BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LẠC HỒNG
ĐỖ THỊ THỦY NGÂN
HOÀN THỆN KẾ TOÁN THUẾ THU NHẬP DOANH
NGHIỆP TRONG CÁC DOANH NGHIỆP TẠI
THÀNH PHỐ BIÊN HÒA, TỈNH ĐỒNG NAI
CHUYÊN NGÀNH: KẾ TOÁN
MÃ SỐ: 60340301
LUẬN VĂN THẠC SĨ KẾ TOÁN
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
PGS.TS VÕ VĂN NHỊ
ĐỒNG NAI - NĂM 2017
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LẠC HỒNG
ĐỖ THỊ THỦY NGÂN
HOÀN THỆN KẾ TOÁN THUẾ THU NHẬP DOANH
NGHIỆP TRONG CÁC DOANH NGHIỆP TẠI
THÀNH PHỐ BIÊN HÒA, TỈNH ĐỒNG NAI
CHUYÊN NGÀNH: KẾ TOÁN
MÃ SỐ: 60340301
LUẬN VĂN THẠC SĨ KẾ TOÁN
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
PGS.TS VÕ VĂN NHỊ
ĐỒNG NAI - NĂM 2017
LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên tác giả xin chân thành khắc ghi công ơn trời biển của cha, mẹ đã
sinh thành, dưỡng dục và tạo mọi điều kiện cho tác giả học tập đến ngày hôm nay.
Tác giả xin gởi lời cảm ơn chân thành đến tất cả Quý Thầy Cô Trường Đại học
Lạc Hồng đã tận tình hướng dẫn và truyền đạt những kiến thức về chuyên môn cũng
như những kinh nghiệm thực tế trong cuộc sống hằng ngày trong suốt những năm học
ở trường. Đặc biệt, tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn đến Thầy Võ Văn Nhị đã tận tình
hướng dẫn và chỉ bảo trong suốt quá trình tác giả nghiên cứu và thực hiện đề tài luận
văn thạc sĩ.
Xin gởi lời cảm ơn sâu sắc đến Ban lãnh đạo và các anh chị Phòng kế toán các
doanh nghiệp trên địa bàn Thành phố Biên Hòa đã tạo điều kiện cho tác giả tiếp cận và
khảo sát nghiên cứu để tác giả có được số liệu, ý kiến thực tế trong quá trình làm luận
văn.
Cuối cùng, tác giả xin chân thành cảm ơn bạn bè và các anh chị học viên đã tận
tình giúp đỡ và tạo điều kiện thuận lợi nhất để tác giả hoàn thành khóa học và luận văn
này. Xin kính chúc Quý Thầy Cô, Doanh nghiệp và bạn bè đồng nghiệp sức khỏe và
thành đạt.
Một lần nữa xin chân thành cảm ơn!
Đỗ Thị Thủy Ngân
LỜI CAM ĐOAN
Tác giả tên: Đỗ Thị Thủy Ngân, học viên lớp Cao học khóa 7 (2015-2017) ngành
Kế toán, Khoa Sau Đại học, Trường Đại học Lạc Hồng, xin cam đoan đây là công trình
nghiên cứu của riêng tác giả.
Tác giả xin cam đoan luận văn này là phần nghiên cứu của cá nhân tác giả thực
hiện dưới sự hướng dẫn của PGS. TS Võ Văn Nhị. Tất cả các nguồn tài liệu tham khảo
được công bố đầy đủ trong luận văn. Nội dung luận văn là trung thực.
Đồng Nai, ngày
tháng
Tác giả luận văn
Đỗ Thị Thủy Ngân
năm 2017
TÓM TẮT LUẬN VĂN
Đối tượng nghiên cứu và khảo sát của luận văn là công tác kế toán thuế thu nhập
doanh nghiệp (TNDN) tại các doanh nghiệp với mục đích khái quát thực trạng, tình
hình thực hiện kế toán TNDN tại các doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Biên Hòa,
tỉnh Đồng Nai. Từ đó, đưa ra các giải pháp, kiến nghị nhằm góp phần hoàn thiện kế
toán thuế TNDN các doanh nghiệp tại thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai.
Trong quá trình nghiên cứu, tác giả lần lượt đưa ra các vấn đề và cách thức giải
quyết nhằm mang lại những mục tiêu của đề tài cụ thể như sau:
a/ Hệ thống hóa cơ sở lý thuyết về thuế TNDN và kế toán thuế TNDN:
❖ Tổng quan về thuế TNDN và kế toán thuế TNDN:
Tác giả hệ thống hóa cơ sở lý thuyết về thuế TNDN như:
+ Khái quát chung về thuế TNDN;
+ Bản chất của thuế TNDN;
+ Các qui định về thuế TNDN;
+ Một số điểm khác nhau cơ bản của thu nhập chịu thuế và lợi nhuận kế
toán;
Đồng thời, tác giả hệ thống hóa một số nội dung cơ bản về kế toán thuế TNDN
theo VAS 17 và các Thông tư hướng dẫn. Từ đó, so sánh kế toán thuế TNDN theo
chuẩn mực kế toán Việt Nam VAS 17 và kế toán quốc tế IAS 12.
❖ Các nhân tố ảnh hưởng đến việc thực hiện kế toán thuế TNDN
b/ Thực trạng kế toán thuế TNDN tại các doanh nghiệp trên địa bàn thành
phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai:
Nghiên cứu của luận văn cũng đã trình bày chi tiết phương pháp thu thập số liệu,
phương pháp tổng hợp và phân tích số liệu, để thông qua đó đánh giá được thực trạng
kế toán thuế TNDN tại các doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng
Nai, cụ thể là:
❖ Khảo sát về tình hình thực hiện kế toán thuế TNDN của một số doanh nghiệp
trên địa bàn TP. Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai.
❖ Đánh giá tình hình thực hiện kế toán thuế thu nhập doanh nghiệp trên địa bàn
TP. Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai.
❖ Thuận lợi và khó khăn khi thực hiện kế toán thuế thu nhập doanh nghiệp trên
địa bàn TP. Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai.
c/ Giải pháp hoàn thiện kế toán thuế TNDN tại thành phố Biên Hòa, tỉnh
Đồng Nai
Luận văn đưa ra những quan điểm hoàn thiện, xem đó là nền tảng định hướng cho
các giải pháp hoàn thiện được đề cập trong nghiên cứu của tác giả. Vấn đề căn bản mà
luận văn muốn hướng đến đó là đưa ra các giải pháp nhằm hoàn thiện kế toán thuế
TNDN tại thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai. Cụ thể một số giải pháp sau đây được
tác giả trình bày trong luận văn nghiên cứu của mình:
❖ Giải pháp hoàn thiện về chuẩn mực kế toán thuế TNDN;
❖ Giải pháp hoàn thiện về chế độ kế toán và việc thực hiện chế độ kế toán liên
quan đến thuế TNDN;
❖ Giải pháp hoàn thiện về Báo cáo thuế TNDN;
❖ Giải pháp hoàn thiện về người làm công tác kế toán;
❖ Giải pháp hoàn thiện về hệ thống kiểm soát nội bộ đối với thuế TNDN;
❖ Giải pháp hoàn thiện về công tác thanh tra, kiểm tra, quyết toán thuế
TNDN.
Sau cùng, để các giải pháp hoàn thiện của luận văn có tính khả thi cao, cũng như
hiệu quả của nó mang lại, luận văn đã đưa ra những kiến nghị về phía nhà nước, về
phía cục thuế, chi cục thuế và về phía doanh nghiệp, kiến nghị mang tính cấp thiết và ý
nghĩa thực tiễn đối với kế toán thuế TNDN tại thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai.
MỤC LỤC
Trang bìa phụ
Lời cảm ơn
Lời cam đoan
Tóm tắt luận văn
Mục lục
Danh mục các chữ viết tắt
Danh mục bảng
PHẦN MỞ ĐẦU ...........................................................Error! Bookmark not defined.
1.1. Tính cấp thiết của đề tài ......................................Error! Bookmark not defined.
1.2. Tổng quan về các công trình nghiên cứu có liên quan đã công bốError! Bookmark
not defined.
1.3. Mục tiêu nghiên cứu ..........................................Error! Bookmark not defined.
1.4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ......................Error! Bookmark not defined.
1.5. Phương pháp nghiên cứu ....................................Error! Bookmark not defined.
1.6. Ý nghĩa của đề tài ...............................................Error! Bookmark not defined.
1.7. Kết cấu của luận văn ..........................................Error! Bookmark not defined.
CHƯƠNG 1:CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP VÀ
KẾ TOÁN THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP...Error! Bookmark not defined.
1.1. Thuế thu nhập doanh nghiệp ...............................Error! Bookmark not defined.
1.1.1. Khái quát chung về thuế thu nhập doanh nghiệpError!
Bookmark
not
defined.
1.1.2. Bản chất của thuế TNDN .............................Error! Bookmark not defined.
1.1.3. Các quy định về thuế TNDN........................Error! Bookmark not defined.
1.1.4. Một số khác biệt cơ bản của thu nhập chịu thuế và lợi nhận kế toán .. Error!
Bookmark not defined.
1.2. Kế toán thuế thu nhập doanh nghiệp ..................Error! Bookmark not defined.
1.2.1. Một số nội dung cơ bản của kế toán thuế TNDN theo VAS 17 và Thông tư
hướng dẫn ....................................................Error! Bookmark not defined.
1.2.2. Phương pháp kế toán ....................................Error! Bookmark not defined.
1.3. Một số nội dung cơ bản của kế toán thuế TNDN theo chuẩn mực kế toán quốc tế
IAS 12 “Thuế thu nhập”. ...................................Error! Bookmark not defined.
1.4. So sánh kế toán thuế TNDN theo chuẩn mực kế toán Việt Nam VAS 17 và kế toán
quốc tế IAS 12. ..................................................Error! Bookmark not defined.
1.4.1. Điểm giống nhau ..........................................Error! Bookmark not defined.
1.4.2. Điểm khác nhau ...........................................Error! Bookmark not defined.
1.5. Các nhân tố ảnh hưởng đến việc thực hiện kế toán thuế TNDNError!
Bookmark
not defined.
1.5.1. Chuẩn mực kế toán thuế TNDN ..................Error! Bookmark not defined.
1.5.2. Chế độ kế toán và việc thực hiện chế độ kế toán liên quan đến thuế TNDN
Error! Bookmark not defined.
1.5.3. Người làm kế toán .......................................Error! Bookmark not defined.
1.5.4. Báo cáo thuế TNDN ....................................Error! Bookmark not defined.
1.5.5. Kiểm soát nội bộ đối với thuế TNDN .........Error! Bookmark not defined.
1.5.6. Công tác thanh tra, kiểm tra, quyết toán thuếError! Bookmark not defined.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 .............................................Error! Bookmark not defined.
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG KẾ TOÁN THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP
TẠI CÁC DOANH NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ BIÊN HÒA, TỈNH
ĐỒNG NAI ....................................................................Error! Bookmark not defined.
2.1. Giới thiệu tình hình kế toán thuế TNDN tại Việt NamError!
Bookmark
not
defined.
2.2. Khái quát về thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng NaiError! Bookmark not defined.
2.3. Khảo sát về tình hình thực hiện kế toán thuế TNDN của một số doanh nghiệp trên
địa bàn TP. Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai ................Error! Bookmark not defined.
2.3.1. Mô tả quá trình khảo sát ...............................Error! Bookmark not defined.
2.3.2. Kết quả khảo sát ...........................................Error! Bookmark not defined.
2.4. Đánh giá tình hình thực hiện kế toán thuế thu nhập doanh nghiệp trên địa bàn TP.
Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai ...................................Error! Bookmark not defined.
2.4.1. Đánh giá chung ............................................Error! Bookmark not defined.
2.4.2. Đánh giá thực trạng tại thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng NaiError! Bookmark
not defined.
2.5. Thuận lợi và khó khăn khi thực hiện kế toán thuế thu nhập doanh nghiệp trên địa
bàn TP. Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai ......................Error! Bookmark not defined.
2.5.1. Thuận lợi ......................................................Error! Bookmark not defined.
2.5.2. Khó khăn ......................................................Error! Bookmark not defined.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 .............................................Error! Bookmark not defined.
CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN KẾ TOÁN THUẾ TNDN TẠI
THÀNH PHỐ BIÊN HÒA, TỈNH ĐỒNG NAI .........Error! Bookmark not defined.
3.1. Quan điểm về việc hoàn thiện kế toán Thuế TNDNError! Bookmark not defined.
3.1.1. Phải tuân thủ pháp luật về thuế TNDN ........Error! Bookmark not defined.
3.1.2. Phải phù hợp với chuẩn mực kế toán và chế độ kế toán Việt Nam ..... Error!
Bookmark not defined.
3.1.3. Phải đáp ứng yêu cầu cung cấp thông tin đầy đủ, kịp thời cho cấp quản lý và
các đối tượng bên ngoài ..............................Error! Bookmark not defined.
3.2. Nội dung hoàn thiện kế toán thuế thu nhập doanh nghiệp trong các doanh nghiệp
trên địa bàn thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng NaiError! Bookmark not defined.
3.2.1. Đối với chuẩn mực kế toán thuế TNDN ......Error! Bookmark not defined.
3.2.2. Đối với chế độ kế toán và việc thực hiện chế độ kế toán liên quan đến thuế
TNDN ..........................................................Error! Bookmark not defined.
3.2.3. Đối với Báo cáo thuế TNDN .......................Error! Bookmark not defined.
3.2.4. Đối với người làm công tác kế toán .............Error! Bookmark not defined.
3.2.5. Đối với hệ thống kiểm soát nội bộ đối với thuế TNDNError! Bookmark not
defined.
3.2.6. Đối với công tác thanh tra, kiểm tra, quyết toán thuế TNDNError! Bookmark
not defined.
3.3. Kiến nghị .............................................................Error! Bookmark not defined.
3.3.1. Về phía nhà nước .........................................Error! Bookmark not defined.
3.3.2. Về phía cục thuế, chi cục thuế .....................Error! Bookmark not defined.
3.2.3. Về phía doanh nghiệp ..................................Error! Bookmark not defined.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 .............................................Error! Bookmark not defined.
KẾT LUẬN ...................................................................Error! Bookmark not defined.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Từ viết tắt
Nghĩa viết tắt
BCTC
Báo cáo tài chính
BTC
Bộ Tài chính
CP
Chính phủ
DN
Doanh nghiệp
DNTN
Doanh nghiệp tư nhân
GTGT
Giá trị gia tăng
IAS
International Accounting Standards: Chuẩn mực kế toán quốc tế
IASC
International Accounting Standards Committee: Chuẩn mực kế
toán quốc tế
IFRS
International Financial Reporting Standards: Chuẩn mực báo cáo
tài chính quốc tế
KCN
Khu công nghiệp
KH&CN
Khoa học và Công nghệ
KSNB
Kiểm soát nội bộ
NĐ
Nghị định
QH
Quốc hội
SXKD
Sản xuất kinh doanh
TNDN
Thu nhập doanh nghiệp
TNHH
Trách nhiện hữu hạn
TP
Thành phố
TSCĐ
Tài sản cố định
TT
Thông tư
VAS
Chuẩn mực kế toán Việt Nam
DANH MỤC BẢNG
Số thứ tự
Nội dung
Trang
Bảng 1.1
Sự khác biệt giữa lợi nhuận kế toán và lợi nhuận chịu thuế
18
Bảng 1.2
Hệ thống tài khoản kế toán liên quan đến thuế TNDN
23
Bảng 1.3
Sự khác biệt giữa chuẩn mực kế toán Việt Nam VAS 17 và
26
kế toán quốc tế IAS 12
Bảng 2.1
Phân tích cơ cấu loại hình doanh nghiệp
35
Bảng 2.2
Phân tích tỷ lệ doanh nghiệp áp dụng chế độ kế toán
35
Bảng 2.3
Phân tích tỷ lệ về lĩnh vực hoạt động của doanh nghiệp
36
Bảng 2.4
Phân tích tỷ lệ các kênh thu thập thông tin của người làm
37
công tác kế toán
Bảng 2.5
Phân tích tỷ lệ phát sinh chênh lệch giữa lợi nhuận kế toán
38
và thu nhập chịu thuế
Bảng 2.6
Phân tích về nội dung chuẩn mực kế toán thuế TNDN
39
Bảng 2.7
Bảng 2.7: Phân tích về nội dung chế độ kế toán và việc
41
thực hiện chế độ kế toán liên quan đến thuế TNDN
Bảng 2.8
Phân tích về nội dung người làm kế toán công tác kế toán
43
thuế TNDN
Bảng 2.9
Phân tích về nội dung báo cáo thuế TNDN
44
Bảng 2.10
Phân tích về nội dung kiểm soát nội bộ đối với thuế TNDN
45
Bảng 2.11
Phân tích về nội dung công tác thanh tra, kiểm tra, quyết
46
toán thuế
Bảng 2.12
Sự khác biệt giữa chi phí kế toán và chi phí tính thuế
54
Bảng 3.1
Bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh
62
Bảng 3.2
Tờ khai quyết toán thuế Thu nhập doanh nghiệp
64
1
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Bất kỳ doanh nghiệp dù lớn hay nhỏ thì vấn đề quan tâm đầu tiên của các nhà
quản lý khi mới thành lập doanh nghiệp hay đang trong quá trình hoạt động là việc
thực hiện nghĩa vụ nộp thuế và những quy định của luật thuế ảnh hưởng đến doanh
nghiệp của mình như thế nào. Chính vì thế, chính sách thuế giữ một vai trò vô cùng
quan trọng, nó trở thành công cụ tài chính được Nhà nước sử dụng để điều tiết tình
hình hoạt động của các doanh nghiệp, đưa các doanh nghiệp vào quỹ đạo chung của
quốc gia, cũng như điều tiết nền kinh tế vĩ mô. Trong số các sắc thuế được Nhà
nước ban hành, thuế thu nhập doanh nghiệp là một trong những sắc thuế rất được
quan tâm hiện nay.
Đa số các doanh nghiệp vừa và nhỏ đều cho rằng lợi nhuận chịu thuế (theo
quy định của luật thuế TNDN) là lợi nhuận được các đối tượng sử dụng thông tin
bên ngoài chấp thuận còn lợi nhuận kế toán chỉ sử dụng trong nội bộ doanh nghiệp.
Và việc xác định kết quả kinh doanh của doanh nghiệp chịu sự chi phối trực tiếp
của Luật thuế Thu nhập doanh nghiệp.
Chuẩn mực kế toán số 17 “Thuế thu nhập doanh nghiệp” ra đời đã giúp các
doanh nghiệp giải quyết các vướng mắc trong quá trình thực hiện kế toán thuế thu
nhập doanh nghiệp. Tuy nhiên, để tuân thủ và vận dụng có hiệu quả các chuẩn mực
kế toán và đặc biệt là chuẩn mực kế toán số 17 đang là vấn đề rất lớn đối với đội
ngũ kế toán trong các doanh nghiệp Việt Nam nói chung và trên địa bàn thành phố
Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai nói riêng hiện nay. Nhiều doanh nghiệp trên địa bàn thành
phố Biên Hòa, kế toán chưa phân biệt được lợi nhuận kế toán và thu nhập chịu thuế
và còn gặp nhiều khó khăn trong việc xác định các khoản chênh lệch. Bên cạnh đó,
Biên Hòa là một thành phố công nghiệp nên việc thu hút các nhà đầu tư rất được
Nhà nước ta quan tâm. Để có báo cáo tài chính minh bạch, rõ ràng và thu hút được
các nhà đầu tư trong và ngoài nước thì kế toán tại các doanh nghiệp phải nắm được
chuẩn mực kế toán số 17, việc hạch toán các khoản chênh lệch giữa lợi nhuận kế
toán và thu nhập chịu thuế là hết sức cần thiết.
Với mục đích khảo sát, kiểm nghiệm từ thực tế kế toán thuế TNDN tại các
doanh nghiệp, tính thuế TNDN và áp dụng chuẩn mực kế toán số 17 như thế nào?
2
những vướng mắc mà doanh nghiệp tại thành phố Biên Hòa còn gặp phải? Tác giả
đã quyết đinh chọn đề tài “Hoàn thiện kế toán thuế thu nhập doanh nghiệp
trong các doanh nghiệp tại Thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai” với mong
muốn sẽ góp phần giải quyết những vấn đề đặt ra cả về lý luận lẫn thực tiễn. Cũng
như đưa ra các nhân tố ảnh hưởng đến công tác kế toán thuế thu nhập doanh nghiệp
tại các doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai mà các đề tài
trước đây chưa đề cập đến và là một trong những vấn đề mang tính cấp bách trong
giai đoạn hiện nay.
2. Tổng quan về các công trình nghiên cứu có liên quan đã công bố
Đến nay, đã có một số công trình nghiên cứu khoa học về đề tài thực trạng và
giải pháp hoàn thiện kế toán thuế TNDN tại các doanh nghiệp ở phạm vi cả nước
như:
Tác giả Vương Hoàng Mai (2010): Thực trạng và giải pháp hoàn thiện kế toán
thuế thu nhập doanh nghiệp tại các doanh nghiệp Việt Nam” . Đề tài đã nêu lên
thực trạng kế toán thuế TNDN trong các doanh nghiệp Việt Nam, những thành quả
đạt được trong lĩnh vực tài chính kế toán. Đồng thời chỉ ra những tồn tại, nguyên
nhân và đề ra một số giải pháp hoàn thiện kế toán thuế thu nhập doanh nghiệp tại
các doanh nghiệp Việt Nam.
Tác giả Vũ Thị Phương Thảo (2011): ”Hoàn thiện kế toán thuế TNDN tại Việt
Nam”. Đề tài đã tập trung nghiên cứu kế toán thuế TNDN trước và sau khi có chuẩn
mực số 17. Qua đó, đánh giá thực trạng tình hình thực hiện thuế TNDN trên địa bàn
TP. Hồ Chí Minh và tìm ra những thuận lợi, khó khăn khi áp dụng chuẩn mực số
17 vào doanh nghiệp.
Tác giả Phan Thị Sen (2013): ” Giải pháp hoàn thiện kế toán thuế thu nhập
doanh nghiệp – nghiên cứu tại các doanh nghiệp trên địa bàn Thành phố Hồ Chí
Minh”. Đề tài đã nghiên cứu nội dung chuẩn mực kế toán số 17 và chỉ ra kết quả đạt
được và những hạn chế trong việc áp dụng chuẩn mực số 17 vào thực tế từ đó đưa
ra các biện pháp hoàn thiện kế toán thuế TNDN. Tuy nhiên, đề tại chỉ tập trung
nghiên cứu trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh.
Tác giả Lê Thanh Hoài (2014): ” Kế toán thuế thu nhập doanh nghiệp tại các
công ty cổ phần niêm yết tại sở giao dịch chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh –
3
Thực trạng và giải pháp hoàn thiện”. Đề tài đã nêu lên được thực trạng kế toán thuế
thu nhập doanh nghiệp tại các công ty cổ phần niêm yết tại sở giao dịch chứng
khoán. Phân tích được những thuận lợi và khó khăn từ đó đưa ra những giải pháp
hoàn thiện. Tuy nhiên, đề tài chỉ giới hạn nghiên cứu tại thành phố Hồ Chí Minh và
không đề cập đến thuế thu nhập hoãn lại phát sinh từ các công ty con, công ty liên
kết.
Tác giả Đinh Thị Hạnh Trang (2016): ” Hoàn thiện kế toán thuế thu nhập
doanh nghiệp tại các doanh nghiệp thương mại nhỏ và vừa trên địa bàn Quận Đống
Đa, TP. Hà Nội”. Đề tài đã nêu lên được thực trạng kế toán thuế thu nhập doanh
nghiệp tại các doanh nghiệp thương mại nhỏ và vừa. Phân tích được những thuận
lợi và khó khăn từ đó đưa ra những phương hướng và giải pháp hoàn thiện. Tuy
nhiên, đề tài chỉ giới hạn nghiên cứu các doanh nghiệp thương mại nhỏ và vừa trên
địa bàn Quận Đống Đa, TP. Hà Nội và chỉ giới hạn phạm vi nghiên cứu đối với các
doanh nghiệp thực hiện chế độ kế toán theo Quyết định 48/2006/QĐ-BTC ngày
14/9/2006 nhưng Quyết định này đã không còn hiệu lực đến hết năm 2016.
Thực tế đã có rất nhiều công trình nghiên cứu về kế toán thuế TNDN, nhưng
hầu như vẫn chưa có tác giả nào nghiên cứu cụ thể các doanh nghiệp trên địa bàn
thành phố Biên Hòa, Đồng Nai. Từ đó, hy vọng đề tài ”Hoàn thiện kế toán thuế thu
nhập doanh nghiệp trong các doanh nghiệp tại Thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai”
sẽ góp phần hệ thống hóa lại những quy định mới nhất của Luật thuế Thu nhập
doanh nghiệp. Đồng thời giúp cho kế toán thuế TNDN giải quyết các khó khăn,
vướng mắc trong quá trình làm công tác kế toán tại đơn vị và làm phong phú thêm
tình hình nghiên cứu khoa học trong lĩnh vực này.
3. Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu tổng quát:
Thông qua việc nghiên cứu đề tài này để đề xuất các giải pháp nhằm hoàn
thiện kế toán thuế thu nhập doanh nghiệp trong các doanh nghiệp tại Thành phố
Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai.
Mục tiêu cụ thể:
- Đánh giá thực trạng kế toán thuế TNDN tại các doanh nghiệp trên địa bàn
thành phố Biên Hòa, Đồng Nai.
4
- Trên cơ sở đó đưa ra một số giải pháp hoàn thiện kế toán thuế TNDN tại các
doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Biên Hòa, Đồng Nai.
❖ Để thực hiện đề tài cần giải quyết hai câu hỏi sau:
-
Tình hình thực hiện kế toán thuế Thu nhập doanh nghiệp tại các doanh nghiệp
trên địa bàn thành phố Biên Hòa hiện nay như thế nào?
-
Những giải pháp nhằm hoàn thiện kế toán thuế TNDN tại các doanh nghiệp
trên địa bàn thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai?
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là công tác kế toán thuế thu nhập doanh
nghiệp tại các doanh nghiệp.
+ Một số nội dung cơ bản của luật thuế TNDN.
+ Chuẩn mực số 17.
+ Chế độ kế toán có liên quan đến thuế TNDN.
+ Tình hình thực hiện kế toán thuế TNDN tại các doanh nghiệp trên địa bàn
thành phố Biên Hòa, Đồng Nai hiện nay.
Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi không gian: Trên địa bàn thành phố Biên Hòa, Đồng Nai.
- Phạm vi thời gian: Thu thập tài liệu, số liệu thực trạng từ năm 2015 đến quý
01/2017 và đề xuất giải pháp cho các năm tiếp theo.
Đối tượng khảo sát: Người làm kế toán thuế TNDN, kế toán trưởng, giám
đốc tại các doanh nghiệp.
5. Phương pháp nghiên cứu
Đề tài sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính kết hợp với thống kê mô tả
cụ thể sử dụng các phương pháp sau:
+ Phương pháp tổng hợp: dùng để thu thập và tổng hợp lý thuyết liên quan đến
đề tài nghiên cứu, thu thập và tổng hợp dữ liệu khảo sát tại các doanh nghiệp.
+ Phương pháp phân tích: dùng để xử lý và phân tích số liệu nghiên cứu nghĩa
là từ kết quả đã thu thập và tổng hợp được kết hợp với lý thuyết liên quan tác giả
phân tích và rút ra những suy luận có liên quan.
5
+ Phương pháp thống kê mô tả: dùng để mô tả những đặc tính cơ bản của dữ
liệu thu thập được từ nghiên cứu khảo sát. Tác giả sử dụng phương pháp lập bảng
để tổng kết dữ liệu.
Các phương pháp kỹ thuật cụ thể trong quá trình nghiên cứu Luận văn là: điều
tra, khảo sát, phỏng vấn trực tiếp, gửi mail, gửi thư đến người làm kế toán tại các
doanh nghiệp.
6. Ý nghĩa của đề tài
Qua khảo sát đánh giá thực trạng kế toán thuế thu nhập doanh nghiệp tại các
doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai, đề tài đã chỉ ra được
các nhân tố ảnh hưởng, những khó khăn và vướng mắc còn tồn tại trong kế toán thuế
TNDN. Đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện kế toán thuế TNDN tại các doanh
nghiệp trên địa bàn thành phố Biên Hòa nói riêng cũng như các doanh nghiệp Việt
Nam nói chung.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung
của luận văn gồm 03 chương như sau:
Chương 1: Cơ sở lý thuyết về thuế thu nhập doanh nghiệp và kế toán thuế thu
nhập doanh nghiệp.
Chương 2: Thực trạng kế toán thuế TNDN tại các doanh nghiệp trên địa bàn
thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai.
Chương 3: Một số ý kiến nhằm hoàn thiện kế toán thuế TNDN tại các doanh
nghiệp trên địa bàn thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai.
6
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ THUẾ THU NHẬP
DOANH NGHIỆP VÀ KẾ TOÁN THUẾ THU NHẬP
DOANH NGHIỆP
1.1. Thuế thu nhập doanh nghiệp
1.1.1. Khái quát chung về thuế thu nhập doanh nghiệp
Mặc dù thuật ngữ “Thuế” đã rất quen thuộc nhưng cho đến nay vẫn chưa có
một định nghĩa thống nhất. Mỗi định nghĩa đề cập đến mỗi khía cạnh khác nhau
nhưng tác giả có thể tổng hợp lại những đặc điểm đó như sau:
-
Thuế là những khoản thu có tính chất bắt buộc gắn liền với quyền lực của
Nhà nước.
- Thuế không gắn liền với lợi ích trực tiếp mà Người nộp thuế được hưởng từ
những hàng hóa dịch vụ mà Nhà nước cung ứng, có nghĩa là Thuế không được hoàn
trả trực tiếp.
Thuế Thu nhập doanh nghiệp là một sắc Thuế trong hệ thống Thuế của Việt
Nam. Theo Luật thuế TNDN số 14/2008/QH12 ngày 30 tháng 06 năm 2008: “Thuế
TNDN là loại thuế trực thu đánh vào thu nhập chịu thuế của cơ sở sản xuất kinh
doanh trong kỳ”. Đối tượng nộp thuế thuế Thu Nhập Doanh Nghiệp là các tổ chức
cá nhân kinh doanh có thu nhập bao gồm cá nhân kinh doanh, hộ gia đình có thu
nhập từ kinh doanh.
1.1.2. Bản chất của thuế TNDN
Thuế TNDN là một loại thuế bổ sung hay được coi là một loại thuế thu trước
hoặc thu gộp của thuế thu nhập cá nhân để tránh tình trạng thất thu và giảm bớt
đầu mối thu. Bản chất của thuế TNDN đánh trên thu nhập của cơ sở kinh doanh
nên nó gây tác động trực tiếp đến phần thu nhập còn lại mà nhà đầu tư được giữ
lại, nó phản ánh trình độ và hiệu quả của nền kinh tế và của tổ chức, cá nhân kinh
doanh.
Thuế TNDN còn được coi là công cụ để điều tiết nền kinh tế, cũng như là
công cụ để phân phối lại thu nhập giữa các cá nhân và tổ chức kinh tế trong xã hội.
Để tăng phúc lợi xã hội, cần thiết phải điều tiết bớt thu nhập của những đối tượng
có thu nhập cao và phân phối cho những đối tượng có thu nhập thấp.
7
1.1.3. Các quy định về thuế TNDN
Luật thuế TNDN số 14/2008/QH12 đã được Quốc hội thông qua ngày 03
tháng 06 năm 2008. Luật số 14/2008/QH12 thay thế Luật thuế thu nhập doanh
nghiệp số 09/2003/QH11. Trong quá trình thực hiện, Nhà nước ta đã sửa đổi, bổ
sung, điều chỉnh thông qua Luật số 32/2013/QH13 sửa đổi, bổ sung một số điều
của Luật thuế thu nhập doanh nghiệp và mới đây nhất là Thông tư số 96/2015/TTBTC ngày 22 tháng 06 năm 2015 hướng dẫn về Thuế Thu nhập doanh nghiệp tại
Nghị định số 12/2015/NĐ-CP ngày 12 tháng 02 năm 2015 của Chính phủ quy định
chi tiết thi hành luật sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định về thuế và sửa
đổi bổ sung một số điều của Thông tư số 78/2014/TT-BTC ngày 18 tháng 6 năm
2014, thông tư số 151/2014/TT-BTC ngày 10 tháng 10 năm 2014. Luật thuế
TNDN hiện nay có những nội dung cơ bản sau:
❖
Đối tượng nộp thuế TNDN:
Đối tượng nộp thuế TNDN là tổ chức hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng
hóa, dịch vụ có thu nhập chịu thuế theo quy định của Luật này (sau đây gọi là
doanh nghiệp), bao gồm:
- Doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật Việt Nam nộp
thuế đối với thu nhập chịu thuế phát sinh tại Việt Nam và thu nhập chịu thuế phát
sinh ngoài Việt Nam.
- Doanh nghiệp nước ngoài có cơ sở thường trú tại Việt Nam nộp thuế đối
với thu nhập chịu thuế phát sinh tại Việt Nam và thu nhập chịu thuế phát sinh
ngoài Việt Nam liên quan đến hoạt động của cơ sở thường trú đó.
- Doanh nghiệp nước ngoài có cơ sở thường trú tại Việt Nam nộp thuế đối
với thu nhập chịu thuế phát sinh tại Việt Nam và thu nhập chịu thuế phát sinh
ngoài Việt Nam liên quan đến hoạt động của cơ sở thường trú đó.
- Doanh nghiệp nước ngoài không có cơ sở thường trú tại Việt Nam nộp thuế
đối với thu nhập chịu thuế phát sinh tại Việt Nam.
Cơ sở thường trú của doanh nghiệp nước ngoài là cơ sở sản xuất, kinh doanh
mà thông qua cơ sở này, doanh nghiệp nước ngoài tiến hành một phần hoặc toàn
bộ hoạt động sản xuất, kinh doanh tại Việt Nam.
8
❖
Thu nhập chịu thuế:
Thu nhập chịu thuế trong kỳ tính thuế bao gồm thu nhập từ hoạt động sản xuất,
kinh doanh hàng hóa, dịch vụ và thu nhập khác. Thu nhập từ hoạt động sản xuất
kinh doanh hàng hóa, dịch vụ bằng doanh thu của hoạt động sản xuất kinh doanh
hàng hóa, dịch vụ trừ chi phí được trừ của hoạt động sản xuất kinh doanh hàng hóa,
dịch vụ đó.
Thu nhập khác là các khoản thu nhập chịu thuế trong kỳ tính thuế mà khoản thu
nhập này không thuộc các ngành nghề, lĩnh vực kinh doanh ghi trong đăng ký kinh
doanh của doanh nghiệp.
❖
Thu nhập được miễn thuế:
Thu nhập từ trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản của tổ chức được thành
lập theo Luật hợp tác xã.
Thu nhập từ việc thực hiện dịch vụ kỹ thuật trực tiếp phục vụ nông nghiệp.
Thu nhập từ việc thực hiện hợp đồng nghiên cứu khoa học và phát triển công
nghệ, sản phẩm đang trong thời kỳ sản xuất thử nghiệm, sản phẩm làm ra từ công
nghệ mới lần đầu áp dụng tại Việt Nam.
Thu nhập từ hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ của doanh
nghiệp dành riêng cho lao động là người tàn tật, người sau cai nghiện, người nhiễm
HIV. Chính phủ quy định tiêu chí, điều kiện xác định doanh nghiệp dành riêng cho
lao động là người tàn tật, người sau cai nghiện, người nhiễm HIV.
Thu nhập từ hoạt động dạy nghề dành riêng cho người dân tộc thiểu số, người
tàn tật, trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, đối tượng tệ nạn xã hội.
Thu nhập được chia từ hoạt động góp vốn, liên doanh, liên kết với doanh nghiệp
trong nước, sau khi đã nộp thuế thu nhập doanh nghiệp theo quy định của Luật này.
Khoản tài trợ nhận được để sử dụng cho hoạt động giáo dục, nghiên cứu khoa
học, văn hóa, nghệ thuật, từ thiện, nhân đạo và hoạt động xã hội khác tại Việt Nam.
❖
Căn cứ tính thuế TNDN:
Căn cứ tính thuế là thu nhập tính thuế và thuế suất
Thuế TNDN
phải nộp
=
(
Thu nhập
tính thuế
-
Phần trích lập quỹ
KH&CN (nếu có)
)
x
Thuế suất thuế
TNDN
9
Thu nhập tính thuế trong kỳ tính thuế được xác định bằng thu nhập chịu thuế trừ
thu nhập được miễn thuế và các khoản lỗ được kết chuyển từ các năm trước. Thu
nhập chịu thuế bằng doanh thu trừ các khoản chi được trừ của hoạt động sản xuất,
kinh doanh cộng thu nhập khác, kể cả thu nhập nhận được ở ngoài Việt Nam.
Cụ thể theo công thức như sau:
Thu nhập tính
thuế trong kỳ
Thu nhập
=
tính thuế
Thu nhập chịu
thuế
=
chịu thuế
Doanh thu
-
Thu nhập
miễn thuế
Các khoản lỗ được
-
- Chi phí được trừ
kết chuyển từ các
năm trước
+
Các khoản thu
nhập khác
Doanh thu để tính thu nhập chịu thuế trong kỳ tính thuế là toàn bộ tiền bán
hàng, tiền cung cấp dịch vụ (không có thuế GTGT nếu là doanh nghiệp nộp thuế
GTGT theo phương pháp khấu trừ và có thuế GTGT nếu là doanh nghiệp nộp thuế
theo phương pháp trực tiếp) sau khi đã trừ chiết khấu giảm giá hàng bán, trị giá
hàng bị trả lại… nhưng bao gồm các khoản trợ giá, phụ thu, phụ trội mà cơ sở
kinh doanh được hưởng không phân biệt đã thu được tiền hay chưa thu được tiền.
• Thời điểm xác định doanh thu để tính thu nhập chịu thuế:
+ Là thời điểm chuyển giao quyền sở hữu, quyền sử dụng hàng hóa cho người
mua đối với hoạt động bán hàng hóa.
+ Là thời điểm hoàn thành việc cung ứng dịch vụ hoặc hoàn thành từng phần
việc cung ứng dịch vụ cho người mua đối với hoạt động cung ứng dịch vụ.
+ Là thời điểm xác định doanh thu để tính thu nhập chịu thuế đối với hoạt
động vận tải hàng không.
• Các khoản chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế:
Chi phí được trừ là những khoản chi thực tế phát sinh liên quan đến hoạt động
sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Khoản chi có đầy đủ chứng từ hóa đơn hợp
pháp theo quy định của pháp luật. Ngoài ra, các khoản chi nếu có hóa đơn mua
hàng hóa, dịch vụ từng lần có giá trị từ hai mươi triệu trở lên (đã bao gồm thuế
10
GTGT) khi thanh toán phải có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt. Chứng từ
thanh toán không dùng tiền mặt được quy định cụ thể trong các văn bản của luật
thuế GTGT.
• Các khoản chi phí không được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế:
- Là các khoản chi không đáp ứng đủ điều kiện quy định của các khoản chi
phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế;
- Trích khấu hao tài sản cố định không đúng quy định của pháp luật;
- Phần chi vượt định mức tiêu hao nguyên liệu, vật liệu, nhiên liệu, năng
lượng, hàng hoá đối với một số nguyên liệu, vật liệu, nhiên liệu, năng lượng, hàng
hóa đã được Nhà nước ban hành định mức;
- Chi phí của doanh nghiệp mua hàng hóa, dịch vụ nhưng không lập Bảng kê
kèm theo (các trường hợp được qui định cụ thể tại thông tư 96/2015/TT-BTC ngày
22 tháng 06 năm 2015);
- Chi tiền thuê tài sản của cá nhân không có đầy đủ hồ sơ, chứng từ hợp lệ;
- Tiền lương, tiền công của chủ doanh nghiệp tư nhân; thù lao trả cho sáng lập
viên doanh nghiệp không trực tiếp tham gia điều hành sản xuất, kinh doanh; tiền
lương, tiền công, các khoản hạch toán khác để trả cho người lao động nhưng thực tế
không chi trả hoặc không có hóa đơn, chứng từ theo quy định của pháp luật;
- Phần chi trang phục bằng hiện vật cho người lao động không có hóa đơn,
chứng từ. Phần chi trang phục bằng tiền cho người lao động vượt quá 05 (năm) triệu
đồng/người/năm;
- Chi thưởng sáng kiến, cải tiến mà doanh nghiệp không có quy chế quy định
cụ thể về việc chi thưởng sáng kiến, cải tiến, không có hội đồng nghiệm thu sáng
kiến, cải tiến;
- Chi phụ cấp tàu xe đi nghỉ phép không đúng theo quy định của Bộ Luật Lao
động;
- Các khoản chi được trừ sau đây nhưng nếu chi không đúng đối tượng, không
đúng mục đích hoặc mức chi vượt quá quy định;
- Phần chi vượt mức 01 triệu đồng/tháng/người để: Trích nộp quỹ hưu trí tự
nguyện, mua bảo hiểm hưu trí tự nguyện cho người lao động;
11
- Khoản chi trả trợ cấp mất việc làm cho người lao động không theo đúng quy
định hiện hành;
- Chi đóng góp hình thành nguồn chi phí quản lý cho cấp trên;
- Phần chi đóng góp vào các quỹ của Hiệp hội (các Hiệp hội này được thành
lập theo quy định của pháp luật) vượt quá mức quy định của Hiệp hội;
- Chi trả tiền điện, tiền nước đối với những hợp đồng điện nước do chủ sở hữu
là hộ gia đình, cá nhân cho thuê địa điểm sản xuất, kinh doanh ký trực tiếp với đơn
vị cung cấp điện, nước không có đủ chứng từ;
- Phần chi phí thuê tài sản cố định vượt quá mức phân bổ theo số năm mà bên
đi thuê trả tiền trước;
- Phần chi phí trả lãi tiền vay vốn sản xuất kinh doanh của đối tượng không
phải là tổ chức tín dụng hoặc tổ chức kinh tế vượt quá 150% mức lãi suất cơ bản do
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm vay;
- Chi trả lãi tiền vay tương ứng với phần vốn điều lệ (đối với doanh nghiệp tư
nhân là vốn đầu tư) đã đăng ký còn thiếu theo tiến độ góp vốn ghi trong điều lệ của
doanh nghiệp kể cả trường hợp doanh nghiệp đã đi vào sản xuất kinh doanh. Chi trả
lãi tiền vay trong quá trình đầu tư đã được ghi nhận vào giá trị của tài sản, giá trị
công trình đầu tư;
- Trích, lập và sử dụng các khoản dự phòng không theo đúng hướng dẫn của
Bộ Tài chính;
- Các khoản chi phí trích trước theo kỳ hạn, theo chu kỳ mà đến hết kỳ hạn,
hết chu kỳ chưa chi hoặc chi không hết;
- Lỗ chênh lệch tỷ giá hối đoái do đánh giá lại các khoản mục tiền tệ có gốc
ngoại tệ cuối kỳ tính thuế;
- Chi tài trợ cho giáo dục (bao gồm cả chi tài trợ cho hoạt động giáo dục nghề
nghiệp) không đúng đối tượng quy định của pháp luật;
- Chi tài trợ cho y tế không đúng đối tượng quy định của pháp luật;
12
- Chi tài trợ cho việc khắc phục hậu quả thiên tai không đúng đối tượng quy
định của pháp luật;
- Chi tài trợ làm nhà cho người nghèo không đúng đối tượng quy định tại tiết a
điểm này; Chi tài trợ làm nhà tình nghĩa, làm nhà cho người nghèo, làm nhà đại
đoàn kết theo quy định của pháp luật;
- Chi tài trợ nghiên cứu khoa học không đúng quy định; chi tài trợ cho các đối
tượng chính sách không theo quy định của pháp luật; chi tài trợ không theo chương
trình của Nhà nước dành cho các địa phương thuộc địa bàn có điều kiện kinh tế - xã
hội đặc biệt khó khăn;
- Phần chi phí quản lý kinh doanh do công ty ở nước ngoài phân bổ cho cơ sở
thường trú tại Việt Nam vượt mức chi phí;
- Các khoản chi được bù đắp bằng nguồn kinh phí khác; Các khoản chi đã
được chi từ quỹ phát triển khoa học và công nghệ của doanh nghiệp; Chi phí mua
thẻ hội viên sân gôn, chi phí chơi gôn;
- Phần chi phí liên quan đến việc thuê quản lý đối với hoạt động kinh doanh
trò chơi điện tử có thưởng, kinh doanh casino vượt quá 4% doanh thu hoạt động
kinh doanh trò chơi điện tử có thưởng, kinh doanh casino;
- Các khoản chi không tương ứng với doanh thu tính thuế trừ các trường hợp
được qui định cụ thể;
- Chi về đầu tư xây dựng cơ bản trong giai đoạn đầu tư để hình thành tài sản
cố định;
- Chi ủng hộ địa phương; chi ủng hộ các đoàn thể, tổ chức xã hội; chi từ thiện
(trừ khoản chi tài trợ cho giáo dục, y tế, khắc phục hậu quả thiên tai, làm nhà tình
nghĩa, làm nhà cho người nghèo, làm nhà đại đoàn kết; tài trợ cho nghiên cứu khoa
học, tài trợ cho các đối tượng chính sách theo quy định của pháp luật, tài trợ theo
chương trình của Nhà nước dành cho các địa phương thuộc địa bàn có điều kiện
kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn;
- Khoản chi liên quan trực tiếp đến việc phát hành cổ phiếu (trừ cổ phiếu thuộc
loại nợ phải trả) và cổ tức của cổ phiếu (trừ cổ tức của cổ phiếu thuộc loại nợ phải
13
trả), mua bán cổ phiếu quỹ và các khoản chi khác liên quan trực tiếp đến việc tăng,
giảm vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp;
- Số tiền cấp quyền khai thác khoáng sản vượt mức thực tế phát sinh của năm;
- Các khoản chi của hoạt động kinh doanh bảo hiểm, kinh doanh xổ số, kinh
doanh chứng khoán và một số hoạt động kinh doanh đặc thù khác không thực hiện
đúng theo văn bản hướng dẫn riêng của Bộ Tài chính;
- Các khoản tiền phạt về vi phạm hành chính bao gồm: vi phạm luật giao
thông, vi phạm chế độ đăng ký kinh doanh, vi phạm chế độ kế toán thống kê, vi
phạm pháp luật về thuế bao gồm cả tiền chậm nộp thuế theo quy định của Luật
Quản lý thuế và các khoản phạt về vi phạm hành chính khác theo quy định của pháp
luật;
- Thuế giá trị gia tăng đầu vào đã được khấu trừ hoặc hoàn thuế; thuế giá trị
gia tăng đầu vào của tài sản cố định là ô tô từ 9 chỗ ngồi trở xuống vượt mức quy
định được khấu trừ theo quy định tại các văn bản pháp luật về thuế giá trị gia tăng;
thuế thu nhập doanh nghiệp trừ trường hợp doanh nghiệp nộp thay thuế thu nhập
doanh nghiệp của nhà thầu nước ngoài mà theo thoả thuận tại hợp đồng nhà thầu,
nhà thầu phụ nước ngoài, doanh thu nhà thầu, nhà thầu phụ nước ngoài nhận được
không bao gồm thuế thu nhập doanh nghiệp; thuế thu nhập cá nhân trừ trường hợp
doanh nghiệp ký hợp đồng lao động quy định tiền lương, tiền công trả cho người lao
động không bao gồm thuế thu nhập cá nhân;
• Các khoản thu nhập chịu thuế khác:
Thu nhập khác là các khoản thu nhập chịu thuế trong kỳ tính thuế mà khoản thu
nhập này không thuộc các ngành nghề, lĩnh vực kinh doanh ghi trong đăng ký kinh
doanh của doanh nghiệp. Bao gồm
- Thu nhập từ chuyển nhượng vốn, chuyển nhượng chứng khoán
- Thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản
- Thu nhập từ chuyển nhượng dự án đầu tư; chuyển nhượng quyền tham gia dự
án đầu tư; chuyển nhượng quyền thăm dò, khai thác, chế biến khoáng sản theo quy
định của pháp luật.
- Thu nhập từ quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản bao gồm cả tiền thu về bản