Tải bản đầy đủ (.docx) (71 trang)

KIẾN THỨC, THÁI độ, THỰC HÀNH PHÒNG CHỐNG UNG THƯ cổ tử CUNG của PHỤ nữ KHÁM PHỤ KHOA tại BỆNH VIỆN PHỤ sản TRUNG ƯƠNG năm 2019 và một số yếu tố LIÊN QUAN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (431.42 KB, 71 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THĂNG LONG

NGUYỄN THÁI ĐỨC

KIẾN THỨC, THÁI ĐỘ, THỰC HÀNH PHÒNG CHỐNG
UNG THƯ CỔ TỬ CUNG CỦA PHỤ NỮ KHÁM PHỤ KHOA
TẠI BỆNH VIỆN PHỤ SẢN TRUNG ƯƠNG NĂM 2019
VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN

ĐỀ CƯƠNG LUẬN VĂN THẠC SĨ Y TẾ CÔNG CỘNG

HÀ NỘI – 2019


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THĂNG LONG

NGUYỄN THÁI ĐỨC

KIẾN THỨC, THÁI ĐỘ, THỰC HÀNH PHÒNG CHỐNG
UNG THƯ CỔ TỬ CUNG CỦA PHỤ NỮ KHÁM PHỤ KHOA
TẠI BỆNH VIỆN PHỤ SẢN TRUNG ƯƠNG NĂM 2019
VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN
Chuyên ngành : Y tế công cộng
Mã số
: 8 72 07 01

ĐỀ CƯƠNG LUẬN VĂN THẠC SĨ Y TẾ CÔNG CỘNG

HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS. TS. ĐẶNG ĐỨC NHU



HÀ NỘI – 2019


DANH MỤC VIẾT TẮT
UTCTC

: Ung thư cổ tử cung

HPV

: Virus gây u nhú ở người - Human papilloma virus

HIV/AIDS

: Hội chứng suy giảm miễn dịch

ĐTNC

: Đối tượng nghiên cứu

DES

: Diethylstilbestrol

PAP SMEAR : Xét nghiệm tế bào cổ tử cung
WHO

: Tổ chức Y tế Thế giới


IARC

: Tổ chức phòng chống ung thư thế giới


MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ...................................................................................................1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU...........................................................3
1.1. Nguyên nhân và quá trình hình thành ung thư cổ tử cung.....................3
1.1.1. Quá trình hình thành ung thư cổ tử cung.........................................3
1.1.2. Các yếu tố nguy cơ hình thành ung thư cổ tử cung.........................3
1.2. Tình hình mắc ung thu cổ tử cung..........................................................5
1.3. Kiến thức, thái độ, thực hành phòng chống ung thư cổ tử cung............6
1.3.1. Kiến thức phòng chống ung thư cổ tử cung....................................6
1.3.2. Thái độ, thực hành phòng chống ung thư cổ tử cung......................8
1.4. Một số yếu tố liên quan đến kiến thức, thái độ và thực hành về phòng
chống ung thư cổ tử cung........................................................................9
1.5. Biện pháp dự phòng..............................................................................10
1.5.1. Dự phòng cấp 1.............................................................................10
1.5.2. Dự phòng cấp 2.............................................................................13
1.6. Sự tiếp cận thông tin về phòng tránh ung thư cổ tử cung.....................14
1.7. Khung lý thuyết nghiên cứu.................................................................14
1.8. Địa điểm nghiên cứu............................................................................15
CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU...............16
2.1. Đối tượng, địa điểm và thời gian nghiên cứu.......................................16
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu....................................................................16
2.1.2. Địa điểm nghiên cứu.....................................................................16
2.1.3. Thời gian nghiên cứu.....................................................................16
2.2. Phương pháp nghiên cứu......................................................................16
2.2.1. Thiết kế nghiên cứu.......................................................................16

2.2.2. Cỡ mẫu và cách chọn mẫu.............................................................16
2.3. Biến số, chỉ số nghiên cứu....................................................................17
2.3.1. Bảng biến số và chỉ số nghiên cứu và tiêu chí đánh giá................17
2.3.2. Một số yếu tố liên quan.................................................................20
2.3.3. Tiêu chuẩn đánh giá.......................................................................21


2.4. Phương pháp thu thập thông tin...........................................................27
2.4.1. Công cụ thu thập thông tin............................................................27
2.4.2. Các kỹ thuật thu thập thông tin.....................................................28
2.4.3. Quy trình thu thập thông tin và Sơ đồ nghiên cứu........................28
2.5. Phân tích và xử lý số liệu.....................................................................29
2.6. Sai số và biện pháp khống chế sai số...................................................30
2.7. Đạo đức nghiên cứu..............................................................................31
2.8. Hạn chế nghiên cứu..............................................................................31
CHƯƠNG 3: DỰ KIẾN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU......................................32
3.1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu..........................................32
3.2. Kiến thức, thái độ, thực hành phòng tránh UTCTC của ĐTNC...........33
3.2.1. Kiến thức phòng chống UTCTC của ĐTNC.................................33
3.2.2. Thái độ và thực hành phòng chống UTCTC của ĐTNC...............36
3.3. Xác định các yếu tố cá nhân liên quan tới thực hành phòng chống ung
thư cổ tử cung của đối tượng đến khám phụ khoa................................39
3.3.1. Yếu tố ảnh hưởng đến kiến thức phòng chống ung thư cổ tử cung...39
CHƯƠNG 4: DỰ KIẾN BÀN LUẬN.............................................................45
4.1. Về kiến thức, thái độ, thực hành phòng chống ung thư cổ tử cung của phụ
nữ khám khoa Điều trị theo yêu cầu bệnh viện Phụ sản trung ương........45
4.2. Về một số yếu tố liên quan kiến thức, thái độ, thực hành trong phòng
chống ung thư cổ tử cung của đối tượng nghiên cứu............................45
DỰ KIẾN KẾT LUẬN....................................................................................46
DỰ KIẾN KIẾN NGHI...................................................................................46

KẾ HOẠCH THỰC HIỆN..............................................................................47
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1.
Bảng 3.1:
Bảng 3.2:
Bảng 3.3:
Bảng 3.4:
Bảng 3.5:
Bảng 3.6:
Bảng 3.7:
Bảng 3.8:
Bảng 3.9:
Bảng 3.10:
Bảng 3.11:
Bảng 3.12:
Bảng 3.13:
Bảng 3.14:
Bảng 3.15:

Phân chia ý kiến về thái độ của đối tượng nghiên cứu................27
Đặc điểm của đối tượng nghiên cứu...........................................32
Hiểu biết về mức độ phổ biến, nguyên nhân khả năng lây truyền,
di truyền bệnh UTCTC của ĐTNC.............................................33
Hiểu biết về các đối tượng có nguy cơ mắc UTCTC của ĐTNC....34
Hiểu biết về các phương pháp sớm UTCTC của ĐTNC............35
Hiểu biết về các biện pháp phòng bệnh UTCTC của ĐTNC......36

Thái độ của ĐTNC về phòng chống UTCTC ............................36
Thực hành của ĐTNC về phòng chống UTCTC........................37
Thực hành phòng chống UTCTC của ĐTNC.............................38
Các lý do đi khám phụ khoa của ĐTNC.....................................39
Mối liên quan giữa một số đặc trưng cá nhân và kiến thức về
nguyên nhân mắc bệnh UTCTC..................................................39
Mối liên quan giữa một số đặc trưng cá nhân và sự tiếp cận thông
tin về bệnh UTCTC.....................................................................40
Mối liên quan giữa một số đặc trưng cá nhân vềthái độtrong
phòng chống bệnh Ung thư cổ tử cung.......................................41
Mối liên quan giữa một số đặc trưng cá nhân và thực hành phát
hiện sớm bệnh Ung thư cổ tử cung.............................................42
Mối liên quan giữa một số đặc trưng cá nhân và thực hành khám
sàng lọc phát hiện sớm bệnh Ung thư cổ tử cung.......................43
Mối liên quan giữa một số đặc trưng cá nhân và thực hành tiêm
vaccine HPV ...............................................................................44


DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 3.1:

Hiểu biết về khả năng phát hiện sớm, sàng lọc, phòng chống
và điều trị bệnh UTCTC của ĐTNC.......................................34

Biểu đồ 3.2:

Hiểu biết về biểu hiện bệnh UTCTC của ĐTNC ...................35

Biểu đồ 3.3:


Thực hành biện pháp phát hiện sớm UTCTC của ĐTNC.......37

Biểu đồ 3.4:

Độ tuổi ĐTNC đi khám phụ khoa...........................................38


1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Trong năm 2012, trên toàn Thế giới đã có khoảng 528.000 trường hợp
mới mắc và khoảng 266.000 ca tử vong do ung thư cổ tử cung, chiếm 7,5% ca
tử vong do ung thư ở phụ nữ [19]. Ước tính đến năm 2050, trên Thế giới có
thêm hơn một triệu ca bị ung thư cổ tử cung [20].
Tỷ lệ tử vong do ung thư ở các nước đang phát triển cao gấp 4 lần các
nước phát triển; từ 80% đến 85% ca tử vong do ung thư cổ tử cung xảy ra tại
các nước đang phát triển. Chỉ tính tại Ấn Độ, mỗi năm có khoảng 75.000
người tử vong vì căn bệnh này [3]. Theo các nghiên cứu ung thư tại Việt Nam
thì nước ta có tỷ lệ mắc ung thư cổ tử cung ở mức cao trên thế giới và có xu
hướng ngày càng gia tăng [21]. Ước tính hàng năm có khoảng 100.000150.000 mắc mới ung thư và có khoảng 70.000 người tử vong vì căn bệnh này
[1]. Theo nghiên cứu PGS.TS Nguyễn Thị Hoài Đức, Viện trưởng Viện sức
khỏe sinh sản và gia đình tiến hành sàng lọc tại 5 tỉnh cho kết quả tỉnh Vĩnh
Phúc có đến 75% phụ nữ bị viêm nhiễm; trong số hơn 2.200 phụ nữ được xét
nghiệm tại thành phố Hòa Bình, đã có trên 63% phụ nữ viêm cổ tử cung âm
đạo, 50% phụ nữ viêm do vi sinh; tại Thái Bình và Cần Thơ, tỉ lệ phụ nữ bị
viêm nhiễm phụ khoa, chủ yếu là viêm âm đạo và viêm cổ tử cung bất thường
lên tới trên 70% [7].
Nguyên nhân trực tiếp gây ra ung thư cổ tử cung hiện chưa được biết
nhưng từ năm 1984, các nhà khoa học Đức đã khẳng định mối liên quan giữa
nhiễm virus gây u nhú ở người – Human papilloma virus (HPV) và sự hình

thành tiền ung thư, sau đó là ung thư thật sự tại cổ tử cung [2]. Có hơn 100
loại virus HPV nhưng chỉ khoảng 40 loại trong số đó có thể gây bệnh ở vùng
hậu môn, sinh dục và 15 loại tiềm ẩn nguy cơ gây ung thư. Chính vì thế, ung
thư cổ tử cung đang là vấn đề nóng, khi là một trong những căn bệnh có tỷ lệ


2
gia tăng hàng đầu ở nước ta và đã cướp đi tính mạng của nhiều phụ nữ Việt
Nam. Tuy nhiên, với các nghiên cứu thực tế, các chuyên gia cho biết, ung thư
cổ tử cung có thể chữa khỏi hoàn toàn nếu được sàng lọc và phát hiện sớm và
rất khó điều trị nếu bệnh ở giai đoạn muộn.Việc phòng bệnh lại không quá
phức tạp và khó khăn nếu phụ nữ có kiến thức đúng và đầy đủ về cách phòng
ngừa. Ngoài ra, thái độ thực hành cho phụ nữ cần được quan tâm, từ đó hoàn
thiện và nâng cao kiến thức thực hành phòng bệnh theo cấp độ dự phòng.
Quá trình đi sâu tìm hiểu, chúng tôi thấy rằng còn rất nhiều hạn chế
trong kiến thức, thái độ, thực hành về phòng chống ung thư cổ tử cung của
phụ nữ nước ta nói chung và phụ nữ tới khám tại phòng khám điều trị theo
yêu cầu tại Bệnh viện phụ sản trung ương nói riêng. Vì vậy, nhằm tăng hiệu
quả phòng chống ung thư nói chung và ung thư cổ tử cung nói riêng, chúng
tôi tiến hành nghiên cứu: “Kiến thức, thái độ và thực hành về phòng chống
ung thư cổ tử cung của phụ nữ đến khám tạiBệnh viện phụ sản Trung
ương năm 2019 và một số yếu tố liên quan”, với hai mục tiêu:
1. Đánh giá kiến thức, thái độ, thực hành phòng chống
ung thư cổ tử cung của phụ nữ đến khám phụ khoa tại
Khoa điều trị theo yêu cầu Bệnh viện Phụ sản Trung
ương năm 2019.
2. Phân tích một số yếu tố liên quan đến kiến thức, thái
độ, thực hành phòng chống ung thư cổ tử cung của đối
tượng nghiên cứu.



3

CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Nguyên nhân và quá trình hình thành ung thư cổ tử cung
1.1.1. Quá trình hình thành ung thư cổ tử cung
Ung thư cổ tử cung là một loại ung thư sinh dục thường gặp ở phụ
nữ [2]. Ung thư cổ tử cung xảy ra tại vị trí cổ tử cung, thường xuất phát
từ vùng chuyển tiếp giữa biểu mô trụ và biểu mô vảy. Bắt đầu từ tổn thương
tiền ung thư tiến triển thành ung thư tại chỗ, sau đó là ung thư vi xâm nhập và
cuối cùng kết thúc bằng ung thư xâm nhập. Nguyên nhân trực tiếp gây ra ung
thư cổ tử cung hiện nay vẫn chưa được biết, nhưng đã có nhiều nghiên
cứu liên quan đã đưa ra những bằng chứng về mối liên hệ giữa ung thư cổ
tử cung với virus gây u nhú ở người – Human Papiloma Virus (HPV) điển
hình như nghiên cứu của Meisels và Fortin năm 1976 – là người đầu tiên đã
chứng minh tần số cao nhiễm trùng HPV và đã lưu ý sự kết hợp của nó loạn
sản cổ tử cung [22]. Quần thể có nguy cơ cao có thể xác định được, và nó có
thể khẳng định rằng vai trò của nhiễm trùng virus đóng vai trò quan trọng
trong việc phát triển của quá trình bệnh [23]. Nhiễm HPV phổ biến nhất ở phụ
nữ trong độ tuổi dưới 25 tuổi [24]. Nhưng ở giai đoạn này, các biểu hiện
nhiễm trùng thường là thoáng qua, khó phát hiện [25]. HPV là một tổ hợp các
chủng virus khác nhau, có hơm 100 loại HPV khác nhau nhưng chỉ khoảng 40
loại trong số đó có thể gây bệnh ở vùng hậu môn, sinh dục và 15 loại tiềm ẩn
nguy cơ gây ung thư.
1.1.2. Các yếu tố nguy cơ hình thành ung thư cổ tử cung
Nguy cơ viêm nhiễm HPV có liên quan chủ yếu đến hoạt động tình dục,
đặc biệt là các hành vi tình dục của các bạn tình của họ. Tuy nhiên, viêm
nhiễm HPV cũng khác so với các viêm nhiễm lây qua đường tình dục khác,



4
nghĩa là có thể viêm nhiễm HPV ngay cả khi không có tiếp xúc trong âm đạo.
Quan hệ tình dục sớm là một yếu tố nguy cơ cho viêm nhiễm HPV bởi vì cổ
tử cung chưa phát triển hoàn toàn, lớp biểu mô chưa trưởng thành, từ đó làm
cho virus càng dễ dàng xâm nhập.
Các yếu tố khác như sinh con sớm, nhiễm HIV hoặc các viêm nhiễm lây
qua đường tình dục khác (Nhiễm Herpes hoặc Chlamydia trachomatis) [10].
Ung thư cổ tử cung hiếm gặp ở những phụ nữ còn trinh, chưa có
quan hệ tình dục. Tỷ lệ mắc bệnh được nhận thấy cao hơn ở phụ nữ đã có
chồng so với phụ nữ chưa lập gia đình, cũng như ở phụ nữ lấy chồng sớm
hoặc bắt đầu có quan hệ tình dục sớm. Các chất kích thích hóa học không làm
tăng tỷ lệ ung thư cổ tử cung, mặc dù đã gây ung thư cổ tử cung ở
động vật bằng cách bôi trực tiếp các tác nhân sinh ung thư hóa học [26]. Các
hợp chất hoocmone ở trong thuốc tránh thai không liên quan tới tăng tỷ lệ ung
thư cổ tử cung, nhưng sử dụng DES ở phụ nữ có thai dẫn đến tăng tỷ lệ ung
thư cổ tử cung và âm đạo ở con cháu của họ [28], [30]. Ngoài ra, hút
thuốc lá, suy giảm hệ thống miễn dịch, rối loạn nội tiết (mắc bệnh HIV/AIDS,
viêm gan mạn, tiểu đường, bệnh lý mô liên kết,…), sử dụng lâu dài thuốc
tránh thai, các yếu tố khác như vệ sinh kém, thực phẩm nghèo chất dinh
dưỡng (thiếu vitamin A, C, axit folic, trái cây, rau tươi,…) cũng được coi là
yếu tố nguy cơ dẫn đến làm tăng tỷ lệ mắc ung thư cổ tử cung [31].
Thêm vào đó, tình trạng kinh tế - xã hội thấp được coi như là một yếu tố nguy
cơ đối với nhiều vấn đề sức khỏe, bao gồm cả ung thư cổ tử cung. Phụ
nữ với tình trạng kinh tế đang còn nghèo, xã hội lạc hậu thì việc tiếp cận với
các dịch vụ chăm sóc sức khỏe bị rất nhiều hạn chế, nhận thức về các vấn đề y
tế và phòng ngừa hành vi nguy cơ thấp. Tất cả những yếu tố này có thể làm
cho họ dễ bị thêm bệnh tật và các bệnh ung thư như ung thư cổ tử cung
[31].



5
Dấu hiệu phát hiện sớm ung thư cổ tử cung thường không có triệu
chứng ban đầu mà chỉ đến khi ung thư phát triển sang các mô gần bên thì các
triệu chứng mới bắt đầu xuất hiện mà thông thường được biểu hiện bởi các
dấu hiệu của bệnh phụ khoa nên rất dễ bị bỏ qua. Dấu hiệu có thể gặp là khí
hư không bình thường, đau hoặc chảy máu âm đạo. Ngoài ra, người bệnh còn
có thể có các dấu hiệu khác thường làm cho người bệnh không chú ý như:
thiếu máu, chảy máu từ trực tràng hoặc bàng quang, đau lưng hoặc chân,
khung xương chậu liên tục, các vấn đề về tiểu tiện, giảm cân nhanh và đột
ngột, chảy máu âm đạo bất thường hoặc sau quan hệ tình dục,…
1.2. Tình hình mắc ung thu cổ tử cung
Ung thư cổ tử cung là ung thư thứ hai phổ biến nhất ở phụ nữ. Hơn
85% gánh nặng toàn cầu xảy ra ở các nước đang phát triển, nơi mà nó chiếm
13% của tất cả các loại ung thư ở phụ nữ [8]. Mỗi năm có khoảng 490.000
trường hợp ung thư cổ tử cung được chẩn đoán và trên 270.000 trường
hợp tử vong vì bệnh này [16]. Hàng năm, có khoảng một nửa triệu ca mới
nhiễm ung thư cổ tử cung được chẩn đoán. Trên toàn Thế giới, hàng năm
có trên 250.000 phụ nữ tử vong vì căn bệnh này [33]. Tỷ lệ tử vong tại các
nước đang phát triển cao gấp 4 lần tại các nước đang phát triển [21], [34].
Theo các nghiên cứu ung thư tại Việt Nam trong các ung thư ở phụ nữ,
ung thư cổ tử cung đứng hàng thứ hai sau ung thư vú tại Hà Nội và đứng
đầu tại Thành phố Hồ Chí Minh [5]. Nước ta có tỷ lệ mắc ung thư cổ tử
cung ở mức cao trên Thế giới và có xu hướng tăng [8], [13]. Theo báo cáo
của IARC (2010) cho thấy tại Việt Nam có 5.174 trường hợp mắc mới và
2.472 trường hợp tử vong do ung thư cổ tử cung, chiếm 11,65% số
trường hợp mới mắc của các nước Đông Nam Á (44.404 trường hợp) [35]. Tỷ
lệ mắc là 11,7/100.000 dân. So với các nước trong khu vực thì tỷ lệ ung thư
cổ tử cung tương đương với các nước như Indonesia, Philipines và Brunei



6
[35]. Theo kết quả khám sàng lọc ung thư cổ tử cung tại 7 tỉnh thành trên
cả nước (2008-2010) cho thấy tỷ lệ phát hiện ung thư cổ tử cung xấp xỉ
19,9/100.000 người với 28,6% ở giai đoạn I và 21,4% ở giai đoạn II [23].
Ở Việt Nam, năm 2010, có khoảng 5.664 phụ nữ mắc ung thư cổ tử
cung và tỷ lệ mắc mới là 13,6/100.000 phụ nữ [11]. Năm 2012 đã có gần
6.200 phụ nữ được chẩn đoán mắc mới UTCTC và đã có trên 2.400 phụ nữ tử
vong do ung thư cổ tử cung, gấp 5-6 lần so với số tử cung mà bà mẹ liên
quan đến thai nghén và sinh đẻ trong cùng thời gian [2]. Phân bố theo tuổi
mắc ung thư cổ tử cung cả nước cũng theo xu hướng chung của Thế giới
với số trường hợp mắc mới tập trung cao nhất ở nhóm tuổi từ 15-44 tuổi
chiếm 40,9%; nhóm tuổi từ 45-54 chiếm 27,7%, nhóm 55-64 chiếm 18,5% và
thấp nhất ở nhóm tuổi trên 65 chiếm 12,9% [35]. Tỷ lệ mắc phân bố chênh
lệch giữa 2 miền Nam-Bắc, trong đó tỷ lệ mắc tại miền Nam là 28,8/100.000
dân, trong khi ở miền Bắc là 6,8/100.000 dân [4], [12]. Thành phố Hồ Chí
Minh cũng là nơi có tỷ lệ mắc ung thư cổ tử cung 26/100.000 dân, cao
nhất trong toàn quốc, tại Hà Nội tỷ lệ này là 9,5/100.000 dân [14].
Theo một nghiên cứu tại Việt Nam cho thấy, tỷ lệ tử vong do ung thư
cổ tử cung có sự khác nhau theo nhóm tuổi, trong đó các trường hợp tử
vong phổ biến nhất ở nhóm phụ nữ trên 65 tuổi với 844 trường hợp, chiếm
34,1% [2]. Ước tính đến năm 2050, số trường hợp mắc ung thư cổ tử
cung của cả nước tăng lên khoảng 40% so với năm 2008, tỷ lệ tử vong do
ung thư cổ tử cung tăng lên từ 62% (ở nhóm dưới 65 tuổi) hoặc 75% (ở
nhóm trên 65 tuổi) so với năm 2008 [35].
1.3. Kiến thức, thái độ, thực hành phòng chống ung thư cổ tử cung
1.3.1. Kiến thức phòng chống ung thư cổ tử cung
Trên thế giới nhờ hoạt động công tác phòng chống ung thư cổ tử cung
nên giảm được tỷ lệ mắc bệnh từ 50,7/100.000 dân vào năm 1980, xuống còn



7
4,5/100.000 dân vào năm 1998. Có tới trên 90% ung thư cổ tử cung được
phát hiện sớm nhờ tiến hành sàng lọc. Nhìn chung, ở các nước phát triển như
Canada, Mỹ và các quốc gia Bắc Âu, nhờ triển khai có hiệu quả các chương
trình sàng lọc ung thư cổ tử cung mà người ta chữa khỏi được 60% bệnh
ung thư cổ tử cung và con số này sẽ được nâng cao hơn nữa trong các
năm tới [8]. Hiện nay tại Việt Nam, chương trình phòng chống ung thư đã
được triển khai từ năm 2008 [6]. Một trong những mục tiêu ưu tiên của các
chương trình này là xây dựng mô hình sàng lọc sớm ung thư tại cộng đồng
bao gồm ung thư cổ tử cung [4]. Hiện tại, chương trình sàng lọc phát
hiện sớm ung thư cổ tử cung đã được triển khai ở nhiều tỉnh, thành phố
trong cả nước. Tuy nhiên, hiệu quả của các hoạt động sàng lọc đang còn hạn
chế. Thực tế cho thấy số trường hợp mắc ung thư cổ tử cung vẫn tăng
theo từng năm rõ rệt, đặc biệt tỷ lệ các trường hợp phát hiện ở giai đoạn muộn
chiếm đa số [3].
Ung thư cổ tử cung là bệnh có thể phòng ngừa được, do đó kiến
thức và thực hành về phòng ngừa ung thư cổ tử cung của phụ nữ là yếu
tố quan trọng để đạt được các mục tiêu của chương trình. Nâng cao kiến thức
và thực hành về phòng bệnh ung thư cổ tử cung đúng cho đối tượng có
nguy cơ sẽ là biện pháp can thiệp cộng đồng có hiệu quả lâu dài nhằm giảm
gánh nặng bệnh tật. Nghiên cứu tổng quan tài liệu này và rà soát lại những
nghiên cứu đã tiến hành tại Việt Nam tìm hiểu về kiến thức, thực hành phòng
bệnh ung thư cổ tử cung để từ đó đưa ra các khuyến nghị về các mảng
kiến thức và thực hành còn hạn chế, qua đó đặt cơ sở để xây dựng các chương
trình can thiệp truyền thông tại nước ta. Tuy nhiên theo một số nghiên cứu
trước đây về các mảng kiến thức, thái độ, thực hành của người dân về phòng
chống ung thư cổ tử cung thì cho thấy kết quả còn thấp.



8
Theo kết quả nghiên cứu của Trịnh Hữu Vách: kiến thức của người dân
về phòng chống ung thư nói chung cho thấy hiểu biết về các dấu hiệu cảnh
báo nguy cơ ung thư của người dân còn hạn chế và chưa đầy đủ, mới chỉ biết
được một vài dấu hiệu nào đó của bệnh ung thư nói chung [13]. Bên cạnh đó,
tỷ lệ phụ nữ có kiến thức ở mức độ đạt về các biện pháp phòng ngừa bệnh
ung thư cổ tử cungchỉ chiếm 11,5%, tỷ lệ rất nhỏ trên cộng đồng.
Kiến thức của người dân về một số bệnh ung thư phổ biến, tỷ lệ biết còn
thấp, trong đó tỷ lệ biết/nghe nói đến ung thư cổ tử cung 54% và ung thư
dạ dày 52,3% là chưa cao, trong khi ở Việt Nam ung thư cổ tử cung là
loại ung thư thường gặp ở nữ giới, đứng hàng thứ hai sau ung thư vú. Vẫn còn
1,9% không biết/không được nghe nói đến loại ung thư nào [13], [16].
Tiêm phòng vaccine HPV và khám tầm soát định kỳ bằng xét nghiệm
PAP, để phát hiện ung thư cổ tử cung ở giai đoạn sớm, hiện nay được coi
là hai phương pháp chính để phòng ngừa ung thư cổ tử cung. Sự ra đời
của vaccine HPV được đánh giá là một bước ngoặt quan trọng trong việc dự
phòng ung thư cổ tử cung [36], [37]. Hiện nay, Việt Nam đã có vaccine
ngừa những tuýp HPV gây ung thư phổ biến (HPV 16,18) [9]. Tuy nhiên, vẫn
cần phải khám phụ khoa định kỳ và làm xét nghiệm PAP để phát hiện sớm
[2]. Theo một số nghiên cứu tại Việt Nam cho thấy, rất ít phụ nữ biết đến
phương pháp xét nghiệm PAP SMEAR để phát hiện sớm ung thư cổ tử
cung. Kết quả nghiên cứu tại Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh cho thấy tỷ
lệ phụ nữ tại cộng đồng biết về xét nghiệm PAP SMEAR tương ứng là 38%
và 17% [38].
1.3.2. Thái độ, thực hành phòng chống ung thư cổ tử cung
Hiện nay, người dân vẫn còn thờ ơ chưa quan tâm đến sức khỏe của bản
thân, chỉ khi nào bệnh nặng, sức khỏe suy giảm trầm trọng, không chịu được
mới đi khám. Theo kết quả nghiên cứu của Trịnh Hữu Vách và cộng sự về



9
phòng chống ung thư còn thấp: 37,4% số đối tượng nghiên cứu đã đi khám
sức khỏe 6 tháng/1 lần và 29,8% đi khám sức khỏe hàng năm, 9,4% đi khám 3
tháng/1 lần, không đi khám sức khỏe định kỳ chiếm 23,4%. Tỷ lệ tiêm phòng
vaccine HPV rất thấp (0,5%), có rất nhiều người chưa nghe nói/chưa biết đến
vaccine phòng ung thư cổ tử cung [13].
Có sự khác nhau về hiểu biết các bệnh ung thư phổ biến ở người dân, tỷ
lệ người dân hiểu biết về biện pháp phòng tránh ung thư phổi 85% và ung thư
gan là 66%, nhưng lại thấp ở các bệnh phổ biến khác: ung thư cổ tử cung
34,1%, vú 40%, dạ dày 33,2%, đại trực tràng 20,6%. Nhiều người dân còn
chưa biết đầy đủ và đúng về các bệnh ung thư phổ biến như: nguyên nhân gây
bệnh (chiếm 50%), cách phòng tránh (chiếm 60%), các dấu hiệu cảnh báo
(chiếm 50%) trong khi tỷ lệ khá cao người dân tiếp cận với thông tin về ung
thư 74%. Điều này cho thấy người dân có được nghe về các thông tin nay
nhưng chỉ nghe loáng thoáng, các thông điệp truyền tải chưa thực sự mang
tính thuyết phục để giúp người dân có thể hiểu thấu đáo và từ đó thay đổi
hành vi, hoặc do nhận thức của người dân còn hạn chế chưa nắm bắt được hết
các thông tin mà truyền thông mang lại. Qua đó, chúng ta có thể nhận thấy
vẫn còn những khoảng trống rõ rệt trong kiến thức và còn sự khác biệt lớn từ
thái độ sang tới việc chuyển đổi hành vi của người dân [13].
1.4. Một số yếu tố liên quan đến kiến thức, thái độ và thực hành về phòng
chống ung thư cổ tử cung
Theo nghiên cứu của Nguyễn Ngọc Khuyên về những lý do khiến phụ
nữ ngại đi khám phụ khoa: mắc cỡ (chiếm 56,1%), đường xa (9,7%), kinh tế
khó khăn (7,5%), không ý kiến (26,5%) [17].
Cũng theo nghiên cứu của tác giả Đoàn Trọng Trung, tỷ lệ UTCTC ở
phụ nữ có liên quan với tiền sử viêm nhiễm đường sinh dục, viêm âm đạo do
trùng roi, thụt rửa âm đạo và phẫu thuật cắt buồng trứng. Những phụ nữ đã



10
từng viêm nhiễm đường sinh dục có nguy cơ mắc UTCTC cao gấp 2,15 lần
nhóm so với nhóm phụ nữ không mắc. Những phụ nữ bị viêm nhiễm đường
sinh dục do trùng roi có nguy cơ UTCTC cao gấp 2,21 lần nhóm không nhiễm
trùng roi. Phụ nữ từng thụt rửa âm đạo có nguy cơ mắc UTCTC cao gấp 1,45
lần so với những phụ nữ chưa từng thụt rửa. Phụ nữ có tiền sử phẫu thuật cắt
buồng trứng cso nguy cơ mắc UTCTC cao gấp 2,27 lần những phụ nữ không
phải cắt bỏ buồng trứng [18].
Năm 2017, Nguyễn Thị Như Tú và cộng sự đã nghiên cứu trên 1200 phụ
nữ trong độ tuổi sinh đẻ (15-49 tuổi) kết quả cho thấy: Có mối liên quan giữa
dân tộc, học vấn, nghề nghiệp và nơi sinh sống của đối tượng nghiên cứu với
hiểu biết về các biện pháp phòng ngừa bệnh ung thư cổ tử cung (p<0,01).
1.5. Biện pháp dự phòng
1.5.1. Dự phòng cấp 1
Có thể phòng tránh ung thư cổ tử cung theo một trong hai cách sau:
phòng tránh viêm nhiễm từ đầu hoặc phát hiện yếu tố tiền ung thư cổ tử cung
và cung cấp dịch vụ điều trị. Thực hiện bằng cách tránh phơi nhiễm với virus
nhờ kiêng quan hệ tình dục hoặc tuân thủ quan hệ một vợ một chồng cả hai
phía, quan hệ thủy chung và trước đó cả hai đều không bị viêm nhiễm. Luôn
sử dụng bao cao su sẽ giúp phòng tránh được 70% nguy cơ nhiễm. Một biện
pháp khác là tiêm phòng vaccine HPV [39], [40].
Trong thời gian hơn 10 năm trở lại đây, công cuộc nghiên cứu vaccine
dự phòng HPV đã có những bước tiến nhảy vọt. Nhiều thử nghiệm lâm sàng
được tiến hành tư những năm 1997 đến năm 2004 nhằm phát triển hai loại
vaccine dự phòng thế hệ đầu tiên. Đến nay các xét nghiệm đã kết thúc với hai
loại vaccine là Gardasil™ của Merck được cấp phép ở Hoa Kỳ năm 2006 và
Cervarix™ của GSK được cấp phép ở Liên minh Châu Âu năm 2007.
Vaccine Gardasil™ của Merck được chỉ định cho trẻ em gái và phụ nữ
trong độ tuổi 9 đến 26 tuổi được sản xuất để chống lại 4 type là 6, 11, 16 và



11
18, trong đó có hai type là 6 và 11 chịu trách nhiệm chính cho các bệnh sùi
mào gà sinh dục và hai type 16 và 18 chịu trách nhiệm cho 70% các trường
hợp UTCTC. Liều tiêm là 3 mũi vào tháng 0, tháng 2 và tháng 6. Đối với
Cervarix™ thì khuyến cáo cho trẻ em nữ 11 – 12 tuổi và cũng cho phép trẻ nữ
9 tuổi có thể tiêm phòng, liều tiêm là mũi 1 vào tháng 0, mũi 2 cách mũi 1 từ
1 đến 2 tháng và mũi 3 cách mũi 2 là 6 tháng [32], [39].
Vaccine sử dụng các thành phần gây miễn dịch của virus (virus like
particules) có chứa các gen L1, L2 của virus. Do đó, khi nhận liều vaccine, hệ
thống miễn dịch của cơ thể sẽ được kích họat, từ đó hình thành miễn dịch
(qua tế bào và qua dịch thể) với nhóm HPV tương ứng. Kháng thể chống HPV
và các tế bào miễn dịch với HPV sẽ thâm nhập qua biểu mô cổ tử cung (trụ và
lát) và có tác dụng bảo vệ cho lớp tế bảo nhạy cảm với HPV tại cổ tử cung.
Do không sử dụng các yếu tố gây ung thư, vaccine không gây các thay đổi bất
thường trên tế bào cổ tử cung như khi bị nhiễm HPV [39].
Khuyến cáo nên tiêm cho thiếu nữ trẻ hay trẻ gái vị thành niên chưa có
QHTD, nhằm chuẩn bị đầy đủ miễn dịch, tránh tác động của HPV một khi
cónhiễm HPV qua đường tình dục. Đối với phụ nữ lớn hơn, nếu xét nghiệm
HPV âm tính, cũng có thể sử dụng; tuy nhiên, không loại trừ người đó đã từng
nhiễm HPV thậm chí đã từng có tổn thương tại cổ tử cung do HPV, hiệu quả
của vaccine sẽ bị hạn chế. Cho đến hiện nay, vaccine HPV vẫn được khẳng
định là vaccine thuộc dạng phòng ngừa chứ không phải là vaccine điều trị,
mặc dù vaccine cũng có tác dụng làm thoái lui các tổn thương cổ tử cung do
nhiễm HPV [39].
Tuy không phòng tránh được tất cả các type HPV và vẫn còn tồn tại
nhiều vấn đề như liều, thời gian, chi phí, độ an toàn và hiệu quả cũng như
không thể tránh hoàn toàn khỏi UTCTC nhưng không thể bác bỏ việc tiêm
vaccine trở thành một nhu cầu quan trọng trong phòng chống HPV và



12
UTCTC, nhất là ở những nước nghèo, nguồn lực hạn chế. Việc sử dụng rộng
rãi vaccine có khả năng giúp giảm 50% các ca tử vong do UTCTC trong vài
thập kỷ và hiệu quả nhất là đối với VTN-TN [21], giúp làm giảm tới 99% các
tổn thương tiền ung thư đối với những trường hợp chưa từng bị nhiễm HPV
trước tiêm [21], [38].
Tại Hoa Kỳ, mặc dù tiêm vaccine HPV không phải là một chương trình
quốc gia, vaccine được khuyến cáo tiêm cho các em gái độ tuổi 11-12 và có
thể bắt đầu tiêm cho các em gái từ khi 9 tuổi. Một khảo sát về tỷ lệ tiêm
chủng đối với các em gái độ tuổi 13 đến 17 đã được thực hiện vào năm 2009.
Tỷ lệ các em đã tiêm ít nhất một liều vaccine là khoảng 37%, và tỷ lệ các em
đã tiêm đủ 3 liều là khoảng 18% [21], [38].
Australia bắt đầu triển khai chương trình tiêm vaccine tại trường học cho
các bé gái độ tuổi 11 đến 12 vào tháng 4 năm 2008, nối tiếp bằng chương
trình tiêm vaccine cho phụ nữ dưới 26 tuổi hai năm sau đó. Tỷ lệ tiêm vaccine
ở các em gái vị thành niên trong độ tuổi đi học ước tính đạt tới 80%. Và việc
tiêm phòng cũng được khuyến cáo dùng cho nam giới mặc dù HPV không
gây UTCTC nhưng lại gây ra ung thư vòm họng, dươngvật,…[21].
Nhiều người không hiểu nguyên nhân và hậu quả của việc nhiễm HPV
nên có thể không hiểu được giá trị của vaccine HPV đối với việc cải thiện tình
trạng mắc bệnh hiện nay. Nếu không có sự hiểu biết sẽ ít có khả năng các cá
nhân sẽ ủng hộ việc tiêm vaccine phòng chống.
Tại Việt Nam, giai đoạn 2006 đến 2009 đã tiến hành một dự án nhằm
đánh giá hiệu quả của chương trình tiêm vaccine cho các em gái vị thành niên
và kết quả cho thấy vaccine được chấp nhận và đạt tỷ lệ bao phủ cao. Trong 2
(2008 – 2009) năm với 18 ngàn mũi tiêm cho 6000 người ở huyện miền núi
Quang Hóa (Thanh Hóa), huyện nông thôn Nông Cống (Thanh Hóa) và vùng
thành thị là phường Bình Thủy, Ninh Kiều (Cần Thơ). Kết quả cho thấy, cả
hai chiến lược tiêm ở trường học và ở trạm y tế đều cho kết quả cao như nhau.

Ở vùng núi và vùng nông thôn, tỉ lệ bao phủ đạt trên 98%, trong khi đó tại


13
Cần Thơ, tỉ lệ chỉ đạt 89 - 91% [21], [38]. Việc tiêm chủng trong dự án là
được hoàn toàn miễn phí do vậy tỷ lệ này có thể giảm nếu gia đình phải tự chi
trả phí.
1.5.2. Dự phòng cấp 2
Sử dụng biện pháp khám sàng lọc, chẩn đoán và điều trị. Biện pháp
khám sàng lọc tế bào (Pap smear) được thực hiện để xác định các tổn thương
tiền ung thư để điều trị hoặc theo dõi.
Tại Canada và các nước Châu Âu, áp dụng chương trình tầm soát xét
nghiệm DNA HPV trước và chỉ làm PAP cho những phụ nữ HPV(+), các
chuyên gia nhận thấy phương pháp này giảm chi phí nhưng lại hiệu quả hơn
nhờ khu trú được những đối tượng cần theo dõi sát, do đó có thể phát hiện và
điều trị bệnh sớm.
Theo hướng dẫn của Hoa Kỳ về tầm soát UTCTC, tuổi bắt đầu là 3 năm
sau lần giao hợp đầu tiên. Tuy nhiên, tháng 03, năm 2012 Hội Ung Thư Hoa
Kỳ (American Cancer Society), Hội soi cổ tử cung và Bệnh học cổ tử cung
(American Society for Colposcopy and Cervical Pathology), Hội Bệnh học
lâm sàng Hoa Kỳ (American Society for Clinical Pathology) đã công bố bản
hướng dẫn đồng thuận: không tầm soát ung thư cổ tử cung cho phụ nữ dưới
21 tuổi bất kể tiền sử sinh hoạt tình dục. Đó là lý do vì sao các hiệp hội y
khoa ở Hoa Kỳ chọn mốc tuổi khám tầm soát UTCTC là 21 tuổi và do đó họ
khuyến cáo phụ nữ nên di khám vào lúc 21 tuổi hoặc 3 năm sau lần quan hệ
đầu tiên, tùy vào điều nào đến trước [21].
Các phương pháp chẩn đoán cận lâm sàng hiện nay được gọi chung là
phương pháp “xét nghiệm HPV” (HPV testing) ra đời từ những năm đầu thập
niên 1990 và không ngừng phát triển. Sự ra đời của các phương pháp chẩn



14
đoán đều nhằm mục tiêu có thể phát hiện nhiễm HPV ở giai đoạn sớm. Điều
này giúp bệnh nhân có hướng điều trị kịp thời cũng như ngăn chặn sự lây
truyền HPV hình thành ung thư cổ tử cung.

1.6. Sự tiếp cận thông tin về phòng tránh ung thư cổ tử cung
Tỷ lệ người dân tiếp cận được thông tin phòng chống ung thư khá cao
chiếm 83,4%, chủ yếu qua truyền hình địa phương 43,4% [15].
Ung thư cổ tử cung có thể phòng tránh được nếu phát hiện sớm được các
tổn thương tiền ung thư và điều trị kịp thời. Trong khi đó, hầu hết phụ nữ ở các
nước đang phát triển không tiếp cận được với các chương trình sàng lọc và điều
trị UTCTC. Vaccine HPV mới được cho thấy là an toàn và hiệu quả trong
phòng tránh viêm nhiễm HPV và các tổn thương cổ tử cung đặc thù theo từng
loại virus nếu được cung cấp trước khi bị viêm nhiễm [20], [21], [41].
Nhận thức được tầm quan trọng của công tác truyền thông giáo dục sức
khỏe nhằm nâng cao nhận thức, kiến thức là các kĩ năng chăm sóc sức khỏe
và thay đổi hành vi, lối sống có hại cho sức khỏe cộng đồng luôn đóng vai trò
chính yếu và là giải pháp quan trọng nhất. Đây là một giải pháp luôn đặt ưu
tiên hàng đầu và mang tính hiệu quả rất cao trong hầu hết các chiến lược, các
chương trình chăm sóc sức khỏe quốc gia đã được phê duyệt và thực hiện tại
Việt Nam, trong số đó có Dự án Chương trình Quốc gia về Phòng chống Ung
thư giai đoạn 2008-2010. Mục đích của công tác dự phòng và điều trị bao
gồm phát hiện sớm các trường hợp ung thư xâm lấn để điều trị có hiệu quả
cao hơn, và quan trọng hơn cả là dự phòng lây nhiễm HPV, chủ yếu thông qua
sử dụng vắc-xin ngừa nhiễm HPV, đồng thời tiến hành sàng lọc định kì mỗi 23 năm cho các phụ nữ từ 21 tuổi trở lên và đã có quan hệ tình dục [2].
1.7. Khung lý thuyết nghiên cứu
Khung lý thuyết được xây dựng dựa trên lý thuyết hành vi – mô hình
PROCEDE – PROCEED – bài giảng nâng cao sức khỏe của trường Đại học Y



15
tế công cộng, tổng quan tài liệu và các yếu tố liên quan. Các yếu tố ảnh hưởng
lên hành vi sức khỏe được đề cập bao gồm các nhóm yếu tố cá nhân, nhóm
yếu tố tăng cường, nhóm yếu tố tạo điều kiện thuận lợi. Mô hình lý thuyết này
đáp ứng được việc mô tả các mối liên quan giữa hành vi sức khỏe mang tính
chất cá nhân với các vấn đề sức khỏe nói chung, đồng thời cũng chỉ ra rằng
hành vi của con người có mối quan hệ tương tác với môi trường sống xung
quanh và có sự tương tác ảnh hưởng lẫn nhau, đặt mối quan hệ con người
trong một sinh thái xã hội động như một chủ thể, sự thay đổi chuẩn mực xã
hội sẽ thay đối hành vi cua con người.
1.8. Địa điểm nghiên cứu
Bệnh viện Phụ sản Trung ương là bệnh viện trực thuộc Bộ Y tế. Bệnh
viện có quy mô hơn 1000 giường bệnh nội trú, 14 khoa lâm sàng, 9 khoa cận
lâm sàng và 7 trung tâm. Hơn 60 năm thành lập và phát triển, bệnh viện trở
thành cơ sở đầu ngành trên cả nước về chuyên khoa ngành phụ sản, bên cạnh
đó, bệnh viện còn là cơ sở đào tạo đại học, sau đại học, nghiên cứu khoa học,
chỉ đạo tuyến và chuyển giao công nghệ về chuyên ngành phụ sản, sơ sinh trên
toàn quốc. Đội ngũ bác sĩ, điều dưỡng được đào tạo cơ bản trong nước và được
cử ra nước ngoài học tập nâng cao tay nghề, nhờ thế, bệnh viện đã trở thành cơ
sở uy tín, chất lượng về điều trị các bệnh liên quan đến phụ khoa.
Khoa “Điều hòa sinh sản” hiện nay là khoa Điều trị theo yêu cầu được
thành lập tháng 4/1991. Năm 1997, khoa được sát nhập với khoa Phụ II. Năm
1998, khoa lại được tách khỏi khoa Phụ II và lấy tên là khoa Điều trị theo yêu
cầu. Từ năm 1999 - 2012, khoa đổi tên là Khoa điều trị tự nguyện. Từ năm
2012 đến nay là Khoa Điều trị theo yêu cầu.
Khoa Điều trị theo yêu cầu có chức năng:
Khám chữa bệnh và điều trị
- Khám hội chẩn các trường hợp có chỉ định mổ sản phụ khoa.
- Mổ phụ khoa.

- Mổ lấy thai trọn gói.
- Chăm sóc sơ sinh.


16
- Làm thủ thuật sản phụ khoa: khâu vòng cổ tử cung…
- Phá thai quý II.
- Điều trị và chăm sóc bệnh nhân: đẻ thường, mổ lấy thai, giữ thai…
- Thực hiện lấy bệnh phẩm tại khoa phục vụ các dịch vụ cận lâm sàng.
- Nhận điều trị các bệnh nhân người nước ngoài.

CHƯƠNG 2
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tượng, địa điểm và thời gian nghiên cứu
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu (ĐTNC) là người đến khám phụ khoa tại khoa
Điều trị theo yêu cầu, Bệnh viện Phụ sản Trung ương độ tuổi từ 15 trở lên.
a. Tiêu chuẩn lựa chọn
- Phụ nữ đến khám phụ khoa tại khoa Điều trị theo yêu cầu Bệnh viện
phụ sản Trung ương;
- Phụ nữ trong độ tuổi từ 15 trở lên
- Đồng ý tham gia nghiên cứu;
b. Tiêu chuẩn loại trừ
- Người không đồng ý tham gia sau khi được giải thích mục đích và mục
tiêu nghiên cứu;
- Người đồng ý nhưng không hợp tác trong quá trình tham gia nghiên cứu;
- Người không đủ năng lực về hành vi, tâm lý bình thường.
2.1.2. Địa điểm nghiên cứu: Nghiên cứu được thực hiện tại Khoa Điều trị
theo yêu cầu, bệnh viện Phụ sản Trung ương.
2.1.3. Thời gian nghiên cứu: Từ tháng 03 đến 09/2019

2.2. Phương pháp nghiên cứu
2.2.1. Thiết kế nghiên cứu
Nghiên cứu điều tra mô tả cắt ngang phân tích
2.2.2. Cỡ mẫu và cách chọn mẫu


17
a. Cỡ mẫu
Cỡ mẫu nghiên cứu được tính theo công thức:

Trong đó:
n: cỡ mẫu nghiên cứu
α: Mức ý nghĩa thống kê (Chọn  = 0,05 ứng với độ tin cậy 95% thay
vào ta được Z(1 – α/2) = 1,96).
p: Tỷ lệ người dân có kiến thức đạt về biện pháp phòng ngừa UTCTC,
nghiên cứu của Trịnh Hữu Vách và cộng sự (2010) (= 82%) [13].
ε= 0,051: Sai số mong muốn giữa mẫu nghiên cứu và quần thể.
Thay vào công thức, ta tính được cỡ mẫu n=324, thêm 10% sai số, tổng
số phiếu cần thu thập dự tính 356.
b. Chọn mẫu
Cỡ mẫu cho nghiên cứu sẽ được lựa chọn theo phương pháp chọn mẫu
thuận tiện. Tất cả các phụ nữ đến khám tại khoa Điều trị theo yêu cầu Bệnh
viện Phụ sản Trung ương độ tuổi từ 15 trở lên đáp ứng tiêu chuẩn lựa chọn sẽ
được mời tham gia nghiên cứu cho đến khi đủ cỡ mẫu.
2.3. Biến số, chỉ số nghiên cứu
2.3.1. Bảng biến số và chỉ số nghiên cứu và tiêu chí đánh giá
Nội dung
Đặc điểm
cá nhân


Biến số nghiên
cứu
Dân tộc
Tuổi
Nghề nghiệp
Tình trạng hôn

Chỉ số
Tỷ lệ % theo nhóm dân tộc
Tỷ lệ % theo nhóm tuổi
Tỷ lệ % theo nhóm nghề
nghiệp
Tỷ lệ % theo nhóm tình

nhân
trạng hôn nhân
Tình trạng kinh tế Tỷ lệ % theo nhóm tình
của cá nhân
Có người quen

trạng kinh tế cá nhân
Tỷ lệ % theo nhóm ĐTNC

Phương pháp
thu thập
Thu thập thông
tin trên Phiếu
điều tra tại
Phòng Khám
của Khoa Điều

trị theo yêu cầu


18

Nội dung

Biến số nghiên
cứu

Chỉ số

Phương pháp
thu thập

có người quen mắc
mắc UTCTC

UTCTC và không có người

quen mắc UTCTC
Mục tiêu 1: Hiểu biết về mức Tỷ lệ % ĐTNC có kiến
Đánh giá

độ phổ biến của

kiến

UTCTC
Hiểu biết về


thức,
thái độ,
thực
hành
phòng
chống
UTCTC
của phụ
nữ đến
khám
phụ khoa

thức đúng về mức độ phổ
biến của UTCTC
Tỷ lệ % ĐTNC có kiến

nguyên nhân của thức đúng về nguyên nhân
UTCTC
Hiểu biết về độ

của UTCTC
Tỷ lệ % ĐTNC có kiến

tuổi có nguy cơ

thức đúng về độ tuổi có

cao mắc UTCTC nguy cơ cao mắc UTCTC
Hiểu biết về

Tỷ lệ % ĐTNC có kiến
những dấu hiệu
thức đúng về dấu hiệu nghi
nghi ngờ của
ngờ của bệnh UTCTC
bệnh UTCTC
Hiểu biết về khả Tỷ lệ % ĐTNC có kiến
năng phát hiện

Phiếu điều tra

thức đúng về khả năng phát

tại Khoa

sớm UTCTC
hiện sớm UTCTC
Hiểu biết về khả Tỷ lệ % ĐTNC có kiến

điều trị

năng lây truyền

thức đúng về khả năng lây

Phiếu điều tra

Phiếu điều tra

Phiếu điều tra


Phiếu điều tra

Phiếu điều tra

theo yêu

của UTCTC
truyền UTCTC
cầu Bệnh Hiểu biết về khả Tỷ lệ % ĐTNC có kiến
viện Phụ

năng di truyền

thức đúng về khả năng di

Phiếu điều tra

sản

của UTCTC
Hiểu biết về các

truyền của UTCTC
Tỷ lệ ĐTNC có kiến thức

Phiếu điều tra

yếu tố nguy cơ


đúng về các yếu tố nguy cơ

Trung
ương

của UTCTC

của UTCTC


×