Tải bản đầy đủ (.doc) (36 trang)

NGHIÊN cứu tác DỤNG điều TRỊ TRĨ của VIÊN TRĨ THIÊN dược TRÊN mô HÌNH gây TRĨ THỰC NGHIỆM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (18.99 MB, 36 trang )

Mã số đề tài:

BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ

NGHIÊN CỨU TÁC DỤNG
ĐIỀU TRỊ TRĨ CỦA VIÊN TRĨ THIÊN DƯỢC
TRÊN MÔ HÌNH GÂY TRĨ THỰC NGHIỆM

Hà Nội – 2018


MỤC LỤC
I. ĐẶT VẤN ĐỀ...............................................................................................1
II. TỔNG QUAN.............................................................................................2
2.1. Cây rau sam (Portulaca oleracea L., họ Portulacaceae)..................................................................2
2.2. Cây dền gai (Amaranthus spinosus L., họ Amaranthaceae)............................................................3

III. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU............................5
3.1. Đối tượng nghiên cứu.................................................................................................................. 5
3.1.1 Thuốc nghiên cứu....................................................................................................................... 5
3.1.2. Động vật thí nghiệm.................................................................................................................. 5
3.1.3. Thuốc và hóa chất phục vụ nghiên cứu...................................................................................... 6
3.2. Phương pháp nghiên cứu............................................................................................................. 6
3.3. Xử lý số liệu.................................................................................................................................. 9
3.4. Địa điểm nghiên cứu.................................................................................................................... 9

IV. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU........................................................................9
4.1. Gây mô hình trĩ thực nghiệm bằng hỗn hợp dầu croton................................................................9
4.2. Đánh giá tác dụng điều trị trĩ của viên Trĩ Thiên Dược trên mô hình gây trĩ thực nghiệm bằng hỗn
hợp dầu croton...................................................................................................................................... 15


V. BÀN LUẬN................................................................................................31
VI. KẾT LUẬN..............................................................................................33
TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................34


I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Bệnh trĩ là tình trạng các yếu tố cơ học làm giãn, lỏng lẻo hệ thống nâng
đỡ gây sa và giãn búi mạch ống hậu môn gây chảy máu [1], [2]. Trĩ là bệnh
thường gặp với tần suất ngày càng gia tăng bởi lối sống hiện đại. Dựa vào vị
trí giải phẫu bệnh được chia thành ba loại: Trĩ nội - khi búi trĩ nằm ở khoang
dưới niêm mạc và trên đường lược; trĩ ngoại - khi búi trí nằm ở khoang cạnh
hậu môn, dưới đường lược và sa ra ngoài ống hậu môn; trĩ hỗn hợp – thường
là cả trĩ nội và trĩ ngoại phân cách với nhau bởi đường lược. Bệnh trĩ ảnh
hưởng tới cuộc sống của bệnh nhân bởi các triệu chứng đi ngoài phân máu, sa
búi trĩ, đau rát khi đi đại tiện, sưng nề vùng hậu môn. Bên cạnh đó, hiện tượng
sa lồi búi trĩ là yếu tố thuận lợi gây viêm nhiễm vùng hậu môn dẫn tới sưng
đau hậu môn và ngứa thường xuyên do hiện tượng viêm xuất tiết xung quanh
búi trĩ sa [1].
Bệnh trĩ là bệnh thường gặp nhất trong các bệnh hậu môn-trực tràng, do
đó, nhu cầu về thuốc điều trị trĩ là rất lớn [3]. Ngày nay, một số thuốc được
lưu hành trên thị trường dược phẩm của các nước tiên tiến như Pháp, Mỹ, ...
với giá nhập khẩu cao không phù hợp với mức sống của người lao động Việt
Nam. Vì vậy, việc sử dụng các thuốc y học cổ truyền đang dần trở thành xu
hướng phổ biến do vừa có hiệu quả điều trị, lại ít gặp tác dụng không mong
muốn. Hơn nữa, nước ta có rất nhiều cây thuốc với các nhóm chất có hoạt tính
sinh học điều trị bệnh trĩ cần được nghiên cứu và phát triển, trong đó có cây
rau sam (Portulaca oleracea L.) và cây dền gai (Amaranthus spinosus L.).
Hiện nay, trên thế giới có nhiều loại thuốc điều trị bệnh trĩ đa phần là các
flavonoid như Daflon, Ginkgo Fort …. Vì vậy cần tìm nhóm hoạt chất có tác
dụng sinh học của các phân đoạn flavonoid có tác dụng chữa trị bệnh trĩ của

cây dền gai và các phân đoạn có hoạt tính sinh học của cây rau sam, sau đó
phối hợp các phân đoạn với nhau để tìm ra tỷ lệ thích hợp nhất để viên thuốc
có hiệu quả điều trị bệnh. Tác dụng điều trị bệnh trĩ của viên Trĩ Thiên Dược

1


gồm thành phần chính là cao phân đoạn flavonoid của cây dền gai và cây rau
sam được nghiên cứu trên các mô hình dược lý thực nghiệm.
Mục tiêu của chuyên đề: Đánh giá tác dụng điều trị trĩ của viên Trĩ
Thiên Dược trên mô hình gây trĩ thực nghiệm.

II. TỔNG QUAN
2.1.

Cây

rau

sam

(Portulaca

oleracea

L.,

họ

Portulacaceae)

Cây rau sam có tên khoa học là (Portulaca oleracea L.) thuộc họ rau sam
Portulacaceae. Theo Võ Văn Chi (1997a), cây thảo mọc bò có thân mọc màu
đỏ tím nhạt. Lá dày bóng, hình bầu dục, không cuống, giống hình răng con
ngựa. Hoa màu vàng, mọc ở đầu cành và ngọn thân. Quả nang hình cầu, mở
bằng một nắp (quả hộp) chứa nhiều hạt đen bóng. (Hình 2.1)

Hình 2.1. Hình ảnh cây rau sam (Portulaca oleracea L.)
Theo Võ Văn Chi (1997b), cây rau sam có một số hoạt chất sau:
glycosid, saponin, chất nhầy, acid hữu cơ, các muối kali, các vitamin A, B, C,
PP. Theo y học cổ truyền cây có vị chua, tính hàn, có tác dụng thanh nhiệt, tán
huyết, sát trùng. Rau sam thường được dùng trong dân gian để chữa huyết
nhiệt, đái ra máu, ho ra máu, ung nhọt, lở ngứa, đại tiện táo bón, ho gà, ngoài
2


ra còn dùng để trị giun kim, giun đũa. Về thành phần hóa học của cây rau
sam, tùy vùng thổ nhưỡng, rau sam tích lũy nitrat, chất này có thể tiêu thụ ở
mức độ vừa phải, các sắc tố ở rau sam là betacyanidin đã được acetyl hóa
(Viện Dược liệu, 2004). Theo tài liệu khác, rau sam chứa 3-6,49%
carbohydrat, 0,5% lipid, 1,4-1,8% protein, 85 mg % Ca, 56 mg % P, 1-5mg %
Fe, 26 mg % vitamin C, 0,32 mg % caroten, 0,03mg % vitamin B1, 0,11 mg %
vitamin B2 và 0,7mg % PP. Ước tính 100g rau sam có thể chứa 4900 đơn vị
quốc tế vitamin A, 20 đơn vị quốc tế vitamin B và 280 đơn vị quốc tế vitamin
C. Một tài liệu khác cho biết rau sam mọc ở Đài Loan chứa acid hữu cơ, kali
nitrat, kali sulfat và các muối kali khác; ngoài ra, còn có 71-100
μg/gcarotenoid bao gồm lutein và β-caroten với hàm lượng 29,8 μg/g. Lá rau
sam chứa 54-61% lutein và violaxanthin, 24-31% β-caroten, 10-14%
neoxanthin và α-ryptoxanthin. Tác dụng dược lý được đề cập đến của rau sam
là tác dụng điều trị trĩ, lợi tiểu, tác dụng đối với lỵ trực khuẩn, ho lâu ngày,
chữa mụn nhọt, sưng đau. Cao nước rau sam làm giảm đáng kể trương lực cơ

ở một số bệnh nhân co cơ cứng, cơ gấp hoặc duỗi, đã nhận thấy giảm 50%
trên cơ điện đồ. Cao rau sam ức chế áp lực co giật cơ do kích thích điện gián
tiếp qua dây thần kinh hoành trên nửa cơ hoành (Viện Dược liệu, 2004).
Tác giả Nguyễn Thị Ngọc Trâm đã chiết xuất được năm phân đoạn cao
rau sam và đưa thử tác dụng dược lý trên các mô hình (cơ trơn thành mạch,
trương lực và nhu động ruột, tác dụng trên quá trình đông - cầm máu, trên
huyết áp, khả năng giảm đau, chống viêm, kháng khuẩn). Kết quả nghiên cứu
cho thấy trong đó có một phân đoạn đạt điểm cao nhất có tác dụng tốt nhất,
phân đoạn này có thể sử dụng làm nguyên liệu sản xuất thuốc điều trị bệnh trĩ,
do đó được Bộ Y Tế đề nghị tiếp tục thực hiện nghiên cứu trong đề tài này.

2.2. Cây dền gai (Amaranthus spinosus L., họ
Amaranthaceae)
Cây dền gai có tên khoa học là Amaranthus spinosus L. thuộc họ rau dền
Amaranthaceae. Dền gai là cây thảo hàng năm, cao 0,30-0,70 m, phân cành
3


nhiều, không lông. Lá mọc so le, hình thuôn dài, cuống dài có cánh, ở gốc có
2 gai dài 3-15 mm, mặt trên phiến lá màu xanh. Hoa mọc thành sim và sắp
xếp sít nhau ở nách lá thành những bông dài, các lá bắc như gai 7-8 mm. Quả
là một túi hình trứng nhọn một đầu. Hạt đen óng ánh (Võ Văn Chi, 1997b).
(Hình 2.2).

Hình 2.2. Hình ảnh cây dền gai (Amaranthus spinosus L.)
Cây dền gai có thành phần hóa học chứa một tỷ lệ cao kali nitrat, nhất là
ở rễ. Dền gai có vị ngọt nhạt, tính hơi lạnh, có tác dụng thanh nhiệt, lợi tiểu,
trừ thấp, thu liễm ngừng tả. Dền gai được sử dụng trong dân gian để điều trị
phù thũng, bệnh về thận, bệnh lậu, chữa lỵ và làm thuốc điều kinh. Phần cây
trên mặt đất được dùng để trị bỏng, đắp tiêu viêm mụn nhọt. Lá có tác dụng

long đờm, được dùng trị ho và các bệnh về đường hô hấp. Hạt có thể dùng
như hạt cây mào gà đắp để băng bó chỗ gãy. Nhân dân còn dùng hạt và rễ trị
bệnh đau tim. Theo Viện Dược liệu, thành phần hóa học của cây dền gai gồm:
Rễ dền gai chứa spinasterol, toàn cây chứa sterol (β – sitosterol, stigmasterol,
campesterol, cholesterol, n – alkan, các acid béo (acid stearic, acid oleic, acid
linoleic); phần trên mặt đất chứa rutin 1,9%; lá có rutin 1,9%, acid
hydrocyanic, kali 4,5%. Ngoài ra, dền gai còn có 3-methyl-1-butanol, 34


hexen-1-ol, 3-methylbutanal, 2-heptanon. Dền gai có tác dụng hoạt tính kích
thích thực bào, cao nước có tác dụng diệt nấm Cercospora cruenta.
Tác giả Nguyễn Thị Ngọc Trâm đã chiết xuất sáu phân đoạn cao dền gai
và thử tác dụng dược lý trên cơ trơn thành mạch, trương lực và nhu động ruột,
tác dụng trên quá trình đông – cầm máu, trên huyết áp, khả năng giảm đau,
chống viêm, kháng khuẩn. Kết quả cho thấy có hai phân đoạn đạt điểm cao
nhất, hai phân đoạn này có thể sử dụng làm nguyên liệu sản xuất thuốc điều
trị bệnh trĩ được tiếp tục nghiên cứu tại đề tài này.

III. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Đối tượng nghiên cứu
3.1.1 Thuốc nghiên cứu
- Thuốc nghiên cứu: Viên nang cứng Trĩ Thiên Dược được sản xuất bởi
Công ty TNHH Thiên Dược, đạt tiêu chuẩn cơ sở.
Bảng 3.1. Bảng công thức đóng viên nang Trĩ Thiên Dược
STT
1

Thành phần
Cao khô (Hỗn hợp của các phân đoạn


Tỷ lệ %

1 viên (mg)

90,77%
590
rau dền gai và rau sam)
2
Aerosil
0,62%
4
3
Tinh bột
6,15%
40
4
Sodium Starch Glycolat
1,54%
10
5
Talc
0,46%
3
6
Magnesi stearate
0,46%
3
Tổng cộng
100%
650

Mỗi viên nang chứa 590mg hỗn hợp phân đoạn rau dền gai và rau sam
(gọi là cao phân đoạn). Liều dùng dự kiến trên người: 8 viên/ngày.
3.1.2. Động vật thí nghiệm
- Chuột cống trắng chủng Wistar trưởng thành, khỏe mạnh, cân nặng
200g - 250g.
- Chuột được nuôi 7 ngày trước khi nghiên cứu và trong suốt thời gian
nghiên cứu trong điều kiện phòng thí nghiệm với đầy đủ thức ăn và nước
uống tại Bộ môn Dược lý - Trường Đại học Y Hà Nội.
5


3.1.3. Thuốc và hóa chất phục vụ nghiên cứu
- Daflon® có thành phần gồm phân đoạn flavonoid tinh khiết dạng vi hạt
chứa diosmin 450 mg, hesperidin 50 mg, được sản xuất bởi Công ty Les
Laboratoires Servier Industrie, Pháp;
- Dầu croton (lọ 10 g) được sản xuất bởi Sigma Aldrich, St. Louis, USA;
- Pyridin (chai 500ml) được sản xuất bởi Kanto Chemical Co.,Inc, Nhật.
- Diethyl ether (chai 500ml) sản xuất bởi Xilong Chemical Co.,Ltd,
Trung Quốc;
- Enzyme-Linked Immunosorbent Assay (ELISA) Kit for Tumor
Necrosis Factor Alpha (TNF-α) sản xuất bởi Cloud-Clone Corp;
- Các hóa chất xét nghiệm và làm tiêu bản mô bệnh học.

3.2. Phương pháp nghiên cứu
Gây mô hình trĩ thực nghiệm và đánh giá tác dụng của Viên trĩ Thiên
Dược trên mô hình trĩ thực nghiệm
Tiến hành theo phương pháp của Nishiki và Mohammed Azeemuddin [4], [5]:
Chia lô chuột:
- Chuột được chia thành 7 lô, mỗi lô 10 con:
+ Lô 1A (chứng sinh học): Uống nước cất

+ Lô 1B (chứng sinh học): Uống nước cất
+ Lô 2A (mô hình): Uống nước cất
+ Lô 2B (mô hình): Uống nước cất
+ Lô 3 (chứng dương): Uống daflon liều 360mg/kg/ngày (liều tương
đương trên người là 6 viên/ngày)
+ Lô 4 (lô trị 1): Uống Trĩ Thiên Dược liều 0,566g cao phân
đoạn/kg/ngày (liều có tác dụng tương đương trên người, tính theo hệ số 6)
+ Lô 5 (lô trị 2): Uống Trĩ Thiên Dược liều 1,698g cao phân
đoạn/kg/ngày (gấp 3 lần lô trị 1)

6


Gây mô hình trĩ thực nghiệm bằng hỗn hợp dầu croton:
Gây trĩ thực nghiệm cho chuột ở các lô bằng hỗn hợp dầu croton gồm:
Nước/Pyridin/Diethylether/Dung dịch dầu croton 6% trong diethylether với tỉ
lệ 1:4:5:10
- Lô 1A và lô 1B: Nhúng một tăm bông sạch, đường kính 4mm vào
100µl nước muối sinh lý trong 1 phút. Nhét tăm bông đã được tẩm nước muối
sinh lý ở trên vào trực tràng với độ sâu 2cm tính từ đầu hậu môn. Giữ tăm
bông trong vòng 30 giây.
- Từ lô 2 đến lô 5: Nhúng một tăm bông sạch, đường kính 4mm vào
100µl hỗn hợp dầu croton như trên trong 1 phút. Nhét tăm bông đã được tẩm
hỗn hợp dầu croton ở trên vào trực tràng với độ sâu 2cm tính từ đầu hậu môn.
Giữ tăm bông trong vòng 30 giây để đảm bảo hỗn hợp dầu croton tiếp xúc
đều lên bề mặt niêm mạc trực tràng.
- Với lô chuột 1B, 2B, sau khi gây trĩ thực nghiệm 24 giờ chuột được
đánh giá đại thể, đánh giá mô bệnh học và tính hệ số RAC (Rectoanal
coefficient).
Đánh giá tác dụng của Trĩ Thiên Dược trên mô hình gây trĩ thực nghiệm

- Sau khi gây trĩ thực nghiệm 24 giờ, lô chuột 1A, 2A, 3, 4, 5 được uống
nước cất và thuốc thử liên tục trong vòng 7 ngày.
Các thông số đánh giá
Định lượng nồng độ TNF-α
- Ngày thứ 7, sau khi uống nước cất/thuốc thử 2 giờ lấy máu chuột để định
lượng nồng độ TNF-α.
Đánh giá đại thể
- Quan sát hậu môn trực tràng để đánh giá tình trạng tiết dịch, tấy đỏ, phù.
- Phẫu tích toàn bộ đoạn ruột dưới, mổ theo chiều dọc và đánh giá các dấu
hiệu kích ứng, tổn thương biểu mô hậu môn trực tràng và tình trạng hoại tử.
- So sánh tình trạng hậu môn trực tràng của chuột ở nhóm dùng thuốc thử
với nhóm chứng.
7


Tính hệ số RAC (Rectoanal coefficient)
- Lấy đoạn trực tràng - hậu môn dài 2cm. Cân đoạn trực tràng – hậu môn
- Tính hệ số RAC bằng cân nặng của đoạn trực tràng - hậu môn (mg) đoạn
dài 2cm/trọng lượng chuột (g).
Đánh giá mô bệnh học
- Lấy đoạn trực tràng-hậu môn dài 2cm làm giải phẫu bệnh
- Điểm đánh giá vi thể trên sẽ được tính cho từng chuột. Điểm tối đa là 12.
Bảng 3.2. Bảng đánh giá tính điểm mức độ tổn thương mô bệnh học
Tổn thương

Điểm

Biểu mô
Bình thường, nguyên vẹn
0

Biểu mô đang phát triển, chưa phủ toàn vẹn
1
Tế bào bị thoái hóa hoặc phẳng
2
Dị sản
3
Có ổ bào mòn
4
Thâm nhiễm bạch cầu
Không có
0
Ít (dưới 25)
1
Nhẹ (26 đến 50)
2
Trung bình (51 đến 100)
3
Nhiều (> 100)
4
Sung huyết mạch
Không có
0
Ít
1
Nhẹ
2
Vừa
3
Đáng kể, có vỡ mạch máu
4

- Sau khi gây mô hình trĩ thực nghiệm sau 24 giờ, kiểm tra cấu trúc vi
thể hậu môn-trực tràng của 50% số chuột lô 1B và 2B. Sau 7 ngày uống nước
cất/thuốc thử, 100% số chuột của các lô còn lại được mổ để đánh giá cấu trúc
vi thể hậu mô-trực tràng theo bảng đánh giá tính điểm mức độ tổn thương mô
8


bệnh học dựa trên các tiêu chí về mức độ thoái hóa của tế bào biểu mô niêm
mạc, mật độ tế bào viêm ở lớp đệm dưới niêm mạc, mức độ sung huyết.

3.3. Xử lý số liệu
Dữ liệu được thu thập và xử lý thống kê bằng phần mềm SPSS 20.0.
Với các số liệu thuộc phân phối chuẩn, kết quả được biểu diễn dưới dạng
X ± SD, kiểm định bằng t- test - Student và test trước-sau (Avant-après).
Với các số liệu không thuộc phân phối chuẩn, biểu diễn dưới dạng trung
vị và khoảng (giá trị cực tiểu – giá trị cực đại), kiểm định bằng MannWhitney U test để so sánh kết quả giữa lô thuốc với lô chứng.
Sự khác biệt giữa các lô được coi là có ý nghĩa khi p < 0,05.

3.4. Địa điểm nghiên cứu
- Nghiên cứu được tiến hành tại Bộ môn Dược lý, Bộ môn Sinh lý bệnhMiễn dịch, Bộ môn Mô – Phôi, Trường Đại học Y Hà Nội.

IV. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
4.1. Gây mô hình trĩ thực nghiệm bằng hỗn hợp dầu
croton
Bảng 4.3. Trọng lượng trực tràng chuột sau khi gây trĩ thực nghiệm bằng
hỗn hợp dầu croton

Lô chuột

n


Trọng lượng

Hệ số RAC (Rectoanal

trực tràng (mg)

coefficient)

( ± SD)

( ± SD)

Lô 1B: Chứng sinh học

10

0,18 ± 0,03

0,81 ± 0,10

Lô 2B: Mô hình

10

0,62 ± 0,09

2,87 ± 0,55

< 0,0001


< 0,0001

p so với lô 1
Nhận xét:

9


- Sau 24 giờ gây mô hình bằng hỗn hợp dầu croton, trọng lượng trực
tràng - hậu môn và hệ số RAC của chuột ở lô mô hình tăng cao rõ rệt so với lô
chứng sinh học (p < 0,0001).
Hình ảnh đại thể hậu môn - trực tràng của các lô nghiên cứu
- Trên hình ảnh đại thể, hậu môn - trực tràng của chuột lô chứng sinh học có
hình trụ, sự co thắt trực tràng thành từng đốt, màu sáng, không có phân ứ đọng.
- Sau 24 giờ gây mô hình, trên hình ảnh đại thể của tất cả các chuột gây
mô hình trĩ thực nghiệm bằng hỗn hợp dầu croton, phần hậu môn – trực tràng
của chuột bị viêm, phù nề, sung huyết, kích thước trực tràng lớn hơn rõ rệt so
với lô chứng sinh học.

Hình 4.3. Hình ảnh hậu môn - trực tràng của chuột lô sinh học

10


Hình 4.4. Hình ảnh hậu môn – trực tràng của chuột lô mô hình sau 24 giờ
gây trĩ thực nghiệm bằng hỗn hợp dầu croton
Hình ảnh vi thể hậu môn - trực tràng của các lô nghiên cứu
Lô chứng sinh học


Hình 4.5. Hình ảnh vi thể hậu môn – trực tràng của chuột lô chứng sinh
học (chuột số 11) (H.E x 250): Cấu trúc lớp biểu mô, tuyến lớp đệm, cơ
niêm và tầng dưới niêm mạc không có hình ảnh bất thường

11


Hình 4.6. Hình ảnh vi thể hậu môn – trực tràng của chuột lô chứng sinh
học (chuột số 12) (H.E x 250): Cấu trúc lớp biểu mô, tuyến lớp đệm, cơ
niêm và tầng dưới niêm mạc không có hình ảnh bất thường

Hình 4.7. Hình ảnh vi thể hậu môn – trực tràng của chuột lô chứng sinh
học (chuột số 15) (H.E x 250): Cấu trúc lớp biểu mô, tuyến lớp đệm, cơ
niêm và tầng dưới niêm mạc không có hình ảnh bất thường

12


Lô mô hình

Hình 4.8. Hình ảnh vi thể hậu môn – trực tràng của chuột lô mô hình
(chuột số 21) (H.E x 250): Biểu mô phủ và biểu mô tuyến đa số bị thoái
hóa, tế bào viêm mật độ dày đặc ở lớp đệm và tầng dưới niêm mạc

Hình 4.9. Hình ảnh vi thể hậu môn – trực tràng của chuột lô mô hình
(chuột số 37) (H.E x 250): Đa số tế bào biểu mô phủ và biểu mô tuyến bị
thoái hóa, xen giữa có mao mạch sung huyết. Lớp biểu mô mỏng. Tế bào
bạch cầu, lympho thâm nhiễm nhiều

13



Hình 4.10. Hình ảnh vi thể hậu môn – trực tràng của chuột lô mô hình
(chuột số 40) (H.E x 250): Một số tế bào biểu mô bị thoái hóa, xuất hiện
tĩnh mạch sung huyết. Tế bào bạch cầu lympho xuất hiện nhiều ở lớp đệm
và tầng dưới niêm mạc
Bảng 4.4. Điểm đánh giá vi thể cho từng lô nghiên cứu

Lô chuột
Lô 1B:
Chứng sinh học
Lô 2B:
Mô hình

Tổn

Thâm

Sung

Tổng

thương

nhiễm

huyết

điểm


biểu mô

bạch cầu

mạch

vi thể

5

0

0

0

0

5

2 (2 - 2)

4 (3 - 4)

3 (2 - 3)

9 (8 - 9)

n


Số liệu được biểu diễn dưới dạng: Trung vị (giá trị cực tiểu – giá trị cực đại)

Nhận xét:
14


- Lô chứng sinh học:
100% vi thể hậu môn - trực tràng của chuột lô chứng sinh học có cấu
trúc lớp biểu mô, tuyến lớp đệm, cơ niêm và tầng dưới niêm mạc không có
hình ảnh bất thường trên vi thể.
- Lô mô hình:
Sau 24 giờ gây mô hình trĩ thực nghiệm, hình ảnh vi thể hậu môn – trực
tràng cho thấy giữa lớp biểu mô là các mao mạch, tĩnh mạch sung huyết, một
số tế bào biểu mô phủ, biểu mô tuyến thoái hóa.
Trong lớp đệm xuất hiện hình ảnh mao mạch, tĩnh mạch giãn rộng chứa
đầy máu. Lớp đệm có nhiều tế bào thâm nhiễm.

4.2. Đánh giá tác dụng điều trị trĩ của viên Trĩ Thiên
Dược trên mô hình gây trĩ thực nghiệm bằng hỗn hợp
dầu croton
Bảng 4.5. Nồng độ TNF-α trong máu chuột gây trĩ thực nghiệm bằng hỗn
hợp dầu croton sau 7 ngày uống thuốc thử
Nồng độ TNF-α

p so

p so với

n


(pg/ml)

với lô

lô mô

chứng

hình

Lô 1A: Chứng sinh học

10

( ± SD)
233,98 ± 57,99

Lô 2A: Mô hình

10

888,86 ± 208,74

<0,000

Lô chuột

Lô 3: Chứng dương
Daflon liều 360mg/kg/ngày
Lô 4: Viên Trĩ Thiên Dược

liều 0,566g cao phân

1

10

384,43 ± 99,17

<0,001

10

498,38 ± 117,25

<0,001

10

436,27 ± 128,06

<0,001

đoạn/kg/ngày
Lô 5: Viên Trĩ Thiên Dược
liều 1,698g cao phân
đoạn/kg/ngày

15

<0,000

1
<0,001
<0,000
1


Nhận xét:
- Sau 7 ngày gây mô hình trĩ thực nghiệm bằng hỗn hợp dầu croton,
nồng độ TNF-α của chuột ở lô gây mô hình tăng cao rõ so với lô chứng sinh
học (p < 0,0001).
- Daflon liều 360mg/kg/ngày uống liên tục trong 7 ngày làm giảm có ý
nghĩa thống kê nồng độ TNF-α với lô mô hình (p < 0,0001).
- Viên Trĩ Thiên Dược liều 0,566g cao phân đoạn/kg/ngày và liều 1,698g
cao phân đoạn/kg/ngày uống liên tục trong 7 ngày có tác dụng làm giảm nồng
độ TNF-α có ý nghĩa so với lô mô hình (p < 0,001). Tác dụng làm giảm nồng
độ TNF-α của viên Trĩ Thiên Dược liều 0,566g cao phân đoạn/kg/ngày và liều
1,698g cao phân đoạn/kg/ngày tương đương nhau (p > 0,05).
Bảng 4.6. Trọng lượng trực tràng chuột gây trĩ thực nghiệm bằng hỗn hợp
dầu croton sau 7 ngày uống thuốc

Lô chuột

n

Trọng lượng
trực tràng
(g) ( ± SD)

Lô 1A: Chứng sinh học
Lô 2A: Mô hình

Lô 3: Chứng dương
Daflon liều 360mg/kg/ngày
p so lô mô hình
Lô 4: Viên Trĩ Thiên Dược
liều 0,566g cao phân
đoạn/kg/ngày
p so lô mô hình
Lô 5: Viên Trĩ Thiên Dược
liều 1,698g cao phân
đoạn/kg/ngày
p so lô mô hình
p so liều thấp
Nhận xét:

Hệ số RAC
(Rectoanal
coefficient)

p so với
lô 1

< 0,0001
< 0,0001

10
10

0,19 ± 0,02
0,43 ± 0,10


( ± SD)
0,83 ± 0,05
1,88 ± 0,39

10

0,29 ± 0,02

1,28 ± 0,10

< 0,001

< 0,001

0,35 ± 0,06

1,52 ± 0,26

< 0,05

< 0,05

0,32 ± 0,07

1,38 ± 0,32

< 0,05
> 0,05

< 0,01

> 0,05

10

10

16

< 0,0001

< 0,0001


- Trọng lượng của hậu môn – trực tràng và hệ số RAC ở các lô gây mô
hình trĩ thực nghiệm bằng hỗn hợp dầu croton tăng cao rõ rệt so với lô chứng
sinh học (p < 0,0001).
- Daflon liều 360mg/kg/ngày có tác dụng làm giảm rõ rệt trọng lượng
hậu môn – trực tràng và hệ số RAC so với lô mô hình, sự khác biệt có ý nghĩa
thống kê với p < 0,001.
- Viên Trĩ Thiên Dược liều 0,566g cao phân đoạn/kg/ngày và liều 1,698g
cao phân đoạn/kg/ngày có tác dụng làm giảm trọng lượng hậu môn – trực
tràng và hệ số RAC so với lô mô hình, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p
< 0,05. Không có sự khác biệt giữa lô uống viên Trĩ Thiên Dược liều 0,566g
cao phân đoạn/kg/ngày và liều 1,698g cao phân đoạn/kg/ngày (p > 0,05).
Hình ảnh đại thể hậu môn - trực tràng của các lô nghiên cứu

Hình 4.11. Hình ảnh hậu môn - trực tràng của chuột lô sinh học

17



Hình 4.12. Hình ảnh hậu môn – trực tràng của chuột lô mô hình
sau 7 ngày gây mô hình trĩ bằng hỗn hợp dầu croton

Hình 4.13. Hình ảnh hậu môn – trực tràng của chuột lô uống
Daflon liều 360mg/kg/ngày

18


Hình 4.14. Hình ảnh hậu môn – trực tràng của chuột lô uống
Viên Trĩ Thiên Dược liều 0,566g cao phân đoạn/kg/ngày

Hình 4.15. Hình ảnh hậu môn – trực tràng của chuột lô uống
Viên Trĩ Thiên Dược liều 1,698g cao phân đoạn/kg/ngày

Nhận xét:
19


- Trên hình ảnh đại thể, hậu môn - trực tràng của chuột lô chứng sinh học
có hình trụ, có sự co thắt trực tràng thành từng đốt, màu sáng, không có phân
ứ đọng.
- Hình ảnh đại thể của chuột lô mô hình cho thấy hỗn hợp dầu croton có
tác dụng gây trĩ thực nghiệm trên chuột cống trắng với các triệu chứng trực
tràng bị viêm mạnh, phù nề, sung huyết, kích thước trực tràng lớn hơn nhiều
so với lô chứng sinh học.
- Trên hình ảnh đại thể trực tràng của lô chứng dương uống Daflon liều
360mg/kg/ngày vẫn còn tình trạng viêm và phù nề. Tuy nhiên, mức độ viêm
và phù nề giảm rõ rệt so với lô mô hình sau 7 ngày uống thuốc, kích thước

trực tràng nhỏ hơn, giảm ứ phân, giảm hoại tử mô và màu sắc trực tràng ít
thâm đen hơn so với mô hình.
- Sau 7 ngày uống thuốc thử, lô trị uống Viên Trĩ Thiên Dược liều 0,566g
cao phân đoạn/kg/ngày và liều 1,698g cao phân đoạn/kg/ngày vẫn còn tình
trạng viêm và phù nề, nhưng triệu chứng viêm, phù nề giảm hơn so với lô mô
hình, kích thước trực tràng nhỏ hơn, giảm ứ phân, giảm hoại tử mô và màu
sắc trực tràng ít thâm đen hơn so với mô hình.

20


Bảng 4.7. Điểm đánh giá vi thể cho từng lô nghiên cứu

Lô chuột

n

Tổn

Thâm

Sung

Tổng

thương

nhiễm

huyết


điểm

mạch

vi thể

0

0

biểu mô bạch cầu
Lô 1A: Chứng sinh học

10

Lô 2A: Mô hình

10 2 (1 - 2)

4 (1 - 4)

2 (1 - 3) 8 (5 - 9)

< 0,001

< 0,001

< 0,001


10 1 (1 - 1)

1 (0 - 3)

0 (0 - 1) 3 (1 - 4)

< 0,001

< 0,001

< 0,001

10 1 (1 - 1)

3 (2 - 4)

1 (0 - 1) 4 (3 - 6)

p so lô chứng sinh học
Lô 3: Chứng dương
Daflon liều 360mg/kg/ngày
p so lô mô hình

0

0

< 0,001

< 0,001


Lô 4: Viên Trĩ Thiên Dược
liều 0,566g cao phân
đoạn/kg/ngày
p so lô mô hình

< 0,001

< 0,05

< 0,01

< 0,001

Lô 5: Viên Trĩ Thiên Dược
liều 1,698g cao phân

10 1 (1 - 1)

2 (1 - 4)

0 (0 - 1) 4 (2 - 6)

đoạn/kg/ngày
p so lô mô hình

< 0,001

< 0,01


< 0,001

< 0,001

p so liều thấp
> 0,05
> 0,05
> 0,05
> 0,05
Số liệu được biểu diễn dưới dạng: Trung vị (giá trị cực tiểu – giá trị cực đại)

21


Nhận xét:
- Lô chứng sinh học: Trực tràng không thấy tổn thương, không thoái hóa,
hoại tử. Mô kẽ không thấy xâm nhập các loại tế bào viêm, không tăng sinh
xơ. Cấu trúc lớp biểu mô, tuyến lớp đệm, cơ niêm và tầng dưới niêm mạc
không có hình ảnh bất thường.
- Lô mô hình: Xen giữa lớp biểu mô là các mao mạch, tĩnh mạch sung
huyết, một số tế bào biểu mô phủ, biểu mô tuyến thoái hóa. Có nhiều tế bào
bạch cầu, lympho thâm nhiễm ở lớp đệm.
- Lô uống daflon liều 360mg/kg/ngày làm giảm rõ rệt số lượng và mật độ
các tế bào viêm ở lớp đệm dưới niêm mạc so với lô mô hình. Biểu mô phủ
đang bò dần sang cùng biểu mô bị thoái hóa bong sau khi gây mô hình trĩ
thực nghiệm. Vùng biểu mô bong của lô chứng dương giảm rõ rệt so với lô
mô hình.
- Lô uống Trĩ Thiên Dược liều 0,566g cao phân đoạn/kg/ngày và liều
1,698g cao phân đoạn/kg/ngày: Biểu mô đang lan dần sang vùng biểu mô bị
bong. Mạch máu tân tạo tăng sinh rất nhiều tại vùng biểu mô bong. Số lượng

tế bào thâm nhiễm giảm có ý nghĩa thống kê so với lô mô hình. Mức giảm
thâm nhiễm bạch cầu của liều 1,698g cao phân đoạn/kg/ngày rõ rệt hơn liều
0,566g cao phân đoạn/kg/ngày. Thuốc thử Trĩ Thiên Dược cả 2 liều làm giảm
rõ rệt sung huyết mạch so với lô mô hình.

Hình ảnh vi thể hậu môn - trực tràng của các lô nghiên cứu
Lô chứng sinh học:

22


Hình 4.16. Hình ảnh vi thể hậu môn – trực tràng chuột lô chứng sinh học
(chuột số 03) (H.E x 250): Cấu trúc lớp biểu mô, tuyến lớp đệm, cơ niêm và
tầng dưới niêm mạc không có hình ảnh bất thường

Hình 4.17. Hình ảnh vi thể hậu môn – trực tràng chuột lô chứng sinh học
(chuột số 04) (H.E x 250): Cấu trúc lớp biểu mô, tuyến lớp đệm, cơ niêm và
tầng dưới niêm mạc không có hình ảnh bất thường

23


×