Tải bản đầy đủ (.pdf) (160 trang)

Tiếp cận và sử dụng dịch vụ y tế của nhóm người nhập cư từ nông thôn vào thành phố (qua khảo sát tại thành phố hà nội)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.35 MB, 160 trang )

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
--------

NGUYỄN NHƯ TRANG

TIẾP CẬN VÀ SỬ DỤNG DỊCH VỤ Y TẾ
CỦA NHÓM NGƯỜI NHẬP CƯ TỪ
NÔNG THÔN VÀO THÀNH PHỐ
(Qua khảo sát tại thành phố Hà Nội)

LUẬN ÁN TIẾN SĨ
Ngành: Xã hội học
Mã số: 9 31 03 01

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
GS. TS. TÔ DUY HỢP

Hà Nội - 2019


LỜI CẢM ƠN
Tôi xin bày tỏ lời cảm ơn sâu sắc tới Người hướng dẫn khoa học là
GS. TS. Tô Duy Hợp đã giúp tôi trong suốt thời gian dài học tập và
nghiên cứu. Tôi trân trọng cảm ơn Lãnh đạo Viện Xã hội học và các
đồng nghiệp đã giúp đỡ tôi tận tình về chuyên môn kỹ thuật và tạo
điều kiện về thời gian để tôi toàn tâm cho luận án.
Lời cảm ơn tôi xin dành cho cơ sở đào tạo là Học viện Khoa học Xã
hội – nơi tôi dành nhiều thời gian học tập, nghiên cứu để bảo vệ thành
công luận án Tiến sĩ.
Tự đáy lòng, tôi xin được cảm ơn Bố Mẹ của mình, người đã sinh ra


tôi, luôn cho tôi cảm hứng, động lực và sự nỗ lực lớn trong quá trình
công tác và học tập. Tôi xin cảm ơn gia đình và người thân đã luôn
thương yêu, luôn bên cạnh động viên tôi vượt qua những thời khắc
khó khăn trong cuộc sống để hoàn thành luận án.
Trân trọng cảm ơn!

Nghiên cứu sinh
Nguyễn Như Trang

i


LỜI CAM ĐOAN
Tôi là Nguyễn Như Trang, tác giả của Luận án có tên: “Tiếp cận và sử dụng
dịch vụ y tế của nhóm người nhập cư từ nông thôn vào thành phố (Qua khảo
sát tại thành phố Hà Nội). Tôi xin cam đoan, đây là kết quả nghiên cứu của cá
nhân tôi, các phân tích trong luận án là trung thực và chính xác tôi đã thực hiện
trong thời gian học nghiên cứu sinh. Tôi xin chịu trách nhiệm về lời cam đoan
của mình./.

ii


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
1. Tính cấp thiết của Đề tài ............................................................................. 1
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu .............................................................. 3
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.............................................................. 5
4. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu của luận án ..................... 6
5. Đóng góp mới về khoa học của luận án .................................................... 15

6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án. .................................................. 16
7. Kết cấu của luận án ................................................................................... 17
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN
QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN .................................................................. 19
1.1. Tình hình người nhập cư từ nông thôn vào thành phố........................... 20
1.1.1. Nguyên nhân di cư .......................................................................... 21
1.1.2. Giới tính của người nhập cư ........................................................... 22
1.1.3. Độ tuổi của người nhập cư ............................................................. 23
1.2 Đời sống của người nhập cư ở thành phố ............................................... 24
1.2.1. Việc làm của người nhập cư. .......................................................... 24
1.2.2. Thu nhập và các chi phí sinh hoạt .................................................. 26
1.2.3 Nhà ở tại nơi cư trú mới................................................................... 28
1.3. Tiếp cận và sử dụng dịch vụ an sinh xã hội của người nhập cư. ............... 29
1.3.1 Tình hình tiếp cận dịch vụ an sinh xã hội của người nhập cư từ nông
thôn vào thành phố. ......................................................................................... 29
1.3.2 Tiếp cận và sử DVYT của người nhập cư từ nông thôn vào thành phố
......................................................................................................................... 32
1.4. Một số nhận xét sơ bộ ............................................................................ 35
Tiểu kết ......................................................................................................... 36
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI ........................ 36
2.1. Các khái niệm công cụ. .......................................................................... 36
2.1.1. Khái niệm tiếp cận trong lĩnh vực y tế. ........................................... 36
iii


2.1.2. Khái niệm sử dụng dịch vụ y tế. ...................................................... 37
2.1.3. Khái niệm người nhập cư từ nông thôn vào thành phố. ................. 39
2.1.4 Khái niệm Dịch vụ y tế. .................................................................... 40
2.1.5. Khái niệm BHYT ............................................................................ 41
2.2 Các tiếp cận lý thuyết của đề tài. ............................................................ 41

2.2.1. Lý thuyết Lựa chọn hợp lý............................................................... 41
2.2.2 Khái niệm vốn xã hội và Lý thuyết mạng lưới xã hội ...................... 50
CHƯƠNG 3: ĐẶC ĐIỂM NHÂN KHẨU XÃ HỘI VÀ TÌNH HÌNH SỨC
KHỎE CỦA NGƯỜI NHẬP CƯ ................................................................. 61
3.1. Đặc điểm nhân khẩu - xã hội của người nhập cư tại Hà Nội ................. 61
3.1.1. Giới tính. ......................................................................................... 61
3.1.2. Nhóm tuổi ........................................................................................ 62
3.1.3. Trình độ học vấn ............................................................................. 63
3.1.4. Tình trạng hôn nhân........................................................................ 64
3.1.5. Thành phần dân tộc......................................................................... 64
3.1.6. Tình trạng việc làm và nghề nghiệp................................................ 65
3.1.7. Thời gian nhập cư đến Hà Nội........................................................ 66
3.1.8. Các đặc trưng về hộ gia đình .......................................................... 66
3.2. Tình hình sức khỏe người nhập cư tại Hà Nội ....................................... 67
3.3. Người nhập cư từ nông thôn vào thành phố Hà Nội .............................. 76
Tiểu kết ......................................................................................................... 78
CHƯƠNG 4: THỰC TRẠNG TIẾP CẬN VÀ SỬ DỤNG DỊCH VỤ Y TẾ
CỦA NGƯỜI NHẬP CƯ TỪ NÔNG THÔN VÀO THÀNH PHỐ.......... 79
4.1 Tiếp cận DVYT của người nhập cư từ nông thôn vào thành phố........... 79
4.1.1 Tính có sẵn của dịch vụ y tế và khả năng tiếp cận .......................... 80
4.1.2 Tiếp cận DVYT theo tình trạng BHYT ............................................. 82
4.1.3 Tiếp cận DVYT theo thời gian nhập cư ........................................... 90
4.2 Sử dụng DVYT của người nhập cư từ nông thôn vào thành phố ........... 95
4.2.1 Lựa chọn cách thức điều trị ............................................................. 95

iv


4.2.2 Lựa chọn nơi khám chữa bệnh ......................................................... 97
4.2.3 Sử dụng dịch vụ y tế theo thời gian nhập cư.................................. 101

4.2.4 Lựa chọn hợp lý các dịch vụ y tế ................................................... 104
4.3 Tiếp cận và sử dụng DVYT về CS SKSS và dự phòng lây nhiễm HIV của
người nhập cư từ nông thôn vào thành phố .................................................. 106
Tiểu kết ....................................................................................................... 111
CHƯƠNG 5: CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN TIẾP CẬN VÀ SỬ
DỤNG DỊCH VỤ Y TẾ CỦA NGƯỜI NHẬP CƯ TỪ NÔNG THÔN VÀO
THÀNH PHỐ............................................................................................... 113
5.1 Nhóm các yếu tố về thể chế và chính sách y tế. ................................... 113
5.1.1 Chính sách y tế và các quy định về chăm sóc sức khỏe cho người dân
....................................................................................................................... 113
5.1.2. Bảo hiểm y tế ................................................................................. 117
5.2 Nhóm các yếu tố về văn hóa ................................................................. 120
5.2.1. Tập quán và thói quen trong chăm sóc sức khỏe.......................... 120
5.2.2. Khác biệt giới. ............................................................................... 123
5.3 Nhóm các yếu tố về kinh tế. .............................................................. 126
5.3.1 Thu nhập thấp. ............................................................................... 126
5.3.2 Chi phí y tế cao. ............................................................................. 130
Tiểu kết .......................................................................................................... 134
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ............................................................. 136
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................... 141
PHỤ LỤC ..................................................................................................... 151

v


DANH MỤC BẢNG

Bảng 3.1. Đặc trưng hộ gia đình ..................................................................... 67
Bảng 4.1. Số lượng cơ sở y tế công lập của thành phố Hà Nội ...................... 80
năm 2016 và 2017 ........................................................................................... 80

Bảng 4.2 Tình trạng BHYT theo tuổi, giới tính và tình trạng di cư ............... 84
Bảng 4.3 Cơ sở đã đến khám chữa bệnh theo nơi đăng ký ............................. 86
Bảng 4.4 Tỷ lệ sử dụng BHYT trong các lần khám chữa bệnh ...................... 87
trong 12 tháng qua ........................................................................................... 87
Bảng 4.5 Các mức mua BHYT ....................................................................... 89
Bảng 4.6 Sử dụng DVYT của các nhóm dân cư chia theo tình trạng BHYT103
Bảng 4.7 Phân bố tỷ lệ người di cư và không di cư tại Hà Nội có nghe nói đến
các bệnh lây truyền qua đường tình dục ....................................................... 108
Bảng 4.8. Ý kiến người di cư và không di cư ở Hà Nội về nguyên nhân gây
nên các bệnh lây truyền qua đường tình dục................................................. 109
Bảng 5.1. Tương quan giữa tình trạng việc làm và sự tham gia BHYT của
người nhập cư tại Hà Nội .............................................................................. 118

DANH MỤC HỘP
Hộp 1: Chi phí y tế gián tiếp .................................................................................. 132
Hộp 2: Chi phí y tế trực tiếp................................................................................... 132

vi


DANH MỤC CÁC HÌNH

Hình 3.1. Phân bố theo giới tính ..................................................................... 61
Hình 3.2. Phân bố theo nhóm tuổi .................................................................. 62
Hình 3.3. Trình độ học vấn ............................................................................. 63
Hình 3.4. Tình trạng hôn nhân ........................................................................ 64
Hình 3.5. Thành phần dân tộc ......................................................................... 65
Hình 3.6. Phân bố các nhóm nghề nghiệp....................................................... 65
Hình 3.7. Người di cư và không di cư khu vực Hà Nội tự đánh giá ............... 72
tình trạng sức khỏe .......................................................................................... 72

Hình 3.8. Tỷ lệ % người di cư và không di cử ở Hà Nội nhận thấy sức khỏe yếu
hơn hoặc yếu hơn nhiều so với người cùng tuổi ............................................. 73
Hình 3.9. Tình hình sức khỏe người nhập cư và người sở tại......................... 74
Hình 4.1. Tỷ lệ có BHYT của người di cư và không di cư cả nước ............... 82
năm 2005 và 2015 ........................................................................................... 82
Hình 4.2. Tình trạng BHYT và nơi đăng ký khám chữa bệnh........................ 85
Hình 4.3 Tiếp cận DVYT của các nhóm theo thời gian nhập cư ................ 91
Hình 4.4. Lựa chọn cách điều trị khi gặp các vấn đề sức khỏe ...................... 96
Hình 4.5 Lựa chọn nơi khám chữa bệnh ......................................................... 98
Hình 4.6 Nơi đến khám chữa bệnh trong 12 tháng qua .................................. 99
Hình 4.7 Lý do đến cơ sở y tế ....................................................................... 100
Hình 4.8 Tình hình sử dụng cơ sở y tế của ba nhóm dân cư ........................ 102
Hình 5.1. Lựa chọn phương án điều trị trong lần ốm đau gần nhất .............. 121
Hình 5.2 Tương quan giới trong lựa chọn CSYT ......................................... 124
Hình 5.3 Tương quan giới và tình trạng BHYT ............................................ 125
Hình 5.4 Thu nhập của người nhập cư tại Hà Nội ........................................ 126
Hình 5.5 Tương quan giữa thu nhập và lựa chọn CSYT .............................. 129
Hình 5.6 Chi trả từ BHYT khi khám chữa bệnh ........................................... 131
Hình 5.7 Chi phí chăm sóc sức khỏe............................................................. 133

vii


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

Dịch vụ y tế

DVYT

Chăm sóc sức khỏe


CSSK

Cơ sở y tế

CSYT

Phỏng vấn sâu

PVS

Thảo luận nhóm

TLN

Lây truyền qua đường tình dục

LTQDTD

Hội chứng suy giảm miễn dịch

HIV/AIDS

Sức khỏe sinh sản

SKSS

Sức khỏe tình dục

SKTD


Tổ chức y tế Thế giới

WHO

Khám chữa bệnh

KCB

Bảo hiểm y tế

BHYT

An sinh xã hội

ASXH

Vốn xã hội

VXH

Mạng lưới xã hội

MLXH

viii


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của Đề tài

Sức khỏe là một trong những yếu tố nền tảng ảnh hưởng đến quá trình phát
triển của từng con người và toàn xã hội. Việc bảo đảm cho mọi người dân tiếp cận
các dịch vụ y tế cơ bản là mục tiêu của các quốc gia trong quá trình phát triển.
Tuyên bố Alma Ata 1978 nhấn mạnh: tiếp cận các dịch vụ y tế cơ bản được coi là
quyền của con người nhằm chăm sóc sức khỏe (CSSK) cá nhân, duy trì tình trạng
sức khỏe tốt cả về thể chất, tinh thần, và xã hội. Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội
(CHXH) chủ nghĩa Việt Nam khẳng định mọi công dân có quyền tự do di chuyển
và cư trú, có quyền được đảm bảo an sinh xã hội (ASXH) mà quan trọng là tiếp
cận dịch vụ y tế (DVYT) nhằm đảm bảo sức khỏe tốt. Việt Nam cũng đã kí và phê
chuẩn một số tuyên ngôn, công ước quốc tế có liên quan đến di cư trong nước,
trong đó có quyền được CSSK thể chất và tinh thần tốt nhất theo chuẩn có thể đạt
được [35]. Chiến lược quốc gia bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân
giai đoạn 2011 – 2020 tầm nhìn đến năm 2030 cũng có những qui định nhằm bảo
đảm mọi người dân được hưởng các dịch vụ chăm sóc sức khoẻ ban đầu, mở rộng
tiếp cận và sử dụng các DVYT tế có chất lượng. Người dân được sống trong cộng
đồng an toàn, phát triển tốt về thể chất, tinh thần, và xã hội. Luật khám chữa bệnh
(KCB) khẳng định người dân có quyền được khám chữa bệnh không bị phân biệt
địa vị xã hội. Luật BHYT ghi rõ: “Trường hợp người tham gia BHYT phải làm
việc lưu động hoặc đến tạm trú tại địa phương khác thì được khám bệnh, chữa
bệnh ban đầu tại cơ sở khám chữa bệnh phù hợp với tuyến chuyên môn kĩ thuật
và nơi người đó đang làm việc lưu động, tạm trú theo qui định của Bộ trưởng
BYT” [48].
Trong những năm gần đây, quá trình đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại
hóa, đô thị hóa ở Việt Nam đã thu hút một lực lượng lớn lao động nông thôn ra
thành phố tìm kiếm việc làm. Chính điều này đã tạo ra các dòng di cư từ nông

1


thôn đến các đô thị [29;52]. Tại các đô thị lớn của Việt Nam như Hà Nội, Thành

phố Hồ Chí Minh, dân số cơ học tăng nhanh do người nhập cư từ các tỉnh, các
vùng nông thôn đến tìm kiếm cơ hội việc làm hoặc xây dựng cuộc sống. Theo dự
báo của Tổng cục Thống kê, tỷ lệ di dân từ nông thôn đến thành thị trên tổng số
dân thành thị tăng từ 8,9% năm 2009 lên 11% vào năm 2019. Trong khi đó tỷ lệ
di cư từ thành thị tới thành thị trên tổng số dân thành thị sẽ giảm từ 7,6% năm
2009 xuống 6,7% năm 2019. Ước tính đến năm 2019, dân số di cư từ nông thôn
ra thành thị sẽ đạt 5 triệu người, cao hơn dân số di cư từ thành thị đến nông thôn
1,4 triệu người. Dòng di cư từ nông thôn ra thành phố sẽ có những ảnh hưởng
mạnh mẽ đến dân số thành thị [64]. Kết quả điều tra Di cư nội địa quốc gia 2015
cho thấy 79,1% người di cư có nguồn gốc xuất thân từ nông thôn, còn lại 20,9%
là từ thành thị. Xét theo 4 luồng di cư (nông thôn – thành thị, thành thị - nông thôn,
nông thôn – nông thôn và thành thị - thành thị) thì luồng di cư nông thôn – thành
thị chiếm tỷ trọng lớn nhất trong các dòng di cư. Đó là chưa kể đến những cư dân
đến thành phố làm việc theo thời vụ và di cư ngắn hạn. Dòng người di cư nông
thôn – đô thị tìm kiếm việc làm luôn tiềm ẩn những rủi ro ở nơi đến, trong đó có
vấn đề sức khỏe và tiếp cận các DVYT nhằm CSSK.
Tuy nhiên, vấn đề này còn chưa được người lao động cũng như các cơ quan
chức năng liên quan để ý xét trên những tác động tiêu cực của nó đối với sức khỏe
của người lao động nhập cư. Tại thời điểm này, các nghiên cứu về di cư nói chung
thường xem xét yếu tố sức khỏe và việc tiếp cận sử dụng dịch vụ y tế của người
di cư như một vấn đề nằm trong chuỗi các vấn đề chung gồm sinh kế, thu nhập,
việc làm, giáo dục hay những khó khăn mà người nhập cư gặp phải trong quá trình
sống ở đô thị [12;18]. Một vài nghiên cứu quy mô nhỏ tập trung vào đánh giá vấn
đề SKSS của lao động nhập cư lồng ghép chung trong các hoạt động của dự án
mà các tổ chức phi chính phủ hỗ trợ thực hiện [28]. Phần lớn những nghiên cứu
đã có thường tập trung chính vào nhóm đối tượng người người nhập cư mà chưa
có sự so sánh những khác biệt giữa người nhập cư và người dân sở tại trong việc
2



tiếp cận và sử dụng dịch vụ y tế. Vậy, sự khác biệt này thể hiện như thế nào?
Những nguyên nhân/nhân tố nào tạo nên sự khác biệt đó? Cần làm gì để bảo đảm
quyền được tiếp cận bình đẳng các DVYT cơ bản cho người lao động nhập cư từ
nông thôn vào thành phố?
Vấn đề này càng trở nên cấp bách hơn khi lao động nhập cư đến các thành
phố lớn (trong đó có thành phố Hà Nội) ngày càng gia tăng nhưng rất ít người
nhập cư hiểu rõ về quyền của mình và cách thực hiện các quyền đó ở nơi đến, đặc
biệt là những vấn đề liên quan đến phúc lợ xã hội, bao gồm phúc lợi về y tế. Thực
tế cho thấy sức khỏe của nhiều người lao động nhập cư nông thôn – đô thị bị giảm
sút và phát sinh nhiều bệnh tật sau một thời gian lao động cật lực kiếm sống. Đây
không chỉ là gánh nặng mà gia đình và địa phương nơi xuất cư phải hứng chịu khi
người lao động từ thành phố trở về nông thôn, mà quan trọng hơn, nếu người lao
động nhập cư không được chăm sóc sức khỏe sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến năng suất
và chất lượng lao động của toàn bộ nền kinh tế và toàn xã hội. Đây rõ ràng là một
vấn đề xã hội không hề nhỏ và có những tác động nhiều chiều đối với cá nhân và
xã hội. Để hiểu đúng bản chất và mức độ của vấn đề này thì cần phải có những
nghiên cứu tập trung hơn để xem xét các vấn đề đa chiều, trên bình diện khoa học
và thực tiễn.
Xuất phát từ những lý do trên đây, tôi lựa chọn đề tài “Tiếp cận và sử dụng
dịch vụ y tế của nhóm người nhập cư từ nông thôn vào thành phố (Qua khảo
sát tại thành phố hà Nội) làm đề tài nghiên cứu cho luận án.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1 Mục đích nghiên cứu


Làm rõ thực trạng tiếp cận và sử dụng DVYT của người nhập cư từ
nông thôn vào thành phố.




Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến tiếp cận và sử dụng DVYT của
người nhập cư từ nông thôn vào thành phố.

3




Nêu một số khuyến nghị về bảo đảm an sinh xã hội cho người nhập
cư trong việc tiếp cận và sử dụng dịch vụ y tế.

2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu.


Tổng quan tình hình nghiên cứu có liên quan đến đề tài luận án, làm
rõ những thành tựu và hạn chế của các nghiên cứu đi trước, làm cơ sở
cho việc xác định mục tiêu, nhiệm vụ, câu hỏi, nội dung, giả thuyết
nghiên cứu, lựa chọn phương pháp và các cách tiếp cận lý thuyết
nghiên cứu của đề tài.



Xây dựng cơ sở lý luận và phương pháp luận nghiên cứu đề tài (bao
gồm việc định nghĩa và giải thích các khái niệm công cụ, thao tác hóa
khái niệm then chốt của đề tài, lựa chọn phương pháp nghiên cứu, các
cách tiếp cận lý thuyết, xác lập khung phân tích về mối quan hệ giữa
các biến số).




Tiến hành nghiên cứu định tính và phân tích bộ số liệu định lượng.



Mô tả, phân tích đặc điểm nhân khẩu xã hội, tình hình sức khỏe, thực
trạng tiếp cận và sử dụng DVYT của người nhập cư từ nông thôn vào
thành phố.



Làm rõ các yếu tố ảnh hưởng đến tiếp cận và sử dụng DVYT của
người nhập cư từ nông thôn vào thành phố.



Đề xuất một số giải pháp về bảo đảm an sinh xã hội cho người nhập
cư trong việc tiếp cận và sử dụng dịch vụ y tế.

2.3. Câu hỏi nghiên cứu
 Người nhập cư từ nông thôn vào thành phố tiếp cận và sử dụng
DVYT như thế nào trong khám chữa bệnh?
 Những yếu tố nào ảnh hưởng đến việc tiếp cận và sử dụng các dịch vụ
y tế trong khám chữa bệnh của người nhập cư từ nông thôn vào thành
phố?
4


2.4. Giả thuyết nghiên cứu.



Người nhập cư gặp các rào cản trong quá trình tiếp cận và sử dụng
DVYT tại thành phố, bao gồm khả năng chi trả cho việc KCB (kinh
tế); chính sách BHYT theo tuyến có tác động cản trở đáng kể đến
việc tiếp cận và sử dụng DVYT của người nhập cư; từ chính đặc điểm
đời sống của người nhập cư.



Các yếu tố về thể chế và chính sách BHYT, các yếu tố về văn hóa
tập quán thói quen tự điều trị là những nhân tố có ảnh hưởng đến tiếp
cận và sử dụng DVYT của người nhập cư từ nông thôn vào thành
phố.

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.
3.1. Đối tượng nghiên cứu.
Tiếp cận và sử dụng dịch vụ y tế của người nhập cư từ nông thôn vào thành phố.
3.2. Khách thể nghiên cứu.
Khách thể nghiên cứu là những người dân nhập cư từ nông thôn đang sống
và làm việc tại Hà Nội, các cấp quản lý cộng đồng, chuyên gia về chính sách y tế,
nhân viên trong hệ thống cung ứng DVYT. Bên cạnh đó, nghiên cứu cũng quan
tâm đến người dân sở tại như là nhóm đối chứng để tìm hiểu sự khác biệt trong
tiếp cận và sử dụng DVYT.
3.3. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi không gian
Nghiên cứu thực hiện tại thành phố Hà Nội, nơi có tỷ lệ lớn người lao động
nông thôn nhập cư.
Phạm vi thời gian
Thời gian thu thập thông tin định lượng tại Hà Nội được thực hiện từ tháng
3 năm 2015 đến tháng 8 năm 2016. Thông tin định tính được thu thập trong suốt


5


quá trình thực hiện đề tài luận án. Một số cuộc PVS và TLN quan trọng được thực
hiện trong và sau thời gian thực hiện thu thập thông tin định lượng.
Phạm vi nội dung nghiên cứu
Nghiên cứu tập trung vào các nội dung chính:


Mô tả các đặc điểm nhân khẩu xã hội và tình hình sức khỏe của
người nhập cư từ nông thôn vào thành phố.



Tình hình tiếp cận và sử dụng dịch vụ y tế của người nhập cư từ
nông thôn vào thành phố.



Các yếu tố ảnh hưởng đến tiếp cận và sử dụng dịch vụ y tế của người
nhập cư từ nông thôn vào thành phố.

4. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu của luận án
4.1 Phương pháp luận
Luận án vận dụng các lý thuyết xã hội học như lý thuyết Lựa chọn hợp
lý, lý thuyết Vốn – và mạng lưới xã hội để giải thích thực trạng tiếp cận và sử
dụng dịch vụ y tế của người nhập cư từ nông thôn vào thành phố, giải thích
quyết định lựa chọn các cơ sở y tế trong khám chữa bệnh. Tiếp cận nghiên cứu
dựa trên quyền được chăm sóc sức khỏe và được tiếp cận các DVYT có chất
lượng để phòng ngừa hoặc điều trị những bệnh tật của người lao động nhập cư.


6


KHUNG PHÂN TÍCH
Nhóm yếu tố về
thể chế, chính
sách:
- Các chính sách
y tế
- Bảo hiểm y tế

Tiếp cận
DVYT
Khả năng có thể

Nhóm yếu tố
văn hóa:
- Tập quán và
thói quen
chăm sóc sức
khỏe
- Vấn đề Giới

đến các CSYT để
tiếp cận DVYT

Sử dụng
DVYT
Sử dụng DVYT tại

các CSYT để KCB

Nhóm yếu tố về
kinh tế:
- Thu nhập
- Chi phí y tế

7


4.2. Phương pháp nghiên cứu của luận án
Nghiên cứu phối hợp sử dụng 3 phương pháp chính bao gồm: phương pháp
quan sát, phương pháp phân tích tài liệu thứ cấp bao gồm cả phân tích bộ cơ sở dữ
liệu định lượng có sẵn và phương pháp nghiên cứu định tính. Đây là nghiên cứu
cắt ngang, các khách thể nghiên cứu chỉ cung cấp thông tin một lần với các nội
dung theo yêu cầu vào thời điểm nhất định. Sử dụng thiết kế kết hợp giải thích
theo mô hình sau:

Định lượng
- Số liệu
- Kết quả

Định tính
- Dữ liệu
- Kết quả

Diễn giải

4.2.1. Phương pháp quan sát.
Phương pháp quan sát được thực hiện trong suốt quá trình nghiên cứu

định tính. Nơi phỏng vấn sâu người nhập cư là nhà hoặc phòng trọ của họ, cũng
có khi ngay tại nơi làm việc (cửa hàng, văn phòng, khu công nghiệp,….) Quan
sát và ghi chép về nhà ở, đồ dùng sinh hoạt, đời sống và các hoạt động trong
công việc của người nhập cư từ nông thôn vào thành phố. Quan sát còn cho
người nghiên cứu nhận biết về cảm xúc cũng như trạng thái của người tham gia
trong suốt quá trình phỏng vấn.
4.2.2 . Phương pháp phân tích tài liệu thứ cấp.
4.2.2.1 Phân tích văn bản là các công trình nghiên cứu đi trước có liên quan
đến vấn đề nghiên cứu của luận án. Phân tích các công trình nghiên cứu đi trước

8


nhằm đưa ra cái nhìn tổng quan tình hình nghiên cứu về tiếp cận và sử dụng
dịch vụ y tế của người nhập cư từ nông thôn vào thành phố. Phương pháp này
được sử dụng trong suốt quá trình viết luận án, cả trước, trong và sau thời điểm
thực hiện nghiên cứu định tính (phỏng vấn sâu và thảo luận nhóm) và phân tích
số liệu định lượng.
Nghiên cứu sử dụng các nguồn tư liệu quốc tế và trong nước: đó là các
báo cáo nghiên cứu, các luận văn, luận án, báo cáo của các cơ quan quốc tế tại
Việt Nam như Quỹ Dân số Liên hiệp quốc (UNFPA), Ngân hàng Thế giới
(WB), Chương trình Phát triển Liên hiệp quốc (UNDP), các báo cáo chung tổng
quan ngành y tế hàng năm (JAHR), các báo cáo của Tổng cục thống kê về dân
số và lao động,… Ngoài ra chúng tôi cũng nghiên cứu các qui định và điều luật
có liên quan đến KCB và tiếp cận DVYT như Luật Khám chữa bệnh, Luật
BHYT, Luật cư trú.
4.2.2.2. Phân tích bộ cơ sở dữ liệu có sẵn
Tại thành phố, người nhập cư thường có những biến động trong đời sống
hàng ngày. Họ hay thay đổi chỗ ở, thay đổi công việc và thường xuyên di
chuyển. Vì vậy để tìm được mẫu lớn cho khảo sát định lượng là rất khó đối với

khả năng của đề tài nghiên cứu trong phạm vi cá nhân. Chúng tôi quyết định sử
dụng bộ dữ liệu về “Tình hình cư trú ở Việt Nam” thuộc Chương trình nghiên
cứu về Tình hình cư trú ở Việt Nam do Ngân hàng Thế giới tài trợ, Viện Xã hội
học phối hợp thực hiện năm 2015 - 2016. Khảo sát tiến hành tại 5 tỉnh/thành
phố: thành phố Hà Nội, thành phố Đà Nẵng, thành phố Hồ Chí Minh, tỉnh Bình
Dương và tỉnh Đăk Nông. Mỗi tỉnh/thành phố khảo sát 1.000 hộ gia đình, tổng
mẫu tại 5 tỉnh/thành phố là 5.000 hộ gia đình, số thành viên 17.316 người. 5
tỉnh/thành phố chọn khảo sát là những tỉnh/thành phố nằm trong những tỉnh có
dân số di cư cao nhất trong cả nước. Tại Hà Nội: 1.000 hộ gia đình gồm 3.296
thành viên tham gia cung cấp thông tin, trong đó 1.036 người có đăng ký tạm

9


trú tại Hà Nội, là những người di cư đến từ các tỉnh/thành phố khác trong cả
nước và 2.260 người có hộ khẩu thường trú tại Hà Nội, là những người sở tại
và không di cư.
Ngoài ra đề tài luận án còn sử dụng các phân tích thứ cấp từ các cuộc
điều tra khảo sát có độ tin cậy của Tổng cục Thông kê như: Điều tra di cư quốc
gia, Điều tra mức sống dân cư, Điều tra y tế quốc gia các năm gần đây.
Bộ số liệu gốc được Ngân hàng Thế giới lưu trữ dạng nguồn mở, trên
trang wb của Ngân hàng Thế giới dưới định dạng file Stata, gồm 12 file trong
đó 1 file chứa thông tin hộ gia đình, 1 file chứa thông tin cá nhân thành viên hộ
và 10 file còn lại tương ứng với 10 mục trong bảng hỏi. Để có thể thực hiện
được việc xử lý số liệu, từ định dạng Stata, chúng tôi chuyển sang định dạng
SPSS để phân tích. Luận án tập trung nghiên cứu và phân tích việc tiếp cận và
sử dụng dịch vụ y tế của người nhập cư từ nông thôn vào thành phố dưới góc
độ cá nhân (thành viên hộ gia đình). Tác giả thực hiện nối 10 file dữ liệu tương
ứng với 10 mục trong bảng hỏi với file thông tin cá nhân thành 1 file tổng hợp.
Quá trình phân tích chúng tôi lọc ra 677 cá nhân là những người nhập cư

đến thành phố Hà Nội trong vòng 5 năm trước thời điểm khảo sát: từ năm 2010
đến naưm 2015. Chúng tôi tiếp tục tách những người nhập cư đến từ các thành
phố lớn là các đô thị như: Hải Phòng, Đà Nẵng, Tp Hồ Chí Minh và Cần Thơ.
Còn lại 648 trường hợp là những người nhập cư đến từ các tỉnh, mà ở đó dân
số sống ở khu vực nông thôn chiếm đại đa số.
Các phân tích trong luận án tập trung vào việc tiếp cận và sử dụng các
dịch vụ y tế của những người nhập cư phân theo giới tính, độ tuổi, học vấn, hôn
nhân, việc làm, thu nhập và tình trạng BHYT. Luận án cũng phân tích để có
những so sánh trong việc tiếp cận và sử dụng dịch vụ y tế giữa nhóm dân sở tại
và nhóm nhập cư từ nông thôn vào thành phố.

10


Phân tích mô tả: sử dụng lệnh ‘frequencies’ để tính ra các chỉ số tần suất,
tỷ lệ phần trăm, giá trị lớn nhất, giá trị nhỏ nhất của các biến nhằm có được cái
nhìn khái quát và phác họa những đặc điểm chung nhất của mẫu nghiên cứu.
Phân tích tương quan: sử dụng lệnh ‘crosstabs’ để xác định các mối liên
hệ giữa các yếu tố nhân khẩu học và xã hội có ảnh hưởng tới việc tiếp cận và
sử dụng dịch vụ y tế của người nhập cư từ nông thôn vào thành phố; chẳng hạn
như giới tính, độ tuổi, nghề nghiệp, tình hình cư trú với tỷ lệ sở hữu thẻ BHYT,
chế độ phúc lợi của việc làm, hành vi khám chữa bệnh, tiếp cận và sử dụng
DVYT…. Kết quả của những mối tương quan này giúp nhận diện các yếu tố
liên quan và mức độ tác động của chúng tới việc tiếp cận và sử dụng DVYT
của người nhập cư.
Địa bàn khảo sát:
Thành phố
Hà Nội

Tên Quận/huyện


Tên địa bàn
khảo sát

Tên Phường/Xã

Quận Tây Hồ

Phường Xuân La

Tổ 41, 42, 43

Quận Long Biên

Phường Phúc Đồng

Tổ 12

Quận Cầu Giấy

Phường Mai Dịch

Tổ 1

Phường Mai Dịch

Tổ 30- Khu X3

Phường Mai Dịch


Tổ 35

Phường Dịch Vọng

Tổ 42

Phường Dịch Vọng

Tổ 44

Phường Dịch Vọng Hậu

Tổ 59

Phường Quan Hoa

45,46

Phường Quan Hoa

33

Phường Yên Hoà

Tổ 5

Phường Phương Mai

Tổ 7, 8


Quận Đống Đa

11


Thành phố
Hà Nội

Tên Quận/huyện

Tên địa bàn
khảo sát

Tên Phường/Xã
Phường Phương Mai

Tổ 34, 37,38

Phường Khương Thượng

Tổ 23

Quận Hai Bà Trưng Phường Thanh Nhàn

Tổ 10, 57

Phường Minh Khai

tổ 32,35,36


Phường Trương Định

Tổ 36a

Phường Thanh Trì

Tổ dân phố số 03

Phường Vĩnh Hưng

Tổ 23

Phường Định Công

Tổ 1

Phường Tương Mai

Tổ 49

Phường Đại Kim

Tổ 32

Phường Tân Mai

Tổ 51

Phường Lĩnh Nam


Tổ 16

Quận Thanh Xuân

Phường Thượng Đình

Tổ 13 + tổ 14 Tổ 19

Quận Bắc Từ Liêm

Phường Đông Ngạc

TDP số 6-5

Phường Cổ Nhuế

Tổ 18

Quận Hoàng Mai

Quận Nam Từ Liêm Thị trấn Cầu Diễn

Huyện Mê Linh

Tổ dân phố số 7

Phường Minh Khai

Khu Nguyên Xá


Phường Phú Diễn

Khu đầu cổng làng

Phường Xuân Phương

Tổ Tu Hoàng

Phường Mỹ Đình

Tổ Nhân Mỹ

Thị trấn Chi Đông

Tổ số 1

Thị Trấn Quang Minh

Tổ 4

Thị Trấn Quang Minh

Tổ 7

12


Chọn mẫu bắt đầu từ chọn điểm khảo sát (tương đương với đơn vị hành
chính nhỏ nhất: tổ dân phố) theo phương pháp xác suất tỷ lệ với qui mô hộ dân
cư (PPS).

Tại mỗi điểm Tổ trưởng dân phố lập Danh sách toàn bộ dân cư theo mẫu.
Mỗi điểm khảo sát chọn ra 20 hộ đảm bảo ½ trong số đó là hộ gia đình di cư, ½
còn lại là những gia đình không di cư.
Ngoài ra, tại 1 điểm khảo sát chọn thêm 10 hộ dự phòng được xác định
bằng cách lựa chọn ngẫu nhiên 6 hộ gia đình di cư và 4 hộ không di cư. Các hộ
gia đình dự phòng sẽ được sử dụng làm hộ thay thế trong trường hợp các hộ gia
đình được lựa chọn chính thức không thể phỏng vấn với bất kỳ lý do nào. Quy tắc
thay thế các hộ gia đình là chọn hộ thay thế có cùng tình trạng đăng ký hộ khẩu
với hộ không đáp ứng.
Bảng hỏi (Xem Phụ lục I)
Điểm mạnh của bộ số liệu


Mẫu nghiên cứu lớn với 648 người nhập cư và 2260 người sở tại ở
Hà Nội đảm bảo ý nghĩa thống kê khi phân tích nhằm giải thích các
vấn đề nghiên cứu.

Chọn mẫu theo phương pháp xác suất tỷ lệ với qui mô hộ dân cư (PPS). Nếu là
nghiên cứu cá nhân sẽ không thể thực hiện theo phương pháp chọn mẫu này vì
không thể huy động được nguồn lực chuyên môn (điều tra viên) và nguồn lực
cộng đồng (người phụ trách khu dân cư) hỗ trợ quá trình chọn mẫu. Người di
cư là những người có mức độ di chuyển thường xuyên, với khả năng của cá
nhân rất khó để có thể chọn mẫu theo mong muốn do không đủ nguồn lực (thời
gian, tiền bạc và nhân lực,…).

13


4.2.3. Phương pháp nghiên cứu định tính
Phỏng vấn sâu (PVS) cá nhân và thảo luận nhóm (TLN) được chúng tôi

duy trì liên tục trong suốt thời gian nghiên cứu tại thực địa. Phân tích thông tin từ
các cuộc phỏng vấn sâu và thảo luận nhóm giúp chúng tôi có được cái nhìn đa
chiều, giải thích và tìm ra các biến có những tác động lớn đến tiếp cận và sử dụng
dịch vụ y tế của người nhập cư.
Mẫu phỏng vấn sâu và thảo luận nhóm được chọn theo phương pháp chọn
mẫu chủ đích [38] do NCS thực hiện. Đây cũng là một trong những phương pháp
chọn mẫu phổ dụng nhất trong nghiên cứu định tính. Chúng tôi tập hợp những đặc
điểm riêng của nhóm như: tuổi, giới tính, tình trạng cư trú, nghề nghiệp,... để lựa
chọn mẫu phù hợp. Dung lượng mẫu không được xác định ban đầu mà được tổng
hợp khi chúng tôi quyết định dừng việc thu thập thông tin trong nghiên cứu thực
địa. Chúng tôi ngừng thực hiện phỏng vấn sâu khi nhận thấy các câu trả lời đã bão
hòa về nội dung cần thiết.
Mẫu phỏng vấn sâu có tính đến nhóm người sở tại, là những người sinh
ra tại Hà Nội và có hộ khẩu thường trú làm nhóm đối chứng.
Phương pháp thu thập thông tin:
-

Bộ công cụ thu thập thông tin: Bản hướng dẫn PVS và TLN (xem Phụ
lục số I,II,III,IV,V,VI)

-

Kỹ thuật PVS: Ghi chép và sử dụng máy ghi âm ghi lại các cuộc PVS

-

Kỹ thuật TLN: Ghi chép và sử dụng máy ghi âm ghi lại các cuộc TLN.
Tác giả là người điều phối các cuộc TLN, có người hỗ trợ ghi chép.

-


Tất cả các cuộc PVS và TLN được thực hiện tại một không gian thoải
mái, đảm bảo tính riêng tư, không bị người khác làm phiền nhằm khai
thác tối đa thông tin.

14


Nội dung các cuộc PVS và TLN được ghi chép bằng biên bản phỏng vấn
sâu và thảo luận nhóm. Sau đó được nghe lại, đánh máy, mã hóa và lưu file
dạng word vào kho lưu trữ dữ liệu của luận án.
Kết quả khảo sát định tính: tổng số 26 PVS và 2 TLN
 Toàn bộ phần dữ liệu định tính do tác giả thực hiện, chọn mẫu dựa
theo địa bàn khảo sát định lượng tại các quận/huyện.
 Phỏng vấn sâu người nhập cư: 16 cuộc phỏng vấn người nhập cư tại
8 quận/huyện, mỗi quận/huyện phỏng vấn 2 người nhập cư
 Phỏng vấn sâu người sở tại: 04 trường hợp
 Phỏng vấn người quản lý cộng đồng: 02 trường hợp
 Phỏng vấn nhân viên y tế: 02 trường hợp
 Phỏng vấn sâu chuyên gia chính sách y tế: 02 trường hợp
 Thảo luận nhóm: 02 nhóm
Mẫu phỏng vấn sâu
Đối tượng

Số lượng

PVS người nhập cư

16


PVS người sở tại

4

PVS Lãnh đạo cộng đồng

2

PVS Nhân viên y tế

2

PVS Chuyên gia chính sách y tế

2

Thảo luận nhóm người nhập cư

2

5. Đóng góp mới về khoa học của luận án
Nghiên cứu “Tiếp cận và sử dụng dịch vụ y tế của người nhập cư từ nông
thôn vào thành phố” đóng góp vào tri thức lý luận chung của chuyên ngành xã
15


hội học trong việc nghiên cứu tiếp cận các dịch vụ xã hội đối với các nhóm dân
cư đặc thù. Trong đó tiếp cận dịch vụ y tế tại nơi đến đối với người nhập cư đô thị
là một trong những phương thức giúp đảm bảo an sinh sức khỏe tại nơi cư trú mới,
nhằm ổn định đời sống để xây dựng các chiến lược cho cuộc sống mới. Nghiên

cứu chỉ ra khả năng vận dụng các lý thuyết xã hội học hiện đại về sự lựa chọn hợp
lý, vốn xã hội. Bên cạnh đó đề tài luận án cũng khẳng định: nghiên cứu “tiếp cận
và sử dụng dịch vụ y tế của người nông thôn nhập cư vào thành phố” không chỉ
có tiếp cận nghiên cứu từ góc độ y học hay y tế công cộng mà còn dưới góc độ xã
hội học hoàn toàn cho phép chỉ ra và lý giải các yếu tố xã hội ảnh hưởng đến sức
khỏe của con người trong quá trình hội nhập đời sống mới. Mặt khác, nghiên cứu
cho thấy việc vận dụng kết hợp các phương pháp nghiên cứu định tính và nghiên
cứu định lượng tỏ ra thích hợp và bổ trợ cho nhau trong lý giải các vấn đề đặt ra.
Phương pháp nghiên cứu định tính thực hiện cả trước và sau phương pháp nghiên
cứu định lượng nhằm tìm hiểu sâu hơn nguyên nhân và những nhân tố tác động,
giải thích các vấn đề đặt ra từ kết quả nghiên cứu định lượng.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án.
6.1. Ý nghĩa lý luận.
 Luận án góp phần làm phong phú thêm hệ thống khái niệm trong
nghiên cứu tiếp cận và sử dụng dịch vụ y tế
 Quá trình vận dụng lý thuyết trong nghiên cứu giúp đề tài giải
thích và kiểm chứng tính phù hợp và đúng đắn của lý thuyết Lựa
chọn hợp lý, lý thuyết Vốn và mạng lưới xã hội trong thực tiễn
Việt Nam (trường hợp Hà Nội)
 Cung cấp tri thức lý luận mới cho lĩnh vực nghiên cứu chuyên
ngành, tiếp cận nghiên cứu Xã hội học Y tế - Sức khỏe, Xã hội học
Đô thị, Xã hội học Nông thôn và Xã hội học Chính sách.
6.2. Ý nghĩa thực tiễn.

16


×