Tải bản đầy đủ (.pdf) (25 trang)

CHUYÊN ĐỀ DẠY HỌC AXIT CACBOXYLIC HÓA HỌC 11

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (664.93 KB, 25 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VĨNH PHÚC
TRƯỜNG THPT ĐỒNG ĐẬU

CHUYÊN ĐỀ DẠY HỌC

AXIT CACBOXYLIC
HÓA HỌC 11

Nguyễn Thị Quyên


Yên Lạc, năm 2018


Chuyên đề axit cacboxylic – Nguyễn Thị Quyên – THPT Đồng Đậu – Năm học 2018 - 2019

MỞ ĐẦU
Lí do chọn đề tài
Thực hiện theo Nghị quyết Trung ương số 29-NQ/TW ngày 04 tháng 11 năm 2013 về
đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại
hóa trong điều kiện kinh tến thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế, giáo
dục phổ thông trong phạm vi cả nước đang thực hiện đổi mới đồng bộ về mục tiêu, nội dung,
phương pháp, hình thức tổ chức, thiết bị và đánh giá chất lượng giáo dục: Từ mục tiêu chủ
yếu trang bị kiến thức sang phát triển năng lực và phẩm chất của học sinh; từ nội dung mang
tính hàn lâm sang nội dung có tính thực tiễn cao; từ phương pháp truyền thụ kiến thức một
chiều sang phương pháp dạy học tích cực; từ hình thức dạy học trên lớp là chủ yếu sang kết
hợp đa dạng các hình thức dạy học trong và ngoài lớp học, trong và ngoài nhà trường, trực
tiếp và qua mạng, từ hình thức đánh giá tổng kết là chủ yếu sang coi trọng đánh giá trên lớp
và đánh giá quá trình; từ giáo viên đánh giá học sinh là chủ yếu sang tăng cường tự đánh giá
và đánh giá lẫn nhau của học sinh. Hiện nay, thực tiễn dạy học của giáo viên nói chung và
bản thân tôi nói riêng vẫn đang trong giai đoạn chuyển giao giữa phương pháp dạy học truyền


thống và phương pháp dạy học tích cực. Vì vậy, vừa để đảm bảo nội dung học tập cũng như
thi cử, vừa để dần áp dụng đổi mới phương pháp dạy học vào thực tiễn dạy và học, tôi đã xây
dựng chuyên đề dạy học “Axit cacboxylic” theo hướng kết hợp truyền thống và đổi mới
phương pháp dạy học.
Mục đích nghiên cứu
Tìm hiểu cơ sở lý thuyết về axit cacboxylic và xây dựng kế hoạch dạy học về chuyên
đề axit cacboxylic.
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu là kiến thức về axit cacboxylic ở trường THPT áp dụng dạy cho
học sinh lớp 11 – THPT Đồng Đậu – Yên Lạc – Vĩnh Phúc
Đóng góp của đề tài
Nghiên cứu cơ sở lý thuyết và xây dựng kế hoạch dạy học theo phương pháp dạy học
tích cực.
Cấu trúc đề tài
Phần 1: Cơ sở lí thuyết
- Kiến thức cần đạt
- Các dạng bài tập
Phần 2: Xây dựng kế hoạch dạy học
Phần 3: Thực nghiệm sư phạm

1


Chuyên đề axit cacboxylic – Nguyễn Thị Quyên – THPT Đồng Đậu – Năm học 2018 - 2019

NỘI DUNG
PHẦN I: CƠ SỞ LÝ THUYẾT
1.1. Nội dung kiến thức
Nội dung kiến thức cơ bản
I. Định nghĩa, phân loại, danh pháp

1. Định nghĩa
Axit cacboxylic là những hợp chất hữu cơ mà phân tử có nhóm
cacboxyl (-COOH) liên kết trực tiếp với nguyên tử cacbon hoặc
nguyên tử hidro.
 Nhóm cacboxyl (-COOH) là nhóm chức của axit cacboxylic
2. Phân loại
a. Axit no, đơn chức, mạch hở
CTTQ: CnH2n+1COOH (n ≥ 0) hoặc CmH2mO (m ≥ 1)
VD: HCOOH, CH3COOH
b. Axit không no, đơn chức, mạch hở
VD: CH2=CH-COOH: axit acrylic
CH2=C(CH3)-COOH: axit metacrylic

Nội dung kiến thức mở
rộng

Cách viết đồng phân axit
no đơn chức, mạch hở:
-Viết axit ở dạng
RCOOH
- Viết đồng phân mạch C
của R, đính nhóm COOH vào các nguyên
tử C khác nhau trên các
mạch C trên.

CTTQ:
CnH2n+1-2kCOOH
(n ≥ 2, k số liên kết π
trên mng hợp thông
tin


Chỉ liệt kê thông
tin một các rời
rạc.

5. Thảo luận với các
thành viên trong
nhóm

Các thành viên có
làm việc nhưng
độc lập.

Tổng hợp
thông tin
nhưng không
có hệ thống
logic.
Có sự thảo
luận giữa một
số thành viên.

6. Trình bày nhiệm
vụ

Trình bày chưa rõ
ràng.

Trình bày rõ
ràng.


Trình bày rõ ràng
và có sáng tạo.

7. Tiếp thu và chỉnh
sửa nội dung

Tiếp thu ý kiến
nhận xét của
nhóm khác và
giáo viên, nhưng
chưa biết chọn lọc
và chỉnh sửa.

Tiếp thu ý kiến
nhận xét của
nhóm khác và
giáo viên, biết
chọn lọc và chỉnh
sửa.

8. Đánh giá các
nhóm khác

Nhận xét không
rõ ràng và không
chính xác.
Đề xuất giải pháp
không hợp lý.


Tiếp thu ý kiến
nhận xét của
nhóm khác và
giáo viên; có
chỉnh sửa
nhưng chưa
biết chọn lọc
thông tin.
Nhận xét đúng
vấn đề nhưng
chưa đầy đủ.
Đề xuất giải
pháp hợp lý
nhưng không
cần thiết.

2. Tìm tài liệu

3. Khai thác thông
tin trong tài liệu

15. Đề xuất các giải
pháp khác (khả năng
sáng tạo)

Tìm tài liệu
nhưng không
tích cực.
Khai thác
thông tin chủ

động.

16

Tìm tài liệu tích
cực (ngoài SGK
còn đề xuất các
tài liệu khác).
Khai thác thông
tin không chủ
động, phân tích,
so sánh thông tin
từ nhiều nguồn tài
liệu .
Tổng hợp thông
tin nhưng có hệ
thống logic, khoa
học.
Có sự thảo luận
giữa tất cả các
thành viên.

Nhận xét đúng và
đầy đủ vấn đề.
Đề xuất giải pháp
hợp lý và cần
thiết.


Chuyên đề axit cacboxylic – Nguyễn Thị Quyên – THPT Đồng Đậu – Năm học 2018 - 2019


PHẦN 2: XÂY DỰNG KẾ HOẠCH DẠY HỌC
2.1. Mục tiêu
2.1.1. Kiến thức, kỹ năng, thái độ
- Kiến thức
Học sinh nắm được định nghĩa, phân loại và gọi tên của axit cacboxylic. Viết được cấu tạo
của axit, từ đó dự đoán được các tính chất hóa học cơ bản của axit cacboxyic.
Học sinh nêu được các phương pháp điều chế axit cacboxylic và ứng dụng của axit
cacboxylic.
- Kĩ năng
Học sinh rèn luyện kỹ năng viết PTHH của các phản ứng hóa học hữu cơ, vận dụng kiến
thức lý thuyết để giải thích hiện tượng thực tế.
Giải quyết một số bài tập cơ bản về axit cacboxylic
- Tình cảm, thái độ:
- Rèn luyện thái độ làm việc khoa học, nghiêm túc.
- Xây dựng tính tích cực, chủ động, hợp tác, có kế hoạch và tạo cơ sở cho các em yêu thích
môn hóa học.
2.2.2. Định hướng hình thành và phát triển năng lực
Năng lực sử dụng ngôn ngữ hóa học, năng lực làm việc hợp tác nhóm, năng lực vận
dụng kiến thức giải quyết vấn đề đặt ra.
2.2. Chuẩn bị
- Giáo viên: bài giảng powerpoint, phiếu học tập, dụng cụ hóa chất, video phục vụ bài giảng.
Dụng cụ: ống nghiệm, đèn cồn, giấy chỉ thị pH. Hóa chất : ancol etylic, axit axetic 0,1M, axit
HCl 0,1M và H2SO4 đặc.
- Học sinh: Ôn lại kiến thức về axit axetic đã học ở lớp 9. Hoàn thành nhiệm vụ hoạt động
nhóm chuyên gia ở nhà.
2.3. Phương pháp
Nêu và giải quyết vấn đề, tổ chức hoạt động theo nhóm kết hợp với kỹ thuật KWLH và kỹ
thuật mảnh ghép.
2.4. Thiết kế, tổ chức hoạt động học

2.4.1. Giới thiệu chung
Bài axit cacboxylic học trong 2 tiết nghiên cứu bài mới, 2 tiết luyện tập và mở rộng,
môn hóa học 11.
Hướng nghiên cứu bài mới:
+ Học sinh được chia thành 4 nhóm chuyên gia và hợp thành 4 nhóm mảnh ghép từ 4
nhóm chuyên gia trên.
+ Học xong bài về anđehit – xeton, học sinh được giáo viên giao nhiệm vụ học tập ở
nhà trước khi học bài axit cacboxylic, các nhóm chuyên gia trên cơ sở tìm hiểu tính chất của
axit axetic đã học hoàn thành các nhiệm vụ sau
Nhóm CG1: Tìm hiểu về khái niệm, phân loại và danh pháp của axit cacboxylic.
Nhóm CG2: Tìm hiểu về cấu tạo, tính chất vật lí và ứng dụng của axit cacboxylic.
Nhóm CG3: Tìm hiểu về tính chất hóa học và phương pháp điều chế axit cacboxylic.
+ Tiết 1: Giáo viên ổn định lớp và chia lớp thành 4 nhóm mảnh ghép từ các nhóm
chuyên gia và thực hiện các hoạt động học tập theo 4 nhóm mảnh ghép đó.

17


Chuyên đề axit cacboxylic – Nguyễn Thị Quyên – THPT Đồng Đậu – Năm học 2018 - 2019

GV sử dụng video một số ứng dụng của axit cacboxylic trong thực tiễn cuộc sống làm
tình huống xuất phát.
GV đưa ra các nhiệm vụ học tập và phiếu học tập cho các nhóm để thực hiện hoạt
động hình thành nội dung kiến thức: Định nghĩa, phân loại, danh pháp, tính chất vật lí và ứng
dụng.
GV cho học sinh báo cáo kết quả, giáo viên nhận xét và kết luận về kiến thức của tiết.
GV giao nhiệm vụ học tập về nhà.
+ Tiết 2: Giáo viên ổn định lớp và chia lớp thành 4 nhóm mảnh ghép từ các nhóm
chuyên gia và thực hiện các hoạt động học tập theo 4 nhóm mảnh ghép đó.
GV sử dụng thí nghiệm thử màu chỉ thị pH với các dung dịch trong đó có dung dịch

axit axetic và video thí nghiệm phản ứng este hóa để hình thành kiến thức cho học sinh.
GV đưa ra các nhiệm vụ học tập và phiếu học tập cho các nhóm để thực hiện hoạt
động hình thành nội dung kiến thức: tính chất hóa học của axit cacboxylic.
GV cho học sinh báo cáo kết quả của hoạt động trên và nhiệm vụ về nhà của tiết trước
(tìm hiểu cách làm giấm và sản phẩm của các nhóm) giáo viên nhận xét và kết luận về kiến
thức của tiết.
GV giao nhiệm vụ học tập về nhà.
+ Tiết 3, 4: Giáo viên hướng dẫn học sinh nghiên cứu nội dung mở rộng (dạng bài tập
cơ bản) về axit cacboxylic và hướng dẫn học về nhà.
2.4.2. Tổ chức các hoạt động học cho học sinh
2.4.2.1. Hoạt động 1: Tình huống xuất phát
a. Mục đích
Huy động kiến thức đã học về axit axetic (lớp 9) và đại cương về hóa học hữu cơ để
tìm hiểu kiến thức mới.
b. Nội dung
GV đặt ra yêu cầu cho các nhóm: Video sau nói về ứng dụng của chất nào?
GV cho học sinh quan sát video một số ứng dụng của axit axetic trong thực tiễn cuộc
sống.
Học sinh thảo luận và trả lời câu hỏi
GV đưa ra 1 video khác nói về các ứng dụng của môt số axit hữu cơ khác và đưa ra
phiếu học tập về nội dung kiến thức của axit axetic đã học và kiến thức cần biết về axit hữu
cơ nói chung
c. Phương thức tổ chức
Sử dụng phương pháp hoạt động nhóm kết hợp kĩ thuật dạy học KWLH.
d. Dự kiến sản phẩm của học sinh
Hoàn thành được bảng 1
Bảng 1: Nội dung kĩ thuật KWLH về axit cacboxylic
K
W
L

H
Nội dung
(Điều đã biết về axit (Điều muốn biết (Điều cần học về
(Học bằng
axetic)
về axit axetic và axit cacboxylic)
phương pháp
axit hữu cơ nói
nào)
chung)
Công thức
phân tử,
công thức
cấu tạo
Đặc điểm
cấu tạo
Tên gọi
18


Chuyên đề axit cacboxylic – Nguyễn Thị Quyên – THPT Đồng Đậu – Năm học 2018 - 2019

Tính chất
vật lí
Tính chất
hóa học
Phương
pháp điều
chế
Ứng dụng

Dự kiến một số khó khăn vướng mắc của học sinh và giải pháp hỗ trợ
Do kiến thức về axit axetic đã học lâu nên học sinh ít nhớ, giáo viên cần hướng dẫn
học sinh tìm tài liệu hoặc cung cấp tài liệu cho học sinh ôn lại kiến thức đó.
e. Kiểm tra, đánh giá kết quả hoạt động
- Thông qua quan sát.
- Thông qua kết quả bảng 1.
2.4.2.2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức
a. Mục đích
- Học sinh nêu được: Định nghĩa, cách phân loại axit cacboxylic, cách viết đồng phân và gọi
tên axit cacboxylic, tính chất vật lí (trạng thái, độ tan, nhiệt độ sôi, nhiệt độ nóng chảy), phương
pháp điều chế và ứng dụng của axit cacboxylic.
- Học sinh giải thích được:
+ Vì sao axit cacboxylic có độ tan, nhiệt độ sôi, nhiệt độ nóng chảy cao hơn ancol, anđehit và
hiđrocacbon có phân tử khối tương đương.
+ Tính chất hóa học của axit cacboxylic dựa vào cấu trúc phân tử axit cacboxylic.
b. Nội dung
Nội dung 1: Tìm hiểu định nghĩa, phân loại, đồng phân, danh pháp
Nội dung 2: Tìm hiểu cấu trúc phân tử, tính chất vật lí và ứng dụng
Nội dung 3: Tìm hiểu tính chất hóa học
Nội dung 4: Tìm hiểu phương pháp điều chế
c. Phương thức tổ chức
Nội dung 1: Tìm hiểu định nghĩa, phân loại, đồng phân, danh pháp
- GV yêu cầu học sinh tìm hiểu sách giáo khoa và các tài liệu khác theo nhóm, thảo luận và
hoàn thành bảng (được in vào tờ A1 dán trên bảng) của mỗi nhóm có nội dung sau:
Bảng 2: Tìm hiểu đinh nghĩa, phân loại, đồng phân, danh pháp của axit cacboxylic
Định nghĩa
Phân loại
Đồng phân
Danh pháp
Của axit

Gọi tên các đồng
cacboxylic
phân C4H8O2
C4H8O2
ĐN:
- Theo số lượng nhóm chức
- Danh pháp thay thế
Ví dụ:

- Theo cấu tạo gốc hiđrocacbon

- Danh pháp thường

- GV nhận xét, đưa ra nội dung kiến thức trọng tậm và đưa ra phiếu học tập số 1 cho mỗi học
sinh (làm trong 2 phút) rồi GV đọc đáp án, cho các nhóm chấm chéo bài nhau và GV thu
phiếu học tập về nhà đánh giá.
Nội dung 2: Tìm hiểu cấu trúc phân tử, tính chất vật lí và ứng dụng
GV yêu cầu học sinh tham khảo sách giáo khoa và viết cấu tạo của axit cacboxylic
(RCOOH). GV nhận xét và định hướng học sinh nhận xét về liên kết trong cấu tạo của axit
cacboxylic. Yêu cầu học sinh hoàn thiện bảng 3 (mỗi nhóm 1 bảng trên tờ A1)

19


Chuyên đề axit cacboxylic – Nguyễn Thị Quyên – THPT Đồng Đậu – Năm học 2018 - 2019

Bảng 3: Tìm hiểu cấu trúc và tính chất vật lí của axit cacboxylic
Biểu diễn liên Biểu diễn liên kết H
So sánh nhiệt độ sôi, độ tan của các
kết H trong

trong axit
chất sau: axit cacboxylic, ancol,
ancol ROH
cacboxylic RCOOH
anđehit, hiđrocacbon có phân tử khối
tương đương

Ứng dụng
của axit
cacboxylic

GV nhận xét và đưa nội dung kiến thức.
GV đưa ra một số axit cacboxylic có vị chua trong một số loại thực phẩm.
GV hướng dẫn học sinh tìm hiểu cách làm và thực hành làm giấm hoa quả tại nhà, hai nhóm
làm với một loại nguyên liệu: chuối, táo. Tiết sau mang sản phẩm giấm và video trình bày
cách làm tại nhà cuả mỗi nhóm.
Nội dung 3: Tìm hiểu tính chất hóa học
GV yêu cầu các nhóm hoàn thiện bảng 4 (giấy A1 dán trên bảng, mỗi nhóm 1 bảng) sau khi
quan sát video thí nghiệm và thực hiện thí nghiệm đã được bày sẵn ở bàn thí nghiệm trước
mỗi nhóm.
GV cho học sinh xem nội dung bảng 4, video thí nghiệm phản ứng este hóa, rồi hướng dẫn
làm các thí nghiệm.
HS quan sát, làm thí nghiệm dưới sự giám sát và hướng dẫn của giáo viên.
Nội dung bảng 4: Tìm hiểu tính chất hóa học của axit cacboxylic
Nhiệm vụ 1: Làm thí nghiệm và nhận xét, kết Nhiệm vụ 2: Quan sát video thí nghiệm và nhận
luận về tính chất của axit cacboxylic
xét, kết luận về tính chất của axit cacboxylic
Thí nghiệm
Hiện tượng Giải thích Video
Hiện tượng

Giải thích - Kết
- Kết luận
luận
TN1: Thử chỉ thị
Phản ứng
pH với các dung
este hóa
dịch CH3COOH,
giữa axit
HCl, H2SO4,
axetic với
NaOH cùng nồng
ancol
độ 0,1M.
etylic

TN2: Cho axit
axetic tác dụng với
đá vôi, kim loại
kẽm và đồng
hiđroxit.
ND 3.1. Tính axit
GV nhận xét kết quả của các nhóm và đưa ra kiến thức về tính axit
ND 3.2. Phản ứng thế nhóm -OH (phản ứng este hóa)
GV nhận xét kết quả của các nhóm và đưa ra kiến thức về phản ứng este hóa và một số lưu ý
về phản ứng này.
Nội dung 4: Tìm hiểu phương pháp điều chế
GV yêu cầu học sinh trình bày cách làm giấm (video đã làm ở nhà) và sản phẩm giấm hoa
quả của nhóm mình.
GV nhận xét và đưa ra các phương điều chế axit cacboxylic, lưu ý khi sử dụng sản phẩm của

mỗi phương pháp điều chế.
- GV đưa ra phiếu học tập số 2 cho mỗi học sinh (làm trong 2 phút) rồi GV đọc đáp án, cho
các nhóm chấm chéo bài nhau và GV thu phiếu học tập về nhà đánh giá.
d. Dự kiến sản phẩm của học sinh

20


Chuyên đề axit cacboxylic – Nguyễn Thị Quyên – THPT Đồng Đậu – Năm học 2018 - 2019

Nội dung các bảng và sản phẩm giấm hoa quả, video cách làm giấm hoa quả tại nhà của mỗi
nhóm.
Dự kiến một số khó khăn vướng mắc của học sinh và giải pháp hỗ trợ
GV nêu một số điều lưu ý để phản ứng este hóa thành công để học sinh có thể đưa ra các điều
kiện và phương pháp nâng cao hiệu suất phản ứng este hóa.
e. Kiểm tra, đánh giá kết quả hoạt động
- Thông qua quan sát hoạt động nhóm của mỗi thành viên.
- Thông qua kết quả nội dung các bảng 1, 2, 3; phiếu học tập số 1 và số 2.
Phiếu học tập số 1: Kiểm tra về phân loại, đồng phân, danh pháp của axit cacboxylic
Công thức cấu tạo
Tên thay thế - tên thường
Loại axit
HCOOH
………………-Axit axetic
CH3CH2COOH
Phiếu học tập số 2: Kiểm tra về tính chất hóa học của axit cacboxylic
Thí nghiệm
Hiện tượng
PTHH (nếu có)
Nhúng giấy quỳ tím vào

nước cốt chanh
Nhỏ dung dịch CH3COOH
0,1M vào ống nghiệm chứa
Al(OH)3
Nhỏ dung dịch CH3COOH
0,1M vào ống nghiệm chứa
Al
Rượu uống 400 để lâu năm
2.4.2.3. Hoạt động 3: Luyện tập
a. Mục đích
- Củng cố các kiến thức về đồng đẳng, đồng phân, danh pháp, tính chất vật lí, tính chất hóa
học, điều chế, ứng dụng của axit cacboxylic.
- Rèn kĩ năng viết CTCT, gọi tên, viết PTHH và kĩ năng tính toán liên quan đến tính
chất hóa học của axit cacboxylic.
b. Nội dung
HS giải quyết các câu hỏi, bài tập sau:
1. a) Bài tập 1, SGK, trang 210
b) Bài tập 2, SGK, trang 210.
c) Bài tập 4, SGK, trang 210.
Mục đích của 2 bài tập này nhằm rèn kỹ năng viết đồng phân, gọi tên axit cacboxylic
và phân tích cấu tạo phân tử đưa ra tính chất hóa học.
2. Bài tập 3, SGK, trang 210.
Mục đích của bài tập này nhằm củng cố phương pháp điều chế của axit cacboxylic.
3. Bài tập 5, 6, 7 SGK, trang 210. Hướng dẫn học sinh làm ở nhà
Mục đích của bài tập này nhằm rèn kĩ năng viết PTHH và kĩ năng tính toán liên quan
đến tính chất hóa học và phương pháp điều chế của axit cacboxylic
c. Phương thức tổ chức
Hoạt động thảo luận theo nhóm kết hợp kĩ thuật khăn trải bàn và trình bày vào giấy A1 nộp
lại cho giáo viên.
d. Dự kiến sản phẩm của học sinh

Lời giải các bài tập sách giáo khoa trang 210 ở các góc của khăn trải bàn (trên giấy A1)
e. Kiểm tra, đánh giá kết quả hoạt động
Đánh giá qua quan sát hoạt động tích cực của mỗi học sinh trong hoạt động nhóm và
kết quả bài tập học sinh trình bày.
21


Chuyên đề axit cacboxylic – Nguyễn Thị Quyên – THPT Đồng Đậu – Năm học 2018 - 2019

2.4.2.4. Hoạt động 4: Vận dụng, tìm tòi mở rộng
a. Mục đích
Học sinh giải quyết được các câu hỏi lý thuyết về axit cacboxylic và một số bài tập cơ
bản về axit cacboxylic, từ đó vận dụng giải quyết các bài tập khó.
b. Nội dung
- Nội dung 1: Bài tập định tính về axit cacboxylic
- Nội dung 2: Bài tập định lượng về axit cacboxylic
c. Phương thức tổ chức
Giáo viên tổ chức hoạt động học tập theo hướng nêu và giải quyết vấn đề
Nội dung 1: Bài tập định tính về axit cacboxylic
GV hướng dẫn học sinh trả lời các câu hỏi trắc nghiệm về bài tập định tính axit
cacboxylic
Nội dung 2: Bài tập định lượng về axit cacboxylic
GV yêu cầu học sinh từ các bài tập mà giáo viên phát, khái quát lên các dạng bài tập
định lượng về axit cacboxylic.
GV hướng dẫn học sinh nghiên cứu phương pháp giải của các dạng bài tập đó.
d. Dự kiến sản phẩm của học sinh
Kết quả học sinh trả lời và giải quyết các bài tập đinh tính và định lượng về axit
cacboxylic.
Dự kiến một số khó khăn vướng mắc của học sinh và giải pháp hỗ trợ
- Học sinh sẽ khó khái quát hóa các bài tập thành dạng bài tập tổng quát

- GV cần hướng dẫn, dẫn dắt học sinh để hình thành dạng bài tập.
e. Kiểm tra, đánh giá kết quả hoạt động
Học sinh làm bài kiểm tra (30 phút – đã được thiết kế ở phần 1)
2.4.2.5. Hoạt động 5: Hướng dẫn học tập về nhà
a. Mục đích
Rèn luyện năng lực tự học cho học sinh
b. Nội dung
Làm bài tập trắc nghiệm khách quan
c. Phương thức tổ chức
GV hướng dẫn học sinh về nhà làm và định hướng phương pháp giải cho mỗi dạng
bài, cho đáp án để học sinh có thể tự đánh giá.
d. Dự kiến sản phẩm của học sinh
Học sinh hoàn thành được các bài tập GV hướng dẫn
Dự kiến một số khó khăn vướng mắc của học sinh và giải pháp hỗ trợ
Với các học sinh có ý thức học tập chưa cao, cần có sự giám sát của tổ trưởng các
nhóm khi kiểm tra vở học ở nhà ở tiết học sau.
e. Kiểm tra, đánh giá kết quả hoạt động
GV giao nhiệm vụ cho các nhóm: tự đánh giá lẫn nhau giữa các nhóm và báo cáo kết
quả cho giáo viên.

22


Chuyên đề axit cacboxylic – Nguyễn Thị Quyên – THPT Đồng Đậu – Năm học 2018 - 2019

PHẦN 3: THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM
3.1. Mục đích thực nghiệm
- Thực nghiệm sư phạm để khẳng định tính định hướng đúng đắn, khả thi của chuyên đề trên
cơ sở nghiên cứu lí luận của chuyên đề.
- Thực nghiệm sư phạm giúp chúng tôi tích lũy kinh nghiệm và điều chỉnh quá trình áp dụng

chuyên đề vào thực tiễn.
3.2. Đối tượng thực nghiệm
- Lựa chọn đối tượng học sinh để tổ chức thực nghiệm sư phạm và đối tượng học sinh đối
chứng thực nghiệm.
- Kế hoạch dạy học đã thiết kế trong chuyên đề.
- Tiến hành thực nghiệm tại đối tượng học sinh thực nghiệm.
- Thống kê, xử lí, phân tích kết quả thực nghiệm. Đánh giá hiệu quả của phương pháp dạy
học chuyên đề axit cacboxylic trong việc tích cực hóa hoạt động nhận thức, phát triển năng
lực sử dụng ngôn ngữ hóa học, hoạt động nhóm, giải quyết vấn đề thực tiễn dựa vào lý thuyết
hóa học cho học sinh lớp 11 trường THPT Đồng Đậu - huyện Yên Lạc tỉnh Vĩnh Phúc.
3.3. Lập kế hoạch thực nghiệm
- Dự kiến thời gian: 2 tuần đầu của tháng 5 năm 2019
- Dự kiến lớp dạy thực nghiệm: 11A1, 11A4.
- Dự kiến lớp dạy đối chứng: 11A2, 11A3.
- Dự kiến phân tích và tổng hợp kết quả thực nghiệm: ngày 15/5/2019.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Nguyễn Xuân Trường, Lê Mậu Quyền, Phạm Văn Hoan, Lê Chí Kiên. Sách giáo khoa hóa
học lớp 11. Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam.
2. Sách tham khảo của tác giả Trần Trọng Tuyền
3. Trang web:

23


Chuyên đề axit cacboxylic – Nguyễn Thị Quyên – THPT Đồng Đậu – Năm học 2018 - 2019

MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .......................................................................................................................................... 1
NỘI DUNG ...................................................................................................................................... 2
PHẦN I: CƠ SỞ LÝ THUYẾT ....................................................................................................... 2

1.1. Nội dung kiến thức .................................................................................................................... 2
1.2. Các dạng bài tập ....................................................................................................................... 4
1.2.1. Dạng bài tập định tính ............................................................................................................ 4
1.2.2. Dạng bài tập định lượng ......................................................................................................... 7
1.3. Công cụ đánh giá .................................................................................................................... 13
1.3.1. Đề kiểm tra 30 phút............................................................................................................... 13
1.3.2. Bảng kiểm quan sát .............................................................................................................. 15
PHẦN 2: XÂY DỰNG KẾ HOẠCH DẠY HỌC .......................................................................... 17
2.1. Mục tiêu .................................................................................................................................. 17
2.1.1. Kiến thức, kỹ năng, thái độ ................................................................................................... 17
2.2.2. Định hướng hình thành và phát triển năng lực .................................................................... 17
2.2. Chuẩn bị .................................................................................................................................. 17
2.3. Phương pháp ........................................................................................................................... 17
2.4. Thiết kế, tổ chức hoạt động học .............................................................................................. 17
2.4.1. Giới thiệu chung ................................................................................................................... 17
2.4.2. Tổ chức các hoạt động học cho học sinh .............................................................................. 18
PHẦN 3: THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM ........................................................................................ 23
3.1. Mục đích thực nghiệm ............................................................................................................ 23
3.2. Đối tượng thực nghiệm ........................................................................................................... 23
3.3. Lập kế hoạch thực nghiệm ..................................................................................................... 23

24



×