Tải bản đầy đủ (.docx) (105 trang)

Đề cương sinh lí

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (627.01 KB, 105 trang )

Mục lục
Quá trình sinh máu....................................................................................................2
Tai biến truyền máu...................................................................................................9
Các chức năng của thận...........................................................................................13
Những biểu hiện bên ngoài của chu kỳ tim và một số kỹ thuật thăm dò chức năng
tim............................................................................................................................28
Yếu tố diều hòa hoạt động hệ tuần hoàn.................................................................37
Giải thích các thông số đánh giá chức năng thông khí phổi....................................53
Cơ chế của điều hòa hoạt động chức năng nội tiết..................................................56
Cơ chế rối loạn chức năng nội tiết...........................................................................64
Các hormon điều hòa đường huyết..........................................................................69
Tiêu hoá ở dạ dày....................................................................................................74
Các biện pháp phòng tránh thai...............................................................................98
Chức năng cơ bản của hệ thần kinh.......................................................................101

1


QUÁ TRÌNH SINH MÁU
 Trong tuỷ xương, tổ tiên của các tế bào máu là các tế bào gốc sinh máu vạn
năng. Đó là những tế bào có khả năng sinh sản trong suốt cuộc đời. Một phần
tế bào này được giữ lại trong tuỷ xương để duy trì nguồn cung cấp tế bào gốc
nhưng số lượng những tế bào này giảm dần theo tuổi tác. Một phần lớn hơn
của tế bào gốc sẽ biệt hoá để tạo ra các dòng khác nhau của tế bào máu gọi
là các tế bào bào gốc biệt hoá.
 Các tế bào gốc biệt hoá được nuôi cấy trong môi trường thích hợp sẽ tạo ra
các cụm tế bào máu gọi là đơn vị tạo cụm (Colony Forming Unit). Ví dụ đơn vị
tạo cụm sinh ra dòng hồng cầu gọi là đơn vị tạo cụm hồng cầu (Colony
Forming Unit - Erythrocyte) viết tắt là CFU-E.
 Sự tăng trưởng và sinh sản của các tế bào gốc được kiểm soát bởi các chất
kích thích tăng trưởng có bản chất là protein. Trong những chất này interleukin


- 3 đóng vai trò rất quan trọng vì nó kích thích sự tăng trưởng và sinh sản của
nhiều loại tế bào gốc biệt hoá.
 Các tế bào gốc sẽ biệt hoá qua nhiều giai đoạn để trở thành các tế bào máu
trưởng thành dưới tác dụng của các chất gây biệt hoá.
 Ta có sơ đồ tạo máu từ tế bào gốc như sau:

2


1.Quá trình sinh HC:
 Hồng cầu là những tế bào có hình dạng và cấu trúc đặc biệt:
o Tế bào không có nhân và các bào quan.
o Hình đĩa lõm 2 mặt Trên màng hồng cầu chứa kháng nguyên quy định
nhóm máu
o Thành phần chủ yếu của Hồng cầu là Hemoglobin, vì thế có thể coi HC là
túi chứa Hb. Hb chiếm 34% trọng lượng tươi và 90% trọng lượng khô HC
 Quá trình sản sinh hồng cầu: là quá trình tăng sinh và chín của dòng HC tù
các tế bào sinh máu vạn năng.
 Nơi sản sinh HC:
o Trong những ngày đầu thời kỳ bào thai: HC được sinh ra từ nội mô mạch
máu trong các tiểu đảo Wolff và Pander, từ tháng thức 3, HC được sinh ra ở
gan và lách. Từ tháng thứ 5 đến khi trẻ ra đời, tủy xương là nơi duy nhất tạo
HC.
o Trong tủy xương: tủy đỏ mới có chức năng tạo máu.

3


o Ở trẻ sơ sinh: toàn bộ xương dài đề chứa tủy đỏ, sau đó tủy dần bị nhiễm
mỡ trở thành tủy vàng chứa các tế bào mỡ, các mạch máu, các sợi xơ và

các tế bào liên võng.
o Ở người trưởng thành: tủy đỏ khu trú ở các xương dẹt như xương sống,
xương ức, xương sườn, xương sọ và xương cánh chậu.
 Sơ đồ các giai đoạn biệt hóa HC (như trên):
o Tế bào đầu dòng HC ( tiền nguyên HC) do các đơn vị tạo cụm HC (CFU –E)
sinh ra
o Sau đó các tiền nguyên HC sẽ phân chia, biệt hóa qua các giai đoạn (sơ đồ
trên)
 Trong quá trình sinh HC:
o Kích thước các tế bào giảm dần
o Tỷ lệ giữa nhân và bào tương giảm dần
o Nhân tế bào dần dần bị đông đặc và bị đẩy ra ngoài ở giai đoạn nguyên
HC ưa acid.
o Sự tổng hợp Hb trong bào tương bắt đầu từ giai đoạn nguyên HC ưa acid,
sẽ tăng dần lên và chiếm 34% khối lượng HC.
o HC lưới và HC trưởng thành được tủy xương giải phóng ra máu ngoại vi
(HC lưới cần 1-2 ngày để phát triển thành HC trưởng thành).
 Các yếu tố ảnh hưởng đến sản sinh HC:
o Sự oxy hóa mô: bất cứ nguyên nhân nào làm giảm lượng oxy đến mô đều
làm tăng sản xuất HC và ngược lại. Ví dụ: Ở vùng cao, nồng độ oxy trong
không khí thấp, lượng oxy cung cấp cho các mô không đủ sẽ kích thích
quá trình sinh hồng cầu làm cho số lượng hồng cầu tăng lên rất nhiều
so với bình thường để bù đắp sự thiếu oxy. Suy tim hoặc các bệnh mạn
tính của phổi gây thiếu oxy ở mô cũng làm tăng sản xuất hồng cầu.

4


o Hormon Erythropoietin điều hòa quá trình sinh hồng cầu do thận và gan
sản xuất. Erythropoietin là một glycoprotein, ở người bình thường, khoảng

80 đến. 90% erythropoietin do thận sản xuất, phần còn lại là do gan.

Sự giảm oxy ở các mô sẽ kích thích thận sản xuất ra erythropoietin. Hormon này
theo máu đến tuỷ xương. Ở tuỷ xương erythropoietin kích thích sự biệt hoá của
các tế bào tiền thân dòng hồng cầu và rút ngắn thời gian chín của các tế bào
này, do đó làm tăng tốc độ sinh hồng cầu và tăng giải phóng hồng cầu ra máu
ngoại vi. Ngoài ra erythropoietin cũng làm tăng tổng hợp Hb trong bào tương. Khi
mô bị thiếu oxy nặng, tốc độ sinh hồng cầu có thể tăng gấp 5 lần để bù lại sự
thiếu hụt này.
Sự tổng hợp erythropoietin chịu ảnh hưởng của hormon sinh dục. Hormon sinh
dục nam testosteron kích thích sự sản xuất erythropoietin. Đó cũng là một trong

5


những lý do làm cho số lượng hồng cầu, nồng độ hemoglobin và hematocrit của
nam cao hơn của nữ. Sự sản xuất erythropoietin giảm trong bệnh suy thận và
các bệnh viêm nhiễm cấp tính hoặc mạn tính.
o Những chất cần cho quá trình sinh HC và Hb: acid amin, sắt, đồng, vitamin
B2, B12 và acid folic. Thiếu một trong những chất này có thể dẫn đến thiếu
máu.
 Sắt: Sắt cần cho sự tổng hợp của hem. Khoảng 2/3 lượng sắt của cơ thể
nằm trong các phân tử hemoglobin, 4% nằm trong myoglobin, 15 đến
30% dự trữ trong hệ thống võng nội mô và các tế bào nhu mô gan, tế bào
biểu mô ruột dưới dạng ferritin. Khoảng 0,1% sắt gắn với transferrin
huyết tương. Transferrin cũng vận chuyển sắt được giải phóng trong quá
trình phân huỷ hồng cầu về tuỷ xương để tạo hồng cầu mới.
Sắt được hấp thu ở ruột non theo cơ chế vận chuyển tích cực. Quá trình
này xảy ra cho đến khi tất cả transferrin trong huyết tương được bão hoà
sắt thì sự hấp thu sắt ngừng lại. Sắt còn lại trong thức ăn được bài xuất

theo phân. Khi dự trữ sắt giảm, sự hấp thu sắt tăng lên cho đến khi các
kho dự trữ sắt và sắt huyết tương được bù lại.
 Vitamin B12 và acid folic: Vitamin B12 và acid folic rất cần cho sự chín của
các hồng cầu non trong tuỷ xương. Cả hai đều cần cho sự tổng hợp
thymidin triphosphat, một thành phần quan trọng của DNA. Thiếu vitamin
B12, thiếu acid folic hoặc thiếu cả hai sẽ làm giảm DNA, làm rối loạn quá
trình chín của hồng cầu. Tuỷ xương giải phóng vào máu ngoại vi những
hồng cầu to, có nhân gọi là nguyên bào khổng lồ (megaloblast). Các tế
bào này chứa nhiều hemoglobin hơn hồng cầu bình thường nhưng lại
không thực hiện được chức năng vận chuyển khí và dễ bị vỡ gây thiếu
máu. Người ta cũng gọi thiếu máu hồng cầu khổng lồ là thiếu máu ác
tính.
Nguyên nhân gây thiếu vitamin B12 có thể là do thức ăn không có vitamin
này, nhưng nguyên nhân thường gặp là rối loạn hấp thu vitamin B 12.
Thiếu máu ác tính xảy ra khi một bệnh tự miễn làm mất yếu tố nội của dạ
dày: Hệ thống miễn dịch của bệnh nhân sản xuất ra kháng thể tấn công
những tế bào viền của dạ dày là tế bào sản xuất yếu tố nội. Yếu tố nội rất

6


cần cho sự hấp thu vitamin B12. Ở ruột non vitamin B 12 gắn với yếu tố nội
để được hấp thu vào máu và vận chuyển đến tuỷ xương để kích thích sự
chín của các hồng cầu non. Cắt dạ dày toàn bộ hoặc teo niêm dạ dày
cũng gây hậu quả tương tự.
 Acid folic: thiếu acid folic có thể do cung cấp thiếu (suy dinh dưỡng,
không ăn các loại rau xanh, nghiện rượu) hoặc do tăng nhu cầu như
trường hợp đa thai, thiếu máu tan máu, ung thư hoặc do dùng các thuốc
ức chế miễn dịch như methotrexat, hydantoin.
2. Quá trình sản sinh bạch cầu:

 Bạch cầu là một nhóm tế bào của máu có đủ nhân và bào quan, kích
thước từ 8-15 µm. Chức năng bảo vệ cơ thể bằng quá trình thực bào và
miễn dịch tùy từng loại tế bào BC. Bạch cầu chia làm 2 nhóm là bạch cầu
có hạt và bạch cầu không hạt, dựa trên hình dáng của nhân và sự có mặt
hay vắng mặt các hạt trong bào tương của tế bào.
o Bạch cầu có hạt: chứa những hạt lớn trong bào tương (bạch cầu hạt),
nhân của bạch cầu hạt chia làm nhiều thùy(bạch cầu đa nhân). Tuỳ theo
sự bắt màu của các hạt trong bào tương, bạch cầu hạt lại được chia
thành bạch cầu hạt trung tính, bạch cầu hạt ưa acid, bạch cầu hạt ưa
base.
o Bạch cầu không hạt: bạch cầu không có hạt trong bào tương (bạch cầu
không hạt), chúng có nhân không chia thành các thuỳ nên (bạch cầu
đơn nhân). Có hai loại bạch cầu không hạt là bạch cầu mono và bạch
cầu lympho.
 Quá trình sản sinh bạch cầu:
o Bạch cầu có nguồn gốc từ các tế bào gốc sinh máu vạn năng trong tuỷ
xương. Các tế bào gốc sinh máu vạn năng phát triển thành những tế bào
tiền thân dòng lympho và các tế bào tiền thân dòng tuỷ.
o Các tế bào tiền thân dòng lympho sinh ra các tế bào tiền bạch cầu lympho
T và tiền bạch cầu lympho B. Hầu hết bạch cầu lympho rời khỏi tuỷ xương
trước khi chín, bạch cầu lympho T biệt hóa và trưởng thành trong tuyến

7


ức, lympho T trưởng thành vào máu đến khu trú ở bạch huyết ngoại vi.
Bạch cầu lympho B thì được biệt hóa ở các mô bạch huyết ở tủy xương,
lách, niêm mạc ống tiêu hóa, rồi được huấn luyện thành lympho B trưởng
thành theo máu đến các vùng nhất định của cơ quan bạch huyết
o Các tế bào tiền thân dòng tuỷ gồm:

 Đơn vị tạo cụm - bạch cầu hạt, bạch cầu mono (Colony Forming Unit Granulocyte monocyte: CFU-GM).
 Đơn vị tạo cụm bạch cầu ưa acid (Colony Forming Unit – Eosinophil:
CFU-Eo).


Đơn vị tạo cụm dưỡng bào (Colony Forming Unit – Mastocyte: CFU Ma).

 Những tế bào tiền thân này sẽ tăng sinh và biệt hoá qua các giai đoạn
để tạo ra bạch cầu hạt trung tính, bạch cầu hạt ưa acid, dưỡng bào và
bạch cầu ưa base, bạch cầu mono...Các bạch cầu hạt và bạch cầu
mono phát triển và trưởng thành trong tuỷ xương.
 Các yếu tố điều hòa sinh bạch cầu:
o Quá trình sinh bạch cầu hạt được kích thích bởi yếu tố gây tăng bạch cầu,
một yếu tố đặc hiệu được tìm thấy trong huyết tương khi có giảm bạch
cầu. Nhiều chất hóa học khác được giải phóng vào máu khi mô bị tổn
thương cũng kích thích qúa trình sinh bạch cầu.
o Sự sinh bạch cầu hạt, bạch cầu mono, mẫu tiểu cầu cũng được điều hoà
bởi các chất hoá học gọi là yếu tố kích thích cụm (Colony Stimulating
Factor – CSF: yếu tố kích thích cụm BC mono (M-CSF), BC hạt (G-CSF),
BC hạt, bạch cầu mono (GM-CSF),mẫu tiểu cầu (Meg-CSF),Interleukin-3
(IL-3), Erythropoietin) đó là những glycoprotein do nhiều loại tế bào bên
trong và bên ngoài tuỷ xương bài tiết.
3. Quá trình sinh tiểu cầu:
 Tiểu cầu là những mảnh tế bào không có nhân, hình đĩa, đường kính khoảng
2 đến 4m, có màng bao bọc.

8


 Trong bào tương của tiểu cầu có: rất nhiều enzym (thromboxan A 2 -một chất

gây co mạch, prostaglandin H2 -một chất gây kết tụ tiểu cầu,..), các yếu tố ổn
định fibrin, yếu tố tăng trưởng của tiểu cầu (tăng sinh và phát triển tế bào nội
mạc, tế bào cơ trơn của thành mạch, các nguyên bào xơ… để sửa chữa
thành mạch), protein co (vai trò trong sự co cục máu đông),..
 Trên bề mặt của màng tiểu cầu có một lớp glycoprotein. Lớp này ngăn cản
tiểu cầu kết dính vào nội mạc bình thường nhưng lại cho phép tiểu cầu dính
vào các sợi collagen ở lớp dưới nội mạc bộc lộ ra khi thành mạch bị tổn
thương. Màng tiểu cầu chứa phospholipid trong đó có yếu tố III của tiểu cầu
có vai trò hoạt hoá quá trình đông máu.
 Quá trình sản sinh tiểu cầu: Tiểu cầu là những mảnh tế bào được tách ra
từ một tế bào rất lớn là mẫu tiểu cầu. Mẫu tiểu cầu có nguồn gốc từ tế bào
gốc sinh máu vạn năng trong tuỷ xương. Tế bào gốc phát triển thành tế bào
tiền thân của dòng tiểu cầu gọi là đơn vị tạo cụm mẫu tiểu cầu (Colony
Forming Unit-Megacaryocyte: CFU-Meg). Các CFU-Meg phát triển thành
những cụm mẫu tiểu cầu trưởng thành.
 Các yếu tố điều hòa sản sinh TC: sự phát triển của mẫu tiểu cầu được điều
hoà bởi:
o Một số interleukin (IL): IL-3, IL-6, IL-11
o Hormon thrombopoietin. Hormon này kích thích sự phát triển mẫu tiểu
cầu và giải phóng tiểu cầu ra máu ngoại vi. Hầu hết mẫu tiểu cầu ở lại tuỷ
xương và giải phóng tiểu cầu vào máu. Một số mẫu tiểu cầu vào máu rồi
đến khư trú ở các cơ quan khác đặc biệt là phổi. Chúng ở lại đó và sản
xuất ra tiểu cầu. Lách cũng là một cơ quan dự trữ tiểu cầu. Trong một số
trường hợp bị stress như chảy máu, bỏng, sự kích thích giao cảm làm
lách giải phóng một số lượng lớn tiểu cầu dự trữ vào máu.

9


TAI BIẾN TRUYỀN MÁU

1. Hệ thống nhóm máu ABO
1.1. Các kháng nguyên A và B
 Các kháng nguyên A và B có trên màng hồng cầu là những kháng nguyên
tan trong rượu. Một người có thể có cả hai loại kháng nguyên A và B; có thể
chỉ có một loại kháng nguyên A hoặc B; có thể không có cả hai kháng nguyên
này trên màng hồng cầu. Sự có mặt hay vắng mặt của kháng nguyên A và B
là do di truyền. Các kháng nguyên của nhóm máu cũng được gọi là ngưng
kết nguyên vì các kháng thể tương ứng có thể gắn với các kháng nguyên
trên hồng cầu làm cho nhiều hồng cầu ngưng kết lại với nhau. Dựa trên sự
có mặt hay vắng mặt của kháng nguyên A và B người ta phân thành 4 loại
nhóm máu chính:
o Nhóm O không có kháng nguyên A và B trên hồng cầu.
o Nhóm B có kháng nguyên B trên hồng cầu.
o Nhóm A có kháng nguyên A trên hồng cầu.
o Nhóm AB có cả kháng nguyên A và kháng nguyên B trên hồng cầu.
 Cách xác định gen của các kháng nguyên: Có 2 gen đồng dạng nằm trên cặp
nhiễm sắc thể số 9 qui định nhóm máu ABO. Chúng xuất hiện ở bào thai 37
ngày tuổi và đạt đến mức tối đa ở lứa tuổi lên ba. Hai gen đồng dạng này có
thể là một trong ba loại A, B, O trên mỗi nhiễm sắc thể. Gen O hầu như
không hoạt động, do đó không tạo được kháng nguyên trên hồng cầu trong
khi gen A và B tạo ra các kháng nguyên mạnh A và B. Các gen này tạo ra 6
khả năng kết hợp là: OO, OA, OB, AA, BB, và AB gọi là các genotyp và mỗi
người có 1 trong 6 genotyp này. Những người có genotyp OO không có
kháng nguyên trên hồng cầu thì có nhóm máu O; người có genotyp OA hoặc
AA có nhóm máu A; người có genotyp OB hoặc BB có nhóm máu B; người
có genotyp AB có nhóm máu AB.
 Ngoài ra, tuỳ theo cường độ của phản ứng ngưng kết hồng cầu nhóm A với
kháng thể anti-A, người ta lại chia nhóm A thành hai phân nhóm A 1 (80%) và
A2 (20%), do đó nhóm AB cũng được chia thành hai phân nhóm A1B và A2B.


10


 Các kháng nguyên A và B cũng có thể khư trú ở những nơi khác ngoài hồng
cầu như trong nước bọt, trong các tế bào bạch cầu và tiểu cầu, tế bào biểu
mô, tế bào nội mô mạch máu. Khoảng 80% số người có kháng nguyên A và
B trong nước bọt. Các kháng nguyên này là những kháng nguyên tan trong
nước.
1.2. Các kháng thể của hệ thống ABO
 Trong huyết tương của người nhóm A có kháng thể anti-B; huyết tương của
người nhóm B có kháng thể anti-A; huyết tương của người nhóm O có cả
kháng thể anti-A và anti-B; huyết tương của người nhóm AB không có các
kháng thể này.
 Khi đứa trẻ ra đời, nồng độ kháng thể của nó hầu như bằng 0. Ở giai đoạn 6
đến 8 tháng tuổi đứa trẻ bắt đầu sản xuất ra kháng thể và nồng độ kháng thể
đạt mức tối đa ở giai đoạn 8 dến 10 tuổi rồi giảm dần trong những năm còn
lại. Các kháng thể của nhóm ABO cũng được gọi là các ngưng kết tố, là
những kháng thể tự nhiên thuộc loại IgM và không qua được nhau thai.
Chính những kháng thể này gây ra tai biến truyền máu khi truyền nhầm
nhóm máu.
 Một số ít người có trong huyết tương các kháng thể nhóm máu miễn dịch sau
khi truyền máu khác nhóm ví dụ truyền máu nhóm A cho người nhóm O hoặc
không hoà hợp nhóm máu mẹ con ở phụ nữ có thai ví dụ mẹ nhóm O, thai
nhóm A hoặc B. Các kháng thể miễn dịch này thuộc loại IgG có khả năng gây
vỡ hồng cầu rất mạnh và qua được nhau thai.
2. Truyền máu – cơ chế tai biến truyền máu
 Nguyên tắc truyền máu: Để đảm bảo an toàn trong truyền máu phải truyền
cùng nhóm máu để tránh kháng nguyên và kháng thể tương ứng gặp nhau
do vậy cần truyền máu nhóm A cho người nhóm A, truyền máu AB cho người
nhóm AB…

 Tai biến truyền máu: Truyền máu không hoà hợp, ví dụ truyền máu nhóm A,
B hoặc AB cho người nhóm O; truyền máu nhóm B cho người nhóm A… có
thể gây ra các tai biến cho người được truyền máu. Trong vòng hai giờ đầu
bệnh nhân bị đau dữ dội ở thắt lưng, khó thở, vã mồ hôi, rét run, nôn hoặc

11


buồn nôn, tụt huyết áp, trụy mạch. Tuỳ theo số lượng máu được truyền vào,
các biến chứng nặng hơn bao gồm tổn thương thận, tim, phổi, gan và não
dẫn đến tử vong sau vài ngày.
 Cơ chế của tai biến truyền máu:
o Người nhận nhóm O có kháng thể anti-A. Nếu nhận máu của người nhóm A
thì các kháng thể anti-A này sẽ gây ngưng kết hồng cầu người cho ngay
trong mạch máu của người nhận và phá huỷ những hồng cầu này.
o Sự phá huỷ hồng cầu giải phóng các protein màng, các lipid màng và
hemoglobin vào mao mạch.
o Các protein màng có thể gây đông máu rải rác trong mạch máu với những
hậu quả nặng nề.
o Hemoglobin có thể gây tắc mạch, gây sốc nặng hoặc suy thận.
o Tuy nhiên, sự ngưng kết hồng cầu rộng rãi chỉ xảy ra khi có phản ứng giữa
hồng cầu người cho với kháng thể người nhận nên về mặt lý thuyết những
người nhóm AB không có kháng thể anti-A và anti-B trong huyết tương có
thể nhận được máu của các nhóm máu O, A và B. Trước đây người ta gọi
nhóm AB là nhóm “nhận phổ thông”. Nhóm O không có kháng nguyên A và
B trên màng hồng cầu nên có thể cho được các nhóm khác và gọi là nhóm
“cho phổ thông”. Ngày nay khái niệm “cho phổ thông” và “nhận phổ thông”
đã bị loại bỏ do sự có mặt của những kháng nguyên thuộc các hệ thống
nhóm máu khác ngoài kháng nguyên A và B trên màng hồng cầu và những
kháng thể khác chống hồng cầu trong huyết tương. Ví dụ 85% người da

trắng có kháng nguyên D (yếu tố Rh trên màng hồng cầu). Tuy nhiên trong
những trường hợp cấp cứu mà người cần truyền máu lại có nhóm máu
thuộc loại hiếm, khi đó bắt buộc phải truyền máu khác nhóm thì phải tuân
theo nguyên tắc “kháng nguyên người cho không bị ngưng kết bởi
kháng thể người nhận” và chỉ được truyền ít, truyền từ từ.
Hiện nay ở Việt Nam cũng như ở nhiều nước trên thế giới, nhu cầu máu là rất
lớn trong khi sự cung cấp chỉ có hạn, một phần do số người cho máu quá ít, một
phần do sự không hoà hợp giữa máu người cho và máu người nhận. Để khắc
phục tình trạng này, người ta thay thế việc truyền máu toàn phần bằng truyền

12


máu từng phần. Máu được tách ra thành các thành phần riêng rẽ như hồng cầu,
bạch cầu, tiểu cầu, huyết tương và các sản phẩm của huyết tương như albumin,
immunoglobulin, các yếu tố đông máu, các yếu tố chống đông. Như vậy một đơn
vị máu có thể truyền cho nhiều bệnh nhân với những nhu cầu khác nhau và cũng
hạn chế được các tai biến truyền máu. Ví dụ truyền hồng cầu rửa cho bệnh nhân
thiếu máu, truyền huyết tương cho bệnh nhân bị bỏng, truyền tiểu cầu cho bệnh
nhân bị xuất huyết giảm tiểu cầu, truyền yếu tố VIII cho bệnh nhân bị hemophilia
A. Truyền máu toàn phần chỉ được chỉ định khi mất máu cấp tính với một khối
lượng lớn(30% lượng máu toàn phần) dẫn tới tình trạng choáng nặng.

13


CÁC CHỨC NĂNG CỦA THẬN
Thận có nhiều chức năng quan trọng. Thận tham gia điều hoà hằng tính
nội môi bằng cách điều hoà thể tích và thành phần dịch ngoại bào và điều hoà
thăng bằng acid – base thông qua chức năng bài tiết nước tiểu. Thận còn có vai

trò nội tiết vì bài tiết hormon renin tham gia điều hoà huyết áp và sản xuất
erythropoietin có tác dụng làm tuỷ xương tăng sản xuất hồng cầu khi oxy mô
giảm. Thận còn tham gia vào quá trình chuyển hoá vitamin D 3 và chuyển hoá
glucose từ các nguồn không phải hydrat carbon trong trường hợp bị đói ăn lâu
ngày và bị nhiễm acid hô hấp mạn tính.
Chức năng tạo nước tiểu
Để có được nước tiểu, ở thận có ba quá trình: siêu lọc ở tiểu cầu thận,
tái hấp thu và bài tiết tích cực ở tiểu quản thận.
I. QUÁ TRÌNH LỌC
Quá trình siêu lọc thực hiện ở tiểu cầu thận. Quá trình này là một quá
trình thụ động, lọc nước và các chất hoà tan trong nước từ huyết tương mao
mạch cuộn mạch sang khoang bao Bowman qua màng siêu lọc. Như vậy,
muốn có dịch siêu lọc (dịch lọc, nước tiểu đầu), cần phải có hai yếu tố cơ bản
là màng siêu lọc và áp lực lọc.
Màng siêu lọc và áp lực lọc quyết định số lượng và thành phần các chất
dịch siêu lọc.
1.Màng siêu lọc.
Màng lọc cầu thận được cấu tạo gồm 3 lớp:
Lớp TB nội mô mao mạch cầu thận: Giữa các TB này có các lỗ nhỏ ĐK
khoảng 160Ao.
Màng đáy: 1 mạng lưới các sợi Collagen và Proteoglycan đan chéo
nhau tạo thành, giữa các sợi có khe nhỏ ĐK ~ 110Ao.

14


TB biểu mô thành bao Bowman: Là những TB biểu mô rất to, có tua
nhô ra hình ngón tay phủ lên Màng đáy. Những tua này tạo các khe hở
ĐK ~ 70Ao.
 Như vậy Dịch lọc từ mạch máu đi vào Bao Bowman phải đi qua 3 lớp của

Màng lọc cầu thận với các lỗ lọc kích thước nhỏ dần. Màng lọc cầu thận có Tính
thấm lớn hơn Mao mạch ở nơi khác 100 – 500 lần, nhưng lại có Tính chọn lọc
cao tùy theo kích thước các phân tử mà nó cho đi qua.
2. Quá trình lọc
Quá trình lọc ở cầu thận cũng có cơ chế như Sự trao đổi chất ở các mao
mạch có Áp suất thủy tĩnh cao khác. Đó là Cơ chế thụ động, phụ thuộc vào Sự
chênh lệch giữa các Áp suất bên trong và bên ngoài mạch.
Áp suất thủy tĩnh của mao mạch cầu thận (PH): Có tác dụng đẩy nước và
các chất hòa tan từ trong mạch vào Bao Bowman. Ở người bình thường
khoảng 60mmHg.
Áp suất keo của Huyết tương trong mao mạch cầu thận (P K): Có tác dụng
giữ nước vào các chất hòa tan ở lại trong lòng mạch, giá trị trung bình
32mmHg.
Áp suất thủy tĩnh trong Bao Bowman (P B): cản nước và các chất hòa tan đi
vào trong Bao Bowman. Giá trị 18mmHg.
Áp suất keo của Bao Bowman (P KB): Có tác dụng kéo nước vào Bao
Bowman. Bình thường có giá trị = 0mmHg do Protein không qua được mao
mạch để vào Bao Bowman.
 Sự chênh lệch giữa các Áp suất bên trong mạch và bên ngoài mạch tạo
thành ÁP SUẤT LỌC (PL): Là áp suất thực sự có tác dụng đẩy dịch qua Màng
lọc cầu thận, được tính như sau:
PL = PH – (PK + PB) = 60 – (32 + 18) = 10mmHg.
Như vậy để Lọc được thì PL ≥ 10 mmHg.
Nếu PL < 10 mmHg thì sẽ gây Thiểu niệu, PL = 0 thì Vô niệu
3. Những yếu tố ảnh hưởng tới quá trình siêu lọc

15


- Từ công thức của Áp suất lọc ta thấy 3 yếu tố quyết định Lưu lượng lọc là Áp

suất thủy tĩnh của mao mạch cầu thận (P H), Áp suất keo của Huyết tương
trong mao mạch cầu thận (P K), Áp suất thủy tĩnh trong Bao Bowman (P B).
Những điều kiện nào ảnh hưởng đến 3 yếu tố trên cũng ảnh hưởng đến Lưu
lượng lọc.
Tuy vậy PB có trị số thấp và Dịch lọc vào Bao Bowman được chuyển ngay
sang Ống thận  ít ảnh hg đến Lưu lượng lọc.
P K tuy khá cao nhưng dao động rất ít  ít ảnh hưởng đến Lưu lượng
lọc.
 Do vậy, Lưu lượng lọc phụ thuộc chủ yếu vào Lưu lượng và Áp suất thủy tĩnh
của mao mạch cầu thận.
1. Ảnh hưởng của Lưu lượng máu qua thận: Lưu lượng máu qua thận tăng sẽ
làm tăng Áp suất trong mao mạch cầu thận và làm tăng Lưu lượng lọc.
2. Áp suất keo của huyết tương: Áp suất keo của Huyết tương giảm làm Áp
suất lọc tăng
3. Ảnh hưởng của sự co tiểu ĐM đến: Làm giảm Lưu lượng máu đến thận,
giảm Áp suất thủy tĩnh trong mao mạch cầu thận  Giảm lưu lượng lọc cầu
thận. Ngược lại giãn tiểu ĐM đến làm ...  Tăng lưu lượng lọc cầu thận.
4. Ảnh hưởng của sự co tiểu ĐM đi: Làm cản trở máu ra khỏi mao mạch cầu
thận, làm tăng áp suất mao mạch cầu thận.
+ Nếu co nhẹ thì làm tăng Lưu lượng lọc.
+ Nếu co mạnh, Huyết tương bị giữ lại 1 thời gian dài trong Cầu thận, do vậy
Huyết tương được lọc nhiều và không được bù nên Áp suất keo tăng cao 
Giảm lưu lượng lọc mặc dù Áp suất trong mao mạch thận vẫn cao.
5. Ảnh hưởng của Kích thích giao cảm: TK giao cảm chi phối cả tiểu ĐM đến,
tiểu ĐM đi và 1 phần Ống thận:
+ Kích thích nhẹ TK GC: Chỉ có tác dụng rất nhẹ lên Lưu lượng lọc vì Cơ chế
tự điều hòa mạnh hơn Kích thích TK.
+ Kích thích rất mạnh TK giao cảm: Có thể làm co các tiểu ĐM thận mạnh,
làm Lưu lượng máu thận giảm đến mức chỉ bằng 10 – 30% so với bình


16


thường, và lượng nước tiểu = 0. Nếu kích thích mạnh kéo dài thì cả Lưu
lượng máu thận, Lưu lượng lọc và Lượng nước tiểu sẽ trở về bình thường
trong 20 – 30 phút. Nguyên nhân 1 phần do giảm Chất dẫn truyền TK giao
cảm, nhưng chủ yếu là do Cơ chế tự điều hòa Lưu lượng lọc cầu thận tại
Nephron.
6. Ảnh hưởng của HA toàn thân
+ Tăng HA trong giới hạn 75 – 160mmHg chỉ ảnh hưởng rất nhẹ đến Lưu
lượng máu thận và Lưu lượng lọc cầu thận vì có Sự tự điều chỉnh ở thận.
Khi HA toàn thân tăng cao thì có sự co ĐM đến, do đó không cho Áp suất
trong mao mạch cầu thận tăng quá cao. Tuy nhiên chỉ cần tăng rất nhẹ Lưu
lượng lọc cũng đủ làm tăng rõ rệt số lượng nước tiểu.
+ Nếu HA trung bình giảm từ 100mmHg xuống 50mmHg sẽ làm ngừng Quá
trình tạo nước tiểu. Nếu HA trung bình tăng gấp 2 lúc bình thường thì
Lượng nước tiểu sẽ tăng gấp 7 – 8 lần so với bình thường, tác dụng này
được gọi là “Lợi tiểu do HA”
+ Trên lâm sàng có thể thấy triệu chứng Tiểu nhiều ở BN THA giai đoạn đầu.
7. BN viêm ống thận, sỏi thận, niệu quản làm cản trở đường dẫn nước tiểu gây
tăng Áp lực trong thận  Giảm lưu lượng lọc, giảm số lượng nước tiểu kèm
theo thay đổi thành phần nước tiểu.
II. QUÁ TRÌNH TÁI HẤP THU
Quá trình tái hấp thu được thực hiện ở ống thận. Trong quá trình này
toàn bộ các chất cần thiết cho cơ thể đều được tái hấp thu trở lại máu. Có
những chất được tái hấp thu hoàn toàn, có những chất được tái hấp thu một
phần hoặc phần lớn, có những chất không được tái hấp thu vì đó là chất
không cần thiết cho cơ thể. Tại ống thận có cả cơ chế vận chuyển tích cực và
khuếch tán thụ động.
1. Tái hấp thu ở ống lượn gần

Tại Ống lượn gần, 70 – 85% Na +, Cl-, Bicarbonát, nước, hầu như toàn bộ ion
Kali, HPO42- và các acid amin trong nước tiểu đầu được tái hấp thu.

17


1.1.Tái hấp thu ion Natri
Natri được tái hấp thu ở Ống lượn gần bằng cơ chế phức tạp, vừa tích cực, vừa
thụ động.
- Thoạt tiên, ở đỉnh TB, Natri được vận chuyển theo hình thức Khuếch tán được
thuận hóa cùng với Glucose hoặc Acid amin vào trong TB Ống lượn gần.
- Sau đó, Natri được vận chuyển qua Màng đáy vào Khoảng kẽ nhờ Bơm Na + K+ - ATPase.
 Nhờ vậy, nồng độ Natri trong TB thấp và Natri trong Lòng ống lại đi vào
trong TB nhờ Cơ chế thụ động.
Dòng ion này được duy trì nhờ Mức chênh lệch điện hóa cao của Natri
giữa Lòng ống và TB. Và chính sự chênh lệch này huy động các chất mang đưa
ion Hydro vào Lòng ống, vận chuyển Glucose và Acid amin vào TB
- Khoảng 67% Natri được tái hấp thu ở Ống lượn gần là theo cơ chế này, số
Natri còn lại được Tái hấp thu thụ động qua Khoảng kẽ giữa các TB Ống lượn
gần và vào khoảng kẽ do Khuếch tán theo bậc thang điện hóa và đi theo
nước.
1.2 Tái hấp thu Glucose
- Glucose chỉ được Tái hấp thu ở Ống lượn gần.
- Khi nồng độ Glucose máu < 1,8 g/l thì Glucose được tái hấp thu hoàn toàn
theo Cơ chế vận chuyển tích cực thứ phát ở Ống lượn gần và có giới hạn. 
Mức Glucose máu 1,8 g/l được gọi là “Ngưỡng Glucose của thận”
- Nồng độ Glucose máu tăng thì thận tăng Tái hấp thu. Nhg khả năng này cũng
có giới hạn nên khi Nồng độ Glucose máu cao hơn Ngưỡng Glucose của thận
thì Glucose không được Tái hấp thu hoàn toàn và 1 phần Glucose bị đào thải
qua nước tiểu.

1.3 Tái hấp thu Protein và Acid amin
- Protein phân tử lượng nhỏ và Acid amin được tái hấp thu hoàn toàn ở Ống
lượn gần theo Cơ chế vận chuyển tích cực.

18


- Protein được chuyển vào trong TB thận theo Cơ chế ẩm bào. Các Protein
trong “túi” bị các Enzym thủy phân thành Acid amin. Các Acid amin này được
vận chuyển qua Màng đáy vào Dịch gian bào theo cơ chế Khuếch tán được
thuận hóa. Các Acid amin tự do trong Lòng ống lượn gần được vận chuyển
tích cực nhờ Protein mang đặc hiệu qua màng.
1.4 Tái hấp thu ion Bicarbonat
Theo cơ chế vận chuyển tích cực. HCO3- được tái hấp thu theo phương thức
đặc biệt, không phải chính phân tử HCO 3- được vận chuyển qua màng TB mà
thông qua sự Khuếch tán của CO2.
- Trong Lòng ống lượn gần xảy ra phản ứng:
HCO3- +

H+  H2CO3  CO2 + H2O

- CO2 khuếch tán vào trong TB Ống lượn gần và kết hợp với nước, tạo thành
H2CO3 dưới tác dụng của Carbonic Anhydrase (CA). H 2CO3 phân ly thành ion
H+ và ion Bicarbonat (HCO3-).
CO2

+

H2O


CA

H2CO3  HCO3-

+

H+

- Ion H+ được vận chuyển tích cực vào Lòng ống lượn, còn HCO 3- được chuyển
vào Dịch gian bào cùng với ion Natri.
1.5 Tái hấp thu ion Kali, Clo và 1 số ion khác
- Ion Kali được Tái hấp thu hoàn toàn ở Ống lượn gần theo cơ chế Vận chuyển
tích cực.
- Ion Clo được Tái hấp thu theo Bậc thang điện tích.
- 1 số gốc Sulfat, photphat, nitrat...được Tái hấp thu theo cơ chế Vận chuyển
tích cực.
1.6 Tái hấp thu Ure
Nước được tái hấp thu làm cho Nồng độ Ure trong Ống lượn gần trở nên cao
hơn Nồng độ Ure trong Dịch gian bào.
 Ure được khuếch tán vào Dịch kẽ, rồi vào máu theo Bậc thang nồng độ.
1.7 Tái hấp thu nước

19


- Là hậu quả của Tái hấp thu các chất có lực thẩm thấu cao: Natri, Clo,
Bicarbonat...để duy trì Cân bằng áp lực thẩm thấu.
75 – 89% nước do Cầu thận lọc được Tái hấp thu ở Ống lượn gần. Sự tái hấp
thu nước ở Ống lượn gần không làm thay đổi Áp suất thẩm thấu. Nước tiểu đi ra
khỏi Ống lượn gần là Đẳng trương với Huyết tương

2. Tái hấp thu ở quai Henle.
- Quai Henle có 2 đoạn là Ngành xuống và Ngành lên. Dịch đổ vào Quai Henle
là Dịch đẳng trương. Quai Henle chỉ tái hấp thu Nước và Na+.
+ Ngành xuống của Quai Henle: TB biểu mô có tính thấm cao với Nước và
Ure nhưng không cho Na+ thấm qua. Tại đây, Nước được tái hấp thu theo
cơ chế Khuếch tán thụ động nhờ Áp suất thẩm thấu Dịch kẽ tăng cao, làm
cho nồng độ Na+ tăng cao trong Lòng ống và đạt đỉnh cao nhất ở Chóp
quai. Lượng nước được tái hấp thu ở đây là 20ml/phút (15%).
+ Ngành lên của Quai Henle:
 Phần đầu ngành lên: TB biểu mô mỏng dẹt, có tính thấm cao với Na + và
Ure nhưng không thấm nước. Vì vậy Na+ được tái hấp thu dễ dàng theo
Phương thức thụ động.
 Phần cuối ngành lên: TB biểu mô dày hơn, không cho nước và các chất
hòa tan đi theo cơ chế Khuếch tán thụ động. Do đó tại đây, Na + được tái
hấp thu theo cơ chế Vận chuyển tích cực.
- 25% Na+ được tái hấp thu ở Quai Henle.
- Do tái hấp thu nước ở Ngành xuống và tái hấp thu Na + ở ngành lên của Quai
Henle làm cho Áp suất thẩm thấu dịch kẽ tăng dần từ Vùng vỏ đến Vùng tủy.
Càng đi sâu vào Vùng tủy thận, áp suất thẩm thấu càng tăng cao (gấp 4 lần
vùng vỏ), tạo điều kiện cho Tái hấp thu nước ở Ống góp.
- Dịch ra khỏi Quai Henle là Dịch nhược trương.
3. Tái hấp thu ở ống lượn xa
a. Tái hấp thu ion Natri: Theo cơ chế Vận chuyển tích cực, chịu tác dụng của
Aldosteron.

20


- Aldosteron làm tăng tái hấp thu Natri. Cơ chế tác dụng của Aldosteron là làm
hoạt hóa hệ gen dẫn đến tăng tổng hợp Protein ở TB ống lượn xa. Protein

được tổng hợp là Protein mang và Protein enzym tham gia vào sự Vận
chuyển tích cực ion Natri ở Ống lượn xa.
- Khoảng 5% Natri được tái hấp thu ở Ống lượn xa.
b. Tái hấp thu ion Bicarbonat: Tương tự như ở Ống lượn gần nhưng có sự liên
quan chặt ché với sự đào thải ion H+.
c. Tái hấp thu Nước
- Nước tiểu đến Ống lượn xa là Dịch nhược trương.
- Nước ở Ống lượn xa được tái hấp thu theo Cơ chế chủ động nhờ tác dụng
của Hormon chống Lợi niệu (ADH). ADH làm tăng tái hấp thu nước ở Ống
lượn xa và phần đầu Ống góp.
- Nhờ cơ chế Tái hấp thu nước nên Nước tiểu cô đặc lại khi đi qua Ống lượn xa
và Ống góp.
4. Ống góp
- Ống góp nằm ở Vùng tủy thận ưu trương, thuận lợi cho sự Tái hấp thu nước.
Sự tái hấp thu Nước ở Ống góp chịu tác động của ADH. Nước được tái hấp
thu ở Ống góp vào Khoảng kẽ ở Vùng tủy nên lg nước tiểu giảm, nước tiểu
được cô đặc.
- Ống góp tái hấp thu khoảng 2 – 3% Natri.
- 1 ít Ure được tái hấp thu ở Ống góp.
III. QUÁ TRÌNH BÀI TIẾT
Có rất nhiều chất có mặt trong nước tiểu chính thức nhưng lại không có trong
dịch siêu lọc.Hoặc có nồng độ rất thấp trong dịch siêu lọc, nhưng trong nước
tiểu chính thức lại có hàm lượng rất cao. Do trong quá trình tạo thành nước tiểu,
đã vận chuyển một số chất từ máu vào lòng ống thận, hoặc tế bào ống thận sản
xuất một số chất để chuyển vào nước tiểu để thải ra ngoài. Chức năng bài tiết
tích cực được thực hiện chủ yếu ở ống lượn xa và có một phần ở ống lượn gần.

21



TB biểu mô Ống lượn xa tham gia bài tiết các chất cặn bã của chuyển hóa và 1
số chất độc.
a. Bài ion Hydro
Ống thận bài tiết 1 lượng ion Hydro vào Lòng ống  nuóc tiểu acid hơn rất
nhiều so với máu. Quá trình này xảy ra như sau:
- Quá trình chuyển hóa TB tạo ra nhiều CO 2. CO2 được khuếch tán vào máu rồi
vào TB ống lượn. Trong TB xảy ra p/ứng:
CO2

+

H 2O

+
H2CO
+
CA3  H

HCO3-

Ion Hydro được vận chuyển qua Màng TB vào Lòng ống lượn, còn Natri được
tái hấp thu đồng thời vào máu.
- Trong Ống lượn, ion Hydro kết hợp với ion mono acid phosphat, với ammoni,
với các gốc acid hữu cơ yếu hoặc với các gốc khác để được đào thải ra ngoài.
Ion Hydro còn kết hợp với ion Bicarbonat để tạo ra H2CO3 và H2CO3 lại phân ly
thành CO2 và H2O. CO2 được vận chuyển vào trong TB để tạo ra ion
Bicarbonat rồi được hấp thu vào máu.
b. Bài tiết ammoni (NH3)
NH3 được tạo thành ở TB Ống lượn xa chủ yếu do Glutamin bị khử amin dưới
tác dụng của Glutaminase. NH3 dễ dàng khuếch tán qua Màng TB vào Lòng ống

lượn. Ở đây NH3 được kết hợp với ion H+ tạo thành NH4+ và được thải ra ngoài
dưới dạng muối ammoni.
c. Sự bài tiết ion Kali: Ống lượn xa bài tiết ion Kali dưới tác dụng của
Aldosteron, ion Kali được vận chuyển theo cơ chế Vận chuyển tích cực vào
Lòng ống.
d. Bài tiết 1 số chất khác: Phenol, PAH, Creatinin, các acid mạnh, các sản
phẩm chuyển hóa của thuốc đưa từ ngoài vào, các chất độc lạ sinh ra trong
quá trình chuyển hóa hoặc từ bên ngoài vào cơ thể theo nhiều đường khác
nhau.
Chức năng điều hòa nội mô
Thận có một vai trò vô cùng quan trọng là bằng chức năng bài tiết nước

22


tiểu đã trực tiếp tham gia vào điều hoà tính hằng định nội môi.
1. THẬN ĐIỀU HOÀ CÂN BẰNG ACID-BASE CỦA MÁU.
Trong quá trình sống cơ thể luôn tạo ra các sản phẩm làm biến đổi tính
hằng định của nội môi. Trong đó có cân bằng acid-base. Người ta nhận thấy
rằng phản ứng điều chỉnh pH máu của thận có muộn hơn nhưng lại rất có hiệu
qủa. Sự điều hoà được thực hiện một cách hoàn hảo ở vai trò của thận trong
sự bài tiết H+, tái hấp thu H2CO3, tổng hợp và bài tiết NH3.
1.1. Bài tiết H+
Trong lúc pH máu là 7,36 -7,40 thì pH niệu là 4,5- 6,0 nghĩa là nước tiểu acid
hơn rất nhiều so với máu. Sở dĩ như vậy là vì ống thận đã bài tiết một lượng ion
hydro vào lòng ống. Quá trình này xảy ra như sau: Quá trình chuyển hoá tế bào
tạo ra nhiều CO2. CO2 khuếch tán vào máu rồi vào tế bào ống lượn. Trong tế bào
xảy ra phản ứng

Ion hydro được vận chuyển qua màng tế bào vào lòng ống lượn, còn natri được

tái hấp thu đồng thời vào máu. Trong ống lượn ion hydro kết hợp với ion mono
acid phosphat, với ammoni, với các gốc acid hữu cơ yếu hoặc với các gốc khác
để được thải ra ngoài. Ion hydro còn kết hợp với ion bicarbonat để tạo ra H2CO3
và H2CO3 lại phân ly thành CO2 và H2O. CO2 được vận chuyển vào trong tế bào
để tạo ra ion bicarbonat rồi được hấp thu vào máu.

Gian bào

Tế bào

Lòng ống

23


Na2HPO4

Na+

Na+

HCO3-

HCO3-

Na+
H+

H2O +
H2CO3


NaHPO4NaH2PO4

CA

CO2

Hình 12.6. Bài tiết ion hydro
3.3.5. Bài tiết ammoni (NH3) (hình 12.7)
NH3 được tạo thành ở ống lượn xa chủ yếu do glutamin bị khử amin dưới tác
dụng của glutaminase. NH3 dễ dàng khuếch tán qua màng tế bào vào lòng ống
lượn. Ở đây NH3 được kết hợp với ion H + tạo thành NH4+ và được thải ra ngoài
dưới dạng muối ammoni.

Gian bào

Tế bào

Lòng ống
NaCl

Na+

Na+

HCO3-

HCO3H2O
H2CO3


Na+
H+
+

Glutamin

CO2

Cl-

NH4Cl
CA

NH4+

NH3

Acid glutamic
Hình 12.7. Sơ đồ bài tiết NH3
3.1.4. Tái hấp thu ion bicarbonat (hình 12.5)

Gian bào

Tế bào

Lòng ống

24



NaHCO3
Na+

Na+

Na+

HCO3-

HCO3-

H+

H2 O
+
H2CO3

CO2

HCO3H2CO3

CA

CO2
H2 O

Hình 12.5. Sự tái hấp thu ion bicarbonat (HCO3-)
Trong 24 giờ có 4000 mEq ion bicarbonat bị lọc theo dịch lọc nhưng chỉ có
1 - 2 mEq ion này bị thải ra ngoài và có tới 99,9% bicarbonat được tái hấp thu.
Ion bicarbonat được tái hấp thu chủ yếu ở ống lượn gần, một phần ở ống lượn

xa theo cơ chế vận chuyển tích cực, có liên quan chặt chẽ với enzym carbonic
anhydrase (CA). Một phần ion bicarbonat được tái hấp thu theo cơ chế khuếch
tán thụ động.
Trong lòng ống lượn gần xảy ra phản ứng:
HCO3- + H+  H2CO3  CO2 + H2O.
CO2 khuếch tán vào trong tế bào ống lượn gần và kết hợp với nước, tạo thành
H2CO3 dưới tác dụng của carbonic anhydrase, H2CO3 phân ly thành ion hydro
(H+) và ion bicarbonat (HCO3-).
CO2 + H2O

CA

H2CO3

HCO3- + H+.

Ion hydro được vận chuyển tích cực vào lòng ống lượn còn ion bicarbonat
được chuyển vào dịch gian bào cùng với natri. Như vậy, ion bicarbonat được
tái hấp thu theo cơ chế vận chuyển tích cực thông qua sự khuếch tán của CO 2
được tạo thành từ ion bicarbonat ở lòng ống
2. THẬN ĐIỀU HOÀ CÂN BẰNG NƯỚC - CÁC CHẤT ĐIỆN GIẢI CỦA MÁU.
2.1. Điều hoà cân bằng các chất điện giải.
a) Ion Na+
Na+ là ion chiếm ưu thế, nó chiếm gần 90% tổng số các cation dịch ngoại
bào và quyết định áp suất thẩm thấu dịch ngoại bào. Na+ được đưa và cơ thể

25



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×