Tải bản đầy đủ (.doc) (20 trang)

ĐÁNH GIÁ kết QUẢ PHẪU THUẬT tạo HÌNH mũi sử DỤNG kết hợp sụn tự THÂN và vật LIỆU NHÂN tạo

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (184.56 KB, 20 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI
***&***

ĐỀ CƯƠNG ĐỀ TÀI CẤP CƠ SỞ

Tên đề tài:

ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ PHẪU THUẬT TẠO HÌNH MŨI SỬ
DỤNG KẾT HỢP SỤN TỰ THÂN VÀ VẬT LIỆU NHÂN TẠO

Cơ quan chủ trì

: Bệnh viện đại học Y Hà Nội

Chủ nhiệm đề tài

: Vũ Thị Dung

Thời gian thực hiện : 12 tháng

Năm - 2018


THUYẾT MINH ĐỀ CƯƠNG ĐỀ TÀI
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CẤP CƠ SỞ
1. Tên đề tài: ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ PHẪU THUẬT TẠO HÌNH MŨI

SỬ DỤNG KẾT HỢP SỤN TỰ THÂN VÀ VẬT LIỆU NHÂN TẠO.

2. Thời gian thực hiện:


12 tháng

3. Cấp quản lý: Cấp cơ sở

Từ tháng 10 năm 2018
đến tháng 10 năm 2019
4. Chủ nhiệm đề tài:
Họ và tên: Vũ Thị Dung
Chuyên môn: Bác sỹ
Đơn vị: Khoa Phẫu thuật Tạo hình Thẩm mỹ BV Đại học Y Hà Nội.
Điện thoại: 0987062017
5. Các cán bộ tham gia nghiên cứu:

Email:

1. Họ tên: TS. Hoàng Tuấn Anh
Đơn vị: Bộ môn Phẫu thuật Tạo hình Trường Đại học Y Hà Nội.
Khoa Phẫu thuật Tạo hình Thẩm mỹ BV Đại học Y Hà Nội.
2. Họ tên: BS. Nguyễn Hợp Nhân
Đơn vị : Khoa Phẫu thuật Tạo hình Thẩm mỹ BV Đại học Y Hà Nội.
3. Họ tên: BS. Nguyễn Nhâm Quỳnh An
Đơn vị: Khoa Phẫu thuật Tạo hình Thẩm mỹ BV Đại học Y Hà Nội.
4. Họ tên: BS. Thái Duy Quang
Đơn vị: Bộ môn Phẫu thuật Tạo hình Trường Đại học Y Hà Nội.
Khoa Phẫu thuật Tạo hình Thẩm mỹ BV Đại học Y Hà Nội.

1


6. Các sinh viên tham gia nghiên cứu:


7. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài:
* Lý do chọn đề tài:
Đặc điểm mũi người Châu Á khác với người Châu Âu ở chỗ mũi người châu Á
thường ngắn, hếch, sống mũi thấp. Vì vậy phẫu thuật tạo hình nâng mũi là kỹ
thuật rất phổ biến ở Châu Á nói chung và ở Việt Nam nói riêng [1], [2], [3]. Cho
đến nay việc sử dụng vật liệu tự thân vẫn được xem là ưu tiên hàng đầu vì có
được tính tương hợp sinh học cao [4] [7]. Nhược điểm của vật liệu tự thân là số
lượng và chất lượng không ổn định, khó được nuôi dưỡng và nguy cơ cao bị biến
dạng, nhất là khi cấy ghép với khối lượng lớn trên người Á đông. Từ năm 1964,
Khoo B.C. mô tả sử dụng silicone để nâng mũi, nhiều PTV châu Á chuyển xu
hướng sang dùng thuần túy silicone trong tạo hình nâng mũi [2]. Tuy nhiên, sau
thời gian dài sử dụng phương pháp này cũng bộc lộ một số yếu điểm như: lộ chất
liệu độn, mỏng da, căng bóng thậm chí thủng da, tạo sẹo lõm co rút biến dạng
chủ yếu vùng đầu mũi [8], [9], [10]. Nhằm phát huy ưu điểm và khắc phục
nhược điểm của hai nhóm chất liệu chính này, nhiều tác giả trên thế giới đã
thành công khi dụng vật liệu tự thân theo một kỹ thuật mới nhằm gia cố một số
cấu trúc khung sụn ở phần đầu mũi di động trước, sau đó phần khung sụn xương mũi cố định thì phối hợp với vật liệu nhân tạo hoặc tự thân [4], [8], [11].
Tại Việt Nam, chưa có nhiều nghiên cứu chuyên sâu về tạo hình nâng mũi, mà
chủ yếu là điều trị sau chấn thương hay bệnh lý. Một số tác giả như: Nguyễn
Huy Thọ và cs (1995) [13], Trần Thị Bích Liên (2009) [12], Bùi Duy Vũ (2011)
[14] đã có những công bố nghiên cứu tạo hình nâng mũi chủ yếu bằng vật liệu tự
thân hoặc sử dụng thuần tuý silicone. Việc phối hợp mô tự thân với vật liệu nhân
tạo theo hướng gia cố cấu trúc khung sụn đầu mũi trong tạo hình nâng mũi ít
được được nghiên cứu và đánh giá. Vì nhu cầu cấp thiết khắc phục những hạn

2


chế, di chứng do nâng mũi và góp phần cho phẫu thuật tạo hình nâng mũi được

hoàn thiện hơn, chúng tôi thực hiện đề tài với mục tiêu nghiên cứu:
1. Đánh giá kết quả phẫu thuật tạo hình mũi bằng sụn tự thân phối hợp với
vật liệu nhân tạo.
2. Đề xuất chỉ định sử dụng sụn tự thân và vật liệu nhân tạo trong tạo hình
mũi ở người Việt.
8. Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước (có trích dẫn tài liệu tham
khảo): Tổng quan tình hình nghiên cứu thuộc lĩnh vực của đề tài. Nêu được tính
cấp thiết của nghiên cứu.
Trên thế giới:
Năm 1997 Byrd H.S. công bố và được xem là người đầu tiên mô tả phương pháp
mở rộng vách ngăn (SEG: Septal Extension Graft), một loại hình kỹ thuật nâng
sống mũi mới, kèm gia cố cấu trúc khung sụn đầu mũi [15], [16].
Năm 2005 Pastorek N.J. mô tả kỹ thuật khác là dùng sụn tự thân tạo hình thanh
chống trụ mũi sau đó đặt vào giữa hai trụ trong của sụn cánh mũi, trên gai mũi
trước và khâu lại bằng chỉ PDS. Mảnh ghép này giúp gia cố trụ mũi và thay đổi
độ nhô cũng như góc mũi môi và cuối cùng cũng mở rộng vách ngăn. Kỹ thuật
này kèm mở rộng vách ngăn nhưng không dùng sụn vách ngăn mà dùng sụn vành
tai hoặc sụn sườn [17]. Sau đó cộng sự của ông là Carron M.A. (2013) đã chứng
minh bằng số liệu sự gia tăng thành công và ổn định độ nhô chóp mũi với kỹ
thuật này [18].
Tác giả Jang D.W. (2012) [19], Zhou J. (2014) [20] đều có báo cáo nâng cao mũi
thành công khi dùng Medport gia cố trụ mũi. Cả hai tác giả này cho rằng có thể
dùng Medport thay thế sụn vách ngăn để gia cố trụ mũi.
Tại Việt Nam:
Trên thực tế dùng vật liệu nhân tạo như silicone thuần túy để nâng sống mũi là
khá phổ biến nhưng ít được tổng kết trong y văn. Xu hướng phối hợp các chất
liệu tạo hình cùng nhiều kỹ thuật tiên tiến khác cũng được áp dụng nhưng chưa

3



được ghi nhận trong y văn. Vào những năm 90 của thế kỷ trước Nguyễn Huy
Phan và Nguyễn Huy Thọ (1993) nghiên cứu 300 trường hợp nâng sống mũi
trong đó 279 trường hợp sử dụng sụn sườn tự thân với kết quả tốt 88% [13].
Tác giả Trần Thị Bích Liên (2009) sử dụng sụn vách ngăn và sụn vành tai tạo
hình 20 trường hợp nâng sống mũi thứ kỳ với nhận xét 100% thấy an toàn lâu
dài, 90% có dáng mũi tự nhiên. Tác giả cho rằng sụn tự thân an toàn khi thay thế
chất liệu nhân tạo trong phẫu thuật sửa chữa mũi [12].
Năm 2016, Nguyễn Thành Nhân đã nghiên cứu tạo hình nâng mũi bằng mô tự
thân (sụn vách ngăn gia cố trụ mũi và sụn vành tai tạo hình đầu mũi) phối hợp
vật liệu nhân tạo. Tác giả cho rằng kỹ thuật đảm bảo về thẩm mỹ và chức năng,
giúp cải thiện được cùng một lúc 7 thông số về chiều cao, đặt biệt là chiều dài,
chiều ngang và hình dáng lỗ mũi, với tỷ lệ tối thiểu các biến chứng. Phương pháp
này là lựa chọn mới hiệu quả, khả thi và tương đối an toàn trong tạo hình nâng
sống mũi [21].
Như vậy việc phối hợp mô tự thân với vật liệu nhân tạo theo hướng gia cố cấu
trúc khung sụn đầu mũi trong tạo hình nâng mũi trên người Việt Nam thực tế cho
kết quả tốt, tuy nhiên vẫn chưa có nghiên cứu nào đánh giá hiệu quả việc phối
hợp mở rộng vách ngăn với vật liệu nhân tạo (supor hoặc medpor) kết hợp sụn tự
thân. Đây cũng chính là lý do để chúng tôi tiến hành thực hiện nghiên cứu này.
9. Nội dung:
* Đối tượng nghiên cứu:
Bệnh nhân có thấp sống mũi, đầu mũi ngắn, hếch, da mũi mỏng và có nhu cầu
làm phẫu thuật nâng mũi tại khoa phẫu thuật Tạo hình Thẩm mỹ Bệnh viện Đại
học Y Hà Nội từ tháng 01/2017 đến tháng 08 /2019.
Tiêu chuẩn chọn bệnh nhân
- Bệnh nhân trên 18 tuổi, có nhu cầu tạo hình nâng mũi lần đầu hoặc đã
phẫu thuật nâng sống mũi trước đó, nhưng chưa có thay đổi cấu trúc vách
ngăn do phẫu thuật thẩm mỹ hay bệnh lý.


4


- BN có sống mũi thấp, ngắn, đầu mũi to bè, trụ mũi ngắn (góc mũi môi
NLA >110 độ).
- Bệnh nhân có nhu cầu thu nhỏ đầu mũi, thay đổi hình dáng lỗ mũi.
-

Bệnh nhân có da đầu mũi mỏng hoặc biến dạng đầu mũi, trụ mũi do bệnh
lý.

- Bệnh nhân không có chấn thương gây biến dạng mũi-mặt.
Tiêu chuẩn loại trừ
- Bệnh nhân không đầy đủ thông tin hồ sơ bệnh án.
- Bệnh nhân dưới 18 tuổi.
- Bệnh nhân đã được phẫu thuật ở vùng vách ngăn trước đó vì lý do bệnh
lý hay thẩm mỹ.
- Bệnh nhân cần phải lấy thêm sụn sườn trong quá trình phẫu thuật do sụn
vách ngăn và sụn vành tai không đạt yêu cầu.
- Bệnh nhân đang bị thủng da, trồi mảnh ghép mũi hoặc có dấu hiệu
nhiễm trùng, viêm tấy vùng mũi.
- Bệnh nhân có các chống chỉ định phẫu thuật (theo tiêu chuẩn ngoại
khoa chung: Bệnh nhân có các bệnh lý cấp tính, mạn tính không có khả năng
phẫu thuật).
- Bệnh nhân có những yêu cầu quá mức hoàn hảo hay mắc bệnh tâm thần
kinh.
- Bệnh nhân không đồng ý tham gia vào nghiên cứu, các hồ sơ bệnh án
không có đầy dủ thông tin nghiên cứu
* Thời gian và địa điểm nghiên cứu:
- Thời gian nghiên cứu: tháng 10/ 2018 đến tháng 10/ 2019.

- Địa điểm nghiên cứu: Khoa phẫu thuật Tạo hình Thẩm mỹ Bệnh viện Đại học Y
Hà Nội.
* Phương pháp nghiên cứu:
- Thiết kế nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang ( Hồi cứu và tiến cứu)

5


- Mẫu nghiên cứu: cỡ mẫu và cách chọn mẫu
+ Mẫu nghiên cứu: Ngẫu nhiên.
+ Cỡ mẫu: Thuận tiện ( dự kiến 10 BN)
+ Cách chọn mẫu theo đúng tiêu chuẩn lựa chọn BN
- Nội dung nghiên cứu/ Các biến số và chỉ số trong nghiên cứu:
 Chỉ số nhân trác mũi:
1. Chiều dài mũi từ gốc đến chóp (NTP)
2. Chiều dài mũi từ gốc đến trụ (NSN)
3. Chiều ngang cánh mũi (AL-AL)
4. Chiều ngang nền mũi (AC-AC)
5. Chiều cao chóp mũi (SN-TP)
6. Góc mũi trán (NFA)
7. Góc mũi môi (NLA)
 Góc vòm: thường từ 500 - 600, góc quá hẹp, quá rộng sẽ ảnh hưởng đến
thẩm mỹ mũi.
 Khoảng cách giữa hai điểm đỉnh. Theo Wang Tai – ling và cộng sự phân
thành ba loại: loại I từ 6 - 8mm, loại II từ 8 - 10mm, loại III trên 10mm.
 Kết quả điều trị:
- Đánh giá hiệu quả của phẫu thuật sau mổ, kết quả gần và kết quả xa, dựa
trên sự thay đổi của các chỉ số nhân trắc sau phẫu thuật và sự thay đổi về
mặt chức năng của mũi và sự hài lòng của BN.
- Từ đó đề xuất chỉ định sử dụng sụn tự thân và vật liệu nhân tạo cho từng

loại mũi.
- Quy trình nghiên cứu:
Nghiên cứu hồi cứu
Thu thập đủ hồ sơ bệnh án, phim X quang, ảnh tư liệu, địa chỉ liên lạc.
Thống kê các thông số cần thiết:
- Chẩn đoán trước phẫu thuật.

6


- Các chỉ số nhân trắc mũi trước và sau phẫu thuật 3 tháng.
- Đánh giá sự hài lòng của BN sau phẫu thuật.
- Viết thư mời hoặc trực tiếp hẹn bệnh nhân đến viện để kiểm tra, đánh giá
kết quả xa ( 3 tháng, 6 tháng sau và 1 năm sau mổ). Chụp ảnh và phim X quang.
Nghiên cứu tiến cứu
Thăm khám bệnh nhân trước mổ để xác định các chỉ số nhân trắc mũi
trước phẫu thuật.
- Đề ra phương án phẫu thuật.
- Thực hiện quá trình phẫu thuật.
- Theo dõi và phát hiện sớm các biến chứng nếu có để có biện pháp xử lý
kịp thời.
- Đánh giá kết quả ngay sau mổ, sau mổ 7 ngày, sau mổ 3 tháng.
Quy trình Phẫu thuật:
Chúng tôi sử dụng phương pháp mổ mũi mở, với kỹ thuật mở rộng vách ngăn
bằng sụn tự thân hoặc vật liệu nhân tạo (supore), sụn vành tai để tạo hình chóp
mũi và phối hợp silicon để nâng cao sống mũi.
Vô cảm: Tê tại chỗ hoặc mê nội khí quản.
Các bước phẫu thuật:
- Bước 1: Tê tại chỗ.
- Bước 2: Phẫu thuật lấy mảnh ghép từ sụn vành tai.

- Bước 3: Mổ mở xuyên trụ mũi và bộc lộ khung xương-sụn mũi
- Bước 4: Phẫu thuật lấy mảnh ghép từ sụn vách ngăn (nếu dùng sụn vách
ngăn để dựng trụ).
- Bước 5: Tạo hình trụ mũi mới bằng kỹ thuật mở rộng vách ngăn (dùng sụn
vách ngăn, hoặc sụn tai chập đôi hoặc vật liệu nhân tạo).
- Bước 6: Khâu ép hai đỉnh vòm, đặt silicone tạo dáng sống mũi (cắt bỏ
phần silicone ở đầu mũi).
- Bước 7: Tạo hình đầu mũi bằng sụn vành tai có thể ghép chồng hai hoặc
ba mảnh sụn.
- Bước 8: Khâu đóng da và niêm mạc mũi, băng ép.

7


Đánh giá kết quả [21]:
 Kết quả sớm: ngay sau mổ, sau mổ 7 ngày, 01 tháng ở cả vùng cho mảnh
ghép vành tai và vùng nhận mảnh ghép theo 3 mức độ sau:
+ Tốt: Vết mổ khô, mũi ít sưng nề, hình dạng khá cân đối, không dấu hiệu
chảy máu, tụ máu, nhiễm trùng, hoại tử, trồi mảnh ghép, hay khó thở. +
Khá: Mũi sưng nề nhiều tại chỗ và cả xung quanh, có thể gây nghẹt mũi
nhẹ nhưng không dấu hiệu chảy máu, tụ máu lớn, nhiễm trùng, hoại tử,
trồi mảnh ghép.
+ Kém: Vết mổ có tình trạng nhiễm trùng, nề đỏ, có thể có dịch mủ hoặc
có một trong những biến chứng sau: chảy máu, tụ máu lớn, nhiễm trùng,
hoại tử, trồi mảnh ghép.
 Kết quả gần và xa được đánh giá theo thang điểm như sau: giai đoạn gần (
1-6 tháng) và xa ( sau 12 tháng) theo thang điểm đánh giá kết quả tạo
hình nâng mũi dựa trên 3 tiêu chí sau:
- Sự cải thiện của 7 thông số nhân trắc mũi (5 điểm) được đánh giá như sau:
+ 5 điểm - Cải thiện được 7/7 thông số nhân trắc.

+ 4 điểm - Cải thiện được 6/7 thông số nhân trắc.
+ 3 điểm - Cải thiện được 5/7 thông số nhân trắc.
+ 2 điểm - Cải thiện được 4/7 thông số nhân trắc.
+ 1 điểm - Cải thiện từ 0 - 3/7 thông số nhân trắc.
- Sự bảo tồn chức năng mũi (5 điểm):
+ 5 điểm - Chức năng thở hoặc ngửi mùi tốt hơn.
+ 4 điểm - Chức năng thở và ngửi mùi không khác.
+ 3 điểm - Một trong hai chức năng thở hoặc ngửi mùi kém hơn một bên.
+ 2 điểm - Cả hai chức năng thở và ngửi mùi kém hơn một bên.
+ 1 điểm - Khó thở và không ngửi mùi được cả hai bên.
- Mức độ hài lòng của bệnh nhân (5 điểm):
+ 5 điểm - Rất hài lòng

8


+ 4 điểm - Khá hài lòng
+ 3 điểm - Hài lòng nhưng còn ít khuyết điểm
+ 2 điểm - Không hài lòng
+ 1 điểm - Rất không hài lòng.
Sau đó theo tổng số điểm đạt được của 3 tiêu chí này phân loại thành 4 mức độ
nhằm đánh giá chung kết quả của phẫu thuật.
Tiêu chí đánh giá chung gồm 4 mức:
- Kết quả tốt: điểm trung bình từ 13 - 15 điểm.
- Kết quả khá: điểm trung bình từ 10 - 12 điểm.
- Kết quả trung bình: điểm trung bình từ 6 - 9 điểm.
- Kết quả kém: điểm trung bình từ 3 - 5 điểm.
- Phương pháp và công cụ thu thập thông tin:
+ Thước đo, thước đo góc.
+ Máy ảnh.

- Sai số và khống chế sai số
* Phân tích và xử lý số liệu
Thuật toán thống kê, chương trình SPSS 16.0.
* Khía cạnh đạo đức của nghiên cứu.
- Tất cả các BN tham gia nghiên cứu đều được tiến hành theo một quy trình
chung: Khám đánh giá tổn thương, lập kế hoạch phẫu thuật, tiến hành phẫu
thuật, theo dõi đánh giá kết quả sau mổ.
- Các BN trong nghiên cứu đều được giải thích rõ về mục đích nghiên cứu, biết
được trách nhiệm và quyền lợi cụ thể của mình, tự nguyện tham gia và hợp tác
chấp hành đầy đủ các qui định trong quá trình nghiên cứu. Được đọc bảng thông
tin cung cấp cho đối tượng nghiên cứu.
- Bệnh nhân và người giám hộ hợp pháp ký vào đơn tình nguyện tham gia
nghiên cứu. Chúng tôi chỉ tiến hành thu thập số liệu trên những bệnh nhân đồng
ý tham gia vào nghiên cứu.

9


- BN có quyền rút ra khỏi nghiên cứu bất kỳ thời điểm nào.
- Nghiên cứu nhằm mục đích chăm sóc và bảo vệ sức khỏe cho cộng đồng, ngoài
ra không có mục đích nào khác.
- Bệnh nhân nghiên cứu sẽ được làm bệnh án nghiên cứu, mỗi bệnh án nghiên
cứu được đánh số mã hóa và do một thành viên của nghiên cứu quản lý và lưu
trữ. Chỉ nhóm nghiên cứu mới biết chính xác thông tin của đối tượng nghiên cứu
và có quyền công bố kết quả nghiên cứu. Đối tượng nghiên cứu được cung cấp
thông tin về kết quả của phẫu thuật.
- Bệnh nhân được theo dõi liên tục để phát hiện tai biến và biến chứng và có
phương pháp xử lý.
- Khách quan trong đánh giá và phân loại, trung thực trong xử lý số liệu.
Đề tài này chỉ được thực hiện sau khi được thông qua. Nghiên cứu sẽ được

thực hiện theo đúng yêu cầu của hội đồng đạo đức trong nghiên cứu Y sinh học
trường Đại học Y Hà Nội thông qua và Hội đồng khoa học của Bệnh viện Đại
học Y Hà Nội.
10. Dạng kết quả dự kiến của đề tài.
* Dự kiến kết quả nghiên cứu.
10.1. Kết quả điều trị.
10.1.1. Phân bố theo tuổi và giới.
10.1.2. Các chỉ số nhân trắc trước mổ.
Bảng 1: Các chỉ số nhân trắc trước mổ so với các tác giả châu Á.
Thông số
Giá trị trung bình Độ lệch chuẩn
Chiều dài mũi NTP (mm)
Chiều dài mũi NSN (mm)
Chiều ngang cánh mũi AL-AL (mm)
Chiều ngang nền mũi AC-AC (mm)
Chiều cao chóp mũi SN-TP (mm)
Góc mũi trán NFA (độ)
Góc mũi môi NLA (độ)
Bảng 2: chỉ số nhân trắc góc vòm trước mổ ở nhóm nghiên cứu.
Góc vòm
Số lượng (n)

< 500

500 – 600

10

>600



Tỷ lệ (%)
Bảng 3: Chỉ số khoảng cách giữa hai điểm đỉnh trước mổ.
Khoảng cách giữa

Loại I

Loại II

Loại III

hai điểm đỉnh
Số lượng (n)
Tỷ lệ (%)

10.1.3. Quá trình phẫu thuật:
Bảng 4: Vật liệu sử dụng mở rộng vách ngăn, dựng trụ mũi.
Vật liệu
Sụn vách ngăn
Sụn vành tai
Sụn vách nhân

Số lượng (n)

Tỷ lệ (%)

tạo

(supor hoặc medpore)
- 100% Bệnh nhân dùng Silicone để nâng sống mũi và dùng sụn tai để tạo

hình đầu mũi, tất cả các trường hợp đều có khâu ép sụn cánh mũi bằng chỉ
PDS.
- Phẫu thuật bổ sung: Nhằm chỉnh sửa và hoàn thiện khung sụn – xương
cánh mũi.
Bảng 5: Các phẫu thuật bổ sung.
Các loại phẫu thuật bổ sung
Số lượng (n)
Chuyển vạt cân mỡ vùng đầu mũi
Ghép phức hợp da sụn tai
- Kết quả sớm trong một tháng đầu sau mổ:

Tỷ lệ (%)

Bảng 6: Đánh giá kết quả sớm.
Kết quả sớm
Số ca (n)
Tỷ lệ (%)
Tốt
Khá
Kém
Bảng 7: Ssự thay đổi của chỉ số nhân trắc góc vòm sau mổ.

11


Góc vòm
Số lượng (n)
Tỷ lệ (%)

< 500


500 – 600

>600

Bảng 8: Chỉ số khoảng cách giữa hai điểm đỉnh sau mổ.
Khoảng cách giữa

Loại I

Loại II

Loại III

hai điểm đỉnh
Số lượng (n)
Tỷ lệ (%)
- Đánh giá kết quả gần ( sau mổ 1 – 6 tháng)
Bảng 9: Đánh giá kết quả điều trị sau mổ từ 01 đến 06 tháng (n = 10).
Kết quả
5 điểm
Cải thiện 7 thông số

4 điểm

3 điểm

2 điểm

1 điểm


nhân trắc.
Chức năng thở và ngửi
mùi
Mức độ hài lòng
Kết quả chung theo
thang điểm
- Đánh giá kết quả xa (sau mổ trên 12 tháng)
Bảng 10: Đánh giá kết quả điều trị sau mổ trên 12 tháng n = ?.
Kết quả
5 điểm
Cải thiện 7 thông số

4 điểm

3 điểm

2 điểm

1 điểm

nhân trắc.
Chức năng thở và ngửi
mùi
Mức độ hài lòng
Kết quả chung theo
thang điểm
- Biến chứng sau mổ 01 tháng:
Bảng11: các biến chứng ngay sau mổ 01 tháng.


12


Kết quả điều trị
Chảy máu mũi
Tụ máu
Nhiễm trùng
Rách niêm mạc
Hoại tử niêm mạc
Vết thương chậm liền
Nghẹt mũi

Số lượng (n)

Tỷ lệ (%)

- Trường hợp BN phải mổ lại.
* Khả năng ứng dụng:
Phương pháp tạo hình mũi kết hợp sụn tự thân và vật liệu nhân tạo với kỹ thuật
mổ mở, kèm mở rộng vách ngăn bằng sụn tự thân giúp gia cố trụ mũi một cách
chính xác, vững chắc và cân đối trước khi nâng cao sống mũi. Vai trò trụ mũi
mới quyết định hình dáng mũi và lỗ mũi. Phương pháp này vừa nâng cao, đồng
thời vừa có thể kéo dài đầu mũi về phía trước, xuống dưới, vừa thu hẹp được
cánh mũi và lỗ mũi mà kỹ thuật mổ kín trước đây không thể thực hiện được. Vật
liệu nhân tạo tổng hợp silicone tạo dáng sống mũi ổn định với thời gian. Khác
biệt vượt trội của phương pháp này so với phẫu thuật nâng sống mũi bằng mảnh
độn silicone trước đó là nhằm giảm thiểu nguy cơ lộ mảnh ghép về lâu dài do
đầu mũi được tạo hình bằng mảnh ghép chồng sụn tai. Đây là phương pháp tạo
hình mũi an toàn áp dụng cho những BN có sống mũi thấp, đầu mũi ngắn, hếch,
da mũi mỏng mổ mũi lần đầu hoặc đã mổ mũi nhưng chưa can thiệp vào vách

ngăn mũi.
* Các sản phẩm của đề tài:
- Đề ra tiêu chuẩn để chẩn đoán và chỉ định phẫu thuật tạo hình mũi.
- Xây dựng quy trình phẫu thuật tạo hình mũi sử dụng kết hợp sụn tự thân và vật
liệu nhân tạo.
- Tham gia báo cáo khoa học, hướng dẫn sinh viên tham gia báo cáo tại Hội nghị
khoa học, các bài báo, đào tạo (sinh viên, học viên sau đại học)

13


- Đăng tải bài báo trên tạp chí Y học Việt Nam: 1 bài báo.

11. Tài liệu tham khảo (trích dẫn theo quy định của Tạp chí Nghiên cứu Y học)
1.

Angelos P.C., Toriumi D.M.

(2012), “Contemporary

review

of

rhinoplasty”,Arch Facial Plast Surg., 14(4), pp.238-247.
2.

Ishii Clyde H. (2014), “Current Update in Asian Rhinoplasty”,Plast
Reconst. Surg. Glob. Open, 2(4), pp. e133.


3.

Park J.I. (2007), Introdution to augmentation rhinoplasty, In: Asian facial
cosmetic surgery. Saunders Elsevier Inc, pp.137-143

4.

Toriumi D. M, Augmentation Rhinoplasty with Autologous Cartilage
Grafting. Asian facial cosmetic surgery. 2007; 22, p 229 – 249.

5.

Toriumi, D & Pero, C. Asian Rhinoplasty 2. Clin Plastic Surg. 2010; 37, p
335-352.

6.

Loyo M., Ishii E.L. (2013), “Safety of alloplastic materials in
rhinoplasty”, Facial Plast Surg, 7 doi: 10.1001/jamafacial, 2013.787.

7.

Jin H.R., Won T.B. (2009), “Nasal tip augmentation in Asians using
autogenous cartilage”. Otolaryngol Head Neck Surg. 140(4), pp. 526-30.

8.

Jung D.H., Moon H.J., et al. (2004), “Secondary rhinoplasty of the Asian nose:
correction of the contracted nose”, Aesthetic Plast Surg, 28(1), pp. 1-7.


9.

Pak MV, Chan ES, CA van Hasselt. Late complication of nasal
augmention using silicone implants. J largygol otol. 1998; 112: p 1074 –
1077.

10.

Wong FT., Soo G., et al. Implication of Chinese face reading on the
aesthetic sense. Archives of facial plastic surgery. 2010 Jul-Aug;12(4):21821.

11.

Ullas R. (2004), “Immediate autogenous cartilage graft in rhinoplasty after
alloplastic implant rejection”, Arch. facial plastic surgery, 6, pp.192-196.

12.

Trần Thị Bích Liên (2009), “Chỉnh hình mũi bằng sụn tự thân”, Y học TP.

14


Hồ Chí Minh, 13(1), tr. 165-167.
13.

Nguyễn Huy Thọ, Nguyễn Huy Phan (1993), “Một số kinh nghiệm về
phẫu thuật nâng sống mũi qua 300 trường hợp tại Viện Quân Y 108 và
bệnh viện Hai Bà Trưng Hà Nội”, Phẫu thuật tạo hình, II (1). tr.22-25.


14.

Bùi Duy Vũ (2011), Nghiên cứu đặc điểm hình thái lâm sàng của dị hình
tháp mũi mắc phải và biện pháp can thiệp, Luận văn thạc sĩ Y học, Trường
Đại học Y Hà Nội.

15.

Byrd H.S., Andochick S., et al. (1997), “Septal extension grafts: a method of
controlling tip projection shape”, Plast. Reconstr. Surg., 100(4), pp. 999-1010.

16.

Byrd H.S., Ha R.Y. (2003), “Septal extension grafts revisited: 6-year
experience in controlling nasal tip projection and shape”, Plastic and
Reconstructive Surgery, 112, p. 1929-35.

17.

Pastorek N.J., Bustillo A., et al. (2005), "The extended columellar strut-tip
graft". Arch Facial Plast Surg. 7,pp.76-84.

18.

Carron M.A., Zoumalan R.A., et al. (2013), “Measured gain in projection
with the extended columellar strut-tip graft in endonasal rhinoplasty”.
JAMA Facial Plast. Surg. 15(3), p.187-191.

19.


Jang D.W., Li Y. et al. (2012), "Nasal Measurements in Asians and HighDensity Poruos Polyethylene Implant in Rhinoplasty". Arch Facial Plast
Surg. 14(3), pp.181-187.

20.

Zhou J., Huang X. (2014), "Orietal nose elongation using an L shaped
polyethylene sheet implant for combined septal spreading and extension".
Aesth. Plast. Surg. 38, pp. 295-302.

21.

Nguyễn Thành Nhân (2016). Nghiên cứu tạo hình nâng mũi bằng mô tự
thân phối hợp với vật liệu nhân tạo. Luận án Tiến sỹ Y học. Viện Nghiên
cứu khoa học Y dược học lâm sàng 108.

22.

Tham C., Lai YL., et al. Silicone augmentation rhinoplasty in an Oriental
population. Annals of plastic Surgery. 2005 Jan;54(1):1-5 discussion 6-7;

15


23.

Armando Boccieri, MD*, Carlo Macro, MD (2006). Septal Considerations
in Revision Rhinoplasty . Facial plastic surgery clinics of north America,
p1 – 15.

24.


Yadranko D., Robert D. Closed rhinoplasty. Operative Techniques in
Otolaryngology . 2007; 18, p 233-242 (chỉ số nhân trắc.)

12. Phụ lục
MẪU BỆNH ÁN NGHIÊN CỨU TẠO HÌNH MŨI
Họ và tên:.................................................…………………………………………
Năm sinh:.............. Dân tộc:...................... Giới tính: Nam  Nữ 
Địa chỉ:...................................................... Ngày vào viện:..................................
Số hồ sơ lưu trữ:........................................ Ngày ra viện:.....................................
Số ngày nằm viện:.....................................
Chẩn
đoán:................................................................................................................
Phương pháp điều trị:
1. Tiền sử:
- Gia đình:.........................................................................................................
- Bản thân:........................................................................................................
2. Toàn thân:
- Bệnh lý mãn tính mắc phải:
- Đã điều trị ngoại khoa:
- Đã phẫu thuật mũi trước đó:
3. Khám:
3.1. Bệnh nhân có nhu cầu nâng mũi: Lần đầu  Sửa lại 
3.2. Chụp ảnh: Đo đạc 7 thông số mũi trước và sau mổ
Biến số

Trước mổ

Sau mổ trong


16

Sau mổ trong

Sau mổ 12


1 tháng

6 tháng đầu

tháng

NTP
NSN
AL - AL
AC - AC
NFA
NLA
- Góc vòm
- Khoảng cách giữa hai điểm đỉnh.
4. Điều trị: phẫu thuật nâng mũi cấu trúc kết hợp sụn tự thân với vật liệu nhân
tạo.
4.1.Vật liệu được phối hợp để tạo hình nâng mũi.
1. Sụn vách ngăn 
2. Sụn vành tai 
3. Vật liệu nhân tạo mở rộng vách ngăn ( supor hoặc medpor) 
5. Silicone 
4.2. Đánh giá kết quả sớm (thời điểm trong 1 tháng đầu sau mổ)
1. Liền vết thương kỳ đầu Có  Không 

2. Chảy máu mũi Có  Không 
3. Tụ máu

Có  Không 

4. Nhiễm trùng Có  Không 
5. Rách niêm mạc Có  Không 
6. Hoại tử niêm mạc

Có  Không 

7.Liền vết thương kỳ hai Có  Không 
8.Nghẹt mũi

Có  Không 

9. Cần chỉnh sửa lại: Có  Không 
4.3. Đánh giá kết quả gần (từ 1 - 6 tháng đầu) sau mổ: Thu thập 9 thông số định
lượng và định tính tháp mũi sau mổ từ 1-6 tháng đầu.
- Sự hài lòng của bệnh nhân 5 điểm  4 điểm  3 điểm  2 điểm  1 điểm 
- Sự cải thiện thông số mũi 5 điểm  4 điểm  3 điểm  2 điểm  1 điểm 
- Sự bảo tồn chức năng mũi. 5 điểm  4 điểm  3 điểm  2 điểm  1 điểm 

17


 Biến chứng hoặc di chứng nếu có:
1.Lệch sống mũi 
2. Lệch chóp mũi 
3.Lệch vách ngăn 

4. Giảm độ nhô đầu mũi 
5. Đầu mũi bị cứng 
6. Lộ sụn, mỏng da 
7. Nhiễm trùng muộn 
Di chứng khác: Cần chỉnh sửa lại: Có  Không  Lý do chỉnh sửa lại:
4.4.

Đánh giá kết quả thời điểm xa (sau mổ từ 12 tháng trở lên).

Thu thập 9 thông số định lượng và định tính tháp mũi sau mổ 12 tháng trở lên.
- Sự hài lòng của bệnh nhân 5 điểm  4 điểm  3 điểm  2 điểm  1 điểm 
- Sự cải thiện thông số mũi 5 điểm  4 điểm  3 điểm  2 điểm  1 điểm 
- Sự bảo tồn chức năng mũi 5 điểm  4 điểm  3 điểm  2 điểm  1 điểm 
Biến chứng hoặc di chứng nếu có:
1. Lệch sống mũi 
2. Lệch chóp mũi 
3. Lệch vách ngăn 
4. Giảm độ nhô đầu mũi 
5. Đầu mũi bị cứng 
6. Lộ sụn, mỏng da 
7. Nhiễm trùng muộn  Di chứng khác:
Cần chỉnh sửa lại: Có  Không  Lý do chỉnh sửa lại:
13. Tiến độ thực hiện đề tài ( tối đa 12 tháng)

14. Kinh phí thực hiện đề tài (kèm theo dự toán kinh phí chi tiết)
Kinh phí tự túc: 10 (triệu đồng)

18



Hà nội, ngày 14 tháng 10 năm 2018
Duyệt củaTrưởngKhoa/ Phòng

Chủ nhiệm đề tài

(Ký và ghi rõ họ tên)

(Ký và ghi rõ họ tên)

Duyệt của Ban giám đốc

Phụ trách NCKH

19



×