Tải bản đầy đủ (.ppt) (21 trang)

LIỆT dây THẦN KINH VII NGOẠI BIÊN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (216.45 KB, 21 trang )

HỌC VIỆN Y – DƯỢC HỌC CỔ TRUYỀN VIỆT NAM

BÀI GIẢNG
LIỆT DÂY THẦN KINH VII NGOẠI BIÊN

GIẢNG VIÊN: LÊ ĐĂNG TRƯƠNG


MỤC TIÊU

1. Trình bày được nguyên nhân, triệu chứng
lâm sàng của bệnh liệt dây thần kinh VII
ngoại biên..
2. Xoa bóp bấm huyệt điều trị bệnh liệt dây VII
ngoại biên.


Y HỌC HIỆN ĐẠI
1. Đại cương:
Liệt mặt (liệt dây thần kinh số VII) là một chứng bệnh hay
gặp trong lâm sàng thần kinh do nhiều nguyên nhân gây
ra. Liệt dây thần kinh số VII có thể chỉ gặp đơn thuần,
nhưng cũng có khi liệt dây thần kinh số VII đi cùng với
liệt các dây thần kinh sọ khác (dây VI, V, VIII) hoặc kết
hợp với liệt nửa người.



2. Nguyên nhân
2.1. Nguyên nhân gây liệt VII trung ương:
Mọi tổn thương từ tế bào gối ở vỏ não tới bó


gối sẽ gây liệt VII trung ương. Thường là
những nguyên nhân gây tổn thương não nhu:
tai-biến mạch máu não, u não, viêm não, áp
xe não, chấn thương sọ não, thoái hóa não


2.2. Nguyên nhân gây liệt VII ngoại biên:
Mọi tổn thương tại nhân hoặc trên đường đi từ nhân
ra ngoài sẽ gây liệt mặt ngoại biên. Người ta chia
thành các nhóm theo vị trí tổn thương:
Tồn thương tại nhân ờ cầu não: do u não, viêm
nhiễm, bệnh ở mạch máu não.
Tổn thương ở góc cầu tiểu não: do u góc cầu tiểu
não (u dây VIII), viêm màng nhện góc cầu tiểu não


 Tổn thương đoạn ở nền sọ:
+ Vỡ nền sọ do chấn thương: sau chấn thương có
chảy mậu ra lỗ tai, mũi, quanh mắt kèm liệt mặt.
Chẩn đoán bằng X quang sọ.
+ U độc nền sọ: ung thư vòm họng lan lên nền sọ
+ Viêm màng não vùng đáy sọ: thường do lao.
 Tổn thương đoạn đi qua xương đá trong kênh
Falloppe:
+ Các bệnh về tai, xương chũm: viêm tai giữa, viêm
tai xương chũm chiếm tỷ lệ lởn các trường hợp
liệt mặt. Vì vậy với bệnh nhân liệt VII ngoại biên,
khảm tai, mũi, họng là một nguyền tắc bắt buộc.
+ Chấn thương vỡ xương đá.



 Tồn thương đoạn qua lỗ châm chũm:
 Do u, viêm tuyến nước bọt mang tai.
 Tai biến sản khoa do đặt Forceps kẹp vào nhánh
dây vu.
 Một số nguyên nhân khác:
 Liệt mặt do virut gây tổn thương hạch gối, phần
nhiều do Zona (Herpes Zoster) gây nên.
 Liệt mặt do lạnh (liệt Bell): khi không xác định được
nguyên nhân.


3. Triệu chứng lâm sàng
Tùy theo vị trí tổn thương. Có hai thể là liệt VII trung ương và
liệt VII ngoại biên.
3.1. Liệt VII ngoại biên:
Quan sát bệnh nhân lúc nghỉ ngơi: nửa mặt bên liệt mất
hoặc mờ các đường tự nhiên. Thể hiện:
Miệng méo vê bên lành, khóe miệng như hé mở.
Rãnh mũi- má bên liệt nông, bên lành sâu hơn (dấu hiệu mờ
rãnh mũi-má)
Khe mắt bên liệt như rộng ra, mắt bên liệt kém linh hoạt,
lông mày bên liệt như sệ xuống.
Nếp nhăn trán bên liệt nông hoặc mất (mờ nếp nhăn trán).


 Quan sát bệnh nhân khi làm động tác: sự mất cân xứng càng thể
hiện rõ
+ Khi bệnh nhân ăn cơm, uống nước dễ bị vãi thức ăn ở mép bên
liệt.

+ Không chụm miệng thổi lửa, không huýt sáo, không súc miệng
được.
+ Bảo bệnh nhân nhe răng: miệng lệch sang bên lành càng rõ.
+ Mắt nhắm không được hoặc không kín, nhãn cầu lên ừên và ra
ngoài, chỉ thấy khe mắt toàn lòng trắng (dấu hiệu Charles- Bell).
Trong trường hợp tổn thương dây VII nhẹ mắt nhắm tương đối
kín, quan sát thấy lông my như dài ra (dấu hiệu Souques).
+ Khi bệnh nhân nhìn lên thấy nếp nhăn trán bên liệt nông hoặc mất
(mờ nếp nhăn trán).
+ Phản xạ mũi- mi giảm hoặc mất: gõ nhẹ vào điểm giữa hai cung
lông mày (gốc mũi) bình thường hai mất chớp đều nhau, trong liệt
vn ngoại biên mắt bên liệt chớp chậm hơn hoặc không chớp.
+ Dấu hiệu cơ bám da cổ (+): bệnh nhân há miệng, người khám
dùng tay đỡ cằm cản lại thấy các cơ bám dạ cổ. bên liệt nhẽo
hơn bên lành.


 Liệt mặt cả hai bên: không thấy sự mất cân đối
của mặt như đã mô tả. Quan sát thấy nét mặt của
người bệnh như vô cảm, có dấu hiệu Souques
hoặc Charles- Bell cả hai bên, không nhăn trán,
không thổi lửa hoặc huýt sáo được.
 Liệt mặt co cứng: quan sát sẽ thấy các cơ mặt
bên liệt thường có hiện tượng giật sợi cơ. Đặc biệt
phần lớn thấy miệng và nhân trung lệch về bên liệt.
Tuy nhiên bảo bệnh nhân nhắm mắt vẫn thấy dấu
hiệu Charles- Bell hoặc Souques ở bên liệt.


3.2. Liệt VII Trung ương:

Đặc điểm: sự mất cân đối của mặt thường kín
đáo, chỉ liệt phần dưới của mặt.
Không có dấu hiệu Charles- Bell (dấu hiệu âm
tính quan trọng).
Thường đi kèm với liệt nửa người cùng bên.


4. Điều trị
4.1. Nguyên tắc điều trị:
Điều trị theo nguyên nhân (nội, ngoại khoa), kết quả
điều trị phụ thuộc vào nguyên nhân gây bệnh.
4.2. Điều trị liệt VII ngoại biên do lạnh (liệt Bell).
Bảo vệ mắt cho bệnh nhân: đeo kính hoặc băng vô
khuẩn bên liệt, nhỏ các dung dịch (nước mắt nhân tạo,
nước muối sinh lý) vào mắt bên liệt.
Cho các thuốc điều hoà vi mạch như: Papaverin hoặc
Fonzylan.
Corticoid (dùng càng sớm càng tốt): Prednisolon liều
1mg/kg/ngày trong 3 ngày rồi giảm liều l0 mg mỗi ba
ngày. Dùng một đợt 15 ngày.
Kháng virus: Acyclovir
Hướng dẫn bệnh nhân tự xoa bóp, tập nhăn trán, phát
âm từ mở môi (u; p; i…)


Y HỌC CỔ TRUYỀN
1. Đại cương:
Khẩu nhãn oa tà (liệt dây VII ngoại biên) do nguyên
nhân cơ năng hay thực thể gây ra: viêm nhiễm, lạnh,
sang chấn sau mổ, thương tích, vỡ xương đá.

2. Nguyên nhân và cơ chế gây bệnh:
Y học cổ truyền liệt bệnh này vào trúng phong hàn
kinh lạc. Nguyên nhân do lục dâm (tác nhân gây bênh
bên ngoài) là phong, hàn, nhiệt, đặc biệt là phong hàn
xâm phạm bì phu kinh lạc làm khí huyết không lưu
thông cơ không được lưu dưỡng gây nên.


3. Phân loại và triệu chứng :
3.1. Trúng phong hàn ở kinh lạc: Sau khi gặp mưa,
gió lạnh, tự nhiên mắt không nhắm được, miệng méo
cùng bên với mắt, uống nước trào ta, không huýt sáo
được, không thổi lửa được. Toàn thân có hiện tượng
sợ lạnh, rêu lưỡi trắng, mạch phù.
3.2. Trúng phong nhiệt ở kinh lạc: Tại chỗ giống
như trên kèm theo toàn thân có sốt, sợ gió, sợ nóng,
rêu lưỡi trắng khô, mạch phù sác.
3.3. Ứ huyết ở kinh lạc: Gồm triệu chứng như ở trên
và tìm hiểu nguyên nhân gây sang chấn như: sau
ngã, bị thương tích, sau khi mổ vùng hàm mặt, xương
chũm,...


2.2. Do nội nhân ( thể đau mạn)
Thường gặp ở người do chính khí suy yếu mà dẫn đến
rối loạn chức năng của các tạng, nhất là hai tạng can
và thận. Sự rối loạn chức năng của hai tạng can thận
và hai phủ đởm, bang quang sẽ ảnh hưởng đến sự
tuàn hoàn của khí huyết, kinh khí bị trở trệ dọc đường
đi của kinh Bàng quang và kinh Đởm.

2.3. Do bất nội ngoại nhân
Do lao động quá sức, sau khi mang vác vật nặng, bị
đánh, bị ngã.. làm khí trệ huyết ứ mà gây nên đau.


4. Điều trị:
4.1. Phép: Thông kinh hoạt lạc, khu phong tán hàn (nếu
do phong hàn), khu phong thanh nhiệt (nếu do phong
nhiệt), hoạt huyết hành khí (nếu do ứ huyết).
4.2. Thủ thuật: Đẩy, véo, bấm, ấn điểm, xát.
4.3. Tiến hành
Bệnh nhân nằm ngửa, thầy thuốc ngồi hoặc đứng làm
các thủ thuật sau:
Miết trán: Miết toàn bộ từ ấn đường lên chân tóc rồi
toả ra hai bên như nan quạt, cần làm mạnh phía bên liệt
làm từ 5 - 15 lần để thông kinh lạc, giải trừ tà khí, làm
thông khí huyết ứ trệ.
Đẩy Toản trúc: dùng ngón tay cái miết từ huyệt Tình
minh lên huyệt Toản trúc từ 5 đến 10 lần.


 Dùng ngón tay cái miết từ huyệt Ấn đường dọc theo
cung lông mày ra huyệt Thái dương 5 đến 10 lần.
 Day vùng quanh mắt 5 đến 10 vòng.
 Miết từ gốc mũi qua huyệt Nghinh hương xuống
huyệt Địa thương 5 đến 10 lần.
 Phân Nhân trung và Thừa tương 5 đến 10 lần.
 Day quanh vùng môi 5 đến 10 vòng.
 Xát má 5 đến 10 lần.
 Bấm các huyệt: Tình minh, Toản trúc, Ngư yêu,

Nghinh hương, Địa thương, Giáp xa, Hạ quan, Hợp
cốc bên đối diện, Nội đình cùng bên.
 Bóp má 3 lần (mỗi lần bóp hết vùng má).


* Liệu trình
Ngày xoa bóp một lần, mỗi lần 20 phút, làm đến khi
khỏi mới thôi.
* Chú ý: Liệt mặt phong hàn thì điều trị có kết quả tốt,
còn đối với loại do ngoại thương khối u, xuất huyết và
thần kinh bị tổn thương thực thể thì kết quả còn ít.
Khi chữa bệnh chú ý lấy bên liệt làm chủ nhưng
cũng không nên bỏ qua bên lành.
Giai đoạn đầu cần làm ngày 1 lần. Trong điều trị
trước tiên chú ý trị mắt, không nên để lộ đồng tử kéo
dài ngày sẽ gây khô viêm giác mạc, kết mạc. Nên dặn
người bệnh đeo kính râm để bảo vệ mắt.


CÂU HỎI LƯỢNG GIÁ
1. Trình bày được nguyên nhân và cơ chế sinh
bệnh của liệt dây thần kinh VII ngoại biên.
2.Trình bày triệu chứng và các thể lâm sàng của
bệnh liệt dây thần kinh VII ngoại biên.
2. Lập được công thức huyệt xoa bóp bấm huyệt
điều trị bệnh liệt dây thần kinh VII ngoại biên.





×