Tải bản đầy đủ (.doc) (6 trang)

Nâng cao chất lượng của tổ tự nhiên tại trường THCS vồ dơi

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (70.42 KB, 6 trang )

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
Xã Trần Hợi, ngày 10 tháng 10 năm 2015.
BÁO CÁO SÁNG KIẾN
- Tên sáng kiến: Nâng cao chất lượng của tổ Tự nhiên tại trường THCS
Vồ Dơi.
- Họ và tên: Bùi Văn Huy
- Đơn vị công tác: Trường THCS Vồ Dơi.
- Thời gian đã được triển khai thực hiện: Từ ngày: 29/09/2014 đến ngày:
18/05/2015.
I. ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Tên sáng kiến
Tổ chức hoạt động học tập theo nhóm trong giảng dạy toán tại trường THCS
Vồ Dơi.
2. Sự cần thiết, mục đích của việc thực hiện sáng kiến (lý do nghiên cứu)
Tổ chuyên môn là bộ phận cấu thành của trường THCS, THPT có nhiệm vu
xây dựng và thực hiện kế hoạch chung của Nhà trường, là nơi trực tiếp triển khai
các hoạt động giáo duc và dạy học. Chính vì vậy, việc chỉ đạo công tác chuyên

môn một cách khoa học, kịp thời sẽ góp phần không nhỏ vào việc xây dựng
đội ngũ có khả năng chuyên môn vững vàng là lực lượng nòng cốt trong hoạt
động chủ đạo của nhà trường. Thực tế qua các năm làm tổ trưởng chuyên
môn ở trường, tôi đã nhận thấy bên cạnh các giáo viên có năng lực, đạt chất
lượng cao trong giảng dạy, hoàn thành tốt các nhiệm vu, quy chế chuyên môn
thì vẫn còn một số ít giáo viên chưa thực hiện tốt về nề nếp chuyên môn, chất
lượng giảng dạy chưa cao và riêng bản thân tôi cũng còn hạn chế về mặt kinh
nghiệm quản lí chuyên môn nên tôi mạnh dạn đi sâu tìm hiểu về đề tài “ Nâng
cao chất lượng của tổ Tự nhiên tại trường THCS Vồ Dơi”
II. NỘI DUNG SÁNG KIẾN:
1. Thuận lợi.



Đối với tổ Tự nhiên trường THCS Vồ Dơi, về đội ngũ đa số còn trẻ,
luôn năng động, nhiệt tình trong công tác, có tinh thần học tập cao, có ý chí
phấn đầu tốt.
2. Khó khăn.
1


+ Do lực lượng giáo viên đa số còn trẻ nên kinh nghiệm trong công tác
chưa nhiều, còn một số giáo viên phải đảm nhận bộ môn cả 4 khối lớp nên
khó khăn trong việc đầu tư hiệu quả tiết dạy và sinh hoạt trao đổi kinh
nghiệm chuyên môn.
+ Còn một vài giáo viên còn chậm đổi mới phương pháp dạy học, việc
chuẩn bị giờ dạy trên lớp chưa tốt, chưa khai thác có hiệu quả đồ dùng dạy
học hiện có, việc tổ chức tiết dạy trên lớp chưa được sôi nổi, gây hứng thú lôi
cuốn học sinh...
3. Nội dung của sáng kiến

Trước những nguyên nhân trên, với vai trò là tổ trưởng chuyên môn,
bản thân tôi thấy cần phải thực hiện tốt một số nội dung cơ bản sau:
+ Nghiên cứu và chỉ đạo sâu sát việc thực hiện tốt chương trình giảng
dạy các bộ môn.
+ Thực hiện tốt việc kiểm tra công tác chuẩn bị và thực hiện giờ dạy
trên lớp của giáo viên một cách thường xuyên và kịp thời.
+ Quản lí tốt việc giáo viên kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học
sinh...
3.1 Nghiên cứu và chỉ đạo sâu sát việc thực hiện tốt chương trình giảng

dạy các bộ môn.
Chương trình dạy học là các văn kiện có tính pháp qui do Nhà nước

ban hành, trong đó quy định một cách cu thể:
+ Vị trí môn học trong kế hoạch dạy học.
+ Muc đích yêu cầu của môn học (yêu cầu về kiến thức, kỹ năng, thái
độ, hành vi)
+ Nội dung các môn học (các phần, các chương, các bài)
+ Kế hoạch thời gian: số tiết dành cho từng phần, từng chương, từng
bài cũng như số tiết dành cho ôn tập, kiêm tra, thực hành ….
+ Giải thích chương trình và hướng dẫn thực hiện chương trình.
Như vậy thực hiện chương trình dạy học là thực hiện kế hoạch đào tạo
theo muc tiêu đào tạo của nhà trường. Về nguyên tắc, chương trình dạy học là
pháp lệnh của Nhà nước do bộ GD&ĐT ban hành, người giáo viên phải thực
hiện nghiêm chỉnh, không được tuỳ tiện thay đổi, thêm bớt làm sai lệch
chương trình dạy học.
Do đó để quản lí việc thực hiện chương trình học, bản thân tôi phải
thực hiện các công việc sau:

2


- Triển khai đầy đủ, kịp thời sự chỉ đạo của Bộ GD&ĐT, Sở GD&ĐT
Cà Mau, PGD&ĐT Trần Văn Thời về việc thực hiện quy chế chuyên môn,
về thực hiện chương trình giảng dạy các bộ môn ….
3.2. Thực hiện tốt việc kiểm tra công tác chuẩn bị và thực hiện giờ dạy

trên lớp của giáo viên một cách thường xuyên, kịp thời.
a. Đối với việc chuẩn bị giờ dạy lên lớp của giáo viên:
Triển khai các yêu cầu cần đạt về soạn giảng: đảm bảo 100% giáo viên
lên lớp giảng dạy phải có giáo án, giáo án thực sự là một bản thiết kế một giờ
lên lớp đòi hỏi tính chính xác, rõ ràng về nội dung, phong phú về phương
pháp dạy học, giáo án GV phải thực hiện đúng phân phối chương trình .

Hình thức, bố cuc giáo án: giáo án dạy học phải soạn theo hình thức đổi
mới với trình tự:
+ Muc tiêu cần đạt
+ Chuẩn bị của GV và HS
+ Tổ chức hoạt động dạy và học
+ Củng cố, hướng dẫn học sinh tự học ở nhà
Bài soạn phải khoa học, sắp xếp hợp lí các hoạt động của giáo viên và
học sinh, thiết kế hệ thống câu hỏi hợp lí, tập trung vào trọng tâm, vừa sức
tiếp thu của học sinh (nhất là đối với bài dài, bài khó, nhiều kiến thức mới).
Bài soạn ở những tiết ôn tập phải có hệ thống kiến thức trong chương,
có tổ chức cho HS hoạt động ôn tập, tránh trường hợp GV chỉ ghi lại một loạt
các câu hỏi và đáp án, không thể hiện được giờ dạy trên lớp.
Phải thực hiện nghiêm túc việc lồng ghép GDMT, GDHN, sử dung tiết
kiệm năng lượng, “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”
vào trong bài dạy nếu có.
Bài soạn thực hành GV cần chú trọng , đảm bảo đủ các yêu cầu của tiết
thực hành, có hướng dẫn chấm và biểu điểm.
Chuẩn bị chu đáo đồ dùng dạy học trên lớp: đảm bảo 100% giáo viên
chuẩn bị tốt những đồ dùng dạy học cần thiết, các loại sổ sách chuyên
môn…. Bên cạnh đó mỗi giáo viên phải làm 01 đồ dùng dạy học trong năm
để tham gia đồ dùng dạy học cấp trường.
Việc kiểm tra giáo án nói riêng và hồ sơ chuyên môn của giáo viên nói
chung, tổ trưởng chuyên môn kiểm tra, theo dõi hàng tuần, hàng tháng và có
nhận xét góp ý cu thể để giáo viên kịp thời khắc phuc các hạn chế, thiếu sót.
b. Đối với giờ dạy trên lớp:
3


Khi lên lớp giáo viên phải động viên được các chức năng tâm lí, khai
thác đầy đủ những nét tích cực của mỗi học sinh để các em biến khối lượng

thông tin đã thu nhận được thành vốn hiểu biết của chính mình.
Ngay từ đầu năm học, mỗi giáo viên nhà trường đều phải thực hiện bản
cam kết thực hiện đổi mới phương pháp, không dạy học theo kiểu “ thầy đọc
trò chép “ hoặc ghi chi tiết lên bảng cho học sinh chép, đưa tài liệu cho học
sinh đọc các em học sinh chép, không dạy trước các tiết dự giờ, thao giảng….
Dự giờ các giáo viên cùng bộ môn để so sánh trình độ của họ, phát hiện
những ưu, nhược điểm chính của mỗi người.
Dự giờ tất cả các giáo viên các bộ môn ở cùng một lớp nhằm tìm hiểu
thái độ, kết quả học tập của học sinh lớp đó.
Dự giờ theo chuyên đề nhằm nắm chắc trình độ của một giáo viên, một
lớp học sinh hay một tổ bộ môn nhằm rút kinh nghiệm về một nội dung nào
đó.
3.3. Quản lí tốt việc giáo viên kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học

sinh
- Thông qua sinh hoạt chuyên môn, tuyên truyền phổ biến lại cho giáo
viên nắm bắt được ý nghĩa, tầm quan trọng, chức năng và các yêu cầu sư
phạm của việc kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh.
- Tổ chức cho giáo viên học tập nắm vững quy định về kiểm tra, thi, ghi
điểm, đánh giá xếp loại học lực của học sinh theo các quy định, hướng dẫn
của Bộ GD&ĐT, (QĐ 58/2006/QĐ-BGDĐT ngày 5 tháng 10 năm 2006 của
Bộ GD&ĐT,
- Tất cả các đề kiểm tra 15 phút, 1 tiết, kiểm ra học kì phải được Ban
giám hiệu hoặc tổ khối duyệt trước khi giáo viên tổ chức cho học sinh kiểm
tra.
+ Đối với các môn KHTN cần phát triển kỹ năng tư duy, thực hành,
thói quen vận dung sáng tạo
- Quy định giáo viên chấm bài, trả bài đúng hạn (sau một tuần đối với
kiểm tra 15 phút, kiểm tra 1 tiết trả theo đúng quy định trong phân phối
chương trình), cho điểm công khai tại lớp đối với kiểm tra miệng. Riêng đối

với các bài kiểm tra viết cần có nhận xét chung cho toàn lớp và lời phê riêng
cho từng bài, khi trả bài cần yêu cầu học sinh sữa lỗi nếu mắc phải (đối với
các tiết trả bài có trong phân phối chương trình)
Bên cạnh đó, tôi còn kiểm tra tình hình giáo viên thực hiện việc kiểm
tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh như thế nào thông qua việc dự giờ,
xem xét hồ sơ của giáo viên ở các mặt sau:
4


- Giáo viên có lên lịch kiểm tra kịp thời không thông qua lịch báo giảng
hàng tuần, kế hoạch thực hiện kiểm tra trong các học kì.
- Giáo viên có lưu đề kiểm tra, đáp án chấm và những nhận xét sau khi
chấm bài không?
- Việc thực hiện kiểm tra của giáo viên có đúng tiến độ không? Số cột
điểm ở mỗi thời kì như kiểm tra miệng, viết 15 phút, viết một tiết, kiểm tra
thực hành có đủ không?
- Giáo viên chấm và trả bài có đúng thời hạn không? Bài chấm có lời
phê đầy đủ không?
- Trong giờ học giáo viên có vận dung cho điểm khi học sinh trả lời vấn
đáp, xây dựng bài một cách thoả đáng, động viên được tinh thần học tập của
học sinh hay không?....
Với việc thực hiện nghiêm túc việc kiểm tra, đánh giá kết quả học tập
của học sinh mà giáo viên trực tiếp giảng dạy trên lớp đã phát hiện được học
sinh giỏi để bồi dưỡng và học sinh yếu kém để có kế hoạch phu đạo kịp thời ,
từng bước dần nâng cao chất lượng giáo duc tại nhà trường.
III. ĐÁNH GIÁ VỀ TÍNH MỚI, TÍNH HIỆU QUẢ VÀ KHẢ THI, PHẠM VI
ÁP DỤNG
1. Tính mới:
- Sáng kiến lần đầu được áp dung và đem lại hiệu quả tại trường THCS Vồ
Dơi.

- Sáng kiến không trùng với nội dung của các sáng kiến đã được công nhận
trước đó.
2. Tính hiệu quả và khả thi:
- Phù hợp với chức năng, nhiệm vu được giao của người GV và điều kiện
thực hiện nhiệm vu của đơn vị trường THCS Vồ Dơi.
- Dễ thực hiện, tiết kiệm thời gian và chi phí cho GV khi áp dung vào giảng
dạy.

+ 100% giáo viên đảm bảo thực hiện đầy đủ chương trình giảng dạy,
không có trường hợp nào cắt xén chương trình.
+ 100% GV thực hiện đúng, đạt yêu cầu về qui định chuyên môn, số
lượng hồ sơ chuyên môn đạt tốt trên 90%. Việc kiểm tra đánh giá học sinh có
chất lượng sát thực hơn.
+ 100% cá nhân trong tập thể tổ hoàn thành nhiệm vu được giao.
+ Có 2 đ/c đạt và được công nhận Giáo viên dạy giỏi cấp huyện.

5


+ Có 2 đ/c đề nghị Ban thi đua khen thưởng của ngành xét tặng danh hiệu
“Chiến sĩ thi đua cấp cơ sở”, có 10/11 đ/c được Ban thi đua khen thưởng của
trường xét danh hiệu “Lao động tiên tiến” và đề nghị cấp trên chuẩn y.
+ Có 2 học sinh đạt danh hiệu trong kì thi chọn học sinh giỏi cấp huyện: 1
giải ba môn Hóa học 9, 1 giải nhì Violympic.
+ Có 2 học sinh đạt danh hiệu trong kì thi cấp tỉnh: 1 giải ba môn Violympic
Toán, 1 giải khuyến khích KHKT.
3. Phạm vi áp dụng:
Đề tài được thực nghiệm từ năm học 2014 – 2015 đến nay và sẽ áp dung
trong thời gian tới.
Đề tài sử dung cho giáo viên đang giảng dạy bộ môn Toán của trường trung

học cơ sở Vồ Dơi.

Là cán bộ quản lí chuyên môn năm thứ tư nên kinh nghiệm của bản
thân còn nhiều hạn chế, song với việc thực hiện đề tài này tại trường mà tôi
đang công tác, tôi thấy bước đầu có hiệu quả. Và tôi hy vọng đề tài này có thể
áp dung cho tất cả các trường THCS , đặc biệt là các trường vùng sâu, vùng
xa, vùng biên giới để góp phần nâng cao chất lượng chuyên môn nói riêng và
chất lượng giáo duc của nhà trường nói chung.
IV. KẾT LUẬN
Muốn thành công trong quá trình tổ chức hoạt động nhóm giáo viên phải dốc
hết nhiệt tình, tâm hồn cho nghề nghiệp, phải tìm ra những giải pháp tốt nhất phù
hợp với điều kiện thực tế giảng dạy ở cơ sở, phải tạo cho học sinh có nề nếp, thói
quen làm việc theo nhóm.
Hoạt động thảo luận nhóm được xem như là một phương pháp mới mà thời
gian thực hiện cũng chưa nhiều, do đó những gì mà tôi tích luỹ được và trình bày
trên đây cũng chỉ là kinh nghiệm bước đầu. Trong thời gian tới tôi sẽ tiếp tuc hoàn
thiện thêm và rất mong được sự góp ý của đồng nghiệp.
XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG

N
Người báo cáo

ĐƠN VỊ TRỰC TIẾP

Bùi Văn Huy

6




×