Tải bản đầy đủ (.docx) (46 trang)

MÔ HÌNH tổ CHỨC, QUẢN lý HOẠT ĐỘNG y tế TRƯỜNG học TRÊN THẾ GIỚI và tại VIỆT NAM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (338.13 KB, 46 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI

MẠC ĐĂNG TUẤN

MÔ HÌNH TỔ CHỨC, QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG Y TẾ
TRƯỜNG HỌC: TRÊN THẾ GIỚI VÀ TẠI VIỆT NAM

TIỂU LUẬN TỔNG QUAN

Hà Nội – 2018


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI
========
MẠC ĐĂNG TUẤN

MÔ HÌNH TỔ CHỨC, QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG Y TẾ
TRƯỜNG HỌC: TRÊN THẾ GIỚI VÀ TẠI VIỆT NAM
Người hướng dẫn khoa học: 1. PGS.TS. Lê Thị Thanh Xuân
2. PGS.TS. Chu Văn Thăng
Cho đề tài: Thực trạng y tế trường học ở các trường tiểu học,
trung học cơ sở của tỉnh Tuyên Quang giai đoạn 2007 – 2017
và kết quả một số giải pháp can thiệp.


Chuyên ngành: Y tế công cộng
Mã số : 62720301
TIỂU LUẬN TỔNG QUAN

Hà Nội – 2018


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

CSSK
CSSKBĐ
CSSKHS
CVCS
GDSK
KSK
NCSK
PVS
TH
THCS
TTB
VSATTP
VSMT
WHO

:
:
:
:
:
:

:
:
:
:
:
:
:
:

Chăm sóc sức khỏe
Chăm sóc sức khỏe ban đầu
Chăm sóc sức khỏe học sinh
Cong vẹo cột sống
Giáo dục sức khỏe
Khám sức khỏe
Nâng cao sức khỏe
Phỏng vấn sâu
Tiểu học
Trung học cơ sở
Trang thiết bị
Vệ sinh an toàn thực phẩm
Vệ sinh môi trường
World Health Organization (Tổ

chức Y tế Thế giới)
YTDP : Y tế dự phòng
YTTH : Y tế trường học


MỤC LỤC

ĐẶT VẤN ĐỀ...................................................................................................1
NỘI DUNG.......................................................................................................3
1.1

Khái niệm về YTTH.............................................................................3

1.1.1

Khái niệm YTTH ở trên Thế giới...................................................3

1.1.2

Khái niệm YTTH ở Việt Nam........................................................4

1.2. Tóm lược lịch sự phát triển YTTH..........................................................4
1.2.1. Trên thế giới......................................................................................4
1.2.2. Tại Việt Nam.....................................................................................6
1.3. Mô hình tổ chức, quản lý hoạt động y tế trường học..........................13
1.3.1. Trên thế giới...................................................................................13
1.3.2. Tại Việt Nam................................................................................22
KẾT LUẬN.....................................................................................................33
TÀI LIỆU THAM KHẢO


DANH MỤC SƠ ĐỒ

Sơ đồ 1.1. Sơ đồ quản lý hoạt động YTTH tại Việt Nam................................28
Sơ đồ 1.2. Thành phần, nhiệm vụ của Ban SKTH và YTTH..........................32



1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Y tế trường học (YTTH) là một nhiệm vụ quan trọng trong công tác
chăm sóc, bảo vệ và nâng cao sức khỏe cho học sinh. Cho tới nay đã có rất
nhiều văn bản, chỉ thị, quyết định do Thủ tướng Chính phủ, hai Bộ Y tế và Bộ
Giáo dục Đào tạo ban hành, chỉ đạo hướng dẫn thực hiện nhằm tăng cường
công tác y tế tại các trường học. Đặc biệt bên cạnh đó, nhiều tổ chức quan tâm
đã và đang có các chương trình, dự án nhằm nâng cao sức khỏe học đường
như Quĩ Nhi đồng liên hợp quốc (UNICEF), Tổ chức Y tế thế giới (WHO),
Ngân hàng Thế giới (WB), tổ chức Plan tại Việt Nam,…[1].
Hiện nay, Việt Nam có trên 36.000 trường học thuộc các cấp học khác
nhau với gần 25 triệu học sinh, sinh viên, chiếm khoảng 26% dân số [2], đó là
thế hệ trẻ, là tương lai của đất nước. Việc chăm sóc, bảo vệ và nâng cao sức
khoẻ cho học sinh, sinh viên đóng góp một phần rất quan trọng vào sự phát
triển toàn diện của thế hệ trẻ, cải thiện giống nòi của dân tộc mai sau.
Trường học là nơi hàng ngày các em học sinh được học tập, rèn luyện,
vui chơi, giải trí. Trường học không chỉ là nơi dạy chữ, dạy nghề mà còn là
nơi giáo dục, chăm sóc, bảo vệ và nâng cao sức khoẻ cho học sinh. Tuy nhiên
trường học cũng là nơi tập trung đông trẻ em, đó là môi trường thuận lợi cho
dịch bệnh phát sinh và lây lan. Với tính hiếu động, tập thể học sinh trong các
trường học cũng là cộng đồng dễ xảy ra các tai nạn, thương tích. Đường lối
giáo dục của Đảng, Nhà nước là giáo dục toàn diện bao gồm cả “Đức - Trí Thể - Mỹ - Lao động”, làm tốt công tác YTTH để chăm sóc tốt sức khoẻ cho
học sinh cũng có nghĩa đã góp phần thực hiện tốt quan điểm, đường lối giáo
dục toàn diện của Đảng và Nhà nước. YTTH có tầm quan trọng như các nội
dung hoạt động giáo dục khác trong nhà trường.


2


Thực tế từ năm 2007 đến nay, công tác YTTH còn gặp nhiều khó khăn,
bất cập. Mạng lưới cán bộ YTTH thiếu về số lượng và chưa đảm bảo về chất
lượng, trên 80% số trường học trong cả nước chưa có cán bộ y tế (CBYT)
chuyên trách [3]. Số đông cán bộ YTTH là giáo viên kiêm nhiệm, chưa được
đào tạo về chuyên môn YTTH. Các hoạt động YTTH chủ yếu tập trung vào
việc phát thuốc thông thường, truyền thông giáo dục sức khỏe (TTGDSK) và
một số trường kết hợp với y tế địa phương tổ chức khám sức khỏe định kỳ
cho học sinh. Ở những vùng nông thôn khó khăn, vùng sâu, vùng xa thì rất ít
trường có cán bộ YTTH chuyên trách.
Thời gian qua, các tỉnh thành đã rất tích cực củng cố, kiện toàn hệ
thống tổ chức YTTH tại các trường, trước hết là việc tuyển dụng bổ sung
CBYT cho các trường học. Nhiều mô hình YTTH đã được áp dụng, tuy nhiên
trong quá trình triển khai thực hiện các mô hình này, các trường đã gặp khá
nhiều khó khăn và cho đến nay vì nhiều lý do khách quan cũng như chủ quan,
hoạt động YTTH vẫn chưa thu được kết quả như mong muốn.
Mục tiêu tổng quan:
1. Mô hình tổ chức, quản lý hoạt động y tế trường học trên Thế giới.
2. Mô hình tổ chức, quản lý hoạt động y tế trường học tại Việt Nam


3

NỘI DUNG
1.1 Khái niệm về YTTH
1.1.1 Khái niệm YTTH ở trên Thế giới
Hiện nay có một số khác biệt về định nghĩa của chương trình YTTH.
Theo Tổ chức y tế thế giới, YTTH hay trường học nâng cao sức khỏe là
“trường học trong đó cả lời nói và việc làm đều có những hoạt động hỗ trợ và cam
kết thúc đẩy sức khỏe toàn diện cho tất cả mọi thành viên trong cộng đồng nhà
trường từ tình cảm, xã hội, thể chất đến các vấn đề đạo đức” [4], [5]

Theo định nghĩa của viện thuộc ủy ban y tế về các chương trình YTTH
từ lớp mẫu giáo tới lớp 12 của Hoa Kỳ: Một chương trình y tế trường học tại
các trường là việc hợp nhất về kế hoạch, tính liên tục, sự phối hợp trong việc
xây dựng các hoạt động và các dịch vụ nhằm nâng cao thể chất, tinh thần,
hiệu quả học tập cùng khả năng hòa nhập xã hội tốt nhất cho các học sinh.
Chương trình hoạt động phải thu hút được sự ủng hộ từ gia đình, cộng đồng.
Các mục tiêu hoạt động được đặt ra dựa trên các nhu cầu, đòi hỏi, các tiêu chí
và nguồn lực từ cộng đồng của địa phương [6].
Trên thế giới, thuật ngữ trường học nâng cao sức khỏe (NCSK) được sử
dụng ở các nước châu Âu, châu Á khu vực Thái Bình Dương và châu Mỹ
Latinh. Thuật ngữ này được sử dụng có nghĩa tương tự như các thuật ngữ:
Chương trình y tế trường học (school health progaram) [7], , chương trình Y
tế trường học phối hợp (coordinated school health programs) [8], trường học
khỏe mạnh (healthy schools) , nâng cao sức khỏe trường học (school health
promotion), trường học nâng cao sức khỏe (health promoting schools) [9],
[10], [11], [12], [13] và y tế trường học toàn diện (comprehensive school
health). Khái niệm này mô tả cách tiếp cận toàn diện (comprehensive


4

approach) có sự phối hợp liên ngành nhằm nâng cao sức khỏe, phát triển xã
hội và giáo dục thông qua trường học [14], [8], [15], [16].
1.1.2 Khái niệm YTTH ở Việt Nam
Tại Việt Nam, có nhiều thuật ngữ về YTTH được sử dụng như y tế học
đường, vệ sinh trường học, sức khỏe học đường, sức khỏe trường học [17], [18],
[5] và trường học nâng cao sức khỏe [19], [20], . Tuy nhiên, văn bản chính thức
thống nhất về tên gọi y tế trường học để dễ sử dụng còn chưa đầy đủ.
Tại Việt Nam, Bộ y tế đưa ra khái niệm về YTTH học như sau:
- YTTH là một hệ thống các phương pháp, biện pháp can thiệp nhằm bảo

vệ, nâng cao sức khoẻ học sinh, biến các kiến thức khoa học thành các kỹ
năng thực hành trong mọi hoạt động sống của lứa tuổi học đường [6].
- YTTH là một lĩnh vực thuộc chuyên ngành y học dự phòng nghiên cứu
tác động của điều kiện sống, sinh hoạt và học tập trên cơ thể học sinh, trên cơ
sở đó xây dựng và triển khai các biện pháp can thiệp phù hợp nhằm bảo vệ và
nâng cao sức khoẻ, đảm bảo các điều kiện thuận lợi cho các em học sinh phát
triển một cách toàn diện [6].
1.2. Tóm lược lịch sự phát triển YTTH
1.2.1. Trên thế giới
Từ thế kỷ thứ 19, tại nhiều nước Châu Âu đã có chủ trương và các
phương pháp thực hiện YTTH. Các nhà nghiên cứu đã bắt đầu đưa ra những
tiêu chuẩn vệ sinh về YTTH và chú ý tập trung vào phạm vi thiết kế xây dựng
trường sở phải đảm bảo các điều kiện này.
Năm 1864 Giáo sư Herman Cohn đã nghiên cứu về sự tăng nhanh bệnh
cận thị trong trường học có liên quan đến chiếu sáng. Năm 1877 Giáo sư
Babinski đã cho xuất bản cuốn sách về vệ sinh học đường [1].
Những năm cuối thế kỷ 19 hệ thống YTTH đã được hình thành, phát triển
ở các nước Châu Âu, các trường học đã có bác sỹ hoặc y tá học đường và được


5

giao nhiệm vụ tổ chức khám sức khoẻ định kỳ, khám chuyên khoa, phòng chống
dịch bệnh trong nhà trường và tổ chức quản lý công tác tiêm phòng.
Đến đầu thế kỷ 20 sự cộng tác chặt chẽ giữa bác sỹ học đường và các
cơ sở YTTH đã đánh dấu một bước phát triển tiến bộ theo đường lối dự
phòng, mục đích là cải tạo những điều kiện không thuận lợi ảnh hưởng xấu
đến sức khoẻ học sinh, phòng bệnh tích cực thông qua việc cải thiện môi
trường học tập có lợi cho sức khoẻ.
Nhiều nghiên cứu về vấn đề sức khoẻ trẻ em gắn với môi trường học

đường đã được các nhà nghiên cứu quan tâm triển khai. Năm 1960 các nhà
khoa học đã phát hiện hiện tượng "Gia tốc" phát triển cơ thể trẻ em lứa tuổi
học đường về chiều cao và cân nặng so với trẻ cùng lứa tuổi ở các thập kỷ
trước đó, một loạt các giả thuyết của các nhà khoa học được đưa ra nghiên
cứu để giải thích hiện tượng này như: Thuyết phát quang của Kock cho là trẻ
em được tiếp xúc với ánh sáng và thiên nhiên nhiều hơn; thuyết dinh dưỡng
của Lenz; thuyết bức xạ của Treiber; thuyết chọn lọc của Bennhold Thomson;
thuyết thành thị hoá của Rudder....
Nhiều công trình nghiên cứu về tiêu chuẩn xây dựng trường lớp, tiêu
chuẩn chiếu sang và trang thiết bị đồ dùng học tập giảng dạy sao cho có lợi
cho sức khoẻ học sinh. Những nghiên cứu về sự mệt mỏi của trẻ em trong học
tập như nghiên cứu của Edith Ockel năm 1973 về gánh nặng của trẻ em trong
học tập đã được chú ý [1].
Năm 1981 tác giả Verner Kneist thuộc Viện vệ sinh xã hội Cộng hoà
dân chủ Đức đã công bố mô hình xây dựng YTTH với việc xác định rõ nhiệm
vụ của thầy thuốc học đường và mối liên quan với các tổ chức xã hội [1].
Các mô hình trường học cùng với mô hình YTTH cũng đã được thiết lập
tuy nhiên cũng chỉ tập trung giải quyết một vấn đề hoặc một vài vấn đề sức


6

khỏe ưu tiên nào đó mà chưa giải quyết một cách tổng thế, hệ thống các vấn
đề YTTH.
Cho đến năm 1995, nhằm đẩy mạnh công tác YTTH, TCYTTG đã xây
dựng sáng kiến y tế trường học toàn cầu nhằm tăng số lượng các “Trường học
Nâng cao sức khỏe” [21], [16], [22]. Sáng kiến này nhằm mục đích nâng cao
sức khỏe cho học sinh, giáo viên, gia đình và thành viên của cộng đồng thông
qua nhà trường. Mục tiêu của sáng kiến này là phối hợp sự nỗ lực của hai
ngành y tế và giáo dục trong việc nâng cao sức khỏe cho học sinh dựa vào

trường học. Mặc dù có nhiều định nghĩa khác nhau tùy thuộc vào nhu cầu và
hoàn cảnh của mỗi nước. Một Trường học NCSK được hiểu là trường học có
môi trường khỏe mạnh để sinh hoạt, học tập và làm việc cũng như thực hiện
các hoạt động tập luyện, vui chơi. Mô hình Trường học NCSK và sáng kiến
YTTH toàn cầu được xây dựng dựa trên cách tiếp cận toàn diện. Cơ sở để
TCYTG xây dựng ra sáng kiến này là dựa vào tuyên ngôn Ottawa [23] về
nâng cao sức khỏe năm 1986, tuyên bố Jakarta tại Hội nghị quốc tế lần thứ 4
về nâng cao sức khỏe năm 1996 và đề xuất của nhóm chuyên gia TCYTTG về
giáo dục và nâng cao sức khỏe trường học toàn diện năm 1995 [16]. Mô hình
Trường học Nâng cao sức khỏe đã được chấp nhận trên toàn thế giới, đã và
đang được áp dụng từ những năm 1990 ở nhiều nước trên thế giới như Úc
(1997), Mỹ (2005), Hồng Kông (2001) và Việt Nam (2001) [11].
1.2.2. Tại Việt Nam
Ngay từ những năm 1960 của thế kỷ 20 mặc dù trong điều kiện khó
khăn của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, YTTH đã được sự quan tâm
chỉ đạo của Đảng, Chính phủ và các Bộ Y tế, Bộ Giáo dục, đã có nhiều văn
bản được ban hành và khá nhiều các nghiên cứu về sức khoẻ học sinh đã được
thực hiện.


7

- Ngày 27/2/1964 Liên Bộ y tế - Giáo dục có thông tư số 32/TTLB qui
định về vệ sinh trường học, hướng dẫn tổ chức y tế trong các trường nội trú và
qui định nhiệm vụ cho y tế xã chăm lo sức khoẻ học sinh trong trường học ở
xã, Liên Bộ cũng xây dựng mô hình điểm về phong trào thể dục vệ sinh tại
trường Tán Thuật (Thái Bình). Năm 1964 cũng lần đầu tiên "Điều lệ vệ sinh
bảo vệ sức khoẻ" đã được ban hành, trong đó có tiêu chuẩn xây dựng, tiêu
chuẩn chiếu sáng, bàn ghế với 6 loại kích thước từ loại I đến loại VI trong các
loại trường học đã được qui định [24].

- Năm 1965 Bộ Y tế đã tổ chức điều tra sức khoẻ, bệnh tật của trên
20.000 học sinh ở 13 tỉnh, thành phố. Kết quả so với năm 1962, chiều cao
trung bình của học sinh giảm 2 cm, cân nặng trung bình của học sinh giảm
1,5kg. Tình hình dinh dưỡng không những thiếu về lượng mà còn mất cân
đối, Glucid cao tới 81-85% (yêu cầu không quá 70%); Đạm và chất béo thấp,
đạm chỉ đạt 11% (yêu cầu 14%), chất béo 3-9% (yêu cầu 16%). Bệnh tai mũi - họng ở học sinh chiếm 40-50%; bệnh ngoài da của học sinh nơi sơ tán
tới 40%, các bệnh có chiều hướng gia tăng là bệnh răng miệng; bệnh cận thị;
bệnh cong vẹo cột sống, giun sán,...[24]
- Ngày 2/6/1969 Thủ tướng Chính phủ đã có Chỉ thị số 46/TTg về việc
phối hợp thực hiện, giữ gìn và nâng cao sức khoẻ học sinh [25].
- Năm 1973 liên Bộ Y tế - Bộ Giáo dục ban hành Thông tư liên bộ số
09/LB/YT-GD ngày 7/6/1973 hướng dẫn y tế trường học [26], trong đó phân
cấp việc khám chữa bệnh và quản lý sức khoẻ học sinh từ y tế tuyến xã đến
bệnh viện tuyến tỉnh, thành phố.
Sau khi thống nhất đất nước, công tác YTTH tiếp tục được Nhà nước
quan tâm. Năm 1982 Liên Bộ Y tế, Bộ Giáo dục lại có thông tư số 13/LBGD-YT ngày 9/6/1982 về việc đẩy mạnh công tác vệ sinh trường học trong
những năm 1980 [24]. Một số các nghiên cứu về sức khoẻ học sinh cũng đã


8

được thực hiện như công trình điều tra sức khoẻ thế hệ trẻ Việt Nam do GS
Phạm Song - Bộ trưởng Bộ Y tế chủ trì, Bộ GD&ĐT có tuyển tập nghiên cứu
khoa học giáo dục thể chất sức khoẻ trong trường học các cấp và một số cuộc
điều tra về phát triển thể lực của học sinh ở qui mô nhỏ hơn.
Bắt đầu từ năm 1998 Bộ Y tế đã phối hợp với Bộ GD&ĐT chủ trương
khôi phục lại và phát triển YTTH và gắn nội dung này vào chiến lược bảo vệ
sức khoẻ trẻ em, bảo vệ sức khoẻ cộng đồng. Bộ Y tế đã có tổ chức nghiên
cứu đề tài "Nghiên cứu xây dựng mô hình YTTH" có mã số KHCN 11 - 06, từ
cơ sở khoa học này đã giúp việc đề xuất về tổ chức mạng lưới YTTH [27] và

các nội dung hoạt động có liên quan trong giai đoạn đổi mới của đất nước.
Từ năm học 2001-2002, Tổ chức y tế thế giới cùng hai Bộ Y tế và Bộ
GD&ĐT đã triển khai dự án thí điểm mô hình "Trường học nâng cao sức
khoẻ" ở 6 trường tiểu học thuộc thành phố Hải Phòng và 10 trường tiểu học
tại huyện Hương Khê, tỉnh Hà Tĩnh, kết quả sau 3 năm học từ 2001-2004.
Theo đánh giá của Ban quản lý dự án và hai Bộ Y tế, Bộ GD&ĐT
"Những gì dự án trường học nâng cao sức khoẻ đã thực hiện trong 3 năm học
tại 16 trường TH của Hà Tĩnh và Hải Phòng đã đi đúng đường lối chiến lược
quốc gia" [24], hy vọng mô hình trường học nâng cao sức khoẻ sẽ được nhân
rộng trong nhiều trường học của cả nước và sẽ đóng góp quan trọng trong
việc thực hiện chiến lược quốc gia về bảo vệ, chăm sóc sức khoẻ nhân dân nói
chung và trẻ em Việt Nam nói riêng.
Những năm gần đây, với chủ trương coi Giáo dục đào tạo là “Quốc sách
hàng đầu”, Đảng và Nhà nước ta đã rất quan tâm đến vấn đề “Giáo dục toàn
diện”, trong đó công tác YTTH đóng một vai trò quan trọng, một loạt các văn
bản chỉ đạo, hướng dẫn, qui định về hoạt động YTTH đã được ban hành như:


9

- Thông tư liên tịch số 40/1998/TTLT-BGDĐT-BYT ngày 14/7/1998 của
Liên Bộ GD&ĐT - Bộ Y tế "Hướng dẫn thực hiện bảo hiểm y tế học sinh"
[28].
- Thông tư liên tịch số 03/2000/TTLT-BYT-BGD&ĐT ngày 01/3/2000
của Liên bộ Bộ Y tế - Bộ GD&ĐT “Hướng dẫn thực hiện công tác y tế trường
học” [29].
- Quyết định số 14/2001/QĐ-BGD&ĐT ngày 03/5/2001 của Bộ GD&ĐT
“Ban hành Quy chế giáo dục thể chất và y tế trường học” [30].
- Nghị quyết số 46-NQ/TW ngày 23/2/2005 của Bộ chính trị về công tác
bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khoẻ nhân dân trong tình hình mới [31].

- Chỉ thị số 23/2006/CT-TTg ngày 12/07/2006 của Thủ tướng Chính phủ
“Về việc tăng cường công tác y tế trong các trường học” [32].
- Thông tư liên tịch số 35/2006/TTLT-BGD&ĐT-BNV ngày 23/8/2006
của Liên bộ Bộ GD&ĐT - Bộ Nội vụ “Hướng dẫn định mức biên chế viên
chức ở các cơ sở giáo dục phổ thông công lập” [33].
- Thông tư số 14/2007/TT-BTC ngày 08/3/2007 của Bộ Tài chính
“Hướng dẫn sử dụng kinh phí thực hiện công tác y tế trường học” [34].
- Quyết định số 4458/QĐ- BGD&ĐT ngày 22/8/2007 của Bộ Giáo dục
và Đào tạo ban hành quy định về xây dựng trường học an toàn, phòng chống
tai nạn thương tích trong trường phổ thông [35].
- Quyết định số 50/2007/QĐ- BGD&ĐT ngày 23/8/2007 của Bộ Giáo
dục và Đào tạo ban hành quy định về công tác giáo dục chính trị, đạo đức, lối
sống cho học sinh sinh viên [36].
- Chỉ thị số 56/2007/CT- BGD&ĐT ngày 2/10/2007 về tăng cường công
tác phòng, chống tác hại của thuốc lá trong ngành giáo dục [37].
- Thông tư liên tịch số 93/2007/TTLT/BNN-BYT- BGD&ĐT ngày
22/11/2007 hướng dẫn phối hợp giữa ba ngành Nông nghiệp và Phát triển


10

nông thôn, Y tế, Giáo dục và Đào tạo trong việc thực hiện Chương trình mục
tiêu Quốc gia nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn giai đoạn 20062010 [38].
- Quyết định số 73/2007/QĐ-BGD&ĐT ngày 04/12/2007 của Bộ
GD&ĐT ban hành “Qui định hoạt động y tế trong các trường tiểu học, trung
học cơ sở, trung học phổ thông, trường phổ thông có nhiều cấp học” [27].
- Quyết định số 1220/2008/QĐ-BYT ngày 07/4/2008 của Bộ Y tế về việc
ban hành “Danh mục trang thiết bị, thuốc thiết yếu dùng trong Trạm y tế của
các các trường Đại học, Học viện, Cao đẳng, Trung cấp chuyên nghiệp, Cơ sở
dạy nghề” [39].

- Quyết định số 1221/2008/QĐ-BYT ngày 07/4/2008 của Bộ Y tế về việc
ban hành “Danh mục trang thiết bị, thuốc thiết yếu dùng trong phòng y tế học
đường của các trường tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông, trường
phổ thông có nhiều cấp học” [40].
- Thông tư liên tịch số 08/2008/TTLT-BYT-BGD&ĐT ngày 08/7/2008
của Liên bộ Bộ Y tế - Bộ GD&ĐT “Hướng dẫn công tác bảo đảm vệ sinh an
toàn thực phẩm trong các cơ sở giáo dục” [41].
Ngoài ra còn nhiều các chỉ thị, nghị quyết, văn bản của Đảng, Nhà nước
và các Bộ chỉ đạo, hướng dẫn và tạo điều kiện cho công tác YTTH phát triển.
Nhiều nghiên cứu, dự án thí điểm về mô hình trường học có lợi cho sức
khoẻ của Bộ Y tế, Bộ GD&ĐT và các địa phương tiếp tục được triển khai
thực hiện, năm học 2004-2005 Bộ Y tế đã xây dựng thí điểm mô hình “trường
học không thuốc lá” ở 85 trường THCS, Bộ GD&ĐT phát triển mô hình
“Trường học thân thiện, học sinh tích cực” trong đó có nhiều nội dung thực
hiện về YTTH.
Trong những năm qua, công tác YTTH luôn nhận được sự quan tâm
của Đảng và Nhà nước. Luật giáo dục, Luật bảo vệ sức khoẻ nhân dân, Luật


11

bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em và nhiều văn bản pháp quy khác của
Đảng, Nhà nước về công tác YTTH đã được ban hành và đi vào cuộc sống,
trong các văn kiện này đều có nội dung quy định về bảo vệ, chăm sóc sức
khoẻ cho học sinh và YTTH. Nghị quyết số 46-NQ/TW ngày 23/02/2005 của
Bộ chính trị về công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khoẻ nhân dân
trong tình hình mới đã chỉ rõ, nhiệm vụ trong thời gian tới phải “củng cố và
phát triển y tế học đường” [31]. Chỉ thị số 23/2006/CT-TTg ngày 12/7/2006
của Thủ tướng Chính phủ cũng nêu cụ thể “cần tập trung thực hiện tốt công
tác y tế trong các trường học. Củng cố, phát triển cơ sở y tế trong các trường

học trong cả nước; bố trí đầy đủ và nâng cao năng lực chuyên môn cho cán bộ
y tế trong các trường học; cải thiện điều kiện vệ sinh môi trường học tập,
đồng thời bảo đảm cơ bản nguồn lực cho các hoạt động y tế trong trường học”
[32]. Quyết định số 255/2006/QĐ-TTg ngày 09/11/2006 của Thủ tướng Chính
phủ về việc phê duyệt Chiến lược quốc gia y tế dự phòng Việt Nam đến năm
2010 và định hướng đến năm 2020 nêu rõ giải pháp phải “Đẩy mạnh các hoạt
động và kiện toàn mạng lưới y tế trong các trường học; khám sức khoẻ định
kỳ hàng năm cho học sinh, giảm tỷ lệ mắc các bệnh răng, miệng, cong vẹo cột
sống và cận thị tuổi học sinh ” [42, 43]. Chiến lược đã đặt ra chỉ tiêu “100%
trường học có tổ chức các hoạt động về y tế trường học. 100% học sinh được
khám sức khoẻ định kỳ hàng năm. Giảm 10% các bệnh răng miệng và cận thị
học đường” [42, 43].
Ngày 27/3/2009 Thủ tướng Chính phủ đã ban hành quyết định số
401/QĐ-TTg phê duyệt “Chương trình phòng, chống bệnh, tật trong các cơ sở
giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân” với mục tiêu cụ thể đến năm
2015 như sau [44]:
- Xây dựng cơ chế, chính sách về công tác y tế trong các cơ sở giáo
dục trình cấp có thẩm quyền phê duyệt.


12

- Củng cố, kiện toàn tổ chức, cán bộ làm công tác y tế trường học
trong các cơ sở giáo dục tại tất cả các tuyến để đạt các chỉ tiêu:
- Nâng cao năng lực chuyên môn, nghiệp vụ về y tế trường học cho
cán bộ làm công tác y tế của các cơ sở giáo dục nhằm thực hiện tốt
các hoạt động phòng, chống bệnh, tật cho học sinh, sinh viên.
- Xây dựng hệ thống quản lý sức khỏe học sinh, sinh viên trong các
cơ sở giáo dục:
- 100% học sinh, sinh viên trong các cơ sở giáo dục có cán bộ y tế được

chăm sóc sức khỏe ban đầu và được lập hồ sơ quản lý sức khỏe.
- Tuyên truyền, nâng cao nhận thức về chăm sóc, bảo vệ sức khỏe và
phòng, chống bệnh, tật cho ít nhất 90% số cán bộ quản lý, giáo viên,
học sinh, sinh viên trong các cơ sở giáo dục.
Chương trình hiện nay đang được Bộ GD&ĐT cùng với Bộ Y tế triển
khai thực hiện ở 16 tỉnh, thành phố, chương trình này sẽ dần được mở rộng ra
toàn quốc. Trên cơ sở đó, công tác YTTH đã được Chính quyền, ngành Y tế,
ngành GD&ĐT các địa phương chú trọng triển khai thực hiện, nhất là về mô
hình hoạt động của YTTH, vì nó có ý nghĩa quyết định đối với chất lượng,
hiệu quả hoạt động của YTTH. Nếu có được mô hình vận hành tốt sẽ mang lại
hiệu quả cao và ngược lại. Bộ Y tế, Bộ GD&ĐT đã có nhiều văn bản chỉ đạo
và hướng dẫn về vấn đề này, tuy nhiên điều này phụ thuộc vào nhận thức và
điều kiện cụ thể của từng trường học, nơi nào tổ chức hợp lý, phù hợp sẽ dễ
dàng phát huy được hiệu quả, nơi nào tổ chức chưa hợp lý, chưa phù hợp,
chắc chắn sẽ làm hạn chế đến hiệu quả hoạt động YTTH.
Đặc biệt, từ năm 2016 việc đánh giá công tác YTTH được thực hiện
theo thông tư 13/2016/TTLT-BYT-BGDĐT thay thế cho thông tư cũ
8/2011/TTLT-BGDĐT-BYT.


13

Hiện nay công tác quản lý YTTH đang được 2 Bộ Y tế và Bộ GĐ&ĐT
tăng cường phối hợp triển khai thực hiện, mô hình quản lý hoạt động YTTH
ngày càng được củng cố và hoàn thiện hơn từ Trung ương đến cơ sở.
1.3.

Mô hình tổ chức, quản lý hoạt động y tế trường học
1.3.1. Trên thế giới
Từ thế kỷ thứ 19, tại nhiều nước Châu Âu đã có chủ trương và các


phương pháp thực hiện YTTH. Các nhà nghiên cứu đã bắt đầu đưa ra những
tiêu chuẩn vệ sinh về YTTH và chú ý tập trung vào phạm vi thiết kế xây dựng
trường sở phải đảm bảo các điều kiện này.
Năm 1864 Giáo sư Herman Cohn đã nghiên cứu về sự tăng nhanh bệnh
cận thị trong trường học có liên quan đến chiếu sáng. Năm 1877 Giáo sư
Babinski đã cho xuất bản cuốn sách về vệ sinh học đường [1].
Những năm cuối thế kỷ 19 hệ thống YTTH đã được hình thành, phát triển
ở các nước Châu Âu, các trường học đã có bác sỹ hoặc y tá học đường và được
giao nhiệm vụ tổ chức khám sức khoẻ định kỳ, khám chuyên khoa, phòng chống
dịch bệnh trong nhà trường và tổ chức quản lý công tác tiêm phòng.
Đến đầu thế kỷ 20 sự cộng tác chặt chẽ giữa bác sỹ học đường và các
cơ sở YTTH đã đánh dấu một bước phát triển tiến bộ theo đường lối dự
phòng, mục đích là cải tạo những điều kiện không thuận lợi ảnh hưởng xấu
đến sức khoẻ học sinh, phòng bệnh tích cực thông qua việc cải thiện môi
trường học tập có lợi cho sức khoẻ.
Nhiều nghiên cứu về vấn đề sức khoẻ trẻ em gắn với môi trường học
đường đã được các nhà nghiên cứu quan tâm triển khai. Năm 1960 các nhà
khoa học đã phát hiện hiện tượng "Gia tốc" phát triển cơ thể trẻ em lứa tuổi
học đường về chiều cao và cân nặng so với trẻ cùng lứa tuổi ở các thập kỷ
trước đó, một loạt các giả thuyết của các nhà khoa học được đưa ra nghiên
cứu để giải thích hiện tượng này như: Thuyết phát quang của Kock cho là trẻ


14

em được tiếp xúc với ánh sáng và thiên nhiên nhiều hơn; thuyết dinh dưỡng
của Lenz; thuyết bức xạ của Treiber; thuyết chọn lọc của Bennhold Thomson;
thuyết thành thị hoá của Rudder....
Nhiều công trình nghiên cứu về tiêu chuẩn xây dựng trường lớp, tiêu

chuẩn chiếu sang và trang thiết bị đồ dùng học tập giảng dạy sao cho có lợi
cho sức khoẻ học sinh. Những nghiên cứu về sự mệt mỏi của trẻ em trong học
tập như nghiên cứu của Edith Ockel năm 1973 về gánh nặng của trẻ em trong
học tập đã được chú ý [1].
Năm 1981 tác giả Verner Kneist thuộc Viện vệ sinh xã hội Cộng hoà
dân chủ Đức đã công bố mô hình xây dựng YTTH với việc xác định rõ nhiệm
vụ của thầy thuốc học đường và mối liên quan với các tổ chức xã hội [1].
Năm 1995 Tổ chức y tế thế giới đã tổ chức hội thảo quốc tế về YTTH
với các nội dung đã được trình bầy như: Giáo dục vệ sinh trong nhà trường;
dịch vụ y tế trong trường học, các loại hình dịch vụ y tế cần thiết nhất; cơ
quan hỗ trợ cho YTTH tốt nhất là vai trò của Bộ Y tế và Bộ Giáo dục [24].
Trên thế giới hiện nay, công tác YTTH được thực hiện dựa trên mô
hình trường học cung cấp đầy đủ các dịch vụ. Cộng đồng có vai trò xây dựng
những dịch vụ này bên trong nhà trường, bao gồm chăm sóc sức khỏe thể
chất, tinh thần, tuyên truyền giáo dục, tuyển dụng nhân sự y tế, các hoạt động
thể thao văn hóa, các hoạt động xã hội [19, 45].
Trong mô hình này, mỗi cá nhân thành viên của cộng đồng và nhà
trường đều cùng thực hiện theo một mục tiêu chung thông qua các kế hoạch
hoạt động đã được đặt ra. Qua đó, tính hiệu quả của công tác YTTH được nâng
cao về chất lượng cũng như khả năng đáp ứng những nhu cầu phát sinh [46].
Theo nội dung hoạt động YTTH tại các nhà trường, ở Hoa Kỳ mô hình
YTTH được chia làm 3 loại:
Mô hình 3 nội dung;


15

Mô hình 8 nội dung
Mô hình các trường có đầy đủ dịch vụ, cụ thể như sau:



Mô hình với 3 nội dung [47]

Đây là mô hình được khởi nguồn vào đầu những năm 1900 và kéo dài tới
những năm 1980, mô hình với 3 phần được xem như là mô hình truyền thống
của chương trình y tế học đường. Theo mô hình này, chương trình y tế trường
học gồm có 3 nội dung chính sau:
+ Tuyên truyền sức khỏe
+ Các dịch vụ sức khỏe
+ Môi trường trường học lành mạnh.


Mô hình với 8 nội dung [47]

Trung tâm phòng chống và kiểm soát bệnh tật Hoa kỳ đưa ra mô hình
YTTH với 8 nội dung gồm các nội dung cùng tương tác với nhau sau.
+ Giáo dục sức khỏe
+ Giáo dục thể chất
+ Các dịch vụ y tế
+ Các dịch vụ dinh dưỡng
+ Nâng cao sức khỏe cho các cán bộ nhà trường
+ Các dịch vụ tư vấn, tâm lý và xã hội
+ Môi trường trường học lành mạnh
+ Thu hút cộng đồng và cha mẹ học sinh


Mô hình các trường học với đầy đủ các dịch vụ [47]

Mô hình YTTH hiện nay trên thế giới là mô hình YTTH với đầy đủ các
dịch vụ. Trong mô hình này, vai trò của cộng đồng là tạo ra nhiều loại dịch vụ

trong trường, gồm các dịch vụ tuyển dụng, dịch vụ y tế, sức khỏe tâm thần, chăm
sóc trẻ em, giáo dục tuyên truyền, giáo dục cho cha mẹ, các hoạt động giải trí,
thể thao văn hóa, phúc lợi xã hội, tổ chức cộng đồng. Kết quả là mô hình đã


16

mang lại hệ sinh thái đa dạng các hoạt động và có sự tham gia của mọi thành
phần (Nhà trường, gia đình và xã hội).
Theo Ủy ban y tế Hoa Kỳ về chương trình y tế trường học toàn diện ở
các lớp từ mẫu giáo đến lớp 12, trường học với đầy đủ dịch vụ cung cấp giáo
dục có chất lượng cho học sinh, chương trình này bao gồm sự giảng dạy được
đặc thù hóa, giảng theo nhóm, học tập với sự hợp tác cao, môi trường trường
học lành mạnh, lựa chọn khả năng lôi cuốn cha mẹ, việc giám sát và phương
pháp hiệu quả. Các cơ sở cộng đồng và/hoặc trường học cùng nhau hợp tác để
cung cấp kiến thức sức khỏe toàn diện, tăng cường sức khỏe, đào tạo kỹ năng
xã hội, và chuẩn bị cho các công việc sau này.
Ngoài ra, theo ủy ban y tế Hoa Kỳ, việc cung cấp liên tục các dịch vụ
của các đơn vị tại cộng đồng cho trường học với các dịch vụ toàn diện gồm dịch
vụ sức khỏe (như chương trình sức khỏe và tâm thần), tư vấn dinh dưỡng và
quản lý việc thừa cân, các dịch vụ sức khỏe tâm thần (như tư vấn cá nhân, can
thiệp những bất ổn tâm lý, xử trí các trường hợp lạm dụng thuốc và các dịch vụ
theo dõi), chăm sóc sức khỏe gia đình, các dịch vụ xã hội (như chăm sóc trẻ, xóa
mù chữ ở cha mẹ, đào tạo nghề, các dịch vụ về luật, các hoạt động giải trí và văn
hóa, các dịch vụ cơ bản về nhà ở, thực phẩm và may mặc).
Tại Hoa Kỳ, các trường cũng đều có Hội đồng tư vấn sức khỏe trường
học (School Health Advisory Councils). Hội đồng này được thành lập nhằm
đảm bảo rằng mỗi trường, quận huyện, tiểu bang có một nhóm bao gồm các
nhân việc thuộc các lĩnh vực khác nhau (giáo dục, y tế, chính sách, các tác tổ
chức cộng đồng khác có liên quan) để tham gia vào công tác chăm sóc sức

khỏe trẻ em nói chung và công tác YTTH nói riêng. Vai trò của Hội đồng này
là hết sức quan trọng trong việc thúc đẩy các hoạt động YTTH. Cụ thể:
o Hỗ trợ, phát triển đánh giá nhu cầu chăm sóc sức khỏe của trường;
o Quản lý số liệu sức khỏe học sinh;


17

o Vận động toàn diện chương trình GDSK, NCSK;
o Xem xét, tham khảo và phổ biến các hướng dẫn chính sách thuộc lĩnh
vực sức khỏe môi trường, dinh dưỡng, khí hậu trường học, và sức khỏe
hành vi của địa phương, tiểu bang và liên bang cho các thanh viên trong
trường học;
o Thực hiện hướng dẫn về dịch vụ y tế hoặc biên chế đủ số lượng y tá
học dựa trên sự thay đổi và nhu cầu số lượng sinh viên, học sinh;
o Đưa ra các giải pháp đề xuất cho Hội đồng, Ban Giám hiệu Nhà trường
trong việc tăng cường trường chương trình GDSK, NCSK;
o Xác định và phát triển các nguồn lực cho hoạt động YTTH.
 Một số nghiên cứu về chính sách YTTH
Năm 2001, tác giả Small ML và cs đã thực hiện nghiên cứu “Môi
trường và Nội quy trường học: Kết quả từ chính sách và chương trình học
đường năm 2000 – SHPPS 2000” [48]. Chương trình SHPPS trên được thực
hiện lần đầu tiên vào năm 1994 bởi Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch
bệnh Hoa Kỳ (CDC), lần thứ hai vào năm 1997 bởi Bộ Giáo dục Hoa Kỳ và
lần thứ 3 vào năm 1998. Chương trình đã cung cấp các thông tin chính sách
cấp tiểu bang, cấp quận và cấp trường liên quan được việc giải quyết tình
trạng bạo lực học đường, sử dụng thuốc lấ, rượu bia, ma túy bất hợp pháp.
Tác giả đã kết luận rằng nhờ có chính sách hợp lý ở các cấp tiểu bảng, cấp
quận, cũng như nội quy rõ rang của các cấp trường thì các hành vi về sử dụng
rượu bia, ma túy trái phép, tình trạng bạo lực học đường và đặc biết là tỉ lệ

mang vũ khí tới trường cũng đã giảm rõ rệt qua chương trình SHPSS. Tuy vậy
tác giả cũng nhấn mạnh vẫn có tỉ lệ phần trăm nhỏ học sinh mang vũ khí tới
trường, đây là một vấn đề cần được quản lý chặt chẽ hơn nữa khi mà Hoa Kỳ
ngày càng có nhiều diễn biến phức tạp về tình trạng an ninh xã hội [48].


18

Đến năm 2006, chương trình SHPPS được thực hiện bởi CDC, kết quả
nghiên cứu cho thấy hầu hết các trường ở Hoa Kỳ đều cung cấp các dịch vụ y
tế cơ bản cho học sinh. Tuy nhiên có rất ít các trường cung cấp dịch vụ phòng
ngừa hoặc các dịch vụ y tế chuyên sâu hơn. Mặc dù chính sách của Chính phủ
Hoa Kỳ, chính sách cấp huyện đã yêu cầu, quy định trường phải có y tá học
đường hoặc chỉ định tỷ lệ tối thiểu [49] y tá/học sinh (1/750) nhưng chỉ có
86,3% trường học có ít nhất một y tá làm việc bán thời gian; có 45,1% các
trường có tỷ lệ y tá/học sinh tối thiểu là 1/750 [50]. Tác giả kết luận rằng việc
tăng tỷ lệ trường học có đủ y tá học đường là một bước quan trọng để giúp
các trường cung cấp thêm các dịch vụ chăm sóc sức khỏe cho học sinh [50].
Ngoài ra khi nghiên cứu về các chính sách YTTH, các tác giả khác
cũng đã nhấn mạnh tầm quan trọng của việc lồng ghép các chính sách YTTH
này với các hoạt động, giám sát, đánh giá và thực hiện của các chính sách sức
khỏe cộng đồng chung [51], [12], [11].
Để tìm hiểu các chính sách hay mô hình hoạt động YTTH của các nước
Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Xô viết (SSR), Stone EJ đã thực hiện nghiên cứu
“Sức khỏe trường học: Vấn đề chính sách quốc gia ở Liên Xô - School
Health: A National Policy Issue In The Soviet Union” [52]. Tác giả đã mô tả
lại mô hình hoạt động, các chính sách và vai trò của các nhân viên YTHH
trong hoạt động này. Theo đó có 15 nước Cộng hoa XHCN Xô viết sẽ có 15
Bộ trường BYT, mỗi BYT bao gồm nhiều phòng ban khác nhau. Các hoạt
động chẩn đoán và điều trị ban đầu được thực hiện tại Phòng khám đa khoa

của BVĐK cấp huyện. Phòng khám đa khoa này là tuyến cơ sở đầu tiên trong
việc cung cấp các dịch vụ phòng bệnh và dịch vụ chẩn đoán, điều trị trực tiếp
trước khi một bệnh nhân được chuyển đến cơ sở y tế cấp cao hơn. Viện
nghiên cứu Khoa học sức khỏe Trung ương được thành lập năm 1929 và có


19

tầm ảnh hưởng lớn tới những phương pháp luận và thực hành giáo dục sức
khỏe ở các nước XHCN Xô-Viết.
Về vấn đề YTTH, tác giả Stone EJ đã mô tả các hoạt động YTTH được
lên kế hoạch, thực hiện, giám sát và đánh giá bởi Bộ Y tế. Nội dung và mức
độ của các dịch vụ y tế trường học thay đổi tùy theo nhu cầu sức khỏe cụ thể
của số lượng học sinh từng trường, đặc điểm dịch vụ y tế, tình trạng sẵn có
của nhân viên y tế và đặc điểm khu hành chính ở khu vực đó. Ở một số khu
vực đô thị có thể có bác sĩ, y tá hay một nha sĩ được biên chế cho các trường.
Ở một số nơi khác thì một bác sĩ có thể phụ trách công tác YTTH cho 3 hoặc
4 trường học. Trong trường hợp cần có bác sĩ chuyên khoa khám sức khỏe
định kì cho các em học sinh thì Nhà trường có thể kết hợp với PKĐK tại địa
phương dưới sự hướng dẫn chung của Bộ Y tế và các hồ sơ khám sức khỏe
này được Bác sĩ, nhận viên YTTH lưu giữ tại trường [52]. Và có lẽ mô hình
này đã phần nào ảnh hưởng tới hoạt động YTTH của nước ta khi những năm
về trước đất nước ta đưuc sự giúp đỡ mọi mặt rất nhiều từ Liên Xô. Tuy vậy
bước vào thời đại mới, chúng ta cũng đã có nhiều thay đổi về chính sách
YTTH để phù hợp với tình hình thực tế của đất nước (được mô tả chi tiết tại
mục 1.3.2).
Quay lại với mô hình YTTH của các nước CNXH Xô Viết, tác giả
Stone EJ cũng đã cho thấy có nhiều sự khác biệt giữa chính sách, mô hình
YTTH giữa Hoa Kỳ và các nước này (Liên Xô) [52].
- Thứ nhất, tại các nước CNXH Xô Viết, dịch vụ YTTH là một phần

hành chính trong dịch vụ y tế nói chung, được quản lý, điều hành bởi Bộ Y tế;
ngược lại tại Hoa Kỳ, các dịch vụ YTTH ở cấp quận được thiết lập dự trên
chính đạo luật ở khu đó kết hợp với hướng dẫn chung của Bộ Y tế và Dịch vụ
Nhân sinh và của CDC, cùng với sự kết hợp của nhiều tổ chức, hiệp hội sức
khỏe học đường trong việc triển khai thực hiện.


20

- Điểm khác biệt thứ hai là ở Liên Xô, một bác sĩ có thể đảm nhiệm
nhiều hoạt động YTTH như khám sàng lọc, lưu trữ hồ sơ, trong khi đó tại Hoa
Kỳ thì các hoạt động này do y tá học đường hoặc nhân viên hỗ trợ cho y tá
học đường đảm nhiệm.
-

Khác biệt thứ ba là về hoạt động tư vấn giáo dục, ở các nước Liên

Xô, nếu một học sinh cần được tư vấn thì sẽ được giới thiệu đến các chuyên
gia, tuy nhiên tại Hoa Kì thì nhân viên tư vấn trường học sẽ thực hiện tư vấn,
và khi có vấn đề cần thiết thì nhân viên này sẽ gửi học sinh đó tới chuyên gia
cùng với sự có mặt của gia đình để hỗ trợ tối đa cho các em.
- Và đặc biệt sự khác biệt thứ tư là nếu các em học sinh gặp trường
hợp cần cấp cứu y tế khẩn cáp thì các em học sinh được chuyển đến cơ sở y tế
của khu vực đó, trái lại ở Hoa Kỳ, các nhân viên y tá học đường, nhân viên
phụ trách hoặc thậm chí một giáo viên cũng có thể thực hiện sơ cấp cứu ban
đầu cho các em học sinh. Bởi các nhân viên này đều được tập huấn, huấn
luyện sơ cấp cứu ban đầu. Khi các các trường hợp ngoài kiểm soát thì họ sẽ
báo cho gia đình và bác sĩ chuyên khoa.
- Điểm cuối cùng là sự khác biệt về đào tạo nhân viên y tế, giáo viên cho
nên các hoạt động hoạt động về giáo dục và cung cấp dịch vụ y tế giữa Liên

Xô và Hoa Kỳ cũng nhiều điểm khác biệt.
 Một số tiếp cận mới cho công tác YTTH
Tác giả Green TB (2011) đã đưa công nghệ vào việc cải thiện dịch vụ
YTTH. Theo đó tác giả cho thấy việc lập thiết lập hồ sơ quản lý sức khỏe học
sinh bằng phần mềm sẽ giúp ích nhiều cho nhân viên YTTH. Ngoài ra việc
lập các nhóm, hay “Fanpage” trên mạng xã hội cũng thu hút hơn sự tham gia
của các em học sinh vào các chủ đề liên quan đến GDSK, NCSK để từ dó các
em có kiến thức, kỹ năng tốt hơn trong việc bảo vệ NCSK của bản thân [53].


×