Tải bản đầy đủ (.doc) (92 trang)

Đánh giá hiệu quả của việc áp dụng bản kế hoạch xử trí hen trong quản lý hen phế quản ở trẻ em tại bệnh viện xanh pôn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (978.48 KB, 92 trang )

1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Hen phế quản (HPQ) là bệnh viêm mạn tính của đường hô hấp. Bệnh
có thể gặp ở mọi lứa tuổi và có xu hướng ngày một gia tăng ở tất cả các quốc
gia trên thế giới, nhất là 20 năm qua, tốc độ gia tăng ngày một nhanh hơn .
Theo thống kê của tổ chức Y Tế thế giới WHO cho thấy tỉ lệ hen phế quản ở
trẻ em vào khoảng 7-10% và cứ sau 20 năm , tỷ lệ này lại tăng lên 2-3 lần . Ở
Việt Nam, theo điều tra của hội Hen- Dị ứng- Miễn dịch lâm sàng trung bình
có 5% dân số bị hen, trong đó có 11% trẻ dưới 15 tuổi, tương đương với 4
triệu người bị hen và số người tử vong hàng năm không dưới 3000 người .
Mặc dù đã có rất nhiều tiến bộ trong chẩn đoán và điều trị hen nhưng
mục tiêu quản lý và kiểm soát bệnh hen phế quản vẫn chưa đạt kết quả như
mong đợi. Hầu hết các bệnh nhân vẫn có các cơn hen cấp, đòi hỏi họ phải
nhập viện hay phải khám cấp cứu, dẫn đến những ảnh hưởng nặng nề đến
cuộc sống của họ và gia đình, thậm chí là đe dọa tử vong. Nguyên nhân có thể
xuất phát từ nhiều phía; cả từ phía bệnh nhân (do hiểu biết, thái độ, khả năng
xử trí hen của họ còn thiếu và chưa đầy đủ) và từ phía nhân viên y tế (điều trị
và hướng dẫn không đầy đủ). Do vậy, các phác đồ điều trị hen hiện nay đều
đề cao sự đồng hành giữa bệnh nhân và nhân viên y tế trong các chương trình
quản lý, giáo dục tự xử trí hen tại nhà cho bệnh nhân .
Trên thế giới, chương trình giáo dục tự quản lý hen với bản kế hoạch xử
trí( KHXTH) ở cả người lớn và trẻ em đã được rất chú ý . Tại Việt Nam, năm
2016, bộ Y tế cũng đã đưa ra mẫu bản KHXTH trong ‘hướng dẫn chẩn đoán
và xử trí hen cho trẻ dưới 5 tuổi”, phù hợp để áp dụng cho trẻ em Việt Nam .
Đây là bảng in ra giấy, được viết cho từng bệnh nhân, bao gồm những điều trị
dự phòng hàng ngày, cách nhận biết và phòng tránh các yếu tố nghi ngờ khởi
phát cơn hen cấp, cách nhận biết các dấu hiệu sớm và xử trí ban đầu ngay khi


2



có tình trạng bệnh xấu đi và được bác sỹ phát cho bệnh nhân và gia đình với
mục tiêu quản lý hen ngoại trú đạt kết quả tốt hơn.
Trên thế giới, đã có các nghiên cứu đánh giá hiệu quả của sử dụng bản
kế hoạch này trong cải thiện các biến đầu ra của quản lý HPQ. Tại Việt Nam,
bản KHXTH này đã được áp dụng tại một số bệnh viện tuyến trung ương,
nhưng cho tới nay chưa có đề tài nào nghiên cứu đánh giá hiệu quả quản lý
hen khi áp dụng bản kế hoạch này. Do vậy, với việc bước đầu áp dụng bản
KHXTH cho các bệnh nhân tại phòng khám Ngoại trú, khoa Hô hấp Nhi bệnh
viện Xanh Pôn, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Đánh giá hiệu quả
của việc áp dụng bản kế hoạch xử trí hen trong quản lý hen phế quản ở
trẻ em tại bệnh viện Xanh pôn” với 2 mục tiêu sau:
1.

Mô tả thực trạng kiểm soát hen của bệnh nhân hen phế quản điều trị
ngoại trú tại bệnh viện Xanh Pôn.

2.

Nhận xét việc áp dụng bản kế hoạch xử trí hen
trong quản lý hen phế quản.

CHƯƠNG 1


3

TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Khái niệm về hen
Hen phế quản được mô tả gồm một tập hợp các triệu chứng khò khè,

ho, nặng ngực, khó thở có liên quan với sự thay đổi hay cản trở của luồng
không khí. Tuy nhiên không có triệu chứng lâm sàng hoặc xét nghiệm đơn
độc nào đủ để chẩn đoán xác định HPQ.
Tổ chức y tế thế giới (WHO) định nghĩa : Hen phế quản xảy ra ở tất cả
các lứa tuổi nhưng thường bắt đầu từ thời thơ ấu. Bệnh được đặc trưng bởi
giảm chức năng hô hấp và khò khè tái đi tái lại với mức độ nặng và tần suất
khác nhau giữa các bệnh nhân.Trong cùng một bệnh nhân, các triệu chứng có
thể xuất hiện trong vài giờ hoặc vài ngày. Tình trạng này là hậu quả của viêm
các đường dẫn khí và ảnh hường đến sự nhạy cảm của các tận cùng thần kinh
làm chúng dễ bị kích thích. Khi bị tác động, đường dẫn khí viêm phù nề gây
hẹp và cản trở không khí lưu thông.
Định nghĩa về HPQ theo GINA 2016 : Hen phế quản là một bệnh lý đa
dạng, thường đặc trưng bởi viêm đường thở mạn tính. Hen phế quản được đặc
trưng bởi sự hiện diện của tiền sử có các triệu chứng hô hấp như khò khè, khó
thở, nặng ngực và ho, các triệu chứng này thay đổi theo thời gian và cường
độ, cùng với sự giới hạn luồng khí thở ra dao động.
Định nghĩa này được xác lập bởi sự đồng thuận, dựa trên việc xem xét
các triệu chứng điển hình của HPQ và những khác biệt với các tình trạng hô
hấp khác.
Triệu chứng và giới hạn luồng khí có thể biến mất tự nhiên hoặc do
điều trị và có thể đôi lúc không hề xuất hiện trong hàng tuần hoặc hàng tháng.
Mặt khác bệnh nhân có thể bị các đợt kịch phát hen, đe dọa mạng sống, làm
tăng gánh nặng lên gia đình và cộng đồng.


4

Theo tài liệu “Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị hen trẻ em dưới 5 tuổi”
năm 2016 của Bộ y tế Việt Nam , “hen là tình trạng viêm mạn tính đường thở
với sự tham gia của nhiều tế bào và nhiều thành phần tế bào làm tăng tính đáp

ứng đường thở (co thắt, phù nề, tăng tiết đờm) gây tắc nghẽn, hạn chế luồng
khí thở ra làm xuất hiện các dấu hiệu khò khè, khó thở, nặng ngực và ho tái
diễn nhiều lần, thường xảy ra sáng sớm có thể phục hồi tự nhiên hoặc do dùng
thuốc”.
Định nghĩa này được xác lập bởi sự đồng thuận, dựa trên việc xem xét
các triệu chứng điển hình của HPQ và những khác biệt với các tình trạng hô
hấp khác.
Hen đặc trưng bởi phản ứng quá mức của đường thở với các kích thích
trực tiếp hoặc gián tiếp và các triệu chứng viêm mạn tính đường thở. Các đặc
điểm này thường tồn tại, ngay cả khi các triệu chứng lâm sàng không còn
hoặc chức năng hô hấp bình thường, nhưng có thể trở lại bình thường sau khi
điều trị.
1.2. Dịch tễ học bệnh hen
Hen là một trong những bệnh mạn tính phổ biến nhất trên thế giới.
Theo các nghiên cứu dịch tễ học, có khoảng 300 triệu người mắc HPQ trên
toàn thế giới. Ở các nước phát triển (Mỹ, Anh, Australia, New Zealand) tỷ lệ
mắc hen cao hơn nhiều lần so với các nước đang phát triển .
Ở một số nước phát triển như Mỹ, mặc dù các dịch vụ chăm sóc y tế rất
tốt nhưng tỷ lệ mắc HPQ vẫn duy trì ở mức cao. Điều tra năm 2011 cho thấy
có hơn 10 triệu bệnh nhân dưới 18 tuổi được chẩn đoán mắc HPQ (14%) và
6,8 triệu người đã từng mắc HPQ (9%) . Tỷ lệ mắc HPQ ở trẻ em dưới 18 tuổi
thay đổi theo từng vùng, từ 5,5 % ở bang Georgia đến 18% ở khu vực
Columbia .


5

Với khuynh hướng tăng tỷ lệ dân số đô thị trên thế giới từ 45% đến
59% vào năm 2025, dường như sẽ có sự tăng đáng kể số lượng bệnh hen khắp
thế giới trong 2 thập niên tới, ước tính có thêm 100 triệu người bị hen vào

năm 2025

Hình 1.1. Bản đồ tỷ lệ mắc hen trên thế giới theo Khảo sát Sức khỏe thế
giới năm 2009
Bệnh hen ngày càng tăng lên và ngày càng là vấn đề ưu tiên trong chiến
lược chăm sóc sức khỏe toàn dân của chính phủ. Đặc biệt, cần ưu tiên các
nguồn lực y tế để cải thiện chăm sóc y tế cho những nhóm đối tượng có tỉ lệ
mắc bệnh cao như người nghèo, người có thu nhập thấp ở các thành phố lớn.
Cũng cần đầu tư vấn đề ô nhiễm không khí. Sự tăng trưởng về kinh tế và cải
thiện sự hợp tác giữa các nước thể hiện tiềm năng cung cấp chế độ chăm sóc
sức khỏe tốt hơn . So với người lớn, trẻ em có tỷ lệ khám bác sỹ gia đình và
nhập khoa cấp cứu vì hen nhiều hơn, nhưng tỷ lệ nhập viện thì tương đương
và tỷ lệ tử vong thì thấp hơn. Hàng năm, có gần 250.000 người tử vong sớm
vì hen. Ở nhiều nơi trên thế giới, bệnh nhân hen không được tiếp cận chăm


6

sóc y tế hoặc thuốc hen cơ bản. GINA đã ước tính hen chiếm khoảng 1/250
người tử vong trên thế giới. Nhiều trường hợp tử vong do việc chăm sóc y tế
lâu dài không tốt và các biện pháp cấp cứu và điều trị chậm trễ trong cơn hen
cuối cùng, mà những vấn đề này thì có thể ngăn ngừa được .
Báo cáo kết quả giai đoạn ba của nghiên cứu trên toàn cầu về Hen phế
quản và dị ứng ở trẻ em (ISAAC) cho thấy tỷ lệ mắc HPQ và mức độ nặng
của các triệu chứng HPQ ở trẻ em rất thay đổi và có sự khác biệt giữa các
quốc gia, khu vực . Cũng theo GINA, khảo sát trên 10 quốc gia ở khu vực
Đông Nam Á (Bru-nây, Lào, Campuchia, Indonesia, Malaysia, Philipin,
Myanma, Singapore, Thái Lan và Việt Nam) cho thấy tỷ lệ mắc hen lâm sàng
trung bình là 3,3%, khác biệt nhiều giữa các quốc gia (cao nhất là Thái Lan,
Philipin và Singapore, thấp nhất là Indonesia và Việt Nam .

Ở Việt Nam, theo Trần Thúy Hạnh và Nguyễn Văn Đoàn (2011), khi
tiến hành khảo sát tại 7 tỉnh thành, đại diện cho 7 vùng miền sinh thái và địa
lý trong cả nước là Nam Định, Tuyên Quang, Nghệ An, Khánh Hòa, Bình
Dương, Gia Lai và Tiền Giang nhận thấy độ lưu hành HPQ ở Việt Nam là
3,9%, trong đó độ lưu hành hen ở trẻ em là 3,2% và ở người lớn là 4,3%.
Nam giới có tỷ lệ mắc bệnh cao hơn nữ giới, tỷ lệ nam/nữ ở trẻ em là 1,63/1
và ở người lớn là 1,24/1. Độ lưu hành hen cao nhất ở Nghệ An (6,9%) và thấp
nhất ở Bình Dương (1,5%). Tỉ lệ mắc HPQ đã tăng gấp đôi trong hơn 20 năm
qua, từ 2,5% năm 1981 lên 5% như hiện nay .
Năm 2013, Bộ Y Tế Việt Nam công bố số người bệnh hen tại Việt Nam
chiếm khoảng 5% dân số, khoảng 4 triệu người, và cảnh báo con số này đang
có chiều hướng gia tăng tới mức báo động, chỉ đứng sau ung thư. Người bệnh
cũng bị trẻ hóa khi có tới 10% trẻ < 15 tuổi bị hen. Theo Bộ Y Tế Việt Nam
thì có khoảng 65% bệnh nhân hen chưa được điều trị dự phòng dài hạn dẫn
đến phải nhập viện. Với trẻ em, tình trạng này cũng không khả quan hơn. Đây


7

là con số báo động, đặc biệt mà khi mỗi năm có khoảng 3 – 4 nghìn người tử
vong do căn bệnh này .
1.3. Cơ chế bệnh sinh hen phế quản
HPQ là bệnh lý viêm của đường hô hấp đặc trưng bởi tình trạng viêm
và thay đổi cấu trúc, tăng phản ứng đường thở, tắc nghẽn sự lưu thông khí.
Viêm đường thở được xem là đặc trưng cơ bản của HPQ .
1.3.1. Viêm đường thở
Viêm đường thở được biểu hiện ở cả hen dị ứng và hen không dị ứng
và viêm gặp ở tất cả các mức độ hen . Câu hỏi được đặt ra là những bệnh
nhân HPQ ở các mức độ nặng khác nhau có tình trạng viêm giống nhau hay
không? Các nghiên cứu hiện tại cho thấy có sự không đồng nhất của viêm

đường thở trong HPQ.
Ở người lớn mắc hen phế quản, viêm đường thở được mô tả bởi sự tập
trung bất thường của bạch cầu ái toan, bạch cầu đa nhân trung tính, tế bào
lympho, tế bào mast, bạch cầu ưa bazơ, đại thực bào, các tế bào đuôi gai,
nguyên bào sợi cơ ở thành phế quản .
Các kiểu hình khác nhau có thể được xác định bởi sự có mặt hay vắng
mặt của các bạch cầu ái toan và bạch cầu đa nhân trung tính. Các yếu tố khởi
phát hen khác nhau có thể gây đáp ứng viêm đường thở khác nhau, tác nhân
dị ứng gây đáp ứng viêm tăng bạch cầu ái toan, nhiễm khuẩn đường hô hấp
gây đáp ứng viêm tăng bạch cầu đa nhân trung tính.
Các nghiên cứu mới đây xác định có ít nhất hai loại viêm đường thở
trong bệnh hen phế quản phụ thuộc vào sự xuất hiện của bạch cầu ái toan
trong đường thở là hen tăng bạch cầu ái toan và hen không tăng bạch cầu ái
toan.
Hen tăng bạch cầu ái toan


8

Bạch cầu ái toan là những tế bào viêm đặc trưng trong viêm đường thở
của bệnh hen phế quản. Bạch cầu ái toan có thể tiết ra rất nhiều các cytokine
tiền viêm khác nhau và các chất trung gian này đóng vai trò quan trọng trong
tiến triển của quá trình viêm. Đó là các protein hạt cơ bản, một số protein có
tính chất hoạt động giống enzyme. Bạch cầu ái toan cũng tiết ra các
chemokine, cytokine, fibrogenic, leucotriene, yếu tố tăng trưởng, các chất
trung gian lipid [cysteinyl leukotriene, LTC(4)/D(4)/E(4)] đóng vai trò chính
trong cơ chế bệnh học của HPQ và các tình trạng viêm dị ứng khác.
Các nghiên cứu thực nghiệm đã chứng minh rằng bạch cầu ái toan kích
thích sự giải phóng các chất trung gian gây viêm làm co thắt cơ trơn đường
thở, tăng phản ứng phế quản, phá hủy biểu mô phế quản, tắc nghẽn lưu thông

khí .
Bạch cầu ái toan hiếm khi có trong đờm ở người bình thường, tuy nhiên
tăng bạch cầu ái toan thường thấy trong máu ngoại vi, đờm, dịch rửa phế
quản, biểu mô đường thở ở bệnh nhân HPQ.
Bạch cầu ái toan có trong đờm ở bệnh nhân hen dai dẳng và trong đợt
cấp của hen nhiều hơn so với trẻ khỏe mạnh. Số lượng bạch cầu ái toan trong
dịch rửa phế quản có ý nghĩa trong việc đánh giá tình trạng hen dị ứng so với
nhóm chứng khỏe mạnh .
Những bệnh nhân điều trị bằng corticoid có giảm đáng kể số lượng
bạch cầu ái toan và cải thiện triệu chứng lâm sàng .
Bạch cầu ái toan đường thở đóng vai trò quan trọng trong sinh bệnh học
của HPQ. Đếm số lượng bạch cầu ái toan trong đờm hữu ích cho chẩn đoán
hen, đánh giá mức độ nặng của hen và mức độ kiểm soát hen .


9

Hen không tăng bạch cầu ái toan
Kiểu hình hen không tăng bạch cầu ái toan đặc trưng bởi xuất hiện triệu
chứng lâm sàng và tăng phản ứng đường thở xảy ra khi không xuất hiện bạch
cầu ái toan trong đờm. Theo Douwes và cộng sự, chỉ có 50% các trường hợp
hen có tình trạng viêm đường thở tăng bạch cầu ái toan. Hen không tăng bạch
cầu ái toan thường gặp và tồn tại trong tất cả các mức độ hen .
Turner và cộng sự thấy rằng trong suốt đợt hen nặng, khoảng hơn một
nửa bệnh nhân không tăng bạch cầu ái toan trong đờm .
Ở người lớn, hen không tăng bạch cầu ái toan thường phối hợp với tăng
bạch cầu đa nhân trung tính và phản ứng viêm cấp liên quan với tăng nồng độ
các cytokine như IL-8, TNF-α đóng vai trò trong sự thâm nhiễm và hoạt hóa
bạch cầu trung tính tại đường thở. Nghiên cứu của Anees ở những bệnh nhân
hen do nghề nghiệp thấy tăng đại thực bào trong đờm ở bệnh nhân hen không

tăng bạch cầu ái toan cao hơn so với bệnh nhân hen có tăng bạch cầu ái toan
khi phơi nhiễm với công việc.
Một phần ba trẻ HPQ và hơn một nửa trẻ em dưới 12 tháng khò khè có
tỷ lệ bạch cầu trung tính cao trên 10% trong dịch rửa phế quản, phản ánh tình
trạng nặng của bệnh. Một nghiên cứu khác chỉ ra rằng những trẻ lớn có hen
mức độ nặng, đáp ứng kém với corticoid có liên quan với tình trạng viêm
không tăng bạch cầu ái toan .
Các tế bào có vai trò trong hen không tăng bạch cầu ái toan bao gồm
bạch cầu đa nhân trung tính và đại thực bào. Xét nghiệm đờm dựa trên sự có
mặt hay vắng mặt của các bạch cầu ái toan, bạch cầu trung tính, đại thực bào
là cần thiết để xác định các kiểu hình viêm đường thở khác nhau ở trẻ hen phế
quản .


10

1.3.2. Tăng phản ứng đường thở
Tăng phản ứng đường thở được chấp nhận là một đặc trưng của HPQ.
Đây là một tiêu chuẩn để chẩn đoán hen nhưng không phải tất cả bệnh nhân
có tăng phản ứng đường thở đều mắc hen. Nghiên cứu trên 2363 trẻ em lứa
tuổi học đường từ 8-11 tuổi ở Australia làm test khí dung với Histamin, có
6,7% trẻ có biểu hiện này mà không có triệu chứng hoặc có chẩn đoán hen
trước đó. Ngoài ra, còn có thể gặp ở các bệnh khác như viêm mũi dị ứng và
béo phì. Tuy nhiên, có khoảng 5,6% trẻ được chẩn đoán hen không có biểu
hiện tăng phản ứng đường thở .
Cơ chế của tăng phản ứng đường thở chưa rõ ràng, biểu hiện thoáng
qua có thể khác biệt so với biểu hiện dai dẳng, có thể do giảm khẩu kính
đường thở, dầy thành các phế quản, phế nang, tăng tính thấm đường thở.
1.3.3. Tắc nghẽn đường thở
Viêm đường thở, tắc nghẽn sự lưu dẫn khí và tăng phản ứng đường thở

là các đặc điểm chính của hen phế quản. Trên lâm sàng, sự tắc nghẽn lưu
thông khí có thể hồi phục hoặc không hồi phục. HPQ ở trẻ nhỏ thường hồi
phục hoàn toàn, một số trẻ em hoặc người lớn mắc HPQ, sự tắc nghẽn lưu
thông khí có thể không hồi phục hoặc chỉ hồi phục một phần .
1.3.4. Tái tạo lại cấu trúc đường thở
Các thay đổi về tế bào học và mô bệnh học trong cấu trúc đường thở có
thể giải thích tình trạng giảm chức năng hô hấp theo thời gian ở bệnh nhân
HPQ. Sự tái tạo lại bao gồm tăng sản các tế bào dưới biểu mô, xơ hóa lớp nội
mô, tăng số lượng và kích thước của các vi mạch dưới lớp chất nhầy, tăng sản
và phì đại lớp cơ trơn, phì đại các tuyến dưới lớp chất nhầy.
Sự tái tạo lại cấu trúc đường thở có thể xảy ra ở các mức độ hen. Tăng
sản các tế bào dưới biểu mô và lắng đọng collagen nội mô cũng có thể xảy ra
ở bệnh nhân hen nhẹ. Sự tăng cơ trơn đường thở thường xảy ra ở bệnh nhân


11

hen nặng. Mặc dù độ dầy của thành đường thở thay đổi ở từng cá thể, nhưng ở
bệnh nhân hen thường tăng hơn so với trẻ khỏe mạnh .
1.4. Kiểm soát và quản lý hen
1.4.1. Kế hoạch và mục tiêu quản lý hen theo GINA
Mặc dù không thể điều trị khỏi bệnh hen nhưng các biện pháp quản lý hen
phù hợp trong đa số trường hợp sẽ giúp kiểm soát hen tốt, .
Theo GINA 2016, các thành phần của kế hoạch quản lý hen bao gồm:
1. Giáo dục bệnh nhân hen trở thành người đồng hành với bác sỹ trong
quản lý hen.
2. Đánh giá và theo dõi mức độ nặng của bệnh hen bằng cả triệu chứng
lâm sàng và chức năng hô hấp.
3. Nhận biết và tránh tiếp xúc các yếu tố nguy cơ.
4. Thiết lập kế hoạch điều trị thuốc trong quản lý lâu dài bệnh hen cho

riêng từng người bệnh trẻ em, người lớn.
5. Thiết lập chế độ điều trị cho từng bệnh nhân để tự quản lý hen tại nhà.
6. Theo dõi diễn tiến đều đặn.
Theo GINA 2016, mục tiêu điều trị hen thành công gồm:
1. Hạn chế tối đa xuất hiện triệu chứng (giảm hẳn các triệu chứng nhất
là về đêm).
2. Hạn chế đến mức thấp nhất các đợt hen cấp.
3. Giảm tối đa các cơn hen nặng phải đến bệnh viện cấp cứu.
4. Bảo đảm các hoạt động bình thường cho người bệnh.
5. Giữ lưu lượng đỉnh (PEF) gần như bình thường (>80%)
6. Không có tác dụng không mong muốn của thuốc.


12

Hình 1.2: Mục tiêu kiểm soát hen (GINA 2016): kiểm soát triệu chứng và
giảm thiểu nguy cơ tương lai
Theo ICON 2012 và GINA 2016, mục tiêu điều trị hen bao gồm cả việc
giảm nguy cơ có các đợt kịch phát hen. Mặc dù có nhiều cách thức khác nhau
nhưng các phác đồ đều xây dựng mô hình và đưa ra các nguyên lý và các
thành phần chủ yếu trong điều trị hen là như nhau. Trong đó:
 Bệnh nhân và cha mẹ/người chăm sóc trẻ nên được giáo dục để cùng với
bác sỹ quản lý bệnh cho trẻ tốt nhất. Việc giáo dục và thiết lập mối liên hệ
giữa gia đình và nhân viên y tế là điều cốt yếu cho chiến lược và sự thành
công của kế hoạch điều trị.
 Nhận biết và tránh các yếu tố khởi phát cơn hen cấp đặc thù với con em
mình (ví dụ: các dị ứng nguyên) và chung (ví dụ: khói thuốc lá). Hiểu biết
các yếu tố nguy cơ của tình trạng kiểm soát hen kém cũng rất quan trọng,
vì những yếu tố này có thể gây ra hoặc làm nặng thêm tình trạng viêm.
 Vì bệnh cảnh đa dạng của hen nên cần đánh giá và theo dõi đều đặn, việc

đánh giá lại và điều chỉnh chế độ điều trị phù hợp thì quan trọng.


13

 Thuốc dự phòng hàng ngày được xem là nền tảng của điều trị. Trong hầu
hết các trường hợp, việc dùng thuốc hiệu quả có thể giúp bệnh nhân kiểm
soát triệu chứng và giảm nguy cơ bệnh suất sau này.
 Miễn dịch trị liệu đặc hiệu với dị nguyên nên được xem xét cho trẻ có triệu
chứng liên hệ rõ ràng với dị nguyên tương ứng.
1.4.2. Đánh giá mức độ kiểm soát hen
Trên thế giới, tình hình kiểm soát hen rất khác nhau và thay đổi theo thời
gian do có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến kiểm soát hen ở trẻ em .
Để đánh giá mức độ kiểm soát hen, hội thảo các chuyên gia về hen lần
thứ 3 năm 1997 (EPR-3) đã khuyến cáo rằng các bác sỹ nên khuyến khích
bệnh nhân sử dụng những công cụ tự đánh giá (self-assessment) để từ thông
tin ghi nhận của bệnh nhân và/ hoặc gia đình mà xác định xem hen được kiểm
soát tốt hay không. Bảng trắc nghiệm đánh giá mức độ kiểm soát HPQ
(Asthma Control Test- ACT) đã được Hội Hô hấp Hoa Kỳ đã nghiên cứu từ
năm 2001 đến năm 2004 và cuối cùng đưa ra bộ 5 câu hỏi kiểm soát bệnh hen
(asthma control test -ACT) được phổ biến rộng rãi trên thế giới từ tháng
5/2005 và phát triển bảng C- ACT (Childhood Asthma Control Test) năm
2007, nhận được sự ủng hộ của hầu hết các Hội hô hấp trên thế giới nhờ tính
đơn giản, dễ hiểu và không cần đo chức năng hô hấp, cho kết quả về mức độ
kiểm soát HPQ nhanh chóng và hiệu quả. Giá trị bảng câu hỏi trong việc đánh
giá kiểm soát HPQ đã được chứng minh trong các nghiên cứu tại các quốc gia
khác nhau trên thế giới. Tại Việt Nam, nghiên cứu về kiểm soát hen theo bảng
điểm C- ACT có độ nhạy 70%, độ đặc hiệu 93% .
Ngoài ra, với các bác sỹ sau mỗi lần thăm khám đều đánh giá mức độ
kiểm soát hen theo các hướng dẫn chẩn đoán và điều trị HPQ, cụ thể

thường là theo GINA cập nhật hàng năm. Theo tiêu chuẩn của GINA 2016,
đánh giá mức độ kiểm soát hen dựa vào 4 nhóm triệu chứng: triệu chứng


14

ban ngày, triệu chứng ban đêm, nhu cầu sử dụng thuốc cắt cơn và hạn chế
hoạt động thể lực.
Tiêu chí kết quả đo CNHH được sử dụng để đánh giá mức độ kiểm soát
hen nhưng khó áp dụng tại các bệnh viện tuyến tỉnh và tuyến cơ sở, đặc biệt là
với đối tượng trẻ em. Gần đây, việc đo FeNO đang được nghiên cứu tại một
số bệnh viện lớn phản ánh mức độ viêm đường thở và có thể dùng để đánh giá
mức độ kiểm soát hen cho bệnh nhân.
1.4.3. Tình hình kiểm soát hen
Tại Pháp, nghiên cứu ELIOS đã nghiên cứu cắt ngang mô tả trên 3000
trẻ từ 4 đến 15 tuổi bị hen đến khám bác sỹ thấy tỉ lệ kiểm soát hen tốt chỉ có
26% .
Theo AIRIAP giai đoạn 2, nghiên cứu trên gần 1000 trẻ bị hen ở 12
vùng thuộc châu Á cho thấy tỉ lệ kiểm soát hen tốt chỉ có 2,5%, tỉ lệ kiểm soát
hen 1 phần là 44% và tỉ lệ chưa kiểm soát hen là 53,4%. Nhu cầu cần khám
cấp cứu vì hen và sử dụng thuốc SABA cắt cơn hàng ngày lên tới 51,7% . Tại
trung Quốc, năm 2015, mức độ kiểm soát hen được đánh giá theo GINA
2015: tỷ lệ kiểm soát hen hoàn toàn là 28.5% (1 099/3 854). Trong 10 thành
phố tham gia khảo sát kiểm soát hen năm 2008, mức độ kiểm soát hen đã cải
thiện từ 28,7% năm 2008 lên 39,2% năm 2016. Tỷ lệ nhập viện do đợt hen
cấp là 26,4% (1 017/3 858) và tỷ lệ khám cấp cứu là 22,4% (864/3 858) .
Tại Việt Nam, các nghiên cứu về tình hình quản lý và kiểm soát hen
chưa nhiều, đặc biệt là ở trẻ em. Mức độ kiểm soát hen có thể được bệnh nhân
tự đánh giá qua bảng điểm đánh giá kiểm soát hen ACTest cho người lớn và
trẻ trên 12 tuổi và bảng C-ACTest cho trẻ 4-12 tuổi và/ hoặc các bác sỹ đánh

giá theo GINA và các hướng dẫn chung về theo dõi và quản lý hen.
Theo đó, khi nghiên cứu trên 106 trẻ 6-15 tuổi bị HPQ tại khoa Dị ứngMiễn dịch bệnh viện Nhi Trung ương đánh giá mức độ kiểm soát hen theo


15

GINA 2009 thấy tỷ lệ hen chưa được kiểm soát là 24,5%, hen kiểm soát một
phần là 49,1%, hen kiểm soát hoàn toàn chiếm tỷ lệ 26,4% . Còn theo Hoàng
Thị Lâm, đánh giá mức độ kiểm soát hen bằng ACTest đối với bệnh nhân trên
12 tuổi ở câu lạc bộ hen bệnh viện đại học Y Hà Nội, thấy có tỷ lệ HPQ kiểm
soát hoàn toàn là 13,34%, kiểm soát 1 phần là 43,33% và chưa kiểm soát
chiếm 43,33% .
Tỷ lệ cao (60%) không được kiểm soát tốt bệnh và khó kiểm soát bệnh
HPQ trong các nghiên cứu, nhấn mạnh sự cần thiết phải xác định các yếu tố
liên quan đến kiểm soát hen kém. Đã có nhiều tổ chức và các tác giả đề cập
và nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến kiểm soát hen kém ở trẻ em và nhìn
chung thường bao gồm các yếu tố sau :
1.Độ nặng của bệnh hen:
2.Tuân thủ điều trị:
- Tái khám thường xuyên
- Tuân thủ dùng thuốc: đúng thuốc, đúng liều dùng, sử dụng dụng cụ
đúng kỹ thuật
3. Các yếu tố môi trường:
- Hút thuốc lá thụ động/chủ động
- Vật nuôi(chó, mèo) trong nhà ở
- Quanh nhà có khói/bụi (nhà gần mặt đường)/hóa chất công ngiệp (sơn dầu)
- Quanh nhà có phấn hoa/ mùi hương
4. Tiền sử gia đình: bố/mẹ/anh/chị/em ruột bị hen và/hoặc có các bệnh
liên quan đến dị ứng: viêm mũi, viêm xoang dị ứng...
5. Bệnh lý kèm theo:

- Các bệnh lý liên quan dị ứng: viêm mũi dị ứng, chàm, viêm da cơ dịa,
dị ứng thức ăn
- GERD
- Nhiễm khuẩn hô hấp: virus, vi khuẩn


16

6. Tình trạng thừa cân-béo phì
7. Trình độ văn hóa và kiến thức-thái độ-hành vi về bệnh hen của
bố/mẹ trẻ
8. Thu nhập, mức sống của gia đình
1.4.4. Giáo dục tự quản lý hen
Các nghiên cứu RCT về tính hiệu quả của giáo dục sau khi xuất viện từ
khoa cấp cứu: giảm tỷ lệ nhập khoa cấp cứu tại thời điểm 12 tháng theo dõi;
tăng tỷ lệ tuân thủ thuốc dự phòng hàng ngày nhiều hơn, tỷ lệ khám cấp cứu ít
hơn và cải thiện chất lượng cuộc sống trong 6 tháng; tăng tỷ lệ tự tin sau 2
tuần và giảm tỷ lệ nhập khoa cấp cứu sau 9 tháng; việc điện thoại nhắc nhở
làm tăng tỷ lệ dùng bản KHXTH .
Qua nhiều nghiên cứu cho thấy giáo dục cũng là một công cụ hiệu quả
để giúp bệnh nhân và gia đình tự tin và tuân thủ điều trị hơn để kiểm soát
bệnh hen của họ. Ngoài ra, cũng có nhiều nghiên cứu cho thấy việc giáo dục
hen có thể có hiệu quả kinh tế và giảm số lần có cơn hen cấp, giảm tỷ lệ nhập
viện và nhập cấp cứu ở trẻ em và người lớn, đặc biệt ở những bệnh nhân nguy
cơ cao .
Trong một nghiên cứu cắt ngang trên 2.960 trẻ em 0 – 14 tuổi bị hen tại
các cơ sở y tế của 29 thành phố ở Trung Quốc, các tác giả thấy rằng kiến thức,
thái độ và thực hành quản lý hen của cha mẹ bệnh nhi còn kém, có một
khoảng cách rất lớn trong thực hành quản lý hen giữa khuyến cáo và thực tế.
Vì vậy, họ cho rằng việc cải thiện kiến thức và thái độ về hen có thể khuyến

khích cha mẹ trực tiếp theo dõi tình trạng hen của con họ, quản lý và tuân thủ
phác đồ điều trị hen tốt hơn; các tác giả đã đề nghị rằng thành phần quan
trọng nhất trong điều trị hen trẻ em là giáo dục cha mẹ của bệnh nhi để cải
thiện việc thực hành quản lý hen của họ .


17

Theo EPR – 3, việc giáo dục tự quản lý hen nên được lồng ghép vào tất
cả các lĩnh vực chăm sóc hen, cần phải được nhắc lại và củng cố. Thời điểm
giáo dục :


Bắt đầu từ lúc chẩn đoán hen và tiếp tục trong suốt quá trình theo dõi.



Giáo dục ở bất cứ nơi nào mà các chuyên viên sức khỏe có thể tương tác
với bệnh nhân hen, bao gồm phòng khám, phòng mạch, khoa cấp cứu,
bệnh viện, nhà thuốc, nhà và những nơi công cộng (ví dụ như: trường
học, các trung tâm cộng đồng).
Theo đồng thuận hiệp hội quốc tế về điều trị hen trẻ em ICON 2012 ,

đặc biệt, theo phác đồ điều trị hen trẻ em Nhật Bản và tổ chức dị ứng thực
hành PRACTALL đã khuyến cáo với trẻ lớn hơn thì tham gia nhiều hơn vào
chương trình tự quản lý. Đây là một quá trình liên tục, lặp lại và bổ sung ở
mỗi lần tái khám, luôn cần nhấn mạnh đến tầm quan trọng của việc dùng
thuốc đều đặn, ngay cả khi không có triệu chứng.
Nghiên cứu của Đặng Thị Hương Giang về hiệu quả can thiệp bằng
GDSK tới tình trạng bệnh hen ở trẻ 13- 14 tuổi thấy: giáo dục sức khỏe đã

làm giảm triệu chứng ban ngày và triệu chứng ban đêm của trẻ ở nhóm can
thiệp sau 1 năm, có sự khác biệt so với nhóm chứng (p<0,05). Có sự tăng tỉ lệ
trẻ đạt kiểm soát hen tốt ở nhóm can thiệp từ 88,7% lên 94,6% sau 1 năm,
mức tăng khác biệt có ý nghĩa so với nhóm chứng (p<0,05). GDSK làm giảm
tỉ lệ trẻ phải nghỉ học vì hen ở nhóm can thiệp từ 11,3% xuống còn 2,3% sau
1 năm (p<0,05). Tỉ lệ trẻ có kiến thức tốt ở nhóm can thiệp tăng từ 2,3% lên
13,5% sau khi được GDSK, có sự khác biệt so với nhóm chứng (p<0,05) .
Việc phối hợp giữa bác sỹ chuyên khoa hô hấp với các nhà giáo dục sức khỏe
chưa được thực hiện tại Việt Nam. Các nghiên cứu trên thế giới về việc phối
hợp theo dõi với giáo dục người bệnh cho thấy đạt hiệu quả cao, đang được
triển khai ở các nước tiên tiến. Nhờ hoạt động của những nhà giáo dục sức


18

khỏe này (có cấp chứng chỉ hành nghề) góp phần hỗ trợ các bác sỹ rất hiệu
quả trong việc tư vấn và giáo dục hen ngoài cộng đồng cho các bệnh nhân,
đặc biệt là ở trẻ em.
1.4.5. Bản kế hoạch xử trí hen
Đây là một trong các biện pháp can thiệp HPQ có hiệu quả và có giá trị
nhất .
EPR – 3 (2007) dùng thuật ngữ “writen asthma action plan” để đề cập
đến các hướng dẫn điều trị hàng ngày của cá nhân, được soạn thảo cho phù
hợp với từng bệnh nhân; bệnh nhân/ gia đình được hướng dẫn khi nào (khi
xuất hiện triệu chứng cơn hen cấp được liệt kê) và xử trí như thế nào tại nhà,
với loại thuốc gì và liều bao nhiêu; việc tăng liều ra sao; cần theo dõi như thế
nào và lúc nào cần đi khám cấp cứu ngay. Bản kế hoạch này sẽ được xem xét
và điều chỉnh lại ở mỗi lần tái khám theo dõi .
Bản kế hoạch này được viết với sự tham gia của bác sỹ và bệnh nhân cùng gia
đình và là một phần của chương trình quản lý hen tại nhà. Tuy nhiên cho đến

nay vẫn còn thiếu các nghiên cứu lâm sàng để khẳng định hiệu quả độc lập
của việc sử dụng bản KHXTH để đạt được các mục tiêu của quản lý hen .
Khảo sát đầu tiên được đăng trên thư viện Cochrane năm 2006 về việc
sử dụng bản KHXTH ở cả người lớn và trẻ em bởi Toelle và Ram với 1 thử
nghiệm trên trẻ em và 6 thử nghiệm trên người lớn cho thấy chưa đủ dữ liệu
bằng chứng để kết luận chắc chắn việc cung cấp bản KHXTH có thể làm
giảm số lần khám cấp cứu hay cải thiện điểm triệu chứng hay không nhưng
cho thấy việc sử dụng dựa trên theo dõi triệu chứng được yêu thích và thuận
tiện hơn so với việc theo dõi dựa trên PEF . Năm 2011, tại Canada, để tìm
hiểu vai trò độc lập của bản KHXXTH, Ducharme et al. đã phân ngẫu nhiên
219 trẻ 1- 17 tuổi vào 2 nhóm: 1 nhóm nhận bản KHXTH+đơn thuốc sau ra
viện và 1 nhóm chỉ nhận đơn thuốc thông thường . Kết qủa cho thấy nhóm 1


19

có tỉ lệ tuân thủ dự phòng ICS cao hơn nhóm 2 và sau 28 ngày đạt kiểm soát
hen tốt hơn. Năm 2013, tại Canada, Tan N.C et al đã tiến hành khảo sát bằng
bộ câu hỏi với 169 người chăm sóc các trẻ bị HPQ bao gồm 94 các trẻ có bản
KHXTH và 75 các trẻ không được cung cấp bản này . Kết quả cho thấy nhóm
1 có sự hiểu biết, tự tin và khả năng tự xử trí các dấu hiệu của cơn hen cấp cao
hơn hẳn so với nhóm 2. Do đó, nghiên cứu kết luận việc áp dụng bản KHXTH
cải thiện sự tự tin và kĩ năng tự xử trí tại nhà khi trẻ có dấu hiệu nặng của
người chăm sóc.
Tại Mỹ, NAEPP khuyến cáo các bác sỹ nên cung cấp bản KHXTH cho
tất cả các bệnh nhân hen và hơn nữa, Mục tiêu Y tế đến năm 2020 bao gồm cả
việc tăng tỉ lệ người bệnh HPQ nhận được bản KHXTH. Năm 2016, tại Mỹ,
nghiên cứu quốc gia sử dụng dữ liệu từ Khảo sát phỏng vấn Quốc gia năm
2002, 2003, 2008 và 2013 để kiểm tra tỷ lệ trẻ em từ 2-17 tuổi bị hen trên
3714 trẻ đã từng nhận được KHXTH theo khuyến cáo của NAEPP 2007 cho

thấy tỷ lệ trẻ bị hen suyễn đã từng nhận KHXTH tăng từ 41,7% năm 2002 lên
50,7% vào năm 2013 (p <0,001), tỷ lệ trẻ da đen không phải gốc Tây Ban
Nha cao hơn (58,4%) so với trẻ da trắng không phải gốc Tây Ban Nha
(47,4%) (p = 0,28), bảo hiểm tư nhân (56,2%) so với những người có bảo
hiểm công (46,3%) (p= 0.016), và tỉ lệ sử dụng thuốc dự phòng hen so với
những người chưa bao giờ nhận được KHXTH (p <0,001). Qua đó, thấy rằng
mặc dù số người được cung cấp KHXTH tăng lên rõ rêt từ 2002 đến 2013
nhưng có đến gần một nửa các trẻ bị hen chưa bao giờ được cung cấp
KHXTH và điều này được cho là phụ thuộc một số chính sách xã hội, đặc
điểm dân số và việc đánh giá độ nặng của bệnh hen.
Các kế hoạch hành động hay xử trí bệnh hen phế quản nói riêng hay
các bệnh lý mạn tính khác nói chung là những hướng dẫn giúp phát hiện các
dấu hiệu bệnh nặng sớm và đưa ra cần phải làm gì để xử trí tình huống đó kịp


20

thời. Tiến trình phát triển bản KHXTH là quan trọng, dựa trên sự thảo luận
giữa bác sỹ- bệnh nhân nhằm:
- Giảm số lần trẻ phải nhập viện vì hen
- Giảm số lần trẻ phải khám cấp cứu vì hen
- Giảm tỉ lệ và số ngày trẻ phải nghỉ học hay bố/ mẹ phải nghỉ làm vì
bệnh hen của trẻ
- Giảm nhu cầu sử dụng thuốc bao gồm SABA, kháng sinh khi không
cần thiết
- Giảm số lần thức giấc về đêm do hen
- Cải thiện điểm triệu chứng.
- Cải thiện chức năng phổi
Các hướng dẫn cũng nhấn mạnh rằng các bác sỹ cần thường xuyên xem
lại bản KHXTH này cùng với bệnh nhân và gia đình, dựa theo sự thay đổi độ

nặng của bệnh hen và mức độ kiểm soát hen theo thời gian ở mỗi lần thăm
khám.
Một số phiên bản kế hoạch xử trí đã được soạn thảo cho phù hợp với
mỗi quốc gia nhưng nhìn chung thành phần của bản kế hoạch này chưa được
thống nhất hoàn toàn ở các nơi trên thế giới . Có những đề xuất sử dụng ICS
(corticoid đường hít) hay OCS (corticoid đường uống) để cải thiện kết cục
hen suyễn. Nhìn chung, bản KHXTH bao gồm 3 thành phần quan trọng :
1. Thông tin về bệnh nhân và số điện thoại liên lạc.
 Thông tin về bác sỹ điều trị và số điện thoại liên lạc.
 Thời gian cung cấp bản KHXTH.
2. Điều trị hàng ngày và thông tin về bệnh hen của trẻ:
 Tên thuốc và liều dùng điều trị dự phòng hàng ngày của trẻ
 Cách thức nhận biết và cách hạn chế các yếu tố nghi ngờ khởi phát
cơn hen cấp ở trẻ: Khói thuốc lá, bụi, vật nuôi, gắng sức, sốt/ viêm
nhiễm đường hô hấp, theo mùa, nhiễm lạnh…


21

 Phân loại bệnh hen của trẻ theo độ nặng của bệnh: Ngắt quãng, dai
dẳng nhẹ, dai dẳng trung bình và dai dẳng nặng.
3. Cách nhận diện và xử trí khi có biểu hiện cơn hen cấp:
Cách nhận diện và xử trí được minh họa bởi ba màu xanh, vàng và đỏ
của tín hiệu đèn giao thông tương ứng với ba tình huống cụ thể: màu
xanh-bệnh ổn định, màu vàng- dấu hiệu cơn hen cấp và màu đỏ- tình
huống cấp cứu.
• Triệu chứng, dấu hiệu và giá trị PEF (nếu có) chỉ điểm hen trở nặng:
Trẻ có bất kỳ dấu hiệu nào như sau: Ho, khò khè, thở rít; Nặng ngực; Khó
thở; ho về đêm và gần sáng; hạn chế hoạt động thể lực.
• Thuốc sử dụng khi bắt đầu có các biểu hiện cơn hen cấp: Ventolin

100mcg xịt 2-4 nhát/ lần mỗi 20 phút- 30 phút nếu không đỡ. Hoặc sử dụng
Ventolin khí dung hay combivent khí dung tùy trường hợp cụ thể.
Cách theo dõi cải thiện bệnh hay không và thời gian theo dõi sau đó.
Liên hệ với bác sỹ khi cần hay xác định nhu cầu cần khám cấp cứu.
• Triệu chứng và PEF chỉ điểm nhu cầu cần vào khoa cấp cứu: khi trẻ
có một trong các biểu hiện sau: Thuốc không hiệu quả; rất khó thở; thở co
kéo; Không thể nói chuyện/đi lại; Tím môi/đầu chi.
Cách xử trí khi trên đường đến khoa cấp cứu.
Số điện thoại cấp cứu (dịch vụ cấp cứu, khoa cấp cứu, bác sĩ hoặc
người nào đó) có thể đưa bệnh nhân đến cơ sở y tế nhanh chóng.
Tại Việt Nam, mẫu bản kế hoạch hành động hay xử trí(action plan) cho
các bệnh mạn tính đã bắt đầu được áp dụng trong quản lý các bệnh mạn tính
và có các nghiên cứu về hiệu quả của nó với mục tiêu quản lý bệnh mạn tính
lâu dài như COPD, viêm da cơ địa và HPQ. Tác giả Trần Thị Kim Thu và Lê
Thị Tuyết Lan đã thiết kế và khảo sát hiệu quả của bảng kế hoạch hành động
sau 6 tháng áp dụng cho bệnh nhân bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính ngoại trú
theo phương pháp lượng giá trước và sau, có nhóm chứng. Kết quả cho thấy


22

nhóm nghiên cứu có sự thay đổi tích cực về lối sống, tăng điểm chất lượng
cuộc sống trên 7 điểm, và có sự giảm đáng kể tỉ lệ bênh nhân sử dụng dịch vụ
y tế: giảm tỉ lệ nhập viện, giảm tỉ lệ khám cấp cứu và là cầu nối gắn kết giữa
bệnh nhân và thầy thuốc .
Mẫu bản KHXTH ở trẻ em đã được bộ Y tế Việt Nam đưa ra năm 2016
và khuyến cáo nên được áp dụng rộng rãi hơn tại các bệnh viện và tuyến cơ
sở có điều trị và theo dõi HPQ (xem phụ lục 3).



23

CHƯƠNG 2
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tượng nghiên cứu
74 bệnh nhi từ 2 tuổi đến 15 tuổi được chẩn đoán là hen phế quản và đang
theo dõi hen tại phòng khám ngoại trú khoa Nhi hô hấp bệnh viện Xanh Pôn
Bố hoặc mẹ của các bệnh nhi trên.
2.1.1. Tiêu chuẩn lựa chọn


Tiêu chuẩn chẩn đoán HPQ với bệnh nhi dưới 5 tuổi: dựa theo “hướng
dẫn chẩn đoán và điều trị hen phế quản ở trẻ dưới 5 tuổi” của Bộ Y tế năm
2016:
Gồm 5 tiêu chuẩn sau đây:
1) Khò khè ±ho tái đi tái lại ít nhất 3 lần trong 3 tháng gần đây.
2) Hội chứng tắc nghẽn đường thở: lâm sàng có ran rít ran ngáy(±dao
động xung ký)
3) Có đáp ứng thuốc giãn phế quản và/hoặc đáp ứng với điều trị thử (48 tuần) và xấu đi khi ngưng thuốc.
4) Có tiền sử bản thân hay gia đình dị ứng±có yếu tố khởi phát
5) Đã loại trừ các nguyên nhân gây khò khè khác



Tiêu chuẩn chẩn đoán HPQ với bệnh nhi trên 5 tuổi: dựa trên tiêu
chuẩn của GINA 2016:
Tiền sử có các triệu chứng của bệnh lý đường hô hấp
- Trẻ có tiền sứ có các triệu chứng khò khè, thở nhanh, nặng ngực, ho tái

đi tái lại.

- Các triệu chứng thường thay đổi theo thời gian và khác nhau về cường độ.
- Các triệu chứng thường xảy ra và nặng lên vào ban đêm hoặc khi tỉnh giấc.


24

- Các yếu tố gây khởi phát cơn hen cấp là gắng sức, cười to, cơ địa dị
ứng, nhiễm không khí lạnh…
- Triệu chứng của bệnh thường xảy ra và/hoăc nặng hơn khi bị nhiễm virus.
Bằng chứng của sự giới hạn luồng khí thì thở ra
- Có ít nhất một lần trong suốt quá trình chẩn đoán bệnh có FEV1 thấp,
chỉ số FEV1/FVC giảm.
- Có bằng chứng của thay đổi chức năng hô hấp so với người khỏe mạnh:
+ Test phục hồi phế quản: FEV1 tăng trên 12% và 200 ml so với giá trị
ban đầu sau khi khí dung bằng thuốc giãn phế quản.
+ PEF tăng > 20% so với trước khi dùng thuốc giãn phế quản hoặc thay
đổi > 20% trong ngày.
Tiền sử bản thân và gia đình
- Tiền sử bản thân trẻ có các triệu chứng của đường hô hấp trước đó tái
đi tái lại, trẻ có thể bị viêm mũi dị ứng hoặc eczema.
- Tiền sử gia đình có người bị hen, cơ địa dị ứng làm tăng khả năng trẻ
mắc hen phế quản.
Khám lâm sàng
- Thường không phát hiện triệu chứng gì khi ngoài cơn hen cấp.
2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ
Trẻ có bệnh lý khác đi kèm: bệnh tim mạch, bệnh phổi mạn tính khác
(ngoài hen), bệnh lý thần kinh cơ, cơ địa suy giảm miễn dịch, bệnh trào ngược
dạ dày thực quản.
Bệnh nhi và gia đình không đồng ý tham gia nghiên cứu.
2.2. Phương pháp nghiên cứu

2.2.1. Thiết kế nghiên cứu
Nghiên cứu mô tả tiến cứu theo dõi dọc.
2.2.2. Cỡ mẫu nghiên cứu


25

Lấy cỡ mẫu thuận tiện, các bệnh nhân HPQ đến khám, theo dõi tại
phòng khám Ngoại trú của khoa Nhi Hô hấp có đủ tiêu chuẩn lựa chọn đều
được mời tham gia nghiên cứu.
2.2.3. Thời gian nghiên cứu
Thời gian nghiên cứu trong 9 tháng từ tháng 9/2017 đến tháng 6/2018.
2.2.4. Địa điểm nghiên cứu
Nghiên cứu được thực hiện tại phòng khám ngoại trú, khoa Hô hấp
Nhi, bệnh viện Xanh Pôn.
2.2.5. Các biến số nghiên cứu
Mục tiêu 1:
 Đặc điểm chung của nhóm đối tượng nghiên cứu:
o Nhóm tuổi và tuổi (tháng): tính từ ngày sinh đến ngày khám
bệnh.
o Giới tính: nam, nữ
 Tình trạng hen của trẻ
 Độ nặng của hen: trẻ được phân loại theo tiêu chuẩn của GINA
2016 với 4 mức độ: hen ngắt quãng (bậc 1), hen dai dẳng nhẹ
(bậc 2), hen dai dẳng trung bình (bậc 3) và hen dai dẳng nặng
(bậc 4).
 Mức độ kiểm soát hen: trẻ được phân loại theo tiêu chuẩn
GINA 2016 với 3 mức độ: hen kiểm soát tốt, hen kiểm soát
một phần, và hen không kiểm soát.
 Điểm ACTest (phụ lục 2) và phân loại kiểm soát hen theo điểm ACTest:

 Cộng tổng điểm của 7 câu hỏi phân loại kiểm soát hen:
- Dưới 19 điểm: Tình trạnh hen của trẻ chưa được kiểm soát
- Từ 20- 27 điểm: Tình trạng hen của trẻ có thể đang được kiểm
soát tốt.
 Các yếu tố khởi phát cơn hen


×