Tải bản đầy đủ (.doc) (26 trang)

Lo âu, trầm cảm và một số yếu tố liên quan ở thai phụ mắc đái tháo đường thai kỳ được quản lý tại bệnh viện phụ sản trung ương năm 2018

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (271.19 KB, 26 trang )

1
ĐẶT VẤN ĐỀ
Trong thời gian gần đây, một vấn đề y tế công cộng được quan
tâm ngày càng nhiều là các tác động của mơi trường và bệnh tật lên
tình trạng tâm lý của thai phụ, trong đó có đái tháo đường thai kỳ.
Đái tháo đường thai kỳ để lại các hậu quả nặng nề cho thai phụ và
thai nhi nếu không được phát hiện và điều trị. Trong quá trình mang
thai, đái tháo đường thai kỳ có thể gây nên tiền sản giật, thai chết lưu,
sảy thai, hội chứng suy hô hấp cấp, tử vong chu sinh, thai to gây khó
đẻ…. Trẻ sơ sinh của những bà mẹ có đái tháo đường thai kỳ có nguy
cơ hạ glucose máu, hạ canxi máu, vàng da; khi trẻ lớn có nguy cơ béo
phì và mắc Đái tháo đường type 2. Đây cũng có thể là nguyên nhân
dẫn tới lo âu và trầm cảm của thai phụ.
Nghiên cứu của Marilyn K. Evans và cộng sự năm 2005 cho
thấy sự gia tăng của rối loạn lo âu trên nhóm phụ nữ mắc đái tháo
đường thai kỳ và rối loạn lo âu và trầm cảm được xem như hậu quả
của đái tháo đường thai kỳ. Ở Việt Nam, đã có một nghiên cứu về
vấn đề này ở thai phụ với tỷ lệ lo âu, trầm cảm khá cao.
Việc kết hợp giữa tình trạng sức khỏe tâm thần kém và tình trạng
đái tháo đường thai kỳ có thể đem đến nhiều hậu quả xấu cho bà mẹ
và thai nhi. Một số nghiên cứu được triển khai tại Việt Nam cho thấy
tỷ lệ mắc đái tháo đường thai kỳ trong các cộng đồng dân cư giao
động từ 3,6-20,0%.
Bệnh viện Phụ sản Trung ương chưa có một nghiên cứu chính
thức nào về tình trạng lo âu, trầm cảm trên nhóm bệnh nhân này. Vì
những lý do trên chúng tôi tiến hành đề tài “Lo âu, trầm cảm và một
số yếu tố liên quan ở thai phụ mắc đái tháo đường thai kỳ được
quản lý tại Bệnh viện Phụ sản Trung ương năm 2018” với 2 mục
tiêu sau:
1. Mô tả thực trạng lo âu, trầm cảm ở hai nhóm thai phụ mắc và
khơng mắc đái tháo đường thai kỳ được quản lý tại Bệnh viện Phụ


sản Trung ương năm 2018.
2. Phân tích vai trị của đái tháo đường thai kỳ và một số yếu tố liên
quan đến lo âu, trầm cảm của đối tượng nghiên cứu.
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Đại cương về lo âu và các yếu tố liên quan đến lo âu
Lo âu là trạng thái cảm xúc chủ quan, thoáng qua hoặc dai dẳng
(lo âu dai dẳng thường do đặc điểm nhân cách) khi con người phải


2
đối đầu với một sự đe dọa, một công việc khó hồn thành, thường thì
các ngun nhân này khơng có tính trực tiếp và cụ thể, mơ hồ, khó
xác định, lo âu trở nên bệnh lý khi ta không kiểm sốt được nó, lúc
này lo âu gây rối loạn tồn bộ hành vi con người.
Triệu chứng rối loạn lo âu tổng quát có thể khác nhau. Có thể
bao gồm: bồn chồn, mệt mỏi, liên tục lo lắng, ám ảnh về các mối
quan tâm nhỏ hoặc lớn, khó tập trung tâm trí, khó chịu, cơ bắp căng
thẳng hoặc đau nhức bắp thịt, run rẩy, cảm thấy bối rối hoặc dễ dàng
bị giật mình, khó ngủ, ra mồ hơi, buồn nơn hoặc tiêu chảy, khó thở
hoặc nhịp tim nhanh. Rối loạn lo âu được chia làm 4 nhóm.
Các yếu tố nguy cơ của lo âu bao gồm:
- Là phụ nữ
- Chấn thương thời thơ ấu
- Bệnh tật
- Căng thẳng
- Rối loạn nhân cách và di truyền
- Lạm dụng ma túy hoặc rượu có thể làm trầm trọng thêm rối
loạn lo âu
1.2. Đại cương về trầm cảm và các yếu tố liên quan đến trầm cảm
Rối loạn trầm cảm là một trong những rối loạn có tỷ lệ rất cao

trong người dân các nước trên thế giới. Theo ước tính của Tổ chức y
tế thế giới, 5% dân số thế giới có rối loạn trầm cảm.
Trầm cảm là một rối loạn tâm trạng chung nghiêm trọng. Nó gây
ra các triệu chứng ảnh hưởng đến cảm nhận, suy nghĩ và xử lý các
hoạt động hàng ngày như ngủ, ăn uống, hay làm việc. Hội chứng
trầm cảm điển hình bao gồm các thành phần sau:
- Cảm xúc ức chế
- Tư duy ức chế
- Vận động ức chế
- Các triệu chứng kết hợp
- Các giai đoạn trầm cảm theo ICD-10 bao gồm:
- Giai đoạn trầm cảm nhẹ (người bị bệnh cảm thấy khơng được
khỏe và tìm sự giúp đỡ của bác sĩ, sinh hoạt bình thường).
- Trầm cảm mức trung bình (những u cầu trong cơng việc và
việc nhà không thể đảm nhiệm nổi).
- Trầm cảm nặng (người bệnh cần được điều trị).
- Trầm cảm nặng kèm theo những biểu hiện thần kinh khác.


3
- Những giai đoạn trầm cảm khác.
- Các yếu tố được cho là liên quan đến trầm cảm được chia
thành 2 nhóm
1.3. Thang đo đánh giá lo âu, trầm cảm
Các thang đo đánh giá lo âu, trầm cảm được nhiều nhà tâm lý học
quan tâm. Đối với một mẫu lâm sàng, việc sử dụng thang đo đánh giá
tình trạng rối loạn lo âu Zung được xem là thang đo đánh giá phù
hợp. Thang đo bao gồm 20 câu hỏi với 4 mức độ cho mỗi câu hỏi:
Khơng có, đơi khi, phần lớn thời gian, hầu hết thời gian. Tổng điểm
của 20 câu hỏi được xem xét trên 5 mức độ lo âu: ≤40 điểm (khơng

có lo âu); 41- 50 điểm (lo âu mức độ nhẹ); 51-60 điểm (lo âu mức độ
vừa); 61-70 điểm (lo âu mức độ nặng); 71-80 điểm (lo âu mức độ rất
nặng).
Thang đánh giá trầm cảm Beck được phát triển từ năm 1961 và
hiện nay đang được sử dụng rộng rãi trên thế giới. Thang đo gồm 21
câu hỏi với 4 mức độ cho mỗi câu hỏi. mỗi mục được cho điểm từ 03 với tổng điểm giao động trong khoảng từ 0-63 điểm . Kết quả đánh
giá khơng có dấu hiệu trầm cảm nếu tổng điểm <14 điểm, từ 14-19
điểm là trầm cảm nhẹ, từ 20-29 điểm là trầm cảm vừa và từ 30-63
điểm là trầm cảm nặng.
1.4. Đại cương về đái tháo đường thai kỳ và thực trạng mắc đái
tháo đường thai kỳ tại Việt Nam
1.4.1. Định nghĩa
Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã định nghĩa "đái tháo đường thai
kỳ là tình trạng rối loạn dung nạp glucose ở bất kỳ mức độ nào, khởi
phát hoặc được phát hiện lần đầu tiên trong lúc mang thai”.
1.4.2. Tiêu chuẩn chẩn đoán bệnh đái tháo đường thai kỳ
Bảng 1.1. Tiêu chuẩn chẩn đoán ĐTĐTK theo WHO năm 2013
Thời gian
Đói
Sau ăn 1 giờ
Sau ăn 2 giờ
Đường huyết ≥5,1-6,9
≥10,0mmol/l
8,5-11,0mmol/l
mmol/l
Nguồn: WHO
Tại Việt Nam năm 2017, Bộ Y tế ban hành quyết định
3319/QQĐ/BYT trong đó có hướng dẫn chẩn đốn ĐTĐTK bởi 1
trong 2 phương pháp sau:



4
Phương pháp 1 bước (one-step strategy)
Thực hiện nghiệm pháp dung nạp glucose đường uống 75g (75-g
OGTT): đo nồng độ glucose huyết tương lúc đói và tại thời điểm 1
giờ, 2 giờ, ở tuần thứ 24 đến 28 của thai kỳ đối với những thai phụ
khơng được chẩn đốn ĐTĐ trước đó. Nghiệm pháp dung nạp
glucose đường uống phải được thực hiện vào buổi sáng sau khi nhịn
đói qua đêm ít nhất 8 giờ. Chẩn đoán ĐTĐ thai kỳ khi bất kỳ giá trị
glucose huyết thỏa mãn tiêu chuẩn sau đây:
- Lúc đói ≥ 92 mg/dL (5,1 mmol/L)
- Ở thời điểm 1 giờ sau ăn ≥ 180 mg/dL (10,0 mmol/L)
- Ở thời điểm 2 giờ sau ăn ≥ 153 mg/dL (8,5 mmol/L)
Bệnh viện Phụ sản Trung ương hiện nay đang làm theo phương pháp
1 bước
1.4.3. Thời điểm chẩn đoán bệnh đái tháo đường thai kỳ
Bảng 1.2. Tỷ lệ ĐTĐTK của một số tác giả trên thế giới
Tác giả
Quốc gia, vùng lãnh thổ
Tỷ lệ (%)
O'sullivan và Mahan
United State American
1,0 ĐTĐ và
(1964)
1,0 RLDNG
Hadden (1980)
Băc Ailen
0,2-3,5
Stangenberg
Thụy Điển

4,0
Henry O.A (1993)
Úc
4,3-7,8
Ramachandran A
Ấn Độ
0,87
Maegawa Y (2003)
Nhật Bản
2,9
Fan Z.T (2006)
Hoa Kỳ
3,8
Krishinaveri G.V
Anh
6,2
Tại Việt Nam đã có một số nghiên cứu về tỷ lệ ĐTĐTK. Các
nghiên cứu này đều được tiến hành tại hai thành phố lớn là Hà
Nội và Thành phố Hồ Chí Minh.
1.1.5. Các yếu tố liên quan đến đái tháo đường thai kỳ.
- Người béo phì
- Thai phụ có tiền sử gia đình có người bị ĐTĐ
- Tỷ lệ ĐTĐTK khác nhau tuỳ chủng tộc
- Tăng cân quá
- Tiền sử sản khoa bất thường cũng là một yếu tố nguy cơ với
ĐTĐTK


5
- Cân nặng của trẻ lúc đẻ vừa là hậu quả, vừa là yếu tố nguy

cơĐTĐTK cho lần mang thai sau
- Các yếu tố tâm thần
- Trước đó, các nghiên cứu chung về đái tháo đường cũng cho
thấy mối quan hệ hai chiều chặt chẽ giữa tình trạng đái tháo đường và
trầm cảm.
- Tình trạng lo âu cũng là yếu tố khá được quan tâm khi đề cập
đến ĐTĐTK
CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tượng, địa điểm, thời gian nghiên cứu
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu
- Tiêu chuẩn lựa chọn: Thai phụ có và khơng có ĐTĐTK đến
khám tại phòng khám Bệnh viện Phụ sản Trung ương. Tình trạng thai
nhi tại thời điểm khảo sát của thai phụ là bình thường và thai phụ
đồng ý tham gia nghiên cứu.
- Tiêu chuẩn loại trừ: Thai phụ đã mắc ĐTĐ trước khi có thai,
đang mắc các bệnh chuyển hóa glucose như Basedow, Cushing, suy
gan, suy thận, suy giáp, thai phụ có thai nhi được chẩn đốn mắc dị
tật bẩm sinh
- Thai phụ không đồng ý tham gia nghiên cứu.
2.1.2. Địa điểm
- Khoa khám bệnh, Bệnh viện Phụ sản Trung ương.
2.1.3. Thời gian nghiên cứu
- Thời gian thu thập số liệu: tháng 4 đến tháng 6 năm 2018.
2.2. Thiết kế nghiên cứu
- Nghiên cứu ngang phân tích (analytic cross-sectional study)
2.3. Cỡ mẫu và cách chọn
Cỡ mẫu được tính theo cơng thức của WHO với công thức được so
sánh 2 tỷ lệ trong đó:
- P1 là tỷ lệ dự kiến có lo âu hoặc trầm cảm ở nhóm có ĐTĐ =0,13
- P2 là tỷ lệ dự kiến có lo âu hoặc trầm cảm ở nhóm khơng có

ĐTĐ= 0,07
- Với α = 0,05, β = 0,1, Tra bảng Z2 (α,β) = 10,8
- Mẫu tính được là: n = 534
Để đảm bảo thực hiện cả 2 mục tiêu, chọn mỗi nhóm 270 đối tượng.


6
-

Cách chọn mẫu: Chọn mẫu thuận tiện, lấy tất cả các thai phụ đến
khám có và khơng có ĐTĐTK trong khoảng thời gian thu thập số
liệu cho đến khi đủ số lượng mỗi nhóm thì dừng lại.
2.4. Phương pháp thu thập thông tin
2.4.1. Công cụ nghiên cứu
- Sử dụng bộ câu hỏi soạn sẵn kết hợp với thang đánh giá lo âu
của Zung và thang đánh giá mức độ trầm cảm của Beck.
2.4.2. Kỹ thuật thu thập số liệu
- Số liệu được điều tra viên thu thập bằng cách giải thích, hướng
dẫn cho đối tượng tự điền trên cơ sở điều tra viên đã được tập huấn
trước.
2.5. Xử lý và phân tích số liệu
Nhập số liệu bằng Epidata, phân tích số liệu bằng phần mềm
SPSS 16.0. Thực hiện các phép tính thống kê mơ tả ( số trung bình,
tỷ lệ %), và thống kê phân tích, tính hệ số tương quan R pearson, tỷ
số nguy cơ Rr và tỷ số chênh OR hiệu chỉnh qua hồi quy logistic. Sử
dụng test T , ANOVA với biến định lượng và test χ² với biến định
tính để so sánh sự khác nhau, ý nghĩa thống kê được chấp nhận ở
mức α= 0,05.
2.6. Sai số và khống chế sai số
Sai số ngẫu nhiên có thể xảy ra do điều tra viên không được tập

huấn hoặc điều tra viên và đối tượng phỏng vấn hiểu sai các khái
niệm trong bộ câu hỏi. Để khắc phục các sai số ngẫu nhiên chúng tôi
sử dụng các điều tra viên được tập huấn trước khi tiến hành điều tra
để giải thích và hướng dẫn cho đối tượng tự điền phiếu.
Sai số hệ thống: chọn toàn bộ đối tượng dựa theo tiêu chuẩn lựa
chọn và tiêu chuẩn loại trừ trong thời gian nghiên cứu. Tiêu chuẩn
chẩn đoán ĐTĐ theo quốc tế. Tính chỉ số Cronbach’alpha đánh giá
tính phù hợp bên trong của phiên bản tiếng Việt.
2.7. Đạo đức nghiên cứu
Các đối tượng trong nghiên cứu này đều được đảm bảo:
- Được giải thích rõ về mục đích của nghiên cứu trước khi đọc và
trả lời câu hỏi.
- Mọi thông tin cá nhân của đối tượng nghiên cứu đều được bảo mật.
- Tự nguyện tham gia.
- Được Hội đồng Khoa học Khoa Khoa học sức khỏe của trường
Đại học Thăng Long thơng qua về khía cạnh đạo đức và khoa học.


7
2.8. Biến số, chỉ số nghiên cứu
Biến số

A.
A1
A2
A3
A4

A5
A6


A7

A8
B1

B2

Loại biến

Chỉ số

THÔNG TIN DÂN SỐ HỌC CỦA BÀ MẸ
Tuổi
Định tính, Tỷ lệ phần trăm các nhóm
thứ hạng tuổi từ 18-25; 26-35 và trên
35 tuổi
Trình độ học
Định tính, Số lượng và tỷ lệ % trình độ
vấn/chun
thứ hạng học vấn/chun mơn của đối
mơn
tượng
Tình trạng hơn
Định tính, Số lượng và tỷ lệ % số đối
nhân
danh mục tượng: Độc thân, sống chung
với vợ/chồng và nhóm khác
Tơn giáo
Định tính, Số lượng và tỷ lệ % các

danh mục nhóm đối tượng: Khơng theo
tơn giáo và theo một tơn giáo
bất kỳ.
Dân tộc
Định tính , Số lượng và tỷ lệ % các
danh mục nhóm đối tượng: Dân tộc
kinh và dân tộc khác
Ngành nghề
Định tính , Số lượng và tỷ lệ % các
danh mục nhóm ngành nghề: Cán bộ
cơng nhân viên chức, kinh
doanh bn bán, cơng nhânnơng dân và nhóm khác
Thu nhập bình Định lượng, Thu nhập trung bình/đầu
quân/đầu
liên tục người của hộ gia đình mà
người/tháng của
thai phụ đang sống
hộ gia đình
Tuổi thai hiện
Định lượng Tuổi thai hiện tại theo bệnh
tại
án
B.
TÌNH TRẠNG LO ÂU
Nhóm 20 câu
Định tính, Số lượng và tỷ lệ % đối
hỏi đánh giá
thứ hạng tượng trả lời các câu hỏi theo
tình trạng lo âu
thang đo Zung với 4 mức độ:

Khơng có, đơi khi, phần lớn,
hầu hết hoặc tất cả thời gian
Tổng điểm tình Định lượng Điểm tổng 20 câu hỏi

Phương
pháp thu
thập
Phỏng vấn
trực tiếp
Phỏng vấn
trực tiếp
Phỏng vấn
trực tiếp
Phỏng vấn
trực tiếp
Phỏng vấn
trực tiếp
Phỏng vấn
trực tiếp

Phỏng vấn
trực tiếp
Số liệu từ
bệnh án
C.
Số liệu tự
điền

Số liệu tự



8
trạng lo âu

về tình trạng lo âu với mỗi điền
câu hỏi được cho điểm từ 1-4
B3 Phân loại tình
Định tính, Phân loại tình trạng lo Số liệu tự
trạng lo âu
thứ hạng âu theo tổng điểm ở mục C2: điền
+ ≤40 điểm : không lo âu
+ 41-50 điểm: lo âu mức độ
nhẹ
+ 51-60: lo âu mức độ vừa
+ 61-70: lo âu mức độ nặng
+ 71-80: lo âu mức độ rất
nặng
D.
TÌNH TRẠNG TRẦM CẢM CỦA THAI PHỤ
C1 Nhóm 21 câu
Định tính, Số lượng và tỷ lệ % Số liệu tự
hỏi đánh giá
thứ hạng đối tượng trả lời các câu hỏi điền
tình trạng trầm
theo thang đo Beck với 4
cảm
mức độ cho từng câu hỏi cụ
thể
C2 Tổng điểm tình Định lượng Điểm tổng 21 câu hỏi Số liệu tự
trạng trầm cảm

về tình trạng lo âu với mỗi điền
theo thang đo
câu hỏi được cho điểm từ 0-3
Beck
C3 Phân loại tình
Định tính, Phân loại tình trạng lo Số liệu tự
trạng Trầm cảm thứ hạng âu theo tổng điểm ở mục D2: điền
+ <14 điểm : không trầm
cảm
+ 14-19 điểm: trầm cảm mức
độ nhẹ
+ 20-29: trầm cảm mức độ
vừa
+ ≥30: trầm cảm mức độ
nặng
D
Phân tích các
Phân tích từng nhóm yếu tố thơng tin cá nhân, thơng tin tình
yếu tố liên quan trạng bệnh liên quan đến sự lo âu và trầm cảm của bệnh
nhân (phân tích từng yếu tố trong mỗi nhóm với tỷ lệ lo âu,
trầm cảm và so sánh )

2.9. Hạn chế của nghiên cứu
- Đây là nghiên cứu cắt ngang có phân tích, chưa theo dõi
được quá trình diễn biến của tình trạng thai nghén tác động


9
đến lo âu và trầm cảm nhất là theo từng thời kỳ của thai kỳ
và tình trạng nghén.

- Chưa phân tích được mối liên quan giữa lo âu và trầm cảm.
- Cỡ mẫu còn khá hạn chế do chọn đối tượng nghiên cứu trong
bệnh viện nên khó suy rộng cho quần thể lớn.
CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1. Một số thông tin dân số học và tiền sử sản khoa của thai phụ
Bảng 3.1. Thông tin dân số học của thai phụ (n= 540)
Đặc điểm
Độ tuổi
Trình độ học vấn
Tình trạng hơn nhân

Tơn giáo

Dân tộc
Nghề nghiệp
Thu nhập bình
qn/đầu người/hộ gia
đình
Tuổi thai hiện tại

Giá trị
18- 25 tuổi
26-35 tuổi
>35
≤THPT
Cao đẳng, đại học, SĐH
Sống chung với chồng
Độc thân, góa
Khơng theo tơn giáo
Thiên chúa giáo

Phật giáo
Khác
Kinh
Khác
Công nhân viên chức
Kinh doanh buôn bán
Khác
≤ 4 triệu đồng
Trên 4 triệu đồng
Tuần 24-28
>Tuần 28

Số lượng
114
338
88
217
323
501
39
414
53
58
15
534
6
185
102
253
27

513

Tỷ lệ %
21,1
62,6
16,3
40,2
59,8
92,8
7,2
76,7
9,8
10,7
2,8
98,9
1,1
34,2
18,9
46,9
5,0
95,0

414
126

76,7
23,3

Nhóm tuổi của thai phụ chiếm tỷ lệ cao nhất là từ 26-35 tuổi
(chiếm 62,6%); nhóm tuổi chiếm tỷ lệ thấp nhất là trên 35 tuổi với

15,3%; nhóm thai phụ có tuổi từ 18-25 tuổi chiếm tỷ lệ 21,1%.
Nhóm thai phụ có trình độ học vấn trên Trung học phổ thơng chiếm
59,8%, nhóm thai phụ có trình độ học vấn tương đương THPT hoặc
thấp hơn chiếm 40,2%. Đại đa số các thai phụ đang sống chung với
chồng với 501 thai phụ chiếm tỷ lệ 92,8%; tỷ lệ thai phụ độc thân,


10
góa chiếm tỷ lệ 7,2%. Số thai phụ khơng theo tôn giáo chiếm tỷ lệ
76,7%; 10,7% thai phụ theo phật giáo; 9,8% thai phụ theo thiên chúa
giáo và chỉ có 2,8% thai phụ theo các tôn giáo khác. Đại đa số thai
phụ đến khám là dân tộc kinh với 534 thai phụ chiếm tỷ lệ 98,9%; chỉ
có 6 thai phụ thuộc nhóm dân tộc thiểu số chiếm 1,1%. Về đặc điểm
nghề nghiệp, số thai phụ là công nhân viên chức chiếm 34,2%; 18,9%
thai phụ làm công việc kinh doanh, buôn bán và 46,9% làm các nghề
khác. Số thai phụ sống trong gia đình có thu nhập bình qn đầu
người/tháng trên 4 triệu đồng là 95,0% và 5% số thai phụ đến khám
trong nhóm gia đình có thu nhập bình qn đầu người /tháng ≤ 4 triệu
đồng. Nghiên cứu chỉ lựa chọn những thai phụ có thai từ tuần thứ 24
trở đi, kết quả cho thấy có 76,7% thai phụ có thai từ tuần thứ 24-28
và 23,3% thai phụ đang mang thai từ tuần 29-40.
3.2. Kết quả đánh giá tình trạng lo âu, trầm cảm của đối tượng
nghiên cứu
Bảng 3.2. So sánh điểm lo âu trung bình theo thang SAS giữa hai
nhóm có và khơng ĐTĐTK theo 3 nhóm tuổi thai.
Nhóm
Nhóm có ĐTĐTK
Nhóm khơng có
tuổi
ĐTĐTK

P*
thai
SL
Trung
Độ
SL
Trung
Độ
bình
lệch
bình
lệch
chuẩn
chuẩn
24=<
78
14,5
9,27
85
9,7
6,11
<0,001
25-28
147
14,0
9,69
104
10,8
7,64
<0,001

29+
45
13,3
7,08
81
9,7
7,81
<0,001
Chung
270
14,0
9,16
270
10,1
7,24
<0,001
ANOVA F = 0,238, p** >0,05
F= 0,66,
p >0,05
* test T; ** test F
Có sự khác nhau về điểm lo âu trung bình giữa hai nhóm thai
phụ có và khơng có ĐTĐTK (14,0 so với 10,1; p <0,001), kể cả sau
khi đã khống chế nhiễu là tuổi thai bằng so sánh từng cặp sự khác
nhau cũng rất rõ rệt và đều có ý nghĩa thống kê (p<0,001).
Kết quả trên cho thấy ở cả hai nhóm, tuổi thai khơng tác động
đến điểm đánh giá lo âu trung bình trên cả hai nhóm có và khơng
ĐTĐTK (test ANOVA: p>0,05).


11

Bảng 3.3. So sánh điểm trầm cảm trung bình theo thang đánh
giá trầm cảm của BDI giữa hai nhóm có và khơng ĐTĐTK theo
3 nhóm tuổi thai
Nhóm khơng có
Nhóm có ĐTĐTK
ĐTĐTK
Nhóm
tuổi
Độ
Độ
P*
Trung
Trung
thai
SL
lệch
SL
lệch
bình
bình
chuẩn
chuẩn
24=<
78
41,9
5,84
85
40,1
6,61
>0,05

25-28
147
41,5
6,19
104
38,0
6,19
<0,001
29+
45
42,1
5,42
81
39,1
6,70
<0,001
Chung
270
41,7
5,85
270
39,0
6,52
<0,001
F = 0,206, p**
ANOVA
F= 2,63 ,
p >0,05
>0,05
* test T; ** test F

Có sự khác nhau về điểm trầm cảm trung bình giữa hai nhóm thai
phụ có và khơng có ĐTĐTK (41,7 so với 39,0; p <0,001), sau khi đã
khống chế yếu tố nhiễu là tuổi thai bằng so sánh từng cặp đồng tuổi
thai, sự khác nhau cũng rất rõ rệt và đều có ý nghĩa thống kê
( p<0,001), ngoại trừ nhóm có tuổi thai 24 tuần.
Kết quả cho thấy ở cả hai nhóm, tuổi thai khơng tác động đến điểm
đánh giá trầm cảm trung bình trên cả hai nhóm có và không ĐTĐTK
( test ANOVA: p>0,05)
3.2.1. Thực trạng lo âu của đối tượng nghiên cứu
Bảng 3.4. Tỷ lệ lo âu chung của hai nhóm thai phụ (n=540)
Số
Tỷ lệ
Mức độ
lượng
%
Bình thường/khơng có lo âu
262
48,5
Rối loạn lo
Rối loạn lo âu mức độ nhẹ đến
264
48,9
âu
vừa
Rối loạn lo âu mức độ nặng
14
2,6
Tổng
540
100

Bảng 3.4 mô tả tỷ lệ lo âu chung của thai phụ. Số thai phụ có
lo âu ở mức độ nhẹ đến vừa (tương ứng với tổng điểm trên thang đo
Zung là 45-59 điểm) chiếm 48,9% tổng số thai phụ. Số lượng thai


12
phụ khơng có tình trạng lo âu (tương ứng với tổng điểm trên thang đo
Zung là 20-44 điểm) là 262 thai phụ chiếm tỷ lệ 48,5% và thấp nhất
là số thai phụ có tình trạng rối loạn lo âu mức độ nặng (tương ứng với
tổng điểm trên thang đo Zung là 60-80 điểm) chỉ chiếm tỷ lệ 2,6% số
thai phụ được nghiên cứu.
Bảng 3.5. Tỷ lệ lo âu của nhóm thai phụ không mắc đái tháo
đường thai kỳ (n=270)
Mức độ

Rối loạn lo âu

Bình thường/khơng có lo âu
Rối loạn lo âu mức độ nhẹ
đến trung bình
Rối loạn lo âu mức độ nặng
Tổng

Số
lượng

Tỷ lệ %

157


58,1

105

38,9

8
270

3,0
100

Phân tích tỷ lệ lo âu theo thang đo Zung trên nhóm thai phụ
khơng mắc đái tháo đường thai kỳ trong nghiên cứu cho thấy số thai
phụ bình thường/khơng có lo âu chiếm tỷ lệ cao nhất với 58,1%
(tương ứng với 157 thai phụ); số thai phụ có rối loạn lo âu mức độ
nhẹ đến trung bình chiếm tỷ lệ 38,9% (tương ứng với 105 thai phụ)
và 8 thai phụ có rối loạn lo âu mức độ nặng chiếm tỷ lệ 3,0%.
Bảng 3.6. Tỷ lệ lo âu của nhóm thai phụ mắc đái tháo
đường thai kỳ (n=270)
Mức độ

Rối loạn lo âu

Bình thường/khơng có lo âu
Rối loạn lo âu mức độ nhẹ
đến trung bình
Rối loạn lo âu mức độ nặng
Tổng


Số
lượng
105
159
6
270

Tỷ lệ %
38,9
58,9
2,2
100

Phân tích tỷ lệ lo âu theo thang đo Zung trên nhóm thai phụ
mắc đái tháo đường thai kỳ trong nghiên cứu cho thấy số thai phụ có
rối loạn lo âu mức độ nhẹ đến trung bình chiếm tỷ lệ cao nhất với
58,9% (tương ứng với 159 thai phụ); số thai phụ bình thường/khơng
có lo âu chiếm tỷ lệ 38,9% (tương ứng với 105 thai phụ) và 6 thai
phụ có rối loạn lo âu mức độ nặng chiếm tỷ lệ 2,2%.


13
3.2.2. Thực trạng trầm cảm của đối tượng nghiên cứu
Bảng 3.7. Tỷ lệ trầm cảm chung của hai nhóm thai phụ (n=540)
Mức độ
Số
Tỷ lệ
lượng
%
Bình thường/khơng trầm

365
67,6
cảm
Tình trạng trầm
Trầm cảm mức độ nhẹ
96
17,8
cảm
Trầm cảm mức độ vừa
56
10,4
Trầm cảm mức độ nặng
23
4,3
Tổng
540
100
Trong 540 đối tượng nghiên cứu, tỷ lệ thai phụ không có tình
trạng trầm cảm chiếm tỷ lệ cao nhất với 67,6% tương ứng với 365
thai phụ, tỷ lệ thai phụ có trầm cảm mức độ nhẹ chiếm 17,8%, tỷ lệ
thai phụ trầm cảm mức độ vừa chiếm 10,4% và thấp nhất là tỷ lệ thai
phụ trầm cảm mức độ nặng với 23 thai phụ chiếm 4,3%.
Bảng 3.8. Tỷ lệ trầm cảm của nhóm thai phụ khơng mắc đái tháo
đường thai kỳ (n=270)
Mức độ
Số
Tỷ lệ
lượng
%
Bình thường/khơng trầm

210
77,8
cảm
Tình trạng trầm
Trầm cảm mức độ nhẹ
40
14,8
cảm
Trầm cảm mức độ vừa
14
5,2
Trầm cảm mức độ nặng
6
2,2
Tổng
270
100
Tỷ lệ thai phụ khơng mắc ĐTĐTK có tình trạng rối loạn trầm
cảm mức độ nhẹ theo thang đo trầm cảm của Beck (BDI) chiếm tỷ lệ
14,8%; trầm cảm mức độ vừa chiếm 5,2% và 2,2% số thai phụ không
mắc ĐTĐTK có rối loạn trầm cảm mức độ nặng.


14
Bảng 3.9. Tỷ lệ trầm cảm của nhóm thai phụ mắc đái tháo đường
thai kỳ (n=270)
Mức độ
Tình trạng trầm
cảm


Bình thường/khơng trầm cảm
Trầm cảm mức độ nhẹ
Trầm cảm mức độ vừa
Trầm cảm mức độ nặng
Tổng

Số
lượng
155
56
42
17
270

Tỷ lệ %
57,4
20,7
15,6
6,3
100

Bảng 3.9: tỷ lệ thai phụ mắc ĐTĐTK có tình trạng rối loạn
trầm cảm mức độ nhẹ theo thang đo trầm cảm của Beck (BDI) chiếm
tỷ lệ 20,7%; trầm cảm mức độ vừa chiếm 15,6% và 6,3% số thai phụ
mắc ĐTĐTK có rối loạn trầm cảm mức độ nặng.
3.3. Các yếu tố liên quan đến tình trạng lo âu, trầm cảm của đối
tượng nghiên cứu
Bảng 3.10. Tình trạng lo âu trên hai nhóm có và khơng có đái
tháo đường thai kỳ
Mức độ

Khơng mắc
Nhẹ/Trung bình
Nặng
Điểm trung
bình (±SD)

Nhóm có ĐTĐ thai
kỳ
n
%
105
38,9
159
58,9
6
2,2

Nhóm khơng có
ĐTĐ thai kỳ
n
%
157
58,1
105
38,9
8
3,0

41,72 (5,58)


39,03 (6,52)

p
<0,001
<0,001

Thai phụ ở nhóm có ĐTĐTK có điểm trung bình theo thang
Zung là 41,72, cao hơn một cách có ý nghĩa thống kê so với nhóm
khơng có ĐTĐTK là 39,03 ( p <0,001) . Tỷ lệ có lo âu ở mức độ nhẹ
đến vừa ở nhóm có ĐTĐTK là 58,9% trong khi nhóm khơng ĐTĐTK
chỉ 38,9% (p<0,001) . Cả hai nhóm tỷ lệ lo âu là 51,5% .


15
Bảng 3.11.Tình trạng trầm cảm trên hai nhóm có và khơng có đái
tháo đường thai kỳ
Nhóm khơng có
Nhóm có ĐTĐ
ĐTĐ thai kỳ
thai kỳ (n=270)
(n=270)
Mức độ
p
Số
%
Số
%
lượng
lượng
Khơng mắc

155
57,4
210
77.8
Nhẹ
56
20,7
40
14,8
<0,001
Trung bình
42
15,6
14
5,2
Nặng
17
6,3
6
2,2
Điểm trung
14,05 ( 9,16)
10,13 (7,24)
<0,001
bình (±SD)
Thai phụ ở nhóm có ĐTĐTK có điểm trung bình theo thang
Beck là 14,05, cao hơn một cách có ý nghĩa thống kê so với nhóm
khơng có ĐTĐTK là 10,13 ( p <0,001) . Tỷ lệ có trầm cảm ở mức độ
nhẹ đến nặng ở nhóm có ĐTĐTK là 42,6% trong khi nhóm khơng
ĐTĐTK chỉ 22,2% (p<0,001). Cả hai nhóm tỷ lệ trầm cảm là 32,4% .

Tỷ lệ thai phụ bị trầm cảm ở mức nặng ở nhóm ĐTĐ thai kỳ cũng
cao hơn nhóm khơng ĐTĐTK.

Biểu đồ 3. 1. Tình trạng lo âu và trầm cảm trên hai nhóm: có và
khơng có ĐTĐTK
Nguy cơ rối loạn lo âu của nhóm thai phụ mắc ĐTĐTK cao hơn
so với nhóm thai phụ không mắc gần 1,5 lần (Rr = 1,48; p<0,001).


16
Nguy cơ trầm cảm ở nhóm thai phụ mắc ĐTĐTK cao hơn nhóm
khơng mắc ĐTĐTK gần gấp 2 lần (Rr = 1,91; p<0,001)
Bảng 3.12.Mối liên quan giữa ĐTĐTK và tình trạng lo âu của
thai phụ.
Lo âu
Tình trạng
Rr
P
Khơng
Có n(%)
ĐTĐTK
n(%)
Thai phụ mắc
165(61,1)
105(38,9)
ĐTĐTK
1,6
0,001
Thai phụ khơng
113(41,9)

157(58,1)
mắc ĐTĐTK
Rr : tỷ số nguy cơ.
Có mối liên quan có ý nghĩa thống kê giữa tình trạng lo âu
giữa hai nhóm thai phụ mắc và khơng mắc ĐTĐTK. Trong đó nhóm
thai phụ mắc ĐTĐTK có nguy cơ lo âu cao hơn gấp rưỡi so với
nhóm khơng mắc ĐTĐTK (Rr = 1,6; p<0,001).
Bảng 3.13.Mối liên quan giữa ĐTĐTK và tình trạng trầm cảm
của thai phụ
Tình trạng
Trầm cảm
ĐTĐTK
Rr
p
Khơng
Tình trạng
Có n(%)
n(%)
ĐTĐTK
Thai phụ mắc
115 (42,6)
155 (54,7)
ĐTĐTK
1,9
0,001
Thai phụ khơng
60 (22,2)
210 (77,8)
mắc ĐTĐTK
Phân tích tại bảng 3.13 cho thấy có mối liên quan có ý nghĩa

thống kê giữa tình trạng trầm cảm giữa hai nhóm thai phụ mắc và
khơng mắc ĐTĐTK. Trong đó nhóm thai phụ mắc ĐTĐTK có nguy
cơ trầm cảm cao hơn gần 2 lần so với nhóm khơng mắc ĐTĐTK (Rr
= 1,9; p<0,001).


17
Bảng 3.14.Các yếu tố liên quan đến tình trình trạng lo âu của
thai phụ (trên mơ hình hồi quy logistic)
Yếu tố liên quan

Lo âu

Khơng

Độ tuổi
Từ 18-35
239(52,9)
>35
39(44,3)
Trình độ học vấn
≤THPT
113(52,1)
Cao đẳng, đại học, SĐH
165(51,1)
Tình trạng hơn nhân
Độc thân, góa
23(59,0)
Sống chung với chồng
255(50,9)

Dân tộc
Kinh
273(51,1)
Khác
5(83,3)
Tơn giáo
Có theo tơn giáo
74(69,8)
Khơng theo tơn giáo
204(47,0)
Nghề nghiệp
Khác
185(52,1)
Cơng chức, viên chức
93(50,3)
Thu nhập bình quân đầu người
≤ 4 triệu đồng
21(77,7)
Trên 4 triệu đồng
257(50,0)
Tuổi thai
Trên 28 tuần
67(53,3)
< 28 tuần
203(49,0)
Tình trạng mắc ĐTĐTK
Mắc ĐTĐTK
165(61,1)
Khơng mắc ĐTĐTK
113(41,8)


p
ORhc

95%CI

213(47,1)
49(55,7)

1,76

1,00-3,08

0,04

104(47,9)
158(48,9)

1,15

0,76-1,74

0.51

16(41,0)
246(49,1)

1,37

0,62-3,00


0,44

261(48,9)
1(16,7)

0,19

0,02-2,09

0,19

32(30,2)
230(53,0)

2,36

1,45-3,84

0,01

170(47,9)
92(49,7)

1,13

0,74-1,72

0,57


6(22,3)
256(50,0)

1,21

0,53-2,74

0,07

59(46,7)
211(51,0)

1,24

0,81-1,91

0.32

105(38,9)
157(58,2)

2,27

1,55-3,33

0,00

Mơ hình hồi quy Logistic cho thấy tình trạng mắc ĐTĐTK
của thai phụ liên quan một cách rõ rệt tới tình trạng lo âu của thai phụ
là (ORhc=2,27; p<0,05), ngoài ra các yếu tố khác cũng có liên quan

bao gồm độ tuổi với (ORhc =1,76; p<0,05) và tôn giáo (OR hc=2,36;
p<0,05).


18
Bảng 3.15.Các yếu tố liên quan đến tình trình trạng trầm cảm
của thai phụ (trên mơ hình hồi quy logistic ).
Trầm cảm
Yếu tố liên quan

Khơng
Độ tuổi
Từ 18-35
147(32,5) 305(67,5)
>35
28(31,8)
60(68,2)
Trình độ học vấn
Trên THPT
108(33,4) 215(66,6)
THPT trở xuống
67(30,8) 150(69,2)
Tình trạng hơn nhân
Độc thân, góa
15(38,4)
24(61,6)
Sống
chung
với 160(31,9) 341(68,1)
chồng

Dân tộc
Kinh
175(32,8) 359(67,2)
Khác
0
6
Tơn giáo
Khơng theo tơn giáo
139(32,4) 295(67,6)
Khác
36(32,1)
70(67,9)
Nghề nghiệp
Cơng chức, viên chức
59(31,9) 126(68,1)
Khác
116(32,7) 239(67,3)
Thu nhập bình qn đầu người
≤ 4 triệu đồng
1(3,7)
26(96,3)
Trên 4 triệu đồng
175(34,0) 339(66,0)
Tuổi thai
Tuần 24-28
138(33,3) 276(66,7)
Trên 28 tuần
37(29,4)
89(70,6)
Tình trạng mắc ĐTĐTK

Thai
phụ
mắc 115(42,6) 155(57,4)
ĐTĐTK
Thai phụ khơng mắc
60(22,2) 210(77,8)
ĐTĐTK

ORhc

95%CI

p

1,00

0,56-1,81

0,98

1,04

0,67-1,60

0,88

1,04

0,49-2,37


0,85

-

-

1

1,07

0,53-1,80

0,28

0,93

0,60-1,43

0,73

0,13

0,02-0,97

0,04

1,02

0,64-1,60


0,95

2,40

1,60-3,60

0,00

ĐTĐTK làm tăng nguy cơ trầm cảm một cách rõ rệt (OR hc =
2,4; p<0,00). Kinh tế khó khăn hơn không phải là yếu tố nguy cơ dẫn
đến trầm cảm mà ngược lại là yếu tố bảo vệ (OR hc = 0,13; p<0,05).
Các yếu tố khác chưa thấy có liên quan đến trầm cảm.


19
CHƯƠNG 4. BÀN LUẬN
Kết quả phân tích cho thấy có sự khác nhau rõ rệt về điểm số lo
âu trung bình trên thai phụ có và khơng có ĐTĐTK ở cả 3 nhóm tuổi
khi so sánh từng cặp. Trong đó ở nhóm thai phụ ≤24 tuổi điểm số
SAS trung bình của thai phụ mắc ĐTĐTK là 14,5 điểm trong khi
nhóm khơng mắc là 9,7 điểm, tương tự ở nhóm thai phụ từ 25-28 tuổi
giá trị trung bình thang đo SAS lần lượt là 14,0 ở thai phụ có
ĐTĐTK và 10,8 ở thai phụ khơng mắc ĐTĐTK; nhóm thai phụ trên
29 tuổi điểm số trung bình lần lượt là 13,3 và 9,7. Điều này cho thấy
có tình trạng lo âu nhiều hơn trên nhóm thai phụ có ĐTĐTK khi điểm
số trung bình thang đo SAS ở cả ba nhóm tuổi là khá cao. Tuy nhiên
nghiên cứu này lại cho thấy không có sự khác biệt về điểm số SAS
trung bình ở ba nhóm tuổi. Điều này gợi ý rằng tình trạng bệnh của
thai phụ là một trong những yếu tố chính ảnh hưởng đến sự lo âu của
thai phụ.

Có sự khác nhau về điểm trầm cảm trung bình giữa hai nhóm
thai phụ có và khơng có ĐTĐTK ( 41,7 so với 39,0 ; p <0,001) ,
sau khi đã khống chế yếu tố nhiễu là tuổi thai bằng so sánh từng cặp
đồng tuổi thai, sự khác nhau cũng rất rõ rệt và đều có ý nghĩa thống
kê ( p<0,001), ngoại trừ nhóm thai phụ có tuổi thai 24 tuần. Kết quả
cho thấy ở cả hai nhóm, tuổi thai khơng tác động đến điểm đánh giá
trầm cảm trung bình trên cả hai nhóm có và khơng ĐTĐTK
( p>0,05). Kết quả cho thấy sự tương đồng với các nghiên cứu trước
đây khi chỉ ra mối liên hệ giữ ĐTĐTK và tình trạng trầm cảm của
thai phụ. Tuy nhiên, trong nghiên cứu này chúng tôi chưa tìm thấy sự
khác biệt về tình trạng lo âu, trầm cảm của thai phụ giữa các nhóm
tuổi. Chính vì vậy, nhóm tuổi khơng phải là một biến gây nhiễu trong
mối tương quan giữa ĐTĐTK và các yếu tố như lo âu và trầm cảm
của thai phụ.
Kết quả nghiên cứu cho thấy tỷ lệ thai phụ có lo âu mức độ nhẹ
đến vừa chiếm tỷ lệ cao nhất với 49,9%, tỷ lệ thai phụ có lo âu mức
độ nặng chiếm 2,6% và 48,5% thai phụ khơng có lo âu. Tỷ lệ này cao
hơn so với nghiên cứu trên 2 nhóm thai phụ có và khơng có nơn
nghén tại bệnh viện Từ Dũ năm 2017 của Cao Thị Bích Trà, tuy
nhiên lại thấp hơn nhóm thai phụ trong nghiên cứu của Adity Priya
và cộng sự được tiến hành tại Ấn Độ năm 2018 trên 165 thai phụ với
tỷ lệ thai phụ lo âu lên tới 63%.


20
Phân tích riêng trên nhóm hai thai phụ mắc và khơng mắc
ĐTĐTK cho thấy tỷ lệ lo âu trên nhóm thai phụ không mắc ĐTĐTK
thấp hơn so với tỷ lệ chung của 2 nhóm với chỉ 38,9% thai phụ rối
loạn lo âu nhẹ đến vừa và 3% thai phụ rối loạn lo âu mức độ nặng.
Kết quả trên phân tích trên nhóm thai phụ khơng mắc ĐTĐTK tương

đương với kết quả nghiên cứu của Cao Thị Bích Trà tại bệnh viện Từ
Dũ năm 2017. Tuy nhiên khi so với nhóm phụ nữ không mang thai
trong một nghiên cứu khác cho thấy tỷ lệ lo âu của nhóm thai phụ
này vẫn ở mức cao.
Ở nhóm thai phụ mắc ĐTĐTK tỷ lệ thai phụ có rối loạn lo âu
khá cao lên đến 61,1% số thai phụ. Trong đó 58,9% số thai phụ trong
nhóm này có rối loạn lo âu mức độ nhẹ đến vừa và 2,2% thai phụ có
rối loạn lo âu mức độ nặng đến rất nặng. So với nhóm thai phụ khơng
mắc ĐTĐTK có sự khác biệt khá lớn, đồng thời kết quả này cũng cao
hơn rất nhiều so với tỷ lệ lo âu ở thai phụ trong kết quả nghiên cứu
của Cao Thị Bích Trà tại bệnh viện Từ Dũ.
Phân tích trên cả hai nhóm thai phụ trong nghiên cứu này cho
cho tỷ lệ trầm cảm chung là 32,5% trong đó 17,8% số thai phụ trầm
cảm mức độ nhẹ, 10,4% thai phụ trầm cảm mức độ vừa và 4,3% thai
phụ trầm cảm mức độ nặng. So sánh mức độ trầm cảm của 2 nhóm
thai phụ mắc và khơng mắc ĐTĐTK có sự khác biệt rõ rệt về tỷ lệ.
Tỷ lệ trầm cảm của nhóm thai phụ khơng mắc ĐTĐTK là 22,2%
trong đó có 14,8% trầm cảm mức độ nhẹ, 5,2% trầm cảm mức độ vừa
và 2,2% trầm cảm mức độ nặng. Tỷ lệ trầm cảm của nhóm thai phụ
mắc ĐTĐTK lên đến 42,6% trong đó 20,7% trầm cảm mức nhẹ,
15,6% trầm cảm mức vừa và 6,3% trầm cảm mức nặng. Tỷ lệ này cao
hơn so với tỷ lệ thai phụ trầm cảm trong nghiên cứu của Cao Thị
Bích Trà năm 2017 khi chỉ có 12,9% thai phụ có trầm cảm khi đánh
giá bởi thang đo DASS21. Sự khác biệt này có thể do nhiều yếu tố
khác nhau như tình trạng bệnh, phân bố địa lý hay việc sử dụng thang
đo đánh giá trong 2 nghiên cứu là khác nhau
Khi so sánh với tỷ lệ trầm cảm ở phụ nữ sau sinh ở các nghiên
cứu khác tại Việt Nam. Tỷ lệ thai phụ có trầm cảm trong nghiên cứu
này cũng có sự khác biệt. Nghiên cứu của Nguyễn Thanh Hiệp và Lê
Minh Nguyệt ở những phụ nữ có thai kỳ nguy cơ cao đến khám tại

bệnh viện Từ Dũ từ 1/6/2007 đến 30/12/2008 cho thấy tỷ lệ phụ nữ
có dấu hiệu trầm cảm sau sinh sau 4 tháng sinh nở là 21,6%. Nghiên


21
cứu của Dương Thị Kim Hoa và Võ Văn Thắng năm 2015 về tình
trạng trầm cảm sau sinh và các yếu tố liên quan ở phụ nữ có chồng tại
quận Hải Châu, thành phố Đà Nẵng được tiến hành trên 600 phụ nữ
cho thấy tỷ lệ trầm cảm sau sinh là 19,3%. Các tỷ lệ này tương đương
với nhóm thai phụ khơng mắc ĐTĐTK trong nghiên cứu này. Ngồi
ra, một số nghiên cứu khác cho thấy tỷ lệ trầm cảm ở các nhóm phụ
nữ trong cộng đồng thấp hơn, nghiên cứu của Nguyễn Thanh Cao
năm 2012 về “Thực trạng và một số yếu tố nguy cơ đến trầm cảm ở
người trưởng thành tại phường Sông Cầu, thị xã Bắc Kạn năm 2011
và đề xuất một số giải pháp” có tỷ lệ trầm cảm ở nhóm phụ nữ sau
sinh đẻ là 12,5%, tỷ lệ trầm cảm ở nhóm thai phụ là 18,2%, tỷ lệ trầm
cảm ở nhóm phụ nữ tiền mãn kinh là 56,4%. Nghiên cứu của Lương
Bạch Lan và Huỳnh Nguyễn Khánh Trang năm 2009 ở bà mẹ có trẻ
gửi dưỡng nhi tại bệnh viện Hùng Vương cho kết quả về tỷ lệ trầm
cảm của nhóm phụ nữ này là 11,6%.
Trong tổng số 452 thai phụ ở độ tuổi từ 18-35 tuổi có 239 thai
phụ có tình trạng rối loạn lo âu các mức độ từ nhẹ đến nặng. Ở nhóm
thai phụ trên 35 tuổi có 39/88 thai phụ có tình trạng lo âu. Tuy nhiên
sự khác biệt về tình trạng lo âu của hai nhóm tuổi là khơng có ý nghĩa
thống kê (95%CI: 0,45-1,12;p>0,05). Nghiên cứu cũng khơng tìm
thấy mối quan hệ có ý nghĩa thống kê giữa trình độ học vấn, tình
trạng hơn nhân, dân tộc, nghề nghiệp và tuổi thai đến tình trạng lo âu
của đối tượng nghiên cứu. Nghiên cứu này cũng cho thấy góc nhìn
mới khi kết quả phân tích cho thấy có sự khác biệt đáng kể về tình
trạng lo âu của thai phụ có theo và khơng theo tơn giáo. Tỷ lệ thai

phụ theo tơn giáo có tình trạng lo âu cao hơn so với nhóm thai phụ
khơng theo tơn giáo (95%CI: 0,24-0,61;p<0,05). Đồng thời, phân tích
cũng cho thấy có sự khác biệt đáng kể về tình trạng lo âu của thai phụ
ở hai nhóm thu nhập: có 21/27 thai phụ trong nhóm thu nhập ≤ 4
triệu đồng có tình trạng lo âu các mức độ từ nhẹ đến nặng. Trong khi
đó trong nhóm thu nhập trên 4tr đồng tỷ lệ lo âu và khơng lo âu là
tương đương nhau (95%CI: 0,11-0,72;p<0,05).
Phân tích tại bảng 3.9 cho thấy có mối liên quan có ý nghĩa
thống kê giữa tình trạng lo âu giữa hai nhóm thai phụ mắc và khơng
mắc ĐTĐTK. Trong đó nhóm thai phụ mắc ĐTĐTK có tình trạng lo
âu cao hơn so với nhóm khơng mắc ĐTĐTK (95%CI: 0,33-0,65;
p<0,05


22
Trên mơ hình hồi quy logistic đa biến, các yếu tố được xác định
là nguyên nhân dẫn đến tình trạng lo âu của thai phụ bao gồm độ tuổi
với OR=1,76 (95%CI: 1,00-3,08;p<0,05); thu nhập bình quân đầu
người trong hộ gia đình với OR=5,22(95%CI: 1,98-13,82;p<0,05);
Tơn giáo với OR=2,36(95%CI: 1,45-3,84;p<0,05) và tình trạng mắc
ĐTĐTK của thai phụ với OR=2,27 (95%CI: 1,55-3,33;p<0,05).
Trong đó các yếu tố có ảnh hưởng đáng kể nhất là thu nhập bình
qn/đầu người trong hộ gia đình, tơn giáo và tình trạng ĐTĐTK của
thai phụ. Điều này một lần nữa khẳng định rằng tình trạng ĐTĐTK
cần được xem xét như là một nguyên nhân độc lập có khả năng dẫn
đến lo âu ở phụ nữ mang thai trong các nghiên cứu tiếp theo.
Phân tích đơn biến cho thấy yếu tố dân số học duy nhất ảnh
hưởng đến tình trạng trầm cảm của đối tượng nghiên cứu là thu nhập
bình quân đầu người trong hộ gia đình của thai phụ (95%CI: 1,8099,17;p<0,05). Phân tích cũng cho thấy tỷ lệ thai phụ mắc ĐTĐTK
có tình trạng lo âu cao hơn so với nhóm khơng mắc ĐTĐTK (95%CI:

0,27-0,56;p<0,05).
Trước đó, các nghiên cứu chung về đái tháo đường cũng cho
thấy mối quan hệ hai chiều chặt chẽ giữa tình trạng đái tháo đường và
trầm cảm. Tuy nhiên đến nay vẫn có những nghiên cứu cho thấy sự
khơng nhất qn trong cách nhìn nhận vấn đề về mối quan hệ giữa
ĐTĐTK và trầm cảm.
Trên mơ hình hồi quy đa biến, vai trị của ĐTĐTK và trầm cảm
được thể hiện khá rõ. Những thai phụ mắcĐTĐTK có nguy cơ trầm
cảm cao gấp 2,4 lần so với số thai phụ khơng có ĐTĐTK (95%CI:
1,60-3,60; p<0,05). Ngược lại với tình trạng lo âu, trong phân tích đa
biến các yếu tố gây nên trầm cảm thì thu nhập bình quân/đầu người
trong hộ gia đình dường như lại là yếu tố bảo vệ với tình trạng trầm
cảm của thai phụ với ORhc =0,13 (95%CI: 0,02-0,97; p<0,05). Tuy
nhiên kết quả này cần được kiểm chứng với nghiên cứu ở cỡ mẫu lớn
hơn do tần số mong đợi trong kết quả phân tích của nghiên cứu này là
thấp. Nghiên cứu cũng cho thấy những điểm khác biệt với một số
nghiên cứu trước đây khi kết quả của nghiên cứu này chưa tìm ra mối
liên hệ giữa tuổi thai với tình trạng trầm cảm của thai phụ.


23
KẾT LUẬN
Nghiên cứu về tình trạng lo âu và trầm cảm trên 270 thai phụ có
đái tháo đường thai kỳ và 270 thai phụ khơng có đái tháo đường thai
kỳ kết quả cho thấy:
1. Thực trạng lo âu, trầm cảm của đối tượng nghiên cứu
Tỷ lệ lo âu và trầm cảm ở thai phụ mắc đái tháo đường thai
kỳ cao hơn rõ rệt so với tỷ lệ lo âu và trầm cảm ở nhóm thai phụ
khơng mắc đái tháo đường thai kỳ:
- Tỷ lệ lo âu ở nhóm đái tháo đường thai kỳ là 61,1%, tỷ lệ lo

âu mức độ nhẹ và vừa là 58,9%, lo âu mức độ nặng là 2,2%.
- Tỷ lệ lo âu ở nhóm khơng mắc đái tháo đường thai kỳ là
41,9% trong đó 38,9% có lo âu mức độ nhẹ đến vừa, 3,0% lo
âu mức độ nặng.
- Tỷ lệ trầm cảm ở nhóm đái tháo đường thai kỳ là 42,6%. Tỷ
lệ trầm cảm mức độ nhẹ là 20,7%, vừa 15,6% và mức độ
nặng là 6,3%.
- Tỷ lệ trầm cảm ở nhóm khơng mắc đái tháo đường thai kỳ là
21,2% thấp hơn so với nhóm mắc đái tháo đường thai kỳ.
2. Một số yếu tố liên quan đến tình trạng lo âu, trầm cảm
của đối tượng nghiên cứu
Đái tháo đường thai kỳ là một trong những yếu tố tác động
chính làm tăng tỷ lệ lo âu và trầm cảm trên thai phụ: Đái tháo đường
thai kỳ làm tăng nguy cơ lo âu lên 1,4 lần (Rr = 1,4; OR hc=2,27;
p<0,001) và tăng nguy cơ trầm cảm lên 1,9 lần lần (Rr = 1,9, OR hc=
2,4; p<0,001). Một số yếu tố khác ảnh hưởng làm thay đổi tình trạng
lo âu bao gồm độ tuổi và tơn giáo.


24
KHUYẾN NGHỊ
Dựa vào kết quả nghiên cứu đã đạt được, chúng tôi đưa ra một số
các khuyến nghị như sau:
- Cần sớm phát hiện tình trạng ĐTĐTK của thai phụ để có thể
can thiệp nhằm giảm thiểu các tác động xấu của ĐTĐTK lên thai
phụ. Trong đó cần quan tâm đến các yếu tố tâm thần của thai phụ,
đặc biệt là nhóm thai phụ có ĐTĐTK nhằm giảm thiểu tình trạng lo
âu, trầm cảm của thai phụ.
- Tiến hành các nghiên cứu tiếp theo bằng các thiết kế nghiên cứu
khác có giá trị cao hơn như thử nghiệm lâm sàng ngẫu nhiên có đối

chứng để đánh giá tác động của ĐTĐTK lên tình trạng tâm thần của
thai phụ.
- Sớm chuẩn bị các biện pháp giáo dục và can thiệp trên nhóm
thai phụ có ĐTĐTK để giảm thiểu tình trạng lo âu, trầm cảm của thai
phụ trong khi mang thai và sau sinh.



×