Tải bản đầy đủ (.docx) (52 trang)

Nghiên cứu tác dụng của atosiban trong điều trị doạ đẻ non tại bệnh viện phụ sản trung ương

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (466.37 KB, 52 trang )

1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Đẻ non đã và đang là một trong những vấn đề được quan tâm hàng đầu
ở nước ta cũng như trên toàn thế giới.
Đẻ non nhìn chung chiếm khoảng 5 – 15% tổng số những trường hợp
sinh [23]. Trẻ đẻ non có nguy cơ mắc bệnh cao và tỷ lệ tử vong chu sinh càng
cao khi tuổi thai càng nhỏ, với tỷ lệ vào khoảng 6 -7% số trường hợp sinh ở
các nước đã phát triển. Tại Hoa Kỳ, tỷ lệ này là 11,5% [55]. Ở Châu Âu tỷ
lệ này là 5,8% và ở Thổ Nhĩ Kỳ là 5,6% [42]. Mặc dù đã có rất nhiều các
biện pháp điều trị đã được áp dụng nhưng tỷ lệ sinh non vẫn ít thay đổi
trong 40 năm qua [55]. Sinh non làm gia tăng tử suất sơ sinh ở các nước đã
phát triển và đang phát triển [42], [55]. Số liệu toàn cầu ước tính trong năm
2001 có khoảng 24% trẻ sơ sinh tử vong do nguyên nhân non tháng [34].
Sinh non cũng là nguyên nhân nhập viện phổ biến, nhất là ở các nước đã
phát triển [60].
Tỷ lệ tử vong thuộc nhóm non tháng cao gấp 9 lần so với nhóm đủ
tháng [1]. Theo thống kê của Tổ chức Y tế thế giới hàng năm có khoảng 95 –
100 triệu trẻ chào đời thì 1/10 trong số đó là non tháng và nhẹ cân và 1/4 số
non tháng và nhẹ cân này tử vong trong thời kỳ chu sinh. Sinh non có thể dẫn
tới trẻ sinh ra nhẹ cân, và trẻ sơ sinh nhẹ cân sẽ có những di chứng về thần kinh
và rối loạn phát triển như bại não, thiểu năng trí tuệ và rối loạn thị giác, thính
giác [45]. Trẻ đẻ non phải được chăm sóc đặc biệt đòi hỏi tốn nhiều công sức
và rất tốn kém. Ngoài ra khi chào đời do các cơ quan chức năng của trẻ non
tháng chưa được phát triển đầy đủ để thích ứng với môi trường bên ngoài nên
trẻ dễ bị sang chấn khi đẻ và dễ mắc các bệnh như: suy hô hấp, nhiễm khuẩn...
dẫn đến tỷ lệ tử vong cao. Ngay cả khi lớn lên trẻ cũng có thể có những di
chứng về tâm thần kinh là gánh nặng cho gia đình cũng như xã hội.
Đẻ non là một trong những vấn đề quan trọng đặt ra cho các thầy thuốc
sản phụ khoa và nhi khoa. Đặc biệt đối với những thầy thuốc sản khoa, những
người thường xuyên phải tiếp xúc với những thai phụ doạ đẻ non thì việc cấp




2

bách là phải tìm ra được một loại thuốc có thể giúp kéo dài tuổi thai cho
những trường hợp này. Việc sử dụng các thuốc giảm co để ức chế sự co bóp
của tử cung đã và đang là phương pháp được áp dụng rộng rãi hiện nay, nó
thực sự đóng vai trò quan trọng trong điều trị doạ đẻ non. Đã có rất nhiều
thuốc giảm co đang được dùng như: Spasfon, Magnesium Sulfate, Bétamimetic (Salbutamol, Ritodrine), Nifedipin… tuy có hiệu quả nhưng lại có
nhiều tác dụng phụ cũng như cách sử dụng phức tạp làm cho việc điều trị có
thể bị gián đoạn hoặc không có kết quả.
Atosiban, biệt dược Tractocile, là một chất cạnh tranh với receptor của
oxytocin ở cơ tử cung, do đó ngăn chặn các cơn gò tử cung. Các nghiên cứu
cho thấy một sự gia tăng có ý nghĩa thống kê số lượng thai phụ vẫn duy trì
được thai kỳ trong vòng 7 ngày kể từ ngày bắt đầu điều trị Atosiban (Gyetvai
et al, 1999; Romero et al, 2000). Sử dụng Atosiban đang lan rộng do tỷ lệ tác
dụng phụ ở mẹ và thai nhi thấp. Tác dụng phụ của thuốc trên mẹ ít hơn khi so
sánh với các thuốc giảm gò khác (Papatsonis et al, 2005). Tuy nhiên hiện tại
trong nước các nghiên cứu về Atosiban trong nước còn rất ít.
Với mong muốn góp phần làm giảm số lượng trẻ sơ sinh non tháng tại
Việt Nam nhờ vào việc điều trị có hiệu quả những trường hợp doạ đẻ non
bằng một dược chất mà đang là xu thế lựa chọn của thế giới, chúng tôi tiến
hành nghiên cứu đề tài: “Nghiên cứu tác dụng của Atosiban trong điều trị
doạ đẻ non tại Bệnh viện Phụ sản Trung ương ”
Với hai mục tiêu:
1. Đánh giá hiệu quả của Atosiban trong điều trị doạ đẻ non.
2. So sánh tác dụng điều tri doạ đẻ non của Atosiban và các thuốc
giảm co khác



3

CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Đặc điểm của đẻ non.
1.1.1. Định nghĩa đẻ non.
Từ trước tới nay đã có nhiều tác giả đưa ra các định nghĩa khác nhau về
đẻ non. Đa số các tác giả đều dựa vào ngày đầu tiên của kỳ kinh cuối cùng và/
hoặc trọng lượng của thai sau khi sinh.
Theo Copper: đẻ non là cuộc đẻ diễn ra từ 20 tuần đến dưới 37 tuần [32].
Theo Cnattingius: đẻ non là cuộc đẻ diễn ra trước khi hết 36 tuần [31].
Năm 1961 WHO định nghĩa: đẻ non là trẻ đẻ ra có trọng lượng dưới
2500 gr và có tuổi thai dưới 37 tuần [57], hiện nay là trẻ đẻ ra có tuổi thai từ
22 đến dưới 37 tuần.
Ở Việt Nam trước đây đẻ non được tính từ 28 đến 37 tuần, hiện nay
theo “Hướng dẫn chuẩn quốc gia về các dịch vụ Chăm sóc Sức khoẻ Sinh
sản” của Bộ Y tế đẻ non được tính từ tuổi thai từ 22 tuần đến dưới tuần 37 [4].
1.1.2. Tỷ lệ đẻ non ở Việt Nam và một số nước.
Tỷ lệ đẻ non phụ thuộc vào trình độ dân trí, cơ sở vật chất và các trang
thiết bị y tế, trình độ của thầy thuốc của từng vùng, từng quốc gia và tuỳ từng
điều kiện kinh tế xã hội. Nói chung đẻ non vẫn là một vấn đề phức tạp.
Theo tác giả Cnattingius và cộng sự nghiên cứu tại Thụy Điển từ năm
1983 – 1988 tỷ lệ đẻ non là 5,6% [31].
Theo Michael T. Parson và cộng sự thì đẻ non chiếm khoảng 7% - 10%
và chiếm 75% tỷ lệ mắc bệnh và tử vong trẻ sơ sinh [52].
Theo Ancel P.Y. đẻ non chiếm tỷ lệ khoảng7% trong năm 1998 [69].
Theo Moor và cộng sự nghiên cứu từ năm 1980 - 1984 tỷ lệ đẻ non từ
6,9% - 10,4% [53].



4

Ở Châu Âu nói chung tỷ lệ đẻ non chiếm khoảng 5,8% [42].
Theo Nguyễn Viết Tiến và Phạm Thị Thanh Hiền tại Viện BMTSS năm
1985 tỷ lệ đẻ non là 17,6%, năm 1986 là 16,9% [9].
Theo Trần Thị Tuất nghiên cứu trong 4 năm từ năm 1990 - 1993 tại
Thái Bình thấy tỷ lệ đẻ non là 6,55% - 16,01% [25].
Theo Trần Quang Hiệp tỷ lệ đẻ non tại bệnh viện Phụ sản Trung ương
năm 1998 - 2000 là 10,32% [10].
Theo Nguyễn Văn Phong tỷ lệ đẻ non tại bệnh viện Phụ sản Trung
ương năm 2000 – 2002 là 6,8% [21].
Theo Mai Trọng Dũng tỷ lệ đẻ non năm 2003 - 2004 là 8,6% [6].
1.1.3. Nguyên nhân và các yếu tố nguy cơ.
Mặc dù đã có nhiều nghiên cứu nhưng chúng ta vẫn chưa biết rõ về
nguyên nhân của đẻ non. Nguyên nhân và các yếu tố nguy cơ gây đẻ non
thường đề cập đến là:
1.1.3.1. Nguyên nhân và các yếu tố nguy cơ về phía mẹ.
- Tuổi của mẹ: tuổi của mẹ không phải là nguyên nhân chính gây đẻ
non, tuy nhiên nếu tuổi của mẹ dưới 20 tuổi hoặc trên 35 tuổi thì nguy cơ đẻ
non tăng lên [10], [21], [25].
Theo nghiên cứu của Trần Thị Tuất tỷ lệ đẻ non ở nhóm tuổi dưới 20 là
35,48% và tỷ lệ ở nhóm tuổi trên 35 là 13,19% [25].
Trong nghiên cứu của Trần Quang Hiệp thì tỷ lệ ĐN ở nhóm tuổi dưới
20 là 13,43%, nhóm trên 35 là 27,63% [10].
Theo Meis và cộng sự, những bà mẹ có độ tuổi dưới 18 có nguy cơ đẻ
non gấp 1,98 lần và những bà mẹ trên 35 tuổi có nguy cơ đẻ non gấp 1,44 lần
so với bình thường [51].
- Tình trạng bệnh lý của mẹ: nguy cơ đẻ non tăng lên trong trường hợp
mẹ bị mắc một số bệnh lý:



5

Các bệnh nhiễm khuẩn cấp tính gây sốt như nhiễm vius, vi khuẩn, ký
sinh trùng... dễ gây kích thích tử cung co bóp do sự tăng cao của prostaglandin
[25], [36].
Các bệnh nội khoa mãn tính hoặc các bệnh lý do thai nghén gây ra như
tăng huyết áp, bệnh tim, thiếu máu, tiền sản giật... cũng là nguy cơ gây đẻ non
do bất ổn về phía mẹ hoặc về phía thai. Theo nghiên cứu của Gracia tỷ lệ đẻ
non ở thai phụ có tăng huyết áp chiếm tới 59,7% [38]. Ngoài ra tử cung cũng
dễ bị kích thích do những viêm nhiễm tại chỗ như viêm ruột thừa, absces
thành bụng...
Các sang chấn về tinh thần hay cơ học [10], [11], các sang chấn trực
tiếp hay gián tiếp trong phẫu thuật đặc biệt là phẫu thuật tại ổ bụng đều làm
tăng nguy cơ đẻ non [36].
- Nguyên nhân về sản khoa:
Những phụ nữ có tiền sử đẻ non thì nguy cơ đẻ non ở những lần có thai
tiếp theo cao hơn [10]. Có nhiều nguyên nhân để lý giải điều này trong đó có
những bất thường về giải phẫu và chức năng của hệ sinh dục: tử cung nhi tính,
tử cung có u xơ, tử cung dị dạng, hở eo tử cung, rối loạn chức năng buồng
trứng làm giảm tiết progesteron...
Sảy thai muộn hay thai chết lưu cũng là một trong những yếu tố nguy
cơ làm tăng sảy thai và đẻ non cho những lần thai sau [7].
Theo nghiên cứu của Trần Quang Hiệp những phụ nữ có tiền sử ĐN một
lần thì nguy cơ ĐN tăng gấp 2,34 lần so với những người không có tiền sử ĐN
[10]. Còn theo Meis và cộng sự những phụ nữ có tiền sử ĐN thì nguy cơ ĐN ở
lần tiếp theo là 1,84 lần so với những người không có tiền sử ĐN [51].
- Tình trạng kinh tế - xã hội: những phụ nữ có điều kiện kinh tế thấp
không được chăm sóc trước sinh đầy đủ, những người có trình độ văn hoá
thấp, hoạt động hoặc làm việc nặng nhọc thường xuyên thì có nguy cơ cao



6

hơn các đối tượng khác. Tình trạng thất nghiệp, nghề nghiệp không ổn định,
những phụ nữ không có chồng hay không có sự quan tâm của gia đình thì
nguy cơ ĐN cũng tăng lên [15], [36].
Theo Simpson những người lao động chân tay có nguy cơ ĐN cao gấp
2 đến 3 lần so với những người làm việc văn phòng. Những người có cường
độ làm việc trên 40 giờ một tuần có nguy có ĐN cao gấp 1,7 lần so với những
người có số giờ lao động ít hơn [62].
Thói quen hút thuốc và lạm dụng thuốc: chất nicotin có trong khói
thuốc lá kích thích các hạch giao cảm, trung tâm vận mạch và các cơ trơn làm
cho các cơ trơn tăng nhu động trong đó có cơ tử cung làm tử cung bị kích
thích gây cơn co [14]. Theo nghiên cứu của Cnattingius và cộng sự thấy rằng
tỷ lệ ĐN ở những bà mẹ hút thuốc hàng ngày tăng gấp 1,6 lần so với những bà
mẹ không hút thuốc. Đồng thời tỷ lệ sinh ra những đứa trẻ cân nặng thấp cũng
tăng gấp 2,4 lần ở những bà mẹ hút thuốc hàng ngày so với những bà mẹ
không hút thuốc [31].
1.1.3.2. Nguyên nhân và các yếu tố nguy cơ về phía thai.
- Đa thai: làm cho tử cung căng dãn quá mức dẫn đến chuyển dạ ĐN
[1], [36].
Trong nghiên cứu của Nguyễn Văn Phong tỷ lệ ĐN của những thai phụ
đa thai là 24,25% lớn hơn nhiều so với tỷ lệ đẻ non của những thai phụ có một
thai là 6,32% [21].
- Thai dị dạng: thai vô sọ, não úng thuỷ, bụng cóc, tam bội thể 18…
thường kèm theo đa ối gây ĐN [1], [11], [36].
- Có thai sau thụ tinh nhân tạo, có thai sau chuyển giao tử vào vòi tử
cung: tuy nhiên người ta chưa giải thích được nguyên nhân tại sao trong
những trường hợp này lại có tỷ lệ ĐN cao hơn. Theo Creasy, tỷ lệ ĐN của thai

IVF là 27,8% trong đó IVF đa thai có tỷ lệ ĐN là 61,1% cao hơn rất nhiều so


7

với thai nghén thường hay thai nghén do các biện pháp hỗ trợ sinh sản khác
[9], [33].
1.1.3.3. Nguyên nhân và các yếu tố nguy cơ về phía phần phụ của thai.
- Đa ối: đa ối làm tử cung căng dãn quá mức làm tăng nguy cơ ĐN
[36]. Đặc biệt là đa ối cấp chiếm 0,4 - 1,6% thai nghén và 1/3 các trường hợp
đa ối cấp có chuyển dạ ĐN.
- Ối vỡ non, ối vỡ sớm, rỉ ối: là nguyên nhân hay được đề cập đến gần
đây. Ối vỡ non chiếm 30% các cuộc chuyển dạ [1], [30]. Ối vỡ non làm tăng
nguy cơ đẻ non gấp 3,46 lần.
- Nhiễm khuẩn ối: tuy chưa biết chính xác được tỷ lệ của nhiễm khuẩn
ối trong các trường hợp phát sinh chuyển dạ đẻ non nhưng khoảng 1/3 các
trường hợp ĐN phối hợp với nhiểm trùng ối mãn tính [57], [30].
- Rau tiền đạo: gây chảy máu trong ba tháng cuối của thai kỳ đặc biệt là
những trường hợp chảy máu nhiều phải chấm dứt thai kỳ sớm [9], [11].
1.1.3.4. Không rõ nguyên nhân.
Có trên 50% các cuộc chuyển dạ ĐN là không tìm thấy nguyên nhân [1].
Chính vì vậy mà việc phòng và điều trị đẻ non là một việc làm cấp bách và là
vấn đề hết sức nan giải.
1.1.4. Cơ chế bệnh sinh của chuyển dạ đẻ non.
Cơ chế bệnh sinh của chuyển dạ đẻ non rất phức tạp, cho tới nay chưa
có một cơ chế nào có thể giải thích một cách chuẩn xác nhất về ĐN. Có nhiều
giả thuyết được đưa ra và trong số đó có một số giả thuyết thường được đề
cập tới là:
1.1.4.1. Thuyết cơ học.
Người ta cho rằng chuyển dạ đẻ xảy ra là do sự căng dãn quá mức của

tử cung. Các trường hợp như đa ối, song thai, tử cung nhi tính đều dễ phát
sinh chuyển dạ ĐN và thực tế cũng đã chứng minh điều này.


8

1.1.4.2. Thuyết Prostaglandin (PG).
PG được tổng hợp ngay tại màng của tế bào [25]. PG có hai tác động
lên cơ tử cung:
- Chúng có tác dụng tăng cường mối liên kết giữa các sợi cơ ở các vị trí nối.
- Chúng kích thích dòng calci đi vào trong tế bào và kích thích giải
phóng calci từ các lưới tương tự.
Các prostaglandin những chất có thể thay đổi hoạt tính co bóp của cơ tử
cung. Sự sản xuất PGE2 và PGE2ỏ tăng dần trong quá trình thai nghén và đạt
tới giá trị cao trong nước ối và màng rụng trong cơ tử cung vào lúc bắt đầu
chuyển dạ. Đẻ non xuất hiện khi nồng độ PG tăng cao. Có nhiều nguyên nhân
làm cho PG tăng cao như hậu quả của các phản ứng viêm, hoặc do dùng
thuốc... Người ta có thể gây chuyển dạ ở bất kỳ tuổi thai nào bằng cách tiêm
PG. PG làm chín muồi cổ tử cung do tác dụng lên chất collagen của cổ tử
cung. Mặt khác người ta cũng có thể ức chế chuyển dạ bằng cách sử dụng các
thuốc ức chế tổng hợp các PG trong điều trị doạ đẻ non [11], [30].
1.1.4.3. Thuyết estrogen và progesteron.
Estrogen là một hormon có tác dụng làm phát triển cơ tử cung, đồng
thời nó cũng có tác dụng làm tăng đáp ứng của cơ TC với oxytocin. Trong khi
đó progesteron có tác dụng làm giảm đáp ứng của oxytocin lên cơ TC.
Trong quá trình thai nghén estrogen và progesteron tăng dần theo một
tỷ lệ nhất định. Progesteron giảm đột ngột trước khi chuyển dạ vài ngày làm
thay đổi tỷ lệ giữa estrogen và progesteron điều này được coi như là tác nhân
gây chuyển dạ [12], [30].
1.1.4.4. Vai trò của oxytocin.

Oxytocin là một hormon của vùng dưới đồi có tác dụng co cơ tử cung.
Người ta đã xác định được sự tăng tiết oxytocin ở thuỳ sau tuyến yên của
người mẹ trong chuyển dạ đẻ và đạt mức tối đa khi rặn đẻ.


9

Theo Reece E.A và cộng sự, truyền oxytocin có thể gây chuyển dạ khi
thai nghén gần đủ tháng. Mức oxytocin trong máu mẹ tăng ít ở trước và trong
giai đoạn I của chuyển dạ, nó chỉ tăng nhiều ở giai đoạn II và sau đẻ.
Oxytocin không có mặt ở những chỗ nối giữa những tế bào cơ TC để gây cơn
co TC, như vậy oxytocin không phải là chất đầu tiên để khởi phát chuyển dạ,
nó có thể là chất tạo lực cơn co tử cung. Mức oxytocin ở động mạch rốn cao
hơn tĩnh mạch rốn và máu mẹ, điều này gợi ý rằng nguồn oxytocin đầu
chuyển dạ có thể có nguồn gốc từ thai. Số các thụ cảm thể oxytocin ở màng tế
bào cơ TC tăng lên theo tuổi thai và tăng nhiều hơn khi chuyển dạ làm cho cơ
tử cung nhạy cảm hơn với oxytocin vì thế làm co cơ TC gây chuyển dạ. Tóm
lại oxytocin không đóng vai trò quan trọng trong gây chuyển dạ đẻ mà chủ
yếu thúc đẩy quá trình chuyển dạ đang diễn ra [59].
1.1.4.5. Thuyết thần kinh.
Tử cung là một cơ quan chịu sự chi phối của hệ thần kinh thực vật.
Người ta cũng cho rằng TC còn có một hệ thần kinh tự động, cơ tử cung
giống cơ tim và nó có thể tự hoạt động để điều khiển cơn co của nó.
Chuyển dạ ĐN có thể phát sinh từ các phản xạ thần kinh sau những
kích thích trực tiếp hoặc gián tiếp, đặc biệt là các stress về tâm lý,
1.1.4.6. Thuyết nhiễm khuẩn.
Các sản phẩm của nhiễm khuẩn có thể kích thích tế bào sản xuất ra các
PG từ các phospholipid A2 (các chất này có trong lysosom, màng tế bào). Khi
được tổng hợp các PG gây ra cơn co tử cung và gây chuyển dạ [52]. Nói
chung các vi khuẩn gây ra viêm âm đạo, cổ tử cung đều có khả năng sinh ra

phospholipid A2 để tổng hợp ra PG từ màng rau.
Cơ chế chuyển hoá acid amin tổng hợp thàh PGE 2 bởi tế bào ối và
chuyển hoá bạch cầu từ acid amin ở nội sản mạc thành PGE 2ỏ, chất trung gian
cytokin là chất bài tiết từ hệ thống miễn dịch của vật chủ với nhiễm khuẩn. Ở


10

thai phụ chuyển dạ đẻ, cytokin là interleukine - 1õ (11 - 1). 11 - 6.TNF - ỏ
PAF. Sản phẩm của vi khuẩn là các enzym như protease, mucinase và
collagenase có thể xâm nhập vào màng rụng, màng ối và cổ tử cung làm suy
yếu mô liên kết ở đây gây xoá mở sớm CTC, chuyển dạ đẻ non và ối vỡ sớm
[30], [52].
1.2. Chẩn đoán doạ đẻ non.
Chẩn đoán dọa ĐN là một vấn đề rắc rối và khá phức tạp, từ việc đánh
giá các triệu chứng trong giai đoạn sớm đến khả năng kìm hãm cuộc chuyển
dạ khi nó đã xảy ra. Vấn đề quan trọng là phải chẩn đoán sớm khi còn ở trong
giai đoạn tiềm tàng để việc điều trị đạt kết quả do vậy người ta không thể
tránh được một số các trường hợp điều trị không cần thiết do không thể phân
biệt được đâu là chuyển dạ thật, đâu là chuyển dạ giả [1].
Trong hầu hết các nghiên cứu, các dấu hiệu của doạ ĐN thông thường
là đau bụng, ra máu âm đạo, ra dịch âm đạo... Đánh giá bằng việc khám trực
tiếp thấy có xuất hiện cơn co tử cung và có sự thay đổi của CTC qua nhiều lần
thăm khám liên tiếp [9], [13], [33]. Theo Nghiên cứu của Iams và cộng sự có
40% - 60% các trường hợp doạ ĐN có triệu chứng: đau bụng, đau lưng, đau
vùng tiểu khung hoặc đau tức bụng; 13% có ra máu hoặc ra dịch hồng âm đạo
và 10% trường hợp xuất hiện từ khi thai được 34 tuần tuổi [41].
Sự xuất hiện của cơn co tử cung là một dấu hiệu và là động lực để cuộc
chuyển dạ xảy ra, còn trong nghiên cứu của Bergella thì chỉ có 31% bệnh
nhân điều trị có dấu hiệu này [28].

Phạm Thị Thanh Hiền, Nguyễn Viết Tiến nghiên cứu trong hai năm
1994 và 1995 tại BVPSTƯ thấy: số bệnh nhân có 2 triệu chứng cơ năng (đau
bụng kèm theo ra máu hoặc đau bụng kèm theo ra dịch hồng âm đạo) chiếm
14%, số bệnh nhân chỉ có một triệu chứng cơ năng như: đau bụng, ra máu, ra
dịch hồng âm đạo chiếm khoảng 86% [9].


11

Theo tài liệu hướng dẫn chuẩn Quốc gia về các dịch vụ chăm sóc sức
khoẻ sinh sản ban hành năm 2007 [4] chẩn đoán doạ đẻ non dựa vào:
- Tuổi thai từ 22 tuần đến dưới tuần 37.
- Tử cung phù hợp với tuổi thai.
- Có cơn co tử cung gây đau bụng.
- Cổ tử cung còn dài đóng kín.
- Có thể ra máu hay chất nhầy hồng âm đạo.
- Siêu âm thấy rau bám bình thường, tim thai đập đều.
Tình trạng doạ đẻ non xảy ra từ tuần 22 đến dưới 37 tuần, là sự khởi
đầu của chuyển dạ đẻ non và nó sẽ tiến triển tự nhiên theo hướng đẻ non nếu
không được điều trị.
Chẩn đoán tuổi thai dựa vào ngày đầu tiên của kỳ kinh nguyệt cuối
cùng, hoặc dựa vào kết quả siêu âm đặc biệt trong những tháng đầu của thời
kỳ thai nghén hoặc dựa vào đặc điểm của trẻ sơ sinh sau khi sinh. Các phương
pháp X-quang, phân tích thành phần nước ối, phân tích thành phần nước
tiểu... để đánh giá tuổi thai ít được áp dụng.
- Dựa vào ngày đầu của kỳ kinh nguyệt cuối cùng [3]: đó là thời điểm
mà các tác giả coi đó là ngày đầu tiên của thai kỳ mặc dù đó không phải là
ngày thụ thai, lý do là vì đặc điểm dễ nhớ của ngày này. Đánh giá tuổi thai
dựa vào ngày đầu tiên của kỳ kinh nguyệt cuối cùng chỉ được áp dụng cho
những thai phụ có chu kỳ kinh nguyệt đều và nhớ một cách chắc chắn.

- Dựa vào siêu âm ước lượng tuổi thai [8]: đây là phương pháp cận lâm
sàng đơn giản đang được sử dụng nhiều nhất để xác định tuổi thai. Siêu âm có
ưu điểm là không gây hại cho mẹ và thai, có kết quả ngay và có thể thực hiện
được nhiều lần.


12

1.3. Thái độ xử trí.
Một bằng chứng rõ ràng rằng không phải tất cả các cuộc chuyển dạ xảy
ra đều dẫn đến đẻ non nếu chúng ta điều trị phù hợp và theo dõi một cách chặt
chẽ. Việc kéo dài thời gian sống của thai nhi trong tử cung phụ thuộc vào
nhiều yếu tố như: tần số cơn co tử cung, cường độ cơn co tử cung, hiện tượng
xoá mở cổ tử cung...
Điều trị giữ thai là biện pháp được nghiên cứu và áp dụng nhiều nhất.
Thuốc điều trị doạ ĐN thường tập trung vào việc cắt cơn co tử cung, và xu
huớng tiếp tục tìm kiếm các thuốc ngăn cản co cơ trơn theo cơ chế tác động
chọn lọc trên cơ trơn.
1.3.1. Chế độ sinh hoạt, nghỉ ngơi.
Đóng vai trò rất quan trọng trong việc điều trị, chỉ riêng việc nghỉ ngơi
tuyệt đối tại giường đối với sản phụ dọa ĐN cũng đã thành công trong việc ức
chế chuyển dạ tới 50% các trường hợp [5], [11]. Tư thế nằm tốt nhất là nằm
nghiêng trái để cải thiện tuần hoàn tử cung - rau.
Ngoài ra trong một số trường hợp bệnh nhân quá lo lắng về tình trạng
bệnh của mình thì có thể dùng thuốc an thần để giảm lo lắng. Thường dùng là
nhóm thuốc Diazepam với liều thấp và không được dùng kéo dài
1.3.2. Sử dụng thuốc giảm co.
Có rất nhiều thuốc đã và đang được áp dụng để làm giảm cơn co tử
cung theo các cơ chế khác nhau. Mỗi thuốc có liều lượng và cách sử dụng
khác nhau và đều có những ưu nhược điểm riêng. Người ta có thể sử dụng

đơn thuần một loại thuốc hoặc phối hợp nhiều loại thuốc để điều trị.
1.3.2.1. Giảm co thắt cơ trơn: Spasfon [2].
Thành phần gồm có phloroglucinol (benzentrinol 1 - 3 - 5) và dẫn chất
methyl hoá là trimethyl phloroglucinol (trimethoxy benzentrinol 1 - 3 - 5).


13

Thuốc có tác dụng trực tiếp lên màng tế bào cơ trơn bằng cách ức chế enzym
phosphodiesterase trên một trương lực cơ tăng thái quá, do đó làm giảm calci
trong tế bào và gây dãn cơ.
Trong điều trị dọa đẻ non thuốc được dùng với liều uống 80mg 320mg/ngày, đường tiêm dùng 40mg - 12mg/ngày, có thể dùng đường tiêm
tĩnh mạch hoặc tiêm bắp.
1.3.2.2. Các thuốc Betamimetic: là các thuốc  hướng giao cảm.
* Ritodrin: có tác dụng ưu thế trên thụ cảm õ 2 do đó thuốc có tác dụng
trực tiếp làm giãn cơ trơn của tử cung và của phổi.
Cách dùng: dùng đường truyền tĩnh mạch đến khi cắt được cơn co thì
dùng đường uống để duy trì.
* Terbutalin: là dẫn xuất của phenylethylamine có tác dụng chọn lọc trên
thụ cảm õ2 nên ức chế cơn co tử cung. Thuốc được dùng bằng đường truyền
tĩnh mạch.
* Các loại Betamimetic khác gồm Orciprenaline, Nylidrine, Fenetrol,
Heroprenaline đang được sử dụng rộng rãi nhiều nơi trên thế giới.
* Salbutamol [5]:
- Tác dụng: kích thích chọn lọc lên thụ thể õ 2 (có ở cơ trơn phế quản, cơ
tử cung, cơ trơn mạch máu), tác dụng trên thụ thể õ1 (có ở cơ tim) kém hơn rất
nhiều. Do có tính chọn lọc đó mà với liều điều trị thông thường tác dụng của
salbutamol lên tim không nhiều. Với liều điều trị thông thường có tác dụng
kích thích chọn lọc lên thụ thể õ2 ở các sợi cơ trơn của tử cung do đó làm giảm
biên độ, tần số và thời gian co cơ tử cung.

- Tác dụng phụ:
+ Tuần hoàn: nhịp xoang nhanh ở mẹ hoặc ở thai, đánh trống ngực.
+ Toàn thân: đổ mồ hôi, chóng mặt, bồn chồn, mất ngủ.
+ Cơ xương: run (đặc biệt là run tay), chuột rút.


14

+ Tiêu hoá: buồn nôn, nôn.
+ Chuyển hoá: hạ kali máu, tăng đường huyết.
+ Phản ứng quá mẫn: nổi mày đay, phù, phù phổi.
1.3.2.3. Thuốc đối kháng với oxytocin (Tractocile) [66]:
Atosiban (tên thương mại Tractocile, Antocin, Atosiban SUN) là một
chất ức chế hormone oxytocin và vasopressin. Nó được sử dụng như một loại
thuốc tiêm tĩnh mạch như một chất ức chế chuyển dạ (tocolytic) để ngăn chặn
chuyển dạ sớm. Nó được phát triển bởi Ferring Dược phẩm ở Thụy Điển và
lần đầu tiên được báo cáo trong tài liệu vào năm 1985. [1] Ban đầu được đưa
ra thị trường bởi Ferring Dược phẩm, nó được cấp phép dưới dạng độc quyền
và chung chung cho việc trì hoãn sinh non sắp xảy ra ở phụ nữ trưởng thành
mang thai. Ở Ấn Độ, nó được bán dưới tên thương hiệu Tosiban bởi Zuventus
chăm sóc sức khỏe. Oxytocin được biết là có tác dụng thông qua cơ chế thần
kinh tác động lên màng tế bào để giải phóng ra calci. Oxytocin cũng được
hoạt động gián tiếp để giải phóng ra Prostaglandin trong màng rụng và rau
thai vì vậy nó đóng góp vào việc hình thành cơn co tử cung và sự chín muồi
cổ tử cung.
Tractocile có tên hoá học là: (3 - mercaptopropanoic acid) - 2 -(O- ethyl
-D-tyrosine)- 4 - L - threonine - 8 - L - ornithine - oxytocin, có công thức hoá
học là C43H67N11O12S2. Có khối lượng phân tử nặng 993,5 Dalton và ở dạng
muối acetate.



15

Tractocile hoạt động bằng cách cạnh tranh receptor với oxytocin trong
cơ tử cung và điện thế ở màng rụng. Kết quả nghiên cứu cho thấy với liều
điều trị thông thường đã giảm sự co bóp cơ tử cung và giảm được việc phóng
thích PG của oxytocin. Những nghiên cứu này cũng chỉ ra rằng Tractocile
cũng có sự ngang bằng nếu không có mối quan hệ lớn hơn receptor
Vasopressin so với receptor của oxytocin bởi vì sự tương thích hoá học gần
của chúng.
Tính đặc hiệu trên TC của Tractocile cung cấp thông tin về độ an toàn
hơn cho cơ TC và là sự lựa chọn có hiệu quả đối với cơn co tử cung hiện tại
nhưng cũng có tác dụng phụ trên nhiều cơ quan khác nhau. Tuy nhiên, bởi vì
tác dụng trong máu của Tractocile trên receptor Vasopressin cũng có nguy cơ
gây ra hàng loạt các tác dụng phụ: ảnh hưởng đến sự bài tiết nước tiểu của
thận, co mạch và kích thích hormon adrenocorticotrophin. Những nghiên cứu
lâm sàng đã thất bại khi chứng minh bất kỳ một tác dụng phụ nào nêu trên và
trái lại nó lại chỉ ra rằng Tractocile có tác dụng dung nạp tốt đối với cơn co tử
cung, tính hiệu quả của Tractocile được hy vọng ít nhất có thể so sánh được
với các tác nhân khác bởi vì đáp ứng nhiều nguyên nhân trong doạ đẻ non.


16

Chỉ định
Tractocile được chỉ định để làm chậm sinh trước kỳ sắp xảy ra đối với
những phụ nữ có thai có:
- cơn co tử cung đều đặn với thời gian ít nhất 30 giây với tốc độ ≥ 4 cơn
mỗi 30 phút.
- giãn cổ tử cung 1-3 cm (0-3 cm đối với người chưa sinh đẻ) và xóa cổ

tử cung ≥ 50%.
- tuổi ≥ 18 tuổi.
- tuổi thai từ 24 tuần đến 33 tuần đủ.
- nhịp tim thai bình thường.
Chống chỉ định
Không được dùng Tractocile:
- nếu bạn có thai dưới 24 tuần hoặc trên 33 tuần.
- nếu bạn bị vỡ màng ối sớm sau 30 tuần có thai.
- nếu thai phát triển không đầy đủ và có nhịp tim thai bất thường.
- nếu bạn bị chảy máu tử cung cần phải sinh ngay lập tức.
- nếu bạn bị tiền sản giật nghiêm trọng (với huyết áp cao, ứ dịch
và/hoặc protein trong nước tiểu) hoặc sản giật (các cơn co giật liên quan với
tiền sản giật) cần phải sinh.
- nếu thai đã chết.
- nếu bạn nghi ngờ bị nhiễm khuẩn tử cung.
- nếu nhau che phủ ống sinh.
- nếu nhau bị bong ra.
- nếu bạn hoặc thai gặp các tình trạng trong đó việc tiếp tục mang thai
được đánh giá là có thể gây rắc rối hoặc nguy hiểm.
- nếu bạn bị dị ứng với atosiban hoặc bất kỳ thành phần nào khác của
Tractocile.


17

Thận trọng lúc dùng
Thận trọng đặc biệt khi dùng Tractocile:
- nếu không thể loại trừ bị vỡ màng ối sớm.
- nếu bạn bị các vấn đề về thận hoặc gan.
- nếu nhau không ở vị trí bình thường.

- nếu bạn bị đa thai hoặc mang thai giữa 24 tuần và 27 tuần.
- nếu các cơn co tái phát, có thể lặp lại việc điều trị bằng Tractocile
thêm tối đa 3 lần.
- nếu thai nhỏ trong thời gian mang thai.
- trong suốt thời gian điều trị bằng Tractocile cần theo dõi các cơn co tử
cung của bạn và nhịp tim thai.
- sau khi bạn đã sinh em bé, trên lý thuyết Tractocile có thể làm giảm
khả năng co lại của tử cung. Điều này có thể gây chảy máu.
Lúc có thai và lúc nuôi con bú
Tractocile chỉ nên được dùng khi sự chuyển dạ trước kỳ sinh đã được
chẩn đoán giữa 24 tuần và 33 tuần đủ của thai kỳ.
Trong các thử nghiệm lâm sàng với Tractocile chưa ghi nhận tác dụng
nào trên phụ nữ cho con bú. Những lượng nhỏ atosiban đã được biết là đi từ
huyết tương vào sữa của phụ nữ đang cho con bú.
Các nghiên cứu về độc tính đối với phôi-thai chưa cho thấy tác dụng
độc của atosiban. Chưa có nghiên cứu nào được thực hiện về khả năng sinh
sản và sự phát triển phôi giai đoạn sớm.
Tương tác thuốc
Không chắc là atosiban có liên quan trong các tương tác giữa các thuốc
được chuyển hóa qua trung gian cytochrome P450, vì các nghiên cứu in vitro
cho thấy là atosiban không phải là một cơ chất đối với hệ cytochrome P450 và
không ức chế các enzym của cytochrome P450 chuyển hóa thuốc.


18

Các nghiên cứu về tương tác thuốc đã được thực hiện trên những người
nữ tình nguyện khỏe mạnh dùng betamethasone and labetalol. Chưa ghi nhận
tương tác nào liên quan về lâm sàng giữa Tractocile và betamethasone.
Khi Tractocile và labetalol được dùng đồng thời, nồng độ cao nhất

trong huyết tương (Cmax) của labetalol giảm 36% và thời gian để đạt được
nồng độ cao nhất trong huyết tương (Tmax) tăng 45 phút. Tuy nhiên, mức
sinh khả dụng của labetalol trong diện tích dưới đường cong nồng độ - thời
gian (AUC) không thay đổi. Sự tương tác đã ghi nhận được không có liên
quan về lâm sàng. Labetalol không có tác dụng lên dược động học của
Tractocile.
Chưa có nghiên cứu nào được thực hiện với các kháng sinh, các
alkaloid nấm cựa gà và các thuốc trị cao huyết áp khác ngoài labetalol.
Tác dụng ngoại ý
Giống như tất cả thuốc khác, Tractocile có thể có các tác dụng phụ. Các
tác dụng phụ đã quan sát được ở người mẹ nói chung ít trầm trọng. Chưa rõ
về tác dụng phụ trên thai hoặc trẻ sơ sinh.
Đối với người mẹ, các tác dụng phụ thường gặp nhất đã được ghi nhận
là buồn nôn, nhức đầu, chóng mặt, bừng nóng, nôn, nhịp tim nhanh, huyết áp
hạ, phản ứng tại chỗ tiêm và đường máu cao.
Các tác dụng phụ ít gặp bao gồm sốt, mất ngủ, ngứa và nổi ban.
Các tác dụng phụ hiếm gặp gồm giảm khả năng co tử cung sau khi em
bé của bạn đã được sinh ra, điều này có thể gây chảy máu. Hiếm gặp báo cáo
về phản ứng dị ứng.
Liều lượng và cách dùng
Điều trị bằng Tractocile nên được khởi đầu và duy trì do một bác sĩ có
kinh nghiệm trong việc điều trị sự chuyển dạ trước kỳ sinh.
Tractocile được dùng tiêm tĩnh mạch trong 3 giai đoạn liên tiếp:


19

- Tiêm chậm vào tĩnh mạch liều khởi đầu 6,75 mg trong 0,9 ml trong
một phút.
- Truyền liên tục với liều 18 mg/giờ trong 3 giờ.

- Truyền liên tục với liều 6 mg/giờ cho đến 45 giờ, hoặc cho đến khi
các cơn co tử cung đã giảm.
Toàn bộ thời gian điều trị không nên quá 48 giờ. Có thể sử dụng các đợt
điều trị thêm bằng Tractocile nếu các cơn co tái phát.
Khuyến cáo không dùng hơn 3 đợt tái điều trị trong một thai kỳ.
Điều trị đường tĩnh mạch dùng cách tiêm bolus khởi đầu nên bắt đầu
càng sớm càng tốt sau khi chẩn đoán chuyển dạ trước kỳ sinh. Một khi đã
tiêm liều bolus, tiến hành với việc truyền. Trong trường hợp cơn co tử cung
kéo dài trong khi điều trị bằng Tractocile, nên xét đến cách điều trị khác.
Tái điều trị:
Trong trường hợp cần tái điều trị với Tractocile cũng nên bắt đầu bằng
cách tiêm bolus dung dịch tiêm Tractocile 7,5 mg/ml, tiếp theo bằng việc
truyền Tractocile 7,5 mg/ml, dung dịch đậm đặc để truyền.
Chỉ dẫn sử dụng và thao tác:
Chuẩn bị dung dịch truyền tĩnh mạch:
Để truyền tĩnh mạch, sau khi tiêm liều bolus, nên pha loãng Tractocile
7,5 mg/ml dung dịch đậm đặc để truyền với một trong các dung dịch sau:
- NaCl 0,9% khối lượng/thể tích (w/v).
- Dung dịch Lactate Ringer.
- Dung dịch glucose 5% khối lượng/thể tích (w/v).
Rút 10 ml dung dịch từ túi truyền chứa 100 ml và bỏ đi. Thay lượng
dịch này bằng 10 ml Tractocile 7,5 mg/ml dung dịch đậm đặc để truyền lấy từ
2 lọ 5 ml để đạt được nồng độ 75 mg atosiban/100 ml. Truyền liều nạp được
thực hiện bằng cách truyền 24 ml/giờ (nghĩa là 18 mg/giờ) dung dịch đã


20

chuẩn bị trên trong thời gian 3 giờ dưới sự giám sát y khoa đầy đủ ở một đơn
vị sản khoa. Sau 3 giờ tốc độ truyền giảm còn 8 ml/giờ.

Chuẩn bị các túi 100 ml mới theo cùng cách như đã mô tả để cho phép
truyền tiếp tục.
Nếu dùng một túi truyền với thể tích khác, cần tính toán tỷ lệ khi chuẩn bị.
Để đạt được liều chính xác, nên dùng một dụng cụ truyền đã được kiểm
soát để điều chỉnh tốc độ của lượng dịch truyền theo giọt/phút. Một buồng của
ống truyền nhỏ giọt tĩnh mạch cực nhỏ có thể cho tốc độ truyền thích hợp
trong mức liều khuyến cáo của Tractocile. Không được pha trộn Tractocile
với các thuốc khác trong túi truyền.
Nếu cần dùng đồng thời đường tĩnh mạch với các thuốc khác, có thể
dùng chung canun truyền tĩnh mạch hoặc dùng vị trí truyền tĩnh mạch khác.
Điều này cho phép kiểm soát riêng rẽ liên tục về tốc độ truyền.
Bảo quản
Bảo quản ở 2oC-8oC (trong tủ lạnh).
Giữ thuốc trong bao bì gốc.
Không dùng Tractocile nếu bạn thấy có chất vẩn và bị biến màu trước
khi dùng. Một khi đã mở lọ phải dùng thuốc ngay lập tức
1.3.2.4. Thuốc đối kháng calci:
Thuốc ức chế kênh calci có tác dụng trên các kênh có điện thế phụ
thuộc, ức chế dòng calci đi vào trong tế bào khi màng tế bào khử cực do đó
làm giảm co cơ. Trên tử cung, các thuốc này được ghi nhận tác dụng làm duỗi
các sợi cơ trơn tử cung, làm giảm tần số biên độ, trương lực cơ bản của các
cơn co tử cung. Tác dụng này còn được thấy ngay cả khi các cơn co được gây
ra bởi oxytocin hay các PG [39].


21

- Magiesi sulfat: có tác dụng bằng cách ngăn sự khuyếch tán của calci
vào cơ tử cung do đó nồng độ calci trong tế bào thấp và cơ tử cung ở trạng
thái nghỉ ngơi [2].

►Nifedipin.
Các thuốc dihydropyridin ở đây là Nifedipin (biệt dược là Adalat) làm
giảm dòng ion calci qua màng vào trong tế bào thông qua kênh calci chậm, có
tác dụng duỗi các sợi cơ trơn mạch máu, cơ trơn tử cung và bàng quang. Hiệu
quả dãn mạch của thuốc này đã được chỉ ra ở mức độ tuần hoàn ngoại biên và
tưới máu phổi, người ta thấy có sự giảm rõ rệt ở sức cản động mạch trong khi
hệ thống tĩnh mạch lại không thay đổi [63]. Điều này chứng minh cho việc sử
dụng các thuốc ức chế calci với thể tích máu bình thường thì không làm thay
đổi huyết áp một cách có ý nghĩa [64]. Ở mức độ vi mô, những
dihydropyridin tác dụng duỗi các sợi cơ trơn ở cơ tử cung. Chúng làm giảm
trương lực cơ bản, cũng như tần số và biên độ của các cơn co tử cung. Hiệu
quả giãn cơ này được thấy ngay cả khi các cơn co được gây bởi các chất như
Oxytocin hay Prostaglandin [44].
1.3.2.5. Một số loại thuốc khác.
► Ethanol: có tác dụng ức chế sự phóng thích oxytocin từ tuyến yên
nên ức chế cơn co tử cung. Tuy nhiên khi so sánh với thuốc nhóm
Betamimetic thì có hiệu quả kém hơn và lại có nhiều tác dụng phụ trên mẹ và
thai hơn nên ít được sử dụng [2].
► Thuốc ức chế tổng hợp PG: các thuốc ức chế tổng hợp PG ngăn cản
tổng hợp PG bằng cách ức chế enzym cyclooxygenase có tác dụng chuyển đổi
acid arachidonic thành PG do đó làm giảm co tử cung. Đây là nhóm thuốc họ
chống viêm non - steroid bao gồm: Asprin, Indomethacin, Naproxen. Thuốc
có nhiều tác dụng phụ cho mẹ và nguy hiểm nhất có thể gây đóng ống động
mạch sớm ở thai [2], [20].


22

1.3.3. Sử dụng corticoide [2], [23].
Corticoide là hormon tuyến thượng thận và có nhiều tác dụng đối với

trẻ sơ sinh, sử dụng corticoide vào những tháng cuối của thai kỳ có tác dụng
làm giảm suy hô hấp đối với thai non tháng. Cơ chế tác dụng của corticoide là
tăng cường sản xuất surfactant thúc đẩy sự trưởng thành của các mô liên kết.
Những trẻ sơ sinh với phổi non yếu có khuynh hướng phát triển hội
chứng suy hô hấp. Bệnh lý này thường gặp ở trẻ thiếu tháng và hầu như hiếm
khi xảy ra ở thai trên 38 tuần. Đây là nguyên nhân tử vong thường gặp nhất
của trẻ thiếu tháng. Nguyên nhân chính gây suy hô hấp là do thiếu chất
surfactant trong phổi làm cho phổi giữ được thể tích khí dự trữ trong kỳ thở
ra, còn được gọi là bệnh màng trong. Thông thường phổi đạt được sự trưởng
thành khi thai được 35 tuần. Sử dụng corticoide giúp cho phổi thai nhi được
trưởng thành tránh được bệnh màng trong, chỉ dùng cho những trường hợp
tuổi thai dưới 35 tuần.
Hiệu quả tối đa của corticoide đạt được trong vòng 24 - 48 giờ, do đó
cần cố gắng trì hoãn cuộc chuyển dạ ít nhất 24 giờ sau khi sử dụng thuốc này.
1.4. Nguy cơ của trẻ sơ sinh non tháng.
- Bệnh lý hô hấp: là bệnh lý hay gặp đối với sơ sinh non tháng gây suy
hô hấp ở trẻ sơ sinh. Nguyên nhân chính gây suy hô hấp là do thiếu chất
surfactant trong phổi nên nhu phổi không giãn nở được, các phế nang tăng
tính thấm, tổ chức kẽ dễ phù, các fibrin huyết tương dễ thoát mạch tràn vào
trong lòng phế nang. Sau khi huyết tương rút đi, hồng cầu và fibrin đọng lại
trong lòng phế nang tạo ra màng trong.
Tổ chức phổi quá non với đặc điểm là thành phế nang hẹp, mao mạch
ít, tổ chức liên kết nhiều cũng là một trong những nguyên nhân chính gây suy
hô hấp sơ sinh. Đặc điểm của cơ quan hô hấp chưa trưởng thành làm cho phổi
khó giãn nở, sự trao đổi khí bị hạn chế.


23

Ở tuổi thai càng nhỏ, trọng lượng thai càng thấp tỷ lệ mắc bệnh càng

cao. Bệnh thường xuất hiện vài giờ đến vài ngày sau đẻ. Trước đây bệnh
thường gây tử vong 100%, nhưng ngày nay nhờ những tiến bộ về hồi sức sơ
sinh, máy thở giúp thở với áp lực dương tính và surfactant nhân tạo cũng như
việc vận chuyển nhanh chóng đến các trung tâm chuyên khoa nên tỷ lệ tử
vong do bệnh lý này đã giảm bớt ở một số nước đã phát triển. Riêng tại Việt
Nam, tử vong cho bệnh này còn rất cao vì phương tiện còn nhiều thiếu thốn.
Vì vậy sử dụng corticoide trước sinh nhằm tăng khả năng tổng hợp surfactant
giúp cho phổi thai nhi được trưởng thành để tránh được bệnh màng trong.
- Nhiễm khuẩn: do chức năng miễn dịch kém nên trẻ non tháng dễ bị
nhiễm trùng như: viêm phổi, nhiễm trùng huyết, viêm màng não nhất là viêm
ruột hoại tử. Nguy cơ nhiễm khuẩn càng cao đối với những trẻ non tháng mà
trong quá trình chuyển dạ có ối vỡ non, ối vỡ sớm. Khi bị nhiễm trùng các
triệu chứng lâm sàng thường không đặc hiệu, khó chẩn đoán, tử vong cao vì
trẻ dễ kháng thuốc.
- Xuất huyết: ở trẻ sơ sinh non tháng có sự thiếu hụt các yếu tố V, VII
đồng thời lượng prothrombin thấp do tổng hợp ở gan kém. Nếu nồng độ
prothrombin giảm dưới mức bình thường 15% sẽ có xuất huyết ở nhiều cơ
quan phủ tạng như mắt, dạ dày, phổi, đường tiết niệu, biểu hiện bởi các triệu
chứng đái máu, nôn ra máu... gây thiếu máu cấp tính. Trường hợp nặng gây
xuất huyết não khiến trẻ bị co giật, hôn mê và tử vong.
- Rối loạn chuyển hoá: hạ calci huyết, hạ đường huyết: khi lượng
glucose máu < 0,3 g/l. Nguyên nhân là do sơ sinh non tháng ít dự trữ
glycogen ở gan, hệ thống enzym chuyển hoá chưa hoàn chỉnh làm cho sơ sinh
khó thích nghi với đời sống độc lập. Nếu đã có triệu chứng lâm sàng rõ như
co giật, tím tái... thì dễ để lại những di chứng thần kinh.
- Vàng da: là bệnh lý hay gặp đối với sơ sinh non tháng, thiếu hoặc rối
loạn các enzym kết hợp. Thường là vàng da do tăng bilirubin gián tiếp.


24


1.5. Một số nghiên cứu về Aatosiban trong điều trị doạ đẻ non.
 Trên thế giới:
- A. Ali và các cộng sự. (2019), "Systematic review and meta-analysis
of randomized controlled trials of atosiban versus nifedipine for inhibition of
preterm labor", Int J Gynaecol Obstet. 145(2), tr. 139-148.
- W. R. Al-Omari và các cộng sự. (2006), "Atosiban and nifedipine in
acute tocolysis: a comparative study", Eur J Obstet Gynecol Reprod Biol.
128(1-2), tr. 129-34.
- J. Burgos và các cộng sự. (2010), "Atosiban vs. ritodrine as a tocolytic
in external cephalic version at term: a prospective cohort study", J Perinat
Med. 38(1), tr. 23-8.
- M. Kashanian, A. R. Akbarian và M. Soltanzadeh (2005), "Atosiban
and nifedipin for the treatment of preterm labor", Int J Gynaecol Obstet.
91(1), tr. 10-4.
- S. S. Saleh, M. Q. Al-Ramahi và F. A. Al Kazaleh (2013), "Atosiban
and nifedipine in the suppression of pre-term labour: a comparative study", J
Obstet Gynaecol. 33(1), tr. 43-5.
- P. J. Shubert (1995), "Atosiban", Clin Obstet Gynecol. 38(4), tr. 722-4.
 Ở Việt Nam hiện chưa có nghiên cứu về Atosiban


25

CHƯƠNG 2
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tượng nghiên cứu.
Nghiên cứu được tiến hành tại BVPSTƯ, dựa trên các hồ sơ bệnh án
của những thai phụ được chẩn đoán và điều trị doạ ĐN tại BVPSTƯ
2.1.1. Tiêu chuẩn chọn mẫu nghiên cứu.

Tất cả những những thai phụ có hồ sơ bệnh án được lựa chọn theo tiêu
chuẩn sau:
- Có tuổi thai từ 22 tuần - 36 tuần.
- Có thai sống bình thường.
- Có các dấu hiệu của doạ đẻ non:
+ Có cơn co tử cung gây đau.
+ Ra máu hoặc ra dịch nhầy hồng âm đạo.
+ Có sự biến đổi cổ tử cung.
2.1.2. Các tiêu chuẩn loại trừ.
- Không tính chính xác được tuổi thai do:
+ Không nhớ chính xác kỳ kinh cuối cùng.
+ Không được siêu âm trong 12 tuần đầu.
- Chuyển dạ đẻ non thực sự: cổ tử cung mở > 4cm
- Các bệnh lý của tử cung: tử cung dị dạng, tử cung đôi ...
- Thai bệnh lý: thai dị dạng, thai chết lưu...
- Bất thường về phần phụ của thai: ối đã vỡ, rau bong non...


×