Tải bản đầy đủ (.doc) (2 trang)

KÊNH ĐÀO PANMA

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (70.43 KB, 2 trang )

Kênh đào Pa Na Ma
Là đường huyết mạch nối Thái Binh Dương và Đại Tây Dương
Chính do vị trí chiến lược này mà nó có một lịch sử đầy thăng trầm trong suốt gần 100 năm qua.
Vào năm 1534, Vua Charles I của Tây Ban Nha, trong một nỗ lực tìm kiếm con đường thông giữa
Đại Tây Dương với Thái Bình Dương, đã ra lệnh cho thống đốc Panama khảo sát đoạn hẹp nhất
của eo đất này để xây dựng kênh đào. Nhưng viên thống đốc báo cáo lại rằng ý tưởng này là
không thể thực hiện được. Phải hơn 300 năm sau, việc đào một con kênh thông giữa hai biển mới
được Pháp và Mỹ khởi động lại. Pháp là nước tiên phong trong việc khảo sát xây dựng kênh đào
Panama.
Năm 1878, Hội Địa lý Paris đã ký một hiệp ước với Colombia (khi đó Panama là một tỉnh của
Colombia) về việc đào một con kênh từ vịnh Limon bên bờ Đại Tây Dương tới thành phố Panama
bên bờ Thái Bình Dương. Nhưng tiến trình xây dựng kênh đào của người Pháp phải đình lại vì
không thống nhất được phương án kỹ thuật.
Năm 1894, Lucien N.B. Wyse, người từng tham gia khảo sát kênh đào và thương thuyết với
Colombia trước đây, lại một lần nữa bắt tay vào việc xây dựng kênh đào Panama. Lần này, công
ty của ông thực hiện phương án xây hai hồ nước ở hai đầu kênh và 8 cửa cống kiểu âu thuyền ở
giữa. Đây là cách tối ưu mà về sau người Mỹ vẫn sử dụng, nhưng do tình hình tài chính eo hẹp
nên cuối cùng công ty Wyse cũng phải bỏ dở công việc.
1903 Roosevelt đã gây sức ép với chính quyền non trẻ để ký một hiệp ước, trong đó cho phép Mỹ
đào kênh và thiết lập một vùng đất gọi là “khu vực kênh đào”, có chiều rộng 16 km bao quanh
con kênh và coi đó là lãnh thổ của Mỹ. Đổi lại, Mỹ sẽ đảm bảo cho nền độc lập của Panama và trả
cho Chính phủ Panama 10 triệu USD cùng với 250.000 USD mỗi năm; số tiền này sẽ tăng lên
hằng năm
Nhưng cuối cùng người Mỹ cũng đã thành công sau 10 năm ròng rã, với sự lao động cật lực của
hơn 70.000 công nhân. 5.600 trong số đó đã thiệt mạng vì tai nạn lao động. Tổng chi phí cho toàn
bộ công trình là 400 triệu USD theo thời giá lúc đó. Ngày 15/8/1914, kênh đào Panama chính thức
được khai thông ngay khi Chiến tranh Thế giới I vừa bùng nổ. Đến năm 1995 sau một thời gian
đấu tranh của Pa Na ma, Mỹ đã phải trao trả lại quyền kiểm soạt kênh đào cho chính phủ Pa Na
ma.
Con kênh này có chiều dài gần 80 km, chạy từ thành phố Panama bên bờ Thái Bình Dương tới
Colon bên bờ Đại Tây Dương. Sự ra đời của nó là một cuộc cách mạng trong giao thông đường


biển của thế giới. Hải trình từ Thái Bình Dương sang Đại Tây Dương và ngược lại đã được rút ngắn
xuống hàng chục nghìn km.
Mỹ là nước có lưu lượng tàu thuyền đi qua kênh đào Panama nhiều nhất thế giới: Ước tính 12% số
hàng hóa, đặc biệt là dầu mỏ, vận chuyển bằng đường biển của Mỹ đã đi qua đây. Các con tàu
vận tải khi đi qua kênh đào này phải đi qua các âu thuyền.
Kênh đào PaNama

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×