Tải bản đầy đủ (.pptx) (52 trang)

ĐÁNH GIÁ kết QUẢ điều TRỊ UNG THƯ TUYẾN TIỀN LIỆT BẰNG PHẪU THUẬT cắt TUYẾN TIỀN LIỆT tận gốc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (326.36 KB, 52 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI
NGUYỄN HỒNG LONG

ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ UNG THƯ
TUYẾN TIỀN LIỆT BẰNG PHẪU THUẬT
CẮT TUYẾN TIỀN LIỆT TẬN GỐC
ĐỀ CƯƠNG LUẬN VĂN CHUYÊN KHOA II
Người hướng dẫn khoa học:
PGS.TS. Đỗ Trường Thành


ĐẶT VẤN ĐỀ
 Ung thư tuyến tiền liệt là loại ung thư đứng hàng đầu
trong số các loại UT của đường tiết niệu và xếp thứ hai
trong các bệnh UT ở nam giới sau UT phổi.
 Ở Việt Nam bệnh UTTTL có chiều hướng gia tăng, ở giai
đoạn 1995-1996 là 1,5-2,3/100000 nam giới, tới năm
2002 là 2,3-2,5/100000.


ĐẶT VẤN ĐỀ
 Về điều trị UTTTL hiện nay có nhiều phương pháp, trong
đó phẫu thuật cắt TTL tận gốc cho đến nay vẫn được xem
là tiêu chuẩn vàng cho điều trị UTTTL còn khu trú trong vỏ
bọc. Tuy nhiên chưa có nghiên cứu nào đánh giá đầy đủ
kết quả điều trị của phương pháp này. Vì vậy chúng tôi
thực hiện nghiên cứu đề tài: “Đánh giá kết quả điều trị
ung thư tuyến tiền liệt bằng phẫu thuật cắt tuyến tiền
liệt tận gốc”



MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU

Nhận xét đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng của bệnh nhân UTTTL
được phẫu thuật cắt TTL tận gốc.

Đánh giá kết quả điều trị UTTTL bằng phẫu thuật cắt TTL tận gốc
và một số yếu tố ảnh hưởng đến kết quả điều trị từ 01/2010 đến
12/2019


TỔNG QUAN
 GIẢI PHẪU TUYẾN TIỀN LIỆT
 Hình thể ngoài
 Cấu trúc giải phẫu
 Liên quan tuyến tiền liệt
 Phân bố mạch máu và bạch huyết tiền liệt tuyến
 DỊCH TỄ HỌC BỆNH UNG THƯ TUYẾN TIỀN LIỆT
 SINH LÝ BỆNH HỌC CỦA UNG THƯ TUYẾN TIỀN LIỆT


TỔNG QUAN
 GIẢI PHẪU BỆNH HỌC CỦA UNG THƯ TUYẾN TIỀN LIỆT
 Một số tổn thương tiền ung thư
 Ung thư biểu mô tuyến
 Phân loại theo Gleason
 Phân chia giai đoạn UTTTL
 CHẨN ĐOÁN UNG THƯ TUYẾN TIỀN LIỆT
 Thể tiềm tàng
 Thể có triệu chứng lâm sàng



TỔNG QUAN
 Các thăm dò cận lâm sàng trong chẩn đoán UTTTL
 Siêu âm ổ bụng:
 Siêu âm qua trực tràng (SATT)
 XQ hệ tiết niệu không chuẩn bị, khung chậu:
 Chụp niệu đồ tĩnh mạch (UIV):
 Cộng hưởng từ, cắt lớp vi tính
 Nội soi bàng quang - niệu đạo
 Nội soi trực tràng – siêu âm
 Chụp xạ hình xương
 SPECT - CT scanner
 Chẩn đoán miễn dịch.


TỔNG QUAN
 Giải phẫu bệnh
 Xét nghiệm huyết học
 Xét nghiệm hóa sinh
 Xét nghiệm nước tiểu
 Vi sinh nước tiểu
 Sinh thiết tuyến tiền liệt
 Chẩn đoán giai đoạn UTTTL


TỔNG QUAN
 ĐIỀU TRỊ UNG THƯ TUYẾN TIỀN LIỆT
 Điều trị Hormon
 Xạ trị
 . Phẫu thuật cắt TTL tận gốc

 Chỉ định và chống chỉ định
 Các tai biến và biến chứng
 TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU TRÊN THẾ GIỚI VÀ VIỆT NAM


ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
 ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
Đối tượng là những bệnh nhân được chẩn đoán xác định là
UTTTL và được điều trị bằng phẫu thuật cắt TTL tận gốc tại
khoa phẫu thuật Tiết niệu, bệnh viện Việt Đức và khoa ngoại
bệnh viện Hữu Nghị từ tháng 1/2010 đến tháng 12/2019.


ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
 Tiêu chuẩn lựa chọn
* Hồi cứu:
• Bệnh án của các BN được chẩn đoán xác định UTTTL bằng
xét nghiệm sinh thiết TTL. Các BN này đã được điều trị bằng
phương pháp phẫu thuật cắt TTL tận gốc.
• Các bệnh án của BN nghiên cứu có đầy đủ tại phòng lưu trữ
hồ sơ với đầy đủ thông tin bao gồm các phần: hành chính,
lâm sàng, cận lâm sàng, kết quả sinh thiết, kết quả giải phẫu
bệnh lý, cách thức phẫu thuật, phương pháp điều trị và quá
trình theo dõi và điều trị sau mổ.
• Thời gian : Từ tháng 1/2010 – 12/2018


ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
* Tiến cứu
• Là những BN được chẩn đoán là UTTTL và được điều trị

bằng phương pháp phẫu thuật cắt TTL tận gốc. Chúng tôi
trực tiếp tham gia vào quá trình chẩn đoán, điều trị và theo
dõi bệnh nhân sau mổ.
• Thời gian : Từ tháng 12/2018 – 12/2019
 Tiêu chuẩn loại trừ
- Các bệnh án không đủ các thông tin phục vụ cho nghiên cứu.
- Bệnh nhân được điều trị và theo dõi nằm ngoài thời gian
nghiên cứu.


ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
 THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU
Là phương pháp mô tả lâm sàng hồi cứu và tiến cứu:
 CỠ MẪU NGHIÊN CỨU
Sử dụng cỡ mẫu không xác suất (mẫu tiện lợi) bao gồm
các bệnh nhân đủ tiêu chuẩn trong thời gian nghiên cứu.


ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
 Cách thức tiến hành nghiên cứu
• Thông tin được lấy từ hồ sơ bệnh án theo mẫu phiếu thu
thập thông tin và bệnh án mẫu.
• Khám bệnh nhân trực tiếp: Thăm khám toàn thân, cơ
năng, thực thể, thăm khám tuyến tiền liệt qua trực tràng
bằng ngón tay,…


ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
• Phỏng vấn bệnh nhân: Hỏi tiền sử bệnh, thời gian phát hiện

bệnh, lý do chính khiến bệnh nhân vào viện, trước khi vào viện
đã điều trị gì chưa? tình trạng tiểu có kiểm soát (dựa vào số tã
sử dụng trong ngày) và tình trạng cương (dựa bảng câu hỏi
IIEF -5)
• Xác định các triệu chứng lâm sàng (các triệu chứng cơ năng,
toàn thân và thực thể) khi bệnh nhân vào viện.
• Xác định các triệu chứng cận lâm sàng (PSA, siêu âm ổ bụng,
siêu âm qua trực tràng, kết quả sinh thiết, giải phẫu bệnh, kết
quả chụp MRI vùng tiểu khung, đo xạ hình xương cho những
bệnh nhân có nồng độ PSA huyết thanh trên 20 ng/ml ,…)


ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
 . Các tiêu chuẩn nghiên cứu
 Đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng
 Tuổi: Chia ra các nhóm:
• Nhóm I ≤ 50 tuổi
• Nhóm II từ 51 tới ≤ 60 tuổi
• Nhóm III từ 61 tới ≤ 70 tuổi


Nhóm IV >70 tuổi.


ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
 Thời gian từ lúc có triệu chứng đến lúc được điều trị: Chia ra
các nhóm
• Nhóm I < 6 tháng
• Nhóm II từ 6 - 12 tháng
• Nhóm III > 12 tháng

 Lý do đến khám bệnh:
• Đái khó – bí đái.
• Đái rắt.
• Đái máu.
• Đặt ống thông niệu đạo – bàng quang.
• Tình cờ kiểm tra sức khỏe phát hiện PSA cao.


ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
 Các bệnh lý phối hợp
 Kết quả thăm trực tràng:
• TTL có dấu hiệu nghi ngờ ung thư
• TTL bình thường, không có dấu hiệu nghi ung thư.
 Ghi nhận tình trạng tiểu có kiểm soát (dựa số tã giấy sử dụng
trong ngày), tình trạng cương (dựa vào bảng câu hỏi IIEF-5 )
 Nồng độ PSA huyết thanh lúc vào viện:
• Từ 4,1 - 10 ng/ml
• Từ 10,1 - 20 ng/ml
• Từ > 20 ng/ml.


ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
 Kết quả siêu âm:
• Qua thành bụng và qua trực tràng xem các dấu hiệu
nghi ngờ ung thư.
• Khối lượng TTL đo qua siêu âm trực tràng
*Từ < 30 gr
*Từ 30 - 60 gr
*Từ > 60 gr.



ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
 Kết quả sinh thiết:
• Điểm số Gleason qua sinh thiết trước phẫu thuật
• ≤ 6 điểm
• 7 điểm
• Từ 8 - 10 điểm.
 Hình ảnh tổn thương ung thư trên MRI.
• Tổn thương khu trú ở 1 thùy hay 2 thùy ? đã ăn ra vỏ ,
xâm lấn túi tinh và các cơ quan lân cận hay chưa?
 Kết quả xạ hình xương


ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
 Phẫu thuật cắt TTL tận gốc
 Chỉ định phẫu thuật:
Theo Hội Tiết Niệu – Thận Học Việt Nam năm 2014
• Ung thư TTL giai đoạn T1 – T2 và T3a
• Thời gian ước sống sau phẫu thuật trên 10 năm.
• Bệnh nhân khỏe mạnh hoặc mắc các bệnh nội khoa đã
điều trị ổn định


ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
 Phương pháp phẫu thuật
- Tư thế BN
BN nằm ngửa, đặt gối dưới mông, chân hơi dạng
- Vô cảm
Mê nội khí quản hoặc tê tủy sống
- Kỹ thuật



ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
 Đặt sonde Foley qua niệu đạo trên bàn mổ trước khi rạch da
Bước 1: Rạch đường giữa dưới rốn không mở phúc mạc và
nạo vét hạch chậu và hạch bịt
Bước 2: Giải phóng mặt trước tuyến tiền liệt
Bước 3: Bộc lộ và cắt niệu đạo
Bước 4: Giải phóng mặt sau tuyến tiền liệt
Bước 5: Cắt toàn bộ tuyến tiền liệt sát cổ bàng quang và cắt 2
túi tinh
Bước 6: Tạo hình cổ bàng quang và nối cổ bàng quang - niệu
đạo sau
Bước 7: Đặt dẫn lưu khoang Retzuis và đóng cân cơ da 2 lớp


ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
 Đánh giá trong mổ
- Đánh giá giai đoạn giai đoạn ung thư.
- Thời gian mổ tính từ lúc bắt đầu rạch da cho đến lúc
khâu da xong.
- Chảy máu trong mổ
+ Lượng máu : ≤ 500ml
500 – 1000ml
> 1000ml


ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
 + Khi BN có chảy máu nhiều thì làm công thức máu tính
lượng Hemoglobin mất và lượng hematocrit giảm.

 Bảo tồn thần kinh bịt: không bảo tồn, bảo tồn 1 bên, bảo tồn 2
bên.
 Nạo hạch chậu: có, không.
 Các tai biến khác trong mổ
 Thủng trực tràng
 Tổn thương thần kinh bịt
 Tổn thương niệu quản: cắt vào niệu quản, hay lỗ niệu quản


×