Tải bản đầy đủ (.docx) (10 trang)

SỬ DỤNG PHƯƠNG TIỆN TRỰC QUAN và HOẠT ĐỘNG THAO TÁC

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (165.1 KB, 10 trang )

SỞ GIÁO DỤC – ĐÀO TẠO …………………
TRƯỜNG THPT ……………

BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ

“SỬ DỤNG PHƯƠNG TIỆN TRỰC QUAN và HOẠT ĐỘNG
THAO TÁC “
Nhằm tích cực hóa hoạt động nhận thức của học sinh trong dạy học bài
MẶT CẮT – HÌNH CẮT

NGƯỜI BÁO CÁO : …………………
TỔ : LÝ – HÓA – SINH – CÔNG NGHỆ

2018-2019
1


I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Để đáp ứng được yêu cầu của xã hội trong những năm gần đây ngành giáo dục
nước ta không ngừng đổi mới, Nghị quyết Đại Hội Đảng toàn quốc lần thứ IX đã chỉ rõ:
“Đổi mới phương pháp giảng dạy, phát huy tư duy sáng tạo và năng lực tự đào tạo của
người học, coi trọng thực hành ngoại khóa, làm chủ kiến thức, tránh nhồi nhét học vẹt
học chay”. Đối với bộ môn Công nghệ một trong những định hướng của dự thảo đổi mới
chương trình sách giáo khoa Công nghệ phải tạo điều kiện tốt cho việc áp dụng các
phương pháp dạy học hiện đại, nhằm phát huy tính tích cực chủ động và sáng tạo của học
sinh.
Do đặc điểm của quá trình nhận thức, mức độ tiếp thu kiến thức mới của HS tăng
dần theo các cấp độ của tri giác: nghe-nhìn-tự làm, như câu châm ngôn: “Nghe rồi thì
quên – Thấy rồi thì nhớ - Làm rồi thì hiểu”. Những gì họ nghe được không bằng những
gì họ nhìn thấy và những gì họ nhìn thấy không bằng những gì họ tự tay làm. Điều đó đã
được nhiều nhà nghiên cứu cụ thể hoá qua các mức độ tiếp thu kiến thức của con người:


20% từ những gì ta nghe thấy;
30% từ những gì ta nhìn thấy;
50% từ những gì ta làm.
Nhưng 90% từ những gì ta đồng thời nghe thấy, nhìn thấy và thực hiện.
Cho nên các phương tiện trực quan, phương tiện nghe nhìn là những công cụ dạy
học hỗ trợ đắc lực cho việc đổi mới phương pháp dạy học hiện nay.
Con đường biện chứng của sự nhận thức chân lí, nhận thức hiện thực khách quan
chủ yếu của nhân loại là: Từ trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng và từ tư duy
trừu tượng trở về thực tiễn.

2


Có thể tóm tắt con đường đó như sau:
Trực quan sinh
động

Tư duy trừu tượng

Nhận thức cảm
tính

Nhận thức
cảm tính và bắt chước

Tạo ra hình ảnh,
biểu tượng

Thông hiểu
mục đích, cơ chế

động tác

Thực tiễn

Hoạt động (thao
tác)

Thao tác, kỹ năng

Công nghệ phổ thông là một môn khoa học thực nghiệm, bởi vậy có thể nói con
đường từ trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng – con đường thực nghiệm luôn giữ
một vị trí rất quan trọng trong quá trình nhận thức các hiện tượng, quá trình, các quy luật
tự nhiên… nói chung và trong dạy học công nghệ nói riêng.
Hiện nay các trường THPT đã được trang bị các PTTQ, PTNN hiện đại, nhưng
chưa được khai thác và sử dụng một cách có hiệu quả trong dạy học. Bởi vậy việc khai
thác PTTQ, PTNN một cách có hiệu quả nhằm tích cực hoạt động học của HS và nâng
cao chất lượng dạy học là một yêu cầu cấp bách hiện nay. Với những lý do đã nêu nên
chúng tôi chọn đề tài:

“SỬ DỤNG PHƯƠNG TIỆN TRỰC QUAN và HOẠT ĐỘNG THAO
TÁC “
Nhằm tích cực hóa hoạt động nhận thức của học sinh trong dạy học bài
MẶT CẮT – HÌNH CẮT trong Công nghệ Lớp 11”.

3


II. MỤC TIÊU ĐỀ TÀI

Trong bài MẶT CẮT – HÌNH CẮT sách giá khoa đưa ra 7 hình vẽ với các vật thể

khác nhau , khá phức tạp. Những hình này theo tôi chỉ mang tính minh họa, thuyết trình,
không thể cho học sinh thực hiện được các hoạt động thao tác điều này là không thể chấp
nhận đối với vẽ kỹ thuật.
Do vậy tôi đưa vào bài MẶT CẮT – HÌNH CẮT một số phương tiện

trực quan hết sức đơn giản để học sinh quan sát và thực hiện các hoạt
động thao tác, từ đó nắm vững được nội dung bài học, phát huy tính tích
cực chủ động của học sinh trong học tập.
- Dụng cụ trực quan gồm :
+ 3 ống tre rỗng ( 3 hình trụ rỗng ).

1 ống để nguyên
( H1)
1 ống cắt làm 2 phần
( H2 )
1 ống cắt đi 1 phần
( H4 )
+ 2 tờ giấy trắng biểu thị cho 2 mặt phẳng AA (H2) và mặt phẳng P (H3)

H1

H2

H3
- Phương tiện nghe nhìn : Bài giảng Powerpoint
4

H4



III. NỘI DUNG ĐỀ TÀI – NỘI DUNG BÀI GIẢNG
Nội dung bài giảng được trình chiếu trên Powerpoint. Tôi xin trình bày nội dung đề tài sáng kiến kinh nghiệm như sau.

A. NỘI DUNG TRÌNH BÀY BẢNG PHẤN
MẶT CẮT – HÌNH CẮT
I-KHÁI NIỆM MẶT CẮT – HÌNH CẮT

H1

II- MẶT CẮT
1. Mặt cắt chập (H2
Mặt cắt chập được vẽ
ngay trên hình chiếu, vẽ từ
vị trí cắt. Đường bao của
mặt cắt được vẽ bằng nét
liền mảnh.
2. Mặt cắt rời

III- HÌNH CẮT

1.Hình cắt toàn bộ

2.Hình cắt cục bộ

3.Hình cắt một nửa

HC cục bộ H5
Hình cắt cục bộ
Hình cắt toàn
phần là hình cắt là hình cắt thu

thu được khi vật được khi vật bị cắt
1 phần.
bị cắt toàn bộ
Đường giới hạn
theo 1 kích
vẽ bằng nét lượn
thước nào đó.
sóng.

HC một nửa H6
Hình cắt một nửa
là hình kết hợp một
nửa là hình chiếu,
một nửa là hình cắt.
Không vẽ nét đứt
bên nửa hình chiếu
Chỉ vẽ khi vật có
tính đối xứng.

- Khái niệm mặt cắt.
HC toàn bộ H4

- Khái niệm hình cắt.
- Qui ước vẽ mặt cắt. Mặt cắt chập
H2
- Lưu ý cụm ký hiệu :

Mặt cắt rời H3
Mặt cắt rời được vẽ ở ngoài
hình chiếu, đường bao của

mặt cắt được vẽ bằng nét
liền đậm.
Mắt cắt dùng để biểu diễn
tiết diện vuông góc của vật
thể. Dùng trong trường hợp
vật thể có nhiều phần lỗ,
rãnh.
5


B KHỞI ĐỘNG :
 Giáo viên đặt một ống hình trụ rỗng lên bàn và yêu cầu học sinh vẽ :
- Vẽ hình trụ rỗng .
- Vẽ hình chiếu đứng và hình chiếu bằng của hình trụ này.

Hình chiếu
 GV Nếu muốn biết bên trong hình trụ rỗng này còn có cấu trúc gì khác nữa hay
không thì ta làm thế nào ?
 HS trả lời : Ta phải cắt hình trụ này ra .
 GV Đúng rồi, trong vẽ kỹ thuật để biểu diễn những cấu trúc bên trong vật thể thì ta
phải cắt vật thể ra, và đây cũng là nội dung bài học ngày hôm nay.

( Ký hiệu

được vẽ thêm trong quá trình giảng bài )

( Yêu cầu học sinh vẽ vật thể và hình chiếu cách 3-4 dòng so với bài cũ. )
C. TỪ TRỰC QUAN –> TƯ DUY –> HÀNH ĐỘNG –> HÌNH THÀNH
KIẾN THỨC.
MẶT CẮT – HÌNH CẮT

1 . KHÁI NIỆM VỀ MẶT CẮT – HÌNH CẮT
 GV : Bây giờ tôi sẽ dùng 1 mặt phẳng cắt hình trụ này dọc theo chiều cao. Sau đó
GV đặt hình trụ đã cắt đôi lên bàn và kẹp tờ giấy trắng vào giữa.
 GV : Tờ giấy trắng đó gọi là mặt phẳng cắt , ký hiệu (AA,BB..)


Mặt cắt
 GV : Các em hãy vẽ đường bao phẩn vật thể in trên mặt phẳng cắt (AA)
( Có thể gợi ý thêm cho học sinh : Giả sử vật này màu đen và có thể in màu đó ra tờ giấy
trắng )
 GV : Hình mà các em vừa vẽ gọi là mặt cắt. Vậy mặt cắt là gì?

Học sinh có thể trả lời và lĩnh hội được khái niệm mặt cắt.
- Hình biểu diễn các đường bao của vật thể nằm trên mặt phẳng cắt gọi là mặt
cắt.
 Gv : Bây giờ tôi sẽ bỏ 1 phần vật thể. Đồng thời GV đặt tờ giấy thứ 2 (P) nằm phía
sau và song song với tờ AA

Hình cắt

 GV : Các em hãy chiếu phần còn lại theo phép chiếu vuông góc lên 1 mặt phẳng
hình chiếu (P) nằm song song với mặt phẳng cắt AA.
 GV : Hình mà các em vừa vẽ gọi là hình cắt. Vậy hình cắt là gì?

Học sinh có thể trả lời và lĩnh hội được khái niệm hình cắt.
- Hình biểu diễn mặt cắt và các đường bao của vật thể sau mặt phẳng cắt gọi là
hình cắt.
 GV : Tại sao trên mặt cắt và hình cắt lại có kí hiệu AA và có nét vẽ gạch gạch?
Lưu ý:



- Mặt cắt được kẻ gạch gạch hoặc được kí hiệu của vật liệu.
- Cụm ký hiệu này ở hình chiếu thể hiện vị trí cắt và hướng chiếu.
A Chỉ cho ta biết vị trí cắt ở đâu để vẽ mặt cắt.
Mũi tên chỉ hướng chiếu để vẽ hình cắt.

2. Mặt cắt.
Mắt cắt dùng để biểu diễn tiết diện vuông góc của vật thể. Dùng trong trường hợp vật
thể có nhiều phần lỗ, rãnh.

a. Mặt cắt chập
 GV : vẽ hình sau lên bảng
( Hoặc trình chiếu, hoặc cho
học sinh quan sát hình trong
Sách giáo khoa )
Rồi đặt câu hỏi :
Hình này là mặt cắt chập, nó có
Đặc điểm gì khác biệt về nét vẽ ?
Về vị trí ?
- Mặt cắt chập được vẽ ngay trên hình chiếu,
vẽ từ vị trí cắt, đường bao của mặt cắt được
vẽ bằng nét liền mảnh.
Mặt cắt chập

b. Mặt cắt rời
 GV :
- Hình mặt cắt mà các
em vẽ lúc trước chính là
mặt cắt rời.
- Nó khác với mặt cắt chập ở

điểm nào (vị trí, nét vẽ )?

Mặt cắt rời
Mặt cắt rời được vẽ ở ngoài hình chiếu, đường bao của mặt cắt được vẽ bằng
nét liền đậm.


2. Hình cắt.
a. Hình cắt toàn bộ.
 GV : Mặt phẳng cắt AA cắt vật
theo kích thước nào? Có cắt
hết vật đó không?
 GV : Hình cắt mà các em vừa vẽ
gọi là hình cắt toàn phần.
Vậy hình cắt đó thu được khi nào?

Hình cắt toàn phần là hình cắt
thu được khi vật bị cắt toàn bộ
theo 1 kích thước nào đó.
Hình cắt toàn bộ
b. Hình cắt cục bộ.
 GV : Đặt hình trụ bị cắt 1 phần lên bàn giáo viên cho học sinh quan sát.

Hình cắt cục bộ
 GV : Vật này bị cắt như thế nào ? Hãy vẽ hình chiếu vuông góc của vật này.
 GV : Hướng dẫn học sinh vẽ thêm nét gạch gạch và nét lượn sóng.
 GV : Hình cắt cục bộ vẽ được khi nào, nó có điểm gì khác biệt ?

Hình cắt cục bộ là hình cắt thu được khi vật bị cắt 1 phần . Đường giới
hạn vẽ bằng nét lượn sóng.

c. Hình cắt một nửa.
 GV : Nét chấm gạch trong hình chiếu đứng và hình cắt toàn phần gọi là đường gì ?
nó chia hình vẽ thành mấy phần ?
 GV : Các em hãy vẽ ghép một nửa là hình chiếu, một nửa là hình cắt toàn bộ thành
1 hình vẽ .
 GV : Hướng dẫn học sinh xóa nét đứt bên nửa hình chiếu.
 Hình mà các em vừa vẽ gọi là hình cắt một nửa. Vậy Hình vẽ một nửa là gì ? Khi
nào thì mới vẽ được hình này?


Hình cắt một nửa là hình kết hợp một nửa là hình chiếu, một nửa là
hình cắt. Không cần vẽ nét đứt bên hình chiếu. Chỉ vẽ khi vật có tính
đối xứng.

Hình cắt một nửa
D. CỦNG CỐ BÀI – BÀI TẬP VỀ NHÀ.
- Muốn vẽ được mặt cắt hay hình cắt ta phải căn cứ vào ký hiệu nào trong hình
chiếu ?
- Mặt cắt, hình cắt được vẽ trên mặt phẳng nào ?
- Có mấy loại mặt cắt ? Chúng được vẽ như thế nào ?
- Có mấy loại hình cắt? Điều kiện để vẽ được chúng ?
Bài tập về nhà : Vẽ mặt cắt, hình cắt . Bài tập 1,2,3 Trang <24-25>

IV. KẾT LUẬN – ĐÁNH GIÁ ĐỀ TÀI.
- Đề tài sáng kiến kinh nghiệm này tôi đã thực hiện trong 3 năm, từ năm học 20162017 đến nay.
- Mỗi năm tôi giảng dạy từ 4 � 5 lớp 11. Tôi dạy sáng kiến này cho hơn một nửa
số lớp mà tôi được phân công.
- So sánh giữa lớp học theo đề tài sáng kiến và lớp dạy theo sách giáo khoa tôi nhận
thấy :


Dạy theo sách giáo khoa

Dạy theo sáng kiến kinh nghiệm

Không đủ thời gian để củng cố-bài tập về nhà. Đủ thời gian.
Học sinh không hứng thú học.
HS hứng thú học hơn.
Khả năng vẽ không tốt.
Nhiều HS vẽ rất tốt.
Làm không tốt bài tập về nhà.
Hoàn thành tốt các bài tập về nhà.
- Dạy bảng phấn học sinh tiếp thu tốt hơn dạy trình chiếu. Vì học sinh có thể quan
sát thầy giáo thao tác trên bảng và thao tác theo.



×