Tải bản đầy đủ (.docx) (39 trang)

TỔNG QUAN về THUỐC y học cổ TRUYỀN TRONG điều TRỊ CHỨNG tý

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (254.26 KB, 39 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ÐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

TRƯỜNG ÐẠI HỌC Y HÀ NỘI

NGUYỄN THỊ BÍCH HỒNG

TỔNG QUAN VỀ THUỐC Y HỌC CỔ TRUYỀN
TRONG ĐIỀU TRỊ CHỨNG TÝ

CHUYÊN ÐỀ TIẾN SĨ

HÀ NỘI – 2018


BỘ GIÁO DỤC VÀ ÐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

TRƯỜNG ÐẠI HỌC Y HÀ NỘI
=========

NGUYỄN THỊ BÍCH HỒNG

TỔNG QUAN VỀ THUỐC Y HỌC CỔ TRUYỀN
TRONG ĐIỀU TRỊ CHỨNG TÝ
Người hướng dẫn khoa học:
PGS. TS. Nguyễn Thị Thu Hà

Cho đề tài: “Đánh giá độc tính và hiệu quả điều trị của cao


lỏng ích gối khang trên bệnh nhân thoái hóa khớp gối”

Chuyên ngành : Y học cổ truyền
Mã số

:

CHUYÊN ÐỀ TIẾN SĨ

HÀ NỘI – 2018


CHỮ VIẾT TẮT
YHCT
YHHĐ

: Y học cổ truyền
: Y học hiện đại


MỤC LỤC


5
ĐẶT VẤN ĐỀ
Chứng tý là bệnh danh chung của một số chứng bệnh trong y học cổ truyền
(YHCT). Khái niệm chứng tý xuất hiện sớm nhất trong sách Hoàng đế nội kinh.
Chủ yếu các ghi chép về chứng tý được tìm thấy ở chương Tý luận [1][2].
Chứng tý là kinh mạch bị ngoại tà xâm phạm vào lạc mạch làm bế tắc dẫn đến
khí huyết vận hành không thông với triệu chứng bì phu (da), cân cốt (gân xương),

cơ nhục, khớp xương tê bì đau tức ê ẩm, sưng, co duỗi khó khăn [3][4][5].
Trong chương tý luận có đoạn viết về nguyên nhân gây bệnh, chứng hậu
và bệnh có của chứng tý :“Phong hàn thấp tý, ba thứ khí kết hợp gây ra chứng
tý. Nếu phong khí mạnh thì gây hành tý, hàn khí mạnh thì gây thống tý, thấp
khí mạnh thì gây thấp tý” [6][7]. Theo y học cổ truyền nguyên nhân gây bệnh
chứng tý là do trên cơ sở chính khí cơ thể suy yếu, tà khí phong hàn thấp thừa
cơ xâm phạm hoặc phong hàn thấp tà uất lâu hoá nhiệt, hoặc là nhiệt tà tác
động làm tắc lạc mạch [8][9].
Đối chiếu chứng tý với các bệnh theo y học hiện đại (YHHĐ), chứng tý
thường gặp trong các bệnh như đau dây thần kinh ngoại biên, thoái hoá khớp,
viêm đa khớp dạng thấp, thấp khớp cấp, viêm cột sống dính khớp, viêm cơ,
bệnh gút, bệnh thoái hoá khớp gối. Hiện nay Y học hiện đại (YHHĐ) đã sử
dụng nhiều phương pháp và thuốc để điều trị dự phòng bao gồm kháng sinh,
ức chế miễn dịch, giảm đau chống viêm, DMARD (disease modifying antirheumatic drugs), các tác nhân sinh học, vật lý trị liệu, chỉnh hình, phẫu thuật
[10][11]. Tuy nhiên, những bệnh thuộc chứng tý đa số là bệnh mạn tính, đòi
hỏi quá trình điều trị lâu dài. Các thuốc YHHĐ có thể gây tác dụng không
mong muốn trên hệ thống tiêu hoá, tiết niệu …và giá thành cao. Vì vậy, việc
tìm kiếm các thuốc có nguồn gốc thảo dược, có hiệu quả điều trị, ít tác dụng
không mong muốn là mục tiêu của các nhà khoa học. Ở nước ta hiện nay,
song song với điều trị thoái hóa khớp gối bằng Y học hiện đại, Y học cổ truyền
ngày càng chứng minh được hiệu quả điều trị của mình.


6
Trong chuyên đề này, để làm rõ hơn về các vị thuốc và bài thuốc y học
cổ truyền có tác dụng trong điều trị chứng tý, chúng tôi xin trình bày một số
nội dung như sau:
1. Tổng quan về một số vị thuốc YHCT trong điều trị chứng tý.
2. Tổng quan về một số bài thuốc YHCT có tác dụng điều trị chứng tý.



7
I. MỘT SỐ VỊ THUỐC CÓ TÁC DỤNG TRONG ĐIỀU TRỊ CHỨNG TÝ
Theo Y học cổ truyền, nguyên nhân gây chứng tý bao gồm do ngoại
nhân, nội nhân, và bất nội ngoại nhân. Do nội nhân, chủ yếu do nguyên khí
suy yếu, hoặc có sẵn khí huyết hư suy, hoặc do ốm lâu tổn thương khí huyết,
hoặc tuổi già thiên quý suy ảnh hưởng làm cho Can thận hư, tà khí nhân cơ
hội xâm nhập gây bệnh. Do bất nội ngoại nhân như làm việc ở nơi thời tiết,
khí hậu lạnh, ẩm, do ăn uống không điều hoà, tỳ vị thất vận, tích trệ thấp, thấp
sinh đàm gây tắc trở kinh mạch, cơ nhục. Do ngoại nhân chủ yếu do 3 thứ tà
khí phong, hàn, thấp thừa cơ vệ khí suy yếu xâm nhập vào cơ thể. Hoặc là
phong hàn thấp tà uất lâu hoá nhiệt, hoặc là kinh lạc có tích nhiệt, lại có phong
hàn thấp tà xâm nhập gặp nguyên khí hư yếu mà sinh bệnh. Các tà khí này lưu
lại ở bì mao, cơ nhục, kinh lạc, làm cho khí huyết bế tắc không thông gây sưng,
đau, nhức, tê, nặng, mỏi, ở một vùng cơ thể hay các khớp xương [12]. Trong
YHCT, các nhóm thuốc điều trị chứng tý có tác dụng khu phong, tán hàn, trừ
thấp và thường thuộc các nhóm thuốc khu phong, trừ thấp, hoạt huyết, bổ can
thận. Liên hệ với YHHĐ, các thuốc YHCT có tác dụng điều trị chứng tý là có
tác dụng giảm đau, chống oxy hoá, chống viêm [13]. Dựa vào các thành phần
hoá học chính thường có trong dược liệu, các thuốc YHCT có tác dụng giảm
-

đau, chống viêm, chống oxy hoá thuộc các nhóm dược liệu sau [14]:
Nhóm dược liệu chứa Saponin
Nhóm dược liệu chứa Flavonoid
Dược liệu chứa Coumarin
Nhóm dược liệu chứa tinh dầu
Nhóm dược liệu chứa Alcaoid
Nhóm dược liệu chứa Anthranoid
Nhóm dược liệu chứa Tanin

I.1.

Nhóm thuốc phát tán phong thấp:
I.1.1. Thổ phục linh

Bộ phận dùng: Thân rễ của cây thổ phục linh Smilax glabra Roxb., họ
Hành (Liliaceae) [15][16]
Thành phần hoá học


8
Saponin, tannin, chất nhựa, tinh bột. Ngoài ra có astiblin, engelitin, acid 3O-caffeoylshikimic, acid shikimic, acid ferulic, beta-sitosterol, glucose [17].
Tác dụng dược lý
- Bảo vệ chống lại tác nhân kích thích gây phản ứng oxy hoá gây ra bởi chì:
Cao chiết còn Thổ phục linh cải thiện lâm sàng của chuột bị tiếp xúc với chì,
giúp tăng lượng thức ăn và cân nặng của chuột. Cao chiết Thổ phục linh giúp
cải thiện đáng kể các thông số sinh hoá thử nghiệm và hoạt động enzym
chống oxy hoá. Tác dụng bảo vệ của cao chiết Thổ phục linh có thể là do hoạt
động dọn gốc tự do của nó. Glycosid, phân lập từ Thổ phục linh, có thể ức chế
sự peroxy lipid, khôi phục hoạt động của enzym chống oxy hoá superoxide
dismutase, catalase và ngăn chặn sự thiếu hụt glutathiol [18].
- Dọn gốc tự do: cao chiết Thổ phục linh có khả năng dọn gốc tự do 1,1diphenyl-2-picrylhydrazyl (IC50=7.4 µg/ml). Ngoài ra, tế bào V79-4 được
điều trị bằng cao chiết rễ Thổ phục linh cũng có sự gia tăng hoạt động của
glutathion peroxidase phụ thuộc liều từ 4-100 µg/ml [19].
- Điều hoà miễn dịch: cao chiết rễ Thổ phục linh đường uống (400 hoặc
800mg/kg) được so sánh với Prednisolon (10 mg/kg) đường tiêm.
- Cao chiết Thổ phục linh được so sánh với Prednisolon (10mg/kg) đường tiêm
có tác dụng giảm sản xuất IL-1, TNF và NO khi đại thực bào bị kích hoạt quá
mức, nhưng không phục hồi tăng sinh tế bào lympho T, sản xuất IL-2, gây
giảm mạnh sự tăng cân [20].

Tính vị, tác dụng, ứng dụng theo YHCT [17][22][21].
- Vị ngọt, tính bình. Qui vào kinh can, thận.
- Tác dụng: trừ phong thấp, thanh nhiệt giải độc.
- Ứng dụng: Chữa viêm khớp cấp, viêm khớp dạng thấp, có sưng nóng đỏ đau,
chữa mụn nhọt, ỉa chảy nhiễm khuẩn, eczema.
- Liều lượng: 6-12g/ngày, có thể dùng 40g/ngày.
- Kiêng cự: người đau dạ dày dùng thận trọng do thuốc có tác dụng tăng tiết
dịch dạ dày.
I.1.2. Uy linh tiên


9
Bộ phận dùng: Rễ của cây Uy linh tiên (Clementis sinensis Osbeck).
Họ Hoàng liên ( Ranunculaceae) [23][15][16].
Thành phần hoá học: Saponin triterpen, protoanemonin, anemonin,
ranunculin và clematosid [15].
Tác dụng dược lý: [15][16]
- Tác dụng giảm đau: bài thuốc phối hợp với uy linh tiên có tác dụng giảm đau
trên mô hình gây đau quặn bụng do tiêm phúc mạc dung dịch acid acetic cho
chuột nhắt trắng
- Tác dụng trên cơ trơn: nước sắc rễ uy linh tiên có tác dụng giãn cơ trơn.
- Tác dụng lợi mật: Thí nghiệm trên thỏ cho thấy nước sắc từ rễ có tác dụng
-

tăng lưu lượng mật tiết ra.
Tác dụng kháng khuẩn, kháng nấm.
Tính vị, tác dụng, ứng dụng theo YHCT [23]:
Vị cay, mặn, tính ấm. Qui vào kinh bàng quang và đi tới 12 kinh mạch.
Tác dụng: trừ phong thấp, thông kinh hoạt lạc.
Ứng dụng:

+ Chữa đau khớp và đau dây thần kinh, đau nhức trong xương, chân tay

tê dại, đau lưng. Dùng với phòng phong, xuyên khung, khương hoạt.
+ Dùng ngoài: ngâm rượu và chữa hắc lào.
- Liều lượng: 4-12g/ngày

I.1.3. Ngũ gia bì
Bộ phận dùng: Ngũ gia bì là vỏ cây Ngũ gia bì (Acanthopanax
aculeatum Seem). Hoặc Ngũ gia bì chân chim (Nitex heterophylla Roxb.) Họ
ngũ gia bì (Araliaceae) [23][15].
Thành phần hoá học: Saponin, tanin, tinh dầu, acid asiaticcosid, 12triterpen glycosid [22][15][16].
Tác dụng dược lý [15]
Tác dụng tăng lực: Thí nghiệm trên chuột nhắt trắng, với liều 2,5g/kg
ngũ gia bì làm tăng rõ rệt thời gian bơi của chuột.
- Tác dụng chống lạnh.
Tính vị, tác dụng, ứng dụng theo YHCT [23][23]:
- Vị cay, tính ấm. Qui vào kinh can, thận.


10
- Tác dụng: trừ phong thấp, làm khoẻ mạnh gân xương.
- Ứng dụng:
+ Khu phong chỉ thống: chữa đau khớp và đau dây thần kinh, đau các
cơ do lạnh. Dùng kết hợp với ngưu tất, cẩu tích, mộc qua…
+ Bổ dưỡng khí huyết: dùng khi cơ thể suy nhược, thiếu máu, vô lực,
mệt mỏi dùng với thiên niên kiện, đẳng sâm, đinh lăng. Thuốc có tác dụng
tăng sức dẻo dai bền bỉ của cơ bắp.
+ Kiện tỳ, bổ thận: dùng chữa các chứng người cao tuổi gân cốt mềm
yếu, lưng đau do can thận hư (hay phối hợp với ngưu tất, đỗ trọng, ba kích).
Trẻ em cơ nhục teo nhẽo, chậm biết đi dùng với ba kích, thỏ ty tử.

+ Lợi niệu, tiêu phù thũng: chữa phù do thiếu sinh tố B1, cơ thể phù nề,
tiểu tiện khó. Dùng với đaị phúc bì, bạch linh.
+ Giảm đau: dùng trong sang chấn, gẫy xương dùng với tục đoạn, địa
cốt bì. Giải độc: trị mụn nhọt sang lở.
Liều lượng: 8-16g/ngày.
I.1.4. Cỏ xước
Bộ phận dùng: Rễ của cây Ngưu tất nam Achyranthes aspera L., họ rau
dền (Amaranthaceae) [17][24][21][22].
Thành phần hoá học:
81,9% nước, 3,7% protid, 9,2% glucid, 2,9% xơ, 2,3% tro; 2,6%
caroten, 2,0% vitamin C. Trong rễ có acid oleanolic (sapogenin). Hạt chứa
hentriacontan và saponin 2%, acid oleanolic, saponin oligosaccharid, acid
oleanolic 1,1%. Steroid, alkaloid, triterpen [17][24].
Tác dụng dược lý
- Giảm đau: Chuột được dùng cao chiết Methanol của Cỏ xước, theo đường
uống với liều 300, 600, 900 mg/kg/ngày, thuốc đối chiếu là Meloxicam
(10mg/kg/ngày) và Morphin sulfat (1,5mg/kg/ngày) đã cho thấy cao chiết Cỏ
xước có tác dụng giảm đau đáng kể trên cả mô hình mâm nóng và mô hình
nhúng đuôi. Các nghiên cứu ban đầu cho thấy sự có mặt của steroid, alkaloid,
triterpen trong cao chiết methanol lá Cỏ xước có thể khiến cây có tác dụng
dược lý này [17].


11
- Chống viêm khớp: saponin và acid oleanic (genin của nó) có tác dụng chống
viêm chữa thấp khớp, tác dụng theo kiểu giảm miễn dịch và chống viêm dị
ứng của dược liệu Cỏ xước [25].
Tính vị, tác dụng, ứng dụng theo YHCT [17][21][24][22]
- Vị đắng, chua, tính bình. Quy kinh can, thận
- Tác dụng: thanh nhiệt, tiêu viêm

- Ứng dụng: chữa đau nhức xương khớp, trị cảm mạo, phát sốt, sổ mũi, sốt rét,
lỵ, đái dắt, đái buốt, đau bụng kinh, kinh nguyệt không đều.
- Liều dùng: 12-40g/ngày.
I.1.5. Kê huyết đằng
Bộ phận dùng: Thân của cây Kê huyết đằng Spatholobus suberectus,
Họ Đậu (Fabaceae) [17][21].
Thành phần hoá học:

Flavonoid

(catechin,

epigallocatechin,

gallocatechin và epicatechin…). Một số hợp chất được xác định từ cao chiết
ethanol Kê huyết đằng: prestegane B; (2R, 3R)-buteaspermanol; (+)medioresinol [17][26]
Tác dụng dược lý:
- Chống viêm: Cao kê huyết đằng đã được chứng minh có tác dụng tương
đương với các thuốc chống viêm NSAIDs. Thể hiện qua việc nó có khả năng
ức chế enzym COX-1 mạnh cao hơn so với Aspirin trong cùng điều kiện thí
nghiệm (p<0,001).
Tính vị, tác dụng, ứng dụng theo YHCT [23][17]:
- Vị đắng, ngọt, tính ôn. Quy kinh tâm, tỳ.
- Tác dụng: hành huyết, chỉ thống, thông kinh lạc, thư cân
- Ứng dụng: Cố thận, bổ xương cốt, dùng trong bệnh đau lưng, đau xương, đau
các khớp chân tay, phát tán phong thấp.
- Liều dùng, cách dùng: Ngày 9-30g, dạng thuốc sắc hay rượu thuốc.
I.1.6. Phòng phong
Bộ phận dùng: Thân rễ của cây phòng phong Ledebouriella seseloides
Wolf, họ Hoa tán (Apiaceae).



12
Thành phần hoá học: 13 chất coumarin, chromon và polyacetylen, chủ
yếu là khellaceton diester, umbelliferon, silinidin, anomalin, nodakenin và
acid ferulic [17].
Tác dụng dược lý:
Kháng Histamin: Phòng phong có tác dụng đối kháng với Histamin và
acetylcholin thể hiện qua tác dụng ức chế co thắt cơ trơn ruột cô lập chuột
lang gây bởi histamin và acetylcholin [17].
Chống viêm: Phòng phong có tác dụng chống viêm theo cơ chế ức chế
sự tổng hợp NO° trong quá trình viêm [27].
Chống oxy hoá: cao chiết Phòng phong đã được nghiên cứu là có tác
dụng dọn gốc tự do DPPH và supperoxid, được dùng để điều trị bệnh dị ứng
eczema mạn tính [28].
Tính vị, tác dụng, ứng dụng theo YHCT [23]
- Vị cay, ngọt, tính ấm, quy kinh can, bàng quang.
- Tác dụng tán phong, trừ thấp.
- Ứng dụng:
+ Chữa chứng ngoại cảm phong hàn.
+ Giải dị ứng, chữa ngứa, nổi ban, chữa đau dây thần kinh, co cứng các
cơ, đau các khớp.
+ Giải kinh: trị bệnh co quắp, uốn ván dùng với bạch cương tàm, toàn yết.
- Liều lượng: 6-12g/ngày.
I.1.7. Thiên niên kiện
Bộ phận dùng: Thân rễ của cây Thiên niên kiện Homalomena occulta
(Lour.) Schott, họ Ráy (Araceae)
Thành phần hoá học: Tinh dầu (epi-a-cadinol (14.8%), acadinol

(14.8%),


a-terpineol

(13.8%),

linalool

(11.1%),

terpinen-4-ol (4.92%), and a-cadinene (4.91%), a-pinen, bpinen, limonene, a-terpineol, nerol,eugenol, myreenol...);
Sesquiterpen

(oplopanol;

oplodiol;

bullaatatantriol;...);


13
Phenolic (protocatechuic aacid, vanillic acid, syringic acid,
caffeic acid, p-coumaric acid, ferulic acid và apigenin) [17]
Tác dụng dược lý
- Kích thích tăng sinh tế bào tạo xương: Thử nghiệm in vitro các hợp chất
Oplodiol, oplopanon, homalomenol C, bullatantriol phân lập từ cao chiết CHCl 3
Thiên niên kiện có tác dụng kích thích đáng kể lên sự tăng sinh và biệt hoá tế
bào tạo xương, trong khi các hợp chất khác có tác dụng trung bình. [29]
- Tinh dầu trong Thiên niên kiện được ghi nhận là có tác dụng kháng Histamin,
chống viêm, giảm đau, giảm nhẹ các triệu chứng viêm khớp dạng thấp [30]
- Apigenin trong Thiên niên đã được chứng minh có tác dụng chống oxy hoá,

chống dị ứng, ức chế sự sản sinh IL-4 khi nghiên cứu trên tế bào T [31].
Tính vị, tác dụng, ứng dụng theo YHCT [23]
- Tính vị, quy kinh: vị đắng, cay, hơi ngọt, tính nóng. Quy vào kinh can, thận.
- Tác dụng: trừ phong thấp, bổ thận.
- Ứng dụng:
+ Chữa đau khớp, đau dây thần kinh trong các trường hợp phong hàn
thấp tý đau nhức xương khớp, cơ nhục.
+ Kích thích tiêu hoá dùng khi tỳ hư ăn uống kém
+ Làm khoẻ mạnh gân xương.
- Liều lượng : 6-12g/ngày.
Có thể ngâm rượu cùng với một số thuốc khác để xoa bóp khi cơ bắp,
xương khớp sưng đau.
I.1.8. Hy thiêm thảo
Bộ phận dùng: Dùng toàn cây lúc nở hoa của cây Hy thiêm
Siegesbeckia orientalis L., họ Cúc (Asteraceae)
Thành phần hoá học: Alcaloid, diterpen: darutosid, kirenol,
siegesbeckiosid, siegesbeckiol, acid siegesbeckic, acid (-)-16,17-dihydroxy16-kauran-19oic [17].
Tác dụng dược lý:
Tác dụng chống viêm cấp:
+ Cao phân đoạn n-butanol, n-hexan, ethylacetat và dịch chiết nước của
cây Hy thiêm có tác dụng chống viêm trên mô hình gây viêm cấp bàn chân
chuột bằng carrageenan và mô hình gây viêm màng hoạt dịch bằng tinh thể
urat, trong đó phân đoạn n-butanol có tác dụng ngay từ thời điểm đầu tiên với


14
phần trăm ức chế phù là 51,9%, tác dụng kéo dài trong 3 giờ, điểm đánh gía
triệu chứng viêm là 2 (1-3), giảm so với lô chứng (uống natri carboxymethyl
cellulose) (p<0,05). Lá hy thiêm có tác dụng ức chế khá mạnh giai đoạn viêm
cấp tính trong thí nghiệm gây phù bàn chân chuột cống trắng bằng kaolin, với

liều 3,8g/kg chuột tiêm dưới da gây ức chế 50% cường độ viêm cấp [32].
+ Kirenol là một hợp chất kiểu diterpenoid trong Hy thiêm, có tác dụng
chống viêm cấp, ức chế phù nề. Chế phẩm chứa kirenol 0,4-0,5% có tác dụng
chống viêm tương tự tác dụng của gel chứa 0,5% piroxicam [33].
- Tác dụng giảm đau:
Phân đoạn n-butanol Hy thiêm với liều 120mg/kg có tác dụng giảm đau
trên mô hình thực nghiệm: có tác dụng tăng ngưỡng phản ứng đau của chuột
tại thời điểm 3 giờ sau tiêm carrageenan trên mô hình Rall-Selitto, phần trăm
đảo ngược ngưỡng phản ứng đau tại thời điểm này là 31,7%, có tác dụng rút
ngắn thời gian phản ứng đau trên mô hình mâm nóng cải tiến, phần trăm ức
chế phản ứng đau là 66,8% [34].
Tác dụng chống dị ứng: Hy thiêm có hoạt tính kháng Histamin và
kháng acetylcholin thể hiện ở tác dụng làm giảm biên độ co thắt cơ trơn ruột
cô lập gây bởi Histamin và acetylcholin. Dịch chiết toàn phần của cây hy
thiêm có tác dụng chống dị ứng do ức chế sản xuất IgE (được sinh ra bởi sự
kích thích của kháng nguyên gây nên phản ứng dị ứng) từ các tế bào lympho
B. [17]
Tính vị, tác dụng, ứng dụng theo YHCT [23]:
- Tính vị quy kinh: vị đắng cay, tính ấm. Quy kinh can, thận
- Tác dụng: Trừ phong, khử thấp, lợi tiểu và tăng cường gân cốt
- Ứng dụng lâm sàng:
+ Trừ phong thấp: Dùng trong các bệnh phong thấp tê đau, thấp khớp,
đau xương, chân tay tê mỏi, sống lưng đau, chữa viêm khớp cấp hoặc là viêm
đa khớp có tiến triển có sưng nóng đỏ đau. Chữa đau các dây thần kinh.
+ Bình can tiềm dương: Dùng trong các bệnh đau đầu hoa mắt chóng
mặt, chân tay tê dại, các bệnh cao huyết áp…
+ An thần: Dùng với bệnh nhân suy nhược, mất ngủ


15

- Liều dùng: 8-12g [35]
I.1.9. Ké đầu ngựa
Bộ phận dùng: Quả của cây ké đầu ngựa Xanthium strumarium L., họ
Cúc (Asteraceae).
Thành phần hoá học: Quả chứa alkaloid, sesquiterpen lacton, dầu béo.
Lá chứa iod và vitamin C.[17]
Tác dụng dược lý:
- Chống viêm khớp dạng thấp: Cao chiết cồn Ké đầu ngựa liều 100, 200, 400
mg/kg làm giảm phù chân chuột bị kích thích bởi carrageenan khi so với
nhóm chứng (p<0,05) [36]
Cao chiết cồn Ké đầu ngựa là một chất chống oxy hoá mạnh và có khả
năng dọn gốc tự do. Điều trị bằng cao chiết cồn ké đầu ngựa làm giảm đáng
kể mức độ cao của myeloperoxidase (enzym liên quan đến viêm) [36].
Tính vị, tác dụng, ứng dụng theo YHCT
- Vị ngọt, tính ôn. Quy kinh phế, thận, tỳ.
- Tác dụng: phát hãn, tán phong, trừ phong thấp, chỉ thống
- Công dụng:
+ Khử phong thấp, giảm đau: trị đau khớp, chân tay tê dại, co quắp,
phong hàn dẫn đến đau đầu.
+ Tiêu độc sát khuẩn: dùng trong trường hợp phong ngứa, dị ứng.
+ Chống viêm: trị bệnh viêm xoang hàm, xoang mũi mạn tính.
+ Chỉ huyết: trị trĩ rò chảy máu.
Liều dùng: 6-12g
I.1.10.

Tần giao

Bộ phận dùng: Tần giao là rễ phơi khô của cây Tần giao (Gentiana
macrophylla Pall). Họ Long đởm (Gentianaceae)[23]
Thành phần hoá học: Alkaloid (gentanin A, B, C…) [35]

Tác dụng dược lý
- Chống viêm, giảm đau:
+ Thử nghiệm cao chiết Tần giao trên bốn mô hình gây viêm và gây
đau: với liều uống 100-400mg/kg, cao chiết Tần giao có tác dụng giảm phù
chân chuột gây ra bởi carrageenan sau 2 giờ, giảm phù tai chuột bởi xylen, ức
chế tăng tính thấm thành mạch bởi acid acetic (p<0,001). [54]


16
+ Hợp chất acid loganic được chứng minh là có tác dụng chống viêm
trên cả mô hình gây phù chân chuột bằng carageenen và phù tai chuột bằng
tetradecanephorbol ester [55]
Tính vị, tác dụng, ứng dụng theo YHCT [23]:
- Tính vị: vị ngọt, cay, tính bình hơi hàn. Quy vào kinh can, đởm, vị.
- Tác dụng: thanh hư nhiệt, trừ phong thấp, hoạt lạc thư cân, chỉ thống.
- Ứng dụng: Chữa đau khớp, đau dây thần kinh. Chữa nhức trong xương, sốt về
chiều do âm hư sinh nội nhiệt.
- Liều lượng: 4-16g/ngày.
I.1.11.

Độc hoạt

Bộ phận dùng: Độc hoạt là rễ phơi khô của cây Độc hoạt (Angelica
pubescens Maxim.) họ Hoa tán (Umbelliferae).
Thành phần hoá học: Tinh dầu, Angelicone, Bergaptenostholum
belliferone, Scopoletin, Angelic acid, Tiglic acid, Palmitic acid, Sterol, Stearic
acid, Linoleic acid, Oleic acid [17].
Tác dụng dược lý:
- Tác dụng chống viêm: 2 mô hình chống viêm đều cho thấy dịch chiết từ rễ
độc hoạt có tác dụng chống viêm cấp tính [39]

Tính vị, tác dụng theo YHCT: [23]
- Tính vị, quy kinh: vị đắng, cay, tính hơi ấm. Quy vào kinh can thận, bàng
quang.
- Tác dụng: trừ phong thấp, phong hàn.
- Ứng dụng lâm sàng:
+ Chữa đau khớp, đau dây thần kinh hay dùng cho những chứng đau từ
lưng trở xuống (vì vào thận) hay được dùng với các thuốc bổ can thận như đỗ
trọng, tang kí sinh, phòng phong.
+ Chữa cảm mạo do lạnh gây đau đầu, sốt, đau lưng. Trường hợp đau
đầu mạn do phong nội động dùng với xuyên khung, tế tân.
- Liều lượng: 6-12g/ngày
I.1.12.

Dây đau xương

Bộ phận dùng: Thân cây Dây đau xương Tinospora sinensis, họ Tiết dê
(Menispermaceae)


17
Thành phần hoá học: Toàn cây có alkaloid. Trong dây có một glucosid
phenolic là tinosinen. Trong cành tìm thấy 2 chất dinorditerpen glucosid:
tinosinesid A và B [17]
Tác dụng dược lý:
- Chống viêm khớp: Một bài thuốc chữa viêm khớp gồm 5 vị trong có dây đau
xương trên thử nghiệm dược lí và dược lí lâm sàng đã được xác minh hiệu lực
chống viêm. Dây đau xương ức chế COX-1 yếu [17]
- Dây đau xương có tác dụng ức chế hoạt tính gây co thắt cơ trơn của histamin
và acetylcholin trong thí nghiệm ruột cô lập.
- Dây đau xương có ảnh hưởng trên huyết áp động vật thí nghiệm, có tác dụng

gây ức chế hệ thần kinh trung ương biểu hiện trên các hiện tượng quan sát bên
ngoài của động vật, có tác dụng hiệp đồng với thuốc ngủ, tác dụng an thần và
lợi tiểu [17].
Tính vị, tác dụng, ứng dụng theo YHCT [23]
- Vị đắng, tính mát. Quy kinh can.
- Tác dụng: khu phong thấp, mạnh gân cốt: làm thuốc bổ, chữa những triệu
chứng của bệnh tê thấp, đau xương, đau người. Trị phong thấp nhiệt, đặc biệt
trong trường hợp chuột rút và tê cứng, tổn thương sưng đỏ đau [40][].
- Liều dùng: 20-40g, dạng thuốc sắc. Dùng ngoài: giã nát, trộn với rượu, đắp
lên chỗ sưng đau.
I.1.13.

Khương hoạt

Bộ phận dùng: rễ của cây Khương hoạt Notopterygium incisum Ting ex
Chang, họ Hoa tán (Apiaceae).
Thành phần hoá học: Coumarin (notopterol, notoptol, isoimperatorin,
bergapten…); hydrocacbon, alcol, aldose, ester, ether, acid carboxylic, dầu
bay hơi [17]
Tác dụng dược lý:
- Tác dụng hạ sốt giảm đau: tinh dầu Khương hoạt thí nghiệm trên chuột nhắt
trắng gây sốt bằng men bia có tác dụng hạ sốt rõ rệt. Tinh dầu Khương hoạt
thí nghiệm trên chuột nhắt trắng, gây quặn đau bằng acid acetic 0,5% tiêm
xoang bụng có tác dụng làm giảm số lần quặn đau một cách ý nghĩa. [17]


18
- Notopterol có tác dụng giảm đau khi sử dụng phương pháp gây đau quặn bằng
acid acetic, chống viêm thể hiện bằng tác dụng ức chế của nó trong thử
nghiệm gây thấm mạch máu và chống oxy hoá [42].

Chống viêm, chống dị ứng:
+ Thí nghiệm trên chuột nhắt trắng, tinh dầu Khương hoạt pha loãng, cho
qua dạ dày có tác dụng giảm phù bàn chân chuột do carrageenan gây nên. [17]
Tính vị, tác dụng, ứng dụng [23]
- Vị cay, đắng, tính ấm. Qui vào kinh bàng quang.
- Tác dụng: phát tán phong hàn, phong thấp, trừ đau.
- Ứng dụng lâm sàng: Chữa viêm khớp mạn, đau dây tần kinh, đau các cơ do
lạnh, cảm lạnh gây đau các khớp, đau đầu do phong hàn thấp xâm nhập.
- Liều lượng: 4-10g/ngày.
I.1.14.

Cốt khí củ

Bộ phận dùng: Rễ của cây Cốt khí củ Reynougonum japonica, họ Rau
răm (Polygonaceae)
Thành phần hoá học:
Rễ chứa các chất thuộc nhóm:
- Anthranoid: physcion, emodin, chrysaphanol, rhein, falacinol, questin,
questinol…
Tác dụng dược lý:
- Giảm đau, chống viêm: Dạng cao lỏng 1:1 của Cốt khí củ có tác dụng giảm
đau ở mức vừa phải, có tác dụng an thần, chống viêm cấp và mạn tính [17].
Cốt khí củ có tác dụng chống viêm trên các mô hình gây viêm thực
nghiệm: gây phù chân chuột bằng kaolin và dexan, gây rỉ dịch màng phổi
bằng tinh dầu thông, gây u hạt dưới da bằng amian, gây viêm dị ứng và viêm
đa khớp bằng vacxin B.C.G. Liều giảm viên 50% trên phù kaolin chân chuột
của Cốt khí củ là 32g/kg thể trọng chuột [17]
Tác dụng, công dụng theo YHCT [17][23][21]:
- Vị ngọt, đắng, tính mát. Quy kinh can tâm
- Tác dụng khu phong, trừ thấp, lợi tiểu, hoạt huyết, thông kinh, giảm đau,

giảm độc.
- Tác dụng:


19
+ Trừ phong thấp: dùng chữa các bệnh viêm xương khớp, đau nhức
lưng gối, phong thấp tê bại, đau nhức gân xương.
+ Hoạt huyết thông kinh, chỉ thống: dùng trong các trường hợp phụ nữ
có kinh đau bụng, hoặc bế kinh.
+ Thanh thấp nhiệt can đởm, bàng quang: Dùng trong bệnh viêm gan,
viêm túi mật, sỏi mật, sỏi tiết niệu.
+ Tiêu viêm, sát khuẩn: dùng trong bệnh viêm phổi, viêm phế quản
mãn tính, viêm âm đạo. Còn dùng ngoài dưới dạng bột để rắc vào vết thương
[43][35].
Liều dùng: Ngày dùng 8-20g dạng thuốc sắc hoặc ngâm rươụ thuốc.
I.1.15.

Lá lốt

Bộ phận dùng: Toàn cây trên mặt đất của cây lá lốt Piper lolot C.CD,
họ Hồ tiêu (Piperacea)
Thành phần hoá học: Alkaloid và tinh dầu (β-cariophylen, bornyl
acetat). Flavonoid toàn phần là 1,54% [17].
Tác dụng dược lý
- Tác dụng chống viêm:
+ Nước sắc lá lốt (2:1) có tác dụng chống viêm 83,09% so với lô chứng
[17].
Dịch chiết lá lốt có tác dụng ức chế gián tiếp yếu tố hoạt hoá tiểu cầu
PAF-Platelet activating factor – là chất trung gian gây viêm. Từ đó ngăn chặn
các bệnh như viêm khớp, đau đầu, tim mạch, tiêu hoá [44].

- Tác dụng giảm đau:
+ Nước sắc lá lốt (2:1) có tác dụng giảm đau 85,8% so với lô chứng
hơn cả Aspirin 4% (72,50%) [44].
+ Cao lỏng lá lốt dùng ngậm và viên cao lá lốt dùng uống được thử
nghiệm trên lâm sàng tỏ ra có tác dụng giảm đau và trị các bệnh viêm cấp tính
về răng miệng, trị viêm do răng sâu có biến chứng, viêm khớp dây chằng ở
răng, túi viêm răng khôn [17].
- Tác dụng chống oxy hoá:
+ Flavonoid toàn phần và cao của Lá lốt có tác dụng chống oxy hoá bảo
vệ tế bào gan và não. Độ ức chế của flavonoid toàn phần và cao của lá lốt đều


20
đạt gần 50% đối với tế bào gan và não chuột. Flavonoid toàn phần và cao của
lá lốt có khả năng dọn gốc tự do 02 ở nồng độ 100/ml cao của lá lốt đạt độ ức
chế 46,18%, flavonoid đạt độ ức chế 46,76% [45].
- Tác dụng khác:
+ Lá lốt có tác dụng gây giãn mạch ngoại biên và ức chế hoạt tính gây
co thắt cơ trơn ruột của histamin và acetylcholin [17].
+ Kháng khuẩn đối với các vi khuẩn Bacillus pyocyanenus,
Staphylococus aureus và Bacillus subtilis [17].
Tính vị, tác dụng, ứng dụng trong YHCT [15][16]:
- Vị cay, mùi thơm, tính ấm. Quy kinh tỳ, phế.
- Tác dụng: trừ phong thấp, chỉ thống
- Ứng dụng: điều trị phong thấp, thấp khớp mạn, đau lưng, đau khớp, đau nhức
xương, tay chân lạnh tê bại; Ngoài ra: Rối loạn tiêu hoá, nôn mửa, đầy hơi,
trướng bụng, đau nhức răng…
- Liều dùng, cách dùng:
Ngày dùng 8-12g lá phơi khô hay 15-30g lá tươi sắc với nước.
I.2.


Nhóm thuốc bổ can thận:
I.2.1. Ngưu tất

Bộ phận dùng: Rễ của cây Ngưu tất Achyranthes bidentata Blume, họ
Rau dền (Amaranthaceae)[23].
Thành phần hoá học
Saponin
triterpenoid,

hydratcacbon,

polysaccharid,

peptid-

polysaccharid, acid oleanoic, feruloyl tyramin glycosid và triterpenoid
saponin có genin là acid oleanolic.
Tác dụng dược lý
- Chống viêm rõ rệt đối với giai đoạn cấp tính và mạn tính của phản ứng viêm
thực nghiệm [17].
- Rễ ngưu tất có tác dụng làm giảm cholesterol máu ở thỏ đã gây tăng
cholesterol máu thực nghiệm do ức chế sự hấp thụ cholesterol từ ngoài vào và
ức chế sự tổng hợp cholesterol trong cơ thể thỏ; gây hạ huyết áp rõ rệt trên
mèo, mức độ hạ áp từ từ, thời gian tác dụng kéo dài [17].
- Ức chế sự tiêu xương, chống loãng xương: Sau 16 tuần điều trị với cao chiết
rễ Ngưu tất ở liều 300, 500 mg/kg/ngày đã làm tăng đáng kể mật độ khoáng


21

xương đùi phải ở chuột đã bị cắt bỏ buồng trứng khi so sánh với nhóm chứng
(p<0,05)[18].
- Tác dụng chống viêm đa khớp:
+ Dịch chiết ethanol, với liều 5g/kg chuột, uống 5 ngày liền, có tác
dụng chống viêm khớp thực nghiệm [56]
- Chống thấp khớp: Phạm Kim Mãn đã chứng minh được saponin và acid
oleanolic (genin của nó) có tác dụng chống viêm chữa thấp khớp, tác dụng
theo kiểu giảm miễn dịch và chống viêm dị ứng của Ngưu tất [57]
Tính vị, tác dụng, ứng dụng trong YHCT [17][21][22]
+ Vị đắng chua, tính bình. Quy kinh can, thận.
+ Dạng sống có tác dụng hành huyết tán ứ, tiêu ung lợi thấp. Dạng chín
có tác dụng bổ can, thận, cường gân tráng cốt.
+ Ứng dụng: Thư cân, mạnh gân cốt: trị bệnh đau khớp, đau xương
sống, đặc biệt đối với khớp của chân. Hoạt huyết thông kinh lạc: trị kinh
nguyệt bế, kinh nguyệt không đều. Lợi niệu, trừ sỏi: dùng khi tiểu tiện đau
buốt, tiểu tiện ra sỏi đục. Giáng áp trị cao huyết áp. Giải độc chống viêm: trị
lợi sưng thũng.
+ Liều dùng: Ngày dùng 6-12g
+ Chống chỉ định: Người có thai, mộng hoạt tinh, phụ nữ lượng kinh
nguyệt nhiều.
I.2.2. Ba kích
Bộ phận dùng: Rễ của cây ba kích thiên Morinda officinalis, họ Cà phê
(Rubiaceae)
Thành phần hoá học:
Anthraglucosid: tectoquinon, alizarin 1 methyl ether, rubiadin…;
Anthraquinon: 1,3,8-trihydroxy-2-methoxy-anthraquinon (1), 2-hydroxy-1methoxy-anthraquinon (2) và rubiadin (3)[17].
Tác dụng dược lý:
- Tác dụng chống viêm: trên mô hình gây phù chân chuột cống trắng bằng kaolin,
Ba kích dùng với liều 5-10g/kg có tác dụng chống viêm rõ rệt [17].
- Tác dụng trên hệ nội tiết: thí nghiệm trên chuột cống trắng đực chứng tỏ Ba

kích không có tác dụng giống androgen nhưng có khả năng tăng cường hiệu


22
lực của androgen. Đối với nam giới có hoạt động sinh dục yếu, Ba kích có tác
dụng làm tăng khả năng giao hợp, tăng cường sức dẻo dai [17].
Tính vị, tác dụng, ứng dụng theo YHCT [17][22][21]:
- Vị ngọt, hơi cay, tính ấm. Quy kinh thận.
- Tác dụng ôn thận trợ dương, cường gân cốt, trừ phong thấp.
- Tác dụng:
+ Bổ thận dương, mạnh gân cốt trị thận dương suy nhược dẫn đến di
tinh, đau mỏi các khớp và tăng cường chức năng miễn dịch trong điều trị
chứng loãng xương.
+ Trừ phong thấp: trị viêm khớp dạng thấp, viêm da
Liều dùng: 5-12g/kg dưới dạng thuốc sắc hoặc cao lỏng
I.2.3. Tục đoạn
Bộ phận dùng: Tục đoạn là rễ phơi khô của cây Tục đoạn (Dipsacus
japonicus Miq.) họ Tục đoạn(Dipsacaceae)
Thành phần hoá học: Alkaloid, tanin, đường và ít tinh dầu, 5 hợp chất
iridoid và bisiridoid; prolin 5-oxo-methyl ester; triterpen, triterpen glycosid
(akebia saponin-D, Saponin XII, Saponin-X). Sucrose, daucosterol,
-sitosterol…[15][16].
Tác dụng dược lý
- Một nghiên cứu in vivo và invitro cao chiết của 6 dược liệu trong đó có Tục
đoạn đã cho thấy tác dụng thúc đẩy đáng kể sự tạo xương và hình thành mạch
của chúng. Các hợp chất trong cao chiết như asperosaponin, ginsenosid,
emodin góp phần tác dụng vào sự hình thành xương, tạo mạch, ức chế sự sản
sinh NO trong đại thực bào chuột, riêng Asperosaponin kích thích tăng sinh tế
bào tạo xương. Điều này có thể cho thấy các hợp chất này có tính chất kháng
viêm, giảm đau. Vai trò chung của cao chiết là thúc đẩy sự hình thành mô sẹo

từ tuần 2-4 trong quá trình chữa lành gãy xương.[46]
Tính vị, tác dụng, ứng dụng theo YHCT [23]:
- Vị ngọt, cay, tính ấm. Quy kinh can thận
- Tác dụng: bổ can thận, làm khoẻ mạnh gân xương, chữa: đau lưng do can
thận bất túc gây lưng đau, gối mỏi, di tinh. Dùng với ngưu tất, đỗ trọng, tần
giao, tang kí sinh.
- Chỉ thống, trị phong thấp: chữa đau khớp, đau dây thần kinh ngoại biên.


23
- Làm liền các vết thương gãy xương: chữa gân xương bị đứt gãy.
- An thai, cầm máu, lợi sữa dùng trị băng lậu, bạch đới hoặc động thai chảy
máu. Phối hợp với A giao, hoàng cầm, ngải diệp, tang kí sinh, thỏ ty tử.
- Chữa chứng rong huyết do tử cung hư hàn, kinh quá nhiều, ra khí hư.
- Giải độc trị mụn nhọt, viêm tuyến vú.
- Liều lượng: 10-15g/ngày
I.2.4. Cẩu tích
Bộ phận dùng: thân rễ bỏ lông của cây Cẩu tích Cibotium barometz, họ
Cẩu tích (Dicksoniaceae).
Thành phần hoá học:
Thân rễ chứa 30% tinh bột, -sitosterol, acid stearic, daucosterol, acid
protocatechuic,
lasiodiplodin,

acid

cafeic,

protocatechui


onitin,
aldehyd,

alternariol,

(3R)-des-0-methyl

(24R)-stigmast-4-ene-3-one,

24-

methylenecycloartanol, 5-hydroxymethyl-2-furancarboxaldehyd. Lông culi
chứa tanin và sắc tố. [17]
Tác dụng dược lý:
- Chống viêm: ức chế chủ yếu giai đoạn cấp tính, tác dụng yếu trên giai đoạn
mạn tính của phản ứng viêm.
- Bổ thậnL Một bài thuốc bổ thận của đông y gồm 9 vị, trong đó cẩu tích chiếm
15% trọng lượng đã được thử dược lý và chứng minh có tác dụng gây động
dục kiểu oestrogen trên chuột nhắt cái [17].
Tính vị, tác dụng, ứng dụng theo YHCT [17][21][23]:
- Vị đắng, ngọt, tính ấm. Quy kinh can thận.
- Tác dụng: Bổ can thận, mạnh gân xương, trừ phong thấp.
- Công dụng:
+ Bổ can thận, mạnh gân cốt, trừ phong thấp: đau lưng, đau khớp, suy
tuỷ, hai chân tay tê mỏi, nhức trong xương, vô lực.
+ Cố thận: trị bệnh đái tháo, đái nhiều không cầm lại được, phụ nữ
băng lậu, hoặc các bệnh di tinh, hoạt tinh.
Liều dùng: Ngày dùng 10-20g
I.2.5. Cốt toái bổ
Bộ phận dùng: Thân rễ của cây Cốt toái bổ Drynaria fortune (Kze) J.

Sm., họ Ráng (Polypodiaceae) [23]


24
Thành phần hoá học:
Tinh bột (25-34,98%); glucose, hesperidin; flavonoid (1,42%):
flavonoid toàn phần và 1% naringin [17].
Tác dụng dược lý
- Tác dụng chống viêm: trên mô hình gây viêm thực nghiệm, gây phù chân
chuột bằng Dextran và Kaolin, gây rỉ dịch màng phổi bằng tinh dầu thông.
Liều giảm mức độ viêm 50% trên mô hình phù Kaolin của Cốt toái bổ là
65g/kg thể trọng động vật [17].
- Chống loãng xương, tác động lên quá trình hình thành xương:
+ Cao chiết Cốt toái bổ cho thấy tác dụng kích thích tăng sinh, biệt hoá
một số dòng tế bào tạo xương. Ngoài ra, nó ức chế sự hình thành tế bào huỷ
xương [21].
+ Cốt toái bổ có thể tăng mật độ khoáng xương và ngăn chặn sự mất
xương gây ra bởi thủ thuật cắt bỏ buồng trứng ở chuột trên in vitro [48].
+ Cốt toái bổ có tác dụng tăng cường sự hấp thụ Calci của xương, nâng
cao lượng Phospho và calci trong máu giúp cho chóng liền xương [17].
Tính vị, tác dụng, ứng dụng theo YHCT [17][21][23].
- Vị đắng, tính ấm. Quy kinh can, thận.
- Tác dụng: bổ thận, mạnh gân xương, hành huyết, phá huyết ứ, chỉ huyết, khu
phong thấp, sát trùng, giảm đau.
- Ứng dụng:
+ Bổ thận, bổ gân cốt: trị ù tai, răng đau, răng chảy máu, răng lung lay,
gãy xương, đau mỏi lưng gối, các khớp sưng đau, bong gân, tụ máu, sai khớp,
gẫy xương.
- Liều dùng: Ngày dùng 6-12g thân rễ phơi khô dưới dạng thuốc sắc hoặc ngâm
rượu uống. Dùng ngoài, thân rễ tươi giã nát, đắp lên vết thương hoặc dược

liệu sao cháy, tán bột rắc.
I.2.6. Đỗ Trọng
Bộ phận dùng: Vỏ thân đã phơi hay sấy khô của cây Đỗ trọng
(Eucommia ulmoides Oliv.), họ Đỗ trọng (Eucommiaceae).


25
Thành phần hoá học: Theo J.Parkin (1921) trong đỗ trọng có 5% độ
ẩm, 2,5% tro, 70% nhựa và 22,5% gutta pecka.
Tác dụng dược lý: Với liều vừa phải, có tác dụng kích thích. Với liều
cao có tác dụng ức chế hệ thống thần kinh trung ương, nhất là vùng vỏ não.
Đỗ trọng còn có tác dụng làm mạnh sự co bóp của cơ tim. Tác dụng hạ huyết
áp do tác dụng lên trung tâm vận mạch ở hành tuỷ. Nước sắc đỗ trọng làm
tăng lượng nước tiểu đối với chuột bạch và tăng sức đối với cơ nhẵn của sừng
tử cung và ruột.[21]
Tính vị, tác dụng, ứng dụng theo YHCT: [17][22]
- Vị ngọt, hơi cay, ấm vào kinh can, thận.
- Tác dụng: ôn bổ can thận, làm khoẻ mạnh gân xương, có tác dụng chữa
đau lưng và an thai.
- Ứng dụng: Chữa di tinh, liệt dương, hoạt tinh do thận dương hư. Làm
khoẻ mạnh gân xương, chữa đau lưng do thận dương hư. An thai chữa
sảy thai, đẻ non hay dùng với Thỏ ty tử, Tang ký sinh, Tục đoạn. Chữa
cao huyết áp, nhũn não, bệnh não suy.
- Liều lượng: 8-20g/ngày.
I.2.7. Tang kí sinh
Bộ phận dùng: Tang ký sinh dùng toàn cây tầm gửi cây dâu (Loranthus
parasiticus) họ Tầm gửi (Loranthaceae)
Thành phần hoá học: Thân, lá tang kí sinh có quercetin, avicularin. Lá
còn chứa d-catechin, quercitrin và hyperosid (Trung dược từ hải II, 1996).
Theo Chen Xihong và cộng sự, 1992, tang kí sinh chứa lectin với hàm lượng

đường là 14%. Hàm lượng acid amin gốc acid cao, còn các acid amin base ít.
Không thấy có arginin.[15]
Tác dụng dược lý: Tang kí sinh dưới dạng cao lỏng cho chó uống, có tác dụng
gây hạ huyết áp trên chó gây mê với liều 2g/kg thể trọng, gây giãn mạch
ngoại biên trong thí nghiệm invitro, làm giảm nhu động và trương lực cơ trơn
ruột thỏ cô lập, làm an thần, kéo dài thời gian giấc ngủ gây bởi hexobarbital.


×