Tải bản đầy đủ (.docx) (107 trang)

ĐÁNH GIÁ TÌNH TRẠNG TIỂU KHÔNG tự CHỦ ở BỆNH NHÂN đái THÁO ĐƯỜNG TYPE 2 CAO TUỔI tại BỆNH VIỆN lão KHOA TRUNG ƯƠNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (734.81 KB, 107 trang )

B Y T
TRNG I HC Y H NI

THANH VN

ĐáNH GIá TìNH TRạNG TIểU KHÔNG Tự
CHủ
ở BệNH NHÂN ĐáI THáO ĐƯờNG TYPE 2
CAO TUổI
TạI BệNH VIệN LãO KHOA TRUNG ƯƠNG

Chuyờn ngnh: Ni Lóo khoa
Mó s: CK. 62722030

LUN VN BC S CHUYấN KHOA CP II

Ngi hng dn khoa hc:
PGS.TS. V TH THANH HUYN


HÀ NỘI - 2017
LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình học tập và nghiên cứu để hoàn thành luận văn này, tôi
xin được bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc tới:
Ban giám đốc, các khoa phòng Bệnh viện Lão khoa Trung ương, Ban
Giám hiệu, Phòng Đào tạo sau Đại học, Bộ môn Nội – Lão khoa Trường Đại
học Y Hà Nội.
Với tất cả tình cảm và lòng kính trọng của mình, tôi xin bày tỏ lòng
biết ơn chân thành tới PGS.TS. Vũ Thị Thanh Huyền, Giảng viên Trường
Đại học Y Hà Nội, là người thầy đã trực tiếp hướng dẫn tôi hoàn thành luận
văn này. Các Thầy Cô đã dạy tôi phương pháp nghiên cứu khoa học và


chuyên môn, đó là tài sản quý giá mà tôi có được, sẽ giúp ích cho tôi những
chặng đường tiếp theo. Thầy, Cô là tấm gương sáng về đức độ, sự tận tâm
với người bệnh và học trò mà tôi suốt đời phấn đấu noi theo.
Tôi xin cảm ơn các GS, PGS, TS trong Hội đồng chấm luận văn đã đóng
góp cho tôi những ý kiến quý báu để luận văn được hoàn thiện hơn.
Tôi xin cảm ơn Ban giám đốc Bệnh viện đa khoa tỉnh Hưng yên, các anh
chị em đồng nghiệp đã luôn tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong quá trình học tập
và hoàn thành nghiên cứu này.
Cuối cùng, tôi xin dành tình cảm và lòng biết ơn gia đình, những người
thân luôn dành cho tôi tất cả tình cảm, cổ vũ động viên tôi, luôn đứng sau những
thành công của tôi trong cuộc sống cũng như trên con đường khoa học.
Hà Nội, ngày 10 tháng 10 năm 2017
Tác giả luận văn


Đỗ Thanh Vân

LỜI CAM ĐOAN
Tôi là Đỗ Thanh Vân, Học viên lớp Chuyên khoa II, khóa 29, Trường
Đại học Y Hà Nội, chuyên ngành Nội – Lão khoa, xin cam đoan:
1. Đây là Luận văn do bản thân tôi trực tiếp thực hiện dưới sự hướng dẫn
của PGS.TS. Vũ Thị Thanh Huyền.
2. Công trình này không trùng lặp với bất kỳ nghiên cứu nào khác đã
được công bố tại Việt Nam.
3. Các số liệu và thông tin trong nghiên cứu là hoàn toàn chính xác, trung
thực và khách quan, đã được xác nhận và chấp nhận của cơ sở nơi nghiên cứu.
Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về những cam kết này.
Hà Nội, ngày 10 tháng 10 năm 2017
Tác giả luận văn


Đỗ Thanh Vân


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
KÝ HIỆU VIẾT TẮT
3IQ

NỘI DUNG CHI TIẾT
Bộ 3 câu hỏi vể tiểu không tự chủ
(The Three Incontinence Questions).

BC

Bạch cầu

BMI

Chỉ số khối cơ thể

BN

Bệnh nhân

ĐTĐ

Đái tháo đường

HA

Huyết áp


HC

Hồng cầu

HSBA

Hồ sơ bệnh án

N

Số bệnh nhân

NCT

Người cao tuổi

NKTN

Nhiễm khuẩn tiết niệu

PL

Phân loại

RLCH

Rối loạn chuyển hóa

THA


Tăng huyết áp

TKTC

Tiểu không tự chủ

TS

Tiền sử


MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐÊ.........................................................................................................1
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN..................................................................................3
1.1. Tiểu không tự chủ................................................................................................ 3
1.1.1. Khái niệm......................................................................................................... 3
1.1.2. Dịch tễ học và tần suất..............................................................................3
1.1.3. Các yếu tố tham gia vào sự tự chủ trong tiểu tiện.........................4
1.1.4. Chẩn đoán..................................................................................................... 14
1.1.5. Điểu trị........................................................................................................... 17
1.1.6. Tiên lượng..................................................................................................... 19
1.2. Bệnh Đái tháo đường type 2..........................................................................20
1.2.1. Định nghĩa..................................................................................................... 20
1.2.2.Dich tễ.............................................................................................................. 20
1.2.3. Bệnh nguyên, bệnh sinh Đái tháo đường type 2..........................21
1.2.4. Chẩn đoán xác định ĐTĐ type 2...........................................................21
1.2.5. Biến chứng của bệnh ĐTĐ....................................................................22
1.2.6. Điều trị đái tháo đường týp 2...............................................................22
1.2.7. Bệnh đái tháo đường ở người cao tuổi.............................................23

1.3. Tình hình nghiên cứu TKTC ở bệnh nhân ĐTĐ type 2 trên thế giới và
Việt Nam................................................................................................................ 26
1.3.1. Trên thế giới................................................................................................. 26
1.3.2. Việt nam:....................................................................................................... 27
Chương 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU..................28
2.1. Đối tượng nghiên cứu....................................................................................... 28
2.1.1. Tiêu chuẩn chọn......................................................................................... 28
2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ................................................................................... 28


2.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu...............................................................29
2.3. Phương pháp nghiên cứu................................................................................ 29
2.2.1.Thiết kế nghiên cứu: mô tả cắt ngang...............................................29
2.3.2. Cách chọn mẫu nghiên cứu....................................................................29
2.3.3. Công cụ thu thập số liệu.........................................................................29
2.3.4. Biến số, chỉ số và các tiêu chuẩn đánh giá......................................29
2.4. Phân tích và xử lý số liệu:............................................................................... 35
2.5. Đạo đức trong nghiên cứu.............................................................................. 35
2.6. Sơ đồ nghiên cứu................................................................................................ 36
Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU..............................................................37
3.1. Đặc điểm chung của nhóm nghiên cứu.....................................................37
3.2. Tỷ lệ tiểu không tự chủ trong nhóm nghiên cứu..................................41
3.2.1.Tỷ lệ TKTC chung........................................................................................ 41
3.2.2. Phân loại TKTC trong nhóm nghiên cứu..........................................41
3.2.3. Mức độ TKTC trong nhóm nghiên cứu:.............................................42
3.2.4. Tần suất TKTC:........................................................................................... 42
3.2.5. Số lượng nước tiểu trong mỗi lần TKTC:........................................43
3.2.6. Phân loại TKTC theo giới........................................................................43
3.2.7. Phân loại TKTC theo nhóm tuổi..........................................................44
3.3.Một số yếu tố liên quan:.................................................................................. 44

3.3.1.Tỷ lệ TKTC theo nhóm tuổi....................................................................44
3.3.2.TKTC theo giới.............................................................................................. 45
3.3.3.Liên quan giữa TKTC và hoàn cảnh sống, tình trạng hôn nhân,
trình độ học vấn......................................................................................... 46
3.3.4. Liên quan giữa TKTC và thời gian mắc ĐTĐ...................................47
3.3.5. Liên quan giữa TKTC với thuốc điều trị ĐTĐ.................................47
3.3.6. Liên quan giữa TKTC với kiểm soát Glucose máu........................48


3.3.7. Liên quan giữa TKTC với kiểm soát HbA1C....................................48
3.3.8. Tỉ lệ TKTC theo phân loại BMI.............................................................49
3.3.9. Liên quan giữa TKTC và tình trang sử dụng nhiều thuốc.........50
3.3.10. Liên quan giữa TKTC và đa bệnh lý Charson...............................50
3.3.11. Liên quan giữa TKTC với tình trạng suy giảm nhận th ức......51
3.3.12. Liên quan giữa TKTC với tiền sử sản khoa, tuổi mãn kinh ...52
3.3.13. Liên quan giữa TKTC với tiểu đau buốt, tiểu dắt.....................53
3.3.14. Liên quan giữa TKTC với TS phẫu thuật vùng ch ậu:...............54
3.3.15. Liên quan giữa TKTC và số lần đi tiểu ban ngày......................54
3.3.16. Liên quan giữa TKTC và số lần đi tiểu ban đêm.......................55
3.3.17. Liên quan giữa TKTC và một số chỉ số xét nghiệm máu:......56
3.3.18. Lliên quan giữa TKTC và tế bào niệu.............................................57
3.4. Khảo sát một số yếu tố liên quan đến sự xuất hiện TKTC trên các
bệnh nhân cao tuổi khám và điều trị tại bệnh viện Lão khoa
Trung ương qua phân tích hồi quy đa biến:..........................................59
Chương 4. BÀN LUẬN......................................................................................60
4.1. Đặc điểm chung của nhóm nghiên cứu.....................................................60
4.1.1. Đặc điểm chung:........................................................................................ 60
4.1.2. Đặc điểm một số yếu tố liên quan đến bệnh tật của nhóm nghiên
cứu.................................................................................................................... 62
4.1.3. Đặc điểm liên quan đến bệnh đái tháo đường.............................62

4.2. Tỷ lệ tiểu không tự chủ trong nhóm nghiên cứu..................................63
4.2.1. Tỉ lệ TKTC chung:....................................................................................... 63
4.2.2. Đặc điểm TKTC trong nhóm nghiên cứu:........................................64
4.3.Một số yếu tố liên quan:.................................................................................. 67
4.3.1.Tỷ lệ TKTC theo nhóm tuổi....................................................................67
4.3.2.Tỷ lệ TKTC theo giới.................................................................................. 68


4.3.3.Liên quan giữa TKTC và hoàn cảnh sống, tình trạng hôn nhân,
trình độ học vấn......................................................................................... 69
4.3.4. Liên quan giữa TKTC và thời gian mắc ĐTĐ...................................70
4.3.5.Liên quan giữa TKTC với thuốc điều trị ĐTĐ..................................71
4.3.6.Liên quan giữa TKTC với kiểm soát Glucose máu, HbA1c:........71
4.3.7.Tỉ lệ TKTC theo phân loại BMI..............................................................71
4.3.8.Liên quan giữa TKTC và tình trang sử dụng nhiều thuốc..........72
4.3.9. Liên quan giữa TKTC và đa bệnh lý Charson..................................73
4.3.10.Liên quan giữa TKTC với tình trạng suy giảm nhận th ức.......73
4.3.11. Liên quan giữa TKTC với tiền sử sản khoa, tuổi mãn kinh...73
4.3.12. Liên quan giữa TKTC với tiểu đau buốt, tiểu dắt.....................74
4.3.13. Liên quan giữa TKTC với TS phẫu thuật vùng chậu:..............74
4.3.14. Liên quan giữa TKTC và số lần đi tiểu ban ngày, ban đêm ...74
4.3.15. Liên quan giữa TKTC và một số chỉ số xét nghiệm máu:.......75
4.4. Một số yếu tố liên quan đến sự xuất hiện TKTC trên các bệnh
nhân cao tuổi khám và điều trị tại bệnh viện Lão khoa TW qua
phân tích hồi quy đa biến:.............................................................................76
KẾT LUẬN...........................................................................................................77
KIẾN NGHỊ..........................................................................................................79
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC



DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1.

Đặc điểm chung của nhóm nghiên cứu ......................................37

Bảng 3.2.

Đặc điểm một số yếu tố liên quan đến bệnh tật của nhóm nghiên cứu...39

Bảng 3.3.

Đặc điểm liên quan với bệnh ĐTĐ của nhóm nghiên cứu..........40

Bảng 3.4.

Liên quan giữa phân loại TKTC và giới ...................................43

Bảng 3.5.

Phân loại TKTC theo nhóm tuổi.................................................44

Bảng 3.6.

Liên quan giữa TKTC và nhóm tuổi...........................................44

Bảng 3.7.

Liên quan giữa TKTC và giới.....................................................45


Bảng 3.8.

Liên quan giữa TKTC với trình độ học vấn, tình trạng hôn nhân
và hoàn cảnh sống .....................................................................46

Bảng 3.9.

Liên quan giữa TKTC thời gian mắc ĐTĐ.................................47

Bảng 3.10. Liên quan giữa TKTC với thuốc điều trị ĐTĐ............................47
Bảng 3.11. Liên quan giữa TKTC và kiểm soát Glucose máu.......................48
Bảng 3.12. Liên quan giữa TKTC với kiểm soát HbA1C...............................48
Bảng 3.13. Liên quan giữa TKTC và BMI......................................................49
Bảng 3.14. Liên quan giữa TKTC và tình trạng sử dụng nhiều thuốc ...........50
Bảng 3.15. Liên quan giữa TKTC và đa bệnh lý Charson..............................50
Bảng 3.16. Liên quan giữa TKTC với tình trạng suy giảm nhận thức...........51
Bảng 3.17. Liên quan giữa TKTC với TS sản khoa, tuổi mãn kinh..............52
Bảng 3.18. Liên quan giữa TKTC với tiểu đau buốt, tiểu dắt........................53
Bảng 3.19. Liên quan giữa TKTC và tiền sử phẫu thuật vùng chậu...............54
Bảng 3.20. Liên quan giữa TKTC và số lần đi tiểu ban ngày........................54
Bảng 3.21. Liên quan giữa TKTC và số lần đi tiểu ban đêm..........................55
Bảng 3.22. Liên quan giữa TKTC và một số chỉ số xét nghiệm máu.............56
Bảng 3.23. Liên quan giữa TKTC và tế bào niệu............................................57
Bảng 3.24. Các yếu tố liên quan đến sự xuất hiện TKTC qua phân tích hồi
quy đa biến..................................................................................59


DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 3.1. Tỉ lệ TKTC chung trong nhóm nghiên cứu.................................41
Biểu đồ 3.2. Phân loại TKTC trong nhóm nghiên cứu....................................41

Biểu đồ 3.3. Mức độ TKTC.............................................................................42
Biểu đồ 3.4. Tần suất TKTC trong nhóm nghiên cứu.....................................42
Biểu đồ 3.5. số lượngTKTC............................................................................43


1

ĐẶT VẤN ĐÊ
Đái tháo đường (ĐTĐ) đang là vấn đề về y tế trên toàn thế giới với
sự gia tăng tỷ lệ một cách nhanh chóng trong thời gian gần đây. Theo d ữ
liệu của tổ chức y tế thế giới (WHO) cho thấy tỷ lệ thương tật và tử
vong từ các bệnh lây nhiễm đang giảm theo từng năm, trong khi đó t ỷ lệ
thương tật và tử vong của nhóm bệnh không lây nhiễm bao gồm ĐTĐ,
đang gia tăng [1]. Tỷ lệ bệnh nhân ĐTĐ đang tăng đáng kể ở Việt Nam,
khoảng 4% theo báo cáo của liên đoàn ĐTĐ thế giới năm 2012 [2].
ĐTĐ là một bệnh mạn tính, gây ra nhiều biến ch ứng: biến ch ứng
về thần kinh, mạch máu, võng mạc, bệnh thận ĐTĐ, đặc biệt tiểu không
tự chủ (TKTC) là một biến chứng do tổn thương vi mạch máu và thần
kinh trong ĐTĐ [3], [4]. TKTC là tình trạng thoát nước tiểu (rỉ, són) ngoài
ý muốn qua đường niệu [5], [6]. Nhiều bệnh nhân mắc phải tình trạng
này có thể thoáng qua hay thường xuyên, tuy nhiên tình tr ạng này
thường chưa được thày thuốc quan tâm, mặt khác bệnh nhân cũng hay
ngần ngại ít tham gia ý kiến của các chuyên gia y tế. TKTC là m ột bi ểu
hiện gây ra nhiều khó chịu cho bệnh nhân, bên cạnh đó tình tr ạng TKTC
kéo dài còn gây ra nhiều biến chứng cho người bệnh: làm gi ảm ch ất
lượng cuộc sống do những rắc rối trong sinh hoạt, mất tự tin, bị kỳ thị, cô
lập, trầm cảm, đồng thời phát sinh các biến chứng như viêm da, nhiễm
khuẩn tiết niệu, thay đổi thói quen sinh hoạt [5], [7]. Chi phí chăm sóc y tế
dành cho TKTC khá lớn [6], [8]. Gánh nặng kinh tế do TKTC rất đáng kể,
chiếm hơn 20 tỷ USD mỗi năm ở Hoa Kỳ, chi phí cho cá nhân để quản lý

TKTC và chăm sóc định kỳ từ 50 USD đến 1000 USD mỗi năm và tăng theo
mức độ nghiêm trọng của TKTC [9], [10]. Với sự phát triển của y học hiện
đại, sự chăm sóc y tế phổ cập đa số bệnh nhân ĐTĐ được chẩn đoán, điều


2
trị kiểm soát đường huyết. Tuy nhiên biến chứng của bệnh ĐTĐ đặc biệt là
các biến chứng mạn tính như TKTC diễn ra âm thầm thường ít được quan
tâm.
Các nghiên cứu gần đây đã chỉ ra tình trạng TKTC có th ể x ảy ra ở
mọi lứa tuổi, nhưng phổ biến hơn ở người già và phụ nữ , với tuổi cao
gặp ở cả 2 giới [6], [11]. TKTC ở bệnh nhân ĐTĐ khá phổ biến : theo một
nghiên cứu ở Thổ Nhĩ Kỳ về tình trạng TKTC phụ nữ là: 22,1% ở nhóm
người không ĐTĐ và 41% ở nhóm người ĐTĐ [3]. Một số nghiên cứu trên
thế giới cho thấy mối liên quan mật thiết giữa ĐTĐ và TKTC, theo Yenal
Izci và cộng sự bệnh ĐTĐ làm gia tăng nguy cơ TKTC gấp 2,5 l ần [3].
Hiện tại ở Việt nam chưa có nghiên cứu nào về TKTC ở bệnh nhân
ĐTĐ cao tuổi được báo cáo. Với điều kiện kinh tế xã hội ngày càng phát
triển, vấn đề chất lượng cuộc sống của người bệnh đặc biệt là người
cao tuổi mắc bệnh mạn tính cần được quan tâm nhiều h ơn, cần ph ải có
những khảo sát đánh giá thực trạng của vấn đề này để giúp cải thiện
hơn chất lượng cuộc sống người bệnh. Xuất phát từ những lý do trên, tôi
tiến hành đề tài: “Đánh giá tình trạng tiểu không tự chủ ở bệnh
nhân đái tháo đường type 2 cao tuổi” với 2 mục tiêu:
1.

Xác định tỷ lệ tiểu không tự chủ ở bệnh nhân ĐT Đ Type 2 cao
tuổi.

2.


Tìm hiểu một số yếu tố liên quan đến tiểu không tự chủ ở
nhóm đối tượng trên.


3

CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN
1.1. Tiểu không tự chủ
1.1.1. Khái niệm
TKTC là tình trạng thoát nước tiểu (rỉ, són) ngoài ý muốn qua đường
niệu [5], [6]. TKTC có thể chỉ là một vài giọt nước tiểu thoát ra khi ho, hắt
hơi, khi cố sức, cũng có thể là tình trạng dễ mót tiểu, không nhịn được đi tiểu,
tiểu trong lúc ngủ hoặc bao gồm tất cả những trường hợp trên [3], [6].
TKTC ảnh hưởng đến hoạt động hàng ngày của người bệnh, tuy nhiên
bệnh nhân thường ngần ngại đi khám bác sĩ vì biểu hiện này. Trong hầu hết các
trường hợp thay đổi lối sống đơn giản hoặc điều trị y tế có thể giảm bớt sự khó
chịu hoặc ngừng TKTC [12].
TKTC là một triệu chứng có thể gặp ở nhiểu bệnh cảnh khác nhau,
không phải là một bệnh [13].
1.1.2. Dịch tễ học và tần suất
Nam giới hoặc phụ nữ lớn tuổi hay gặp TKTC hơn là người trẻ tuổi.
Tuy nhiên nó không hoàn toàn xảy ra chỉ phụ thuộc vào tuổi tác. Khoảng 15 –
30% người lớn tuổi khỏe mạnh xuất hiện rỏ rỉ nước tiểu, tỷ lệ 50% những
người ốm yếu ở cộng đồng, khoảng từ 50 – 70% người cao tuổi có tình trạng
này. TKTC xảy ra thường gặp ở phụ nữ nhiều hơn nam giới cùng lứa tuổi.
Nhưng tỉ lệ tăng lên theo tuổi của TKTC là như nhau cả nam và nữ [13].
TKTC đặc biệt liên quan đến bệnh ĐTĐ, theo Yenal Izci và cộng sự
(2009) tỷ lệ TKTC ở phụ nữ không ĐTĐ là 22,1% và có ĐTĐ là 41% [3].

TKTC thông thường không được ghi nhận do sự lúng túng e ngại của
các bệnh nhân và không có điều kiện được tư vấn. Yếu tố nguy cơ hàng đầu
của TKTC bao gồm sự tăng lên của tuổi, giới tính nữ, vấn đề nhận thức, khả
năng phẫu thuật sinh dục, béo phì, luyện tập thể dục, các bệnh mạn tính kèm


4

theo (ĐTĐ), không có khả năng tài chính trong thời gian điều trị, chăm sóc,
giá thuốc và sự duy trì điều trị một cách phủ hợp là yếu tố quan trọng [13].
TKTC được xếp như một triệu chứng của người già, một triệu chứng
phức tạp, thường xuất hiện ở người cao tuổi, người mà thuờng có đa yếu tố
bệnh lý, yêu cầu kiểm soát không gian để điểu trị và thay đổi các yếu tố nguy
cơ [13], [14].
1.1.3. Các yếu tố tham gia vào sự tự chủ trong tiểu tiện
Sự tự chủ tiểu tiện được quyết định bởi một phức hợp bao gồm nhiều
yếu tố: hệ thống thần kinh, bàng quang, niệu đạo, cơ đáy chậu và các tổ
chức liên kết bao quanh. Thay đổi của một trong các yếu tố kể trên sẽ dẫn đến
sự thoát nước tiểu không theo ý muốn. Sự tự chủ bình thường được duy trì khi
áp lực của cổ bàng quang và niệu đạo cao hơn áp lực trong lòng bàng quang.
Áp lực ở cổ bàng quang và niệu đạo được duy trì và điều khiển bởi sự phối
hợp phức tạp của hệ thống bàng quang, niệu đạo, cân, dây chằng, cơ đáy chậu
và thần kinh. Quá trình chứa và lưu giữ nước tiểu được kiểm soát một cách có
ý thức và được điều chỉnh thông qua trung tâm tiểu tiện [4].
1.1.3.1. Giải phẫu bàng quang [15]
Bàng quang có thể giãn ra theo lượng nước tiểu chứa trong lòng (thể
tích lấp đầy sinh lý là khoảng 500 - 600ml) và thay đổi để tăng thể tích mà
không tăng áp lực trong lòng bàng quang. Cơ chế giãn này không gặp ở bất cứ
cơ quan nào khác nhờ chức năng đặc biệt của cơ trơn thành bàng quang và
điều chỉnh thần kinh [15], [16].



5

Hình 1.1. Thiết đồ đứng dọc qua bàng quang nữ giới
1. Tử cung

2. Bàng quang 3. Âm đạo

Hình thể trong [15]:

Hình 1.2. Mặt trong bàng quang
1. Lưỡi bàng quang 2. Lỗ niệu quản 3. Tam giác bàng quang 4. Lồi tinh


6
Vị trí của cổ bàng quang và phần niệu đạo trên được duy trì bởi hệ
thống nâng đỡ giống như một chiếc võng n ằm ở phía sau c ổ bàng
quang - niệu đạo. Hệ th ống này do nhiều cân, c ơ, tổ ch ức liên k ết h ợp
thành, có vai trò ngăn c ản s ự sa ni ệu đ ạo khi gắng sức. Rối loạn nâng
đỡ của cổ bàng quang và niệu đạo trên là nguyên nhân hay gặp nhất
của són tiểu khi gắng sức [14], [15].
1.1.3.2. Sinh lý bệnh trong TKTC
Đáy chậu hay còn gọi là sàn chậu được tạo nên bởi một nhóm các cơ và
dây chằng có vai trò nâng đỡ các cơ quan như bàng quang, tử cung, trực
tràng, giữ các cơ quan này ở đúng vị trí. Các cơ sàn chậu cũng kiểm soát sự
đóng, mở của niệu đạo (đường dẫn nước tiểu từ bàng quang ra ngoài) và hậu
môn, giúp duy trì khả năng kiểm soát tiểu tiện và trung, đại tiện. Són tiểu là
do rối loạn chức năng của bàng quang hoặc niệu đạo [14], [16].
a. Khái niệm bàng quang thần kinh [4]:

Quá trình đi tiểu bình thường đòi hỏi sự toàn vẹn của hệ thần kinh, cả
thần kinh trung ương và thần kinh giao cảm, sự hoạt động bình thường của cơ
bàng quang (cơ detrusor) và cơ thắt niệu đạo (cơ thắt niệu đạo trong là cơ
trơn, cơ thắt niệu đạo ngoài là cơ vân). Khi các tổ chức này bị tổn thương sẽ
dẫn đến các rối loạn bài xuất nước tiểu từ bàng quang [4].
Khi rối loạn bài xuất nước tiểu từ bàng quang do tổn thương của hệ
thống thần kinh mà không phải do tổn thương của hệ thống cơ bàng quang
hay niệu đạo thì được gọi là hội chứng bàng quang thần kinh [4].
Nếu tổn thương hệ thần kinh chi phối tiểu tiện thì toàn bộ tiến trình đi
tiểu bị ảnh hưởng. Nếu một phần trong hệ thần kinh trung ương bị tổn thương,
bao gồm vỏ não thùy thái dương, cầu não, tuỷ sống, sẽ gây ra rối loạn chức
năng đi tiểu như bí tiểu cấp tính, bàng quang tăng hoạt gây đái dầm ngắt
quãng. Nếu thần kinh cùng, và thần kinh ngoại vi chi phối bàng quang bị tổn


7

thương gây liệt mềm cả cơ bàng quang và các cơ thắt niệu đạo sẽ gây ra đái
dầm liên tục [4].
TKTC có thể do nguyên nhân rối loạn chức năng bàng quang hoặc cơ
thắt niệu đạo hay cả hai. Bàng quang tăng hoạt (bàng quang co thắt) thường
biểu hiện những triệu chứng của tiểu gấp TKTC ngắt quãng, còn nếu cơ thắt
giảm hoạt động (giảm trương lực) thì có triệu chứng TKTC gắng sức. Sự kết
hợp của tăng hoạt cơ bàng quang và bất hoạt cơ thắt có thể đưa đến triệu
chứng TKTC hỗn hợp [4].
b. Bàng quang thần kinh do bệnh ĐTĐ [4].
Thông thường, bàng quang thần kinh do bệnh ĐTĐ xảy ra sau khi bị
ĐTĐ 10 năm hay hơn. Bàng quang thần kinh do ĐTĐ vì tổn thương thần kinh
tự động và thần kinh ngoại vi. Rối lọan chuyển hóa tế bào Schwann dẫn đến
mất myelin từng phần gây tổn thương dẫn truyền [4].

Dấu hiện đầu tiên của bàng quang thần kinh do bệnh ĐTĐ là mất chức
năng vận động bàng quang, tiếp sau là mất cảm giác đổ đầy của bàng quang.
Dấu hiệu cổ điển trên niệu động học là tăng nước tiểu tồn lưu, giảm cảm giác
bàng quang, hư hại co thắt cơ bàng quang, và cuối cùng co cơ bàng quang mất
phản xạ. Điều trị là đặt thông tiểu lưu [4].
1.1.3.3. Phân loại
a. Tiểu không tự chủ do gắng sức (stress incontinence):
Là sự thoát nước tiểu không tự chủ khi gắng sức (ho, hắt hơi, khiêng nặng,
rặn) mà không có sự co bóp bàng quang. Yếu tố nguy cơ cho tiểu không tự chủ
do gắng sức bao gồm thay đổi giải phẫu liên quan đến lão hóa, phẫu thuật vùng
chậu và phụ khoa, sinh đẻ nhiều lần, một số loại thuốc, béo phì và các thiếu sót
thần kinh [11]. Các mức độ của tiểu không tự chủ gắng sức như sau:
+ TKTC gắng sức độ 1: suy yếu sàn chậu để nâng đỡ cổ bàng quang
+ TKTC gắng sức độ 2: suy yếu sàn chậu để nâng đỡ cổ bàng quang và
niệu đạo


8

+ TKTC gắng sức độ 3: suy cơ thắt nội tại của niệu đạo
b. Tiểu không tự chủ cấp bách: Là sự thoát nước tiểu không tự chủ kết hợp
với tình trạng tiểu gấp [11].
Tiểu không tự chủ cấp bách là một triệu chứng phổ biến của tiểu không
tự chủ ở người cao tuổi. Với tiểu không tự chủ cấp bách bệnh nhân phải đi
tiểu thường xuyên, bao gồm tiểu đêm nhiều lần. Các nguyên nhân chính của
tiểu không tự chủ cấp bách là nhiễm trùng đường tiểu, các chất kích thích
bàng quang, các vấn đề đường ruột, bệnh Parkinson, bệnh Alzheimer, đột quỵ,
chấn thương hoặc tổn thương hệ thống thần kinh liên quan với bệnh xơ cứng
rải rác [11].
c. Tiểu không tự chủ tràn đầy: Là sự thoát nước tiểu không tự chủ do ứ

đọng nước tiểu mạn tính.
Cơ chế của tiểu không tự chủ do tràn đầy do giảm sự co bóp của bàng
quang gây suy yếu khả năng làm rỗng bàng quang [11].
Nguyên nhân thường gặp của suy giảm co bóp bàng quang bao gồm các
thuốc làm giảm trương lực cơ hoặc thần kinh, biến chứng bệnh đái tháo
đường, tổn thương tủy sống, tắc nghẽn đường tiểu kéo dài, tác dụng có hại
của thuốc [11]
Mặc dù tiểu không tự chủ do tràn đầy ít phổ biến ở phụ nữ hơn ở nam
giới, các nguyên nhân như bàng quang sa, biến chứng bệnh đái tháo đường,
các loại thuốc có tác dụng phụ kháng cholinergic có thể dẫn đến tiểu không tự
chủ và tiểu không tự chủ tràn đầy ở nữ giới [11].
d. Tiểu không tự chủ hỗn hợp: Nếu có những triệu chứng nhiều hơn một
loại tiểu không tự chủ, ví dụ như tiểu không tự chủ gắng sức và tiểu không tự
chủ cấp bách, gọi là tiểu không tự chủ hỗn hợp [11].
1.1.3.4. Nguyên nhân gây ra tiểu không tự chủ
* Một số thực phẩm, đồ uống và thuốc có thể gây ra TKTC [8]:
- Rượu, trà, caffeine, một số thức uống có ga, hút thuốc lá là một chất
kích thích bàng quang có thể gây ra nhu cầu đột ngột để đi tiểu.


9

- Uống quá nhiều: Uống nhiều nước, đặc biệt là trong một thời gian
ngắn, làm tăng lượng nước tiểu làm căng bàng quang.
- Mất nước: Nếu không đủ dịch trong cơ thể gây ra tình trạng nước tiểu
bị cô đặc gây kích thích bàng quang và làm tăng nguy cơ TKTC.
- Thuốc: Thuốc tim mạch, thuốc huyết áp, thuốc an thần, thuốc dãn cơ và
các thuốc khác có thể góp phần vào vấn đề tự chủ bàng quang.
- Nhiễm trùng đường tiết niệu: Nhiễm trùng có thể gây kích thích bàng
quang, làm co mạnh thúc giục để đi tiểu.

- Táo bón. Trực tràng nằm gần bàng quang, nhiều các dây thần kinh
cùng. Phân cứng trong trực tràng làm cho các dây thần kinh hoạt động quá
mức và gia tăng tần số tiểu tiện [11].
* TKTC cũng có thể là do một số vấn đề cơ bản về thể chất hoặc thay đổi kéo
dài, bao gồm:
- Mang thai và sinh con. Phụ nữ mang thai có thể xảy ra TKTC stress do
thay đổi nội tiết và tăng trọng lượng của tử cung. Ngoài ra, sự căng giãn của
âm đạo có thể làm suy yếu các cơ cần thiết cho tự chủ bàng quang. Các thay
đổi xảy ra trong khi sinh cũng có thể gây tổn thương dây thần kinh bàng
quang và dây chằng hỗ trợ, dẫn đến sa xuống sàn chậu có thể kích thích gây
ra TKTC. TKTC liên quan đến sinh con có thể xảy ra ngay sau khi sinh hoặc
nhiều năm sau đó [11], [17].
- Lão hóa, tuổi cao: cơ bàng quang giảm trương lực làm giảm khả năng
bàng quang lưu trữ nước tiểu và gia tăng các triệu chứng bàng quang hoạt
động quá mức [11].
- Phụ nữ sau mãn kinh: ít sản xuất estrogen, một loại hormone giúp cho
niêm mạc của bàng quang và niệu đạo khỏe mạnh. Với estrogen ít hơn, những
mô này có thể xấu đi, có thể làm nặng thêm TKTC [17].
- Phẫu thuật tử cung: Ở phụ nữ, bàng quang và tử cung nằm sát nhau và
được hỗ trợ bởi cùng một cơ và dây chằng. Bất kỳ phẫu thuật có liên quan đến


10

hệ thống sinh sản của người phụ nữ (ví dụ: cắt bỏ tử cung) có nguy cơ gây tổn
hại cơ hỗ trợ vùng chậu, có thể dẫn đến TKTC [17].
- Viêm, phì đại hay ung thư tuyến tiền liệt; ung thư bàng quang có thể
gây mất tự chủ bàng quang [11].
- Tắc nghẽn: Một khối u bất cứ nơi nào dọc theo đường tiểu có thể cản
trở dòng chảy bình thường của nước tiểu và gây ra TKTC. Sỏi tiết niệu có thể

hình thành trong bàng quang có thể làm cho rò rỉ nước tiểu [11].
- Tổn thương thần kinh: xơ cứng rải rác, bệnh Parkinson, đột quỵ, khối u
não hoặc chấn thương cột sống có thể cản trở tín hiệu thần kinh liên quan đến
việc tự chủ bàng quang, gây TKTC [11].
- Thừa cân, béo phì làm tăng áp lực lên bàng quang và các cơ xung quanh,
làm suy yếu chúng do đó làm nước tiểu rỉ ra ngoài khi ho hoặc hắt hơi [3].
- Hoạt động thể lực mạnh: Tập thể thao hay làm việc nặng gây tăng áp
lực trong ổ bụng, dẫn đến tiểu không tự chủ [11].
1.1.3.5. Yếu tố nguy cơ
a. Giới tính
Phụ nữ mắc tiểu không tự chủ gắng sức nhiều hơn nam giới. Mang thai,
sinh con, mãn kinh và giải phẫu học nữ là nguyên nhân sự khác biệt này. Tuy
nhiên, nam giới có vấn đề về tuyến tiền liệt có nguy cơ cao tiểu không tự chủ
cấp bách, tiểu không tự chủ tràn đầy [11].

b. Lão hóa
Các nghiên cứu đều thống nhất tỷ lệ tiểu không tự chủ tăng lên theo tuổi
[14]. Chính vì phổ biến ở người cao tuổi, tiểu không tự chủ được coi là sự tiến
triển bình thường không thể tránh được của tuổi tác [11].


11

c. Thừa cân, béo phì
Thừa cân làm gia tăng áp lực lên bàng quang và các cơ xung quanh gây
nước tiểu rỉ ra ngoài khi ho hoặc hắt hơi [13]. Theo Peyrat, mỗi cân nặng thừa
sẽ tạo thêm áp lực lên bàng quang và gây són tiểu, giảm cân nhiều cũng làm
giảm rõ rệt són tiểu ở phụ nữ béo phì [11].
d. Hút thuốc lá
Hút thuốc gây ho làm thay đổi sự dẫn truyền áp lực vượt quá khả năng

co thắt của các van niệu đạo, tác động đến tổ chức liên kết và ảnh hưởng đến
chức năng bàng quang, niệu đạo. Những người hút thuốc cũng có nguy cơ
phát triển bàng quang hoạt động quá mức [11].
e. Tình trạng đa bệnh lý
Tình trạng đa bệnh lý là sự hiện diện đồng thời của hai bệnh trở lên trên
cùng một cá nhân, với chẩn đoán của từng bệnh theo tiêu chuẩn được công
nhận rộng rãi. Quá trình lão hóa làm gia tăng tình trạng đa bệnh lý, một phần
vì tỷ lệ các bệnh mạn tính gia tăng theo tuổi. Tại Hoa Kỳ có 35,3% đối tượng
từ 65 đến 79 tuổi có tình trạng đa bệnh lý. Dữ liệu từ Medicare cho thấy hai
phần ba đối tượng từ 65 tuổi trở lên có từ hai bệnh mạn tính kết hợp, một
phần ba trong số đó có từ bốn bệnh trở lên. Đa bệnh lý làm gia tăng chi phí
chăm sóc sức khỏe, tăng nguy cơ khuyết tật và tử vong. Mối liên quan mật
thiết giữa TKTC và tình trạng đa bệnh lý cũng đã được chứng minh trong
nhiều nghiên cứu [18].

f. Mắc các bệnh mạn tính
Trên các cuộc điều tra cho thấy có mối liên quan giữa TKTC và các bệnh
mạn tính, bao gồm: Tăng huyết áp, bệnh thận mạn tính, tình trạng suy giảm nhận


12

thức, đái tháo đường, bệnh … Bên cạnh đó, việc điều trị các bệnh mạn tính bằng
sử dụng nhiều thuốc (polypharmacy) cũng góp phần dẫn đến TKTC.
- Bệnh đái tháo đường
Không dung nạp glucose, kháng insulin và bệnh đái tháo đường có liên
quan đến TKTC. Tình trạng tăng đường huyết có mối liên quan với tỷ lệ lớn
hơn người cao tuổi mắc TKTC [11]. Bên cạnh đó, bệnh đái tháo đường với
biến chứng mạn tính như biến chứng vi mạch, biến chứng thần kinh cũng có
liên quan chạt chẽ với TKTC. Bệnh nhân đái tháo đường kèm tiểu không tự

chủ được chứng minh là tăng 1,6 lần nguy cơ ngã và 1,7 lần nguy cơ gãy
xương sau ngã.
- Tăng huyết áp
Tăng huyết áp là bệnh mạn tính thường gặp nhất liên quan đến TKTC ở
người lớn tuổi. Điều trị hạ áp bằng thuốc lợi tiểu tăng tỷ lệ mắc hội chứng này
trong một số nghiên cứu [11].
- Bệnh thận mạn tính
Bệnh thận có mối tương quan với TKTC và ngược lại. Nghiên cứu về
hội chứng này và bệnh thận mạn tính cho thấy có mối liên quan có ý nghĩa
với tất cả các giai đoạn của bệnh thận mạn tính và đặc biệt là với bệnh thận
giai đoạn trung bình đến bệnh thận mạn tính giai đoạn cuối (ước tính mức lọc
cầu thận dưới 45ml/phút/1,73 m2) [11].
g. Suy giảm nhận thức
TKTC có liên quan với bệnh nhân bị suy giảm nhận thức và gia tăng
tốc độ suy giảm nhận thức ở người cao tuổi [19], [20]. Tỷ lệ TKTC là hơn
50% trong các bệnh nhân có suy giảm nhận thức trong một nghiên cứu, các
nghiên cứu khác đã chỉ ra tỷ lệ này khoảng 20% và gia tăng gấp năm lần nguy
cơ khuyết tật, 1,9 lần thời gian nằm viện kéo dài, 1,9 lần nguy cơ tử vong và
năm lần nguy cơ sa sút trí tuệ trong tương lai.


13

Một số nghiên cứu cho thấy rằng các chất chống viêm như omega-3 và chất
chống oxy-hóa (carotenoid) có thể phòng ngừa tình trạng suy giảm nhận thức.
h. Tình trạng sử dụng nhiều thuốc (Polypharmacy)
Người cao tuổi, đặc biệt là có TKTC sử dụng thuốc với số lượng nhiều
hơn những đối tượng khác. Trong khi đó, quá trình lão hóa cùng với quá trình
suy giảm trong độ thanh thải ở thận, chức năng gan, tổng lượng nước trong cơ
thể, tỷ lệ chất béo, quá trình hấp thu và tiêu hóa và chức năng chuyển hóa

thuốc của hệ thống enzym dẫn đến những thay đổi trong dược động học và
dược lực học của thuốc. Những thay đổi này cũng làm tăng tương tác thuốc và
gây ra những tác dụng phụ bất lợi trên người cao tuổi.
Bên cạnh đó việc sử dụng nhiều thuốc làm giảm tuân thủ điều trị sau
khi bệnh nhân ra viện do quên thuốc và dùng sai liều lượng.
Một nghiên cứu tại Canada phát hiện ra rằng số thuốc trung bình bệnh
nhân cao tuổi có TKTC dùng trong một ngày nằm viện là 15 thuốc (từ 6 đến
28 thuốc) và 8 đến 9 vấn đề liên quan đến thuốc được xác định (không uống
thuốc, uống thuốc quá liều, uống thuốc thiếu liều lượng, các tác dụng phụ khi
dùng thuốc, tương tác thuốc...) [21].
Tình trạng sử dụng nhiều thuốc trong nhiều nghiên cứu được định nghĩa là
dùng đồng thời từ năm loại thuốc trở lên, có thể cho thấy các tác dụng phụ liên quan
đến thuốc đối với hội chứng dễ bị tổn thương, khuyết tật, tử vong và ngã [21].
1.1.3.5. Biến chứng
TKTC có ảnh hưởng quan trọng tới thể chất lẫn tâm lý ở người lớn tuổi
[11]. Các nghiên cứu cho thấy triệu chứng làm suy nhược thường thấy hơn
đối với người lớn tuổi có TKTC và sự nghiêm trọng của các triệu chứng suy
nhược tương quan tích cực với sự nghiêm trọng của TKTC. Nam giới với
triệu chứng TKTC có tỉ lệ lo lắng, tuyệt vọng, yếu sinh lý. Phụ nữ bị TKTC


14

có thể để lại những tác động tiêu cực đối với việc sinh hoạt tình dục, đặc biệt
có thể gây ra sự lãnh đạm [13].
TKTC gây nhiều biến chứng có thể xảy ra thông thường ở người lớn
tuổi. Sự mất ngủ có thể diễn ra do kết quả của việc tiểu tràn và tiểu cấp bách
đêm, đặc biệt do việc đi tiểu đêm quá nhiều. Sự không kiềm chế nước tiểu,
nếu gây ra bởi sự bí đái nghiêm trọng, có thể dẫn đến chứng ứ nước ở thận và
sự hoạt động bất thường của thận [13].

TKTC có thể gây ra sự bối rối và sự rút lui khỏi xã hội, từ bỏ các hoạt
động xã hội vì lo sợ tiểu không kiềm chế được [11], [13].
Nhiều người lớn tuổi sẽ chủ động giảm lượng nước vào cơ thể (uống
ít) để tránh bị đầy bàng quang ở các thời điểm không thích hợp. Điều này làm
tăng nguy cơ nhiễm trùng đường tiết niệu [11].
Một số người lớn tuổi cần ống thông tiểu để kiểm soát sự rò rỉ nước
tiểu. Việc sử dụng loại ống thông bên trong liên quan đến nguy cơ tăng sự
nhiễm trùng đường niệu [11].
Trạng thái ẩm da mãn tính do TKTC dù còn trạng thái nguyên vẹn của da
nhưng vẫn có thể gây ra nhiều vấn đề về da như viêm da, nấm candida, viêm mô
tế bào và tổn thương da có thể xảy ra khi da bị ẩm ướt thường xuyên [11].
1.1.4. Chẩn đoán
1.1.4.1. Chẩn đoán TKTC
* Sử dụng bộ câu hỏi 3IQ [23]: xác định có TKTC, phân loại TKTC
- Trong 3 tháng qua ông (bà) đã bao giờ xảy ra tình trạng đi tiểu (đái) không
tự chủ (nước tiểu tự chảy ra ngoài không theo ý muốn của bản thân) chưa?
Có khi nào xảy ra tình trạng phải vội vã đi tiểu, vào nhà vệ sinh không
kịp, bị són ra quần không, có khi nào bị són tiểu do các hoạt động gắng sức
(ho, hắt hơi, cười… )?
- Ông (bà) đã bị rò rỉ nước tiểu trong hoàn cảnh nào?


15

+ Khi thực hiện một số hoạt động thể lực gắng sức như ho hắt hơi,
cười, tập thể dục ...?
+ Khi ông (bà) có cảm giác căng tức bàng quang cần phải đi tiểu gấp
nhưng không kip?
+ Khi không có hoạt động thể chất, không có nhu cầu cấp bách?
- Trong 3 tháng qua ông (bà) đã bị rò rỉ nước tiểu thường xuyên nhất khi:

+ Khi thực hiện một số hoạt động thể lực gắng sức như ho hắt hơi,
cười, tập thể dục?
+ Khi ông (bà) có cảm giác căng tức bàng quang cần phải đi tiểu gấp
nhưng không kip?
+ Khi không có hoạt động thể chất, không có nhu cầu cấp bách?
* Các câu hỏi đánh mức độ tần suất TKTC, số lượng nước tiểu bị rò rỉ trong
mỗi lần TKTC [3]:
+ Số lần rò rỉ nước tiểu của ông (bà) có thường xuyên không? Mấy lần
trong 1 tuần, trong 1 tháng, xảy ra hàng ngày, liên tục ?
Tần suất rò rỉ < 1 lần/ tháng: tần suất rất ít
1 - 3 lần / tháng: tần suất ít
1 vài lần /tuần: tần suất vừa
Mỗi ngày và hoặc đêm: tần suất nhiều
Liên tục dò rỉ: tần suất rất nhiều
+ Số lượng nước tiểu rò rỉ mỗi lần có nhiều không?
Giọt hoặc rất ít: mức độ ít
Đủ để thay đồ lót: mức độ trung bình
Rất nhiều: mức độ nhiều
* Đánh giá chất lượng cuộc sống ở người cao tuổi mắc TKTC gây ảnh hưởng
nhiều tới mọi hoạt động của ngưởi bệnh: sinh hoạt hàng ngày, các hoạt động
giải trí, xã hội, thể chất, tinh thần (Bộ câu hỏi UDI – 6) [24].


×