Tải bản đầy đủ (.pdf) (73 trang)

Khảo sát kiến thức và thái độ của sinh viên năm cuối Trường Đại học Dược Hà Nội về kháng kháng sinh năm 2019

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.66 MB, 73 trang )

BỘ Y TẾ
TRƢỜNG ĐẠI HỌC DƢỢC HÀ NỘI
----------

NGUYỄN VIỆT HÀ

KHẢO SÁT KIẾN THỨC VÀ THÁI ĐỘ
CỦA SINH VIÊN NĂM CUỐI TRƢỜNG
ĐẠI HỌC DƢỢC HÀ NỘI VỀ KHÁNG
KHÁNG SINH NĂM 2019

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP DƢỢC SĨ

HÀ NỘI - 2019


BỘ Y TẾ
TRƢỜNG ĐẠI HỌC DƢỢC HÀ NỘI
----------

NGUYỄN VIỆT HÀ
MÃ SINH VIÊN: 1401173

KHẢO SÁT KIẾN THỨC VÀ THÁI ĐỘ
CỦA SINH VIÊN NĂM CUỐI TRƢỜNG
ĐẠI HỌC DƢỢC HÀ NỘI VỀ KHÁNG
KHÁNG SINH NĂM 2019

Người hướng dẫn:
1. TS. Lã Thị Quỳnh Liên
2. ThS. Nguyễn Vĩnh Nam


Nơi thực hiện:
1. Trƣờng Đại học Dƣợc Hà Nội

HÀ NỘI – 2019


LỜI CẢM ƠN
Trƣớc hết, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới TS. Lã Thị Quỳnh Liên –
Giảng viên Bộ môn Quản lý và Kinh tế Dƣợc. Cô đã ân cần chỉ dạy, quan tâm hƣớng
dẫn, giúp đỡ và tạo điều kiện cho tôi trong suốt thời gian thực hiện đề tài này.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới ThS. Nguyễn Vĩnh Nam – Giảng
viên Bộ môn Quản lý và Kinh tế Dƣợc đã tận tình giúp đỡ, hƣớng dẫn, đóng góp ý
kiến giúp tôi hoàn thành đƣợc khoá luận này.
Tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới các thầy cô trong Bộ môn Quản lý và Kinh tế
Dƣợc đã giảng dạy và tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt quá trình học tập và
hoàn thành khoá luận.
Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn tới các thầy cô trong Ban Giám hiệu, Phòng Đào
tạo và toàn thể các thầy cô trong trƣờng Đại học Dƣợc Hà Nội đã dạy dỗ và giúp đỡ
tôi trong 5 năm học tập tại trƣờng. Từ đó, tôi đã có những kiến thức bổ ích và nhiều
kinh nghiệm quý báu làm hành trang cuộc sống, trở thành một Dƣợc sĩ có thể cống
hiến vào sự nghiệp chăm sóc sức khoẻ nhân dân.
Cuối cùng, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn tới gia đình và bạn bè tôi đã luôn chia sẻ,
động viên và giúp đỡ tôi vƣợt qua khó khăn trong học tập và quá trình làm khoá luận.

Hà Nội, ngày 02 tháng 05 năm 2019
Sinh viên

Nguyễn Việt Hà



MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ CÁC CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC CÁC BẢNG
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ VÀ ĐỒ THỊ

ĐẶT VẤN ĐỀ ....................................................................................................... 1
CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN ................................................................................. 3
1.1. Tổng quan về kháng kháng sinh ............................................................... 3
1.1.1. Kháng sinh ............................................................................................ 3
1.1.2. Định nghĩa kháng kháng sinh .............................................................. 3
1.1.3. Cơ chế kháng kháng sinh ..................................................................... 4
1.2. Thực trạng, các yếu tố ảnh hƣởng và hậu quả của kháng kháng sinh ........ 4
1.2.1. Thực trạng kháng kháng sinh ............................................................... 4
1.2.2. Các yếu tố góp phần nên kháng kháng sinh ......................................... 6
1.2.3. Hậu quả của kháng kháng sinh ............................................................ 9
1.4. Các nghiên cứu đánh giá kiến thức, thái độ của sinh viên về kháng kháng
sinh

............................................................................................................. 10

1.4.1. Trên thế giới ....................................................................................... 10
1.4.2. Tại Việt Nam ....................................................................................... 13
1.5. Giới thiệu sơ lƣợc về đối tƣợng nghiên cứu……………….................... 13
CHƢƠNG 2: ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .................. 15
2.1. Đối tƣợng nghiên cứu ............................................................................. 15
2.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu .......................................................... 15
2.2.1. Thời gian nghiên cứu ......................................................................... 15
2.2.2. Địa điểm nghiên cứu .......................................................................... 15
2.3. Phƣơng pháp nghiên cứu ........................................................................ 15
2.3.1. Thiết kế nghiên cứu ............................................................................ 15

2.3.2. Mẫu nghiên cứu .................................................................................. 16
2.3.3. Phương pháp thu thập số liệu ............................................................ 16
2.3.4. Xử lí và phân tích số liệu .................................................................... 18
2.3.5. Biến số nghiên cứu ............................................................................. 19


2.4. Vấn đề đạo đức ......................................................................................... 23
CHƢƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN .............................. 24
3.1. Kết quả nghiên cứu ................................................................................... 24
3.1.1. Mô tả đặc điểm mẫu nghiên cứu ........................................................ 24
3.1.2. Kiến thức của sinh viên về kháng kháng sinh .................................... 25
3.1.3. Thái độ của sinh viên liên quan tới kháng kháng sinh ....................... 33
3.2. Bàn luận .................................................................................................... 35
3.2.1. Kiến thức của sinh viên về kháng kháng sinh .................................... 35
3.2.2. Thái độ của sinh viên về kháng kháng sinh........................................ 42
3.2.3. Ưu điểm và hạn chế của nghiên cứu .................................................. 44
3.2.4. Đề xuất hướng nghiên cứu tiếp theo .................................................. 45
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ............................................................................. 46
1.1. Kết luận ..................................................................................................... 46
1.1.1. Kiến thức của sinh viên về kháng kháng sinh .................................... 46
1.1.2. Thái độ về kháng kháng sinh của sinh viên ....................................... 47
1.2. Kiến nghị................................................................................................... 47
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt

Chú giải nghĩa


SV

Sinh viên

KS

Kháng sinh

KKS

Kháng kháng sinh

Median

Giá trị trung vị

Mean

Giá trị trung bình

Max

Giá trị lớn nhất

Min

Giá trị nhỏ nhất

SD


Độ lệch chuẩn

IQR

Khoảng tứ phân vị

ESBL

Men Beta - Lactamase phổ rộng

MIC

Nồng độ ức chế tối thiểu

MRSA

Tụ cầu vàng kháng methicillin

WHO

Tổ chức Y tế Thế giới

LTTH

Lí thuyết tổng hợp

M

Công nghiệp Dƣợc


N

Dƣợc lý – Dƣợc lâm sàng

O

Tổ chức quản lý – Kinh tế Dƣợc

P

Dƣợc liệu – Dƣợc cổ truyền

Q

Đảm bảo chất lƣợng thuốc


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1. Biến số về một số đặc điểm của mẫu nghiên cứu
Bảng 2.2. Biến số về kiến thức của sinh viên về kháng kháng sinh
Bảng 2.3. Biến số về thái độ của sinh viên về kháng kháng sinh
Bảng 3.1. Đặc điểm mẫu nghiên cứu
Bảng 3.2. Tổng điểm kiến thức của sinh viên về kháng kháng sinh
Bảng 3.3. Kiến thức của sinh viên về định nghĩa kháng kháng sinh
Bảng 3.4. Kiến thức của sinh viên về cơ chế kháng kháng sinh
Bảng 3.5. Kiến thức của sinh viên về các yếu tố góp phần nên kháng kháng sinh
Bảng 3.6. Kiến thức của sinh viên về các thói quen sử dụng kháng sinh của bệnh nhân
góp phần gây nên kháng kháng sinh
Bảng 3.7. Điểm kiến thức của sinh viên về các yếu tố góp phần nên kháng kháng sinh

theo lớp và hình thức tốt nghiệp
Bảng 3.8. Kiến thức của sinh viên về thực trạng kháng kháng sinh
Bảng 3.9. Điểm kiến thức của sinh viên về thực trạng kháng kháng sinh theo lớp và
hình thức tốt nghiệp
Bảng 3.10. Kiến thức của sinh viên về hậu quả kháng kháng sinh
Bảng 3.11. Thái độ của sinh viên liên quan tới kháng kháng sinh


DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ
Hình 2.1. Sơ đồ tiến trình nghiên cứu
Hình 3.1. Biểu đồ đánh giá mức độ quan trọng của các yếu tố có thể gây nên kháng
kháng sinh ở Việt Nam


ĐẶT VẤN ĐỀ
Kháng kháng sinh (KKS) là một vấn đề y tế nghiêm trọng đang đe dọa sức
khỏe toàn cầu khi nguy cơ kháng sinh (KS) không còn tác dụng nhƣ trƣớc. KS đã đánh
dấu kỷ nguyên phát triển mới của y học trong điều trị bệnh nhiễm khuẩn; tuy nhiên,
con ngƣời cũng phải đối mặt với nguy cơ vi khuẩn biến đổi chống lại tác dụng của KS.
Bác sĩ, nhà vi sinh Alexander Fleming ngƣời Scotland - ngƣời phát hiện ra KS đầu tiên
Penicilin cũng đã cảnh báo thế giới sẽ phải đối mặt với KKS trong tƣơng lai. Thật vậy,
tỉ lệ kháng thuốc cao ở các vi khuẩn thƣờng gặp đã đƣợc báo cáo ở tất cả các vùng
lãnh thổ trên thế giới [46]. Việt Nam đƣợc xếp vào một trong những nƣớc có tỉ lệ
kháng thuốc cao nhất ở Châu Á, với sự có mặt của các chủng vi khuẩn đa kháng [51].
KKS đang là mối quan tâm hàng đầu của hệ thống y tế trên toàn thế giới bởi những
hậu quả của nó: nguyên nhân gây thất bại trong điều trị nhiễm khuẩn, kéo dài thời gian
nằm viện, tăng tỉ lệ tử vong và tăng gánh nặng kinh tế cho xã hội [48]. Liên hợp quốc
và Tổ chức y tế thế giới (WHO) đã cảnh báo về bức tranh “hậu kháng sinh” và đề ra
những biện pháp can thiệp mang tính chất cấp bách [53], [19].
Một trong những thách thức trong việc ngăn chặn KKS chính là nhận thức chƣa

tốt về vấn đề này ở mọi thành phần trong trong xã hội. Tuy KKS là một hậu quả không
thể tránh khỏi của việc sử dụng KS nhƣng việc lạm dụng và sử dụng KS không hợp lý
đã thúc đẩy tình trạng này gia tăng mạnh mẽ [48]. Ở Việt Nam, trong bối cảnh nhận
thức của cộng đồng về vấn đề này vẫn còn nhiều hạn chế [44], những thói quen sử
dụng KS chƣa hợp lý, lạm dụng KS hay việc kiểm soát nhiễm khuẩn chƣa tốt đang là
những nguyên nhân quan trọng thúc đẩy tình trạng KKS [3]. Trong cuộc chiến chống
lại KKS, vai trò then chốt của dƣợc sĩ – ngƣời đƣợc coi là “chuyên gia về thuốc” –
đƣợc khẳng định trong các chƣơng trình quản lý KS ở các cơ sở y tế [37], [14] và
trong việc cải thiện sử dụng KS trong cộng đồng [13]. Một ngƣời dƣợc sĩ đƣợc đào tạo
tốt sẽ có thể cùng với các bác sĩ tối ƣu hiệu quả và cải thiện việc sử dụng KS cho hợp
lí, từ đó giảm cơ hội phát triển và lây lan các chủng vi khuẩn kháng thuốc.
Nhìn vào vai trò của dƣợc sĩ, có thể khẳng định rằng giáo dục tốt cho sinh viên
(SV) dƣợc về KKS có những ảnh hƣởng tích cực nhằm giảm thiểu vấn đề này. WHO
đã nhấn mạnh tầm quan trọng của nâng cao nhận thức và kiến thức về KKS qua giáo
dục và đào tạo cho khối ngành chăm sóc sức khỏe [45]. Ở nƣớc ta, dƣợc sĩ sau khi tốt
nghiệp có thể thực hành ngay tại cộng đồng cũng nhƣ các cơ sở y tế. Vì vậy kiến thức

1


nền tảng trong chƣơng trình Đại học cho SV về KKS là rất quan trọng trong việc đẩy
lùi vấn đề nghiêm trọng này. Trên thế giới, nhiều nghiên cứu đã đƣợc thực hiện để
đánh giá kiến thức và quan điểm của SV, đặc biệt khối ngành y tế về KKS và sử dụng
KS. Những nghiên cứu đó đã chỉ ra thực tế vẫn có những lỗ hổng kiến thức nhất định
về vấn đề này ngay cả ở các SV y dƣợc [8], [12], [18], [22], [25], [33], [39], [40].
Trong khi đó, chƣa có nghiên cứu nào ở Việt Nam đánh giá kiến thức và thái độ
SV dƣợc trƣớc khi ra trƣờng về KKS. Câu hỏi đặt ra là liệu các SV dƣợc năm cuối
chuẩn bị ra trƣờng đã có những kiến thức phù hợp về KKS và thái độ của các dƣợc sĩ
tƣơng lai về vấn đề này nhƣ thế nào. Để trả lời những câu hỏi này, nghiên cứu “Khảo
sát kiến thức và thái độ của sinh viên năm cuối trƣờng Đại học Dƣợc Hà Nội về

kháng kháng sinh năm 2019” đƣợc thực hiện với các mục tiêu cụ thể nhƣ sau:
1. Mô tả kiến thức của sinh viên năm cuối trường Đại học Dược Hà Nội về
kháng kháng sinh năm 2019
2. Mô tả thái độ của sinh viên năm cuối trường Đại học Dược Hà Nội về
kháng kháng sinh năm 2019
Kết quả nghiên cứu đƣợc kì vọng có thể cung cấp thông tin về kiến thức, thái độ của
SV dƣợc năm cuối về KKS và đƣa ra những đề xuất phù hợp, từ đó hy vọng có thể
nâng cao đƣợc đóng góp của dƣợc sĩ tƣơng lai trong việc ngăn chặn vấn đề này.

2


CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN
1.1.

Tổng quan về kháng kháng sinh

1.1.1. Kháng sinh
KS là những chất kháng khuẩn có khả năng chống lại vi khuẩn bằng tiêu diệt
hoặc ức chế sự phát triển của vi khuẩn. KS đƣợc sử dụng trong phòng và chữa các
bệnh nhiễm khuẩn [53], [52]. Quyết định số 708/QĐ-BYT ban hành Hƣớng dẫn sử
dụng KS có đƣa ra định nghĩa: “KS là những chất kháng khuẩn đƣợc tạo ra bởi các
chủng vi sinh vật (vi khuẩn, nấm,…), có tác dụng ức chế sự phát triển của các vi sinh
vật khác. Hiện nay từ KS đƣợc mở rộng đến cả những chất kháng khuẩn có nguồn gốc
tổng hợp nhƣ các sulfonamid và quinolon.” [2].
KS chỉ nên đƣợc dùng cho các trƣờng hợp nhiễm khuẩn nhất định do vi khuẩn.
Con ngƣời phụ thuộc vào KS để chữa các nhiễm khuẩn nghiêm trọng (viêm phổi,
nhiễm khuẩn huyết,… ), trong các trƣờng hợp mà bệnh nhân có nguy cơ nhiễm khuẩn
cao (suy giảm miễn dịch, bệnh thận giai đoạn cuối, hoá trị liệu,…). KS không có tác
dụng trên virus vậy nên không hiệu quả trong các trƣờng hợp nhƣ cảm lạnh, cúm,

viêm phế quản hoặc sổ mũi. Thậm chí, một số nhiễm khuẩn có thể khỏi mà không cần
tới KS, ví dụ nhƣ nhiều trƣờng hợp viêm xoang hay một số trƣờng hợp viêm mũi [53].
KS có thể cứu sống con ngƣời khỏi các bệnh nhiễm khuẩn, tuy nhiên mỗi lần sử
dụng KS đều tiềm ẩn nguy cơ xuất hiện các tác dụng phụ và xuất hiện KKS. Vì vậy,
trong các trƣờng hợp không cần thiết, sử dụng KS không đem lại hiệu quả mà còn “lợi
bất cập hại”. Một trong những tác dụng phụ nghiêm trọng nhất là các phản ứng quá
mẫn và viêm đại tràng giả mạc do Clostridioides difficile. Vậy nên chúng ta cần có sự
cân nhắc cẩn trọng mỗi khi sử dụng KS [53].
1.1.2. Định nghĩa kháng kháng sinh
KKS là khả năng của vi khuẩn kháng lại tác dụng của KS mà trƣớc đó đã có thể
tiêu diệt đƣợc chúng. KKS là một trƣờng hợp của “kháng thuốc” đối với các vi sinh
vật nói chung. Vi khuẩn có đề kháng với KS sẽ khó chữa hơn, cần liều cao hơn hoặc
các thuốc thay thế [53], [52]. KKS không phải là một bệnh, không có nghĩa là cơ thể
con ngƣời trở nên đề kháng với KS, mà là một đặc điểm của vi khuẩn khi phát triển
khả năng chống lại KS đƣợc thiết kế để trị nó [52], [50].

3


1.1.3. Cơ chế kháng kháng sinh
KKS là một hậu quả không thể tránh khỏi của việc sử dụng KS do chính các vi
khuẩn chƣa bị tiêu diệt đã biến đổi để trở nên đề kháng với KS theo một hoặc kết hợp
các cơ chế sau:
-

Tạo enzym phân huỷ hoặc biến đổi KS

-

Làm giảm tính thấm của KS vào vách/màng của tế bào vi khuẩn


-

Xuất hiện hoặc tăng cƣờng hoạt động của hẹ thống bom tống thuốc đẩy KS ra
khỏi tế bào

-

Thay đổi ở đích tác dụng làm cho KS không gắn đƣợc hoặc giảm ái lực với đích
tác dụng

-

Thay thế hoàn toàn đích tác dụng hoặc thay đổi con đuờng trao đổi chất mà
không bị ức chế bởi KS

Bên cạnh đó, vi khuẩn mang gen kháng một KS nhất định có thể dẫn tới kháng cả
nhóm kháng sinh cùng cấu trúc [45]. Ngoài đột biến theo các cách trên, vi khuẩn có
thể nhận đƣợc gen kháng thuốc từ một vi khuẩn khác. Các gen đề kháng có thể nằm
tren các thành phần di truyền của vi khuẩn gồm nhiễm sắc thể, plasmid và transposon
và đƣợc lây lan giữa các vi khuẩn [1], [2], [34]. Vì vậy, khi đã xuất hiện KKS, vi
khuẩn kháng thuốc sẽ lây lan và rất khó để đẩy lùi hoặc làm chậm lại, mặc dù đã có
các chƣơng trình ngăn chặn và quản lý [48].
Theo ―Hướng dẫn sử dụng KS‖ của Bộ y tế, việc có hiểu biết về co chế đề
KKS của vi khuẩn gây bẹnh sẽ giúp dƣợc sĩ phối hợp cùng bác sĩ trong việc lựa chọn
và sử dụng KS thích hợp cho từng nguời bẹnh, tránh quan điểm sai lầm: “không trúng
con này thì trúng con khác” [2].
1.2. Thực trạng, các yếu tố ảnh hƣởng và hậu quả của kháng kháng sinh
1.2.1. Thực trạng kháng kháng sinh
 Tình hình trên thế giới

KKS hiện nay đang trở thành một trong những vấn đề y tế nghiêm trọng hàng
đầu trên thế giới. Đây không chỉ là mối đe doạ trong thực hành y khoa của các nƣớc có
nguồn lực hạn chế, mà còn là của các nƣớc có thu nhập cao. Báo cáo về thực trạng
KKS mới nhất của WHO năm 2014 cho thấy tỉ lệ kháng thuốc cao ở các vi khuẩn gây
ra các nhiễm khuẩn thông thƣờng tại các cơ sở y tế cũng nhƣ trong cộng đồng trên tất
cả các vùng lãnh thổ [46]. Sự phát triển của KKS và sự khan hiếm của các KS mới đã

4


làm gia tăng khả năng các nhiễm vi khuẩn đa kháng thuốc và không có khả năng chữa
trị [48].
Ở các vi khuẩn Gram âm họ Enterobacteriaceae, sự xuất hiện của men kháng betalactam phổ rộng (ESBL) đã làm tình trạng KKS trên thế giới trở nên nghiêm trọng.
ESBL làm bất hoạt các kháng sinh nhóm betalactam bao gồm cả các cephalosporin thế
hệ 3. Các vi khuẩn sinh ESBL còn cho kết quả đồng kháng với quinolon [41],
aminoglycosid và sulfonamid, gây hậu quả xuất hiện các vi khuẩn đa kháng. Tỉ lệ
kháng cephalosporin thế hệ 3 của Escherichia coli (E. coli) và Klebsiella pneumoniae
(K. pneumoniae) ở mức cao bởi đã đƣợc báo cáo ở nhiều nơi. Điều này đã làm cho
việc điều trị nhiễm khuẩn do các vi khuẩn này phụ thuộc vào carbapenem – thuốc đắt
hơn và không phải nơi nào cũng sẵn có, thậm chí đã xuất hiện những vi khuẩn có khả
năng đề kháng với KS này nhờ tiết enzym carbapenemase. Sự xuất hiện loài K.
pneumoniae kháng carbapenem đƣợc báo cáo ở nhiều nƣớc với tỉ lệ lên tới 54%.
Không những vậy, cơ chế kháng mới, nhƣ tiết men New Delhi metallo-beta-lactamase
1 (NDM-1) đã xuất hiện làm mất hiệu quả của các KS mạnh - chỉ định cuối cùng để
chống lại các chủng vi khuẩn đa kháng [3], [49].
Ở một vi khuẩn Gram dƣơng thƣờng gặp nhƣ tụ cầu vàng (S. aureus), tỉ lệ cao
kháng methicillin (MRSA) đã đƣợc báo cáo và làm cho các nhiễm trùng da và vết
thƣơng thông thƣờng phải sử dụng các thuốc thay thế đắt tiền và nhiều tác dụng phụ
hơn nhƣ vancomycin [46]. Theo số liệu nghiên cứu KONSAR từ 2005-2007 ở các
bệnh viện Hàn Quốc cho thấy S. aureus kháng methicillin (MRSA) 64%; K.

pneumoniae kháng cephalosporin thế hệ 3 là 29% [31]. Tuy nhien nhiều nghien cứu
chỉ ra rằng, tỷ lẹ thất bại trong điều trị rất cao nếu giá trị nồng độ ức chế vi khuẩn tối
thiểu (MIC) ≥ 1mcg/ml do xuất tụ cầu vàng giảm nhạy cảm với vancomycin - VISA
(vancomycin intermediate S. aureus) [2].
 Tình hình tại Việt Nam.
Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra tỉ lệ KKS ở Việt Nam thuộc hàng cao nhất ở châu Á
và WHO đã xếp Việt Nam vào danh sách các nƣớc có tỷ lệ kháng thuốc KS cao trên
thế giới [51]. Tỷ lệ KKS tại nƣớc ta ngày càng gia tăng, đáng báo động ở Việt Nam đã
xuất hiện vi khuẩn kháng đa thuốc, mức độ kháng ngày càng gia tăng đặc biệt ở nhóm
vi khuẩn gram âm [43]. Theo nghiên cứu theo dõi xu hƣớng KKS (SMART) 20102013, Việt Nam đƣợc xếp là một trong các nƣớc có tỷ lệ vi khuẩn Gram âm sinh

5


enzym ESBL và kháng cephalosporin cao nhất ở khu vực châu Á - Thái Bình Dƣơng
[24]. Đặc biệt là tỷ lệ KKS tăng đã đƣợc báo cáo trong nhiều nghiên cứu. Tỷ lệ kháng
carbapenem cao đƣợc tìm thấy trong P. aeruginosa và Acinetobacter baumannii [29].
Điểm lại kết quả báo cáo tính nhạy cảm của các KS đã đƣợc tiến hành từ năm 20032006 cho thấy tỉ lệ đề kháng của Klebsiella spp. đối với các KS cephalosporins thế hệ
3, thế hệ 4, fluoroquinolon và aminosid đã tăng nhanh từ >30% (2003) lên >40%
(2006); đối với Pseudomonas spp. từ >40% (2004) lên >50% (2006) và đối với
Acinetobacter spp. từ >50% (2004) lên >60% (2006). Tỷ lệ đề kháng
imipenem/cilastatin của Pseudomonas spp. tăng dần qua các năm 12,5% (2003),
15,5% (2005) và 18,4% (2006) [27]. Theo Dyar và cộng sự (2012) 60% các chủng E.
coli phân lập từ trẻ em nông thôn Việt Nam đã kháng với ba hoặc nhiều loại KS hay
đƣợc sử dụng [15]. Theo số liệu báo cáo của 15 bệnh viện trực thuộc Bộ, bệnh viện đa
khoa tỉnh ở Hà Nội, Hải Phòng, Huế, Đà Nẵng, Hồ Chí Minh,…về sử dụng KS và
KKS giai đoạn 2008 - 2009 cho thấy: năm 2009, 30 - 70% vi khuẩn gram âm đã kháng
với cephalosporin thế hệ 3 và thế hệ 4, gần 40-60% kháng với aminoglycosid và
fluoroquinolon. Gần 40% chủng vi khuẩn Acinetobacter giảm nhạy cảm với imipenem
[28]. Vi khuẩn Enterobacteriaceae tiết men NDM-1 chiếm 1,1 % số vi khuẩn phân lập

đƣợc ở một bệnh viện ngoại khoa trong một nghiên cứu từ năm 2010 tới 2012 [42].
1.2.2. Các yếu tố góp phần nên kháng kháng sinh
 Thói quen kê và sử dụng kháng sinh không hợp lý:
KKS là một quá trình thích nghi tự nhiên của vi khuẩn nhƣng vấn đề ở chỗ việc
lạm dụng và sử dụng KS không hợp lí đã làm KKS phát triển rất nhanh và lan rộng.
KS càng đƣợc sử dụng nhiều thì KKS càng có cơ hội xuất hiện và lây lan. Sử dụng
kháng sinh không hợp lý nhƣ sử dụng không đúng liều, hàm lƣợng, thời gian sử dụng
hoặc lạm dụng KS trong trƣờng hợp không do nhiễm khuẩn hoặc không phù hợp với
chủng vi khuẩn gây bệnh đều góp phần gây nên tình trạng kháng thuốc [30]. Các KS
phổ phổ hẹp sẽ đƣợc ƣu tiêu hơn các KS phổ rộng bởi hiệu quả chọn lọc trên vi khuẩn
gây bệnh và ít có khả năng gây kháng thuốc hơn, cũng nhƣ ít các tác dụng phụ hơn
[20].

Cán bộ y tế và dƣợc sĩ có vai trò trong việc cải thiện việc phòng chống và kiểm

soát nhiễm khuẩn, chỉ kê và bán KS trong những trƣờng hợp cần thiết, lựa chọn KS
phù hợp cho bệnh nhân. Để giảm nguy cơ KKS, bệnh nhân cần sử dụng đủ liều KS kể
cả khi cảm thấy đỡ, không bao giờ chia sẻ KS với ngƣời khác hoặc sử dụng KS còn

6


thừa từ đợt trƣớc [47]. Hiện nay, số lƣợng KS đƣợc sử dụng trong điều trị đƣợc báo
cáo tăng đáng kể. Các nghiên cứu chỉ ra ở rất nhiều nơi nhiều bệnh nhân vẫn tin rằng
KS có thể chữa các bệnh do vi-rút gây ra nhƣ ho, cảm cúm và sốt [45]. Ở nhiều nƣớc
thu nhập thấp và trung bình, ngƣời dân có thể mua KS mà không cần đơn, chính việc
tự ý sử dụng KS mà không cần đơn đã làm rất nhiều trƣờng hợp KS đƣợc dùng không
cần thiết [30].
Ở Việt Nam, KS đang đƣợc sử dụng không hợp lý ở cả cộng đồng và cơ sở y tế [3],
[35]. Ở cộng đồng, tình trạng ngƣời bệnh mua KS tự điều trị khi không có đơn của

thầy thuốc còn phổ biến. Theo kết quả khảo sát về việc bán KS ở 2953 lƣợt giao dịch ở
các hiệu thuốc ở miền Bắc cho thấy nhận thức về KS và KKS của ngƣời bán thuốc và
ngƣời dân còn thấp đặc biệt ở nông thôn. Phần lớn KS đƣợc bán mà không có đơn
88% (thành thị) và 91% (nông thôn). Mua KS để điều trị ho 32% (thành thị) và sốt
22% (nông thôn). Ngƣời dân thƣờng yêu cầu đƣợc bán KS mà không có đơn 50%
(thành thị) và 28% (nông thôn) [35]. Ở các cơ sở y tế, việc sử dụng KS đang gia tăng
báo hiệu nguy cơ lạm dụng KS trong điều trị. Theo số liệu báo cáo của 15 bệnh viện
về sử dụng kháng sinh giai đoạn 2008 – 2009: Sử dụng kháng sinh trung bình là 274,7
DDD/100 ngày-giƣờng. Tỷ lệ này cao hơn đáng kể so với báo cáo từ 139 bệnh viện
của 30 nƣớc châu Âu năm 2001 là 49,6 DDD/100 ngày-giƣờng. Sự tƣơng quan giữa
việc dùng KS và KKS thể hiện rõ khi tỷ lệ kháng của vi khuẩn gram âm đối với
cephalosporin thế hệ 4 cao ở những nơi việc tiêu thụ kháng sinh lớn [28]. Việc thiếu
các phòng xét nghiệm vi sinh và các nhà vi sinh lâm sàng tại các bệnh viện cũng là
một hạn chế lớn. Bên cạnh đó, nhiều bệnh truyền nhiễm chƣa có đủ các hƣớng dẫn
chẩn đoán và điều trị hoặc hƣớng dẫn chƣa đƣợc cập nhật. Việc quy định về sử dụng
kháng sinh, làm kháng sinh đồ, xét nghiệm vi sinh chƣa hoàn thiện và đầy đủ. Điều
này cũng làm cho cuộc chiến chống lại KKS ở nƣớc ta thêm khó khăn [3].
 Kiểm soát nhiễm khuẩn
Vi khuẩn kháng thuốc có thể lây lan rất nhanh và gây những hậu quả nghiêm trọng
tại các cơ sở y tế. Ở các nƣớc đang thu nhập thấp và trung bình, tỉ lệ nhiễm khuẩn
trong bệnh viện cao kéo theo tỉ lệ kháng thuốc gia tăng [30]. Vai trò của nâng cao vệ
sinh và ngăn ngừa sự nhiễm khuẩn đã đƣợc khẳng định từ thế kỉ 19 trong việc chống
lại các bệnh nhiễm khuẩn. Tới nay, nó vẫn đƣợc giữ nguyên giá trị trong việc chống
lại gia tăng KKS: càng ít ngƣời bị nhiễm khuẩn thì càng ít ngƣời phải sử dụng KS và

7


từ đó giảm thiểu đƣợc KKS. Ở các nƣớc đang phát triển cần chú trọng vào các biện
pháp cơ bản trƣớc ví dụ nhƣ cải thiện hệ thống vệ sinh và nguồn nƣớc. Các nƣớc cần

kiểm soát nhiễm khuẩn bệnh viện tốt để hạn chế các chủng vi khuẩn đa kháng xuất
hiện trong bệnh viện. Một biện pháp đơn giản mà hiệu quả mà tất cả chúng ta đều có
thể làm đƣợc để ngăn chặn lây lan nhiễm khuẩn đó chính là rửa tay đúng cách [23].
Ở nƣớc ta, hiện tại nhiều cơ sở y tế ở Việt Nam đang bị quá tải, chất thải y tế chƣa
đƣợc quản lý tốt [27]. Nhiễm khuẩn bệnh viện có mức độ đa kháng với KS cao hơn
các nhiễm khuẩn trong cộng đồng. Nhiễm khuẩn bệnh viện do vi khuẩn có sự đề
kháng cao nhƣ S. aureus kháng methicillin (MRSA) và Enterococci kháng
vancomycin, Acinetobacter baumanni, P. aeruginosa đa kháng kháng sinh chiếm tỷ lệ
đáng kể [3].
 Lạm dụng kháng sinh trong chăn nuôi và nuôi trồng thủy hải sản
KS đang đƣợc lạm dụng dùng cho động vật tại nhiều nơi trên thế giới, thậm chí còn
đƣợc dùng nhiều hơn con ngƣời – nguyên nhân lớn thúc đẩy KKS [23]. KS có thể
đƣợc sử dụng cho các động vật bị bệnh nhƣng việc sử dụng rộng rãi KS cho các động
vật với quan niệm phòng bệnh và kích thích tăng trƣởng đã làm vi khuẩn có cơ hội
phát triển KKS mạnh mẽ. Không những vậy, KS còn đƣợc dùng trong nông nghiệp và
nuôi trồng thủy hải sản [45]. KKS một khi đã xuất hiện ở một cá thể, vi khuẩn có thể
đƣợc lây lan rất nhanh và không lƣờng trƣớc đƣợc thông qua vòng tuần hoàn giữa con
ngƣời và động vật, qua thức ăn, nƣớc và môi trƣờng; thông qua việc di chuyển và giao
thƣơng giữa các quốc gia. Một ngƣời tiếp xúc với gia súc hay ăn thức ăn nhiễm vi
khuẩn kháng thuốc sẽ có nguy cơ cao nhiễm các vi khuẩn này [45].
Ở Việt Nam, KS đang đƣợc sử dụng rộng rãi trong chăn nuôi và nuôi trồng thuỷ
sản để thúc đẩy tăng trƣởng và phòng chữa bệnh, gây nên tỉ lệ vi khuẩn kháng thuốc
cao trong động vật [3]. Một nghiên cứu ở đồng bằng sông Cửu Long cho thấy 21,3%
mẫu Salmonella lấy từ thức ăn và động vật cho kết quả kháng kháng sinh [36]. Phân
lập từ 180 mẫu thức ăn cho kết quả 50,5% Salmonella và 83,3% E. coli kháng với ít
nhất 1 kháng sinh [10].
 Khó khăn trong phát triển kháng sinh mới
Trong khi đó, việc phát triển các kháng sinh mới hiện nay gặp nhiều khó khăn.
Không có nhóm KS mới nào đƣợc tìm ra từ năm 1987 và còn quá ít các chất kháng
khuẩn đƣợc phát triển để theo kịp đƣợc với tình trạng đa kháng thuốc [45]. Nghiên cứu


8


và phát triển KS mới không đƣợc hấp dẫn để thu hút các công ty đầu tƣ. Chỉ có dƣới 5%
số tiền vốn đầu tƣ mạo hiểm cho nghiên cứu và phát triển thuốc trong năm 2003 tới
2013 là dành cho KS [23]. Một trong những 5 kế hoạch hành động toàn cầu mới nhất
đƣợc WHO đƣa là cần xây dựng vốn đầu tƣ bền vững để phát triển các KS mới [45].
 Hệ thống giám sát về kháng thuốc chƣa đƣợc thiết lập
Xây dựng hệ thống giám sát về kháng thuốc cần đƣợc thiết lập trên toàn cầu để
có thể giảm thiểu KKS. Thiệp lập mạng lƣới toàn cầu rất quan trọng bởi cung cấp
thông tin về những xu hƣớng kháng mới và mối đe dọa của nó, làm căn bản để đƣa ra
những chiến lƣợc mang tính toàn cầu, theo dõi hiệu quả của các can thiệp [46]. Việt
Nam đang xây dựng mạng lƣới giám sát quốc gia về kháng thuốc từ năm 2018. Hiện
tại, việc giám sát về kháng thuốc chỉ đƣợc thiết lập và triển khai ở một số đơn vị và
chƣa đƣợc thực hiện thƣờng xuyên [3].
1.2.3. Hậu quả của kháng kháng sinh
KKS đã gây ra những hậu quả to lớn cho hệ thống y tế toàn thế giới khi điều trị
bệnh nhiễm khuẩn ngày càng khó khăn. Hậu quả này còn đặc biệt nghiêm trọng đối
với các nƣớc thu nhập thấp và trung bình khi bệnh nhiễm khuẩn còn là một gánh nặng
và nguồn lực còn hạn chế. KKS có thể ảnh hƣởng tới tất cả các gia đình và cá nhân
[45]. KKS đã làm việc chữa trị các nhiễm khuẩn trƣớc đây đơn giản trở nên khó và tốn
kém hơn, thậm chí trƣờng hợp xấu nhất là không thể đƣa ra đƣợc một phác đồ phù hợp.
Việc phải thay đổi các phác đồ đầu tay đã đẩy bệnh nhân phải sử dụng các thuốc mới
và đắt tiền hơn mà trong một số thuốc đó tiềm ẩn nguy cơ phản ứng có hại cao hơn.
Một số phƣơng pháp điều trị hiện đại mới nhƣ hoá điều trị ung thƣ và ghép tạng phụ
thuộc rất nhiều vào KS, do vậy KKS làm cho các can thiệp này trở nên nguy hiểm hơn
nhiều. Hiển nhiên rằng, KKS đã gây ra các hậu quả nhƣ làm tăng gánh nặng bệnh tật,
kéo dài thời gian điều trị, tăng nguy cơ các biến chứng và tăng cao tỉ lệ tử vong [45].
Báo cáo cho thấy vi khuẩn gây viêm phổi gia tăng kháng thuốc đã cƣớp đi sinh mạng

1,8 triệu trẻ em mỗi năm [48]. Ƣớc tính đến năm 2050, số ngƣời tử vong do KKS có
thể lên tới 10 triệu ngƣời một năm, cao hơn nhiều so với ung thƣ và tai nạn giao thông
[23].
Gánh nặng kinh tế bao gồm giảm năng suất (giảm thu nhập, giảm năng suất lao
động, thời gian dành cho gia đình) và gia tăng các chi phí chẩn đoán và điều trị (tƣ vấn,
xét nghiệm, vật tƣ, máy móc và thuốc) [48]. Gánh nặng về chi phí điều trị do các bệnh

9


nhiễm khuẩn gây ra khá lớn do việc thay thế các KS cũ bằng các KS mới, đắt tiền [3].
Ƣớc tính ở Châu Âu, tỉ lệ tử vong do nhiễm vi khuẩn kháng thuốc lên tới trên 25 000
ca mỗi năm, thiệt hại kinh tế lên tới 1,5 tỉ euro mỗi năm [17]. Những hậu quả về sức
khoẻ và kinh tế do kháng thuốc gây là lớn nhƣng khó mà định lƣợng một cách chính
xác bởi vẫn còn thiếu thông tin ở nhiều quốc gia, trong đó có Việt Nam. Thậm chí một
số hậu quả về tinh thần, tâm lý cũng đáng kể những cũng không dễ dàng đo đếm đƣợc
[48].
1.4. Các nghiên cứu đánh giá kiến thức, thái độ của sinh viên về kháng kháng
sinh
WHO chỉ ra một trong các yếu tố dẫn tới sử dụng kháng sinh không hợp lý
chính là kiến thức, nhận thức, thái độ và hành vi của cả các nhà ra chính sách, ngƣời
kê đơn, ngƣời sản xuất, ngƣời cấp thuốc và cả ngƣời dùng. Vì vậy, một trong các
thách thức trong cuộc chiến chống lại KKS chính là nhận thức chƣa tốt về KKS ở mọi
thành phần liên quan trong đó khối Dƣợc đóng vai trò quan trọng. Trong khi đó, việc
giáo dục về KKS ở bậc đại học, sau đại học hay các chƣơng trình đào tạo liên tục về
sử dụng KS hợp lí vẫn còn chƣa đủ tại nhiều quốc gia. Các hình thức đào tạo chính
quy, từ xa, trực tuyến hay các phƣơng pháp chia sẻ kiến thức khác đều có tiềm năng
rất lớn trong việc cải thiện về việc sử dụng kháng sinh [48]. Một trong năm nội dung
chính của kế hoạch hành động toàn cầu chống lại KKS mà WHO đƣa ra là nâng cao
nhận thức và kiến thức về KKS qua giáo dục, đào tạo và truyền thông có hiệu quả.

Trong đó, WHO khuyến cáo rằng cần đƣa KKS là một nội dung căn bản trong chƣơng
trình dạy và đào tạo cho các nhân viên y tế để đảm bảo sự hiểu và nhận thức đúng đắn
[45]. Chính vì những lý do đó, cần có những nghiên cứu đánh giá kiến thức và thái độ
của các SV khối ngành chăm sóc sức khỏe về KKS và sử dụng KS hợp lí. Thực tế trên
thế giới, các nghiên cứu nhƣ vậy đang đƣợc tiến hành và nhận đƣợc nhiều quan tâm.
1.4.1. Trên thế giới
Việc tìm hiểu về kiến thức, thái độ, thực hành của SV nói chung về KKS cũng
đã đƣợc chú ý. Nhìn chung các SV đã nhận thức đƣợc vấn đề KKS tuy nhiên vẫn có
những lỗ hổng trong kiến thức trong việc sử dụng KS hợp lí. Sử dụng bộ câu hỏi đƣợc
xây dựng của WHO, nhóm nghiên cứu ở Italy đã tiến hành khảo sát nhận thức của 800
SV Milano về việc sử dụng KS và KKS vào năm 2016. Sự nhầm lẫn của các SV đáng
chú ý ở đây phải kể đến các trƣờng hợp có thể điều trị bằng KS (hơn 30% cho rằng KS

10


nên đƣợc sử dụng cho sốt, cảm lạnh và cúm). 94% ngƣời tham gia nhận thức đƣợc vấn
đề KKS. Hầu hết SV đều nhận thức các hành vi có thể làm giảm hiện tƣợng kháng
thuốc (rửa tay thƣờng xuyên và sử dụng KS chỉ khi đƣợc kê đơn) [38].
Kiến thức, thái độ, thực hành của các SV học khối ngành y tế về vấn đề này
cũng đƣợc quan tâm. Không chỉ có các SV nói chung còn nhầm lẫn trong việc sử dụng
KS gây nên KKS, ngay cả các sinh viên khối ngành y tế cũng có những sai lầm. Một
số nghiên cứu đã chỉ ra có sự khác nhau có ý nghĩa về kiến thức giữa SV các khoa.
Các SV có điểm kiến thức tốt thƣờng có xu hƣớng có thái độ tốt hơn về KKS. Một
nghiên cứu nhắm tới đối tƣợng là SV ở một trƣờng y tại Italy cho thấy khoảng 20%
cho biết KS dùng trong trƣờng hợp nhiễm virus và 15% SV ngừng dùng thuốc khi
triệu chứng giảm [7]. Nghiên cứu khác ở Jordan với sự tham gia của 7748 SV khối
ngành y tế và 24107 SV khối ngành khác cho thấy 28,1% SV khối ngành y tế đồng ý
rằng KS có thể chữa cảm lạnh và bệnh nhiễm virus. Gần 61% SV đã từng không dùng
hết đơn KS [9]. Các SV khối ngành y tế năm cuối cũng là đối tƣợng của một nghiên

cứu đã đƣợc tiến hành ở Ethiopia. Trong 323 SV trả lời, hầu hết (96%) đều nhận thức
đƣợc KKS là một vấn đề cộng đồng rất nghiêm trọng nhƣng đến hơn nửa số SV (55%)
có kiến thức chƣa tốt về vấn đề này. Có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa các
khoa. Hơn nữa, nghiên cứu chỉ ra những SV có kiến thức tốt có thái độ tốt hơn so sánh
với những SV có kiến thức trung bình và kém. SV Dƣợc có điểm kiến thức đứng thứ 3
(điểm trung vị: 11/21), điểm thái độ đứng cao nhất (trung vị: 35/36) [40]
Một trong những lí do quan trọng của KKS chính là thói quen kê đơn chƣa hợp
lí của các bác sĩ. Vì vậy, cũng có rất nhiều nghiên cứu khảo sát kiến thức, thái độ, thực
hành trên đối tƣợng SV y, tuy nhiên tập trung hơn vào nghiên cứu thực hành kê đơn và
sử dụng KS. Nghiên cứu ở Mỹ Latin vào tuần lễ KKS 2016 cho thấy SV có kiến thức
tốt chỉ chiếm 29,1%, điều này chỉ ra có sự thiếu kiến thức và kinh nghiệm phòng tránh
KKS và các hậu quả khôn lƣờng của nó [6]. Một nghiên cứu đa trung tâm ở châu Âu
cho thấy SV y năm cuối nhận thức đƣợc việc kê đơn chƣa hợp lí và sử dụng nhiều KS
phổ rộng là yếu tố quan trọng góp phần phát triển KKS. 24% SV tin rằng tay bẩn
không quan trọng. 92% tin rằng KKS là vấn đề quốc gia. 66% thấy rằng KS họ kê sẽ
đóng góp cho KKS, và hầu hết SV thấy KKS sẽ là vấn đề lớn hơn trong tƣơng lai [16].
Nghiên cứu ở Mỹ trên đối tƣợng này cũng chỉ ra rằng SV y tin rằng các bệnh viện
đang đối mặt với vấn đề KKS nghiêm trọng, cụ thể là S. aureus và hơn 3/4 SV muốn

11


đƣợc dạy thêm về KKS này [33]. Ở Thuỵ Điển nghiên cứu trên SV y từ hơn 70 quốc
gia đại diện cho 5 châu lục chỉ ra rằng SV từ các nƣớc thu nhập cao không nghĩ KKS
là một vấn đề lớn nhƣ các SV đến từ các nƣớc thu nhập thấp và trung bình. SV chọn
lựa các yếu tố quan trọng để giảm KKS ở nƣớc mình phản ánh chính sách mua bán KS
trong quốc gia. Họ tin rằng họ có thể đóng góp cho công việc đang đƣợc thực hiện để
giảm KKS và họ sẽ có thể dựa vào các hƣớng dẫn điều trị chuẩn có sẵn, các báo cáo
trong phòng thí nghiệm về các mô hình kháng vi khuẩn hiện tại và kiến thức họ có
đƣợc trong quá trình giáo dục là nguồn thông tin chính về sử dụng KS và KKS [26].

Khảo sát về hiểu biết và thái độ của SV Dƣợc về KKS cũng đã đƣợc tiến hành
thế giới. Nhìn chung SV dƣợc có kiến thức và thái độ khá tốt về KKS so với các đối
tƣợng khác. Tuy nhiên, vẫn còn một số lỗ hổng kiến thức, hơn nữa một số nghiên cứu
chỉ ra một số thực hành sử dụng KS sai của chính các SV dƣợc. Một nghiên cứu đăng
trên tạp chí ―Clinical Infectious Diseases‖ uy tín với đối tƣợng là SV Dƣợc năm cuối
ở Mỹ cho thấy phần lớn SV tin rằng kiến thức tốt về KS quan trọng cho sự nghiệp của
họ (94%) và mong muốn đƣợc học thêm về sử dụng KS hợp lí (89%). Nhận thức về
vấn đề này có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa các trƣờng và điểm kiến thức
trung bình là 5,8/11 (SD = 2,0; giá trị p giữa các trƣờng <0,001) [25]. Một nghiên cứu
khác trên đối tƣợng SV Dƣợc ở Anh về sử dụng KS và quản lý KS cho kết quả điểm
số kiến thức trung bình là 7,9. Có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về điểm số kiến
thức giữa các năm và giữa nam và nữ. Hầu hết các SV tin rằng kiến thức mạnh mẽ về
KS, vi sinh và kiểm soát nhiễm trùng là quan trọng đối với sự nghiệp Dƣợc của họ và
hơn 90% đồng ý rằng KKS sẽ là một vấn đề lâm sàng lớn hơn trong tƣơng lai [22].
Nghiên cứu ở Malaysia trên SV năm cuối cho thấy 84% có mức kiến thức tốt về KKS
nhƣng trong khi đó chỉ có 34,1% có thái độ tích cực [39]. Nghiên cứu tại Trinidad và
Tobago cũng chỉ ra kết quả tƣơng tự rằng SV có kiến thức tốt nhƣng thái độ chƣa tốt.
Ngoài ra, nghiên cứu chỉ ra SV có tỉ lệ tự kê KS cao và trong nhiều trƣờng hợp đƣợc
dùng trong trƣờng hợp cảm lạnh và cúm [10]. Với đối tƣợng tƣơng tự ở Sri Lanka, kết
quả cho thấy SV có kiến thức khá tốt về KS nhƣng vẫn có những lỗ hổng kiến thức
nhƣ 82% tin rằng sử dụng KS sẽ làm cảm lạnh nhanh khỏi hơn. Kiến thức và thái độ
của SV ở khu vực thành thị cao hơn có ý nghĩa thống kê so với SV ở nông thôn. Hầu
hết SV tin rằng lạm dụng KS là nguyên nhân chính gây ra KKS và KKS có thể ảnh
hƣởng tới sức khoẻ của gia đình họ [8]. Nghiên cứu Kosovo cũng cho kết quả 82% SV

12


dƣợc cho kết quả điểm kiến thức khá và tốt tuy nhiên 63,2% đã từng tự kê đơn KS cho
mình và dùng trong trƣờng hợp đau họng chiếm đa số. Sau tốt nghiệp 56,9% SV sẽ

không bán KS khi không có đơn và 85,4% nghĩ rằng học phần về sử dụng KS rất quan
trọng trong chƣơng trình học [18]. Bộ công cụ đánh giá của các nghiên cứu trên thế
giới trên đối tƣợng SV Dƣợc đƣợc trình bày trong Phụ lục 03.
1.4.2. Tại Việt Nam
Ở Việt Nam chƣa có nghiên cứu nào đánh giá kiến thức và thái độ của SV
Dƣợc về KKS, tuy rằng đã có những nghiên cứu đánh giá kiến thức, thái độ về việc sử
dụng KS ở các đối tƣợng nhƣ ngƣời bán thuốc, khách hàng mua thuốc, bác sĩ lâm sàng
tại bệnh viện. Kết quả cho thấy vẫn còn các lỗ hổng về kiến thức và thái độ trong việc
sử dụng KS nhƣ đa số kháng hàng nhà thuốc vẫn còn nhầm lẫn các chỉ định của KS và
có thái độ chƣa đúng đắn [5], các bác sĩ lâm sàng có kiến thức chƣa toàn diện khi chỉ
có 1,7% trả lời đúng 7/7 câu hỏi [4]. Chính những điều trên cho thấy việc cần thiết
thực hiện nghiên cứu đánh giá kiến thức, thái độ của SV Dƣợc năm cuối – dƣợc sĩ
tƣơng lai về KKS ở Việt Nam.
1.5. Giới thiệu sơ lƣợc về đối tƣợng nghiên cứu
Trƣờng Đại học Dƣợc Hà Nội là một trƣờng đại học công lập tại Hà Nội có tiền
thân là Trƣờng Thuốc Đông Dƣơng thành lập năm 1902. Năm 1961 dƣới quyết định
của Bộ trƣởng Bộ Y tế, trƣờng đƣợc tách ra thành Trƣờng Đại học Dƣợc khoa và nay
là Trƣờng Đại học Dƣợc Hà Nội. Trƣờng có sứ mạng đi tiên phong trong việc đào tạo
đội ngũ cán bộ Dƣợc cho ngành y tế Việt Nam đặc biệt là đào tạo đội ngũ chuyên gia
có trình độ cao ngang tầm khu vực và thế giới. Hệ đào tạo đại học chính quy có
chƣơng trình đào tạo 5 năm gồm 155 tín chỉ, hàng năm tuyển khoảng 600 chỉ tiêu. Sau
khi tốt nghiệp các SV đại học chính quy có thể hành nghề dƣợc sĩ tại Việt Nam.
Năm học 2018-2019, SV đại học chính quy năm cuối, cụ thể là K69, có tổng
cộng 539 SV trong đó có 12 SV nƣớc ngoài đến từ Lào và Cam-pu-chia. Trong số các
SV Việt Nam, số SV nữ chiếm gần 2/3 (343/527). Các SV đƣợc chia theo 5 định
hƣớng chuyên ngành từ năm thứ 4: Công nghiệp dƣợc (M), Dƣợc lý – dƣợc lâm sàng
(N), Tổ chức quản lý – kinh tế Dƣợc (O), Dƣợc liệu – dƣợc cổ truyền (P) và Đảm bảo
chất lƣợng thuốc (Q). Hai lớp có số SV đông nhất là lớp M (164) và lớp N (160); tiếp
theo là lớp P (75) và lớp Q (72). Lớp có ít SV nhất là lớp O (56). Thống kê về hình


13


thức tốt nghiệp cho thấy, khoảng 2/3 số SV thi lý thuyết tổng hợp (351/527) và số SV
làm khóa luận chiếm 33,4%.

14


CHƢƠNG 2: ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1.

Đối tƣợng nghiên cứu
Nghiên cứu tiến hành trên đối tƣợng là SV đại học chính quy năm cuối tại

trƣờng Đại học Dƣợc Hà Nội.
2.2.

Thời gian và địa điểm nghiên cứu

2.2.1. Thời gian nghiên cứu
Nghiên cứu đƣợc tiến hành từ tháng 11/2018 đến tháng 5/2019.
2.2.2. Địa điểm nghiên cứu
Nghiên cứu đƣợc triển khai tại Trƣờng Đại học Dƣợc Hà Nội.
2.3.

Phƣơng pháp nghiên cứu

2.3.1. Thiết kế nghiên cứu
Thiết kế nghiên cứu mô tả cắt ngang theo tiến trình sau:

Tổng quan tài liệu

Xây dựng bộ công cụ
Bộ câu hỏi dự thảo
Xin ý kiến chuyên gia, điều chỉnh bộ câu hỏi
Bộ câu hỏi thử nghiệm
Thử nghiệm, điều chỉnh bộ câu hỏi
Bộ câu hỏi hoàn chỉnh
Thu thập số liệu

Xử lý, phân tích số liệu
Hình 2.1: Sơ đồ tiến trình nghiên cứu

15


2.3.2. Mẫu nghiên cứu
 Tiêu chuẩn lựa chọn:
-

SV đại học chính quy năm cuối năm học 2018 – 2019 khoá 69

 Tiêu chuẩn loại trừ:
-

SV nƣớc ngoài

 Cỡ mẫu nghiên cứu:
Cỡ mẫu nghiên cứu đƣợc tính theo công thức ƣớc tính cỡ mẫu cho khảo sát:


n=
n: cỡ mẫu nghiên cứu
N: cỡ quần thể thực tế, N= 527
e: biên sai số (margin of error), chọn e = 0,05
p: phân phối phản hồi (response distribution), chọn p = 0,5
z: điểm z
α: mức ý nghĩa thống kê. Chọn α = 0,05 ứng với độ tin cậy 95%. Khi đó điểm
z= 1,96.
Áp dụng công thức trên, cỡ mẫu cần thiết cho nghiên cứu là
n=

= 223

Lấy dƣ 10%, cỡ mẫu nghiên cứu cần thiết là 245 SV
 Phƣơng pháp chọn mẫu:
-

Nghiên cứu lấy mẫu theo phƣơng pháp thuận tiện với cỡ mẫu tối đa cho phép.
Nghiên cứu viên tiếp cận tối đa các SV K69 đảm bảo bao gồm các SV đến từ 5
lớp định hƣớng chuyên ngành, đồng thời các SV thi lý thuyết tổng hợp và làm
khóa luận tốt nghiệp.

2.3.3. Phương pháp thu thập số liệu
 Nghiên cứu tiến hành khảo sát SV năm cuối sử dụng bộ câu hỏi có cấu trúc đƣợc
xây dựng nhƣ sau:
-

Sau quá trình tổng quan tài liệu, nghiên cứu tiến hành xây dựng phiếu khảo sát với
nguồn tham khảo các câu hỏi đƣợc trình bày tại Phụ lục 03


16


-

Nghiên cứu xin ý kiến chuyên gia để điều chỉnh một số nội dung cho phù hợp.
Một số thay đổi nổi bật dựa trên ý kiến chuyên gia nhƣ: thay đổi nội dung ở một
số câu hỏi nhƣ B7, B8 và B13; thay đổi cách hỏi câu C5.

-

Sau đó, nghiên cứu tiến hành thử nghiệm trên 20 SV từ 5 định hƣớng chuyên
ngành khác nhau, thu thập những góp ý của ngƣời trả lời về bộ câu hỏi, 20 SV này
không đƣợc đƣa vào mẫu nghiên cứu. Một số thay đổi nổi bật dựa trên ý kiến các
SV này nhƣ: thay đổi câu hỏi nhiều đáp án B2 và B20 thành câu hỏi mở để tránh
việc đoán đáp án và sửa lỗi về logic ở câu hỏi về thực trạng KKS.
Sau đó, phiếu khảo sát tiếp tục đƣợc điều chỉnh để hoàn thiện.

-

Phiếu khảo sát hoàn thiện (Phụ lục 01) bao gồm các câu hỏi lựa chọn một hoặc
nhiều đáp án, câu hỏi đúng – sai, câu hỏi mở, câu hỏi theo thang đo 5 mức Likert
với các nội dung chính nhƣ sau:
Phần 1: Thông tin chung của SV: giới tính, lớp định hƣớng chuyên ngành, hình
thức tốt nghiệp, nơi làm việc mong muốn trong tƣơng lai.
Phần 2: Kiến thức liên quan đến KKS: định nghĩa (1 câu), cơ chế kháng (1 câu),
các yếu tố góp phần gia tăng KKS (12 câu), thực trạng KKS (5 câu), hậu quả của
KKS (1 câu).
Phần 3: Thái độ liên quan đến KKS: sự tác động của KKS tới gia đình và cá nhân
(1 câu), sự đóng góp của cá nhân trong việc kiểm soát KKS (1 câu), mức độ quan

trọng của kiến thức về KKS trong sự nghiệp của cá nhân và chƣơng trình giảng
dạy về KKS (1 câu), đánh giá mức độ quan trọng của các nguyên nhân góp phần
nên KKS ở Việt Nam (1 câu).

 Để đảm bảo mẫu nghiên cứu bao gồm các SV đến từ 5 định hƣớng chuyên ngành
và bao gồm cả các SV làm khóa luận và thi lý thuyết tốt nghiệp, nghiên cứu viên
tiến hành tiếp cận khảo sát các SV ở các lớp học môn thi lý thuyết tổng hợp và các
SV làm khoá luận tại các bộ môn trong trƣờng Đại học Dƣợc Hà Nội:
-

Ở tất cả giảng đƣờng có lớp học bổ trợ môn lý thuyết tổng hợp, ngƣời nghiên cứu
tiến hành phát phiếu khảo sát cho SV vào giờ ra chơi và thu lại phiếu trả lời vào
giờ ra chơi tiếp theo.

-

Ở tất cả các bộ môn có SV tham gia làm khoá luận theo danh sách của Phòng Đào
tạo, ngƣời nghiên cứu tiến hành phát phiếu khảo sát cho SV vào đầu buổi và thu
lại phiếu khảo sát vào cuối mỗi buổi.

17


×