Tải bản đầy đủ (.pdf) (9 trang)

Hiệu lực của phác đồ châm cứu các huyệt tại chỗ trong điều trị liệt dây thần kinh VII ngoại biên do lạnh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (387.92 KB, 9 trang )

HIỆU LỰC CỦA PHÁC ĐỒ CHÂM CỨU CÁC HUYỆT TẠI CHỖ
TRONG ĐIỀU TRI LIỆT DÂY THẦN KINH VIINGOẠI BIÊN DO LẠNH
Nguyễn Văn Tánh – Lưu Thị Hiệp
TÓM TẮT:
Tình hình và mục tiêu nghiên cứu: Liệt thần kinh VII ngoại biên là bệnh khá phổ biến, bệnh
tuy không nguy hại đến tính mạng nhưng ảnh hưởng nhiều đến sinh hoạt, đến thẩm mỹ, giao tiếp
xã hội của người bệnh. Điều trị bằng châm cứu, phần lớn thu được kết quả rất khả quan, với phác
đồ châm cứu kinh điển: các huyệt tại chỗ kết hợp với huyệt dặc hiệu – Hợp cốc.Tuy vậy, thực tiển
điều trị có khi người ta chỉ sử dụng huyệt tại chỗ đơn thuần, nhất là ở phụ nữ mang thai mà bị liệt
mặt thì huyệt Hợp cốc không được sử dụng. Đề tài này tiến hành nhằm: Xác định hiệu lực hồi
phục chức năng vận động của liệt thần kinh VII ngoại biên do lạnh của phác đồ châm cứu các
huyệt tại chỗ; so sánh với phác đồ châm cứu các huyệt tại chỗ kết hợp với huyệt Hợp cốc 2 bên.
Thiết kế nghiên cứu: Nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng ngẫu nhiên, có nhóm chứng. Thực hiện
tại Khoa Khám bệnh - Bệnh viện Y Học Cổ Truyền TP HCM, từ ngày 01.10.2006 đến 30.
06.2007.
Đối tượng nghiên cứu: 64 bệnh nhân (30 nam, 34 nữ) có độ tuổi trung bình ở nhóm nghiên
cứu: 41,22 ± 15,79; ở nhóm chứng: 35,53 ± 13,71 được điều trị trong 30 ngày.
Phương tiện đánh giá: Tính điểm các triệu chứng dựa trên bảng khám vận đông MacMey cải
tiến của Nguyễn Tấn Phong.
Phương pháp thực hiện: Điện châm kết hợp xoa bóp vùng mặt và tự tập trước gương.
Kết quả chính: Sau 30 ngày điều trị, nhóm nghiên cứu có tỷ lệ: khỏi: 53,1%; đỡ nhiều: 43,8%;
đỡ ít: 3,1%; không đỡ: 0% , nhóm chứng có tỷ lệ: khỏi: 59,4%; đỡ nhiều: 40,6%; đỡ ít và không
đỡ: 0%. Sự khác biệt giữa hai nhóm không có ý nghĩa thống kê.
Kết luận: Hiệu lực của hai phác đồ châm cứu này là tương đương, riêng phác đồ châm cứu các
huyệt tại chỗ sẽ thích hợp hơn ở phụ nữ mang thai, trong những ngày hành kinh, bệnh nhân dễ bị
vựng châm.

ĐẶT VẤN ĐỀ
Liệt thần kinh VII ngoại biên do lạnh là bệnh khá phổ biến, tỷ lệ mắc phải ở Mỹ và Nhật là 25 –
30/ 100.000/ năm [4], ở Anh là 20,2/100.000/ năm [8], bệnh tuy không nguy hại đến tính mạng
nhưng ảnh nhiều đến sinh hoạt như: vận động các cơ ở mặt, điều tiết mắt, khó khăn trong ăn


uống, và ảnh hưởng đến thẩm mỹ, giao tiếp xã hội của người bệnh. Điều trị không dùng thuốc
như châm cứu, xoa bóp, bấm huyệt, tập vận động… hầu như chưa thấy biến chứng, bệnh nhân an
tâm hơn trong điều trị và kết quả thu được cũng rất khả quan. Theo Y học cổ truyền, bệnh là do
phong hàn xâm phạm vào lạc mạch sáu kinh dương vùng mặt, do đó điều trị bệnh là tác động vào
các huyệt tại chỗ và các huyệt ở xa, theo kinh, đặc hiệu. Đặc biệt, huyệt Hợp cốc là huyệt đặc
hiệu chữa bệnh vùng đầu mặt, miệng răng, mà hầu hết các tác giả đều sử dụng trong công thức
điều trị liệt thần kinh VII ngoại biên do lạnh. Tuy vậy, trong thực tiển điều trị có khi người ta chỉ
sử dụng huyệt tại chỗ đơn thuần, nhất là ở phụ nữ mang thai mà bị liệt mặt thì huyệt Hợp cốc
không được sử dụng.
Các phương pháp điều trị bằng châm cứu, ở cả trong và ngoài nước, đã được nghiên cứu rất nhiều
như: ôn châm: [1], [11], thủy châm: [7], [12], [13], điện châm: [1], [5], [11], [3], [9], [10], [13].
Các nghiên cứu điều trị liệt thần kinh VII ngoại biên trong công thức huyệt có phối hợp với huyệt
Hợp cốc [1], [6], [11], [2], [3], [4], [14], tỷ lệ khỏi: 44,12 – 75%, không có phối hợp với huyệt
Hợp cốc [5], [4], [10], [13], tỷ lệ khỏi: 52,7 – 84%. Nhưng, chúng tôi chưa thấy có tác giả nào
đánh giá hiệu lực của phác đồ châm cứu các huyệt tại chỗ mà không cần kết hợp với huyệt dặc
hiệu – Hợp cốc.
Mục tiêu nghiên cứu: Xác định hiệu lực hồi phục chức năng vận động của phác đồ châm cứu
các huyệt tại chỗ trong điều trị liệt thần kinh VII ngoại biên do lạnh, so sánh với phác đồ châm
cứu các huyệt tại chỗ kết hợp với huyệt Hợp cốc 2 bên.





ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:
Đối tượng nghiên cứu:
Tiêu chí chọn bệnh:
Không phân biệt nam nữ, nghề nghiệp, lứa tuổi, thời gian mắc bệnh được điều trị ngoại trú tại
Khoa Khám bệnh – Bệnh viện YHCT TP. HCM.
Bệnh nhân được chẩn đoán, theo YHHĐ: Liệt dây thần kinh VII ngoại biên do lạnh, theo YHCT:

Thể phong hàn phạm kinh lạc.
Tiêu chí loại trừ:
Bệnh nhân được chẩn đoán liệt thần kinh VII ngoại biên thứ phát.
Bệnh nhân có co thắt phối hợp ở mặt, co cứng, co giật mặt. Bệnh nhân đang mang thai. Bệnh
nhân không hợp tác điều trị.
Tiêu chuẩn ngưng nghiên cứu: Xuất hiện triệu chứng trầm trọng như: viêm giác mạc, viêm kết
mạc nặng, đồng động, co cứng cơ mặt. Bệnh nhân không tuân thủ đầy đủ điều kiện nghiên cứu:
bỏ điều trị giữa chừng, tự ý dùng thêm phương pháp khác.
Theo dõi biến chứng đồng động, co cứng và cách xử trí:
Thầy thuốc: BS nghiên cứu trực tiếp khám bệnh và theo dõi hàng ngày, YS châm cứu được tập
huấn kỹ về điện châm, theo dõi và phát hiện kịp thời biến chứng, đặc biệt chú ý đến biến chứng
đồng động, co cứng, co thắt.
Bệnh nhân: Báo ngay cho thầy thuốc khi có các biểu hiện: máy cơ, rung giật cơ, hay có vận động
ngoại ý của cơ mặt như khi cười, thổi sáo mà gây nheo mắt.
Cách xử trí: Ngưng ngay điều trị bằng điện châm. Cứu ấm các huyệt tại chỗ ở mặt bên liệt, trừ
huyệt Tình minh. Xoa bóp mặt bên liệt 20 – 30 phút/ lần.
Phương pháp nghiên cứu:
Thiết kế nghiên cứu: Thử nghiệm lâm sàng ngẫu nhiên, có nhóm chứng.
Mẫu nghiên cứu: 64 bệnh nhân được sắp xếp ngẫu nhiên theo thứ tự lẽ vào nhóm nghiên cứu,
chẵn vào nhóm chứng (Cỡ mẫu là 155 bệnh nhân cho mỗi nhóm, nhưng do điều kiện thời gian
hạn chế nên chỉ thực hiện được 32 bệnh nhân cho mỗi nhóm).
Phương pháp điều trị: Điện châm kết hợp xoa bóp vùng mặt và tự tập trước gương.
Công thức huyệt:
- Nhóm nghiên cứu: Huyệt tại chỗ, bên liệt:
Toản trúc, Dương bạch, Ty trúc không, Nghinh hương, Địa thương, Giáp xa, Hạ quan, Nhân
trung, Thừa tương, Ế phong, Thính cung.
- Nhóm chứng: Huyệt tại chỗ, bên liệt (như ở nhóm nghiên cứu) và Hợp cốc 2 bên.
Cách châm: Mỗi lần châm 6 – 7 huyệt vùng mặt bên liệt. Mất nếp nhăn trán, mắt nhaém không
kín chọn 2 trong các huyệt: Toản trúc, Dương bạch, Ty trúc không. Nhân trung lệch, rãnh mũi má
mờ, thổi sáo, phồng má khó chọn 4 – 5 trong các huyệt: Nghinh hương, Địa thương, Giáp xa, Hạ

quan, Nhân trung, Thừa tương, Ế phong, Thính cung. Ngày châm 1 lần, lưu kim 20 phút. Liệu
trình điều trị 30 ngày, mỗi chủ nhật nghỉ.
Cách điện châm: Dạng xung: hình sin. Cường độ: 15 – 25 µA, hay có co cơ mặt nhẹ, bệnh nhân
cảm giác dễ chịu. Tần số: 5 – 15 Hz. Thời gian kích thích 20 phút, ngày điện châm 1 lần.
Cách xoa bóp và tập luyện cơ:
- Sau khi rút kim châm cứu, thầy thuốc xoa bóp mặt bên liệt cho bệnh nhân với các thủ thuật:
vuốt, xoa, miết, gõ. 20 phút/ lần.
- Sau xoa bóp, người bệnh ngồi trước gương tự tập các động tác: Nhắm mắt, mỉm cười, thổi lửa,
ngậm chặt miệng, cười thấy răng và nhếch môi trên, nhăn trán, nhíu mày, hỉnh 2 cánh mũi, phát
âm: b, p, u, m. Mỗi động tác tập 12 – 15 lần.
- Ở nhà, bệnh nhân tự tập trước gương kết hợp tự xoa bóp mặt bên liệt. Ngày 2 – 3 lần, mỗi lần
15 – 20 phút.
Theo dõi, đánh giá kết quả điều trị:
Dựa trên bảng khám vận động MacMey cải tiến của Nguyễn Tấn Phong để tính điểm các triệu
chứng liệt thần kinh VII ngoại biên. Các triệu chứng được đánh giá, tính điểm ngày đầu tiên và
sau mỗi 5 ngày điều trị.
Theo dõi biến chứng: Sau liệu trình điều trị 30 ngày, bệnh nhân được theo dõi vào các ngày 60
và 90, bằng cách hẹn khám trực tiếp hay qua điện thoại.
Phương pháp thống kê: Các số liêu thu nhập được xữ lý thống kê, phân tích trên phần mềm
SPSS 14.0. So sánh các tỷ lệ của biến số định tính của 2 nhóm: Kiểm định Chi – bình phương.
Trường hợp các tần số mong đợi tại các ô nhỏ hơn 5: Kiểm định chính xác Fisher. So sánh các số
trung bình mỗi 5 ngày điểu trị giữa 2 nhóm: Kiểm định T độc lập.
KẾT QUẢ
Số liệu thống kê
Tổng số 64 bệnh nhân: nhóm nghiên cứu:32 BN, nhóm chứng: 32 BN.
Đặc điểm BN theo tuổi:
Tuổi trung bình ở nhóm NC:41,22 ± 15,79 ; ở nhóm chứng: 35,53 ± 13,71. Sự khác biệt về tuổi ở
2 nhóm không có ý nghĩa thống kê (t = 2,367; p = 0,129).
Đặc điểm BN theo giới tính:
Bảng 1: Đặc điểm BN theo giới tính:

Giới
Nhóm
Nghiên cứu
Nhóm chứng
Tổng cộng
So sánh 2
nhóm (chi-
square)
Số BN
Tỷ lệ
Số BN
Tỷ lệ
Số BN
Tỷ lệ
Nam
14
43,8%
16
50%
30
46,87%
χ
2
= 0,251
p = 0,616
Nữ
18
56,2%
16
50%

34
53,12%
Tổng cộng
32
100%
32
100%
64
100%

Nhận xét: Sự khác biệt về giới tính ở 2 nhóm không có ý nghĩa thống kê với p > 0,05.
Đặc điểm BN theo thời gian mắc bệnh:
Bảng 2: Đặc điểm BN theo thời gian mắc bệnh.
Thời gian mắc
bệnh
Nhóm
Nghiên cứu
Nhóm chứng
Tổng cộng
So sánh 2
nhóm (chi-
square)
Số BN
Tỷ lệ
Số BN
Tỷ lệ
Số BN
Tỷ lệ
< 10 ngày
27

84,4%
27
84,4%
54
84,37%
χ
2
=1,111
p = 0,574
10-30 ngày
4
12,5%
5
15,6%
09
14,06%
> 30 ngày
1
03,1%
0
0%
01
01,56%
Tổng cộng
32
100%
32
100%
64
100%


Nhận xét: Sự khác biệt về thời gian mắc bệnh ở 2 nhóm không có ý nghĩa thống kê với p> 0,05.
Đặc điểm BN theo mức độ liệt:
Bảng 3: Đặc điểm BN theo mức độ liệt.
Mức độ liệt
Nhóm
Nghiên cứu
Nhóm chứng
Tổng cộng
So sánh 2 nhóm
(chi-square)
Số BN
Tỷ lệ
Số BN
Tỷ lệ
Số BN
Tỷ lệ
Nhẹ
0
0,00%
0
0,00%
0
0,00%
χ
2
= 0,988
p = 0,318
Trung bình
7

21,90%
4
12,5%
11
17,18%
Nặng
25
78,10%
28
87,50%
53
82,81%
Tổng cộng
32
100%
32
100%
64
100%

Nhận xét: Bệnh nhân có mức độ liệt nặng chiếm đa số. Không có bệnh nhân có mức độ liệt
nhẹ.Sự khác biệt về mức độ liệt ở 2 nhóm không có ý nghĩa thống kê với p> 0,05.



Đặc điểm BN đã được điều trị trước khi đến phòng khám:
Bảng 4: Đặc điểm BN đã được điều trị trước khi đến phòng khám.
Đặc điểm trước
điều trị
Nhóm

Nghiên cứu
Nhóm chứng
Tổng cộng
So sánh 2 nhóm
(chi-square)
Số BN
Tỷ lệ
Số BN
Tỷ lệ
Số BN
Tỷ lệ
Chưa điều trị
25
78,10%
25
78,10%
50
78,12%
χ
2
= 1,167
p = 0,558
Đã điều trị bằng
Tây y
05
15,60%
03
09,40%
08
12,50%

Đã điều trị bằng
châm cứu
02
06,30%
04
12,50%
06
09,37%
Tổng cộng
32
100%
32
100%
64
100%

Nhận xét: Sự khác biệt về điều trị trước khi đến phòng khám ở 2 nhóm không có ý nghĩa thống
kê với p> 0,05.
Đặc điểm BN tự xoa bóp và tập luyện cơ (lần/ ngày):
Bảng 5: Đặc điểm BN tự xoa bóp và tập luyện cơ.
Tự xoa bóp và
tập luyện cơ
(lần/ ngày)
Nhóm
Nghiên cứu
Nhóm chứng
Tổng cộng
So sánh 2
nhóm (chi-
square)

Số BN
Tỷ lệ
Số BN
Tỷ lệ
Số BN
Tỷ lệ
1
1
3,1%
0
0%
1
1,6%
χ
2
=1,048
p = 0,592
2 - 3
21
65,6%
21
65,6%
42
65,6%
4 - 5
10
31,3%
11
34,4%
21

32,8%
Tổng cộng
32
100%
32
100%
64
100%

Nhận xét: Sự khác biệt về số lần tự xoa bóp và tập luyện cơ ở 2 nhóm không có ý nghĩa thống kê
với p> 0,05.
Kết quả nghiên cứu:
Kết quả sau điều trị ở 2 nhóm:
Bảng 6: Kết quả sau điều trị ở 2 nhóm.
Kết quả điều
trị
Nhóm
Nghiên cứu
Nhóm chứng
Tổng cộng
So sánh 2 nhóm
(Fisher’s Exact
test)
Số BN
Tỷ lệ
Số BN
Tỷ lệ
Số BN
Tỷ lệ
Khỏi

17
94,4
19
100
36
97,3
p = 0,486
P = 1,00
Đỡ ít
1
5,6
0
0
1
2,7
Đỡ nhiều
14
93,3
13
100
27
96,4

Nhận xét: Bệnh nhân khỏi chiếm tỷ lệ cao ở cả 2 nhóm 97,3%. Tỷ lệ khỏi ở nhóm nghiên cứu
thấp hơn nhóm chứng. Tỷ lệ đỡ nhiều ở nhóm nghiên cứu thấp hơn nhóm chứng. Tuy vậy, sự
khác biệt về kết quả sau điều trị của 2 nhóm không có ý nghĩa thống kê với p> 0,05.







Kết quả điều trị theo thời gian mắc bệnh giữa 2 nhóm:
Bảng 7: Kết quả điều trị theo thời gian mắc bệnh giữa 2 nhóm.
Thời
gian



Kết
quả
< 10 ngày
≥ 10 ngày

Nhóm
Nghiên cứu
Nhóm chứng
Nhóm
Nghiên cứu
Nhóm chứng

Số
BN
Tỷ lệ
Số BN
Tỷ lệ
Số BN
Tỷ lệ
Số
BN


Tỷ lệ


Khỏi
15
100
15
100
2
66,7
4
100

P= 0,429

P=1,00
Đỡ ít
0
0
0
0
1
33,3
0
0
Đỡ
nhiều
12
100

12
100
2
66,7
1
100


Nhận xét: Bệnh nhân đến trước 10 ngày có tỷ lệ khỏi tương đương ở 2 nhóm 100%, đến sau 10
ngày tỷ lệ khỏi ở nhóm nghiên cứu thấp hơn nhóm chứng. Bệnh nhân đến trước 10 ngày có tỷ lệ
đỡ nhiều tương đương ở 2 nhóm 100%, đến sau 10 ngày tỷ lệ đỡ nhiều ở nhóm nghiên cứu thấp
hơn nhóm chứng. Tuy vậy, sự khác biệt về kết quả điều trị theo thời gian mắc bệnh giữa 2 nhóm
khơng có ý nghĩa thống kê với p> 0,05.

Kết quả điều trị theo mức độ bệnh giữa 2 nhóm:
Bảng 8: Kết quả điều trị theo mức độ bệnh giữa 2 nhóm.
Mức
độ



Kết
quả
Nặng
Trung bình

Nhóm
Nghiên cứu
Nhóm chứng
Nhóm

Nghiên cứu
Nhóm chứng

Số
BN
Tỷ lệ
Số BN
Tỷ lệ
Số BN
Tỷ lệ
Số
BN

Tỷ lệ


Khỏi
12
92,3
15
100
5
100
4
100

P= 0,464

P=1,00
Đỡ ít

1
7,7
0
0
0
0
0
0
Đỡ
nhiều
12
92,3
13
100
2
100
0
0


Nhận xét: Bệnh nhân đến với mức độ liệt nặng nhóm nghiên cứu có tỷ lệ khỏi thấp hơn nhóm
chứng, đến với mức độ liệt trung bình tỷ lệ khỏi ở nhóm nghiên cứu tương đương nhóm chứng.
Bệnh nhân đến với mức độ liệt nặng nhóm nghiên cứu có tỷ lệ đỡ nhiều thấp hơn nhóm chứng
Tuy vậy, sự khác biệt về kết quả điều trị theo mức độ bệnh giữa 2 nhóm khơng có ý nghĩa thống
kê với p> 0,05.








Kt qu iu tr theo nhúm tui iu tr gia 2 nhúm:
Bng 9: Kt qu iu tr theo nhúm tui iu tr gia 2 nhúm.
Tuoồi



Keỏt
quaỷ
< 50 tui
50 tui

Nhúm
Nghiờn cu
Nhúm chng
Nhúm
Nghiờn cu
Nhúm chng

S
BN
T l
S BN
T l
S BN
T l
S
BN


T l


Khi
15
100
16
100
2
66,7
3
100

P= 1,00

P=1,00
ớt
0
0
0
0
1
33,3
0
0

nhiu
9
100
10

100
5
83,3
3
100

Nhn xột: Bnh nhõn < 50 tui cú t l khi v nhiu tng ng 2 nhúm 100%. Bnh
nhõn 50 tui, nhúm nghiờn cu cú t l khi v nhiu thp hn nhúm chng. Tuy vy, s
khỏc bit v kt qu iu tr theo nhúm tui gia 2 nhúm khụng cú ý ngha thng kờ vi p> 0,05.
Kt qu iu tr theo s ln t xoa búp v tp luyn c/ ngy gia 2 nhúm:
Bng 10: Kt qu iu tr theo s ln t xoa búp v tp luyn c/ ngy gia 2 nhúm.
Lan/Ngaứy



Keỏt quaỷ
1 3 ln/ ngy
4 5 ln/ ngy

Nhúm
Nghiờn cu
Nhúm chng
Nhúm
Nghiờn cu
Nhúm chng

S
BN
T l
S BN

T l
S BN
T l
S
BN

T l


Khi
11
91,7
12
100
6
100
7
100

P= 1,00

P=1,00
ớt
1
8,3
0
0
0
0
0

0
nhiu
10
90,9
9
100
4
100
4
100

Nhn xột: Bnh nhõn t xoa búp v tp luyn c 1 3 ln/ ngy cú t l khi v nhiu thp
hn nhúm chng. Bnh nhõn t xoa búp v tp luyn c 4 5 ln/ ngy cú t l khi v nhiu
tng ng 2 nhúm 100%. Tuy vy, s khỏc bit v kt qu iu tr theo s ln t xoa búp v
tp luyn c/ ngy gia 2 nhúm khụng cú ý ngha thng kờ vi p> 0,05.

T l bin chng do iu tr gõy ra:
Chỳng tụi khụng ghi nhn cú trng hp no cú bin chng ng ng, co cng, co git c mt
xóy ra trong v sau iu tr.
BN LUN V KT LUN.
V c im chung ca mu nghiờn cu:
Tt c cỏc c im chung ó kho sỏt trc iu tr, gm: tui mc bnh, gii tớnh, ngh nghip,
thi gian mc bnh, mc bnh, s ln t xoa búp v tp luyn c ca 2 nhúm, s khỏc bit
khụng cú ý ngha thng kờ vi p> 0,05.
S phõn b ng u ú lm c s cho vic ỏnh giỏ khỏch quan kt qu nghiờn cu.
Kt qu nghiờn cu:
Kt qu sau iu tr ca hai nhúm:
Nhúm nghiờn cu cú t l khi: 17/ 32 (53,1%), nhiu: 14/ 32 (43,8%), ớt: 1/32 (3,1%),
khụng : 0. Nhúm chng cú t l khi: 19/32 (59,4%), nhiu: 13/ 32 (40,6%), ớt v khụng
đỡ: 0. Như vậy, nhóm nghiên cứu có tỷ lệ khỏi thấp hơn nhóm chứng, và còn 1 BN đỡ ít. Có sự

khác biệt về kết quả sau điều trị ở hai nhóm nhưng không có ý nghĩa thống kê với p> 0,05.
So sánh kết quả này với các nghiên cứu điều trị bằng điện châm khác: tương đương với Yang YC
(1983) tỷ lệ khỏi 52,7%[13], cao hơn của Trần Quốc Hiếu (2002) tỷ lệ khỏi 44,12%[1], và
Nguyễn Tài Thu (2004) tỷ lệ khỏi và đỡ nhiều 93,7%[11], thấp hơn của Tang XL (1989) [10],
Jiang XQ (2005) [3], Nguyễn Kim Ngân (2002) [6], Phạm thị Hương Nga (2003) [5] tỷ lệ khỏi
69% - 84%.
Kết quả điều trị đạt được cao như vậy, có lẽ do châm cứu theo phác đồ các huyệt tại chỗ đã thông
kinh khí vùng mặt, điều hòa khí huyết, cân cơ được nuôi dưỡng tốt hơn giúp chóng phục hồi
bệnh. Và có lẽ do tác dụng của điện châm kết hợp với xoa bóp và tập luyện cơ. Điện châm với
xung tần số thấp, biên độ thấp có tác dụng kích thích gây hưng phấn thần kinh tạo ra sự co sợi cơ,
tăng lưu thông máu, trao đổi chất, hấp thu nhanh dịch rỉ viêm, giúp hồi phục thần kinh cơ. Xoa
bóp các cơ vùng mặt bên liệt làm giản mạch, tăng tuần hoàn tại chỗ, các cơ được nuôi dưỡng tốt
hơn, xoa bóp còn làm mềm cơ, góp phần làm hạn chế biến chứng co cứng ở bệnh nhân liệt nặng,
điều trị kéo dài.
Kết quả điều trị theo thời gian mắc bệnh:
Bệnh nhân đến trước 10 ngày có tỷ lệ khỏi15/ 27 (55,6%), đến sau 10 ngày có tỷ lệ khỏi 2/ 5
(40%) và có 1 bệnh nhân đỡ ít (20%).Như vậy, bệnh nhân đến điều trị sớm sẽ có kết quả điều trị
cao. Nhận xét này phù hợp với các kết quả nghiên cứu của Yang YC (1983) [13], Nguyễn Kim
Ngân (2002) [6], Phạm thị Hương Nga (2003) [5]. Điều này có thể do bệnh nhân đến càng sớm,
sự chèn ép dây thần kinh VII được giải phóng càng sớm thì khả năng hồi phục của sợi trục càng
cao. Theo Đông y, bệnh nhân đến sớm chính khí còn mạnh, tà khí còn ở nông nên việc trục tà khí
sẽ nhanh và hiệu quả hơn.
Kết quả điều trị theo mức độ bệnh:
Tỷ lệ khỏi và đỡ nhiều của bệnh nhân đến với mức độ liệt nặng thấp hơn đến với mức độ liệt
trung bình. Nhận xét này phù hợp với kết quả nghiên cứu của Yang YC (1983) [13] tỷ lệ phục hồi
của liệt nhẹ 58,1%, trong khi liệt trung bình và nặng là 52,9% và 36,8%.Từ đó, cho thấy mức độ
liệt càng nặng tỷ lệ phục hồi càng thấp.
Kết quả điều trị theo nhóm tuổi:
Nhóm tuổi < 50 có tỷ lệ khỏi 15/24 (62,5%), ≥ 50 có tỷ lệ khỏi 2/8 (25%), và đỡ ít 1/8 (12,5%).
Tứ đó, cho thấy bệnh nhân tuổi cao có tỷ lệ khỏi thấp hơn bệnh nhân tuổi trẻ. Nhận xét này phù

hợp với các tác giả Trần Quốc Hiếu (2002) [1], Nguyễn Kim Ngân (2002) [6], Phạm thị Hương
Nga (2003) [5]. Sự phục hồi giảm dần theo lứa tuổi này có thể do tuổi càng thấp thì khả năng
phục hồi tái tạo của sợi trục càng mạnh mẽ, mà sự phục hồi này chính là một trong những yếu tố
quan trọng trong việc điều trị liệt thần kinh VII ngoại biên.
Kết quả điều trị theo số lần tự xoa bóp và tập luyện cơ:
Bệnh nhân tự xoa bóp và tập luyện cơ 1 – 3 lần/ ngày có tỷ lệ khỏi 11/22 (50%), và đỡ ít 1/22
(4,5%), 4 – 5 lần/ ngày có tỷ lệ khỏi 6/10 (60%). Kết quả điều trị cao như vậy có lẽ nhờ tác dụng
của xoa bóp và tập luyện cơ: giản mạch tại chỗ, tăng tuần hoàn vùng mặt bị liệt, nuôi dưỡng các
cơ tốt hơn, phục hồi nhanh hơn.
Kết luận – Đề nghị:
Sử dụng phác đồ châm cứu các huyệt tại chỗ trong điều trị liệt dây thần kinh VII ngoại biên do
lạnh có tác dụng rõ rệt lên kết quả điều trị: tỷ lệ khỏi 17/ 32 (53,1%), đỡ nhiều: 14/ 32 (43,8%),
đỡ ít: 1/32 (3,1%), không đỡ: 0. Tuy vậy, kết quả này thấp hơn so với nhóm chứng: tỷ lệ khỏi:
19/32 (59,4%), đỡ nhiều: 13/ 32 (40,6%), đỡ ít và không đỡ: 0. Nhưng sự khác biệt này không có
ý nghĩa thống kê với p> 0,05.
Việc sử dụng điện châm (cường độ: 15 – 25 µA, tần số:5 -15 Hz) trong điều trị liệt dây thần kinh
VII ngoại biên do lạnh, không có trường hợp nào có biến chứng đồng động, co cứng, co giật cơ
mặt xãy ra trong và sau điều trị.
Tóm lại, hiệu lực của phác đồ châm cứu các huyệt tại chỗ trong hồi phục các chức năng vận động
của liệt dây thần kinh VII ngoại biên do lạnh là tương đương với phác đồ châm cứu các huyệt tại
chỗ có kết hợp với huyệt đặc hiệu – huyệt Hợp cốc. Vì vậy, cả hai phác đồ châm cứu này đều có
thể được sử dụng để điều trị liệt dây thần kinh VII ngoại biên do lạnh. Đối với bệnh nhân là phụ
nữ đang mang thai, trong những ngày hành kinh, hay ở bệnh nhân dễ bị vựng châm mà bị liệt dây
thần kinh VII ngoại biên do lạnh, phác đồ châm cứu các huyệt tại chỗ sẽ thích hợp hơn.
Điều này đặt ra vấn đề là trong các bệnh vùng đầu mặt cổ như liệt mặt ngoại biên, huyệt đặc hiệu
Hợp cốc có tác dụng hay không? Hay chỉ cần sử dụng các huyệt tại chỗ là đủ. Do vậy, cần có
những nghiên cứu lâm sàng ngẫu nhiên, mù, đối chứng, có cỡ mẫu lớn hơn để xác minh hiệu lực,
sự an toàn của phác đồ châm cứu các huyệt tại chỗ trong điều trị liệt dây thần kinh VII ngoại biên
do lạnh.
TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Trần Quốc Hiếu – Tarasenko Lidiya (2002), Đánh giá tác dụng lâm sàng diều trị liệt dây VII
ngoại biên do lạnh bằng ôn điện châm kết hợp với xoa bóp.Trong kỷ yếu công trình nghiên cứu
khoa học năm 2001- 2002, Viện YHCT Việt Nam, Hà Nội, tr 446- 463.
2. Honaro lee wolfe – Dipl.AC – Fnaaom (2003), Joining needling for facial paralysis, Blue
poppy press.
3. Jiang XQ – Wang HT – Su XZ – Jiang YN (2005), “ Clinical observation on isolated
electroacupuncture for treament of peripheral facial paralysis”, Zhongguo Zhen Jiu, 25(9):657– 8.
4. L He – Dzhou – Bwu – N Li – MK Zhou (2004), “Acupuncture for Bell’s Palsy”, Cochrane
Database of Systematic Reviews, Issue1.Art. No: CD002914.
5. Phạm Thị Hương Nga (2003), Đánh giá tác dụng điện châm huyệt Nhĩ môn xuyên Thính cung
phối hợp huyệt Phong trì trong điều trị liệt dây VII ngoại biên do lạnh , Luận văn Thạc sĩ Y học ,
Trường Đại học Y Hà Nội.
6. Nguyễn Kim Ngân (2002), Nghiên cứu vai trò huyệt Quyền liêu và Ế phong trong mãng điện
châm điều trị liệt dây thần kinh VII ngoại biên do lạnh, Luận văn Thạc sĩ Y học , Trường Đại học
Y Hà Nội.
7. Vũ Xuân Quang – Nguyễn Tài Thu(1978), “ Kinh nghiệm châm cứu thủy châm điều trị liệt
mặt” , Tạp chí Đông Y (152) , tr. 20.
8. S Rowlands – R Hooper – R Hughes – P Rurney (2002), “ The epidemiology and treament of
Bell’s palsy in the UK” , Ẻuropean Journal of Neurology ;9 (1):63-67.
9. Sun L (2003), “ Clinical experience in electro- acupuncture treatment”, J Tradid Chin Med;
23(1):40-1.
10. Tang XL – Fang QP (1989), “ Electro – acupuncture treatment of acute stage peripheral facial
paralysis” , J Tradid Chin Med; 9(1):1-2.
11. Nguyễn Tài Thu- Nghiêm Hữu Thành- Nguyễn Quốc Khoa- Nguyễn Viết Thái- Nguyễn Bá
Quang (2004), “Nghiên cứu tác dụng của điện châm điều trị liệt dây thần kinh VII ngoại biên”,
Bách khoa thư bệnh học, nhà xuất bản Y Học, Hà Nội, Tập 4, tr.194-201.
12. Lê Văn Thức (1996), “So sánh giữa hào châm và thủy châm trong điều trị liệt dây thần kinh
VII ngoại biên”, Tạp chí YHCT Việt Nam (266), tr 11-12.
13. Yang YC- Yuan QS- Jin PZ- Tan LQ (1983), “Point injection combined with
electroacupuncture in treatment of 300 cases of facial paralysis peripherica”, J Tradit Chin Med;

3(1):41 – 4.
14. Zhang D. et al (1991), “Clinical observation on acupuncture treatment of peripheral facial
paralysis aided by infra-red thermography – a preliminary report”, J Tradit Chin Med; 11(2):
139-145.
15. Zheng Q (1998), “Experience in the point – selection for electroacupuncture”, J Tradit Chin
Med; 18(4): 277-61.
ABSTRACT
EFFICACY OF ACUPUNCTURE PROTOCOL THE AFFECTED FACIAL INSIDE POINTS
IN TREATING PERIPHERAL FACIAL NEVER (VII) PARALYSIS BY COLD
Nguyen Van Tanh – Luu Thi Hiep
Background and aim: Peripheral facial never (VII) paralysis is a common disease that causes
important functional, aesthetic and psychosocial disturbances in the patients. Treatment by
traditional acupuncture method is almost good results with the affected facial inside points add
Hegu (LI4) point. However, in clinical practic people have been sometime only used the affected
facial inside points. Specially, Hegu point isn’t used in treating facial paralysis on pregnant
females. This study was carried out for determining efficacy functional improvement of
peripheral facial never (VII) paralysis by cold of acupuncture on the affected facial inside points
in comparison with acupuncture on the affected facial inside points add Hegu bilaterally.
Study design: A controlled clinical trial, no blind was carried out at Exammination Department
of Traditional Medicine Hospital of Ho Chi Minh City from 01.10.2006 to 30.06.2007.
Study subject: 64 patients (30 men and 34 women), aged 41,22 ± 15,79 in the study group, aged
35,53 ± 13,71 in the control group, were treated in 30 days.
Outcome measurements: The patients were graded by functional exammination index
improved of Nguyen Tan Phong.
Method: Electroacupuncture and massage on the affected facial and execices onesefl.
Major results: After 30 days course of treatment, in the study group, 53,1% were cured, 43,8%
got a marked effect, 3,1% got some effect, 0% got no effect, in the control group, 59,4% were
cured, 40,6% got a marked effect, 0% got some effect and no effect. There were no statistically
significant differences between treatment group and the control group.
Conclusion: Efficacy of these two acupuncture protocols are quivalent, acupuncture protocol on

the affected facial inside points is more suitable on pregnant females, mentrual days, patients easy
to get shock.

×