Tải bản đầy đủ (.pdf) (85 trang)

Thực trạng mắc trầm cảm và 1 số yếu tố liên quan của sinh viên YHDP và YTCC trường đại học y dược thái bình năm 2017

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.1 MB, 85 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI

BỘ Y TẾ

VŨ ĐỨC ANH

THỰC TRẠNG MẮC TRẦM CẢM
VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN CỦA SINH VIÊN
Y HỌC DỰ PHÒNG VÀ Y TẾ CÔNG CỘNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC THÁI BÌNH NĂM 2017

LUẬN VĂN THẠC SỸ Y HỌC

Hà nội - 2017


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI

BỘ Y TẾ

VŨ ĐỨC ANH

THỰC TRẠNG MẮC TRẦM CẢM
VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN CỦA SINH VIÊN
Y HỌC DỰ PHÒNG VÀ Y TẾ CÔNG CỘNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC THÁI BÌNH NĂM 2017

Chuyên ngành: Y HỌC DỰ PHÒNG
Mã số: 60 72 01 63


LUẬN VĂN THẠC SỸ Y HỌC
Hướng dẫn khoa học: TS.BS. Trần Quỳnh Anh

HÀ NỘI – 2017


LỜI CẢM ƠN
Để có thể hoàn thành đề tài luận văn thạc sĩ một cách hoàn chỉnh, bên
cạnh sự nỗ lực cố gắng của bản thân còn có sự hướng dẫn nhiệt tình của quý
Thầy Cô, cũng như sự động viên ủng hộ của gia đình và bạn bè trong suốt thời
gian học tập nghiên cứu và thực hiện luận văn thạc sĩ.
Tôi xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu Trường Đại Học Y Hà Nội,
Ban lãnh đạo viện Đào tạo Y học dự phòng và Y tế công cộng , phòng quản lý
đào tạo sau đại học Trường Đại Học Y Hà Nội, đặc biệt là các thầy cô trong Bộ
môn Sức khỏe môi trường đã tạo điều kiện thuận lợi, động viên giúp đỡ để tôi
có thể hoàn thành khóa luận này.
Tôi vô cùng biết ơn sâu sắc Ban giám hiệu trường Đại học Y Dược Thái
Bình, Phòng Tổ chức cán bộ, Bộ môn Sức khỏe môi trường, Khoa Y tế công
cộng đã tạo điều kiện cho tôi được học tập nâng cao trình độ chuyên môn, rèn
luyện đức luyện tài chuẩn bị cho hành tranh trong tương lai.
Với tất cả sự kính trọng và biết ơn sâu sắc nhất tới TS.BS Trần Quỳnh
Anh, người thầy kính mến đã dạy dỗ và trực tiếp hướng dẫn tôi hoàn thành luận
văn tốt nghiệp thạc sĩ này.

Hà Nội, ngày 10 tháng 11 năm 2017
Học viên
Vũ Đức Anh


Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

LỜI CAM ĐOAN

Kính gửi:
- Ban giám hiệu trường Đại học Y Hà Nội
- Phòng Đào tạo sau đại học trường Đại học Y Hà Nội
- Viện đào tạo Y học dự phòng và Y tế công cộng
- Hội đồng chấm luận văn
Tôi xin cam đoan đã thực hiện quá trình làm luận văn một cách khoa học,
chính xác, trung thực.
Các số liệu, kết quả trong luận văn này là hoàn toàn trung thực, khách quan
và chưa từng được công bố trên bất cứ tài liệu khoa học nào.
Nếu có gì sai sót tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm.
Hà Nội, ngày 10 tháng 11 năm 2017
Học viên
Vũ Đức Anh


MỤC LỤC

ĐẶT VẤN ĐỀ ................................................................................................... 1
Chương 1: TỔNG QUAN ................................................................................. 3
1.1Một số khái niệm cơ bản. ............................................................................. 3
1.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến sức khỏe tâm thần ............................................ 8
1.3 Đặc điểm lứa tuổi sinh viên. ..................................................................... 10
1.4 Tình hình sức khỏe tâm thần của vị thành niên và thanh niên .................. 11
Chương 2 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................... 18
2.1 Địa điểm nghiên cứu. ................................................................................ 18
2.2 Thời gian nghiên cứu. ............................................................................... 18

2.3 Đối tượng nghiên cứu................................................................................ 18
2.4 Phương pháp nghiên cứu........................................................................... 18
2.5 Các biến số và chỉ số nghiên cứu. ............................................................. 19
2.6 Kỹ thuật và công cụ thu thập số liệu: ........................................................ 20
2.7 Quản lý, xử lý và phân tích số liệu. .......................................................... 21
2.8 Hạn chế sai số: .......................................................................................... 22
2.9 Đạo đức nghiên cứu: ................................................................................. 22
Chương 3: KẾT QUẢ ..................................................................................... 23
3.1 Thông tin chung về đối tượng chia theo giới tính ..................................... 23
3.1.1. Thông tin cá nhân .................................................................................. 23
3.1.2. Thông tin sinh viên gặp phải sự kiện căng thẳng trong cuộc .............. 26
3.1.3. Tỷ lệ hành vi nguy cơ sức khỏe ............................................................ 28


3.1.4. Thông tin về học tập, định hướng nghề nghiệp .................................... 31
3.2 Thực trạng mắc dấu hiệu trầm cảm của sinh viên YHDP và YTCC trường
Đại học Y Dược Thái Bình ............................................................................. 35
3.3 Các yếu tố liên quan với trầm cảm: .......................................................... 40
3.3.1. Mối liên quan giữa yếu tố bản thân với dấu hiệu trầm cảm ................. 40
3.3.2. Mối liên quan giữa các sự kiện căng thẳng trong cuộc sống và
dấu hiệu trầm cảm ........................................................................ 41
3.3.3. Mối liên quan giữa hành vi trong cuộc sống và dấu hiệu trầm
cảm .............................................................................................. 44
3.3.4. Mối liên quan giữa học tập,định hướng nghề nghiệp và dấu hiệu
trầm cảm ...................................................................................... 45
Chương 4: BÀN LUẬN .................................................................................. 48
4.1. Thực trạng sức khỏe tâm thần của sinh viên trường Đại học Y Dược Thái Bình...... 48
4.2. Một số yếu tố liên quan đến trầm cảm của sinh viên. .............................. 54
KẾT LUẬN ..................................................................................................... 60
KHUYẾN NGHỊ ............................................................................................. 61



DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
CES-D

The Center Epidemiological Studies-Depression Scale

ICD

International Statistical Classification of Diseases and
Related Health Problems (Phân loại bệnh tật quốc tế và
những vấn đề liên quan đến sức khỏe)

RLTT

Rối loạn tâm thần

SAVY

Survey Assessment of Vietnamese Youth (Điều tra quốc
gia về trẻ vị thành niên và thanh niên Việt Nam)

SKTT

Sức khỏe tâm thần

SV

Sinh viên


TN

Thanh nhiên

VTN

Vị thành niên

WHO

World health organization ( Tổ chức Y tế thế giới)

YHDP

Y học dự phòng

YTCC

Y tế công cộng


MỤC LỤC BẢNG

Bảng 3.1: Một số thông tin chung về đối tượng nghiên cứu…………….......

23

Bảng 3.2: Tỷ lệ sinh viên gặp các sự kiện căng thẳng trong cuộc sống theo giới 27
Bảng 3.3: Tỷ lệ sinh viên thường xuyên tập thể dục thể thao. ....................... 28
Bảng 3.4: Tỷ lệ sinh viên có hút thuốc lá. ...................................... 29

Bảng 3.5 : Tỷ lệ sinh viên có uống bia/rượu. .................................................. 29
Bảng 3.6: Tỷ lệ sinh viên có say bia/rượu trong 1 tháng qua. .......... 30
Bảng 3.7: Tỷ lệ sinh viên có chơi game online. .............................................. 30
Bảng 3.8: Tỷ lệ mức độ chơi game online của sinh viên. ............................... 31
Bảng 3.9: Tỷ lệ học lực của sinh viên kỳ gần nhất theo giới tính. ................. 31
Bảng 3.10: Tỷ lệ sinh viên bị lưu ban. ........................................... 32
Bảng 3.11: Các lĩnh vực mà sinh viên sẽ chọn để làm việc sau khi tốt
nghiệp. ............................................................................................................. 33
Bảng 3.12: Điểm trung bình và độ lệch chuẩn của thang đo CES-D. ............ 35
Bảng 3.13: Tỷ lệ sinh viên có dấu hiệu trầm cảm theo học lực. ....... 36
Bảng 3.14: Tỷ lệ sinh viên có dấu hiệu trầm cảm theo nơi sống .................... 38
Bảng 3.15: Tỷ lệ sinh viên có dấu hiệu trầm cảm theo tình trạng say
bia/ rượu trong tháng qua........................................................................... 38
Bảng 3.16: Mối liên quan giữa yếu tố bản thân với dấu hiệu trầm cảm.
.................................................................................................... 40
Bảng 3.17: Mối liên quan giữa dấu hiệu trầm cảm và một số sự kiện
căng thẳng trong cuộc sống. .......................................................... 42
Bảng 3.18: Mối liên quan giữa hành vi trong cuộc sống và dấu hiệu trầm cảm. .... 44


Bảng 3.19: Mối liên quan giữa dấu hiệu trầm cảm và học tập,định
hướng nghề nghiệp. ...................................................................... 45
Bảng 3.20: Mô hình hồi quy logistic về có dấu hiệu trầm cảm với các
sự kiện căng thẳng trong cuộc sống. .............................................. 46
Bảng 3.21: Hồi quy logistic về có dấu hiệu trầm cảm với các yếu tố cá
nhân và các sự kiện căng thẳng trong cuộc sống. ........................... 47


MỤC LỤC BIỂU ĐỒ


Biểu đồ 3.1: Tình trạng hôn nhân cha mẹ của sinh viên. ................................ 25
Biểu đồ 3.2: Số lượng anh chị em trong gia đình của sinh viên. .................... 25
Biểu đồ 3.3: Tỷ lệ sinh viên gặp phải các sự kiện căng thẳng trong cuộc sống
12 tháng qua. ................................................................................................... 26
Biểu đồ 3.4: Tỷ lệ sinh viên cảm thấy có nhiều áp lực trong học tập 32
Biểu đồ 3.5 :Tỷ lệ sinh viên cho biết bị giáo viên so sánh chuyên ngành
của mình với chuyên ngành khác theo giới tính .............................. 33
Biểu đồ 3.6:. Tỷ lệ sinh viên muốn được chọn lại ngành học. ....................... 34
Biểu đồ 3.7 : Phân bố điểm trung bình của thang đo trầm cảm CES-D. ........ 35
Biểu đồ 3.8: Tỷ lệ sinh viên có dấu hiệu trầm cảm theo thang CES-D. ......... 36
Biểu đồ 3.9: Tỷ lệ sinh viên bị dấu hiệu trầm cảm. ......................... 37
Biểu đồ 3.10: Tỷ lệ sinh viên có dấu hiệu trầm cảm theo ngành học. ............ 37
Biểu đồ 3.11: Tỷ lệ sinh viên có dấu hiệu trầm cảm theo mức độ chơi game
online. .............................................................................................................. 39


1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Xã hội ngày càng phát triển kéo theo rất nhiều sự thay đổi trong đời sống
con người, cùng với nó là phát sinh ra nhiều mối nguy hiểm tiềm năng cho sức
khỏe tâm thần. Đó là một loạt các trạng thái khác nhau, từ những rối nhiễu tâm
thần như lo âu, trầm cảm, ám ảnh hay các chứng hoang tưởng, tâm thần phân
liệt, động kinh… Trong đó, trầm cảm là một hiện tượng bệnh lý xuất hiện ngày
càng nhiều trong cuộc sống hiện nay [1]. Những năm gần đây, vấn đề sức khỏe
tâm thần (SKTT) đang là một trong những vấn đề nổi cộm và dành được nhiều
sự quan tâm của cộng đồng, đặc biệt là SKTT lứa tuổi trẻ.
Theo đánh giá chung về sức khỏe vị thành niên (VTN) của WHO có
khoảng 20% số vị thành niên sẽ có vấn đề về sức khỏe tâm thần, phổ biến nhất
là trầm cảm hoặc lo âu, trong bất kỳ một năm nào [2]. Đã có một số công trình

nghiên cứu về vấn đề học đường đã nhấn mạnh các yếu tố như sức ép xã hội,
gia đình, chương trình học quá tải, tình trạng dạy thêm học thêm, bệnh thành
tích trong thi cử... là những nguyên nhân dẫn đến tình trạng stress học đường
ngày càng tăng cao. Tại Việt Nam, theo kết quả điều tra quốc gia về VTN và
thanh niên Việt Nam năm 2008, trong số hơn 10000 người tham gia nghiên
cứu, 33% có điểm số trầm cảm thấp, 3,3% có điểm số trầm cảm cao và hơn 4%
từng nghĩ đến chuyện tự tử [3].
Lứa tuổi sinh viên là một giai đoạn chuyển tiếp của sự phát triển từ tuổi
vị thành niên sang tuổi trưởng thành, có sự thay đổi môi trường học tập và cuộc
sống … Giai đoạn này sinh viên thường gặp nhiều khó khăn về cảm xúc và
hành vi, dẫn đến những rối nhiễu về tâm lý. Sinh viên Y học dự phòng và Y tế
công cộng có thời gian học dài hơn so với sinh viên các trường đại học khác,
vừa phải học lý thuyết vừa phải đi lâm sàng, phải tiếp nhận kiến thức mới với
khối lượng lớn, môi trường học tập với áp lực cao, chịu nhiều sức ép, kỳ vọng
từ gia đình và bạn bè nên càng có nhiều yếu tố nguy cơ mắc các vấn đề


2

SKTT[4]. Nghiên cứu của Trần Kim Trang (2012) trên 483 sinh viên năm thứ
2 khoa y và răng hàm mặt Đại học y dược Thành phố Hồ Chí cho biết: tỉ lệ sinh
viên bị stress, trầm cảm và lo âu lần lượt là 71,4%; 28,8%; 22,4%, đa số ở mức
độ nhẹ và vừa. 52,8% sinh viên có cùng 3 dạng rối loạn trên. Không có sự khác
biệt giữa các mức độ stress, lo âu, trầm cảm theo nguồn cư trú và giới tính,
ngoại trừ trầm cảm - nhất là ở mức độ nặng và rất nặng thì nam nhiều hơn nữ
[5]. Nghiên cứu về sức khỏe tâm thần và các yếu tố liên quan đến sức khỏe tâm
thần sẽ cung cấp những thông tin hữu ích trong việc cải thiện môi trường học
tập, dự phòng và nâng cao sức khỏe tâm thần của sinh viên. Tại Trường Đại
học Y Dược Thái Bình đã có một số nghiên cứu về chủ đề sức khỏe tâm thần
của sinh viên hệ bác sỹ đa khoa, nhưng chưa có nghiên cứu nào về vấn đề này

trên đối tượng sinh viên hệ Y học dự phòng (YHDP) và Y tế công cộng
(YTCC), vì vậy chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài:
“Thực trạng mắc trầm cảm và một số yếu tố liên quan của sinh viên Y học
dự phòng và Y tế công cộng Trường Đại học Y Dược Thái Bình năm 2017”.
Với hai mục tiêu:
1. Mô tả thực trạng trầm cảm theo thang đo CES - D của sinh viên
YHDP và YTCC Trường Đại học Y dược Thái Bình năm 2017
2. Phân tích một số yếu tố liên quan đến trầm cảm của sinh viên YHDP
và YTCC Trường Đại học Y dược Thái Bình năm 2017


3

Chương 1: TỔNG QUAN
1.1Một số khái niệm cơ bản.
1.1.1 Sức khỏe.
Năm 1982 tại Alma Ata Tổ chức Y tế Thế giới đã đưa ra khái niệm về
sức khỏe : “ Sức khỏe là một trạng thái hoàn toàn thoải mái về mặt thể chất,
tâm thần và xã hội, chứ không phải chỉ là không có bệnh hay thương tật” [6].
Như vậy sức khỏe là sự kết hợp hài hòa cả 3 thành phần: thể chất, tinh
thần, xã hội.
- Sức khỏe thể chất là: Có thể hình (chiều cao, cân nặng, các kích thước
cơ thể…) cân đối, phù hợp với tuổi, giới và có thể lực( sức nhanh, sức mạnh,
sức bền, sức dai, khéo léo…) phù hợp với tuổi.
- Sức khỏe tinh thần: Có khả năng tự làm chủ được bản thân, luôn giữ
được cân bằng trong lý trí và tình cảm trước mọi thay đổi không ngừng của môi
trường bên ngoài.
- Sức khỏe xã hội là: Có khả năng hòa nhập với môi trường xã hội xung
quanh, có khả năng tác động cải tạo lại môi trường đó[6].
1.1.2 Sức khỏe tâm thần

Sức khỏe tâm thần là một phần không tách rời của sức khỏe, và sức khỏe
tâm thần kết nối mật thiết với sức khỏe thể chất và hành vi. Giống như tuổi tác
hay sự giàu có, từng có nhiều khái niệm khác nhau trên toàn thế giới và chưa
có sự thống nhất chung. Vì vậy khái niệm sức khỏe tâm thần có thể được đưa
ra mà không có sự hạn chế bởi các nền văn hóa. WHO gần đây đã đề xuất rằng
sức khỏe tâm thần là:
“... một trạng thái hạnh phúc, trong đó cá nhân nhận ra khả năng của
mình, có thể đối phó với những căng thẳng trong cuộc sống, có thể làm việc
hiệu quả và có hiệu quả, và có thể đóng góp cho cộng đồng của mình”[7].


4

Ở Việt Nam, khái niệm sức khỏe tâm thần, sức khỏe tinh thần và sức
khỏe tâm thần thường được dùng lẫn lộn với nhau nhưng với ý nghĩa như nhau.
Trong tiếng Việt từ tâm thần mang rất nhiều định kiến vì nó gắn liền với những
bệnh tâm thần nặng như tâm thần phân liệt, động kinh (điên, cuồng, lên cơn
giật) nên những nhà tâm lý thường sử dụng từ sức khỏe tâm thần nhằm làm
giảm nhẹ những định kiến xã hội với sức khỏe tâm thần[8].
Quan niệm về SKTT trẻ em ngày nay được xem là một thể liên tục từ
phát triển tâm lý bình thường về các mặt đến bất thường bệnh lý, từ nhẹ đến
nặng, có tính chất nhất thời hoặc kéo dài, bao gồm các trạng thái:
 SKTT tốt: đạt các mốc phát triển tâm lý trong giai đoạn của lứa tuổi
mình và không có biểu hiện lệch lạc.
 SKTT bị tổn thương: không chỉ bó hẹp ở một tỷ lệ nhỏ các rối loạn tâm
thần (10- 20%) như những bệnh tâm thần nặng, mạn tính hoặc các khuyết tật về
tâm thần, mà còn bao gồm các trạng thái không thoải mái về tâm lý do căng thẳng
bởi các stress tâm lý từ phía môi trường sống gia đình, trường học, cộng đồng xã hội.
Như vậy, SKTT của một người được đánh giá tốt bao gồm:



Có cảm giác sống thực sự thoải mái, tin vào giá trị bản thân và

phẩm chất- giá trị của người khác.


Có khả năng kiểm soát được cảm xúc tình cảm, nhận thức hành vi,

ứng xử để vượt qua mọi thử thách trong cuộc sống.


Có khả năng tạo dựng, phát triển và duy trì các mối quan hệ thích hợp.



Có khả năng tự hàn gắn sau các choáng tâm lý hay stress.

Hiện nay xã hội phát triển quá nhanh, tạo cho con người nhiều áp lực cần
giải tỏa, nhiều điều xã hội đòi hỏi con người không thể đáp ứng[9].


5

1.1.3. Khái niệm rối loạn sức khỏe tâm thần.
1.1.3.1 Định nghĩa:
Rối loạn tâm thần là một trong những triệu chứng bất thường về tâm lý
(hoặc mẫu hành vi ứng xử bất thường) có ý nghĩa về mặt lâm sàng, chúng xảy
ra ở một cá nhân và liên quan đến những stress tiêu cực hoặc liên quan đến việc
làm mất năng lực cá nhân hoặc làm tăng đáng kể sự nguy hiểm cho cá nhân qua
việc phải chịu đựng những cảm giác tiêu cực (như ám ảnh về cái chết, sự đau

khổ, sự mất năng lực) hoặc sự mất mát đáng kể sự tự do của cá nhân[10].
1.1.3.2 Các rối loạn tâm thần thường gặp
a) Rối loạn cảm xúc[10].
Rối loạn trầm cảm:
+ Định nghĩa trầm cảm: là một chứng rối loạn thuộc nhóm rối loạn khí
sắc, thể hiện sự ức chế của cảm xúc, tư duy và vận động, trong đó cảm giác
buồn diễn ra nặng quá mức bình thường và kéo dài ít nhất hai tuần, có thể ảnh
hưởng đến công việc, học tập, cuộc sống gia đình và xã hội con người.
+ Các triệu chứng của rối loạn trầm cảm. (ICD 10)


Có 3 triệu chứng chủ yếu:

o

Khí sắc trầm.

o

Mất mọi quan tâm thích thú.

o

Giảm năng lượng dẫn đến mệt mỏi và giảm hoạt động.



Có 7 triệu chứng phổ biến khác:

o


Giảm tập trung chú ý.

o

Giảm tự trọng và lòng tin.

o

Có những ý tưởng bị tội và không xứng đáng.

o

Nhìn tương lai ảm đạm và bi quan.

o

Có ý tưởng và hành vi tự sát.

o

Rối loạn giấc ngủ.


6

o

Ăn không ngon miệng.


-

Rối loạn lo âu quá mức:

+ Dấu hiệu:


Lo âu quá đáng, không có cơ sở thực tế và kéo dài về các sự kiện

tương lai, luôn bận tâm lo nghĩ về năng lực và thành tích trong các lĩnh vực học
tập, xã hội, thi cử, thể thao…


Có nhiều rối loạn thể chất như khó ngủ, ác mộng, đau đầu, hồi hộp

khó thở, rối loạn tiêu hóa nhưng nhiều khi không phát hiện tổn thương thực thể
nào.


Có thể có các biểu hiện khác như hay bằn gắt, căng thẳng, khó tập

trung chú ý, ám ảnh sợ đơn thuần, ám ảnh sợ xã hội, ám ảnh sợ học đường,
không tham gia các hoạt động với các bạn cùng lứa tuổi.
b) Stress [11].
- Định nghĩa: Stress là trạng thái căng thẳng về tâm lý xuất hiện ở con
người trong quá trình hoạt động của đời sống thường ngày. Trong đó một phần
là do sự tác động của những điều kiện khó khăn, phức tạp từ bên ngoài cũng
như từ trong chính bản thân gây ra, một phần là do cách mà họ cảm nhận và
giải thích những sự tác động đó, tùy thuộc vào khả năng “xử lý” của bản thân
có thể ảnh hưởng đến con người trên các mặt sinh lý, tâm lý và xã hội[12].

- Stress phản ứng cấp:
+ Là một rối loạn nhất thời, rất trầm trọng, phát triển ở một cá nhân
không có bất kỳ rối loạn tâm thần nào khác, đáp ứng lại một thể chất stress và
tâm thần đặc biệt, thường mất đi trong vài giờ hoặc vài ngày.
+ Tác nhân gây stress có thể là một nhận cảm sang chấn quá mạnh bao
gồm sự đe dọa nghiêm trọng an toàn và toàn vẹn thể chất của bệnh nhân và
những người thân yêu (ví dụ thảm họa thiên nhiên, tai nạn, hành hung tội ác…)


7

hay một thay đổi bất ngờ khác thường đe dọa địa vị xã hội hoặc mạng lưới quan
hệ xã hội của cá nhân, như tang tóc hay cháy nhà.
+ Nguy cơ phát triển của rối loạn này tăng lên kèm theo sự kiệt sức của
cơ thể hoặc nhân tố thực tổn (như ở người già).
- Rối loạn stress sau sang chấn:
+ Rối loạn này như một đáp ứng trì hoãn hoặc kéo dài đối với sự kiện
hoặc hoàn cảnh gây stress có tính chất đe dọa hoặc thảm họa đặc biệt và có thể
gây ra đau khổ tràn lan cho hầu hết bất cứ ai (thảm họa thiên nhiên hoặc do con
người gây ra, tai nạn nặng nề, chứng kiến cái chết khốc liệt của người khác
hoặc là tai nạn của tra tấn, hãm hiếp hoặc khủng bố…).
c) Tự sát[10].
Định nghĩa: tự sát là hành vi tự kết thúc cuộc đời.
Dấu hiệu:
 Thất vọng.
 Giảm sút năng lực học tập, khả năng chăm sóc.
 Viết hoặc làm các việc liên quan đến cái chết hoặc tự tử.
 Cảm giác vô vọng.
 Không tham gia nhóm bạn bè.



8

1.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến sức khỏe tâm thần.

Mô hình : Các yếu tố quyết định sức khỏe ( Dahlgren và Whitehead
1991)[13].
Dahlgren và Whitehead 1991 đã đưa ra mô hình gồm 4 nhóm yếu tố
chính tác động đến sức khỏe:
- Yếu tố cá nhân và hành vi lối sống của con người.
- Những hỗ trợ và ảnh hưởng lẫn nhau trong cộng đồng.
- Điều kiện sống và làm việc, khả năng tiếp cân dịch vụ y tế.
- Những điều kiện kinh tế, xã hội và môi trường.
Theo WHO bối cảnh cuộc sống của con người xác định sức khỏe của họ.
Cá nhân không có khả năng để có thể trực tiếp kiểm soát nhiều yếu tố quyết
định đến sức khỏe. Những yếu tố quyết định sức khỏe bao gồm[14]:
- Yếu tố di truyền: Các yếu tố sinh học quyết định cấu trúc cơ thể và các
hoạt động chức năng của cơ thể. Khi có sự biến đổi bất thường trong cấu trúc
gen có thể gây ra những bệnh tật tương ứng. Vì vậy yếu tố di truyền có vai trò


9

trong việc xác định tuổi thọ, lối sống lành mạnh và khả năng phát triển bệnh
nhất định.
- Hành vi cá nhân và kĩ năng đối phó: thói quen ăn uống cân đối, hoạt
động thường xuyên, thói quen hút thuốc lá, uống rượu và cách chúng ta đối phó
với những căng thẳng trong cuộc sống – tất cả các yếu tố trên đều ảnh hưởng
đến sức khỏe.
- Mạng lưới hỗ trợ xã hội: sự hỗ trợ từ gia đình, bạn bè và cộng đồng có

liên quan đến sức khỏe tốt hơn.
- Công việc và điều kiện làm việc: người dân có việc làm sẽ khỏe mạnh
hơn, đặc biệt là những người có quyền kiểm soát nhiều hơn đối với điều kiện
làm việc của họ.
- Môi trường vật lý: nước sạch và không khí trong lành, nơi làm việc lành
mạnh, không gian nhà ở an toàn, cộng đồng và tất cả con đường đóng góp vào
tình trạng sức khỏe tốt.
- Giáo dục: trình độ học vấn thấp có liên quan đến sức khỏe yếu kém, sự
căng thẳng và sự tự tin thấp hơn.
- Thu nhập và địa vị xã hội: thu nhập cao hơn và tình trạng xã hội có liên
quan đến sức khỏe tốt hơn. Khoảng cách giữa những người giàu nhất và nghèo
nhất càng lớn, càng thể hiện sự khác biệt về sức khỏe.
- Dịch vụ y tế: tìm hiểu và sử dụng các dịch vụ y tế trong phòng ngừa và
điều trị bệnh cũng ảnh hưởng đến sức khỏe.
- Văn hóa: phong tục, truyền thống và niềm tin của gia đình và cộng đồng
đều ảnh hưởng đến sức khỏe[14].
Sức khỏe tâm thần ở trẻ em và thanh thiếu niên: Trầm cảm có thể xảy ra
ở trẻ em ở mọi lứa tuổi, mặc dù thanh thiếu niên có nguy cơ cao nhất. Các nguy
cơ 10 làm gia tăng trầm cảm như: tiếp xúc với căng thẳng, bị lạm dụng, bị chấn
thương, trầm cảm tái diễn và những thay đổi khác về cảm xúc và tâm thần ở


10

tuổi trưởng thành; sau khi bị một căn bệnh nào đó kéo dài, hoặc bị tàn tật; bị
cha mẹ xa lánh, hoặc đổ vỡ gia đình, cha mẹ ly hôn. Một số nghiên cứu cho
thấy 3-5% trẻ em và thanh thiếu niên bị trầm cảm lâm sàng, và 10 - 15% có
một số triệu chứng trầm cảm[15-16].
1.3 Đặc điểm lứa tuổi sinh viên.
Giai đoạn sinh viên bắt đầu đối với mỗi người là từ sau 18 tuổi. Phần

đông đối tượng sinh viên Việt Nam nằm trong độ tuổi từ 18 đến 25, là giai đoạn
chuyển tiếp từ tuổi vị thành niên lên tuổi trưởng thành. Vì vậy, có thể nói đối
tượng sinh viên một mặt vẫn còn mang những đặc điểm của tuổi vị thành niên,
mặt khác đã bắt đầu mang những đặc điểm của tuổi trưởng thành. Tâm lý sinh
viên vẫn còn một phần nào đó không ổn định của tuổi chưa thành niên. Đặc
biệt đối với sinh viên năm đầu, viêc thích nghi những thay đổi từ môi trường
mới, bạn bè mới, cách học mới...dễ làm gia tăng tình trạng bất ổn định về mặt
tâm lý, cảm xúc[17].
Bên cạnh đó, sinh viên cũng là những người có nhận thức và tư duy rất
rõ ràng về mục tiêu cuộc sống, về những gì mình đã làm, đang làm và phải làm.
Chính vì vậy mà sinh viên đặc biệt là sinh viên năm cuối có phần mang tâm lý
nặng nề để vừa hoàn thành tốt việc học vừa phải phát triển tốt các mối quan hệ
xã hội và từng bước hoàn thành các mục tiêu cuộc sống sau này (có nghề nghiệp
tốt, lập gia đình...) [18-19]. Ngoài đặc điểm về tâm lý thì điều kiện kinh tế hay
hoàn cảnh sống cũng như tất cả các mối quan hệ xã hội cũng ảnh hưởng rất lớn
đến sức khỏe tâm lý của sinh viên. Những sinh viên sống xa nhà có điều kiện
kinh tế khó khăn phải vừa học vừa làm thêm thì áp lực cuộc sống cũng như áp
lực từ việc học có nhiều khả năng gây lo âu, trầm cảm, stress hơn. Nguy cơ rối
loạn tâm thần của nhóm đối tượng này có thể ngày càng cao. Theo Facundes
V.I & Ludermir A.B thì tỉ lệ mắc những rối loạn tâm thần thường gặp trên các
sinh viên chuyên ngành chăm sóc sức khỏe là 31,4% và tỷ lệ này cao hơn ở


11

nhóm đối tượng sinh viên cảm thấy quá tải trong việc học (OR=2,67) và những
sinh viên gặp nhiều khó khăn trong cuộc sống (OR=2,25). Có thể hiểu rằng trục
trặc về sức.
Thời gian học là 4 đến 6 năm, trong đó 2 năm đầu để học các môn cơ
bản, rất nặng nề. Tất cả sinh viên ở các khoa điều học chung những học phần

này nội, ngoại, sản, nhi, da liễu, tâm lý học sức khỏe, tâm thần,.... Sau đó 2 năm
cuối tùy theo tính chất ngành mà sinh viên sẽ thực hành tại bệnh viện, hay cộng
đồng. Trong giai đoạn học các môn chuyên ngành sinh viên được trang bị các
kiến thức chuyên sâu, và có thể làm luận văn tốt nghiệp hoặc thi tốt nghiệp.
Sinh viên phải thực hành các kỹ năng được đào tạo như giao tiếp giữa thầy
thuốc và bệnh nhân, kỹ năng khám, kỹ năng ra quyết định. Sinh viên năm 1 và
năm cuối đa phần là gặp vấn đề về áp lực học tập, thời gian học dài hơn so với
các ngành học khác, chuẩn bị luận văn hay thi tốt nghiệp trong thời gian đi thực
hành ở cộng đồng. Về mặt cảm xúc, sinh viên hàng ngày phải đối mặt với sự
đau khổ của bệnh nhân, giữa sự sống và cái chết, bao gồm cả cái chết của người
thân, họ phải chuẩn bị tinh thần mạnh mẽ trong những tình huống stress mà học
phải trãi qua. Tất cả những yếu tố về tâm sinh lý, các mối quan hệ xã hội hay
điều kiện sống và học tập ít nhiều đã ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe tâm lý
và thể chất của sinh viên [20]. Một trong những ảnh hưởng đó, cụ thể là các rối
loạn về trạng thái cảm xúc như lo âu, stress, buồn rầu, hụt hẫng, mệt mỏi...Có
những sinh viên phải bỏ học không tiếp tục vì không thể chấp nhận được khi
chứng kiến cái chết của bệnh nhân [21].
1.4 Tình hình sức khỏe tâm thần của vị thành niên và thanh niên
1.4.1 Trên Thế giới:
Rối loạn SKTT là một trong những gánh nặng bệnh tật cho các xã hội.
Những năm gần đây các quốc gia trên thế giới đều lo ngại tỷ lệ này gia
tăng, đặc biệt là số lượng những trẻ em và vị thành niên trải nghiệm những khó


12

khăn, có những biểu hiện có vấn đề SKTT trong quá trình phát triển, trong quá
trình học tập và trong cuộc sống nói chung.
Theo ước tính của Tổ Chức Y Tế Thế Giới, trên 25% dân số thế giới bị
rối loạn tâm thần và hành vi tại một thời điểm nào đó trong cuộc đời [22].

Ở Trung Quốc, các nhà nghiên cứu thấy rằng áp lực từ kì thi chuyển cấp
và gánh nặng học tập có liên quan đến tình trạng sức khỏe tâm thần kém ở các
học sinh Trung Quốc [23], không những thế áp lực học tập cao cũng có thể dẫn
đến bạo lực và các vấn đề phát triển[24].
Khoảng 18.800.000 người Mỹ trưởng thành, chiếm khoảng 9,5% dân số
Hoa Kỳ ở độ tuổi 18 trở lên bị rối loạn trầm cảm trong 1 năm, trong đó tỷ lệ
gặp ở phụ nữ cao gấp 2 lần nam giới (12% so với 6,6%). Năm 1997 có hơn 30
nghìn người chết vì nguyên nhân tự tử tại Hoa Kỳ. Tỷ lệ tự tử ở người trẻ gia
tăng đáng kể trong vài thập kỷ qua. Cũng trong năm này, tự tử là nguyên nhân
thứ 3 trong số những nguyên nhân tử vong hàng đầu ở lứa tuổi từ 15 đến 24.
Khoảng 19.100.000 người Mỹ trưởng thành từ 18-54 có một chứng rối loạn lo
âu. Rối loạn lo âu thưởng xuyên xảy ra cùng trầm cảm, rối loạn ăn uống hoặc
lạm dụng thuốc. Nhiều người có nhiều hơn 1 chứng rối loạn lo âu, trong đó phụ
nữ cao hơn nam giới. Phụ nữ còn có nguy cơ mắc các chứng về rối loạn hoảng
loạn, rối loạn stress sau chấn thương, rối loạn lo âu tổng quát và ám ảnh cụ thể
cao hơn nam giới 2 lần[25].
Trên thế giới có tới 7- 10% trẻ em và thanh thiếu niên mắc phải các rối
loạn về SKTT cần điều trị. Tỷ lệ này cao hơn ở các vùng đô thị đông dân có
nhiều yếu tố xã hội không thuận lợi, đặc biệt ở tuổi dậy thì. Những trạng thái
tâm lý bệnh học trẻ em thường gặp là: Hành vi gây rối và chống đối xã hội
(những rối loạn bên ngoài) có tỷ lệ mắc là 3- 5%, rối loạn cảm xúc (những rối
loạn bên trong) có tỷ lệ gặp 2- 5%, những trở ngại tâm lý và rối loạn dạng cơ


13

thể chiếm 1- 3%. Hiếm gặp hơn là các rối loạn tâm thần trẻ em và rối loạn sự phát
triển nói chung (bệnh tự kỉ) gặp 0,1%[26].
Nhóm tuổi sinh viên có tỷ lệ các vấn đề sức khỏe tâm thần cao hơn đáng
kể, đặc biệt là sinh viên y khoa.

Một nghiên cứu tiến hành tại 26 trường đại học và cao đẳng ở Mỹ trong
3 năm từ 2007-2009 cho kết quả 17% sinh viên có biểu hiện rõ ràng về bệnh
trầm cảm theo Bộ câu hỏi PHQ - 9, trong số đó có 9% là trầm cảm nặng và 10%
có dấu hiệu của rối loạn lo âu (hoảng sợ hay rối loạn lo lắng chung). Nghiên
cứu cũng chỉ ra rằng tỷ lệ sử dụng chất gây nghiện cao hơn, trong khi nữ sinh
viên gặp các vấn đề về trầm cảm và lo lắng nhiều hơn nam giới[27].
Nghiên cứu khác về sức khỏe tâm thần tiến hành trên hơn 300 sinh viên
Y năm thứ 1,3 và 6 tại trường đại học Y khoa Karolinski, Thụy Điển cho thấy
sinh viên năm nhất có tỷ lệ cao về khối lượng kiến thức và thiếu sự phản hồi
những thông tin căng thẳng. Sinh viên năm 3 lo lắng về sức chịu đựng trong
tương lai và thiếu sót trong giảng dạy. Sinh viên năm 6 đều có tỷ lệ cao với 2
yếu tố trên, thậm chí còn cao hơn cả nhóm sinh viên năm 1 và 3. Tỷ lệ sinh viên
nữ gặp phải các vấn đề cao hơn sinh viên nam. Tỷ lệ trầm cảm là 12,9 % cao
hơn so với dân số nói chung, và có 2,7% sinh viên có đã có hành vi tự tử[28].
1.4.2 Tại Việt Nam.
Ở các nước phát triển, mặc dù có hệ thống cơ sở hỗ trợ tâm lý và chăm
sóc sức khỏe thể chất và tinh thần lâu đời và phong phú, nhưng hầu hết các trẻ
em có nhu cầu hỗ trợ SKTT đều không được đáp ứng thỏa đáng[29].
Theo một khảo sát cắt ngang tại Việt Nam tỷ lệ học sinh có vấn đề về
SKTT ở trường học là 15,94%, khảo sát cắt dọc trong một năm học là 1,6% các
em có rối nhiễu về tâm lý trong tổng số học sinh các cấp học [30]. Khảo sát sức
khỏe tâm thần học sinh trường trung học thành phố Hà Nội bằng công cụ SDQ
của Tổ chức Y tế thế giới chuẩn hóa Việt Nam cho thấy trên mẫu nghiên cứu


14

gồm 1.202 học sinh tiểu học và trung học cơ sở trong độ tuổi 10- 16 tuổi, tỷ lệ
học sinh có vấn đề về sức khỏe tâm thần chung là 19,46%. Tỷ lệ này đối với
nam, nữ không có gì khác biệt, những khó khăn về ứng xử trong nghiên cứu

chiếm 9,23%[31].
Theo Báo cáo kết quả điều tra quốc gia về Vị thành niên và Thanh niên
Việt Nam lần thứ II năm 2009 (SAVY II) cho biết, trong số 10039 thanh thiếu
niên được điều tra tại Việt Nam ở độ tuổi từ 14 -25, có 73,1% người từng có
cảm giác buồn chán. Có 27,6% thanh thiếu niên đã trải qua cảm giác rất buồn
hoặc thấy mình là người không có ích đến nỗi không muốn hoạt động như bình
thường (trong số 10035 người). Tỷ lệ thanh thiếu niên đã từng cảm thấy hoàn
toàn thất vọng về tương lai là 21,3% (trong tổng số 10030 người). Chỉ có 4,1%
người (trong số 10037 thanh thiếu niên) đã từng nghĩ đến chuyện tự tử. So sánh
số liệu với cuộc điều tra trước (SAVY I), có thể thấy có sự tăng lên tỷ lệ thanh
thiếu niên trải qua cảm giác buồn chán hiện nay so với trước đây[32].
Kết quả điều tra của SAVY II cũng cho thấy không có sự khác biệt đáng
kể về mức độ lạc quan giữa nữ thanh niên và nam thanh niên, giữa khu vực
thành thị và nông thôn. Tuy nhiên, mức độ lạc quan lại có xu hướng tăng theo
nhóm tuổi. Phân tích mối quan hệ giữa sự gắn kết gia đình vào thời kỳ thanh
thiếu niên ở độ tuổi 12-18, một thời kỳ quan trọng trong quá trình phát triển
nhân cách của họ, với tâm trạng buồn chán của thanh thiếu niên cho thấy sự
gắn kết với gia đình càng mạnh thì mức độ trải qua cảm giác buồn chán càng
thấp. Tỷ lệ thanh thiếu niên trải qua sự buồn chán ở nhóm thuộc gia đình có sự
gắn kết yếu là 22%. Tỷ lệ này ở nhóm thuộc gia đình có sự gắn kết mạnh là
11,4%. Sự hài lòng với công việc cũng như được làm việc đúng ngành nghề
được đào tạo cũng đóng vai trò quan trọng đối với sức khỏe tinh thần của thanh
thiếu niên. Những người không hài lòng với công việc của mình có tỷ lệ buồn
chán là 19,5%. Tỷ lệ này ở nhóm hài lòng với công việc là 12,8%. Có 14,8%


15

thanh thiếu niên trải qua cảm giác buồn chán trong nhóm không được làm việc
bằng nghề đang học. Tỷ lệ này ở nhóm làm việc bằng nghề đang học là

11,8[32].
Các nhà nghiên cứu của SAVY II cũng nhận định rằng môi trường học
tập có ảnh hưởng đáng kể đến cảm giác buồn chán của thanh thiếu niên. Kết
quả nghiên cứu cho thấy, tỷ lệ buồn chán ở nhóm thanh thiếu niên cho rằng
giáo viên đối xử không công bằng với học sinh là 30,9%, gấp 2,4 lần tỷ lệ của
nhóm cho rằng giáo viên đối xử công bằng với học sinh. Trong số 1181 thanh
thiếu niên cho rằng chương trình học hiện nay là quá tải với họ, có 23% người
có cảm giác buồn chán. Tỷ lệ này ở nhóm không đồng ý (3032 người) là 12,5%.
Như vậy, một môi trường học đường tốt, ở đó mọi học sinh đều được đối xử
công bằng, được giáo viên khuyến khích, giúp đỡ học tập, chương trình học
phù hợp sẽ giúp thanh thiếu niên hạn chế tâm lý tiêu cực trong cuộc sống[32].
Đặng Hoàng Minh, Hoàng cẩm tú, năm 2009 sử dụng công cụ YSR thực
hiện khảo sát trên 1727 học sinh lứa tuổi 11- 15 tuổi ở hai trường trung học cơ
sở ở Hà Nội cho thấy tỷ lệ mắc các vấn đề sức khỏe tâm thần là 10,94%[33].
Kết quả nghiên cứu của một số đề tài về sức khỏe tâm thần của học sinh
trung học phổ thông tại 3 tỉnh Hà Nội, Hòa Bình và Thái Bình cho thấy tỷ lệ
học sinh có vấn đề SKTT dao động từ 6,4% đến 24,2%. Tỷ lệ học sinh nam có
vấn đề SKTT cao hơn học sinh nữ. Học sinh có vấn đề SKTT tập trung ở khối
lớp 11,12. Nhìn chung trong các nhóm rối loạn về cảm xúc, hành vi, mối quan
hệ, tỷ lệ học sinh có vấn đề về quan hệ bạn bè và xã hội cao hơn do ở lứa tuổi
này các em phải tự mình giải quyết quá nhiều nhiệm vụ học tập, áp lực thành
tích học tập từ phía gia đình, thầy cô giáo trong khi chương trình học nặng về
kiến thức mang tính áp đặt và thiếu sự đầu tư vào việc bồi dưỡng kỹ năng sống,
mở rộng các mối quan hệ xã hội cho học sinh[34-35].


×