Tải bản đầy đủ (.doc) (65 trang)

NGHIÊN cứu THAY đổi NỒNG độ kẽm TRONG máu của BỆNH NHÂN VIÊM DA cơ địa TRẺ EM tại BỆNH VIỆN DA LIỄU TRUNG ƯƠNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.02 MB, 65 trang )

B GIO DC V O TO

B Y T

TRNG I HC Y H NI

TRNH TH LINH

NGHIÊN CứU THAY ĐổI NồNG Độ KẽM
TRONG MáU
CủA BệNH NHÂN VIÊM DA CƠ ĐịA TRẻ EM
TạI BệNH VIệN DA LIễU TRUNG ƯƠNG
Chuyờn ngnh : Da liu
Mó s

: 60720152

LUN VN THC S Y HC
NGI HNG DN KHOA HC
PGS.TS. NG VN EM


HÀ NỘI – 2018


LỜI CẢM ƠN
Trong thời gian thực hiện luận văn tốt nghiệp, dưới sự hướng dẫn tận
tình của giáo viên hướng dẫn và được phía nhà trường, cũng như bộ môn Da
liễu trường Đại học Y Hà Nội tạo điều kiện thuận lợi, tôi đã có quá trình
nghiên cứu, học tập nghiêm túc để hoàn thành luận văn. Có được kết quả này,
không chỉ là sự nỗ lực của cá nhân mà còn sự giúp đỡ tận tình từ quý thầy cô,


gia đình và bạn bè.
Tôi xin chân thành cảm ơn đến Ban Giám hiệu, Phòng Đào tạo đại học
và Bộ môn Da liễu trường Đại học Y Hà Nội đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi
trong quá trình học tập và nghiên cứu.
Tôi xin bày tỏ tình cảm và lòng biết ơn sâu sắc đến PGS.TS Đặng Văn
Em, thầy đã trực tiếp hướng dẫn, chỉ bảo tận tình cho tôi trong suốt thời gian
thực hiện và hoàn thành luận văn này.
Cuối cùng tôi xin chân thành cảm ơn gia đình thân yêu, những người thân
và bạn bè đã luôn bên cạnh giúp đỡ tôi trong quá trình học tập và nghiên cứu.
Trong quá trình thực hiện và trình bày khóa luận không thể tránh khỏi
những sai sót và hạn chế, vì vậy tôi rất mong nhận được sự góp ý, nhận xét và
phê bình từ quý thầy cô và các bạn.
Kính chúc quý thầy cô và các bạn sức khỏe!
Hà Nội, ngày 10 tháng 9 năm 2018
TRỊNH THỊ LINH


LỜI CAM ĐOAN
Tôi là Trịnh Thị Linh, học viên Bác sĩ nội trú khóa 40 – Trường Đại học Y
Hà Nội, chuyên ngành Da liễu, xin cam đoan:
1. Đây là luận văn do bản thân tôi trực tiếp thực hiện dưới sự hướng
dẫn của PGS.TS.Đặng Văn Em.
2. Công trình này không trùng lặp với bất kỳ nghiên cứu nào khác
đã được công bố tại Việt Nam.
3. Các số liệu và thông tin trong nghiên cứu là hoàn toàn chính xác,
trung thực và khách quan, đã được xác nhận và chấp thuận của
cơ sở nơi nghiên cứu.
Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về những cam kết này.
Hà Nội, ngày 10 tháng 09 năm 2018
Tác giả luận văn

TRỊNH THỊ LINH


MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ..................................................................................................1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN...........................................................................3
1.1. Thuật ngữ..............................................................................................3
1.2. Dịch tễ...................................................................................................3
1.3. Sinh bệnh học VDCĐ............................................................................4
1.3.1. Cơ địa dễ bị dị ứng......................................................................5
1.3.2. Tác nhân kích thích.....................................................................5
1.4.Chẩn đoán, tiến triển, biến chứng..........................................................8
1.4.1. Triệu chứng lâm sàng..................................................................8
1.4.2. Tiến triển và biến chứng..............................................................9
1.4.3. Mô bệnh học .............................................................................11
1.4.4. Chẩn đoán..................................................................................11
1.4.5.Đánh giá mức độ nặng của bệnh................................................13
1.5. Điều trị và phòng bệnh........................................................................14
1.5.1. Điều trị......................................................................................14
1.5.2. Phòng bệnh................................................................................15
1.6. Vai trò của các yếu tố vi lượng............................................................17
1.6.1. Vai trò của kẽm..........................................................................17
CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.........23
2.1. Đối tượng và vật liệu nghiên cứu........................................................23
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu................................................................23
2.1.2. Vật liệu nghiên cứu...................................................................24
2.2. Phương pháp nghiên cứu.....................................................................25
2.2.1. Thiết kế nghiên cứu...................................................................25
2.2.2. Cỡ mẫu nghiên cứu...................................................................25
2.2.3. Các bước tiến hành....................................................................26



2.2.4. Các kỹ thuật ứng dụng..............................................................26
2.2.5. Các thông số đánh giá...............................................................28
2.2.6. Xử lý số liệu..............................................................................28
2.3. Địa điểm và thời gian nghiên cứu.......................................................29
2.4. Đạo đức nghiên cứu............................................................................29
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU....................................................30
3.1. Đặc điểm lâm sàng và các yếu tố liên quan đến VDCĐ.....................30
3.1.1.Các đặc điểm lâm sàng...............................................................30
3.1.2.Liên quan giữa mức độ nặng và một số yếu tố..........................36
3.2.Nồng độ kẽm huyết thanh của trẻ em VDCĐ......................................37
3.2.1. So sánh đặc điểm 2 nhóm..........................................................37
3.2.2. Nồng độ kẽm huyết thanh trẻ em VDCĐ và nhóm chứng........38
3.2.3. Liên quan nồng độ kẽm với mức độ bệnh, giai đoạn bệnh và địa dư. 38
CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN............................................................................42
4.1. Đặc điểm lâm sàng và các yếu tố liên quan........................................42
4.1.1.Đặc điểm lâm sàng.....................................................................42
4.2.2. Một số đặc điểm của đối tượng nghiên cứu..............................45
4.2. Nồng độ kẽm trong huyết thanh bệnh nhân VDCĐ............................49
4.2.1. Sự thay đổi nồng độ kẽm huyết thanh.......................................49
4.2.2. Mối liên quan giữa nồng độ kẽm và lâm sàng..........................50
KẾT LUẬN....................................................................................................50
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT




Gia đình

IgE

Immunoglobulin E

NST

Nhiễm sắc thể

SCORAD

Scoring Atopic Dermatitis

TP

Thành phố

VDCĐ

Viêm da cơ địa


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 3.1. Tỉ lệ một số triệu chứng lâm sàng...................................................30
Bảng 3.2. Tỉ lệ các giai đoạn bệnh và mức độ nặng........................................31
Bảng 3.3. Phân bố đối tượng nghiên cứu theo giới, nhóm tuổi......................31
Bảng 3.4: Phân bố đối tượng nghiên cứu theo địa dư....................................32
Bảng 3.5. Tiền sử bản thân và gia đình có các bệnh cơ địa.............................33

Bảng 3.6. Ảnh hưởng của thời tiết đến bệnh VDCĐ......................................33
Bảng 3.7. Ảnh hưởng của thức ăn đến bệnh VDCĐ.......................................34
Bảng 3.8. Ảnh hưởng của yếu tố tiếp xúc tới bệnh VDCĐ.............................35
Bảng 3.9. Liên quan giữa mức độ nặng với tuổi khởi phát bệnh....................36
Bảng 3.10. Liên quan mức độ nặng với tiền sử gia đình có bệnh dị ứng........36
Bảng 3.11: Phân bố giới tính giữa nhóm bệnh và nhóm chứng......................37
Bảng 3.12: So sánh nhóm tuổi của nhóm bệnh và nhóm chứng.....................37
Bảng 3.13: Nồng độ kẽm giữa nhóm VDCĐ với nhóm đối chứng.................38
Bảng 3.14. Tỉ lệ thiếu kẽm ở nhóm VDCĐ và nhóm chứng...........................38
Bảng 3.15: Nồng độ kẽm với gian đoạn bệnh.................................................38
Bảng 3.16. Nồng độ kẽm với nhóm tuổi.........................................................39
Bảng 3.17. Nồng độ kẽm và tuổi khởi phát.....................................................39
Bảng 3.18. Nồng độ kẽm với địa dư...............................................................40
Bảng 3.19. Nồng độ kẽm với tiền sử gia đình có bệnh dị ứng........................40


DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 3.1. Ảnh hưởng của thời tiết đến VDCĐ...........................................34
Biểu đồ 3.2. Thói quen sử dụng dưỡng ẩm cho trẻ VDCĐ.............................35
Biểu đồ 3.3. Nồng độ kẽm với mức độ bệnh...................................................41


1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Viêm da cơ địa (atopic dermatitis-VDCĐ) là một bệnh viêm da mạn
tính tái phát thường gặp chủ yếu ở trẻ em với tỉ lệ mắc bệnh khoảng 10-20%
và ngày càng có xu hướng gia tăng[1]. Bệnh khởi phát sớm với khoảng 45%
trường hợp xuất hiện trong 6 tháng đầu tiên và 85% trường hợp xuất hiện
trước 5 tuổi [2]. Đặc điểm nổi bật của bệnh là ngứa kèm theo các đặc điểm

lâm sàng thay đổi theo lứa tuổi và giai đoạn bệnh [1].
Căn nguyên và cơ chế bệnh sinh của VDCĐ cho thấy có sự kết hợp của
nhiều yếu tố, bao gồm đột biến gen gây khiếm khuyết hàng rào bảo vệ da,
khiếm khuyết của hệ thống miễn dịch và đáp ứng miễn dịch với các yếu tố dị
nguyên do vi khuẩn, nấm, virut hay hóa chất… gây nên hiện tượng viêm da
và ngứa [1]. Bệnh gây cảm giác khó chịu, mạn tính, dai dẳng, ảnh hưởng đến
chất lượng cuộc sống người bệnh. Hà Nguyễn Phương Anh cho thấy 100%
bệnh nhân VDCĐ bị ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống, trong đó có 14,3%
trẻ bị ảnh hưởng nhiều [3].
Các yếu tố vi lượng tuy chiếm tỷ lệ rất nhỏ nhưng có vai trò rất lớn
trong cơ thể con người như kẽm, đồng, sắt. Thiếu hụt các chất này có thể gây
ra các bệnh lý ở các cơ quan khác nhau, trong đó có các bệnh về da liễu…
Kẽm là một trong những nguyên tố vi lượng quan trọng nhất, là yếu tố cần
thiết cho sự hoạt động bình thường của rất nhiều enzyme liên quan đến
chuyển hoá và phát triển của tế bào, có mặt ở hầu hết các mô. Chính vì chức
năng của nó trong cân bằng nội môi, chống oxi hóa, hệ thống miễn dịch nên
nhiều tác giả trên khắp thế giới nghiên cứu vai trò của nó trong bệnh viêm da
cơ địa [4]. Tuy nhiên kết quả các báo cáo này còn nhiều khác biệt. Hiện nay ở
Việt Nam chưa có nghiên cứu nào khảo sát về các yếu tố vi lượng trong bệnh


2

viêm da cơ địa ở trẻ em. Để tìm hiểu vấn đề này chúng tôi thực hiện nghiên
cứu đề tài: “Nghiên cứu thay đổi nồng độ kẽm trong máu của bệnh nhân
viêm da cơ địa trẻ em tại Bệnh viện Da liễu Trung ương” với hai mục tiêu
sau đây:
1. Khảo sát đặc điểm lâm sàng và một số yếu tố liên quan bệnh
viêm da cơ địa trẻ em tại Bệnh viện Da liễu Trung ương.
2. Xác định thay đổi nồng độ kẽm trong máu bệnh nhân viêm da

cơ địa trẻ em và mối liên quan với lâm sàng.


3

CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN
1.1. Thuật ngữ
VDCĐ là 1 bệnh viêm da có ngứa, mạn tính hay tái phát với tổn thương
thay đổi theo lứa tuổi [3, 4]. Bệnh VDCĐ được biết đến từ lâu với nhiều tên
gọi khác nhau: chàm thể tạng hoặc sẩn ngứa Besnier, chàm nếp gấp, viêm da
thần kinh lan tỏa, lichen đơn dạng mạn tính [5].
Năm 1923, Coca là người đầu tiên dùng từ “Atopy” nghĩa là “lạ” để mô
tả một số triệu chứng lâm sàng của sự quá mẫn cảm của người, biểu hiện bằng
hen phế quản, viêm mũi dị ứng và viêm da cơ địa [6] .Năm 1933, Wise và
Sulzberger đã đặt tên bệnh là “Atopic dermatitis” và tên này vẫn được sử
dụng cho đến ngày hôm nay [7] .
Tại Việt Nam, ngành Da liễu đã thống nhất sử dụng thuật ngữ “Viêm da
cơ địa” để thay thế nhiều tên gọi khác nhau như chàm thể tạng, chàm cơ địa,
chàm sữa…[8].
1.2. Dịch tễ
Bệnh VDCĐ thường gặp ở trẻ em, hơn 60% VDCĐ khởi phát trong năm
đầu tiên của cuộc sống, 85 % bệnh nhân khởi phát trước 5 tuổi [2]. Dịch tễ của
bệnh VDCĐ trẻ em là một vấn đề chưa thống nhất, tỷ lệ này phụ thuộc vào địa
lý, khí hậu, môi trường sống và chủng tộc [9] . VDCĐ là bệnh rất thường gặp. Ở
các nước phát triển Mỹ, Bắc và Tây Âu, vùng thành thị châu Phi, Nhật bản, Úc
tỷ lệ bệnh tăng nhanh (tăng gấp 3 lần từ năm 1960). Đến nay tỷ lệ mắc VDCĐ ở
trẻ em khoảng 10-20% dân số và người lớn khoảng 1-3% dân số. Tỷ lệ này thấp
ở các nước nông nghiệp, đang phát triển như Trung quốc, Đông Âu, vùng nông
thôn Châu Phi và Trung Á . Tỷ lệ nữ/nam là 1,3/1 [1].

Theo điều tra của Phạm Văn Hiển và cộng sự, tỷ lệ bệnh VDCĐ chiếm
khoảng 20% số bệnh nhân đến khám tại phòng khám viện Da liễu Quốc gia [10] .


4

Tại Bệnh viện Da Liễu Tp. HCM, tỉ lệ VDCĐ trên tổng số bệnh nhân đến
khám năm 2007 là 18,82%; 2008 là 19,75%; 2009 là 21,29%; 2010 là
23,46%; 2011 là 24,36% [11].
1.3. Sinh bệnh học VDCĐ
VDCĐ là hậu quả của sự tương tác giữa các gen mẫn cảm di truyền dẫn đến
khiếm khuyết hàng rào bảo vệ da, giảm ceramid, khiếm khuyết hệ thống miễn dịch
tự nhiên và tăng đáp ứng miễn dịch với các dị nguyên và các kháng nguyên vi
khuẩn [1]. Cơ chế bệnh sinh của VDCĐ bao gồm nhiều yếu tố tác động:
Tổn thương hàng rào bảo vệ da
Cấu trúc da bình thường bao gồm nhiều lớp tế bào liên kết với nhau
bằng các chất gắn kết để tạo một hàng rào bảo vệ da, ngăn chặn sự mất nước
và thâm nhập của các chất lạ và vi trùng vào cơ thể [10].
Sự toàn vẹn hàng rào thượng bì liên quan đến nhiều yếu tố, bao gồm
việc điều hòa sự phân giải protein của các cầu nối gian bào lớp sừng, các lá
lipid, sự hình thành của các yếu tố dưỡng ẩm tự nhiên (natural moisturasing
factor – NMF) [11]. Các lá lipid tạo một lớp kháng nước xung quanh các tế
bào sừng, giúp ngăn ngừa sự mất nước qua da [11]. Hợp chất thiết yếu để
hình thành các lá lipid là ceramid [12]. NMF được hình thành từ chất cắt nhỏ
của filaggrin (FLG) là 1 protein cấu trúc giúp hình thành lớp vỏ sừng, làm bền
vững tế bào sừng [13, 14]. NMF hút nước và giữ nó ở trong tế bào sừng làm
tế bào sừng trương phồng lên. Các tế bào sừng trương phồng ngăn các khe hở,
vết nứt hình thành giữa các tế bào, vì thế giúp lớp tế bào sừng kháng lại sự
thâm nhập của các dị nguyên [11].



5

1.3.1. Cơ địa dễ bị dị ứng
- Yếu tố di truyền , :
Bệnh VDCĐ có yếu tố gia đình rõ rệt. Theo thống kê của nhiều tác giả:
 Nếu cả bố và mẹ đều bị bệnh VDCĐ thì có 80% con cái của họ bị mắc.
 Trong khi đó nếu chỉ có bố hoặc mẹ mắc thì chỉ có 50% con cái của họ
bị bệnh này.
- Gần đây, các tác giả cũng xác định nhiều gen có liên quan tới bệnh
VDCĐ, đó là các gen liên kết trên các nhiễm sắc thể (NST):






11q13: chuỗi bê ta của thụ thể có ái tính cao với IgE.
5q31 – 33: gen của cytokin IL – 4, 5 có tác dụng điều hòa đáp ứng IgE.
16p11,2 – 11,1: gen thụ thể IL 4.
Gen trên NST 14.
Gen chung với vảy nến như 1q21, 17q25, 20p… Các yếu tố khác trong
cơ địa dễ bị dị ứng được xác định có liên quan như: da khô, suy giảm
miễn dịch.

Như vậy, di truyền trong bệnh VDCĐ là di truyền kiểu nhiều gen. Sự di
truyền đa gen này chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của các yếu tố môi trường và tạo
nên cơ địa dễ dị ứng. Các nhà khoa học đều đồng ý rằng VDCĐ là một bệnh
di truyền trội quan sát được trong một số gia đình. Sự di truyền nằm ở 2 vị trí
NST 5q31,1 – 3 và 11q13.

1.3.2. Tác nhân kích thích
1.3.2.1. Tác nhân nội sinh
- Yếu tố thần kinh:
 Neuropeptit: làm thay đổi tính thấm thành mạch gây thoát dịch
(xốp bào, mụn nước), kích thích hay ức chế tăng sinh lympho và
tăng cảm giác ngứa trong bệnh VDCĐ.
 Sang chấn tinh thần: ở trẻ em ít gặp.
- Thay đổi nội tiết.
- Rối loạn chuyển hóa.


6

1.3.2.2. Tác nhân ngoại sinh
- Các dị nguyên:
 Dị nguyên đường hô hấp: bụi phấn bọ mạt trong nhà và phấn hoa là hai
nguồn dị nguyên quan trọng nhất.
 Thức ăn: thức ăn hay gây dị ứng ở trẻ nhỏ và giảm dần khi trẻ trưởng
thành. Hay gặp dị ứng: tôm, cua, nhộng, thịt gà, trứng…
 Tụ cầu vàng: tỷ lệ tụ cầu vàng cư trú ở tổn thương da trên bệnh nhân
VDCĐ lên đến 90% các trường hợp (tỷ lệ này ở người bình thường
khoảng 5%). Trên da lành của bệnh nhân VDCĐ sự cư trú của tụ cầu
vàng cũng rất cao: 39% ở mũi, 15% ở da tay, da lành là 46%. Chính sự
cư trú thường xuyên này đã liên tục cung cấp một nguồn dị nguyên
quan trọng góp phần làm bệnh nặng lên và kéo dài dai dẳng .
 Dị nguyên tiếp xúc qua da: một số dị nguyên từ mỹ phẩm, các thuốc
bôi, hoặc một số chất tiếp xúc qua da từ môi trường sinh hoạt cũng có
thể gây nên viêm da.
- Thay đổi môi trường khí hậu: ảnh hưởng mạnh mẽ lên sự tiến triển của
bệnh VDCĐ.

1.3.2.3. Vai trò của IgE
Hầu hết bệnh nhân bị VDCĐ đều có nồng độ IgE trong máu cao. Sự tổng
hợp quá mức IgE có liên quan đến gen cơ địa và rối loạn miễn dịch. Các IgE
gắn vào các thụ thể của tế bào mast. Khi có kháng nguyên xâm nhập, chúng
kết hợp với IgE hoạt hóa tế bào mastocyte làm giải phóng histamin và các
chất trung gian hóa học khác gây ngứa và phản ứng viêm da tại chỗ.


7

1.3.2.4. Thay đổi miễn dịch tại chỗ
- Thay đổi miễn dịch tại chỗ: da là cơ quan lớn nhất, bao bọc toàn bộ cơ
thể, là cơ quan đầu tiên tiếp xúc và ngăn chặn các tác nhân lạ xâm nhập vào
cơ thể. Ngoài tác dụng như một hàng rào ngăn cản tác nhân vật lý, da cũng có
vai trò miễn dịch quan trọng đáp ứng với sự xâm nhập của tác nhân lạ.
 Hàng rào vật lý bị suy giảm: Trong VDCĐ có sự giảm hòa màng của
các hạt keratohylin với màng tế bào nên có ít chất flaggin ở khoảng
gian bào làm cho sự liên kết giữa các tế bào không chặt chẽ và da kém
vững chắc, giảm khả năng ngăn cản vật lý sự xâm nhập của các tác
nhân bên ngoài.
 Hàng rào hóa học bị suy giảm: Trong VDCĐ có giảm cả số lượng chất
ceramide (do tăng hoạt động của các enzym thủy phân các chất tiền
ceramide) và chất lượng chất ceramide (do giảm lượng acide béo vì
tuyến bã không trưởng thành đầy đủ), nên giảm các chất hóa học có tác
dụng diệt khuẩn trên bề mặt da, làm cho da dễ bị nhiễm khuẩn.
 Hàng rào tế bào: Trong VDCĐ người ta thấy sự thay đổi một số loại tế
bào: tăng tế bào langerhans, hoạt hóa tế bào sừng, thâm nhiễm các
bạch cầu ái toan và bạch cầu ái kiềm, tăng tế bào mast…
- Thay đổi miễn dịch trong máu: biểu hiện bởi sự tăng bạch cầu ái toan,
tăng hoạt động của bạch cầu ưa base, giảm hoạt tính và số lượng tế bào diệt tự

nhiên, tăng cao nồng độ histamin huyết thanh, IgE.
Tất cả các yếu tố trên riêng lẻ hoặc phối hợp đều liên quan trực tiếp hay
gián tiếp đến căn nguyên và cơ chế bệnh sinh của bệnh VDCĐ.


8

1.4.Chẩn đoán, tiến triển, biến chứng
1.4.1. Triệu chứng lâm sàng ,
Triệu chứng bệnh VDCĐ ở trẻ em có những biểu hiện lâm sàng khác nhau tùy
từng lứa tuổi, thể hiện ở vị trí khu trú, tính cấp tính của bệnh và mức độ nặng nhẹ.
Các triệu chứng lâm sàng cũng chia thành các nhóm tuổi khác nhau.
1.4.1.1. VDCĐ ở trẻ dưới 2 tuổi
Thường gặp ở trẻ 2 – 3 tháng tuổi.
- Thương tổn cơ bản là các mụn nước tập trung thành từng đám. Các
mụn nước tiến triển qua các giai đoạn:
 Giai đoạn tấy đỏ: da đỏ, ngứa và có các mụn nhỏ li ti như hạt kê.
 Giai đoạn mụn nước: trên nền da đỏ xuất hiện nhiều mụn nước bằng
đầu đinh ghim, tập trung thành từng đám dày đặc.
 Giai đoạn chảy nước/ xuất tiết: các mụn nước vỡ ra, chảy nước (còn gọi
là “giếng chàm”). Thương tổn tấy đỏ, phù nề rất dễ bội nhiễm.
 Giai đoạn đóng vảy: các dịch khô dần, đóng vảy tiết màu vàng nhạt.
Nếu có bội nhiễm vảy dày màu nâu.
 Giai đoạn bong vảy da: vảy tiết bong để lại lớp da mỏng, dần dần bị nứt
và bong ra thành các vảy da mỏng trắng. Da trở lại bình thường
- Vị trí: hay gặp ở má, trán, cằm. Nhưng có thể lan ra tay, chân, lưng,
bụng… có tính chất đối xứng.
- Triệu chứng cơ năng: rất ngứa.
1.4.1.2. VDCĐ ở trẻ 2 – 5 tuổi
Trẻ em 2 – 5 tuổi là lứa tuổi hay gặp nhất trong VDCĐ giai đoạn trẻ em

(2 – 12 tuổi). Biểu hiện lâm sàng của bệnh ở giai đoạn này ít cấp tính hơn.
Các tổn thương thường ít xuất tiết hơn, khô hơn và các sẩn nhiều hơn.
- Thương tổn cơ bản:
 Các sẩn nổi cao hơn mặt da, tập trung thành từng đám hoặc rải rác.
 Da dày, lichen hóa.
 Có thể gặp các mụn nước tập trung thành từng đám.


9

- Vị trí thương tổn: mặt duỗi hay nếp gấp như khuỷu tay, khoeo chân, cổ
tay, mi mắt, thương tổn ở 2 bên hoặc đối xứng.
- Triệu chứng cơ năng: rất ngứa nên có rất nhiều biến chứng da thứ phát
do gãi, xây xước dẫn đến lichen hóa hay nhiễm trùng. Một vòng xoắn bệnh lý
được hình thành: vì ngứa dẫn đến gãi xước, và gãi xước gây nên dầy da,
những biến đổi thứ phát này tự nó lại gây ra ngứa.
1.4.1.3. Những triệu chứng không điển hình
- Khô da: thường gặp, khô tăng lên vào mùa đông và khi bệnh nặng; đây
là đặc điểm nổi bật trong quá trình tiến triển của bệnh. Nó xảy ra do tăng mất
nước qua lớp thượng bì bình thường, làm giảm sức đề kháng của da.
- Dấu hiệu vẽ nổi da màu trắng: thường gặp. Dùng 1 dụng cụ cùn vẽ lên
vùng da lành của bệnh nhân sẽ xuất hiện một lằn nổi cao màu trắng, xung
quanh đỏ.
- Viêm da lòng bàn tay, bàn chân.
1.4.2. Tiến triển và biến chứng
1.4.2.1. Tiến triển
Bệnh tiến triển dai dẳng, mạn tính, có thể thành từng đợt cấp tính, có liên
quan tới nhiều yếu tố như thức ăn, nhiễm trùng đường hô hấp, nhiễm trùng tại
chỗ, rối loạn tiêu hóa…
Thông thường bệnh tiến triển qua các giai đoạn:

- Giai đoạn cấp tính: hay gặp ở trẻ nhỏ hơn 2 tuổi. Thương tổn chảy
nhiều nước, phù nề, da đỏ, ngứa nhiều.
- Giai đoạn bán cấp: thương tổn giảm phù nề, giảm xuất tiết, khô hơn.
- Giai đoạn mạn tính: hay gặp ở trẻ trên 10 tuổi, khoảng 50% số trẻ
không khỏi bệnh và chuyển sang giai đoạn này. Thương tổn là các sẩn, các
mảng da dày, lichen hóa, màu thâm, rất ngứa. Thương tổn khu trú nhưng dai
dẳng, khó điều trị và có thể tồn tại đến già.


10

1.4.2.2. Biến chứng
Các biến chứng thường gặp:
- Bội nhiễm :
Nhiễm khuẩn: biến chứng hay gặp là chốc hóa, các tổn thương viêm
mô tế bào, abcess, nhọt hiếm gặp. Tụ cầu vàng là nguyên nhân nhiễm trùng
hàng đầu trong các tổn thương bệnh VDCĐ. Nó làm cho các triệu chứng của
bệnh nặng hơn. Các nhiễm khuẩn, đặc biệt là nhiễm khuẩn
 do liên cầu nếu không được xử trí kịp thời có thể dẫn đến viêm
cầu thận cấp.
 Nhiễm virus: trẻ bị VDCĐ dễ nhiễm virus herpes và thường
nặng hơn trẻ thường, biểu hiện lâm sàng có nhiều dạng khác
nhau như: nhiễm herpes tiên phát, nhiễm herpes tái phát và 1
biến chứng nặng là mụn mủ dạng thủy đậu Kaposi- Juliuspedg.
Ngoài ra, có thể gặp các virus khác như: virus thủy đậu, virus u
mềm lây, virus Pox hay virus gây u sùi ở người HPV , .
 Nấm.
- Lichen hóa: hay gặp khi bệnh diễn biến kéo dài, bệnh nhân gãi hay chà
xát nhiều.
- Ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống: nếu bệnh nặng và kéo dài ảnh

hưởng nhiều đến sức khỏe của trẻ và gia đình, ngứa nhiều làm cho trẻ mất
ngủ. Bệnh kéo dài làm tốn kém thời gian và tiền bạc.
- Chậm phát triển thể lực: sự phát triển của trẻ bị ảnh hưởng đặc biệt ở
trẻ có tổn thương da chiếm trên 50% diện tích cơ thể hay phải điều trị
corticoid kéo dài .
1.4.3. Mô bệnh học
- Thượng bì:
+ Xốp bào.


11

+ Thoát dịch: từ trung bì, huyết thanh thoát ra xen kẽ vào khoảng gian bào.
+ Thoát bào: các bạch cầu đa nhân, lympho, tổ chức bào xâm nhập vào
khoảng gian bào của thượng bì.
- Trung bì: các nhú bì xung huyết, mao quản giãn to, phù nề, xung quanh
có nhiều bạch cầu.
1.4.4. Chẩn đoán
1.4.4.1. Chẩn đoán xác định
VDCĐ là một bệnh da mạn tính, tiến triển dai dẳng, có đợt rầm rộ, cấp
tính, có giai đoạn lắng xuống, âm thầm. Vì vậy, chẩn đoán cần dựa vào nhiều
triệu chứng, yếu tố liên quan và tùy giai đoạn.
- Bộ tiêu chuẩn chẩn đoán của các Nhà da liễu Anh (1994) ,
Ngứa kèm theo có ít nhất 3 trong 5 đặc điểm sau:
1.
2.
3.
4.
5.


Tiền sử có chàm ở nếp gấp (hoặc ở má ở trẻ em dưới 10 tuổi).
Tiền sử cá nhân bị các bệnh atopy hô hấp.
Tiền sử khô da lan tỏa.
Hiện tại có chàm nếp gấp (hoặc ở má, trán trẻ em dưới 4 tuổi).
Phát bệnh trước 2 tuổi.
Bộ tiêu chuẩn này đơn giản, đầy đủ, dễ áp dụng, đặc biệt ở tuyến cộng đồng.
- Bộ tiêu chuẩn chẩn đoán của Mỹ (Hội Bác sĩ gia đình 1999)
 Tiêu chuẩn chính:
- Ngứa.
- Viêm da mạn tính tái phát.
- Vị trí và hình thái điển hình:
 Trẻ em: mụn nước tập trung thành đám ở mặt, mặt duỗi các chi.
 Người lớn: lichen hóa nếp gấp.
- Tiền sử gia đình hoặc bản thân bị các bệnh atopy: hen phế quản, mày

đay,…
 Tiêu chuẩn phụ:
- Khô da.


12

- Dày da lòng bàn tay, bàn chân.
- Viêm kết mạc mắt.
- Mặt tái.
- Vảy phấn trắng.
- Vảy cá.
- Viêm da lòng bàn tay, bàn chân không đặc hiệu.
- Chàm núm vú.
- Phản ứng quá mẫn typ 1 dương tính.

- IgE huyết thanh cao.
- Dễ bị dị ứng thức ăn.
- Đỏ da.
- Bệnh xuất hiện từ bé.
- Chứng vẽ nổi da.
- Dày sừng nang lông.
Chẩn đoán VDCĐ khi có ít nhất 3 tiêu chuẩn chính và 3 tiêu chuẩn phụ.
Bộ tiêu chuẩn này rất chi tiết, nhiều tiêu chuẩn phụ, thường áp dụng
trong nghiên cứu khoa học.
1.4.4.2. Chẩn đoán phân biệt
Cần chẩn đoán phân biệt bệnh VDCĐ với 1 số bệnh sau:
- Chàm vi trùng: thương tổn cơ bản là các mụn nước tập trung thành
đám, ranh giới rõ, vị trí bất kỳ và thường liên quan tới ổ nhiễm trùng.
- Viêm da dầu: da đỏ, có vảy, ngứa, hay gặp ở vùng da mờ: rãnh mũi má,
hai kẽ sau tai, trán, hai cung mày, cằm,…
- Viêm da tiếp xúc: thương tổn là các mụn nước, bọng nước trên nền da
đỏ, có thể loét tùy theo mức độ phản ứng. Vị trí thương tổn là vùng hở, vùng
tiếp xúc với dị nguyên.


13

- Ghẻ: thương tổn cơ bản là các mụn nước trên nền da lành rải rác khắp
người nhưng thường tập trung ở một số vị trí đặc biệt như kẽ ngón tay, nếp cổ
tay, mông, hai đùi, hai nếp gấp vú, khuỷu tay. Ở các đường chỉ lòng bàn tay
có thể có các luống ghẻ, ngứa về đêm.
- Rôm sảy: hay gặp vào mùa hè, các mụn rôm rải rác toàn thân.
1.4.4.3. Chẩn đoán thể lâm sàng
- Theo lứa tuổi:
 VDCĐ ở trẻ nhũ nhi: < 2 tuổi.

 VDCĐ ở trẻ em: 2 – 12 tuổi.
 VDCĐ ở thanh thiếu niên và người lớn: > 12 tuổi.
- Theo tiến triển:
 Cấp tính.
 Bán cấp.
 Mạn tính.
- Đánh giá mức độ nặng theo tiêu chuẩn SCORAD gồm 3 thành phần:
 Mức độ lan tỏa: dựa và nguyên tắc con số 9.
 Mức độ bệnh: dựa vào 6 triệu chứng (ban đỏ, phù nề/sẩn, vảy
tiết, vết xước da, lichen hóa, khô da).
 Triệu chứng cơ năng: ngứa và mất ngủ.
1.4.5. Đánh giá mức độ nặng của bệnh
Đánh giá mức độ bệnh dựa vào thang điểm SCORAD (Scoring Atopic
Dermatitis) gồm các yếu tố:
- Diện tích vùng tổn thương: chỉ số A.
- Đặc điểm tổn thương: chỉ số B







Đỏ da.
Sẩn hoặc phù nề.
Chảy dịch hoặc vảy tiết.
Trầy, xước.
Lichen hóa.
Khô da (vùng da thường).



14

Các đặc điểm trên tính theo thang điểm từ 0 đến 3 theo mức độ từ không
đến nhẹ, vừa, nặng.
- Triệu chứng ngứa và mất ngủ: chỉ số C (tính theo thang điểm từ 1 – 10).
Công thức tính: SCORAD = A/5 + 7B/2 + C.
Đánh giá:
- VDCĐ nhẹ: SCORAD < 20 điểm.
- VDCĐ trung bình: SCORAD: từ 20 – 40 điểm.
- VDCĐ nặng: SCORAD > 40 điểm.
1.5. Điều trị và phòng bệnh
1.5.1. Điều trị
1.5.1.1. Nguyên tắc chung
- Phối hợp điều trị tại chỗ và toàn thân.
- Chú ý điều trị các bệnh cơ địa nếu có.
- Điều trị đúng theo giai đoạn bệnh.
- Chế độ ăn uống hợp lý.
1.5.1.2. Điều trị cụ thể
Giảm ngứa:
 Điều trị da khô:
 Dùng các loại kem dưỡng ẩm: oxyt kẽm, saforelle cream,
Vaseline,...
 Mặc bộ đồ giữ ẩm: có tác dụng: giảm ngứa, giữ ẩm da, điều trị
nhiễm trùng, bảo vệ da và cải thiện giấc ngủ. Thay bộ đồ này mỗi
8 giờ/lần.
 Corticoid bôi da: các loại kem corticoid thường dùng: fucicort,
eumovart, begenderm… bôi từ 1 – 2 lần/ngày để làm giảm triệu chứng
bệnh và hạn chế khô da.
 Kháng histamine: trẻ dưới 5 tuổi có thể dùng siro phenergan, arius.

 Hướng thần: có thể dùng các loại thuốc kháng histamin có tác dụng an
thần trước khi đi ngủ.


15

- Hạn chế và loại bỏ chất gây dị ứng.
- Điều trị nhiễm khuẩn:
 Vi khuẩn: cần điều trị tụ cầu vàng bằng kháng sinh tại chỗ và thuốc sát
khuẩn.
 Virus, nấm: nếu có thương tổn.
- Các điều trị khác:
 Liệu pháp ánh sáng: PUVA, UVB .
 Thuốc ức chế miễn dịch: azathioprine, cyclosporine, tacrolimus.
1.5.2. Phòng bệnh
Bệnh VDCĐ là một bệnh có tính chất di truyền, nhưng yếu tố môi
trường lại đặc biệt quan trọng trong vấn đề khởi phát và quy định mức độ
nặng nhẹ của bệnh. Vì vậy, để giảm những triệu chứng mà bệnh VDCĐ mang
lại thì vấn đề phòng bệnh cần đặt lên hàng đầu.


16

1.5.2.1. Hạn chế tiếp xúc và loại bỏ các yếu tố dị nguyên
- Nguyên tắc chung: bệnh nhân VDCĐ nhạy cảm với các chất kích ứng
hơn cơ thể bình thường, do đó điều quan trọng là phải xác định và loại bỏ các
yếu tố gây nặng bệnh và thúc đẩy vòng xoắn ngứa- gãi.
- Dị nguyên đặc hiệu: trẻ dưới 5 tuổi hay nhạy cảm với các dị nguyên
trong không khí của môi trường. Đối với các dị nguyên đặc hiệu trong không
khí như mạt bụi nhà, phấn hoa, lông súc vật, nấm mốc… có thể xác định bằng

cách hỏi bệnh sử cẩn thận và thực hiện một số prick test chọn lọc.
- Kiểm soát dị nguyên trong không khí: giảm mạt bụi nhà giúp cải thiện
triệu chứng ở bệnh nhân VDCĐ quá mẫn với mạt. Các biện pháp làm sạch
nhà bằng máy hút bụi, bao nệm bằng các loại vải đặc biệt có khả năng ngăn
mạt, không dùng thảm trong phòng ngủ… là rất hữu ích.
- Hạn chế tiếp xúc với hóa chất: bệnh nhân VDCĐ thường có làn da nhạy
cảm, rất dễ bị dị ứng với những loại hóa chất tẩy rửa thông thường như xà
phòng, dầu gội, sữa tắm… và có thể làm khởi phát bệnh hoặc làm nặng hơn
triệu chứng bệnh. Vì vậy, việc tránh tiếp xúc với hóa chất và lựa chọn loại dầu
gội, xà phòng tắm… phù hợp cho da nhạy cảm là hết sức quan trọng.
1.5.2.2. Giữ ấm cho da
Một số loại kem dưỡng ẩm có thể sử dụng như: Cetaphil, Eucerin và
Nutraderm. Hoặc thuốc mỡ: Aquaphor, Vaseline. Cả 2 loại đều có rất ít hoặc
không có nước. Các loại kem này nên thoa ngay sau khi tắm để mang lại hiệu
quả dưỡng ẩm tốt nhất.
1.5.2.3. Một số biện pháp khác
Nhắc nhở bố mẹ trẻ việc tuân thủ điều trị.
- Hướng dẫn hành vi chăm sóc da cho trẻ.
- Giải thích mức độ nghiêm trọng của bệnh.
- Nâng cao chất lượng cuộc sống.


×