Tải bản đầy đủ (.doc) (26 trang)

Nghiên cứu lựa chọn một số bài tập bổ trợ nhằm nâng cao hiệu quả thực hiện động tác lộn xuôi tỳ đầu bật ở môn họcthể dục nhào lộn cho nam sinh viên k45a GDTC GDQP ttrường đại học vinh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (209.93 KB, 26 trang )

0

TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH
KHOA GIÁO DỤC THỂ CHẤT

----------------------------

NGUYỄN VĂN DŨNG

NGHIÊN CỨU LỰA CHỌN MỘT SỐ BÀI TẬP BỔ TRỢ NHẰM
NÂNG CAO HIỆU QUẢ THỰC HIỆN ĐỘNG TÁC LỘN XUÔI TỲ ĐẦU BẬT Ở MÔN HỌC THỂ DỤC NHÀO LỘN CHO NAM
SINH VIÊN K45A - GDTC - GDQP TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
CHUYÊN NGÀNH: THỂ DỤC

VINH - 2007


TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH
KHOA GIÁO DỤC THỂ CHẤT

----------------------------

NGHIÊN CỨU LỰA CHỌN MỘT SỐ BÀI TẬP BỔ TRỢ NHẰM
NÂNG CAO HIỆU QUẢ THỰC HIỆN ĐỘNG TÁC LỘN XUÔI TỲ ĐẦU BẬT Ở MÔN HỌC THỂ DỤC NHÀO LỘN CHO NAM
SINH VIÊN K45A - GDTC - GDQP TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
CHUYÊN NGÀNH: THỂ DỤC


Người hướng dẫn:

Sinh

viên

thực

hiện:
GV. Trần Thị Tịnh

Nguyễn Văn Dũng
Lớp: 44A - GDTC

VINH - 2007


LỜI CẢM ƠN
Tôi xin chân thành bày tỏ lời biết ơn sâu sắc tới cô giáo Trần Thị Tịnh
đã tận tình giúp đỡ, hướng dẫn tôi hoàn thành khoá luận này.
Tôi xin chân thành cảm ơn tới các thầy, cô giáo ở khoa GDTC trường
Đại học Vinh đã tạo điều kiện thuận lợi giúp chúng tôi hoàn thành khoá luận.
Tôi cũng chân thành cảm ơn tới tất cả bạn bè đồng nghiệp, các bạn sinh
viên K45 khoa GDQP - GDTC Trường Đại học Vinh, cùng các bạn đồng
nghiệp đã động viên, khích lệ giúp tôi trong quá trình thu thập và xử lý số
liệu.
Khoá luận này sẽ không thể tránh khỏi thiếu sót, kính mong được sự
góp ý, giúp đỡ của các thầy cô giáo và bạn bè đồng nghiệp.
Một lần nữa tôi xin chân thành cảm ơn.
Vinh, tháng 5 năm 2006

Sinh viên làm khoá luận
Nguyễn Văn Dũng


1

MỤC LỤC
Trang
Đặt vấn đề
Chương I. Tổng quan các vấn đề nghiên cứu
Chương II. Mục đích và nhiệm vụ
Chương III. Phương pháp và tổ chức nghiên cứu
Chương IV. Phân tích kết quả nghiên cứu
Chương V. Kết luận và kiến nghị
Danh mục tài liệu tham khảo

1
4
8
9
12
23
27


2
I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI:
Hệ thống giáo dục thể chất là một bộ phận của nền giáo dục xã hội chủ
nghĩa, nhằm bồi dưỡng thế hệ trẻ trở thành những ngưòi phát triển toàn diện,
có sức khoẻ dồi dào, có thể chất cường tráng, có dũng khí kiên cường để sẵn

sàng phục vụ cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc.
Tập luyện thể dục thể thao không những làm cho người tập có thể tăng
cường sức khoẻ, phát triển toàn diện về trí tuệ, nhân cách, phẩm chất đạo đức
mà còn phát triển toàn hoàn thiện các tố chất thể lực, có sức khoẻ, làm cơ sở
nâng cao năng suất lao động, trí sáng tạo và thúc đẩy xã hội ngày càng phát
triển.
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dạy: "con người là vốn quý nhất của xã hội,
bảo vệ và tăng cường sức khoẻ cho con người là nhiệm vụ trung tâm, nhiệm
vụ hàng đầu của ngành thể dục thể thao".
Sức khoẻ là vốn quý nhất của con người, là cái quan trọng nhất đối với
con người, có sức khoẻ thì có trí tuệ, có tất cả. Nhận thức được tầm quan
trọng của sức khoẻ sau cách mạng tháng 8 năm 1945 Đảng và Nhà nước luôn
quan tâm đến sự phát triển của thể dục thể thao nói chung và phát triển sức
khoẻ cho nhân dân nói riêng.
Đất nước ta đang tiến vào thế kỉ mới, hội nhập vào nền kinh tế tri thức
của thế giới. Sự kiện Việt Nam gia nhập WTO (ngày 15/11/2006) đã chứng
minh điều đó. Để đáp ứng được sự hội nhập đó, sự phát triển của đất nước
trong tương lai, nhân tố đóng vai trò chủ yếu chính là nguồn lực con người.
Thế hệ trẻ nói chung, học sinh, sinh viên nói riêng là những mầm non tương
lai của đất nước, là lực lượng sẽ kế thừa sự nghiệp của Đảng, Nhà nước để
xây dựng nước ta thành một nước phát triển, hoàn thành mục tiêu "dân giàu,
nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh".Việc giáo dục thế hệ trẻ nói
chung, học sinh, sinh viên nói riêng là nhiệm vụ hết sức quan trọng để tăng
cường sức khoẻ, chuẩn bị cho họ bước vào cuộc sống, học tập, xây dựng và


3
bảo vệ tổ quốc, đáp ứng mục tiêu trước mắt và lâu dài của sự nghiệp cách
mạng. Vấn đề này càng quan trọng đối với sinh viên khoa chuyên ngành giáo
dục thể chất, bởi vì họ sẽ là những chiên sĩ trên mặt trận văn hoá tư tưởng nói

chung và mặt trận giáo dục thể chất nói riêng cho học sinh các cấp.
Công tác giáo dục thể chất trường học hiện đang được Đảng và nhà
nước, các tổ chức xã hội quan tâm. Đảng và nhà nước luôn quan tâm đến mục
tiêu giáo dục toàn diện cho thế hệ trẻ, nhằm tao cơ cho mọi người có khả năng
phát triển cao về trí tuệ và cường tráng về thể chất, phong phú về tinh thần,
trong sáng về đạo đức, trong đó việc chăm lo sức khoẻ, thể chất cho học sinh,
sinh viên nhằm góp phần quan trọng tạo nguồn nhân lực mới phục vụ sự
nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nuớc và phát triển thể thao việt nam
là mục tiêu chiến lược của công tác giáo dục thể chất trường học.
Cùng với cả nước đang bước vào công cuộc đổi mới, giáo dục thể chất cho
sinh viên cũng đang được nâng lên một bước ngang tầm với vai trò của nó.
Thầy trò khoa Giáo dục thể chất trường Đại học Vinh đang phấn đấu thực
hiện tốt nhiệm vụ Đảng và Nhà nước giao cho.
Thể dục nhào lộn là học phần quan trọng không thể thiếu được trong
chương trình đào tạo sinh viên khoa chuyên ngành Giáo dục thể chất trường
Đại học Vinh.
Trong thể dục nhào lộn các động tác của tay, chân, thân, mình và đầu
cũng như các bước đi, bước nhảy, các động tác nhào lộn được thực hiện một
cách liên tục để phát triển và hoàn thiện khả năng phối hợp vận động, thông
qua thực hiện động tác cùng một lúc theo một tuần tự nhất định với biên độ,
tốc độ hoặc sức mạnh theo phương hướng khác nhau.
Để đạt được hiệu quả cao trong quá trình học tập môn thể dục nhào lộn
cơ thể cần phải có được sự phát triển toàn diện về các tố chất và các nhóm cơ,
đặc biệt là cơ cánh tay, cơ lưng bụng và cơ chân.


4
Lộn xuôi - tỳ đầu bật là một trong những động tác khó của bài liên hợp
nhào lộn bắt buộc cho nam sinh viên Khoa GDTC - GDQP trường Đại học
Vinh. Thực tế trong dạy học thể dục nhào lộn, sinh viên khi thực hiện bài thi

thể dục nhào lộn họ thường bị thất bại ở nhóm động tác lộn xuôi - tỳ đầu bật,
nên không thể liên kết khéo léo với các nhóm các động tác tiếp theo.
Thực tế trong khi tến hành thực hiện bài thi liên kết bài các nhóm động
tác thể dục nhào lộn nhiều sinh viên thực hiện thất bại ở nhóm động tác lộn
xuôi - tỳ đầu bật, kết thúc nhóm động tác này sinh viên thường mắc phải các
lỗi kỷ thuật như quá đà, chưa đủ đà, có người bị rơi mông hoặc bị ngã thân
người xuống đệm. Để khắc phục được những sai sót của sinh viên khi thực
hiện liên kết nhào lộn, nhằm góp phần nâng cao chất lượng môn học, nâng
cao chất lượng đào tạo của Khoa chuyên ngành Giáo Dục Thể Chất và của
Trường Đại Học Vinh chúng tôi mạnh dạn tiến hành đề tài:
"Nghiên cứu lựa chọn một số bài tập bổ trợ nhằm nâng cao hiệu quả
thực hiện động tác Lộn xuôi - Tỳ đầu bật ở môn họcThể dục Nhào Lộn
cho Nam sinh viên K45A - GDTC - GDQP Ttrường Đại Học Vinh".


5
II. TỔNG QUAN NHỮNG VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
II.1. Quan điểm của nhà nước về vấn đề Giáo dục thể chất.
Sau khi giành độc lập dân tộc, Đảng và nhà nước đã thường xuyên
quan tâm tới việc phát triển cho mọi người nhất là đối với thế trẻ. Điều đó thể
hiện rõ qua các nghị quyết của đảng và nhà nước đã chỉ rõ: "Công tác giáo
dục thể chất cho thanh thiếu niên là một mặt quan trọng trong giáo dục đào
tạo".
Vận dụng những quan điểm tư tưởng đó vào thực tiễn quá trình giáo dục
thể chất ở cơ sở, các bộ phận trường học đã phát động phong trào thể dục thể
thao mạnh mẽ. Để đạt được kết quả đó cần đổi mới quá trình giáo dục thể
chất, thúc đẩy việc nghiên cứu ứng dụng các khoa học vào lĩnh vực thể dục
thể thao, nâng cao chất lượng đào tạo cán bộ quản lí, cán bộ khoa học, huấn
luyện viên, giáo viên thể dục thể thao...
Giáo dục thể chất trong nhà trường là một bộ phận hữu cơ của giáo

dục và đào tạo. Thể dục thể thao là một bộ phận quan trọng trong hệ thống
giáo dục quốc dân từ bậc Mầm non đến Đại học.
Cùng với thể thao, thành tích cao đảm bảo cho nền Thể dục thể thao
nước nhà phát triển cân đối toàn diện và đồng bộ. Thực hiện mục tiêu giáo
dục và đào tạo thế hệ trẻ phát triển toàn diện, cùng với mục tiêu chiến lược
củng cố, xây dựng và phát triển Thể dục thể thao Việt Nam từ nay đến năm
2010 đưa nền Thể dục thể thao hoà nhập đua tranh với các nước trong khu
vực và thế giới.
Ngày nay, quan điểm giáo dục toàn diện Đức-Trí- Thể- Mỹ-Lao động
hướng nghiệp không chỉ là tư duy lý luận mà đã trở thành phương châm chỉ
đạo thực tiển của Đảng và Nhà nước ta. Giáo dục thể chất là một bộ phận hữu
cơ không thể thiếu được, là một nội dung quan trọng trong quá trình giáo dục
ở lứa tuổi học đường. Giáo dục thể chất là một quá trình sư phạm nhằm bảo


6
vệ tăng cường sức khoẻ, hoàn thiện thể chất, rèn luyện tính tích cực, dũng
cảm, kiên trì, tính đồng đội và nhân cách cho thế hệ trẻ.
Quan điểm đường lối giáo dục của Đảng và Nhà nước ta quán triệt
trong đường lối Thể dục thể thao, trong suốt thời kỳ lãnh đạo cách mạng dân
tộc dân chủ nhân dân và tiến lên xây dựng chủ nghĩa xã hội. Ngày nay đã
được cụ thể hoá qua các thời kỳ Hội nghị và Đại hội của Đảng như:
Hiến pháp năm 1992 đã quy định việc dạy học thể dục ở trong trường
học là bắt buộc.
Chỉ thị 06/CP- TW ngày 2/10/1985 của Ban bí thư TW Đảng về công
tác giáo dục thể chất đã đề cập tới vấn đề quan trọng như vai trò, tác dụng của
Thể dục thể thao và quốc phòng; Phát triển Thể dục thể thao quần chúng, nhất
là trong trường học.
Đại hội lần thứ III, tháng 9/1960 của Đảng Lao Động Việt Nam đã
định hướng công tác giáo dục và rèn luyện thể chất đối với tuổi trẻ học

đường. Chủ trương này được hội nghị Trung Ương lần thứ V tháng 4/1963
phát triển lên một bước phù hợp với nguyên lý của chủ nghĩa Mác- Lênin về
vấn đề phát triển con người toàn diện.
Nghị quyết Đại hội VII của Đảng Cộng Sản Việt Nam tháng 6/1991 đã
khẳng định “… về công tác Thể dục thể thao cần coi trọng, nâng cao chất
lượng giáo dục thể chất trong nhà trường.”
Nghị quyết VIII của Ban chấp hành TW Đảng khoá VII đã khẳng định
“Bắt đầu đưa việc giảng dạy thể dục và một số môn thể thao cần thiết vào chương trình học tập của trường phổ thông, trường THCN và các trường Đại
học”.
Chỉ thị 112/CP ngày 09/05/1999 của Hội đồng bộ trưởng về công tác Thể
dục thể thao trong những năm trước mắt “ đối với học sinh, sinh viên trước
mắt trường phải nghiêm túc thực hiện việc dạy và học bộ môn Thể dục thể
thao”.


7
Vận dụng những quan điểm tư tưởng đó vào thực tiễn ở các cơ sở, các
bộ phận và trường học đã phát động phong trào Thể dục thể thao mạnh mẽ.
Những năm qua đã diễn ra nhiều Hội khoẻ Phù Đổng của trường học, các dân
tộc ít người, các khu vực Bắc - Trung - Nam và thành tích thể thao ngày càng
được nâng lên ở các kỳ Đại hội Thể dục thể thao trong khu vực. Qua đó cho
chúng ta thấy rằng thể thao Việt Nam đang tiến dần với thể thao thế giới, và
thể thao không chỉ rèn luyện sức khoẻ mà còn là một mặt tinh thần trong con
người Việt Nam.
II.2. Những biến đổi về mặt tâm - sinh lí .
* Về mặt tâm lí:
Ở giai đoạn sinh viên năm thứ ba các em dần hoàn thiện về suy nghĩ, lúc
này các em đã có tầm hiểu biết về tự nhiên, xã hội và cuộc sống, thích hoạt
động sôi nổi, tràn đầy sức sống tuổi thanh xuân, nhiệt huyết của tuổi trẻ thanh
niên. ở giai đoạn này các em tiếp thu cái mới cũng nhanh hơn so với người

lớn tuổi vì hệ thần kinh thì hưng phấn đang còn mạnh hơn so với ức chế. Suy
nghĩ của các em dần dần được ổn định, có mục đích và động lực rõ ràng.
Song qua thực tế cho thấy thì đa số sinh viên khoa Giáo dục thể chất là rất
sôi nổi, đây là một đặc điểm đặc biệt cần chú ý để áp dụng vào giảng dạy
nhằm đưa thành tích ngày càng cao, Chính sự sôi nổi này là biểu hiện của quá
trình hưng phấnmạnh mẽ chiếm ưu thế so với quá trình ức chế.
Vì vậy trong quá trình tập luyện trước tiên cần phải nêu rõ mục đích , yêu
cầu sụ thể, có kế hoạch hợp lí và phân tích, nhấn mạnh những yếu lĩnh của
động tác. Ngoài ra trong khi học tập cần phải uốn nắn luôn nhắc nhở, chỉ bảo,
định hướng cho các em. Đồng thời phải khuyến khích tính tự giác, tích cực,
độc lập sáng tạocủa các em.Mặc dầu tâm lí của các em so với học sinh phổ
thông có phần ổn định hơn, nhưng nếu tập luyện đơn thuần cũng dễ đem đến
sự nhàm chán. Vì vậy trong quá trình tập luyện cũng không ngừng tăng độ
mới lạ trong từng tiết dạy, chuẩn bị đầy đủ cớ sở vật chất điều kiện tập luyện


8
để từ đó gây cho các em hứng thú trong học tập mà tạo nên sự phát triển cân
đối cho từng sinh viên, giúp các em nâng cao thành tích học tập.
*Về mặt giải phẩu sinh lí:
- Hệ xương: Ở thời kì này bộ xương của các em đang phát triển về
chiều dài nhưng chậm hơn so với học sinh phổ thông. Giai đoạn nằy chủ yếu
phát triển về bề dày, đàn tích xương giảm do hàm lượng ma giê, phốt pho can
xi tăng nhanh. Xuất hiện cốt hoá ở một số bộ phận như mặt, cột sống và các
tổ chức sụn được thay thế bởi mô xương nên cùng với sự phát triển chiều dày
thì khả năng biến đổi của xương cột sống không giảm mà lại tăng lên.
- Hệ cơ: Hệ cơ ở giai đoạn này phát triển với tốc độ nhanh để đi đến
hoàn thiện nhưng chậm hơn so với hệ xương, khối lượng cơ tăng lên là chiều
dài của từng sợi cơ . Do vậy trong quá trình tập luyện giáo viên chú ý những
bầi tập phát triển về chiều dày của cơ chủ yếu là những bài tập về sức mạnh,

sức mạnh bền. Mức độ định lượng cũng như khối lượng phải tăng lên để kích
thích hưng phấn mạnh mà tạo ra quá trình hồi phục vượt mức lớn.
- Hệ tuần hoàn: Nhìn chung ở giai đoạn này hệ tuần hoàn phát triển
chậm hơn so với học sinh trung học phổ thông . Vì học sinh là tuổi dậy thì, là
giai đoạn phát triển mạnh nhất và sau đó dần dần chậm lại và đến tuổi 25 thì
hầu như mọi cơ quan đã ổn định. Còn đối với sinh viên năm thứ 3 có phần
khác biệt, do mứ độ tập luyện ở lứa tuổi 21-22-23 còn có thể phát triển nhiều
đẻ đáp ứng với các cơ quan khác trong hệ cơ thể như cơ quan vận động, cơ
quan tiêu hoá, cơ quan hô hấp... Nói chung thì hệ tuần hoàn của đối tượng
nghiên cứu đang phát triển về cả mạch cũng như dung tích sống.
- Hệ hô hấp: Phổi của các em phát triển mạnh và dần đi đến ổn định đều
đặn, khung ngực của các em ở giai đoạn này đã phát triển rộng ra do diều kiện
tập luyện và học tập 2 năm trong khoa chuyên ngành Giáo dục thể chất - Giáo
dục quốc phòng trường Đại học Vinh. Do đó không như các em học sinh phổ
thông là do xương ngực hẹp, phổi phát triển chưa đầy đủ, chưa đều đặn nên thở


9
nhanh và không có sự ổn định về dung tích. Mà lúc này, sinh viên năm thứ 3
như các em đã thở chậm lại do dung tích sống của phổi tăng lên và khung ngực
phát triển rộng, thở một cách đều đặn vì phổi đã phát triển đồng đều.
- Hệ thần kinh: Ở giai đoạn này các em đã có hệ thần kinh gần như
hoàn hảo, cho nên hệ thần kinh cũng đang phát triển hoàn thiện dần. Lúc này
khả năng tư duy nhất là khả năng tổng hợp, phân tích và trìu tượng hoá phát
triển thuận lợi , tạo điều kiển cho sự hình thành và phát triển phản xạ có điều
kiện. Ngoài ra do sự ảnh hưởng của sinh lí tuyến nội tiết là sự phát triển cuả
tuyến giáp trong tuyến sinh dục, tuyến yên, làm cho hưng phấn của hệ thần
kinh chiếm ưu thế hơn so với ức chế. Mặt khác qua thực tế cũng đã chứng
minh rằng sinh viên của khoa Giáo dục thể chất- Giáo dục quốc phòng rất
mạnh mẽ, tràn đầy nhiệt huyết của tuổi thanh niên, điều đó cũng chứng tỏ

rằng quá trình hưng phấn chiếm ưu thế hơn so với ức chế. Chính vì điều này
cũng ảnh hưởng mạnh mẽ đeens việc học tập cũng như tập luyện thể dục thể
thao.


10
III. MỤC ĐÍCH, NHIÊM VỤ NGHIÊN CỨU.
III.1. Mục đích nghiên cứu:
Thông quá trình nghiên cứu đề tài lựa chọn một số bầi tập bổ trợ hợp lý
nhằm nâng cao hiệu quả thực hiện động tác lộn xuôi - tỳ đầu bật ở môn học
thể dục nhào lộn cho Nam sinh viên K45 khoa GDTC- GDQP Trường Đại
học Vinh, góp phần nâng cao chất lượng đào tạo của khoa,của trường.
III.2. Nhiệm vụ nghiên cứu:
Để thực hiện được mục đích nghiên cứu của đế tài đã đặt ra, chúng tôi
phải tiến hành giải quyết các nhiệm vụ sau đây:
Nhiệm vụ 1: Xác định các chỉ số thể hình, thể lực đặc trưng của nam
sinh viên K45A - GDTC- GDQP trường Đại Học Vinh.
Nhiệm vụ 2: Lựa chọn một số bài tập bổ trợ áp dụng cho nam sinh viên
nhóm Thực Nghiệm K45A - GDTC- GDQP trường Đại Học Vinh.
Nhiệm vụ 3: Đánh giá hiệu quả tác động của các bài tập bổ trợ đã lựa
chọn đến nam sinh viên K45A - GDTC- GDQP trường Đại Học Vinh.


11
IV. PHƯƠNG PHÁP VÀ TỔ CHỨC NGHIÊN CỨU.
IV.1. Các phương pháp nghiên cứu:
IV.1.1. Phương pháp phân tích tổng hợp tài liệu.
Khi xác định hướng nghiên cứu chúng tôi đọc và phân tích, tổng hợp tài
liệu nhằm thu thập các thông tin liên quan đến đề tài nghiên cứu. Qua đó
chúng tôi chắt lọc ghi chép lại những nội dung cần thiết để đưa ra giả định

hay kết luận quan trọng giúp chúng tôi hoàn thiện đè tài đúng hướng.
IV.1.2. Phương pháp quan sát sư phạm.
Chúng tôi sử dụng phương pháp quan sát sư phạm trong các buổi học
thể dục nhào lộn để thu thập những chỉ số, những sự kiện, những diễn biến
diễn ra trên cơ thể người tập.
IV.1.3. Phương pháp thực nghiệm sư phạm.
Sau khi lựa chọn một số bài tập bổ trợ, chúng tôi đã tiến hành áp dụng
trên nhóm sinh viên thực nghiệm K45 khoa GDTC- GDQP Trường Đại Học
Vinh.
IV.1.4. Phương pháp dùng bài thử.
Khi tiến hành nghiên cứu đề tài chúng tôi sử dụng một số bài thử để
xác định chỉ số thể lực của sinh viên K45 khoa GDTC - GDQP trường Đại
Học Vinh.
IV.1.5. Phương pháp phỏng vấn.
Để lựa chọn được một số bài tập bổ trợ phù hợp nhằm áp dụng trên
nhóm sinh viên thực nghiệm chúng tôi tiến hành phát phiếu phỏng vấn đến
150 thầy cô giáo đã có nhiều kinh nghiệm trong giảng dạy để nhờ họ lựa
chọm 4/8 bài tập chúng tôi đã đưa ra theo mẫu dưới đây:


12
Mẫu phiếu phỏng vấn:
Họ tên người được phỏng vấn:………………………………..
Đơn vị công tác: ………………………………………………
Chức vụ;……………………………………………………….
Để giúp chúng tôi có cơ sở lựa chọn một số bài tập phù hợp, kính mong
quý thầy cô cùng các bạn sinh viên khoá 45 Khoa Giáo dục thể chất -Giáo dục
quốc phòng trường Đại Học Vinh lựa chọn 5/7 bài tập sau đây để áp dụng cho
Nam sinh viên khoá 45 Khoa Giáo dục thể chất - Giáo dục quốc phòng trường
Đại Học Vinh. Nếu lựa chọn bài tập nào thì đánh dấu (X) vào ô đối diện bên

phải.
1. Nằm sấp chống đẩy………………………………………..........
2.Nằm sấp ke cơ lưng……………...............................................
3. Nằm ngữa gập duỗi………………………………………………
4. Treo ke gập duỗi trên thang gióng……………………………….
5. Tỳ đầu bật co người cầm tay đẩy vai………………………….....
6.Nằm ngữa, vút chân - đẩy tay đứng dậy……………………….....
7.Lộn xuôi - tỳ đầu bật trên đệm để đầu cao, đầu thấp…………....
Ngày….. tháng….năm 2007
Người được phỏng vấn:
IV.1.6. Phương pháp toán học thống kê.
Để biết được hiệu quả ứng dụng của các bài tập và mức độ thể lực của
đối tượng nghiên cứu chúng tôi sử dụng phương pháp toán học thống kê để
xử lí số liệu, thông qua đó mà có cơ sở đánh giá sát thực, cụ thể và chúng tôi
phải sử dụng các công thức tính có liên quan đến việc nghiên cứu như sau:


13
Công thức tính giá trị trung bình:
n

x

x =

i

i 1

n


Trong đó: x i là giá trị quan sát thứ i, n là tổng số cá thể.
Công thức tính phương sai:
n

 x2 = 
i 1

 xi  x  2

(Với n 30 )

n 1

Trong đó:  x2 là phương sai của mẫu, x là giá trị trung bình của mẫu,
xi là giá trị quan sát thứ i của mẫu.

Công thức tính độ lệch chuẩn:
n

x=  =
2
x

 (x

i

 x) 2


i 1

n 1

Công thức tính hệ số biến sai:
Cv =

x
.100
x

Công thức tính độ tin cậy của các kết luận.
x A  xB

t =  A2
nA



 B2
nB

Trong đó: A là nhóm đối chiếu, B là nhóm thực nghiệm.
Tra bảng student tìm ra bảng so sánh với tbảng so sánh với ttính.
Nếu ttính. > tbảng thì sự khác biệt có ý nghĩa ở ngưỡng xác suất P = 5%
Nếu ttính. < tbảng thì sự khác biệt không có ý nghĩa ở ngưỡng xác suất P = 5%
IV.2. Tổ chức nghiên cứu.
1. Thời gian nghiên cứu:
Đề tài được nghiên cứu từ 10/ 11/2006 đến 10/ 05/2007 và được chia
làm ba giai đoạn sau:



14
Giai đoạn 1: Từ 10/11/2006 đến 30/11/2006 đọc tài liệu, xác định
hướng nghiên cứu và đặt tên cho đề tài.
Giai đoạn 2: Từ 30/11/2006 đến 07/ 02/2007, viết đề cương, kế hoạch
nghiên cứu và giải quyết nhiệm vụ 1, nhiệm vụ 2, nhiệm vụ 3 của đề tài.
Giai đoạn 3: Từ 07/ 02/2007 đến 10/ 05/ 2007, xử lý số liệu, hoàn
thành bản chính và báo cáo tại hồi đồng nghiệm thu khoá luận tốt nghiệp ở Tổ
Bộ môn Thể dục, khoa GDTC trờng Đại Học Vinh.
2. Đối tợng nghiên cứu:
Là 48 nam sinh viên K45 khoa GDTC-GDQP trường Đại Học Vinh,
với độ tuổi từ 19 -21.
3. Địa điểm nghiên cứu:
Đề tài được nghiên cứu tại tổ bộ môn thể dục khoa GDTC trường Đại
Học Vinh.
4. Dụng cụ nghiên cứu:
Trong quá trình nghiên cứu chúng tôi sử dụng những dụng cụ sau:
- Cân, thước UNIXEF.
- Đồng hồ bấm giây điện tử.
- Sân bãi luyện tập.
5.Dự trù kinh phí:
Kinh phí sử dụng trong quá trình làm đề tài, in ấn, mua sắm tài liệu,
mua sắm phương tiện dụng cụ tập luyện, hội đồng nghiệm thu...


15

V. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU.
1. Phân tích kết quả nhiệm vụ 1:

Xác định các chỉ số thể hình và thể lực đặc trưng của sinh viên
K45 khoa GDTC - GDQP trường Đại Học Vinh.
Để xác định được các chỉ số thể hình và thể lực đặc trưng của sinh viên
K45A - GDQP - GDTC Trường Đại Học Vinh, trước khi bước vào học nội
dung Thể dục Nhào lộn chúng tôi đã tiến hành chia đối tượng nghiên cứu ra
làm hai nhóm.
Nhóm Thực Nghiệm A: Gồm 24 Nam sinh viên K45A GDTC - GDQP
Trường Đại Học Vinh.
Nhóm Đối Chứng B: Gồm 24 Nam sinh viên K45A GDTC - GDQP
Trường Đại Học Vinh.
Để có được các chỉ số về thể hình chúng tôi đã tiến hành đo chiều cao
đứng, cân nặng, vòng ngực trung bình. Số liệu thu được sau khi xử lý được
trình bày ở bảng I, II, III, IV dưới đây:


16
Bảng I: Các chỉ số thể hình lần một của sinh viên
nhóm Thực Nghiệm (A).
Kết quả thực hiện


X1

C

1

V

Nội dung bài thử

Chiều cao đứng

171(cm)

3,3

2,5%

Cân nặng

59,5(kg)

3,7

4,3%

Vòng ngực trung bình

87,5(cm)

3,9

3,2%

Từ kết quả bảng I cho thấy: Sinh viên nhóm Thực Nghiệm A, trước khi
bước vào học nội dung thể dục Nhào Lộn có:
Chỉ số trung bình chiều cao đứng X =171(cm), độ lệch chuẩn  = 3,3.
hệ số biến sai

C


v

=2,5%;

Chỉ số trung bình cân nặng X =59,5 kg, độ lệch chuẩn  = 3,7, hệ số
biến sai

C

v

= 4,3%;

Chỉ số trung bình vòng ngực X = 87,5 (cm), độ lệch chuẩn  = 3,9 và
hệ số biến sai

C

v

= 3,2%.


17
Bảng II: Các chỉ số thể hình lần một của sinh viên
nhóm Đối Chứng (B).
Kết quả thực hiện



X1

C

1

V

Nội dung bài thử
Chiều cao đứng

172(cm)

2,3

2,0%

Cân nặng

59,0(kg)

3,2

2,1%

Vòng ngực trung bình

87,4(cm)

3,4


2,2%

Từ kết quả bảng II cho thấy: Sinh viên nhóm Đối Chứng (B), trước khi
bước vao học nội dung thể dục Nhào Lộn có:
Chỉ số trung bình chiều cao đứng X =172(cm), độ lệch chuẩn  = 2,3.
hệ số biến sai

C

v

=2,0%;

Chỉ số trung bình cân nặng X =59,0 kg, độ lệch chuẩn  = 3,2, hệ số
biến sai

C

v

= 2,1%;

Chỉ số trung bình vòng ngực X = 87,4 (cm), độ lệch chuẩn  = 3,4 và
hệ số biến sai

C

v


= 2,2%.

Đồng thời chúng tôi tiến hành xác định các chỉ số thể lực qua các bài
thử nằm sấp chống đẩy, treo ke gập duỗi trên thang dóng, nằm sấp ke cơ lưng
có người giữ cổ chân, nằm ngữa gập duỗi trên cả hai nhóm đối tượng nghiên
cứu.
Số liệu thu được ở 4 bài thử trên sau khi xử lí được trình bày ở bảng III,
IV dưới đây:


18

Bảng III: Các chỉ số thể lực lần một của nam sinh viên
Nhóm Thực Nghiệm (A).
Kết quả thực hiện
X 1(Lần)



1

C

V

(%)

Nội dung bài thử
Nằm sấp chống đẩy


22,5

Nằm ngữa gập duỗi

26,5

Treo ke gập duỗi trên 21,0

0,75

3,1

0,78

2,8

0,80

3,3

0,82

2,9

thang dóng
Nằm sấp ke cơ lưng

23,2

(có người giữ cổ chân)


Từ kết quả ở bảng III cho thấy trước khi bước vào học nội dung thể dục
Nhào Lộn nam sinh viên nhóm Thực Nghiệm (A) có chỉ số trung bình:
Nằm sấp chống đẩy X = 22,5 lần; độ lệch chuẩn  = 0,75, hệ số biến
sai

C

V

= 3,1%;

Nằm ngữa gập duỗi X = 26,5 lần; độ lệch chuẩn  = 0,78; hệ số biến
sai

C

V

= 2,8%;

Treo ke gập duỗi trên thang dóng X = 21,0 lần; độ lệch chuẩn
0,80; hệ số biến sai

C

V

= 3,3%;


=


19
Nằm sấp ke cơ lưng X = 23,2 lần; độ lệch chuẩn  = 0,82; hệ số biến
sai

C

= 2,9%.

V

Bảng IV: Các chỉ số thể lực lần một của nam sinh viên
Nhóm Đối Chứng (B).
Kết quả thực hiện
X 1(Lần)



1

C

V

(%)

Nội dung bài thử
Nằm sấp chống đẩy


21,8

Nằm ngữa gập duỗi

26,0

Treo ke gập duỗi trên 21,5

0,65

2,9

0,68

2,4

0,72

3,1

0,80

2,7

thang dóng
Nằm sấp ke cơ lưng

23,5


(có người giữ cổ chân)

Từ kết quả ở bảng IV cho thấy trước khi bước vào học nội dung thể dục
Nhào Lộn, nam sinh viên nhóm Đối Chứng (B) có chỉ số trung bình:
Nằm sấp chống đẩy X = 21,8 lần; độ lệch chuẩn  = 0,65; hệ số biến
sai

C

V

= 2,9%;

Nằm ngữa gập duỗi X = 26,0 lần; độ lệch chuẩn  = 0,68; hệ số biến
sai

C

V

= 2,4%;

Treo ke gập duỗi trên thang dóng X = 21,5 lần; độ lệch chuẩn
0,72; hệ số biến sai

C

V

= 3,1%;


=


20
Nằm sấp ke cơ lưng X = 23,5 lần; độ lệch chuẩn  = 0,80; hệ số biến
sai

C

V

= 2,7%.

Đặc biệt khi đem so sánh 2 chỉ số trung bình từng chỉ số thể hình cũng
như thể lực của nhóm Thực Nghiệm và nhóm Đối Chứng kết quả cho thấy
t(tính)đều < t(bảng).
Từ kết quả trình bay trên đây cho phép chúng tôi đi đến kết luận ở
nhiệm vụ 1:
Trước khi bước vào học nội dung thể dục Nhào Lộn các chỉ số thể hình
cũng như thể lực ở nam sinh viên nhóm Thực Nghiệm và nhóm Đối Chứng
K45A - GDTC – GDQP trờng Đại Học Vinh là tương đương nhau, số liệu thu

được trên cả hai nhóm là khá đồng đều.
V.2. Phân tích kết quả nhiệm vụ 2 của đề tài:
Lựa chọn một số bài tập bổ trợ áp dụng cho nam sinh viên nhóm Thực
Nghiệm K45A - GDTC - GDQP trờng Đại Học Vinh.
Để lựa chọn được các bài tập bổ trợ, trước tiên chúng tôi phải dựa vào
nội dung chương trình môn học thể dục Nhào lộn được giảng day ở học kỳ
một năm học 2006 - 2007 tại K45A - GDTC - GDQP trường Đại Học Vinh

bao gồm các nhóm động tác sau:
- Tạo đà lộn chống nghiêng - quay 90 độ.
- Lộn xuôi - tỳ đầu bật.
- Bước chân phải lên trước - thăng bằng trên chân phải dừng 3 giây.
- Đổ sấp, chân trái tách cao - trở về chống sấp - vượt chân phải qua 2
tay lật thân thành chống ngữa.
- Lộn ngược thẳng người qua vai.
- Quay bằng trên một chân 720 độ - Rút chuối tay - lộn xuôi về ngồi
xổm - bật căng thân 2lần kết thúc bài tập liên kết nhào lộn
Những nội dung trên được chia đều trong 15 tuần, mỗi tuần 2 tiết học
(90 phút).


21
Đồng thời chúng tôi tiến hành phát phiếu phỏng vấn cho 7 giảng viên ở
Tổ bộ môn Thể dục và 50 giáo viên, nam sinh viên đã có nhiều kinh nghiệm
công tác ở các trường THPT (Theo mẫu phiếu hỏi đã được trình bày ở phần
phương pháp toạ đàm phỏng vấn).
Số phiếu hỏi phát ra là 57 và thu về 57 phiếu.
Số liệu thu được qua xử lý được trình bay ở bảng V dưới đây:


22
Bảng V: Kết quả lựa chọn các bài tập bổ trợ áp dụng cho nhóm
nam sinh viên Thực Nghiệm (A).
T.T

Hãy chọn 5 trên 7 bài tập
dưới đây.


1

2

Nằm sấp chống đẩy.

Nằm sấp ke cơ lưng.

Số người lựa Chiếm tỷ lệ
chọn

%

18

31,57

50

87,72

3

Nằm ngửa gập duỗi.
46
Treo ke gập duỗi trên thang dóng.

80,70

4


47

82,46

Tỳ đàu bật có người cầm tay
5

đẩy vai

17

29,83

6

Nằm ngữa, vút chân - đẩy tay 50

87,72

đứng dậy
Lộn xuôi - tỳ đầu bật trên đệm để
7

đầu cao, đầu thấp.

57

100


8

Tổng cộng

285

500


×