1. Tên khác: Rong biển, rau mã vĩ, rong mơ, đạm hải tảo
2. Bộ phận sử dụng: toàn cây
3. Tính vị - quy kinh: Vị ngọt mặn, tính hàn.
+ Quy kinh vị: can, thận.
4. Công dụng: Nhuyễn kiên tán kết, tiêu đờm lợi thủy.
5. Ứng dụng lâm sàng:

17


+ Trị bướu cổ, tràng nhạc, phù thũng
+ Trị chứng trúng phong liệt nửa người (tai biến mạch máu
não gây liệt nửa người).

6. Liều lượng: 8-12g
7. Kiêng kỵ: Người tỳ vị hư hàn, có thấp trệ không nên dùng.
8. Tương kỵ: Phản cam thảo.
9. Bài thuốc: Hải Tảo Tửu, Hoàn Rong Mơ, Hải Tảo Ngọc Hồ Thang.
5. Côn Bố
1. Tên khác: Côn bố, đạm côn bố, hải đới, nga chưởng Thái.
2. Bộ phận sử dụng: toàn cây.
3. Tính vị - quy kinh: Vị mặn, tính hàn.
+ Quy kinh: can, thận.
4. Tác dụng: Nhuyễn kiên tán kết, lợi thủy.
5. Ứng dụng lâm sàng: chủ trị các chứng bướu cổ, tràng nhạc, thủy thũng, cách nghẹn. Ngoài
ra, còn được dùng trong một số trường hợp viêm phế quản mãn tính, hen…
6. Liều lượng: 8-12g
7. Kiêng kỵ: Người tỳ vị hư hàn không nên dùng.
8. Bài thuốc: Côn Bố Tán chủ trị chứng bướu cổ.
9. Chú ý: Hải tảo và Côn bố hai vị này có tính vị và công dụng tương tự nhau, Côn bố có tác
dụng lợi thủy mạnh hơn, hạ khí rất nhanh nếu dùng kéo dài sẽ làm cơ thể gầy đi.
6. Hải Triết Bì
1. Tên khác: Hải triết, hải trá, xư bồ ngư, hồng triết …
2. Bộ phận sử dụng: con sứa có tên khoa học là Rhopilema esculenta
Kishinouye, thuộc họ Sứa rô.
+ Vòi miệng, tua miệng gọi là Hải Triết Đầu.
+ Phần thân hình bán cầu phía trên gọi là Hải Triết Bì
3. Tính vị quy kinh: Vị mặn chát, tính ôn.
+ Quy kinh can thận.
4. Tác dụng: thanh nhiệt hóa đàm tiêu tích, nhuận tràng, giáng áp.
5. Ứng dụng lâm sàng: Dùng trong các trường hợp viêm phế quản,

18



viêm họng, hen, viêm loét dạ dày tá tràng, tăng huyết áp,
ngoài ra, còn có tác dụng chóng liền sẹo, nâng cao thể trạng.
6. Liều lượng- cách dùng: 40-120g.
7. Bài thuốc ví dụ: Tuyết Canh Thang.
7. Ô Tặc Cốt
1. Tên khác: Ô trắc cốt, hải phiêu tiêu, mặc ngư cốt…
2. Bộ phận sử dụng: Mai mực.
3. Tính vị quy kinh: Vị mặn, tính ôn.
+ Quy kinh: can, thận.
4. Tác dụng: Thu liễm, chỉ huyết thông kinh.
5. Ứng dụng lâm sàng: Chữa thổ huyết, rong kinh, băng huyết, chảy máu cam, ra khí hư màu
đỏ (xích bạch đới hạ). Ngoài ra, còn được dùng trong điều trị viêm loét dạ dày tá tràng.
6. Liều lượng: 6-12g.
7. Kiêng kỵ: Người âm hư, nhiệt thịnh thì không nên dùng.
8. Tương kỵ: Ghét bạch cập, bạch liễm, phụ tử.
9. Bài thuốc ví dụ: Ô Bối Tán, A Giao Hoàn, Thanh Đới Thang, Bình Vị Nam…
8.

Hải Hà
1. Tên khác: Tôm biển.
2. Bộ phận sử dụng: Tôm biển cả con.
3. Tính vị quy kinh: Vị ngọt, tính lạnh
+ Quy kinh: tâm, can, thận.
4. Tác dụng: Bổ thận tráng dương, thông sữa, giải độc.
5. Ứng dụng lâm sàng: Thường dùng trong điều trị các chứng rối loạn cương dương (thận khí
hư dương luy theo YHCT). Ngoài ra, còn là thực phẩm rất bổ dưỡng, chữa các bệnh ngoài
da lở ngứa chảy nước, tắc sữa.
6. Liều lượng – cách dùng: 20-40g, chế với rượu.
7. Kiêng kỵ: Hỏa thịnh, người cơ địa dị ứng không nên dùng. Trong thời gian cho con bú, người

con xuất hiện ban chẩn cũng không nên dùng.
8. Bài thuốc ví dụ: Hải Hà Tán.

19


9. Thạch Quyết Minh
1. Tên khác: Hải bạc xác, Chu tử phòng, Chân hải quyết, Cửu khổng hoa…
2. Bộ phận sử dụng: Vỏ Bào ngư ở đáy biển có nhiều loại.
+ Vỏ có 7 đến 13 lỗ, thường 9 lỗ.
+ Ngoài vỏ sắc nâu hoặc xanh tía, bên trong trơn nhoáng nhiều màu sắc như
xà cừ, khô nguyên vỏ, dày, không mùi hôi là tốt.
3. Tính vị quy kinh: Vị mặn, tính bình.
+ Quy kinh: can, phế.
4. Tác dụng: Bình can tiềm dương, thanh nhiệt, thông ngũ lâm.
+ Nếu dùng sống: thì tác dụng bình can tiềm dương mạnh, thanh can hỏa lớn.
+ Nếu dùng nung: thì tác dụng tiềm dương chậm.
5. Ứng dụng lâm sàng: Chữa các chứng đâu đầu, hoa mắt chóng mặt do can hỏa vượng, quáng
gà, viêm loét dạ dày tá tràng (thể cường toan) cầm máu.
6. Liều lượng – cách dùng: 4-8g nếu dùng dưới dạng tán bột, 20-40g nếu dùng dưới dạng thuốc
săc.
7. Kiêng kỵ: Người tỳ vị hư hàn, không phải thực nhiệt thì cấm dùng.
8. Bài thuốc ví dụ: Thạch Quyết Minh Tán + A Giao Kê Tử Hoàng Thang.
10. Hải Mã
1. Tên khác: Cá ngựa, Hải long, Thủy mã.
2. Bộ phận sử dụng: Toàn con cá ngựa (bỏ ruột) phơi hoặc sấy khô.
3. Tính vị quy kinh: Vị ngọt, hơi mặn, tính ôn.
+ Quy kinh: phế, thận.
4. Tác dụng: Tráng dương, ấm thủy, bổ khí huyết.
5. Ứng dụng lâm sàng: Rối loạn cương dương, suy nhược thần kinh, suy

nhược cơ thể, phụ nữ đẻ khó.
6. Liều lượng – cách dùng: 4-12g, dùng dưới dạng thuốc bột hoặc hoàn, ngâm rượu.
7. Kiêng kỵ: Phụ nữ có thai không được dùng.
8. Bài thuốc ví dụ: Hải Lộc Tán, Hải Mã Tán.
11. Đồi Mồi
1. Tên khác: Văn giáp, Đại mại, Đại mạo…

20


2. Bộ phận sử dụng: Vảy con rùa biển thuộc họ Vích (Cheloniidae).
3. Tính vị quy kinh: Tính hàn, vị cam, không độc.
+ Quy kinh: tâm và can.
4. Tác dụng: Thanh nhiệt giải độc, an thần.
5. Ứng dụng lâm sàng: Dùng chữa bệnh mê sảng, sốt cao, kinh giản (co giật), ung nhọt sưng
tấy.
6. Liều lượng- cách dùng: 4-8g, dùng tán bột hoặc dạng thuốc thang.
7. Kiêng kỵ: Không phải thực nhiệt không nên dùng.
8. Bài thuốc ví dụ:
+ Sinh đồi mồi, Sinh tê giác mỗi thứ đem mài với nước, hòa đều rồi hâm nóng uống,
bài dùng để điều trị chứng dịch lệ (như đậu mùa,cúm).
+ Chí Bảo Đơn.
12. Sao biển
1. Tên khác:
2. Bộ phận sử dụng: toàn con sao biển.
3. Tính vị quy kinh: Vị mặn, tính bình.
+ Quy kinh (chưa xác định)
4. Tác dụng: nhuyễn kiên tán kết, giải độc, hòa vị chỉ thống.
5. Ứng dụng lâm sàng: điều trị bướu cổ, tràng nhạc, viêm loét dạ dày tá tràng (thể cường toan),
nâng cao thể trạng (dùng cho bệnh nhân bệnh mãn tính suy kiệt).

6. Liều lượng – cách dùng: thuốc thang 20-30g/ngày. Tán bột 3g/ngày, hoặc ngâm rượu.
7. Bài thuôc ví dụ:
+ Viêm loét dạ dày thể cường toan: có thể dùng tán bột, mỗi lần
1 thìa cà phê, ngày 3 lần.

Câu 12: Kể tên và ứng dụng lâm sàng của bài thuốc (…………) sử dụng vị thuốc YHCT có
nguồn gốc từ dược liệu biển?
1. CỐ XUNG THANG
1. Ô tặc cốt……12g

5. Sơn thù ………. 24g

2. Sinh hoàng kỳ….18g

6. Bạch truật …. 30g

21

9. Long cốt…...24g
10. Mẫu lệ……24g


3. Bạch thược ….12g

7. Tông lư thán …... 6g

4. Ngũ bội tử …..1,5g

8. Thiến thảo……... 9g


- Ứng dụng lâm sàng: Rong kinh, rong huyết, sau đẻ mất máu nhiều.
2. HẢI HÀ TÁN
1. Hải hà………………. 500g

2. Dâm dương hoắc……. 200g

3. Hồ đào nhân ………….30g

4. Rượu trắng ………….. 250ml

- Ứng dụng lâm sàng: chủ trị các chứng rối loạn cương dương.
3. Bài Thuốc Kinh Nghiệm Trị Viêm Da
1. Hải tảo ………...16g

6. Hạ khô thảo……8g

2. Liên kiều ………12g

7. Nga truật ..…….8g

3. Ngưu bàng tử …..8g

8. Tam lăng...…… 4g

4. Côn bố………….8g

9. Trần bì………...2g

5. Bán hạ………… 2g
4. HẢI LỘC TÁN

1. Hải mã……. …10g

2. Lộc nhung …... 10g

3. Hồng sâm ……10g

4. Nhục quế ……..3g

- Ứng dụng lâm sàng: Dùng trong điều trị các chứng suy sinh dục.
5. TUYẾT CANH THANG
1. Hải Triết …. 40g

2. Bột tề ……. 4 quả.

- Ứng dụng lâm sàng: điều trị táo bón cho cả trẻ em và người già. Ngoài ra còn dùng điều trị các
trường hợp : ho khạc đờm dính, tăng huyếtáp, ăn trướng bụng chậm tiêu.
6. A GIAO KÊ TỬ HOÀNG THANG
1. A giao ……16g

4. Sinh mẫu lệ…12g

2. Phục thần …….8g 5. Câu đằng ……... 12g
3. Kê tử hoàng…1 cái

7. Bạch thược …... 12g
8. Sinh địa …..12g

6. Thạch quyết minh …. 12g

9.La thạch đằng …. 8g


- Ứng dụng lâm sàng: trị các chứng co giật, gân cơ co cứng, đau đầu chóng mặt, run giật.

22



×