Tải bản đầy đủ (.docx) (7 trang)

Sự phát triển của khoa học và công nghệ tác động đến quan hệ sản xuất như thế nào liên hệ thực tiễn địa phương anh (chị)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (68.29 KB, 7 trang )

Đề bài: Sự phát triển của khoa học và công nghệ tác động đến quan hệ sản
xuất như thế nào? Liên hệ thực tiễn địa phương anh (chị).
I. Sự phát triển của khoa học công nghệ tác động đến quan hệ sản xuất
1. Khái niệm khoa học công nghệ
Để thấy rõ vai trò của khoa học và công nghệ với tăng trưởng kinh tế cần
hiểu rõ các khái niệm: thế nào là khoa học, thế nào là công nghệ, giữa khoa học
và công nghệ có mối quan hệ như thế nào?
Khoa học là hệ thống chi thức về các hiện tượng, sự vật, quy luật của tự
nhiên xã hội và tư duy. Mục đích của khoa học là tìm kiếm, lý giải nguyên nhân
của sự vật, hiện tượng, qúa trình trong tự nhiên và xã hội tư duy. Nội dung của
khoa học trả lời câu hỏi “tại sao”. Theo cách tiếp cận từ cách thức tổ chức
nghiên cứu khoa học người ta chia ra là có khoa học cơ bản và khoa học ứng
dụng.
Nếu khoa học là hệ thống chi thức thì công nghệ là tập hợp các phương
pháp, quy trình kỹ năng, bí quyết, công cụ, phương tiện để biển đổi các nguồn
lực thành sản phẩm và dịch vụ mong muốn.
Công nghệ có bốn yếu tố bao gồm: công cụ, con người, thông tin và tổ
chức, bốn yếu tố này tác động qua lại lẫn nhau và cùng thực hiện quá trình sản
xuất, nói đến công nghệ tức là đề cập đến “làm như thế nào”.
Người ta vốn thường nói đến khoa học công nghệ như một yếu tố không
thể tách rời nhưng thực chất khoa học và công nghệ là hai lĩnh vực khác nhau,
giữa chúng có sự khác nhau căn bản. Một bên là đề cập đến hệ thống tri thức,
còn một bên đề cập đến quy trình sản xuất cụ thể. Tuy nhiên giữa khoa học và
công nghệ tồn tại mối quan hệ biện chứng thống nhất với nhau, tác động lẫn
nhau. Mối quan hệ biện chứng ấy được thể hiện qua các giai đoạn phát triển lịch
sử. Ngày nay sự phát triển của khoa học và công nghệ ngày càng xích lại gần
nhau, thúc đẩy lẫn nhau, phản ánh đặc trưng của giai đoạn mới trong sự phát
triển sản xuất xã hội giai đoạn cách mạng khoa học và công nghệ.
2. Khái niệm quan hệ sản xuất



Khái niệm quan hệ sản xuất dùng để chỉ tổng thể mối quan hệ kinh tế
(quan hệ giữa người với người về mặt thực hiện lợi ích vật chất trong quá trình
sản xuất và tái sản xuất xã hội).
Quan hệ sản xuất bao gồm: quan hệ sở hữu đối với tư liệu sản xuất, quan
hệ trong tổ chức - quản lý quá trình sản xuất và quan hệ trong phân phối kết quả
của quá trình sản xuất đó.
3. Tác động của khoa học công nghệ đến quan hệ sản xuất
a. Tác động đến quan hệ sở hữu:
Tác động đến quan hệ sở hữu biểu hiện ở việc thay đổi cơ cấu các ngành
kinh tế. Các ngành thuộc khu vực I bao gồm : nông, lâm, ngư nghiệp có xu
hướng giảm tỷ lệ lao động và tỷ trọng trong tổng thu nhập quốc nội (Gross
Domestic Production – GDP) ở cả các nước phát triển và các nước đang phát
triển.
Hiện nay, ở các nước phát triển G8 tỷ lệ lao động trong nông nghiệp chỉ
còn chiếm từ 1 – 2% tổng số lao động, và giá trị thu nhập của ngành này chỉ còn
chiếm từ 1 – 4% GDP.
Các ngành thuộc khu vực II bao gồm các ngành công nghiệp có xu hướng
tăng nhanh trong tỷ trọng GDP, cơ cấu các ngành ngày càng đa dạng và thay đổi
nhanh. Ở nhiều nước phát triển, những năm 50 phát triển các ngành điện lực,
công nghiệp khai thác mỏ, luyện kim, cơ khí chế tạo máy, công nghiệp hóa dầu;
những năm 60 phát triển công nghiệp điện tử, công nghiệp vũ trụ, hóa chất ;
những năm 70 phát triển công nghiệp tự động hóa (người máy), hàng không vũ
trụ, dệt sợi nhân tạo; từ năm 1980 đến nay phát triển các ngành tin học viễn
thông, kỹ thuật vi điện tử, công nghệ sinh học, công nghệ môi trường, sử dụng
năng lượng mới, công nghiệp hàng không vũ trụ… Các sản phẩm có hàm lượng
tri thức và công nghệ cao ngày càng có giá trị và được sản xuất nhiều. Sản phẩm
xã hội ngày càng nhiều, đa dạng theo hướng tôn trọng con người, tôn trọng môi
trường, phục vụ thị hiếu của người tiêu dùng.



Các ngành thuộc khu vực III bao gồm các ngành dịch vụ có xu hướng phát
triển nhanh, chiếm ưu thế cả về tỷ lệ lao động và tỷ trọng trong GDP.
b. Tác động đến quan hệ tổ chức, quản lý sản xuất:
Một là, hình thức tổ chức và quản lý: Hình thức tổ chức quản lý phân đoạn
và cơ chế tổ chức quản lý hai tầng được ứng dụng rộng rãi trong sản xuất công
nghiệp và hoạt động dịch vụ ở nhiều nước. Bên cạnh việc phát triển các công ty
xuyên quốc gia, những công ty có quy mô lớn, sức cạnh tranh cao; các công ty,
xí nghiệp có quy mô vừa và nhỏ nhưng có thiết bị máy móc hiện đại được chú
trọng phát triển để thích ứng với năng lực quản lý, sự đổi mới công nghệ và yêu
cầu của thị trường.
Từ những năm 80 đến nay, ở hầu hết các nước phát triển và các nước
NICs, những ngành công nghiệp truyền thống sử dụng nhiều nguyên, nhiên liệu
và nhân công có xu hướng suy giảm như công nghiệp luyện kim, đóng tàu, công
nghiệp dệt may. Ngược lại, những ngành công nghiệp mang lại giá trị cao và
mới được phát triển mạnh.
Hàm lượng khoa học và công nghệ đầu tư trong các ngành sản xuất tăng
nhanh, song lực lượng lao động trong các ngành này có xu hướng giảm, khối
lượng hàng hóa sản xuất ngày càng nhiều, sự phân công lao động sâu sắc, sự
cạnh tranh thị trường ngay trong mỗi quốc gia và giữa các quốc gia ngày càng
khốc liệt. Sản xuất muốn phát triển cần có các ngành dịch vụ phát triển như :
thương mại, tài chính, ngân hàng, giáo dục, nghiên cứu và ứng dụng khoa học
và công nghệ, marketing, bảo hiểm, giao thông vận tải, tư vấn, lắp đặt và bảo
dưỡng thiết bị máy móc… Khi nền kinh tế phát triển, đời sống nhân dân được
nâng cao, nhiều dịch vụ phục vụ con người cũng phát triển theo như: y tế, chăm
sóc sức khỏe và sắc đẹp, văn hóa nghệ thuật, thể thao, vui chơi giải trí, du
lịch…
Cuộc Cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại cũng đã làm thay đổi cơ
cấu sản phẩm. Năng lượng, nguyên liệu, vật tư, lao động thể lực và thời gian để
tạo ra sản phẩm có xu hướng giảm. Trong các quá trình sản xuất, các yếu tố tự



động hóa, đơn giản hóa, tiêu chuẩn hóa (giảm thiểu tác động tới mỏi trường),
chi phí cho môi trường và cho dịch vụ, lao động có khoa học và công nghệ,
nghiên cứu và ứng dụng khoa học công nghệ được tăng cường.
Hai là, thay đổi cơ cấu lao động
Trong những thập kỷ gần đây, do tốc độ phát triển mạnh mẽ của cuộc Cách
mạng khoa học và công nghệ nên phát triển nền kinh tế tri thức trở thành xu
hướng và mục tiêu phát triển ở nhiều quốc gia. Vì vậy, trong các ngành kinh tế,
số lượng lao động thể lực giảm, nhưng lao động có trình độ tri thức khoa học
công nghệ và tay nghề cao lại tăng nhanh. Do tăng cường cơ giới hóa và tự
động hóa trong các quá trình sản xuất nên tỷ lệ lao động trong các ngành nông
nghiệp và công nghiệp có xu hướng giảm, tỷ lộ lao động trong ngành dịch vụ có
xu hướng tăng. Cuộc cách mạng khoa học và công nghệ làm thay đổi phân bố
sản xuất. Nhờ các phát minh, sáng kiến, một số loại nguyên liệu, năng lượng
mới được sử dụng, nhiều ngành sản xuất các sản phẩm có hàm lượng công nghệ
cao phát triển đã làm cho nhiều vùng hoang vắng trở thành những trung tâm
công nghiệp, kinh tế sầm uất như vùng phía đông nam Hoa Kỳ, vùng phía đông
nam nước Pháp, vùng phía tây nam Trung Quốc, vùng phía nam Ấn Độ…
c. Tác động đến quan hệ phân phối sản phẩm:
Cuộc Cách mạng khoa học và công nghệ đã góp phần nâng cao chất lượng
cuộc sống của nhân dân ở nhiều quốc gia trên quy mô toàn cầu. Nhờ những
thành tựu nghiên cứu và ứng dụng của Cách mạng khoa học và công nghệ trong
sản xuất cũng như đời sống nên đời sống vật chất cũng như tinh thần của nhân
dân ở hầu hết các quốc gia đều tăng, đặc biệt ở những nước phát triển (năm
1950 : GDP/người của các nước phát triển đạt 3.840 đôla Mỹ (USD), của các
nước nghèo nhất đạt 165 USD ; năm 1994 : GDP/người các nước phát triển đạt
18.130 USD, của các nước nghèo nhất đạt 300 USD. Mức tiêu thụ các sản phẩm
tính trung bình của 1 người ở Mỹ hiện nay so với đầu thế kỷ XX tăng 6,6 lần.
Đời sống được nâng cao, nhiều-dịch bệnh bị đẩy lùi nên tỷ lệ tử vong trung bình
của cả thế giới đã giảm (năm 1950 là 15%o và hiện nay là 7 – 8%o). Hơn nửa



thế kỷ qua, nhờ những thành tựu của cuộc Cách mạng khoa học và công nghệ
nên nhìn chung các chỉ tiêu về chất lượng cuộc sống của nhân dân ở nhiều quốc
gia đều được nâng cao.
II. Tác động của khoa học công nghệ đến lĩnh vực y tế ở tỉnh Thái
Nguyên
Y - Dược là một ngành khoa học, một khoa học có vai trò, nhiệm vụ đặc
biệt cao cả, đó là chăm sóc sức khoẻ cho con người - mục tiêu và động lực của
quá trình phát triển. Quá trình phát triển do chính con người thực hiện và nhằm
mục đích nâng cao chất lượng đời sống con người. Vì vậy việc nghiên cứu phát
triển cũng như ứng dụng các thành tự mới về khoa học và công nghệ trong lĩnh
vực y tế cần được hết sức coi trọng. Trong những năm qua, ngành y tế tỉnh Thái
Nguyên đã có những bước phát triển nhanh, vượt bậc, đó là nhờ có vai trò
không nhỏ của việc nghiên cứu, ứng dụng khoa học và công nghệ vào công tác
y tế dự phòng, khám chữa bệnh, sản xuất thuốc, vật tư và trang thiết bị y tế. Với
sự trợ giúp của các trang thiết bị sử dụng công nghệ hiện đại, nhiều kỹ thuật
mới đã được ứng dụng vào công tác khám chữa bệnh, công tác y tế dự phòng,
sản xuất dược phẩm - vật tư y tế. Kỹ thuật siêu âm mầu 4D đã đưa chuyên
ngành chẩn đoán hình ảnh lên một vị thế mới, giúp bác sĩ quan sát được hình
ảnh các cơ quan trong cơ thể ở dạng không gian 3 chiều với thời gian thực, cho
phép phân tích chính xác quá trình phát triển bào thai, phát hiện sớm các dị tật
bẩm sinh của thai nhi trong thời kỳ mang thai để có hướng xử trí tích cực và
nhiều ứng dụng chẩn đoán khác; siêu âm Doppler đã trở thành kỹ thuật thăm dò
không thể thiếu được đối với chuyên khoa tim mạch. Các thành tựu mới trong
công nghệ Laser được ứng dụng mạnh mẽ trong phẫu thuật, điều trị các bệnh da
liễu, Y học cổ truyền, Phục hồi chức năng,...Với sự trợ giúp của các thiết bị
quang học hiện đại, kỹ thuật nội soi chẩn đoán, nội soi phẫu thuật đã được các
bệnh viện ứng dụng nâng cao chất lượng chẩn đoán, giảm thiểu tổn thương
trong phẫu thuật, rút ngắn thời gian điều trị, sớm phục hồi sức khoẻ cho người

bệnh. Máy chụp mạch số hoá xóa nền, máy chúp cộng hưởng từ là kết quả của


thành tựu khoa học công nghệ trong nhiều lĩnh vực: Vật lý, công nghệ thông tin
đã hỗ trợ đắc lực cho việc chẩn đoán, điều trị nhiều bệnh lý về xương khớp, sọ
não, tim mạch - lồng ngực, v.v... Với sự hỗ trợ của máy cộng hưởng từ, CTScanner, máy điều trị thoát vị đĩa đệm bằng sóng radio, đã triển khai thành công
các phương pháp phẫu thuật điều trị thoát vị đĩa đệm, thay khớp háng nhân tạo,
phẫu thuật nội soi khớp, phẫu thuật sọ não lấy máu tụ dưới màng cứng trong các
trường hợp chấn thương, phẫu thuật lấy máu tụ nội sọ. Tại bệnh viện C với sự
trợ giúp của hệ thống tim phổi nhân tạo đã bước đầu triển khai được kỹ thuật
mổ tim hở, điều trị bệnh lý tim bẩm sinh cho trẻ em. Tại bệnh viện A nhờ được
đầu tư hệ thống thiết bị hỗ trợ sinh sản, từ nhiều năm nay đã triển khai thành
công kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm, đến nay đã có trên 300 cháu ra đời
bằng phương pháp này. Trong chuyên khoa Mắt, với việc ra đời của hệ thống
máy phaco đã thay thế phương pháp mổ đục thuỷ tinh thể truyền thống bằng
phương pháp phaco với nhiều ưu điểm: Thời gian mổ và phục hồi sau mổ ngắn,
thị lực sau mổ tốt hơn; Bệnh viện Mắt cũng đã bắt đầu xúc tiến triển khai điều
trị khúc xạ bằng phẫu thuật lasik (Dùng tia laser Excimer). Ứng dụng công nghệ
thông tin cũng lã một trong những giải pháp được ngành y tế quan tâm trú
trọng. Từ năm 2005 đến nay, rất nhiều phần mềm tin học hỗ trợ cho công tác
quản lý đã được ứng dụng trọng quản lý tổng thể hoặc quản lý từng phần hoạt
động bệnh viện: Quản lý bệnh nhân khám bệnh, điều trị nội trú, ngoại trú, quản
lý cận lâm sàng, quản lý dược - vật tư, quản lý bảo hiểm y tế, quản lý tài chính
bệnh viện, quản lý nhân lực,...
Song song với việc ứng dụng công nghệ qua đầu tư trang thiết bị y tế hiện
đại; Công tác nghiên cứu khoa học, phát huy sáng kiến cải tiến kỹ thuật cũng đã
được ngành y tế chú trọng. Các đơn vị trong ngành đã chủ trì thực hiện nhiều đề
tài nghiên cứu khoa học cấp tỉnh, phối hợp nghiên cứu các đề tài cấp Bộ, cấp
Nhà nước. Mỗi năm có hàng chục đề tài nghiên cứu khoa học cấp ngành, đề tài
cấp tỉnh được triển khai và nghiệm thu.



Nhờ đẩy mạnh nghiên cứu, ứng khoa khoa học và công nghệ vào công tác,
chất lượng hoạt động chuyên môn không ngừng được tăng lên, công suất sử
dụng giường bệnh của các bệnh viện toàn tỉnh lên; ngày điều trị trung bình từ
giảm xuống. Công tác phòng chống dịch đạt được những kết quả tốt, dịch bệnh
được phát hiện sớm, khống chế và đẩy lùi. Nhiều năm trên địa bàn tỉnh không
có dịch lớn xảy ra. Công tác Dân số - Kế hoạch hoá gia đình có nhiều tiến bộ,
góp phần sớm đạt được mục tiêu giảm sinh, nâng cao chất lượng dân số.
Đảng và nhà nước ta đã khẳng định phát triển khoa học và công nghệ cùng
với sự phát triển giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu, là nền tảng và động
lực đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Y tế với nhiệm vụ quan
trọng là chăm sóc sức khoẻ con người, động lực chính của sự phát triển, vì vậy
phát triển khoa học và công nghệ trong lĩnh vực y tế là yếu tố quan trọng góp
phần thúc đẩy công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước./.



×