Tải bản đầy đủ (.docx) (76 trang)

CƠ sở NGÔN NGỮ để xây DỰNG BẢNG từ THỬ sức NGHE lời CHO TRẺ EM TUỔI học ĐƯỜNG (6 15 TUỔI)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (632.83 KB, 76 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI

PHẠM TIẾN DŨNG

CƠ SỞ NGÔN NGỮ ĐỂ XÂY DỰNG
BẢNG TỪ THỬ SỨC NGHE LỜI
CHO TRẺ EM TUỔI HỌC ĐƯỜNG
(6-15 TUỔI)
Người hướng dẫn khoa học: GS.TS. Nguyễn Văn Lợi
Cho đề tài: Nghiên cứu xây dựng các bảng từ thử sức nghe lời
tiếng việt, ứng dụng vào việc đo sức nghe lời cho trẻ em tuổi
học đường (6-15 tuổi)

Chuyên ngành : Tai - Mũi - Họng
Mã số

: 62720155

CHUYÊN ĐỀ TIẾN SĨ
HÀ NỘI – 2018


MỤC LỤC


DANH MỤC BẢNG



DANH MỤC HÌNH


5

ĐẶT VẤN ĐỀ
Nguyên tắc quan trọng nhất của bảng từ thư 1 âm tiết hay 2 âm tiết đo
sức nghe lời (SNL) là bảng từ thư phải phù hợp với những đặc điểm của ngôn
ngữ mà bảng từ thư dựa vào [1],[2],[3].
Bảng từ thư gồm các từ được lựa chọn theo đặc điểm ngữ âm (mặt âm
thanh) và từ vựng (vốn từ) của ngôn ngữ.
Như vậy, việc xây dựng bảng từ thư đo SNL tiếng Việt được xem xét
lựa chọn, xét trên cả 2 bình diện tiếng Việt: Ngữ âm, từ vựng.
Chuyên đề này trình bày những đặc điểm cơ bản về sinh lý phát âm, ngữ
âm, từ vựng, liên quan đến việc xây dựng bảng câu thư đo SNL tiếng Việt.


6

I. SINH LÝ PHÁT ÂM
Quá trình phát âm gồm 3 bộ phận chính là nguồn phát âm (tạo thanh)
vai trò chính của thanh quản, bộ lọc gồm đường phát âm và cơ quan cộng
hưởng, và bộ phận cấu âm
1.Tạo thanh [4],[5],[6],[7].
Quá trình tạo thanh bình thường cần 5 yếu tố:
+ Luồng hơi đầy đủ: Đây là nguồn cung cấp năng lượng cho quá trình
phát âm.
+ Hoạt động đóng của dây thanh
+ Đặc tính rung của dây thanh

+ Cấu trúc bề mặt của dây thanh
+ Sự điều chỉnh chiều dài và độ căng của dây thanh
Mặc dù có nhiều giả thuyết về cơ chế phát âm nhưng cho đến nay chỉ còn
2 giả thuyết được công nhận là:
+ Thuyết đàn hồi cơ - khí động học về cơ chế tạo thanh của Van den
Berg [4].
+ Thuyết thân - vỏ về cơ chế điều khiển phát âm [5].
Cơ chế đàn hồi cơ liên quan đến sự điều khiển cơ - thần kinh đối với độ
căng và độ đàn hồi của dây thanh. Các thay đổi này đều tạo nên các đặc tính
dây thanh nhất định, từ đó tạo ra các thay đổi về kiểu tạo thanh, thay đổi cao
độ do sự thay đổi về tần số cơ bản (F0), và thay đổi sức cản của thanh quản
trong phát âm.
Cơ chế khí động học (aerodynamic): Cơ chế này đề cập đến động năng
của phát âm chính là luồng khí qua thanh môn, đóng vai trò là nguồn lực để
gây ra rung động dây thanh.


7

Hình 1. Chu kỳ rung động của dây thanh
( />
Thuyết "thân - vỏ" của Hirano[5], về mặt hình thái, dây thanh gồm 2
phần đều cùng tham gia vào cơ chế rung động khi phát âm nhưng lại có đặc
tính cơ học hoàn toàn khác nhau. Lớp vỏ (cover): Gồm biểu mô phủ của dây
thanh, lớp nông và lớp giữa của khoang đệm (lamina propria). Đặc tính của
lớp này là không tự co - giãn được nhưng rất mềm mại, linh hoạt, có lớp đệm
lỏng lẻo, do đó nó là nơi tạo ra sóng rung động (sóng niêm mạc) do sự kích
hoạt của luồng hơi từ phổi đưa lên. Lớp thân (body): Gồm lớp sâu của khoang
đệm và cơ thanh. Trái với lớp vỏ, lớp này không có đặc tính mềm mại, lỏng
lẻo, dễ biến đổi hình dạng. Tuy nhiên, lớp này có thể co - giãn chủ động do

hoạt động của cơ thanh.


8

Hình 2. Các lớp của dây thanh
(britishvoiceassociation.org.uk)

Các kiểu tạo thanh khác nhau [7, 8]
Đối với phụ âm vô thanh (voiceless), hai dây thanh và sụn phễu mở rộng
như trong khi thở. Không khí từ phổi thoát ra ngoài dễ dàng.
Đối với âm hữu thanh (voice), hai sụn phễu đóng chặt, với động lực là
luồng hơi từ phổi, hai dây thanh rung với tốc độ cao. Tốc độ rung trung bình
của dây thanh ở nam là 130 lần/giây, ở nữ giới là 230 lần/giây.
Âm tắc thanh môn (glottal stop): hai dây thanh và sụn phễu đóng lại,
luồng hơi từ phổi đi ra bị chặn lại. Khi mở thanh môn, không khí bị bật ra tạo
thành tiếng.
Hiện tượng kẹt thanh môn (creaky voice): hai sụn phễu đóng chặt, phần
trước dây thanh rung chậm với tần số khoảng 40lần/giây tạo nên tiếng kẹt.
Chất giọng thở (breathy voice): hai dây thanh khép và rung nhanh, hai
sụn phễu tạo thành một khoảng hở để không khí thoát ra với áp lực khá cao.
Thông số liên quan


9

+ Tần số: Fo là tần số rung cơ bản của dây thanh khác nhau ở nam, nữ
và trẻ em, mặc dù hiện tượng rung sóng dây thanh không đơn thuần là một
sóng hình sin đơn giản mà là sự tổng hợp của nhiều sóng phức tạp . Thanh
điệu là tần số F0 biến thiên theo thời gian phát âm.

+ Cường độ: tùy thuộc vào tiếng nói thường, nói thầm hay nói to và thiết
bị ghi cường độ đặt ở đâu, ví dụ nếu micro đặt ở thanh quản trong soi hoạt
nghiệm thanh quản với tiếng nói thường cường độ ghi được khoảng 60-70dB.
+ Trường độ: thời gian phát âm- rung của dây thanh, liên quan đến việc
đọc các chất liệu ngữ âm để ghi âm đủ thời gian để có thể phân tích được
cũng như đọc thời gian không quá nhanh để có thể phân tích các đặc tính âm
thanh của từ 1 âm tiết, 2 âm tiết.
2. Đường phát âm và khoang cộng hưởng
Âm thanh được thanh môn tạo ra, nếu tách rời ra khỏi các phần còn lại
của bộ máy phát âm, sẽ không giống như tiếng nói của chúng ta mà chỉ là
những âm khàn khàn hoặc như tiếng ngỗng kêu. Quá trình phát âm đòi hỏi sự
cộng hưởng của lồng ngực, đường thở trên và hộp sọ (khoang miệng, hốc
mũi, các xoang).
Sự cộng hưởng âm là quá trình làm tăng hoặc giảm cường độ của một số
tần số âm trong hợp âm (gồm nhiều các tần số khác nhau) và lọc âm để tạo
nên lời nói. Những tần số âm tăng lên do sự cộng hưởng được gọi là các
formant.
Bộ máy cộng hưởng là cột không khí trong họng, khoang miệng, hốc
mũi, các xoang mặt. Sự cộng hưởng được điều chỉnh bằng thay đổi chiều dài,
thể tích, hình dáng của họng, bằng kéo thanh quản lên xuống, bằng di chuyển
lưỡi, cư động hàm, đóng mở của màn hầu hoặc bằng thay đổi âm lượng qua
mũi, họng.


10

Có hai cấu trúc có ảnh hưởng nhiều đến sự cộng hưởng là lưỡi và môi,
hai cấu trúc này làm thay đổi chiều dài và thể tích cột không khí của bộ máy
phát âm. Sự di chuyển của lưỡi ở các vị trí khác nhau trong khoang miệng,
thay đổi vị trí hoặc hình dáng của môi hoặc di chuyển cả lưỡi và môi đã làm

thay đổi các đặc tính cộng hưởng của các âm để tạo ra các lời nói khác nhau.
3. Cấu âm [9],[10], [7].
Cấu âm là một quá trình phức tạp có sự phối hợp của cư động của lưỡi,
sự thay đổi các cấu trúc giải phẫu cũng như sự tham gia của các thành phần
khác của bộ máy phát âm. Các cấu trúc giải phẫu tham gia vào quá trình cấu
âm là:
• Hạ thanh môn
• Thanh môn
• Trên thanh môn: khẩu cái mềm, khẩu cái cứng, lưỡi, môi, răng, hàm
dưới, họng. Trong đó quan trọng nhất là lưỡi và môi.
Trong cấu âm người ta chia ra hai loại: nguyên âm và phụ âm
3.1. Phụ âm
Được tạo ra do sự cản trở và giải phóng dòng không khí trên lối thoát ra
của nó.
Vị trí cấu âm: là nơi cản trở luồng không khí trên lối thoát ra của nó. Vị
trí tắc hay hẹp có thể là: môi, răng-ổ răng, khẩu cái, màn hầu.
Phương thức cấu âm:
+ Đóng hoàn toàn: có phụ âm tắc. Bộ máy phát âm bị tắc hoàn toàn, màn
hầu nâng lên làm không khí không thoát qua mũi. Không khí được thoát
ra bằng các cách:


Bộ phận cấu âm mở ra nhanh chóng, không khí thoát ra với áp lực
mạnh tạo nên phụ âm nổ như: p, t, k, b, d.


11




Bộ phận cấu âm được mở ra từ từ, không khí thoát ra chậm tạo ra sự

cọ xát nhẹ ngay tại vị trí cấu âm, hình thành nên phụ âm tắc – xát
• Phụ âm mũi: khoang miệng được đóng hoàn toàn, màn hầu hạ thấp
xuống làm không khí thoát qua mũi.
+ Đóng tương đối: bộ phận cấu âm đóng lại nhưng không bị tắc hoàn toàn.
Không khí đi qua nơi hẹp tạo nên phụ âm xát ví dụ ph, v, x, s, gi.
+ Mở tương đối: khoảng giữa của các phần cấu âm mở rộng đủ để không khí
đi qua mà không có tiếng cọ sát. Có 2 loại là: bán nguyên âm trung tâm
(central approximants) và bán nguyên âm bên (lateral approximant).
+ Cấu âm thứ phát: đó là các hiện tượng môi hóa, khẩu cái hóa, màn hầu
hóa, thanh quản hóa và mũi hóa.
3.2. Nguyên âm
Nguyên âm được tạo ra do sự thay đổi vị trí của lưỡi nên làm thay đổi
kích thước, hình dáng của phần trên thanh môn của bộ máy phát âm.
Bộ máy phát âm không bị tắc nghẽn hoặc co thắt nên không tạo những
tiếng tạp âm của dòng khí thở.
Lưỡi và môi là cơ quan quan trọng trong cấu âm của nguyên âm, để phân
biệt các nguyên âm người ta dựa vào các vị trí của lưỡi và môi.
+ Nếu mặt trên của lưỡi gần với vòm miệng, âm được tạo ra gọi là
nguyên âm đóng.
+ Khi lưỡi nằm thấp so với vòm miệng, nguyên âm được tạo ra gọi là
nguyên âm mở.
+ Khi lưỡi ở vị trí trung gian có thể tạo nguyên âm nưa đóng, nưa mở.
+ Phần cao nhất của lưỡi ở phía trước, giữa hay sau để tạo nên nguyên
âm trước, giữa hay nguyên âm sau và ảnh hưởng tới âm sắc các nguyên âm.
Nguyên âm nhóm trước có âm sắc cao, nhóm giữa có âm sắc trung bình,
nhóm sau có âm sắc thấp.



12

+ Hình dáng của môi: là yếu tố quan trọng để tạo thành các nguyên âm.
Các tác dụng chính của môi là làm rộng khoảng trong miệng và làm giảm độ
mở của miệng
II. NGỮ ÂM TIẾNG VIỆT
Ngữ âm học là chuyên ngành nghiên cứu về mặt âm thanh của ngôn
ngữ (ngữ âm), liên quan đến các đặc tính vật lý của sóng âm tín hiệu lời nói.
Bao gồm các thông
sốđộcơ bản liên quan đến cường độ, trường độ, tần số, và
Cường
âm sắc hay sắc thái của lời nói.
Trường độ
số

1. Ngữ âm học[11]
Ngữ âm học là chuyên ngành nghiên cứu về mặt âm thanh của ngôn
ngữ (ngữ âm). Có thể nghiên cứu ngữ âm từ các góc độ khác nhau: Cấu âm,
âm học và cảm thụ (nghe). Ngữ âm âm học là chuyên ngành hẹp của ngữ
âm học, liên quan đến các đặc tính vật lí của sóng âm tín hiệu âm thanh
ngôn ngữ. Nghiên cứu ngữ âm âm học nhằm tìm hiểu các đặc trưng âm học
(acoustic cues) của tín hiệu lời nói (phát âm), mà người nghe cảm nhận
(nghe) được.

Tần

Hình 3. Hình ảnh không gian 3 chiều tín hiệu âm thanh


13


2. Ngữ âm tiếng Việt[12],[9, 13]
Tiếng Việt là ngôn ngữ đơn lập, đơn tiết tính, có thanh điệu. Đây là
những đặc điểm cơ bản nhất, chi phối tất cả những đặc điểm khác về mặt ngữ
âm, từ vựng, ngữ pháp.
Tính chất đơn lập, đơn tiết của tiếng Việt biểu hiện rõ nhất của ở chức
năng và cấu trúc của âm tiết. Trong tiếng Việt, về chức năng, âm tiết có vị
trí đặc biệt trong hệ thống các đơn vị của ngôn ngữ.
Âm tiết là đơn vị nhỏ nhất, xét về mặt phát âm (nói) và thụ cảm (nghe).
Âm tiết thường có nghĩa. Như vậy, trong tiếng Việt, âm tiết thường là vỏ
ngữ âm của hình vị (morphem - đơn vị nhỏ nhất có nghĩa).
Các nhà ngôn ngữ học gọi đơn vị vừa là âm tiết, vừa là hình vị
là tiếng.
2.1. Cấu trúc ngữ âm tiếng việt[9],[12, 13]
Về mặt cấu trúc, âm tiết được cấu tạo bởi một số lượng nhất định các
thành tố, các thành tố kết hợp với nhau theo quy tắc nhất định.
Cấu trúc của âm tiết tiếng Việt có thể thấy trong sơ đồ sau:
Thanh điệu
Âm đầu

Vần
Âm đệm

Âm chính

Âm cuối

Sơ đồ trên phản ánh cấu trúc 2 bậc của âm tiết tiếng Việt.



14

+ Ở bậc thứ nhất, âm tiết được cấu tạo bởi âm đầu, vần và thanh
điệu. Đây là 3 thành phần bắt buộc của âm tiết tiếng Việt.
+ Bậc thứ hai liên quan đến cấu tạo của vần. Vần được cấu tạo bởi
âm đệm, nguyên âm và âm cuối. Nguyên âm là đỉnh của âm tiết, được gọi
là âm chính.
Ở bậc thứ nhất, âm đầu, vần, thanh điệu là các thành tố tương đối
độc lập, sự kết hợp âm đầu với vần tương đối lỏng lẻo.
Ở bậc thứ hai, sự kết hợp âm đệm với âm chính, âm chính với âm
cuối tương đối chặt chẽ.
Hình 4 dưới đây dạng sóng âm, cường độ, F0 (thanh điệu) và phổ
âm của âm tiết LOAN gồm âm đầu L, âm đệm O, âm chính A và âm cuối N.

Hình 4. Âm tiết loan /lwan1/
1- Dạng sóng âm; 2- Cường độ; 3-F0 (thanh điệu); 4- Phổ âm
Ghi chú:kí hiệu giữa hai vạch nghiêng là kí hiệu phiên âm quốc tế
âm tiết LOAN, trong đó /l/ - phụ âm đầu, /-w-/- âm đệm,/ -a-/ - âm chính, /- n/ -phụ
âm cuối; chữ số 1 chỉ thanh điệu 1- thanh ngang.

Chất liệu ngôn ngữ đo SNL là các từ đơn tiết, từ đa tiết, mà xuất phát
cơ bản để xây dựng đó chính là các từ đơn tiết (âm tiết). Về âm học, âm tiết
– tín hiệu lời nói, không phải là tín hiệu đơn âm, đơn sắc (sóng đơn tần) mà
là phức âm, đa sắc (sóng đa tần).


15

Mỗi âm tiết có đặc trưng âm học riêng về cường độ, trường độ, tần
số, âm sắc. Âm sắc (timbre) được hiểu với nghĩa hẹp, là sắc thái âm học của

tín hiệu âm thanh (chủ yếu là tín hiệu thanh tính), liên quan đến vùng tần số
được tăng cường.
Để đo SNL, cần lập bảng từ (danh sách các từ đơn tiết, song tiết)
hay bảng câu thư. Về ngữ âm, bảng từ thư, bảng câu thư đo SNL phải đảm
bảo sự cân bằng về ngữ âm (Phonetic balance).
+ Có các từ thuộc nhóm âm sắc thấp, âm sắc trung bình và âm sắc cao
+ Độ khó danh sách từ tương đồng nhau.
+ Số lượng và tỷ lệ các nhóm từ âm sắc cao, trung, thấp giống nhau.
Âm tiết (từ) thuộc nhóm âm sắc thấp, nếu tần số được tăng cường thuộc
vùng tần số thấp (dưới 1.000 Hz); âm tiết (từ) thuộc nhóm âm sắc trung bình,
nếu vùng tần số được tăng cường ở vùng tần số trung bình, từ 1.000 Hz đến
2.000 Hz; âm tiết (từ) thuộc nhóm âm sắc cao, nếu vùng tần số được tăng
cường ở vùng tần số cao trên 2000 Hz [14],[11],.
Âm sắc của âm tiết do âm sắc của các thành tố âm tiết tạo nên.
+ Trong các ngôn ngữ châu Âu như tiếng Anh, Nga, Pháp…, về cấu
tạo, âm tiết là sự kết hợp các yếu tố chiết đoạn phụ âm, nguyên âm. Về mặt
âm học, âm tiết được đặc trưng bằng các thuộc tính âm học của phụ âm
nguyên âm.
+ Trong tiếng Việt, về cấu tạo, âm tiết là sự kết hợp các yếu tố chiết
đoạn là âm đầu và vần, cộng với yếu tố siêu đoạn là thanh điệu.
Do những đặc điểm riêng về chức năng và cấu tạo, mỗi thành tố tạo âm
tiết có vai trò khác nhau trong việc tạo âm sắc toàn âm tiết. Sau đây chúng ta
xem xét các thành tố cấu tạo âm tiết và vai trò của chúng trong việc tạo âm sắc
âm tiết tiếng Việt.


16

2.2. Vần trong tiếng Việt
Vần là thành phần độc lập và quan trọng để quyết định thanh tính âm

tiết. Vần được cấu tạo bởi âm đệm, âm chính và âm cuối.
2.2.1. Âm đệm[15]
Ở vị trí âm đệm, chỉ có bán nguyên âm /w/.
Phiên âm quốc tế âm đệm /w/ được ghi bằng con chữ o hoặc u.
Âm đệm là thành tố không bắt buộc của vần.
Về mặt liên kết âm đệm liên kết chặt chẽ với âm chính của vần, liên kết
lỏng lẻo với âm đầu của âm tiết
Về mặt âm sắc, âm đệm có chức năng trầm hóa âm sắc của vần do vậy
âm đệm chỉ kết hợp với nguyên âm âm sắc cao, âm sắc trung bình,
không kết hợp nguyên âm âm sắc thấp. Sự có mặt hay vắng mặt âm đệm
-w- không có ý nghĩa trong việc phân loại âm tiết tiếng Việt theo 3 bậc âm
sắc: Cao, trung bình, thấp
Về mặt trường độ chiếm khoảng 1/5 đến 1/6 trên chiều dài thời gian
phát âm âm tiết.
2.2.2. Âm chính[12],[16],[14]
Âm chính là thành phần quan trọng nhất của vần, không thể thiếu được
của vần.
Âm chính tiếng Việt trong phiên âm quốc tế có 9 nguyên đơn và 3
nguyên âm đôi, hiển thị ở bảng dưới. Về mặt chữ viết được hiển thị bằng 11
con chữ đơn và 6 con chữ đôi.
+ 11 nguyên âm đơn: a, ă, â, o, ô, ơ, u, ư, e, ê, i.
+ 6 nguyên âm kép: ua, uô , ưa, ươ, ia, iê.
Về mặt âm sắc phân chia nguyên âm đơn thành âm sắc cao, trung, thấp
theo bảng dưới theo tác giả Vũ Kim Bảng và cộng sự [17],[14] Âm sắc của âm
chính phụ thuộc vào các tần số được cộng hưởng quan trọng nhất là F1 và F2,


17

trong đó F1 liên quan đến độ mở của miệng, F2 liên quan đến vị trí của lưỡi. F1

có tần số dưới 1000Hz, F2 có tần số từ khoảng 700Hz đến trên 3000Hz. Do vậy
dựa vào F2 để phân chia nguyên âm thành nhóm âm sắc cao, trung, thấp, với F2
dưới 1000Hz là thấp, từ 1000-2000Hz là nhóm trung, trên 2000Hz là nhóm cao.
Bảng 1. Nguyên âm đơn
Âm
sắc

Chữ
viết

Phiên
Vũ Kim Bảng
âm quốc
Nữ
Nam
tế
F1(Hz)
F1(Hz)
F1(Hz)
F1(Hz)
i
i
453
2914
316
2363
Cao
ê
e
465

2680
480
2145
ɛ
e
506
2560
635
2050
ɨ
ư
460
1298
345
1382
Trung ơ,â
ɤ
488
1379
461
1354
bình
a,ă
a
950
1669
856
1662
u
u

468
759
331
722
Thấp
ô
o
480
915
458
809
ɔ
o
654
1070
661
1033
Âm sắc 6 nguyên âm đôi phụ thuộc vào âm sắc của nguyên âm đứng
trước, ví dụ nguyên âm đôi theo bảng dưới
Bảng 2. Nguyên âm đôi
Âm sắc

Nguyên âm

Nguyên âm

Chữ viết

Phiên âm


đứng trước

đứng sau

Cao

i

ê, a

iê, ia

i∂

Trung

ư

ơ, a

ươ, ưa

ɨ∂

Thấp

u

ô, a


uô, ua

u∂

quốc tế

Cường độ: Âm chính là thành tố tạo đỉnh của âm tiết, có cường độ lớn nhất.
Trường độ: Âm chính có trường độ dài nhất trong thời gian phát âm âm
tiết, với nguyên âm đôi thì thời gian phát âm nguyên âm đứng trước kéo dài
do khép miệng lúc phát âm và nguyên âm đứng sau là mở miệng do vậy thời
gian phát âm rất ngắn và thường lướt qua chính lý do này cũng quyết định


18

âm sắc của nguyên âm đôi phụ thuộc vào âm sắc của nguyên âm đứng trước.
Nguyên âm (â) phát âm ngắn hơn (ơ), (ă) ngắn hơn (a) hoặc bằng (a) nếu sau
(a) là (u), (y) tạo âm (au, ay).
Về liên kết với âm đệm và âm cuối thì âm chính có liên kết chặt chẽ
với 2 âm này tạo thành vần có cấu trúc chặt chẽ.
2.2.3. Âm cuối[18],[16],[12]
Âm cuối có chức năng kết thúc âm tiết.
Trong tiếng Việt, âm cuối có thể là bán nguyên âm, phụ âm mũi, phụ
âm tắc vô thanh. Ngoài âm cuối /rezo/, tiếng Việt còn có 8 âm cuối (tương
ứng với 12 chữ viết trong đó có 8 phụ âm và 4 bán nguyên âm )
Bảng 3. Các vị trí cấu âm, phương thức cấu âm của âm cuối
Vị trí

Môi


Đầu lưỡi

Gốc lưỡi

p /p/

t /t/

c, ch /k/

Mũi

m /m/

n /n/

ng, nh /ŋ/

Không mũi

u,o /w/

Phương thức
Ồn
Vang

Lưỡi

i, y /j/


Ghi chú: Chữ nghiêng trong /../ là phiên âm quốc tế, chữ thẳng đậm là chữ viết Quốc ngữ

Âm sắc của âm cuối có vai trò không lớn trong việc tạo âm sắc và
không quyết định đến âm sắc của vần và của âm tiết.
Về trường độ phát âm âm cuối ngắn và giai đoạn chuyển tiếp giữa
nguyên âm chính và âm cuối ngắn, thời gian giai đoạn chuyển tiếp dưới
10ms và cường độ chênh lệch không quá 2dB. Sự kết hợp nguyên âm với
âm cuối rất chặt chẽ, 2 chiết đoạn hoà vào nhau, đặc trưng âm học của đoạn
chuyển tiếp bị chi phối bởi nguyên âm chính.
Về cường độ các âm cuối khi phát âm:


19

+ Các phụ âm cuối là các phụ âm đóng (implosive), tức là trong cấu
âm, chúng không có giai đoạn “thoái”, luồng hơi bị giữ lại ở vị trí cấu
âm, không được thoát ra, do động tác “nổ” (plosive).
+ K hi phụ âm cuối là các phụ âm vang (như m, n, nh, ng), nguồn
năng lượng âm học hiện hữu, nhưng không lớn (cường độ yếu và giảm
đến sự triệt tiêu hoàn toàn).
+ Khi phụ âm cuối là phụ âm tắc vô thanh (như p, t, c, ch), năng
lượng âm học của phụ âm cuối bằng không, người nghe nhận ra đặc
trưng khu biệt của từng phụ âm nhờ vào điểm nhấn “locus” trong đoạn
chuyển tiếp giữa nguyên âm và phụ âm cuối.
2.3. Âm đầu của âm tiết tiếng Việt [9],[12],[13]
Âm đầu là thành tố bắt buộc đối với mọi âm tiết tiếng Việt. Trong các
từ (âm tiết) như ông, anh, em, ai, ăn, uống…, trên chữ viết không ghi âm
đầu, nhưng khi phát âm, các từ (âm tiết) trên bắt đầu bằng phụ âm tắc họng
/Ɂ/.
Trong tiếng Việt, ở vị trí âm đầu của âm tiết luôn là phụ âm gồm có 22

âm tiết (theo phiên âm quốc tế, bao gồm cả phụ âm tắc họng) tương ứng với
nó là 25 chữ viết thể hiện ở bảng dưới.


20

Bảng 4. Phụ âm đầu
Vị trí cấu âm
Môi
Phương thức cấu âm
Bật hơi
Ồn
Tắc

Ồn

Mặt

Gốc

Thanh

lưỡi

lưỡi

lưỡi

hầu


/th/
t

tr

ch

c,k,qu

Không

/t/

/ʈ/

/c/

/k/

ghi /Ɂ/

nh

ng,ngh

/ɲ/

th

Không




bật hơi

thanh
Hữu

b

d

thanh

/ɓ/

/ɗ/

m

n

Vô thanh

/m/
ph

/n/
x


s

/ŋ/
kh

Hữu thanh

/f/
v

/s/
d

/ş/
gi,r

/χ/
g,gh

/v/

/z/
l

/ɀ/

/ɣ/

Vang
Xát


Đầu lưỡi
Bẹt Quặt

Vang

h
/h/

/l/
Ghi chú:
a- Kí hiệu in đậm là kí tự chữ Quốc Ngữ. Kí hiệu in nghiêng là kí hiệu phiên âm quốc
tế (IPA).
b- 2 phụ âm quặt lưỡi, gi, tr không có trong phương ngữ Hà Nội.

Các tiêu chí âm học quan trọng để nhận diện (khu biệt) các phụ âm là:
Trường độ, cường độ và vùng tần số được tăng cường. Trong 3 tiêu chí
trên, tiêu chí về vùng tần số và cường độ liên quan trực tiếp đến khả
năng nghe (sức nghe, thính lực).
Tần số: Dựa trên việc phân tích các đặc trưng phổ âm của các phụ âm
đầu tiếng Việt, Nguyễn Văn Lợi [19],[20] phân các phụ âm đầu tiếng Việt
thành 3 nhóm như sau:
- Nhóm phụ âm thấp: m; n; nh; ng, ngh;l; r.
- Nhóm phụ âm cao: th; ph, x;ch;kh,h; tr;s.


21

- Còn lại là phụ âm trung
Vùng tần số tăng cường của mỗi loại phụ âm cũng là cơ sở để phân loại

phụ âm (3 loại: cao, trung, thấp), tạo sự cân bằng ngữ âm trong bảng từ thư,
câu thư đo SNL.
Cường độ phụ âm đầu thường thấp hơn so với vần và nguyên âm chính.
Trường độ ngắn hơn so với vần.
Trong mối quan hệ với các thành tố của âm tiết, phụ âm đầu là đơn vị
độc lập hơn cả. Nó hầu như không liên quan đến những đặc tính của phần
vần. Tính chất độc lập của phụ âm đầu về mặt âm học được thể hiện ở tính
chất của đoạn chuyển tiếp.
Tác giả Hoàng Cao Cương nhận xét rằng, đoạn chuyển tiếp giữa phụ
âm đầu và nguyên âm trong kết hợp phụ âm đầu với nguyên âm CV (Cphụ âm, V- nguyên âm) có trường độ lớn, ổn định (thường lớn hơn 15 ms,
cường độ lớn và ổn định (tăng hay giảm từ 3 dB đến 5 dB). Trong kết hợp
CV, các thuộc tính âm học của phụ âm đầu luôn được bảo lưu, không bị hòa
vào nguyên âm đi sau.
Phụ âm đầu luôn luôn gắn liền với vị trí và chức năng mở đầu âm tiết,
và khu biệt âm tiết. Ví dụ, âm tiết (từ) ma khu biệt với ta, ca, xa... bằng phụ
âm đầu m, khác biệt với phụ âm t, c, x…
Sự khu biệt giữa các phụ âm bằng các thuộc tính cấu âm và âm học của
chúng.
+ Chẳng hạn, phụ âm m (trong âm tiết ma) phân biệt với phụ âm đầu x
(âm tiết xa) ở chỗ, về mặt cấu âm học, m là phụ âm tắc, vang, môi, còn phụ
âm x là phụ âm xát, đầu lưỡi.
+ Về mặt âm học, phụ âm m có vùng tần số thấp (nhỏ hơn 1000 Hz)
được tăng cường, còn phụ âm x, trái lại, vùng tần số cao (trên 4.000Hz) được
tăng cường.


22

2.4. Thanh điệu tiếng Việt [19]
Thanh điệu biểu hiện thuộc tính ngôn điệu của thành phần thanh tính

(phụ âm đầu hữu thanh, chủ yếu là vần) của âm tiết.
Về mặt âm học, thanh điệu là sự biến đổi (diễn tiến) của F0 trong thời
gian phát âm âm tiết.
Thanh điệu khu biệt nhau bằng tiêu chí đường nét F0 và âm vực (vùng
tần số tính từ điểm thấp nhất đến điểm cao nhất trong diễn tiến F0).
Giữa các địa phương có sự khác nhau về thanh điệu: các phương ngữ, thổ
ngữ có hệ thống thanh điệu khác nhau về số lượng thanh điệu và sự biểu hiện
từng thanh điệu. Nếu lấy tiếng Việt chuẩn vùng Bắc Bộ, ta có 6 thanh điệu:
- Thanh ngang: Có đường nét ngang bằng, đôi khi hơi đi xuống, âm vực cao
- Thanh huyền: Có đường nét đi xuống thoai thoải, âm vực thấp.
- Thanh sắc: Có đường nét đi lên, âm vực cao.
- Thanh hỏi: Có đường nét uốn (xuống-lên) ở giữa hoặc ở cuối âm tiết, âm vực
thấp.
- Thanh ngã: Có đường nét uốn (xuống -lên) ở giữa âm tiết; âm vực cao.
- Thanh nặng: Đường nét xuống đột ngột, ngắn; âm vực thấp. Dưới đây là đồ
thị F0 thanh điệu tiếng Việt Bắc Bộ.


23

Thanh ngã

Thanh sắc

Thanh Ngang
Thanh nặng
Thanh huyền

Thanh hỏi



24

Hình 5. Thanh điệu (Đường nét F0) tiếng Việt (Bắc Bộ)[19]
Thanh điệu chủ yếu liên quan đến F0 - tần số rung động của dây thanh
do vậy ở nữ cao hơn ở nam, trẻ em cao hơn người lớn. Trong các ngôn ngữ
trên thế giới, tần số thanh cơ bản (F0) không vượt quá 1.000 Hz.
Trong các thanh điệu tiếng Việt, điểm cao nhất F0 của giọng nữ cao
thường trên dưới 500 Hz. Do vậy, trong việc phân âm tiết thành 3 loại cao (từ
2000 Hz), trung (từ 1000Hz đến dưới 2000 Hz), thấp (dưới 1000 Hz) không
liên quan đến thanh điệu.

III. TỪ TRONG TIẾNG VIỆT
Trong phần này chúng tôi chỉ trình bày những vấn đề chính về từ tiếng
Việt, liên quan đến việc xây dựng bảng từ thư đo SNL.
Định nghĩa từ trong tiếng Việt là đơn vị nhỏ nhất có nghĩa hoàn chỉnh và
cấu tạo ổn định dùng để đặt câu.
1. Từ một tiếng và từ nhiều tiếng [12],[18],[21],[13].
Xét theo số lượng tiếng (âm tiết-hình vị), từ tiếng Việt có thể phân thành
2 loại: từ một tiếng (âm tiết) và từ nhiều tiếng (chủ yếu là từ 2 tiếng (âm tiết).
Từ một tiếng là từ chỉ gồm 1 tiếng (âm tiết). Từ một tiếng còn gọi là từ
đơn tiết. Ví dụ, các từ một tiếng: mẹ, bố, ông, bà, trời, đất, nước, mặt, mũi,
nhà, cây, cá, chim, đi, đứng, ăn, uống, làm, một, hai, ba, đỏ, xanh, trắng...


25

Trong vốn từ cơ bản tiếng Việt, cũng như trong ngôn ngữ giao tiếp hàng
ngày, từ một tiếng chiếm tỷ lệ đến trên 90%.
Từ gồm nhiều hơn một tiếng (âm tiết) gọi là từ nhiều tiếng (từ đa tiết).

Phần lớn từ nhiều tiếng (đa tiết) là từ 2 tiếng (từ song tiết). Ví dụ, các từ song
tiết: Nhân dân, xã hội, văn hoá, thầy giáo, lao động, cha mẹ, ăn ở, y học, bác
sĩ, kỹ sư, công nghiệp...
Từ nhiều tiếng có thể là từ láy hoặc từ ghép.
+ Từ láy là từ hai tiếng, mà giữa 2 tiếng có quan hệ với nhau về ngữ âm:
2 tiếng giống nhau hoàn toàn (từ láy hoàn toàn), hoặc có âm đầu giống nhau
(từ láy âm đầu) hay vần giống nhau (từ láy vần).
Ví dụ, các từ láy hoàn toàn: mang máng, xanh xanh, đo đỏ, tim tím, đen đen;
Từ láy âm đầu: bập bẹ, long lanh, mênh mông, trục trặc, nhỏ nhắn; Từ
láy vần: linh tinh, luộm thuộm, lấm tấm, lao xao, tào lao, hấp tấp...
+ Từ ghép là từ nhiều tiếng, thường là từ 2 tiếng. Các tiếng trong từ ghép kết
hợp với nhau theo quan hệ ngữ nghĩa. Ví dụ từ ghép: mẹ cha, đi đứng, tốt đẹp, nhà
cưa, cây cối, nhân dân, học sinh, trường học, ngữ âm học, xã hội chủ nghĩa ...
2.Từ loại tiếng Việt
Từ loại là các kiểu, loại của từ được phân loại dựa trên những đặc điểm
ngữ nghĩa và ngữ pháp của từ đó. Tiếng Việt có các từ loại như danh từ, động
từ, tính từ, đại từ, phụ từ, trợ từ, cảm từ.
3.Từ nguyên gốc và từ vay mượn
Từ nguyên gốc là các từ có nguồn gốc lâu đời trong tiếng Việt. Tiếng
Việt có nguồn gốc Nam Á; các từ nguyên gốc tiếng Việt bắt nguồn từ lớp từ
chung tiếng Việt và các ngôn ngữ Nam Á (Các ngôn ngữ Nam Á như Khmer,
Môn, Ba Na, Cơ Tu, Kơ ho, Mơ Nông, Mảng, Kháng...). Tiếng Việt có quan
hệ tiếp xúc với các ngôn ngữ Tày- Thái cổ từ lâu.
Các từ nguyên gốc tiếng Việt cũng có thể bắt nguồn từ ngôn ngữ Tày
- Thái cổ (các ngôn ngữ Tày- Thái như Tày, Nùng, Thái, Thái Lan, Lào...).


×