Tải bản đầy đủ (.doc) (16 trang)

sáng kiến công tác hoạt động đội thiếu niên tiền phong hồ chí minh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (98.16 KB, 16 trang )

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

MÔ TẢ SÁNG KIẾN
Mã số:.....................................................................................
1. Tên sáng kiến: Một số giải pháp tổ chức hoạt động giáo dục truyền
thống cho thiếu nhi.
2. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Công tác hoạt động Đội thiếu niên tiền
phong Hồ Chí Minh
3. Mô tả bản chất của sáng kiến
3.1. Tình trạng giải pháp đã biết
3.1.1. Hiện trạng trước khi áp dụng giải pháp
Đội là tổ chức của thiếu nhi Việt Nam do Đảng cộng sản Việt Nam và Bác
Hồ kính yêu sáng lập, Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh trực tiếp phụ
trách, và là lực lượng dự bị của Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh. Tổng
phụ trách là người tổ chức, người đạo diễn, người tham mưu tích cực các công
việc của Đội với nhà trường. Tổng phụ trách Đội là cầu nối giữa nhà trường và
xã hội, tạo điều kiện cho toàn thể Đội viên và nhi đồng phát triển toàn diện về
đức, trí, thể, mỹ, lao.
Thực tế công tác Đội hiện nay việc chỉ đạo hoạt động Đội đã được quan
tâm nhưng còn một số nội dung hoạt động còn sơ sài, mang tính hình thức, đối
chiếu trong đó có hoạt động giáo dục truyền thống.
Bằng việc làm thực tế ở các năm trong quá trình công tác. Qua khảo sát
200 em thực hiện các chuyên hiệu trong chương trình Rèn luyện đội viên trong
năm học 2015-2016 kết quả như sau:
- Chuyên hiệu Chăm học đạt 99,8%;
- Chuyên hiệu Nghi thức đội đạt 100%;
- Chuyên hiệu Nhà sử học nhỏ tuổi đạt 89,9%.


Tôi nhận thấy rằng kiến thức và sự hiểu biết của một số em đội viên còn


hạn chế, chưa nắm vững về truyền thống cách mạng, truyền thống quê hương
đất nước, Đảng, Đoàn, Đội thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh. Do đó việc giáo
dục truyền thống cho các em trong giai đoạn hiện nay là rất cần thiết, là một
trong những hoạt động cơ bản của Đội thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh,
nhằm góp phần tích cực vào việc giáo dục toàn diện cho Đội viên và thiếu niên
nhi đồng thực hiện theo năm điều Bác Hồ dạy.
3.1.2. Ưu điểm của giải pháp cũ
- Trong nhà trường tổ chức Đội đóng một vai trò rất quan trọng, góp phần
đắc lực trong việc định hướng giá trị cho lớp trẻ, hướng trẻ đến cái tốt, cái đẹp
trong cuộc sống hàng ngày và từ đó giúp các em sớm trở thành “Con ngoan, trò
giỏi, Đội viên tốt, cháu ngoan Bác Hồ” để khi lớn lên các em phải thực sự là
người có ích cho xã hội;
- Được sự quan tâm giúp đỡ nhiệt tình của Hội đồng sư phạm nhà trường.
Giáo viên chủ nhiệm, giáo viên bộ môn luôn chung tay cùng hoạt động đội của
nhà trường;
- Đội viên, nhi đồng rất ham thích sinh hoạt tham gia nhiệt tình trong mọi
hoạt động;
- Ban chỉ huy, các em trong các câu lạc bộ năng khiếu của trường muốn
thể hiện những năng khiếu của mình qua các hoạt động theo từng chủ đề, chủ
điểm trong tháng, trong năm học khi được tổ chức.
3.1.3. Nhược điểm của giải pháp cũ
- Nhận thức của một số bộ phận phụ huynh về việc tham gia các hoạt động
ngoài giờ chưa cao, một số em học sinh xem hoạt động ngoài giờ chỉ là hoạt
động phụ không quan trọng. Vì vậy có một số em tham gia các hoạt động chưa
tự giác còn mang tính gò bó.
- Điều kiện cơ sở vật chất của trường còn thiếu hụt chưa đáp ứng đủ cho
các hoạt động;
- Kinh phí còn hạn hẹp ảnh hưởng đến các hoạt động chung của trường.



Thực tế trong nhiều năm làm giáo viên Tổng phụ trách Đội tôi thấy rằng:
Để đào tạo thế hệ trẻ, giáo dục đã đóng vai trò tiên phong. Thực tế cho thấy, tổ
chức Đoàn, Đội đã đồng hành với thanh niên, đội viên trường học trong việc
nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, phát huy được sức sáng tạo, nghị lực
của tuổi trẻ học đường; tạo sân chơi an toàn, bổ ích, góp phần giáo dục kỹ năng
sống, trang bị cho đoàn viên thanh niên, đội viên nền tảng kiến thức vững vàng;
giúp cho các em tự tin, chủ động trong học tập và rèn luyện. Đoàn, Đội là tổ
chức cùng với nhà trường thực hiện mục tiêu giáo dục, đào tạo các em học sinh
thành những con người phát triển toàn diện.
Việc tổ chức giáo dục truyền thống cho các em để các em nắm được kiến
thức đạt hiệu quả đã góp phần đáng kể vào việc nâng chất lượng học tập và giáo
dục đạo đức, văn hóa, ý thức tập thể cho các em trong nhà trường
Truyền thống là những tư tưởng, đức tính, lối sống, tập quán, thói quen,
hành động… được hình thành và duy trì từ thế hệ này sang thế hệ khác. Trong
đó có những truyền thống tốt cần được phát huy, có những truyền thống lạc hậu,
trì trệ, có hại cần phải loại trừ.
Là giáo viên Tổng phụ trách Đội thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh, tôi
khẳng định rằng việc tổ chức giáo dục truyền thống cho thiếu nhi ở nhà trường
là một hoạt động có ý nghĩa hết sức quan trọng, nếu chúng ta có biện pháp giáo
dục tốt sẽ giúp các em hiểu biết được nội dung, ý nghĩa truyền thống tốt đẹp của
dân tộc, giúp các em bồi đắp tình cảm, lòng biết ơn đối với các thế hệ cha anh,
các em biết tôn trọng yêu quí. Từ đó giúp các em cố gắng học tốt và phấn đấu
rèn luyện bản thân mình trở thành những con ngoan trò giỏi, bạn tốt, công dân
tốt.
Việc giữ gìn truyền thống ở giai đoạn hiện nay là hết sức cần thiết, song
không phải là dễ. Để tổ chức hoạt động này đòi hỏi người tổ chức phải có sự đầu
tư về thời gian, nội dung. Chuẩn bị chu đáo về cơ sở vật chất, con người và cách
thức tiến hành cụ thể theo từng móc son lịch sử.



Vì vậy phương pháp hoạt động này cần phải thực hiện như thế nào? Tôi
thấy mình cần phải tìm ra nguyên nhân và giải pháp để khắc phục những khó
khăn như đã nêu trên. Từ đó tôi đã nghiên cứu rút ra những kinh nghiệm để xây
dựng giải pháp tổ chức tốt hoạt động giáo dục truyền thống cho thiếu nhi nhằm
thu hút các em tham gia một cách tích cực.
3.2. Nội dung giải pháp đề nghị công nhận sáng kiến
3.2.1 Mục đích của giải pháp
Nhằm nâng cao chất lượng hoạt động đội trong trường học qua việc tổ
chức các hoạt động giáo dục truyền thống. Giáo dục truyền thống cho thiếu nhi
là giúp các em hiểu biết được nội dung, ý nghĩa truyền thống tốt đẹp của dân
tộc, Đảng, Bác Hồ kính yêu, Đoàn, Đội, truyền thống lao động, học tập sáng tạo,
tự lập, tự cường, xây dựng quê hương đất nước, truyền thống đoàn kết thương
yêu đùm bọc lẫn nhau, truyền thống gia đình, kính yêu ông bà cha mẹ thầy cô
giáo, bạn bè…
Năm học 2016-2017 là năm cả nước thực hiện tốt việc đẩy mạnh “Học tập
và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”. Chủ tịch Hồ Chí
Minh đã xác định rõ: Việc chăm lo giáo dục thiếu niên nhi đồng là trách nhiệm
của toàn xã hội, vì đây là lực lượng kế thừa “Trẻ em hôm nay thế giới ngày
mai”, trẻ em Việt Nam hôm nay là tương lai của đất nước dân tộc Việt Nam
ngày mai, bảo vệ chăm sóc giáo dục các em là công tác không thể thiếu trong sự
nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội.
Ở Liên đội tôi có nhiều truyền thống cần được kế thừa và phát huy, tiêu
biểu là truyền thống vượt khó vươn lên trong học tập, truyền thống giúp bạn
vượt khó, truyền thống yêu quí, đền ơn, chăm sóc những người có công với đất
nước. Làm thế nào để các em tìm hiểu và phát huy truyền thống của địa phương
nói riêng và của dân tộc nói chung? Và làm sao để thu hút các em ham thích
hoạt động này? Nếu như làm tốt được điều này thì hiệu quả giáo dục càng được
nâng cao mà nhất là nâng cao về chất lượng học tập.



Trong nhà trường tổ chức Đội đóng một vai trò rất quan trọng, góp phần
đắc lực trong việc định hướng giá trị cho lớp trẻ, hướng trẻ đến cái tốt, cái đẹp
trong cuộc sống hàng ngày và từ đó giúp các em sớm trở thành “Con ngoan, trò
giỏi, Đội viên tốt, cháu ngoan Bác Hồ” để khi lớn lên các em phải thực sự là
người có ích cho xã hội.
Xuất phát từ những thực tế đó, với vai trò là một Tổng phụ trách, tôi thấy
rằng muốn hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình đối với nhà trường, đối với các em
học sinh, thì bản thân phải tìm ra những biện pháp thích hợp để đưa phong trào
giáo dục truyền thống vào trong nhà trường và phải thực sự thu hút các em để
đạt hiệu quả thật tốt.
3.2.2. Nội dung giải pháp
Như tôi đã trình bày ở trên, mỗi Liên đội đều có những đặc điểm riêng,
nên có những bước đi không hoàn toàn giống nhau. Nhưng đều có cùng mục
tiêu chung là đáp ứng được yêu cầu đổi mới công tác giáo dục và đổi mới trong
công tác Đội. Đặc biệt được sự giúp đỡ tận tình của Hội đồng đội và Phòng giáo
dục cùng Ban giám hiệu nhà trường, các cơ quan đoàn thể, sự nhiệt tình của giáo
viên chủ nhiệm, cho nên tôi mạnh dạn áp dụng đề tài này vừa là bước thực hiện
đổi mới phương pháp tổ chức các hoạt động đội, vừa góp phần giáo dục toàn
diện cho học sinh để đưa phong trào Đội của nhà trường ngày một đi lên.
3.2.2.1. Tính mới, sự khác biệt của giải pháp mới so với giải pháp cũ
Trước đây khi tiến hành giáo dục truyền thống chỉ tập trung vào tiết sinh
hoạt đội, Tổng phụ trách truyền đạt cho các em nội dung còn chung chung chưa
cụ thể chưa sâu sắc theo từng hoạt động, theo chủ đề chủ điểm, chưa phát huy
hết tính tích cực của các em. Nhận thấy hiệu quả chưa cao nên trong công tác ở
những năm gần đây tôi đã mạnh dạn đưa ra những phương pháp mới:
- Để đạt được mục đích giáo dục truyền thống, người Tổng phụ trách phải
biết kết hợp với nhiều tổ chức trong và ngoài nhà trường, với nhiều hình thức tổ
chức phong phú để lôi cuốn các em tham gia.



- Đổi mới nội dung giáo dục phù hợp với đối tượng học sinh, phải kết hợp
nhiều loại hình giáo dục nhằm kích thích sự tìm tòi, suy nghĩ của các em để các
em tự hòa mình vào tham gia các hoạt động như: thi kể chuyện truyền thống về
Đảng, quê hương đất nước, kể chuyện về Bác Hồ kính yêu; đóng vai nhân vật
lịch sử... nhằm giúp các em khắc sâu kiến thức.
- Giáo dục truyền thống là giúp cho học sinh không chỉ thực hiện nhiệm
vụ học tập, tu dưỡng và rèn luyện đạo đức mà còn phát triển thẩm mỹ, tình cảm
và các năng lực hoạt động thực tiễn, giúp cho học sinh hiểu thêm về lịch sử, văn
hóa quê hương, dân tộc và hòa nhập vào cuộc sống cộng đồng, hình thành nên
những truyền thống tốt đẹp trong học sinh.
- Phát huy tính tích cực của các em trong mọi hoạt động nhằm rèn cho các
em các kỹ năng sống hiện có.
3.2.2.2. Cách thức thực hiện của giải pháp mới
Giải pháp 1: Kết hợp nhiều tổ chức trong và ngoài nhà trường trong
hoạt động giáo dục truyền thống thông qua các môn học
Trong nhà trường phối hợp với các tổ chuyên môn và yêu cầu giáo viên
bộ môn trong giáo án, từng bài dạy lên lớp (có liên quan) đến truyền thống phải
tích hợp được những nội dung để giáo dục các em. Ví dụ như môn Địa lí phải
dạy cho học sinh hiểu rõ về chủ quyền, về tài nguyên thiên nhiên, về đất nước
mình, đồng thời liên hệ với địa lí địa phương để tăng thêm lòng yêu tổ quốc, yêu
quê hương, đất nước. Thông qua các tác phẩm Văn học, giáo viên phải làm sao
cho học sinh ngoài việc nắm được kiến thức cơ bản, còn phải làm cho học sinh
thêm yêu quý hơn con người dân tộc Việt Nam, ý thức về cộng đồng văn hóa
dân tộc Việt, thông qua các nhân vật Văn học để giáo dục ý thức, nhân cách cho
học sinh, giáo dục kĩ năng sống cho học sinh. Giáo dục đạo đức cho học sinh có
một vị trí quan trọng trong giáo dục các truyền thống cho thế hệ trẻ.
Giải pháp 2: Đổi mới nội dung giáo dục phù hợp với đối tượng học
sinh kết hợp nhiều loại hình giáo dục thông qua hoạt động thực tiễn



Thông qua bài giảng, thông qua con người thật, việc thật trong cuộc sống
hằng ngày, Tổng phụ trách kết hợp cùng giáo viên giúp học sinh hiểu được
những truyền thống quý báu của dân tộc ta, lòng yêu nước, sức mạnh đoàn kết,
tính nhân văn, nhân đạo trong cư xử, trong giao tiếp. Qua đó học sinh vừa rút ra
cho mình những bài học đạo đức, vừa biết liên hệ với thực tiễn để hoàn thiện
bản thân, để xây dựng cho mình những chuẩn mực của một người công dân tốt.
Mỗi một bài cần hình thành cho các em một số truyền thống cụ thể, đối
với giáo viên, việc lựa chọn những bài có liên quan tới việc giáo dục truyền
thống để trong giáo án và bài dạy trên lớp phải thể hiện được những nội dung và
yêu cầu đã được đặt ra như: Nên lựa chọn nội dung gì để giáo dục? từ đó hình
thành cho các em những truyền thống gì?
Giải pháp 3: Hình thành cho các em truyền thống cách mạng, Đảng,
Đoàn, Đội thông qua hoạt động
Trước hết là giáo dục truyền thống yêu nước, truyền thống chống giặc
ngoại xâm, truyền thống cách mạng của Đảng, Đoàn, Đội, truyền thống lao
động, học tập sáng tạo, tự lập, tự cường, xây dựng quê hương đất nước, truyền
thống đoàn kết thương yêu đùm bọc lẫn nhau. Giáo dục truyền thống gia đình,
kính yêu ông bà, cha mẹ, thầy cô giáo, bạn bè.
Các hoạt động này được cụ thể hóa theo 5 điều Bác Hồ dạy thiếu niên nhi
đồng để các em thực hiện thường xuyên. Khi ở trường, lúc ở nhà cũng như khi
tham gia các hoạt động xã hội trong cộng đồng. Đây là những nội dung để thông
qua các hoạt động góp phần giáo dục toàn diện theo mục tiêu giáo dục của nhà
trường, mà trong đó giáo dục truyền thống Đảng, Đoàn, Đội là không thể thiếu.
Qua đó hình thành và phát triển lòng nhân ái, vị tha, kích thích các yếu tố tích
cực của các em để các em được tiếp cận với các hoạt động chính trị, xã hội trong
cộng đồng, tạo cho các em đóng góp sức nhỏ bé của mình trong phong trào
chung của quê hương đất nước.
Giải pháp 4: Phát huy tính tích cực của các em trong mọi hoạt động
nhằm rèn cho các em các kỹ năng sống



Giáo dục truyền thống với hình thức tái hiện lại nhân vật lịch sử chính là
những bằng chứng sống về lịch sử góp phần viết nên truyền thống của quê
hương đất nước, địa phương, thông qua những câu chuyện, những trận chiến
đấu, những tấm gương liệt sĩ đã hy sinh và những lời phát biểu căn dặn thế hệ
trẻ hôm nay chính là con đường ngắn nhất, hiệu quả nhất, sinh động nhất để giáo
dục các em.
Có rất nhiều hình thức và phương pháp giáo dục truyền thống cho thiếu
nhi, tuy nhiên, tùy điều kiện, tùy hoàn cảnh của địa phương và đối tượng cụ thể
mà lựa chọn hình thức phương pháp sao cho phù hợp với nội dung giáo dục.
Những hình thức sau đây thường được sử dụng để giáo dục truyền thống cho
thiếu nhi.
+ Các hình thức hoạt động giáo dục truyền thống:
- Tham quan viện bảo tàng, nhà truyền thống, các di tích lịch sử, danh lam
thắng cảnh, ... của quê hương đất nước;
- Nghe nói chuyện trao đổi, tọa đàm với các anh hùng, chiến sĩ thi đua,
các lão thành cách mạng, người có công với nước nhân các ngày lễ lớn như:
22/12, 30/4, 7/5;
- Tổ chức viếng nghĩa trang liệt sĩ, nhà bia tưởng niệm. Dâng hoa tưởng
niệm tại các nghĩa trang, tượng đài liệt sĩ, trồng hoa dọn cỏ đền thờ liệt sĩ xã;
- Tổ chức các cuộc thi tìm hiểu lịch sử, thi kể chuyện truyền thống, múa,
hát, viết, vẻ, hái hoa dân chủ theo chủ đề;
- Làm báo tường, bản tin báo ảnh, tuyên truyền măng non;
- Tổ chức công tác Trần Quốc Toản giúp đỡ gia đình thương binh liệt sĩ,
gia đình có công với Cách mạng, chăm sóc phụng dưỡng các bà mẹ Việt Nam
anh hùng, đi tìm địa chỉ đỏ, góp tiền của xây dựng nhà tình thương;
- Tổ chức các câu lạc bộ “Uống nước nhớ nguồn”, “Ăn quả nhớ kẻ trồng
cây”, “Những con cháu thảo hiền”, “Vòng tay bè bạn”;
- Viết thư, tặng quà, kết nghĩa với các đơn vị bộ đội hay Liên đội, chi đội
bạn;



- Tổ chức hoạt động lớn tập trung: Dạ hội văn nghệ, dạ hội hóa trang, hội
trại, trò chơi lớn chủ đề cần giáo dục;
- Sưu tầm tranh ảnh hiện vật, xây dựng và củng cố các nhà truyền thống,
phòng truyền thống Đội;
- Tổ chức sinh hoạt truyền thống về một giai đoạn lịch sử nhân vật anh
hùng dưới hình thức sân khấu hóa (có minh họa, diễn xuất, lời thuyết minh bằng
thơ, nhạc, múa hát…).
+ Các bước tiến hành của hoạt động giáo dục truyền thống:
* Chọn chủ đề :
- Chủ đề phải phù hợp với tình hình chính trị, thời sự của đất nước, hoàn
cảnh của địa phương.
- Chủ đề giáo dục thể hiện được nội dung, tính tư tưởng.
- Xác định cụ thể mục đích, yêu cầu của hoạt động.
* Tên chủ đề:
Tên của chủ đề giáo dục phải thu hút và hấp dẫn các em.
Ví dụ: Nhân dịp kỉ niệm 76 năm ngày thành lập Đội ta chọn đặt tên
“Mừng 76 mùa hoa, Đội ta lớn lên cùng đất nước”. Nhân ngày 22/12 ta phát
động phong trào “Áo lụa tặng bà”, “Góp đá Trường Sa”. Nhân ngày thương binh
liệt sĩ ta hướng dẫn các em đến nghĩa trang “Thắp nến tri ân”. Nhân ngày người
nghèo ta phát động phong trào “Lá lành đùm lá rách”, “Hủ gạo tình thương”…
+ Lập kế hoạch thực hiện:
Phải xác định được nội dung cần giáo dục là gì?
Từ đó chọn hình thức tổ chức, áp dụng các loại hình hoạt động khác nhau.
Ví dụ nội dung giáo dục học sinh học tập theo gương Bác Hồ, thì có thể chọn
hình thức nghe nói chuyện, tạp chí miệng, tổ chức tham quan đền thờ của Bác,
viện bảo tàng Hồ Chí Minh. Giáo dục về anh hùng Vỏ Thị Sáu thì đưa học sinh
tham quan về quê hương của của chị, kể chuyện hoặc xây dựng kịch bản tái hiện
lại nhân vật lịch sử cho các em xem.

Lưu ý:


Khi tiến hành theo các hình thức hoạt động trong kế hoạch cần xác định
rõ:
- Phải phân công người phối hợp và chịu trách nhiệm từng nội dung cụ
thể.
- Thời gian địa điểm thực hiện.
- Tính toán thời gian và nơi sẽ thực hiện, các phương tiện hoạt động, đi lại
như: xe, trống, cờ, loa đài, âm ly, khẩu hiệu. Nếu tham quan dã ngoại, cấm trại
thì cần có kế hoạch đi tiền trạm, tìm hiểu kỉ nơi cần đến.
- Các chỉ tiêu thi đua cho từng chi đội.
- Điều kiện thực hiện? cần phối hợp với ban ngành nào?
+ Phát động thi đua:
Giáo dục truyền thống theo một chủ đề nhất định sẽ có hiệu quả cao hơn,
nếu hoạt động giáo dục ấy được tất cả các em cùng hưởng ứng tham gia. Vì vậy
sau khi đã chọn chủ đề và lập kế hoạch cần phổ biến đến tất cả các em: Mục
đích yêu cầu, nội dung, hình thức, chỉ tiêu cụ thể cả hoạt động trên. Đồng thời
có kế hoạch tổ chức và phát động thi đua trong toàn đơn vị đến từng các em để
các em hiểu và tự giác tham gia, như vậy hiệu quả sẽ tốt hơn.
+ Tổ chức chỉ đạo thực hiện:
Mỗi hình thức giáo dục truyền thống khác nhau đòi hỏi người tổ chức
phải có kế hoạch chỉ đạo thực hiện khác nhau. Vì vậy yêu cầu trong tổ chức chỉ
đạo điều hành phải cụ thể, rõ ràng bao gồm :
- Công tác chuẩn bị trong ban tổ chức bao gồm những ai và phải làm gì?
- Công tác tiền trạm (có địa điểm ở nếu xa) phải có sự chuẩn bị chu đáo
phương tiện xe cộ, nước uống, người thuyết minh.
- Điều kiện cơ sở vật chất và các phương tiện phục vụ cho hoạt động của
cá nhân và tập thể.
- Bám sát chương trình và chỉ đạo thực hiện chương trình một cách chặt

chẻ chu đáo.
Ví dụ:


Tham quan di tích lịch sử cần nắm vững vị trí, đường lối, địa điểm tập
trung… những yếu tố giúp cho việc thiết kế nội dung hoạt động. Đặt rõ yêu cầu,
mục đích với người phụ trách di tích để chuẩn bị người thuyết minh, hướng dẫn
sao cho phù hợp với đối tượng học sinh, chuẩn bị nơi ăn nghỉ và phương tiện đi
lại đảm bảo sức khỏe an toàn cho học sinh.
- Trong quá trình tổ chức hoạt động nếu vì điều kiện khách quan nào đó
như thời tiết xấu, do mất dấu đường … mà không thể tiến hành được, người phụ
trách phải linh động hội ý với ban tổ chức để giải quyết theo một phương án tối
ưu nhất.
- Tuy nhiên, điều quan trọng để tổ chức được bất kì một hoạt động Đội
nào nói chung hay một hoạt động giáo dục truyền thống cho thiếu nhi nói riêng,
thì việc thiết kế về nội dung hình thức, quy mô hoạt động là một phần công việc
hết sức quan trọng, người thiết kế hoạt động Đội ở đây giống như người viết
kịch bản, kiêm đạo diễn kịch bản (việc chuẩn bị nội dung kịch bản nên phải biết
sắp xếp hoạt động đó như thế nào?) vì ý nghĩa như vậy muốn thiết kế tổ chức
một hoạt động Đội, Tổng phụ trách không thể độc lập làm việc được, mà cần có
sự cộng tác với Ban chấp hành chi đoàn, tập thể sư phạm trong nhà trường. Nếu
như tổ chức hoạt động mà không có sự tác động của Ban giám hiệu, không có sự
phối hợp của giáo viên chủ nhiệm thì Tổng phụ trách không thể hoàn thành công
việc được.
- Để thiết kế một hoạt động được tốt thì sự chủ động sáng tạo của giáo
viên Tổng phụ trách đóng vai trò cốt lõi. Song bạn cũng phải tự biết hòa mình
vào mối quan hệ với địa phương, với Chi đoàn để có sự thống nhất các hoạt
động, điều đó sẽ giúp Tổng phụ trách thực hiện thành công việc của mình.
Vi dụ: Tổ chức hoạt động “Chào mừng ngày Bến Tre Đồng khởi 17-011960” Tổng phụ trách cần chuẩn bị:
Nội dung

- Triển khai kế hoạch, thời gian địa điểm tổ chức, đối tượng tham dự.
- Dự kiến đại biểu mời.


- Dự kiến ban tổ chức.
- Họp phụ trách, Ban chỉ huy chi đội, liên đội, phân công việc cụ thể.
- Phát động phong trào thi đua ngắn ngày (có kế hoạch cụ thể có đánh giá
thi đua).
- Dự kiến phương tiện cở sở vật chất cho buổi tổ chức.
- Thống nhất cách trang trí.
- Lập kế hoạch tập, duyệt chương trình.
Ví dụ: Hoạt cảnh truyền thống tái hiện ngày Đồng khởi Bến Tre 17-011960
Hình thức tổ chức
Sân khấu hóa nhằm giới thiệu truyền thống đấu tranh anh dũng của người
dân Bến Tre, đặc biệt là dân Mỏ Cày nơi diễn ra phòng trào đồng khởi.
Quá trình đấu tranh một cách khái quát, ngắn gọn, điển hình theo một
trình tự rõ ràng, cách thể hiện gần gũi với cuộc sống, gây được ấn tượng xúc
động, tình càm sâu sắc đối với người xem.
Các bước tiến hành
- Bước 1: Viết kịch bản, lời bình
Viết dưới dạng kịch bản sân khấu, được chia thành từng đoạn, từng lớp
riêng biệt, viết dưới dạng lời bình (vì lời viết được đọc dẫn trong hoạt cảnh).
- Bước 2: Đạo diễn, tập vợt chương trình
Chọn người có kinh nghiệm, am hiểu về nghệ thuật sân khấu, vừa có thể
dàn dựng hướng dẫn, chắp nối các khâu âm thanh, ánh sáng, trang trí, âm nhạc,
đạo cụ... Đạo diễn phải hết sức linh hoạt xử lý các tình huống, các điều kiện cụ
thể về diễn viên, đạo cụ, các điều kiện âm thanh, ánh sáng...
- Bước 3: Đọc lời bình, lời dẫn



Việc đọc lời bình, lời dẫn góp phần làm tăng hoặc giảm hiệu quả của hoạt
cảnh. Vì thế cần chọn người đọc có kỹ thuật tốt: giọng ấm áp, linh hoạt, rõ ràng,
đọc diễn cảm tốt...
Hoạt cảnh nên chọn 2 người đọc, một giọng nam, một giọng nữ để tránh
đơn điệu. Người đọc phải hiểu rõ kịch bản và trình tự diễn biến trên sân khấu,
bảo đảm lời dẫn và hành động trên sân khấu luôn hòa nhập với nhau, làm tăng
hiệu quả của nhau.
- Bước 4: Trang trí, hóa trang, trang phục
Vì số người tham gia hoạt cảnh thường khá đông, có người tham gia 2 đến
3 vai diễn. Chính vì vậy không nên rườm rà, cầu kỳ quá, gây tốn kém, nhưng
cũng tránh tình trạng qua loa đại khái, tự nhiên chủ nghĩa. Đặc biệt hoạt cảnh
truyền thống nhằm dựng lại những nét điển hình trong lịch sử nên cần nghiên
cứu và lựa chọn trang phục cho phù hợp với từng thời kỳ lịch sử khác nhau.
- Bước 5: Tổng duyệt chương trình
Khi mọi việc đã chuẩn bị tương đối chu đáo, cần có buổi tổng duyệt để
xem xét lại toàn bộ các khâu, các cảnh, các vai để có sự điều chỉnh cho hoàn
thiện hơn.
+ Theo dõi giám sát:
Trong quá trình hoạt động giáo dục truyền thống hoặc ngay sau một hoạt
động cụ thể, người phụ trách cần kiểm tra, đánh giá để xem xét hiệu quả công
việc, bao gồm ý thức tham gia của tập thể và từng cá nhân, thái độ học hỏi tìm
tòi, suy nghĩ và vận dụng những điều đã học để áp dụng vào thực tiễn.
Tổ chức tuyên truyền và khen thưởng, động viên các cá nhân, tập thể có
nhiều thành tích và đồng thời nhắc nhở những điều cần tránh. Tuyên truyền kết
quả cụ thể như: Chào cờ đầu tuần, phát thanh măng non, trên bảng tin, theo dõi
qua biểu đồ, qua sổ ghi nhận của Liên đội, chi đội.
+ Tổng kết; khen thưởng:


Sau mỗi hoạt động Ban tổ chức phải họp tổng kết rút kinh nghiệm về cách

tổ chức, thiết kế thể hiện trong hoạt động thực tiển. Qua đó đánh giá hiệu quả
hoạt động giáo dục truyền thống tác động đối với các em, đối với gia đình và xã
hội, để làm tốt hơn cho những lần tiếp theo.
Phương pháp chủ yếu là: Cá nhân, từng nhóm, từng bộ phận tự đánh giá
và góp ý kiến với cá nhân, đơn vị.
Khen thưởng và động viên những cá nhân, tập thể có thành tích, nhắc nhở
những điều cần tránh.
3.3. Khả năng áp dụng của giải pháp
Trong thời gian qua tôi đã vận dụng biện pháp trên rất có hiệu quả trong
việc giáo dục truyền thống cho các em. Đề tài này có thể áp dụng cho các các
Liên đội trường Tiểu học, Trung học cơ sở trong toàn huyện.
Tôi xin giới thiệu với các bạn đồng nghiệp để cùng nhau nghiên cứu, thực
hiện và mong sao đề tài này sẽ giúp cho chúng ta đạt được kết quả như mong
muốn.
3.4. Hiệu quả, lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp
dụng giải pháp
Đối với bản thân tôi qua áp dụng đề tài này trong những năm qua đã thu
được nhiều kết quả cao trong quá trình hoạt động:
Các em Đội viên, nhi đồng nắm được các nội dung truyền thống của cách
mạng, Đảng, Đoàn, quê hương đất nước,… biết tự tổ chức các hoạt động theo
từng chủ điểm trong tháng đạt hiệu quả cao, các em luôn mạnh dạn tự tin trong
từng tiết sinh hoạt, trong các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp của trường
các em tự chủ động sáng tạo tổ chức các hoạt động thu hút toàn thể học sinh
trường tham gia.
Về truyền thống dân tộc địa phương được kiểm tra thông qua chương
trình rèn luyện Đội viên: 100% các em Đội viên đều hiểu biết và hoàn thành tốt.
Đặc biệt là kết quả cuộc thi “Em yêu lịch sử Việt Nam” các em tham gia 100%
và kết quả đạt rất cao.



Truyền thống của Liên đội tôi luôn giữ vững đó là truyền thống “Đoàn kết
thương yêu đùm bọc lẫn nhau”, “Giúp bạn vượt khó”. Sau đây là số liệu quỹ
tình thương trong các năm.
TT

1
2
3

Năm học

Hiện vật như gạo, áo, sách, vở

Số bạn

Ghi

(Tính thành tiền )

được giúp

chú

53.770.000
79.600.000
121.960.000

đỡ
176 em
192 em

330 em

2014-2015
2015-2016
2016-2017

Về truyền thống hiếu học: Nhiều năm, Liên đội không có học sinh bỏ học,
có nhiều em hoàn cảnh rất khó khăn, tưởng chừng như không thể đi tiếp con
đường học vấn nữa, nhưng với sự ham học và có sự giúp đỡ động viên của các
cấp các ban ngành đoàn thể, các bạn trong trường, lớp học nên các em này vẫn
tiếp tục đến trường như năm 2015 có Nguyễn Triển Phục lớp 5/2, năm 2016 em
Nguyễn Thị Huỳnh Nga lớp 5/1.
Về đạo đức đội viên và nhi đồng đạt 100%. Về kết quả giáo dục toàn diện
ngày một nâng cao, kết quả tiến bộ năm sau luôn cao hơn năm trước.
Qua các hoạt động tổ chức sôi nổi mang lại hiệu quả cao từ đó phụ huynh
học sinh luôn hỗ trợ đồng hành cùng với hoạt động Đội của nhà trường. Liên
đội đạt nhiều năm liền là Liên đội mạnh cấp huyện 27 năm, 17 năm liền là Liên
đội mạnh cấp tỉnh. Năm 2014-2015 Liên đội vinh dự nhận được bằng khen của
Tỉnh Đoàn với thành tích hoàn thành xuất sắc công tác Đội và phong trào thiếu
nhi năm 2014-2015.
Một trong những nguyên nhân thành công trong nội dung này là việc xác
định rõ nội dung giáo dục cho Đội viên thiếu nhi ngoài giờ lên lớp, ở đây được
sự hỗ trợ của Ban giám hiệu nhà trường cùng tập thể giáo viên nêu cao tinh thần
đoàn kết, nhất trí cùng Tổng phụ trách xây dựng một nền tảng giáo dục vững
chắc và đa chiều cho các em. Qua từng hoạt động rèn kỹ năng sống cho các em,


tạo cho các em kỹ năng giao tiếp ứng xử và nâng cao ý thức tổ chức kỷ luật,
nâng cao ý thức tự giác, biết vâng lời người lớn lễ phép với ông bà thầy cô.
Qua một thời gian thực hiện đề tài, được sự hỗ trợ của Ban giám hiệu, các

đoàn thể, các tổ chức cá nhân, tập thể, giáo viên chủ nhiệm, Ban chỉ huy Liên
đội, phụ huynh học sinh tôi thấy những biện pháp tiến hành như tôi vừa nêu đã
gặt hái được thành quả tốt đẹp.
Bài viết “Một số giải pháp tổ chức hoạt động giáo dục truyền thống
cho thiếu nhi” là việc làm thực tế không mang tính lí luận. Trong quá trình
công tác ở từng đợt, từng năm bản thân tôi luôn học hỏi và trao đổi kinh nghiệm
cùng các anh chị em đồng nghiệp đã rút ra được kết quả tốt trong công tác.
Trong hoạt động Đội giáo viên Tổng phụ trách đội có thể khái quát vấn đề
theo từng tháng theo từng chủ điểm và tùy theo thực tế của đơn vị để áp dụng
nhằm đạt kết quả cao hơn.
3.5. Tài liệu bao gồm: Không./.
Bến Tre, ngày

tháng 12 năm 2017



×