Tải bản đầy đủ (.doc) (16 trang)

KẾT QUẢ NGHIÊN cứu tác DỤNG AN THẦN của CAO đặc DƯỠNG tâm AN THẦN TRÊN THỰC NGHIỆM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (310.34 KB, 16 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI
BỘ MÔN DƯỢC LÝ

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
TÁC DỤNG AN THẦN CỦA CAO ĐẶC
DƯỠNG TÂM AN THẦN TRÊN THỰC NGHIỆM

Nơi tiến hành nghiên cứu:

Bộ môn Dược lý
Trường Đại học Y Hà Nội

Thời gian nghiên cứu:

Tháng 9-12/2015

Cán bộ tham gia nghiên cứu:
BSCK II. Nguyễn Văn Tâm
PGS.TS.Nguyễn Trần Thị Giáng Hương
TS.Phạm Thị Vân Anh
TS.Trần Thanh Tùng
BS. Nguyễn Chí Dũng
BS.Phùng Văn Long
ThS.Nguyễn Thanh Loan
BS.Đinh Thị Tuyết Lan
KTV. Nguyễn Thành Long
KTV. Đàm Đình Tranh

1



1. NGUYÊN LIỆU, ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1.1. Nguyên liệu và đối tượng nghiên cứu
1.1.1. Nguyên liệu nghiên cứu
Cao lỏng Dưỡng tâm an thần túi 170mL
1,7kg cao đặc tương đương 7500 mL cao lỏng
Liều trên người: 2 túi cao lỏng/ngày x 170mL/túi = 340 mL cao lỏng/ngày
(77,07 gam cao đặc/ngày) ≈ 1,54 gam cao đặc/kg/ngày. Cao lỏng Dưỡng tâm an
thần được sản xuất tại bệnh viện Y dược học cổ truyền Thanh Hóa, đạt tiêu chuẩn
cơ sở.
1.1.2. Đối tượng nghiên cứu
Chuột nhắt trắng chủngSwiss, trọng lượng 22 - 25g, do Viện Vệ sinh Dịch tễ
Trung ương cung cấp.
Chuột được nuôi trong điều kiện đầy đủ thức ăn chuẩn, nước uống, độ ẩm, độ
thông khí và ánh sáng thích hợp trong 7 ngày trước khi nghiên cứu và trong suốt
thời gian nghiên cứu.
1.1.3. Hóa chất,dụng cụ trang thiết bịnghiên cứu
1.1.3.1. Thuốc - hóa chất
- Diazepam viên nén 5mg, tên biệt dược Seduxen (của công ty Gedeon
Richter).
- Nước muối 0,9% chai 500ml (của công ty B.Braun, Việt Nam).
1.1.3.2. Dụng cụ và trang thiết bị
- Trục quay Rotarod 7650, máy đo sức bám 7106, máy đo hoạt động ký
Activity cage - Hãng Ugo-Basile – Italy.
- Mô hình dấu cộng nâng cao theo cấu trúc và kích thước theo hướng dẫn [1].
- Găng tay, cốc nghiệm thủy tinh, kim đầu tù chuyên dụng dành cho chuột
nhắt uống thuốc, bơm kim tiêm dùng 1 lần.
- Bông, cồn 70% để vệ sinh máy móc sau mỗi lần đo.
1.1.3.3. Dụng cụ và trang thiết bị
- Mô hình dấu cộng nâng cao.
- Camera.

- Đồng hồ bấm giây.
1.2. Phương pháp nghiên cứu
1.2.1. Mô hình dấu cộng nâng cao
2


Mô hình dấu cộng nâng cao được thực hiện theo phương pháp của G.
Olayiwola và cộng sự (2013) [1].
Nghiên cứu được thực hiện nhằm mục đích đánh giá tác dụng giải lo âu của
thuốctrên chuột nhắt dựa trên tâm lý căng thẳng sợ hãi của chuột khi ở khu vực hở,
trên cao.
Mô hình gồm có các nhánh mở và nhánh đóng được đặt trên cao. Hành vi lo
sợ được đặc trưng bởi thời gian ở nhánh đóng và số lần chuột vào nhánh đóng.
Tăng thời gian và số lần ở nhánh mở hay giảm thời gian và số lần ở nhánh đóng
thể hiện tác dụng an thần của thuốc.
Cấu tạo mô hình: Mô hình chữ thập nâng cao (elevated plus maze) cho
chuột nhắt bao gồm hai nhánh mở (30x5cm) vuông góc với hai nhánh đóng
(30x5x15cm), được nối với nhau bằng một vùng trung tâm (5x5cm), mô hình được
nâng cao 60 cm so với mặt đất. Ngoài rìa của nhánh mở có một gờ nhô cao 0,4cm
để chuột không bị rơi khỏi mô hình. Cường độ chiếu sáng trong thời gian làm thực
nghiệm được duy trì bằng bóng đèn 60W.

Hình 1. Mô hình dấu cộng nâng cao [1].
Tiến hành nghiên cứu:
Chuột nhắt trắng chia ngẫu nhiên thành 4 lô, mỗi lô 15 con
3


 Lô 1 (n =10): (chứng sinh học): uống nước cất 0,2 ml/10g
 Lô 2 (n = 10): (diazepam): uống diazepam liều 2,4 mg/kg

 Lô 3 (n = 10): (DTAT liều tương đương lâm sàng - hệ số ngoại suy 12):uống
Dưỡng tâm an thần liều 13,3ml/kg.
 Lô 4 (n = 10): (DTAT liều gấp 3 lâm sàng): uống Dưỡng tâm an thần liều
39,9 ml/kg.
- Chuột được uống nước và thuốc thử tương ứng trong 7 ngày liên tiếp.
- Trước thử nghiệm chính thức chuột sẽ được khám phá và làm quen với chiều
cao của mô hình vào ngày 6 trong 5 phút.Thử nghiệm chính thức được tiến
hành vào ngày 7.
- Đưa chuột vào phòng nghiên cứu 60 phút trước khi tiến hành thử nghiệm.
- Sau khi uống thuốc 1h, chuột được đặt nhẹ nhàng vào vùng trung tâm của mô
hình hướng đầu vào nhánh mở, theo dõi trong 5 phút.
- Chuột được tính vào các nhánh khi cả 4 chân chuột đặt vào nhánh đó.
- Sau mỗi thử nghiệm, mô hình được lau bằng cồn ethanol 70%.
- Các thử nghiệm đều được ghi hình bằng 1 camera.
Chỉ số đánh giá:
- Số lần chuột vào nhánh mở, số lần chuột vào nhánh đóng, thời gian chuột ở
nhánh mở, thời gian chuột ở nhánh đóng.
- Tỷ lệ né tránh nhánh mở = (% số lần chuột ở nhánh đóng + % thời gian
chuột ở nhánh đóng) x100%/2
Làm quen

1

6

Đánh giá

7

Ngày

Chuột được uống nước và thuốc tương ứng
Sơ đồứng
nghiên cứu tác dụng an thần trên mô hình dấu cộng nâng cao
1.2.2. Mô hình trục quay Rotarod:
Nghiên cứu đánh giá tác dụng an thần được tiến hành trên trục quay Rotarod,
dựa theo mô hình của tác giả Shiotsuki H và cộng sự [4].

4


Hình 2. Trục quay Rotarod
Tiến hành nghiên cứu:
Chuột nhắt trắng chia ngẫu nhiên thành 4 lô:
 Lô 1 (n =10): (Chứng sinh học): uống nước cất 0,2 ml/10g
 Lô 2 (n = 10): (diazepam): uống diazepam liều 2,4 mg/kg
 Lô 3 (n = 10): uống Dưỡng tâm an thần liều 13,3ml/kg (DTAT liều tương
đương lâm sàng - hệ số ngoại suy 12).
 Lô 4 (n = 10): uống Dưỡng tâm an thần liều 39,9 ml/kg.(DTAT liều gấp 3
lâm sàng).
- Chuột được uống nước và thuốc thử tương ứng trong 7 ngày liên tiếp
- Số liệu được lấy vào các thời điểm trước khi dùng thuốc; ngày thứ 7 sau khi
uống thuốc 1h và sau uống thuốc 3h.
- Đưa chuột vào phòng nghiên cứu 30 phút trước khi tiến hành thử nghiệm.
- Sau khi uống thuốc 1h và 3h, chuột được theo dõi thời gian bám của chuột trên
trục quay.
Chỉ số đánh giá:
- Thời gian chuột trên trục quay tại thời điểm bắt đầu nghiên cứu, ngày thứ 7
sau uống thuốc 1h và 3h.

Ngày 7


Ngày 1

0

Sau 1h
Chuột được uống nước và thuốc tương ứng ứng
5

Ngày 7

Sau 3h
Thời điểm


Sơ đồ nghiên cứu thời gian bám của chuột trên trục quay Rotarod
1.2.3. Mô hình đo hoạt động ký
Mô hình Hoạt động ký được thực hiện theo phương pháp của Mill J và cộng
sự (2002) [3].
Nghiên cứu được thực hiện nhằm mục đích đánh giá tác dụng giải lo âu của
thuốctrên chuột nhắt dựa trên hoạt động bình thường của chuột khi ở trong điều
kiện tối và ít tiếng ồn.
Mô hình gồm có một lồng kính hình hộp chữ nhật với kích thước 40 x 40 x
30 cm, bộ cảm biến di chuyển của chuột và thiết bị tự động ghi lại số lần các hoạt
động của chuột. Khi chuột trong môi trường tối và ít tiếng ồn chuột có xu hướng
khám phá lồng được biểu hiện bằng các hoạt động di chuyển theo chiều ngang và
hoạt động di chuyển lên cao theo chiều dọc. Giảm số lần di chuyển theo chiều
ngang và giảm số lần di chuyển theo chiều dọc thể hiện tác dụng an thần của
thuốc.
Cấu tạo máy đo Hoạt động ký: Gồm có 3 phần:

- Phần 1: Một lồng nhựa trong suốt hình hộp chữ nhật có kích thước 40x 40x
30 cm, nắp phía trên có lỗ thông khí và có thể mở ra để đưa chuột vào trong.
- Phần 2: Bốn thanh cảm biến hoạt động của chuột được đặt song song ở 2
bên thành lồng. Hai thanh song song phía dưới cảm biến hoạt động di
chuyển theo chiều ngang của chuột, hai thanh ở phía trên cảm biến hoạt
động lên xuống theo chiều dọc của chuột. Cả 4 thanh này có thể di chuyển
lên xuống để phù hợp với kích thước của từng loại động vật.
- Phần 3: Thiết bị điện tử có màn hình hiển thị giúp tự động ghi lại và hiển thị
số lần di chuyển theo chiều ngang và số lần di chuyển theo chiều dọc của
chuột.
Lồng ghi được đặt trong môi trường ít ánh sáng, ít tiếng ồn và nhiệt độ
phòng ổn định để giúp cho các con chuột có thể có hoạt động bình thường.

6


Hình 2.1. Mô hình máy đo hoạt động ký
Tiến hành nghiên cứu:
Chuột nhắt trắng chia ngẫu nhiên thành 4 lô, mỗi lô 15 con
 Lô 1 (n =10): (Chứng sinh học): uống nước cất 0,2 ml/10g
 Lô 2 (n = 10): (diazepam): uống diazepam liều 2,4 mg/kg
 Lô 3 (n = 10): uống Dưỡng tâm an thần liều 13,3ml/kg. (DTAT liều tương
đương lâm sàng - hệ số ngoại suy 12)
 Lô 4 (n = 10): uống Dưỡng tâm an thần liều 39,9 ml/kg.(DTAT liều gấp 3
lâm sàng)
- Chuột được uống nước và thuốc thử tương ứng trong 6 ngày liên tiếp (chuột
uống thuốc khi đói).
- Số liệu được lấy vào các thời điểm trước khi uống thuốc, ngày thứ 6 sau khi
uống thuốc 1h và sau uống thuốc 3h.
- Đưa chuột vào phòng nghiên cứu 30 phút trước khi tiến hành thử nghiệm.

- Sau khi uống thuốc 1h và 3h, chuột được đặt nhẹ nhàng vào trong lồng hoạt
động ký theo dõi trong 2 phút.
- Khi chuột di chuyển thì sẽ được thiết bị điện tử ghi lại và sau khi hết 2 phút ta
ghi lại số liệu ra giấy.
- Sau mỗi thử nghiệm, lồng hoạt động ký được lau chùi sạch với cồn 70%.
- Để đảm bảo thời gian tác dụng của thuốc, chia các lô chuột thành 2 lô nhỏ, cho
uống thuốc cách nhau 1h.
Chỉ số đánh giá:
- Số lần chuột di chuyển theo chiều ngang.
7


- Số lần chuột di chuyển theo chiều dọc.

0

Ngày 6

Ngày 6

Sau 1h

Sau 3h

Thời điểm
Chuột được uống nước và thuốc tương ứng
ứng
Sơ đồ nghiên cứu tác dụng an thần trên mô hình Hoạt động ký
1.2.4. Mô hình đo sức bám.
Mô hình đo sức kéo của chuột được thực hiện theo phương pháp của Robert

M.J. Deacon [5].

Hình 1. Máy đo sức bám

8


Tiến hành nghiên cứu:
Chuột nhắt trắng chia ngẫu nhiên thành 4 lô, mỗi lô 15 con
 Lô 1 (n =10): (Chứng sinh học): uống nước cất 0,2 ml/10g
 Lô 2 (n = 10): (diazepam): uống diazepam liều 2,4 mg/kg
 Lô 3 (n = 10): uống Dưỡng tâm an thần liều 13,3 ml/kg. (DTAT liều tương
đương lâm sàng - hệ số ngoại suy 12)
 Lô 4 (n = 10): uống Dưỡng tâm an thần liều 39,9 ml/kg.
(DTAT liều gấp 3 lâm sàng)
- Chuột được uống nước và thuốc thử tương ứng trong 7 ngày liên tiếp.
- Số liệu được lấy vào các thời điểm ngày thứ 7 sau khi uống thuốc 1h và sau
uống thuốc 3h.
- Đưa chuột vào phòng nghiên cứu 30 phút trước khi tiến hành thử nghiệm.
- Sau khi uống thuốc 1h và 3h, chuột được đo sức bám trên máy.
Chỉ số đánh giá:
- Sức bám thời điểm 1h và 3h

0

Ngày 7

Ngày 7

Sau 1h


Sau 3h

Thời điểm
Chuột được uống nước và thuốc tương ứng
ứng
Hình 2.Sơ đồ nghiên cứu tác dụng của thuốc trên sức bám
1.3. Phân tích và xử lý số liệu
Các số liệu được xử lý thống kê trên phần mềm bằng phần mềm Excel 2010.
Số liệu được biểu diễn dưới dạng X±SD. Kiểm định các giá trị trung bình
bằng test T-Student.
Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê khi p ≤ 0,05.

9


2. KẾT QUẢ
2.1. Mô hình dấu cộng nâng cao
Bảng 1: Ảnh hưởng của cao đặc Dưỡng tâm an thần đến thời gian, số lần lưu
lại nhánh mở, thời gian lưu lại nhánh đóng, và tỷ số né tránh nhánh mở
Thời gian lưu

Thời gian lưu

lại nhánh mở

lại nhánh đóng

(giây)


(giây)

Lô 1 (Chứng sinh học)

53,1 ± 20,12

173,6 ± 38,75

2,3 ± 1,25

76,26 ± 8,47

Lô 2 (Diazepam liều
2,4g/kg)

115,3 ± 31,67

128,8 ± 40,25

8,7 ± 3,62

53,06 ± 11,36

p < 0,001

p < 0,05

p < 0,001

p < 0,001


111,4 ± 42,3

106,9 ± 38,6

5,8 ± 2,49

50,97 ± 19,67

p (so lô 1)

p < 0,001

p < 0,01

p < 0,001

p < 0,01

p (so lô 2)

p > 0,05

p > 0,05

p > 0,05

p > 0,05

123,4 ± 46,15


135,5 ± 36,03

4,1 ± 2,28

56,63 ± 12,17

p (so lô 1)

p < 0,001

p < 0,05

p < 0,05

p < 0,001

p (so lô 2)

p > 0,05

p > 0,05

p <0,01

p > 0,05

p (so lô 3)

p > 0,05


p > 0,05

p > 0,05

p > 0,05



p (so lô 1)
Lô 3 (Dưỡng tâm an
thần liều lâm sàng)

Lô 4 (Dưỡng tâm an
thần liều gấp 3 lâm
sàng)

Số lần vào
nhánh mở

Tỷ lệ né tránh
nhánh mở
(%)

Nhận xét:
Kết quả bảng 1 cho thấy: Trên mô hình dấu cộng nâng cao chuột ở lô uống
diazepam và các lô uống cao đặc Dưỡng tâm an thần cả 2 liều đều thể hiện tác
dụng giải lo âu so với lô chứng sinh học một cách rõ rệt, kết quả được thể hiện:
Tăng thời gian lưu lại nhánh mở, tăng số lần vào nhánh mở, giảm tỷ lệ né tránh
nhánh mở, rút ngắn thời gian lưu lại nhánh đóng. Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê

với tất cả các chỉ số, các giá trị p <0,001; p<0,01 và p<0,05.
Mức độ tác dụng giải lo âu của các lô dùng thuốc Dưỡng tâm an thần là
tương đương nhau và tương đương với lô uống diazepam (p>0,05).
2.2. Trên mô hình trục quay Rotarod
Bảng 2: Ảnh hưởng của cao đặc Dưỡng tâm an thần đến thời gian bám
10


của chuột trên trục quay Rotarod.
Thời gian bám của chuột (s)


Thời điểm bắt đầu
nghiên cứu

Sau uống thuốc
1h

Sau uống thuốc
3h

Lô 1 (Chứng sinh học)

247,8 ± 70,3

251,3 ± 48,2

249,6 ± 70,8

Lô 2 (Diazepam liều 2,4g/kg)


238,0 ± 67,3

170,9 ± 50,0

219,6 ± 82,4

p > 0,05

p < 0,05

p > 0,05

229,0 ± 95,2

178,5 ± 63,8

239,1 ± 62,6

p (so lô 1)

p > 0,05

p < 0,05

p > 0,05

p (so lô 2)

p > 0,05


p > 0,05

p > 0,05

232,9 ± 123,6

146,2 ± 94,0

244,3 ± 54,0

p (so lô 1)

p > 0,05

p < 0,05

p > 0,05

p (so lô 2)

p > 0,05

p > 0,05

p > 0,05

p (so lô 3)

p > 0,05


p > 0,05

p > 0,05

p (so lô 1)
Lô 3 (Dưỡng tâm an thần
liều lâm sàng)

Lô 4 (Dưỡng tâm an thần
liều gấp 3 lâm sàng)

Nhận xét:
Kết quả bảng 1 cho thấy: Không có sự khác biệt giữa các lô về thời gian bám
của chuột trên trục quay Rotarod ở thời điểm bắt đầu nghiên cứu.
- Tại thời điểm 1h sau dùng thuốc, diazepam và các lô uống cao đặc Dưỡng tâm
an thần thể hiện tác dụng an thần qua việc giảm thời gian bám trên trục quay Rotarod
của chuột nghiên cứu so với lô chứng sinh học (p < 0,05). Tác dụng của 2 liều Dưỡng
tâm an thần tương đương nhau và tương đương với diazepam (p>0,05).
- Tại thời điểm 3h, các lô uống diazepam và uống cao đặc Dưỡng tâm an thần
không hiện tác dụng giảm thời gian bám của chuột nghiên cứu so với lô chứng
sinh học (p> 0,05).
2.3. Mô hình đo hoạt động ký
Bảng 3: Ảnh hưởng của cao đặc Dưỡng tâm an thần đến hoạt động
di chuyển theo chiều ngang của chuột
11


Số lần di chuyển theo chiều ngang



Trước NC

Sau uống thuốc

Sau uống thuốc

1h

3h

1 (Sinh học)

241,80 ± 40,93

247,40 ± 37,30

247,20 ± 33,99

2(Diazepam liều 2,4g/kg)

245,20 ± 59,62

201,00 ± 47,40

196,53 ± 64,15

p > 0,05

p < 0,05


p < 0,05

243,40 ± 44,72

209,10 ± 40,75

208,43 ± 40,18

p (so lô 1)

p > 0,05

p < 0,05

p < 0,05

p (so lô 2)

p > 0,05

p > 0,05

p > 0,05

246,40 ± 47,40

208,30 ± 41,16

202,21 ± 46,27


p (so lô 1)

p > 0,05

p < 0,05

p < 0,05

p (so lô 2)

p > 0,05

p > 0,05

p > 0,05

p (so lô 3)

p > 0,05

p > 0,05

p > 0,05

p (so lô 1)
3 (Dưỡng tâm an thần liều
lâm sàng)

4 (Dưỡng tâm an thần liều

gấp 3 lâm sàng)

Nhận xét:
Kết quả bảng 1 cho thấy: Trên mô hình Hoạt động ký, chuột ở lô uống
diazepam và các lô uống cao đặc Dưỡng tâm an thần thể hiện tác dụng giải lo âu
so với lô chứng sinh học ở cả thời điểm 1h và 3h sau uống thuốc, kết quả được thể
hiện: Giảm số lần chuột di chuyển theo chiều ngang có ý nghĩa thống kê
(p<0,05).Mức độ tác dụng giải lo âu của 2 liều Dưỡng tâm an thần là tương đương
nhau và tác dụng này tương đương với lô chuột uống diazepam (p> 0,05).
Bảng 4: Ảnh hưởng của cao đặc Dưỡng tâm an thần đến
hoạt động di chuyển theo chiều dọc của chuột
Số lần di chuyển theo chiều dọc


1 (Sinh học)

Trước NC
19,30 ± 6,07
12

Sau uống thuốc

Sau uống thuốc

1h

3h

20,60 ± 5,46


20,20 ± 3,65


2(Diazepam liều 2,4g/kg)

18,87 ± 5,14

12,67 ± 3,81

13,53 ± 3,58

p > 0,05

p < 0,05

p < 0,05

19,14 ± 4,69

16,00 ± 3,04

15,64 ± 3,61

p (so lô 1)

p > 0,05

p < 0,05

p < 0,05


p (so lô 2)

p > 0,05

p > 0,05

p > 0,05

19,79 ± 6,99

14,93 ± 4,45

14,43 ± 4,20

p (so lô 1)

p > 0,05

p < 0,05

p < 0,05

p (so lô 2)

p > 0,05

p > 0,05

p > 0,05


p (so lô 3)

p > 0,05

p > 0,05

p > 0,05

p (so lô 1)
3 (Dưỡng tâm an thần liều lâm
sàng)

4 (Dưỡng tâm an thần liều gấp
3 lâm sàng)

Nhận xét:
Kết quả bảng 4 cho thấy: Trên mô hình Hoạt động ký, chuột ở lô uống
diazepam và các lô uống cao đặc Dưỡng tâm an thần thể hiện tác dụng giải lo âu
so với lô chứng sinh học ở cả thời điểm 1h và 3h sau uống thuốc, kết quả được thể
hiện: Giảm số lần chuột di chuyển theo chiều dọc có ý nghĩa thống kê (với
p<0,05).Mức độ tác dụng giải lo âu của 2 liều Dưỡng tâm an thần tương đương
nhau và tác dụng này tương đương với lô chuột uống diazepam (p > 0,05).
2.4. Mô hình đo sức bám:
Bảng 1: Ảnh hưởng của cao đặc Dưỡng tâm an thần đến sức bám của chuột


Lực bám của chuột (g)
Sau uống thuốc 1h


Sau uống thuốc 3h

Lô 1 (Chứng sinh học)

353,20 ± 60,85

352,13 ± 63,13

Lô 2 (Diazepam liều 2,4g/kg)

261,73 ± 62,64

286,20 ± 72,83

p < 0,001

p < 0,05

226,93 ± 71,52

247,33 ± 63,06

p < 0,001

p < 0,001

p (so lô 1)
Lô 3 (Dưỡng tâm an thần liều lâm sàng)
p (so lô 1)
13



p (so lô 2)

p > 0,05

p > 0,05

248,20 ± 46,89

250,40 ± 41,06

p (so lô 1)

p < 0,001

p < 0,001

p (so lô 2)

p > 0,05

p > 0,05

p (so lô 3)

p > 0,05

p > 0,05


Lô 4 (Dưỡng tâm an thần liều gấp 3 lâm
sàng)

Nhận xét:
Kết quả bảng 1 cho thấy: Tại thời điểm 1h và 3h sau dùng thuốc, diazepam
thể hiện tác dụng giảm rõ rệt sức bám của chuột nghiên cứu so với lô chứng sinh
học (p<0,01 và p<0,05).Các lô uống cao đặc Dưỡng tâm an thần thể hiện tác dụng
giảm rõ rệt sức bám của chuột nghiên cứu so với lô chứng sinh học (p< 0,001).
Mức độ an thần của 2 liều Dưỡng tâm an thần tương đương nhau và tác dụng
này tương đương với lô chuột uống diazepam (sự khác biệt không có ý nghĩa
thống kê với p> 0,05).
KẾT LUẬN
Mẫu cao đặc Dưỡng tâm an của bệnh viện Y học cổ truyền Thanh Hóa giao
cho Bộ môn Dược lý, Trường Đại học Y Hà Nội yêu cầu thử tác dụng an thần trên
thực nghiệm kết quả cho thấy:
1. Trên mô hình dấu cộng nâng cao:
Cao đặc Dưỡng tâm an thần cả 2 mức liều lâm sàng và gấp 3 lâm sàng thể
hiện tác dụng giải lo âu sau 1h uống thuốc thông qua làm tăng số lần, thời gian lưu
lại nhánh mở, giảm tỷ lệ né tránh nhánh mở và rút ngắn thời gian lưu lại nhánh
đóng, tác dụng giữa 2 liều tương đương nhau.
2. Nghiên cứu thời giam bám của chuột trên trục quay Rotarod

14


Cao đặc Dưỡng tâm an thần cả 2 mức liều lâm sàng và gấp 3 lâm sàng thể
hiện tác dụng an thần sau 1h uống thuốc thông qua làm giảm thời gian bám của
chuột trên trục quay Rotarod, tác dụng giữa 2 liều tương đương nhau.
3. Trên nghiên cứu sức bám:
Cao đặc Dưỡng tâm an thần cả 2 mức liều liều lâm sàng và gấp 3 lâm sàng

thể hiện tác dụng an thần tại các thời điểm sau uống thuốc 1h và 3h, thông qua
việc làm giảm sức bám của chuột nhắt trắng trong nghiên cứu trên máy đo sức
bám, tác dụng giữa 2 liều tương đương nhau.
4. Trên mô hình đo hoạt động ký:
Cao đặc Dưỡng tâm an thần cả 2 mức liều liều lâm sàng và gấp 3 lâm sàng
thể hiện tác dụng giải lo âu tại các thời điểm sau uống thuốc 1h và 3h, thông qua
việc làm giảm số lần chuột di chuyển theo chiều ngang và giảm số lần chuột di
chuyển theo chiều dọc, tác dụng giữa 2 liều tương đương nhau.

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.

Olayiwola G, Ukponmwan O. và Olawode D. (2013). Sedative and
anxiolytic effects of the extracts of the leaves of Stachytarpheta cayennensis
in mice. Afr J Tradit Complement Altern Med, 10(6), 568-579.

2.

H. G. Vogel (2008). Elevated plus maze test. Drug Discovery and
Evaluation: Pharmacological Assays, Springer, Berlin Heidelberg, 626-627.

3.

Mill J, Galsworthy MJ, Paya-Cano JL (2002). Home-cage activity in
heterogeneous stock (HS) mice as a model of baseline activity.Genes Brain
Behav.1(3):166-73.
15


4.


Shiotsuki H et al (2010). A rotarod test for evaluation of motor skill learning,
J Neurosci Methods; vol. 189: 180-185

5.

Robert M.J. Deacon (2013). Measuring the Strength of Mice, J Vis Exp.;
vol.76: 1-4.
Trường Đại học Y Hà Nội xác nhận

chữ ký bên của TS. Phạm Thị Vân Anh là đúng.

Hà Nội, ngày

tháng

năm

Trưởng Bộ môn Dược lý

Trưởng phòng Tổ chức Cán bộ

TS. Phạm Thị Vân Anh

16



×