Tải bản đầy đủ (.doc) (26 trang)

Nghiên cứu mật độ xương và các marker chu chuyển xương ở bệnh nhân cao tuổi gãy cổ xương đùi

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (198.58 KB, 26 trang )

1
GIỚI THIỆU LUẬN ÁN
1. Đặt vấn đề
Loãng xương là tình trạng giảm khối lượng và chất lượng xương
làm tăng nguy cơ gãy xương. Theo TCYTTG ước tính đến năm 2050,
trên thế giới có 6,26 triệu ca gãy cổ xương đùi (GCXĐ) và trên 50%
số này là thuộc về Châu Á. Những nguy cơ hàng đầu gây GCXĐ ở
người cao tuổi là giảm mật độ xương, ngã và một số yếu tố liên quan
đến ngã. Chất lượng xương phụ thuộc vào nhiều yếu tố trong đó vai
trò trung tâm là chu chuyển xương. Chu chuyển xương giúp xương
phát triển và đổi mới, và trong quá trình đó có sự tham gia của các
chất gọi là marker chu chuyển xương. Theo khuyến cáo của Hội
chống loãng xương Thế giới và hiệp hội sinh hóa Quốc tế - 2011, hai
marker chu chuyển xương được khuyến cáo sử dụng trên lâm sàng là
marker tạo xương Osteocalcin huyết thanh và marker hủy xương
CTX huyết thanh. Ở Việt Nam, tuổi thọ trung bình của người dân
tăng lên do đó nguy cơ tăng tỉ lệ bệnh lý ở người cao tuổi trong đó có
bệnh gãy cổ xương đùi. Chưa có nghiên cứu đồng thời về nguy cơ
gãy cổ xương đùi, mật độ xương và marker chu chuyển xương ở
người cao tuổi gãy cổ xương đùi. Chúng tôi tiến hành đề tài:
“Nghiên cứu mật độ xương và các marker chu chuyển xương ở
bệnh nhân cao tuổi gãy cổ xương đùi” nhằm hai mục tiêu sau:
1. Khảo sát một số yếu tố nguy cơ gãy cổ xương đùi, mật độ xương,
tỉ lệ loãng xương bằng phương pháp DEXA, nồng độ các marker
chu chuyển xương Osteocalcin và CTX huyết thanh ở bệnh nhân
cao tuổi gãy cổ xương đùi.
2. Tìm hiểu mối liên quan giữa đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng
với mật độ xương, và nồng độ các marker chu chuyển xương
Osteocalcin và CTX huyết thanh ở bệnh nhân cao tuổi gãy cổ
xương đùi.
2. Tính cấp thiết của đề tài


Gãy cổ xương đùi (GCXĐ) là bệnh lý khá thường gặp gây ảnh
hưởng trực tiếp đến chất lượng cuộc sống, tuổi thọ và kinh tế của
người bệnh do tỉ lệ tử vong và tàn phế, chi phí điều trị bệnh cao. Có


2
nhiều yếu tố nguy cơ gây GCXĐ, hàng đầu phải kể đến là tình trạng
giảm mật độ xương, ngã và các yếu tố liên quan đến ngã, tuổi. Chất
lượng xương thường được thể hiện thông qua mật độ xương và chu
chuyển xương gồm tạo xương và hủy xương. Thông qua việc định
lượng các marker chu chuyển xương để đánh giá tình trạng chuyển
hóa sinh học mô xương. Việc tìm hiểu các yếu tố nguy cơ gãy cổ
xương đùi giúp nhận ra được những người có nguy cơ cao để lên kế
hoạch dự phòng bệnh. Khảo sát đồng thời mật độ xương và chu
chuyển sinh học của mô xương bằng hai marker chu chuyển xương
osteocalcin và CTX giúp hiểu sâu sắc, đầy đủ hơn thực trạng về chất
lượng sức khỏe xương ở người cao tuổi. Từ kết quả nghiên cứu giúp
các nhà y tế có chiến lược điều trị, tư vấn kịp thời cho người cao tuổi.
3. Những đóng góp của luận án
Luận án có ý nghĩa khoa học và thực tiễn, đề cập đến một bệnh lý
thường gặp có ảnh hưởng trực tiếp cuộc sống ở người cao tuổi là
bệnh GCXĐ. Nội dung nghiên cứu khảo sát đồng thời các yếu tố
nguy cơ GCXĐ, mật độ xương và tỉ lệ loãng xương, nồng độ marker
osteocalcin (OC) và marker hủy xương CTX huyết thanh ở người cao
tuổi GCXĐ. Số liệu nghiên cứu xác định, ngoài tình trạng loãng
xương tại cổ xương đùi, còn có một số yếu tố nguy cơ khác có giá trị
dự báo GCXĐ ở người cao tuổi đó là giảm thị lực, giảm sức cơ, BMI
mức thấp và tuổi cao. Mật độ xương tại cổ xương đùi ở các bệnh
nhân GCXĐ thấp hơn và tỉ lệ loãng xương (59,6%) cao hơn có ý
nghĩa so với người không GCXĐ (p < 0,05), đồng thời mật độ xương

có liên quan với tuổi, giới, BMI. Kết quả nghiên cứu đã chứng minh
sự thay đổi có ý nghĩa của nồng độ marker hủy xương CTX huyết
thanh sau điều trị thuốc chống hủy xương (alendronat) ở người cao
tuổi GCXĐ. Số liệu của luận án có giá trị khoa học và ứng dụng được
trong thực hành lâm sàng chuyên ngành cơ xương khớp.
4. Bố cục của luận văn
Luận án gồm 137 trang trong đó: Đặt vấn đề 2 trang, tổng quan tài
liệu 33 trang, đối tượng và phương pháp nghiên cứu 28 trang, kết quả
nghiên cứu 36 trang, bàn luận 36 trang, kết luận 2 trang, kiến nghị 1 trang.


3
Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Gãy cổ xương đùi ở người cao tuổi
1.1.1. Đặc điểm giải phẫu và cấu trúc xương đầu trên xương đùi
Cổ xương đùi là phần nối tiếp giữa chỏm xương đùi và khối mấu
chuyển, đây là nơi chuyển tiếp lực đùi lực tỳ nén và lực co cơ từ
chỏm xuống thân xương nên có cấu tạo rất đặc biệt.
Lớp vỏ xương cứng đi từ thân xương phát triển lên trên và mở
rộng ra giống như lọ hoa. Lớp xương xốp đầu trên xương đùi gồm 5
nhóm bè xương. Hệ thống quạt chân đế gồm các bè xương xếp thành
hình nan quạt bắt đầu từ chỏm xương đùi và tụ lại ở phần vỏ xương
đặc của cổ và tiếp nối với đường giáp. Hệ cung nhọn là những bó
xương mà chân của cung tựa vào vỏ xương đặc ở thân xương, đỉnh
hướng lên trên. Hệ thống mạch máu nuôi vùng cổ xương đùi ít nên dễ
gặp biến chứng hoại tử chỏm xương đùi và khớp giả cổ xương đùi
sau GCXĐ.
1.1.2. Các yếu tố nguy cơ gãy cổ xương đùi ở người cao tuổi
1.1.2.1. Tuổi. Tỉ lệ bị GCXĐ tăng lũy tiến theo tuổi bất kể giới tính,
vùng miền, chủng tộc. Cứ mỗi 5 năm tuổi thì nguy cơ GCXĐ tăng từ

1,4 đến 1,8 lần khi đã hiệu chỉnh mật độ xương. Tuổi không thể thay
đổi nhưng giúp nhận ra người có nguy cơ cao.
1.1.2.2. Chỉ số nhân trắc. Một số nghiên cứu cho thấy chỉ số khối cơ
thể thấp hơn 18,5 kg/m2 là một yếu tố nguy cơ của GCXĐ. Người có
chỉ số BMI cao thường có phân bố mỡ vùng hông và quanh đầu trên
xương đùi nhiều hơn nên có tác dụng bảo vệ đầu trên xương đùi, giúp
triệt tiêu lực va chạm, vì thế giảm nguy cơ GCXĐ.
1.1.2.3. Các yếu tố liên quan đến ngã. 95% bệnh nhân GCXĐ là do
ngã nhưng chỉ có 5% số trường hợp ngã là bị GCXĐ. Ngã
là một yếu tố nguy cơ GCXĐ ở cả hai giới. Các yếu tố
nguy cơ ngã gồm
- Giảm thị lực: gặp ở 20% số bệnh nhân GCXĐ. Người có thị lực
thấp hơn 6/10 thì nguy cơ GCXĐ tăng 1,6 - 2,0 lần.


4
- Giảm sức cơ: gặp ở 15% - 25% số bệnh nhân GCXĐ do giảm sức
cơ, giảm phản xạ gân xương khiến đứng không vững chãi nên tăng
nguy cơ ngã do đó tăng nguy cơ GCXĐ ở người cao tuổi.
1.1.2.4. Tiền sử gãy xương. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng những
người có độ tuổi trên 50 tuổi, thì tiền sử gãy xương trước
đó được coi là một trong những yếu tố nguy cơ cho lần
GCXĐ tiếp theo (với nguy cơ tương đối RR = 1,5 và
khoảng tin cậy là 95% CI: 1,1 – 2,0).
1.1.2.5. Mật độ xương và các yếu tố liên quan đến xương
Khối lượng xương: Theo nghiên cứu gãy xương do loãng xương
(SOF) ở 8134 phụ nữ trên 65 tuổi và nghiên cứu dịch tễ học tại 5 thành
phố của Pháp (EPIDOS) đều thấy mật độ xương là yếu tố nguy cơ quan
trọng nhất của GCXĐ. Giảm một độ lệch chuẩn (0,12g/ cm 2) mật độ
xương thì nguy cơ GCXĐ tăng 2,6 - 4 lần. Mất 5% trọng lượng xương

mỗi năm so với lần đo đầu tiên thì nguy cơ GCXĐ tăng 1,9 lần.
Độ liên kết và các cấu trúc bè xương với tổn thương tích lũy, chu
chuyển xương có liên quan mật thiết với nguy cơ GCXĐ. Việc lượng
hóa marker chu chuyển xương có thể đánh giá vấn đề này. Tăng chu
chuyển xương có thể gây phá vỡ cấu trúc các bè xương và mạng lưới
trong xương nên làm giảm độ bền chắc của xương mà không làm ảnh
hưởng tới khối lượng xương. Vì thế dự báo nguy cơ gãy xương bằng
kết hợp mật độ xương và nồng độ marker chu chuyển xương có độ
tin cậy cao hơn là chỉ sử dụng mật độ xương đơn lẻ để dự báo.
1.1.2.6. Các yếu tố nguy cơ khác. Mẹ có tiền sử GCXĐ thì nguy cơ
GCXĐ tăng ở thế hệ kế tiếp 1,2-2,7 lần và độc lập với mật
độ xương.
Có hút thuốc lá: nguy cơ GCXĐ tăng 1,2 - 2,1 lần.
1.1.3. Chẩn đoán và phân loại gãy cổ xương đùi
- Triệu chứng lâm sàng:
+ Sau một chấn thương ở vùng khớp háng xuất hiện đau chói
vùng bẹn và không vận động được chân bên chấn thương.


5
+ Bàn chân bên chấn thương đổ xuống mặt giường, vùng háng hơi
nề, chân bên gãy ngắn hơn chân bên lành. Thăm khám: mấu chuyển
lớn lên cao hơn bên lành và ấn điểm giữa cung đùi hoặc gõ dồn từ
bàn chân lên bệnh nhân thấy có điểm đau chói cố định ở bẹn.
- Chụp X- quang khung chậu tư thế thẳng đủ để chẩn đoán xác
định GCXĐ khi thấy có hình ảnh đường gãy xương.
1.1.3.2. Phân loại gãy cổ xương đùi
* Thường phân loại cấu trúc giải phẫu đầu trên xương đùi của
Linton dựa vào hình ảnh X – quang khung chậu:
+ Gãy dưới mấu chuyển: đường gãy dưới mấu chuyển bé, trong

phạm vi vùng dưới mấu chuyển bé 5cm.
+ Gãy liên mấu chuyển: đường gãy nối mấu chuyển lớn đến mấu
chuyển bé.
+ Gãy cổ chính danh: đường gãy ở giữa chỏm và hai mấu chuyển.
+ Gãy nền cổ: Đường gãy đi qua phần nền cổ nối 2 mấu chuyển.
* Ngoài ra còn có phân loại theo Pauwels và phân loại Garden
1.1.4. Điều trị gãy cổ xương đùi
* Ngoại khoa. bao gồm điều trị bảo tồn, phẫu thuật kết xương và
thay khớp háng nhân tạo (bán phần hoặc toàn phần) chỉ định tùy theo
vào loại GCXĐ.
* Nội khoa. Mục đích cơ bản là làm giảm nguy cơ gãy xương tiếp
theo, dự phòng bội nhiễm, điều trị các bệnh nội khoa kết hợp. Dự
phòng các yếu tố nguy cơ gãy xương, chế độ dinh dưỡng, luyện tập.
1.1.5. Quá trình liền xương, tiến triển và biến chứng của GCXĐ
* Quá trình liền xương. Về mặt tổ chức học một quá trình liền
xương bao gồm 4 giai đoạn: Giai đoạn pha viêm (03 tuần), giai đoạn
hai là tạo can xương (từ 1 - 4 tháng) gồm giai đoạn can xương mềm
và can xương cứng để nối vững ổ gãy, giai đoạn 3 là sửa chữa hình
thể can để cấu trúc tổ chức học cho xương, và giai đoạn 4 là phục hồi
hình thể xương như ban đầu. Có nhiều yếu tố ảnh hưởng tới quá trình
liền xương bao gồm các yếu tố toàn thân và tại chỗ.


6
* Tiến triển. Nếu GCXĐ được điều trị hợp lý, đúng đắn, diễn biến
thuận lợi có thể sẽ liền xương trong 3 - 4 tháng. Tuy nhiên, GCXĐ
thường gặp ở người cao tuổi, nhiều bệnh kèm theo nên có thể diễn
tiến khác.
* Biến chứng của gãy cổ xương đùi. 40% có tiên lượng xấu, trong
đó 25% là các biến chứng nặng xảy ra trong vòng 6 - 8 tuần đầu sau

khi gãy. Biến chứng toàn thân như tắc mạch, viêm đường hô hấp, tiết
niệu, tiêu hóa, suy mòn... Biến chứng tại chỗ là chậm liền xương,
khớp giả hay tiêu chỏm cổ xương đùi, nhiễm khuẩn...
1.2. Loãng xương và marker chu chuyển xương ở người cao tuổi
1.2.1. Tổng quan về bệnh loãng xương
* Định nghĩa: Theo TCYTTG “Loãng xương là một hội chứng với
đặc điểm sức bền của xương bị suy giảm dẫn đến làm tăng nguy cơ
gãy xương. Sức bền của xương phản ánh sự kết hợp của mật độ chất
khoáng trong xương”.
* Phân loại: Theo nguyên nhân chia thành loãng xương nguyên phát (là
loãng xương do tuổi hay tình trạng mãn kinh ở phụ nữ) và loãng xương
thứ phát (xuất hiện sau một bệnh mạn tính hoặc một số loại thuốc).
* Chẩn đoán
- Lâm sàng: Đau xương âm ỉ là triệu chứng chính, thường đau ở
vùng xương chịu tải của cơ thể (CSTL, chậu hông). Biến dạng xương
do: gãy cổ xương đùi, gãy xương cẳng tay hay xẹp đốt sống…
- Cận lâm sàng
Hiện nay chẩn đoán xác định là đo mật độ xương bằng phương
pháp DEXA trên máy Hologic. Phương pháp này sử dụng nguồn tia
X phát xạ với liều thấp 2 - 4 mra, thời gian thăm dò 5 - 7 phút, sai số
1%,. Vị trí đo tại CSTL (L1 đến L4) và cổ xương đùi. Đơn vị đo:
g/cm2. Máy tính tự động tính chỉ số T-Score và Z-Score.
- Chẩn đoán loãng xương: theo tiêu chuẩn TCYTTG – 1994.
Bảng 1.1. Chẩn đoán loãng xương
Mật độ xương
Bình thường

Trị số T-score
≥ - 1,0



7
Giảm mật độ xương
Loãng xương
Loãng xương nặng

-2,5 đến - 1,0
≤ - 2,5
≤ - 2,5 và kèm theo gãy xương

* Điều trị loãng xương: Mục đích cơ bản của dự phòng và điều trị
loãng xương là làm giảm nguy cơ gãy xương
- Các thuốc điều trị loãng xương theo khuyến cáo Hội Thấp khớp
học Việt Nam là
+ Thuốc ức chế hủy xương: Nhóm bisphosphonate (alendronate,
riserdronate, ibandronate...); Calcitonin (miacalcic, rocalcic..)
+ Thuốc tăng tạo xương: Parathyroid hormon (chưa có tại Việt
nam), Strontium ranelate (từng có rồi rút khỏi thị trường Việt Nam).
+ Thuốc khác: Calcium cần được bổ xung đủ 1200mg/ ngày,
Vitamin D cần bổ xung đủ 800IU/ ngày, cung cấp đủ đạm, vitamin,
khoáng chất...
1.2.2. Chu chuyển xương và các marker chu chuyển xương ở
người cao tuổi GCXĐ
* Chu chuyển xương bình thường
Xương là mô sống, luôn diễn ra chu chuyển xương với hai quá
trình tương hỗ chính là giai đoạn hủy xương và tạo xương để mới
xương. Chu chuyển xương diễn ra suốt đời và theo chu kỳ, giúp 25%
lượng xương xốp và 5% lượng xương đặc được thay mới hàng năm.
Ở mức phân tử, xương được cấu tạo từ 4 loại tế bào: tạo xương
(osteoblast), hủy xương (osteoclast), cốt bào hay tế bào xương

(osteocyte) và tế bào liên kết tham gia vào hoạt động chu chuyển
xương. Bắt đầu chu chuyển xương là giai đoạn hủy xương các tế bào
hủy xương đục bỏ, làm sạch xương cũ bằng việc phân hủy chất
khoáng, tạo những lỗ hổng trên bề mặt xương. Tiếp theo là giai đoạn
tạo xương, các tế bào xương bắt đầu sửa chữa lấp đầy những lỗ hổng
ở về mặt xương bằng xương mới. Trong quá trình này một số tế bào
tạo xương ở lại trong mô xương trở thành tế bào xương. Sau đó
xương mới được khoáng hóa và chu chuyển xương được hoàn thiện.
Giai đoạn hủy xương thường vài tuần, giai đoạn tạo xương dài hơn
(vài tháng). Một chu kỳ chu chuyển xương để tạo xương mới kéo dài


8
6 - 9 tháng. Ở giai đoạn phát triển, quá trình tạo xương diễn ra với tốc
độ cao hơn so với hủy xương, giúp mật độ xương tăng lên nhanh
chóng và mật độ xương đạt đỉnh ở quanh tuổi 30 - 35. Trên 35 tuổi,
xương được thay thế theo chu kỳ khoảng 10 năm.
* Các marker chu chuyển xương
- Các marker tạo xương: là sản phẩm quá trình tạo xương. Hiện
các marker tạo xương được phân tích từ huyết thanh bao gồm
Osteocalcin, Phosphatase kiềm đặc hiệu của xương (Bone Specific
Alkaline phosphatase – BSAP), Procollagen týp 1 propeptid (total
P1NP).
- Các marker huỷ xương: thường là sản phẩm thoái biến của các
collagen trong xương. Bao gồm: sản phẩm thoái biến của collagen
týp 1 CTX (C-terminal crosslinked telopeptide of type I collagen),
Hydroxyprolin, Hydroxylysin – Glycosid, Pyridinolin và
Deoxypyridinolin, Phosphatase acid đối kháng tartrate (TRAP), Bone
Sialoprotein, Cathepsin K. Năm 2011, Hiệp hội chống loãng xương
Thế giới khuyến cáo ứng dụng trong lâm sàng để dự báo mất xương,

gãy xương và hiệu quả điều trị của các thuốc chống hủy xương nhóm
bisphosphonate là osteocalcin, CTX, P1NP huyết thanh, tuy nhiên
P1NP chưa sẵn có hóa chất xét nghiệm tại Việt Nam.
* Chu chuyển xương trong loãng xương, gãy cổ xương đùi ở
người cao tuổi. Thường sau 35 tuổi chu chuyển xương giảm hơn giai
đoạn cơ thể trưởng thành. Do đó nồng độ các marker chu chuyển
xương cả trong huyết thanh và nước tiểu duy ổn định ở độ tuổi 30-35,
sau đó các marker hủy xương và tạo xương bắt đầu tăng. Ở thời kỳ
mãn kinh ở nữ và mãn dục ở nam giới, các tế bào hủy xương hoạt
động mạnh hơn tạo xương gây suy giảm mật độ xương và chất lượng
xương từ đó gây nên loãng xương. Tính trung bình một người nữ sẽ
mất khoảng 50% xương xốp và 35% xương đặc trong suốt quãng đời
của họ sự thiếu estrogen, sự lão hóa và các yếu tố môi trường gây
nên. Nhiều nghiên cứu cho thấy các marker hủy xương tiên đoán tỉ lệ
mất xương tốt hơn các marker tạo xương. Christiansen C. theo dõi
các phụ nữ mãn kinh kết luận BSAP, osteocalcin dự báo 60% có mất


9
xương. Nhiều nghiên cứu cho thấy osteocalcin giải thích được 43%
tình trạng mất xương giữa các cá thể. Theo Van Dele nồng độ marker
hủy xương nước tiểu tăng hoặc phụ nữ có nồng độ osteocalcin huyết
thanh thấp thì tăng nguy cơ GCXĐ lên 3,1 lần (OR = 3,1; 95%CI: 1,0
– 9,2). Theo Garnero P., nồng độ OC huyết thanh có giá trị tiên lượng
GCXĐ là 2,0 (RR = 2; 95%CI: 1,2 – 3,2).
1.2.3. Marker chu chuyển xương Osteocalcin và CTX huyết thanh
ở người cao tuổi gãy cổ xương đùi
* Marker tạo xương Osteocalcin ở người cao tuổi gãy cổ xương đùi.
Osteocalcin (OC): có trọng lượng phân tử 5800Da, là một protein
gồm 49 acid amin. OC chiếm 15% mạng lưới không collagen của

xương, sau khi giải phóng từ nguyên bào xương, OC được hấp thu
vào trong nền xương và đi vào tuần hoàn, gắn với phân tử
hydroxyapatite trong quá trình khoáng hóa. OC được bài tiết bởi cầu
thận và thoái biến bởi ống thận. Nồng độ OC huyết thanh liên quan chặt
chẽ đến tốc độ tạo xương và sự khoáng hoá nên là đặc hiệu của chức
năng tạo xương.
Một số yếu tố ảnh hưởng đến nồng độ OC huyết thanh, đó là: tuổi,
giới, tình trạng mãn kinh, hoạt động sinh học hàng ngày và dinh dưỡng.
Nồng độ OC huyết thanh có ý nghĩa trong việc theo dõi hiệu quả của
thuốc chống loãng xương. Việc kết hợp mật độ xương và nồng độ
marker chu chuyển xương có thể dự báo với độ tin cậy mạnh hơn đối
với gãy xương hơn là chỉ sử dụng mật độ xương đơn lẻ để dự báo.
* Marker hủy xương CTX ở người cao tuổi gãy cổ xương đùi.
CTX (C terminal crosslinked telopeptide of type I collagen) là thành
phần được tiết ra từ các chất collagen týp 1 cấu trúc ß-isomerized C
telopeptid của quá trình hủy xương, có nguồn gốc từ các liên kết xa ở
các acid amin ở đầu tận C. CTX gồm phân tử gồm 8 peptid gắn với
đầu tận cùng C-telopeptid ở vị trí liên kết chéo Glu-Lys-Ala-Hisbeta-Asp-Gly-Gly-Arg. Được phát hiện và ứng dụng lần đầu tiên trên
lâm sàng vào năm 1998. CTX được đào thải qua thận.


10
Các yếu tố ảnh hưởng đến nồng độ CTX huyết thanh, gồm: tuổi,
giới, tình trạng mãn kinh, hoạt động sinh học và dinh dưỡng.
Nồng độ hai marker OC và CTX trong huyết thanh đạt cao nhất từ
7 - 9 giờ, thấp nhất từ 11 - 15 giờ. Ở 37 0C, nồng độ các marker này
giữ ổn định trong 2 ngày với độ pH >8.


11

Chương 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tượng nghiên cứu
Nghiên cứu có 139 người tham gia gồm hai nhóm: Nhóm bệnh
nhân cao tuổi gãy cổ xương đùi (nhóm GCXĐ) có 109 bệnh nhân ≥
60 tuổi; Nhóm chứng cao tuổi không GCXĐ (nhóm không GCXĐ)
có 30 người.
2.1.1. Tiêu chuẩn chọn bệnh nhân nhóm:
- Nhóm GCXĐ:
+ Là người cao tuổi ≥ 60 tuổi, bị GCXĐ do tai nạn sinh hoạt.
+ Bệnh nhân đồng ý tham gia nghiên cứu.
- Nhóm không GCXĐ:
+ Người ≥ 60 tuổi, không bị GCXĐ và không có bệnh lý cấp tính.
+ Đồng ý tham gia nghiên cứu.
2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ:
- Nhóm GCXĐ: Người GCXĐ < 60 tuổi, GCXĐ do bệnh lý hoặc
tai nạn giao thông hoặc chấn thương nặng, Có bệnh nội khoa nặng
hoặc đang sử dụng thuốc và các chế phẩm thuốc ảnh hưởng tới mật
độ xương. Phụ nữ đã cắt hoặc có bệnh lí ở tử cung, buồng trứng.
+ Không hợp tác nghiên cứu.
- Nhóm không GCXĐ: Mắc các bệnh lý hoặc đang sử dụng thuốc
và các chế phẩm thuốc ảnh hưởng tới mật độ xương. Phụ nữ đã cắt
hoặc có bệnh lí ở tử cung, buồng trứng.
+ Không đồng ý tham gia nghiên cứu.
2.2. Phương pháp nghiên cứu: tiến cứu, mô tả có phân tích kiểm
định tỷ suất chênh, có nhóm đối chứng.
2.2.1. Phương pháp nghiên cứu
Cách tính cỡ mẫu cho nghiên cứu như sau:

[Z
n=


1−α / 2

× 2 p2 q2 + Z1−β ×
( p1 − p2 )

p1q1 + p2 q2

Trong đó: n cỡ mẫu tối thiểu cần lấy.
Ζ

α

1−

2

= 1,96 với α = 0,05. Ζ 1− β = 0,84 (ß = 0,2)

]

2


12
p1 = 0,6 (tỉ lệ loãng xương ở BN cao tuổi GCXĐ).
P2= 0,3 (tỉ lệ loãng xương ở người cao tuổi không
GCXĐ).
Thay các giá trị vào công thức ta. Như vậy, số lượng bệnh nhân
gãy cổ xương đùi cần lấy tối thiểu là 95.

2.2.2. Thiết kế nghiên cứu
- Nhóm gãy cổ xương đùi. Tất cả các bệnh nhân tham gia nghiên cứu
được đảm bảo về quyền lợi, được thăm khám toàn diện theo mẫu
bệnh án thống nhất: đánh giá tình trạng GCXĐ, bệnh kết hợp, các
yếu tố nguy cơ GCXĐ, XQ khung chậu, đo mật độ xương bằng
phương pháp DEXA cổ xương đùi và CSTL thường sau can thiệp
ngoại khoa từ 5 - 7 ngày, định lượng nồng độ Osteocalcin và CTX
huyết thanh khi nhập viện. Được điều trị nội khoa cá thể hóa. Lập
bệnh án theo dõi.
Những bệnh nhân GCXĐ có loãng xương được chỉ định điều trị
bisphosphonate (alendronate) kết hợp với canxi 1000mg/ ngày và
vitamin D 800IU/ ngày liên tục 12 tháng.
- Nhóm không gãy cổ xương đùi. Khám lâm sàng, đo chiều cao, cân
nặng, các yếu tố nguy cơ GCXĐ. Đo mật độ xương bằng phương
pháp DEXA tại cổ xương đùi và CSTL, định lượng nồng độ
Osteocalcin và CTX huyết thanh.
2.3. Nội dung nghiên cứu
2.3.1. Thu thập thông tin: Theo mẫu bệnh án thống nhất. Đo chiều cao,
cân nặng, tính BMI, mãn kinh, khảo sát các yếu tố nguy cơ GCXĐ (tuổi,
BMI, tiền sử gãy xương, nguy cơ ngã, tình trạng ngã, tăng HA)
* Xét nghiệm cận lâm sàng:
+ Công thức máu, sinh hóa máu thường qui
+ Đo mật độ xương tại cổ xương đùi và CSTL bằng phương pháp
DEXA trên máy Hologic.


13
+ Định lượng nồng độ Osteocalcin và CTX huyết thanh (sau khi
nhịn đói từ 8 – 10 giờ) theo nguyên lí “bánh kẹp” bằng kỹ thuật miễn
dịch điện hóa phát quang trên máy Elecsys 2010 của hãng Roche.

Những bệnh nhân GCXĐ có loãng xương được chỉ định điều trị
bisphosphonate (alendronate) kết hợp với canxi 1000mg/ ngày và
vitamin D 800IU/ ngày liên tục 12 tháng.
Lập bệnh án theo dõi những người tham gia nghiên cứu.
2.3.2. Các tiêu chuẩn sử dụng trong nghiên cứu:
* Phân loại BMI: theo tiêu chuẩn của hiệp hội ĐTĐ Đông Nam Á 2002:
Gầy: BMI < 18,5 kg/m2
Bình thường: BMI từ 18,5 đến 22,9 kg/m2
Thừa cân, béo phì: BMI ≥ 23,0 kg/m2.
* Giảm thị lực: Theo phân loại của TCYTTG giảm thị lực mắt khi
thị lực đo được ở một mắt dưới 6/10.
* Giảm sức cơ: đánh giá thử cơ bằng tay theo Wilhelmine Wright
có 5 bậc. BN có giảm sức cơ nếu thuộc từ bậc 0 đến bậc 3.
* Mãn kinh tự nhiên: là khi một người phụ nữ không có kinh
nguyệt trong 12 tháng liên tiếp sau lần có kinh nguyệt cuối cùng và
không do một nguyên nhân bệnh lí nào khác.
* Có hút thuốc lá: hút 20 điếu/ ngày, liên tục 5 năm.
* Có lạm dụng rượu: uống ≥ 3 đơn vị rượu/ ngày liên tục 5 năm.
* Có dùng corticoid kéo dài: dùng prednisolone 5mg/ ngày hoặc
liều thuốc tương đương liên tục trong 3 tháng.
* Có tập thể dục: ≥ 60 phút/ lần và tập ≥ 3 lần/tuần (hoặc 30 phút/lần
hàng ngày), liên tục 5 năm..
* Tiền sử gãy xương bản thân và người thân: bản thân hoặc cha
mẹ có gãy xương sau một sang chấn nhẹ ở tuổi trưởng thành.
* Chẩn đoán tăng huyết áp: theo Hiệp hội tim mạch và tăng huyết
áp Châu Âu (ESH/ ESC) năm 2013


14
* Chẩn đoán Đái tháo đường: theo Hiệp hội Đái tháo đường Thế

giới – 2012.
* Chẩn đoán GCXĐ: bằng lâm sàng và X-quang khung chậu tiêu
chuẩn. Phân loại GCXĐ theo phân chia giải phẫu của Linton (gãy
dưới mấu chuyển, gãy liên mấu chuyển, gãy cổ chính danh và gãy
nền cổ).
* Tiêu chuẩn chẩn đoán loãng xương: theo TCYTTG năm 1994
* Định lượng nồng độ và cách xác định các phân mức nồng độ hai
marker chu chuyển xương Osteocalcin và CTX huyết thanh:
Định lượng OC và CTX huyết thanh ở hai thời điểm: khi vào viện
(T0) và sau 12 tháng điều trị bisphosphonate (T1).
Có 30 người trưởng thành khỏe mạnh từ 20–35 tuổi đo mật độ
xương và nồng độ OC và CTX huyết thanh để xác định phân mức
nồng độ hai marker này ở người cao tuổi. Căn cứ vào chỉ số Youden
và đường cong ROC của nồng độ OC, CTX huyết thanh đo được ở
nhóm 20 - 35 tuổi để xác định các phân mức OC và CTX.
Bảng 2.3. Phân mức nồng độ OC và CTX huyết thanh
Phân mức nồng độ marker
Nồng độ OC
Nồng độ CTX
X
<
5,64
< 0,09
Thấp(< [ -SD]) (ng/ml)
Trung bình
5,64 – 21,52
0,09 - 0,29
([ X -SD]–[ X +SD]) ng/ml)
> 21,52
> 0,29

Cao(> [ X + SD]) (ng/ml)
2.4. Xử lý số liệu. Dựa trên phần mềm thống kê y học Epidata 3.1 và
Stata 14.1. So sánh là có ý nghĩa thống kê khi p ≤ 0,05.
Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Nghiên cứu 109 BN cao tuổi GCXĐ và 30 người cao tuổi không
GCXĐ tại bệnh viện TƯQĐ 108, bệnh viện Quân y 103 kết quả là:
3.1. Đặc điểm chung của các nhóm nghiên cứu
- Tuổi: nhóm GCXĐ 76,8±8,7tuổi; nhóm không GCXĐ
69,2±7,3tuổi. Giới: Nhóm GCXĐ có nam 25 BN (22,9%) và nữ 84
BN (77,1%). Không có sự khác biệt về giới giữa hai nhóm, p > 0,05.


15
- BMI: Nhóm GCXĐ 20,4 ± 2,9kg/m 2, nhóm không GCXĐ
22,1 ± 3,0kg/m 2, p < 0,01. BN nữ GCXĐ có thời gian mãn kinh >
20 năm: 77,4%.
- Bệnh kèm theo ở BN GCXĐ là tăng huyết áp (36,7%), đái tháo
đường 15,6% và tai biến mạch não 6,4%. Ở nhóm không GCXĐ chỉ
gặp tăng HA ở 10,0% (3 BN), không gặp các bệnh lí khác.
- Tỉ lệ BN GCXĐ bên trái và bên phải là tương đương nhau.
96,3% BN có ngã. Hay gặp là gãy cổ chính danh 43,1%, gãy liên
mấu chuyển 42,2%, gãy nền cổ 13,8%, gãy dưới mấu chuyển 0,9%
(1BN). Chủ yếu BN được thay khớp háng và kết xương, điều trị bảo
tồn ít 3,7%.
3.2. Một số yếu tố nguy cơ GCXĐ, mật độ xương và tỉ lệ loãng
xương, nồng độ Osteocalcin và CTX huyết thanh ở bệnh nhân
cao tuổi GCXĐ
3.2.1. Một số yếu tố nguy cơ gãy cổ xương đùi
- Một số yếu tố nguy cơ GCXĐ ở người cao tuổi: giảm thị lực
(OR= 6,7; p < 0,001), giảm sức cơ (OR=6,2; p<0,05), có tăng huyết

áp (OR=4,7; p < 0,05), , loãng xương ở cổ xương đùi (OR=4,2,
p<0,01), BMI mức gầy (OR = 1,2; p < 0,05), tuổi trên 70 (OR = 1,1;
p<0,05).
3.2.2. Mật độ xương và tỉ lệ loãng xương
- Mật độ xương toàn bộ tại cổ xương đùi và CSTL ở nhóm GCXĐ
đều thấp hơn nhóm không GCXĐ, chỉ có ý nghĩa tại cổ xương đùi,
p<0,001. Mật độ xương ở các vị trí đo tại cổ xương đùi của nhóm
GCXĐ đều thấp hơn có ý nghĩa so với nhóm không GCXĐ, p< 0,001
và < 0,01.
- Tỉ lệ loãng xương tại cổ xương đùi ở nhóm GCXĐ cao hơn có ý
nghĩa so với nhóm không GCXĐ (59,6% so với 23,3%, p<0,05). Tỉ
lệ loãng xương tại các vị trí đo tại cổ xương đùi của nhóm GCXĐ


16
đều cao hơn có ý nghĩa so với nhóm không GCXĐ, p < 0,001; <
0,01; < 0,05.
3.2.3. Nồng độ Osteocalcin và CTX huyết thanh
- Nồng độ OC huyết thanh ở nhóm GCXĐ là 14,76 ng/ml không
khác biệt so với nhóm không GCXĐ, p>0,05. Ở nhóm GCXĐ, tỉ lệ
BN có OC phân mức cao 32,1%, phân mức trung bình 65,1% và
phân mức thấp 2,8%, không khác biệt về phân mức OC giữa hai
nhóm, p > 0,05.
- Nồng độ CTX huyết thanh ở nhóm GCXĐ 0,72ng/ml không
khác biệt so với nhóm không GCXĐ, p >0,05. Ở nhóm GCXĐ, tỉ lệ BN
có nồng độ CTX ở phân mức cao tới 91,7%, trung bình 7,4% và thấp
0,9%, không khác biệt về phân mức CTX giữa hai nhóm, p > 0,05.
- Có mối tương quan thuận mức trung bình giữa nồng độ
Osteocalcin và CTX huyết thanh ở BN GCXĐ (r = 0,36, p<0,01).
3.3. Liên quan giữa một số yếu tố lâm sàng, cận lâm sàng với mật

độ xương, nồng độ Osteocalcin và CTX huyết thanh ở BN cao
tuổi GCXĐ
3.3.1. Liên quan giữa đặc điểm lâm sàng, cận lâm
sàng với mật độ xương
- Tuổi: có mối tương quan nghịch mức trung bình giữa mật độ xương
ở cổ xương đùi và tuổi (r =- 0,3, p<0,01) nhưng không thấy khác biệt về
mật độ xương tại CSTL ở các nhóm tuổi khác nhau (p> 0,05).
- Mật độ xương tại cổ xương đùi và CSTL ở BN nam GCXĐ đều
cao hơn có ý nghĩa so với ở BN nữ, p lần lượt là < 0,01 và <0,05. Ở
nhóm GCXĐ, có mối tương quan thuận mức trung bình giữa mật độ
xương ở cổ xương đùi (r =0,41; p<0,001) và CSTL (r =0,45; p<0,001)
với BMI.
- Không thấy có sự khác biệt về mật độ xương tại cổ xương đùi và
CSTL ở các giai đoạn mãn kinh khác nhau, p < 0,05.


17
3.3.2. Liên quan giữa đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng với nồng
độ Osteocalcin, CTX huyết thanh
- Không thấy khác biệt về nồng độ Osteocalcin và CTX huyết thanh
giữa các nhóm tuổi, giữa hai giới, ở các phân mức BMI và các giai đoạn
mãn kinh khác nhau ở các bệnh nhân gãy cổ xương đùi, p > 0,05.
3.3.3. Thay đổi mật độ xương, nồng độ Osteocalcin và CTX huyết
thanh sau điều trị thuốc bisphosphonate. 20 BN GCXĐ có loãng
xương đồng thuận và tuân thủ quy trình điều trị thuốc chống hủy
xương bisphosphonate 12 tháng liên tục.
- Mật độ xương đều tăng tại cổ xương đùi và CSTL, p< 0,01.
- Nồng độ CTX huyết thanh giảm có ý nghĩa sau điều trị (p<0,05).
Không thấy thay đổi nồng độ OC huyết thanh sau điều trị.
Chương 4. BÀN LUẬN

Nghiên cứu 109 bệnh nhân cao tuổi GCXĐ và 30 người không
GCXĐ ≥ 60 tuổi tại bệnh viện TƯQĐ 108 và bệnh viện Quân y 103.
4.1. Đặc điểm chung của hai nhóm nghiên cứu
4.1.1. Đặc điểm về tuổi và giới. Tuổi trung bình của nhóm GCXĐ là
76,8 tuổi và của nhóm không GCXĐ là 69,2 tuổi. Ở cả nhóm
GCXĐ và nhóm không GCXĐ gặp tỉ lệ nữ nhiều hơn nam
(77,1% so với 22,9% và 83,3% so với 16,7%, p > 0,05). Tương
tự với kết quả nghiên cứu của chúng tôi có Vũ Thị Thanh
Thủy, Koàng Thị Kiều Hoa. Tuan V. N. tuổi trung bình nhóm
nghiên cứu 70,0 tuổi và tỉ lệ nữ cao hơn nam (62,8% so với
37,2%). Trên 60 tuổi là giai đoạn có nhiều biến đổi mạnh mẽ
về xương và các yếu tố ngoài xương do quá trình già hóa các
tế bào cũng như những tác động của mối trường sống đến cơ
thể.


18
4.1.2. Đặc điểm về chỉ số nhân trắc. Nhiều nghiên cứu đã chứng
minh chỉ số nhân trắc là một trong những yếu tố nguy cơ của
tình trạng GCXĐ như chiều cao, cân nặng, BMI. Những BMI
mức gầy thường nguy cơ GCXĐ cao hơn người béo nguyên
nhân là do người thấp bé thì mật độ xương đỉnh thấp hơn.
Trong nghiên cứu của chúng tôi, nhóm GCXĐ có chiều cao
cao hơn và cân nặng thấp hơn có ý nghĩa so với nhóm không
GCXĐ, p < 0,05. BMI trung bình ở nhóm GCXĐ thấp hơn so
với nhóm không GCXĐ, p < 0,01. BMI ở phân mức gày cao
hơn và phân mức thừa cân, béo phì lại thấp hơn có ý nghĩa so
với nhóm không GCXĐ, p < 0,01. Greenspan thấy cứ giảm
một độ lệch chuẩn BMI thì tăng nguy cơ GCXĐ (OR = 2,2 và
95%CI: 1,2 - 3,8, p < 0,01). Kết quả nghiên cứu của chúng tôi

tương đồng với nhiều nghiên cứu trong và ngoài nước như Vũ
Thị Thanh Thủy, Bauer D. C., Cumming S.R.
4.1.3. Đặc điểm về luyện tập thể dục và một số thói quen sinh hoạt
Các thói quen ăn uống, sinh hoạt như hút thuốc lá, lạm dụng các
chất kích thích, ít luyện tập thể dục thường xuyên, chế độ ăn uống
không hợp lí về thành phần dinh dưỡng hay thiếu canxi, vitamin D ...
đều là những yếu tố nguy cơ gây giảm mật độ xương nên làm tăng
nguy cơ gãy xương. Diane F. thấy nguy cơ GCXĐ giảm rõ rệt nếu
luyện tập thể dục đều đặn. Garnero P. (2001), những hoạt động thể
chất cao có mối tương quan thuận với tình trạng tăng tái tạo xương.
Trong nghiên cứu của chúng tôi bệnh nhân GCXĐ sử dụng rượu, hút
thuốc lá, uống sữa gặp với tỉ lệ thấp và không luyện tập thể dục
chiếm 78,0%. Đây có thể do thói quen hoặc do tình trạng toàn thân
yếu hoặc do điều kiện kinh tế, văn hóa vùng.
4.1.4. Đặc điểm về mãn kinh ở các bệnh nhân nữ GCXĐ


19
Theo kết quả nghiên cứu của chúng tôi bệnh nhân nữ GCXĐ có
tuổi mãn kinh trung bình 50,3 tuổi, thời gian mãn kinh 26,6 năm,
77,4% BN mãn kinh trên 20 năm. Kết quả này cũng tương tự nhiều
nghiên cứu trong và ngoài nước như Đỗ Thị Mỹ Anh, Vũ Thị Thanh
Thủy, Hoàng Thị Kiều Hoa, Sherri-Ann M., Delmas P.D. Nhiều nghiên
cứu cũng đã chứng minh estrogen có liên quan đến mất xương và chính
điều này làm tăng nguy cơ gãy xương do loãng xương ở người phụ nữ
sau mãn kinh.
4.1.5. Bệnh lý kết hợp và một số xét nghiệm cận lâm sàng
Bệnh lý kết hợp. Theo kết quả nghiên cứu của chúng tôi, bệnh kết
hợp hay gặp ở nhóm GCXĐ là tăng huyết áp 36,7%, đái tháo đường
15,6% và đột quị não 6,4%. Tuy nhiên, việc tầm soát bệnh bằng đi

khám định kỳ ở Việt Nam còn chưa cao, thường người dân chỉ đi
khám bệnh khi triệu chứng biểu hiện bệnh đã rõ, vì thế nhiều trường
hợp vào viện điều trị mới phát hiện ra mình có bệnh. Hoàng Thị Kiều
Hoa tăng huyết áp 70,6%, đái tháo đường 17,6%, bệnh Parkinson
14% và đột quị não 8,1%.
Một số xét nghiệm cận lâm sàng thường quy. Lượng hồng cầu,
huyết sắc tố và hematocrit ở nhóm GCXĐ đều thấp hơn so với nhóm
không GCXĐ (p < 0,001) do các BN GCXĐ dường như dinh dưỡng
thấp hơn sau chấn thương. Protid, Albumin huyết thanh ở nhóm
GCXĐ thấp hơn nhóm không GCXĐ, p < 0,001. Glucose, Ure,
Creatinin huyết thanh đều trong giới hạn cho phép ở cả hai nhóm.
4.1.6. Đặc điểm về GCXĐ
Ngã và mật độ xương là hai nguyên nhân gây GCXĐ ở người cao
tuổi. Các bệnh nhân GCXĐ trong nghiên cứu của chúng tôi 96,3% có
ngã, có 4 BN (3,7%) không rõ có ngã hay không. Đây là những bệnh


20
nhân độ tuổi trên 75, có loãng xương nặng, hủy xương mạnh (nồng
độ CTX huyết thanh cao 0,81 - 1,25 ng/ml; OC huyết thanh: 17,21 –
19,07 ng/ml). Hay gặp là gãy cổ chính danh và gãy liên mấu chuyển.
Chủ yếu các BN được thay khớp háng bán phần hoặc toàn phần.
4.2. Một số yếu tố nguy cơ gãy cổ xương đùi, mật độ xương, nồng
độ Osteocalcin, CTX huyết thanh ở bệnh nhân cao tuổi gãy
cổ xương đùi.
4.2.1. Một số yếu tố nguy cơ gãy cổ xương đùi
Tuổi. Ở Mỹ ước tính cứ 1 trong 3 phụ nữ và 1 trong 9 nam giới trên
60 tuổi bị 1 lần GCXĐ trong cuộc đời nên tuổi cao là một yếu tố nguy
cơ GCXĐ do giảm chức năng tế bào tạo xương. Trong nghiên cứu của
chúng tôi, người trên 70 tuổi có nguy cơ GCXĐ cao hơn so với người

dưới 70 tuổi khi đã hiệu chỉnh các yếu tố (OR=1,1, 95% CI 1,1–1,2,
p<0,05).
Chỉ số khối cơ thể (BMI). BMI ở mức gầy là một yếu tố nguy cơ
GCXĐ ở người trên 60 tuổi vì mật độ xương đỉnh thấp, dinh dưỡng
giảm. Kết quả chúng tôi cho thấy BMI ở mức gầy (< 18,5kg/m2) có
tăng nguy cơ GCXĐ (OR = 1,2, 95% CI 1,0 - 1,5, p < 0,05).
Tình trạng tăng huyết áp. Theo kết quả nghiên cứu của chúng tôi
người có tăng huyết áp thì tăng nguy cơ GCXĐ (OR = 4,7, 95% CI:
1,2 - 10,9, p < 0,01, đã hiệu chỉnh theo tuổi).
Giảm thị lực. Nghiên cứu của chúng tôi thấy người có giảm thị
lực tăng nguy cơ GCXĐ (OR=6,7, 95% CI 2,2 - 14,2, p < 0,001) do
giảm tầm nhìn.
Giảm sức cơ. Kết quả nghiên cứu cho thấy người có giảm sức cơ
thì tăng nguy cơ GCXĐ (OR = 6,2, 95% CI 1,2 - 13,5, p < 0,05).


21
Tình trạng loãng xương ở cổ xương đùi. Kết quả nghiên cứu cho
thấy người cao tuổi có loãng xương tại cổ xương đùi có tăng nguy cơ
GCXĐ (OR = 4,2 và 95%CI: 1,7 – 10,6, p<0,001).
4.2.2. Mật độ xương và tỉ lệ loãng xương
Trong nghiên cứu của chúng tôi, ở cổ xương đùi, mật độ xương
toàn bộ 0,618g/cm2, và tại các vị trí đo tại cổ xương đùi ở nhóm GCXĐ
đều thấp hơn nhóm không GCXĐ, p < 0,001. Tỉ lệ loãng xương toàn bộ
59,6% và tại các vị trí đo khác ở cổ xương đùi đều cao hơn nhóm không
GCXĐ, p < 0,001, ngoại trừ ở tam giác Ward’s. Không thấy sự khác biệt
về mật độ xương và tỉ lệ loãng xương tại cột sống thắt lưng giữa hai
nhóm. Mật độ xương thấp và loãng xương là yếu tố nguy cơ quan trọng
của gãy xương do loãng xương, đặc biệt khi kết hợp với ngã. Tương tự
với kết quả của chúng tôi có Hoàng Thị Kiều Hoa, Sang-Rim K.

4.2.3. Nồng độ Osteocalcin, CTX huyết thanh ở bệnh nhân cao tuổi
GCXĐ
Không có khác biệt có ý nghĩa về nồng độ Osteocalcin (OC) và
CTX huyết thanh giữa nhóm nghiên cứu. Phân mức OC chủ yếu ở
mức trung bình 65,1%, mức cao 32,1%, và mức thấp 2,8%. Về marker
hủy xương CTX, chủ yếu BN GCXĐ có nồng độ CTX ở phân mức
cao 91,7%, mức trung bình 7,4%, mức thấp 0,9%. Có mối tương
quan thuận mức độ trung bình giữa nồng độ OC và CTX huyết thanh
ở nhóm GCXĐ (r = 0,36, p<0,01).
4.3. Mối liên quan giữa một số yếu tố lâm sàng, cận lâm sàng với
mật độ xương, nồng độ Osteocalcin, CTX huyết thanh ở
bệnh nhân GCXĐ
4.3.1. Liên quan với mật độ xương


22
Liên quan giữa tuổi và mật độ xương. Mật độ xương toàn bộ tại cả
hai vị trí cổ xương đùi và CSTL giảm dần khi tuổi tăng dần ở nhóm
GCXĐ, chỉ thấy khác biệt có ý nghĩa tại cổ xương đùi (p < 0,01). Có
mối tương quan nghịch mức độ trung bình giữa mật độ xương tại cổ
xương đùi và tuổi (r = -0,3 và p < 0,01). Theo Tuan V.N., cứ tăng mỗi
5 tuổi thì tăng nguy cơ GCXĐ ở phụ nữ cao tuổi từ 1,4 - 1,8 lần (đã
hiệu chỉnh mật độ xương).
Liên quan giữa giới và mật độ xương. Nghiên cứu của chúng tôi
thấy mật độ xương toàn bộ tại cổ xương đùi và CSTL ở nhóm GCXĐ
của BN nam đều cao hơn có ý nghĩa so với BN nữ, p lần lượt <0,05
và <0,01.
Liên quan giữa BMI và mật độ xương. Giảm cân làm giảm khối
lượng cơ và gây mất xương do giảm lực tác động cơ học lên xương.
Theo kết quả của chúng tôi, mật độ xương tại cổ xương đùi và CSTL

ở nhóm BMI gầy đều thấp hơn ở nhóm BMI trung bình và thừa cân
(p < 0,05). Có mối tương quan thuận mức trung bình tại các vị trí đo
mật độ xương cổ xương đùi (r = 0,41; p < 0,001) và CSTL (r = 0,45,
p < 0,001) với BMI.
Liên quan giữa tình trạng mãn kinh và mật độ xương. Tình trạng
mất xương ở nữ được chia thành hai giai đoạn: mất xương nhanh (10
năm đầu sau mãn kinh) và mất xương chậm (sau 10 năm, thường >
70tuổi). Kết quả của chúng tôi thấy mật độ xương tại các vị trí đo
được là không khác biệt ở các thời điểm mãn kinh khác nhau (dưới
10 năm, 10 - 20 năm và trên 20 năm).
4.3.2. Liên quan với nồng độ Osteocalcin, CTX huyết thanh
Liên quan giữa tuổi giới và nồng độ Osteocalcin, CTX huyết
thanh. Trong nghiên cứu của chúng tôi, ở nhóm GCXĐ nồng độ OC
huyết thanh không khác biệt giữa các nhóm tuổi khác nhau và giữa hai


23
giới, (p > 0,05). Tương tự, nồng độ marker hủy xương CTX huyết thanh
không khác biệt giữa các nhóm tuổi khác nhau và giữa hai giới (p >
0,05). Wei-Wei H. thấy ở cả hai giới nồng độ OC và CTX huyết thanh
ổn định 20-44 tuổi, tăng mạnh ở độ tuổi 50-59 rồi giảm ở độ tuổi 60.
Liên quan giữa BMI và nồng độ Osteocalcin, CTX huyết thanh.
Kết quả nghiên cứu của chúng tôi không thấy sự khác biệt về nồng
độ OC và CTX huyết thanh ở các phân mức BMI khác nhau, p >
0,05. Nguyên nhân có thể do số liệu nghiên cứu của chúng tôi còn
chưa nhiều. Sang-Man K. thấy có mối tương quan nghịch giữa nồng
độ OC huyết thanh và BMI ở người > 50 tuổi. Mei L. thấy có mối
tương quan thuận giữa nồng độ CTX huyết thanh với BMI.
Liên quan giữa tình trạng mãn kinh và nồng độ Osteocalcin, CTX
huyết thanh. Kết quả của chúng tôi thấy nồng độ OC và CTX huyết

thanh không khác biệt ở các thời điểm mãn kinh khác nhau, p>0,05.
Rosen H.N. thấy nồng độ OC và CTX huyết thanh tăng cao có ý
nghĩa ở giai đoạn 10 năm đầu sau mãn kinh, sau đó giảm dần.
Liên quan giữa tình trạng loãng xương và nồng độ Osteocalcin,
CTX huyết thanh. Theo kết quả của chúng tôi không thấy khác biệt về
nồng độ OC, CTX huyết thanh giữa nhóm có và không loãng xương
tại cổ xương đùi và CSTL ở BN GCXĐ (p>0,05) do số lượng BN của
chúng tôi còn ít.
4.3.3. Sự thay đổi mật độ xương, nồng độ Osteocalcin và CTX
huyết thanh ở bệnh nhân GCXĐ có loãng xương điều trị
bisphosphonate.
* Thay đổi về mật độ xương. Nghiên cứu của chúng tôi gồm 109
bệnh nhân GCXĐ trong đó 20 bệnh nhân GCXĐ có loãng xương
đồng thuận điều trị thuốc hủy xương bisphosphonate (alendronat,
uống) liên tục 12 tháng. Kết quả cho thấy, mật độ xương cải thiện ở


24
cả cổ xương đùi và CSTL sau 12 tháng điều trị: tại cổ xương đùi,
mức tăng mật độ xương là 0,080 ± 0,066 (g/cm2), p<0,001; tại CSTL,
mức tăng mật độ xương là 0,052 ± 0,064 (g/cm2), p < 0,01.
Thay đổi nồng độ Osteocalcin và CTX huyết thanh. Kết quả
ngheien cứu cho thấy nồng độ OC huyết thanh không thay đổi trước
và sau điều trị nhưng nồng độ CTX thì giảm rõ sau điều trị, p < 0,05.


25
KẾT LUẬN
Khảo sát 109 BN GCXĐ và 30 người không GCXĐ ≥ 60 tuổi tại bệnh
viện TƯQĐ 108 và bệnh viện Quân y 103, chúng tôi rút ra kết luận:

1. Một số yếu tố nguy cơ gãy cổ xương đùi, mật độ xương và tỉ lệ
loãng xương, nồng độ osteocalcin và CTX huyết thanh ở bệnh nhân
GCXĐ
- Một số yếu tố nguy cơ GCXĐ: 96,3% bệnh nhân có ngã; 62,4%
bệnh nhân có giảm thị lực; 59,6% có loãng xương tại cổ xương đùi;
36,7% có tăng huyết áp; 31,2% bệnh nhân có giảm sức cơ; 8,3% có
tiền sử gãy xương. Sự khác biệt là có ý nghĩa so với nhóm chứng cao
tuổi không GCXĐ với p < 0,05.
Người có loãng xương tại cổ xương đùi nguy cơ gãy cổ xương đùi
tăng 4,2 lần so với người không loãng xương (OR=4,2; p < 0,01).
Ngoài mật độ xương, các yếu tố khác làm tăng nguy cơ gãy cổ xương
đùi là: giảm thị lực, giảm sức cơ, có tăng huyết áp, BMI ở mức gầy
và trên 70 tuổi với tỉ suất chênh OR tương ứng là 6,7; 6,2; 4,7; 1,2;
1,1 và p < 0,05).
- Mật độ xương và tỉ lệ loãng xương:
+ Mật độ xương toàn bộ tại cổ xương đùi ở các bệnh nhân cao
tuổi GCXĐ thấp hơn người cao tuổi không GCXĐ (0,618 g/cm2 so
với 0,726 g/cm2, p < 0,001). Tỉ lệ loãng xương ở các BN này cũng
cao hơn người không GCXĐ (59,6% so với 23,3%, p < 0,05).
+ Mật độ xương toàn bộ và tỉ lệ loãng xương tại CSTL không
khác biệt có ý nghĩa giữa hai nhóm nghiên cứu, p > 0,05.
- Tỉ lệ bệnh nhân GCXĐ có nồng độ Osteocalcin và CTX huyết thanh ở
phân mức cao tương ứng là 32,1% và 91,7%, không có sự khác biệt có ý
nghĩa về nồng độ Osteocalcin và CTX huyết thanh giữa hai nhóm nghiên
cứu với p >0,05.. Có mối tương quan thuận mức trung bình giữa nồng độ
Osteocalcin và CTX huyết thanh ở nhóm GCXĐ (r = 0,36, p < 0,01).


×