VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ
HỘI
VÕ THỊ TUYẾT NHUNG
VAI TRÒ CỦA KHOA HOC VÀ CÔNG NGHỆ ĐỐI VỚI
SỰ PHÁT TRIỂN CỦA LỰC LƯỢNG SẢN XUẤT
Ở VIỆT NAM HIỆN NAY
LUẬN ÁN TIẾN SĨ TRIẾT
HỌC
HÀ NỘI - 2019
VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ
HỘI
VÕ THỊ TUYẾT NHUNG
VAI TRÒ CỦA KHOA HOC VÀ CÔNG NGHỆ ĐỐI VỚI
SỰ PHÁT TRIỂN CỦA LỰC LƯỢNG SẢN XUẤT
Ở VIỆT NAM HIỆN NAY
Chuyên ngành: CNDVBC &
DVLS Mã số : 9229002
LUẬN ÁN TIẾN SĨ TRIẾT
HỌC
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS.TS Vũ Văn Viên
PGS.TS Đoàn Thế Hùng
HÀ NỘI - 2019
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
Cụm từ viết tắt
Cụm từ đầy đủ
CNTN
Công nghệ thông tin
CNTB
Chủ nghĩa tư bản
CNXH
Chủ nghĩa xã hội
CNC
Công nghệ kết nối internet
CAD
Công nghệ kết nối với máy tính
KH&CN
Khoa học và công nghệ
LLSX
Lực lượng sản xuất
ODA
Viện trợ phát triển chính thức
FDI
Đầu tư trực tiếp nước ngoài
WHO
Tổ chức y tế thế giới
MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU ...................................................................................................... 1
Chương 1: TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI. ...............7
1.1.
Những công trình bàn về thực trạng và vấn đề đặt ra trong quá trình phát huy
vai trò của KH&CN đối với sự phát triển của LLSX ở Việt Nam hiện nay ..............7
1.2. Những công trình bàn về thực trạng và vấn đề đặt ra trong quá trình phát huy
vai trò của KH&CN đối với sự phát triển của LLSX ở Việt Nam hiện nay ............19
1.3.
Những công trình bàn về các giải pháp phát huy vai trò của KH&CN đối với sự
phát triển của LLSX ở Việt Nam trong thời gian tới ................................................... 30
1.4. Những vấn đề đặt ra luận án sẽ tiếp tục giải quyết ........................................... 36
Chương 2: VAI TRÒ CỦA KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ ĐỐI VỚI SỰ
PHÁT TRIỂN LỰC LƯỢNG SẢN XUẤT-MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN ......38
2.1. Khoa học và công nghệ .................................................................................... 38
2.2. Lực lượng sản xuất .......................................................................................... 48
2.3. Vai trò của KH&CN đối với sự phát triển của LLSX ...................................... 63
Chương 3: VAI TRÒ CỦA KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ ĐỐI VỚI SỰ
PHÁT TRIỂN CỦA LỰC LƯỢNG SẢN XUẤT Ở VIỆT NAM HIỆN NAY THỰC TRẠNG VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA .............................................. 87
3.1. Khái quát quá trình nhận thức và hoàn thiện cơ chế, chính sách nhằm phát huy
vai trò của KH&CN đối với sự phát triển LLSX ở Việt Nam từ năm 1986 ............87
3.2.
Thực trạng vai trò trò của KH&CN đối với sự phát LLSX ở Việt Nam ..........95
3.3.
Những hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế trong quá trình phát huy vai
trò của KH&CN đối với sự phát triển LLSX ở Việt Nam ......................................... 109
3.4.
Những vấn đề đặt ra trong quá trình phát huy vai trò của KH&CN đối với sự
phát triển LLSX ở Việt Nam hiện nay ....................................................................... 120
Chương 4: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM PHÁT HUY VAI TRÒ CỦA KHOA
HỌC VÀ CÔNG NGHỆ ĐỐI VỚI SỰ PHÁT TRIỂN LỰC LƯỢNG SẢN
XUẤT Ở VIỆT NAM TRONG THỜI GIAN TỚI ...........................................132
4.1.
Tăng cường vai trò lãnh đạo của Đảng, quản lý của Nhà nước trong công tác
phát triển, ứng dụng KH&CN vào sản xuất ...............................................................132
4.2.
Giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực, đặc biệt là nguồn nhân
lực chất lượng cao trong giai đoạn cách mạng công nghiệp lần thứ tư ......................140
4.3.
Quan tâm đến đào tạo nghề, nhằm nâng cao năng lực thực hành cho người lao
động,trong quá trình ứng dụng các thành tựu KH&CN vào phát triển lực lượng sản
xuất hiện nay .............................................................................................................148
4.4.
Tích cực, chủ động hội nhập quốc tế, tham gia quá trình toàn cầu hóa nhằm thu
hút, chuyển giao KH&CN hiện đại, thúc đẩy lực lượng sản xuất phát triển ..............152
KẾT LUẬN .......................................................................................................... 162
DANH MỤC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ ...................................................165
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................... 166
1
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề
tài
2
Khoa học và công nghệ (KH&CN) có vai trò quyết định đối với phát
triển kinh tế - xã hội của mỗi quốc gia, là phương tiện, mục têu và động
lực thúc đẩy sự phát triển lực lượng sản xuất (LLSX). KH&CN hiện đại làm
cho nǎng suất lao động nâng cao, cơ cấu kinh tế chuyển biến mạnh mẽ,
và thay đổi sâu sắc mọi mặt đời sống xã hội loài người.
Trong những năm gần đây KH&CN phát triển như vũ bão, đặc biệt sự ra
đời cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư, với tốc độ rất nhanh, quy mô
rất lớn, tạo ra những thay đổi sâu rộng trong mọi lĩnh vực từ nền sản xuất
xã hội đến cơ cấu lao động và thị trường lao động. Đây là cuộc cách mạng
mà máy móc sẽ thay thế vai trò, vị trí người lao động ở nhiều khâu trong
quá trình sản xuất. Việc ứng dụng những thành tựu KH&CN làm cho trình
độ của LLSX ngày càng cao; người lao động trình độ cao sẽ dần thay thế
người lao động trình độ giản đơn; tư liệu sản xuất hiện đại, thông minh sẽ
thay thế cho các tư liệu sản xuất truyền thống. KH&CN có vai trò đi trước,
mở đường, tạo động lực mạnh mẽ cho sự phát triển của tất cả các yếu tố
cấu thành LLSX.
Cuộc cách mạng KH&CN hiện nay - cách mạng công nghiệp lần thứ tư,
là biểu hiện mới về trình độ của LLSX; mặt khác, với tư cách là cuộc cách
mạng về công nghiệp, cách mạng công nghiệp lần thứ tư tác động mạnh
mẽ đến sự phát triển của LLSX, thúc đẩy LLSX tến đến những trình độ
mới, ngày càng cao hơn. Nếu quốc gia nào bỏ lỡ, không tận dụng được
những thời cơ do cách mạng công nghiệp lần thứ tư mang lại thì sẽ khó có
điều kiện phát triển. Bên cạnh đó, cần phải thấy những vấn đề mà cách
mạng công nghiệp lần thứ tư đang đặt ra là: lao động thủ công sẽ bị thay
thế bởi máy móc và trí tuệ nhân tạo, hàng loạt người lao động bị thất
nghiệp vì mất việc làm, lao động giá rẻ không còn là lợi thế cạnh tranh của
các nước châu Á trong đó có Việt Nam,...
3
Từ yêu cầu của cuộc cách mạng KH&CN hiện đại, cách mạng công
nghiệp lần thứ tư, đòi hỏi Việt Nam phải biết vận dụng những thành
tựu KH&CN vào phát triển LLSX, phải tạo ra phương thức phát triển từ
những yếu tố không có trần giới hạn như khoa học, công nghệ, kỹ thuật
và nguồn nhân lực chất lượng cao để phát triển nhanh và bền vững. Đây là
vấn đề mà toàn Đảng, toàn dân cần nhận thức sâu sắc, hành động quyết
liệt, quyết tâm nắm bắt thời cơ, xem đây là nhiệm vụ then chốt hàng đầu
của Việt Nam trong giai đoạn hiện nay.
Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII, Đảng Cộng sản Việt Nam một
lần nữa khẳng định vai trò then chốt của KH&CN trong sự nghiệp phát
triển đất nước: “Phát triển mạnh mẽ khoa học, công nghệ làm cho khoa
học, công nghệ thực sự là quốc sách hàng đầu, là động lực quan trọng nhất
để phát triển lực lượng sản xuất hiện đại” [49].
Mặc dù, Đảng và Nhà nước rất quan tâm, nhưng KH&CN Việt Nam vẫn
phát triển chậm, còn nhiều hạn chế, chưa trở thành động lực phát kinh tế xã hội mạnh mẽ, chưa phát huy tốt vai trò của mình trong quá trình phát
triển LLSX và cũng chưa tương xứng với vai trò “là quốc sách hàng đầu”. Đặc
biệt người lao động - yếu tố đóng vai trò quyết định trong LLSX ở Việt Nam
chưa đáp ứng yêu cầu của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư. Biểu hiện
ở chất lượng lao động chưa cao, người lao động đã qua đào tạo chiếm tỷ
lệ thấp; thiếu các chuyên gia và nhà quản lý giỏi, thiếu đội ngũ công nhân có
tay nghề cao, cơ cấu lao động còn bất hợp lý,... Trong khi đó tư liệu sản xuất
Việt Nam lạc hậu, hàm lượng khoa học chưa cao, việc khai thác và sử dụng
còn bất hợp lý. Sự kết hợp giữa người lao động và tư liệu sản xuất nhiều
điểm chưa phù hợp. Những hạn chế trong việc phát huy vai trò của
KH&CN đối với phát triển LLSX khiến cho trình độ của LLSX ở Việt Nam
chậm cải thiện, năng suất lao động ở Việt Nam thấp so với các nước trong
khu vực và trên thế giới.
4
Như vậy, cả trên phương diện lý luận và thực tiễn đều cho thấy, KH&CN
có vai trò to lớn đối với sự phát triển của LLSX; việc phát huy vai trò của
KH&CN đối với sự phát triển của LLSX ở Việt Nam đang đặt ra nhiều vấn đề
cấp bách cần giải quyết. Xuất phát từ tình hình đó, chúng tôi quyết định
lựa chọn vấn đề “Vai trò của KH&CN đối với sự phát triển của LLSX ở
Việt Nam hiện nay” làm đề tài luận án tến sĩ của mình.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1. Mục đích nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu đề tài là làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn về vai
trò của KH&CN đối với sự phát triển LLSX ở Việt Nam hiện nay, trên cơ sở đó
đề xuất một số giải pháp nhằm phát huy vai trò của KH&CN đối với sự phát
triển LLSX ở Việt Nam trong thời gian tới.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được mục đích đã đề ra, luận án tập trung thực hiện những
nhiệm vụ sau:
- Hệ thống hoá, làm rõ một số vấn đề lý luận về vai trò của KH&CN với sự
phát triển của LLSX.
- Phân tích thực trạng vai trò của KH&CN đối với sự phát triển LLSX ở Việt
Nam hiện nay.
- Đề xuất một số giải pháp nhằm phát huy vai trò của KH&CN với phát
triển LLSX ở Việt Nam trong thời gian tới.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu: Luận án nghiên cứu vai trò của KH&CN đối
với phát triển của LLSX.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Về nội dung: Nghiên cứu vai trò của KH&CN đối với phát triển LLSX ở
Việt Nam hiện nay.
5
- Về không gian: Nghiên cứu, vận dụng những quan điểm của Đảng về
phát huy vai trò của KH&CN đối với sự phát triển của LLSX trên lãnh thổ Việt
Nam hiện nay.
- Về thời gian: Luận án tập trung nghiên cứu, khảo sát vai trò của
KH&CN đối với phát triển LLSX ở Việt Nam từ năm 1986 đến năm 2018.
4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
4.1. Cơ sở lý luận
Cơ sở lý luận của luận án là chủ nghĩa Mác - Lênin và chủ trương,
đường lối của Đảng Cộng sản Việt Nam về KH&CN, về LLSX, vai trò của
KH&CN đối với sự phát triển của LLSX và những vấn đề có liên quan.
4.2. Phương pháp nghiên cứu
Quá trình nghiên cứu, đề tài luận án sử dụng tổng hợp các
phương pháp cụ thể sau:
Phương pháp nghiên cứu phân tích và tổng hợp: được sử dụng để
thu thập, phân tích và khai thác thông tin từ các nguồn có sẵn liên quan đến
đề tài nghiên cứu, bao gồm các văn kiện, tài liệu của Đảng, Nhà nước ở
Trung ương và các địa phương; các công trình nghiên cứu, các báo cáo,
thống kê của chính quyền, ban, ngành, đoàn thể, tổ chức, cá nhân liên quan
trực tếp hoặc gián tếp đến vai trò của KH&CN đối với sự phát triển của
LLSX.
Phương pháp hệ thống: KHCN và LLSX là tập hợp các yếu tố, giữa
chúng có sự liên hệ, tác động qua lại lẫn nhau và với môi trường bên ngoài,
tạo nên tnh chỉnh thể của hệ thống, đó là những thuộc tnh tổng hợp, đặc
trưng cho hệ thống, là phương thức tồn tại của hệ thống.
Phương pháp nghiên cứu lịch sử: trên cơ sở nghiên cứu các công
trình khoa học trong và ngoài nước liên quan đến vai trò của KH&CN đối
với sự phát triển của LLSX; đề tài luận giải, phân tích, làm rõ những nội
dung mà các công trình khoa học trong, ngoài nước đã đề cập. Từ đó, rút ra
những vấn
6
7
đề mới mà đề tài phải nghiên cứu, tiếp tục bổ sung, phát triển, hoàn thiện
hệ thống lý luận về vai trò của KH&CN đối với sự phát triển của LLSX ở
Việt Nam hiện nay.
Phương pháp thống kê: đề tài tập trung thu thập, phân tch, tổng
hợp, thống kê các tài liệu, số liệu trong báo cáo tổng kết về vai trò của
KH&CN đối với sự phát triển của LLSX. Sử dụng phương pháp thống kê để
so sánh, đối chiếu các số liệu đã thu thập được từ các phương pháp nhằm
đảm bảo kết quả nghiên cứu của đề tài luận án được chính xác, có độ tn cậy
cao.
Phương pháp chuyên gia: quá trình nghiên cứu, đề tài xin ý kiến
tham gia đóng góp của các nhà khoa học cùng chuyên ngành; trao đổi trực
tiếp với cán bộ lãnh đạo, cán bộ chuyên trách ở trung ương và địa
phương nhằm thu thập thêm tư liệu về lĩnh vực nghiên cứu của Luận án.
5. Đóng góp của đề tài
- Luận án đã xây dựng được quan niệm và nội dung về vai trò của
KH&CN đối với sự phát triển của LLSX.
- Luận án đã làm rõ được những thành tựu, hạn chế và nguyên nhân của
hạn chế về vai trò của KH&CN đối với phát triển LLSX ở Việt Nam.
- Luận giải và đề xuất được một số giải pháp nhằm phát huy vai trò của
KH&CN đối với phát triển của LLSX ở Việt Nam trong thời gian tới.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn
Về mặt lý luận, kết quả của Luận án góp phần làm rõ một số vấn đề lý
luận về vai trò của KH&CN đối với sự phát triển của LLSX.
Về mặt thực tiễn, đề tài góp phần làm rõ vai trò của KH&CN đối với
phát triển LLSX ở Việt Nam hiện nay; cung cấp luận cứ khoa học nhằm phát
huy vai trò của KH&CN đối với phát triển của LLSX ở Việt Nam trong thời
gian tới.
8
Kết quả nghiên cứu đề tài có thể dùng làm tài liệu tham khảo cho việc
nghiên cứu, giảng dạy những vấn đề có liên quan.
7. Kết cấu của Luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận
án gồm 4 chương 13 tiết.
9
Chương 1
TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI
Vai trò của KH&CN đối với sự phát triển LLSX ở Việt Nam là một vấn đề
lớn và có tính cấp thiết, vì vậy đã có nhiều tác giả quan tâm nghiên cứu
vấn đề này với quy mô, phạm vi và mức độ khác nhau, tiêu biểu là các tác giả
với những công trình dưới đây.
1.1.
Những công trình nghiên cứu lý luận về KH&CN, LLSX và vai trò
của KH&CN đối với sự phát triển LLSX
1.1.1.
Những công trình nghiên cứu lý luận về KH&CN
KH&CN là một chủ đề lớn, thiết thực đối với đời sống xã hội nói
chung, đối với việc phát triển LLSX rói riêng. Chính vì vậy, chủ đề này đã
được nhiều nhà khoa học trong và ngoài nước quan tâm nghiên cứu.
Alvin Toffler trong các tác phẩm “Làn sóng thứ ba” (1980), “Tạo dựng
một nền văn minh mới - Chính trị của làn sóng thứ ba” (1993) [3] đã khái
quát những thành tựu khoa học cơ bản của nhân loại trong những thập kỷ
cuối thế kỷ XX. Theo tác giả, KH&CN cũng như vị thế của nó trong đời sống
xã hội đang có sự thay đổi căn bản, gắn liền với sự ra đời của nền văn minh
mới mà ông gọi là “Làn sóng thứ ba”; những công nghệ lạc hậu, tiêu tốn
nhiều tài nguyên, gây ô nhiễm môi trường đang dần được thay thế bởi
những công nghệ hiện đại, sử dụng nguyên liệu tái tạo, bảo vệ môi trường;
tuy nhiên, quá trình thay thế giữa công nghệ cũ bằng công nghệ mới không
đơn giản bởi sự cản trở của những lực lượng đại diện cho công nghệ cũ công nghệ của “Làn sóng thứ hai”.
Công trình “KH&CN thế giới - kinh nghiệm và định hướng chiến lược”
(Nxb. Khoa học kỹ thuật, Hà Nội, 2002) của Tạ Bá Hưng [74] đã nêu một số
đặc điểm cơ bản của KH&CN hiện nay. Trong đó đặc biệt nhấn mạnh đến
10
khoảng cách giữa các phát minh khoa học và việc ứng dụng các phát minh
đó vào thực tiễn sản xuất được thu hẹp đáng kể.
Công trình “Một số vấn đề kinh tế - xã hội trong thời kỳ quá độ
lên CNXH ở Việt Nam” (Nxb. Đại học sư phạm, Hà Nội, 2005) của tác giả
Vũ Hồng Tiến [127] đã phân tích bản chất của khoa học, bản chất của công
nghệ; sự ra đời của của KH&CN; nội dung, đặc trưng của KH&CN hiện đại.
Trong đó, tác giả đặc biệt nhấn mạnh khoa học với tnh cách là hệ thống các
tri thức phản ánh đúng đắn bản chất, quy luật khách quan của các sự vật,
hiện tượng trong thế giới; công nghệ chính là kết quả tất yếu của khoa
học, là sự biểu hiện của khoa học dưới dạng máy móc, công cụ, quy trình
sản xuất hiện đại.
Tác giả HelgaNowotnty, Peter Scott và Michael Gibbos trong công trình
“Tư duy lại khoa học - Tri thức và công chúng trong thế kỷ bất định” (Nxb
trẻ, Hà Nội, 2009) [62] đặt vấn đề tư duy lại khoa học như nội dung của
bản thân khoa học trước sự phát triển mạnh mẽ của cuộc cách mạng KH&CN
hiện nay. Theo các tác giả, những thành tựu khoa học hiện nay cho thấy
khoảng cách giữa khoa học và sản xuất dường như đã bị xóa nhòa; bản thân
khoa học có thể dẫn đến những thay đổi sâu sắc trong đời sống xã hội và đôi
khi chúng ta cũng không thể lường hết được tương lai của loài người trước
sự phát triển của khoa học.
Công trình “Vai trò của tri thức khoa học trong sự nghiệp công nghiệp
hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam hiện nay” của tác giả Trần Hồng Lưu [88]
không chỉ đề cập đến khoa học với tư cách là kết quả của quá trình nhận
thức, tồn tại dưới dạng lý luận, học thuyết khoa học, mà tác giả còn bàn
đến quá trình vật chất hóa khoa học, tức kỹ thuật - công nghệ và nguồn
nhân lực khoa học - công nghệ.
Công trình “Luận điểm “khoa học trở thành LLSX trực tiếp” của Mác
và sự vận dụng ở nước ta hiện nay” (2011) của Trần Khắc Hiếu [64]. Trong
11
công trình này tác giả nhấn mạnh đến tnh đúng đắn của Mác khi Mác
nhận định khoa học trở thành LLSX trực tiếp. Theo tác giả, cuộc cách
mạng KH&CN hiện nay đang chứng minh cho tính đúng đắn nhận định của
Mác.
Kế thừa và phát triển những thành tựu mà các nhà nghiên cứu đã
đạt được, Luật KH&CN (2013) [87] đã khái quát: khoa học là một hệ
thống tri thức về bản chất, quy luật tồn tại và phát triển của sự vật, hiện
tượng tự nhiên, xã hội và tư duy; công nghệ là giải pháp, quy trình, bí quyết
kỹ thuật có kèm theo hoặc không kèm theo công cụ, phương tiện dùng để
biến đổi nguồn lực thành sản phẩm.
Công trình “Cách mạng công nghiệp lần thứ tư và sự phát triển LLSX
của chủ nghĩa xã hội (CNXH)” của tác giả Nguyễn Chí Dũng (2017) [39,
tr.47] đã chỉ ra rằng: Cách mạng công nghiệp lần thứ tư sẽ hoàn thành vai
trò lịch sử của nó - xây dựng và hoàn thiện LLSX tên tiến, hiện đại, đặt cơ
sở vững chắc cho chủ nghĩa cộng sản.
Công trình “Cách mạng công nghiệp lần thứ tư” của tác giả Klaus
Schwad (2018) [77] đã khái quát sự phát triển của KH&CN thế giới trong gần
hai thập kỷ đầu tiên của thế kỷ XXI. Theo tác giả, nhân loại đang bước vào
cách mạng công nghiệp lần thứ tư. Cho dù thuật ngữ “cách mạng công
nghiệp lần thứ tư” xuất hiện từ thập kỷ thứ hai của thế kỷ XXI, nhưng trên
thực tế nó đã bắt đầu từ những năm 2000, đặc trưng bởi sự hợp nhất,
không có ranh giới giữa các lĩnh vực công nghệ, vật lý, kỹ thuật số và sinh
học. Đây là xu hướng kết hợp giữa các hệ thống ảo và thực thể, vạn vật kết
nối internet (IoT) và các hệ thống kết nối internet (IoS). Gắn liền với cách
mạng công nghiệp lần thứ tư là sự hợp nhất các lĩnh vực công nghệ, vật lý,
kỹ thuật số và sinh học; giữa các hệ thống ảo và thực thể, vạn vật kết nối
internet và các hệ thống kết nối internet. Cuộc cách mạng công nghệ lần
thứ tư này đang làm thay đổi cách thức sản xuất, chế tạo. Từ những
12
thành tựu của cách mạng công nghiệp lần
13
thứ tư dẫn đến sự hình thành các “nhà máy thông minh”. Trong “nhà
máy thông minh” này, các máy móc, thiết bị được kết nối internet và liên
kết với nhau qua một hệ thống để có thể tự hình dung toàn bộ quy trình
sản xuất và đưa ra quyết định sẽ thay thế dần các dây chuyền sản xuất trước
đây. Nhờ khả năng kết nối của hàng tỷ người trên trên thế giới thông qua
các thiết bị di động cùng với khả năng tiếp cận cơ sở dữ liệu lớn, các tính
năng xử lý thông tin sẽ được nhân lên bởi các đột phá về công nghệ trong
các lĩnh vực như trí tuệ nhân tạo, robot, internet kết nối vạn vật, xe tự
hành, in 3D, công nghệ nano, công nghệ sinh học, khoa học vật liệu mới.
Cách mạng công nghiệp lần thứ tư tác động đến mọi lĩnh vực của đời sống
xã hội, trước hết là trong lĩnh vực sản xuất vật chất, đặc biệt là LLSX, làm
cho LLSX mang những diện mạo mới với những công nghệ vượt trội, tạo
ra năng suất lao động cao, giải phóng người lao động khỏi công việc nặng
nhọc.
Công trình “Cách mạng công nghiệp lần thứ tư - cuộc cách mạng của
sự hội tụ và tiết kiệm” của tác giả Phan Xuân Dũng (2018) [38] đã khái quát
các cuộc cách mạng công nghiệp mà nhân loại đã trải qua. Theo tác giả
cách mạng KH&CN là khái niệm về một giai đoạn phát sinh nhiều ý tưởng
mới trong các ngành khoa học như vật lý, thiên văn, sinh học, giải phẫu
học con người, hóa học,... dẫn tới sự loại bỏ các học thuyết đã được đưa ra
trước đó và đặt nền móng cho sự ra đời một nền khoa học hiện đại
hơn. Cách mạng KH&CN là giai đoạn mà khi khoảng cách giữa khoa học, kỹ
thuật và áp dụng kết quả của nó vào cuộc sống đã được rút ngắn đáng kể.
Theo đó kỹ thuật biến thành công nghệ. Vì thế, khái niệm cách mạng
KH&CN xuất hiện muộn hơn khái niệm cách mạng khoa học và kỹ thuật.
Cách mạng KH&CN mới chỉ xuất hiện từ cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX (tr.1314). Theo tác giả, hiện nay nhân loại đang bước vào cách mạng công nghiệp
lần thứ tư với những công nghệ nền tảng và công nghệ ứng dụng là: Dữ liệu
lớn, điện toán đám mây, các
14
15
robot có kết nối, internet kết nối vạn vật, công nghệ in 3D, máy móc tự
động hóa, trí tuệ nhân tạo,... Những công nghệ này, một mặt là biểu hiện
sự phát triển của LLSX, mặt khác nó là động lực to lớn thúc đẩy sự phát
triển của LLSX và mọi lĩnh vực đời sống xã hội.
Tóm lại, những công trình trên đã làm rõ nhiều vấn đề mang tnh lý
luận về chung về KH&CN như: Khái niệm khoa học, khái niệm công nghệ,
mối quan hệ biện chứng giữa KH&CN, sự phát triển của cuộc cách mạng
KH&CN hiện nay. Trên cơ sở phân tch, chọn lọc và kế thừa, chúng tôi sẽ
tếp tục nghiên cứu, hệ thống hóa, góp phần làm sáng tỏ hơn nữa những
vấn đề mang tnh chất lý luận chung về KH&CN.
1.1.2. Những công trình nghiên cứu lý luận về LLSX
Trong quá trình nghiên cứu, tìm hiểu, chúng tôi nhận thấy có khá
nhiều công trình nghiên cứu để làm rõ những vấn đề lý luận về LLSX. Tác
giả Hồ Anh Dũng (2002) trong công trình công trình “Phát huy yếu tố con
người trong LLSX ở Việt Nam hiện nay” [35] cho rằng: LLSX biểu hiện mối
quan hệ con người với giới tự nhiên, biểu hiện năng lực chinh phục tự
nhiên của con người trong những giai đoạn lịch sử nhất định. LLSX là một
thể thống nhất hữu cơ yếu tố người và yếu tố các sự vật, trong đó con
người đóng vai trò quyết định. Con người là chủ thể tích cực, sáng tạo,
biết vận dụng tri thức khoa học, chuyên môn, kỹ năng để chế tạo, cải biến
và sử dụng các tư liệu lao động. Công cụ lao động là yếu tố năng động nhất
tác động vào đối tượng tự nhiên, cải tạo chúng nhằm tạo ra sản phẩm
thỏa mãn nhu cầu của xã hội. LLSX luôn được kế thừa và phát triển. Tác giả
phân tích các yếu tố của LLSX theo ba quan điểm: Thứ nhất, LLSX gồm yếu
tố con người và các phương tện lao động; thứ hai, yếu tố con người, các
phương tiện lao động, đối tượng lao động; thứ ba, yếu tố con người, các
phương tiện lao động, đối tượng lao động, khoa học và quản lý sản xuất.
Các quan điểm trên, xem xét số lượng
16
các yếu tố có khác nhau nhưng đều khẳng định yếu tố con người trong LLSX,
vai trò của con người trong điều kiện của cuộc cách mạng KH&CN hiện đại.
Sau khi phân tích các quan điểm trên tác giả kết luận: LLSX có hai yếu tố là
yếu tố con người sản xuất, yếu tố các sự vật, vật chất của sản xuất, hay là
yếu tố vật thể của LLSX. Mỗi yếu tố đặt trong mối quan hệ biện chứng thống
nhất với nhau.
Công trình “Sử dụng hiệu quả nguồn lực con người ở Việt Nam”của
Nguyễn Hữu Dũng (2003) [36] đã khái quát một số vấn đề lý luận, thực tiễn
có liên quan đến phát triển và sử dụng nguồn lực lao động, nhân tố quan
trọng nhất cấu thành LLSX. Đồng thời, tác giả giới thiệu kinh nghiệm của Mỹ,
Nhật Bản và Trung Quốc về vấn đề sử dụng nguồn lực con người, từ đó đề
xuất các giải pháp nhằm phát huy và sử dụng nguồn lực con người với mục
đích phát triển LLSX.
Tác giả Hồ Bá Thâm (2004) trong công trình “Động lực và tạo động lực
phát triển xã hội” [119] đã phân tch nhân tố con người trong LLSX; khẳng
định việc phát huy nhân tố con người với tính cách là yếu tố cấu thành LLSX
bao gồm cả đạo đức, sức khỏe, lợi ích, sức lao động, tri thức, tay nghề và
kinh nghiệm. Người lao động tác động vào tự nhiên và xã hội bằng sức
mạnh vật chất có ý thức, nhưng động lực chi phối bắt nguồn từ các yếu tố
cấu thành, vì vậy phát huy vai trò người lao động trong LLSX cần quan tâm
đến các nhân tố từ thể lực đến trí lực và tâm lực.
Công trình “Về khái niệm LLSX và trình độ của LLSX”, Nguyễn Đức
Luận (2011), [83, 61-68]. Trong công trình này, tác giả đã sử dụng nguồn tư
liệu rất phong phú để phân tích, rút ra khái niệm LLSX và các biểu hiện về
trình độ của LLSX. Theo tác giả, LLSX là khái niệm của chủ nghĩa duy vật
lịch sử dùng để biểu thị mối quan hệ giữa con người với tự nhiên trong
quá trình sản xuất, được tạo thành từ sự kết hợp giữa người lao động với
tư liệu
17
sản xuất trong quá trình chinh phục, cải tạo tự nhiên, thực hiện việc sản
xuất xã hội. Bằng những lập luận thuyết phục, tác giả chỉ ra rằng, trình
độ của LLSX biểu hiện qua các yếu tố cấu thành nó; biểu hiện qua tính chất
của nó; biểu hiện qua sự phân công lao động xã hội và biểu hiện qua việc
ứng dụng khoa học vào sản xuất. Nhìn chung, công trình này đã phân tch
khá chi tiết quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin về LLSX.
Công trình “Trí thức và trách nhiệm xã hội” (Tạp chí Cộng sản, số 853
tháng 11 năm 2013) [24] của tác giả Nguyễn Trọng Chuẩn đã tập trung làm
rõ vai trò của đội ngũ trí thức, nguồn lực đóng vai trò đặc biệt quan trọng
trong việc nghiên cứu, triển khai, ứng dụng thành tựu KH&CN tạo nên sức
mạnh của mỗi quốc gia. Xác định vai trò và trách nhiệm xã hội của trí
thức có ý nghĩa to lớn trong toàn bộ tiến trình xây dựng, phát triển đất nước
và hội nhập quốc tế hiện nay.
Công trình “Tác động của quan hệ sản xuất đối với LLSX: Từ lý luận
đến thực tiễn Việt Nam” của Nguyễn Đức Luận (2016), [84] làm rõ quan
điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin về những tác động của quan hệ sản xuất
đối với sự phát triển của LLSX, quá trình vận dụng quan điểm này ở nước ta
hiện nay. Công trình phân tch khái niệm LLSX, kết cấu của LLSX, một số
biểu hiện mới của LLSX. Đặc biệt tác giả phân tch kỹ sự vận động và phát
triển không ngừng của LLSX, do vậy bản thân LLSX, các yếu tố cấu thành và
vai trò, quan hệ của các yếu tố cấu thành cũng có sự vận động và phát triển.
Công trình còn làm rõ vai trò của KH&CN đối với người lao động là thay đổi
trình độ, cách thức lao động và thay đổi ngành nghề. Bên cạnh đó KH&CN
còn đưa đến sự ra đời của hàng loạt các loại máy móc, công cụ sản xuất
hiện đại. Do vậy, trong giai đoạn hiện nay, để phát triển LLSX phải tập trung
vào việc phát triển, sản xuất tri thức, nhanh chóng phổ biến và ứng dụng
những tri thức khoa học tiên tiến vào sản xuất và đời sống.
18
Lý luận về LLSX còn được nhiều tác giả nghiên cứu, phân tch trong
nhiều công trình khác nhau, nhất là trong các công trình bàn về mối quan
hệ giữa LLSX và quan hệ sản xuất của các tác giả sau:
- Nguyễn Tĩnh Gia (1987): Biểu hiện đặc thù của quy luật quan hệ sản
xuất phù hợp với tính chất và trình độ của LLSX trong thời kỳ quá độ lên chủ
nghĩa xã hội ở Việt Nam [53] .
- Hoàng Bình - Lê Văn Dương - Nguyễn Đình Hòa - Trần Ngọc Linh Nguyễn Văn Thức (1990): Thực trạng quan hệ sản xuất và LLSX ở Việt Nam
hiện nay [12].
- Trương Hữu Hoàn (1995): Quy luật phù hợp của quan hệ sản xuất với
LLSX và vấn đề nhận thức, vận dụng quy luật này ở một số nước xã hội chủ
nghĩa [66].
- Nguyễn Trọng Tuấn (1996): Nhận thức và vận dụng quy luật quan hệ
sản xuất phù hợp với trình độ phát triển của LLSX trong nông nghiệp ở nước ta
thời kỳ đổi mới [147].
- Trần Thanh Đức (2002): Nhân tố con người trong LLSX với vấn đề đào
tạo người lao động trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở
Việt Nam hiện nay (từ thực tiễn đồng bằng sông Cửu long) [51].
- Chu Tiến Quang (2010):“Về thực hiện mối quan hệ giữa LLSX và quan
hệ sản xuất trong nông nghiệp ở Việt Nam” [104 tr.7 -13].
- Nguyễn Hùng Hậu (2011): “Phát triển LLSX và xây dựng, hoàn thiện
từng bước quan hệ sản xuất trong thời kỳ quá độ ở nước ta” [61].
Nhìn chung, đã có nhiều công trình nghiên cứu tập trung làm rõ
những vấn đề lý luận về LLSX, trên đây là những công trình tiêu biểu mà
chúng tôi đã tếp cận, tìm hiểu. Thông qua đó, khái niệm LLSX cũng như kết
cấu, trình độ, tính chất của nó đã được nhiều tác giả phân tích với nhiều
mức độ và góc độ tiếp cận khác nhau. Đây là nguồn tư liệu tham khảo rất
quý cho chúng tôi trong quá trình thực hiện đề tài của mình.