1. M u
1.1.Lớ do chn ti
Giỏo dc mm non l cp hc u tiờn trong h thng giỏo dc quc dõn, l
nhng mm non tng lai ca t nc, l bc chun b cho tr vo trng ph
thụng. Vỡ vy ng v nh nc c bit quan tõm n bc hc ny. t c ta
ang trong thi k hi nhp quc t v mi mt nờn ũi hi con ngi, c bit
l th h tr khụng nhng phi cú trớ tu m cũn nng ng sỏng to, vỡ th vic
phỏt trin ton din nhõn cỏch tr mm non ang c quan tõm v t lờn hng
u. Tr mm non phỏt trin tt cỏc lnh vc m mt lnh vc khụng th thiu
i vi i sng tr th l lnh v thm m thụng qua hot ng õm nhc.
Mt nh son nhc ngi c - Robert Schumann ó tng phỏt ngụn rng
Nhim v cao quý nht ca õm nhc l chiu sỏng vo nhng cừi sõu thm
trong trỏi tim mi con ngi. Nh chỳng ta ó bit õm nhc tỏc ng vo trỏi
tim mi con ngi ngay t khi ta cũn nm trong nụi qua ting ru i ca b,
ca m.
Chớnh cỏi bt u y ó vụ hỡnh chung a mi tõm hn tr th hũa vo õm
nhc, õm nhc vi tr th ging nh l mt th gii k diu y cm xỳc. Tõm
hn tr th luụn luụn trong sỏng, luụn luụn vui v, cho nờn vic tip xỳc vi õm
nhc l khụng th thiu. Bi chớnh ni õy õm nhc c coi nh l mt
phng tin giỏo dc ton din nhõn cỏch, tõm hn tr th.
Tõm hn tr em ngõy th, trong sỏng nh t giy trng. Vỡ vy ũi hi
chỳng ta phi c bit quan tõm chm súc, nuụi dy giỏo dc tr. Giỏo viờn mm
non chớnh l mt ngh s thi vo tõm hn tr th, nhng giỏ tr u tiờn ca
nhõn cỏch con ngi, ú l giỏ tr chõn thin m, cỏc em bc tip trờn
con ng tng lai phớa trc.
m nhc i vi tr l mt th gii k diu y cm xỳc. Nh chỳng ta ó
bit õm nhc tỏc ng vo con ngi ngay t khi cũn nm trong nụi khi c
nghe ting ru i ca b, ca m. Tõm hn tr ngõy th trong sỏng, lc quan,
yờu i.... cho nờn tip xỳc vi õm nhc l nhu cu khụng th thiu vi tr v tt
c chỳng ta. Bi chớnh õy õm nhc c coi nh mt phng tin giỏo dc
ton din nhõn cỏch tr. Thông qua Âm nhạc, trẻ sẽ linh hoạt, mạnh
dạn, tự tin, thông minh hơn. Âm nhạc còn giúp trẻ phát triển
ngôn ngữ, phát triển tai nghe và cảm xúc cho trẻ.
L mt giỏo viờn mm non trc tip chm súc nhng mm non tng lai
ca t nc, tụi rt tõm huyt vi ngh dy tr. Tụi nhn thy tr em bõy gi rt
thụng minh v nhanh nhn. Tụi luụn mong mun truyn t tht nhiu kin thc
cho tr, giỳp tr phỏt trin ht nhng kh nng vn cú. Chớnh vỡ iu ú tụi ó
luụn trn tr, tỡm tũi v sỏng to, tỡm ra nhng cỏch thc hay, nhng phng
phỏp tt nht cho bi ging ca mỡnh. Giỏo dc õm nhc trong trng mm non
l giỏo dc cho tr lũng yờu õm nhc, bit cm th õm nhc thụng qua cỏc hot
1
động âm nhạc phong phú như: Ca hát, vận động, nghe hát, múa, trß chơi âm
nhạc....
Đặc biệt đối với trẻ 5 - 6 tuổi, giáo dục âm nhạc đã đem lại cho trẻ những
ấn tượng, những khái niệm âm nhạc, dần hình thành trong tâm hồn trẻ, tạo điều
kiện phát triển thị hiếu âm nhạc. Đây là bước khởi đầu giúp trẻ biết lựa chọn,
đánh giá tác phẩm âm nhạc và biết cách biểu diễn ở mức độ đơn giản. Chính vì
lý do đó mà bao năm tôi luôn trăn trở để tìm ra giải pháp nào tốt nhất, hiệu quả
nhất. Đặc biệt là hoạt động cho trẻ làm quen với Âm nhạc để đạt kết quả cao nên
tôi đã chon đề tài: "Một số biện pháp giúp cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi làm
quen hoạt động âm nhạc mầm non Quảng Châu" để đưa vào nghiên cứu và
thử nghiệm.
1.2.Mục đích của đề tài:
Nhiệm vụ năm học 2018 - 2019 tiếp tục đẩy mạnh việc thực hiện và làm
theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh. Với cuộc vận động hai không, cuộc vận
động mỗi thầy giáo là một tấm gương đạo đức tự học và tự sáng tạo, tiếp tục
triển khai có hiệu quả phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện học
sinh tích cực”. Với môn Âm nhạc cũng vậy, đưa công nghệ thông tin vào môn
học này sẽ làm cho giờ học của trẻ sôi nổi, sinh động hơn, trẻ hứng thú hơn khi
được tham gia hoạt động tập thể.
Với mục đích mong muốn tổ chức cho trẻ học tốt hơn môn Âm nhạc, tôi
đã mạnh dạn đưa ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy Âm nhạc cho trẻ để giờ
học đạt kết quả cao hơn.
Vấn đề quan trọng hơn là phát huy tính tích cực chủ động, sáng tạo của trẻ.
Tạo cơ hội cho trẻ được tìm tòi, trải nghiệm và trẻ có mong muốn sống và
làm việc theo cái đẹp, sáng tạo ra cái đẹp của trẻ thông qua các hoạt động học
tập, vui chơi. Làm được điều đó tức là người giáo viên đã đạt được mục tiêu đề
ra bài dạy của mình.
Tạo cho trẻ tinh thần độc lập, tự tin, rèn sự khéo léo, biết thể hiện mình và
hòa mình vào thế giới âm nhạc. Vì vậy thông qua hoạt động âm nhạc cô giáo cần
cho trẻ hoạt động cá nhân, hoạt động nhóm, giúp phát triển toàn diện đáp ứng
với nhu cầu giáo dục và đáp ứng với lòng mong mỏi của các bậc phụ huynh.
1.3.Đối tượng nghiên cứu.
Căn cứ vào yêu cầu của đề tài, tôi chọn đối tượng nghiên cứu là "Một số biện
pháp giúp cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi làm quen hoạt động âm nhạc mầm non
Quảng Châu"
1.4.Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp trò chuyện.
Phương pháp quan sát sư phạm.
Phương pháp đàm thoại.
Phương pháp dựng lời và phương pháp trò chơi.
Phương pháp nêu gương - khích lệ
1.5. Những điểm mới
2
Điểm mới của đề tài “ Một số biện pháp cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi làm quen
hoạt động âm nhạc mầm non Quảng Châu” tôi đã sử dụng những đồ dùng tự làm
từ nguyên vật liệu thiên nhiên giúp trẻ hứng thú học tập. Trao đổi gợi mở với trẻ
về cách vận động của bài hát, lấy ý kiến của trẻ làm trung tâm.
2. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm
2.1. Cơ sở lý luận sáng kiến kinh nghiệm.
Âm nhạc trong trường mầm non thật hấp dẫn đối với trẻ, trẻ thích ngắm
nhìn những đồ vật, những bức tranh có màu sắc đẹp, những hình thù ngộ nghĩnh
và đa dạng, trẻ luôn có những xúc cảm với những sự vật hiện tượng xung quanh,
nó mang lại cảm xúc và ấn tượng mạnh mẽ đối với trẻ, thôi thúc trẻ muốn khám
phá và sáng tạo ra cái đẹp.
Thông qua hoạt động nghệ thuật ở trường mầm non nhằm giáo dục tình
cảm đạo đức, thẩm mỹ, đồng thời tạo điều kiện cho trẻ phát huy năng khiếu, góp
phần phát triển trí tuệ và thể chất. Vì vậy nội dung giáo dục âm nhạc được tiến
hành theo các dạng hoạt động: Ca hát, vận động theo nhạc, nghe hát và trò chơi
âm nhạc.
a. Ca hát là hoạt động âm nhạc được trẻ yêu thích. Nó là nguồn hứng thứ
mạnh mẽ để trẻ cảm thụ nghệ thuật. Ca hát còn là phương tiện thiết thực cho các
hoạt động giáo dục ở trường mầm non.
Trẻ được xem cô biểu diễn, được hát các bài hát mầm non và được cùng
với cô trò chuyện về ý nghĩa nội dung bài hát sẽ tạo cho trẻ sự cảm nhận nghệ
thuật và liên hệ đến việc giáo dục tình cảm đạo đức, thẩm mỹ thông qua nội
dung bài hát theo chủ điểm.
Trẻ được hát thể hiện tình cảm, hát đúng nhạc, hát rõ lời, hát biểu diễn với
cường độ, sắc thái phù hợp nội dung bài hát. Hát kết hợp với sử dụng đồ chơi gõ
đệm theo nhịp điệu âm nhạc, tạo cho trẻ có được những kỹ năng hoạt động nghệ
thuật phong phú.
Trẻ được hát biểu diễn với hình thức: Tập thể, tốp ca, song ca và đơn ca;
hát nối tiếp từng câu, hát có lĩnh xướng, hát kết hợp với biểu diễn minh họa phù
hợp với nhịp điệu âm nhạc và nội dung lời ca, tạo cho trẻ hứng thú cảm thụ âm
nhạc.
b. Vận động theo nhạc là hoạt động phối hợp giữa âm nhạc và động tác
múa nghệ thuật, tạo cho trẻ có được sự cảm nhận và nhịp điệu góp phần tích cực
vào sự phát triển trí tuệ và thể chất.
Trẻ được nhảy múa hoặc thực hiện các động tác múa nghệ thuật theo nhịp
điệu của ca khúc, làn điệu dân ca với các hình thức múa hát tập thể, theo nhóm
hoặc từng cá nhân. Thực hiện đại trà với cả lớp hoặc với mức độ thể hiện cho
những trẻ có khả năng biểu diễn múa cơ bản mang tính nghệ thuật chuyên ngành
cao hơn sẽ tạo cho trẻ có được cảm giác nhịp điệu góp phần phát triển trí tuệ và
thể chất.
Trẻ được mặc trang phục và sử dụng đạo cụ biểu diễn trên sân khấu phù
hợp với tính chất của âm nhạc và nội dung bài hát theo chủ đề tổ chức lễ hội ở
3
trng mm non lm phong phỳ thờm i sng vn húa, cú tỏc dng giỏo dc
tỡnh cm o c, gúp phn vo vic hỡnh thnh nhõn cỏch tr th.
c. Nghe nhc l hỡnh thc to iu kin tr c thng thc v nhn
bit mt s tỏc phm õm nhc tiờu biu, c bit l cỏc ln iu dõn ca cỏc vựng
min nhm lm phong phỳ thờm i sng vn húa.
Cho tr nghe nhc l hot ng ngh thut vi yờu cu cm th õm nhc
mang tớnh tru tng, ni dung tỏc phm giai iu õm nhc s l ngun cm
hng em n cho tr s yờu thớch õm nhc. Vỡ vy cụ cho tr c nghe nhng
bn nhc phự hp vi kh nng nhn thc. Tr c cụ gi ý cú th bc u
cm nhn giai iu v ý ngha ca tỏc phm, ng thi tr c cựng cụ trũ
chuyn v i sng vn húa cỏc vựng min thụng qua nghe cụ gii thiu v nghe
hỏt cỏc ln iu dõn ca.
Tr c nghe hỏt hoc nghe nhc khụng li. c bit l cỏc ca khỳc quen
thuc, cỏc ln iu dõn ca chuyn th biu din dn nhc hoc c tu nhc c,
hoc c nghe nhc kt hp vi xem mỳa s gúp phn tớch cc vo vic giỏo
dc thm m.
d. Trũ chi õm nhc l hot ng giỳp tr phỏt trin nng khiu, ng thi
ụn luyn nhng kin thc v k nng thc hnh trong cỏc hot ng ngh thut.
Vỡ vy trũ chi õm nhc s c thc hin vi cỏc ni dung v hỡnh thc sau:
Tr c chi cỏc trũ chi phỏt trin tai nghe õm nhc v cao , trng
, nh hng õm thanh, cng v sc thỏi õm nhc. c bit l c lm
quen vi nhng hỡnh tit tu thụng dng, vi cỏc quóng cao c bn trong õm
nhc, thụng qua nghe ting n, tp xng õm n gin v xng cao õm
thanh bng ting kờu ca cỏc con vt gn gi nh ting chim hút, ting mốo kờu,
ting vt kờu, g gỏy...
Tr c chi úng vai din kch th hin cỏc nhõn vt theo bi hỏt, chi
cỏc trũ chi phn x nhanh bng nghe õm nhc, cỏc trũ chi ụn luyn bi hỏt to
cho tr tỏc phong mnh dn hn nhiờn thụng qua cỏc hỡnh thc biu din tit
mc ngh thut.
2. 2. Thc trng vn trc khi ỏp dng sỏng kin kinh nghim
a. Thun li:
Trờng mầm non Qung Chõu có b dy kinh nghim trong công tác
chm sóc giáo dc tr. Trong nhng nm hc va qua nh trng ó gt hỏi c
nhiu thnh tớch ỏng k, c cụng nhn trng chun Quc Gia giai mc 1.
Đôị ngũ cán bộ giáo viên nhà trờng tr, khe, nhiệt tình trong
công tác và 100% đạt chuẩn và trên chuẩn của ngành về
chuyên môn nghiệp vụ nên rất thun lợi cho việc thực hiện đổi
mới nội dung phơng pháp và hình thức tổ chức dạy học.
Nh trng thng xuyờn t chc cỏc bui sinh hot chuyờn mụn giỳp giỏo
viờn bi dng, t hc, t rốn luyn v kin thc, k nng chm súc giỏo dc tr
núi chung v hot ng cho tr lm quen vi õm nhc núi riờng. Nh trng
thng xuyờn t chc cỏc bui thao ging, thc hnh giỳp giỏo viờn cú c hi d
gi ng nghip hc tp v rỳt kinh nghim.
4
Bn thõn tụi l giỏo viờn cú kinh nghim trong vic chm súc v giỏo dc
tr, cú lũng yờu thng tr v c a s cỏc bc ph huynh tin tng v tớn
nhim. Tụi rt yờu thớch hot ng õm nhc v luụn tõm huyt vi ngh dy tr.
Ban giỏm hiu nh trng luụn quan tõm, to iu kin thun li cho giỏo
viờn cú cỏc iu kin, phng tin chm súc v ging dy.
a s cỏc tr trong lp tụi ph trỏch rt yờu thớch hot ng m nhc. Tr
c tham gia nhiu hot ng vn ngh ca trng, ca lp nờn tr rt mnh
dn v t tin.
Nm hc 2018 - 2019 tụi c nh trng phõn cụng ch nhim lp 5 - 6
tui, tng s 32 chỏu vi tui ng u, (20 nam v 12 n) tr ngoan ngoón
hn nhiờn. Hi cha m hc sinh luụn quan tõm ng h giỏo viờn trong vic ch
súc v dy d cỏc chỏu v thng xuyờn ng h nhng nguyờn vt liu thiờn
nhiờn v ph thi lm dựng v chi cho cỏc chỏu.
b. Khú khn:
Qung Chõu l mt a phng chim phn a l nụng nghip, kinh t cũn
gp nhiu khú khn, nhn thc ca mt s ph huynh cũn hn ch. Nờn s phi
kt hp gia gia ỡnh v nh trng cng b hn ch phn no.
Phơng tiện, đồ dùng dạy học, đồ chơi cha phong phú nên
hiệu quả tiếp thu bài của trẻ cha cao.
Trong trng mm non hot ng õm nhc l hot ng c thc hin
thng xuyờn v liờn tc c lng ghộp vo cỏc hot ng giỏo dc khỏc, l
ngun to cm ng cho nhng hot ng khỏc. Tuy nhiờn qua thc t tụi thy
khi tr ca hỏt ụi lỳc cú phn khụng chớnh xỏc v giai iu hoc v li ca, thõm
chớ tr cũn tr cũn t sỏng tỏc li khụng phự hp vi ni dung, tr cha hỳng thỳ
tham gia vo hot ng õm nhc. Mt khỏc k nng ca hỏt ca tr cũn hn ch v
ging, v hi, v õm vc tit tu, vỡ th nú lm gim i tớnh ngh thut ca bi
hỏt. Ngoi ra c quan phỏt õm ca tr cha hon thin, õm phỏt ra yu, hi th
ngt, nụng v c bit s phi hp gia tai nghe v ging cha tht ch ng.
i vi giỏo viờn cha t to nhiu chi, nhng chi t lm thỡ
khụng cú tớnh thm m v ng dng cao, rt hanh hng. Hot ng õm nhc cũn
mang tớnh dp khuụn, mỏy múc, tớch hp õm nhc vi cỏc hot ng khỏc trong
cuc sng cũn hn ch, cha sỏng to v cha mang li hiu qu cao.
Trc tỡnh hỡnh chung nh vy, tôi đã tin hnh kho sỏt, ỏnh giỏ s
phỏt trin ca tr hot ng giỏo dc õm nhc nh sau:
Bng ỏnh giỏ s phỏt trin ca tr u nm
TT Ni dung
1
2
3
Tr hng thỳ tham gia hot ng
m nhc
K nng vn ng mỳa hỏt ca tr
K nng vn ng theo nhc
Tng s tr : 32 chỏu
S tr T l
S tr T l
t
(%)
C.t (%)
9
28%
23
72%
8
7
25%
22%
24
25
75%
78%
5
4
Kỹ năng nghe hát
10
31%
22
69%
Khả năng khéo léo trong các trò
5
12
38%
20
62%
chơi của trẻ.
Qua kết quả đánh giá như trên tôi thấy hiệu quả của hoạt động giáo dục âm
nhạc chưa cao. Tôi đã tìm tòi ngiên cứu và đưa ra một số biện pháp nhằm nâng
cao hiệu quả của hoạt động âm nhạc như sau:
2
2. 3. Các biện pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề
2.3.1. Biện pháp1: Tạo môi trường học tập phong phú, đa dang
Tôi luôn tận dụng diện tích phòng học và chú ý bố trí sắp xếp các góc hoạt
động phù hợp để tạo môi trường học thuận tiện và thoải mái cho trẻ. Muốn cho
trẻ hoạt động một cách hứng thú với âm nhạc thì tôi luôn làm mới góc nghệ
thuật bằng nhiều hình thức khác nhau, thay đổi cách bày trí góc âm nhạc thật
sinh động theo chủ đề giáo dục để thu hút trẻ.
Góc âm nhạc là nơi trẻ có điều kiện để thể hiện khả năng âm nhạc của mình,
trẻ có thể làm quen, ôn luyện, củng cố và vận dụng phát triển những kỹ năng âm
nhạc qua các trò chơi, các hoạt động sáng tạo làm phát triển khả năng sáng tạo
của trẻ. Góc âm nhạc phải được bố trí, sắp xếp phù hợp các dụng cụ, đồ dùng âm
nhạc để tạo môi trường học gần gũi, thoải mái cho trẻ dễ hoạt động.
Cung cấp cho trẻ nhiều nguồn âm thanh: các loại lon, thùng thiếc, thùng giấy
chứa đậu, hột hạt, gạo, các loại đá, các dụng cụ nhà bếp, khối gỗ, chén bằng
sành. Có thể để giấy báo hay những loại giây phế liệu có kích cỡ lớn, tạo điều
kiện cho trẻ sáng tạo ra các kiểu áo váy... theo ý tưởng cá nhân, phục vụ chơi vũ
hội hóa trang, nhảy múa tự do.
Tôi còn sưu tầm thể hiện phong phú các thể loại băng nhạc thiếu nhi, mầm
non, dân ca, nhạc cổ điển... các loại nhạc cụ dân tộc. Khi có điều kiện tôi dùng
đàn thật hay có thể sử dụng mô hình, tranh cho trẻ quan sát.
6
Ngoài ra còn có một số đồ dùng khuyến khích trẻ sáng tạo trong vận động
theo nhạc như: khăn choàng, cờ đuôi nheo, vòng đeo tay, chân, những con búp
bê bằng vải hay thú nhồi bông làm bạn nhảy cùng trẻ. Tất cả những đồ dùng, đồ
chơi trên đều phải ở trạng thái mở, trẻ dễ dàng lấy và sử dụng.
Khi bố trí góc âm nhạc cần chú ý sao cho ở nơi đó tiếng ồn ào trẻ tạo ra tại góc
không ảnh hưởng, làm phiền đến những hoạt động yên tĩnh ở góc khác.
Tại góc âm nhạc, t«i còng chú ý tạo điều kiện cho trẻ thể hiện những ý
tưởng, mong muốn của trẻ, đặc biệt phát huy tác dụng của trẻ hỗ trợ nhau, liên
kết với nhau tổ chức các hoạt động mang tính nghệ thuật. Khuyến khích trẻ tự
làm hay cùng trẻ trang trí một số đồ dùng đồ chơi để vỗ hay gõ đệm bài hát
nhằm gây hứng thú cho trẻ khi sử dụng. Có thể cho trẻ phối hợp chơi với nhóm
Âm nhạc trang trí váy áo làm mặt nạ hóa trang....Trẻ vô cùng sung sướng khi
được sử dụng đồ dùng do chính trẻ tạo ra, để thực hiện các hoạt động âm nhạc.
2.3.2. Biện pháp 2: Tổ chức tiết học nhẹ nhàng, linh hoạt
Chủ đề: Gia Đình.
NDTT: Vận động minh họa: Nhà của tôi
NDKH: Nghe hát: Cho con
Trò chơi: Thỏ nghe hát nhảy vào chuồng
1.Mục đích yêu cầu
a.Kiến thức
- Trẻ nhớ tên bài hát: “Nhà của tôi”, sáng tác: “Thu Hiền”
- Trẻ hiểu được nội dung bài hát: “Nhà của tôi”
- Trẻ biết vận động minh họa theo nhạc bài hát
- Biết hưởng ứng cùng cô khi nghe cô hát
- Chơi biết tên trò chơi, biết cách chơi trò chơi
b.Kĩ năng
- Rèn kĩ năng ghi nhớ, phát triển tai nghe cho trẻ
- Rèn kĩ năng múa, sự kết hợp khéo léo của tay và chân
- Phát triển ngôn ngữ cho trẻ
- Trẻ hứng thú và chơi trò chơi thành thạo
- Rèn luyện phản xạ nhanh qua trò chơi
c.Thái độ
- Giáo dục trẻ biết vâng lời cô, ông bà, bố mẹ
- Trẻ biết yêu quý ngôi nhà của mình
2.Chuẩn bị
- Đàn oóc gan, hoa tay cho trẻ
3.Cách tiến hành
Hoạt động của cô
HĐ 1: Ổn định, gây hứng thú.
- Cô là người dẩn chương trình “Trò chơi âm
nhạc”
- Giới thiệu các đội chơi:
Hoạt động của trẻ
- Trẻ lắng nghe
7
+ Đội số 1: Gia đình yêu thương
+ Đội số 2: Gia đình hạnh phúc
+ Đội số 3: Gia đình đoàn kết
- Đồng hành cùng các đội là cô giáo....
- Chương trình gồm 3 phần :
+ Phần 1: Thể hiện tài năng
+ Phần 2: Giai điệu thân quen
+ Phần 3: Trò chơi âm nhạc
- Ba đội chơi đã sẵn sàng chưa?
- Cô mời 3 đội cùng đến với “Không gian đẹp”
- Đến với không gian đẹp các con thấy gì ? (Nhà
ngói, nhà bằng, nhà tầng)
+ Đây là nhà gì?
+ Ngôi nhà có những phần nào?
+ Nhà được làm bằng những nguyên vật liệu gì?
+ Nhà là nơi sinh hoạt của những ai?
+ Chúng ta phải làm gì để ngôi nhà luôn sạch sẽ?
HĐ 2: Nội dung
Phần 1: Thể hiện tài năng
*Vận động minh họa: “ Nhà của tôi”
- Có một bạn nhỏ rất yêu ngôi nhà của mình. Bạn
ấy đố các bạn biết đó là nhà của ai? Cô đố các con
biết đó là bài hát gì ?
- hạc sỹ nào sáng tác?
- Cô cho trẻ hát lại bài hát 2 lần
- Bài hát “ Nhà của tôi” còn được vận động minh
họa rất đẹp đấy. Chúng mình cùng quan sát cô vận
động minh họa bài hát “Nhà của tôi” nhé!
- Cô vận động mẫu 2 lần
+ Cô vận động cùng trẻ 2 lần
+ Ba gia đình thi tài hát hay, múa dẻo
+ Tổ, nhóm, các nhân hát vận động minh họa: (Có
nhạc đệm)
(Cô chú ý sữa sai sau mỗi lần trẻ hát vận động
múa)
- Cả 3 gia đình cùng vận động
- Cả 3 gđ vừa được vận động bài hát gì?
- Do ai sáng tác?
- Các con có yêu quý ngôi nhà của mình không?
- Yêu quý các con phải làm gì?
*Giáo dục trẻ: Yêu quý ngôi nhà, lau chùi nhà cửa,
không vẽ bậy …
Phần 2: Giai điệu thân quen
- Trẻ giới thiệu tên đội
- Trẻ đi thăn quan các kiểu
nhà.
- Trẻ trả lời
- Trẻ trả lời
- Trẻ trả lời
- Trẻ lắng nghe
- Trẻ hưởng ứng khi nghe
cô hát
- Trẻ trả lời
- Trẻ lắng nghe
8
*Nghe hát: “Cho con”
- Cô giới thiệu bài hát: Gia đình là tổ ấm luôn che
chở cho các con, là nơi các con khôn lớn lên từng
ngày, được bố mẹ yêu thương chăm sóc. Được thể
hiện qua bài hát “Cho con”, nhạc Phạm Trọng
Cầu, lời bài hát của chú Tuấn Dũng. Cả 3 gia đình
cùng lắng nghe cô hát nhé
- Cô hát lần 1: Hát rõ lời, tình cảm
- Cô nói nội dung bài hát: Bài hát nói về tình cảm
của cha mẹ dành cho các con, luôn chăm sóc và
che trở cho các con thân yêu của mình…
- Cô hát lần 2: Trẻ hưởng ứng cùng cô (trẻ đung
đưa thể hiện cùng cô)
Phần 3: Trò chơi âm nhạc: “Thỏ nghe hát nhảy vào
chuồng”
- Cách chơi: Cô đặt 5 vòng tròn, mỗi lần chơi cô
gọi 6 trẻ lên chơi.
- Luật chơi: Trẻ đi vòng tròn vừa hát khi nào có
hiệu lệnh “Thỏ về chuồng” mỗi trẻ phải nhảy vào
1 chuồng, bạn nào không có chuồng bạn đó sẽ phải
lặc lò lò quanh các bạn 1 vòng.
- Tổ chức cho trẻ chơi trò chơi
*Kết thúc
- Cô cùng trẻ đếm số hoa của mỗi đội.
- Trao quà cho các đội chơi.
- Trẻ đọc thơ: “Em yêu nhà em” vẫy tay chào và
đi ra ngoài.
- Trẻ lắng nghe
- Trẻ hưởng ứng cùng cô
- Trẻ lắng nghe
- Trẻ chơi trò chơi
- Trẻ cùng cô đếm số hoa
- Trẻ đọc thơ
2.3.3. Biện pháp 3: Đưa ứng dụng CNTT vào các tiết học.
Thường xuyên vào các trang web như: you tobe.com, blog socnhi.com,
nhac cuatoi.vn…để tìm các tư liệu phù hợp với nội dung bài dạy sau đó sử dụng
máy chiếu, làm các hiệu ứng với hình ảnh, ảnh động, sdile show, video clip
….kết hợp với các phần mềm: pwerpoint, kidpic, photoshop…có xử lí hình ảnh
và sử dụng trong bài dạy.
Ở chủ đề động vật: dạy bài hát “Thật là hay” Có thể kết hợp cho trẻ xem
clip “Thế giới động vật” tương ứng vào mỗi câu hát, đến câu hát về con vật nào
thì trẻ xem hình ảnh tương ứng về con vật đó…Trẻ có thể vừa hát vừa bắt chước
các hành động của con vật trong bài hát như: Khỉ, voi, gấu…Tiết học của trẻ sẽ
thêm vui nhộn và sinh động hơn.
Với những bài hát nghe thuộc làn điệu dân ca, cô có thể cho trẻ xem hình
ảnh, clip về những cuộc thi hát dân ca, hát đối, hát quan họ ở hội Lim. Khi trẻ
được trực tiếp xem các đoạn video clip trẻ sẽ hứng thú và có cảm xúc hơn với
những làn điệu dân ca đó. Ví dụ:
9
Khi cho nghe các bài hát dân ca quan họ Bắc Ninh, tôi đưa đoạn clip các
liền anh, liền chị quan họ đang hát giao duyên hay hình ảnh của các chị hai, chị
ba quan họ với nón thúng quai thao và những bộ quần áo mớ ba, mớ bảy cho trẻ
xem. Với những giọng hát chuyên nghiệp mượt mà tình cảm, những bộ quần áo
rực rỡ sắc màu và phong cảnh hữu tình, trẻ sẽ cảm thụ chính xác hơn về các làn
điệu dân ca của các vùng.
Hát Quan họ Bắc ninh
Với các bài hát về Bác Hồ, khi nghe bài hát “Ai yêu nhi dồng bằng Bác
Hồ Chí Minh” kết hợp cho trẻ xem các hình ảnh, clip về Bác Hồ với các cháu
thiếu nhi…trẻ sẽ thấy Bác Hồ rất hiền từ giống như một người ông rất gần gũi
với các cháu:
Với những trò chơi âm nhạc, tôi sưu tầm những âm thanh gần gũi trong
thực tế như các hiện tượng thiên nhiên: Tiếng suối chảy róc rách, tiếng mưa rơi
rì rào, tiếng gió thổi vi vu, tiếng chim hót véo von…Những âm thanh trong
cuộc sống (tiếng còi tàu, tiếng còi ô tô, tiếng gà gáy…) ®Ó phát triển sự nhạy
cảm và tai nghe cho trẻ.
2.3.4. Biện pháp 4: Sử dụng các loại nhạc cụ đa dạng
Khi trẻ khai thác hết, chơi liên tục, trẻ cảm thấy chán tôi sẽ thay đổi ngay.
Ví dụ như: Dùng lời kích thích trẻ: “Hôm nay góc âm nhạc có đồ dùng đồ chơi
mới, các con hãy đến thử xem”. Mỗi lần nên thay đổi 3- 4 đồ dùng, đồ chơi.
Giáo viên khuyến khích trẻ trải nghiệm, tìm tòi, khám phá những đồ dùng đồ
chơi mới. Ví dụ như dưới sự giúp đỡ của cô trong quá trình trẻ chơi, trẻ tự phát
hiện ra âm thanh của chén sành chén sứ khi chứa lượng nước khác nhau, thì các
chén tạo ra âm thanh khác nhau. Giáo viên gợi ý cho trẻ biết phối hợp những đồ
dùng đồ chơi cũ với đồ dùng đồ chơi mới, gây hứng thú cho trẻ.
10
Ví dụ: Để gõ đệm cho một bài hát, gợi ý trẻ sử dụng trống lắc, phách… trẻ kết
hợp với việc sử dụng đũa gõ những ly thủy tinh có lượng nước khác nhau tạo ra
một tổ hợp âm thanh hài hòa, rất hay. Trong quá trình trẻ chơi tại góc âm nhạc,
giáo viên có thể tận dụng để giới thiệu cho một số đàn dân tộc trẻ biết. Ví dụ về
đàn tranh, sau khi cô giới thiệu chọn tiếng đàn tranh trong đàn organ, cô cho trẻ
nghe một bài hát quen thuộc giúp trẻ dễ cảm thụ.
2.3.5. Biện pháp 5: Sử dụng các loại trang phục gây hứng thú cho trẻ
Để tạo cho trẻ các trang phục biểu diễn hấp dẫn, bắt mắt, tôi dùng các
trang phục làm từ ruy băng, giấy màu các loại, trang kim, phế liệu… Cô và trẻ
cùng nhau trang trí để làm trang phục kích thích trẻ tham gia hoạt động. Trẻ
được mặc bộ quần áo do chính mình tham gia trang trí sẽ phấn khởi và hứng thú
hơn với hoạt động âm nhạc.
Hình ảnh một số trang phục và dụng cụ âm nhạc
2.3.6. Biện pháp 6: Kết hợp âm nhạc với các môn học khác
* Giáo dục âm nhạc ở mọi lúc mọi nơi
Âm nhạc và cuộc sống luôn hòa quện và đan xen vào nhau. Vì vậy, mọi
lúc mọi nơi cũng cần cho trẻ tiếp xúc với âm nhạc. Vào buổi sáng giờ đón trẻ, cô
cho trẻ nghe các bài hát trong và ngoài chương trình phù hợp với lứa tuổi và chủ
đề giáo dục nhằm tạo hứng thú vui vẻ, hào hứng cho trẻ khi đến trường.
Hoạt động thể dục sáng, mở băng đĩa, lựa chọn những bài hát phù hợp với chủ
đề giáo dục kết hợp các động tác cho trẻ tập thể dục.
Ví dụ: Chủ đề: Giao thông cô chọn những bài hát như: Em đi qua ngã tư đường
phố, Em đi chơi thuyền, Đường em đi....
Chủ đề: Hiện tượng tự nhiên cho trẻ tập kết hợp với các bài như: Bé yêu biển
lắm, Cho tôi đi làm mưa với....
* Trong các hoạt động chung:
11
Phát triển thẩm mỹ:
Do đặc điểm của lứa tuổi Mẫu giáo nên giáo dục các cháu cần tiến hành
theo phương châm "Học mà chơi - chơi bằng học" theo chương trình giáo dục
mầm non mới. Một giờ học giáo dục âm nhạc cô xây dựng theo các cách khác
nhau, mỗi giờ học chọn một phần trọng tâm chủ yếu trong một hoạt động:
Trọng tâm là ca hát thì nội dung chính là tập cho các cháu hát thuộc bài hát, hát
rõ lời, đúng nhạc.
Nếu trọng tâm là nghe hát thì phần nghe hát phải kéo dài hơn, chủ yếu là
trẻ được nghe cô hát, trẻ cảm nhận được tính chất, tình cảm của âm nhạc nên
hưởng ứng cảm xúc với những trạng thái cảm xúc có trong tác phẩm.
Nếu trọng tâm là biểu diễn văn nghệ thì cô tổ chức cho trẻ biểu diễn giống
như một đêm văn nghệ, giúp trẻ ôn lại những bài đã học, tự tin mạnh dạn trước
đông người. Dẫn dắt trẻ đến với những hiện tượng sống động của đời sống, giúp
trẻ hình thành sự liên tưởng.
Nếu trọng tâm là vận động theo nhạc thì cô hướng dẫn trẻ cách vận động
theo bài hát để tạo cho bài hát hay hơn, trẻ hứng thú hơn. Việc dạy trẻ vận động
nhịp nhàng theo nhịp điệu âm nhạc không chỉ giúp trẻ tập phối hợp các động tác
đi lại vững vàng, chạy nhẹ nhàng. Tất cả những vận động của tay chân, thân mình
nhờ có sự phụ hoạ âm nhạc trở nên chính xác, nhịp nhàn hơn. Vận động theo nhạc
tạo cho trẻ sự hoạt bát, nhanh nhẹn, có tư thế đẹp, duyên dáng… v..v…
Để thu hút vào giờ học và giúp trẻ làm quen với hoạt động âm nhạc được
tốt hơn, giáo viên cần đầu tư, nghiên cứu, sáng tạo trong phương pháp dạy học:
Vào đầu giờ học cô có thể trò chuyện về chủ đề, xem vật thật, tranh ảnh, hình
ảnh qua máy vi tính... có chủ đề theo nội dung bài dạy để dẫn dắt trẻ tới tác
phẩm, vào bài học một cách nhẹ nhàng, tự tin không gò bó trẻ. Mọi giờ học hoạt
động làm quen âm nhạc đều có phần nghe hát và trò chơi âm nhạc. Vì sự cảm
thụ âm nhạc gắn bó chặt chẽ với sự phát triển nhận thức. Nó đòi hỏi trẻ phải chú
ý, quan sát nhạy bén. Trẻ tập trung nghe nhạc, so sánh âm thanh làm quen với ý
nghĩa biểu cảm của âm thanh đó, ghi nhớ những đặc điểm, tính chất cảu hình
tượng âm nhạc. Trò chơi âm nhạc giúp trẻ thoải mái, vận động chạy nhảy... trẻ sẽ
hoạt bát nhanh nhẹn và rất hứng thú trong giờ học.
Muốn một giờ hoạt động âm nhạc đạt kết quả cao đòi hỏi cô giáo phải hát
đúng nhạc, có sử dụng đàn, nhạc cụ để trẻ được làm quen với nhạc, cô hát càng
hay càng thu hút trẻ vào giờ học. Cô hát phải thể hiện tình cảm sắc bài hát, cô
giới thiệu dẫn dắt hay có nội dung để trẻ hát cùng cô cả bài. Cô phải chuẩn bị
nhạc cụ cho trẻ như: phách tre, phách gỗ, xắc xô, lúc lắc, trống cơm, đàn
ocgan.... Trẻ hát đúng, hát hay chưa đủ mà còn dạy trẻ vận động theo nhạc, biết
phối hợp âm nhạc nhịp điệu. Trẻ vừa hát vừa vận động theo nhạc giúp trẻ biết
cảm nhận về âm nhạc, trông trẻ thật hồn nhiên dễ thương. Hầu hết các bài hát có
thể cho trẻ vận động múa vì múa là hoạt động nghệ thuật, dùng hình thể, tư thế
để biểu hiện lên tư tưởng, tình cảm của một tác phẩm. Một bài hát cho trẻ làm
12
quen 2, 3 cách vận động khác nhau để thay đổi hình thức, giúp trẻ làm quen với
nhiều loại hình tiết tấu và không làm trẻ bị nhàm chán.
Ví dụ: Dạy hát bài "Làm chú bộ đội" thì tôi chọn bài nghe hát: "Màu áo chú
bộ đội" nhằm hướng trẻ vào nội dung bài học một cách dễ dàng và dễ giáo dục
cho trẻ. Trẻ được nghe những bản nhạc phù hợp, trẻ sẽ cảm nhận giai điệu, ý
nghĩa đời sống văn hoá vùng miền qua bài hát. Khi múa có thể mặc trang phục
theo yêu cầu theo bài hát để bài học thêm sinh động và hứng thú hơn.
Để tăng phần hấp dẫn của giờ học cho trẻ chơi trò chơi âm nhạc nhằm phát
triển năng khiếu, ôn luyện kiến thức kỹ năng cho trẻ về âm nhạc. Sự phản ứng
âm thanh khác nhau để phát triển khả năng nghe nhạc của trẻ. Cô hướng dẫn
cách chơi rõ ràng, cụ thể, dần dần nâng cao yêu cầu của trò chơi. Tôi cho số
đông trẻ được tham gia chơi, tôi nhận thấy một giờ hoạt động âm nhạc cần đảm
bảo các nội dung: Ca hát, vận động theo lời ca, trẻ được nghe hát và được chơi
trò chơi âm nhạc. Trong một tiết học được tổ chức thực hiện như trẻ được chơi
với cô, được gần gũi trò chuyện với cô, không gò bó trẻ. Về đội hình không
cứng nhắc như trước đây, có thể cho trẻ thay đổi nhiều đội hình khác nhau:
Hình tròn, chữ u, tự do... để trẻ được thoải mái hoạt động nhanh nhẹn. Trong giờ
hoạt động âm nhạc cần cho trẻ làm quen với một số bài hát khác, có nội dung
phù hợp và phù hợp với lứa tuổi có thể do cô sáng tác hoặc sưu tầm.
Ngoài giờ âm nhạc thì âm nhạc còn được sử dụng ở các tiết học khác, đây
là phương pháp dạy tích hợp có hiệu quả rất cao cho các tiết học vì âm nhạc thu
hút trẻ rất cao vào bài học mà giáo viên muốn truyền đạt, điển hình như các tiết
học như:
*Làm quen chữ cái:
Trong giờ LQCC yêu cầu cháu nhận mặt chữ bằng nhiều biện pháp khác
nhau thì song song với việc nhận biết chữ cái, âm nhạc nghe trong giờ học cũng
góp phần giúp trẻ nhận biết thêm như: ôn nhóm chữ cái e, ê, u, ư qua bài hát
“Cháu yêu bà” sáng tác của nhạc sĩ Xuân Giao.
Mặc dù phần nội dung này không đi sâu vào cấu trúc giờ dạy nhưng khi trẻ
thuộc bài hát thì trẻ nhớ được chữ và phân biệt được sự giống và khác nhau giữa
các chữ cái đó.
* Làm quen văn học:
Trong giờ LQVH giáo viên dạy trẻ cảm thụ bài thơ, câu chuyện thông qua
việc đọc diễn cảm, hiểu nội dung... để truyền đạt tới trẻ những vẻ đẹp của tiếng nói
dân tộc, sản phẩm trí tuệ và tình cảm của bao thế hệ người Việt Nam nối tiếp nhau.
Thông qua việc dạy bài thơ “Hạt gạo làng ta” của Trần Đăng Khoa, sau khi
trẻ đọc thơ xong cô kết hợp cho trẻ nghe bài hát “Hạt gạo làng ta” do Trần Viết
Bính phổ nhạc và chính giai điệu trữ tình của bài hát giúp cho ý thơ sâu sắc hơn,
Khi cho trẻ đọc bài thơ “Bác Hồ của em” kết hợp nghe hát bài “Nhớ ơn
Bác” của Phan Huỳnh Điểu. Đây là một kinh nghiệm làm cho các tiết thơ,
truyện thêm phần sinh động, hấp dẫn đồng thời giúp trẻ cảm thụ nội dung của
bài thơ, câu chuyện đó qua bài hát đó chứ không phải là một nội dung lồng ghép
để chuyển tiếp cho hay.
13
Ngoài ra một số bài đồng dao, thơ, truyện trong chương trình cũng được
nhiều nhạc sĩ sáng tác thành nhạc như: “Gánh gánh gồng gồng” “Chi chi chành
chành” “Rềnh rềnh ràng ràng”. Giúp trẻ tiếp thu nhanh, mau thuộc và gây hứng
thú trong quá trình học của cháu.
*Khám phá khoa học:
Để giúp trẻ hiểu đúng đắn về những đề tài của giờ hoạt động chung làm
quen khám phá khoa học thông qua việc trò chuyện, đàm thoại, quan sát, trò
chơi...thì việc kết hợp sử dụng âm nhạc trong giờ học góp phần tạo cho trẻ có
cảm xúc với các đối tượng như bài “Giới thiệu một số loài hoa” yêu cầu là trẻ
phân biệt được một số loại hoa, so sánh, nhận xét sự giống và khác nhau...biết
thưởng thức vẻ đẹp, mùi thơm, yêu quí, bảo vệ...Sau đó ta cho trẻ nghe bài
“Màu hoa” hoặc có thể cho cháu nghe bài “Ra vườn hoa” của Văn Tấn.
Trong chủ đề nghề nghiệp như “Chú công nhân” giáo viên yêu cầu trẻ nắm
được công việc, ý nghĩa của công việc đó, yếu quí người lao động...kết hợp cho
trẻ nghe bài “Cháu yêu cô chú công nhân” của Hoàng Văn Yến.
Khi dạy đề tài “Chú bộ đội” nghe bài “Cháu thương chú bộ đội”, “Làm chú
bộ đội” nhằm giúp trẻ hiểu được công việc vô cùng cao cả thiêng liêng của các
chú bộ đội phải đứng gác giữ cho tổ quốc được thanh bình để cho các em thiếu
nhi có được cuộc sống bình yên, thanh bình và hạnh phúc.
* Tạo hình:
Giáo dục âm nhạc trong giờ tạo hình ngoài việc trẻ thực hành, cô mở máy
cho trẻ nghe nhiều bài hát có nội dung tương đối phù hợp với đề tài đó, thì ở đây
ngoài nội dung trên tôi đã tổ chức nhiều tiết ở trên lớp với nội dung là cho trẻ
nghe bài hát có nội dung phù hợp với đề tài và dạy vào phần hướng dẫn, đàm
thoại trước khi trẻ thực hành. Sau đó từ nội dung bài hát giáo viên kết hợp đàm
thoại như: Vẽ hoa, nghe hát bài “Màu hoa” rồi cô cùng trẻ trò chuyện về các loại
hoa trong bài hát.
+ Trong bài hát có những màu hoa gì?
+ Ngoài những bông nhiều màu sắc bài hát còn có gì nữa?
Những câu hỏi đàm thoại đó giúp trẻ có thêm một số ý tưởng
trong quá trình vẽ để có sản phẩm sáng tạo.
Hoạt động tạo hình
Đề tài
Nghe nhạc kết hợp
Mưa
Mưa mùa hạ (Đông Hải)
Vẽ
Hoa
Màu hoa (Hồng Đăng)
Mặt trời
Cháu vẽ ông mặt trời (Tân Huyền)
Chú gà con
Đàn gà con
Con cá
Cá vàng bơi (Hà Hải)
Nặn xé dán
Đàn cá bơi
Cá vàng bơi (Hà Hải)
Vịt con
Đàn vịt con (Mộng Lân)
Hoa mùa xuân Mùa xuân đến rồi
Vẽ
Cô giáo em
Cô giáo miền xuôi (Mộng Lân)
Ngôi nhà
Cả nhà thương nhau
*Giờ hoạt động ngoài trời
14
Hoạt động ngoài trời cũng cần cho trẻ làm quen với âm nhạc, hát những bài
có nội dung theo đề tài hoặc giáo dục cho trẻ thông qua các bài như: "Quan sát
cây xanh trong sân trường".
Sau khi quan sát xong cô cho trẻ hát bài "Em yêu cây xanh". Qua đó trẻ sẽ
được củng cố lại bài hát cũ hoặc làm quen với bài hát mới. Giáo dục các cháu
trồng cây, có ý thức chăm sóc và bảo vệ cây. Hình thành cho trẻ tình yêu thiên
nhiên cuộc sống... Cùng trẻ trò chuyện về bài hát, giải thích cho trẻ về nội dung
lời ca, có âm nhạc nhận thấy trẻ thích hẳn lên, vui thú, làm cho hoạt động thêm
nhẹ nhàng, thoải mái. Từ đó nhận thấy trẻ rất thích được dạo chơi, trẻ nhanh
nhẹn hào hứng tham gia vào các hoạt động, còn giúp trẻ củng cố lại kiến thức đã
học hoặc làm quen với bài hát mới giúp trẻ vào giờ học âm nhạc được dễ dàng,
tự tin hoà mình cùng cô. Nhận thấy bước đầu trẻ có khả năng phát triển về âm
nhạc.
*Giáo dục âm nhạc thông qua giờ hoạt động góc:
Theo chương trình giáo dục mầm non mới hiện nay, hoạt động góc đi đôi
với hoạt động học có chủ đích, việc hướng dẫn trẻ hoạt động theo nhạc thông
qua các giờ hoạt động cũng là biện pháp rất cần thiết. Phương pháp này nhằm
phát triển ở trẻ cảm giác nhịp điệu về âm nhạc, qua đó giúp trẻ thể hiện nhịp
điệu âm nhạc bằng chính hoạt động của mình. Trẻ có thể cảm nhận và tự vận
động theo ý thích của mình. Tôi hướng dẫn trẻ vận động dưới nhiều hình thức:
Hát kết hợp vỗ tay theo tiết tấu (tiết tấu chậm, tiết tấu nhanh, tiết tấu kết hợp)
Hát kết hợp nhún nhảy, lắc lư, giậm chân...
Hát kết hợp một số động tác đơn giản như vẫy cánh tay, cuộn cổ tay, nhún, đi,
chạy...
Hát kết hợp minh hoạ theo lời ca.
Để thực hiện có hiệu quả các hình thức trên, tôi hướng dẫn thực hiện bằng
cách:
+ Bắt nhịp cho trẻ hát và cho trẻ vỗ tay cùng cô (cô làm mẫu để cho trẻ làm
và cho trẻ thực hiện)
+ Bắt nhịp cho trẻ hát hoặc mở nhạc cho trẻ nghe, cô và trẻ cùng nhún nhảy
hoặc lắc lư theo bài hát.
+ Những bài hát nào có thể múa minh hoạ, cô cho trẻ vừa hát vừa làm động
tác minh hoạ cùng cô.
Việc cho trẻ vận động theo nhạc ở hoạt động góc chủ yếu giúp trẻ biết
hưởng ứng cảm xúc bằng chính những phản ứng của cơ thể sao cho phù hợp với
nhịp điệu âm nhạc, không nhất thiết yêu cầu trẻ phải vận động giống như cô.
*Giáo dục âm nhạc thông qua các hội thi, ngày hội
Thông qua các ngày hội, ngày lễ hàng năm cô lựa chọn các nội dung để
lồng ghép hoạt động âm nhạc. Điển hình như của năm học 2018 - 2019 vừa qua
trường tôi đã tổ chức ngày “Ngày hội đến trường của bé”, “Bé vui hội Trung
Thu”, chuẩn bị cho chương trình văn nghệ “Công nhận trường chuẩn Quốc
Gia”. Mỗi một ngày hội, ngày thi trường tôi đã dàn dựng để tổ chức các tiết mục
văn nghệ vô cùng đặc sắc, sinh động và công phu.
15
Trong các ngày lễ, hội thi, trường tôi có mời đông đủ phụ huynh tham dự.
Nhận thấy nhiều phụ huynh rất phấn khởi về những kết quả của con mình. Điều
này có tác dụng rất lớn đến việc thu hút phụ huynh đưa con đến lớp mẫu giáo và
lòng tin đối với nhà trường và cũng là để phụ huynh có hướng phát huy năng
khiếu ở trẻ. Trong cuộc thi trẻ rất hào hứng, mạnh dạn, tự tin tham gia vào các
hoạt động có âm nhạc, trẻ thích biểu diễn và say mê với âm nhạc. Đó cũng là
một hình thức tuyên truyền về ngành học rất lớn. Trẻ rất thích tự làm và được
khen, giúp trẻ phát triển trí tuệ, nhanh nhẹn, hồn nhiên, tự tin trước mọi người và
cảm nhận được vẻ đẹp, cái hay của âm nhạc.
Qua việc áp dụng một số biện pháp trong và ngoài giờ học, tôi tự nhận thấy
chất lượng về môn giáo dục âm nhạc ở lớp tôi nói riêng, khối 5 tuổi và toàn
trường nói chung tăng lên khá rõ, các cháu rất thích học môn này, rất mạnh dạn
tham gia vào các hoạt động tập văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao....
Chính vì vậy mà để nâng cao chất lượng giáo dục âm nhạc thông qua tình
hình thực tế ở trường, lớp, tôi nhận thấy giáo viên mầm non nói chung và giáo
viên dạy khối 5 - 6 tuổi nói riêng cần chú ý những điều như sau: là cô giáo mầm
non, khi bắt đầu tiến hành hoạt động nào đó với trẻ, cô giáo nên khởi đầu bằng
các trò chơi, hát bài hát dân ca, nghe các giai điệu nhẹ nhàng và cho trẻ hát các
bài hát ngắn, dễ nhớ. Cô giáo có thể ghi âm các bản nhạc hay để phục vụ tốt cho
các hoạt động này.
Một thủ thuật thông dụng là cho chơi các trò chơi hay hát đồng ca để tập
trung sự chú ý của trẻ, rồi sau đó chuyển nhanh sang nghe câu chuyện. Tuỳ theo
độ tuổi và số trẻ trong nhóm, giáo viên thường lựa chọn một hoạt động nào đó để
duy trì cân đối giữa vận động “động và tĩnh”. Khi kết thúc một hoạt động nên làm
cho nhóm trẻ lắng dịu xuống bằng giai điệu hay bài tập thư giãn. Giáo viên sẽ đạt
kết quả cao nhất khi họ tạo sự chuyển tiếp ngọt ngào, uyển chuyển giữa các hoạt
động. Nếu giáo viên dừng lại đột ngột, đứt quãng khi chuyển sang hoạt động kế
tiếp sẽ làm cho trẻ mất tập trung, dễ xảy ra lộn xộn. Khi trẻ có nhiều kinh nghiệm
âm nhạc, vận động và tự tin hơn, giáo viên có thể bổ sung các vật dụng như: mũ
hay trang phục và yêu cầu trẻ sáng tạo vận động cho phù hợp với trang phục đó.
Các lời nhận xét cụ thể, khích lệ thích hợp sẽ tạo cho trẻ sáng tạo tích cực. Tránh
các lời nhận xét chung chung như tốt, hay, dở, đúng, sai.
Một số hình thức hoạt động nghệ thuật trong trường mầm non như: Hát,
nghe nhạc, vận động sáng tạo, trò chơi...có tác dụng rất lớn trong việc tạo sự
hưng phấn, phát triển nhận thức, trí tưởng tượng, giáo dục những tình cảm xã
hội lành mạnh, làm phong phú thế giới nội tâm của trẻ, hình thành phát triển tình
cảm thẩm mĩ, kích thích khả năng sáng tạo của trẻ trong quá trình khám phá, tìm
hiểu thế giới xung quanh. Do vậy, giáo viên mầm non cần trau dồi kiến thức, kĩ
năng cảm nhận và thể hiện cái đẹp xung quanh hơn nữa, để vận dụng tổ chức tốt
các hình thức cho trẻ tập hát, nghe nhạc, vận động, chơi trò chơi đóng vai, đóng
kịch phù hợp, hiệu quả hơn với trẻ.
* Một số trò chơi phục vụ trong giờ âm nhạc
16
Đối với trẻ thơ, được hoạt động với âm nhạc thông qua các trò chơi là một
biện pháp hữu hiệu nhất. Trò chơi đã trở thành phương tịên để đem đến cho trẻ
các yếu tố diễn tả của nghệ thuật sinh động, nó có tác dụng mạnh mẽ nhưng lại
đến với trẻ một cách nhẹ nhàng, thoả mái.
Hiện nay trò chơi âm nhạc được coi là một trong các hình thức vận động
theo nhạc của chương trình giáo dục âm nhạc mầm non. Nó có vai trò quan
trọng giúp trẻ luyện tai nghe nhạc, củng cố ca hát, tạo cảm giác nhịp điệu, phát
triển năng khiếu âm nhạc, các yếu tố đó góp phần làm cho trẻ cảm thụ âm nhạc.
Mỗi loại trò chơi đều có ý nghĩa giúp trẻ phát triển trí tuệ, tạo cho trẻ có
những phản xạ nhanh, nhạy, có tác dụng trong việc củng cố và tiếp thu những
nội dung giáo dục. Đặc biệt trò chơi âm nhạc còn rèn luyện cho trẻ có kĩ năng
thông qua tai nghe âm nhạc.
Chính vì vậy bản thân đã tìm tòi, sáng tác, cải biên một số trò chơi nhằm
làm tăng thêm sự phong phú âm nhạc cho trẻ.
a. Trò chơi “Nghe thấu hát tài”:
Trò chơi giúp trẻ nhanh nhẹn, linh hoạt, truyền tin cho bạn đúng
Chuẩn bị: Một số câu hát trong các bài hát trong chương trình mà trẻ đã thuộc.
Cách chơi: Thành viên thứ nhất của 2 đội ra ngoài lớp, cô nói thầm vào tai từng
trẻ đại diện của 2 đội một câu hát giống nhau. Sau đó 2 trẻ có trách nhiệm chạy
về đội của mình và nói lại câu hát đó cho bạn thứ 2, bạn thứ 2 nói thầm vào tai
cho bạn thứ 3...và cứ thế tiếp tục cho đến trẻ cuối cùng của đội, trẻ cuối cùng lên
hát lại câu hát đó. Nếu đội nào hát đúng và nhanh hơn thì thắng cuộc.
Ví dụ: Cô nói thầm vào tai trẻ đại diện 2 đội câu hát: “Yêu chú công nhân lớn
lên cháu lái máy cày”. Hai trẻ đại diện chạy về nói thầm vào tai cho bạn thứ 2
của đội mình...Và cứ thế cho đến bạn cuối cùng của đội lên hát lại đúng lời của
câu hát trên và nhanh trước đội kia là thắng cuộc.
b. Trò chơi: “Tai ai thính”
Trò chơi tạo cho trẻ sự tập trung chú ý lắng nghe các âm thanh của các
nhạc cụ khác nhau và trẻ hứng thú được khám phá, trải nghiệm các nhạc cụ.
Chuẩn bị: một số nhạc cụ âm nhạc như sau
Đàn organ bằng đồ chơi điện tử, kèn nhựa, kèn bằng vỏ ốc, phách gõ bằng tre,
bằng vỏ nghêu, đàn gõ bằng tre, trống gõ bằng lon, bằng quả bầu khô...
Cách chơi: Trẻ nghe và phân biệt âm thanh của các nhạc cụ. Cô giới thiệu cho
trẻ biết từng loại nhạc cụ và âm thanh của các loại nhạc cụ đó như:
+ Cô đàn organ và nói cho trẻ biết đó là tiếng đàn organ.
+ Cô thổi kèn bằng nhựa và cho trẻ biết đó là tiếng kèn bằng nhựa.
+ Cô gõ phách bằng tre và cho trẻ biết đó là tiếng gõ bằng phách tre...
Sau khi giới thiệu hết các loại nhạc cụ, cô lần lượt đánh đàn, gõ các loại
nhạc cụ cho trẻ vừa nghe, vừa xem và cô hỏi trẻ tiếng nhạc cụ gì? Khi trẻ đã
quen, cô cho trẻ ngồi không nhìn thấy nhạc cụ, sau đó cô đánh đàn, gõ, thổi các
loại nhạc cụ và hỏi xem trẻ nhận biết được âm thanh của loại nhạc cụ nào. Sau
đó cho trẻ chia làm 2 đội và thi đua, nếu đội nào đoán sai phải hát một bài theo
17
yêu cầu của đội đoán đúng. Nếu đoán đúng sẽ được khám phá, trải nghiệm với
nhạc cụ đó.
c. Trò chơi: “Giai điệu thân quen”
Trò chơi này giúp trẻ củng cố kiến thức về tên bài hát và củng cố lại giai
điệu bài hát đã học, đồng thời tạo cho trẻ sự tập trung chú ý lắng nghe và nhanh
nhẹn, linh hoạt, trả lời rõ ràng, chính xác tên bài hát.
Chuẩn bị: Đàn ocgan có các bài hát trong chương trình mà trẻ đã được học.
Cách chơi: Cô đánh đàn cho trẻ nghe giai điệu bài hát, 2 đội rung xắc xô giành
quyền trả lời bằng cách nói rõ tên bài hát vừa nghe, nếu đúng mỗi trẻ trong đội
được tặng một bông hoa, nếu sai quyền trả lời thuộc về đội bạn.
Ví dụ: Cho trẻ nghe giai điệu “kính coong bác đưa thư đang đến nhà em...” thì
trẻ phải nêu được đó là bài hát “Bác đưa thư vui tính”
2. 4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục
bản thân, đồng nghiệp và nhà trường.
* Kết quả đạt được:
a. Đối với trẻ :
Qua thời gian nghiên cứu tôi đã tìm ra một số biện pháp đã đưa vào thực
hiện ở hoạt động âm nhạc đã thu được một số kết quả khả quan. đến nay hoạt
động âm nhạc đã thu hút trẻ, trẻ thể hiện các tác phẩm âm nhạc rất có hồn, hát
đúng nhạc hơn, vận động đúng kỹ năng trẻ thể hiện rất sôi động.
Bảng đánh giá sự phát triển của trẻ cuối năm
Tổng số trẻ : 32 cháu
TT
Nội dung
Số trẻ
Tỷ lệ
Số trẻ Tỷ lệ
18
Đạt
(%)
C.Đạt
(%)
Trẻ hứng thú tham gia hoạt động
32
100
0
0
Âm nhạc
2 Kỹ năng vận động múa hát của trẻ
32
100
0
0
3 Kỹ năng vận động theo nhạc
32
100
0
0
4 Kỹ năng nghe hát
32
100
0
0
Khả năng khéo léo trong các trò
32
100
5
0
0
chơi của trẻ.
Nhìn vào bảng khảo sát trên tôi cảm thấy vui mừng và hạnh phúc khi trẻ
lớp tôi phụ trách lại đạt kết quả cao như vậy. Niềm vui đó cũng nhân rộng đến
các bậc phụ huynh, được sự ủng hộ và tán thành của các bậc phụ huynh tham gia
kết hợp với cô giáo để dạy trẻ tại nhà và hoạt giáo dục âm nhạc ở lớp mẫu giáo 5
- 6 tuổi. Đặc biệt trong hoạt động giáo dục Âm nhạc trẻ hoạt động tích cực hơn,
bản thân trẻ được tự nhận xét, trao đổi, trẻ trở lên năng động, sáng tạo và đạt
được những kết quả đáng khích lệ
b. Đối với giáo viên:
Đã sử dụng tốt phương pháp sư phạm, nâng cao kiến thức cơ bản, kỹ
năng thực hành của từng nội dung tạo hình, nắm vững phương pháp dạy học
theo chương trình giảng dạy mầm non, có nhiều kinh nghiệm, sáng tạo trong tiết
dạy, trong việc tạo môi trường học tập cho trẻ, đã tạo được niềm tin và thu hút
sự quan tâm hỗ trợ của các bậc phụ huynh.
c. Đối với phụ huynh học sinh:
Đã có sự quan tâm và phối kết hợp tốt với giáo viên trong việc rèn các kỹ
năng và cung cấp học liệu cho trẻ tham gia hoạt động Âm nhạc, cũng như phối
hợp với giáo viên trong công tác chăm sóc giáo dục học sinh.
d. Đối với bản thân và đồng nghiệp
Bản thân tôi đã nắm vững về nội dung, phương pháp và có nhiều kinh
nghiệm và sáng tạo hơn trong việc cho trẻ làm quen với hoạt động Âm nhạc.
Với kết quả thu được ban đầu như thế tôi nghĩ mình có thể triển khai các giải
pháp này cho các đồng nghiệp thông qua sinh hoạt chuyên môn ,chuyên đề ...để
các đồng nghiệp có thể áp dụng vào trong quá trình giảng dạy một cách tích cực
góp phần nâng cao hiệu quả giáo dục.
1
3. Kết luận, kiến nghị:
3.1. Kết luận:
* Bài học kinh nghiệm
Trước hết bản thân giáo viên phải có năng lực, trình độ về âm nhạc, luôn
đầu tư học hỏi kinh nghiệm, không ngừng phát huy tính sáng tạo, linh hoạt trong
giờ dạy, thể hiện đúng tình cảm, điệu bộ khi hát cho trẻ nghe.
Biết sử dụng nhạc cụ âm nhạc hợp lý, giới thiệu vào bài học tự nhiên, sinh động
gây hứng thú cho trẻ. Các bước chuyển tiếp nhẹ nhàng liên kết, các loại hình
hoạt động của âm nhạc được tiến hành thường xuyên liên tục ở mọi lúc, mọi
nơi. Luôn nghiên cứu tài liệu liên quan tới âm nhạc và tham khảo bạn đồng
19
nghiệp, trên các phương tiện thông tin đại chúng, những cuộc thi trò chơi âm
nhạc. Tìm những bài hát hay có nội dung phong phú, sinh động mang đậm nét
văn hóa dân tộc để ứng dụng cho bản thân và giúp cho trẻ học tốt hoạt động âm
nhạc trong trường Mầm non.
Người phụ trách chuyên môn phải nắm vững kiến thức, kĩ năng cơ bản của
giáo dục âm nhạc. Hướng dẫn giáo viên cụ thể khi thực hiện
Kế hoạch tổ chức, đầu tư phải có nhiều thời gian
Thực hiện tốt công tác chuyên môn, tham mưu để có sự quan tâm, động viên
kịp thời và chỉ đạo sâu sát của hiệu trưởng
Động viên giáo viên thường xuyên, kịp thời và có sự nỗ lực cao.
Kết hợp chặt chẽ với phụ huynh học sinh để có sự giúp đỡ theo yêu cầu của
nhà trường, tạo điều kiện thuận lợi cho việc tổ chức thực hiện.
Bản thân không ngừng học hỏi, tham khảo tài liệu, tham quan học tập,
sáng tạo trong phương pháp giảng dạy.
Đối với ngành học mầm non hoạt động âm nhạc là hoạt động vô cùng
quan trọng đối với sự phát triển của trẻ vì qua âm nhạc giáo dục con người cái
thiện, mỹ, ảnh hưởng tới hành vi văn hóa của trẻ bởi cách thể hiện của tác phẩm
với lối diễn xuất tâm trạng khác nhau giúp trẻ phát triển trí nhớ, tình cảm, đạo
đức, thẩm mĩ, thể chất và âm nhạc còn làm phong phú thêm tinh thần của trẻ.Vì
vậy phải thường xuyên thực hiện tốt hoạt động âm nhạc trong trường MN nhằm
giúp trẻ phát triển năng khiếu của mình, không gò ép áp đặt trẻ mà phải luôn
khuyến khích động viên trẻ một cách linh hoạt để trẻ cảm nhận cái hay, cái đẹp
trong âm nhạc, tạo cho trẻ tâm trạng thoải mái, vui tươi. Từ đó trẻ có hứng thú
với âm nhạc.
Có được kết quả trên là do sự nỗ lực phấn đấu của bản thân và sự giúp đỡ
tận tình của ban giám hiệu, đồng nghiệp và phụ huynh học sinh
3.2. Kiến nghị:
Để thực hiện tốt hoạt động Giáo dục âm nhạc cho trẻ Mầm non trong giai
đoạn hiện nay thông qua việc thực hiện các biện pháp trên đã phần nào đạt được
một số kết quả như đã nêu. Bản thân xin có một số đề xuất sau :
* Đối với Phòng Giáo dục:
Cần tăng cường hơn nữa các lớp tập huấn, bồi dưỡng kỹ năng ca hát, vận
động theo nhạc, tổ chức các lớp dạy đàn, dạy múa...
Cung cấp các tiến bộ khoa học kỹ thuật như: Học tập qua băng hình, đĩa
ghi hình...để cung cấp thêm tư liệu cho giáo viên.
* Đối với nhà trường:
Cần tạo điều kiện cho giáo viên tham quan học tập ở các đơn vị bạn để trao
đổi, học hỏi kinh nghiệm.
Đầu tư kinh phí mua một số trang thiết bị phục vụ hoạt động âm nhạc như:
Đàn organ, dụng cụ gõ đệm, trang phục biểu diễn .v.v...
Trên đây là một số kinh nghiệm rút ra từ bản thân nhằm nâng cao đời
sống âm nhạc cho trẻ trong trường mầm non. Sẽ không tránh khỏi những thiếu
20
sót, vì vậy kính mong lãnh đạo các cấp, đồng nghiệp đóng góp ý kiến để sáng
kiến kinh nghiệm của tôi được hoàn thiện hơn.
Xin trân trọng cảm ơn!
XÁC NHẬN CỦA
THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ
Sầm Sơn, ngày 28 tháng 3 năm 2019.
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của mình
viết, không sao chép nội dung
của người khác.
Người viết sáng kiến
Đinh Thị Sen
21
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Tâm lý học mầm non, NXB ĐHSP
2. Giáo dục mầm non, NXB ĐHSP
3. Đổi mới hình thức tổ chức hoạt động chương trình giáo dục trẻ mẫu giáo,
Viện chiến lược và chương trình GD, NXB GD năm 2006
4. Tài liệu bồi dưỡng hè cho cán bộ quản lý và giáo viên mầm non năm học
2015 – 2016 của Bộ GD&ĐT (nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam)
5. Sách tuyển chọn thơ ca, truyện kể cho trẻ mầm non theo các chủ đề . Nhà
xuất bản giáo dục Việt Nam.
6. Sách hướng dẫn tổ chức thực hiện chương trình chăm sóc và giáo dục trẻ 5 - 6
tuổi . ( Nhà xuất bản giáo dục Việt Nam năm 2013 )
22
MỤC LỤC
Nội dung
1. Mở đầu
1.1. Lý do chọn đề tài
1.2. Mục đích nghiên cứu
1.3. Đối tượng nghiên cứu
1.4. Phương pháp nghiên cứu
1.5. Những điểm mới của sáng kiến kinh nghiệm
2. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm
2.1.Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm
2.3. Các biện phápgiải quyết vấn đề
2.3.1. Biện pháp 1: Tạo môi trường học tập phong phú, đa dang
2.3.2. Biện pháp 2: Tổ chức tiết học nhẹ nhàng, linh hoạt
2.3.3. Biện pháp 3: Đưa ứng dụng CNTT vào các tiết học.
2.3.4. Biện pháp 4: Sử dụng các loại nhạc cụ đa dạng
2.3.5. Biện pháp 5: Sử dụng các loại trang phục gây hứng thú cho trẻ
2.3.6. Biện pháp 6: Kết hợp âm nhạc với các môn học khác
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục
với bản thân đồng nghiệp và nhà trường
3. Kết luận, kiến nghị
3.1. Kết luận
3.2. Kiến nghị
Tài liệu tham khảo
Trang
1
1
2
2
2
2
2
3
4
6
6
7
9
10
10
11
18
19
19
20
23