Tải bản đầy đủ (.pdf) (109 trang)

Ảnh hưởng của cấu trúc vốn đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của các ngân hàng thương mại cổ phầnniêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam: luận văn thạc sĩ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.86 MB, 109 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LẠC HỒNG
***

LÊ THỊ DIỆU HIỀN

ẢNH HƯỞNG CỦA CẤU TRÚC VỐN ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG
KINH DOANH CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN
NIÊM YẾT TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM

LUẬN VĂN THẠC SĨ TÀI CHÍNH - NGÂN HÀNG

Đồng Nai – Năm 2017


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LẠC HỒNG
***

LÊ THỊ DIỆU HIỀN

ẢNH HƯỞNG CỦA CẤU TRÚC VỐN ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG
KINH DOANH CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN
NIÊM YẾT TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM
Chuyên ngành: Tài chính – ngân hàng
Mã số: 60340201

Luận văn thạc sĩ Tài chính - ngân hàng

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. Trần Anh Minh



Đồng Nai – Năm 2017


LỜI CẢM ƠN
Được sự của hướng dẫn của Giảng viên TS. Trần Anh Minh tôi đã thực hiện bài
luận văn về đề tài “Ảnh hưởng của cấu trúc vốn đến hiệu quả hoạt động kinh doanh
của các ngân hàng thương mại cổ phầnniêm yết trên thị trường chứng khoán Việt
Nam”.
Để hồn thành bài luận văn này, tơi xin chân thành cảm ơn các thầy cơ giáo đã
tận tình hướng dẫn, giảng dạy trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và rèn luyện tại
trường đại học Lạc Hồng.
Kính gửi lời cảm ơn chân thành đến thầy giáo TS. Trần Anh Minh đã tận tình,
chu đáo hướng dẫn tơi thực hiện bài nghiên cứu này.
Mặc dù đã có nhiều cố gắng để thực hiện bài luận văn này một cách hoàn chỉnh
nhất nhưng do số lượng và dữ liệu về mẫu quan sát cịn ràng buộc cũng như có những
hạn chế về kiến thức và kinh nghiệm nên không thể tránh khỏi những sai sót mà bản
thân chưa nhận thấy được. Tơi mong rằng sẽ có được sự góp ý của q thầy cơ giáo để
bài luận văn được hồn chỉnh hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn.
Đồng Nai, 2017

Lê Thị Diệu Hiền


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu khoa học độc lập của riêng tôi.
Các số liệu sử dụng phân tích trong luận văn có nguồn gốc rõ ràng, đã công bố theo
đúng quy định. Các kết quả nghiên cứu trong luận văn do tôi tự tìm hiểu, phân tích
một cách trung thực, khách quan và phù hợp với thực tiễn của Việt Nam. Các kết quả

này chưa từng được công bố trong bất kỳ nghiên cứu nào khác.
Tác giả bài luận văn

Lê Thị Diệu Hiền


TÓM TẮT LUẬN VĂN
Cấu trúc vốn là một khái niệm tài chính phản ánh tỷ lệ giữa vốn vay và vốn chủ
sở hữu của doanh nghiệp. Việc xác định một cấu trúc vốn tối ưu có ý nghĩa quan trọng
trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Trong khi đó, với nền kinh tế hội nhập
cùng xu hướng phát triển của nền kinh tế thị trường, ngân hàng được coi là một trung
gian tài chính quan trọng bậc nhất của nền kinh tế.
Với vai trò và tầm quan trọng như trình bày trên cho thấy, nghiên cứu “Ảnh
hưởng của cấu trúc vốn đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của các ngân hàng thương
mại cổ phần niêm yết trên thị trường chứng khốn Việt Nam” rất có ý nghĩa về mặt lý
luận và thực tiễn.
Đây là một bài nghiên cứu thực nghiệm trên 10 ngân hàng thương mại cổ phần
niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam từ 2007-2016. Tác giả sử dụng mơ
hình hồi quy,gồm có 4 biến độc lậpđại diện cho quyết định sử dụng cấu trúc vốn của
ngân hàng đó làTổng nợ trên tổng tài sản (TDTA), Tổng nợ trên vốn chủ sở hữu
(TDTC), Tổng tiền gửi khách hàng trên tổng tài sản (TDeTA), Tổng tiền vay trên tổng
tài sản (TLTA), còn các biến phụ thuộc được sử dụng để đo lường hiệu quả hoạt động
kinh doanh là Suất sinh lời trên tài sản(ROA) và suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu
(ROE), cuối cùng là hai biến kiểm sốt là quy mơ ngân hàng (SIZE) và tốc độ tăng
trưởng tài sản (AG).
Theo đó, kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng: ROA của các ngân hàng thương mại
cổ phần niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam bị ảnh hưởng một 3 yếu tố
chính đó là tổng nợ trên trên tổng vốn chủ sở hữu, tổng tiền gửi của khách hàng trên
tổng tài sản, và tốc độ tăng trưởng tài sản, với hệ số hồi quy lần lượt là -0,26; -1,17 và
0,1. Trong khi đó, ROE của các ngân hàng thương mại cổ phần niêm yết trên thị

trường chứng khoán Việt Nam chỉ bị ảnh hưởng với 2 nhân tố chính là tổng nợ trên
tổng vốn chủ sở hữu và tổng tiền gửi của khách hàng trên tổng tài sản, với hệ số hồi
quy lần lượt là 0,59 và - 21,7.
Tuy nhiên, do đến thời điểm thực hiện nghiên cứu, số lượng ngân hàng thương
mại cổ phần niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam ít, số biến quan sát cịn
hạn chế, do đó có thể phần nào ảnh hưởng đến kết quả nghiên cứu.Cuối cùng, tác giả đề
xuất các giải pháp liên quan đến cấu trúc vốn nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh của các
ngân hàng thương mại cổ phần niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam.


MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN
LỜI CAM ĐOAN
TÓM TẮT LUẬN VĂN
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
DANH MỤC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ
DANH MỤC SƠ ĐỒ
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU ................................................1
1.1 Sự cần thiết của đề tài nghiên cứu ........................................................................1
1.2 Tổng quan tình hình nghiên cứu ...........................................................................4
1.2.1 Các nghiên cứu trên thế giới ...........................................................................4
1.2.2 Các nghiên cứu trong nước.............................................................................8
1.2.3 Đánh giá tổng quan tình hình nghiên cứu ......................................................9
1.3 Mục tiêu nghiên cứu ............................................................................................10
1.3.1 Mục tiêu tổng quát ........................................................................................10
1.3.2 Mục tiêu cụ thể .............................................................................................10
1.4 Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu ...................................................11
1.4.1 Đối tượng nghiên cứu ...................................................................................11
1.4.2 Phạm vi nghiên cứu ......................................................................................11

1.5 Phương pháp nghiên cứu ....................................................................................11
1.6 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài ...........................................................11
1.7 Kết cấu của đề tài ...............................................................................................12
Tóm tắt chương 1: .......................................................................................................13
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CẤU TRÚC VỐN, HIỆU QUẢ HOẠT
ĐỘNG DOANH NGHIỆP VÀ MỐI QUAN HỆ GIỮA CẤU TRÚC VỐN VÀ
HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA DOANH NGHIỆP ...............................................14
2.1 Cơ sở lý luận về cấu trúc vốn .............................................................................14
2.1.1 Khái niệm về cấu trúc vốn ............................................................................14


2.1.2 Cấu thành của cấu trúc vốn ..........................................................................16
2.1.2.1Vốn chủ sở hữu ........................................................................................16
2.1.2.2 Nợ ............................................................................................................17
2.2 Các lý thuyết trên thế giới về mối quan hệ giữa cấu trúc vốn và hiệu quả hoạt
động ...........................................................................................................................18
2.2.1 Lý thuyết của Modigliani và Miller (MM) ...................................................18
2.2.2 Lý thuyết cân bằng (Trade-off Theory) ........................................................19
2.2.3 Lý thuyết trật tự phân hạng (Pecking Order Theory) ...................................20
2.2.4 Lý thuyết chi phí trung gian (Agency Cost Theory) ....................................21
2.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến cấu trúc vốn ...........................................................21
2.3.1 Tỷ suất sinh lời .............................................................................................21
2.3.2 Quy mô doanh nghiệp ..................................................................................22
2.3.3 Tài sản hữu hình ...........................................................................................22
2.3.4 Tốc độ tăng trưởng .......................................................................................23
2.3.5 Thuế suất doanh nghiệp ................................................................................23
2.3.6 Lá chắn thuế phi nợ ......................................................................................23
2.4.1Khái niệm ......................................................................................................25
2.4.2 Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp ...........26
2.5 Các mơ hình nghiên cứu thực nghiệm về sự ảnh hưởng của cấu trúc vốn đến

hiệu quả kinh doanh của ngân hàng. .........................................................................27
Tóm tắt chương 2: .......................................................................................................29
CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊNCỨU .......................................................30
3.1 Giả thiết nghiên cứu ...........................................................................................30
3.1.1

Ngân hàng thương mại ..............................................................................30

3.1.2

Đặc thù cấu trúc vốn của ngân hàng thương mại ......................................34

3.1.3

Giả thuyết nghiên cứu đề xuất...................................................................39

3.2 Mơ hình nghiên cứu đề xuất ...............................................................................40
3.2.1 Mơ hình hồi quy ...........................................................................................40


3.2.2 Mơ tả chi tiết các biến của mơ hình hồi quy ................................................41
3.2.3 Mẫu dữ liệu nghiên cứu ................................................................................43
3.3 Nguồn dữ liệu, phương pháp thu thập dữ liệu và xử lý dữ liệu .........................44
3.3.1 Nguồn dữ liệu ...............................................................................................44
3.3.2 Phương pháp thu thập dữ liệu .......................................................................44
3.3.3 Phương pháp xử lý dữ liệu ...........................................................................44
3.4 Phương pháp phân tích hồi quy ..........................................................................44
Tóm tắt chương 3: .......................................................................................................47
CHƯƠNG 4: PHÂN TÍCH DỮ LIỆU VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU..................48
4.1 Tổng quan về các ngân hàng thương mại cổ phần niêm yết trên thị trường chứng

khoán Việt Nam .........................................................................................................48
4.2 Thực trạng cấu trúc vốn của các ngân hàng thương mại niêm yết trên thị trường
chứng khoán Việt Nam qua các năm .........................................................................49
4.2.1 Cấu trúc vốn của ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu (ACB) ...............49
4.2.2 Cấu trúc vốn của Ngân hàng Thương mại Cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt
Nam (BID) ............................................................................................................49
4.2.3 Cấu trúc vốn của ngân hàng thương mại cổ phần công thương Việt Nam
(CTG).....................................................................................................................50
4.2.4 Cấu trúc vốn của ngân hàng thương mại cổ phần xuất nhập khẩu Việt Nam
(EIB) ......................................................................................................................50
4.2.5 Cấu trúc vốn của ngân hàng thương mại cổ phần Quân Đội (MBB) ...........50
4.2.6 Cấu trúc vốn của ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn Hà Nội (SHB) ..50
4.2.7 Cấu trúc vốn của ngân hàng ngoại thương Việt Nam (VCB) ......................51
4.2.8 Cấu trúc vốn của ngân hàng thương mại cổ phần Quốc Dân (NVB) ...........51
4.2.9 Cấu trúc vốn của ngân hàng Sài Gịn Thương Tín (STB) ............................51
4.2.10 Cấu trúc vốn của ngân hàng quốc tế Việt Nam (VIB) ...............................51
4.3 Kết quả hồi quy....................................................................................................51
4.3.1 Thống kê mô tả mẫu .....................................................................................51


4.3.2 Tương quan giữa các biến ............................................................................54
4.3.3 Kiểm định giả thuyết ....................................................................................56
4.3.3.1 Kiểm định giả thuyết 1 ............................................................................56
4.3.3.2 Kiểm định giả thuyết 2 ............................................................................57
4.3.3.3 Kiểm định giả thuyết 3 ............................................................................57
4.3.3.4Kiểm định giả thuyết 4 .............................................................................58
4.3.3.5 Kiểm định giả thuyết 5 ............................................................................58
4.3.3.6Kiểm định giả thuyết 6 .............................................................................59
4.3.4 Mơ hình hồi quy ...........................................................................................59
4.3.4.1 Phương trình hồi quy ROA .....................................................................60

4.3.4.2Phương trình hồi quy ROE .......................................................................64
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ GỢI Ý ĐỐI VỚI VIỆC HOẠCH ĐỊNH CẤU
TRÚC VỐN TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI NIÊM YẾT TRÊN THỊ
TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM ................................................................69
5.1 Kết luận về các vấn đề nghiên cứu ......................................................................69
5.2 Một số định hướng phát triển ngân hàng thương mại cổ phần niêm yết trên thị
trường chứng khoán Việt Nam ..................................................................................72
5.3 Giải pháp đối với các ngân hàng thương mại cổ phần niêm yết trên thị trường
chứng khoán Việt Nam ..............................................................................................73
5.3.1 Nâng cao năng lực tài chính, bao gồm tăng cường huy động vốn ...............73
5.3.2 Đa dạng hóa sản phẩm và dịch vụ theo hướng nâng cao chất lượng dịch vụ
truyền thống và phát triển các dịch vụ hiện đại .....................................................73
5.3.3 Nâng cao năng lực quản trị vốn, đặc biệt là quản lý rủi ro ..........................74
5.3.4 Giải quyết triệt để nợ xấu .............................................................................76
5.4 Những đóng góp, hạn chế và hướng nghiên cứu tiếp theo ..................................79
Tóm tắt chương 5: .......................................................................................................82
KẾT LUẬN ..................................................................................................................83
TÀI LIỆU THAM KHẢO


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Từ viết tắt

Tiếng Việt

ABB

Ngân hàng thương mại cổ phần An Bình

ACB


Ngân hàng thương mại Cổ phần Á Châu

AGRB

Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam

AG

Tốc độ tăng trưởng tài sản

BID

Ngân hàng thương mại Cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam

BVB

Ngân hàng thương mại Cổ phần Bảo Việt

CAR

Tỷ lệ an toàn vốn

CTG

NGân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam

DAB

Ngân hàng thương mại Cổ phần Đại Á


DCB

Ngân hàng thương mại trách nhiệm hữu hạn một thành viên Đại
Dương

EAB

Ngân hàng thương mại Cổ phần Đông Á

EIB

Ngân hàng thương mại cổ phần Xuất nhập khẩu Việt Nam

FCB

Ngân hàng thương mại Cổ phần Đệ Nhất

GB

Ngânàng thương mại trách nhiệm hữu hạn một thành viên Dầu khí
Tồn cầu

GDB

Ngân hàng thương mại Cổ phần Bản Việt

HBB

Ngân hàng thương mại cổ phần Nhà Hà Nội


HDB

Ngân hàng thương mại cổ phần Phát triển thành phố Hồ Chí Minh

HOSE

Sở giao dịch chứng khốn thành phố Hồ Chí Minh

HNX

Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội

KLB

Ngân hàng thương mại Cổ phần Kiên Long

LTD

Nợ dài hạn

LTDTA

Tổng nợ dài hạn trên tổng tài sản

LVB

Ngân hàng thương mại cổ phần Bưu Điện Liên Việt

MBB


Ngân hàng thương mại cổ phần Quân Đội

MDB

Ngân hàng thương mại cổ phần Phát triển Mê Kong

MHBB

Ngân hàng thương mại cổ phần Phát triển Nhà Đồng bằng Sông


Cửu Long
MSB

Ngân hàng thương mại cổ phần Hàng Hải Việt Nam

NAB

Ngân hàng thương mại cổ phần Nam Á

NASB

Ngân hàng thương mại cổ phần Bắc Á

NVB

Ngân hàng thương mại Cổ phần Quốc Dân

OCB


Ngân hàng thương mại cổ phần Phương Đông

PGB

Ngân hàng thương mại cổ phần Xăng dầu Petrolimex

PNB

Ngân hàng thương mại cổ phần Phương Nam

PVF

Ngân hàng thương mại cổ phần Đại chúng Việt Nam

ROA

Tỷ suất sinh lời của tài sản

ROE

Tỷ suất sinh lời của vốn chủ sở hữu

SCB

Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gịn

SEAB

Ngân hàng thương mại cổ phần Đơng Nam Á


Size

Quy mô ngân hàng

SGB

Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gịn Cơng Thương

SHB

Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn – Hà Nội

STB

Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gịn Thương Tín

STD

Tổng nợ ngắn hạn

STDTA
TB
TCB

Tổng nợ ngắn hạn trên tổng tài sản
Ngân hàng thương mại TNHH MTV Xây dựng Việt Nam
Ngân hàng thương mại cổ phần kỹ thương Việt Nam

TDTA


Tổng nợ trên tổng tài sản

TDTC

Tổng nợ trên tổng vốn chủ sở hữu

TPB

Ngân hàng thương mại cổ phần Tiền Phong

VAB

Ngân hàng thương mại cổ phần Việt Á

VAMC

Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên quản lý tài sản của
các tổ chức tín dụng Việt Nam

VCB

Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam

VIB

Ngân hàng thương mại cổ phần Quốc Tế Việt Nam

VNDB


Ngân hàng Phát triển Việt Nam


VPB

Ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam Thịnh Vượng

VTNB

Ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam Tín Nghĩa

VTTB

Ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam Thương Tín

WEB

Ngân hàng thương mại cổ phần Phương Tây


DANH MỤC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ
Bảng 2.1: Bảng cân đối trong mệnh đề Modigliani và Miller 1 ................................... 19
Bảng 2.2: Bảng tóm tắt sự ảnh hưởng của các nhân tố tới cấu trúc vốn trên quan điểm
các lý thuyết khác nhau ................................................................................................. 24
Bảng 4. 1: Danh sách các ngân hàng thương mại cổ phần niêm yết trên thị trường
chứng khoán Việt Nam ................................................................................................. 48
Bảng 4. 2: Thống kê mô tả các biến quan sát ............................................................... 52
Bảng 4. 3: Hệ số tương quan giữa các biến .................................................................. 55
Bảng 4.4: Kiểm định giả thuyết 1 ................................................................................. 56
Bảng 4. 5: Kết quả kiểm định giả thuyết 2.................................................................... 57

Bảng 4. 6: Kiểm định giả thuyết 3 ................................................................................ 57
Bảng 4.7: Kiểm định giả thuyết 4 ................................................................................. 58
Bảng 4. 8: Kiểm định giả thuyết 5 ................................................................................ 58
Bảng 4. 9: Kiểm định giả thuyết 6 ................................................................................ 59
Bảng 4. 10: Bảng tổng kết kiểm định các giả thuyết nghiên cứu ................................. 59
Bảng 4. 11: Kiểm định phương trình hồi quy ROA ...................................................... 60
Bảng 4. 12: Kết quả tính VIF kiểm định đa cộng tuyến ............................................... 61
Bảng 4.13: Hệ số tương quan giữa các biến độc lập để kiểm tra đa cộng tuyến .......... 62
Bảng 4. 14: Phương trình hồi quy ROA sau khi loại biến tổng nợ trên tổng tài sản .... 63
Bảng 4. 15: Kết quả kiểm định mơ hình hồi quy ROE ................................................. 64
Bảng 4.16: Kết quả tính độ phóng đại phương sai để kiểm tra đa cộng tuyến ............. 65
Bảng 4.17: Kết quả tính hệ số tương qua giữa các biến độc lập trong mô hình ........... 66
Bảng 5.1: Tổng kết về các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh của ngân hàng
thương mại cổ phần niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam ......................... 71
DANH MỤC SƠ ĐỒ
Sơ đồ 2.1: Điểm kết hợp tối ưu theo lý thuyết cân bằng (cơ cấu vốn tối ưu và giá trị
doanh nghiệp) ................................................................................................................ 20


1
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
1.1

Sự cần thiết của đề tài nghiên cứu
Cho đến nay, cấu trúc vốn vẫn chưa có một khái niệm chính thức nào nhưng về

cơ bản, các nghiên cứu đều nói đến cấu trúc vốn là tỷ lệ tương quan giữa vốn chủ sở
hữu và vốn vay của doanh nghiệp (DN).Theo khái niệm của Ross (2002) về cấu trúc
vốn làtỷ lệ giữa nợ và vốn chủ sở hữu.Trong nghiên cứu này, nó là tỷ lệ tổng nợ trên
tổng tài sản của doanh nghiệp (Phan Thanh Hiệp, 2016).

Xác định cấu trúc vốn một cách hiệu quả có ảnh hưởng quan trọng trong hoạt
động kinh doanh của doanh nghiệp.Bởi lẽ, mục tiêu chính của chủ doanh nghiệp là tối
đa hóa giá trị lợi nhuận của cơng ty.Giá trị này được tạo ra bởi 2 yếu tố.Một là khả
năng tạo ra dòng tiền từ những tài sản của cơng ty.Hai là giảm thiểu chi phí vốn bằng
cách phát triển cấu trúc vốn một cách thích hợp.Cấu trúc vốn là sự pha trộn giữa các
phương thức tài chính của cơng ty. Nó là một sự đánh đổi giữa rủi ro và lợi nhuận.
Nhiều vốn vay trong cấu trúc vốn làm giảm chi phí vốn, do đó làm tăng lợi nhuận cho
cổ đơng. Mặt khác, nó làm tăng nguy cơ vỡ nợ vì nó làm giảm biên lợi nhuận trong
khả năng của cơng ty để đối phó với các khoản nợ cố định (Ned Amstrong, 2017).
Trên thực tế, cấu trúc vốn cũng có sự thay đổi phụ thuộc vào đặc điểm hình thành của
từng loại ngành doanh nghiệp và lĩnh vực mà doanh nghiệp hoạt động trên thị trường
ngoài những tác động vĩ mô của nền kinh tế, các đặc tính văn hóa. Chính đặc điểm
ngành mà doanh nghiệp hoạt động sẽ góp phần quyết định cấu trúc vốn cho doanh
nghiệp. Bởi vì có một số ngành địi hỏi sử dụng tài sản cố định hữu hình nhiều hơn các
ngành khác thí dụ như : ngành viễn thơng, điện tử…. Nói chung, những ngành nào có
nhu cầu đầu tư vào các tài sản cố định (như máy móc thiết bị, nhà xưởng, đất đai)
nhiều hơn thì khả năng có thể sử dụng nợ sẽ nhiều hơn. Đơn giản là một kênh tài trợ
lớn cho doanh nghiệp là từ các ngân hàng thì họ lại thích cho vay dựa trên tài sản có
đảm bảo là tài sản cố định hữu hình hơn là các tài sản vơ hình. Bên cạnh đó, cấu trúc
vốn thay đổi tùy theo chu kỳ tăng trưởng của doanh nghiệp. Các doanh nghiệp đang
trong giai đoạn khởi sự hoặc tăng trưởng thì cấu trúc vốn tối ưu là sử dụng nhiều vốn
cổ phần bởi giai đoạn này, các cổ đông sẽ không cần cổ tức mà họ trơng đợi vào thặng
dư vốn trong tương lai. Cịn với các doanh nghiệp đang trong giai đoạn hưng thịnh, dư
thừa tiền mặt thì nên thực hiện cấu trúc vốn có vay nợ như một chiến lược tài chính để


2
lợi dụng lợi ích từ địn bẩy tài chính, tiền mặt dư thừa có thể dùng để chi trả cổ tức cho
các cổ đông tăng lên, hoặc dùng tiền mặt đó để mua lại cổ phần của chính mình.
Hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp phản ánh khả năng kết hợp các nguồn lực

đầu vào, cho phép tối thiểu hóa các chi phí trong hoạt động kinh doanh nhằm đạt được
mục tiêu sinh lợi của doanh nghiệp. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng có rất nhiều yếu
tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp, trong đó, việc kết hợp các
nguồn lực tài chính nói chung và sử dụng cấu trúc vốn hợp lý nói riêng có ảnh hưởng
khá lớn đến hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. để làm rõ quan điểm này,
theo Phan Thanh Hiệp (2016), khi nghiên cứu về lý thuyết các lợi ích bù trừ, Kraus
(1973), Jensen và Meckling (1976), Miller (1977), DeAngelo và Masulis (1980), Myer
(1977, 1984) cho rằng, một quyết định thay đổi về cấu trúc vốn sẽ dẫn đến thay đổi về
chi phí đại diện hoặc chi phí khốn khó tài chính của DN dẫn đến thay đổi kết quả hoạt
động và giá trị của doanh nghiệp. Đối với Một số nghiên cứu thực nghiệm:
Nghiên cứu của Zeitun, R. and Tian (2007) đưa ra mối quan hệ ngược chiều giữa
cấu trúc vốn và kết quả kinh doanh của doanh nghiệp là chắc chắn và có ý nghĩa thống
kê cao nhưng nghiên cứu cũng chỉ ra tỷ suất nợ ngắn hạn trên tổng tài sản có quan hệ
cùng chiều với kết quả kinh doanh của DN, quan điểm này dường như ủng hộ quan
điểm của Myers (1977) khi cho rằng, DN nào vay vốn ngắn hạn cao có nghĩa là đang
hoạt động tốt và tăng trưởng tốt.
Berger và Patti (2006) cũng đồng quan điểm với lý thuyết của chi phí đại diện
của Jensen và Meckling (1976) khi cho kết quả thực nghiệm về việc doanh nghiệp có
tỷ lệ vay nợ càng lớn, thì chi phí đại diện càng nhỏ và càng làm tăng kết quả hoạt động
của doanh nghiệp.
Tuy nhiên, khi nghiên cứu về doanh nghiệp trong ngành Tài chính của Australia
Skopljak (2012) đưa kết quả rất thú vị rằng, ở mức độ nợ thấp tương đối thì gia tăng tỷ
lệ nợ sẽ làm tăng kết quả kinh doanh, nhưng ở một mức độ nợ cao tương đối thì gia
tăng tỷ lệ nợ lại làm giảm kết quả kinh doanh, hay có thể hiểu là tồn tại một cơ cấu vốn
tối ưu nhất ở đó mang lại kết quả kinh doanh tốt nhất.
Tại Việt Nam, nghiên cứu của Đoàn Ngọc Phúc (2014) về ảnh hưởng của cấu
trúc vốn lên kết quả kinh doanh của DN sau cổ phần hóa cũng cho thấy, mối quan hệ
ngược chiều giữa cấu trúc vốn và kết quả kinh doanh với mức ý nghĩa 1%.



3
Nghiên cứu của Trịnh Quốc Trung và Nguyễn Văn Sang (2013) cho thấy, ảnh
hưởng của tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản có quan hệ dương với ROA nhưng âm
với ROE khi thực nghiệm với các ngân hàng thương mại Việt Nam. Với khái niệm cấu
trúc vốn trong nghiên cứu này, thì có thể viết lại nhận định là cấu trúc vốn có quan hệ
ngược chiều với ROA nhưng cùng chiều với ROE.
Chính vì vậy, việc xác định một cấu trúc vốn phù hợp sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến
hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.Những phân tích trên cho thấy vấn
đề chủ động lựa chọn một cấu trúc vốn hợp lí giữa vốn chủ sở hữu và vốn vay nhằm
nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp càng trở nên cấp thiết, đặc
biệt là trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng hiện nay. Song
song với vấn đề đó thì việc tìm ra những nhân tố nào ảnh hưởng đến cấu trúc vốn, cấu
trúc vốn ảnh hưởng như thế nào đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của các ngân
hàng, và mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố ra sao cũng là một vấn đề rất được quan
tâm. Trên thế giới, các nghiên cứu về ảnh hưởng của cấu trúc vốn đến hiệu quả hoạt
động kinh doanh của doanh nghiệp rất phong phú và đa dạng trong nhiều ngành nghề
khác nhau. Thế nhưng, các nghiên cứu về ảnh hưởng của cấu trúc vốn đến hiệu quả
hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp tại Việt Nam không nhiều, chỉ mới dừng lại ở
các doanh nghiệp là chủ yếu, chưa áp dụng vào lĩnh vực ngân hàng. Hơn nữa, do đặc
điểm mỗi ngành nghề khác nhau đều có những đặc thù riêng, cấu trúc vốn riêng, cho
nên cần thiết phải mở rộng nghiên cứu mối quan hệ giữa cấu trúc vốn và hiệu quả hoạt
động kinh doanh ở các doanh nghiệp sang lĩnh vực ngân hàng.
Trong khi đó,với nền kinh tế hội nhập cùng xu hướng phát triển của nền kinh tế
thị trường, ngân hàng được coi là một trung gian tài chính quan trọng bậc nhất của nền
kinh tế. Ở Việt Nam, hệ thống ngân hàng thương mại (NHTM) trong nước và ngân
hàng nước ngoài (NHNNg) đã đổi mới một cách căn bản về mơ hình tổ chức, cơ chế
điều hành cũng như nghiệp vụ. Sự phát triển của ngành ngân hàng Việt Nam đã thu
hút được rất nhiều nhà đầu tư trong nước cũng như các tổ chức tài chính trên tồn thế
giới. Hệ thống ngân hàng Việt Nam khơng chỉ có nhiều về số lương mà cịn có qui mơ
doanh nghiệp lớn.

Gần đây, q trình tái cấu trúc nền kinh tế mà tái cấu trúc hệ thống tài chính là
trọng tâm và tái cấu trúc hệ thống ngân hàng, đặc biệt là các ngân hàng thương mại cổ


4
phần niêm yết trên thị trường chứng khoán là điểm nhấn đang thu hút được nhiều sự
quan tâm. Vì vậy, việc đánh giá mức độ ảnh hưởng của cấu trúc vốn đến hiệu quả hoạt
động của ngân hàng đang là một vấn đề cần được nghiên cứu để có những cái nhìn
khách quan và hợp lý về tình hình tài chính của các ngân hàng hiện nay. Chính vì lý do
đó, tác giả lựa chọn đề tài: “Ảnh hưởng của cấu trúc vốn đến hiệu quả hoạt động kinh
doanh của các ngân hàng thương mại cổ phầnniêm yết trên thị trường chứng khoán
Việt Nam” làm đề tài nghiên cứu. Đề tài này sẽ tập trung vào nghiên cứu ảnh hưởng
của cấu trúc vốn đến hiệu quả kinh doanh của ngân hàng thương mại cổ phần niêm yết
trên sàn chứng khoán Việt Nam, đồng thời gợi ý một số chính sách liên quan đến cấu
trúc vốn nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh cho hệ thống ngân hàng
thương mại cổ phần niêm yết trên sàn chứng khoán Việt Nam.
1.2

Tổng quan tình hình nghiên cứu
Cấu trúc vốn là một đề tài rất được quan tâm trong lĩnh vực tài chính ngân hàng.

Các ngân hàng sử dụng nguồn vốn nào để tài trợ cho các tài sản nhằm phục vụ cho
hoạt động sản xuất kinh doanh của ngân hàng mình đạt hiệu quả. Cấu trúc vốn đề cập
đến nợ và vốn chủ sở hữu mà ngân hàng sử dụng sao cho chi phí sử dụng vốn và rủi ro
tài chính là thấp nhất để từ đó tối đa hóa giá trị ngân hàng. Trong bối cảnh nền kinh tế
ngày càng hội nhập, tính cạnh tranh giữa các ngân hàng ngày càng gay gắt thì hiệu quả
sử dụng tài chính cần được đưa ra xem xét.
Hiện nay, trên thế giới và trong nước cũng có một số cơng trình nghiên cứu, đề
tài khoa học tìm hiểu về mối quan hệ giữa cấu trúc vốn và hiệu quả hoạt động kinh
doanh của doanh nghiệp.

1.2.1 Các nghiên cứu trên thế giới
Cho đến thời điểm hiện tại, đã có nhiều nghiên cứu về ảnh hưởng của cấu trúc
vốn đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp đã được cơng bố và nó cũng
đã trở thành một chủ đề nghiên cứu thực nghiệm phổ biến trong lĩnh vực tài chính trên
thế giới, cụ thể như sau:
Gill, Biger và Mathur (2011)đã mở rộng bài nghiên cứu của Abor (2005) về ảnh
hưởng của cấu trúc vốn đến khả năng sinh lời của các doanh nghiệp Mỹ trong ngành
dịch vụ và sản xuất. Mẫu khảo sát gồm có 272 cơng ty Mỹ được niêm yết trên thị
trường chứng khoán ở Naw York từ 2005 đến 2007. Kết quả của bài nghiên cứu đưa ra


5
mối quan hệ cùng chiều giữa nợ ngắn hạn trên tổng TS (SDA) đến khả năng sinh lời
đo bằng ROE đối với các doanh nghiệp ở ngành dịch vụ và mối quan hệ thuận chiều
giữa nợ ngắn hạn trên tổng TS (SDA), nợ dài hạn trên tổng TS (LDA) và tổng nợ trên
tổng TS (DA) đến ROE đối với các doanh nghiệp trong hoạt động ngành sản xuất.
Nghiên cứu củaAhmad, Z., Abdullah, N. M. H., và Roslan, S. (2012) nhằm tìm
hiểu sự ảnh hưởng của cấu trúc vốn lên hiệu quả hoạt động công ty bằng cách đưa ra
mối quan hệ giữa hiệu quả hoạt động của các công ty ở Malaysia, được đo lường bằng
lợi nhuận trên tài sản (ROA), lợi nhuận trên vốn chủ ở hữu (ROE) với nợ ngắn hạn
(STD), nợ dài hạn (LTD) và tổng nợ (TD). Bốn biến được tìm thấy hầu hết trong các
nghiên cứu lý thuyết ảnh hưởng lên hiệu quả hoạt động công ty là quy mô công ty
(SIZE), tăng trưởng tài sản (AG), tỷ lệ doanh thu trên tổng tài sản (EFF) được sử dụng
như là biến kiểm soát. Mãu nghiên cứu trong bài là 58 công ty trong thị trường vốn
Malaysia ở lĩnh vực ngành tiêu dung và công nghiệp trong vòng 5 năm từ 2005 đến
2010, tổng số biến là 358. Kết quả phân tích hồi quy đưa ra STD và TD quan hệ ngược
chiều với ROE còn LTD quan hệ cùng chiều với ROE.ROA có mối quan hệ ngược
chiều và có ý nghĩa với STD và TD nhưng khơng có ý nghĩa với LTD. Các biến kiểm
sốt trong bài gồm tăng trưởng tài sản (AG) và tỷ số doanh thu trên tài sản (EFF) có
mối quan hệ cùng chiều với ROE và ROA, trong khi tăng trưởng doanh thu (SG)

khơng có ý nghĩa với ROE và ROA, quy mô công ty (SIZE) quan hệ cùng chiều với
ROA nhưng khơng có ý nghĩa với ROE.
San và Heng (2011)nghiên cứu mối quan hệ giữa cấu trúc vốn và hiệu quả hoạt
động của doanh nghệp trước và trong quá trình khủng hoảng tài chính tồn cầu 2007.
Bài nghiên cứu lấy biến quan sát là 49 công ty xây dựng với 3 cấp độ quy mô lớn,vừa
và nhỏ niêm yết trên thị trường chứng khoán Malaysia trong giai đoạn 2005 – 2008.
Kết quả nghiên cứu cho thấy, đối với công ty lớn, có mối quan hệ cùng chiều giữa
ROC với DEMV; EPS với LDC tuy nhiên EPS có mối quan hệ ngược chiều với DC,
bên cạnh đó, OM quan hệ tích cực với LDCE ở cơng ty có quy mơ vừa và EPS quan
hệ tiêu cực với EPS ở doanh nghiệp có quy mô nhỏ.
Salim, M., và Yadav, R. (2012) dựa trên237 cơng ty

được niêm yết trên thị

trường chứng khốn Malaysia trong 10 năm (1995 – 2011) để nghiên cứu về mối
quan hệ giữa cấu trúc vốn và hiệu quả hoạt động của công ty. Giả thiết trong bài


6
nghiên cứu này đề xuất 4 biến phụ thuộc sử là phương thức để đo lường hiệu quả hoạt
động doanh nghiệp (bao gồm ROE, ROA, Tobin’Q, EPS), trong đó Tobin’s Q được
tính theo giá trị sổ sách của tổng số nợ và giá trị thị trường của vốn chủ sở hữu chia
cho giá trị sổ sách của tổng TS, 5 cách đo lường cấu trúc vốn (bao gồm tổng nợ, nợ
ngắn hạn, nợ dài hạn, tốc độ tăng trưởng) như là biến độc lập và quy mô công ty (Size)
như là biến kiểm soát.Dữ liệu trong bài nghiên cứu được chia thành sáu lĩnh vực: xây
dựng, sản phẩm tiêu dùng, sản phẩm công nghiệp, trồng trọt, bất động sản, kinh doanh
và dịch vụ.Kết quả cho thấy, hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp được đo
lường bằng ROA, ROE, EPS có mối quan hệ ngược chiều với nợ ngắn hạn (STD), nợ
dài hạn(LTD) và với tổng nợ (TD). Hơn nữa, có mối quan hệ cùng chiều giữa tốc độ
tăng trưởng và hiệu quả của tất cả các ngành. Tobin’s Q có mối quan hệ thuận chiều

giữa STD và LTD. Nhưng TD lại có mối quan hệ nghịch chiều với hiệu quả
hoạt động của doanh nghiệp.
Như ta đã thấy, chủ đề về ảnh hưởng cấu trúc vốn đến hiệu quả hoạt động đã thu
hút được nhiều tác giả nghiên cứu tại nhiều quốc gia trong nhiều thập kỉ qua. Tuy
nhiên nghiên cứu về chủ đề vốn trong ngữ cảnh ngành ngân hàng thì chủ đề này chưa
nhận được nhiều sự chú ý cho lắm. Gần đây có một số bài nghiên cứu có thể kể đến
như bài nghiên cứu sự ảnh hưởng của cấu trúc vốn đến hiệu quả hoạt động của các
ngân hàng ở Pakistan được các tác giả Naeem Akhtar, Misbah Bano, Sidra Bano,
Nasrullah Jameel (2016) nghiên cứu. Bài nghiên cứu lấy số liệu từ báo cáo tài chính
của các ngân hàng ở Pakistan trong vòng 10 năm từ 2005 đến 2015. Kết quả cho thấy
có mối quan hệ cùng chiều giữa các biến phụ thuộc là phương thức để đo lường hiệu
quả hoạt động doanh nghiệp (bao gồm khả năng sinh lời (PROF), tài sản hữu hình
(TANG), tính thanh khoản (LIQ), lãi suất (IR), tốc độ tăng trưởng(GRW)) và biến độc
lập nhằm đo lường cấu trúc vốn là nợ trên vốn chủ sở hữu (D/E)
Tác giả Saeed, M. M., Gull, A. A., & Rasheed, M. Y. (2013)đã tìm hiểu về ảnh
hưởng của cấu trúc vốn lên hiệu quả hoạt động ngân hàng Pakistan. Đây là một bài
nghiên cứu thực nghiệm trên 25 ngân hàng niêm yết trên sàn chứng khốn Karachi
trong vịng 5 năm (2007-2011). Các tác giả trong bài sử dụng 4 biến độc lập (Nợ dài
hạn/ tổng vốn CSH (LTDTC), Nợ ngắn hạn/ tổng vốn CSH (STDTC) và tổng nợ/ tổng vốn
CSH (TDTC)) ; 3 biến phụ thuộc là các biến đai diện hiệu quả hoạt động (lợi nhuận trên


7
TS (ROA), lợi nhuận trên vốn CSH (ROE), biến lợi nhuận trên mỗi cổ phần
(EPS)),cùng với 2 biến kiểm soát đó là quy mơ ngân hàng (SIZE) và tăng trưởng tài
sản (AG). Mục đích của bài nghiên cứu này là nhằm kiểm tra xem có tồn tại mối quan
hệ giữa vốn và lợi nhuận hay không. Kết quả cho thấy rằng tỷ lệ nợ ngắn hạn có mối
quan hệ thuận chiều mạnh mẽ với tất cả các biến đại diện cho hiệu quả hoạt động,
trong khi mối quan hệ giữa tỷ lệ nợ dài hạn với các biến này thì ngược lại. Tỷ lệ tổng
nợ và quy mô ngân hàng có mối liên kết khả quan mạnh mẽ với ROA, ROE và EPS.

Cịn lại biến kiểm sốt (AG) có ảnh hưởng nghịch chiều với ROA và ROE, nhưng
đồng thời lại có mối quan hệ cùng chiều đáng kể với EPS. Nhìn chung bài nghiên cứu
đã chứng minh được mối quan hệ tương quan cùng chiều tồn tại giữa cấu trúc vốn và
lợi nhuận của những ngân hàng ở Pakistan.
Tác giả Khizer Ali, Muhammand Farhan Akhtar, Prof. Hafiz Zafar Ahmed
(2011)với bài nghiên cứu“Bank-Specific and Macroeconomic Indicators of
Profitability – Empirical Evidence from the Commercial Banks of Pakistan”đã lấy
mẫu là 22 ngân hàng Pakistan từ 2006-2009,cũng dựatrên biến phụ thuộc là ROA và
ROE để đo lường hiệu quả hoạt động, những biến độc lập được tác giả nêu ở các
nghiên cứu trên như các biến: quy mô ngân hàng (SIZE), biến quản lý tài sản (AM),
biến chi phí điều hành (OE), biến hệ số an tồn vốn (CAR) và biến quy mơ tiền gửi
(PC) vào mơ hình nnghiên cứu để khảo sát về mức độ tác động của các nhân tố ảnh
hưởng đến hiệu quả hoạt động của ngân hàng.
Tại Ấn Độ,nghiên cứu của tác giả A.M.Goyal (2013)đã nghiên cứumối quan hệ
giữa cấu trúc vốn và lợi nhuận của các ngân hàng Ấn Độ dựa trên mẫu là 19 ngân hàng
được niêm yết trên sàn chứng khoán quốc gia từ 2008 – 2012. Tác giả sử dụng mơ
hình hồi quy bội, trong mơ hình có 3 biến độc lậpđại diện cho quyết định sử dụng cấu
trúc vốn của ngân hàng đó là nợ dài hạn/ vốn CSH (LTDC), nợ ngắn hạn/ vốn CSH
(STDC) và tổng nợ/ vốn CSH (TDC). Còn các biến phụ thuộc được sử dụng để đo
lường hiệu quả hoạt động kinh doanh là ROA, ROE và EPS, cuối cùng là hai biến
kiểm sốt là quy mơ ngân hàng (SIZE) và tăng trưởng tài sản (AG). Kết quả của bài
nghiên cứu đó là STDCảnh hưởng cùng chiều mạnh mẽ với các biến ROA, ROE và
EPS . LTDC có mối quan hệ ngược chiều với những biến phụ thuộc. Biến SIZE lại
cho thấy mối liên kết khả quan với ROA và EPS nhưng ngược lại với ROE, trong khi


8
biến AG cho thấy mối quan hệ thuận chiều với tất cả các biến ROA, ROE và EPS. Từ
những kết quả đó, tác giả đưa ra có mối quan hệ tương quan thuận giữa nợ ngắn hạn và
lợi nhuận của các ngân hàng. Có thể hiểu rằng, các ngân hàng có xu hướng sử dụng

nhiều nợ ngắn hạn hơn là nợ dài hạn thì hiệu quả lợi nhuận có xu hướng gia tăng.
1.2.2 Các nghiên cứu trong nước
Mặc dù hiệu quả hoạt động là yếu tố quyết định sự tồn tại và phát triển của doanh
nghiệp nói chung và các ngân hàng thương mại nói riêng, và làvấn đề quan trọng,
không những cho sự phát triển của ngân hàng mà cịn góp phần thúc đẩy sự phát triển
của nền kinh tế. Thế nhưng, trên thực tế,việc nghiên cứu ảnh hưởng cấu trúc vốn đến
hiệu quả hoạt động kinh doanh của các Ngân hàng thương mại cổ phần tại Việt Nam
vẫn là một đề tài mới mẻ. Tính đến nay cũng đã có một số tác giả nghiên cứu về vấn
đề này, nhưng chủ yếu tập trung nghiên cứu mối quan hệ giữa cấu trúc vốn và hiệu quả
kinh doanh của các doanh nghiệp là chủ yếu. Điển hình như:
Trần Hùng Sơn & Trần Viết Hoàng (2008)đã nghiên cứu về “Cơ cấu vốn và
hiệu quả hoạt động của các công ty niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán Thành
phố Hồ Chí Minh”, các tác giả đã lấy mẫu gốm 50 cơng ty phi tài chính đang niêm yết
trên HOSE có giá trị thị trường lớn nhất tính đến tháng 9 năm 2008. Bài nghiên cứu sử
dụng phương pháp bình phương nhỏ nhất để nghiên cứu. Trong đó, biến độc lập đo
lường cấu trúc vốn bao gồm tỷ số nợ ngắn hạn trên tổng tài sản (STD/TA), tỷ số nợ
trên tổng tài sản (LTD/TA), và tỷ số nợ trên vốn chủ sở hữu (D/E). Và 2 biến phụ
thuộc nhằm đo lường hiệu quả hoạt động doanh nghiệp được thể hiện qua ROE, ROA,
2 biến kiểm soát là AG và SIZE . Kết quả của bài nghiên cứu cho thấy cấu trúc vốn có
mối quan hệ cùng chiều với ROE và ROA. Cịn lại hai biến kiểm sốt là tốc độ tăng
trưởng và quy mơ doanh nghiệp thì khơng có ý nghĩa thống kê trong bài nghiên cứu.
Đỗ Dương Thanh Ngọc (2011) cũng đã nghiên cứu với phương pháp bình
phương nhỏ nhất thơng qua mơ hình hồi quy trong ngành xây dựng từ năm 2006 –
2010 của 40 doanh nghiệp đang niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán Việt Nam
(tại thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội). Tác giả đã đưa ra kết quả rằng các biến độc
lập đai diện cho cơ cấu vốn (là tỷ lệ nợ ngắn hạn trên tổng tài sản, tỷ lệ nợ dài hạn trên
tổng tài sản, tỷ lệ nợ trên tổng tài sản và tỷ lệ nợ trên vốn chủ sở hữu) có mối quan hệ
nghịch chiều đến hiệu quả hoạt động kinh doanh được đo lường bởi ROA.



9
Nguyễn Tấn Vinh (2011) nghiên cứu về mối quan hệ giữa cấu trúc vốn và hiệu
quả hoạt động của các cơng ty niêm yết trên thị trường chứng khốn Hà Nội. Kết quả
củabài nghiên cứunhằm chứng minh rằng lợi nhuận của một cơng ty có quan hệtích
cực và quan trọng với các biến đo lường về cơ cấu vốn của công ty. Đồng thời, nghiên
cứu cũng chỉ ra quy mô của cơng ty có tác động tích cực và quan trọng lên các số đo
địn bẩy tài chính.
Trong khi đó, Đoàn Ngọc Phúc (2014) nghiên cứu về ảnh hưởng của cơ cấu vốn
đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của 217 doanh nghiệp sau cổ phần hóa ở Việt Nam
niêm yết trên 2 sàn giao dịch chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội trong 6
năm từ 2007 đến 2012. Tác giả dùng các chỉ số STD, LTD và TD để đo lường cấu trúc
vốn, và dùng chỉ số ROA và ROE để đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh của
doanh nghiệp. Tuy nhiên, khác với các nghiên cứu trước đây, kết quả của tác giả
không ủng hộ giả thuyết nghiên cứu về mối quan hệ giữa nợ ngắn hạn, nợ dài hạn và
tổng nợ với hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp được đo bằng ROA và ROE. Cụ
thể là, tác giả thu thậpmẫu dữ trong thời kỳ lạm phát cao, Ngân hàng Nhà nước thắt
chặt tiền tệ để kiểm soát lạm phát trong khi các doanh nghiệp thiếu vốn trầm trọng đã
làm cho lãi suất tăng cao tạo nên gánh năng chi phí trả lãi vay đối với doanh nghiệp.
Bân cạnh đó, các doanh nghiệp sau cổ phần hóa thường sử dụng nợ ngắn hạn để trả nợ
dài hạn đến hạn đã làm cho doanh nghiệp gặp rủi ro về khả năng thanh toán, trong khi
nguồn dữ liệu từ bán hàng gặp khó khăn, nên việc sử dụng nguồn thu từ bán hàng để
trả nợ vay khơng cịn là tín hiệu tốt trong việc giảm áp lực trả lãi và nợ vay.
1.2.3 Đánh giá tổng quan tình hình nghiên cứu
Tổng quan tình hình nghiên cứu trình bày trên cho thấy, các nghiên cứu về ảnh
hưởng cấu trúc vốn đến hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp trên thế giới rất
phong phú và đa dạng, và các nghiên cứu được thực hiện trong nhiều ngành nghề khác
nhau.
Tuy nhiên, các nghiên cứu về ảnh hưởng cấu trúc vốn đến hiệu quả kinh doanh
tại Việt Nam còn rất hạn chế, chỉ mới dừng lại ở các công ty, doanh nghiệp nói chung.
Đi sâu vào ngành nghề thì có nghiên cứu trong các doanh nghiệp trong ngành xây

dựng. Hầu như chưa có nghiên cứu đi sâu phân tích về ảnh hưởng của cấu trúc vốn đến
hiệu quả kinh doanh của ngân hàng, đặc biệt là các ngân hàng thương mại cổ phần.


10
Hầu hết tất cả các nghiên cứu trong nước và trên thế giới đều chỉ ra rằng cấu trúc
vốn đều có ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Tùy
thuộc vào ngành nghề kinh doanh, cũng như quy mô doanh nghiệp mà mức độ ảnh
hưởng và chiều ảnh hưởng sẽ khác nhau. Một số ít nghiên cứu thì cho rằng hiệu quả
hoạt động của doanh nghiệp được đo lường thông qua ROA và ROE không bị ảnh
hưởng bởi cấu trúc vốn.
Từ những phân tích trên cho thấy, đề tài nghiên cứu về “ảnh hưởng của cấu trúc
vốn đến hiệu quả kinh doanh của các ngân hàng thương mại cổ phần niêm yết trên thị
trường chứng khoán” này là một đề tài mới, rất có ý nghĩa khoa học và thực tiễn.
1.3 Mục tiêu nghiên cứu
1.3.1 Mục tiêu tổng quát
Mục tiêu tổng quát của nghiên cứu này là nghiên cứu về sự ảnh hưởng của cấu
trúc vốn đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của các ngân hàng thương mại niêm yết
trên thị trường chứng khoán Việt Nam.
1.3.2 Mục tiêu cụ thể
Để có thể thực hiện được mục tiêu nghiên cứu tổng quát như nêu trên, đề tài cần
phải thực hiện được các mục tiêu cụ thể như sau:
- Hệ thống cơ sở lý thuyết về cấu trúc vốn, cơ sở lý luận về hiệu quả hoạt động
kinh doanh của doanh nghiệp và cơ sở lý luận về sự ảnh hưởng của cấu trúc vốn đến
hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
- Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh của các ngân hàng thương mại cổ
phần niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam.Phân tích sự ảnh hưởng của cấu
trúc vốn đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của các ngân hàng thương mại cổ phần
niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam.
- Đề xuất một số nội dung liên quan đến cấu trúc vốn nhằm nâng cao hiệu quả

hoạt động kinh doanh của các ngân hàng thương mại cổ phần niêm yết trên thị trường
chứng khoán Việt Nam.


11
1.4 Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu
1.4.1 Đối tượng nghiên cứu
Cấu trúc vốn vàhiệu quả hoạt động kinh doanh của các ngân hàng thương mại cổ
phần niêm yết trên thị trường chứng khoánViệt Nam.
1.4.2 Phạm vi nghiên cứu
Không gian nghiên cứu: các ngân hàng thương mại cổ phần niêm yết trên thị
trường chứng khoán Việt Nam.
Thời gian nghiên cứu: khoảng thời gian 2007-2016.
1.5 Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện bài nghiên cứu này, tác giả đã sử dụng các phương pháp tra cứu thu
thập thông tin khác nhau và nghiên cứu tại bàn để phân tích, so sánh, đánh giá, tổng
hợp tổng quan nghiên cứu liên quan đến đề tài, tổng hợp cơ sở lý luận về cấu trúc vốn
và hiệu quả kinh doanh; tìm hiểu về các ngân hàng thương mại cổ phần niêm yết trên
thị trường chứng khoán Việt Nam.
Trên cơ sở lý thuyết đã nghiên cứu, tác giả sử dụng kết hợp nghiên cứu định
lượng bằng việc thu thập số liệu về cấu trúc vốn và hiệu quả kinh doanh của các ngân
hàng thương mại cổ phần niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam, sử dụng
cơng cụ phân tích thống kê SPSS IBM 20.0 để phân tích số liệu và chạy mơ hình hồi
quy.
Cuối cùng, nghiên cứu sử dụng các phương pháp hệ thống, tổng hợp, và suy luận
hợp lý để đưa ra một số kết luận và đề xuất một số giải pháp liên quan đến vấn đề
nghiên cứu.
1.6 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
Về mặt khoa học, đề tài hệ thống hóa các kết quả nghiên cứu về ảnh hưởng của
cấu trúc vốn đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp trên thế giới và

tại Việt Nam.Đề xuất mơ hình nghiên cứu về sự ảnh hưởng của cấu trúc vốn đến hiệu
quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng tại Việt Nam.
Nghiên cứu cho thấy sự ảnh hưởng của cấu trúc vốn đến hiệu quả hoạt động kinh
doanh của các ngân hàng thương mại cổ phần niêm yết trên thị trường chứng khoán
Việt Nam.Từ đó, đề xuất các giải pháp liên quan đến cấu trúc vốn nhằm nâng cao hiệu


12
quả hoạt động kinh doanh của các ngân hàng thương mại cổ phần niêm yết trên thị
trường chứng khoán Việt Nam.
1.7 Kết cấu của đề tài
Ngoài mục lục, danh mục các từ viết tắt, danh mục bảng biểu – sơ đồ, kết luận,
tài liệu tham khảo, nội dung của đề tài bao gồm 5 chương chính như sau:
Chương 1: Giới thiệu đề tài nghiên cứu. Trong chương này, tác giả sẽ trình bày
khái quát về đề tài nghiên cứu. Bao gồm: sự cần thiết của đề tài nghiên cứu, mục tiêu
nghiên cứu, đối tượng và phạm vi nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu, ý nghĩa thực
tiễn của đề tài, và những điểm mới, đóng góp của đề tài.
Chương 2: Cơ sở lý luận.Trong chương này, tác giả sẽ trình bày các có sở lý
luận có liên quan được sử dụng làm nền tảng cho bài nghiên cứu. Bao gồm: cơ sở lý
luận về cấu trúc vốn, cơ sở lý luận về hiệu quả hoạt động kinh doanh, các mơ hình lý
thuyết về cấu trúc vốn và các mơ hình nghiên cứu về mối quan hệ giữa cấu trúc vốn và
hiệu quả hoạt động kinh doanh hiện có làm nền tảng cho đề xuất mơ hình nghiên cứu
của đề tài.
Chương 3: Phương pháp nghiên cứu. Dựa trên cơ sở lý luận được đề cập trong
chương 2, trong chương này, tác giả phân tích đặc điểm hoạt động của ngân hàng
thương mại.Trên cơ sở đó, tác giả đề xuất giả thiết nghiên cứu và mơ hình nghiên
cứu.Đồng thời, tác giả cũng trình bày giả thiết kế nghiên cứu, các các phương pháp
nghiên cứu chính được sử dụng trong bài nghiên cứu. Đồng thời, chương này cũng nêu
lên các vấn đề liên quan đến dữ liệu nghiên cứu như: cách thức thu thập dữ liệu,
phương pháp phân tích dữ liệu, và các vấn đề liên quan đến mẫu nghiên cứu.

Chương 4: Phân tích dữ liệu và kết quả nghiên cứu. Dựa trên nội dung của
các chương trước, tác giả tiến hành thu thập dữ liệu, tính tốn và phân tích dữ liệu, và
trình bày kết quả nghiên cứu trong nội dung chương 4. Cụ thể, trong chương này, tác
giả sẽ tiến hành phân tích tổng quan về ngành ngân hàng Việt Nam, phân tích tổng
quan về hoạt động của các ngân hàng thương mại cổ phần niêm yết trên thị trường
chứng khoán Viêt Nam, phân tích tổng thể về cấu trúc vốn của các ngân hàng thương
mại cổ phần niêm yết trên thị trường chứng khốn. Tiếp theo, tác giả tiến hành phân
tích tương quan, kiểm định giả thuyết, phân tích hồi quy theo mơ hình nghiên cứu đã
được đề xuất trước đó.


×