Tải bản đầy đủ (.docx) (27 trang)

TỶ LỆ MỚI MẮC UNG THƯ DẠ DÀY

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (234.6 KB, 27 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI

PHAN VĂN CƯƠNG

Tû LÖ MíI M¾C UNG TH¦ D¹ DµY

CHUYÊN ĐỀ TIẾN SĨ

HÀ NỘI - 2017


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI

PHAN VĂN CƯƠNG

Tû LÖ MíI M¾C UNG TH¦ D¹ DµY
HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS.TS. Ngô Văn Toàn
Cho đề tài: Nghiên cứu tỷ lệ mới mắc ung thư dạ dày
trên địa bàn Hà Nội giai đoạn 2009-2013
Chuyên ngành: Ung thư
Mã số: 62720149


CHUYÊN ĐỀ TIẾN SĨ

HÀ NỘI - 2017


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
ASR
CDH1
CR
IARC
TCYTTG
UTDD

Tỷ suất mắc chuẩn hoá theo tuổi
Sự đột biến di truyền của E-cadherin gene
Crude rate/Tỷ suất mắc thô
Tổ chức Nghiên cứu Ung thư Quốc tế
Tổ chức Y tế Thế giới
Ung thư dạ dày


MỤC LỤC

1. ĐẶT VẤN ĐỀ..............................................................................................1
2. PHƯƠNG PHÁP TỔNG QUAN TÀI LIỆU.............................................2
3. NỘI DUNG...................................................................................................3
3.1. Đại cương về ung thư dạ dày..................................................................3
3.1.1. Sinh bệnh học và mô bệnh học.........................................................3
3.1.2. Chẩn đoán và điều trị........................................................................4
3.2. Tỷ lệ mới mắc ung thư dạ dày................................................................5

3.2.1. Tỷ lệ mới mắc ung thư dạ dày trên thế giới......................................5
3.2.2. Tỷ lệ mới mắc ung thư dạ dày ở Việt Nam....................................10
3.3. Nhiễm H.Pylory và ung thư dạ dày......................................................13
4. KẾT LUẬN................................................................................................16
TÀI LIỆU THAM KHẢO


DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1. Tỷ lệ mới mắc đã chuẩn hoá theo tuổi và tỷ lệ hiện mắc ung thư dạ
dày chung cả nam và nữ năm 2008.................................................5
Bảng 3.2. Tỷ lệ mới mắc ung thư dạ dày năm 2012.........................................6
Bảng 3.3. Tỷ lệ mới mắc đã chuẩn hoá theo tuổi tỷ lệ và hiện mắc ung thư dạ
dày ở nam giới năm 2008................................................................7
Bảng 3.4. Tỷ lệ mới mắc đã chuẩn hoá theo tuổi và hiện mắc ung thư dạ dày ở
nữ giới năm 2008............................................................................8
Bảng 3.5. Tỷ lệ mới mắc ung thư dạ dày ở nam và nữ tại Việt Nam 2000-2010 ....11
Bảng 3.6. Tỷ lệ mới mắc ung thư dạ dày ở nam và nữ tại một số tỉnh thành
năm 2004-2010.............................................................................12


1

1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Ung thư dạ dày cho đến nay vẫn là một trong những ung thư phổ biến cả
ở nam và nữ, trên thế giới cũng như ở Việt Nam. Trong số các loại ung thư ở
người, tỷ lệ mắc ung thư dạ dày trên thế giới đứng hàng thứ 2 sau ung thư vú
và ung thư phổi và cũng đứng hàng thứ 2 về tử vong do ung thư [1]. Mỗi năm,
theo công bố của Tổ chức Nghiên cứu Ung thư Quốc tế (IARC) có khoảng
870.000 người mới mắc và khoảng 650.000 người chết do ung thư dạ dày [2].
Tỷ lệ mới mắc ung thư dạ dày cho cả nam và nữ là 14/100.000 dân, tỷ lệ

hiện mắc trong vòng 5 năm là 5,5/100.000 dân. Có hơn 70% số ca mắc ung
thư dạ dày xảy ra ở các nước đang phát triển. Phân bố tỷ lệ mắc ung thư dạ
dày khác nhau theo khu vực địa lý, tỷ lệ mắc cao ở châu Á và châu Âu, thấp
hơn ở châu Mỹ La tinh và thấp nhất ở châu Phi [2].
Tại Việt Nam ung thư dạ dày đứng vị trí thứ 3 ở cả 2 giới, tỷ lệ mắc được
chuẩn hoá theo tuổi là 21,8/100.000 dân ở nam và 10/100.000 dân ở nữ [3].
Tỷ lệ mắc ung thư dạ dày thay đổi theo địa dư. Theo ghi nhận ung thư của
Bệnh viện K từ năm 1997 đến nay, ung thư dạ dày ở Hà Nội luôn đứng hàng
thứ 2 sau ung thư phổi, Tại Hải Phòng, Huế, Cần Thơ, ung thư dạ dày đứng
hàng thứ 3 sau ung thư phổi và gan [3].
Các yếu tố nguy cơ của ung thư dạ dày bao gồm viêm dạ dày mạn tính
kéo dài, yếu tố địa dư, tình trạng kinh tế xã hội môi trường sống, tập quán
sống, vi khuẩn Helicobacter pylori và vi rút Epstein-Barr, nhóm máu, yếu tố
di truyền [4], [5]. Người có nhóm máu A hay bị ung thư dạ dày hơn các nhóm
máu O, B, AB, trong các bệnh nhân ung thư dạ dày có khoảng 20% bệnh nhân
có nhóm máu A [6], [7]. Gen di truyền viêm teo dạ dày mạn tính có thể truyền
từ mẹ sang con chiếm 48%, ngoài ra ung thư dạ dày còn liên quan đến một số
hội chứng di truyền [8], [9], [10]. Sự đột biến di truyền của E-cadherin gene
(CDH1), xảy ra trong tế bào sinh dục có liên quan đến ung thư dạ dày di
truyền, sự thay đổi gen CDH1 được tìm thấy 50% ở các bệnh nhân ung thư dạ
dày, khi gen này bị đột biến nó mất khả năng kiểm soát tế bào, điều này cho


2

thấy E-cadherin gene (CDH1) là một gen ức chế sự phát sinh và phát triển của
tế bào ung thư dạ dày [11], [12], [13].
Ở những nước đang phát triển trong đó có Việt Nam, do hệ thống thông
tin báo cáo và nghiên cứu còn hạn chế, rất khó có thể có được những thông tin
tin cậy về tỷ lệ mới mắc ung thư dạ dày cũng như các yếu tố nguy cơ của

bệnh. Chuyên đề này được thực hiện nhằm tổng quan lại những hiểu biết về
tỷ lệ mới mắc ung thư dạ dày trên thế giới, Việt Nam và mô tả các yếu tố
nguy cơ của bệnh ung thư dạ dày, làm cơ sở cho đề tài luận án “Nghiên cứu
tỷ lệ mới mắc ung thư dạ dày trong cộng đồng dân cư Hà Nội giai đoạn
2009-2013”.
2. PHƯƠNG PHÁP TỔNG QUAN TÀI LIỆU
Phương pháp nghiên cứu được sử dụng trong chuyên đề này là tổng
quan lại các tài liệu, công trình nghiên cứu, các bài báo trong nước và ngoài
nước, các báo cáo tổng kết của Bộ Y tế, Bệnh viện K và các đơn vị liên quan
khác về tỷ lệ mới mắc bệnh ung thư dạ dày. Tiêu chuẩn các tài liệu được đưa
vào tìm kiếm và sử dụng bao gồm: (1) các tài liệu chính thống từ các cơ quan
đơn vị khoa học và quản lý; (2) không bao gồm các tài liệu từ các website
truyền thông không mang tính khoa học; (3) các tài liệu đã được công bố hoặc
được phép sử dụng cho phân tích.
Các từ khoá tiếng Việt được sử dụng trong việc tìm kiến tài liệu là: ung
thư dạ dày, tỷ lệ mới mắc, yếu tố nguy cơ và từ khoá tiếng Anh Anh là
gastric cancer, incident rate, risk factors.
Nguồn số liệu bao gồm các website chính thức từ TCYTTG, Viện
nghiên cứu ung thư Quốc tế, Lyon tại Cộng hoà Pháp, Bệnh viện K và các
bệnh viện khác, các thư viện Quốc gia và của các trường đại học Y dược trong
và ngoài nước.
Tổng số các tài liệu liên quan đến ung thư dạ dày tìm được bao gồm 64 tài
liệu, trong đó có 55 tài liệu được đưa vào phân tích. Số liệu từ các công trình
nghiên cứu được phân tích theo chủ đề, theo từ khoá và sau đó được tổng hợp lại


3

theo những nội dung (1) đại cương chung về ung thư dạ dày; (2) tần số và tỷ lệ
mới mắc ung thư dạ dày và (3) vai trò của HP trong ung thư dạ dày.

3. NỘI DUNG
3.1. Đại cương về ung thư dạ dày
3.1.1. Sinh bệnh học và mô bệnh học
Sinh bệnh học của ung thư biểu mô tuyến dạ dày, chia 2 loại týp ruột và
týp lan tỏa. Mỗi loại khác nhau về mặt hình thái, cơ chế sinh bệnh và sự biến
đổi về gen. Trong khối u týp ruột, các tế bào gắn kết nhau, có xu hướng sắp
xếp thành ống tuyến giống như các ung thư biểu mô tuyến đường tiêu hoá
khác (biệt hoá cao), ngược lại đối với týp lan tỏa các tế bào u thiếu sự gắn kết,
không tạo ống tuyến, xâm lấn mạnh vào tổ chức xung quanh (không biệt hoá).
Ung thư biểu mô tuyến týp ruột có liên quan đến các yếu tố môi trường như
thói quen, tập quán sống… khối u týp ruột có liên quan đến H. pylori, sự nhiễm
khuẩn này có thể xảy ra từ lúc mới sinh, lúc trẻ, trải qua thời gian dài 3-4 thập kỷ
các tế bào biến đổi qua nhiều giai đoạn viêm dạ dày mạn tính, viêm teo dạ dày
mạn tính, dị sản ruột, loạn sản ruột và ung thư biểu mô tuyến dạ dày. Ung thư biểu
mô tuyến týp lan tỏa liên quan chủ yếu đến sự biến đổi di truyền, nhiều nghiên
cứu đã nhắc đến vai trò của gen E-cadherin gene (CDH1), đây là một gen ức chế
sự phát triển của khối u, khác với týp ruột, ung thư biểu mô tuyến týp lan tỏa,
không rõ giai đoạn phát triển tiền ung thư [11], [12].
Ung thư dạ dày bao gồm (1) khối u loại biểu mô bao gồm khối u nội
biểu mô - u tuyến, ung thư biểu mô, ung thư biểu mô tuyến nhú, carcinoid khối u nội tiết biệt hoá cao; (2) khối u không biểu mô bao gồm u cơ trơn, u
bao sợi thần kinh, u tế bào hạt, sarcom cơ trơn, u mô đệm đường tiêu hoá,
sarcom Kaposi; (3) Lymphô ác tính bao gồm u lymphô tế bào B vùng rìa, u
lymphô tế bào Mantle và u lymphô lan tỏa tế bào B lớn.
Các giai đoạn của ung thư dạ dày tế bào tuyến bao gồm 4 giai đoạn. Giai
đoạn I: khối u được giới hạn ở những lớp mô niêm mạc bên trong của dạ dày. Các
tế bào ung thư có thể lan đến hạch bạch huyết gần đó. Giai đoạn II: ung thư ở giai


4


đoạn này đã lây lan sâu hơn, phát triển ở các lớp cơ của thành dạ dày. Ung thư có
thể lan đến các hạch bạch huyết. Giai đoạn III: ung thư có thể đã phát triển qua tất
cả các lớp của dạ dày. Hoặc nó có thể là một ung thư nhỏ hơn đã lây lan rộng hơn
đến các hạch bạch huyết. Giai đoạn IV: ung thư dạ dày rộng hơn,hoặc ung thư nhỏ
hơn đã lan rộng đến các vùng xa của cơ thể.
3.1.2. Chẩn đoán và điều trị
Chẩn đoán ung thư dạ dầy thường dựa vào các triệu chứng lâm sàng và
các dấu hiệu của chẩn đoán hình ảnh. Tuy nhiên, các triệu chứng lâm sàng
thường mờ nhạt trong giai đoạn sớm, chỉ khi đã ở giai đoạn muộn có khối u to
hoặc có những rối loạn ở đường tiêu hoá thì mới có các biểu hiện lâm sàng.
Các dấu hiệu và triệu chứng của ung thư dạ dày có thể bao gồm mệt
mỏi, cảm giác nặng bụng sau khi ăn nóng, buồn nôn, nôn, gầy sút, có thể sờ
thấy u ở bụng. Nội soi dạ dày để xem các biến đổi bên trong dạ dày. Những
dấu hiệu của bệnh ung thư dạ dày có thể là các vết loét, khối u và sự thay đổi
bất thường khác của dạ dày ở các vị trí khác nhau. Có thể sinh thiết một mẫu
bệnh phẩm để làm xét nghiệm tế bào. Chụp cắt lớp vi tính cũng được thực
hiện để xem xét sự biến đổi bất thường về hình ảnh của dạ dày.
Các phương pháp điều trị ung thư dạ dày phụ thuộc vào giai đoạn của
ung thư, sức khỏe. Điều trị cho các loại ung thư tế bào tuyến dạ dày có thể
bao gồm:
Phẫu thuật: Mục đích của phẫu thuật là để loại bỏ tất cả các mô bệnh
ung thư dạ dày và mô lành ở lề khi có thể. Lựa chọn bao gồm: (1) cắt bỏ các
khối u giai đoạn I từ lớp niêm mạc dạ dày; (2) cắt bỏ một phần của dạ dày: (3)
cắt bỏ toàn bộ dạ dày.
Xạ trị: sử dụng chùm năng lượng cao để tiêu diệt tế bào ung thư. Liệu
pháp xạ trị có thể được sử dụng trước khi phẫu thuật nhằm thu nhỏ khối u dạ dày
để dễ dàng gỡ bỏ. Bức xạ trị liệu cũng có thể được sử dụng sau khi phẫu thuật để


5


tiêu diệt bất kỳ tế bào ung thư có thể vẫn còn xung quanh dạ dày. Bức xạ thường
được kết hợp với hóa trị. Trong trường hợp ung thư tiến triển, xạ trị có thể được
sử dụng để làm giảm tác dụng phụ gây ra bởi một khối u lớn.
Hóa trị: là điều trị bằng thuốc có sử dụng hóa chất để tiêu diệt tế bào
ung thư. Hóa trị có thể được dùng trước khi phẫu thuật nhằm giúp thu nhỏ
một khối u để có thể dễ dàng cắt bỏ. Hóa trị cũng được sử dụng sau khi phẫu
thuật để tiêu diệt tế bào ung thư có thể vẫn còn trong cơ thể. Hóa trị thường
kết hợp với xạ trị.
3.2. Tỷ lệ mới mắc ung thư dạ dày
3.2.1. Tỷ lệ mới mắc ung thư dạ dày trên thế giới
Ung thư dạ dày là một bệnh phổ biến ở cá nam và nữ, bệnh khá nguy
hiểm cho cả sức khoẻ thể lực và tinh thần của người bệnh. Mặt khác, ung thư
dạ dày còn tiêu tốn khá nhiều nguồn lực, đặc biệt cho các nước đang phát
triển. Ung thư dạ dày nếu không phát hiện và điều trị sớm có thể sẽ di căn
sang các tổ chức khác và tử vong. Tỷ lệ mới mắc ung thư dạ dày thay đổi tùy
theo từng vùng địa dư trên thế giới.
Bảng 3.1. Tỷ lệ mới mắc đã chuẩn hoá theo tuổi và tỷ lệ hiện mắc ung thư
dạ dày chung cả nam và nữ năm 2008 [1]
Khu vực

Số mới mắc

Thế giới
Châu Á
Châu Âu
Châu Mỹ La tinh
Châu Phi

988

727
145
24
22

Tỷ lệ mới

Số hiện

mắc/100000 mắc/5 năm
14,0
1598
18,5
1216
10,3
201
4,2
37
4,0
30

Tỷ lệ hiện
mắc/5 năm
5,5
10,4
2,4
0,8
2,1

Tỷ lệ mới mắc đã chuẩn hoá theo tuổi của ung thư dạ dày trên phạm vi

toàn thế giới là 14/100.000 dân và tỷ lệ hiện mắc/5 năm là 5,5/100.000 dân
[1]. Tỷ lệ mới mắc ung thư dạ dày cao nhất ở châu Á (18,5/100.000 dân), tiếp


6

theo là châu Âu (10,3/100.000 dân) và thấp nhất là ở châu Mỹ La tinh và châu
Phi (4,2 và 4/100.000 dân) [1].
Bảng 3.2. Tỷ lệ mới mắc ung thư dạ dày năm 2012 [14]
Tỷ lệ mới mắc chuẩn hoá theo

Xếp hạng

Quốc gia

1

Hàn Quốc

41,8

2

Mông Cổ

32,5

3

Nhật Bản


29,9

4

Guatemala

23,7

5

Trung Quốc

22,7

6

Tajikistan

21,7

7

Kazakhstan

21,6

8

Kyrgyzstan


21,4

9

Albania

20,1

10

Belarus

18,8

11

Turkmenistan

18,2

12

Costa Rica

17,3

13

Bhutan


17,2

14

Honduras

17,0

15

Ecuador

16,9

16

Macedonia

16,5

17

El Salvador

16,4

18

Viet Nam


16,3

19

Liên bang Nga

16,0

20

Peru

15,8

tuổi/100.000


7

Phân bố tỷ lệ mới mắc ung thư dạ dày theo từng quốc gia cho thấy, tỷ lệ
mới mắc cao nhất vẫn ở các quốc gia Bắc Á. Tỷ lệ mắc hàng đầu là Hàn
Quốc, Mông Cổ và Nhật Bản. Tại Trung Quốc, tỷ lệ mới mắc ung thư dạ dày
đứng hàng thứ 4 trên thế giới và như vậy với dân số trên 1 tỷ người thì số
lượng người mắc mới ung thư là lớn nhất thế giới [14]. Tại một số quốc gia
châu Âu như Liên bang Nga và Nam Mỹ cung như Việt Nam có tỷ lệ mắc
thấp nhát trong số 20 quốc gia có báo cáo [15].
Bảng 3.3. Tỷ lệ mới mắc đã chuẩn hoá theo tuổi tỷ lệ và hiện mắc ung thư
dạ dày ở nam giới năm 2008 [1]
Số mới


Tỷ lệ mới

Số hiện

Tỷ lệ hiện

mắc/1000

mắc/100000

mắc/5 năm

mắc/5 năm

Thế giới

640

19,7

1050

7,8

Châu Á

484

25,9


819

15,7

Châu Âu

86

14,5

121

2,9

Châu Mỹ La tinh

15

5,8

23

1,0

Châu Phi

12

4,7


16

3,0

Khu vực

Tỷ lệ mới mắc đã chuẩn hoá theo tuổi của ung thư dạ dày trên phạm vi
toàn thế giới ở nam giới là 19,7/100.000 dân và tỷ lệ hiện mắc/5 năm là
7,8/100.000 dân [1]. Tỷ lệ mới mắc ung thư dạ dày của nam giới cao nhất ở
châu Á (25,9/100.000 dân), tiếp theo là châu Âu (14,5/100.000 dân) và thấp
nhất là ở châu Mỹ La tinh và châu Phi (5,8 và 4,7/100.000 dân) [1].


8

Bảng 3.4. Tỷ lệ mới mắc đã chuẩn hoá theo tuổi và hiện mắc ung thư dạ
dày ở nữ giới năm 2008 [1]
Khu vực
Thế giới
Châu Á
Châu Âu
Châu Mỹ La tinh
Châu Phi

Số mới
mắc/1000
348
243
59

9
10

Tỷ lệ mới

Số hiện

mắc/100000 mắc/5 năm
9,1
548
11,7
396
7,0
79
2,8
13
3,3
13

Tỷ lệ hiện
mắc/5 năm
3,6
6,2
1,9
0,6
1,5

Tỷ lệ mới mắc đã chuẩn hoá theo tuổi của ung thư dạ dày trên phạm vi
toàn thế giới ở nữ giới là 9,1/100.000 dân và tỷ lệ hiện mắc/5 năm là
3,6/100.000 dân [1]. Tỷ lệ mới mắc ung thư dạ dày của nữ giới cao nhất ở

châu Á (11,7/100.000 dân), tiếp theo là châu Âu (7/100.000 dân) và thấp nhất
là ở châu Mỹ La tinh và châu Phi (2,8 và 3,3/100.000 dân) [1].
Hơn một nửa dân số của thế giới sống tại châu Á Trung Quốc, Nhật
Bản và Hàn Quốc đã thông báo tỷ lệ mới mắc ung thư dạ dày cao nhất ở cả
nam và nữ so với các quốc gia khác trên thế giới [15], [16], [17]. Hơn một
nữa số ca mắc ung thư dạ dày được chẩn đoán tại các nước khu vực Bắc Á
[18], [19]. Nhìn chung, xu hướng mới mắc ung thư dạ dày ở các quốc gia
châu Á giảm trong 2 thập kỷ gần đây [20], [21]. Tuy vậy, tỷ lệ mới mắc ung
thư dạ dày ở một số quốc gia châu Á vẫn giữ nguyên và chưa thay đổi [22].
Tại Trung Quốc, tỷ lệ mới mắc ung thư dạ dày ở nam giới giảm từ
41,9/100.000 năm 2000 xuống 37,1/100.000 trong năm 2005 [23]. Cũng trong
giai đoạn trên, tỷ lệ mới mắc ung thư dạ dày ở nữ giảm từ 19,5 xuống
17,4/100.000 [23]. Tại Nhật Bản, tỷ lệ mới mắc ung thư dạ dày giảm từ 80
xuống 60/100.000 từ năm 1980 dến năm 2000, trong năm 2008, tỷ lệ mới mắc
ung thư dạ dày ở Nhật Bản là 31,1/100.000 cho cả 2 giới [6]. Tại Hàn Quốc,
tỷ lệ mới mắc ung thư dạ dày cũng giảm xuống 65,6/100.000 ở nam và


9

25,8/100.000 ở nữ giới [24]. Ở rất nhiều quốc gia khác, tỷ lệ mới mắc ung thư
dạ dày ở Singapore, Thailand và Malaysia cũng giảm trong những thập kỷ qua
[25], [26], [27]. Điều này có thể là do các quốc gia trên đã có những can thiệp
kịp thời như chẩn đoán và điều trị sớm HP cũng như các hoạt động truyền
thông phòng chống ung thư dạ dày.
Tỷ lệ mới mắc ung thư dạ dày ở Trung và Nam Á thấp hơn so với các
vùng khác của châu Á. Tỷ lệ mới mắc ung thư dạ dày ở Ấn Độ là 3,8/100.000
dân thấp hơn nhiều so với các quốc gia khác [1], [28]. Tỷ lệ mới mắc ung thư
dạ dày đã chuẩn hoá theo tuổi là từ 3,0-13,2/100.000 dân. Tỷ lệ mới mắc ung
thư dạ dày ở Ấn Độ hiện nay giảm nhưng xu hướng giảm khác nhau cho từng

khu vực của Ấn Độ. Tại tỉnh Mumbai và Chennai tỷ lệ mới mắc ung thư dạ
dày giảm. Tỷ lệ mới mắc ung thư dạ dày ở các khu vực khác của Trung và
Nam Á như Pakistan, Bangladesh và Sri Lanka đang giảm chậm [1], [29].
Khu vực Tây Á nơi có nhiều các dân dộc khác nhau sinh sống, chịu tác
động bởi 3 nhóm người Á, Âu và Phi có tỷ lệ mới mắc ung thư dạ dày rất
khác nhau. Tỷ lệ mới mắc ung thư dạ dày rất cao ở Iran (26,1/100.000 dân) và
thấp nhất ở Israel (12,5/100.000 dân) [9], [10]. Tỷ lệ mới mắc ung thư dạ dày
cao gấp gần 7 lần ở Iran so với Iraq [17]. Ở Jordan, tỷ lệ mới mắc ung thư dạ
dày chung là 4,8/100.000 dân (nam giới là 5,6 và nữ giới là 4,1) [2]. Tỷ lệ mới
mắc ung thư dạ dày và xu hướng của ung thư dạ dày khá ổn định và giảm rất
ít ở đạ đa số các quốc gia Tây Á [1].
Tỷ lệ mới mắc UTDD ở đa số quốc gia đã giảm một cách rõ rệt trong
những năm nửa sau thế kỷ 20 như ở Bắc Âu (Phần Lan mức giảm 73%, Thụy
Điển và Đan Mạch mức giảm 65%) và Bắc Mỹ (Mỹ mức giảm 66%, Canada
mức giảm - 60%) [2]. Rõ ràng là ở các quốc gia phát triển, tỷ lệ mới mắc ung
thư dạ dày giảm liên quan nhiều đến việc chẩn đoán và điều trị viêm nhiễm dạ
dày do HP.


10

Mặt khác, các yếu tố nguy cơ của ung thư dạ dày như tập quán vệ sinh,
thói quen ăn uống cũng giúp cho xu hướng giảm tỷ lệ mới mắc ung thư dạ
dày. Tỷ lệ mắc UTDD ở nam nhiều hơn nữ (2:1) thấy ở hầu hết các báo cáo
đã được công bố. Ung thư dạ dày ít gặp ở tuổi trước 40, tỷ lệ này tăng dần từ
sau 40 tuổi và đạt đỉnh cao ở độ tuổi 70. Tỷ lệ mắc UTDD cao thường xẩy ra
ở tầng lớp dân cư có điều kiện kinh tế xã hội thấp. ở Mỹ và các nước châu
Âu, tầng lớp kinh tế xã hội thấp có tỷ lệ mắc UTDD cao gấp 2 lần so với tầng
lớp kinh tế khá [1], [2].
3.2.2. Tỷ lệ mới mắc ung thư dạ dày ở Việt Nam

Việt Nam nằm trong vùng dịch tễ ung thư dạ dày do liên quan nhiều
đến phong tục tập quán, tình trạng vệ sinh đường tiêu hoá và khả năng nhiễm
HP. Ung thư dạ dày đứng thứ 2 ở cả hai giới, sau ung thư phổi đối với nam và
sau ung thư vú đối với nữ [3]. Đồng thời ung thư dạ dày có tính chất gia
đình chiếm khoảng 1% đến 15%. Các tổn thương được coi là tiền ung thư dạ
dày như: Polyp tuyến dạ dày, thiếu máu ác tính, viêm loét dạ dày mãn tính
cũng làm tăng nguy cơ ung thư dạ dày.
Ở Việt Nam, hệ thống thông tin báo cáo y tế từ cơ sở đến trung ương
còn nhiều hạn chế do vậy các thông tin về ca bệnh ung thư dạ dày thường
thiếu độ tin cậy và không cập nhật theo thời gian. Giống như các nước đang
phát triển khác, các số liệu về ung thư nói chung cũng như ung thư dạ dày
chỉ có thể ước lượng được thông qua hệ thống ghi nhận ung thư. Hệ thống
ghi nhận ung thư ở Việt Nam mới được triển khai trên một số tỉnh thành do
Viện Nghiên cứu Ung thư Quốc tế tại Lyon, Pháp giúp đỡ. Dưới đây là một
số thông tin hạn chế về ung thư dạ dày tại Việt nam trong giai đoạn từ năm
2003-2010.
Bảng 3.5. Tỷ lệ mới mắc ung thư dạ dày ở nam và nữ
tại Việt Nam 2000-2010 [3]


11

Mới

Xếp

mắc
Nam
Nữ


loại
2
2

Năm 2000
CR
ASR
Số ca
14,5
23,7
6905
8,5
10,8
3418

Năm 2010
CR
ASR Số ca
33,3 35,1 14652
10,6 12,2
4728

Năm 2020
Số ca
11502
5512

Bảng trên cho thấy ung thư dạ dày tại Việt Nam trong giai đoạn từ năm
2000-2010 đều đứng hàng thứ 2 trong số các bệnh ung thư. Xu hướng của ung
thư dạ dày ở cả nam và nữ gia tăng theo thời gian từ 2000-2010. Trong vòng 10

năm, tỷ lệ mới mắc của ung thư dạ dày ở nam giới được chuẩn hoá theo tuổi
tăng gấp hơn 2 lần (từ 14,5/100.000 nam giới năm 2000 lên 35,1/100.000 năm
2010). Tuy nhiên, theo dự báo số bệnh nhân mới mắc ung thư dạ dày ở nam
giới sẽ giảm vào năm 2020 (từ 14652 ca xuống còn 11502).
Ở nữ giới, tỷ lệ mới mắc của ung thư dạ dày ở nữ giới được chuẩn hoá
theo tuổi tăng ít hơn so với nam giới trong giai đoạn 2000-2010 (từ
10,8/100.000 nữ giới năm 2000 lên 12,2/100.000 năm 2010). Tuy nhiên,
theo dự báo số bệnh nhân mới mắc ung thư dạ dày ở nữ giới sẽ tăng vào năm
2020 (từ 4728 ca lên 5512) [3].
Những số liệu trên đây như trên đã nhận xét chỉ là ước lượng do
những hạn chế về hệ thống báo cáo thống kê y tế. Vẫn còn nhiều trường hợp
ung thư dạ dày không đi khám chữa bệnh và ở nhà cho đến khi tử vong do
không tiếp cận được với cơ sở y tế, đặc biệt là ở các vùng sâu vùng xa. Mặc
dù các trường hợp tử vong đã được tìm hiểu thông qua nguyên nhân tử vong
được lấy từ thông tin khai tử lấy từ trạm y tế xã để cung cấp cho phương
pháp ghi nhận ung thư. Điều này đã được nhiều nghiên cứu của các tác giả
trong và ngoài nước khẳng định [22], [24], [29], [30], [31], [32].
Một số nghiên cứu tại một số tỉnh/thành phố, sử dụng phương pháp
ghi nhận ung thư cũng cung cấp thêm các thông tin về tỷ lệ mới mắc ung thư
dạ dày ở bảng dưới đây.


12

Bảng 3.6. Tỷ lệ mới mắc ung thư dạ dày ở nam và nữ tại một số tỉnh
thành năm 2004-2010 [3]
Tỉnh/thành phố
Thành phố Hồ Chí Minh
Thành phố Hà Nội
Hải Phòng

Thái Nguyên
Thừa Thiên-Huế
Cần Thơ

ASR/100.000 dân

ASR/100.000 dân

(nam giới)
11,8
30,1
16,6
13,7
14,5
15,2

(nữ giới)
5,6
14,9
6,9
6,6
7,9
5,6

Trong giai đoạn từ 2004-2010, tỷ lệ mới mắc ung thư dạ dày chuẩn
hoá theo tuổi ở nam giới cao nhất ở Thành phố Hà Nội (30,1/100.000 nam
giới). Tiếp theo là tỷ lệ mới mắc ung thư dạ dày chuẩn hoá theo tuổi ở nam
giới tại Hải Phòng và Thành phố Cần Thơ (16,6/100.000 và 15,2/100.000
nam giới). Tại các tỉnh/thành khác, tỷ lệ mới mắc ung thư dạ dày ở nam giới
dao động trong khoảng từ 11,8/100.000 nam giới (Thành phố Hồ Chí Minh)

đến 15,2/100.000 nam giới (Tỉnh Thừa Thiên-Huế) [3], [33], [34].
Tỷ lệ mới mắc ung thư dạ dày chuẩn hoá theo tuổi ở nữ giới cao nhất ở
Thành phố Hà Nội (14,9/100.000 nam giới). Tiếp theo là tỷ lệ mới mắc ung thư
dạ dày chuẩn hoá theo tuổi ở nữ giới tại Thừa Thiên-Huế (7,9/100.000 nữ giới).
Tại các tỉnh/thành khác, tỷ lệ mới mắc ung thư dạ dày ở nữ giới dao động trong
khoảng từ 5,6/100.000 nam giới (Thành phố Hồ Chí Minh và Cần Thơ) đến
6,9/100.000 nam giới (Hải Phòng) [29], [32], [31].
Qua tổng quan lại các số liệu về tỷ lệ hiện mắc ung thư dạ dày tại Việt
Nam, chúng tôi nhận thấy tỷ lệ mới mắc ung thư dạ dày tại Việt Nam còn
nhiều hạn chế. Số liệu về ung thư dạ dày được công bố rất ít và không được
cập nhật theo thời gian. Cho đến hiện nay mới chỉ có số liệu về ung thư nói
chung cũng như ung thư dạ dày chỉ mới được Bệnh viện K công bố đến năm


13

2010 và thông qua hệ thống ghi nhận ung thư trên 18 tỉnh thành và số liệu
cho đến năm 2014 ở 37 tỉnh thành vẫn chưa được công bố. Điều này cũng
giống như các công bố quốc tế về ung thư nói chung cũng như ung thư dạ
dày trên thế giới, các số liệu về ung thư dạ dày mới chỉ cập nhật đến năm
2012 [14]. Số liệu về ung thư dạ dày ở các nước phát triển có thể lấy được từ
hệ thống báo cáo của y tế nhưng ở các nước đang phát triển thường chỉ được
thu thập qua hệ thống ghi nhận ung thư quần thể nên chỉ có thể coi là ước
lượng và độ tin cậy không thật cao do rất nhiều trường hợp ung thư dạ dày
kể cả tử vong do ung thư dạ dày không được đăng ký do không đến bệnh
viện. Việt Nam cũng là một quốc gia trong số những quốc gia này.
3.3. Nhiễm H.Pylory và ung thư dạ dày
Một điều đã được khẳng định là tỷ lệ hiện mắc của H. pylori liên quan
mật thiết tỷ lệ mới mắc của ung thư dạ dày [35], [36], [37]. Có sự khác biệt
giữa tỷ lệ hiện mắc H. pylori giữa các quốc gia khác nhau. Cùng với sự phát

triển của nhiều nước trên thế giới, đã có sự giảm tỷ lệ nhiễm H. pylori [14].
Trên thế giới có hơn 3,5 tỷ người nhiễm H. pylori và trên 700 triệu người bị
bệnh lý đường tiêu hóa liên quan đến nhiễm H. pylori [1]. Cũng như đối với
các bệnh khác, nghiên cứu dịch tễ học nhiễm H. pylori có vai trò quyết định
các biện pháp cơ bản trong chiến lược y tế cộng đồng nhằm khống chế sự lây
nhiễm của vi khuẩn này [38]. Từ thời điểm được phát hiện, công bố rộng rãi,
khẳng định vai trò bệnh lý của vi khuẩn này, hàng loạt các nghiên cứu dịch tễ
học trên thế giới đã cho phép đi đến một số kết luận về phân bố dịch tễ cũng
như các bệnh liên quan đến nhiễm H. pylori.
Tỷ lệ hiện nhiễm H. pylori
Tỷ lệ hiện mắc H. pylori ở các quốc gia chậm và đang phát triển cao
hơn ở các quốc gia phát triển. Tỷ lệ hiện mắc H. pylori cao nhất ở Bangladesh
(92%) tiếp theo là Kuwait (84%) và Ấn Độ (79%) [35], [37]. Tuy nhiên, ở các


14

quốc gia phát triển tỷ lệ nhiễm H. pylori rất thấp. Ở các quốc gia Đông Á, tỷ
lệ hiện mắc H. pylori ở Trung Quốc là 58,07%, ở Nhật là 39,3%, ở Hàn Quốc
là 59,6% và ở Đài Loan là 54,5% [38], [39], [40], [41]. Trong số các quốc gia
Đông Nam Á, tỷ lệ hiện mắc H. pylori ở Malaysia là 35,9% [27]; 31% ở
Singapore [42], 75% ở Việt Nam và ở Thái Lan là 57% [43], [44]. Tỷ lệ hiện
mắc H. pylori nhiều nước Tây Á, Trung và Nam Á cũng khá cao, 78% ở
Jordan, 77% ở Iran, 78% ở Iraq, 75% ở Saudi Arabia và 72% ở Israel [45],
[46]. Những thanh niên ở khu vực này có tỷ lệ hiện mắc H. pylori thấp tương
tự như các quốc gia châu Âu và châu Á. Ở tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc, tỷ
lệ hiện mắc H. pylori giảm từ 62,5% năm 1993 xuống 47% năm 2003 [47].
Trong số trẻ từ 1-5 tuổi, tỷ lệ hiện mắc H. pylori là 19,4% và sau đó tăng lên
63,2% ở độ tuổi 40-50. Ở Nhật Bản, tỷ lệ hiện mắc H. pylori chung là 72,7%
năm 1974, giảm xuống 54,6% năm 1984 và 39,3% năm 1994 [48]. Ở Hàn

Quốc, tỷ lệ hiện mắc H. pylori giảm từ 66,9% năm 1998 xuống 59,6% năm
2005 [40]. Thêm vào đó, sự giảm tạm thời của tỷ lệ hiện mắc chung của H.
pylori theo thời gian, quần thể dân cư trẻ mắc thấp hơn. Số liệu ở châu Á cũng
chỉ ra rằng tỷ lệ nhiễm H. pylori giảm trong vòng 40-50 năm qua tương tự
như ở các quốc gia phát triển ở châu Âu. Đường lây truyền của H. pylori cũng
đã được biết đến. Các bằng chứng chỉ ra rằng tỷ lệ nhiễm H. pylori liên quan
chặt chẽ với khả năng tiếp cận với nước sạch [50].
Tỷ lệ mới nhiễm H. pylori
Một trong những nghiên cứu tiến cứu đầu tiên được thực hiện ở Peru
bằng test thở C13 trên 56 trẻ từ 6 đến 30 tháng, có 74% trẻ bị nhiễm H. pylori,
nghiên cứu về dịch tễ học chuyển đổi huyết thanh ở trẻ em thấy tần suất
nhiễm mới là 24 – 31%/năm [51]. Nghiên cứu xác định tần suất nhiễm mới
lúc mới sinh đến 2 tuổi, ở Bangladesh, các tác giả quan sát thấy rằng tần suất
nhiễm mới lúc 6 tháng tuổi tăng lên 0,9% lúc 2 tuổi [52]. Một nghiên cứu ở


15

Israel nhận thấy tỷ lệ nhiễm mới và tái nhiễm <1% ở người lớn [53]. Nghiên
cứu thuần tập của Muhsen K ở trẻ em Israel lứa tuổi tiền học đường bằng thử
nghiệm huyết thanh chẩn đoán nhận thấy tỷ lệ nhiễm H. pylori ở lứa tuổi tiền
học đường và học đường là 49,7% và 58,9% trong thời gian 4 năm theo dõi
có 14 trẻ nhiễm mới trong 70 trẻ không bị nhiễm trước đó (20%), tác giả suy
ra tần suất nhiễm mới là 5%/người/năm [53].
Nhìn chung tần suất nhiễm mới ở các nước đang phát triển nằm trong
khoảng 1-5%/người/năm nhưng có thể lên đến 33% như ở Pakistan. thường
thấp ở trẻ em. Một nghiên cứu tại Nhật trên 112 trẻ 6 tuổi, nhận thấy tần suất
nhiễm mới là 1,1%/năm [54]. Nghiên cứu tại Newzealand tần suất nhiễm mới
là 0,1%/năm ở trẻ từ 11 đến 21 tuổi. Một nghiên cứu theo dõi dọc, một nhóm
trẻ sinh ra từ 1960 trong một cộng đồng con lai tại nước Mỹ, theo dõi trẻ từ 7

– 9 tuổi đến tuổi trưởng thành các tác giả nhận thấy tỷ lệ nhiễm mới là
1,9%/năm [55], tuy nhiên tỷ lệ này cao gấp 4 lần ở người da đen. Mức độ
nhiễm mới duy trì khoảng 1% ở người lớn. Nhìn chung tần suất nhiễm mới ở
trẻ em các nước phát triển nằm trong khoảng 1%/người/năm (0,33 đến 2,1 ở
trẻ em da trắng, 3% ở trẻ da đen).
Sự khác biệt về phân tử của H. pylori khác biệt theo các vùng địa lý và
liên quan đến sự khác biệt về dịch tễ học của ung thư dạ dày. Có 6 loại phân
tử đã được xác định, hpEastAsia là từ các quốc gia Đông Á. Những quần thể
mắc ung thư dạ dày cao chính là những quần thể mắc hpEastAsia. Ở các quốc
gia Nam Á có tỷ lệ mắc H. pylori cao nhưng tỷ lệ ung thư dạ dày thấp và
chính là hpAsia.
4. KẾT LUẬN
Từ những bằng chứng được nghiên cứu cho thấy ung thư dạ dày vẫn
còn là một trong những gánh nặng bệnh tật lớn của cộng đồng trên thế giới,
đặc biệt là ở các quốc gia châu Á trong đó có Việt Nam.


16

Sự khác biệt về tỷ lệ mắc ung thư dạ dày khác nhau nhiều giữa các khu
vực và quốc gia. Cùng với sự phát triển của kinh tế xã hội cũng như sự quan
tâm của y tế, tỷ lệ mức ung thư dạ dày có xu hướng giảm nhẹ trong thời gian
gần đây. Tỷ lệ nhiêm H. pylori cũng khác nhau giữa các quốc gia và liên quan
chặt chẽ đến tình trạng mắc ung thư dạ dày. Mối liên quan giữa nhiễm H.
pylori và ung thư dạ dày cũng đã được khẳng định, đã có những hiểu biết khá
tốt về mối liên quan giữa ung thư dạ dày và nhiễm H. pylori. Để có thể làm
giảm tỷ lệ nhiễm và tử vong do ung thư dạ dày cần tăng cường hoạt động
sàng lọc, chẩn đoán và điều trị sớm ung thư dạ dày.



TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.

Rubayat Rahman, Akwi Asombang et al (2014). Characteristics of gastric

2.

cancer in Asia. World Journal of Gastroenterology 16: 4483–4490.
IARC (2014). Cancer incidence and mortality worldwide: sources,
methods and major patterns in GLOBOCAN 2012. International

3.

journal of cancer 5: 359–386.
Bùi Diệu (2014). Báo cáo tình hình hoạt động phòng chống ung thư
giai đoạn 2011-2014 thuộc Chương trình Mục tiêu Quốc gia về Y tế.
Tạp chí Ung thư học Việt Nam. Số 2/2014.

4.

Fock KM, Ang TL (2010). Epidemiology of Helicobacter pylori
infection and gastric cancer in Asia. J Gastroenterol Hepatol.

5.

2010;25:479–486.
Choi KS, Jun JK, Park EC et al (2012). Performance of different
gastric cancer screening methods in Korea: a population-based study.

6.


PLoS One. 2012;7:e50041.
Matsuda A, Matsuda T, Shibata A, et al (2013). Cancer incidence and
incidence rates in Japan in 2007: a study of 21 population-based
cancer registries for the Monitoring of Cancer Incidence in Japan

7.

project. Jpn J Clin Oncol. 2013;43:328–336.
Kim JY, Lee HS, Kim N, et al (2012). Prevalence and
clinicopathologic characteristics of gastric cardia cancer in South

8.

Korea. Helicobacter. 2012;17:358–368.
Dikshit RP, Mathur G, Mhatre S et al (2011). Epidemiological review of

9.

gastric cancer in India. Indian J Med Paediatr Oncol. 2011;32:3–11.
Malekzadeh R, Derakhshan MH, Malekzadeh Z (2009). Gastric
cancer in Iran: epidemiology and risk factors. Arch Iran Med.

10.

2009;12:576–583.
Haidari M, Nikbakht MR, Pasdar Y (2012). Trend analysis of gastric
cancer incidence in Iran and its six geographical areas during 20002005. Asian Pac J Cancer Prev. 2012;13:3335–3341.



11.

Azuma T, Yamakawa A, Yamazaki S et al (2004). Distinct diversity of
the cag pathogenicity island among Helicobacter pylori strains in

12.

Japan. J Clin Microbiol. 2004;42:2508–2517.
Satomi S, Yamakawa A, Matsunaga S et al (2006). Relationship
between the diversity of the cagA gene of Helicobacter pylori and

13.

gastric cancer in Okinawa, Japan. J Gastroenterol. 2006;41:668–673.
Keramati MR, Sadeghian MH, Ayatollahi H et al (2-12). Role of the
Lewis and ABO Blood Group Antigens in Helicobacter pylori

14.

Infection. Malays J Med Sci. 2012;19:17–21.
Ferlay J, Soerjomataram I, Ervik (2012). Cancer Incidence and
Mortality Worldwide: IARC Cancer Base No. 11.Lyon, France:
International Agency for Research on Cancer; 2013. Available from:

15.

, accessed on day/month/year.
Goh KL (2007). Changing trends in gastrointestinal disease in the

16.


Asia-Pacific region. J Dig Dis. 2007;8:179–185.
Guo P, Huang ZL, Yu P et al. (2012). Trends in cancer mortality in

17.

China: an update. Ann Oncol. 2012;23:2755–2762.
Matsuzaka M, Fukuda S, Takahashi I et al (2007). The decreasing burden

18.

of gastric cancer in Japan. Tohoku J Exp Med. 2007;212:207–219.
Kato M, Asaka M (2012). Recent development of gastric cancer

19.

prevention. Jpn J Clin Oncol. 2012;42:987–994.
Kim YS, Park HA, Kim BS et al (2000). Efficacy of screening for
gastric cancer in a Korean adult population: a case-control study. J
Korean Med Sci. 2000;15:510–515.

20.

Tsubono Y, Hisamichi S (2000). Screening for gastric cancer in Japan.

21.

Gastric Cancer. 2000;3:9–18.
Liu CY, Wu CY, Lin JT et al (2006). Multistate and multifactorial
progression of gastric cancer: results from community-based mass


22.

screening for gastric cancer. J Med Screen. 2006;13 Suppl 1:S2–S5.
Bray F, Ren JS, Masuyer E (2013). Estimates of global cancer
prevalence for 27 sites in the adult population in 2008. Int J Cancer.


23.

2013 Mar 1;132(5):1133-45.
Hu Y, Fang JY, Xiao SD (2013). Can the incidence of gastric cancer

24.

be reduced in the new century? J Dig Dis. 2013;14:11–15.
Kim R, Tan A, Choi M (2013). Geographic differences in approach to
advanced gastric cancer: Is there a standard approach? Crit Rev

25.

Oncol Hematol. 2013;88:416–426.
Correa P, Piazuelo MB, Camargo MC (2004). The future of gastric

26.

cancer prevention. Gastric Cancer. 2004;7:9–16.
Fock KM, Katelaris P, Sugano K et al (2009). Second Asia-Pacific
Consensus


27.

Guidelines

for

Helicobacter

pylori

infection.

J

Gastroenterol Hepatol. 2009;24:1587–1600.
Goh KL, Cheah PL, Md N et al (2007). Ethnicity and H. pylori as risk
factors for gastric cancer in Malaysia: A prospective case control

28.

study. Am J Gastroenterol. 2007;102:40–45.
Parkin DM, Bray F, Ferlay J et al (2002). Pisani P. Global cancer

29.

statistics, 2002. CA Cancer J Clin. 2005;55:74–108.
Nguyễn Ngọc Thành và CS (2010). Báo cáo kết quả thực hiện dự án
quốc gia về phòng chống ung thư 2008-2010; số 1, 21-26. Tạp chí

ung thư học Việt Nam, 2010]

30.
Bùi Văn Hoan và CS (2010). Báo cáo kết quả thực hiện dự án quốc gia về
phòng chống ung thư 2008-2010 tại Thái Nguyên; số 1, 51-54. Tạp chí
ung thư học Việt Nam, 2010
31. Nguyễn Dung và CS (2010). Báo cáo kết quả thực hiện dự án quốc
gia về phòng chống ung thư 2008-2010 tại tỉnh Thừa thiên-Huế; số
32.

1, 35-37. Tạp chí ung thư học Việt Nam, 2010
Trần Đăng Khoa và CS (2010). Báo cáo kết quả thực hiện dự án
quốc gia về phòng chống ung thư 2008-2010 tại Thành phố Hà Nội;

số 1, 27-34. Tạp chí ung thư học Việt Nam, 2010.
33.
Bùi Văn Hoan và CS (2010). Báo cáo kết quả thực hiện dự án quốc gia về
phòng chống ung thư 2008-2010 tại Thái Nguyên; số 1, 51-54. Tạp chí
ung thư học Việt Nam, 2010
34. Nguyễn Dung và CS (2010). Báo cáo kết quả thực hiện dự án quốc


gia về phòng chống ung thư 2008-2010 tại tỉnh Thừa thiên-Huế; số
35.

1, 35-37. Tạp chí ung thư học Việt Nam, 2010
Ahmad MM, Rahman M, Rumi AK et al (1997). Prevalence of
Helicobacter pylori in asymptomatic population--a pilot serological

36.

study in Bangladesh. J Epidemiol. 1997;7:251–254.

Goh KL, Parasakthi N (2001). The racial cohort phenomenon:
seroepidemiology of Helicobacter pylori infection in a multiracial South-

37.

East Asian country. Eur J Gastroenterol Hepatol. 2001;13:177–183.
Graham DY, Adam E, Reddy GT (1991). Sero-epidemiology of
Helicobacter pylori infection in India. Comparison of developing and

38.

developed countries. Dig Dis Sci. 1991;36:1084–1088.
Wang KJ, Wang RT (2003). Meta-analysis on the epidemiology of
Helicobacter pylori infection in China Zhonghua Liu Xing Bing Xue

Zazhi. 2003;24:443–446.
39. Okuda M., Miyashiro E., Booka M., et al (2007). Helicobacter pylori
Colonization in the First 3 Years of Life in Japanese Children.
Helicobacter,12, pp. 324–7.
40.

Yim JY, Kim N, Choi SH et al (2007). Seroprevalence of

41.

Helicobacter pylori in South Korea. Helicobacter. 2007;12:333–340.
Teh BH, Lin JT, Pan WH et al (1994). Seroprevalence and associated
risk factors of Helicobacter pylori infection in Taiwan. Anticancer

42.


Res. 1994;14:1389–1392.
Fock KM (1997). Helicobacter pylori infection--current status in

43.

Singapore. Ann Acad Med Singapore. 1997;26:637–641.
Deankanob W, Chomvarin C, Hahnvajanawong C (2006). Enzymelinked immunosorbent assay for serodiagnosis of Helicobacter pylori
in dyspeptic patients and volunteer blood donors. Southeast Asian J

44.

Trop Med Public Health. 2006;37:958–965.
Hoang TT, Bengtsson C, Phung DC et al (2005). Seroprevalence of
Helicobacter pylori infection in urban and rural Vietnam. Clin Diagn


×