Tải bản đầy đủ (.doc) (73 trang)

NHẬN xét một số đặc điểm lâm SÀNG, cận lâm SÀNG và kết QUẢ điều TRỊ u QUÁI KHÔNG THUẦN THỤC BUỒNG TRỨNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (893.32 KB, 73 trang )

B GIO DC V O TO B Y T
TRNG I HC Y H NI

NGUYN XUN TUN

NHậN XéT MộT Số ĐặC ĐIểM LÂM SàNG,
CậN LÂM SàNG Và KếT QUả ĐIềU TRị U
QUáI
KHÔNG THUầN THụC BUồNG TRứNG
Chuyờn ngnh : Ung th
Mó s

: 60720149

LUN VN THC S Y HC
Ngi hng dn khoa hc:
PGS. TS. Lấ CHNH I
: 60720149

PGS.T


HÀ NỘI – 2018
LỜI CẢM ƠN
Tôi xin bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc tới PGS.TS Lê Chính
Đại - Bộ môn Ung thư Trường Đại học Y Hà Nội, người thầy đã trực tiếp
hướng dẫn, giúp đỡ, động viên tôi trong quá trình nghiên cứu và hoàn thiện đề
tài cũng như trong quá trình học tập tại Bộ môn Ung thư.
Tôi xin cám ơn PGS.TS Lê Văn Quảng – trưởng Bộ môn Ung thư
Trường Đại học Y Hà Nội cùng các thầy cô, các anh chị em bác sĩ nội trú đã
luôn quan tâm, khuyến khích tôi và chia sẻ các kiến thức để tôi có thêm động


lực trong quá trình học tập và nghiên cứu. Tôi xin cảm ơn phòng Kế hoạch
tổng hợp, kho lưu trữ hồ sơ bệnh viện K đã tạo mọi điều kiện thuận lợi và
giúp đỡ tôi trong quá trình nghiên cứu.
Tôi xin chân thành cảm ơn Ban Giám hiệu, Phòng Đào tạo Sau Đại học,
thư viện Trường Đại học Y Hà Nội đã tạo mọi điều kiện cho tôi học tập và
nghiên cứu hoàn thiện luận văn.
Tôi xin bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn vô hạn đối với công lao sinh
thành, dưỡng dục của cha mẹ. Xin cảm ơn bạn bè, người thân đã luôn giúp đỡ
động viên tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu.
Hà Nội, ngày 05 tháng 09 năm 2018

Nguyễn Xuân Tuấn


LỜI CAM ĐOAN
Tôi là Nguyễn Xuân Tuấn, học viên Bác sĩ nội trú khóa 41, Trường Đại học Y
Hà Nội, chuyên ngành Ung thư, xin cam đoan:
1. Đây là luận văn do bản thân tôi trực tiếp thực hiện dưới sự hướng dẫn
của PGS.TS. Lê Chính Đại.
2. Công trình này không trùng lặp với bất kỳ nghiên cứu nào khác đã được
công bố tại Việt Nam.
3. Các số liệu và thông tin trong nghiên cứu là hoàn toàn chính xác, trung
thực và khách quan, đã được xác nhận và chấp thuận của cơ sở nơi
nghiên cứu.
Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về những cam kết này.
Hà Nội, ngày 05 tháng 09 năm 2018

Nguyễn Xuân Tuấn



DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Viết tắt
AFP
AJCC
BN
BT
CA 12-5
DFS
EFS
FIGO
HC
hCG
ITO
NC
NCCN
OS
PT
SEER
TNM
UICC
UT
UTBMB
T
UTBT
UTTBM
BT

Tiếng Anh
Tiếng Việt
Alpha feto-protein

Kháng nguyên ung thư bào thai
American Joint Committee
Hiệp hội Ung thư Hoa Kỳ
on Cancer
Bệnh nhân
Buồng trứng
Cancer antigen 12-5
Kháng nguyên ung thư 12-5
Disease free survival
Thời gian sống thêm không bệnh
Event-free survival
Thời gian sống thêm không biến cố
International Federation of
Hiệp hội sản phụ khoa quốc tế
Gynecology and Obstetrics
Hóa chất
Human
Chorionic
Gonadotropin
Immature teratoma of U quái không thuần thục buồng
ovary
trứng
Nghiên cứu
National Comprehensive
Mạng lưới ung thư quốc gia
Cancer Network
Overall Survival
Thời gian sống thêm toàn bộ
Phẫu thuật
Surveillance,

Thăm dò, dịch tễ và chương trình
Epidemiology, and End
kết quả cuối cùng
Results Program
Tumor - Node – Metastasis U - Hạch – Di căn
Union International
Hiệp hội phòng chống ung thư quốc
Control Cancer
tế
Ung thư
Ung thư biểu mô buồng trứng
Ung thư buồng trứng
Ung thư tế bào mầm buồng trứng


MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ..................................................................................................1
CHƯƠNG 1......................................................................................................3
TỔNG QUAN TÀI LIỆU................................................................................3
1.1. GIẢI PHẪU VÀ MÔ HỌC BUỒNG TRỨNG......................................3
1.2. SINH LÝ BUỒNG TRỨNG..................................................................5
1.3. U TẾ BÀO MẦM BUỒNG TRỨNG.....................................................5
1.4. U QUÁI KHÔNG THUẦN THỤC BUỒNG TRỨNG..........................6
1.5. DỊCH TẾ HỌC.......................................................................................8
1.6. CHẨN ĐOÁN........................................................................................8
1.6.1. Triệu chứng cơ năng........................................................................9
1.6.2. Triệu chứng thực thể........................................................................9
1.6.3. Triệu chứng toàn thân....................................................................10
1.6.4. Cận lâm sàng.................................................................................10
1.6.5. Xếp loại giai đoạn bệnh.................................................................12

1.7. ĐIỀU TRỊ.............................................................................................14
1.7.1. Phẫu thuật......................................................................................15
1.7.2. Hóa trị............................................................................................16
1.8. THEO DÕI SAU ĐIỀU TRỊ................................................................17
1.9. CÁC NGHIÊN CỨU VỀ U QUÁI KHÔNG THUẦN THỤC BUỒNG
TRỨNG VÀ MỘT SỐ VẤN ĐỀ CÒN ĐANG TRANH LUẬN................18
CHƯƠNG 2....................................................................................................20
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.................................20
2.1. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU..............................................................20
2.1.1. Tiêu chuẩn lựa chọn:.....................................................................21
2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ.........................................................................21
2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU........................................................21


2.2.1. Thiết kế nghiên cứu ......................................................................21
2.2.2. Cỡ mẫu .........................................................................................21
2.3. Quy trình nghiên cứu:..........................................................................21
2.3.1. Hành chính....................................................................................22
2.3.2. Đặc điểm lâm sàng........................................................................22
2.3.3. Đặc điểm cận lâm sàng:................................................................22
2.3.4. Chẩn đoán giai đoạn......................................................................22
2.3.5. Các phương pháp điều trị:.............................................................24
2.3.6. Đánh giá sau điều trị:....................................................................24
2.4. XỬ LÝ SỐ LIỆU.................................................................................25
2.5. VẤN ĐỀ ĐẠO ĐỨC NGHIÊN CỨU..................................................26
CHƯƠNG 3....................................................................................................28
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU...........................................................................28
3.1. ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG VÀ CẬN LÂM SÀNG:.............................28
3.1.1. Tuổi................................................................................................28
3.1.2. Lý do vào viện...............................................................................28

3.1.3. Thời gian từ khi có triệu chứng đầu tiên đến khi đi khám bệnh....28
3.1.4. Triệu chứng cơ năng......................................................................29
3.1.5. Triệu chứng thực thể......................................................................29
3.1.6. Vị trí khối u...................................................................................30
3.1.7. Kích thước khối u..........................................................................30
3.1.8. Nồng độ CA-125 huyết thanh:......................................................31
3.1.9. Nồng độ AFP huyết thanh:............................................................32
3.1.10. Mối liên quan giữa nồng độ AFP huyết thanh tại thời điểm chẩn
đoán với giai đoạn bệnh:...............................................................32
3.1.11. Giai đoạn bệnh.............................................................................33
3.1.12.Độ mô học....................................................................................33


3.1.13. Phương pháp phẫu thuật:.............................................................34
3.1.14. Số chu kỳ hóa chất được điều trị:................................................34
3.2. KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ...........................................................................34
3.2.1. Thời gian sống thêm:.....................................................................35
3.2.3 Mối liên quan giữa thời gian sống thêm và độ mô học..................36
3.2.4. Mối liên quan giữa OS và DFS với tuổi........................................37
3.2.5. Mối liên quan giữa OS và DFS với kích thước u..........................38
3.2.6. Mang thai sau điều trị....................................................................38
Tại thời điểm kết thúc nghiên cứu đã có 6 BN có thai và sinh con với tổng
số lần mang thai là 8 lần...............................................................................38
CHƯƠNG 4....................................................................................................39
BÀN LUẬN....................................................................................................39
4.1 ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG VÀ CẬN LÂM SÀNG................................39
4.1.1. Tuổi mắc bệnh...............................................................................39
4.1.2. Thời gian từ khi có triệu chứng đầu tiên đến khi khám bệnh........39
4.1.3. Lý do vào viện và các triệu chứng cơ năng...................................40
4.1.4. Triệu chứng thực thể......................................................................40

4.1.5. Vị trí khối u...................................................................................41
4.1.6. Kích thước khối u..........................................................................41
4.1.7. Nồng độ CA125............................................................................42
4.1.8. Nồng độ AFP.................................................................................43
4.1.9. Giai đoạn u....................................................................................43
4.1.10. Độ mô học...................................................................................44
4.1.11. Phương pháp phẫu thuật..............................................................44
4.1.12. Số chu kỳ hóa chất được điều trị.................................................45
4.2. KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ...........................................................................45


4.2.1. Thời gian sống thêm toàn bộ (OS) và thời gian sống thêm không
bệnh (DFS)....................................................................................45
4.2.2. Mối liên quan giữa thời gian sống thêm với một số yếu tố...........46
4.2.3. Chức năng sinh sản sau điều trị.....................................................49
KẾT LUẬN...................................................................................................50
TÀI LIỆU THAM KHẢO..............................................................................1
PHỤ LỤC.........................................................................................................9


DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1: Phân bố bệnh nhân theo lý do vào viện......................................28
Bảng 3.2: Thời gian từ khi có triệu chứng đầu tiên đến khi đi khám bệnh
.........................................................................................................................29
Bảng 3.3: Triệu chứng thực thể....................................................................29
Bảng 3.4: Kích thước khối u.........................................................................30
Bảng 3.5: Kết quả xét nghiệm nồng độ CA-125 huyết thanh trước phẫu
thuật................................................................................................................31
Bảng 3.6. Mối liên quan giữa nồng độ CA-125 huyết thanh tại thời điểm
chẩn đoán với giai đoạn bệnh.......................................................................31

Bảng 3.7. So sánh nồng độ CA 12.5 huyết thanh trung bình tại thời điểm
chẩn đoán của 2 nhóm giai đoạn..................................................................32
Bảng3.8. Kết quả xét nghiệm AFP huyết thanh trước điều trị..................32
Bảng 3.9. Mối liên quan giữa nồng độ AFP tại thời điểm chẩn đoán với
giai đoạn bệnh................................................................................................32
Bảng 3.10. So sánh nồng độ AFP huyết thanh trung bình tại thời điểm
chẩn đoán của 2 giai đoạn.............................................................................33
Bảng 3.11: Phương pháp phẫu thuật...........................................................34
Bảng 3.12: Phân bố bệnh nhân theo số chu kỳ hóa chất............................34
Bảng 3.13: Thời gian sống thêm toàn bộ (OS) và sống thêm không.........35
Bảng 3.14. Thời gian sống thêm theo giai đoạn bệnh.................................35
Bảng 3.15: Thời gian sống thêm theo độ mô học của u..............................36
Bảng 3.16. Thời gian sống thêm theo nhóm tuổi........................................37
Bảng 3.17. Thời gian sống thêm theo kích thước u....................................38


DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 3.1: Phân bố bệnh nhân theo nhóm tuổi........................................28
Biều đồ 3.2: Triệu chứng cơ năng................................................................29
Biều đồ 3.3: Vị trí khối u buồng trứng........................................................30
Biểu đồ 3.4: Phân bố bệnh nhân theo giai đoạn bệnh................................33
Biều đồ 3.5: Phân bố theo độ mô học của u................................................34
Biểu đồ 3.6. Thời gian sống thêm toàn bộ và không bệnh.........................35
Biểu đồ 3.7. Biểu đồ thời gian sống thêm theo giai đoạn bệnh..................36
Biểu đồ 3.8. Thời gian sống thêm và độ mô học.........................................37
Biểu đồ 3.9. Thời gian sống thêm theo từng nhóm tuổi.............................37
Biểu đồ 3.10. Thời gian sống thêm theo kích thước u................................38


DANH MỤC HÌNH

Hình 1.1. Tử cung và các phần phụ...............................................................3
Hình 3.1: Nguyễn Thị H. 19 tuổi. U buồng trứng kích thước lớn.............31


1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Ung thư buồng trứng là một trong các bệnh lý phụ khoa ác tính thường
gặp và là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu trong các bệnh ung thư sinh dục
ở nữ giới. Hàng năm trên thế giới có khoảng 239.000 ca mới mắc và 152.000
ca tử vong, đứng thứ 7 trong các ung thư thường gặp ở phụ nữ .
U quái không thuần thục ở buồng trứng (immature teratoma of ovary,
ITO) là thể mô bệnh học thường gặp nhất trong ung thư tế bào mầm buồng
trứng (UTTBMBT), chiếm 35,6% tổng số u tế bào mầm ác tính trên thế giới
giai đoạn 1973-2002 theo Smith HO (2006) . Tại Việt Nam theo các tác giả
Tạ Văn Tờ, Lê Trung Thọ thì tỷ lệ này còn cao hơn nhiều, nó chiếm tới
56,2% , .
U quái không thuần thục còn gọi là u quái không trưởng thành. U có
nguồn gốc từ 2 hoặc 3 lớp biểu mô bào thai: ngoại bì, trung bì và nội bì. Dựa
vào thành phần biểu mô thần kinh chưa thuần thục người ta chia thành 3 độ
mô học. Đây là thể mô bệnh học duy nhất trong các khối u tế bào mầm buồng
trứng được phân độ mô học. Bệnh thường gặp ở phụ nữ trẻ với độ tuổi mắc
bệnh trung bình từ 19 đến 27 tuổi . Do đó, lựa chọn điều trị cần cân nhắc lỹ
lưỡng việc bảo tồn chức năng sinh sản cho người bệnh. Trước kia, bệnh còn
ít phác đồ điều trị. Trong vài thập kỷ qua, với sự phát triển các phác đồ hóa
trị liệu, thời gian sống thêm của bệnh nhân u quái không thuần thục đã được
cải thiện đáng kể. Nhiều nghiên cứu của các tác giả nước ngoài cho thấy,
không chỉ kéo dài thời gian sống thêm của người bệnh, việc điều trị còn có
thể không ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của họ.
Trên thế giới, đã có các nghiên cứu về UTTBMBT nói chung và u quái

không thuần thục buồng trứng nói riêng. Phần lớn các nghiên cứu về u quái
không thuần thục buồng trứng có cỡ mẫu nhỏ. Tại Việt Nam chỉ có 1 số
nghiên cứu về UTTBMBT như của Đỗ Thị Phương Chung .


2

Nghiên cứu của Võ Thanh Nhân, Nguyễn Quốc Trực (2007) , Nguyễn
Thị Hương Giang (2013) . Các nghiên cứu này đánh giá chung về ung thư tế
bào mầm buồng trứng, số lượng BN u quái buồng trứng không thuần thục
trong cỡ mẫu nhỏ và không có phân tích riêng cho nhóm này.
Bệnh viện K là một cơ sở lớn trong cả nước điều trị bệnh ung thư nói
chung và u quái buồng trứng không thuần thục nói riêng. Nhưng tới thời
điểm hiện tại có rất ít nghiên cứu riêng về thể bệnh này. Vì vậy, chúng tôi tiến
hành nghiên cứu đề tài: “Nhận xét một số đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng
và kết quả điều trị u quái không thuần thục ở buồng trứng” với 2 mục tiêu:
1. Nhận xét một số đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng của u quái không
thuần thục buồng trứng.
2. Đánh giá kết quả điều trị u quái không thuần thục buồng trứng.


3

CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. GIẢI PHẪU VÀ MÔ HỌC BUỒNG TRỨNG
Buồng trứng nằm trên thành chậu hông bé, hai bên tử cung, dính vào lá
sau dây chằng rộng, phía sau vòi tử cung, dưới eo chậu trên khoảng 10mm,
đối chiếu lên thành bụng, điểm buồng trứng là điểm giữa đường nối gai chậu
trước trên với khớp mu. Buồng trứng có hình hạt đậu dẹt, màu hồng nhạt.

Hình dáng kích thước của buồng trứng thay đổi theo từng giai đoạn phát triển
của cơ thể.
Mặt ngoài liên quan với động mạch chậu ngoài, động mạch chậu trong
và niệu quản. Mặt trong liên quan với manh tràng, ruột thừa, ruột non ở bên
phải và đại tràng sigma ở bên trái.

Hình 1.1. Tử cung và các phần phụ
(Trích trong Atlas - Giải phẫu người của Frank H. Netter)


4

Buồng trứng được cấu tạo bởi hai vùng là vùng tủy có nhiều mạch máu
và vùng vỏ.
Vùng tủy: Được cấu tạo bởi mô liên kết thưa, nhiều sợi tạo keo nhiều
sợi chun và ít tế bào sợi hơn vùng vỏ. Ngoài ra còn có các sợi cơ trơn, các
động mạch xoắn, những cuộn tĩnh mạch tạo nên mô cương của buồng trứng.
Vùng vỏ: Gồm một lớp biểu mô đơn bao phủ mặt ngoài. Dưới lớp biểu
mô là mô kẽ gồm những tế bào hình thoi xếp theo nhiều hướng khác nhau,
chúng có thể biệt hóa thành những tế bào nội tiết, tạo ra tuyến kẽ và tuyến vỏ,
có chức năng tiết ra các hormon loại steroid.
Mô kẽ: gồm những nang trứng hình cầu, mỗi nang trứng là một túi
đựng noãn. Ở tuổi dậy thì các nang này có kích thước rất nhỏ, đều nhau,
không nhìn thấy được bằng mắt thường, gọi là nang trứng nguyên thủy. Có
khoảng 400.000 nang nguyên thủy ở tuổi dậy thì. Các nang nguyên thủy tiến
triển qua các giai đoạn: nang trứng nguyên phát, nang trứng thứ phát và cuối
cùng là nang trứng chín.
Trong dòng noãn có các tế bào: Noãn nguyên bào, noãn bào 1, noãn
bào 2 và noãn bào chín.
Hàng tháng, vào khoảng ngày thứ 14 của vòng kinh lại có một (đôi khi

là hai hoặc ba) nang trứng đạt tới mức chín vỡ ra, phóng thích noãn chứa bên
trong nó ra khỏi buồng trứng. Hiện tượng này gọi là sự rụng trứng. Phần còn
lại của nang trứng vỡ ra đã mất noãn phát triển thành hoàng thể, có những
đặc điểm cấu tạo của một tuyến nội tiết kiểu lưới, màu vàng. Hoàng thể tồn
tại và hoạt động dài hay ngắn phụ thuộc vào noãn sau khi phóng thích có
được thụ tinh hay không, cuối cùng thoái triển tạo sẹo màu trắng gọi là thể
trắng. Do sự phóng noãn hàng tháng mà lớp biểu mô bề mặt buồng trứng
luôn ở trạng thái tổn thương, sửa chữa mà người ta cho rằng đó là nguyên
nhân sinh ra ung thư buồng trứng khi sự sửa chữa bị sai sót.


5

1.2. SINH LÝ BUỒNG TRỨNG
Buồng trứng là tuyến sinh dục của nữ, nó có hai chức năng quan trọng:
chức năng ngoại tiết sinh ra noãn, chức năng nội tiết là tiết ra các hormon, dưới
sự tác động trực tiếp của các hormon hướng sinh dục do tuyến yên bài tiết.
Hoạt động chức năng sinh dục – sinh sản nữ chịu sự điều khiển của
trục nội tiết: vùng dưới đồi – tuyến yên – buồng trứng. Rối loạn hoạt động
của trục nội tiết này không chỉ gây ảnh hưởng đến hoạt động chức năng mà
ảnh hưởng đến các sự phát triển về hình thái – cấu tạo của các cơ quan sinh
dục nữ.
Chính vì buồng trứng luôn có những thay đổi rõ rệt về mặt hình thái
cũng như chức năng trong suốt cuộc đời người phụ nữ nên những thay đổi đó
có thể dẫn đến những rối loạn không hồi phục, phát triển thành bệnh lý, đặc
biệt là sự hình thành các khối u.
1.3. U TẾ BÀO MẦM BUỒNG TRỨNG
U tế bào mầm có nguồn gốc từ các tế bào mầm nguyên thủy của các
tuyến sinh dục phôi thai. Các tế bào mầm nguyên thủy được coi là có nguồn
gốc túi noãn hoàng xuất hiện vào tuần thứ 5 của thời kỳ thai nghén. Mào sinh

dục lan từ đoạn ngực thứ 6 đến đoạn cụt thứ 2. Vào tuần thứ 6, các tế bào
mầm nguyên thủy di chuyển vào nhu mô phía dưới và trở thành dây sinh dục
nguyên thủy, hình thành ống sinh tinh. Các tế bào nguyên thủy phát triển vào
trong các nang nguyên thủy hoặc các nang sinh tinh ở dây sinh dục nguyên
thủy. Các tế bào mầm cũng có thể phát triển ngoài cơ quan sinh dục. Những u
tế bào mầm ngoài cơ quan sinh dục cũng mang theo những mô giống như gặp
ở cơ quan sinh dục. Từ tuần thứ 4 đến tuần thứ 8, túi noãn hoàng được cuốn
vào gần trung tâm của bào thai. U tế bào mầm biểu hiện tính chất đa dạng về
hình ảnh bệnh học theo tính chất đa năng của các tế bào u, vì thế có đến 1/3
khối u có thành phần hỗn hợp. Những u phát triển từ những tế bào mầm ở


6

những giai đoạn biệt hóa quyết định các tuýp mô bệnh học. Khi các tế bào
mầm phát triển trong tình trạng không biệt hóa thì được gọi là ung thư biểu
mô bào thai. Nếu các tế bào mầm tiến triển theo hướng ra ngoài bào thai,
khối u được gọi là u túi noãn hoàng hoặc ung thư biểu mô đệm nuôi. Nếu các
tế bào u phát triển theo hướng bào thai thì trở thành u quái .
Theo phân loại của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) năm 2014, ung thư tế
bào mầm buồng trứng bao gồm các thể mô bệnh học:
- U nghịch mầm ( Dysgerminoma)
- U túi noãn hoàng ( Yolk Sac Tumor)
- Ung thư biểu mô phôi (Embryonal carcinoma)
- Ung thư biểu mô đệm nuôi (Non- gestational choriocarcinoma)
- U tế bào mầm hỗn hợp (mixed germ cell tumour)
- U quái không thuần thục (immature teratoma)
1.4. U QUÁI KHÔNG THUẦN THỤC BUỒNG TRỨNG
* Đặc điểm chung:
U quái không thuần thục hay còn gọi là u quái không trưởng thành, u

quái ác tính. U có nguồn gốc từ tế bào tạo trứng nhưng ở các giai đoạn khác
nhau của sự biệt hóa. U gồm nhiều loại mô thuộc về hai hoặc ba lá thai
(ngoại bì, trung bì và nội bì). Cấu trúc này có thể chưa thuần thục, thuần thục
hoặc cả hai loại. Trong một số trường hợp có thể có sự biệt hóa của một lá
thai hoặc một loại nào đó chiếm ưu thế. Khối u chiếm nhiều thành phần chưa
trưởng thành nhưng chủ yếu là thành phần thần kinh .
U quái không thuần thục chiếm khoảng 3% tổng số u quái buồng trứng,
1% trong tất cả u buồng trứng và 20-35% u tế bào mầm buồng trứng .
Về đại thể, khối u thường một bên buồng trứng. Kích thước u thay đổi,
có thể từ vài cm đến vài chục cm, tuy bé nhưng cũng có thể dẫn đến tử vong


7

nhanh chóng do di căn. Diện cắt u thường đặc, màu trắng xám và có thể có
răng, hoại tử, có thể thấy tổ chức xương hoặc sụn. Một số u mềm nhão
thường có những đám nhầy trong có những ổ chảy máu, hoại tử. U gồm
những mô chưa biệt hóa hẳn, có thể pha những mô trưởng thành với mô ít
biệt hóa. Rất hay gặp các cấu trúc nguyên bào thần kinh đệm với hình ống
hoặc hình “hoa hồng”. Hình “hoa hồng” biểu mô thần kinh được lót bởi các
tế bào kiềm, đặc và có thể có sắc tố. Thành phần trung mô chưa trưởng thành
là những dạng mô đệm dạng nhày lỏng lẻo, có thể thấy các đám sụn, xương,
mỡ, cơ chưa trưởng thành .
Dựa vào thành phần chưa biệt hóa của u mà chủ yếu là thành phần biểu
mô thần kinh, Liu chia u quái không thuần thục làm 3 độ:
- Độ 1: Một vùng chưa trưởng thành trên một tiêu bản ở vật kính phóng
đại thấp.
- Độ 2: Thành phần chưa trưởng thành nhìn thấy ở 4 vi trường độ phóng
đại thấp trên 1 tiêu bản.
- Độ 3: Thành phần chưa trưởng thành nhìn thấy trên 4 vi trường ở một

tiêu bản.
Theo phân độ của WHO 2014, độ mô học của u quái không thuần thục
được chia như sau :
- Độ 1: Khối u có ít ổ biểu mô thần kinh chưa thuần thục chiếm <1 vi
trường độ phóng đại thấp (40x) ở bất cứ lát cắt nào (độ thấp)
- Độ 2: Khối u có thành phần biểu mô thần kinh chưa thuần thục chiếm
1-3 vi trường độ phóng đại thấp (40x) trên bất cứ lát cắt nào (độ cao)
- Độ 3: Khối u có thành phần biểu mô thần kinh chưa thuần thục chiếm
>3 vi trường độ phóng đại thấp (40x) trên bất cứ lát cắt nào (độ cao)
Nhuộm hóa mô miễn dịch: U quái không thuần thục có thành phần ruột
và biểu mô thần kinh không thuần thục dương tính với protein SALL4.
Marker SOX2 và glypican 3 dương tính với thành phần biểu mô thần kinh.


8

AFP có thể bắt màu với các tuyến tuýp dạ dày-ruột không trưởng thành.
1.5. DỊCH TẾ HỌC
Thế giới:
Mặc dù 20-25% các khối tân sản của buồng trứng có nguồn gốc tế bào
mầm, nhưng chỉ có khoảng 3% các khối u đó là ác tính. Các khối u lành
thuộc u tế bào mầm chủ yếu là các u quái lành tính. Tại các nước phương Tây
u tế bào mầm ác tính chiếm khoảng 5% các khối u ác tính của buồng trứng.
Theo ghi nhận tại một số nước Châu Á và Châu Phi, u tế bào mầm ác tính lại
chiếm tỷ lệ khá cao, khoảng 15% ung thư buồng trứng, còn tại Nhật Bản tỷ lệ
này lên tới trên 20%.
U tế bào mầm ác tính hay gặp ở người trẻ dưới 30 tuổi. Ở những phụ nữ
dưới 21 tuổi, 60% các khối u buồng trứng là u tế bào mầm và trên 1/3 là ác
tính.
Theo số liệu của SEER (1973-2002) u quái không thuần thục chiếm

nhiều nhất (35,6%) tổng số u tế bào mầm buồng trứng, đứng thứ hai là u
nghịch mầm chiếm 32,8%. Độ tuổi dao động từ 10 đến 34 tuổi, nhóm tuổi
hay gặp nhất là 15-19 tuổi.
Tại Việt Nam: Không có nhiều nghiên cứu dịch tễ để có thể xác định
chính xác tỷ lệ mắc u tế bào mầm ác tính. Nhưng nhiều tác giả đã nghiên cứu
xác định tỷ lệ u quái không thuần thục trong nhóm u tế bào mầm ác tính. Hầu
hết các tác giả đều khẳng định u quái không thuần thục thường gặp nhất. Ở
miền Bắc tỷ lệ này là 38,7-56,2% và 53,7% ở miền Nam .
1.6. CHẨN ĐOÁN
Triệu chứng thường xuyên được ghi nhận của ung thư buồng trứng nói
chung là đau hoặc tức bụng, bụng to lên, căng tức bụng và các triệu chứng
tiêu hóa, tiết niệu như thay đổi thói quen đại tiện, tiểu tiện, buồn nôn, khó
tiêu… Những dấu hiệu này thường mơ hồ, giống những thay đổi bình thường


9

của cơ thể người phụ nữ qua các thời kỳ trong cuộc đời (sinh đẻ, mãn
kinh…), hoặc giống các triệu chứng của các bệnh lý thường gặp ở đường tiêu
hóa, tiết niệu… Chính vì vậy, UTBT nói chung thường phát hiện muộn.
Trong ung thư tế bào mầm buồng trứng, các triệu chứng cũng tương tự
với ung thư biểu mô buồng trứng nhưng ngược lại với UTBMBT tiến triển
tương đối chậm, UTTBMBT tăng trưởng nhanh. Điều đó giải thích cho việc
60-70% bệnh nhân UTTBMBT thường được phát hiện bệnh ở giai đoạn
sớm .
1.6.1. Triệu chứng cơ năng.
Đau tức vùng chậu.
Bụng to lên, tự sờ thấy u
Bí tiểu
Căng tức vùng hậu môn trực tràng

Rối loạn kinh nguyệt
Do đặc điểm bệnh thường tiến triển nhanh nên trong UTTBMBT, các
triệu chứng cơ năng cũng thường rầm rộ hơn UTBMBT.
Một số ít bệnh nhân có triệu chứng đau bụng dữ dội do chảy máu, vỡ
hoặc xoắn u.
1.6.2. Triệu chứng thực thể.
Giai đoạn sớm chỉ giới hạn ở việc thăm khám vùng khung chậu, sờ thấy
một khối di động biệt lập với tử cung, mật độ căng, chắc, đau hoặc không. Vị
trí u hay gặp ở buồng trứng phải hay buồng trứng trái. Khi bệnh lan vào hố
chậu, có thể thấy các cục u ở túi cùng, đặc biệt khi thăm khám trực tràng, âm
đạo bằng hai tay. Có thể gặp cổ chướng.
Bệnh có thể lan tràn vào khoang màng phổi, gây nên bệnh cảnh của tràn
dịch màng phổi. Trường hợp u to chèn ép vào tĩnh mạch chủ dưới gây phù
hai chân, giãn tĩnh mạch chân .


10

1.6.3. Triệu chứng toàn thân
Bệnh nhân có thể mệt mỏi, gầy sút, kém ăn…. Những triệu chứng này
không đặc hiệu cho bệnh và thường biểu hiện muộn.
1.6.4. Cận lâm sàng.
1.64.1. Chẩn đoán hình ảnh
Siêu âm ổ bụng: có thể phát hiện u giai đoạn sớm. Đây thường là
phương pháp đầu tiên được chỉ định. Siêu âm còn đánh giá được tình trạng
dịch ổ bụng, các hạch ổ bụng.
Các phương pháp chẩn đoán hình ảnh khác như X-quang lồng ngực, CT
cũng được chỉ định để xác định biến chứng, di căn và mức độ xâm lấn tại
chỗ.
1.6.4.2. Xét nghiệm một số chất chỉ điểm khối u

Xét nghiệm chất chỉ điểm khối u có một vai trò quan trọng trong việc
sàng lọc, chẩn đoán và theo dõi của hầu hết các bệnh ung thư phụ khoa nói
chung. Vai trò của việc xét nghiệm các chất chỉ điểm khối u còn thể hiện
trong quá trình theo dõi tiến triển, tình trạng di căn hay tái phát của khối u.
Trong UTBT, có nhiều chất chỉ điêm u được nghiên cứu như CA-125, AFP,
HCG, trong đó, CA-125 là chất chỉ điểm khối u được nghiên cứu nhiều nhất
và được coi là một trong những dấu hiệu đáng tin cậy nhất của ung thư buồng
trứng.
- Kháng nguyên ung thư 125: Cancer Antigen-125 (CA-125)
CA-125 là dấu ấn quan trọng giúp kiểm tra, sàng lọc và theo dõi ung thư
buồng trứng. Giá trị bình thường của CA- 125 dưới 35 UI/ml. Ðối với phụ nữ
mãn kinh, giá trị chẩn đoán ác tính của CA-125 là 100% khi lượng CA-125
trên 65 UI/ml. Nồng độ CA-125 tăng hầu hết các trường hợp ung thư biểu mô
buồng trứng, tuy nhiên CA-125 không cao trong một số loại u tế bào mầm.
Các nghiên cứu cho thấy nồng độ CA 12.5 huyết thanh là một yếu tố có ý


11

nghĩa trong tiên lượng cho UTBMBT, đặc biệt là nồng độ CA 125 huyết
thanh sau phẫu thuật 1 tuần và nồng độ CA 12.5 huyết thanh sau kết thúc
điều trị hóa chất. Đó là yếu tố quan trọng hàng đầu trong việc đánh giá đáp
ứng với điều trị PT công phá u, đáp ứng của tế bào u với điều trị HC và đặc
biệt trong việc theo dõi tái phát và di căn sau điều trị đối với UTBMBT. Tại
thời điểm chẩn đoán, có tới > 95% các trường hợp có tăng nồng độ CA-125
huyết thanh.
Trong UTTBMBT, không phải tất cả tuýp mô bệnh học đều có liên quan
đến sự thay đổi CA-125 huyết thanh. Nghiên cứu của Altaras thấy nồng độ
CA125 tăng 100% đối với u túi noãn hoàng trong khi đó u quái không thuần
thục, nồng độ CA-125 tăng ít . Ðối với u nghịch mầm, ung thư biểu mô

(UTBM) bào thai, UTBM màng đệm, nồng độ CA-125 hầu hết không tăng
hoặc tăng rất ít. Tuy nhiên, CA-125 cũng được coi là yếu tố hữu ích cho việc
xác định tính chất ác tính và tiên lượng điều trị các khối u tế bào mầm.
- Kháng nguyên ung thư bào thai: Alpha - Fetoprotein (AFP).
Trong huyết thanh bào thai người, AFP xuất hiện từ tuần lễ thứ 10-20,
sau đó giảm dần xuống và biến mất vài ngày sau sinh. AFP được tổng hợp
đầu tiên ở túi noãn hoàng ( ngoài ra được tổng hợp ở gan và đường tiêu hóa
trên). Nồng độ AFP đạt đỉnh cao nhất (3000 mg/l) vào khoảng tuần thứ 12 –
13 của thai kỳ. Sau sinh, nồng độ AFP giảm dần và còn rất thấp vào 3 tuần
sau sinh ( 0 – 15 ng /ml). Nồng độ này ở người trưởng thành bình thường là <
10 ng/ml. Các nghiên cứu trước đây của các tác giả trong và ngoài nước đã
cho thấy, u tế bào mầm mà có nồng độ AFP huyết thanh tăng cao thì hoặc là u
túi noãn hoàng, hoặc là u tế bào mầm hỗn hợp có thành phần túi noãn hoàng .
Khoảng 30% BN u quái không thuần thục buồng trứng có tăng AFP , mức độ
tăng cao AFP phụ thuộc vào thành phần không trưởng thành trong u. U quái
không thuần thục đơn thuần thường có AFP thấp hơn so với các thể giải phẫu


12

bệnh khác của u tế bào mầm buồng trứng. Ngoài giá trị chẩn đoán, AFP còn
rất hiệu quả trong tiên lượng và theo dõi bệnh tái phát
- HCG (Human Chorionic Gonadotropin).
HCG là một glycoprotein có cấu trúc tương tự như các hormon
glycoprotein của tuyến yên, trọng lượng phân tử của HCG khoảng 36.700
dalton. Không chỉ rau thai hay u tế bào lá nuôi có liên quan đến thai nghén mới
tiết ra HCG mà trong một số u tế bào mầm buồng trứng cũng sản xuất ra HCG.
Người ta thấy nồng độ HCG cao trong máu ở những bệnh nhân này.
Disaia và Nakaruma đã tìm thấy nồng độ HCG cao trong huyết thanh
cũng như trong mô ở những bệnh nhân UTBM màng đệm, UTBM bào thai

Tuy nhiên nồng độ HCG không cao trong u nghịch mầm, u túi noãn hoàng .
Trong u quái không thuần thục buồng trứng, hCG thường rất ít tăng.
1.6.5. Xếp loại giai đoạn bệnh
Giai đoạn của ung thư buồng trứng: Xếp loại giai đoạn bệnh dựa vào
quan sát và kết quả sinh thiết nhiều vị trí trong ổ bụng và các xét nghiệm tìm
di căn xa.
Phân loại TNM 2010 và Hiệp hội Sản Phụ khoa Quốc tế (FIGO) như sau:
Ðánh giá T, N và M gồm:
T: Kích thước và sự xâm lấn của u nguyên phát được đánh giá thông
qua khám lâm sàng, chẩn đoán hình ảnh, soi ổ bụng và/hoặc sau phẫu thuật.
N: Ðánh giá hạch tại vùng gồm hạch hạ vị, chậu chung, chậu ngoài
cùng bên, cạnh động mạch chủ và hạch bẹn thông qua khám lâm sàng, chẩn
đoán hình ảnh, soi ổ bụng và/hoặc sau phẫu thuật.
Các loại M: Ðánh giá di căn xa thông qua khám lâm sàng, chẩn đoán
hình ảnh, soi ổ bụng và/hoặc sau phẫu thuật.


13

Phân chia giai đoạn bệnh theo TNM và FIGO
TNM
Tx
To
T1

FIGO

T1a

IA


T1b

IB

T1c

IC

T2

II

T2a

IIA

T2b

IIB

T3 và hoặc
N1

III

T3a

IIIA


T3b

IIIB

T3c và hoặc
N1

IIIC

M1

IV

0
I

Tổn thương ung thư
Chưa đánh giá xác định được u nguyên phát
Không có bằng chứng của u nguyên phát
Khối u giới hạn ở buồng trứng
Khối u ở buồng trứng, vỏ bọc nguyên vẹn, không
có khối u trên bề mặt buồng trứng, không có tế
bào ung thư trong dịch cổ trướng hay nước rửa ổ
bụng.
U giới hạn ở hai buồng trứng, vỏ nguyên vẹn,
không có u trên bề mặt buồng trứng, không có tế
bào trong dịch cổ trướng hoặc trong nước rửa ổ
bụng.
U giới hạn ở một hoặc hai buồng trứng với một
trong các biểu hiện sau: vỏ u bị vỡ, u trên bề mặt

buồng trứng, có tế bào ác tính trong dịch cổ
trướng và dịch rửa ổ bụng.
U ở một hoặc hai buồng trứng với sự lan tràn vào
khung chậu.
U lan tràn và hoặc cấy ghép trên tử cung và hoặc
vòi trứng, không có tế bào ác tính trong dịch cổ
trướng hoặc dịch rửa ổ bụng.
U lan tràn vào khung chậu (2a hoặc 2b) với các tế
bào ác tính trong dịch cổ trướng hoặc dịch rửa ổ
bụng.
U gây tổn thương ở một hoặc hai buồng trứng với
di căn phúc mạc ngoài khung chậu được xác định
trên vi thể và/hoặc di căn hạch bạch huyết vùng.
Di căn phúc mạc vi thể ngoài khung chậu.
Di căn phúc mạc đại thể ngoài khung chậu với
kích thước lớn nhất 2 cm hoặc ít hơn.
Di căn phúc mạc ngoài khung chậu với kích
thước lớn nhất trên 2 cm và/ hoặc di căn hạch
bạch huyết vùng.
Di căn xa (trừ di căn phúc mạc).

Ghi chú: Di căn vỏ gan xếp T3/ giai đoạn III, di căn nhu mô gan xếp M1/ giai đoạn IV.

Dịch màng phổi nếu có tế bào ác tính xếp M1/ giai đoạn IV.


14

N- Các hạch bạch huyết vùng
Nx Các hạch bạch huyết vùng không đánh giá được

N0 Không có di căn hạch bạch huyết vùng.
N1 Di căn hạch bạch huyết vùng.
M- Di căn xa
Mx Di căn không xác định được.
M0 Không có di căn xa.
M1 Di căn xa
Nhóm giai đoạn
Giai đoạn IA
Giai đoạn IB
Giai đoạn IC
Giai đoạn IIA
Giai đoạn IIB
Giai đoạn IIC
Giai đoạn IIIA
Giai đoạn IIIB
Giai đoạn IIIC

T1a
T1b
T1c
T2a
T2b
T2c
T3a
T3b
T3c

N0
N0
N0

N0
N0
N0
N0
N0
N0

M0
M0
M0
M0
M0
M0
M0
M0
M0

Giai đoạn IV

Bất kỳ T
Bất kỳ T

N1
Bất kỳ N

M0
M0

U quái không thuần thục thường di căn phúc mạc. Di căn tạng khác như
phổi, gan, não là không thường gặp. Di căn phần mềm lại cực kỳ hiếm.

1.7. ĐIỀU TRỊ
Điều trị ung thư tế bào mầm buồng trứng là đa phương thức, trong đó
phãu thuật đóng vai trò rất quan trọng. Phẫu thuật nhằm công phá u tối đa,
giúp cho điều trị hóa chất hiệu quả hơn.
Hóa chất sau PT thường dùng để điều trị UTTBMBT là phác đồ BEP
( Cisplatin, Etoposide, Bleomycin), PVB ( Bleomycin, Vinblastine,
Cisplatin). Trong các phác đồ hóa trị liệu, BEP thường có tỉ lệ đáp ứng cao
nhất .
UTTBMBT nếu được phát hiện và điều trị sớm sẽ mang lại kết quả rất


×