Tải bản đầy đủ (.docx) (26 trang)

NGHIÊN cứu GIÁ TRỊ của PHƯƠNG PHÁP TIÊM cồn TUYỆT đối một lần TRONG điều TRỊ NANG TUYẾN vú LÀNH TÍNH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (417.16 KB, 26 trang )

B GIO DC V O TO

B Y T

TRNG I HC Y H NI

DNG HNG LAN

NGHIÊN CứU GIá TRị CủA PHƯƠNG PHáP TIÊM CồN
TUYệT ĐốI MộT LầN TRONG ĐIềU TRị NANG TUYếN
Vú LàNH TíNH

CNG LUN VN CHUYấN KHOA CP II

H NI 2019


B GIO DC V O TO

B Y T

TRNG I HC Y H NI

DNG HNG LAN

NGHIÊN CứU GIá TRị CủA PHƯƠNG PHáP TIÊM CồN
TUYệT ĐốI MộT LầN TRONG ĐIềU TRị NANG TUYếN
Vú LàNH TíNH
Chuyờn ngnh : Chn oỏn hỡnh nh
Mó s


: CK. 62720501

CNG LUN VN CHUYấN KHOA CP II
Ngi hng dn khoa hc:
1. GS. TS. Phm Minh Thụng
2. TS. Nguyn Thu Hng

H NI 2019


MỤC LỤC

BN

: Bệnh nhân

SA

: Siêu âm

Vmax

: Thể tích lớn nhất

Vmin

: Thể tích nhỏ nhất

Vtb


: Thể tích trung bình


7

ĐẶT VẤN ĐỀ
Ung thư vú ngày càng phổ biến và được quan tâm nhiều trong lĩnh vực
nghiên cứu. Tuy nhiên, các tổn thương vú lành tính thường gặp hơn so với các
tổn thương ác tính [1]. Hằng năm tại Mỹ có khoảng một triệu phụ nữ được
chẩn đoán có bệnh tuyến vú lành tính bao gồm có các tổn thương biến đổi xơ
nang, nang tuyến vú, viêm xơ tuyến vú và u xơ tuyến vú… [2][3]. Trong các
tổn thương vú lành tính, nang tuyến vú là tổn thương rất hay gặp và được phát
hiện nhiều trên siêu âm. Việc chẩn đoán nang tuyến vú thường không phức
tạp, bệnh nhân có thể sờ thấy khối hoặc nhìn rõ khối nổi trên mặt da hoặc phát
hiện tình cờ khi siêu âm. Siêu âm là phương pháp thuận tiện, dễ sử dụng,
không xâm phạm, không có tia X và được phổ cập rộng rãi. Các tổn thương
nang điển hình không có yếu tố nguy cơ gây ác tính nên được theo dõi và
không có chỉ định can thiệp. Mặc dù, nang tuyến vú là tổn thương lành tính
nhưng cũng gây khó chịu, đau, mất thẩm mỹ, lo lắng làm giảm chất lượng
cuộc sống cho bệnh nhân[4]. Do vậy việc lựa chọn phương pháp điều trị hiệu
quả và đơn giản là thực sự cần thiết. Trước đây có nhiều phương pháp điều trị
tổn thương nang lành tính như mổ bóc bỏ nang, chọc hút nang đơn thuần…,
Tuy nhiên các phương pháp đó gây xâm phạm nhiều nhu mô vú và tỷ lệ tái
phát cao chiếm tới trên 80%[5][6]. Điều trị nang vú bằng các phương pháp
can thiệp tối thiểu như tiêm cồn hoặc các chất gây xơ hóa sau chọc hút nang
đã được triển khai và có bằng chứng khoa học cho thấy nhiều hiệu quả. Trên
thế giới, kỹ thuật tiêm cồn tuyệt đối được áp dụng trong điều trị diệt nang
tuyến vú và đạt hiệu quả cao, tuy nhiên việc nghiên cứu thực hiện trên số
lượng bệnh nhân chưa nhiều, chưa có nhóm chứng và chưa được theo dõi đầy
đủ [5][7].

Ở Việt Nam, việc sử dụng phương pháp tiêm cồn trong điều trị nang
tuyến vú còn chưa được áp dụng rộng rãi và chưa có qui trình cụ thể cũng như


8

chưa có nghiên cứu đánh giá về hiệu quả của phương pháp này. Một số các cơ
sở vẫn có thực hiện chọc hút dịch nang vú đơn thuần, theo báo cáo khoa học
trên thế giới thì phương pháp này có tỷ lệ tái phát cao và gây một số biến
chứng cho người bệnh. Hơn nữa nhu cầu diệt nang ngày càng tăng do bệnh
nhân thường lo lắng và không có điều kiện theo dõi. Căn cứ vào tình hình
thực tế trên, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Nghiên cứu giá trị của
phương pháp tiêm cồn tuyệt đối một lần dưới hướng dẫn của siêu âm
trong điều trị nang tuyến vú lành tính” với mục tiêu sau:
Đánh giá hiệu quả, sự an toàn của phương pháp tiêm cồn tuyệt đối một
lần dưới hướng dẫn của siêu âm trong điều trị nang tuyến vú lành tính và
đánh giá tỷ lệ tái phát của phương pháp này.


9

Chương 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Giải phẫu và cấu trúc tuyến vú ở phụ nữ trưởng thành
1.1.1. Sơ lược giải phẫu
Tuyến vú là tạng nông, nằm ngay trước thành ngực, phía trên cơ
ngực lớn, ngăn cách với cân cơ bởi lớp mô mỡ mỏng, phía trước tuyến
vú có cân xơ ngay sát dưới da gọi là dây chằng Cooper. Trung bình,
đường kính vú đo được là 10-12cm, và dày 5-7cm ở vùng trung tâm.
Hình dạng và kích thước của vú rất thay đổi giữa các cá thể, khi mang

thai và cho con bú, thường có hình nón với phụ nữ chưa sinh.
Núm vú là nơi đổ ra của khoảng 5-10 ống dẫn sữa. Quầng vú có
hình tròn, màu sẫm, cũng giống như núm vú, kích thước có thể thay
đổi, trung bình đường kính từ 1,5-2,5 cm. Các củ Morgani nằm ở quanh
quầng vú, được nhô cao lên do miệng các ống tuyến Montgomery (hạt
Montgomery). Các tuyến Montgomery là những tuyến bã lớn, là dạng
trung gian giữa tuyến mồ hôi và tuyến sữa.
1.1.2. Cấu tạo
Cấu trúc vú gồm 3 thành phần: da, mô dưới da và mô vú, trong đó
mô vú bao gồm cả mô tuyến và mô đệm.
- Phần mô tuyến được chia thành 15-20 thùy không đều, liên kết với nhau tạo
thành, giữa các thùy được ngăn cách bởi các vách liên kết, mỗi thùy chia ra
nhiều tiểu thùy được tạo nên từ nhiều nang tuyến tròn hoặc dài, đứng thành đám
hoặc riêng rẽ, cấu trúc 2-3 nang tuyến đổ chung vào các nhánh cuối cùng của
ống bài xuất trong tiểu thùy. Các ống này đổ vào các nhánh gian tiểu thùy và tập
hợp lại thành các ống lớn hơn, cuối cùng các ống của mọi tiểu thùy đều đổ vào
núm vú qua ống dẫn sữa[8]. Khi có hiện tượng tiết sữa, sữa từ các tiểu thùy sẽ


10

được đổ vào các ống góp ở mỗi thùy, rồi tới các xoang chứa sữa dưới quầng vú.
Có tất cả khoảng 5 đến 10 ống dẫn sữa mở ra ở núm vú. Chính sự tắc nghẽn ở
các vị trí ống tuyến là nguyên nhân dẫn đến tổn thương nang. Nếu tắc ở vị trí
ống dẫn của các nang tuyến gây ứ đọng dịch, các nang tuyến giãn dần ra hình
thành nên nang điển hình. Nếu tắc ở vị trí ống chính tiểu thùy dẫn đến các nang
tuyến đều giãn dần ra hình thành phức hợp các nang hay là chùm nang
- Mô dưới da và mô đệm của vú bao gồm mô mỡ, các mô liên kết, mạch
máu, sợi thần kinh và bạch huyết. Mô đệm nâng đỡ các tiểu thùy có cấu trúc
giống như mô liên kết trong tiểu thùy và nối liền với mô xung quanh các ống

dẫn. Trong thời kỳ không mang thai và không cho con bú, số lượng mô đệm
nâng đỡ các tiểu thùy quyết định kích thước và độ chắc của vú.
- Da vùng vú mỏng, bao gồm các nang lông, tuyến bã và các tuyến mồ hôi. Núm
vú và quầng vú có một cấu trúc chung là cơ và da, hai loại cơ chạy vòng và
lan tỏa đan chéo vòng quanh để tạo nên cơ quầng vú, một mặt chúng tạo
nên sườn núm vú, mặt khác chúng tỏa vào sâu bao lấy các ống dẫn sữa
chính.
1.1.3. Mô học của vú
-

Cấu trúc mô học: tuyến vú là tuyến chế tiết đơn bào. Các ống dẫn lớn được
lót bởi các tế bào biểu mô lát tầng, lớp tế bào này nối tiếp với các tế bào hình
trụ của các ống nhỏ hơn. Phần ngoại biên của các ống dẫn được lót bởi các tế
bào hình trụ thấp thường được xếp thành 2 lớp xen lẫn với các tế bào hình lập
phương của tiểu thùy. Ngay trong màng đáy của các tế bào ống dẫn có các tế
bào sợi nhỏ chuyển dạng từ tế bào cơ biểu mô. Mô đệm nâng đỡ các tiểu thùy
có cấu trúc giống như mô liên kết trong tiểu thùy và nối liền với mô xung
quanh các ống dẫn.
- Đơn vị tiểu thùy ống tận là một cấu trúc quan trọng vì hầu hết các bệnh
ung thư xâm lấn phát sinh từ đây. Nó cũng là nơi khởi nguồn của ung thư biểu
mô ống tại chỗ (DCIS), ung thư biểu mô tiểu thùy tại chỗ, bệnh u xơ và sợi


11

tuyến, u nang, adenosis và epitheliosis. Hầu hết các vôi hóa ở vú hoặc trong
các ống tận (vôi hóa ống) hoặc trong acini (vôi hóa tiểu thùy).
-

Lòng nang sữa (acini) lót bởi lớp tế bào biểu mô (TBBM) trụ thấp. Ống dẫn

sữa có đường kính 0.5-2mm lót bởi 1-2 lớp TBBM trụ cao. Ống dẫn sữa
trong núm vú lót bởi lớp TBBM lát sừng hóa. Nơi tiếp giáp TBBM trụ - lát có
thể TB ống.

- Nang vú được hình thành do tắc nghẽn các đơn vị tiểu thùy ống tận gây giãn
nở các ống dẫn. Nang vú có thể một bên nhưng thường có xu hướng hai bên
và đa nang. Tế bào biểu mô ở thành nang bị biến đổi từ hình trụ hoặc hình cột
thành dạng dẹt phẳng hoặc teo nhiều ở những nang lớn hơn. Tăng sinh biểu
mô có thể tạo thành khối. Tăng sản biểu mô và u nhú không phải là tổn
thương hiếm gặp trong các nang có tế bào biểu mô apocrine. Xung quanh
nang thường là những mô sợi bị chèn ép
- Nang tuyến vú bao gồm các loại như: nang tuyến vú điển hình đáp ứng đủ các
tiêu chuẩn như bờ đều, vỏ mỏng, trống âm, tăng sáng phía sau, bóng cản ở
thành nang. Nang vú biến chứng là nang có thành phần cản âm hay lắng cặn
trong nang hoặc các nang phức hợp với thành dày, có vách bên trong hoặc có
nụ sùi bên trong.
- Nang vú có thể được phân loại theo kích thước nang: nang nhỏ (microcyst)
khi đường kính < 3 mm, các nang nhỏ thường có xu hướng biến đổi xơ nang
và nang lớn (macrocyst) khi đường kính > 3 mm. Nang vú điển hình là lành
tính thuộc phân loại BIRADS 2 thường không cần can thiệp và theo dõi
nhiều. Những nang lớn gây triệu chứng có thể được hút bỏ dịch, nếu dịch màu
vàng chanh và trong, thông thường không đòi hỏi xét nghiệm tế bào, tuy
nhiên nếu có vẩn đục hoặc nghĩ tới chảy máu thì cần làm xét nghiệm và theo
dõi bệnh nhân. Thông thường chọc hút dịch nang bằng kim nhỏ không gây


12

biến chứng nhiều, một vài trường hợp có thể chảy máu, đồng thời sau chọc
hút kim nhỏ bệnh nhân không phải dùng kháng sinh.


Hình 1.1. Hệ thống ống tuyến- đơn vị tiểu thùy ống tận
1.2. Chẩn đoán và điều trị nang tuyến vú lành tính.
Bệnh nhân có nang vú lành tính thường không có triệu chứng
hoặc xuất hiện như khối, một số bệnh nhân có thể thấy đau, tăng kích
thước và có cảm giác chèn ép nhu mô xung quanh hoặc có biểu hiện
đau khi sắp tới chu kỳ kinh nguyệt.


13

1.2.1. Siêu âm 2D tuyến vú
Là phương pháp đơn giản và được lựa chọn đầu tiên trong các
phương pháp cận lâm sàng để chẩn đoán nang tuyến vú. Đây là phương
pháp không xâm lấn, không độc hại, thời gian tiến hành ngắn, có thể
thực hiện nhiều lần trong khi mang lại rất nhiều thông tin về nhu mô
tuyến, tính chất đặc hay dịch của nang, đường bờ, vôi hóa, các cấu trúc
xung quanh….Hơn nữa, siêu âm được ứng dụng trong nhiều thủ thuật
có giá trị chẩn đoán và điều trị cao như hướng dẫn chọc tế bào, sinh
thiết, điều trị hút chân không….
*Chỉ định siêu âm tuyến vú.
- Khối lồi lên trên bề mặt da được sờ thấy ở tuyến vú.
- Xác định bản chất của tổn thương trong nang: dịch đặc hay lỏng,
nang đơn thuần hay phối hợp với tổ chức đặc…
- Theo dõi sau điều trị
- Đánh giá kích thước nang trước và sau điều trị.
- Hướng dẫn chọc hút tế bào, sinh thiết, điều trị
- Khảo sát hạch vùng nách
* Kỹ thuật siêu âm tuyến vú
- Bệnh nhân ở tư thế nằm ngửa, hai tay giơ cao lên trên, bộc lộ 2 tuyến

vú. Có thể kê nhẹ vùng sau lưng để ngực bệnh nhân hơi nhô ra trước
-

Siêu âm từng bên vú có so sánh đối chiếu với bên đối diện để chẩn đoán
Đầu dò phẳng, tần số cao 10-13MHz, tối thiểu 7,5MHz.
- Đầu dò được quét từ trên xuống dưới và ngược lại ở tất cả các phần tư
tuyến vú và vùng trung tâm. Có thể thực hiện kỹ thuật thăm khám quét đầu dò
theo hình nan hoa xe đạp từ trung tâm ra ngoại vi hoặc ngược lại. Cũng có thể
thăm khám siêu âm tuyến vú bằng cách quét đầu dò theo hình xoáy ốc thuận
và ngược chiều kim đồng hồ [9]


14

Khi thấy hình ảnh bất thường trên SA cần thay đổi cường độ sóng âm để
phân biệt rõ là nang hay khối đặc, thay đổi tiêu điểm sóng âm để có hình ảnh
tổn thương là rõ nét nhất, thực hiện các mặt phẳng cắt ngang, dọc, chếch
nhằm bộc lộ rõ tổn thương để đo kích thước không gian ba chiều.
*Hình ảnh siêu âm nang đơn thuần .
Trên siêu âm hình ảnh nang điển hình đó là cấu trúc trống âm, thành
mỏng, bờ đều, ranh giới rõ, không có thành phần đặc bên trong, có tăng âm
thành sau. Một số trường hợp có thể có vôi hóa nhỏ thành nang hoặc trong
nang có vách mỏng hoặc bờ nang có nhiều cung.

Hình 1.2. Hình ảnh siêu âm nang vú điển hình.


15

1.2.2. Chọc hút tế bào bằng kim nhỏ:

Là phương pháp sử dụng kim nhỏ (22G hoặc 20G) để chọc hút
dịch trong nang, thông thường được làm dưới hướng dẫn siêu âm. Bác
sỹ điện quang can thiệp sử dụng đầu dò phẳng của siêu âm vú để xác định
đường vào kim thuận lợi, dịch trong nang được hút ra có thể được gửi xét
nghiệm GPB để đánh giá về tính chất dịch đơn thuần hoặc dịch chảy máu
hoặc dịch sữa. Kim chọc hút nang thường sẽ được lưu lại ngay trong tổn
thương để tiếp tục bơm các chất điều trị tiếp theo như các chất gây xơ, cồn
tuyệt đối hay dung dịch sát trùng betadine…. Đây là phương pháp can
thiệp tối thiểu, đơn giản, linh hoạt, hầu như không để lại biến chứng và đa
phần không cần gây tê tại chỗ.
1.2.3. Các phương pháp điều trị nang tuyến vú lành tính.
1.2.3.1. Điều trị bằng phương pháp chọc hút nang đơn thuần:
Bệnh nhân sẽ được hút dịch giảm áp đơn thuần dưới hướng dẫn
siêu âm đến khi nang xẹp hẳn, các chất điều trị diệt nang hay chống
nhiễm trùng không được sử dụng.
1.2.3.2. Điều trị bằng phương pháp tiêm cồn tuyệt đối dưới hướng dẫn
của siêu âm:
Cồn tuyệt đối là chất etylic (C2H5OH) có khả năng thẩm thấu
cao, có thể xuyên qua màng tế bào đi sâu vào bên trong, kéo nước gây
biến đổi cấu trúc và đông tụ protein làm cho tế bào chết, thông thường
các tế bào biểu mô dẹt ở thành nang sau ngấm cồn sẽ bị vón cục chết
tạo ra hình ảnh thành nang dày. Kỹ thuật tiêm cồn tuyệt đối trong điều
trị các nang gan lớn hoặc nang tuyến giáp đã được chứng minh có sự an
toàn và hiệu quả [10][11], gợi ý rằng kỹ thuật này có thể được áp dụng
ở nang tuyến vú. Trên thế giới, đã có những báo cáo được khoa học
đánh giá kỹ thuật này và cho kết quả rất tốt với độ an toàn cao. Các tác


16


giả đã sử dụng kỹ thuật PAIR (puncture, aspira- tion, injection, and
reaspiration) rất đơn giản với quy trình đưa kim vào tổn thương, hút
dịch, tiêm cồn và hút lại cồn ra ngoài[7][5].
1.2.3.3. Điều trị bằng phương pháp tiêm chất gây xơ dưới hướng dẫn
của siêu âm
Chất gây xơ thường được sử dụng trong các liệu pháp gây xơ là
Sclerovein là hỗn hợp gồm có polidocanol và ethanol. Sclerovien là
chất gây xơ an toàn, ít các biến chứng, chỉ thấy ghi nhận một vài ca có
biểu hiện đau. Theo tác giả C. Gomes (2002), đây cũng là một phương
pháp an toàn, hiệu quả và thường ít khả năng tái phát [6].


17

Chương 2
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tương nghiên cứu
- Tất cả bệnh nhân được chẩn đoán tổn thương nang tuyến vú điển hình
và đồng ý điều trị hút dịch đơn thuần hoặc tiêm cồn tuyệt đối hoặc theo dõi
định kỳ tại Trung tâm điện quang Bệnh viện Bạch Mai từ tháng 5/2019 đến
tháng 6/2020.
- Có hoặc không có kết quả giải phẫu bệnh chọc tế bào là nang vú lành tính
2.1.1. Tiêu chuẩn lựa chọn bệnh nhân
2.1.1.1. Với bệnh nhân nhóm diệt nang:
+ Thể tích nang ≥ 4 ml
+ Gồm 5 dấu hiệu điển hình của nang lành tính: (Thomas): trống âm, bờ
rõ, vỏ mỏng, có tăng sáng phía sau, có bóng cản âm bờ viền
2.1.1.2. Với bệnh nhân nhóm chứng 1 không can thiệp điều trị:
+ Thể tích nang ≥1 ml
+ Gồm 5 dấu hiệu điển hình của nang lành tính: (Thomas): trống âm, bờ

rõ, vỏ mỏng, có tăng sáng phía sau, có bóng cản âm bờ viền
2.1.1.3. Với bệnh nhân nhóm chứng 2 chọc hút nang đơn thuần dưới hướng
dẫn của siêu âm:
+ Thể tích nang ≥2 ml
+ Gồm 5 dấu hiệu điển hình của nang lành tính: (Thomas): trống âm, bờ
rõ, vỏ mỏng, có tăng sáng phía sau, có bóng cản âm bờ viền


18

2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ:
- Những bệnh nhân không có đáp ứng đủ 5 tiêu chuẩn của nang điển
hình: dịch trong nang không trong, nang có bờ dày, nang có nụ sùi, bờ nang
không đều, thùy múi….
- Loại trừ trong nhóm diệt nang những bệnh nhân có thể tích nang < 4 ml
- Những bệnh nhân bị chảy máu trong quá trình chọc hoặc thể tích dịch
trong nang không tính được chính xác và cụ thể.
- Những bệnh nhân có yếu tố gây nhiễu (không theo dõi được đầy đủ do
bệnh nhân không quay lại hoặc mất hình ảnh hay số liệu của bệnh nhân...).
2.2. Phương pháp nghiên cứu
2.2.1. Thiết kế nghiên cứu
- Chúng tôi tiến hành nghiên cứu theo phương pháp mô tả cắt ngang,
tiến cứu.
- Sơ đồ nghiên cứu:

Siêu âm thấy nang điên hình đủ
Bactiêu
sy 1:chuẩn
đo thê tch nang diêt va nang chưng
Bac sy12:

vađo
nang
thêchưng
tch nang
2 diêt va nang chưng 1 va

Bơm côn diêt nang
Đối chiếu với kết qua tế bao học

Hút dịch nang đơn
thuần
Đối chiếu với kết
quả tế bào học

Theo
dịch mau
trong nang, biến chưng sau 1 tuần, 1 thang, 3 thang, 6 thang
Theo
doi doi:
ngaythê
sautch,
thủ thanh
thuât:nang,
đau, chay
Theo dõi ngay sau thủ
Theo dõi: thể tích, thành
thuật: đau, chảy máu
nang, dịch trong nang,
biến chứng sau 1 tuần, 1
tháng, 3 tháng, 6 tháng



19

2.2.2.Thời gian và địa điểm nghiên cứu
- Thời gian nghiên cứu: Từ tháng 5/2019 đến tháng 6/2020
- BN được khám tại khoa khám bệnh Bệnh viện Bạch Mai.
- Kỹ thuật được thưc hiện tại Trung tâm điện quang Bệnh viện Bạch Mai
- Đọc bệnh phẩm tế bào tại khoa Giải phẫu bệnh Bệnh viện Bạch
2.2.3. Cỡ mẫu nghiên cứu
- Áp dụng phương pháp chọn mẫu thuận tiện, lựa chọn tất cả các trường
hợp đủ tiêu chuẩn trong thời gian nghiên cứu tại Bệnh viện Bạch Mai từ tháng
6/ 2019 đến tháng 6/ 2020.
2.2.4. Phương tiện nghiên cứu
- Máy siêu âm: chúng tôi sử dụng máy siêu âm Hitachi Aloka Arietta
V70 có đầu dò phẳng tần số cao.
- Cồn tuyệt đối 100%
- Lidocain 2%
- Bơm kim tiêm, chạc ba, kim luồn 20, 22
- Cồn sát khuẩn, găng tay vô khuẩn.
2.2.5. Qui trình nghiên cứu
-

Chuẩn bị bệnh nhân:

+ Bệnh nhân được giải thích cẩn thận về mục đích, cách thức tiến hành
thủ thuật và thời điểm theo dõi.
+ Nang chứng nhóm 1 và nang được diệt sẽ được đo và tính thể tích độc
lập giữa hai bác sỹ siêu âm, ảnh và số liệu sẽ được lưu trên mạng Pacs và lưu
lại vào folder của từng bệnh nhân trên máy tính.

+ Nang chứng nhóm 2: cũng được đo và tính thể tích độc lập giữa hai
bác sỹ siêu âm, ảnh và số liệu sẽ được lưu trên mạng Pacs và lưu lại vào
folder của từng bệnh nhân trên máy tính.
- Tiến hành thủ thuật diệt nang:


20



Giải thích, hướng dẫn cụ thể để bệnh nhân hợp tác trong quá trình làm thủ
thuật



Sát khuẩn bằng cồn betadin tại vị trí chọc kim, bọc đầu dò bằng màng bọc vô
khuẩn, gây tê tại chỗ bằng Lidocain 2% khoảng 1-2 ml trong trường hợp bệnh
nhân lo lắng và sợ đau nhiều.



Dùng kim luồn 20G và xilanh 5 ml hoặc 10 ml hút gần toàn bộ dịch nang, lấy
dịch nang phết lam kính gửi GPB, tính số lượng dịch trong nang hút ra, kim
luồn 20G vẫn được cố định trong nang, bơm 90% số lượng cồn tuyệt đối vào
nang dưới hướng dẫn của siêu âm, tránh để bơm cồn ra ngoài nang vào nhu
mô xung quanh. Nút kim luồn tránh để cồn chảy ra ngoài, đợi và theo dõi
bệnh nhân trong 10 phút, hút toàn bộ cồn dưới hướng dẫn siêu âm.




Rút kim luồn và sát trùng vị trí chọc kim, băng gạc và giải thích cho bệnh
nhân cẩn thận về việc lấy kết quả và thời gian tái khám theo dõi.



Với các bệnh nhân thuộc nhóm chứng 2 sẽ được chọc hút dịch đơn thuần dưới
hướng dẫn của siêu âm.
- Theo dõi bệnh nhân ngay sau thủ thuật, sau 1 tuần, 1 tháng, 3 tháng, 6
tháng: cả nang diệt và nang chứng1, nang chứng 2 về triệu chứng đau, thể
tích, thành nang, dịch trong nang…
- Đối chiếu với kết quả GPB: nang lành tính điển hình hay nang biến
chứng, chảy máu, nhiễm trùng, hay biến đổi xơ nang …..
2.2.6. Phương pháp thu thập số liệu
Các chỉ số nghiên cứu được thu thập theo biểu mẫu thiết kế sẵn qua
mẫu bệnh án nghiên cứu, qua mạng PACs, thu thập và nhập số liệu bằng exel.
-

- Đo thể tích nang được tiến hành độc lập bởi hai bác sỹ có kinh nghiệm làm
việc về siêu âm vú cũng như siêu âm tổng quát > 10 năm, bác sỹ làm thủ thuật là
bác sỹ đã có chứng chỉ hành nghề chẩn đoán hình ảnh.


21

- Hình ảnh siêu âm sẽ được lưu tại hệ thống máy tính lưu trữ hình ảnh
của TTĐQ và máy tính cá nhân của người tham gia nghiên cứu tránh mất
dữ liệu
2.2.7. Các biến số nghiên cứu
- Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu: Tuổi, tiền sử đặc biệt
- Đặc điểm lâm sàng: đau, sờ thấy khối, nhìn thấy khối, khối to lên, lo

lắng, không muốn theo dõi
- Đặc điểm siêu âm: thể tích nang và tính chất nang.
- Kết quả GPB: nang lành tính, biến đổi xơ nang
- Biến chứng sau và trong khi làm thủ thuật, biến chứng sau khi theo dõi:
đau, chảy máu, nhiễm trùng, bầm tím da.
2.2.8. Phân tích và xử lý số liệu
Các số liệu được phân tích theo phương pháp thống kê sinh y học:
- Nhập số liệu vào bảng excel và phân tích số liệu bằng phần mềm
SPSS 16.0
- Các thuật toán thống kê được sử dụng trong luận văn này:
+ Sử dụng Test thống kê: Student-T test để so sánh sự khác biệt giữa
thể tích của nhóm chứng 1, nhóm diệt nang và nhóm chứng 2 qua những
lần theo dõi.
+ Sử dụng Test Inter- or intra-observer variability intraclass correlation
(ICC) để đánh giá sự khác biệt giữa các lần đo độc lập của hai bác sỹ:




ICC< 0.5: độ tin cậy đo lường thấp
ICC: 0.5- 0.75: độ tin cậy trung bình
ICC: 0.75- 0.9: độ tin cậy tốt


22

2.2.9. Sai số và cách khắc phục
- Sai

số thu thập thông tin.

- Chọn mẫu bệnh nhân đúng tiêu chuẩn.
- Mẫu hồ sơ bệnh án nghiên cứu thống nhất dễ hiểu, dễ sử dụng.
2.2.10. Đạo đức nghiên cứu
- Mọi

thông tin riêng về bệnh tật của bệnh nhân trong hồ sơ bệnh án hoàn
toàn được bảo mật và chỉ sử dụng cho mục đích nghiên cứu.
- Các bệnh nhân đều có quyền được nghe giải thích về những nguy cơ
cũng như lợi ích của quá trình thủ thuật diệt nang.
- Nghiên cứu chỉ được thực hiện trên tinh thần tự nguyện của bệnh nhân.
- Mỗi bệnh nhân có 1 bệnh án riêng và lịch hẹn theo dõi cụ thể.
- Lợi ích của đề tài: số liệu rút ra từ kết quả nghiên cứu sẽ góp phần cải thiện
về chuyên môn trong điều trị cho bệnh nhân có nang vú lành tính nhưng có triệu
chứng cơ năng.


23

Chương 3
DỰ KIẾN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1. Thông tin chung của nhóm nghiên cứu
3.1.1. Đặc điểm về tuổi và tiền sử đặc biệt của bệnh nhân
Bảng 3.1. Phân bố bệnh nhân theo tuổi và tiền sử đặc biệt
Nhóm

Tổn thương nang

Tiền sử đặc biệt
Dùng thuốc tránh thai


tuổi

n

%

n

%

Dùng hormon điều trị

n

%

< 40 tuổi
>40 tuổi
Tổng

3.1.2. Đặc điểm lâm sàng bệnh nhân
Bảng 3.2. Đặc điểm lâm sàng của bệnh nhân
Đặc điểm
Đau ngực
Sờ thấy khối
Nhìn thầy khối lồi trên mặt da
Khối to lên
Lo lắng không muốn theo dõi

Số lượng (n)


Tỉ lệ (%)


24

3.2. Đặc điểm siêu âm của tổn thương nang tuyến vú
3.2.1. Về thể tích nang tuyến vú
Bảng 3.3. Đặc điểm về thể tích nang tuyến vú
Thể tích
Vtb
Vmin
Vmax

Nang diệt

Nang chứng 1

Nang chứng 2

3.2.2. Về tính chất nang tuyến vú
Bảng 3.4. Đặc điểm về tính chất thành nang tuyến vú
Tính chất
thành nang

Nang diệt
n

Thành mỏng,
bờ đều

Thành mỏng
bờ đa cung
Tổng

%

Nang chứng 1
n

%

Nang chứng 2
n

%


25

3.3. Đặc điểm giải phẫu bệnh
Bảng 3.5. Đặc điểm về vị trí nang tuyến vú
Kết quả GPB
Nang lành tính
Biến đổi xơ nang
Tổng

Số lượng (n)

Tỉ lệ (%)


3.4. Các biến chứng trong và sau khi làm thủ thuật, biến
chứng sau theo dõi
Bảng 3.6. Các biến chứng trong, sau khi làm thủ thuật và sau theo dõi
Các biến chứng
Đau
Chảy máu trong nang
Nhiễm trùng
Bầm tím da
Tổng

Số lượng (n)

Tỉ lệ (%)

3.5. Tiến triển của các nang sau diệt theo thời gian theo dõi
Bảng 3.7.Thể tích nang sau diệt và quá trình theo dõi
Thể tích
nang

Tại thời
điểm làm
thủ thuật

Theo dõi
sau 1 tuần

Theo dõi
sau 1 tháng

Theo dõi

sau 3 tháng

Theo dõi
sau 6 tháng

Vtb
Vmin
Vmax
Tổng

3.6. Tiến triển của các nang thuộc nhóm chứng 1.
Bảng 3.8.Thể tích nang thuộc nhóm chứng 1 và quá trình theo dõi.
Thể tích
nang
Vtb

Tại thời
điểm làm
thủ thuật

Theo dõi
sau 1 tuần

Theo dõi
sau 1 tháng

Theo dõi
sau 3 tháng

Theo dõi

sau 6 tháng


26

Vmin
Vmax
Tổng

3.7. Tiến triển của các nang thuộc nhóm chứng 2.
Bảng 3.9.Thể tích nang thuộc nhóm chứng 2 và quá trình theo dõi.
Thể tích
nang
Vtb
Vmin
Vmax
Tổng

Tại thời
điểm làm
thủ thuật

Theo dõi
sau 1 tuần

Theo dõi
sau 1 tháng

Theo dõi
sau 3 tháng


Theo dõi
sau 6 tháng


27

Chương 4
DỰ KIẾN BÀN LUẬN
4.1. Đặc điểm chung
4.1.1. Đặc điểm về tuổi và tiền sử đặc biệt của nhóm nghiên cứu
4.1.2. Một số đặc điểm lâm sàng
4.2. Đặc điểm về siêu âm
4.2.1. Đặc điểm về thể tích nang
4.2.2. Đặc điểm về tính chất nang
4.3. Đặc điểm về giải phẫu bệnh
4.4. Đánh giá hiệu quả, sự an toàn và tỷ lệ tái phát của phương pháp tiêm
cồn tuyệt đối một lần dưới hướng dẫn của siêu âm trong điều trị
nang tuyến vú lành tính.
4.4.1. Các biến chứng trong và sau khi làm thủ thuật,
biến chứng sau theo dõi
4.4.2. Tiến triển của các nang sau diệt theo thời gian theo dõi
4.4.3. Tiến triển của các nang thuộc nhóm chứng 1.
4.4.4. Tiến triển của các nang thuộc nhóm chứng 2.

DỰ KIẾN KẾT LUẬN
DỰ KIẾN KIẾN NGHỊ


TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1]

M. G. Cook, T. E. Rohan, et al. (1985) “The patho‐epidemiology of
benign proliferative epithelial disorders of the female breast,” J. Pathol.,
vol. 146, no. 1, pp. 1–15.

[2]

A. Thomas Stavros (1999) " Breast Ultrasound", no. pp. 196-214.

[3]

D. Radisky et al. (2016) “Standardized measures of lobular involution
and subsequent breast cancer risk among women with benign breast
disease: a nested case-control study Breast Cancer Res Treat” vol. 159,
no. 1, pp. 163–172.

[4]

Nguyen Phuong Anh et al. (2018) " Đánh giá hiệu quả bước đầu trong
loại bỏ các tổn thương vú lành tính bằng sinh thiết vú có hỗ trợ hút
chân không tại trung tâm Điện quang bệnh viện Bạch Mai", Tạp chí
Điện Quang Việt Nam, pp 17-23.

[5]

D. Álvarez-Fernández, et al (2010), “Injection of absolute alcohol into
cysts cavities, after cyst aspiration, for treating and reducing the rate of
recurrence of benign breast cysts,” Gynecol. Surg., vol. 7, no. 3, pp.
285–288.


[6]

C. Gomes (2002) “Sclerosis of gross cysts of the breast: a three- year
study.” Eur. J. Gynaec. Oncol. ISSN : 0392-2936. pp 191-194

[7]

A. Özgen, et al (2016) “Effectiveness of single-session ultrasoundguided percutaneous ethanol sclerotherapy in simple breast cysts,”
Diagnostic Interv. Radiol., vol. 22, no. 3, pp. 220–223.

[8]

Robin Smithuis, et al (2013) “Breast calcification Differential
Diagnosis”.

[9]

Đỗ Doãn Thuận (2008) " Nghiên cứu giá trị của chụp Xquang và Siêu
âm trong chẩn đoán ung thư vú" Luận văn tốt nghiệp thạc sỹ Y học- Đại
học Y Hà Nội.


×