Tải bản đầy đủ (.doc) (73 trang)

Phân tích tình hình cho vay ngắn hạn đối với hộ gia đình, cá nhân sản xuất kinh doanh tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam chi nhánh đà nẵng qua 3 năm (2012 2414)”

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (342.38 KB, 73 trang )

Chuyên đề tốt nghiệp

GVHD: Nguyễn Thị Thùy Trang

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đề tài “ Phân tích tình hình cho vay ngắn hạn đối với hộ gia
đình, cá nhân sản xuất kinh doanh tại Ngân hàng thương mại cổ phần Công
thương Việt Nam- chi nhánh Đà Nẵng qua 3 năm (2012- 2414)” là công trình
nghiên cứu của tôi. Các số liệu, kết quả trong bài viết là trung thực xuất phát từ thực
tế tại đơn vị thực tập.
Sinh viên thực tập

Trần Thị Hồng Vy

SVTH: Trần Thị Hồng Vy


Chuyên đề tốt nghiệp

GVHD: Nguyễn Thị Thùy Trang

MỤC LỤC

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

SVTH: Trần Thị Hồng Vy


Chuyên đề tốt nghiệp
1.
2.


3.
4.
5.
6.
7.

CVNH
DSCV
DSTN
KH
NHTM CP
SXKD
TS

8. TCTD

GVHD: Nguyễn Thị Thùy Trang
Cho vay ngắn hạn
Doanh số cho vay
Doanh số thu nợ
Khách hàng
Ngân hàng thương mại cổ phần
Sản xuất kinh doanh
Tài sản
Tổ chức tín dụng

DANH MỤC BẢNG BIỂU
Số bảng
Tên bảng
Trang

Bảng 2.1 Tình huy động vốn tại Ngân hàng TMCP Công thương
25
Việt Nam – Chi nhánh Đà Nẵng qua 3 năm (2012 –
SVTH: Trần Thị Hồng Vy


Chuyên đề tốt nghiệp

GVHD: Nguyễn Thị Thùy Trang

2014)
Bảng 2.2 Tình hình cho vay tại Ngân hàng TMCP Công thương
Việt Nam- chi nhánh ĐN qua 3 năm (2012 – 2014)
Bảng 2.3 Kết quả hoạt động kinh doanh tại Ngân hàng TMCP
Công thương Việt Nam- chi nhánh ĐN qua 3 năm

28

32

(2012 – 2014)
Bảng 2.4 Thực trạng cho vay ngắn hạn đối với hộ gia đình, cá
nhân SXKD trong cho vay chung tại NH TMCP Công
thương Việt Nam- Chi nhánh Đà Nẵng qua 3 năm

38

(2012-2014)
Bảng 2.5 Thực trạng cho vay ngắn hạn đối với hộ gia đình, cá
nhân SXKD theo phương thức cho vay tại NH TMCP

Công thương Việt Nam- chi nhánh ĐN qua 3 năm

42

(2012 – 2014)
Bảng 2.6 Tình hình cho vay ngắn hạn đối với hộ gia đình, cá
nhân SXKD theo hình thức đảm bảo tại NH TMCP
Công thương Việt Nam- chi nhánh ĐN qua 3 năm

46

(2012 – 2014)
Bảng 2.7 Tình hình cho vay ngắn hạn đối với hộ gia đình, cá
nhân SXKD theo ngành nghề kinh doanh tại NH
TMCP Công thương Việt Nam- chi nhánh ĐN qua 3
năm (2012 – 2014)

SVTH: Trần Thị Hồng Vy

52


Chuyên đề tốt nghiệp

GVHD: Nguyễn Thị Thùy Trang

LỜI MỞ ĐẦU
1.Lý do chọn đề tài
Trong điều kiện nền kinh tế thế giới đang hội nhập một cách nhanh chóng trên
mọi phương diện, nền kinh tế nước ta còn gặp những khó khăn nhất định, vì vậy cần

thiết phải xây dựng những ngành mang tính chiến lược như thông tin, năng lượng,
ngân hàng,…
Hoạt động của ngân hàng có ý nghĩa rất quan trọng đối với sự phát triển, nó là
một trong những mắt xích quan trọng trong cấu thành sự vận động nhịp nhàng của
nền kinh tế của cả nước nói chung và Đà Nẵng nói riêng. Đà Nẵng là một thành phố
đang trên đà phát triển, dân cư tập trung về thành phố ngày càng đông kéo theo sự
phát triển của kinh tế nơi đây. Để có một “nguồn vốn” thực hiện mục tiêu kinh tế,
bên cạnh sự nỗ lực của chính mình người dân Đà Thành còn nhận sự hỗ trợ từ ngân
hàng qua các hình thức cho vay trong đó có cho vay ngắn hạn đối với hộ gia đình,
cá nhân SXKD. Không chỉ có nhu cầu tín dụng trung và dài hạn để đổi mới công
nghệ, nhà xưởng, máy móc, các doanh nghiệp, hộ sản xuất luôn có nhu cầu tín dụng
ngắn hạn để bổ sung cho nhu cầu thiếu hụt vốn tạm thời khi gặp khó khăn trong
hoạt động, sản xuất kinh doanh...
Chính vì sự quan trọng của tín dụng ngắn hạn đối với hoạt động sản xuất kinh
doanh như vậy, đồng thời với chủ trương của Đảng và Nhà nước ta hiện nay, nhằm
giúp đỡ các hộ gia đình, cá nhân có quy mô nhỏ và mở rộng sản xuất, các NHTM
đặc biệt là các ngân hàng trên địa bàn Đà Nẵng có những biện pháp mở rộng hoạt
động tín dụng ngắn hạn. Là một chi nhánh NHTMCP Công thương Việt Nam – CN
Đà Nẵng đã đạt được khá nhiều thành tích đáng ghi nhận. Trong những năm qua,
chi nhánh NHTMCP Công thương Việt Nam – CN Đà Nẵng đã góp phần tích cực
vào việc mở rộng cho vay ngắn hạn, cung ứng vốn cho các doanh nghiệp, hộ gia
đình, cá nhân để phát triển kinh tế trên địa bàn khu vực, nhằm đẩy mạnh quá trình
công nghiệp hóa, hiện đại hóa.Trong quá trình thực tập tại chi nhánh NHTMCP
Công thương Việt Nam – CN Đà Nẵng em xin tim hiểu về “PHÂN TÍCH TÌNH
HÌNH CHO VAY NGẮN HẠN ĐỐI VỚI HỘ GIA ĐÌNH, CÁ NHÂN SXKD TẠI

SVTH: Trần Thị Hồng Vy

Trang 1



Chuyên đề tốt nghiệp

GVHD: Nguyễn Thị Thùy Trang

NHTM CP CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM – CHI NHÁNH ĐÀ NẴNG QUA 3
NĂM (2012- 2014)” làm chuyên đề tốt nghiệp.
2.Mục đích nghiên cứu của đề tài
Nghiên cứu lý luận cơ bản phát triển cho vay ngắn hạn đối với hộ gia đình, cá
nhân SXKD của NHTM.
Thu thập dữ liệu, phân tích đánh giá về thực trạng cho vay ngắn hạn đối với hộ
gia đình, cá nhân SXKD tại NHTM CP Công thương Việt Nam- Chi nhánh Đà
Nẵng qua 3 năm (2012-2014).
Đề xuất một số ý kiến khắc phục các tồn tại cũng như mở rộng hoạt động cho vay
ngắn hạn đối với hộ gia đình, cá nhân SXKD trong tương lai.
3.Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: rộng hoạt động cho vay ngắn hạn đối với hộ gia đình, cá
nhân SXKD tại NHTM CP Công thương Việt Nam- Chi nhánh Đà Nẵng
Phạm vi nghiên cứu: nghiên cứ thực tiễn tình hình cho vay ngắn hạn đối với hộ
gia đình, cá nhân SXKD tại NHTM CP Công thương Việt Nam- Chi nhánh Đà
Nẵng.
4.Phương pháp nghiên cứu
Trên cơ sở hiểu biết lý thuyết về cho vay ngắn hạn đối với hộ gia đình, cá nhân
SXKD và kinh nghiện thực tiễn tại NHTM CP Công thương Việt Nam- Chi nhánh
Đà Nẵng vận dụng các phương pháp điều tra, tổng hợp, phân tích, đánh giá tình
hình cho vay ngắn hạn đối với hộ gia đình, cá nhân SXKD tại NHTM CP Công
thương Việt Nam- Chi nhánh Đà Nẵng. Nghiên cứu đề xuất ý kiến phát triển cho
vay ngắn hạn đối với hộ gia đình, cá nhân SXKD tại NHTM CP Công thương Việt
Nam- Chi nhánh Đà Nẵng.
5.Kết cấu của chuyên đề tốt nghiệp

Ngoài các phần có liên quan như mở đầu, kết luận…nội dung chính của chuyên
đề gồm 3 chương:
CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ HOẠT ĐỘNG CHO VAY NGẮN HẠN
ĐỐI VỚI HỘ GIA ĐÌNH, CÁ NHÂN SẢN XUẤT KINH DOANH TẠI CÁC
NHTM
SVTH: Trần Thị Hồng Vy

Trang 2


Chuyên đề tốt nghiệp

GVHD: Nguyễn Thị Thùy Trang

CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH CHO VAY NGẮN HẠN ĐỐI VỚI HỘ
GIA ĐÌNH, CÁ NHÂN SẢN XUẤT KINH DOANH

TẠI NGÂN HÀNG

TMCP CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM- CHI NHÁNH ĐÀ NẴNG QUA 3 NĂM
(2012 – 2014)
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP MỞ RỘNG HOẠT ĐỘNG CHO VAY NGẮN HẠN
ĐỐI VỚI HỘ GIA ĐÌNH, CÁ NHÂN SẢN XUẤT KINH DOANH TẠI NGÂN
HÀNG TMCP CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM- CHI NHÁNH ĐÀ NẴNG

SVTH: Trần Thị Hồng Vy

Trang 3



Chuyên đề tốt nghiệp

GVHD: Nguyễn Thị Thùy Trang

CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ HOẠT ĐỘNG CHO VAY
NGẮN HẠN ĐỐI VỚI HỘ GIA ĐÌNH, CÁ NHÂN SẢN XUẤT
KINH DOANH TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
1.1 Hoạt động cho vay tại các ngân hang thương mại
1.1.1 Khái niệm cho vay
Theo quy định của pháp luật Việt Nam, cho vay được định nghĩa tại khoản 16
điều 4 Luật Các tổ chức tín dụng 2010 “Cho vay là hình thức cấp tín dụng, theo đó
bên cho vay cam kết giao cho khách hàng một khoản tiền để sử dụng vào mục đích
xác định trong một thời gian nhất định theo thỏa thuận với nguyên tắc có hoàn trả
cả gốc lẫn lãi”
Cho vay là khoản mục chiếm tỷ trọng lớn nhất trong hoạt động tín dụng, vì vậy
chúng ta thường hay gọi hoạt động cho vay của ngân hàng cũng chính là hoạt động
tín dụng của ngân hàng
1.1.2 Nguyên tắc cho vay
- Vốn vay phải có mục đích và đảm bảo sử dụng đúng mục đích đã thỏa thuận
trong hợp đồng cho vay:
Việc sử dụng vốn vay vào mục đích gì do hai bên, ngân hàng và khách hàng thỏa
thuận và ghi vào trong hợp đồng cho vay. Đảm bảo sử dụng vốn vay đúng mục đích
thỏa thuận nhằm đảm bảo hiệu quả sử dụng vốn vay và khả năng thu hồi nợ sau này.
Do vậy, về phía ngân hàng trước khi cho vay cần tìm hiểu rõ mục đích vay vốn của
khách hàng, đồng thời phải kiểm tra xem khách hàng có sử dụng vốn vay đúng như
mục đích đã cam kết hay không. Điều này rất quan trọng vì việc sử dụng vốn vay
đúng mục đích hay không có ảnh hưởng rất lớn đến khả năng thu hồi nợ vay sau
này. Việc khách hàng sử dụng vốn vay không đúng mục đích dễ dẫn đến thất thoát
và lãng phí khiến vốn vay không tạo ra được ngân lưu để trả nợ cho ngân hàng.
Về phía khách hàng, việc sử dụng vốn vay đúng mục đích góp phần nâng cao

hiệu quả sử dụng vốn vay, đồng thời giúp khách hàng đảm bảo khả năng hoàn trả nợ
cho ngân hàng. Từ đó, nâng cao uy tín của khách hàng đối với ngân hàng và củng
cố quan hệ vay vốn giữa khách hàng và ngân hàng sau này.
- Vốn vay phải hoàn trả gốc và lãi đầu đủ, đúng hạn:
SVTH:Trần Thị Hồng Vy

Trang 4


Chuyên đề tốt nghiệp

GVHD: Nguyễn Thị Thùy Trang

Hoàn trả nợ gốc và lãi vốn vay là một nguyên tắc không thể thiếu trong hoạt động
cho vay. Điều này xuất phát từ tính chất tạm thời nhàn rỗi của nguồn vốn mà ngân
hàng sử dụng để cho vay. Đại đa số nguồn vốn mà ngân hàng sử dụng để cho vay là
vốn huy động từ khách hàng gửi tiền, do đó, sau khi cho vay trong một thời gian
nhất định, khách hàng vay tiền phải hoàn trả lại cho ngân hàng để ngân hàng hoàn
trả lại cho khách hàng gửi tiền.
Hơn nữa, bản chất của cho vay là chuyển nhượng tạm thời quyền sử dụng vốn vay
nên sau một thời gian nhất định vốn vay phải được hoàn trả , cả gốc và lãi.
-

Vốn vay phải có đảm bảo:

Trong hoạt động cho vay của ngân hàng thì việc khách hàng có thanh toán, hoàn
trả khoản tiền vay của mình đúng hạn và đủ cả gốc lẫn lãi hay không là một khoản
rủi ro tiềm ẩn mà ngân hàng khó có thể xác định một cách chính xác được. Vì vậy
để giảm thiểu và dự phòng khi rủi ro xảy ra, đồng thời tạo cơ sở kinh tế và pháp lý
để thu hồi các khoản nợ đã cho khách hàng vay trong trường hợp nguồn thu nợ thứ

nhất không được thực hiện thì ngân hàng đã sử dụng nguyên tắc đảm bảo tiền vay.
Với việc khi vay vốn, người đi vay phải đảm bảo trả nợ cho ngân hàng bằng việc
đảm bảo bằng tài sản như: Cầm cố, thế chấp, tài sản hình thành từ vốn vay hay bảo
lãnh bằng tài sản của bên thứ ba. Hoặc trong một số trường hợp những khách hàng
truyền thống, có uy tín với ngân hàng và thường xuyên giao dịch ở ngân hàng thì có
thể đảm bảo khoản tiền vay của mình bằng hình thức đảm bảo không bằng tài sản.
1.1.2

Phân loại cho vay:
Trong nền kinh tế thị trường hoạt động cho vay của NHTM rất đa dạng và

phong phú với nhiều loại hình tín dụng khác nhau.Việc áp dụng hình thức cho vay
nào là tùy thuộc vào đặc điểm kinh tế của đối tượng sử dụng vốn tín dụng nhằm sử
dụng và quản lý vốn tín dụng có hiệu quả và phù hợp với sự vận động cũng như đặc
điểm kinh tế khác nhau của đối tượng tín dụng.
Trên thực tế việc phân loại cho vay theo các tiêu thức sau:

1.1.3.1 Phân loại theo thời hạn vay:
SVTH:Trần Thị Hồng Vy

Trang 5


Chuyên đề tốt nghiệp

GVHD: Nguyễn Thị Thùy Trang

a. Cho vay ngắn hạn
Cho vay ngắn hạn là những khoản cho vay có thời hạn đến một năm.Các khoản
vay này ít rủi ro về khả năng thanh toán cũng như về lãi suất so với vay trung và dài

hạn.Những khoản cho vay ngắn hạn thường được sử dụng đáp ứng nhu cầu về vốn
lưu động của khách hàng trong hoạt động kinh doanh hoặc thỏa mãn nhu cầu về tiêu
dùng của khách hàng trong một thời gian ngắn.
b. Cho vay trung hạn
Cho vay trung hạn là những khoản vay có thời hạn trên 1-5 năm. Loại hình cho
vay này thường được dùng để cung cấp, mua sắm tài sản cố định, cải tiến và đổi
mới kỹ thuật, mở rộng và xây dựng công trình nhỏ có thời hạn thu hồi vốn nhanh.
c. Cho vay dài hạn
Cho vay dài hạn là những khoản vay có thời hạn trên 5 năm. Mục đích của vốn
vay này tương tự hư vốn vay trung hạn, nhưng chủ yếu được sử dụng để đáp ứng
nhu cầu dài hạn, đầu tư vào những công trình có quy mô lớn, thời gian thu hồi vốn
dài. Các khoản vay này chiếm tỷ trọng lớn và đem lại lợi nhuận cao cho ngân hàng.
1.1.3.2 Phân loại theo phương thức vay
a. Cho vay theo món (cho vay từng lần)
Đây là hình thức cho vay mà mỗi lần vay khách hàng phải làm các thủ tục cần
thiết (lập hồ sơ vay vốn, ngân hàng thẩm định xét duyệt cho vay…) và ký kết hợp
đồng tín dụng. Khi có nhu cầu khách hàng đến ngân hàng xin vay một khoản tiền
cho mục đích sử dụng của mình như thanh toán tiền hàng hóa, nguyên vật liệu và
các chi phí sản xuất kinh doanh khác. Phương pháp này áp dụng cho các khách
hàng có nhu cầu vay vốn không thường xuyên hoặc ngân hàng thấy cần thiết phảo
áp dụng phương pháp cho vay này để giám sát, kiểm tra, quản lý việc sử dụng vốn
vay được chặt chẽ.
b. Cho vay theo hạn mức tín dụng
Đây là hình thức cho vay mà ngân hàng và khách hàng xác định và thỏa thuận
một hạn mức tín dụng được duy trì trong một khoản thời gian nhất định. Hạn mức
tín dụng là mức dư nợ vay tối đa được duy trì trong một khoản thời gian nhất định
mà ngân hàng và khách hàng đã thỏa thuận trong hợp đồng tín dụng.
SVTH:Trần Thị Hồng Vy

Trang 6



Chuyên đề tốt nghiệp

GVHD: Nguyễn Thị Thùy Trang

Cho vay theo hạn mức tín dụng thường được áp dụng đối với các khách hàng có
nhu cầu vay vốn – trả nợ thường xuyên, có uy tín với ngân hàng.
c. Thấu chi:
Cho vay thấu chi là việc tổ chức tín dụng chấp thuận bằng văn bản cho khách
hàng chi vượt số tiền có trên tài khoản thanh toán của khách hàng.Ngân hàng cấp
cho bạn một hạn mức sử dụng tiền trên tài khoản vãng lai tại ngân hàng, với hạn
mức thấu chi này, bạn có thể dùng tiền trong hạn mức này khi tài khoản bạn không
có số dư.
1.1.3.3 Phân loại theo mục đích sử dụng vốn
a. Cho vay sản xuất kinh doanh
Đây là hình thức cho vay mà trong đó các bên đã có cam kết là số tiền vay sẽ
được bên vay sử dụng vào mục đích thực hiện các công việc kinh doanh của mình.
Nếu sau khi được tổ chức tín dụng giải ngân mà người vay lại sử dụng vào mục
đích khác với thỏa thuận trong hợp đồng tín dụng thì bên cho vay có quyền áp dụng
các chế tài thích hợp như đình chỉ việc sử dụng vốn vay hoặc thu hồi vốn vay trước
thời hạn...
b. Cho vay tiêu dùng
Đây là hình thức cho mà trong đó các bên có thỏa thuận, cam kết với nhau về
vấn đề số tiền vay sẽ được khách hàng (bên đi vay) sử dụng vào việc thỏa mãn nhu
cầu sinh hoạt hàng ngày và tiêu dùng như mua sắm phương tiện đi lại, mua sắm
nhà cửa, đồ gia dụng hoặc việc học tập...
1.1.3.4 Phân loại theo tính chất bảo đảm
a. Cho vay có bảo đảm bằng tài sản
Đây là hình thức cho vay trong đó nghĩa vụ trả nợ tiền vay được đảm bảo bằng

tài sản của bên vay hoặc của người thứ ba. Để xác lập hoặc thực hiện việc cho vay
có đảm bảo bằng tài sản, giữa tổ chức tín dụng và khách hàng vay (hoặc có thể liên
quan đến người thứ ba trong trường hợp bảo đảm tiền vay bằng biện pháp bão lãnh)
phải kí kết cả hai hợp đồng bao gồm hợp đồng tín dụng và hợp đồng bảo đảm tiền
vay (hợp đồng cầm cố, hợp đồng thế chấp, hợp đồng bão lãnh). Tuy nhiên, do pháp
luật cho phép các bên có thể thỏa thuận lập một hợp đồng chung nên trong trường
SVTH:Trần Thị Hồng Vy

Trang 7


Chuyên đề tốt nghiệp

GVHD: Nguyễn Thị Thùy Trang

hợp này các thỏa thuận về bảo đảm tiền vay được xem là một bộ phận hợp thành
các hợp đồng tín dụng có bảo đảm bằng tài sản.
b. Cho vay bảo đảm không bằng tài sản
Đây là hình thức cho vay trong đó nghĩa vụ hoàn trả tiền vay không được bảo đảm
bằng các tài sản cụ thể, xác định của người vay hoặc của người thứ ba. Để thực hiện
việc cho vay trong trường hợp này thông thường các bên chỉ giao kết bằng hợp
đồng duy nhất là hợp đồng tín dụng.Tuy nhiên, trong trường hợp các tổ chức tín
dụng cho vay có bảo lãnh bằng tín chấp thì khoản vay này cũng không được coi là
khoản vay có bảo đảm bằng tài sản nhưng người bảo lãnh bằng tín chấp cẫn phải
xác lập một văn bản cam kết bảo lãnh bằng uy tín của mình và gửi cho TCTD để
khách hàng vay có thể được TCTD chấp nhận cho vay.
1.1.3.5 Phân loại theo phương pháp hoàn trả.
a. Cho vay trả góp
Đây là hình thức cho vay, theo đó ngân hàng cho phép khách hàng trả gốc thành
nhiều lần trong thời hạn tín dụng đã thỏa thuận. Trả góp thường áp dụng trong

trường hợp vay trung và dài hạn, tài trợ cho tài sản cố định hoặc hàng lâu bền. Ngân
hàng thường cho vay trả góp đối với tiêu dùng thông thường qua hạn mức tín dụng.
b. Cho vay phi trả góp
Đây là hình thức cho vay mà khách hàng thanh toán nợ cho ngân hàng chỉ một
lần khi đến hạn, hình thức vay này thường áp dụng cho khoản vay nhỏ, thời gian
vay ngắn.
c. Cho vay hoàn trả theo yêu cầu.
Đây là hình thức cho vay mà người vay có thể hoàn trả nhiều lần theo khả năng
trong thời hạn hợp đồng.

1.1.3.6 Phân loại theo xuất xứ khoản vay
a. Cho vay trực tiếp
SVTH:Trần Thị Hồng Vy

Trang 8


Chuyên đề tốt nghiệp

GVHD: Nguyễn Thị Thùy Trang

Phần lớn cho vay của Ngân hàng là cho vay trực tiếp.Đây là các khoản cho vay
khi khách hàng trực tiếp đến Ngân hàng và xin vay vốn.Ngân hàng trực tiếp chuyển
giao tiền cho khách hàng sử dụng trên cơ sở những điều kiện mà hai bên thoả thuận.
b. Cho vay gián tiếp
Là khoản vay được thực hiện thông qua việc mua lại các khế ước hoặc chứng từ
nợ được phát sinh và còn trong thời hạn thanh toán. Các hình thức này gồm có:
chiết khấu, mua lại các phiếu bán hàng, nghiệp vụ thanh lý…
1.2 Hoạt động cho vay ngắn hạn đối với hộ gia đình, cá nhân sản xuất kinh
doanh tại NHTM

1.2.1 Khái niệm và đặc điểm hộ gia đình, cá nhân sản xuất kinh doanh
1.2.1.1Khái niệm hộ gia đình, cá nhân sản xuất kinh doanh
 Hộ gia đình: Theo điều 116 bộ luật dân sự. Hộ gia đình là những hộ mà các thành
viên có tài sản chung để hoạt động kinh tế chung trong quan hệ sử dụng đất,
trong hoạt động sản xuất nông, lâm ngư nghiệp và một số lĩnh vực sản xuất kinh
doanh khác do pháp luật quy định, là chủ thể trong các quan hệ dân sự đó.
 Cá nhân sản xuất kinh doanh: là công dân đủ 18 tuổi, có vốn, có sức khỏe, có kỷ
thuật chuyên môn, có địa điểm kinh doanh, không bị pháp luật cấm kinh doanh.
1.2.1.2Đặc điểm hộ gia đình, cá nhân sản xuất kinh doanh
-

Là thành phần kinh tế hoạt động sản xuất kinh doanh dựa vào vốn và sức lao
động của bản thân mình là chính.

-

Cùng với sự phát triển của nền kinh tế thì kinh tế hộ gia đình, cá nhân sản xuất
kinh doanh phát triển rất nhanh trong cả nước, hoạt động trong mọi ngành sản
xuất, giao thông vận tải, thương nghiệp, dịch vụ, ăn uống...

-

Đặc điểm của hộ gia đình, cá nhân sản xuất kinh doanh là dựa trên sở hữu tư
nhân về tư liệu sản xuất, người chủ kinh doanh tự quyết định từ quá trình sản
xuất kinh doanh đến phân phối tiêu thụ sản phẩm. Hoạt động kinh tế cá thể mang
tính tự chủ cao, tự tìm kiếm nguồn lực, vốn sức lao động.

-

Thành phần kinh tế này rất nhạy bén trong kinh doanh, dễ dàng thay dổi ngành

nghề kinh doanh cho phù hợp với nhu cầu của thị trường và nền kinh tế.

-

Thành phần kinh tế hộ gia đình, cá nhân sản xuất kinh doanh có vị trí rất quan
trọng trong nhiều ngành nghề ở nông thôn và thành thị. Vì vậy có nhiều đóng
góp vào sự phát triển kinh tế- xã hội của đất nước.

SVTH:Trần Thị Hồng Vy

Trang 9


Chuyên đề tốt nghiệp
1.2.2

GVHD: Nguyễn Thị Thùy Trang

Khái niệm cho vay ngắn hạn đối với hộ gia đình, cá nhân sản xuất kinh
doanh

Cho vay ngắn hạn đối với hộ gia đình, cá nhân sản xuất kinh doanh là quan hệ
cho vay giữa một bên là ngân hàng, một bên là hộ gia đình, cá nhân sản xuất kinh
doanh. Ngân hàng sẽ chuyển giao quyền sử dụng một lượng giá trị được biểu hiện
dưới dạng tiền tệ cho hộ gia đình, cá nhân để đầu tư vào sản xuất kinh doanh các
ngành nghề, lĩnh vực đã xác định trong hợp đồng cho vay. Hộ gia đình, cá nhân đi
vay phải sử dụng khoản vay đúng mục đích xác định trong một thời gian nhất định
theo thỏa thuận với nguyên tắc có hoàn trả cả gốc lẫn lãi.
1.2.3


Đặc điểm cho vay ngắn hạn đối với hộ gia đình, cá nhân sản xuất kinh

doanh.
 Mục đích vay vốn :
• Bổ sung vốn lưu động: Mua nguyên vật liệu, hàng hóa phục vụ SXKD, Dự trữ hàng
hóa, Thanh toán các chi phí kinh doanh định kỳ (trả lương nhân viên, tiền điện,
nước, nhiên liệu,...).
• Bổ sung vốn mua sắm tài sản cố định, tư liệu sản xuất: Máy móc dây chuyền, thiết
bị, công cụ sản xuất, Mua/xây dựng/sửa chữa bất động sản làm địa điểm sản xuất
kinh doanh dịch vụ, đầu tư phương tiện vận tải phục vụ SXKD….
 Quy mô khoản vay: hầu hết các khoản cho vay đối với khách hàng là hộ gia đình,cá
nhân sản xuất kinh doanh có quy mô nhỏ nhằm đáp ứng nhu cầu sản xuất kinh
doanh của hộ gia đình, cá nhân. Thường là các khoản vay có giá trị nhỏ nhưng số
lượng các khoảng vay lại chiếm tỉ trọng lớn trong cho vay chung của ngân hàng
thương mại.
 Chất lượng khoản vay: chất lượng các khoản vay đối với hộ gia đình, cá nhân sản
xuất kinh doanh ngày càng phát triển và được mở rộng. Bên cạnh đó các khoản vay
này thường có tính rủi ro cao hơn nên được các ngân hàng cho vay áp dụng mức lãi
suất cao nhất trong bảng lãi suất cho vay tại các NHTM.
 Thời hạn khoản vay: thời hạn của khoản vay ngắn hạn đối với hộ gia đình, cá nhân
sản xuất kinh doanh không quá 1 năm, thời hạn cụ thể do ngân hàng và khách hàng
thỏa thuận. Về thời hạn cho vay được căn cứ vào điều kiện sau:
SVTH:Trần Thị Hồng Vy

Trang 10


Chuyên đề tốt nghiệp

GVHD: Nguyễn Thị Thùy Trang


• Chu kỳ sản xuất kinh doanh.
• Thời hạn thu hồi vốn đầu tư.
• Khả năng trả nợ của khách hàng.
1.2.4

Vai trò của hoạt động cho vay ngắn hạn đối với hộ gia đình, cá nhân SXKD

a. Đối với khách hàng:
Hoạt động cho vay ngắn hạn đối với hộ gia đình, cá nhân SXKD giúp cho khách
hàng đáp ứng được nhu cầu kinh doanh của mình. Nền kinh tế nước ta hiện nay
đang trên con đường hội nhập quốc tế nên việc mở rộng quy mô sản xuất là điều
không thể thiếu. Nguồn vốn mà ngân hàng cấp cho khách hàng đi vay có thể giúp
cho khách hàng cải thiện công việc kinh doanh của mình về số lượng, chất lượng
sản phẩm, nâng cao máy móc thiết bị hiện đại hơn, nâng cao cơ sở vật chất để phục
vụ sản cho xuất kinh doanh.... Điều này giúp cho nền kinh tế nước ta ngày một phát
triển để có thể sánh vai với các cường quốc khác trên thế giới.
b.Đối với ngân hàng:
Hoạt động cho vay ngắn hạn đối với hộ gia đình, cá nhân SXKD tạo điều kiện
cho ngân hàng mở rộng và tăng trưởng tín dụng có hiệu quả, phát triển mối quan hệ
giữa khách hàng và ngân hàng, từ đó làm tăng khả năng huy động tiền gửi cho ngân
hàng. Bên cạnh đó cho vay ngắn hạn ít rủi ro hơn cho nên đây cũng là điều kiện để
ngân hàng tiếp tục mở rộng và phát triển các hoạt động cho vay, đa dạng hóa các
dịch vụ kinh doanh của ngân hàng.
c. Đối với kinh tế, xã hội:
Thông qua hoạt động cho vay ngắn hạn đối với hộ gia đình, cá nhân SXKD làm
cho các sản phẩm tăng lên, vốn đầu tư được mở rộng từ đó góp phần đáng kể vào
việc phân công lại lao động, tạo việc làm mới tăng thu nhập cho hộ gia đình, cá
nhân SXKD, điều chỉnh chuyển đổi cơ cấu ngành. Giúp cho hoạt động kinh doanh
của hộ gia đình, cá nhân thích ứng với thị trường, sử dụng hiệu quả lao động, tiền

vốn, ứng dụng được khoa học kỹ thuật vào sản xuất. Nhằm thúc đẩy nền kinh tế
phát triển theo hướng công nghiệp hóa-hiện đại hóa toàn diện về mọi mặt.
Phân loại cho vay ngắn hạn đối với hộ gia đình, cá nhân SXKD
1.2.5.1Phân loại theo phương thức cho vay
a. Cho vay từng lần
1.2.5

SVTH:Trần Thị Hồng Vy

Trang 11


Chuyên đề tốt nghiệp

GVHD: Nguyễn Thị Thùy Trang

Cho vay ngắn hạn từng lần đối với hộ gia đình, cá nhân SXKD là khi KH có
nhu cầu vay ngân hàng sẽ căn cứ vào từng kế hoạch, phương án kinh doanh, từng
khâu hoặc từng loại vật tư cụ thể để cho vay. Thường áp dụng khi khách hàng bổ
sung nhu cầu vốn lưu động thiếu hụt trong sản xuất ngắn hạn, đối với những khách
hàng sản xuất kinh doanh không ổn định, vay trả không thường xuyên, có nhu cầu
đề nghị vay vốn từng lần hoặc những khách hàng không có tín nhiệm cao đối với
ngân hàng trong quan hệ tín dụng mà ngân hàng nhận thấy cần phải áp dụng cho
vay từng lần để giám sát, kiểm tra, quản lý việc sử dụng vốn vay chặt chẽ, an toàn.
b. Cho vay hạn mức tín dụng
Cho vay ngắn hạn theo hạn mức tín dụng đối với hộ gia đình, cá nhân SXKD là
ngân hàng cho vay khi hộ gia đình, cá nhân có nhu cầu vốn phát sinh để nhập vật tư
hàng hóa và ngân hàng thu nợ khi hộ gia đình, cá nhân có thu nhập từ việc tiêu thụ
sản phẩm, hàng hoá. Theo phương thức cho vay này khách hàng được ngân hàng
xác định cho một hạn mức tín dụng duy trì trong một khoảng thời gian nhất định để

làm căn cứ cho việc phát tiền vay.Khi có nhu cầu, khách hàng chỉ cần lập uỷ nhiệm
chi, séc rút tiền mặt để rút tiền nhưng không được rút vượt quá hạn mức tín dụng
1.2.5.2Phân loại theo hình thức đảm bảo
a. Cho vay đảm bảo bằng tài sản
Như ta đã biết, cho vay có đảm bảo bằng tài sản là việc cho vay vốn của ngân
hàng mà theo đó nghĩa vụ trả nợ của khách hàng vay được cam kết bảo đảm thực
hiện dưới các hình thức cầm cố,thế chấp, đảm bảo bằng tài sản hình thành từ vốn
vay của khách hàng vay hoặc bảo lãnh bằng tài sản của bên thứ ba.

b. Cho vay đảm bảo không bằng tài sản:
Là hình thức cho vay mà NHTM cho vay dựa vào uy tín của khách hàng hoặc
người bảo lãnh, mà trong đó ngân hàng được chủ động trong việc lựa chọn khách
hàng vay để cho vay có đảm bảo không bằng tài sản và ngân hàng cho vay có đảm
bảo không bằng tài sản theo quy định của chính phủ.
1.2.5.3Phân loại theo nghành nghề

SVTH:Trần Thị Hồng Vy

Trang 12


Chuyên đề tốt nghiệp

GVHD: Nguyễn Thị Thùy Trang

Khi xã hội ngày càng phát triển, các ngành nghề kinh doanh ngày càng được mở
rộng, đa dạng hóa các ngành nghề trong mọi lĩnh vực của nề kinh tế. Dựa vào đặc
điểm của từng ngành mà Ngân hàng sẽ thiết lập các điều kiện cho vay, phương thức
cho vay, cách thức trả nợ dựa trên nguồn thu nhập từ hoạt động kinh doanh của hộ
gia đình, cá nhân.

Dựa vào đặc điểm của từng ngành nghề, ngân hàng phân loại thành 3 nhóm chính
đó là:
• Cho vay ngành công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp: gồm các ngành sản xuất,
chế tạo ra các sản phẩm, thành phẩm như dệt may, sữa chữa đóng tàu,
thuyền, thủ công mỹ nghệ…
• Cho vay ngành thương mại - dịch vụ: các hộ gia đình, cá nhân
• Cho vay ngành khác.
1.2.6 Nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động cho vay ngắn hạn đối với hộ gia đình,
cá nhân SXKD của NHTM
Việc phát triển cho vay đối với hộ gia đình,cá nhân SXKD có ý nghĩa rất lớn đối
với ngân hàng vì nó quyết định đến sự thành bại của ngân hàng. Do đó phải hoàn
thiện cho vay ngắn hạn đối với hộ gia đình, cá nhân SXKD là yêu cầu cần chú
trọng đối với ngân hàng. Để làm tốt điều đó cần phải xem xét các yếu tố ảnh hưởng
đến hoạt động cho vay đối với hộ gia đình, cá nhân SXKD.
1.2.6.1Nhân tố khách quan:
Môi trường là nhân tố có ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp tới chất lượng tín
dụng đối với hộ gia đình, cá nhân SXKD. Đặc biệt ở nước ta hoạt động nông nghiệp
còn mang tính thời vụ phụ thuộc rất nhiều vào thiên nhiên vì điều kiện tự nhiên có
ảnh hưởng rất lớn.
a. Môi trường kinh tế.
Có ảnh hưởng gián tiếp đến hoạt động cho vay đối với hộ gia đình, cá nhân
SXKD. Môi trường kinh tế xã hội ổn định phát triển ổn định sẽ tạo điều kiện cho hộ
gia đình, cá nhân SXKD có hiệu quả do vậy hộ gia đình, cá nhân SXKD sẽ vay
nhiều hơn và các khoản vay đều được sử dụng đúng mục đích, mang lại hiệu quả
kinh tế. Từ đó các khoản vay sẽ được hoàn trả đúng thời hạn cả gốc và lãi làm cho
hiệu quả cho vay đối với hộ gia đình, cá nhân SXKD sẽ được tăng lên.
SVTH:Trần Thị Hồng Vy

Trang 13



Chuyên đề tốt nghiệp

GVHD: Nguyễn Thị Thùy Trang

b. Môi trường chính trị- pháp luật.
Ngân hàng là một trong những ngành phải chịu sự giám sát chặt chẽ của cơ quan
pháp luật và cơ quan chức năng. Do vậy, việc tạo ra môi trường pháp lý hoàn thiện
sẽ góp phần quan trọng vào việc nâng cao chất lượng tín dụng. Môi trường pháp lý
ổn định tạo điều kiện và cơ sở pháp lý để hoạt động cho vay ngân hàng cũng như
hoạt động sản xuất kinh doanh của hộ gia đình, cá nhân SXKD được tiến hành một
cách thuận lợi. Những quy định cụ thể của pháp luật về tính dụng và các hoạt động
khác có liên quan đến lĩnh vực tín dụng là cơ sở để xử lý, giải quyết các tranh chấp
tín dụng khi xẩy ra một cách hiệu quả nhất. Vì vậy môi trường chính trị - pháp luật
có ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động cho vay của hộ gia đình, cá nhân SXKD.
c. Môi trường tự nhiên.
Môi trường tự nhiên tác động trực tiếp đến hoạt động SXKD của hộ gia đình,
cá nhân, đặc biệt là những hộ gia đình, cá nhân sản xuất nông nghiệp phụ thuộc chủ
yếu vào điều kiện tự nhiên. Nếu thời tiết thuận lợi thì việc sản xuất sẽ thu được
nhiều lợi nhuận, hộ gia đình, cá nhân sẽ có được nguồn tài chính ổn định, từ đó
khoản vay được đảm bảo. Ngược lại nếu thiên tai thì việc SXKD sẽ gặp nhiều khó
khăn, hàng hóa dịch vụ bị ngưng trệ gấy khó khăn cho hộ gia đình, cá nhân SXKD
dẫn đến các khoản vay bị đe dọa.
d. Môi trường công nghệ
Có ảnh hưởng lớn đến hoạt động vay vốn của hộ gia đình, cá nhân. Khi công
nghệ phát triển mạnh mẽ, các ngành nghề kinh doanh, các loại dịch vụ mới, hiện đại
ra đời. Các hộ gia đình, cá nhân SXKD cần vay vốn để đầu tư vào máy móc thiết bị
mới để phục vụ cho việc SXKD của mình.
1.2.6.2Nhân tố chủ quan.
a. Từ phía khách hàng.

• Trình độ của khách hàng: bao gồm cả trình độ sản xuất và trình độ quản lý ảnh
hưởng lớn đến hoạt động cho vay của ngân hàng.Với một trình độ sản xuất hợp
lý và trình độ quản lý khoa học khách hàng có thể đạt được kết quả sản xuất
kinh doanh tốt, sẽ có khả năng tài chính để trả nợ cho ngân hàng.

SVTH:Trần Thị Hồng Vy

Trang 14


Chuyên đề tốt nghiệp

GVHD: Nguyễn Thị Thùy Trang

• Việc khách hàng sử dụng vốn sai mục đích không đúng với phương án SXKD
đã đề ra dẫn đến rủi ro cao cũng ảnh hưởng đến hoạt động cho vay của ngân
hàng.
• Khả năng tài chính và vốn của khách hàng : là một yếu tố khá quan trọng, đây
là yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động cho vay, đưa đến quyết định cho vay của
ngân hàng.Khi khách hàng có nguồn vốn và khả năng tài chính tốt là điều kiện
để mở rộng SXKD, đầu tư mua sắm thiết bị, sản xuất có hiệu quả mang lại lợi
nhuận và có thể thanh toán các khoản vay cho ngân hàng.
• Đạo đức của khách hàng: những khách hàng có uy tín, đạo đức tốt thì trong quá
trình hoạt động kinh doanh họ sẽ luôn chú ý đến vấn đề trả nợ cho ngân hàng
và ngược lại.
b. Từ phía ngân hàng:
• Chính sách tín dụng của ngân hàng.
Có thể nói đây là nhân tố ảnh hưởng trực tiếp nhất đến quy mô của hoạt động tín
dụng nói chung và của hoạt động cho vay ngắn hạn đối với hộ gia đình, cá nhân
SXKD nói riêng. Bởi chính sách tín dụng chính là đường lối, chủ trương đảm bảo

cho hoạt động tín dụng đi vào đúng quỹ đạo liân quan đến việc mở rộng hay thu hẹp
tín dụng, nó có ý nghĩa quyết định đến sự thành bại của một ngân hàng.
Một chính sách tín dụng đúng đắn sẽ thu hút được nhiều khách hàng, đảm bảo
khả năng sinh lời của hoạt động tín dụng. Một chính sách tín dụng đúng đắn là phải
chính sách linh hoạt phù hợp với sự thay đổi của môi trường kinh tế xã hội cũng
như mục tiêu của ngân hàng. Đối với ngân hàng thương mại, chính sách tín dụng
đúng đắn phải đảm bảo khả năng sinh lời của hoạt động tín dụng, trên cơ sở phân
tán rủi ro, tuân thủ pháp luật và đường lối chính sách của nhà nước, đồng thời đảm
bảo được tính công bằng.
• Trình độ cán bộ tín dụng và đạo đức ngề nghiệp:
Con người là yếu tố quyết định đến sự thành bại trong quản lý vốn tín dụng nói
riêng và hoạt động quản lý ngân hàng nói chung. Kinh tế càng phát triển, các quan
hệ kinh tế càng phức tạp, cạnh tranh ngày càng gay gắt, đòi hỏi trình độ của người
lao động ngày càng cao.

SVTH:Trần Thị Hồng Vy

Trang 15


Chuyên đề tốt nghiệp

GVHD: Nguyễn Thị Thùy Trang

Đội ngũ cán bộ ngân hàng có chuyên môn nghiệp vụ giỏi, có đạo đức, có năng lực
trong việc quản lý đơn xin vay từ hộ gia đình, cá nhân SXKD, định giá tài sản thế
chấp , giám sát số tiền vay và có các biện pháp hữu hiệu trong việc thu hồi nợ vay
của ngân hàng... giúp ngân hàng có thể có được những khoản tín dụng đảm bảo,
ngăn ngừa được những rủi ro khi thực hiện một khoản tín dụng. Như vậy, một ngân
hàng có được một chính sách tín dụng hợp lý nhưng nếu không có đội ngũ cán bộ

tín dụng năng động sáng tạo, có đầy đủ kiến thức chuyên môn và đạo đức nghệ
nghiệp thì cũng không thể đảm bảo được chất lượng các khoản tín dụng cũng như
mở rộng quy mô tín dụng và điều này tất yếu sẽ ảnh hưởng tới kết quả hoạt động
kinh doanh của ngân hàng.
• Công tác tổ chức của ngân hàng.
Ngân hàng có một cơ cấu tổ chức khoa học sẽ đảm bảo được sự phối hợp chặt chẽ
nhịp nhàng giữa các cán bộ, nhân viên, các phòng ban trong ngân hàng, giữa các
ngân hàng với nhau trong toàn bộ hệ thống cũng như với các cơ quan khác liên
quan đảm bảo cho ngân hang hoạt động nhịp nhàng, thống nhất có hiệu quả, qua đó
sẽ tạo điều kiện đáp ứng kịp thời yêu cầu khách hàng, th eo dõi quản lý chặt chẽ sát
sao khoản vốn huy động cũng như các khoản cho vay, từ đó nâng cao hiệu quả cho
vay ngắn hạn đối với hộ gia đình, cá nhân sản xuất kinh doanh.
• Nguồn vốn của ngân hàng:
Một ngân hàng cũng như một doanh nghiệp muốn thwcj hiện hoạt động SXKD
cần phải có vốn. Trong hoạt động cho vay nói chung và hoạt động cho vay đối với
hộ gia đình, cá nhân SXKD nói riêng thì ngân hàng cho vay bằng nguồn vốn huy
động của mình. Hoạt động cho vay đối với hộ gia đình, cá nhân SXKD ngày càng
được mở rộng cho nên nguồn vốn của ngân hàng phải ngày càng được lớn mạnh.
Khi nguồn vốn của ngân hàng tăng trưởng đều đặn hợp lý thì ngân hàng có thêm
nhiều tiền để cho khách hàng vay, điều đó có nghĩa là hoạt động cho vay của ngân
hàng thương mại ngày càng được tăng trưởng và mở rộng.
1.2.7

Chỉ tiêu đánh giá hoạt động cho vay ngắn hạn đối với hộ gia đình, cá

nhân SXKD của NHTM
1.2.7.1Doanh số cho vay
SVTH:Trần Thị Hồng Vy

Trang 16



Chuyên đề tốt nghiệp

GVHD: Nguyễn Thị Thùy Trang

Là tổng số tiền mà ngân hàng giải ngân cho khách hàng vay trong một thời gian
nhất định. Chỉ tiêu này dùng để phản ánh quy mô, chất lượng tín dụng trong một
thời kỳ nhất định. Dựa vào chỉ tiêu này có thể so sánh quy mô hoạt động, chất
lượng hoạt động tín dụng, chính sách cho vay của ngân hàng giữa các năm. Trong
cùng một năm thì chỉ tiêu này cũng phản ánh được hoạt động cho vay của ngân
hàng qua các con số tuyệt đối trong bảng cân đối tài khoản của ngân hàng.
1.2.7.2Doanh số thu nợ
Là tổng nợ gốc mà ngân hàng đã thu được từ người đi vay trả cho ngân hàng.
Hay nói cách khác là số nợ mà ngân hàng đã thu được trong kỳ, bao gồm cả nợ kỳ
trước mà ngân hàng thu được trong kỳ này.
1.2.7.3Dư nợ cho vay
Là số tiền mà KH còn nợ ngân hàng, là kết quả đánh giá sự tăng trưởng của
hoạt động cho vay ngắn hạn đối với hộ gia đình, cá nhân SXKD tại một thời điểm
nhất định.
1.2.7.4Nợ xấu
Nợ xấu hay nợ khó đòi là các khoản nợ dưới chuẩn, có thể quá hạn hoặc bị nghi
ngờ về khả năng trả nợ cũng như khả năng thu hồi vốn của chủ nợ. Tại quyết định
493/2005/QĐ- Ngân hàng nhà nước ngày 22/04/2005 của Ngân hàng nhà nước thì
định nghĩa : “Nợ xấu là những khoản nợ được phân loại vào nhóm 3 (nợ dưới
chuẩn), nhóm 4 (nợ nghi ngờ) và nhóm 5 (nợ có khả năng mất vốn).”

1.2.7.5Tỷ lệ nợ xấu
Đây là chỉ tiêu đo lường hiệu quả hoạt động cho vay của ngân hàng. Nếu tỷ lệ nợ
xấu ngày càng lớn thì hiệu quả hoạt động cho vay ngày càng kém, chứa đựng

nhiều rủi ro. Chính vì vậy việc theo dõi và xem xét nợ xấu luôn là hoạt động vần
thiết của ngân hàng.
Tỷ lệ nợ xấu = Nợ xấu / Tổng dư nợ.

SVTH:Trần Thị Hồng Vy

Trang 17


Chuyên đề tốt nghiệp

GVHD: Nguyễn Thị Thùy Trang

CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH CHO VAY NGẮN HẠN
ĐỐI VỚI HỘ GIA ĐÌNH,CÁ NHÂN SXKD TẠI NGÂN HÀNG
TMCP CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM – CHI NHÁNH ĐÀ NẴNG
QUA 3 NĂM 2012 -2014.
2.1 Giới thiệu về ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam chi nhánh Đà Nẵng
Tên giao dịch quốc tế: VIETNAM JOINT STOCK COMMERCIAL BANK FOR
INDUSTRY AND TRADE
Tên tiếng anh: VietinBank
Địa chỉ: 172 Nguyễn Văn Linh- Quận Thanh Khê- TP Đà Nẵng.
Số điện thoại: 05113 822158
Fax: 05113 825528
Website: vietinbank.vn
Slogan: Nâng Giá Trị Cuộc Sống
2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của Ngân hàng TMCP Công thương
Việt Nam – chi nhánh Đà Nẵng
Tháng 11 năm 1988 Hội đồng Bộ trưởng ban hành nghị định số 53 HĐBT về
việc chuyển đổi hệ thống Ngân hàng 1 cấp sang hệ thống Ngân hàng 2 cấp, chi

nhánh NHCT Quảng Nam_ Đà Nẵng ra đời và hoạt động theo pháp lệnh hoạt động
Ngân hàng, các tổ chức tín dụng và công ty tài chính.
Khi tỉnh Quảng Nam – Đà Nẵng tách tỉnh, để phù hợp với địa bàn và tình hình
kinh doanh, NHCT chi nhánh Quảng Nam _ Đà Nẵng tách thành Ngân hàng TMCP
Công thương Việt Nam – chi nhánh Đà Nẵng và chính thức đi vào hoạt động ngày
01/01/1997 theo quyết định 14 NHCT _QN ngày 17/12/1996 của tổng giám đốc
Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam – chi nhánh Đà Nẵng. Tháng 7/2009
Ngân hàng hàng niêm yết cổ phiếu và đổi tên thành Ngân hàng TMCP Công thương
Việt Nam – chi nhánh Đà Nẵng
Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam – chi nhánh Đà Nẵng từ khi thành lập
cho đến nay bám sát mục tiêu phát triển kinh tế công thương nghiệp, dịch vụ, xuất
nhập khẩu của Thành phố. Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam – chi nhánh
Đà Nẵng đã đạt được những bước tăng tốc bức phá về nguồn vốn. Hàng năm chi
SVTH:Trần Thị Hồng Vy

Trang 18


Chuyên đề tốt nghiệp

GVHD: Nguyễn Thị Thùy Trang

nhánh dành hàng trăm tỷ đồng vốn đầu tư trung và dài hạn, cho vay đổi mới và hiện
đại hóa dây chuyền thiết bị công nghệ, mở rộng nhà xưởng, tạo thêm việc làm, tăng
kim ngạch xuất khẩu trong các ngành sản xuất, gia công và dệt may, giày da, thủy
hải sản.
Vốn tín dụng của Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam – chi nhánh Đà Nẵng
đáp ứng hàng trăm tỷ đồng cho các hạn mức dự án, những công trình trọng điểm
của thành phố và khu vực góp phần tạo nên diện mạo khang trang của thành phố Đà
Nẵng hôm nay.

Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam – chi nhánh Đà Nẵng có trụ sở chính
tại địa chỉ 172 Nguyễn Văn Linh, Phường Vĩnh Trung, Quận Thanh Khê, Thành
phố Đà Nẵng. Và có 12 phòng giao dịch đó là :
PGD Hải Châu. 05 Trần Quốc Toản. TP. Đà Nẵng.
PGD Hùng Vương 1. 147 Hùng Vương, Hải Châu, TP. Đà Nẵng
PGD Hùng Vương 3. 374 Hùng Vương. TP. Đà Nẵng
PGD Phan Châu Trinh. 12 Phan Châu Trinh, Hải Châu, TP. Đà Nẵng
PGD Điện Biên Phủ. 334-346 Điện Biên Phủ, Thanh Khê, TP. Đà Nẵng
PGD Sân Bay Đà Nẵng. Lô số 154 tầng 1 Sân bay Đà Nẵng, Thanh Khê, TP. Đà
Nẵng.
PGD Siêu thị Đà Nẵng. 54 Võ Văn Tần, Thanh Khê, TP. Đà Nẵng.
PGD Núi Thành. 287 Núi Thành, Hải Châu, TP. Đà Nẵng.
PGD Lê Duẩn. 163 Lê Duẩn, Hải Châu, TP. Đà Nẵng
PGD Cẩm Lệ. 86 Hoàng Xuân Hãn, Cẩm Lệ, TP. Đà Nẵng.
PGD Đống Đa. Số 1-3 Đống Đa, Hải Châu, TP. Đà Nẵng.
PGD Sơn Trà. 486 Ngô Quyền, Sơn Trà, TP. Đà Nẵng
2.1.2 Chức năng, nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức của Ngân hàng TMCP Công
thương Việt Nam – chi nhánh Đà Nẵng
2.1.2.1 Chức năng, nhiệm vụ
• Phối hợp hỗ trợ Ngân hàng nhà nước Việt Nam trong việc quản lý tiền tệ và
kiểm soát lạm phát, thực hiện các mực tiêu chung của Nhà nước.

SVTH:Trần Thị Hồng Vy

Trang 19


Chuyên đề tốt nghiệp

GVHD: Nguyễn Thị Thùy Trang


• Nhận vốn ủy thác từ các chương trình tài trợ Quốc gia, nhận tiền gửi thanh toán
và tiền tiết kiệm: không kỳ hạn, có kỳ hạn bằng đồng Việt Nam và ngoại tệ của
các tổ chức kinh tế xã hội, các doanh nghiệp, cá nhân trong à ngoài nước.
• Mở tài khoản và nhận tiền gửi.
 Mở tài khoản bằng đồng Việt Nam và ngoại tệ.
 Nhận tiền gửi không kỳ hạn, có kỳ hạn và các hình thức tiết kiệm phong phú
khác nhứ: tiết kiệm dự thưởng, tiết kiệm bậc thang…
• Phát hành kỳ phiếu, chiết khấu thương phiếu,hối phiếu và các loại tín phiếu.
• Thực hiện các nghiệp vụ thanh toán trong nước, thanh toán quốc tế.
• Mua bán chuyển đổi ngoại tệ, séc du lịch, chi trả kiều hối.
• Chuyển tiền thanh toán đến các NHTM trong toàn quốc thông qua hệ thống
viễn thông nhanh chóng, an toàn và chính xác.
• Cho vay.
 Cho vay ngắn hạn, trung hạn và dài hạn bằng đồng Việt Nam và ngoại tệ.
 Cho vay hợp vốn đối với các dự án lớn, có thời gian hoàn vốn dài.
 Cho vay trả góp
 Cho vay tiêu dung
 Chiết khấu bộ chứng từ …
• Bảo lãnh, tái bão lãnh
• Đầu tư
• Dịch vụ thẻ:
 Phát hành, thanh toán ATM
 Phát hành thanh toán thẻ tín dụng quốc tế Visa, Master Card …
• Dịch vụ ngân hàng điện tử: Internet Banking, Phone Banking, Mobile…
Dịch vụ khác: đại lý chứng khoán, tư vấn đầu tư, tài trợ thương mại, thẩm định dự
án, thu chi hộ ngân quỹ, giữ hộ tài sản …

SVTH:Trần Thị Hồng Vy


Trang 20


Chuyên đề tốt nghiệp

GVHD: Nguyễn Thị Thùy Trang

2.1.2.2 Cơ cấu tổ chức
a. Sơ đồ cơ cấu tổ chức quản lý
Tổ chức bộ máy quản lý tốt sẽ góp phần không nhỏ đến kết quả hoạt động
kinh doanh. Ngân hàng Công Thương – chi nhánh Đà Nẵng không ngừng hoàn
thiện cơ cấu tổ chức nhằm quản lý tốt trong ngân hàng và hoạt động hiệu quả hơn.
Hiện nay, cơ cấu tổ chức của ngân hàng Công Thương – chi nhánh Đà Nẵng có các
phòng ban được sắp xếp theo sơ đồ sau:
Sơ đồ 2.1 Sơ đồ cơ cấu tổ chức của Ngân hàng TMCP Công thương CN Đà
Nẵng

BAN GIÁM ĐỐC

P.Tiền tệ kho
quỹ

P. Kiểm soát
nội bộ

P. Kế toán
giao dịch

Chú thích:


P. khách hàng
doanh nghiệp

P. Tổ chức
hành chính

Phòng bán lẻ

P. Tổng hợp

P. Giao dịch
Hải Châu

Quan hệ trực tuyến

P. Quản lý rủi
ro và nợ xấu

P. Thông tin
điện toán

Quan hệ chức năng
( Nguồn: Website vietinbank.vn)

SVTH:Trần Thị Hồng Vy

Trang 21



×