Tải bản đầy đủ (.doc) (86 trang)

ĐÁNH GIÁ tác DỤNG điều TRỊ của “TAM ảo THANG” TRONG VIÊM mũi HỌNG cấp TÍNH ở TRẺ EM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (908.58 KB, 86 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI

ĐỖ BA KẾ

§¸NH GI¸ T¸C DôNG §IÒU TRÞ CñA
“TAM ¶O THANG” TRONG VI£M MòI
HäNG
CÊP TÝNH ë TRÎ EM
Chuyên ngành

: Y học cổ truyền

Mã số

: 62720201

LUẬN VĂN THẠC SỸ Y HỌC
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:

TS Đặng Minh Hằng

HÀ NỘI - 2018


LỜI CẢM ƠN
Em xin trân trọng gửi lời cảm ơn sâu sắc tới Ban Giám hiệu, Phòng
quản lý Đào tạo Sau đại học Trường Đại học Y Hà Nội, các thầy cô trong


Khoa Y học cổ truyền đã tận tình dạy dỗ, giúp đỡ em hoàn thành khóa
luận này.
Em xin cảm ơn Ban giám đốc, cán bộ Phòng Kế hoạch tổng hợp, các
Bác sỹ và nhân viên khoa Nhi và khoa Ngũ quan bệnh viện Y học cổ truyền
Trung ương đã tạo mọi điều kiện thuận lợi cho em trong quá trình thực hiện
khóa luận này.
Với lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc, em xin gửi lời cảm ơn chân
thành tới TS Đặng Minh Hằng là người thầy đã trực tiếp hướng dẫn, chỉ bảo
tận tình và tạo mọi điều kiện tốt nhất giúp em hoàn thành khóa luận này. Sự
tận tâm và kiến thức của cô là tấm gương sáng cho em noi theo trong suốt
quá trình học tập và nghiên cứu.
Cuối cùng, em xin cảm ơn những tình cảm chân thành, sự giúp đỡ nhiệt
tình, tạo điều kiện tốt nhất của những người thân trong gia đình và bạn bè đã
luôn bên cạnh, giúp đỡ, động viên em trong suốt thời gian qua.
Trong quá trình làm khóa luận khó tránh khỏi thiếu sót, kính mong sự chỉ
dẫn và góp ý của các thầy cô, bạn bè để nghiên cứu này được hoàn thiện hơn.
Hà Nội, ngày

tháng

2018

Đỗ Ba Kế

năm


LỜI CAM ĐOAN
Tôi là Đỗ Ba Kế bác sĩ nội trú khóa 41, chuyên ngành Y học cổ truyền –
Trường Đại học Y Hà Nội, xin cam đoan.

1. Đây là Luận văn do bản thân tôi thực hiện dưới sự hướng dẫn trực tiếp
của TS. Đặng Minh Hằng.
2. Công trình này không trùng lặp với bất kỳ nghiên cứu nào khác đã
được công bố tại Việt Nam.
3. Các số liệu và thông tin trong nghiên cứu là hoàn toàn chính xác,
trung thực và khách quan, đã được xác nhận của cơ sở nơi nghiên cứu.
Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về những cam kết này.
Hà Nội, ngày
tháng năm 2018
Người thực hiện

Đỗ Ba Kế


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
AST

Aspartate transaminase

ALT

Alanine aminotransferase

BN

Bệnh nhi

BC

Bạch cầu


CRP

C reactive protein

D0

Trước 1 ngày điều trị

D1

Ngày bắt đầu điều trị

D3

Sau 3 ngày điều trị

D7

Sau 7 ngày điều trị

NC

Nhóm chứng

NXB

Nhà xuất bản

YHCT


Y học cổ truyền

YHHĐ

Y học hiện đại


MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ...................................................................................................1
Chương 1..........................................................................................................3
TỔNG QUAN TÀI LIỆU................................................................................3
1.1. MỘT SỐ KIẾN THỨC LIÊN QUAN ĐẾN VIÊM MŨI HỌNG CẤP
THEO Y HỌC HIỆN ĐẠI....................................................................3
1.1.1. Giải phẫu mũi..................................................................................3
1.1.2. Giải phẫu họng................................................................................5
1.1.3. Sinh lý mũi họng.............................................................................6
1.1.4. Viêm mũi họng cấp tính ở trẻ em..................................................11
1.2. VIÊM MŨI HỌNG CẤP Ở TRẺ EM THEO Y HỌC CỔ TRUYỀN. .14
1.2.1. Bệnh danh......................................................................................14
Khái thấu là bệnh thường gặp, thường ở hệ thống hô hấp. Theo y học cổ
truyền thì 2 từ “khái” và “thấu” có nghĩa khác nhau: Khái là có
tiếng mà không có đờm, còn thấu là có đờm mà không có tiếng,
nhưng thường đi đôi với nhau có cả đờm và cả tiếng nên gọi là
chứng “khái thấu”.........................................................................15
Sách “Tố vấn” chương “Khái luận” viết rằng ho là do “bì mao tiên thụ
tà khí, lúc phủ ngũ tạng giai lệnh nhân khái, phi độc phế dã”, chỉ
ra ho là do ngoại tà phạm phế hoặc tạng phủ công năng mất điều
hòa gây ra bệnh tại phế.................................................................15
Sách “Tố vấn” chia ra ho làm nhiều thể: phế khái, tâm khái, can khái, tỳ

khái, thận khái,…có triệu chứng lâm sàng khác nhau..................15
Trong sách “Chư bệnh nguyên hầu luận” chương “Khái thấu luận” viết:
Ho là do phong hàn xâm phạm vào phế khí. Phế chủ khí, chủ bì


mao, du huyệt ở lưng. Khi trẻ mắc bệnh là do phong hàn vào qua
bì mao, từ phế du nhập vào làm tổn thương phế, phế cảm hàn mà
sinh ra ho [17]. Sách “Hoạt ấu tâm thư” chương Khái thấu viết:
Người bị ho có nhiều loại, nhưng phân hàn nhiệt hư thực có nhiều
loại, nhưng lúc đầu đều từ cảm mạo làm tổn thương phế mà gây ra
bệnh. Sách “Ấu ấu tập thành” chương Khái thấu chính trị viết: do
đàm làm ho thì đàm làm trọng, bệnh nên chữa ở tỳ. Do ho mà
động đàm thì ho làm trọng, bệnh nên chữa ở phế.........................15
1.2.2. Nguyên nhân và cơ chế bệnh sinh theo Y học cổ truyền...............15
Ho chia thành hai loại: ho do ngoại cảm và nội thương. Ho ngoại cảm
thường do ngoại tà lục dâm xâm phạm phế, ho nội thương thường
do tạng phủ công năng mất điều hòa, nội tà làm khô phế. Bất luận
tà từ ngoài vào hay từ trong cơ thể sinh ra đều ảnh hưởng tới phế,
làm phế mất tuyên phát túc giáng, phế khí thượng nghịch gây ra
ho...................................................................................................15
- Cảm thụ ngoại tà: chủ yếu là ngoại cảm phong tà, phong tà vào cơ thể
gây bệnh, trước tiên phạm vào phế vệ, phế chủ khí, chủ hô hấp,
khi phế bị tà xâm phạm sẽ làm tắc phế lộ, khí cơ không tuyên, mất
điều hòa túc giáng, dẫn tới phế khí thượng nghịch, gây ra ho.
Phong tà là chủ yếu, thường kết hợp với các tà khác, hiệp với hàn
tà gây ra tắc mũi, ngạt mũi, chảy nước mũi, ho nặng tiếng, hiệp
với nhiệt ta gây ra lỗ mũi khô hoặc chảy nước đục, hiệp với táo tà
gây ra ho khan ít đờm, miệng khô khát.........................................15
- Nội tà phạm phế: do công năng tạng phủ mất điều tiết làm ảnh hưởng
tới phế. Có thể phân thành bệnh tại tạng phủ và bệnh do các tạng

phủ truyền vào phế........................................................................16


+ Tạng phế hư nhược: thường do bệnh ở phế kéo dài không khỏi, tạng
phế hư nhược hoặc do các tạng phủ khác có bệnh mà ảnh hưởng
tới tạng phế, âm thương khí hao, công năng phế chủ khí thất
thường, túc giáng không đủ mà gây ra ho. Phế âm bất túc dễ dẫn
tới âm suy hỏa vượng, thiêu đốt tân dịch tạo ra đờm, phế mất nhu
nhuận, khí nghịch gây ra ho, hoặc phế khí lưỡng hư, không túc
giáng được, khí không hóa tân dịch, tân dịch kết thành đàm, khí
nghịch lên trên gây ra ho...............................................................16
+ Đàm thấp ủng phế: do ăn uống đồ sống lạnh, uống rượu quá độ làm tổn
hại tỳ vị hoặc ăn uống quá nhiều đồ cay nóng làm tổn hại tỳ vị,
dẫn đến tỳ mất kiện vận không thể thu nạp thủy cốc tinh chất, ủ
thấp sinh đàm, làm tắc nghẽn phế khí, phế khí bất lợi sẽ phát thành
bệnh. Đàm thấp ủng phế, lâu ngày gây hóa nhiệt, đàm nhiệt uất kết
sẽ biểu hiện ra thể ho do đàm nhiệt...............................................16
+ Can hỏa phạm phế: do can mạch nằm ở mạn sườn, bên trên thông với
phế. Can khí thăng phát, phế khí túc giáng, cùng nhau khắc chế,
cùng nhau hiệp đồng làm cho khí cơ trong cơ thể thăng giáng bình
thường. Khi tình chí uất kết, can mất điều đạt, khí uất hóa hỏa, hỏa
khí tuần kinh thượng nghịch phạm phế, phế khí mất túc giáng gây
ho...................................................................................................16
+ Thận hư suy: thận chủ nạp khí, là nguồn khí hóa. Thận khí hư suy, khí
mất nhiếp nạp mà thượng nghịch, hoặc thận âm không đủ, khí hóa
bất lợi, thủy ẩm nội đình, bên trên phạm phế gây ra ho. Thận âm
hư suy, hư hỏa thượng bốc sẽ dẫn đến tổn thương phế âm, thiêu
đốt tân dịch tạp ra đàm, phế mất tư nhuận, túc giáng không đủ gây
ra ho...............................................................................................16



Phế rất dễ bị ngoại tà xâm nhập gây ra bệnh, dẫn tới tuyên phát thất
thường, phế khí thượng nghịch, phát ra ho. Ho thể ngoại cảm do tà
thực vì ngoại tà phạm phế, phế khí tắc nghẽn không thông, không
thể kịp thời thúc tà ra ngoài dẫn tới ở biểu xuất hiện phong hàn
hóa nhiệt, phong nhiệt hóa táo, hoặc phế nhiệt chưng đốt tân dịch
thành đàm, đàm nhiệt ủng phế. Ho thể nội thương thường do tà
thực và chính suy...........................................................................17
Nguyên nhân chủ yếu là đàm và hỏa. Nhưng đàm có hàn nhiệt phân
biệt, hỏa có hư thực. Đàm có thể uất hóa nhiệt hóa hỏa. Hỏa có thể
thiêu đốt tân dịch thành đàm. Người bệnh có bệnh ở các tạng và đa
phần nguyên nhân là do thực tà rồi mới dẫn tới chứng hư. Như can
hỏa phạm phế là do khí hỏa tổn thương đến phế kim, thiêu đốt tân
dịch thành đàm, thấp đàm phạm phế là do tỳ mất kiện vận, thủy
cốc không thể hóa thành tinh chất, ngược lại kết thành đàm trọc, đi
lên trên lưu giữ ở phế làm cho phế khí tắc nghẽn, nghịch lên trên
gây ra ho. Tỳ phế lưỡng hư lâu ngày, khí không hóa được thành
tân thì đàm trọc càng dễ sinh ra. Thậm chí các bệnh thận, thận âm
hư suy, hư hỏa thượng viêm, tổn thương phế âm, túc giáng thất
thường, hoặc thận dương không đủ, mất khả năng khí hóa, ẩm
thủy nghịch lên trên phạm phế gây ra ho......................................17
1.2.3. Các thể lâm sàng và điều trị..........................................................17
Ho do ngoại cảm....................................................................................17
1.3. MỘT SỐ NGHIÊN CỨU ĐIỀU TRỊ CHỨNG “KHÁI THẤU” BẰNG
Y HỌC CỔ TRUYỀN TRONG NƯỚC..............................................18
1.4. TỔNG QUAN VỀ BÀI THUỐC “TAM ẢO THANG”...................19
1.4.1. Xuất xứ bài thuốc..........................................................................19
1.4.2. Thành phần bài thuốc nghiên cứu.................................................20



1.4.3. Tác dụng: sơ phong,tuyên phế, chỉ khái bình suyễn.....................20
1.4.4. Phân tích bài thuốc........................................................................20
1.4.5. Các vị thuốc trong bài thuốc.........................................................20
Chương 2........................................................................................................23
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.................................23
2.1. CHẤT LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN NGHIÊN CỨU............................23
2.1.1. Chất liệu nghiên cứu......................................................................23
2.1.2. Thuốc nền......................................................................................24
2.1.3. Phương tiện nghiên cứu.................................................................25
2.2. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU..............................................................25
Bệnh nhi từ 2-5 tuổi có chẩn đoán viêm mũi họng cấp tính do virus, đến
khám và điều trị ngoại trú và nội trú tại Bệnh viện Y học cổ truyền
Trung ương từ tháng 9/2017 đến 9/2018, đáp ứng tiêu chuẩn chọn
bệnh nhi nghiên cứu............................................................................25
2.2.1. Tiêu chuẩn chọn bệnh nhi theo YHHĐ.........................................25
• Bệnh nhi từ 2 đến 5 tuổi, không phân biệt giới tính............................25
2.2.2. Tiêu chuẩn chọn bệnh nhi theo YHCT..........................................26
2.2.3. Tiêu chuẩn loại trừ bệnh nhi..........................................................26
2.3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU........................................................27
2.3.1. Thiết kế nghiên cứu.......................................................................27
2.3.2. Cỡ mẫu nghiên cứu.......................................................................27
2.3.3. Thời gian và địa điểm....................................................................28
2.3.4. Quy trình nghiên cứu.....................................................................28
2.3.5. Chỉ tiêu nghiên cứu.......................................................................29
2.3.6. Tiêu chuẩn đánh giá kết quả..........................................................30


- Đánh giá kết quả theo mức độ cải thiện triệu chứng sau điều trị: sốt,
ngạt mũi, chảy nước mũi, đau họng, ho, đờm, niêm mạc mũi họng.
.......................................................................................................30

2.3.7. Xử lý số liệu..................................................................................31
2.3.8. Đạo đức nghiên cứu......................................................................31
Chương 3........................................................................................................33
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU...........................................................................33
3.1. ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU.................33
3.1.1. Đặc điểm về tuổi...........................................................................33
33
3.1.2. Đặc điểm về giới...........................................................................34
34
Nhóm nghiên cứu tỷ lệ nam nữ bằng nhau. Nhóm chứng tỷ lệ nữ cao
hơn nam. Không có sự khác biệt về giới ở hai nhóm với p > 0,05.
.......................................................................................................34
3.1.3. Đặc điểm lâm sàng trước điều trị theo YHHĐ..............................35
3.1.4. Đặc điểm lâm sàng trước điều trị theo YHCT...............................36
36
3.2. KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ...........................................................................39
3.2.1. Kết quả điều trị từng triệu chứng..................................................39
Nhận xét:.................................................................................................43
3.2.2. Kết quả điều trị chung...................................................................43
Nhận xét......................................................................................................44
Sau 3 ngày điều trị, kết quả điều trị chung loại tốt ở nhóm nghiên cứu
(53,3%) cao hơn nhóm chứng (43,3%). Kết quả điều trị chung xếp loại
trung bình của nhóm nghiên cứu (13,3%) thấp hơn nhóm chứng


(23,3%). Tuy nhiên, sự khác biệt chưa có ý nghĩa thống kê với p >
0,05......................................................................................................44
Nhận xét:.....................................................................................................45
Sau 7 ngày điều trị, kết quả điều trị chung loại tốt ở nhóm nghiên cứu
(86,7%) cao hơn so với nhóm chứng (66,7%). Kết quả điều trị chung

loại trung bình của nhóm nghiên cứu (3,33%) thấp hơn nhóm chứng
(10%). Sự khác biệt chưa có ý nghĩa thống kế với p > 0,05...............45
Nhận xét:.....................................................................................................46
Sau 7 ngày, tỷ lệ bệnh nhi thể phong hàn có kết quả điều trị tốt ở nhóm
nghiên cứu chiếm tỷ lệ cao nhất (53,3%). Tỷ lệ bệnh nhi thể phong
hàn có kết quả điều trị khá ở nhóm chứng chiếm tỷ lệ cao nhất
(16,7%). Tuy nhiên, sự khác biết không có ý nghĩa thống kê với p >
0,05......................................................................................................46
3.3. ĐÁNH GIÁ TÁC DỤNG KHÔNG MONG MUỐN...........................47
3.3.2. Tác dụng không mong muốn qua một số chỉ tiêu cận lâm sàng. . .47
Chương 4........................................................................................................48
BÀN LUẬN...................................................................................................49
4.1. ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU.................49
Để nghiên cứu về tác dụng điều trị của bài thuốc cổ phương “Tam ảo
thang” trên bệnh nhi viêm mũi họng cấp chúng tôi tiến hành nghiên
cứu trên 2 nhóm: nhóm điều trị bằng phác đồ của YHHĐ kết hợp bài
thuốc “Tam ảo thang” và nhóm điều trị bằng phác đồ YHHĐ bằng
phương pháp nghiên cứu lấy mẫu thuận tiện, có đối chứng, so sánh kết
quả trước và sau điều trị. Chúng tôi chọn bệnh nhân ở 2 nhóm có đặc


điểm tương đồng về tuổi, giới, mức độ bị bệnh. Từ kết quả thu được
chúng tôi đưa ra những nhận xét sau:.................................................49
4.1.1. Đặc điểm về tuổi...........................................................................49
Trong mẫu nghiên cứu của chúng tôi có 60 bệnh nhi, tuổi từ 2 đến 5 tuổi.
Theo biểu đồ 3.1, nhóm tuổi từ 24 – 36 tháng chiếm tỷ lệ nhiều nhất
chiếm 50% ở cả 2 nhóm......................................................................49
4.1.2. Đặc điểm về giới...........................................................................49
Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cho thấy tỷ lệ mắc bệnh của nam giới là
48,3%, nữ giới là 51,7%. Sự khác biệt này không có ý nghĩa thống kê

với p > 0,05. Theo nghiên cứu của chúng tôi, giới tính không liên quan
đến tỷ lệ mắc bệnh viêm mũi họng cấp. Kết quả này phù hợp với các
nghiên cứu trước đây là bệnh gặp ở mọi giới......................................49
4.1.3. Đặc điểm các triệu chứng lâm sàng theo YHHĐ..........................49
Trong nghiên cứu của chúng tôi, triệu chứng sốt gặp ở 60/60 bệnh nhi
chiếm tỷ lệ 100%, tỷ lệ này tương tự với nghiên cứu của Trần Thị Yến
[26] với 60/60 bệnh nhân và của Trần Thúy với 30/30 bệnh nhân có
triệu chứng sốt chiếm 100%. Theo nghiên cứu của Tạ Thanh Hà tỷ lệ
sốt chiếm 46,7%, của Phạm Tự Do tỷ lệ sốt chiếm 32,1%, của Nguyễn
Nhược Kim có 16,67% trường hợp sốt. Kết quả này thấp hơn so với
nghiên cứu của chúng tôi, có thể do cách chọn bệnh nhân khác nhau.
.............................................................................................................49
Trong nghiên cứu của chúng tôi, tỷ lệ bệnh nhi có triệu chứng ho chiếm
85%. Kết quả này thấp hơn so với nghiên cứu của Tạ Thanh Hà có
59/60 bệnh nhân ho chiếm 98,3%,sự khác biệt này có thể do cách
chọn bệnh nhân khác nhau.Tạ Thanh Hà chọn những bệnh nhân viêm
họng đỏ cấp có triệu chứng ho,trong khi nghiên cứu của chúng tôi


chấp nhận bệnh nhi không có triệu chứng ho đi kèm. Kết quả nghiên
cứu của chúng tôi cao hơn nghiên cứu của Trần Thị Yến có triệu
chứng ho chiếm 63,3%........................................................................50
Theo nghiên cứu của chúng tôi bệnh nhi có triệu chứng ngạt mũi, chảy
nước mũi chiếm 85% trường hợp tương tự nghiên cứu của Trần Thị
Yến có 71,7% trường hợp ngạt mũi, chảy nước mũi..........................50
Trong nghiên cứu của chúng tôi bệnh nhi có triệu chứng đờm chiếm 76,7%
trường hợp. Triệu chứng ho và đờm thường đi kèm với nhau............50
Nghiên cứu của chúng tôi triệu chứng đau họng chiếm 35% trường hợp
thấp hơn nghiên cứu của Trần Thị Yến chiếm 100%..........................50
Theo nghiên cứu của chúng tôi, tỷ lệ bệnh nhi có niêm mạc họng đỏ, phù

nề, xuất tiết chiếm 100%. Kết quả này tương tự của Trần Thị Yến với
100% trường hợp.................................................................................50
Tỷ lệ bệnh nhi có triệu chứng niêm mạc mũi xung huyết, sàn mũi có dịch
nhầy trong trong nghiên cứu của chúng tôi là 60/60 bệnh nhi chiếm
100% tương tự nghiên cứu của Trần Thị Yến.....................................50
Trong bảng 3.1 cho thấy không có sự khác biệt về phân bố các triệu chứng
lâm sàng của 2 nhóm với p > 0,05. Điều này cho thấy mức độ bị bênh
của 2 nhóm là tương đương.................................................................51
4.1.4. Đặc điểm lâm sàng theo YHCT.....................................................51
Qua nghiên cứu sự phân bố kết quả chẩn đoán theo YHCT chia làm 2 thể;
phong hàn và phong nhiệt. Theo biểu đồ 3.6 số bệnh nhi thuộc thể
phong hàn chiếm 66,7% ở nhóm nghiên cứu và 63,3% ở nhóm chứng.
Thể phong nhiệt chiếm 33,3% ở nhóm nghiên cứu và 36,7% ở nhóm
chứng...................................................................................................51


4.2. BÀN LUẬN KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ.....................................................51
4.2.1. Kết quả điều trị các triệu chứng YHHĐ........................................51
Theo nghiên cứu của chúng tôi ở biểu đồ 3.8 sau 3 ngày điều trị tỷ lệ kết
quả điều trị xếp loại tốt (53,3%) ở nhóm nghiên cứ cao hơn nhóm
chứng (43,33%)...................................................................................51
Sau 7 ngày điều trị, tỷ lệ bệnh nhi có kết quả điều trị xếp loại tốt (86,7%) ở
nhóm nghiên cứu cao hơn nhóm chứng (66,7%)................................51
4.2.2. Kết quả điều trị theo thể bệnh của YHCT.....................................51
Trong nghiên cứu của chúng tôi sau 7 ngày điều trị, thể phong hàn của
nhóm nghiên cứu có 16/18 bệnh nhi có kết quả điều trị tốt. Như vậy,
bài thuốc “Tam ảo thang” có các vị Ma hoàng, Hạnh nhân, Cam thảo
có tác dụng điều trị thể phong hàn tốt hơn..........................................51
4.3. BÀN LUẬN VỀ TÁC DỤNG KHÔNG MONG MUỐN CỦA BÀI
THUỐC NGHIÊN CỨU.....................................................................51

4.3.1. Trên lâm sàng................................................................................51
Sau khi so sánh hai nhóm nghiên cứu và nhóm chứng. Trong 30 bệnh nhi
của nhóm nghiên cứu có 2 bệnh nhi xuất hiện triệu chứng nôn, buồn
nôn sai khi uống bài thuốc “Tam ảo thang” 30 phút. Điều này theo
chúng tôi do trẻ bị viêm mũi họng nên dễ bị kích thích và trẻ không
thích uống thuốc thang. Bài thuốc “Tam ảo thang” có tính an toàn khi
sử dụng................................................................................................51
4.3.2. Trên cận lâm sàng..........................................................................52
Các xét nghiệm cơ bản về huyết học và sinh hóa máu trước và sau điều trị
của nhóm nghiên cứu và nhóm chứng nằm trong giới hạn bình thường
và không có sự khác biết có ý nghĩa thống kê với p > 0,05................52
KẾT LUẬN....................................................................................................53


KIẾN NGHỊ...................................................................................................54
TÀI LIỆU THAM KHẢO...............................................................................1


DANH MỤC BẢNG
ĐẶT VẤN ĐỀ...................................................................................................1
Chương 1..........................................................................................................3
TỔNG QUAN TÀI LIỆU................................................................................3
Chương 2........................................................................................................23
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.................................23
Bảng 2.1. Bài thuốc Tam ảo thang...............................................................23
Bảng 2.2. Liều lượng thuốc cho trẻ em........................................................23
Chương 3........................................................................................................33
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU...........................................................................33
Bảng 3.1. Triệu chứng lâm sàng trước điều trị của hai nhóm..................35
Bảng 3.2. Tỷ lệ bệnh nhi hết sốt tại các thời điểm......................................39

Bảng 3.3. Diễn biến nhiệt độ trung bình trong thời gian điều trị..............39
Bảng 3.4. Tỷ lệ bệnh nhi hết ho tại các thời điểm.......................................39
Bảng 3.5. Tỷ lệ bệnh nhi hết đờm tại các thời điểm...................................40
Bảng 3.6. Tỷ lệ bệnh nhi hết ngạt mũi, chảy nước mũi tại các thời điểm.40
Bảng 3.7. Tỷ lệ bệnh nhi hết đau họng tại các thời điểm...........................42
Bảng 3.8. Tỷ lệ bệnh nhi hết triệu chứng niêm mạc mũi xung huyết, sàn
mũi có dịch nhầy trong tại các thời điểm....................................................42
Bảng 3.9. Tỷ lệ bệnh nhi hết triệu chứng niêm mạc họng đỏ, phù nề, tăng
xuất tiết tại các thời điểm..............................................................................43


Bảng 3.10. Liên quan giữa kết quả điều trị và thể bệnh theo Y học cổ
truyền..............................................................................................................46
Bảng 3.11. Tác dụng không mong muốn trên lâm sàng nhóm nghiên cứu
.........................................................................................................................47
Bảng 3.12. Sự thay đổi một số chỉ số huyết học trước và sau điều trị......47
Bảng 3.13. Sự thay đổi một số chỉ số sinh hoác máu trước và sau điều trị
.........................................................................................................................48
Chương 4........................................................................................................48
BÀN LUẬN...................................................................................................49
KẾT LUẬN....................................................................................................53
KIẾN NGHỊ...................................................................................................54
TÀI LIỆU THAM KHẢO...............................................................................1


DANH MỤC BIỂU ĐỒ
ĐẶT VẤN ĐỀ...................................................................................................1
Chương 1..........................................................................................................3
TỔNG QUAN TÀI LIỆU................................................................................3
Chương 2........................................................................................................23

ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.................................23
Chương 3........................................................................................................33
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU...........................................................................33
Biểu đồ 3.1 Tuổi bệnh nhi nghiên cứu..........................................................33
Biểu đồ 3.2. Đặc điểm về giới........................................................................34
Biểu đồ 3.3. Đặc điểm màu sắc lưỡi theo YHCT........................................36
Biểu đồ 3.4. Đặc điểm rêu lưỡi theo YHCT.................................................36
Biểu đồ 3.5. Đặc điểm về mạch theo YHCT................................................37
Biểu đồ 3.6. Đặc điểm chỉ văn bệnh nhi ≤ 3 tuổi theo YHCT...................37
Biểu đồ 3.7. Đặc điểm thể bệnh theo YHCT...............................................38
Biểu đồ 3.8. Kết quả chung về lâm sàng theo YHHĐ sau 3 ngày điều trị 44
Biểu đồ 3.9. Kết quả chung về lâm sàng theo YHHĐ sau 7 ngày điều trị 45
Chương 4........................................................................................................48
BÀN LUẬN...................................................................................................49
KẾT LUẬN....................................................................................................53
KIẾN NGHỊ...................................................................................................54
TÀI LIỆU THAM KHẢO...............................................................................1



DANH MỤC HÌNH
ĐẶT VẤN ĐỀ...................................................................................................1
Chương 1..........................................................................................................3
TỔNG QUAN TÀI LIỆU................................................................................3
Hình 1.1. Giải phẫu của mũi...........................................................................3
Chương 2........................................................................................................23
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.................................23
Chương 3........................................................................................................33
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU...........................................................................33
Chương 4........................................................................................................48

BÀN LUẬN...................................................................................................49
KẾT LUẬN....................................................................................................53
KIẾN NGHỊ...................................................................................................54
TÀI LIỆU THAM KHẢO...............................................................................1


1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Viêm mũi họng cấp là tình trạng viêm cấp tính niêm mạc vùng mũi họng.
Bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ từ 2 đến 5 tuổi, trung bình trẻ lứa tuổi này mắc 6-8
lần/năm so với trẻ lớn là 4 lần/năm [1]. Bệnh thường phổ biến vào mùa lạnh ở
các vùng có khí hậu thay đổi, tăng cao vào mùa thu- đông hoặc khi thay đổi
thời tiết đột ngột [2]. Chủ yếu là do virus chiếm 80% [3], bệnh thường không
nguy hiểm nhưng có nhiều triệu chứng gây khó chịu cho trẻ như ho, đờm,
ngạt mũi, chảy nước mũi và làm trẻ mệt mỏi, quấy khóc, ăn uống giảm sút,
sụt cân. Bệnh tái diễn nhiều đợt trong năm không những làm giảm chất lượng
cuộc sống cho trẻ mà còn làm ảnh hưởng tới việc chăm sóc của bố mẹ và gia
đình.
Y học hiện đại điều trị viêm mũi họng cấp tính thông thường do virus
chủ yếu là điều trị triệu chứng bằng thuốc hạ sốt, chống viêm, giảm đau, làm
thông mũi, vệ sinh mũi họng [3]. Tuy nhiên với trẻ nhỏ, việc sử dụng các
thuốc có nguồn gốc hóa học có thể có những tác dụng không mong muốn [4].
Trong Y học cổ truyền, viêm mũi họng cấp tính ở trẻ em do chủ chứng là
ho nên được xếp vào chứng “khái thấu” [5] [6]. Trong các bài thuốc cổ
phương, “Tam ảo thang” là bài thuốc tuy ít vị thuốc nhưng điều trị có hiệu
quả nên được sử dụng trên lâm sàng [7].
“Tam ảo thang” là bài thuốc cổ phương có xuất xứ từ “ Thái bình huệ
dân hòa tễ cục phương” [8], bao gồm các vị thuốc: ma hoàng, hạnh nhân,
cam thảo có tác dụng tuyên phế tán hàn, chỉ khái, bình suyễn. Bài thuốc đã

được ứng dụng trên lâm sàng để hỗ trợ điều trị bệnh viêm mũi họng cấp ở trẻ
em đạt hiệu quả nhất định, song chưa được tìm hiểu và đánh giá khoa học.
Điều trị thuốc thang cho trẻ em tuy chưa được thuận tiện nhưng đây là nghiên
cứu bước đầu để sau này cải dạng thuốc sử dụng phù hợp cho trẻ em . Với


2
mong muốn kết hợp Y học hiện đại và Y hoc cổ truyền, góp phần làm phong
phú thêm phương pháp điều trị viêm mũi họng cấp tính ở trẻ em nên nghiên
cứu “Đánh giá tác dụng điều trị của Tam ảo thang trong viêm mũi họng
cấp tính ở trẻ em” được đặt ra với mục tiêu sau:
1.

Đánh giá tác dụng điều trị của “Tam ảo thang” trong viêm mũi họng
cấp tính ở trẻ em từ 2 đến 5 tuổi.

2.

Khảo sát tác dụng không mong muốn của phương pháp can thiệp
trên lâm sàng khi sử dụng cho trẻ em.


3

Chương 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. MỘT SỐ KIẾN THỨC LIÊN QUAN ĐẾN VIÊM MŨI HỌNG CẤP
THEO Y HỌC HIỆN ĐẠI

1.1.1. Giải phẫu mũi


Hình 1.1. Giải phẫu của mũi
Mũi là cơ quan đầu tiên của hệ hô hấp mà không khí phải đi qua để vào phổi
và là nơi bắt đầu của quá trình làm ấm, làm ẩm và lọc sạch không khí [9].
1.1.1.1. Hốc mũi
Là hai ống dẹt nằm song song với nhau, hướng từ trước ra sau, được
ngăn cách bởi vách ngăn. Hốc mũi gồm bốn thành: thành trong, thành ngoài,
thành trên, và thành dưới. Cụ thể:
- Thành trên: Chia 4 phần nhỏ gồm phần mũi, phần trán, phần sàng và
phần bướm. Gồm mảnh sàng ở phía trong và phần ngang xương trán ở phía
ngoài, tạo thành trần các xoang sàng.


4
- Thành dưới: Là sàn mũi, có hình máng chạy từ trước ra sau, dài 5cm.
- Thành trong: Là vách ngăn mũi, đó là vách xương sụn ngăn cách hai bên
hốc mũi, được phủ niêm mạc với các tuyến tiết nhầy và mạch máu phong phú.
- Thành ngoài: Là vách mũi xoang. Thành này gồ ghề do sự hiện diện
của các cuốn mũi và ngách mũi. Thông thường có 3 cuốn mũi đi từ dưới lên
trên gồm: cuốn dưới, cuốn giữa, cuốn trên. Cấu tạo của cuốn gồm có xương ở
giữa và bên ngoài được bao phủ bởi niêm mạc đường hô hấp.
Các ngách mũi: Ngách mũi là phần thành bên nằm dưới cuốn mũi. Như
vậy ở thành bên luôn có ba ngách mũi: ngách mũi dưới, giữa và trên.
+ Ngách mũi dưới: là ngách lớn nhất, chạy dọc theo chiều dài thành
ngoài hốc mũi. Lỗ thông của ống lệ mũi mở ra ở phần trước trên của ngách
mũi dưới.
+ Ngách mũi giữa: giới hạn bởi cuốn giữa ở trong và khối bên xương
sàng ở ngoài. Ngách giữa có các phần lồi lên lần lượt từ trước ra sau là gờ lệ,
đê mũi, mỏm móc và bóng sàng và giữa chúng có khe bán nguyệt, phễu sàng,
để lỗ thông xoang hàm, xoang trán và các tế bào xoang sàng trước thông vào

đây. Các cấu trúc này tạo nên phức hợp lỗ thông – ngách (còn gọi là phức hợp
lỗ ngách).
+ Ngách mũi trên: là khe hẹp giữa xoang sàng sau và cuốn trên. Các lỗ
thông của xoang sàng sau và xoang bướm đổ vào khe trên. Ở tận cùng phía
sau của ngách mũi trên có lỗ bướm khẩu cái để cho động mạch-thần kinh
bướm khẩu cái vào mũi.
1.1.1.2. Mạch máu và thần kinh của mũi
- Động mạch: Mũi được cung cấp máu bởi các nhánh của cả hệ cảnh
trong (động mạch mắt cho nhánh động mạch sàng trước và động mạch sàng
sau) và hệ cảnh ngoài (động mạch hàm trong).
- Tĩnh mạch: Đổ vào tĩnh mạch hàm trong, tĩnh mạch mắt và tĩnh mạch mặt.


5
- Thần kinh: Thần kinh giác quan là dây khứu giác. Thần kinh cảm giác
là các nhánh của dây mắt và bướm khẩu cái (V2).
1.1.1.3. Các xoang cạnh mũi
Các xoang cạnh mũi là các hốc ở trong các xương xung quanh hốc mũi.
Gồm 4 đôi xoang thông với hốc mũi qua các lỗ thông xoang và liên quan với
nhau. Do niêm mạc mũi liên tục với niêm mạc xoang nên nhiễm trùng của
mũi nếu không được điều trị thì sau 7 – 10 ngày có thể lan vào xoang gây
viêm xoang [9] [10].
1.1.2. Giải phẫu họng
Họng là ngã tư của đường hô hấp và tiêu hóa, cấu tạo như ống cơ – màng
trải dọc từ nền sọ xuống ngang mức đốt sống cổ 6, dài chừng 12 – 14 cm.
Dựa vào liên quan ở phía trước của họng với mũi, miệng và thanh quản mà
người ta chia họng làm 3 phần có giải phẫu và chức năng sinh lý khác nhau:
họng mũi, họng miệng và họng thanh quản.
1.1.2.1. Họng mũi
Là phần họng cao nhất, gồm 6 thành:

Thành trước: thông với lỗ mũi sau
Thành trên còn gọi là trần vòm, có tổ chức V.A
Hai thành bên: có loa vòi Éustachie nối thông từ họng lên tai giữa, giúp
sự cân bằng áp lực hòm tai, đây cũng là con đường lan truyền bệnh từ mũi
họng lên tai giữa.
1.1.2.2. Họng miệng
Giới hạn trên khi màn hầu nằm ngang và giới hạn dưới ở bờ trên xương
móng. Phía trước là eo họng. Phía sau tương ứng với các đốt sống cổ 3, 4.
Thành bên họng miệng có Amiđan khẩu cái, là tổ chức lympho lớn nhất trong
vòng Waldayer.


×