CHUYÊN ĐỀ ĐỔI MỚI SINH HOẠT CHUYÊN MÔN
NĂM HỌC 2018- 2019
MÔN: HÓA HỌC
Giáo viên thực hiện : Trần Phương Nhung
Tổ
: Hóa- Sinh- KTNN
Trường
: THPT Bình Xuyên
Tên chuyên đề
: PHÂN BÓN HÓA HỌC
Chương trình
: Hóa học 11
Thời lượng
: 3 tiết (2 tiết trên lớp, 1 tiết ngoài giờ).
CHỦ ĐỀ: PHÂN BÓN HÓA HỌC
(KIẾN THỨC HÓA HỌC 11)
GIỚI THIỆU CHUNG:
* Chủ đề “Phân bón hóa học” bao gồm các nội dung:
- Khái niệm về phân bón hóa học.
- Giới thiệu một số loại phân bón hóa học về thành phần, vai trò, tính chất, điều chế, ứng dụng:
+ Phân đạm.
+ Phân lân.
+ Phân ka li.
+ Một số phân bón hỗn hợp, phức hợp, vi lượng.
- Vận dụng kiến thức bài học vào trả lời các câu hỏi, bài tập và giải quyết các vấn đề liên hệ
đến thực tiễn trong đời sống.
* Bài giảng được thiết kế theo hướng: Tổ chức các hoạt động tự học theo hướng phát
triển năng lực của học sinh.
- Giáo viên tổ chức, định hướng các hoạt động học tập, còn học sinh thực hiện các nhiệm vụ
do giáo viên chuyển giao một cách chủ động, tích cực, sáng tạo.
- Giáo viên theo dõi quá trình thực hiện nhiệm vụ của học sinh, hỗ trợ kịp thời những khó khăn,
vướng mắc từ đó giúp học sinh giải quyết vấn đề học tập một cách hiệu quả, phù hợp với mục
tiêu phát triển năng lực của học sinh.
- Thời lượng: 3 tiết (gồm 2 tiết trên lớp, 1 tiết ngoài giờ).
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức, kỹ năng, thái độ
a. Kiến thức
- Biết được:
+ Khái niệm và phân loại phân bón hóa học.
+ Tính chất, ứng dụng, điều chế phân đạm, lân, kali, NPK và phân vi lượng.
- Phân tích được vai trò của phân bón hóa học đối với sản xuất nông nghiệp.
- Sử dụng phân bón cho cây trồng đúng kỹ thuật.
b. Kĩ năng
- Quan sát mẫu vật, làm được thí nghiệm nhận biết một số phân bón hóa học.
- Tính khối lượng phân bón cần thiết để cung cấp một lượng nguyên tố dinh dưỡng. Ứng dụng
được kiến thức vào các tình huống thực tiễn.
- Vận dụng kiến thức vào trả lời các câu hỏi và bài tập.
c. Thái độ
- Có ý thức bảo vệ môi trường và vệ sinh an toàn thực phẩm.
- Tuyên truyền và thuyết phục những người xung quanh sử dụng phân bón khoa học, hiệu quả,
góp phần bảo vệ môi trường và vệ sinh an toàn thực phẩm.
2. Định hướng các năng lực cần hình thành và phát triển
- Năng lực tự học và hợp tác.
- Năng lực nghiên cứu khoa học và thực hành hóa học.
- Năng lực tính toán.
- Năng lực giải quyết vấn đề thông qua kiến thức Hóa học.
- Năng lực sử dụng công nghệ thông tin.
- Năng lực vận dụng kiến thức Hóa học vào cuộc sống.
II. Chuẩn bị
1. Giáo viên
- Mẫu bao bì các loại phân bón hóa học.
- Phiếu học tập, video, hình ảnh, máy tính, máy chiếu…
2. Học sinh
- Nhóm 1: Thu thập các mẫu phân đạm, ghi tên các mẫu.
- Nhóm 2: Thu thập các mẫu phân lân, ghi tên các mẫu.
- Nhóm 3: Thu thập các mẫu phân kali, phân vi lượng, ghi tên các mẫu.
- Nhóm 4: Thu thập các mẫu phân NPK, ghi tên các mẫu.
- Ôn lại kiến thức cũ: các hợp chất của nitơ, phot pho.
- Chuẩn bị nội dung bài Phân bón hóa học.
III. Thiết kế, tổ chức hoạt động học
1. Giới thiệu chung
- Tình huống xuất phát: Khai thác kiến thức thực tiễn và kiến thức được học ở THCS của học
sinh về phân bón hóa học. Kích thích học sinh tư duy vận dụng kiến thức bài học để giải quyết
các tình huống thực tiễn.
- Hoạt động hình thành kiến thức:
+ Phương pháp chủ yếu: Nêu vấn đề, trực quan, hoạt động nhóm. Qua các hoạt động như
quan sát mẫu vật, thảo luận, tra cứu sách vở, tài liệu… học sinh rút ra được thành phần, tính
chất, điều chế cũng như vai trò và cách sử dụng các loại phân bón hóa học. Đánh giá được các
mặt tích cực và tiêu cực của việc sử dụng phân hóa học đối với môi trường, sức khỏe con người
và hiệu quả sản xuất.
- Hoạt động luyện tập: Qua các trò chơi, hệ thống câu hỏi nhằm củng cố, khắc sâu kiến thức
trọng tâm của bài học.
- Hoạt động vận dụng, mở rộng tìm tòi kiến thức: thiết kế cho các nhóm học sinh tìm hiểu tại
nhà nhằm phát triển các năng lực vận dụng kiến thức Hóa học vào giải quyết các vấn đề thực
tiễn, kết nối học sinh làm việc hợp tác, phát huy khả năng vận dụng công nghệ thông tin…
2. Tổ chức các hoạt động cho học sinh
HOẠT ĐỘNG 1: Tình huống xuất phát
a. Mục đích hoạt động
- Học sinh huy động các kiến thức đã học, kinh nghiệm chăn nuôi, trồng trọt trong gia đình về
các loại phân bón hóa học, tạo hứng thú học tập và nhu cầu tìm hiểu thêm những kiến thức
mới.
b. Nội dung hoạt động
Học sinh xem video, nêu những điều đã biết và những điều mình muốn biết thêm về phân bón
hóa học.
c. Phương thức tổ chức hoạt động
Giáo viên cho học sinh xem video và trả lời các câu hỏi:
1. Đoạn video trên nói về vấn đề gì trong sản xuất nông nghiệp?
2. Em đã từng trồng, chăm sóc cây xanh từ lúc cây còn nhỏ cho đến khi cây trưởng
thành cho thu hoạch chưa? (Nếu đã từng trồng và chăm sóc cây thì em đã phải lưu ý những
điều gì trong quá trình chăm bón?)
3. Em có hiểu biết gì về phân bón hóa học (có những loại phân nào, loại phân đó thường
bón cho cây trồng gì, bón vào giai đoạn nào của cây, lưu ý gì khi sử dụng, phân đó được sản
xuất như thế nào,…)
d. Dự kiến sản phẩm của học sinh
1 - Video nói về vấn đề sử dụng phân bón trong trồng trọt để nâng cao năng suất cây trồng,
đem lại lợi ích kinh tế.
2 - Có những học sinh chưa từng trồng và chăm sóc cây; những học sinh đã từng thực hiện sẽ
trả lời: chọn giống, cải tạo đất trồng, tưới nước, bón phân cho cây.
3 - Có các loại phân như: phân đạm, phân lân, phân kali, phân tổng hợp, phân vi sinh, phân
hữu cơ…
Ví dụ: + Phân đạm thường bón cho rau, lúa, ngô, khoai,…khi cây còn nhỏ và trong giai đoạn
đang sinh trưởng.
+ Phân lân thường bón lót cho lúa, ngô, khoai, đậu tương,… hoặc giai đoạn cây chuẩn
bị ra hoa.
+ Phân kali thường bón cho cây lấy tinh bột, đường như lúa, khoai sắn, mía… ở giai
đoạn cây ra hoa, kết quả, củ…hoặc thời tiết lạnh.
* Dự kiến những khó khăn, vướng mắc của học sinh
- Học sinh có thể chưa phân biệt được phân bón hóa học với phân hữu cơ, phân vi sinh,…Còn
lúng túng trong cách gọi tên, thành phần của mỗi loại phân bón. Cây sử dụng phân bón như thế
nào, tiêu chuẩn nào để đánh giá hàm lượng dinh dưỡng của phân, cách điều chế, sản xuất.
e. Kiểm tra, đánh giá kết quả hoạt động
- Qua quan sát giáo viên đánh giá được mức độ tích cực của các nhóm hoạt động, những học
sinh hoạt động tích cực, những học sinh còn chưa tập trung, ý thức nhóm chưa tốt để kịp thời
điều chỉnh, nhắc nhở.
- Giáo viên nhận xét sơ bộ về kết quả hoạt động của học sinh rồi dẫn dắt vào bài học.
HOẠT ĐỘNG 2: Hình thành kiến thức
a. Mục tiêu hoạt động
- Nêu được khái niệm phân bón hóa học, các nguyên tố dinh dưỡng.
- Biết thành phần hóa học của các loại phân đạm, phân lân, phân kali, phân hỗn hợp, phân phức
hợp, phân vi lượng… cách điều chế, vai trò của mỗi loại phân bón này.
- Biết cách tính độ dinh dưỡng của các loại phân bón hóa học.
b. Nội dung hoạt động
Nội dung 1: Tìm hiểu về khái niệm Phân bón hóa học, các nguyên tố dinh dưỡng cần thiết cho
cây trồng.
Nội dung 2: Tìm hiểu về một số loại phân bón hóa học, thành phần, điều chế, vai trò và cách
sử dụng chúng trong trồng trọt.
c. Phương thức tổ chức hoạt động
Nội dung 1: Tìm hiểu về khái niệm Phân bón hóa học, các nguyên tố dinh dưỡng cần thiết cho
cây trồng.
*Giáo viên:
Các bạn hãy quan sát bức tranh minh họa!
Như vậy, để một cây non lớn lên, sinh trưởng và cho thu hoạch thì cần rất nhiều yếu
tố dinh dưỡng. Trong số đó, cây đồng hóa được các nguyên tố C, H, O từ không khí và nước
(tức là thông qua quá trình quang hợp), còn lại các nguyên tố dinh dưỡng khác được lấy từ đất.
- Quá trình canh tác diễn ra liên tục làm cho đất trồng trọt bị nghèo dần các nguyên tố
dinh dưỡng. Vì vậy, cần bón phân để bổ sung cho đất các nguyên tố đó.
Phân bón hóa học là những hóa chất có chứa các nguyên tố dinh dưỡng, được bón cho
cây nhằm nâng cao năng suất cây trồng.
Các loại phân bón phổ biến đó là:
+ Phân đạm
+ Phân lân
+ Phân kali
+ Một số loại phân bón khác
Mỗi loại phân bổ sung nguyên tố dinh dưỡng gì cho cây và vai trò của nguyên tố đó đối
với cây như thế nào? Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu trong bài học hôm nay!
* Giáo viên chia lớp học thành các nhóm hoạt động.
* Giáo viên chuẩn bị 3 bàn:
- Bàn 1: Máy tính kết nối mạng internet.
- Bàn 2: Các mẫu phân bón hóa học
- Bàn 3: Các bao bì của các loại phân bón hóa học
* Nhiệm vụ của các nhóm: chuẩn bị trong thời gian 10 phút; trình bày trên giấy A0; mỗi
nhóm báo cáo và thảo luận trong 5 phút.
+ Nhúp phiếu học tập.
+ Lấy nguyên liệu ở bàn 2, bao bì tương ứng ở bàn 3 theo PHT về vị trí của nhóm.
+ Tra cứu thông tin ở bàn 1 khi cần thiết.
+ Sau khi các nhóm hoàn thành nhiệm vụ, giáo viên lấy từ mỗi nhóm 1- 2 học sinh lập 1 nhóm
mới: Nhóm tổng hợp.
+ Báo cáo kết quả PHT của nhóm.
+ Thảo luận nội dung trình bày của các nhóm.
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1: Phân đạm
1. Phân đạm là gì? Vai trò của phân đạm đối với cây trồng? Độ dinh dưỡng được đánh giá
bằng hàm lượng nào trong phân?
2. Tìm hiểu về các loại phân đạm và điền thông tin vào bảng sau:
So sánh
Đạm amoni
Đạm nitrat
Đạm ure
Thành phần
Tính chất
Điều chế
Ưu, nhược điểm
khi sử dụng
3. Phân tích các thuật ngữ, chỉ số ghi trên bao bì phân bón?
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2: Phân lân
1. Phân lân là gì? Vai trò của phân lân đối với cây trồng? Độ dinh dưỡng được đánh giá
bằng hàm lượng nào trong phân?
2. Tìm hiểu về các loại phân lân và điền thông tin vào bảng sau:
So sánh
Phân lân supephotphat
Supephotphat đơn
Thành phần
Supephotphat kép
Phân lân nung chảy
Điều chế
Tính chất
Ưu, nhược điểm khi
sử dụng
3. Phân tích các thuật ngữ, chỉ số trên bao bì phân bón?
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 3: Phân kali
1. Phân kali là gì? Vai trò của phân kali đối với cây trồng? Cách đánh giá độ dinh dưỡng
của phân kali?
2. Tại sao người ta lại dùng tro để bón cho cây trồng?
3. Phân tích thuật ngữ, chỉ số trên bao bì phân bón?
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 4: Một số loại phân bón khác
1. Thế nào là phân hỗn hợp, phân phức hợp?
2. Phân vi lượng là gì? Vai trò của phân vi lượng đối với cây trồng?
3. Phân tích thuật ngữ, chỉ số trên bao bì phân bón?
PHIẾU HỌC TẬP NHÓM TỔNG HỢP
Lập sơ đồ tư duy về các loại phân bón hóa học.
d. Dự kiến sản phẩm của học sinh, giáo viên chuẩn hóa kiến thức cơ bản
I. Phân đạm
Phân đạm là loại phân hóa học cung cấp nitơ hóa hợp cho cây dưới dạng ion nitrat và ion
amoni.
- Phân đạm có vai trò kích thích quá trình sinh trưởng của cây, làm tăng tỉ lệ protein thực vật,
giúp cây trồng phát triển nhanh, cho nhiều hạt, củ, quả…
- Độ dinh dưỡng của phân đạm được đánh giá bằng hàm lượng % N trong phân.
- Có 3 loại phân đạm chính, đó là: phân đạm amoni; phân đạm nitrat; phân đạm ure.
1. Phân đạm amoni
- Thành phần: NH4Cl; (NH4)2SO4; NH4NO3…
- Các loại phân amoni được điều chế theo nguyên tắc: cho ammoniac tác dụng với các axit
tương ứng.
Ví dụ:
2NH3 + H2SO4 → (NH4)2SO4
NH3 + HCl
→ NH4Cl
- Tính chất: hút ẩm mạnh, dễ hòa tan.
- Ưu, nhược điểm:
+ Dễ tan nên cây hấp thụ nhanh, nhưng dễ bị rửa trôi.
+ Ion amoni trong nước thủy phân cho môi trường axit nên làm chua đất:
N H4
NH3 +
H+
Do đó khi bón phân đạm amoni cần lưu ý: chỉ bón cho đất ít chua hoặc đã được khử chua,
không bón cùng với vôi, và đặc biệt khi có dấu hiệu mưa, nước ngập…
2. Phân đạm nitrat
- Thành phần chính của phân đạm nitrat: NaNO3; Ca(NO3)2…
- Phân đạm nitrat được điều chế bằng cách: cho axit nitric tác dụng với muối cacbonat của các
kim loại tương ứng.
Ví dụ: Na2CO3 + 2HNO3 → 2NaNO3 + CO2 + H2O
CaCO3 + 2HNO3 → Ca(NO3)2 + CO2 + H2O
- Đạm nitrat tan nhiều trong nước nên có tác dụng nhanh, tạo môi trường trung tính nên thích
hợp với nhiều loại đất. Nhưng có những nhược điểm là hút ẩm mạnh nên dễ chảy rữa, tan nhiều
nên dễ bị rửa trôi.
3. Phân đạm ure
- Phân ure là một hợp chất hữu cơ có công thức là: (NH2)2CO
- Là chất rắn màu trắng, tan nhiều trong nước, quá trình hòa tan hấp thu nhiệt mạnh.
- Ure là loại phân đạm có độ dinh dưỡng cao nhất, khoảng 46% N.
- Trong công nghiệp, người ta điều chế ure bằng cách cho amoniac tác dụng với khí cacbonic
ở 180- 2000C, dưới áp suất 200 atm, theo phương trình phản ứng sau:
2NH3 + CO2 → (NH2)2CO + H2O
- Khi bón vào đất, các vi sinh vật trong đất phân hủy ure giải phóng NH3 hoặc muối (NH4)2CO3
giúp cây hấp thu được.
- Ure được sử dụng phổ biến nhất vì có những ưu điểm như dễ tan, phù hợp với nhiều loại đất
và độ dinh dưỡng cao.
Cần lưu ý việc bảo quản vì ure hút ẩm mạnh, dễ chảy rữa và không bón cho cây khi thời tiết
quá lạnh.
Như vậy 3 loại phân đạm trên đều cung cấp nguyên tố dinh dưỡng N cho cây trồng
nhưng chúng khác nhau ở thành phần hóa học, do đó tùy thuộc vào loại cây trồng và
điều kiện đất đai, thổ nhưỡng, khí hậu mà chúng ta sử dụng chúng một cách phù hợp.
II. Phân lân
Đối với người sản xuất nông nghiệp thì phân lân là loại phân bón gắn liền với các loại cây
hoa màu.
- Phân lân cung cấp nguyên tố dinh dưỡng phot pho cho cây trồng dưới dạng ion photphat.
- Vai trò của phân lân đó là làm cho cành, lá khỏe, hạt chắc, quả hoặc củ to.
- Độ dinh dưỡng của phân lân được đánh giá qua tỉ lệ % P2O5. Do vậy, khi tính độ dinh dưỡng
của phân lân chúng ta phải chuyển từ số mol của Ca(H2PO4)2 sang P2O5.
Ca(HPO4)2
P2O5
- Ưu, nhược điểm: Phân lân thích hợp cho thời kì sinh trưởng của cây do thúc đẩy các quá trình
sinh hóa, trao đổi chất và năng lượng của thực vật.
+ Do quá trình hòa tan chậm nên lân thường được dùng để bón lót.
- Nguyên liệu để sản xuất phân lân gồm 2 loại quặng:
Apatit: 3Ca3(PO4)2.CaF2
Photphorit: Ca3(PO4)2
- Mỏ quặng apatit ở miền Bắc lớn nhất là ở Lào Cai. Tại đây, quặng được khai thác và vận
chuyển về các nhà máy sản xuất phân bón như: Supephotphat Lâm Thao; Phân lân Văn Điển…
- Dựa vào quy trình sản xuất và thành phần của lân, người ta chia thành 2 loại: supephotphat
đơn và supephotphat kép.
1. Supephotphat
a. Supephotphat đơn
- Thành phần của phân là hỗn hợp 2 muối: Ca(H2PO4)2 và CaSO4.
- Phân supephotphat đơn có độ dinh dưỡng thấp từ 14- 20% P2O5.
- Supephotphat đơn được sản xuất qua 1 giai đoạn đó là cho bột quặng apatit hoặc photphorit
tác dụng với H2SO4 đặc.
Ca3(PO4)2 + 2H2SO4 đặc → Ca(H2PO4)2 + 2CaSO4
- Khi bón vào đất, cây dễ dàng đồng hóa Ca(H2PO4)2, còn CaSO4 rắn, không tan, làm rắn đất.
b. Supephotphat kép
Thành phần của phân supephotphat kép chỉ chứa muối Ca(H2PO4)2, do đó độ dinh dưỡng cao:
40- 50% P2O5.
- Quá trình điều chế diễn ra qua 2 giai đoạn:
+ Giai đoạn 1: Điều chế axit photphoric
Ca3(PO4)2 + 3H2SO4đặc → 2H3PO4 + 3CaSO4
+ Giai đoạn 2: Cho axit photphoric tác dụng với quặng apatit hoặc photphorit
4H3PO4 + Ca3(PO4)2 → 3Ca(H2PO4)2
- Ưu điểm của phân supephotphat là dễ hòa tan, hiệu quả nhanh hơn các loại phân lân khác.
Dùng để bón lót hoặc bón thúc cho cây trồng.
+ Thích hợp nhất cho các vùng đất khô cằn, hạn hán, đất kiềm.
+ Supephotphat còn chứa lưu huỳnh, gần đây người ta nhận thấy lưu huỳnh cũng là một
nguyên tố dinh dưỡng.
-Nhược điểm: chứa phần không tan CaSO4 không có ích, làm rắn đất.
2. Phân lân nung chảy
- Thành phần chính của phân lân nung chảy là hỗn hợp photphat và silicat của canxi và magie.
- Độ dinh dưỡng từ 12-14% P2O5.
- Không tan trong nước. Được sản xuất từ những nguyên liệu là quặng apatit (hoặc photphorit);
đá xà vân; than cốc.
Toàn bộ nguyên liệu được trộn và nung trong lò đứng ở 10000C, tạo sản phẩm nóng
chảy được làm nguội, sấy khô và nghiền thành phân thành phẩm.
- Những ưu, nhược điểm khi sử dụng phân lân nung chảy:
+Ưu điểm chính của lân nung chảy là loại phân kiềm tính nên có khả năng khử chua,
cải tạo đất chua, đất phèn.
+Vì không tan trong nước, mà tan trong môi trường axit do cây tiết ra nên hiệu quả lâu
hơn, thích hợp với bón lót, không thích hợp với bón thúc.
Như vậy các loại phân lân đều cung cấp nguyên tố dinh dưỡng P cho cây trồng, tuy
nhiên chúng khác nhau về tính chất, phân supephotphat thì có tính axit nên thích hợp với
loại đất kiềm, còn lân nung chảy lại có tính kiềm nên thích hợp để bón cho đất chua, phèn.
III. Phân kali
- Phân kali cung cấp cho cây trồng nguyên tố kali dưới dạng ion K+.
- Thành phần của phân chủ yếu là một số muối vô cơ như: KCl (là loại phổ biến nhất, chiếm
khoảng 95% lượng phân kali, thường được gọi là phân MOP); K2SO4;…
- Nguyên liệu để sản xuất phân kali là một số loại quặng như: Xinvinit; cacnalit…
- Độ dinh dưỡng của phân kali được đánh giá bằng % K2O, do đó khi tính toán độ dinh dưỡng
của phân kali ta phải qui đổi từ số mol muối kali ra số mol của K2O:
Ví dụ: 2KCl → K2O
K2SO4 → K2O
- Tro thực vật cũng được dung để bón cho cây trồng vì trong thành phần của nó chứa muối của
kali K2CO3.
- Phân kali giúp cây hấp thụ được nhiều đạm hơn, cần cho việc tạo ra chất đường, chất bột,
chất xơ, chất dầu…Ngoài ra giúp cây tăng cường sức chống bệnh, chống rét và chịu hạn.
Như vậy ba nguyên tố dinh dưỡng N, P, K đều có vai trò tối quan trọng trong sự sinh trưởng
và phát triển của cây trồng, vì vậy sự thiếu hay thừa chúng gây ra những rối loạn hay mất cân
bằng trong toàn bộ quá trình đồng hóa, dị hóa của cây, ảnh hưởng đến năng suất mùa vụ.
IV. Một số loại phân bón khác
1. Phân hỗn hợp và phân phức hợp
* Phân hỗn hợp
- NPK: là loại phân được tạo ra khi trộn lẫn 3 loại phân đơn N: P: K với nhau hoặc trong quá
trình sản xuất người ta pha trộn các yếu tố dinh dưỡng theo tỉ lệ nhất định.
+ NPK còn được bổ sung các nguyên tố trung, vi lượng khác.
- Nitrophotka: chứa hỗn hợp muối (NH4)2HPO4 và KNO3.
*Phân phức hợp là hỗn hợp các chất được tạo ra đồng thời bằng các tương tác hóa học của
các chất như:
- Amophot (thường gặp ở dạng phân DAP, MAP, MKP): NH4H2PO4 và (NH4)2HPO4 là loại
phân mới, được sử dụng phổ biến hiện nay vì dễ sử dụng, hiệu quả cao.
- Sử dụng phân hỗn hợp, phức hợp có những ưu điểm so với phân đơn như:
+ Dễ dàng đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng của cây trồng theo từng giống, từng giai đoạn
phát triển của cây.
+ Thuận lợi trong việc điều hòa dinh dưỡng đất, phù hợp với nhu cầu dinh dưỡng của
cây trồng. Từ đó góp phần giải quyết hiện trạng bón phân mất cân đối giữa các thành phần
dinh dưỡng.
2. Phân vi lượng (TE)
Là loại phân bón cung cấp cho cây trồng các nguyên tố vi lượng như: bo, kẽm, mangan,
đồng, molipđen…ở dạng hợp chất.
-Vai trò: Cây cần một lượng nhỏ các nguyên tố vi lượng để kích thích quá trình sinh
trưởng, trao đổi chất và tăng hiệu lực quang hợp.
Lưu ý: Phân vi lượng được đưa vào đất cùng phân bón vô cơ hoặc hữu cơ và chỉ hiệu quả
cho từng loại cây, loại đất. Nếu dung quá liều sẽ gây hại cho cây.
Các thuật ngữ trên bao bì phân bón
* Dự kiến một số khó khăn của học sinh
- Nhận diện các loại phân bón: kiến thức trong SGK là nền cơ bản, trong thực tế các loại phân
bón trên thị trường rất đa dạng về chủng loại, thành phần. Do đó, tiếp cận với mẫu phân, bao
bì giúp học sinh có cái nhìn thực tế và áp dụng được vào đời sống, sản xuất. Giáo viên hỗ trợ
học sinh để các em nắm bắt những hiểu biết cơ bản về các loại phân bón hóa học.
- Với những thông tin không tìm được trong sách, vở học sinh có thể được trợ giúp bằng máy
tính kết nối mạng internet để khai thác.
e. Kiểm tra, đánh giá kết quả hoạt động
- Thông qua quan sát giáo viên đánh giá được mức độ hoạt động tích cực của các nhóm, mức
độ tích cực của các thành viên trong nhóm.
- Qua việc trình bày kết quả hoạt động của nhóm giáo viên đánh giá được khả năng thuyết
trình, sử dụng ngôn ngữ hóa học của học sinh. Đồng thời giáo viên cũng đánh giá được mức
độ hiểu bài và giúp học sinh chuẩn hóa, khắc sâu kiến thức.
- Trong khi lấy ý kiến nhận xét các thành viên trong lớp giáo viên đánh giá được khả năng góp
ý, chia sẻ, hợp tác của học sinh, qua đó có hướng dẫn, điều chỉnh cần thiết về các năng lực giao
tiếp, hợp tác.
- Qua việc tính toán, phân tích số liệu trên các bao bì giúp học sinh liên hệ kiến thức với thực
tiễn sản xuất.
- Sử dụng máy tính trong trường hợp cần thiết dưới sự giám sát của giáo viên để khai thác
thông tin tham khảo, qua đó đánh giá được khả năng sử dụng CNTT của học sinh.
- Giáo viên quan sát, hướng dẫn học sinh ghi chép bài hợp lí, khoa học.
Giáo viên nhận xét, cho điểm với những học sinh tiêu biểu, giúp đỡ những học sinh gặp khó
khăn trong học tập.
- Học sinh hoàn thiện bảng KWLH ở tình huống xuất phát. Qua đó tự đánh giá xem mình đã
học được gì? Chưa học được gì so với kế hoạch ban đầu, khám phá kiến thức mới bằng cách
nào?
HOẠT ĐỘNG 3: Luyện tập
a. Mục tiêu hoạt động
- Củng cố lại kiến thức về các loại phân bón hóa học.
- Rèn kĩ năng viết phương trình hóa học, nhận diện các loại phân bón.
b. Nội dung hoạt động
Nội dung 1: Tổ chức trò chơi “Đuổi hình bắt chữ”
* Hình thức và luật chơi:
- Bước 1: Chọn thư ký ghi kết quả trò chơi.
- Bước 2: Giáo viên đưa ra các bức tranh, trong vòng 5 giây học sinh nào tìm ra từ khóa trước
sẽ được quyền trả lời, mỗi câu đúng được 1 điểm, học sinh được tích điểm trong toàn bộ thời
gian chơi.
- Bước 3: Kết quả
+ Học sinh nhiều điểm nhất: 10 đ.
+ Học sinh nhiều điểm thứ hai: 9 đ.
+ Học sinh nhiều điểm thứ ba: 8 đ.
Nội dung 2: Học sinh trả lời các câu hỏi và bài tập sau:
Câu 1. Nối nội dung các cột để được thành phần chính của các loại phân bón:
Phân ure
Ca(H2PO4)2- NH4NO3- KCl
Phân supephotphat đơn
(NH2)2CO
Phân kali
Ca(H2PO4)2 và CaSO4
Phân nitrophotka
KCl
Phân NPK
(NH4)2HPO4- KNO3
Câu 2. Để nhận biết các mẫu phân đạm: amoni sunfat, amoni clorua, natri nitrat người ta dùng
dung dịch Ba(OH)2.
Hãy điền hiện tượng quan sát được vào chỗ trống:
Amoni sunfat:
Amoni clorua:
Natri nitrat:
Câu 3. Hãy sắp xếp các chất theo đúng trật tự trong sơ đồ sản xuất phân đạm sau:
(Học sinh dán thẻ có ghi công thức hóa học của các chất vào ô thích hợp)
1. NO
2. NH3
3. HNO3
4. NO2
5. NH4Cl
Câu 4. Cây trồng hấp thụ phân bón hóa học bằng những con đường nào?
A. Qua rễ
B. Qua thân
C. Qua lá
Câu 5. Hãy chọn hình ảnh tương ứng với nội dung:
Cần nhiều cho cây ăn lá và các loại rau,
thường được bón lúc cây còn non.
Cần nhiều cho cây thân củ, cây họ đậu,
mía…dùng khi bón lót.
Bón cho cây ăn quả, lấy củ như: bưởi, xoài,
dưa chuột, khoai tây, cam, quýt…bón vào
lúc cây có quả, làm cho quả ngọt hơn và có
màu sắc đẹp.
Câu 6. Theo tiêu chuẩn VietGAP (Thực hành sản xuất nông nghiệp tốt ở Việt Nam) thì sau
khi sử dụng phân bón hóa học cho cây trồng có thể thu hoạch sau ít nhất:
A. 7 ngày.
B. 10 ngày.
C. 15 ngày.
Câu 7. Một loại phân kali có thành phần chính là KCl (còn lại là các tạp chất không chứa kali)
được sản xuất từ quặng xinvinit có độ dinh dưỡng 55%. Phần trăm khối lượng của KCl trong
loại phân kali đó là:
A. 95,51%
B. 65,75%
B. 87,18%
D. 88,52%
Câu 8. Trong công nghiệp, phân supephotphat kép được sản xuất theo sơ đồ chuyển hóa:
Ca3(PO4)2
H3PO4
Ca(H2PO4)2.
Khối lượng dung dịch H2SO4 70% đã dùng để điều chế được 468 kg Ca(H2PO4)2 theo sơ đồ
chuyển hóa trên là bao nhiêu? Biết hiệu suất của cả quá trình là 80%.
A. 392 kg.
B. 520 kg.
C. 600 kg.
D. 700 kg.
c. Phương thức tổ chức hoạt động
Giáo viên thiết kế các câu hỏi trên nền bảng tương tác, học sinh lên bảng thực hiện chọn đáp
án.
-Nội dung 1: Hoạt động chung của các học sinh trong lớp.
-Nội dung 2: Giáo viên gọi cá nhân trả lời các câu hỏi.
Học sinh trả lời tốt được cho điểm.
d. Dự kiến sản phẩm của học sinh
-Nội dung 1: Giáo viên gợi ý để học sinh trả lời hết được các từ khóa.
-Nội dung 2: Sau khi học sinh làm trên bảng, giáo viên chuẩn hóa kiến thức.
Các câu từ 1- 6 học sinh trả lời trên bảng tương tác.
Câu 7, 8: học sinh làm tự luận trên bảng phấn.
Câu 1. Nối nội dung các cột để được thành phần chính của các loại phân bón:
Phân ure
(NH2)2CO
Phân supephotphat đơn
Ca(H2PO4)2 và CaSO4
Phân kali
KCl
Phân nitrophotka
(NH4)2HPO4- KNO3
Phân NPK
Ca(H2PO4)2- NH4NO3- KCl
Câu 2. Để nhận biết các mẫu phân đạm: amoni sunfat, amoni clorua, natri nitrat người ta dùng
dung dịch Ba(OH)2.
Hãy điền hiện tượng quan sát được vào chỗ trống:
Amoni sunfat:
xuất hiện khí mùi khai, kết tủa trắng.
Amoni clorua:
xuất hiện khí mùi khai
Natri nitrat:
không hiện tượng.
Câu 3. Hãy sắp xếp các chất theo đúng trật tự trong sơ đồ sản xuất phân đạm sau:
1. NH3
2. NO
3. NO2
Câu 4. Cây trồng hấp thụ phân bón hóa học bằng những con đường nào?
A. Qua rễ
B. Qua thân
C. Qua lá
Câu 5. Hãy chọn hình ảnh tương ứng với nội dung:
4. HNO3
Cần nhiều cho cây ăn lá và các loại rau,
thường được bón lúc cây còn non.
Cần nhiều cho cây thân củ, cây họ đậu,
mía…dùng khi bón lót.
Bón cho cây ăn quả, lấy củ như: bưởi, xoài,
dưa chuột, khoai tây, cam, quýt…bón vào
lúc cây có quả, làm cho quả ngọt hơn và có
màu sắc đẹp.
Câu 6. Theo tiêu chuẩn VietGAP (Thực hành sản xuất nông nghiệp tốt ở Việt Nam) thì sau
khi sử dụng phân bón hóa học cho cây trồng có thể thu hoạch sau ít nhất:
A. 7 ngày.
B. 10 ngày.
C. 15 ngày.
Câu 7. Một loại phân kali có thành phần chính là KCl (còn lại là các tạp chất không chứa kali)
được sản xuất từ quặng xinvinit có độ dinh dưỡng 55%. Phần trăm khối lượng của KCl trong
loại phân kali đó là:
A. 95,51%
B. 65,75%
B. 87,18%
Gợi ý:
Trong 100 gam phân kali có:
n K 2O =
55
(mol)
94
Mặt khác:
K2 O
2KCl
110
94
55
(mol)
94
Vậy % khối lượng của KCl trong phân là:
D. 88,52%
110
.74,5
94
%mKCl =
.100 = 87,18%.
100
Câu 8. Trong công nghiệp, phân supephotphat kép được sản xuất theo sơ đồ chuyển hóa:
Ca3(PO4)2
H3PO4
Ca(H2PO4)2.
Khối lượng dung dịch H2SO4 70% đã dùng để điều chế được 468 kg Ca(H2PO4)2 theo sơ đồ
chuyển hóa trên là bao nhiêu? Biết hiệu suất của cả quá trình là 80%.
A. 392 kg.
B. 520 kg.
C. 600 kg.
D. 700 kg.
Gợi ý:
n Ca(H2PO4)2 =
468
.103 = 2. kmol
234
Ta có phương trình hóa học:
Ca3(PO4)2
+
3H2SO4
2H3PO4 + 3CaSO4↓
4
Ca3(PO4)2
+
4H3PO4
8
3
8
3
←
(kmol)
3Ca(H2PO4)2
←
2
Hiệu suất phản ứng 80% nên ta có: nH2SO4 = 4.
(kmol)
100
= 5 kmol.
80
Vậy khối lượng dung dịch H2SO4 70% cần dùng là:
100
.5.98 = 700 kg.
70
e. Kiểm tra, đánh giá kết quả hoạt động
- Qua các câu hỏi giáo viên có thể kiểm tra, đánh giá hoạt động của học sinh. Cho điểm học
sinh thực hiện tốt để kích thích tinh thần, hứng thú học tập.
HOẠT ĐỘNG: VẬN DỤNG, TÌM TÒI MỞ RỘNG
a. Mục tiêu hoạt động
- Giúp học sinh vận dụng kiến thức, kĩ năng trong việc giải quyết các vấn đề thực tiễn: biết sử
dụng các loại phân bón phù hợp với mục đích sử dụng; nếu sử dụng phân bón hóa học sai mục
đích thì gây ra những tác hại gì; dư lượng phân bón trong đất gây ảnh hưởng gì đến môi
trường…từ đó đề ra biện pháp giải quyết.
- Vận dụng kiến thức vào trả lời các câu hỏi và bài tập.
b. Nội dung
TÌM HIỂU VỀ TÁC ĐỘNG CỦA DƯ LƯỢNG PHÂN BÓN HÓA HỌC ĐẾN MÔI
TRƯỜNG VÀ SỨC KHỎE CON NGƯỜI
Phân bón là nguồn thức ăn của cây trồng, nguồn dinh dưỡng chủ yếu cho cây phát triển.
Tuy nhiên, không phải tất cả lượng phân bón trên được cho vào đất, được phun lên lá…cây sẽ
hấp thụ hết để nuôi cây lớn lên từng ngày.
Theo số liệu tính toán của các chuyên gia trong lĩnh vực nông hóa học ở Việt Nam, hiện
nay hiệu suất sử dụng phân đạm mới chỉ đạt từ 30-45%, lân từ 40-45% và kali từ 40-50%, tùy
theo chân đất, giống cây trồng, thời vụ, phương pháp bón, loại phân bón… Như vậy, còn 6065% lượng đạm tương đương với 1,77 triệu tấn urê, 55-60% lượng lân tương đương với 2,07
triệu tấn supe lân và 55-60% lượng kali tương đương với 344 nghìn tấn kali clorua (KCl) được
bón vào đất nhưng chưa được cây trồng sử dụng.
Vậy lượng phân bón cây chưa sử dụng hết sẽ đi về đâu?
Trong số phân bón cây không sử dụng được, một phần còn được giữ lại trong các keo đất
là nguồn dinh dưỡng dự trữ cho vụ sau; một phần bị rửa trôi theo nước mặt và chảy vào các
ao, hồ, sông suối gây ô nhiễm nguồn nước mặt; một phần bị trực di (thấm rút theo chiều dọc)
xuống tầng nước ngầm và một phần bị bay hơi do tác động của nhiệt độ hay quá trình phản
nitrat hóa.
Như vậy: Dư lượng phân bón đã xâm nhập vào tất cả các môi trường sống, bao gồm đất,
nước, không khí.
- Làm mất cấu trúc của đất, làm đất bị chai cứng, giảm khả năng giữ nước, lưu thông khí. Đất
bị phèn hóa, tích trữ nhiều ion kim loại nặng. Gây hại cho hệ vi sinh vật có lợi trong đất.
- Anion N O3 có tính linh động cao nên dễ bị rửa trôi xuống các tầng sâu hoặc các thủy vực →
ô nhiễm các mạch nước ngầm, các thủy vực.
- Một phần phân bón bị bay hơi do tác động của nhiệt độ hoặc quá trình phản nitrat hóa gây ô
nhiễm không khí.
Chất dinh dưỡng không được cây trồng chuyển hóa hết dẫn tới những hậu quả như thế
nào đối với cây trồng?
Khi bón quá lượng cần thiết phân hóa học cho cây trồng dẫn tới:
- Cây có thể bị chết vì nhiều phân tạo môi trường ưu trương.
- Cây sinh trưởng quá mức gây lốp, đổ…