Tải bản đầy đủ (.pdf) (27 trang)

Tiếp cận và sử dụng dịch vụ y tế của nhóm người nhập cư từ nông thôn vào thành phố (qua khảo sát tại thành phố hà nội) tt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (732.03 KB, 27 trang )

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
*****

NGUYỄN NHƯ TRANG

TIẾP CẬN VÀ SỬ DỤNG DỊCH VỤ Y TẾ CỦA
NHÓM NGƯỜI NHẬP CƯ TỪ NÔNG THÔN
VÀO THÀNH PHỐ

(Qua khảo sát tại thành phố Hà Nội)

TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SỸ
Chuyên ngành: Xã hội học
Mã số: 9 31 03 01

Hà Nội, 2019


Công trình được hoàn thành tại: Học viện Khoa học Xã hội
Người hướng dẫn khoa học: GS. TS Tô Duy Hợp
Phản biện 1: PGS. TS Nguyễn Thị Tố Quyên
Phản biện 2: PGS. TS Mai Văn Hai
Phản biện 3: PGS. TS Nguyễn Chí Dũng

Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm Luận án cấp Học viện
họp tại Học viện Khoa học Xã hội Việt Nam
Vào hồi …..giờ….. phút, ngày

tháng


năm 2019

Có thể tìm hiểu Luận án tại Thư viện Quốc gia, Thư viện Học viện
Khoa học Xã hội

2


DANH MỤC CÁC BÀI VIẾT CỦA NCS LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN
ÁN ĐÃ ĐƯỢC CÔNG BỐ

1. Nguyễn Như Trang và Nguyễn Thị Minh Phương, 2015:
“Nông thôn Tây Nguyên – Một phân tích định tính về sự
chuyển dịch xã hội (qua trường hợp hai xã IaNhin và IaKa,
huyện ChưPăh, tỉnh Gia Lai). Tạp chí Thông tin KHXH, số
2/2015
2. Nguyễn Như Trang và Lê Thúy Ngà, 2015: “An sinh xã hội
trong lĩnh vực y tế đối với người lao động di cư khu vực phi
chính thức - Những gợi mở về vai trò của nhân viên công tác
xã hội”. Kỷ yếu Hội thảo Khoa học Quốc tế “Công tác Xã hội
Việt Nam thách thức tính chuyên nghiệp trước nhu cầu hội
nhập và phát triển”. Nhà xuất bản Lao động, 2015
3. Nguyễn Như Trang, Đỗ Thị Lệ Hằng và Nguyễn Thị Minh
Phương, 2018: “Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao
phục vụ phát triển bền vững vùng Tây Nam Bộ”. Tạp chí Kinh
tế Châu Á Thái Bình Dương, số 519, tháng 6/2018
4. Nguyễn Như Trang, 2018: “Tiếp cận và sử dụng dịch vụ y tế,
bảo hiểm y tế của người nhập cư tại Hà Nội”. Tạp chí Xã hội
học, số 2/2018.



MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của Đề tài
Sức khỏe là một trong những yếu tố nền tảng ảnh hưởng đến quá trình phát
triển của từng con Người và toàn Xã hội. Việc bảo đảm cho mọi người dân tiếp cận
các dịch vụ y tế cơ bản là mục tiêu của các Quốc gia trong quá trình phát triển.
Tuyên bố Alma Ata 1978 nhấn mạnh: tiếp cận các dịch vụ y tế cơ bản được coi là
quyền của con Người nhằm chăm sóc sức khỏe (CSSK) cá nhân, duy trì tình trạng
sức khỏe tốt cả về thể chất, tinh thần, và xã hội.
Tại các đô thị lớn của Việt Nam như Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, dân
số cơ học tăng nhanh do Người nhập cư từ các tỉnh, các vùng nông thôn đến tìm
kiếm cơ hội việc làm hoặc xây dựng cuộc sống. Ước tính đến năm 2019, dân số di
cư từ nông thôn ra thành thị sẽ đạt 5 triệu người, cao hơn dân số di cư từ thành thị
đến nông thôn 1,4 triệu người (Tổng cục Thống kê, 2010). Dòng người di cư nông
thôn – đô thị tìm kiếm việc làm luôn tiềm ẩn những rủi ro ở nơi đến, trong đó có vấn
đề sức khỏe và tiếp cận các DVYT CSSK.
Tuy nhiên, vấn đề này còn chưa được Người lao động cũng như các cơ quan
chức năng quan tâm đúng mức. Tại thời điểm này, phần lớn các nghiên cứu lớn về
di cư thường xem xét yếu tố sức khỏe và việc tiếp cận sử dụng dịch vụ y tế của
Người di cư trong chuỗi các vấn đề chung gồm sinh kế, thu nhập, việc làm, giáo dục
hay những khó khăn mà Người nhập cư gặp phải trong quá trình sống ở đô thị (Lê
Bạch Dương và Nguyễn Thanh Liêm 2011, Cục việc làm – Bộ lao động thương
binh xã hội, 2013). Thực tế cho thấy sức khỏe của nhiều Người lao động nhập cư
nông thôn – đô thị bị giảm sút và phát sinh nhiều bệnh tật sau một thời gian lao động
cật lực kiếm sống. Đây không chỉ là gánh nặng mà gia đình và địa phương nơi xuất
cư phải hứng chịu khi Người lao động từ thành phố trở về nông thôn, mà quan trọng
hơn, nếu Người lao động nhập cư không được chăm sóc sức khỏe sẽ ảnh hưởng tiêu
cực đến năng suất và chất lượng lao động của toàn bộ Nền kinh tế và toàn Xã hội.
Đây rõ ràng là một vấn đề xã hội không hề nhỏ, có những tác động nhiều chiều và
đa cấp độ đối với Cá nhân và Xã hội. Để hiểu đúng bản chất và mức độ của vấn đề


4


này thì cần phải có những nghiên cứu tập trung hơn, xem xét vấn đề một cách toàn
diện hơn cả trên bình diện khoa học và thực tiễn.
Xuất phát từ những lý do trên đây, tôi lựa chọn đề tài “Tiếp cận và sử dụng
dịch vụ y tế của nhóm người nhập cư từ nông thôn vào thành phố (Qua khảo sát tại
thành phố hà Nội) làm đề tài nghiên cứu cho luận án.
2. Mục đích, câu hỏi và giả thuyết nghiên cứu
2.1 Mục đích nghiên cứu
 Làm rõ thực trạng tiếp cận và sử dụng DVYT của Người nhập cư từ
nông thôn vào thành phố.
 Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến tiếp cận và sử dụng DVYT của
Người nhập cư từ nông thôn vào thành phố.
 Nêu một số khuyến nghị về bảo đảm an sinh xã hội cho Người nhập cư
trong việc tiếp cận và sử dụng dịch vụ y tế.
2.2. Câu hỏi nghiên cứu
 Người nhập cư từ nông thôn vào thành phố tiếp cận và sử dụng DVYT
như thế nào trong khám chữa bệnh?
 Những yếu tố nào ảnh hưởng đến việc tiếp cận và sử dụng các dịch vụ
y tế trong khám chữa bệnh của Người nhập cư từ nông thôn vào thành phố?
2.3. Giả thuyết nghiên cứu.
 Người nhập cư từ nông thôn vào thành phố Hà Nội có nhiều cơ hội tiếp
cận DVYT và KCB do tính có sẵn của DVYT ở thành phố cao hơn các khu vực
nông thôn
 Tuy nhiên họ gặp rào cản khi tiếp cận và sử dụng DVYT tại thành phố
do khả năng chi trả cho KCB hạn chế, BHYT trái tuyến và từ chính đặc điểm
đời sống của Người nhập cư.
 Các yếu tố về thể chế và chính sách BHYT, văn hóa tập quán thói quen

tự điều trị có ảnh hưởng đến tiếp cận và sử dụng DVYT của Người nhập cư từ
nông thôn vào thành phố.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.


3.1. Đối tượng nghiên cứu.
Tiếp cận và sử dụng dịch vụ y tế của Người nhập cư từ nông thôn vào thành
phố.
3.3. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi không gian: nghiên cứu tại Hà Nội
Phạm vi thời gian: khảo sát tiến hành năm 2016
Phạm vi nội dung: luận án tập trung làm rõ thực trang và những yếu tố tác động đến
tiếp cận và sử dụng DVYT của Người nhập cư có so sánh với Người dân sở tại.
4. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu của luận án
4.1. Phương pháp luận
Luận án vận dụng các Lý thuyết xã hội học như lý thuyết lựa chọn hợp lý,
Lý thuyết Vốn – và Mạng lưới xã hội để giải thích thực trạng tiếp cận và sử dụng
dịch vụ y tế của Người nhập cư từ nông thôn vào thành phố, giải thích quyết định
lựa chọn các cơ sở y tế trong khám chữa bệnh. Tiếp cận nghiên cứu dựa trên quyền
được chăm sóc sức khỏe và được tiếp cận các DVYT có chất lượng để phòng ngừa
hoặc điều trị những bệnh tật của người lao động nhập cư.
Hóa giải song đề phương pháp luận giữa Tiếp cận cá nhân luận hoặc/và Tiếp
cận cộng đồng luận bằng cách phê phán hạn chế của các Quan điểm cực đoan, thái
quá như Duy cá nhân luận hoặc Duy cộng đồng luận; thừa nhận tính hợp lý tương
đối của các Quan điểm đối trọng như hỗn hợp Trọng các nhân luận hơn cộng đồng
luận hoặc hỗn hợp Trọng cộng đồng luận hơn cá nhân luận; hướng tới lựa chọn
Quan điểm dung hòa hoặc dung hợp 2 cách tiếp cận phương pháp luận: Cá nhân
phương pháp luận và Cộng đồng phương pháp luận.
4.2. Phương pháp nghiên cứu của Luận án
Đây là nghiên cứu cắt ngang, các khách thể nghiên cứu chỉ cung cấp thông tin

một lần với các nội dung theo yêu cầu vào thời điểm nhất định. Nghiên cứu phối
hợp sử dụng 4 phương pháp chính bao gồm: phân tích tài liệu thứ cấp, quan sát,
phương pháp nghiên cứu định tính và nghiên cứu định lượng để trả lời các câu hỏi
nghiên cứu.

6


4.2.1. Phương pháp phân tích tài liệu thứ cấp.
4.2.2. Phương pháp quan sát.
4.2.3. Phương pháp nghiên cứu định tính
Phỏng vấn sâu (PVS) cá nhân và thảo luận nhóm (TLN) được chúng tôi duy
trì liên tục trong suốt thời gian nghiên cứu tại thực địa, cả trước, trong và sau khi
khảo sát dịnh lượng. Mẫu phỏng vấn sâu có tính đến nhóm Người sở tại, là những
Người sinh ra tại Hà Nội và có hộ khẩu thường trú làm nhóm đối chứng.
4.2.4. Phương pháp nghiên cứu định lượng
NCS sử dụng bộ dữ liệu về “Tình hình cư trú ở Việt Nam” của Ngân hàng
Thế giới. Trong quá trình phân tích, NCS sử dụng thông tin của 648 trường hợp là
những Người nhập cư đến Hà Nội trong 5 năm trước thời điểm khảo sát. Phân tích
có so sánh với tiếp cận và sử dụng dịch vụ y tế của những Người nhập cư với Người
sở tại hiện có đăng ký hộ khẩu thường trú tại thành phố Hà Nôi.
5. Đóng góp mới về khoa học của luận án
Nghiên cứu “Tiếp cận và sử dụng dịch vụ y tế của Người nhập cư từ nông
thôn vào thành phố” đóng góp vào tri thức lý luận chung của chuyên ngành xã hội
học trong việc nghiên cứu tiếp cận các dịch vụ xã hội đối với các nhóm dân cư đặc
thù. Trong đó tiếp cận dịch vụ y tế tại nơi đến đối với Người nhập cư đô thị là một
trong những phương thức giúp đảm bảo an sinh sức khỏe tại nơi cư trú mới, nhằm
ổn định đời sống để xây dựng các chiến lược cho cuộc sống mới. Nghiên cứu chỉ ra
khả năng vận dụng các Lý thuyết xã hội học hiện đại về sự lựa chọn hợp lý, vốn xã
hội và mạng lưới xã hội. Bên cạnh đó đề tài luận án cũng khẳng định: nghiên cứu

“tiếp cận và sử dụng dịch vụ y tế của Người nhập cư từ nông thôn vào thành phố”
không chỉ có tiếp cận nghiên cứu từ góc độ y học hay y tế công cộng mà còn dưới
góc độ xã hội học sức khỏe hoàn toàn cho phép chỉ ra và lý giải các yếu tố xã hội
ảnh hưởng đến sức khỏe của con Người trong quá trình hội nhập đời sống mới. Mặt
khác, nghiên cứu cho thấy việc vận dụng kết hợp các phương pháp nghiên cứu định
tính và nghiên cứu định lượng là thích hợp và bổ trợ cho nhau trong lý giải các vấn
đề đặt ra. Phương pháp nghiên cứu định tính thực hiện cả trước và sau phương pháp
nghiên cứu định lượng nhằm tìm hiểu sâu hơn nguyên nhân và những nhân tố ảnh
hưởng, giải thích các vấn đề đặt ra từ kết quả nghiên cứu định lượng.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án.


6.1. Ý nghĩa lý luận.
 Luận án góp phần làm phong phú thêm hệ thống khái niệm trong
nghiên cứu tiếp cận và sử dụng dịch vụ y tế
 Quá trình vận dụng lý thuyết trong nghiên cứu giúp đề tài giải thích và
kiểm chứng tính phù hợp và đúng đắn của Lý thuyết lựa chọn hợp lý, Lý thuyết
Vốn và Mạng lưới xã hội trong thực tiễn Việt Nam (trường hợp Hà Nội)
 Cung cấp tri thức lý luận mới cho lĩnh vực nghiên cứu chuyên ngành,
tiếp cận nghiên cứu Xã hội học Y tế - Sức khỏe, Xã hội học Đô thị, Xã hội học
Nông thôn và Xã hội học Chính sách.
6.2. Ý nghĩa thực tiễn.
Nghiên cứu “Tiếp cận và sử dụng dịch vụ y tế của nhóm Người nhập cư từ
nông thôn vào thành phố”giúp nhận diện các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình tiếp
cận và sử dụng DVYT tại nơi cư trú mới đối với những Người nhập cư tại đô thị
trên cơ sở phân tích thực trạng tiếp cận và sử dụng DVYT của họ. Nghiên cứu cũng
đóng góp thêm các bằng chứng thực tiễn về các yếu tố hạn chế, là rào cản gây khó
khăn trong quá trình tiếp cận DVYT. Mặt khác nghiên cứu cung cấp các bằng chứng
về sự phù hợp của chính sách chăm sóc sức khỏe mà cụ thể là BHYT đối với người
nhập cư đô thị. Thông tin thu được từ PVS và TLN là cơ sở dữ liệu phong phú để

tham khảo cho các nghiên cứu liên quan.
Kết quả nghiên cứu của đề tài luận án có ý nghĩa đối với việc làm cơ sở để
đưa ra các khuyến nghị nhằm điều chỉnh chính sách kịp thời đảm bảo nhu cầu trong
tiếp cận và sử dụng DVYT nhằm CSSK cho Người nhập cư đô thị.
7. Cơ cấu của luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận và khuyến nghị, danh mục tài liệu tham khảo, danh
mục các từ viết tắt, các bảng, các hình, phụ lục, luận án được chia thành 5 chương
Chương 1. Tổng quan tình hình nghiên cứu các vấn đề có liên quan đến đề tài luận án
Chương 2. Cơ sở lý luận nghiên cứu đề tài
Chương 3. Đặc điểm nhân khẩu xã hội và tình hình sức khỏe người nhập cư từ nông
thôn vào thành phố.
Chương 4. Thực trạng tiếp cận và sử dụng dịch vụ y tế của Người nhập cư từ nông
thôn vào thành phố.
Chương 5. Các yếu tố ảnh hưởng đến tiếp cận và sử dụng dịch vụ y tế của Người
nhập cư từ nông thôn vào thành phố.

8


CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN
1.1. Tình hình người nhập cư từ nông thôn vào thành phố
Xu hướng di dân giữa các vùng đang có những thay đổi lớn trong những
năm gần đây. Hiện tượng di dân nông thôn – đô thị đang có xu hướng thay thế dần
di dân nông thôn – nông thôn. Dân số tăng do nhập cư đến Hà Nội chiếm từ 30 –
39% ( Trong đó, nhập cư khu vực nội thành
chiếm khoảng 70 – 80% so với tổng số dân nhập cư vào toàn thành phố. Nguyên
nhân chủ yếu của di dân là vì mục đích kinh tế chiếm 63%, tỷ lệ di cư không thời vụ
là 42% và 90% do di cư theo thời vụ. Lao động nhập cư ở đô thị chủ yếu làm việc

tại khu vực tư nhân, không chính thức, thu nhập thấp và không ổn định. Hiện nay
phụ nữ di cư ngày càng tăng và đang chiếm tỷ trọng lớn trong dòng di cư từ nông
thôn đến thành thị.
1.2. Đời sống của người nhập cư ở thành phố
Đa số người nhập cư làm việc ở khu vực phi chính thức, thời gian làm
việc nhiều, điều kiện an toàn lao động chưa đảm bảo
Thu nhập thấp, thiếu ổn định và ở nhà thuê trong bối cảnh chi phí sinh
hoạt tại đô thị cao. Chính vì thế, rất nhiều người chọn giải pháp chi tiêu tối
thiểu, bao gồm cả những khoản chi cho chăm sóc y tế. Điều này làm tăng nguy
cơ tích luỹ bệnh tật mà chính họ là người phải gánh chịu những hậu quả trong
tương lai.
1.3. Tiếp cận và sử dụng dịch vụ an sinh xã hội của Người nhập cư
Tình hình tiếp cận dịch vụ an sinh xã hội của Người nhập cư từ nông
thôn vào thành phố.
Nếu coi Người nhập cư là những người nghèo đô thị hay là những người
có thu nhập thấp thì những người nghèo này đã gặp phải những rào cản nhất
định khi tiếp cận với các dịch vụ ASXH. Kết quả nghiên cứu mới nhất của
Action Aid cho thấy 63,3% lao động nhập cư không chính thức tại Hải Phòng và


90% tại thành phố Thành phố Hồ Chí Minh không được nhận các dịch vụ về
ASXH (Action Aid, 2014).
“Tỷ lệ lao động nhập cư tham gia các loại hình bảo hiểm tự nguyện
không cao có thể do một số nguyên nhân chủ yếu: 1/- Nhóm người nhập cư lao
động tự do có thu nhập thiếu ổn định, trong khi mức đóng để tham gia các hình
thức bảo hiểm tự nguyện lại quá cao so với thu nhập của họ; 2/- Người lao động
nhập cư không được tiếp cận với thông tin về các loại bảo hiểm, họ không nhận
thức được lợi ích của các loại bảo hiểm này; 3/- thiếu các chính sách hỗ trợ từ
chính quyền sở tại để thúc đẩy việc tham gia đóng bảo hiểm của người lao động
nhập cư” (Phạm Văn Quyết, 2014).

Tiếp cận và sử dụng DVYT của Người nhập cư từ nông thôn vào thành
phố
Các nhóm nhập cư có mức độ tiếp cận với các dịch vụ y tế khác nhau.
Điều này phụ thuộc vào tình trạng đăng ký hộ khẩu, vị trí xã hội, điều kiện kinh
tế cũng như ý thức CSSK của chính Người nhập cư. Bên cạnh đó, chính sách
của Nhà nước còn có sự phân biệt giữa Người nhập cư và Người thường trú, sự
phân biệt trong hệ thống CSSK giữa Người có thẻ bảo hiểm và không có thể bảo
hiểm (Lê Bạch Dương và Nguyễn Thanh Liêm, 2011). Sự tiếp cận các dịch vụ
CSSK chủ yếu là do gia đình tự lo hoặc tự tìm đến các cơ sở y tế phù hợp với
điều kiện kinh tế của mình. Việc thụ hưởng các dịch vụ CSSK tại nơi đến của
Người nhập cư còn có nhiều bất cập (Nguyễn Hữu Minh và cộng sự, 2005).
Các kết quả nghiên cứu cũng đã chỉ ra rằng có sự khác biệt trong CSSK
giữa các nhóm đối tượng di cư khác nhau, giữa các vùng khác nhau. Nữ lao
động di cư thường chọn các cơ sở y tế của Nhà nước để đến khám chữa bệnh
cao hơn so với nam. Người di cư đến Hà Nội sử dụng thẻ bảo hiểm y tế nhiều
hơn là Người di cư đến các vùng khác (Tổng cục thống kê, 2006: 97). Trước
khi di cư, tỷ lệ người di cư sử dụng các biện pháp tránh thai tương đương với
người không di cư. Tỷ lệ này tăng lên đáng kể sau khi họ chuyển đến nơi ở mới
(Viện Xã hội học, 1998). Khả năng tiếp cận bảo hiểm y tế của Người di cư khác

10


nhau giữa các nhóm cư trú. Tỷ lệ có thẻ bảo hiểm y tế của Người di cư không
đăng ký thấp hơn hẳn (Đặng Nguyên Anh và cộng sự, 2007).
1.4. Một số nhận xét và hướng đi của đề tài
Các nghiên cứu đã chỉ ra khoảng trống chính sách trong tiếp cận và sử dụng
các dịch vụ xã hội cơ bản tại đô thị của Người nhập cư. Dịch vụ y tế chăm sóc sức
khỏe là một trong 5 dịch vụ xã hội cơ bản mà chính phủ đang dành sự quan tâm, đặc
biệt đối với nhóm dân số nhập cư tại đô thị. Bên cạnh đó là tình trạng có hay không

có thẻ BHYT đối với Người di cư, có hay không sử dụng thẻ BHYT trong KCB đối
với các đối tượng di cư khác nhau, ở các vùng khác nhau. Hoặc Người di cư làm
việc ở khu vực chính thức được tiếp cận với BHYT tốt hơn khu vực phi chính thức.
Nghiên cứu của đề tài luận án sẽ tiếp tục phân tích quá trình tiếp cận và sử
dụng DVYT, các yếu tố liên quan đến tiếp cận và sử dụng DVYT tế tại thành phố
của Người nhập cư trong bối cảnh chính sách và các qui định có liên quan của chính
phủ đã có những thay đổi theo hướng thuận lợi cho Người nhập cư đô thị. Tìm hiểu
tương tác giữa các cá nhân, các nhóm người nhập cư trong quá trình ra quyết định
lựa chọn và sử dụng các dịch vụ y tế. Chúng tôi không chỉ tập trung nghiên cứu
phân tích sâu tiếp cận và sử dụng DVYT xem xét từ góc độ bao phủ BHYT mà còn
có những phân tích sâu đối với vấn đề BHYT trái tuyến, BHYT hộ gia đình, vấn đề
chi trả từ BHYT khi Người nhập cư tiếp cận các DVYT trong khám chữa bệnh.
Tiếp cận nghiên cứu không chỉ từ góc độ phân tích chính sách hay hệ thống cung
ứng dịch vụ mà ngay chính từ Người sử dụng dịch vụ trên cơ sở vận dụng Lý thuyết
lựa chọn hợp lý, Vốn xã hội chú trọng Mạng lưới xã hội để xem xét các yếu tố liên
quan đến quyết định tiếp cận và sử dụng dịch vụ y tế của họ.
CHƯƠNG 2
CƠ SỞ LÝ LUẬN NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI
2.1. Các khái niệm công cụ
2.1.1. Khái niệm tiếp cận trong lĩnh vực y tế
Nghiên cứu của đề tài luận án xem xét tiếp cận DVYT của người nhập cư
dựa trên khả năng có thể đến được CSYT khi có nhu cầu. Nghĩa là khi có nhu
cầu KCB, có thể là kiểm tra sức khỏe định kỳ, có thể là khi ốm đau có bệnh


hoặc khi gặp các chấn thương cần khám và điều trị thì có thể đến được CSYT để
được sử dụng dịch vụ y tế.
2.1.2. Khái niệm sử dụng dịch vụ y tế.
Sử dụng DVYT là quá trình tương tác giữa con người và các dịch vụ y tế
trong CSSK, là quá trình thực hiện các bước hay là các cách để đạt được sức

khỏe một cách tốt nhất. Việc sử dụng dịch vụ y tế mang lại lợi ích sức khỏe cho
người sử dụng và họ có quyền lựa chọn cách thức sử dụng dịch vụ hoặc đòi hỏi
chất lượng của dịch vụ .
2.1.3. Khái niệm Dịch vụ y tế.
Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO): “Dịch vụ y tế bao gồm tất cả các dịch
vụ về chẩn đoán, điều trị bệnh tật và các hoạt động chăm sóc, phục hồi sức
khỏe. Chúng bao gồm các dịch vụ y tế cá nhân và các dịch vụ y tế cộng đồng”.
Dịch vụ y tế bao gồm cả khám điều trị ngoại trú và điều trị nội trú đáp ứng nhu
cầu chăm sóc sức khỏe cho người dân. DVYT còn được hiểu là các Chương
trình y tế nhằm chăm sóc và nâng cao sức khỏe người dân.
Các DVYT đều nằm trong các CSYT, CSYT được hiểu là nơi khám chữa
bệnh và chăm sóc sức khỏe, bao gồm bệnh viện các tuyến từ trung ương đến địa
phương (bệnh viện tuyến Trung Ương, bệnh viện tuyến tỉnh/thành phố, bệnh
viện tuyến quận/huyện), các bệnh viện tư, bệnh viện quốc tế, bệnh viện chuyên
khoa, bệnh viện ngành, phòng khám khu vực và các trạm y tế xã/phường.
2.1.4. Khái niệm BHYT
Theo Luật BHYT: “Bảo hiểm y tế là hình thức bảo hiểm được áp dụng
trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe, không vì mục đích lợi nhuận, do Nhà nước tổ
chức thực hiện”.
Nghiên cứu này xem xét tiếp cận và sử dụng DVYT của người nhập cư
không chỉ dựa trên tình trạng cư trú mà còn dựa trên tình trạng có hay không có
BHYT. Nghiên cứu sẽ phân tích sự khác biệt trong tiếp cận và sử dụng BHYT
giữa những người tham gia và không tham gia BHYT.

12


2.1.5. Khái niệm người nhập cư từ nông thôn vào thành phố.
Để làm rõ khái niệm người nhập cư từ nông thôn vào thành phố, trước hết
cần định nghĩa khái niệm người di cư. Người di cư là người di chuyển từ một

lãnh thổ này đến một lãnh thổ khác nhằm thiết lập một nơi cư trú mới trong một
khoảng thời gian nhất định. Định nghĩa này được Liên hiệp quốc sử dụng nhằm
khẳng định mối liên hệ giữa sự di chuyển theo một khoảng cách nhất định qua
một địa giới hành chính, với việc thay đổi cư trú (Đặng Nguyên Anh, 2009).
Trong phạm vi nghiên cứu của đề tài luận án, người nhập cư từ nông thôn
vào thành phố được xác định là những người di chuyển từ các khu vực nông
thôn đến thành phố. Đề tài luận án tập trung nghiên cứu đối với những người
nhập cư từ khu vực nông thôn vào thành phố Hà Nội.
2.2 Các lý thuyết được sử dụng
2.2.1. Lý thuyết lựa chọn hợp lý
Thuyết lựa chọn hợp lý dựa vào tiên đề cho rằng con Người luôn hành
động một cách có chủ đích, có suy nghĩ để lựa chọn và sử dụng nguồn lực một
cách hợp lý nhằm đạt được kết quả tối đa với chi phí tối thiểu. Tức là trước khi
quyết định một hành động nào đó con Người muốn đặt lên bàn cân để cân đo
đong đếm giữa chi phí và lợi ích mang lại, nếu chi phí ngang bằng hoặc nhỏ hơn
lợi ích thì sẽ thực hiện hành động và nếu chi phí lớn hơn thì sẽ không hành
động.
Đại diện cho Lý thuyết sự lựa chọn hợp lý là George Homans và Peter
Blau. Lý thuyết lựa chọn hợp lý giúp chúng tôi lý giải cho những quyết định của
Người nhập cư trong lựa chọn các dịch vụ y tế (khám bệnh, tư vấn và chữa
bệnh…). Những lựa chọn này, ngoài những yếu tố như nghề nghiệp, trình độ
học vấn, khả năng kinh tế… thì những Người nhập cư phải dựa vào vốn xã hội
cũng như mạng lưới quan hệ của bản thân (gia đình và xã hội). Do đó, chúng tôi
sẽ giới thiệu các cách nhìn khác nhau của các học giả về vốn xã hội cũng như
Lý thuyết mạng lưới xã hội trong phần tiếp theo.
2.2.2 Khái niệm Vốn xã hội và Lý thuyết mạng lưới xã hội


Khái niệm Vốn xã hội
Mặc dù có nhiều cách hiểu, cách định nghĩa khác nhau, tuy nhiên các định

nghĩa và giải thích đều có một điểm chung là VXH hỗ trợ khả năng của Người
hành động để tìm kiếm lợi ích khi họ có tư cách thành viên trong các MLXH.
Qua các định nghĩa nêu trên, có thể thấy, VXH bao gồm các đặc trưng cơ bản:
1)- niềm tin, sự tin cẩn; 2)- sự tương hỗ, có đi có lại; 3)- các quy tắc, các chuẩn
mực và các chế tài; 4)- sự kết hợp với nhau thành mạng lưới xã hội.
Đại diện là Pierre Bourdieu, James Coleman và Robert Putnam. thường đề
cập đến các chiều cạnh: niềm tin (confiance), mạng lưới (réseau) và tính có đi
có lại (réciprocité). Trong khi Lý thuyết MLXH giúp chúng ta làm sáng tỏ
không gian xã hội, liên kết xã hội và vốn xã hội.
Mạng lưới xã hội (MLXH) là một tập hợp liên kết giữa các cá nhân hay
các nhóm dân cư. Đặc điểm và tính chất của cấu trúc mạng lưới xã hội được các
Tác giả nghiên cứu từ nhiều hướng khác nhau, đó là cấu trúc của các mối liên hệ
xã hội, tương tác xã hội và quan hệ xã hội giữa các cá nhân, giữa cá nhân và tập
thể. Trên bình diện xã hội học, khái niệm mạng lưới xã hội dựa trên cơ sở lý
thuyết hệ thống và tương tác xã hội (Vũ Quang Hà, 2001).
CHƯƠNG 3
ĐẶC ĐIỂM NHÂN KHẨU XÃ HỘI
VÀ TÌNH HÌNH SỨC KHỎE CỦA NGƯỜI NHẬP CƯ
3.1. Đặc điểm nhân khẩu - xã hội của Người nhập cư tại Hà Nội
3.1.1. Giới tính.
Tỷ lệ nam giới và nữ giới trong mẫu khảo sát có lệch nhau theo chiều hướng tỷ
lệ nữ cao hơn nam giới khoảng 5%: 47,8% người trả lời là nam và 52,2 0% người
trả lời là nữ giới.
3.1.2. Nhóm tuổi
Phần lớn người nhập cư tại Hà Nội nằm trong độ tuổi lao động với 76,8%.
Nhóm dưới 18 tuổi chiếm 22,2% thường là những em bé đi cùng gia đình, sống

14



cùng bố mẹ trong các gia đình nhập cư hoặc là các em bé sinh ra trong quá trình bố
mẹ sinh sống tại đô thị. Nhóm những người trên 60 tuổi chiếm tỷ lệ rất nhỏ: 1%, có
thể họ là những người đang tham gia lao động, có thể họ là ông/bà đi cùng gia đình
để trông con cháu. Với tỷ lệ nhỏ chỉ chiếm 1% trên tổng số người nhập cư sẽ không
có nhiều giá trị khi phân tích quá trình tiếp cận và sử dụng DVYT tại đô thị đối với
nhóm người này. Do vậy, các phân tích trong luận án chủ yếu tập trung vào nhóm
những người đang trong độ tuổi lao động (76,8%).
3.1.3. Trình độ học vấn
Những người nhập cư tốt nghiệp THPT chiếm tỷ lệ cao nhất với 47,3%. Nhóm
có trình độ đại học cao thứ 2 với 11,6% và tương đương với nhóm không có bằng
cấp: 11,2%. Nhóm có trình độ cao đẳng và trung học cơ sở cũng gần tương đương
nhau: 9,7% và 10,3%). Trình độ của các nhóm còn lại có tỷ lệ thấp hơn: sơ/trung
cấp nghề/trung học chuyên nghiệp 6,7%, tiểu học 2,7% và trình độ sau đại học là
0,5%.
3.1.4. Tình trạng hôn nhân
Tỷ lệ người nhập cư độc thân chiếm 65 % trên tổng số người nhập cư, tỷ lệ này
vượt lên cao gấp đôi tỷ lệ kết hôn với 33,7%. Ly thân/Ly hôn và góa chiếm tỷ lệ rất
nhỏ, chỉ 0,4% ly thân và 0,8% là những người có chồng hoặc vợ đã mất.
3.1.5. Thành phần dân tộc
Dân tộc Kinh chiếm tỷ lệ chủ yếu 95,%, các dân tộc khác như Thái, Tày,
Hoa,… chỉ 4,5%. Người nhập cư từ nông thôn vào thành phố Hà Nội chủ yếu từ các
tỉnh đồng bằng, tỷ lệ đến từ các tỉnh miền núi rất thấp. Một trong những hạn chế của
người dân tộc thiểu số là rào cản về ngôn ngữ, trình độ học vấn, tay nghề, khoảng
cách địa lý cũng như các kỹ năng mềm khác. Có thể đó là nguyên nhân làm hạn chế
quá trình di cư của người các dân tộc ra thành phố.
3.1.6. Tình trạng việc làm và nghề nghiệp
Người nhập cư làm việc ở nhiều nhóm nghề nghiệp khác nhau, tỷ lệ cao nhất
là những người làm trong nhóm ngành dịch vụ/bán hàng với 29,5%. Đó là các vị trí
nghề nghiệp như: nhân viên dịch vụ cá nhân, nhân viên bán hàng, nhân viên chăm
sóc cá nhân, nhân viên dịch vụ bảo vệ. Tiếp theo là nhóm lao động giản đơn 21,5%;

nhóm chuyên môn bậc trung và lao động thủ công gần tương đương nhau với:


14,3% và 13%. Tiếp theo là nhóm thợ lắp rắp - vận hành máy móc chiếm 11%. Số
còn lại là nhân viên văn phòng: 6,5% và nhóm làm việc trong lĩnh vực chuyên môn
bậc cao: 4,2 %. Thu nhập trung bình của người nhập cư tại thời điểm khảo sát năm
2015 là 3.753.000 đồng/tháng (Phân tích số liệu HRS 2015/2016).
3.1.7. Thời gian nhập cư đến Hà Nội
Nghiên cứu này chỉ phân tích đối với những người nhập cư đến Hà Nội 5 năm
trước tính từ thời điểm khảo sát, là từ năm 2010. Chỉ tính riêng trong 5 năm từ 2010
– 2015 tổng số người nhập cư đến Hà Nội chiếm 56,2% trên tổng số người nhập cư
đến Hà Nội trong mẫu khảo sát.
3.1.8. Các đặc trưng về hộ gia đình
Quy mô hộ gia đình của những người nhập cư tại Hà Nội nhỏ hơn qui mô hộ
gia đình của những người thường trú. Quy mô hộ gia đình của những người nhập cư
là 2,7, thấp hơn nhiều so với qui mô hộ gia đình của những người thường trú là 4,1.
18% hộ gia đình người nhập cư có 1 người, trong khi đó chỉ 3% hộ gia đình của
người thường trú có một người. Tỷ lệ hộ gia đình có trẻ em ở các gia đình thường
trú là 60%, tỷ lệ này ở các gia đình nhập cư nhỏ hơn chỉ 33%. Tuổi trung bình của
các chủ hộ gia đình nhập cư là 34 tuổi, trẻ hơn rất nhiều so với tuổi trung bình của
các gia đình thường trú là 47 tuổi. Tỷ lệ kết hôn ở chủ hộ các gia đình thường trú là
91% trong khi đó tỷ lệ này ở chủ hộ các gia đình nhập cư là 75%.
CHƯƠNG 4
THỰC TRẠNG TIẾP CẬN VÀ SỬ DỤNG DỊCH VỤ Y TẾ
CỦA NGƯỜI NHẬP CƯ TỪ NÔNG THÔN VÀO THÀNH PHỐ
4.1 Tiếp cận DVYT của Người nhập cư từ nông thôn vào thành phố
4.1.1 Tính có sẵn của dịch vụ y tế và khả năng tiếp cận
Dịch vụ y tế chăm sóc sức khỏe là một trong 5 dịch vụ xã hội cơ bản cần
thiết đối với tiến trình sống của con Người. Hà Nội là thành phố có hệ thống
dịch vụ y tế đa dạng và chất lượng trong cả nước. Hệ thống trạm y tế tại các

phường/xã, trung tâm y tế các quận/huyện, phòng khám đa khoa, các bệnh viện

16


đa khoa cấp quận/huyện, thành phố và trung ương, các bệnh viện chuyên khoa,
các bệnh viện ngành, bệnh viện quốc tế, bệnh viện tư nhân…..Bên cạnh đó còn
có hệ thống các phòng khám tư nhân có chất lượng phục vụ nhu cầu chăm sóc
y tế của Người dân. Các CSYT luôn sẵn sàng phục vụ nhu cầu KCB đối với
Người dân nói chung và Người nhập cư tại đô thị.
Các cơ sở y tế ở Hà Nội đều nằm ở vị trí thuận lợi để Người dân có thể dễ
dàng đến được, dễ dàng tiếp cận các dịch vụ y tế để khám chữa bệnh. Khoảng
cách từ các hộ gia đình đến CSYT tại thành phố Hà Nội được cho là rất thuận
lợi, rất gần, với hệ thống các CSYT gần như phủ đều ở các quận nội thành và
ngoại thành. Tính sẵn có của thuốc và nhân lực y tế là những yếu tố tạo nên sự
thuận lợi và tính sẵn sàng cho tiếp cận DVYT của Người dân nói chung và
Người nhập cư đô thị ở Hà Nội nói riêng.
4.1.2 Tiếp cận DVYT theo tình trạng BHYT
Độ bao phủ BHYT
Tỷ lệ có BHYT, nhất là BHYT tại nơi cư trú, là một trong những tiêu chí
đánh giá việc tiếp cận và sử dụng các DVYT của Người nhập cư từ nông thôn
vào thành phố. Tỷ lệ bao phủ BHYT hiện nay đối với Người nhập cư từ nông
thôn vào thành phố Hà Nội là 77%, tỷ lệ này đối với Người sở tại là 76,1%
(Phân tích số liệu HRS 2015/2016) cao hơn tỷ lệ có BHYT của Người di cư
toàn quốc. Như vậy là tỷ lệ có BHYT ở Người nhập cư ở Hà Nội là khá cao,
đảm bảo họ có thể tiếp cận các DVYT và khám chữa bệnh bằng BHYT.
Tiếp cận DVYT đối với bảo hiểm y tế trái tuyến
Tuy nhiên, trong số những Người nhập cư có BHYT thì tỷ lệ BHYT trái
tuyến khá cao chiếm 28% tập trung chủ yếu ở nhóm trên 40 tuổi là nhóm lao động
chính, đây cũng là nhóm mà sức khỏe bắt đầu có dấu hiệu giảm sút do tuổi tác.

Như vậy, trong thực tế nhiều Người nhập cư có BHYT nhưng đăng ký khám chữa
bệnh ở tỉnh/thành phố khác, do một số trở ngại chưa chuyển được BHYT về nơi cư
trú sẽ gặp khó khăn khi cần khám chữa bệnh để được hưởng các chế độ của
BHYT.
Tiếp cận DVYT theo nơi đăng ký KCB của BHYT


Kết quả phân tích còn cho thấy tiếp cận DVYT của Người nhập cư có
liên quan đáng kể đến nơi đăng ký KCB theo BHYT. Ở cả nhóm nhập cư
và nhóm sở tại có nơi đăng ký khám chữa bệnh BHYT tại quận/huyện đang
cư trú, thì tỷ lệ đến bệnh viện quận khá cao (23,8% và 24,1%) so với các
CSYT khác trong khi tỷ lệ đến bệnh viện thành phố thấp hơn (15,9 % và
17,2 %). Tuy nhiên tỷ lệ đến bệnh viện tuyến trung ương của nhóm có nơi
đăng ký KCB tại quận huyện đang ở mức thấp hơn và thấp nhất so với
nhóm có đăng ký KCB tại quận/huyện khác và tỉnh/thành khác. Tỷ lệ đến
bệnh viện trung ương cao nhất ở nhóm nhập cư có nơi đăng ký khám chữa
bệnh BHYT tại tỉnh/thành khác (42,5%). Nhóm không có BHYT cũng có
tỷ lệ lựa chọn KCB tại các bệnh viện tuyến trung ương cao nhất (Người
nhập cư: 39,1%, Người sở tại: 42%). Điều này tiếp tục khẳng định chất
lượng của các DVYT tại các bệnh viện tuyến trung ương được Người dân
tin tưởng đánh giá cao và lựa chọn. Điều đáng chú ý là tỷ lệ sử dụng BHYT khi
khám chữa bệnh ngoại trú của nhóm nhập cư có đăng ký khám chữa bệnh BHYT
tại Hà Nội là 38,4 % thì tỷ lệ này ở nhóm có đăng ký khám chữa bệnh BHYT tại
tỉnh/thành khác chỉ 20 %. Như vậy, việc Người nhập cư được đăng ký cơ sở khám
chữa bệnh BHYT tại Hà Nội đã góp phần nâng cao tỷ lệ sử dụng BHYT của họ
khi khám chữa bệnh nội trú, vốn thường phải chi phí khá cao nếu không sử dụng
BHYT. Tuy nhiên tỷ lệ người nhập cư sử dụng BHYT khi khám chữa bệnh nội trú
trong nhóm đăng ký khám chữa bệnh BHYT tại Hà Nội thấp hơn so với nhóm có
đăng ký khám chữa bệnh BHYT tại tỉnh/thành khác (15,2% so với 27,5%).
Nguyên nhân có lẽ là sử dụng BHYT trong những trường hợp khám chữa bênh

ngoại trú ở Hà Nội chưa thật thuận tiện và hiệu quả so với sử dụng BHYT tại
tỉnh/thành nơi xuất cư hoặc so với không sử dụng BHYT.
4.1.3 Tiếp cận DVYT theo thời gian nhập cư
Có hai yếu tố khi nghiên cứu về Người di cư và Người nhập cư không
thể bỏ qua là không gian và thời gian. Không gian là những nơi họ đi qua
và lưu lại. Trong nghiên cứu này, không gian sống của họ là thành phố Hà

18


Nội. Thời gian ở đây được hiểu là khoảng thời gian họ đã sống tại nơi nhập
cư tính từ khi họ đến và bắt đầu sinh sống liên tục.
Các phân tích tập trung ở 3 nhóm: nhóm mới nhập cư trong vòng 5
năm, nhóm nhập cư trên 5 năm và nhóm sở tại, phân tích khả năng tiếp cận
các DVYT trên những Người có ốm (là Người cần khám chữa bệnh). Tỷ lệ
tiếp cận DVYT cao nhất thuộc về nhóm nhập cư dưới 5 năm (65 %), thấp
nhất là nhóm nhập cư trên 5 năm (60,3%), tỷ lệ tiếp cận DVYT khi đau ốm
ở nhóm sở tại là 63%. Như vậy, khoảng 2/3 số người trong các nhóm có
tiếp cận DVYT khi đau ốm, có chênh lệch giữa các nhóm nhưng không
đáng kể, dao động trong vòng 5%.
4.2. Sử dụng DVYT của Người nhập cư từ nông thôn vào thành phố
Sử dụng DVYT là quá trình tương tác giữa con Người và các DVYT
trong CSSK, là quá trình thực hiện các bước hay là các cách để đạt được sức
khỏe một cách tốt nhất. Việc sử dụng dịch vụ y tế mang lại lợi ích sức khỏe
cho Người sử dụng và họ có quyền lựa chọn cách thức sử dụng dịch vụ hoặc
đòi hỏi chất lượng của dịch vụ. Trong phạm vi luận án, Tác giả sẽ mô tả và
phân tích các nội dung chính của sử dụng DVYT bao gồm: lựa chọn cách thức
điều trị, lựa chọn nơi khám chữa bệnh. Bên cạnh đó luận án sẽ phân tích việc
sử dụng DVYT theo thời gian nhập cư của nhóm có so sánh với Người sở tại.
4.2.1. Lựa chọn cách thức điều trị

Trong lần ốm đau gần nhất 62,4 % người nhập cư tại Hà Nội đã đến
CSYT để sử dụng các DVYT chăm sóc sức khỏe. Khoảng 1/3 số người lựa
chọn tự điều trị theo cách ra cửa hàng thuốc tây mua thuốc uống theo hướng
dẫn của Người bán thuốc, hoặc mua những loại thuốc đã uống trước đó nếu
cùng triệu chứng. Giải thích cho hành động vì sao chọn đi mua thuốc ở cửa
hàng thuốc tây mà không đến cơ sở y tế hay gặp nhân viên y tế để được chữa
trị, những Người nhập cư đều có những lý do gần giống nhau: thuận lợi, nhanh
chóng, ít tốn kém, đã từng mua như vậy và khỏi. Việc điều trị các bệnh thông
thường đối với Người nhập cư được coi là đơn giản. Thời gian làm việc kéo
dài, công việc thiếu tính ổn định, cuộc sống khó khăn nên những lao động này
ít có sự quan tâm chăm sóc sức khỏe. Thu nhập thấp và bấp bênh, bên cạnh đó


áp lực kiếm tiền và gửi tiền về quê đã góp phần không nhỏ vào hành vi CSSK
không được khuyến khích này. Việc chưa được hưởng những lợi ích của hệ
thống y tế công do họ là những người "trái tuyến" cũng có thể là một trong
những nguyên nhân của hành vi tự điều trị dẫn đến không hiệu quả và nhiều
rủi ro về sức khỏe. Tuy nhiên, đó chỉ là khi gặp những vấn đề sức khỏe thông
thường như cảm cúm, đau bụng, đau đầu, đau mỏi cơ thể. Khi gặp các vấn đề
lớn hơn như đau ốm nặng cần điều trị, cần chiếu chụp, làm xét nghiệm hay
những bệnh cần can thiệp y tế thì người nhập cư có những lựa chọn khác. So
với người sở tại, là những người có hộ khẩu thường trú tại Hà Nội, thì tỷ lệ những
Người nhập cư sử dụng các DVYT khi ốm đau hay gặp các vấn đề sức khỏe không
quá chênh lệch.
4.2.2. Lựa chọn nơi khám chữa bệnh
Kết quả phân tích cho thấy 36 % người nhập cư tại Hà Nội lựa chọn các
DVYT ngay tại nơi sinh sống, tập trung chính là tại phường và quận/huyện
đang cư trú. Trong khi đó 64 % phải đến khám chữa bệnh ở nơi khác với địa
bàn cư trú của mình, có thể là quận/huyện hoặc tỉnh/thành phố khác. Đối với
nhóm người sở tại, tỷ lệ người sử dụng các DVYT để KCB tại nơi cư trú là

44,8%, tỷ lệ người dân sử dụng các DVYT để KCB không cùng nơi cư trú là
55,2 %, chủ yếu là DVYT tại các quận/huyện khác trong thành phố. Số người
sở tại trong mẫu nghiên cứu KCB tại các tỉnh/thành phố khác rất thấp, chỉ vài
người, chủ yếu là do công việc (cơ quan đóng tại các tỉnh lân cận, họ chỉ về Hà
Nội vào cuối tuần). KCB ngay tại nơi cư trú được cho là thuận lợi về mặt di
chuyển, thuận lợi về thời gian đi lại, thuận lợi cả về chi phí khám chữa bệnh.
Trong khi đó Người nhập cư thực sự gặp khó khăn hơn so với Người sở tại khi
phải sử dụng các DVYT không cùng nơi cư trú. Người nhập cư sử dụng các
DVYT chủ yếu là để khám bệnh chiếm 64,7 %, để chữa bệnh chiếm 75 %.
Ngoài ra sử dụng các DVYT về chăm sóc sức khỏe sinh sản - kế hoạch hóa gia
đình và tiêm phòng chiếm tỷ lệ nhỏ: 8,1 % và 3,7 %
4.2.3. Sử dụng dịch vụ y tế theo thời gian nhập cư

20


Vậy những Người nhập cư từ nông thôn vào thành phố đã đến các cơ sở y
tế nào để sử dụng các DVYT trong khám và điều trị. Đa số chọn bệnh viện
trung ương với tỷ lệ cao gần như ngang nhau ở cả 3 nhóm nhập cư dưới 5 năm,
nhập cư trên 5 năm và nhóm sở tại: 38,8%; 37,8% và 40,1%. Rõ ràng không
có sự khác biệt lớn trong sử dụng DVYT của 3 nhóm dân cư. Các lựa chọn
DVYT tại các cơ sở y tế trong khám và điều trị bệnh tật gần như nhau.
Chúng tôi tiếp tục phân tích sâu tình hình sử dụng DVYT của những nhóm
này dựa trên tình trạng có hay không có BHYT thấy rằng: cả ba nhóm dân
cư đều có xu hướng sử dụng các DVYT tại bệnh viện tuyến trung ương với
tỷ lệ cao nhất ở cả những Người có BHYT và không có BHYT. Trong
những Người không có BHYT thì nhóm nhập cư dưới 5 năm sử dụng DVYT
tại bệnh viện tỉnh/thành phố thấp nhất chỉ 8,3%, và thấp hơn rất nhiều so với
nhóm nhập cư trên 5 năm là 30,3%, nhóm sở tại là 19,6%. So sánh với những
Người có BHYT có sử dụng DVYT tại bệnh vện tỉnh/thành phố thấy tỷ lệ này

cao hơn nhiều tại từng nhóm là: nhóm nhập cư dưới 5 năm 17,1 %, nhóm nhâp
cư trên 5 năm 33,1 và nhóm sở tại 20,4%. Qua đây có thể thấy BHYT có khả
năng là yếu tố có ảnh hưởng nhiều hơn đến sử dụng DVYT so với chiều dài
thời gian sống tại Hà Nội của những Người nhập cư.
4.2.4. Lựa chọn hợp lý các dịch vụ y tế
Trong phạm vi nghiên cứu của luận án, chúng tôi phân tích về hành vi lựa
chọn hợp lý quá trình tiếp cận-sử dụng các DVYT trong chăm sóc sức khỏe của
Người nhập cư ở góc độ : Lựa chọn các DVYT phù hợp sao cho việc chi trả chi
phí khám chữa bệnh là thấp nhất mà vẫn đảm bảo hiệu quả khám chữa bệnh cao
nhất cùng với đó là việc phục vụ chăm sóc bệnh nhân được thuận lợi nhất. Hành vi
lựa chọn hợp lý về một dịch vụ chăm sóc sức khỏe của Người dân được cân nhắc
dựa trên nhiều yếu tố. Ví dụ như các thói quen, sở thích, phong tục tập quán, kinh
nghiệm, các mối quan hệ cá nhân, văn hóa, chuẩn mực xã hội… hay uy tín của cơ
sở khám chữa bệnh, trình độ chuyên môn của bác sỹ, tình trạng BHYT … Như
vậy, cách lựa chọn một dịch vụ chăm sóc sức khỏe của mỗi Người cũng khác nhau
mà họ cho là hợp lý nhất đối với họ. Rõ ràng, để đưa ra được một quyết định hợp
lý và có lợi nhất trong vấn đề chăm sóc sức khỏe được mỗi cá nhân cân nhắc dựa


trên nhiều yếu tố, bao gồm cả bên trong lẫn bên ngoài. Vì thế, đối với một Người,
lựa chọn phương pháp chữa bệnh này, lựa chọn dịch vụ y tế này hay lựa cơ sở y tế
này trong một chừng mực nào đó là hợp lý nhất đối với họ cho dù với người khác
là chưa hợp lý. Đó chính là tính hợp lý/phi lý của sự lựa chọn hợp lý có giới hạn!
4.3. Tiếp cận và sử dụng DVYT về CS SKSS và dự phòng lây nhiễm HIV
của Người nhập cư từ nông thôn vào thành phố
Người nhập cư trẻ là nhóm có hoạt động tái sinh sản tích cực nên những
nguy cơ liên quan đến sức khỏe sinh sản và sức khỏe tình dục cũng cao hơn
các nhóm tuổi khác. Theo số liệu của Tổng cục thống kê 46,9% Người không
di cư cho rằng những Người di cư có nguy cơ lây nhiễm HIV cao hơn Người
không di cư. Mặc dù được cho là nhóm dân số có nguy cơ cao liên quan đến

các bệnh về đường sinh sản nhưng cả phụ nữ và nam giới là lao động nhập cư
trong mẫu nghiên cứu không có ai đi khám sức khỏe sinh sản định kì. Nguyên
nhân được cho là “cảm thấy ngại” khi đi khám các vấn đề về sức khỏe sinh
sản. Phần lớn những người chuyển đến sinh sống ở Hà Nội được tiếp cận
và tiếp cận tốt kiến thức và cách phòng tránh về các bệnh lây truyền qua
đường tình dục từ tivi hoặc các phương tiện truyền thông đại chúng. Tuy
nhiên họ có những hạn chế trong tiếp cận với các Chương trình truyền
thông can thiệp về chăm sóc SKSS và dự phòng lây nhiễm HIV tại địa bàn
dân cư nơi họ sinh sống do thời gian mà địa phương thực hiện các chương
trình này thường vào giờ hành chính, trong khi đó nhóm nhập cư là nhóm ít
có các hoạt động tại nơi sinh sống, thường đi làm cả ngày, tối về muộn nên
địa phương khó tiếp cận.
CHƯƠNG 5
CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN TIẾP CẬN VÀ SỬ DỤNG DỊCH VỤ
Y TẾ CỦA NGƯỜI NHẬP CƯ TỪ NÔNG THÔN VÀO THÀNH PHỐ
Trong chương này chúng tôi tập trung phân tích tác động của các yếu tố thể
chế, chính sách BHYT, văn hóa và kinh tế đến tiếp cận và sử dụng DVYT của
Người nhập cư từ nông thôn vào thành phố. Các nhóm yếu tố cơ bản như sau:

22


5.1. Nhóm yếu tố về thể chế, chính sách gồm: chính sách y tế và bảo hiểm
y tế
Cho đến nay chính phủ Việt Nam đã có nhiều thay đổi tích cực trong
việc hoàn thiện các quy định (thiết chế) và chính sách về chăm sóc sức khỏe,
đảm bảo công bằng cho mọi Người dân trong việc tiếp cận và sử dụng hệ thống
DVYT khi gặp các vấn đề về sức khỏe. Mặc dù hiện nay Luật BHYT đã có
nhiều sửa đổi nhằm tạo điều kiện để các nhóm dân cư có thể tiếp cận dễ dàng
các dịch vụ y tế công có chất lượng. “Khoảng trống chính sách” đã được thu hẹp

dần do sự nới lỏng các điều kiện để mua BHYT và các quy định khi sử dụng các
dịch vụ y tế. Tuy nhiên, trên thực tế đối với nhóm những người nhập cư từ nông
thôn vào thành phố vẫn còn những hạn chế nhất định khi tiếp cận và sử dụng
DVYT tại nơi cư trú mới do tình trạng BHYT trái tuyến.
Mặc dù độ bao phủ BHYT được cho là khá tốt với 77% người nhập cư
trong mẫu nghiên cứu tham gia BHYT. Tuy nhiên, điều quan trọng hơn là những
Người nhập cư từ nông thôn vào thành phố phải thực sự nhận được sự thụ hưởng
có chất lượng trong quá trình tiếp cận và sử dụng các DVYT thông qua BHYT thì
BHYT mới thực sự là chỗ dựa cho Người nhập cư trong chăm sóc sức khỏe.
Không có BHYT, BHYT trái tuyến hay thói quen tự điều trị, tự mua thuốc uống
đều làm ảnh hưởng đến chất lượng trong tiếp cận và sử dụng DVYT của Người
nhập cư đô thị.
5.2. Nhóm các yếu tố về văn hóa
Tập quan thói quen tự điều trị, tự mua thuốc mà không đi khám khi gặp các
vấn đề sức khỏe còn tồn tại bên cạnh tâm lý e ngại và chưa ý thức đầy đủ về
sức khỏe đã ảnh hưởng đến hành vi tích cực trong chăm sóc sức khỏe và tiếp
cận sử dụng DVYT. Phân tích số liệu khảo sát cho thấy vẫn còn tỷ lệ cao
Người nhập cư không tiếp cận với các DVYT mà chỉ mua thuốc tự uống tại
nhà: 52,2%. Thói quen văn hóa này không chỉ tồn tại ở nhóm người mới nhập
cư mà ngay cả những Người sống lâu năm ở thành phố cũng tự tìm đến hiệu
thuốc tây khi gặp các triệu chứng thông thường. Họ hầu như đặt niềm tin vào
Người bán thuốc thay vì theo sự kê đơn của Bác sỹ. “Tự điều trị” không những
làm giảm ý thức và hành vi tiếp cận với hệ thống y tế trong chăm sóc sức khỏe


mà còn dẫn đến những rủi ro bao gồm cả sự thiếu chính xác trong việc tự chẩn
đoán và liều lượng, chậm trễ trong việc tìm kiếm tư vấn y tế khi có yêu cầu,
phản ứng phụ bất thường, nghiêm trọng, tương tác thuốc không an toàn, cũng
như nguy cơ lệ thuộc và lạm dụng thuốc… Việc tự điều trị có thể giúp chúng
ta giảm những lo lắng hơn so với việc phải chờ đợi thăm khám của Bác sỹ,

nhưng nó không phải là một phương pháp hoàn toàn an toàn trong điều trị
bệnh.
Sức khỏe là vốn quý nhất của mỗi Người, "phòng bệnh hơn chữa bệnh", do
đó khám sức khỏe định kỳ là việc cần được ưu tiên. Tuy nhiên hiện nay có rất
nhiều Người cho rằng chỉ cần đi khám khi nào cơ thể có dấu hiệu mệt mỏi. Đây là
một quan niệm sai lần và hết sức nguy hiểm. Trên thực tế có những Người khi có
các triệu chứng rõ rệt mới đi khám, khi đó bệnh đã ở giai đoạn cuối, lúc này việc
điều trị sẽ gặp khó khăn và tốn kém. Trong tất cả các trường hợp PVS không có
Người nào đã từng đi khám sức khỏe định kỳ, chỉ duy nhất 1 Người có nghĩ đến
việc đi khám sức khỏe định kỳ nhưng chưa có điều kiện thực hiện.
Có sự khác biệt về tình trạng BHYT giữa nam giới và nữ giới:
 Trong nhóm có BHYT thì tỷ lệ nữ cao hơn nam giới: 80,9% nữ
nhập cư tại Hà Nội có BHYT, trong khi đó tỷ lệ này ở nam giới
là 72,4%.
 Trong nhóm không có BHYT, tỷ lệ nữ thấp hơn với 19,1%,
trong khi đó tỷ lệ nam giới là 27,6%
Yếu tố giới không chỉ tạo nên sự khác biệt trong tiếp cận và sử dụng DVYT
và BHYT, nó còn là yếu tố ảnh hưởng đến các quyết định tiếp cận và sử dụng dịch
vụ của cả hai nhóm. Nữ giới thường sẵn sàng tiếp cận các CSYT để sử dụng
DVYT khi cần thiết, còn nam giới ít sẵn sàng hơn do tâm lý không muốn chờ đợi
hoặc ngại ngần với các thủ tục hành chính.
5.3. Nhóm các yếu tố về kinh tế
Thu nhập thấp và thiếu ổn định của Người nhập cư tại Hà Nội trong bối
cảnh các chi phí y tế tại đô thị thường cao hơn rất nhiều các khu vực khác. Do
đó những Người nhập cư đã huy động tối đa mạng lưới cộng đồng xung quanh

24


khi gặp các vấn đề sức khỏe cần tiếp cận và sử dụng các dịch vụ y tế. Việc huy

động sự giúp đỡ của những Người nhập cư cùng hoàn cảnh đã thúc đẩy quá
trình tiếp cận và sử dụng các dịch vụ y tế của họ được tốt hơn, các chi phí y tế
cũng giảm phần nào. Thu nhập không chỉ tác động đến tiếp cận và sử dụng
DVYT của Người nhập cư mà thu nhập thấp, tài chính không ổn định đã làm
giảm các hành vi chăm sóc sức khỏe tích cực như khám sức khỏe định kì,
khám chữa bệnh tại các cơ sở y tế khi ốm đau và làm giảm cơ hội tiếp cận với
các dịch vụ y tế có chất lượng tại đô thị.
Chi phí khám chữa bệnh nếu không được thanh toán từ BHYT sẽ được lấy từ
nguồn chi tiêu của cá nhân hoặc của gia đình người sử dụng dịch vụ. Trong khi thu
nhập của nhóm người dân nhập cư từ nông thôn vào thành phố hiện nay được cho
là thấp so với các chi phí cần thiết cho cuộc sống thì các chi phí y tế tại đô thị lại
được cho là đắt đỏ hơn khu vực nông thôn. Ngoài các chi phí trực tiếp như tiền
khám bệnh, tiền xét nghiệm, tiền mua thuốc điều trị và các vật tư y tế khác, người
bệnh còn phải chi phí các khoản tiền như tiền ăn uống, tiền đi lại và các chi phí
phát sinh. Thu nhập cũng bị giảm sút bởi những ngày đau ốm phải điều trị không
thể đi làm. Bên cạnh đó 45,6% người nhập cư tiếp cận và sử dụng các DVYT
nhưng không được BHYT chi trả. Rõ ràng đây là một tỷ lệ lớn, những người này
nằm trong nhóm những người không có BHYT tế, hoặc KCB không thể sử dụng
BHYT do BHYT trái tuyến. Một mặt họ phải sử dụng tiền túi cá nhân trong bối
cảnh chi phí y tế cao, tiền lương thấp và đời sống bấp bênh. Các vấn đề về BHYT
tiếp tục cho thấy có sự tác động trực tiếp đến nhiều mặt trong tiếp cận DVYT của
người nhập cư tại đô thị.
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1.

Kết luận
Từ những mô tả và phân tích về thực trạng việc tiếp cận và sử dụng

DVYT của Người nhập cư từ nông thôn vào thành phố Hà Nội và các yếu tố
ảnh hưởng, chúng tôi nêu lên một số phát hiện chính của đề tài như sau:

 Người nhập cư từ nông thôn vào thành phố Hà Nội có nhiều cơ hội tiếp
cận DVYT và KCB do tính có sẵn của DVYT ở thành phố cao hơn các
khu vực nông thôn


×